Nhìn vào công thức ta thấy rằng mức độ thay đổi ứng suất nén khá
nhanh khi độ ẩm thay đổi từ 6 - 20%. Theo Saphốp thì khi độ ẩm thay đổi từ 6
- 30%, ứng suất uốn tĩnh giảm nhanh, nhưng sau đó có thể xem như không
thay đổi. Nếu lấy ứng suất phá huỷ của gỗ khô là 100% thì gỗ ướt chỉ còn
57%. Theo Pe - xốp đồng thời với sự thay đổi ứng suất thì khả năng đàn hồi
của gỗ thay đổi. Nếu gỗ khô bị sắp xếp lúc chúng bị uốn đạt độ võng là 20mm
thì gỗ ướt đạt độ võng đến 30mm. Trong nhiều trường hợp khả năng đàn hồi
tăng lên rất nhiều khi độ ẩm tăng. Nếu như gỗ bị phá huỷ ở khoảng đàn hồi
0,4mm thì gỗ ướt có thể đạt tới 2mm. Như vậy, vì tính chất đàn hồi khi độ ẩm
tăng thì khả năng đàn hồi của gỗ tăng lên.
42 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3766 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chạm khắc gỗ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0. Thân lưỡi là thép tròn = 3 mm. Tông
đục bằng gỗ.
+ Nạo: Để nạo các chi tiết của sản phẩm làm nhẵn mặt gia công.
- Dùi đục: dùng để đóng chàng, đục trong khi gia công. Cấu tạo: dùi
đục bằng gỗ có kích thước dài 38 cm, đầu to: 5 x 4 cm; đầu nhỏ: 3 x 4 cm.
- Đá mài: để mài các loại dụng cụ chạm khắc gỗ.
1.1.3.2. Quy trình công nghệ chạm khắc gỗ gồm các công đoạn sau
Nghiên cứu bản vẽ hoặc mẫu chọn gỗ dùng để chạm khắc pha
phôi gỗ vạch mẫu mặt chính diện đục vỡ theo mặt chính diện vạch
mẫu mặt bên chuẩn vuông góc với mặt chính diện đục vỡ theo mẫu mặt
chuẩn bên vạch mẫu các mặt còn lại đục vỡ theo mẫu các mặt còn lại
đục vỡ tạo dáng gọt hoàn thiện dáng và cấu trúc nạo tỉa đánh
bóng sản phẩm.
a) Nghiên cứu bản vẽ.
Bản vẽ dùng trong chạm khắc gỗ tuân theo quy luật trong hội hoạ như
các bản vễ khác, nhưng cũng có đặc điểm riêng:
14
- Phần nổi và phần chìm trong bản vẽ phải được thể hiện, phần gỗ được
giữ lại và phần gỗ bị khoét đi trên sản phẩm.
- Phần xa và phần gần trên bản vẽ được thể hiện .
- Với những sản phẩm rất nhiều đường nét chìm nổi, bản vẽ khó diễn tả
hết tất cả mọi nét, mọi chi tiết ,đòi hỏi người thợ phải co đầu óc tưởng tượng
cao.
Nghiên cưu bản vẽ là công đoạn người thợ phải nắm vưng mẫu sản
phẩm sẽ gia công và cấu trúc toàn bộ sản phẩm cả các phần nổi, phần
chìm…Nghiên cứu bản vẽ song phải vạch mẫu trên những tấm bìa mỏng thoe
đúng kích thước và chi tiết của bản vẽ. Khi nhận được mẫu để chạm khắc,
người thợ cần chú ý đến bố cục tổng thể của mẫu: tỷ lệ, kích thức mẫu, những
phần lồi, lõm trên mẫu .
b) Chọn gỗ dùng để chạm khắc
Gỗ dùng cho chạm khắc thường là: Mun, Trắc, Gụ, Lát,Cẩm Lai, Lõi
mít, Pơmu , de, Giổi, Thừng mực và các loại gỗ mịn thớ khác để chạm khắc
những sản phẩm thông thường. Trong các công trình kiến trúc người ta cũng
có thể chạm khắc trên các ch tiết gỗ Lim, Nghiến trong quần thể kiến trúc.
Khi chọn gỗ cần chú ý: sản phẩm chạm khắc gỗ là một mặt hàng cao
cấp, nhiều sản phẩm có rất nhiều chi tíêt phức tạp và tinh vi do vậy nguyên
liệu để làm ra loại hình sản hpẩm này đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Chính
vì lý do này mà gỗ dùng để tiến hành chạm khắc phải có vân thớ đẹp, lỗ mạch
nhỏ, không bị mối mọt, ít nứt.
Căn cứ đặc điểm, tính chất và yêu cầu sản phẩm mà chọn gỗ sao cho
phù hợp:
- Những sản phẩm chạm khắc cần gỗ chắc, dai, không nứt, mầu sẫm
như lèo tủ chè, bệ tủ chè, bệ sập, bàn nghế thường dùng gỗ Gụ, Mun, Trắc.
15
- Muốn ản phẩm có vân thớ đẹp, bóng mịn thường dùng gỗc Cẩm Lai,
Vân Xưa;
- Sản phẩm chạm khắc làm bằng gỗ Pơmu, Hoàng Đàn vừa bóng đẹp
vừa có hương thơm thường dùng được chạm các đồ thờ:
- Làm tượng màu vàng thường dùng gỗ mít, tượng có màu trắng thường
dùng gỗ bưởi.
c) Pha phôi gỗ
Tính kích thước tổng thở ( dài, cao, rộng) của sản phẩm bao giờ cũng
nhỏ hơn kích thước của phôi liệu vì nó có độ dư gia công. Tuy nhiên, ta
khồng thở để lượng dư gia công tuỳ tiện. Bởi vì nếu để lượng dư gia công quá
lớn dễ gây ra lãng phí gỗ, lãng phí công lao động do phải đục đẽo phần gỗ bỏ
đi quá nhiều làm giảm năng suất lao động nâng cao giá thành sản phẩm.
Ngược lại nếu để lượng dư gia công quá ít thì dễ sai quy cách kích thước.
Hoặc không đảm bảo chất lượng sản phẩm do lượng gỗ dư trong quá trình gia
công là rất ít, khó có thể sửa sang đánh bóng.
Yêu cầu kỹ thuật pha phôi: Mặt phôi sau khi pha phải thẳng, nhãn,
chuẩn xác theo đường vạch mực, không để mặt phôi lồi lõm nham nhở hoặc
sơ xước rạn nứt.
d) Vạch mẫu mặt chính diện
Mặt chính diện là mặt phải trước của sản phẩm. Mặt chính diện yêu cầu
không được khuyết tật, có vân thớ đẹp, không xoắn thớ để gia công được
thuận tiện.
Mẫu vạch là tấm bìa đã được trổ theo hình dạng kích thước và chi tiết của vật
mẫu chạm khắc, mực vạch mẫu phải chọn sao cho rõ nét với phần gỗ phôi
liệu.
Trình tự vạch mẫu trên mặt chính diện:
- Đặt phôi nằm ngay ngắn trên bàn (mặt chuẩn ở trên) ;
16
- áp mặt mẫu bìa trên mặt chuẩn chính diện;
- Vạch mực đường bao quanh sản phẩm:
- Vạch mực các chi tiết từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
e) Đục vỡ theo mẫu mặt chính diện
- Đục vỡ mẫu có ý nghĩa tương tự như phác thảo dáng vóc trong hội
hoạ. Trong nghề chạm khắc gỗ, đục vỡ có vai trò rất quan trọng, nó tạo dáng
vóc của sản phẩm. Trong quá trinh đục vỡ nhiều phần gỗ được bò đi, giữ lại
phần gỗ tạo nên hình hài sản phẩm. Tuy nhiên, đây mới chỉ là dáng vóc sản
phẩm sơ chế cho nên khi đục vỡ phải để lại lượng dư gia công nhất định dành
cho các khâu gọt, nạo, tỉa và đánh bóng sản phẩm sau này. Nhát đục phải sắc
ngọt không được để sơ xước gỗ hoặc tạo vết nứt dù là vết nứt nhỏ.
Công cụ gồm các loại đục, chàng và dùi đục. Người thợ thường đục vứt
bỏ những phần gỗ lớn không thuộc sản phẩm trước. Đục vỡ theo nguyên tắc
tạo dáng nên các nhát đục có thể mạnh mễ nhưng phải chính xác, tránh đục
phạm vào gỗ của sản phẩm. Yêu cầu dụng cụ phải sắc, lựa theo chiều thớ để
đục bỏ đi từng phần gỗ gọn gàng sạch sẽ, không đục lan man, đục phần nào
gọn phần đó, phải tạo dáng của sản phẩm sau đó đục vỡ những chi tiết quan
trọng của sản phẩm trước tiếp đến mới đục các chi tiết khác.
f) Vạch mẫu mặt bên chuẩn vuông góc với mặt chính diện
Trong kĩ thuật gia công các chi tiết mộc, việc chọn mặt chuẩn biên
cũng rất quan trọng trong khi gia công cơ giới cũng như gia công bằng
phương pháp thủ công. Nhưng trong kĩ thuật chạm khắc khi chạm khắc tượng
người hay con giống thì người thợ phải vạch mực cả 4 mặt. Cho nên việc
chọn mặt chuẩn chính xác rất quan trọng còn mặt đối diện các mặt chuẩn hay
các mặt bên, đương nhiên đã được xác định sau khi đã chọn mặt chuẩn.
Tuy nhiên để chạm khắc chính xác sau khi đã chọn được mặt chuẩn
người ta chọn mặt chuẩn bên vuông góc với mặt chuẩn chính vào phía trái của
17
sản phẩm tuỳ theo mức độ phức tạp bên trái hoặc bên phải của sản phẩm.
Thường chọn bên nào có nhiều chi tiết khó hơn là mặt phẳng bên.
g) Đục vỡ theo mặt chuẩn bên
Yêu cầu kĩ thuật tương tự như đục vỡ ở mặt chuẩn trên. đặc biệt lưu ý
tới những đường nét đã đục vỡ trên mặt chuẩn, để kết hợp tạo dáng vóc hài
hoà của sản phẩm ở 2 mặt bên còn lại. Cần xác định đúng trục trọng tâm của
sản phẩm ở 2 mặt và nó là cơ sở để xác định trọng tâm hình khối của sản
phẩm.
h) Vạch mẫu các vạch còn lại
+ Vạch mẫu mặt bên còn lại:
Lấy đường bao chuẩn của chi tiết về phía mặt chuẩn chính đã được đục
vỡ làm đường chuẩn từ đó vạch mẫu tiếp các phần khác.
+ Vạch mẫu mặt sau:
Lấy đường bao chuẩn của chi tiết về phía mặt chuẩn bên đã đục vỡ làm
đường chuẩn từ đó vạch mẫu cả các đường còn lại. Sau khi vạch mẫu các
phần tiếp theo nếu thấy các chi tiết ở cả bốn mặt không khớp nhau về dáng
vóc và kích thước, thì người thợ phải kịp thời điều chỉnh để phù hợp với
khuôn mẫu.
i) Đục vỡ theo mẫu các mặt còn lại
Về kỹ thuật đục vỡ tương tự như đục vỡ các mặt trước. Cần lưu ý rằng
sau khi đục vỡ xong các mặt còn lại ta được sản phẩm ở dạng cơ bản. Nghĩa
là sản phẩm phải đạt yêu cầu về tỷ lệ, kích thước, dáng vóc hài hoà, cân đối ở
tất cả các mặt còn lại phải khéo léo, kết hợp các đường nét, kích thước chi tiết
của sản phẩm ở tất cả các mặt. Nếu không sản phẩm sẽ méo mó rất khó khắc
phục, sửa chữa.
j) Đục vỡ tạo dáng
18
Sản phẩm chạm khắc từ tượng người đến con giống hay lèo, bệ tủ …
phải có bố cục hài hoà cân đối. Sau khi đục vỡ cả bốn mặt rất ít khi sản phẩm
đã hoàn thiện về dáng vóc, kích thước chi tíêt. Chính vì vậy bước này nhằm
mục đích sửa sang những thiếu xót sinh ra trong quá trình đục vỡ. Yũu cầu
đục vỡ tạo dáng phải làm cho sản phẩm có dáng vóc, kích thước các chi tiết
như nguyên mẫu trước khi tiến hành các khâu ra công tinh khác.
Đục vỡ tạo dáng là khâu sửa sang chi tiết cho nên công cụ thường dùng
là các chàng đục loại nhỏ yêu cầu các nhát đục phải nhẹ tay và dụng cụ phải
sắc.
k) Gọt
Gọt nhằm mục đích tạo cho sản phẩm có kích thước chuẩn, đônghf thời
làm cho sản phẩm chạm khắc sạch sẽ, nhằm đảm bảo điều kiện nâng cao chất
lượng cho các khâu sau. Công cụ thường dùng để gọt bằng các loại chàng
hoặc đục.
l) Hoàn thiện dáng và cấu trúc
Để chạm khắc được một sản phẩm có chất lượng cao phải đặc biệt chú
ý đến dáng và cấu trúc của sản phẩm nên trước khi tiến hành hoàn thiện các
chi tiết ta phải tiến hành hoàn thiện dáng và cấu trúc. Dụng cụ là các loại
chàng, đục sưae lại những chi tiết còn thiếu xót so với bản vẽ mẫu.
m) Nạo
Nào là bước gia công làm nhẵn các chi tiết của sản phẩm . Thao tác nạo
phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Công cụ là các loại nạo, ta dùng kích thước to
nhỏ tuỳ thuộc vào kích thước chi tiết cần nạo, thao tác nạo phải xuôi theo thớ
gỗ, nạo đều tay chánh vấp nạo làm cho bề mặt chi tiết có độn nhắm cao hoặc
gãy các chi tiết nhỏ.
n) Tỉa
19
Trong sản phẩm chạm khắc có những phần, những chi tiết cvần tỉa như:
lông chim thú, tóc, lông mày… cần phải áp dụng kỹ thuật tỉa. Cách thức tỉa
lông chim thú hoặc tóc, râu người có nhiều kiểu khác nhau, có loại hình tỉa
hiện đại, nhung loại hình tỉa lông chim thú cách điệu từng nhóm lông. Dù có
cách tỉa nào thì yêu cầu đường tỉa phải sắc nét không gấp khúc, phải tỉa có đọ
sâu đều.
Dùng đục hoặc chàng tách gỗ nhẹ sao cho lưỡi cắt ăn chếch vào phần
cần tỉa tạo thành sợi bong ra. Yêu cầu thao tác phải đều không được lúc mạnh,
lúc nhẹ.
o) Đánh bóng sản phẩm
Sản phẩm chạm khắc gỗ là hàng mỹ nghệ yêu cầu phải đẹp có độ bóng
cao vì thế công tác đánh bóng rất được coi trọng. Đánh bóng sản phẩm qua
các công đoạn: lầm sạch, nhẵn bề mặt đánh bóng, đánh si hoặc dầu bóng.
+ Làm sạch, nhẵn bề mặt đánh bóng: Dùng giấy nhám thô, sau đó dùng
giấy nhám tinh đánh theo chiều thớ gỗ.
+ Đánh si hoặc dầu bóng: Tiến hành nhuộm màu sản phẩm theo yêu
cầu( Màu vàng, đen hoặc nâu), với một số loại gỗ có thể dùng nước vôi trong
hoặc dung dịch kiềm nhẹ quét lên bề mặt sản phẩm . Dùng si pha xăng trắng
bôi đều nên bề mặt sản phẩm rồi đánh cho bóng, có thể dùng dầu bóng quét
lên bề mặt gỗ.
1.1.4. Yêu cầu đối với sản phẩm mộc chạm khắc
1.1.4.1. Yêu cầu my thuật
Sản phẩm mộc chạm khắc gỗ dù là một bộ phận trong tổng thể đồ mộc
hay một sản phẩm riêng biết đều là một tác phẩm mỹ thuật. Vì vậy yêu cầu
mỹ thuật được đặt ra trước tiên đối với sản phẩm chạm khắc. những điểm chủ
yếu sau:
20
- Hình dáng cấu tạo các sản phẩm là hai hào, cân đối những sản phẩm
theo mẫu cổ phải làm như nguyên mẫu, vì đó là những mẫu truyền thống đsắp
xếp được sàng lọc qua thời gian dài, được các nghệ nhân ở các thế hệ sáng
tạo, sưa chửa các giá trị lịch sử qua các niên đại. Những sản phẩm chạm khắc
theo tài liệu hiện đại, tuân thủ các nguyên tắc hội hoạ, điêu khắc hiện đại, từ
bố cục, tỷ lệ cho đến các chi tiết trong các sản phẩm.
- Các đường nét chạm khắc yêu cầu phải sắc bén, nuốt nà, không đẻ sơ
sước trên gỗ, các chi tiết và toàn bộ sản phẩm phải có độ bóng cao. Nhũng
khuyết tật của gỗ phải được sắp xếp vào những phần bỏ đi trong quá trình gia
công.
1.1.4.2. Yêu cầu công dụng trực tiếp
Những sản phẩm chạm khắc riêng biệt bản thân nó là những tác phẩm
mỹ thuật dùng để trang trí trong các phòng khách, phong ngủ … như các loại
tượng người, tượng con giống, cụm tượng cảnh trí, tượng người hay chim
thú…
Những hoạ tiết chạm khắc trên chi tiết đồ mộc hoặc trong các công
trình kiến trúc, trang trí nội thất, những chi tiết chạm khắc gắn trong nhốm chi
tiết đồ mộc đều có chức năng tăng dáng vẽ đẹp cho đồ mộc là chủ yếu, đôi
khi nó cũng có công dụng thông thường: thí dụ tay nắm ngăn kéo bằng gỗ
chạm khắc hình bông hoa hay đầu chim thú.
Những sản phẩm chạm khắc là vật dụng sinh hoạt như bàn, ghế,
giường, tủ, sấp …. Phải tiện dụng, phù hợp với môi trường sử dụng,phù hợp
với tâm lý và kích thước người.
Tóm lại: công dụng của sản phẩm chạm khắc là những sinh hoạt của
con người và góp phần tạo ra những môi trường không gian có mỹ thuật.
1.1.4.3. yêu cầu độ bền lâu
21
Sản phẩm chạm khắc gỗ dù là sản phẩm giãn đơn cũng được tạo ra bởi
nhiều công sức, vì vậy yêu cầu đối với sản phẩm chạm khắc phải có độ bền
lâu:
Kết cấu sản phẩm phải đảm bảo bền chắc, những chi tiết chạm khắc gỗ
chịu lực phải có kích thước đủ chịu lực để trách gẫy hổng.
Những sản phẩm chạm khắc cao cấp thường phải làm bằng gỗ quý
tương đối dễ gia công, vân thớ mịn đẹp không bị mối mọt, có cường độ chịu
lực cao ít co rút.
Các chi tiết gia công trong sản phẩm chạm khắc phải được chọn chiều
thớ gỗ sao cho không bị gẫy hoặc tạch, nứt.
1.1.4.4. Yêu cầu kinh tế
Sản phẩm chạm khắc gỗ phải đảm bảo yêu cầu mỹ thuật, bền nâu, yêu
cầu sử dụng trông sinh hoạt vừa phải hạ giá thành sản phẩm trong sản xuất
hàng chạm khắc gỗ. Vì vậy cần phải:
Tăng cường co giới hoá ở một số khâu trông quá trình gia công như:
Tạo phôi bằng máy cưa đĩa xẻ dọc, cưa đĩa cắt ngang máy cưa vông lượn một
số phần khoét rỗng thì có thể sử dụng máy lọng, máy đục, máy khoan. Một số
dường nét tỉa có thể dùng máy chuyên dùng tinh sảo.
Đánh bóng sản phẩm, trang sức cho sản phẩm có thể dùng máy đánh
bóng chuyên dùng huặc máy phun sơn đặc biệt.
Sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật liệu gỗ theo yêu cầu chất lượng từng loại
sản phẩm và chi tiết.
1.2. Lịch sử nghiên cứu
1.2.1. Nghiên cứu ngoài nước
Từ trước tới nay nói chung đã có nhiều sự tham gia nghiên cứu để đóng
góp cho lĩnh vực này. Đó là những nghiên cứu thuộc nhiều phạm vi chuyên
môn khác nhau trong chế biến như:
22
Nghiên cứu về cắt gọt gỗ.
Nghiên cứu về công cụ và thiết bị.
Nghiên cứu về xử lý và biến tính gỗ.
Nghiên cứu về công nghệ gia công chi tiết.
Nghiên cứu về trang sức bề mặt.
Nghiên cứu về liên kết của sản phẩm mộc.
Nghiên cứu về lịch sử đồ mộc…
Việc nghiên cứu về cắt gọt gỗ có ý nghĩa rất lớn đối với chế biến gỗ nói
chung với mọi loại hình công nghệ mộc nói riêng.
Lịch sử nghiên cứu về cắt gọt gỗ thực sự chỉ mới phát triển sau đại
chiến thế giới lần thứ hai, song đã đóng góp tích cực cho việc phát triển công
nghiệp chế biến gỗ nói chung và đặc biệt cho lĩnh vực sản xuất đồ mộc. Các
nhà nghiên cứu về cắt gọt gỗ đã để lại tên tuổi đáng ghi nhớ như: I.Tume,
A.E.Grube, G.E. pahlitzsch, B.Thunell, E.Kivima, A.C.Vơckpecencki,
A.A.Beersaqski, AH.Ivanobski…Trong lĩnh vực công nghệ mộc, các nghiên
cứu về độ chính xác gia công, nghiên cứu về dung sai lắp ghép, chất lượng bề
mặt, công nghệ trang sức, độ bền liên kết… Các kết quả nghiên cứu này nhằm
hỗ trợ đắc lực cho việc sản xuất đồ mộc lắp lẫn. Các nhà nghiên cứu trong
lĩnh vực này phải kể đến như: B.M.Buglai, U.B.Kulycốp, K.Roland,
W.Siebert, I.A.Nagoskaia, W.Merge…Các nghiên cứu từ trước tới nay của
các tác giả nước ngoài là những vấn đề chung của công nghệ mộc gắn liền với
sản phẩm mộc đương đại chưa đi sâu cho một loại sản phẩm cụ thể. Đối với
sản phẩm mộc truyền thống của chúng ta, ngoài việc có thể áp dụng những
thành tựu chung, cần phải có những nghiên cứu gắn liiền với đặtc thù riêng
của chúng. Vì vậy khảo sát các loại hình sản phẩm cũng như các đặc trưng
quan trọng của nó là rất cần thiết cho việc nghiên cứu áp dụng công nghệ mới.
1.2.2. Nghiên cứu trong nước
23
Công nghệ mộc nói chung và công nghệ sản xuất đồ mộc truyền thống
nói riêng ở Việt Nam chưa có sự quan tâm nghiên cứu thích đáng. đội ngũ
các nhà khoa học nghiên cứu về chế biến gỗ còn mỏng nên chưa tập trung vào
lĩnh vực đồ mộc như mong muốn. Trong khi đó sản xuất đồ mộc theo hướng
xuất khẩu rất cần sự hỗ trợ về khoa học và công nghệ. Mặc dù sản phẩm mộc
đã được xuất khẩu nhiều, song hiệu quả còn là một vấn đề. Thực tế sản xuất
luôn luôn đòi hỏi chúng ta cần có những nỗ lực thích đáng về nghiên cứu
khoa học trong lĩnh vực đồ mộc nói chung và đặc biệt để phát huy vai trò tích
cực của đồ mộc truyền thống. Nhược điểm cơ bản của đồ mộc truyền thống
là, khi sản xuất lớn sẽ không ổn định về mặt chất lượng vì các chỉ tiêu chất
lượng chưa được quy chuẩn, thống nhất theo một chuẩn mực chung. Để sản
xuất đồ mộc truyền thống chúng ta đang ỷ thác cho những bàn tay người thợ
trong một nền sản xuất thủ công đơn chiếc. Chúng ta cũng còn chưa biết sâu
về đồ mộc truyền thống của chúng ta, mà chỉ có những người thợ họ biết về
sản phẩm của họ theo ý nghĩa về mặt kinh nghiệm. Đề tài này là cơ hội để
bước đầu chúng ta chú ý đến những điều vừa nêu trên.
1.2.3. Thảo luận
Như đã nêu, để thực sự phát huy được những giá trị văn hoá và kinh tế
đối với sản phẩm môc truyền thống việc nghiên cứu về chất lượng và các biện
pháp công nghệ nâng cao chất lượng nói riêng là điều chủ yếu và hết sức quan
trọng. Và tiến tới chúng ta cần phải xây dựng các chỉ tiêu chất lượng cho các
loại sản phẩm này. Hơn thế nữa chúng ta cũng phải nghĩ tới việc sản xuất
hàng loạt bằng cơ giới hoá và tự động hoá để nâng cao chất lượng và hiệu
quả, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trương quốc tế phát huy
các giá trị truyền thống dân tộc.
Tuy nhiên trước mắt chúng ta cũng cần phải nghiên cứu những thông
tin về sản phẩm mộc có giá trị. Việc tổng hợp các thông tin để định hình được
những nét mộc truyền thống, đồng thời nghiên cứu các loại hình tạo dáng, cấu
trúc, sử dụng nguyên vật liệu, các yếu tố chất lượng cũng như xây dựng các
24
chỉ tiêu chất lượng, và nghiên cứu áp dụng công nghệ cơ giới phù hợp với
điều kiện cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng để phát huy các giá trị
truyền thống phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của thị
trường.
Trong phạm vi cho phép của một khoá luận tốt nghiệp này sẽ đề cập
đến vấn đề khoả sát chất lượng và đề ra những biện pháp nâng cao chất lượng
chạm khắc trong sản xuất đồ mộc truyền thống qua quá trình tìm hiểu ở ba
làng nghề: Van Điểm (Hà Tây), La Xuyên (Nam Định), Đông Kỵ (Bắc Ninh).
đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực đồ mộc truyền thống cần được coi là
một chiến lược trong chiến lược tổng thể và phát triển nhgề truyền thông.
25
Chương 2
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CÔNG NGHỆ CHẠM KHẮC TRONG
SẢN XUẤT ĐỒ MỘC TRUYỀN THỐNG
2.1. Khái niệm chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm
2.1.1. Chất lượng sản phẩm mộc
Chất lượng sản phẩm mộc nói chung và sản phẩm mộc chạm khắc
truyền thống nói riêng là toàn bộ những giá trị sử dụng mà người ta có thể
cảm nhạn trong quá trình sử dụng.
Nhìn chung để đánh giá chất lượng sản phẩm ta căn cứ vào một số yêu
cầu chính sau:
Yêu cầu về thẩm mỹ.
Yêu cầu về độ bền vững.
Yêu cầu về tính tiện nghi sử dụng.
Yêu cầu về kinh tế.
Khi nói chất lượng của sản phẩm ta cần chú ý nhưng vấn đề sau:
Sản phẩm đó có chắc hay không.
Kích thước có hợp lý không.
Sự tương quan giữa các chi tiết.
Tính cân đối về tỷ lệ.
Chất lượng gia công .
Dáng vẻ của sản phẩm.
Màu sắc,vân thớ tự nhiên của gỗ.
Trang sức bề mặt.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chạm khắc
26
Qua quá trình tìm hiểu, khảo sát về quy trình sản xuất đồ mộc chạm
khắc tại các làng nghề, ta rút ra được các yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản
xuất chạm khắc là:
Loại gỗ: cấu tạo, tính chất, màu sắc, vân thớ của các loại gỗ.
Tay nghề của người thợ.
Kỹ thuật xử lý gỗ trước khi đưa vào sản xuất.
Mức độ cơ giới hoá của máy móc thiết bị.
Độ sắc bến của công cụ gia công.
a. Loại gỗ
Sản phẩm chạm khắc gỗ là mỹ thuật, nhiều sản phẩm chạm khắc rất phức tạp,
nhièu chi tiết bong, nhiều sản phẩm chạm khắc cao cấp có thể trở thành
những hàng mỹ nghệ quý, độc đáo, lưu truyền nhiều đời chính vì vậy dùng
cho trạm khăc phải là gỗ quý vân thớ đẹp, lỗ mạch nhỏ, không bi mối mọt, ít
nứt, tách, cong vênh. Thường sử dụng các loại gỗ như: Mun, Trắc, Gụ, sơn
huyết, Cẩm lai, lõi mít, Bơ mu … hầu hết các laọi gỗ tương đối phù hợp với
quá trình gia công chế biến.
Xét về gỗ có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chạm khắc
như: Độ ẩm gỗ, sự co rút giãn nỡ, khối lượng thể tích tính, chất cơ học của gỗ,
mau sắc và vân thớ gỗ …
Độ ẩm gỗ, sự co rút giãn nỡ gỗ, khối lượng thể tích … thuộc về tính
chất vật lý của gỗ.tính chất vất lý có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng chạm
khắc vì cường độ gỗ, sự co giãn … của gỗ phụ thuộc rất nhiều vào độ ảm gỗ,
hay các tính chất chỉ thay đổi khi độ ẩm gỗ chỉ thay đổi trong phạm vi từ 0%
đến độ ẩm bảo hào thớ gỗ. Cụ thể là khi gỗ khô kiệt bắt đầu hút nước thì hiện
tượng giãn nỡ sản sinh, cương độ gỗ giảm dần cho đến lúc độ ẩm của gỗ đạt
đến điểm bảo hoà thớ gỗ thì sức giãn nỡ đạt trịn số tối đa, cường độ gỗ đạt tới
mức tối thiểu. Từ điểm bảo hoà thớ gỗ độ ảm tiếp tục tăng lên thì thể tích,
27
cường độ gỗ cũng không thay đổi. ngượclại gỗ ướt thoát hơi nước, khi độ ẩm
giảm xuống dưới độ ẩm bảo hoà thì cường độ gỗ bắt đầu tăng lên, hiện tượng
co rút bắt đầu sản sinh. Gỗ khô kiết sức co rút và cường độ gỗ đạt đến trị số
tối đa. sức co rút của gỗ ảnh hưởng đén hình dạng và kích thước của sản
phẩm vì nó có thể gây lên hiện tượng cong vênh, nứt nẽ làm giãm giá trị của
sản phẩm, nếu nứt nẽ nhiều có thể phải bỏ sản phẩm đó đi. Khối lượng thể
tích của gỗ ảnh hưởng đến sức co giãn của gỗ, khối lượng thể tích khác nhau
sức co giãn khác nhau. Với gỗ có khối lượng thể tích càng lớn (gỗ càng nặng)
dẫn đến tỷ lệ gỗ muộn càng tăng nên gỗ càng cứng do vậy càng gây khó khăn
cho quá trình chạm khắc. vì gỗ cứng quá có thể gây hiện tượng trượt đục và
ma sát lớn sẽ gây cháy bề mắt gỗ ở một số chổ, khó khăn trong việc lượn
những hoạ tiết văn hoa phức tạp… do đó chất lượng gia công chạm khắc
không được bảo đảm. mặt khác với những loại gỗ quá cứng thì công đoạn
đánh nhẵn rất khó khăn, kéo dài thời gian đánh nhẵn. với gỗ cứng thì bề mắt
gỗ càng trơ nên không thuận lợi cho công đoạn trang sức bề mặt do đó chất
lượng trang sức bề mặt không cao.
Ngược lại gỗ có khối lượng thể tích nhỏ thì gỗ mềm nên dễ dàng trong
quá trình gia công chế biến, dễ khoanh lượn đục không bị trượt, độ sắc nét
của các hoạ tiết văn hoa cao dẫn đến chất lượng chạm khắc cao hơn, ít xẩy ra
khuyết tật trong quá trình gia công, tiết kiểm được thời gian gia công, chất
lượng đánh nhẵn và gia công bề mặt cao, trang sức bề mặt tốt hơn. nhưng nếu
khối lượng thể tích nhỏ qua thì cường độ gõ nhỏ, tính chất cơ vật lý của gỗ
nhỏ nên không đảm bảo yêu cầu về chịu lực của sản phẩm.vì thế khi chọn gỗ
để chạm khắc chúng ta phải chú ý đến mọi yêu cầu của sản phẩm để lựa chọn
cho phù hợp nhất. nguyên liệu trong sản xuất đồ mộc chạm khắc nên thẳng
thớ thì tốt hơn, nếu gỗ nghiêng chéo thớ thì phải chọn gỗ có độ nghiêng cháo
thớ nhỏ. Theo kinh nghiệm sản xuất nếu gỗ thẳng thớ thì thuận lợi cho quá
trình gia công hơn đối với loại gỗ nghiêng chéo thớ.
28
Trong sản xuất đồ mộc chạm khắc truyền thống thì vẽ đẹp tự nhiên của
vân thớ gỗ rất quan trọng. Các loại gỗ khác nhau thì có màu sắc khác nhau và
màu sắc của gỗ có ý nghĩa lớn đối với đồ môc.vân thớ của gỗ dược coi là một
đắc trưng cơ bản cuả gỗ. Hình dạng vân thớ gỗ đẹp hay xấu phụ thuộc vào
cấu toạ của từng loại gỗ, vào vị trí mắt cắt trong cấy gỗ. Thường trong sản
xuất đồ gỗ mỹ nghệ người ta chọn gỗ có vân thớ đắc sắc, tiêu biểu là các loại
gỗ như: Mun, Trắc, Gụ…việc lựa chọn các loại nguyên liệu dùng cho sản
xuất đồ gỗ mỹ nghệ là rất hợp lý ở các làng nghề, nó vừa đạt được giá trị thẩm
mỹ cao, giá trị sử dụng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
b. Kỹ thuật xử lý nguyên liệu
Một đắc tính của nguyên liệu mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản
phẩm đó là sức co giãn của gỗ. Bản chất của quá trình co rút, giãn nỡ của gỗ
là do sự thay đổi độ ẩm trong gỗ cụ thể là khi gỗ thay đổi độ ẩm trong khoảng
từ 0% đến độ ẩm bảo hào thớ gỗ.để khắc phục hiện tượng này chúng ta có thể
sấy gỗ cho khô đến độ ẩm 5-6%, dưới tác dụng của nhiệt độ cao trong quá
trình sấy sẽ làm cho sức hút hới nước của gỗ kém đi,do nó làm giảm sức co
giãn.chúng ta có thể sử dụng phương pháp sấy tự nhiên (hông phơi gỗ dưới
tác dụng của mắt trời làm cho nước trong gỗ bay hơi từ từ ) phương pháp này
có ưu điểm là đơn giãn, dẻ làm, ít tốn kém nhưng nhược điểm nhiều phụ
thuộc thời tiết nên không chủ động trong sản xuất, nếu độ ẩm môi trường quá
cao thì gỗ sẽ nâu khô và có thể bị nấm mốc ảnh hưởng sấu đến chất lượng gỗ,
gỗ khô nhưng không thể đạt được trạng thái khô kiệt. Chính vì thế phương
pháp sấy tự nhiên chỉ phù hợp với nền sản xuất thủ công đơn chiếc. Ngày nay
chúng ta có thể sử dụng phương pháp sấy nhân tạo ( sấy trong lò) phương
pháp này khắc phục được các nhược điểm của phương pháp sấy tự nhiên. Nhờ
quá trình tuần hoàn cưỡng bức luồng không khítrong lò sấy mà nước trong gỗ
sẽ thoát ra làm bay hơi, gỗ sẽ khô từ từ đến bao giờ đạt được độ ẩm đạt yêu
cầu thì kết thúc quá trình sấy. Khi gỗ đã sấy khô chúng ta nên sử dụng ngay
không nên để nâu vì khi để ngoài môi trường thì gỗ sẽ hút ẩm trở lại. Hiên
29
jnay ở các làng nghề vẫn còn sử dụng phương pháp sấy tự nhiên. trong khi lựa
chọn nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc nói chung và đặc biết là cho đồ mộc
chạm khắc nói riêng ta nên chọn gỗ có độ co giãn nhỏ. ậ hầu hết các làng
nghề truyền thống thì nguyên liệu dùng là các loại gỗ quý có sức co giãn nhỏ
vì thế trong sử dụng họ chỉ dùng phương pháp sấy tụe nhiên hoặc sau khi
nhập gỗ về người ta tiến hành gia công chế biến ngay.
Ngoài ra để hạn chế sức co giãn của gỗ chúng ta có thể sử dụng phương
pháp gâm gỗ tươi trong nước bùn, nước ao hồ tù đọng đây là một phương
pháp giãn đơn dễ làm. đây là kinh nghiệm cổ truyền của nhân dân ta có tác
dụng rất tôt.gỗ sau khi ngâm một thời gian sẽ ít bị sâu nấm, mối mọt phá hoại
thì các chất đường , bột trong gỗ là nguồn thức ăn tốt và hấp dãn đối với các
sinh vật phá hoại gỗ bị hoà tan và phân huy. Mặt khác hôn hợp hưu cơ trong
nước ngâm sẽ kết hợp với những chất hưu cơ trong gỗ tạo thành phức chất
bám chặt vào vách tế bào do đó hạn chế sức hút và thoát hơi nước của gỗ làm
hạn chế được sức co giãn của gỗ.nhưng phương pháp này có nhược điểm là
gỗ sau khi ngâm sẽ có mùi khó chịu và thời gian ngâm dài ảnh hưởng tới sản
xuất.vì thế hiện nay ở các làng nghề ít sử dụng phương pháp này vì các loại
gỗ được sử dụng là những loại gỗ tốt, co giãn ít và it bị sinh vật phá hoại.
Đối với sản phẩm mộc chạm khắc chúng ta cũng có thể hạn chế được
co giãn bằng cách, cách ly gỗ với môi trường sơn hoặc đánh véc lynhằm tạo
thành lớp màng ngăn cách gỗ và hơi nước trong không khí do đó làm cho độ
ẩm gỗ ổn định sẽ hạn chế sức co rút giãn nỡ của sản phẩm.
Về phương pháp xẻ gỗ cũng ảnh hưởng tới sức co giãn của ván xẻ. Có
rất nhiều phương pháp xẻ gỗ như: xẻ xuyên tâm, xẻ tiếp tuyến, xẻ bán xuyên
tâm, xẻ bán tiếp tuyến …. Ván xẻ xuyên tâm có thể giảm bớt
2
1 sức co giãn
nhưng tỷ lệ lợi dụng nhỏ và ván hẹp. Chúng ta có thể sử dụng phương pháp
xẻ bán xuyên tâm vừa tiết kiẹm gỗ vừa hạn chế được sức co giãn. phương
30
pháp xẻ tiếp tuyến cho tỷ lê lợi dụng cao nhưng khuyết tật xẩy ra nhiều, vì thế
sử dụng phương pháp này thì chúng phải có biện pháp hạn chế khuyết tật.
Hiện nay ở các làng nghề thường nhập gỗ hộp về sản xuất chứ không
nhập gỗ tròn vì thế phương pháp xẻ ít được quan tâm.
c. Tay nghề của người thợ chạm khắc
Đây là một yếu tố quan trọng hàng đầu nó quyết định chủ yếu đến chất
lượng sản phẩm. đối với đồ mộc chạm khắc việc thể hiện những đường nét
điêu khắc chạm chổ đối với từng chi tiết của từng sản phẩm nhờ vào sự khéo
léo của bàn tay và khối óc của những người thợ là chủ yếu do đó tay nghề của
ngươì thợ đóng vai trò quyết định đến giá trị thẩm mỹ cũng như chất lượng
sản phẩm nói chung. Mỗi một sản phẩm khác dù lớn hay nhỏ đều là tổ hợp
của các chi tiết vì thế đạt được tổng thể hai hoà một số sản phảm hoàn chỉnh
có giá trị cao yêu cầu người thợ phải nghiên cứu phải nắm vững và phải tưởng
tượng được cấu trúc của toàn bộ sản phẩm, những phần chìm, phần nỗi phần
nghiêng, phần phẳng của từng chi tiết. Tóm lại người thợ phải nhìn thâys toàn
bộ sản phẩm trên bản vẽ sau đó mới có thể gia công chính xác được. Có thể
nói mỗi một sản phẩm chạm khắc là một tác phẩm nghệ thuật mà người thợ
chạm khắc là những nghệ sỹ thực thụ. Vì thế để hoàn thành một sản phẩm
chạm khắc người thợ phải nghiên cứu để nắm được bố cục tổng thể của
mẫu,tỷ lệ kích thước trên mẫu, những phần lồi, lõm trên mẫu, đặc biệt phải
biết và hiểu chủ đề của mẫu, đó chính là ‘thần sắc’ của mẫu mà người thợ
phải thể hiện được với tư cáchạm khắc sáng tạo của người nghệ sỹ.
Việc đánh giá tay nghề của người thợ là yếu tố quan trọng trong việc
nâng cao chạm khắ cất lượng sản phẩm. Với những hoạ tiết phức tạp, bao
gồm sự liên kết của nhiều đường nét cong lượn chỉ có bàn tay khéo léo của
người nghệ nhân hay nhười thợ giỏi với trí tưởng tượng phong phú và óc
thẩm mỹ cao mới thể hịn được điều đó. Để đánh giá trình độ cuae người thợ,
thường người ta quan sát vào sản phẩm mà họ làm ra, tất cả những tài hoa và
31
hiểu biết của họ đrrù được gửi gắm vào trong tác phẩm đó, hoặc có thể căn cứ
vào kimh nghiệm sản xuất . Thông thươngf vơứi những người thợ càng lớn
tuổi, thời gian tiếp xúc với công việc càng dài do đó mà họ đúc rút được nhiều
kinh nghiệm quý và có nhiều thời gian rèn luyện tay nghề nên càng giỏi.
Điều ảnh hưởng quyết định hay quan trọng nhất đối với sự thành công
của những người thợ chạm khắc chính là lòng yêu nghề, say mê sáng tạo nghệ
thuật, niềm tự hào đối với một nghề truyền thống đã để lại cho đời nhiều công
trình kiến trúc độc đáo, nhiều tác phẩm sản phẩm đẹp. Chính họ ( những
người thợ) là một động lực quan trộng trong việc phát triển nghề chạm khắc
gỗ ở Việt Nam.
d) Ảnh hưởng của máy móc thiết bị đến chạm khắc chất lượng sản phẩm
Trong thời kỳ đầu hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều hoạt động với
quy mô nhỏ mà công cụ thì rất đơn giản chỉ là những lưỡi cưa tay, các loại
đục…tất cả đều điều khiển và sử dụng bằng bàn tay người thợ vì thế chi phí
công cho một chi tiết hay mộy sản phẩm là rất lớn, và đặc biệt là chất lượng
của sản phẩm chạm khắ chưa đảm bảo, chạm khắcưa thoả mãn yêu cầu khắt
khe của kháchạm khắc hàng. Nhưng dần dần do sự phát triển của khoa học
công nghệ thì hàng loạt các máy móc thiết bị công nghệ hiện đại ra đời phục
vụ cho các công đoạn trong phát triển sản xuất hàng mộc chạm khắc truyền
thống ra đời. Nhờ thế mà mỗi làng nghề nhày càng mở rộng, các mặt hàng mỹ
nghệ rất đa dạng và phong phú, sản lượng hàng hoá ngày càng tăng,phần lớn
đã thoã mãn các yêu cầu về chất lượng và cũng như yêu cầu của thị trường
các loại máy móc thiết bị hiện có ở các làng nghề sản xuất đồ mộc truyền
thống bao gồm cưa vòng xẻ phá, cưa dĩa xẻ dọc, cưa đĩa cắt ngang, các loại
máy bào, máy khoan, máy phay… đặc biệt là các máy chuyên dùng chpo sản
xuất đồ mộc chạm khắc như cưa vòng lượn, máy lấy nền máy lọng máy chà.
Hoàn thiện hơn cả là sự phát triển của công nghệ trang sức của bề mặtnó góp
phần rất vào việc nâng cao chất lượng bề mặt cũng như giá trị thẩm mỹ cho
32
các sản phẩm và góp phần hạn chạm khắcế khuyết tậtcông vênh, co rgiãn gỗ
do hút ẩm, keo dài thời gian sử dụng của các mặt hàng mộc truyền thống.
Trước đây vào những năm 1980 của thế kỹ 20 ở các làng nghề chạm
khắcưa có máy cưa vòng xẻ phá mà chỉ dùng cua tay để xẻ phá vì thế năng
suất và chất lượng xẻ phá chạm khắcưa cao.nếu gỗ nhập về là gỗ tròn có
đường kính lớn thì khâu xẻ mất rất nhiều thời gian và công lao độngmà tỷ lệ
lợi dụnggỗ không triệt để bởi vì tại các làng nghề hồi đó chưa có các xưởng
chuyên xẻ như bây giờ trông những năm gần đây các làng nghề đã có hộ gia
đìnhđứng ra thành lập những xưởng xẻ có những máy móc thiết bị mới phù
hợp vì thế tye lệ lợi dụng gỗ đã được cải thiện và giảm bớt công lao động chi
phí cho khâu xẻ. ậ các làng nghề hiện naydo thực tế nguyên liệu gỗ trong
nước rất khan hiếm do đó nguyên liệu được dùng chủ yếu là gỗ nhập từ quảng
bình, Lào.
Nguyên liệu dùng cho sản xuất đồ mộc truyền thống cao cấp hầu hết là
nhueững lọi gỗ quý có giá thành cao, nên việc sử dụng gỗ hợp lý là một yếu
tố rất quan trọng. Nừu như trước đây công đoạn pha phôi còn rất thủ công sau
khi đã vạchạm khắc mẫu trên gỗ song thì người thợ chỉ dùng cưa tay để xẻ do
đó mà mất một lượng lớn nguyên liệu hao hụt. Nhưng hiện nay công việc nay
thực hiện hoàn toàn trên cưa vồng lượn, điều này không những tiết kiẹm được
nguyên liệu trong quá trình gia công mà còn rút gắn được thời gian chi phí
cho sản xuất. Chính điều này đã góp phần giảm bớt giá thành sản phẩm, nâng
cao lợi nhuận cho người sản xuất.
Chất lượng sản phẩm chạm khắc phụ thuộc rất nhiều hay có thể nói là
chủ yếu vào khâu chạm khắc. trogn khâu chạm khắc đã có một số máy chuyên
dùng như: máy lấy nền, máy đục lọng. Ngày nay việc dùng những máy móc
thiết bị vào trong những công đoạn sản xuất là rất phổ biến. Trước nhu cầu thị
hiếu của người sử dụng trong và ngoài nước thì việc nâng cao chất lượng đục
chạm là rất quan trọng là rất cần thiết. Chất lượng của sản phẩm chạm khắc
được thể hiện qua những đường nét thể hiện trên mỗi hoa văn của các chi tiết,
33
điều đó đòi hỏi độ chính xác khi gia công. Để đạt được điều đó ta nên dùng
máy móc hiện đại như lấy, nền đục lọng …trong khâu lấy nền,với sự thay đổi
của đường kính mũi cắt, điều chỉnh độ nông, sâu của mũi cắt; cùng với sự
khéo léo của bàn tay đưa máy của người thợ có thể đạt được độ chính xác gia
công rất cao, đường nét rất sắc sảo và đặc sắc, làm hiện rõ phần chìm, nổi
trong một chi tiết hay toàn bộ sản phẩm. Với máy đục lọng người thợ chỉ có
thể điều chỉnh tốc độ cắt của lưỡi cưa ở một tốc độ nhất định nhưng do lưỡi
cưa rất nhỏ và sắc nên hiệu quả công việc rất cao. Sau khi đã vẽ hay vạchạm
khắc những phần bị cắt đi trên phôi gia công thì dù là bất cứ loại nguyên liệu
nào, độ dày, mỏng của phôi khác nhau, chi tiết đục lọng đơn giản hay phức
tạp thì quá trình gia công đều tiến hành đơn giản, mang lại độ chính xác cao,
tỷ lệ sản phẩm hỏng hầu như không có. Trong cùng một lúc ta có thể lọng
được nhiều chi tiết hoa văn trên cùng một sản phẩm. Trong thao tác lọng thì
máy hay lưỡi cưa chuyển động tịnh tiến lên xuống còn phôi gỗ nhờ bàn tay
đẩy của người thợ chuyển động theo ý muốn của người thợ vì thế máy có thể
lọng được những xhi tiết phức tạp nhiều đường cong được.
Khi sử dụng hai loại máy trên đều cho ta độ nhẵn bề mặt cao do vậy mà
giảm được chi phí cho khaua đánh nhẵn. nhờ sử dụng máy lọng và máy láy
nền vao khâu chạm khắc đã tiết kiệm đươc rất nhiều công hao phí cho hai
công đoạn đó so với làm thủ công.trước kia khi làm bằng tay không những độ
nhẵn không cao mà hoạ tiết làm ít phức tạp và sinh động, tỷ lệ hư hổng lớn
chất lượng gia công thấp.
e. Độ sắc bén của công cụ gia công
Mặc dù đã có sự chạm khắcợ giúp của một số máy móc nhưng khâu
chạm khắc vẫn chủ yếu dùng những dụng cụ truyền thống như các loại đục.
Những dụng này rất đa dạng về hình dạng và kích thước, mỗi một dụng cụ có
một năng riêng từ khâu đục phá, gọt, hoàn thiện dáng và cấu tạo, nao,tỉa. Với
những khâu này thì ở các làng nghề chưa có sự can thiệp của máy móc, mà
chất lượng chạm khắc vẫn chủ yếu phụ thuộc vào dụng cụ chạm khắc và tay
34
nghề của người thợ. Chính vì thế độ sắc bén của công cụ cắt là rất quan trọng.
Trong đục vỡ là quá trình tạo nên dáng vóc của sản phẩm cho nên nhát đục
phải sắc ngọt không được để sơ sước gỗ huặc tạo vết nứt dù là vết nứt nhỏ vì
thế yêu cầu công cụ phải sắc bén, lựa theo chiều thớ gỗ để đục lấy bỏ đi từng
phần gỗ gọn gàng sạch sẽ.
Trong khâu gọt thường dùng các loại chàng huặc đục. Lưỡi công cụ
không được nhấn quá sâu vào chi tiết, rất dễ bị lẹm đi chi tiết huặc tạo thành
các vết gọt nham nhở. Công cụ gọt phải yêu cầu mài thật sắc bén mới gọt
nhẵn và không làm sơ sước huặc gãy chi tiết, nếu công cụ không sắc thì khi
đưa chàng huặc đục đi sẽ để lại những gợn trên gỗ huặt gây hiện tượng đục.
Trong khâu hoàn thiện và cấu trúc chú ý nhiều đến kết cấu cân đối của toàn
sản phẩm, phải đảm bảo tính sinh động của sản phẩm vì thế không được tuỳ
tiện gọt sửa sai tỷ lệ, phải gọt bỏ những đường nét thô thiển để các nét chạm
khắc đều sắc bén.
Nạo là công đoạn làm nhẵn các chi tiết của sản phẩm, nạo phải đảm
bảo yêu cầu tạo cho chi tiết có độ nhẵn bóng, lượt là ngay cả những phần tỉa
như lông chim, thú…Vì thế công cụ nạo phải được mài thật sắc phải nạo theo
chiều xuôi thớ gỗ. Nếu công cụ nạo không sắc có thể làm sơ sước bề mặt gỗ,
không bóng huặc có thể tạo cho gỗ bị lởm chởm vừa có thể làm nứt hoặc gãy
chi tiết nhỏ. Trong khâu tỉa yêu cầu đường tỉa phải mềm mại, sắc nét, không
gấp khúc và các đường tỉa phải đều đặn đảm bảo thẩm mỹ cho sản phẩm. Nếu
công cụ tỉa không đảm bảo độ sắc thì sẽ làm cho bề mặt hay cạnh tỉa sơ và các
đường tỉa không nét, với những chi tiết nhỏ mảnh do ma sát lớn giữchạm
khắc lưỡi cắt và gỗ gây lực đẩy lại của gỗ có thể gây ra tách vỡ chi tiết làm
hỏng cấu trúc tổng thể sản phẩm. Vì thế trước khi tiến hành gia công chúng ta
phải kiểm tra độ sắc bén của công cụ có đạt được yêu cầu hay không, nếu
chưa đạt phải mài lại cho thật sắc.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công nghệ
35
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng như sau:
Nguyên liệu
Nguyên lý cắt gọt
Thông số chế độ cắt gọt
Nguyên lý hoạt động của thiết bị
Tay nghề của người công nhân
2.2.1. Ảnh hưởng của nguyên liệu đến chất lượng công nghệ
Nguyên liệu trong sản xuất đồ mộc nói chung là rất đa dạng, có thể sử dụng
gỗ tự nhiên hoặc ván nhân tạo. Nhưng trong sản xuất đồ mộc chạm khắc
truyền thống thì chỉ sử dụng gỗ tròn, gỗ hộp, gỗ dạng tấm… Những loại
nguyên liệu đó được cung cấp từ gỗ rừng tự nhiên hay gỗ rừng trồng, vì vậy
chúng rất phong phú về chủng loại và rất phức tạp về kích thước. Nhưng nếu
dùng để sản xuất thì nó phải thoả mãn một số yêu cầu nhất định, những yêu
cầu đó phải gắn bó chặt chẽ với quá trình công nghệ, với yêu cầu của sản
phẩm mộc, với thị hiếu và đặc biệt là tính kinh tế mà nó mang lại. Do vậy
những tiêu chuẩn về nguyên liệu gỗ là không cố định, ta cần xác định những
yêu cầu của chùng phù hợp với từng thời điểm và hoàn cảnh cụ thể. Song ta
cần chú ý đến các yêu cầu sau:
Chủng loại gỗ: Ta xét tất cả các loại gỗ trong tiêu chuẩn hoá về phân
loại gỗ nhưng phải chú ý đến giá cả và khả năng cung cấp trên thị trường, đến
yêu cầu hay đòi hỏi của người tiêu dùng…
Hình dạng và kích thước: Thực chất hình dạng và kích thước của gỗ rất
đa dạng và phong phú, nó biến động rất lớn. Song chúng ta có thể nói rằng đa
số gỗ tròn có hình dạng giống nhau. Nhưng để gia công sản xuất đồ mộc được
thuận lợi thì hình dạng gỗ phải nằm trong giới hạn cho phép và kích thước gỗ
phải thoả mãn những yêu cầu nhất định.
36
Chất lượng gỗ: Đây là một yêu cầu rất quan trọng đối với nguyên liệu.
Nhưng tuỳ vào mục đích sử dụng mà nó có những chỉ tiêu yêu cầu cụ thể.
Thông thường trong công nghệ xẻ mộc người ta dựa vào mức độ bệnh tật,
hình dạng, kích thước gỗ để quyết định kỹ thuật xẻ sao cho đạt được chất
lượng.
Gỗ là đối tượng gia công của ngành chế biến, nó có những tính chất đặc
thù riêng. Vì vậy để hiểu được các hiện tượng sinh ra trong quá trình cắt gọt,
chúng ta xét những tính chất của gỗ ảnh hưởng đến quá trình cắt gọt.
Gỗ là vật liệu bất đẳng hướng, tính chất này ảnh hưởng lớn đến quá
trình cắt gọt. Vì thế cần phải tìm hiểu sự ảnh hưởng của tính chất này đến quá
trình cắt gọt. Để nghiên cứu thì ta chia thành 3 dạng cắt gọt.
Cắt dọc thớ: Là quá trình cắt gọt mà phương chiều của vectơ vận tốc
song song với chiều thớ gỗ.
Cắt ngang: Là quá trình cắt gọt mà phương chiều của vetơ vận tốc
vuông góc với chiều thớ gỗ.
Cắt bên: Là quá trình cắt gọt mà phương chiều của vectơ vận tốc vuông
góc với mặt xuyên tâm.
2.2.1.1. Ảnh hưởng của cấu tạo gỗ đến chất lượng gia công
Có thể nói rằng gỗ được cấu tạo bởi những hệ thống ống mà bản thân
các ống này có chiều dày thành ống khác nhau, sự sắp xếp của nó không theo
một chiều hướng nhất định, sự liên kết theo phương chiều cũng khác nhau, do
đó theo những hướng khác nhau thì sự ảnh hưởng cũng khác nhau. Hơn nữa
sự sắp xếp về gỗ sớm và gỗ muộn thường xen kẽ nhau nên tạo ra những vật
cản trong quá trình cắt gọt có tính chu kỳ, song những chu kỳ này cũng không
có sự đồng nhất. Trong cấu tạo gỗ thì có rất nhiều các thành phần có ảnh
hưởng như:
a) Tế bào gỗ
37
Gỗ cây do vô số tế bào gỗ cấu tạo nên, các tế bào liên kết với nhau
bằng pectíc, giống như vữa với các viên gạch. Vách tế bào chia làm 3 phần:
Màng giữa, vách sơ sinh và vách thứ sinh.
- Màng giữa: Là phần nằm giữa 2 tế bào cạnh nhau cấu tạo bằng chất
pectíc mà thành phần cơ bản là axit tetragalactorolic. Màng giữa là một lớp
màng mỏng, mức độ hoá gỗ cao. Nếu đun trong axit cromic thì chất pectíc sẽ
bị tan rữa và làm cho tế bào tách rời nhau. Màng giữa có thể phân huỷ bởi vi
sinh vật.
- Vách sơ sinh: Vách này hình thành cùng với sự hình thành của tế bào,
vách sơ sinh mỏng do Xenlulo, Hemixenlulo và Lignin. Mức độ hoá gỗ cao
như màng giữa. Trong vách sơ sinh, các hemixenlulo sắp xếp không có trật tự
nên vách sơ sinh không có tác dụng quyết định đến tính chất gỗ.
- Vách thứ sinh: Là lớp vách hình thành cuối cùng trong quá trình hoá
gỗ của tế bào so với màng giữa và vách sơ sinh thì vách thứ sinh là phần dày
nhất. Thành phần chủ yếu của lớp vách này là Xenlulo và lignin. Ở đây các
hemixenlulo sắp xếp có trật tự và chia làm 3 lớp:
+ Lớp ngoài: Nằm sát vách sơ sinh, lớp ngoài mỏng, các hemixenlulo
xếp vuông góc với trục dọc tế bào hoặc vuông một góc từ 70 - 900 so với trục
dọc.
+ Lớp giữa: Nằm kế tiếp lớp ngoài, đây là lớp dày nhất, các
hemixenlulo xếp song song với trục dọc của tế bào hoặc nghiêng một góc nhỏ
hơn 300 so với trục tế bào.
+ Lớp trong: Nằm sát ruột tế bào, lớp này mỏng, các hemixenlulo sắp
xếp giống lớp ngoài, tức là vuông góc với trục tế bào.
Cấu trúc vách tế bào, đặc biệt sự sắp xếp các mixen trong vách thứ sinh
có ảnh hưởng lớn đến mọi tính chất gỗ và cũng là cơ sở để giải thích các hiện
tượng xảy ra trong quá trình gia công chế biến.
38
b) Ống dẫn nhựa
Ở trong cây, ống dẫn nhựa là tổ chức của tế bào mô mềm. ống dẫn
nhựa có 2 loại: ống dẫn nhựa dọc và ống dẫn nhựa ngang. Ở gỗ lá kim, gỗ lá
rộng chỉ có một loại ống dẫn nhựa dọc. Ống dẫn nhựa có ảnh hưởng nhất định
đến quá trình gia công chế biến, nhất là trong trường hợp các ống dẫn chứa
đầy nhựa. Chúng làm cho công cụ cắt chóng mòn hoặc bám vào mũi cắt làm
giảm khả năng cắt gọt của công cụ. Khi nhựa bám vào bề mặt của dao làm
tăng lực ma sát hoặc chúng bám vào bề mặt gia công làm giảm chất lượng gia
công, nhất là trường hợp gia công tinh như đánh nhẵn. Nhất là khi phôi là
thành phẩm dễ bị nứt, lượng ống dẫn ở các loại cây và ngay trong một đoạn
của thân cây cũng không giống nhau, điều này gây ra tính không đồng đều
của gỗ, làm cho quá trình gia công chế biến trở nên phức tạp, ảnh hưởng
không ít đến chất lượng công nghệ. ống dẫn làm cho bề mặt gia công kém
phẩm chất, dễ gây ra chỗ lồi lõm trên bề mặt gia công. Kích thước của ống
dẫn nhựa theo chiều tiếp tuyến khoảng 20 - 30 m. Người ta chia ống dẫn
nhựa làm 3 loại:
- Ống dẫn nhựa đơn
- Ống dẫn nhựa kép
- Ống dẫn nhựa dạng hỗn hợp.
Mức ảnh hưởng của các loại ống dẫn nhựa đến quá trình gia công chế
biến rất khác nhau.
c) Sợi Libri – foma.
Chiếm khoảng 20 – 60% thể tích cây lá rộng, sợi này nằm dọc thân cây,
ở phần giữa phình to, còn 2 đầu thì thu hẹp lại. Phần lớn chúng nằm theo
những góc khác nhau, vì vậy mà bề mặt gia công dễ bị xước, phoi dễ bị nứt,
xiên, mặt cắt tạo ra không trùng với quỹ đạo thực của dao cắt, lực cắt tăng lên
theo tiết diện ngang thì sợi Libri - foma không sắp xếp theo một quy luật nào
cả. sợi này là thành phần chủ yếu để tạo ra độ cứng vững cơ học của cây gỗ lá
39
rộng. Tuy sợi Libri - foma gây cản trở trong quá trình gia công chế biến
nhưng nếu khắc phục được thì chúng tạo thành vân thớ đẹp trên bề mặt gia
công, có lợi cho quá trình trang sức bề mặt, tăng thẩm mỹ cho sản phẩm mộc.
Ngoài các thành phần trên trong gỗ còn có các thành phần khác như tia
hướng tâm, parenkhit song chúng chỉ phần ít ảnh hưởng đến quá trình gia
công cắt gọt.
2.2.1.2. Ảnh hưởng của cấu tạo thô đại của gỗ đến chất lượng công nghệ.
a. Vòng năm và chiều thớ gỗ
Nếu nhìn trên mặt cắt ngang thân cây ta thấy những vòng năm là những
vồng tròn đồng tâm vây quanh tuỷ cây. vồng năm là vòng gỗ do tầng phát
sinh ra trong một chu kỳ sinh trưởng. Trong mỗi vòng năm, gỗ phía trong sinh
ra trong một chu kỳ đầu sinh trưởng gọi là gỗ sớm có cấu tạo tế bào lớn, vách
mỏng nên chỉ có màu trắng nhạt, nhẹ, mềm xốp; phần gỗ phía ngoài sinh ra
vào cuối thời kỳ sinh trưởng gọi là gỗ muộn có màu sẩm hơn, tế bào nhỏ,
vách dày, nặng hơn, mật độ tế bào tưong đối dày hơn. các lớp gỗ này trong
thân cây tạo thành thớ gỗ, người ta xét quan hệ giữa chiều thớ gỗ với chiều
chuyển động của tốc độ cắt và cạnh cắt của dao lúc cắt gọt được đặc trưng
bằng góc gặp thớ, ký hiệu là:. Góc gặp thớ là góc tạo thành giữa chiều tác
dụng véc tơ lực cắt hay là vec tơ tốc độ thật đối với chiều thớ gỗ. kết quả thí
nghiệm của viện nghiên cứu XAGI cho thấy, nếu thay đổi góc gặp từ giá trị
00 tức là trường hợp nén dọc thớ thớ đến 900 tức là trường hợp nén bên, ứng
suất giảm xuống còn khoảng 14%. Sự thay đổi ứng suất biểu thị ảnh hưởng
của thớ gỗ đến quá trình cắt gọt.
b. Lõi và giác
Một số loại ggõ sau khi khai thác nhìn trên mặt cắt ngang chỉ thấy có
một màu, người ta nói đây là những loại gỗ không có giác, lõi phân biệt. trái
lại một số loại gỗ sau khi khai thác, trên mặt cắt ngang thấy hai vùng gỗ ở
phía tuỷ và phía vỏ có mau sắc khác nhau, người ta nói đây là những loại gỗ
40
có giác lõi phân biệt. Sự phân chia lõi, giác là kết quả sự sinh trưởng của cây,
thương phần gỗ lõi sẫm màu hơn phần giác. Tính chất cơ học của phần lõi
cũng cao hơn phần giác, vì thế gia công khó hơn, do vậy gỗ lõi gây ảnh hưởng
đến quá trình cắt gọt. Tuy nhiên ở hầu hết các loại gỗ. Khi sử dụng gỗ lõi thì
mang lại hiệu quả cao hơn vì gỗ lõi nặng, cứng, khó thấm nước, đồng thời có
khả năng chống sâu, nấm, mục mọt hơn gỗ giác. Theo kết quả nghiên cứu từ
các công trình khác nhau cho thấy lực cắt tăng dần từ giác vào lõi. Thường
đến 8 - 10%, có các loại cây có thể đạt từ 20 - 25%. Nhưng cá biệt cây lá rộng
ở vùng nhiệt đới, lực cắt phần giác và lõi không khác nhau mấy.
c) Mắt gỗ
Mắt gỗ xuất hiện là hiện tượng tất nhiên, lúc ấy cây phát triển cành.
Mắt gỗ có cả ở trong cây gỗ lá rộng và cây lá kim. Tuỳ theo loại cây, theo vị
trí, kích thước của cành, ngọn mà mắt gỗ ở mỗi loại có cơ cấu và kích thước
khác nhau. Thông thường có màu thẫm hơn phần gỗ ở thân cây. Độ cứng của
mắt cao hơn, tính chất cơ lý khác hẳn gỗ khác của thân. Trong quá trình cắt
gọt mắt gỗ có ảnh hưởng xấu, lực cắt gọt tăng lên 4 - 5 lần so với lực cắt gọt ở
thân cây, quá trình gia công khó hơn. Vì thế trong quá trình gia công cắt gọt
gỗ có mắt phải đặc biệt chú ý sự ảnh hưởng của mắt đến chất lượng công
nghệ, cụ thể là dao cắt. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp mắt gỗ lại có giá trị
mỹ thuật, mang lại giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm.
3.4.1.3. Ảnh hưởng của tính chất vật lý của gỗ đến chất lượng công nghệ
Trong quá trình cắt gọt gỗ, tính chất lý học của gỗ ảnh hưởng trực tiếp
và vô cùng phức tạp, cho đến nay vấn đề này vấn đề này vẫn chưa được
nghiên cứu chu đáo. Dưới đây chúng ta chỉ đề cập đến những tính chất lý học
chủ yếu của gỗ đến quá trình cắt gọt.
a) Độ ẩm
Độ ẩm của gỗ có ảnh hưởng đến quá trình cắt gọt, gia công chế biến. Ví
dụ: ở độ ẩm W = 5% gỗ thông có ứng suất nén 9x103 N/cm2; tăng độ ấm tới
41
30%, ứng suất nén của nó chỉ còn 2x103 N/cm2, tức đã giảm 80%. Tăng hay
giảm độ ẩm của gỗ dẫn đến thay đổi tính chất cơ học của gỗ và tất nhiên các
hiện tượng xảy ra trong quá trình cắt gọt gỗ cũng thay đổi theo.
Theo Uyn - Son, mối liên quan giữa độ cứng với độ ẩm của gỗ có thể
biểu thị theo công thức sau đây:
Aw = 10a - bw + 1
Trong đó: Aw - Độ cứng của gỗ (N/mm2)
a và b - Hệ số
W - Độ ẩm của gỗ.
Nhìn vào công thức ta thấy rằng mức độ thay đổi ứng suất nén khá
nhanh khi độ ẩm thay đổi từ 6 - 20%. Theo Saphốp thì khi độ ẩm thay đổi từ 6
- 30%, ứng suất uốn tĩnh giảm nhanh, nhưng sau đó có thể xem như không
thay đổi. Nếu lấy ứng suất phá huỷ của gỗ khô là 100% thì gỗ ướt chỉ còn
57%. Theo Pe - xốp đồng thời với sự thay đổi ứng suất thì khả năng đàn hồi
của gỗ thay đổi. Nếu gỗ khô bị sắp xếp lúc chúng bị uốn đạt độ võng là 20mm
thì gỗ ướt đạt độ võng đến 30mm. Trong nhiều trường hợp khả năng đàn hồi
tăng lên rất nhiều khi độ ẩm tăng. Nếu như gỗ bị phá huỷ ở khoảng đàn hồi
0,4mm thì gỗ ướt có thể đạt tới 2mm. Như vậy, vì tính chất đàn hồi khi độ ẩm
tăng thì khả năng đàn hồi của gỗ tăng lên.
b) Khối lượng của gỗ
Khối lượng riêng của gỗ cũng gần bằng nhau là 1,54g/cm3. Song khối
lượng riêng của gỗ thì khác nhau, gỗ có khối lượng riêng càng cao thì càng
khó gia công và ngược lại. Nhìn chung khi khối lượng riêng tăng thì tính chất
cơ học cũng tăng và lực cắt cũng tăng theo. Tuy vậy, có một số loại gỗ có
khối lượng riêng không cao lắm nhưng lại tương đối khó gia công như: Gỗ
Ngát, Ràng ràng.
c) Nhiệt độ của gỗ
42
Dưới tác dụng của nhiệt độ, gỗ sẽ thay đổi tính chất cơ lý, quá trình gia
công chế biến cũng thay đổi theo. Theo Broanzơ, gỗ khô ở 200C khối lượng
riêng là 100% thì ở - 1600C khối lượng riêng sẽ tăng lên 54% và ở nhiệt độ là
1600C sẽ giảm xuống còn 40%. Theo Xaphôp, sự liên hệ giữa ứng suất giới
hạn của gỗ ở độ ẩm, trọng lượng riêng khác nhau, với nhiệt độ được thể hiện
thay đổi rõ rệt. Theo Oger, nếu thay đổi nhiệt độ từ - 200C đến 600C ứng suất
tới hạn của gỗ sẽ giảm 40%, với khối lượng riêng là 0,58g/cm3 và khoảng
20% với khối lượng riêng là 0,38g/cm3. Do đó trong nhiều khâu cắt gọt gỗ
cần lưu ý vấn đề này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_de_cham_khac_go_3069.pdf