Chuyên đề Các khâu đột phá chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020

Hiện đại hóa kết cấu hạ tầng thương mại và phương thức kinh doanh thương mại. Phấn đấu đến nă m 2020, trê n đảm bảo c ả nước, t ất c ả các xã đều c ó 1 – 2 chợ lo ại II, c ác thị tr ấn c ó ít nhất1 siê u thị, c ác thị xã và c ác thành phố trực thuộc t ỉnh c ó ít nhất 1 trung tâm thương mại, các thành phố tr ực thuộc trung ươ ng có c ác trung tâm mua s ắm lớn, c ác vùng s ản xuất hàng hoá tập trung q ui mô lớn phải c ó c ác chợ đầu mối. Khi đó, t ỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá qua hệ thống phân phối hiện đại chiế m trê n 40%, qua hệ thống chợ chiếm khoảng 30%, còn lại là c ác hình thức thương mại khác đảm nhiệm. Thương mại điện tử ngày càng trở thành phương thức hoạt động chính yếu; c ác hình thức kinh doanh mới, hiện đại như s àn giao dịch, trung tâm đấu giá , nhượng quyền thương mại, siê u thị ảo . được tổ chức phát triển phù hợp với t ính chất và trình độ phát triển c ủa th ị tr ường trê n từng đảm bảo.

pdf26 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các khâu đột phá chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG DỰ ÁN HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN EU – VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG CB - 2A “HỖ TRỢ BỘ CÔNG THƯƠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU THỜI KỲ 2011 - 2020”. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2011 - 2020 CN. Vũ Huy Hùng Viện Nghiên cứu thương mại - Bộ Công Thương Hà Nội, 11 - 2010 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong 10 năm qua, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về qui mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, trong bối cảnh cịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, chúng ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao trong năm 2010 (tăng 24% so với năm 2009). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, xuất nhập khẩu của nước ta còn nhiều hạn chế, yếu kém trên cả phương diện chất lượng tăng trưởng, cơ cấu xuất và nhập khẩu, thể chế xuất nhập khẩu và hạ tầng phát triển xuất nhập khẩu. Những hạn chế yéu kém không chỉ kìm hãm, cản trở sức phát triển xuất nhập khẩu nói riêng, nền kinh tế nói chung trong ngắn hạn mà còn cả trong dài hạn. Thậm chí, nếu không kịp thời tháo gỡ, chuyển đổi, có thể sẽ dẫn đến càng tăng trưởng nhanh thì lợi ích quốc gia ngày càng bị xói mòn, tài nguyên bị cạn kiệt và không thể phát triển bền vững trong dài hạn. Vì thế, việc nghiên cứu để lựa chọn đúng khâu đột phá chiến lược nhằm tháo gỡ những cản trở, ngăn chặn những nguy cơ, đón bắt được thời cơ để phát triển nhanh và bền vững lĩnh vực xuất nhập khẩu của nước ta sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong thời kỳ chiến lược 2011 – 2020. Chuyên đề nghiên cứu này được thực hiện nhằm góp phần thực hiện mục tiêu quan trọng đó. Nội dung chuyên đề được trình bày thành 3 phần : I. Những hạn chế, yếu kém nhất trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ta hiện nay. II. Các khâu đột phá chiến lược để phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ tới 2020. 2 III. Một số giải pháp thực hiện các khâu đột phá chiến lược. Dưới đây là nội dung chuyên đề. 3 I.- NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM NHẤT TRONG LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY 1. Chất lượng tăng trưởng xuất nhập khẩu thấp, cơ cấu lạc hậu, chi phí xuất khẩu cao, hiệu quả thấp. - Khả năng cạnh tranh của nhiều hàng hoá còn thấp do giá thành cao, chất lượng còn kém, mẫu mã chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Hàm lượng kỹ thuật công nghệ trong sản phẩm xuất khẩu còn thấp, tăng chậm. Tỷ trọng của nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao và trung – cao chỉ tăng từ 7,1% trong năm 2000 lên 11,3% trong năm 2005 và ước khoảng 14 – 15% trong năm 2010, còn lại là hàng công nghệ thấp và trung - thấp. Đến năm 2010, riêng nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao mới chiếm khoảng 8 – 9% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều các nước trong khu vực (năm 2008, chỉ số này của Indonexia là 14%, Trung Quốc: 34%, Thái Lan: 30%; Hàn Quốc: 37%, Singaore: 57%, Malyxia: 58%). Khoảng 27% kim ngạch xuất khẩu là hàng công nghiệp chế tạo công nghệ thấp. - Xuất khẩu đang là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế, nhưng mô hình tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu thô và các ngành gia công, chế biến có chi phí cao, lệ thuộc vào đầu nhập khẩu, giá trị gia tăng thấp, dễ gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn ngoại tệ và nhìn chung là hiệu quả thấp. - Cơ cấu xuất khẩu chậm chuyển dịch theo hướng hiện đại, tỷ trọng nhóm hàng chế biên, chế tạo tăng rất chậm từ 46,7% trong năm 2001 lên 50,7% trong năm 2005, 53,4% trong năm 2009, ước đạt 55% trong năm 2010 (bình quân mỗi năm chỉ tăng được gần 1 điểm phần trăm). Tỷ trọng của nhóm hàng thô và sơ chế giảm rất chậm, tư 45,3% trong năm 2001 xuống 46,6% trong năm 2009 và ước còn 45% trong năm 2010. Riêng tỷ trọng của nhóm nguyên nhiên liệu và khoáng sản giảm từ 23,9% trong năm 2001 xuống 11% vào năm 2010. Khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông sản là sản phẩm chưa qua chế biến. Xuất khẩu dịch vụ năm 2010 đạt 7 tỷ USD, trong 4 đó sản phẩm dịch vụ có giá trị gia tăng cao (tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông ...) chỉ chiếm 5 – 6%. - Chất lượng tăng trưởng xuất khẩu rất thấp. Giá trị tăng của hàng công nghiệp chế tạo xuất khẩu chỉ đạt khoảng 25 – 30%, hàng nông sản và khoáng sản xuất khẩu khoảng 50% (nếu tính giá trị gia tăng quốc gia, tức là phần giá trị tăng thêm người Việt Nam thực tế được hưởng thì tỷ lệ này còn thấp hơn, do các doanh nghiệp FDI chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu, và một phần không nhỏ giá trị gia tăng này được nhà đầu tư nước ngoài chuyển về nước). Ta chưa thực hiện thành công một số khâu đột phá tăng trưởng xuất khẩu. Hàng điện tử và tin học chưa thực hiện được vai trò hạt nhân tăng trưởng của nhóm sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, năm 2009 chỉ đạt kim ngạch 2,76 tỷ USD, năm 2010 ước đạt khoảng 3,2 tỷ USD, chiếm 3,9% kim ngạch xuất khẩu. Hàng thực phẩm chế biên cũng chỉ đạt khoảng 300 triệu USD trong năm 2010, chiếm 0,42% kim ngạch xuất khẩu. - Trong nhóm hàng chế biến, chế tạo xuất khẩu, tỷ trọng của hàng gia công còn chiếm phần lớn, tỷ lệ nội địa hoá rất thấp. Một số ngành sản phẩm xuất khẩu chủ lực còn phụ thuộc phần lớn vào nguyên vật liệu , phụ liệu của nước ngoài: Sản phẩm điện tử khoảng 90%, sản phẩm gỗ khoảng 75%, sản phẩm dệt may và da giày khoảng 70%, sản phẩm nhựa khoảng 55%, sản phẩm hoá chất khoảng 805, sản phẩm thép khoảng 50%. Giá trị ngoại tệ thực thu của phần lớn các ngành sản phẩm công nghiệp chế biến xuất khẩu chỉ khoảng 20 – 30% doanh thu xuất khẩu; một số ngành rất thấp như điện tử, tin học chỉ khoảng 5%. - Cơ cấu nhập khẩu còn một số hạn chế, bất hợp lý, chưa chú trọng đáp ứng yêu cầu tăng cường phần cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng của nhóm máy móc, thiết bị, phương tiện và công nghệ - yếu tố hàng đầu để tăng năng lực sản xuất và hình thành sức cạnh tranh của sản phẩm - lại có xu hướng giảm liên tục từ 25,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của năm 2003 xuống 14,7% trong năm 2006 và dao động ở mức 17 – 5 18% trong giai đoạn 2007 – 2010. Trong khi Bắc Mỹ và EU là những thị trường “nguồn” của công nghệ cao, thiết bị hiện đại, có tác động lớn đến sự đổi mới kỹ thuật trong nước thì ta lại xuất siêu, ngược lại chúng ta lại nhập siêu rất lớn từ khu vực thị trường châu Á, đặc biệt từ Trung Quốc là thị trường gần, mở cửa, giao lưu sớm, ít rào cản thương mại nhưng phần lớn là công nghệ thấp. - Tăng trưởng xuất khẩu vẫn đang chủ yếu dưa vào tăng trưởng đầu tư, nhưng hiệu quả đầu tư rất thấp, hệ số ICOR tăng nhanh từ mức 4,4 trong giai đoạn 2001 – 2006 lên 5,3 trong năm 2007 và 6,55 trong năm 2008, xấp xỉ 7,0 trong năm 2009 – 2010, cao hơn 2 lần các nước trong khu vực khi ở giai đoạn công nghiệp hoá tương tự như Việt Nam (Hệ số ICOR của Hàn Quốc thời kỳ 1991 – 1980 là 3,0 của Đài Loan cùng thời kỳ là 2,7; của Indonexia, Malayxia và Thái Lan trong giai đoạn 1981 – 1985 lần lượt là 3,7, 4,4 và 4,1; của Trung Quốc trong giai đoạn 2001 – 2006 là 4,0. Cơ cấu đầu tư mất cân đối, thiên về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư hình thành tài sản vốn con người và khoa học công nghệ thấp. Tốc độ đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ toàn nền kinh tế chỉ đạt 6 – 7%/năm. Tỷ lệ đầu tư cho R & D trong doanh thu của các doanh nghiệp chỉ đạt bình quân 0,1 – 0,2%, riêng các ngành công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp mũi nhọn tỷ lệ này cũng chỉ đạt 0,2 – 0,25. Trong các động nang tăng trưởng của nền kinh tế thời kỳ 2001 – 2010, ý tưởng năng suất lao động chỉ đóng góp gần 30%, yếu tố vốn đóng góp khoảng 50% và yếu tố lao động đóng góp khoảng 20%. Chỉ số tăng năng suất lao động tổng hợp (TFP) của nền kinh tế vẫn đang có xu hướng giảm từ 2,56%/năm tỏng giai đoạn 1996 – 2000, còn khoảng 1,7%/năm trong giai đoạn 2001 – 2009. Chỉ số MVA/GO (giá trị gia tăng công nghiệp so với giá trị tổng sản lượng công nghiệp) tiếp tục giảm từ 38,4% trong năm 2000 xuống 24,8% tỏng năm 2008 và 21% trong năm 2009. Chỉ số giá trị gia tăng so với doanh thu của 6 thương mại trong nước thời kỳ 2001 – 2009 không có xu hướng tăng mà chỉ dao động ở mức 24 – 29%. Tỷ lệ khai thác năng lượng so với thu nhập quốc dân vẫn đang có xu hướng tăng nhanh từ 9 – 12% trong giai đoạn 2000 – 2004 lên 15 – 22% trong giai đoạn 2005 – 2009. Mức tiết kiệm năng lượng của công nghiệp Việt Nam thấp hơn mức tiết kiệm điện trung bình của thế giới, của khu vực (thời kỳ 1990 – 2005, mức tiết kiệm điện bình quân của Việt Nam là – 3,4% của Trung Quốc là + 3,3%). - Nhóm hàng công nghiệp chế biến tuy đang có lợi thế cạnh tranh về giá nhân công rẻ, phát triển theo định hướng xuất khẩu, chiếm tới 43 – 45% tổng giá trị sản phẩm công nghiệp nhưng chỉ chiếm dưới 30% tổng MVA toàn ngành công nghiệp và đã có xu hướng giảm từ 30% trong năm 2000, xuống 21% trong các năm 2009 và 2010, hoạt động gia công lắp ráp là chủ yếu, phụ thuộc nặng nề vào nguyên liệu nước ngoài và thích ứng chậm với những biến động của thị trường thế giới. Nhóm hàng thô và sơ chế còn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu (30 – 35%), độ co giãn về cung với thị trường thế giới rất nhỏ, sản xuất trong nước chậm thích ứng với những biến động của thị trường thế giới. - Khu vực FDI là nhóm chủ thể chính đóng góp cho tăng trưởng xuất khẩu, nhất là nhóm hàng chế biến xuất khẩu. Nhưng tỷ trọng vốn FDI đăng ký vào công nghiệp chế biến trong tổng FDI đăng ký vào Việt Nam đã có xu hướng giảm liên tục từ 70,4% trong năm 2005 xuống 68,9% trong năm 2006, 51,0% trong năm 2007, 36% trong năm 2008 và còn 30% trong năm 2009, đã làm giảm nguồn hàng chế biến xuất khẩu trong các năm cuối của thời kỳ chiến lược 2001 – 2010. Ngay trước và sau khi gia nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài đã điều chỉnh cơ cấu đầu tư từ các ngành công nghiệp chế biến định hướng xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động, có tăng trưởng sản lượng lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp và gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ sang các ngành công nghiệp khai thác và lĩnh vực bất động 7 sản, tuy sử dụng nhiều vốn nhưng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Tỷ suất lợi nhuận (trước thuế) của những ngành thay thế nhập khẩu, công nghiệp khai thác và kinh doanh tài sản cao hơn nhiều so với các ngành định hướng xuất khẩu. Năm 2006, tỷ suất lợi nhuận của ngành dệt là 0,11%, may mặc là 0,61%, da giày là 0,05%, đồ gỗ là 0,19%. Mặt khác, trước năm 2005, đa số vốn FDI được tập trung vào các ngành cơ khí, chế tạo có hệ số bảo hộ cao (một số ngành có hệ số bảo hộ trên 80% như ô tô, xe máy, thiết bị điện ...) nhằm thay thế hàng nhập khẩu. Từ sau năm 2005, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, dòng vốn FDI đã có sự chuyển hướng mạnh từ các ngành công nghiệp chế biến có hệ số bảo hộ giảm mạnh và có giá trị gia tăng thấp, sang các ngành khai khoáng và khí đốt, lĩnh vực kinh doanh tài sản, khách sạn, nhà hàng là những lĩnh vực có hệ số bảo hộ giảm ít nhưng hiệu quả đầu tư cao. Tỷ lệ bảo hộ thực tế của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã giảm mạnh từ 40,38% năm 2005 xuống 28% năm 2009 (và dự ước còn 21,1% vào năm 2015), tỷ lệ bảo hộ thuế quan của những ngành này cũng giảm từ 9,45% năm 2005 xuống 13,7% năm 2009 (và dự ước còn 10,6% vào năm 2015). Trong khi đó, tỷ lệ bảo hộ thực tế của các ngành khai khoáng chỉ dao động từ 4,39% năm 2005 đến 4,43% năm 2009 (và còn 0,29 vào năm 2015); bảo hộ thuế quan trong thời gian tương ứng là 3,85%, 3,38% (và 0,17%). Vì thế, ngay sau khi gia nhập WTO, tỷ trọng vốn FDI đăng ký vào công nghiệp khai thác tài nguyên đã tăng vọt từ 1,2% năm 2007 lên 17,5% năm 2008 và khoảng trên 20% năm 2010, vào lĩnh vực kinh doanh tài sản cũng tăng mạnh từ 15,2% năm 2006 lên 28,6% năm 2007 và hiện nay là khoảng 30%, riêng vào khách sạn, nhà hàng tăng từ 4,2% năm 2006 lên 15,1% năm 2008. Đây là yếu tố quan trọng làm giảm nguồn hàng xuất khẩu và tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu dã giảm từ mức 57,9% trong năm 2006 xuống 57,5% trong năm 2007, 42,3% trong năm 2009 và khoảng 47% trong năm 2010. Điều này phản ánh xu hướng và nguy cơ nước ta đang bị bòn rút tài nguyên ngày 8 càng nhiều, lợi ích quốc gia từ tăng trưởng dựa vào đầu tư FDI ngày càng bị xâm hại. Khi vốn FDI tập trung vào các ngành có mức bảo hộ còn cao sẽ dẫn đế chuyển hoá thành lợi nhuận lớn và một phần lợi nhuận này sẽ được các nhà đầu tư nước ngoài chuyển về nước, còn nước ta sẽ bị cạn kiệt tài nguyên. - Công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển và chưa có nhiều tập đoàn đa quốc gia thiết lập cơ sở sản xuất cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương ở Việt Nam. Đây là điểm khác biệt giữa Việt Nam với các nước ASEAN 6, các nước này đã thu hút được nhiều tập đoàn đa quốc gia đặt cơ sở sản xuất cho khu vực tại nước họ nên kim ngạch xuất khẩu linh kiện điện tử, máy móc thiết bị điện và cơ khí chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước này sang Trung Quốc (được mệnh danh là công xưởng thế giới). Trong giai đoạn 2001 – 2007, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm sản phẩm này của Việt Nam chỉ đạt 8,7% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc, chỉ số tương ứng của Philipin là 88,7%, của Malayxia là 70%, của Thái Lan là 52,5%. Đây cũng là mọt trong những nguyên nhân khách quan của việc nước ta chưa thể cân bằng được cán cân thương mại với Trung Quốc, điều mà các nước ASEAN đã làm được. - Trong cấu trúc nhập khẩu giai đoạn 2000 – 2005, chúng ta đã có bước thụt lùi về công nghệ: giảm nhập khẩu công nghệ Trung – Cao (- 6,5%) để tăng nhập khẩu công nghệ trung - thấp (+ 7,4%) đã tác động làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu trong giai đoạn 2006 – 2010 và các năm tiếp theo. - Do mong muốn đạt mức tăng trưởng GDP cao trong khi hiệu quả đầu tư thấp đã tạo ra vòng xoáy đầu tư tăng cao làm tăng nhu cầu nhập khẩu, nhưng hiệu quả đầu tư thấp nên giảm nguồn hàng xuất khẩu, mất cân bằng xuất - nhập và nhập siêu tăng cao. Trong giai đoạn 2006 – 2007, tính 9 theo giá so sánh 1994, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư xã hội luôn ở mức cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP (năm 2005 là 13% năm 2006 là 13,7% và năm 2007 là 25,8%, gấp trên 4 lần tốc độ tăng GDP). Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP đã tăng từ 29,6% trong năm 2000 lên 40,5% trong năm 2007 và 43,1% trong năm 2008, nhưng hiệu quả đầu tư thấp và chậm được cải thiện (Đài Loan đạt tốc độ tăng trưởng GDP ở mức bình quân 10%/năm tỏng 18 năm liên tục nhưng tỷ lệ đầu tư so với GDP chỉ ở mức 25%). Do hệ số ICOR cao (hiệu quả đầu tư thấp), đầu tư của khu vực Nhà nước chiếm gần 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội như lại kém hiệu quả hơn đầu tư của khu vực tư nhân nên hệ số ICOR chung của nền kinh tế càng tăng cao. Trong cơ cấu đầu tư xã hội, tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh tài sản, khách sạn, nhà hàng có xu hướng càng lớn từ năm 2005 đến nay, về cơ bản đã không làm tăng năng suất (nhu cầu đầu tư máy móc, thiết bị ...) cũng như không tạo ra các sản phẩm xuất khẩu để cải thiện cán cân thương mại, nhưng lại làm tăng nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, nhất là vật liệu xây dựng cao cấp. - Đầu tư tăng cao, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp, dẫn đến chi phí sản xuất cao, làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm và nền kinh tế thấp, làm giảm năng lực xuất khẩu và tăng nhu cầu nhập khẩu. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp còn hạn chế, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn cao so với các nước trong khu vực, nhất là các chỉ số tiêu hao nguyên nhiên liệu, vật tư cho sản xuất chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu giá thành sản phẩm ... làm tăng nhu cầu nhập khẩu không hiệu quả. Do vậy, khi giá cả các loại nguyên nhiên vật liệu thế giới tăng cao trong giai đoạn 2006 – 2008, càng làm cho chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của ta tăng cao hơn các nước trong khu vực, dẫn đến song trùng với lạm phát là nhập siêu tăng cao trong giai đoạn các năm 2007 – 2008. 10 - Từ cuối năm 2006 và đặc biệt là năm 2007, lượng vốn đầu tư tăng cao, đặc biệt là FDI và FII chảy vào Việt Nam tăng đột biến, làm cho đồng Việt Nam tăng giá so với các ngoại tệ khác. Trong bối cảnh nhập siêu lớn, kim ngạch nhập khẩu gần bằng 90% GDP, giá nhập khẩu tăng kép dovừa tăng giá tính bằng USD vừa tăng giá do tỷ giá giữa VNĐ với các ngoại tệ của 19 nước buôn bán lớn với Việt Nam đã tăng khoảng 12%, tỷ giá USD/VNĐ tăng lên, gây ra hiện tượng “nhập khẩu lạm phát”, khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu, tăng nhập siêu trong các năm 2007 – 2008. - Hiệu quả xuất khẩu thấp còn do phương thức xuất khẩu lạc hậu. Mặc dù hàng Việt Nam đã được xuất khẩu sang trên 220 thị trường khắp các châu lục trên toàn cầu, nhưng trên 80% lượng hàng hoá vẫn xuất FOB và nhập CIF. Chỉ mới có một tỷ lệ nhỏ hàng xuất khẩu được tiêu thụ qua mạng lưới phân phối trực tiếp của doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường nhập khẩu. Mức độ tham gia hệ thống phân phối toàn cầu của hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. - Một số ngành hàng nông, lầm, thủy sản và công nghiệp chế biến xuất khẩu tuy đã có sự tham gia vào các mạng sản xuất, các chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng mô hình tổng quát vẫn là qui mô lớn, nấc thang giá trị thấp và hiệu quả thấp. Phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam khi tham gia sản xuất xuất khẩu mới tham gia được vào các phân khúc sản xuất gia công lắp ráp là các khâu mang lại giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. Có rất ít doanh nghiệp tham gia được vào khâu thiết kế, nghiên cứu và phát triển, phân phối ở thị trường ngoài là những khâu mang lại giá trị gia tăng cao. 2. Kết cấu hạ tầng phục vụ xuất, nhập khẩu yếu kém, dịch vụ logistics chậm phát triển ... là những cản trở chính đối với phát triển xuất nhập khẩu. 11 Kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế nói chung, kết cấu hạ tầng thương mại nói riêng vừa yếu, lạc hậu vừa thiếu đồng bộ, chậm được cải thiện. Do kết cấu hạ tầng phát triển thương mại và dvu logistics cha phát triển nên hàng xuất khẩu của Việt Nam phần lớn chưa thể xuất trực tiếp sang thông tin Bắc Mỹ, châu Âu mà vẫn phải quá cảng sang Hồng Kong, Singapore. Chi phí xuất khẩu cao gấp 1,7 lần mức trung bình của khu vực (năm 2007, chi phí xuất khẩu của Việt Nam là 701 USD/container 20 ft, mức trung bình của khu vực là 500 USD, của Thái Lan 848 USD, của Trung Quốc là 335 USD, Malayxia là 481 USD, Hồng Kông lf 435 USD ...). Dvu logistics và dịch vụ bảo hiểm hàng hoá XNK chậm phát triển, nhất là dịch vụ vận tải biển mới chiếm khoảng 22 – 24% thị phần hàng hoá xuất khẩu và chiếm khoảng 18 – 20% thị phần nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, nên chi p hí bảo hiểm và vận tải hàng hoá nhập khẩu cao, chiếm gần 50% kim ngạch nhập dịch vụ, cùng tác động làm tăng nhập siêu và thâm hụt cán cân vãng lai. Trong 3 năm 2005 – 2007, nước ta phải chi trả 6 tỷ USD cho nước ngoài về chi phí bảo hiểm và vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu chiếm 35,7% tổng chi dịch vụ cùng giai đoạn và là thành tố chính làm thâm hụt cán cân dvu, cán cân vãng lai của Việt Nam. - Hệ thống cảng biển Việt Nam đến cuối năm 2010 có 114 điểm cảng với trên 25 cảng có thiết kế trên 1 triệu tấn/năm, nhưng chỉ có 6 cảng đạt trên 1 triệu tấn/năm. Ngoài cảng Vân Phong (Khánh Hoà) đang được xây dựng, đến nay nước ta chưa có cảng nước sâu, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn. Trong số trên 14 điểm cnảg, chỉ có 2 cảng có khả năng tiếp nhanạ tàu trên 50.00 DWT nhưng đều là cảng dầu khí, và có 10 cảng có khả năng tiếp nhận tầu trên 30.00 DWT. Hiện nay công suất xếp dỡ bình quân của hệ thống cảng biển Việt Nam chỉ đạt khoảng 2500 tấn/m cầu tầu bằng khoảng 45 – 50% năng suất bình quân của khu vực. Theo qui hoạch, công suất qua cảng tổng hợp của 12 Việt Nam sẽ đạt mức 4.500 tấn cầu tầu vào năm2020. Do xu hướng container hoá đang phát triển nhanh, đặc biệt là khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhưng số lượng cảng container của ta rất ít (mới có 4 cảng) nên hạn chế lớn lượng hàng container qua cảng Việt Nam (đến năm 2004, tổng lượng hàng container qua cảng Việt Nam chỉ đạt 2,04 triệu TEU, so với lượng hàng container qua cảng Manila của Philipin năm 2001 là 2,3 triệu TEU, cảng Laen Chabang của Thái Lan năm 2001 là 2,4 triệu TEU, cảng Klang của Malayxia năm 2000 là 3,2 triệu TEU). Cảng phí của Việt Nam cao hơn khoảng 30% so với Thái Lan, phí cầu bến đối với phương tiện tàu cũng cao hơn 30 – 80%. Tải trọng trung bình của đội tàu vận tải biển Việt Nam bằng 30% mức trung bình của khu vực. Tuổi thọ trung bình đội tàu biển Việt Nam cao hơn 1,2 lần mức trung bình của các nước đang phát triển. Mức độ container hoá tải trọng đội tàu đạt 6,2%, bằng 16,2% của Malayxia. - Việt Nam có lợi thế ở vị trí trung chuyển với các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương để phát triển dịch vụ vận tải hàng không. Tuy nhiên, trong số 22 sân bay chỉ có sân bay Nội Bài có công suất 6 triệu khách/năm, Tân Sơn Nhất có công suất 8 triệu khách/năm, và sân bay Đà Nẵng có công suất 4 triệu khách/năm. Các sân bay khác hầu hết đang xuống cấp nghiêm trọng, công suất nhỏ, qui mô bé, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, kích thước đường bay hẹp (40% số sân bay cơ sở đường băng dài dưới 2000 m và rộng chỉ 30 m) không đáp ứng được cho cất cánh và hạ cánh máy bay cỡ lớn, mặt đường băng rất xấu, nhiều sân bay có nhà ga nhỏ dưới 1000 m2, các trang thiết bị điều khiển lạc hậu, thiếu đồng bộ. Qui mô đội bay Việt Nam chỉ bằng 80% mức bình quân của các hãng hàng không khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cơ sở hạ tầng cảng biển và sân bay yếu kém làm hạn chế sự phát triển của các ngành dịch vụ này. 13 - Hệ thống kho bảo quản hàng hoá, vận tải đường bộ và đường sông nội địa đều ở tăng trưởng lạc hậu, vừa thiếu đồng bộ. Đến nay hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam gồm 17.000 km đường nhựa, hơn 3.200 km đường sắt, 42.000 km đường thuỷ. - Sau gần 15 nam phát triển, hiện Việt Nam có khoảng 1.000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ trong ngành logistics, trong đó có 185 DNNN, 80% DN tư nhân và 2% DN FDI. Thời gian hoạt động trung bình của các doanh nghiệp chỉ 5 năm với vốn đăng ký trung bình chỉ 1,5 tỷ đồng/doanh nghiệp. Hầu hết doanh nghiệp logistics Việt Nam đèu thiếu tính chuyên nghiệp, hoạt động đơn lẻ thiếu liên kết với nhau, chưa có văn phòng đại diện ở nước ngoài, thông tin từ nước ngoài và các công việc phải giải quyết đều phải thông qua đại lý. Đến nay cũng chưa có bộ tiêu chuẩn cho ngành dịch vụ logistics, hạ tầng cơ sở luật pháp về dịch vụ logistics cũng đang ở dạng sơ khai. Các doanh nghiệp mới chỉ tập trung khai thác các khâu đơn lẻ nhỏ tỏng toàn bộ chuỗi cung ứng mà phổ biến là giao nhận vận tải. Tầm phủ kinh doanh chỉ hạn chế trong thị trường nội địa và một số nước láng giềng. Việc xây dựng thương hiệu cho dịch vụ logistics Việt Nam chưa được đề cập. Việc vận tải hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là theo phương thức FOB và FCA nên bên mua hàng thường chỉ định doanh nghiệp cung cấp dvu logistics mà chủ yếu là các doanh nghiệp lớn trên thế giới hoặc các DN thuộc quốc gia bên mua hàng. Nguồn nhân lực trong ngành logistics rất thấp và thiếu chính qui, tính chuyên nghiệp chưa cao. Cơ sở hạ tầng: Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ. Hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống công nghệ thông tin đã dần được nâng cấp và phát triển. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của Việt Nam cần phải được nâng cấp và hiện đại hoá hơn nữa để tạo điều kiện cho các doanh 14 nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nói riêng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển lợi thế cạnh tranh trong khâu marketing và bán hàng của mình. + Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Theo khảo sát của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều cho rằng hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam đã phát triển mạnh trong những năm gần đây. Hệ thống giao thông được mở rộng và nâng cấp, hệ thống cung cấp điện được mở rộng. Các dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng được cải thiện rõ rệt và được cộng đồng quốc tế công nhận là nước có vị trí cao trong bảng xếp hạng các nước về năng lực của ngành logistics. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới Việt Nam là một trong số 10 quốc gia (cùng với Trung Quốc, Banladesh, Congo, Ấn Độ, Philippin, Madagascar, Nam Phi, Thái Lan, Uganda) có chỉ số logistics ấn tượng nhất tỏng năm vừa qua. Đây cũng là lần thứ 2 liên tiếp Việt Nam giữ vị trí 53 (trên tổng số 155 quốc gia được đánh giá), thậm chí năng lực logistics (Logistics performance index - LPI) của nước ta còn cao hơn cả một số quốc gia có mức thu nhập trung bình (như Indonêsia, Tunisia, Honduras ...). Năm 2009 so với năm 2007, chỉ số năng lực thông tin tăng từ 2,89 lên 2,68 điểm, cơ sở hạ tầng tăng từ 2,50 lên 2,58 điểm, vận tải biển quốc tế tăng từ 3,0 lên 3,04 điểm, năng lực logistics tăng từ 2,80 lên 2,89 điểm, khả năng truy suất tăng từ 2,90 lên 3,10 điểm, thời gian thông quan và dịch vụ tổng hợp tăng từ 2,89 lên 2,96 điểm. Nhìn chung, qua hai năm, Việt Nam đều ở mức trên trung bình (>2.5/5) ở tất cả các tiêu chí và có xu hướng cải thiện ngày càng tốt hơn, ngoại trừ tiêu chí về năng lực thông quan có giảm chút xíu. Việt Nam đang có rất nhiểu chuyển biến tích cực và diễn biến tỏng phát triển cơ sở hạ tầng. Hệ thống cảng biển đang được điều chỉnh lại, mang tính chiến lược và đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của đất nước. Đến 15 năm 2015, Việt Nam sẽ nâng gấp đôi năng lực xếp dỡ hàng hoá so với hiện tại (khoảng 250 triệu tấn/năm) (theo quyết định phê duyệt qui hoạch phát triển cảng biển Việt Nam ngày 24/12/2009). Đầu tháng 1/2010, Chính phủ cũng vừa phê duyệt qui hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông, nối từ Hà Nội đến Cần Thơ (khoảng 1811 km) để nâng cao năng lực vận tải Bắc – Nam, bổ sung cho tuyến quốc lộ 1A và 1B hiện tại. Theo lộ trình cam kết WTO về mở cửa thị trường logistics, Việt Nam sẽ dần mở rộng cửa để các doanh nghiệp quốc tế tham gia, gồm: dịch vụ xếp dỡ container, dịch vụ thông quan, dịch vụ kho bãi, dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá, các dịch vụ thực hiện thay chủ hàng ... Đến 11/1/2014, Việt Nam chính thức cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực logistics tham gia thị trường Việt Nam. Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực đã có mặt tại thị trường trong nước và đang đầu tư, mở rộng hoạt động (như Schenker liên doanh với Gemadept, Lotte Sea, liên doanh YCH - Prỏtade DistriPark có mặt tại thị trường Việt Nam từ 2009, gia nhập sân chơi của các nhà cung cấp tên tuổi như Mearsk, APL, Diethelm, Mappletree ...). Cùng với đầu tư của các nhà cung cấp logistics chuyên nghiệp, doanh số hạ tầng về công nghệ thông tin cũng ngày càng hoàn thiện, theo kịp nhu cầu phát triển của kinh tế. Mới đây (1/2010) công ty SplendlD Technology đã đưa công nghệ quản lý tiên tiến RFID (Radio Frequency Idnetification) vào Việt Nam, chính thức đưa Việt Nam vào danh sách các nước đang triển khai công nghệ RFID. Sẽ quá tham lam nếu cố gắng liệt kê những nét mới trong ngành logistics Việt Nam, nhưng có thể thấy, xu hướng phát triển ngày càng cao về năng lực logistics là tất yếu. Với hiện trạng và triển vọng phát triển tốt về cơ sở hạ tầng quốc gia nói chung và năng lực logistics nói riêng như vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sẽ có điều kiện tốt để phát triển năng lực cạnh tranh của mình trong khâu marketing và bán hàng. 16 Tuy dã đạt được những thành tựu đáng khen ngời như trên, nhưng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện tại của Việt Nam vẫn còn những tồn tại. Những tồn tại này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển năng lực cạnh tranh trong khâu marketing và bán hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một số tồn tại có thể kể đến đó là: Hệ thống giao thông đường bộ chưa đồng bộ, hiện tượng thiếu điện liên tục xảy ra thường xuyên (nhất là vào mùa khô) ... 3. Thể chế xuất nhập khẩu chưa được xây dựng đồng bộ và chưa hoàn thiện, thể chế quản lý hoạt động nhập khẩu còn vừa thiếu vừa chồng chéo, hiệu lực thấp. - Hệ thống luật pháp về xuất nhập khẩu và lĩnh vực hoạt động trực tiếp liên quan vừa thiếu vừa chưa đồng bộ. Đến nay, có Luật phân phối và Luật xuất nhập khẩu điều tiết và qui hoạch phát triển thương nhân. Luật Thương mại 200 chưa qui định cụ thể các nội dung về quản lý Nhà nước đối với hệ thống phân phối hiện đại. - Pháp luật về chống bán phá giá, về tự vệ và chống trợ cấp chậm được hoàn thiện cụ thể để có hiệu lực thực thi. - Các hàng rào kỹ thuật trong thương mại chậm được xây dựng. - Bộ máy quản lý hàng hoá trong lưu thông vừa chồng chéo, phân tán, thiếu một đầu mối phối hợp và chịu trách nhiệm. - Quản lý nhập khẩu thiết bị và công nghệ vừa thiếu chế tài vừa chưa hiệu quả nên một tỷ trọng lớn công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trường, tiêu hao nhiều năng lượng đã được nhập khẩu, gây hậu quả lâu dài cho nền kinh tế và môi trường sinh thái. II.- CÁC ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU THỜI KỲ 2011 - 2020 17 (1) Nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất khẩu Phấn đấu đạt được các chỉ tiêu chủ yếu vào năm 2020: - Tỷ lệ hàng chế biến, chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt trên 80%, tăng 27 điểm phần trăm so với nănm 2010, cao hơn 12 điểm phần trăm so với tỷ lệ này của toàn thế giới năm 2008. - tỷ lệ nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt trên 25%, tăng khoảng 16 điểm phần trăm so với năm 2010 và tương đương vơío mức trung bình thấp của khu vực. - Tỷ lệ giá trị gia tăng của nhóm hàng công nghiệp chế tạo xuất khẩu đạt trên 50%, tăng thêm 20 điểm phần trăm so với năm 2010; của hàng nông sản và khoáng sản xuất khẩu đạt trên 65%, tăng 15 điểm phần tram so với năm 2010. - Tỷ lệ hàng đã qua chế biến trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu tính theo kim ngạch đạt trên 80%, tăng 40 điểm phần trăm so với năm 2010. - Tỷ lệ giá trị xuất khẩu nhóm các sản phẩm dịch vụ có giá trị gia tăng cao (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông ...) trong tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ đạt trên 20%, tăng 15 điểm phần trăm so với năm 2010. - Tỷ lệ chỉ tiêu cho mua sắm hàng hoá trong tổng chỉ tiêu bình quân của khách số lượng quốc tế đến Việt Nam đạt trên 27% tăng 11 điểm phần trăm so với năm 2010 (tương đương chỉ số này của Thái Lan năm 2008). (2) Xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại và đồng bộ, phát triển nhanh dịch vụ logistics Phấn đấu đạt các chỉ tiêu chủ yếu vào năm 2020: 18 - Giảm chi phí xuất khẩu bằng mức trung bình của khu vực, đạt dưới mức 500 USD, giảm khoảng 30% so với năm 2007 (720 USD). - Thị phần của các hãng vận tải Việt Nam chiếm trên 50% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, tăng trên 25 điểm phần trăm so với năm 2010. - Giảm tỷ lệ ngoại tệ chi trả nước ngoài phí vận tải và bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu trong tổng giá trị nhập khẩu dịch vụ xuống dưới 25%, giảm khoảng 12 điểm phần trăm so với năm 2010. - Nâng năng suất xếp dỡ hàng hoá qua hệ thống cảng biển Việt Nam lên bằng mức bình quân của khu vực (năm 2007 bằng 45%, năm 2010 bằng khoảng 50%). - Mức độ container hoá tải trọng đội tàu vận tải biển Việt Nam đạt trên 30%, tăng khoảng 20% so với năm 2010 (năm 2006, tỷ lệ này là 6,2% so với của Malayxia là 38,4%). (3) Hoàn thiện thể chế xuất nhập khẩu để phát triển bền vững, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu - Tập trung xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống luật pháp để tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, điều tiết quyền của thương nhân, phát triển hệ thống phân phối hàng hoá. Trước mắt, sửa đổi bổ sung Luật Thương mại 2005 phần nội dung có liên quan đến hệ thống phân phối, xây dựng và ban hành Luật xuất nhập khẩu, Luật phân phối. Tiếp tục cải cách hành chính để giảm chi phí xuất khẩu. - Hoàn thiện khung pháp lý và các chế tài nhằm hạn chế ở mức cao xuất khẩu tài nguyên khoáng sản thô, hạn chế khai thác tài nguyên trong tăng trưởng xuất khẩu, bvmtr, đảm bảo phát triển xuất khẩu bền vững. Phấn đấu đến năm 2020, tất cả các hàng hoá xuất khẩu và hàng nhập khẩu vào Việt Nam đều phải có nhãn sinh thái. 19 - Hoàn thiện khung pháp lý và các chế tài nhằm kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghệ. Ngăn chặn quyết liệt việc nhập khẩu thiết bị và công nghệ thấp, công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, tiêu hao nhiều năng lượng và nguyên nhiên liệ cho một đơn vị sản phẩm gán liền với khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ chiếm trên 40% kim ngạch nhập khẩu hàng hoá (tỷ lệ này của Hàn Quốc năm 1986 đã là 36%). Tỷ lệ nhóm hàng nhập khẩu có hàm lượng công nghệ cao chiếm trên 35% kim ngạch nhập khẩu, tăng khoảng 25 điểm phần trăm so với năm 2010 (tỷ lệ này của Trung Quốc năm 2005 là 37,6%). III.- MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU THỜI KỲ TỚI 2020 - Đẩy mạnh tốc độ đầu tư đổi mới máy móc thiết bị toàn ngành công nghiệp từ mức bình quân khoảng 7 – 8%/năm trong giai đoạn vừa qua (2001 – 2010) lên mưc bình quân 13 – 14%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015 và 16 – 17%/năm giai đoạn 2016 – 2020. - Nâng tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu phát triển bình quân toàn ngành Công Thương từ mức 0,3 – 0,4% doanh thu hiện nay lên trên 2% vào năm 2015 và phấn đấu đạt mức 5% vào năm 2020 (bằng Ấn Độ năm 2002). Riêng các ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao (các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn), phấn đấu nâng tỷ lệ lên mức trên 5% vào năm 2015 và trên 10% vào năm 2020 (bằng mức bình quân toàn ngành công nghiệp của Hàn Quốc năm 2002). - Nâng cao tiềm lực tự chủ về khoa học công nghệ của ngành công nghiệp. Phấn đấu dến năm 2015, công nghệ trong nước đáp ứng được 18 – 20% nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp và đến năm 2020 đáp ứng được trên 30% (gấp 3 lần hiện nay). 20 - Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu hàng nhập khẩu. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ luôn ở mức cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá hàng năm. Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu nhóm máy móc thiết bị và công nghệ đạt mức bình quân trên 20%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020 (chỉ số này của thời kỳ 1996 – 2008 là 15,5%/năm, thấp hơn nhịp độ tăng trưởng tổng KNNK là 18,0%/năm). Nâng nhanh tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu nhóm máy móc thiết bị và công nghệ trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ mức 16,9% năm 2008 lên 34 -35% vào năm 2015 và 38 – 40% vào năm 2020. Tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghệ thời kỳ 2011 – 2020 bằng khoảng 20% GDP của cả thời kỳ (chỉ số này của thời kỳ 1996 – 2008 là 14,41%, trong đó của giai đoạn 1996 – 2000 là 12,75% và giai đoạn 2001 – 2008 là 15%). - Chuyển dịch mạnh mẽ cấu trúc xuất nhập khẩu công nghệ (hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm xuất khẩu hay chính là công nghệ đã được luân chuyển xuất ra sản phẩm và trình độ công nghệ của máy móc thiết bị và công nghệ nhập khẩu) theo hướng nâng nhanh tốc độ tăng trưởng kim ngạch và tỷ trọng của công nghệ cao trong cấu trúc xuất, nhập khẩu. Trong nhập khẩu công nghệ, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập công nghệ cao ở mức bình quân trên 4%/năm trong giai đoạn 2011 – 2015 (chỉ số này của giai đoạn 2000 -2005 là 0,56%/năm) và trên 6%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020 (xấp xỉ với chỉ số này của Trung Quốc trong giai đoạn 2000 – 2005 là 6,9%/năm). Đến năm 2015, tỷ trọng của công nghệ cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu công nghệ đạt trên 25% (chỉ số này của năm 2015 là 15%, năm 2000 là 14,3%) và đến năm 2020 đạt trên 325 (chỉ số này của Trung Quốc năm 2000 là 31,3% và năm 2005 là 37,6%). Trong xuất khẩu, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghệ cao ở mức bình quân 13 – 14%/năm trong giai đoạn 21 2011 – 2015 (chỉ số này của giai đoạn 2001 – 2005 là 1,8%/năm) và 15 – 16%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020 (chỉ số này của Trung Quốc trong giai đoạn 2000 – 2005 là 12,35/năm). Đến năm 2015, tỷ trọng của hàng công nghệ cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 15 – 17% (chỉ số này của năm 2005 là 7,6%, năm 2000 là 5,8%) và đến năm 2020 đạt tren 25% (chỉ số này của Trung Quốc năm 2000 là 28,9%, năm 2005 là 41,3%, của Thái Lan năm 2003 là 30%). - Đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng năng suất lao động gắn với tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu quả đầu tư. Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng năng suất lao động của toàn ngành công nghiệp đạt bình quân 7 – 8%/năm tỏng giai đoạn 2010 – 20145 (chỉ số này của giai đoạn 2000 – 2006 là 4,15%/năm) và trên 10%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020. Tốc độ tăng về giá trị gia tăng của toàn ngành công nghiệp phải ở mức cao hơn tốc độ tăng về diện tiêu thụ để tiết kiệm năng lượng trong tăng trưởng công nghiệp. Phấn đấu đạt mức tiết kiệm năng lượng : + 3% trong cả thời kỳ 2010 – 2020 (trong thời kỳ 1990 – 2005, chỉ sóo này của Việt Nam là – 3,4%, của Trung Quốc là + 3,3%). Phấn đấu giảm hệ sóo ICOR trong ngành công nghiệp xuống dưới 2,5 trong giai đoạn 2011 – 2015 và khoảng 2,0 trong giai đoạn 2016 – 2020 (bình quân giai đoạn 2000 – 2007 chỉ số ICOR của ngành công nghiệp là 3,1). - Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển nhanh dịch vụ logistics để giảm nhanh chi phí xuất khẩu xuống dưới mức trung bình của khu vực để góp phần tăng hiệu quả xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2020 giảm chi phí xuất khẩu xuống ở mức cao nhất là bằng mức trung bình của khu vực. - Tạo bước chuyển căn bản mô hình tăng trưởng công nghiệp theo qui mô, dựa vào yếu tố lao động và yếu tố vốn làm động năng chính sang mô hình tăng trưởng dựa vào năng suất lao động làm động năng chính. Phấn đấu trong giai đoạn 2011 -2015 yếu tố năng suất lao động (TFP) chiếm trên 22 35% giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp (chỉ số này của toàn nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2002 – 2008 là 30%, của Ấn Độ là 43%) và giai đoạn 2016 – 2020 đạt trên 40%. - thu hẹp dần khoảng cách giữa mức tăng tổng sản lượng và mức tang giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp để nâng tỷ trọng đóng góp của ngành vào GDP của toàn nền kinh tế. Phấn đấu để chỉ số MVA/GO theo giá so sánh có xu hướng tăng liên tục từ mức 24,8% năm 2008 lên 40% vào năm 2015 (vượt chỉ số này của năm 2000 là 38,45%) và lên trên 505 vào năm 2020. - Nỗ lực cao độ để vượt qua suy thoái, phục hồi nhanh tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm trong sản xuất công nghiệp từ 6,3% năm 2008, khoảng 4% trong năm 2009 lên trên 10% vào năm 2012 để đạt tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn 2011 – 2015 ở mức 10 – 11%/năm (bằng tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn 2001 – 2007 là 10,2%/năm). Trên cơ sở đó, tạo đà và phấn đấu trong giai đoạn 2016 – 2020 đạt ổn định tăng trưởng bình quân trên 12%/năm để tăng vị thế và rút ngắn khoảng cách về qui mô ngành công nghiệp giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Mục tiêu phấn đấu kỳ vọng là tỷ trọng của Việt Nam trong tổng giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp của khu vực các nước đang phát triển ở châu Á – Thái Bình Dương sẽ đạt 1,5% vào năm 2015 và 25 vào năm 2020 (chỉ số này năm 2005 của Việt Nam là 0,7%, Philipin là 1,3%, Malayxia là 3,15, Thái Lan là 5,5%). Trên cơ sở đó, nâng chỉ số MVA đầu người của Việt Nam lên bằng mức trung bình của khu vực (năm 2005 chỉ số này của Việt Nam đạt 113 USD, chỉ bằng 24,5% mức trung bình của khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương, bằng 24,8% mức trung bình của các nước đang phát triển và bằng 23,6% của Trung Quốc). - Chuyển dịch mạnh cơ cấu giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020, các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp mũi nhọn được ưu tiên đều tự áp dụng công nghệ cao (năng lượng, luyện kim, 23 hoá chất, cơ khí, điện tử - tin học, chế biến thành phẩm) phải đảm bảo tạo ra giá trị tăng thêm chiếm 42 – 45% tổng giá trị gia tăng thêm toàn ngành công nghiệp. Cùng với việc nâng nhanh tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ mức chiếm trên 85% vào nắm 2015 lên trên 95% vào năm 2020 (chỉ số này của năm 2007 là 76,3%) thì cần phấn đấu nâng nhanh tỷ lệ nội địa hoá và giá trị gia tăng xuất khẩu của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động (phát triển theo định hướng XK). Phấn đấu đến sau năm 2015, giá trị gia tăng xuất khẩu của hàng dệt may, da giầy, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa đạt 40 - 50%, riêng hàng điện tử và linh kiện đạt trên 20%. Đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá các ngành công nghiệp khai thác để đảm bảo tó tăng trưởng giá trị tăng thêm bằng khoảng 1/2 tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp chế biến (chỉ số này của thời kỳ 2000 – 2007 là gần 1/4). - Tạo bước chuyển mạnh và đồng bộ phương thức hình thành cơ cấu giá trị gia tăng của ngành công nghiệp từ truyền thống sang hiện đại để tận dụng được những cơ hội phát triển của toàn cầu hoá tạo ra nhằm nhanh chóng hiện đại hoá cơ cấu công nghiệp Việt Nam. Đó là bước chuyển từ phương thức tìm kiếm và tạo ra giá trị gia tăng nhờ sự phát triển đa dạng hóa của các doanh nghiệp tham gia vào mạng sản xuất trong nước chế biến hoặc thu hút FDI để tham gia vào mãng khu vực nhưng chủ yếu ở một số công đoạn gia công lắp ráp có giá trị gia tăng rất nhỏ sang phương thức tham gia sản xuất toàn cầu, các chuỗi giá trị toàn cầu. Phấn đấu đến năm 2020, có số đông doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng sản xuất khu vực hoặc toàn cầu, riêng các doanh nghiệp lớn trong các ngành áp dụng công nghệ cao tham gia sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu ở khâu thiết kế, sáng tạo. - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng hiện đại và hiệu quả. Trong thời kỳ 2001 – 2020, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng chế biến tạo ra hơn 1,3 – 1,5 lần tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá. Phấn đấu đến năm 2015, trong cơ cấu hàng 24 hoá xuất khẩu, nhóm hàng chế biến chế tạo chiếm trên 80% và đến năm 2020 chiếm trên 95% tổng kim ngạch xuất khẩu (chỉ số này của Trung Quốc anưm 2000 là 92%, của Hàn Quốc năm 1986 là 96,4%). Chuyển dịch cơ cấu nội bộ nhóm hàng chế biến chế tạo xuất khẩu theo hướng hiện đại, trong đó, đến năm 2020 nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao chiếm trên 25%, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ trung – cao chiếm trên 30%, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ trung - thấp chiếm 20% và nhóm hàng có hàm lượng công nghệ thấp chiếm 25%. - Hiện đại hóa kết cấu hạ tầng thương mại và phương thức kinh doanh thương mại. Phấn đấu đến năm 2020, trên đảm bảo cả nước, tất cả các xã đều có 1 – 2 chợ loại II, các thị trấn có ít nhất1 siêu thị, các thị xã và các thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất 1 trung tâm thương mại, các thành phố trực thuộc trung ương có các trung tâm mua sắm lớn, các vùng sản xuất hàng hoá tập trung qui mô lớn phải có các chợ đầu mối. Khi đó, tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá qua hệ thống phân phối hiện đại chiếm trên 40%, qua hệ thống chợ chiếm khoảng 30%, còn lại là các hình thức thương mại khác đảm nhiệm. Thương mại điện tử ngày càng trở thành phương thức hoạt động chính yếu; các hình thức kinh doanh mới, hiện đại như sàn giao dịch, trung tâm đấu giá, nhượng quyền thương mại, siêu thị ảo ... được tổ chức phát triển phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường trên từng đảm bảo. Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng và phát triển được hệ thống logistics tương đối hiện đại, nhất là khu vực ven biển và dọc các hành lang kinh tế dịch vụ vận tải và dịch vụ bảo hiểm hàng hoá phát triển đến mức chiếm khoảng 60 – 705 thị phần hàng hoá xuất, nhập của Việt Nam. Phát triển thị trường trong nước và dịch vụ logistics là phương cách cơ bản để giảm rủi ro cho nền kinh tế thị trường xuất khẩu gặp khó khăn hoặc có chấn động đột ngột. - Giữ vững sự tự chủ trong hoạch định các chiến lược và qui hoạch phát triển của ngành công thương. Bất kỳ tình huống nào cũng không để cho các tập đoàn kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài thao túng hoặc gây ảnh 25 hưởng đến việc hoạch định các chiến lược và qui hoạch phát triển của ngành. Đảm bảo nâng cao chất lượng và tính khả thi của các đề án chiến lược và qui hoạch phát triển của ngành và nội dung của các chiến lược và qui hoạch phát triển của ngành phù hợp với các qui định của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên, phù hợp với các cam kết quốc tế của Nhà nước ta. Các biện pháp bảo hộ sản xuất công nghiệp trong nước tuân thủ các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Mở cửa thị trường dịch vụ phân phối theo đúng lộ trình Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước đầu tư vào ngành công thương. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty để kinh tế Nhà nước làm tốt vai trò chủ đạo trong phát triển công nghiệp và xuất nhập khẩu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_khau_dot_pha_3485.pdf
Luận văn liên quan