Chuyên đề Đánh giá hiệu quả sản xuất cao su tại công ty TNHH MTV cao su Chưprông

Trong thời gian tới, môi trường cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt vì vậy công ty TNHH MTV cao su Chư Prông phải phát huy hết sức mạnh nội lực, khắc phục, hạn chế khó khăn nhằm ứng phó với những biến động từ bên ngoài tác động. Muốn vậy, công ty phải không ngừng cải tiến bộ máy tổ chức, xây dựng các kế hoạch SXKD và đề xuất các biện pháp thực hiện kế hoạch một cách linh hoạt, có những chính sách hợp lý và linh hoạt về giá cả, sản phẩm, phân phối, chiêu thị cổ động nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường:

doc58 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đánh giá hiệu quả sản xuất cao su tại công ty TNHH MTV cao su Chưprông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua, sản lượng cao su toàn cầu có thể đã đạt đỉnh và tốc độ tăng trưởng hàng năm đang giảm dần. Hình 2.1 Thị phần sản xuất CSTN thế giới năm 2014 Nguồn: Báo cáo cập nhật ngành cao su Việt Nam Theo Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), sản lượng của các nước cao su thuộc Hiệp hội (chiếm 93% tổng cung cao su toàn cầu) chỉ đạt 9,97 triệu tấn trong 11 tháng đầu năm 2014, giảm 1,2% so với cùng kỳ. Sản lượng của cả năm 2014 dự đoán giảm 7,6% ở mức 10,32 triệu tấn. Tiêu thụ cao su 11 tháng ước tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu nhờ nhu cầu của Trung Quốc và Ấn Độ. Trong 11 tháng, xuất khẩu cao su thế giới giảm 1,1% đạt 8,06 triệu tấn. Trên thực tế, không khí ảm đạm vẫn bao trùm lên thị trường cao su thế giới trong tháng 12/2014, sức mua giảm vào thời điểm cuối năm khi Tết Nguyên đán Trung Quốc – nước tiêu thụ cao su hàng đầu thế giới đang tới gần, giá dầu thế giới liên tục tụt dốc và đồng Yên vẫn mất giá so với đô la Mỹ. Nhu cầu yếu đã ảnh hưởng bất lợi đến giá cao su loại sử dụng để sản xuất lốp xe trên thị trường châu Á, thị trường gần như không có động tĩnh nào từ việc Thái Lan xả bán hơn 200.000 tấn cao su tồn kho. Giá thấp đã khiến nông dân cao su In-đô-nê-xia ngừng khai thác mủ và chuyển sang tìm việc làm khác, gây ra tình trạng thiếu cao su nguyên liệu. Nhìn chung, giá cao su giao kỳ hạn tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo, Nhật Bản (Tocom) biến động tăng giảm thất thường trong 20 ngày đầu tháng 12/2014, với mức giá hiện tại tiếp tục xuống thấp so với tháng trước. Hợp đồng cao su giao tháng 12/2014 giảm thấp nhất vào cuối phiên giao dịch 12/12 ở mức 179,7 Yên/kg, giảm 4,8 Yên so với đầu tháng (1/12). Cuối phiên giao dịch gần nhất (18/12), giá cao su giao tháng 12/2014 đứng ở mức 180,2 Yên/kg, giảm so với 193,1 Yên/kg vào ngày 13/11. 2.2.2. Thực trạng sản xuất cao su ở Việt Nam Ngành cao su xuất hiện ở Việt Nam từ trước năm 1975 và phát triển mạnh khi Việt Nam tham gia vào nền kinh tế thị trường. Tính từ năm 2000 đến nay diện tích cao su đã tăng 2.5 lần từ 400ha lên 1000ha năm 2014. Hình 2.2 Phân bố diện tích trồng cao su trong nước năm 2014 Nguồn: Báo cáo cập nhật ngành cao su Việt Nam Cây cao su là một trong ba sản phẩm nông nghiệp đóng góp nhiều nhất vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong các năm qua. Hoạt động xuất khẩu liên tục tăng trong 10 năm qua, tuy nhiên giá trị xuất khẩu đã chững lại và giảm mạnh từ năm 2012 mặc dù sản lượng vẫn tiếp tục tăng. Sản phẩm cao su Việt Nam xuất khẩu hiện nay chủ yếu là SVR 3L là sản phẩm dùng để sản xuất găng tay, dây thun, giày dép. Cao su Việt Nam sản xuất phần lớn là xuất khẩu tới rất nhiều các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Đức, Hàn Quốc. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2014 ước đạt 1.07 triệu tấn thu về 1.8 tỷ USD, tăng 0.2% khối lượng nhưng giảm 27.7% giá trị so với năm 2013. Bảng 2.1 Sản lượng và giá trị xuất khẩu cao su giai đoạn 2011 – 2014 Năm Sản lượng (nghìn tấn) Giá trị (tỷ USD) 2011 760 2.3 2012 1020 2.85 2013 1100 2.5 2014 1070 1.8 Nguồn: Tổng cục thống kê Bảng 2.2 Xuất khẩu cao su 9 tháng đầu năm 2014 của Việt Nam 9 tháng 2014 %2014/2013 Tên nước Lượng (tấn) Trị giá (1000USD) Lượng Giá trị Trung Quốc 296.481 508.358 91% 69% ASEAN 146.533 242.188 90% 63% Ấn Độ 58.328 108.015 88% 66% EU 55.853 110.459 113% 83% Hàn Quốc 22.540 41.797 92% 72% Mỹ 21.334 37.412 111% 85% Nhật Bản 7.871 17.324 126% 97% Ucraina 1.165 2.094 154% 103% Nguồn: Báo cáo cập nhật ngành cao su Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu CSTN của Việt Nam chủ yếu xuất sang Trung Quốc, Asean, Ấn Độ. Riêng xuất sang Trung Quốc chiếm đến gần 50% tổng lượng xuất khẩu do Trung Quốc có chính sách miễn thuế cho SVR 3L và do giá mặt hàng này cao hơn giá SVR 10 và SVR 20 khoảng 200 USD/tấn. Vì vậy, rủi ro tiềm tàng là Việt Nam dễ bị ép giá bán và Trung Quốc giảm nhập khẩu mặt hàng này và bổ sung bằng nguốn sản xuất nội địa thì doanh thu của ngành cao su Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo tìm hiểu 4 quốc gia nhập khẩu CSTN hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Malaysia, Mỹ và Nhật Bản với lượng nhập khẩu chiếm 66% tổng sản lượng xuất khẩu các nước thì phần lớn cao su nhập khẩu là SVR 10 và SVR 20 là loại dùng để sản xuất lốp xe ô tô. Theo tổ chức cao su quốc tế (IRSG) thì tổng nhu cầu cao su thiên nhiên vào năm 2020 là khoảng 15 triệu tấn trong đó 11 triệu tấn dùng để sản xuất lốp ô tô, chỉ có khoảng 150 ngàn tấn nhu cầu với loại cao su SVR 3L. Việc Việt Nam tập trung sản xuất SVR 3L số lượng lớn sẽ gây nên tình trạng dư thừa và sự lệ thuộc quá lớn vào nguồn cầu từ Trung Quốc là một bất lợi trong cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. PHẦN BA: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hiệu quả sản xuất cao su tại công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 3.1.2.1. Địa điểm nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. 3.1.2.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài thu thập số liệu thứ cấp, số liệu tổng hợp, quyết toán từ các đơn vị quản lý như phòng tài chính – kế toán, phòng kinh tế - kế hoạch của công ty TNHH MTV cao su Chư Prông từ năm 2010 đến năm 2014. 3.1.2.3. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu các cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất cao su. - Tìm hiểu thực trạng sản xuất cao su tại công ty TNHH MTV cao su Chư Prông. - Đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực vốn, lao động, đất đai. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cao su. - Dựa vào kết quả sản xuất cao su các năm trước để dự báo kết quả cho các năm tiếp theo. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng các nguồn lực. 3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.2.1 Tổng quan về huyện Chư Prông 3.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lý: Chư Prông là huyện miền núi biên giới phía Tây Nam tỉnh Gia Lai, liền kề với Thành phố Pleiku, trung tâm huyện cách Pleiku theo quốc lộ 19 và tỉnh lộ 663 khoảng 25 km. - Huyện có toạ độ địa lý: Từ 107036’00” - 1080 01’36” kinh độ Đông. Từ 130 18’ 11” - 130 55’ 35” vĩ độ Bắc. - Địa giới hành chính của huyện: + Phía Bắc giáp TP Pleiku. + Phía Đông giáp Thị xã Chư Sê và huyện Chư Pưh. + Phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk. + Phía Tây giáp nước bạn Campuchia. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 169.551,56 ha, dân số 101.385 người, mật độ dân số 59,8 người/km2. - Chư Prông có quốc lộ 19 chạy qua phía Bắc, quốc lộ 14 chạy qua phía Đông Bắc và quốc lộ 14C chạy dọc biên giới phía Tây Nam huyện. Tỉnh lộ 663 nối QL.19 với QL.14C chạy qua thị trấn huyện và các xã phía Tây Bắc. Còn tỉnh lộ 665 nối QL.14 với QL.14C chạy qua các xã phía Đông Nam huyện. Với vị trí trên Chư Prông có vai trò rất quan trọng về an ninh quốc phòng và thuận lợi trong kết nối phát triển kinh tế - xã hội với TP Pleiku, các huyện trong tỉnh, với các tỉnh trong vùng và cả nước, với các nước láng giềng Campuchia và Lào. 3.2.2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông 3.2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tiền thân của Công ty TNHH MTV cao su Chư Prông là Nông trường Quốc doanh Cao su Chư Prông, được thành lập ngày 03/02/1977, theo quyết định số 286/QĐ-UB ngày 22/11/1976 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Gia lai. Đến ngày 26/5/1988 Công ty được bàn giao về Tổng cục Cao su Việt nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) quản lý, theo quyết định số 93/QĐ-CT ngày 02/4/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Căn cứ vào Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ra theo quyết định số 157/QQĐ/NNTCCB ngày 04/3/1993 thành lập Công ty Cao su Chư Prông. Căn cứ Nghị định số 95/2006/ND-CP ngày 08/9/2006 của Chính phủ về việc chuyển Công ty nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty đã lập đề án chuyển đổi và được Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Việt Nam chấp thuận theo quyết định số 344/QĐ-HĐQTCSVN ngày 24/12/2009 chuyển Công ty Cao su Chư Prông thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Chư Prông, hoạt động theo luật doanh nghiệp do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ. Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt nam. Công ty có trụ sở chính tại Thôn Hợp hoà, Xã Ia Drăng, Huyện Chư Prông, Tỉnh Gia lai. Công ty có địa bàn hoạt động sản xuất của 17 trên 20 Xã và Thị trấn Huyện Chư Prông – Huyện biên giới tiếp giáp với Campuchia. Thời kỳ mới thành lập nguồn vốn eo hẹp, kinh nghiệm chưa có nên thời gian đầu công việc trồng và chăm sóc cây cao su còn gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả đạt được thấp, có lúc Nông Trường đứng trước nguy cơ phá sản, giải thể. Nhưng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên đoàn kết vượt qua mọi thác thức, quyết tâm bám trụ với mục tiêu biến vùng đất bom nìn trong chiến tranh thành một vùng cao su xanh tốt, trù phú. Với sự nỗ lực tìm tòi học hỏi cộng với năng động sáng tạo đưa Nông trường ngày một đi lên, trưởng thành hơn. Qua nhiều năm xây dựng và phát triển công ty được nhà nước phong tặng Anh hùng lao động và nhiều huân huy chương. Tên Công ty: Công ty TNHH MTV cao su Chư prông. Địa chỉ: Xã IaDrăng - huyện Chư prông - Tỉnh Gia Lai. Điện thoại: 0593.790.023, Fax: 0593.790.024 Email: ctycschuprong@yahoo.com.vn 3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 3.2.3.1. Chức năng Công ty TNHH một thành viên cao su Chư Prông trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, là một Doanh nghiệp Nhà Nước hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 106394 với chức năng chính là sản xuất kinh doanh mủ cao su cụ thể: Khai hoang trồng mới và phát triển cao su. Chăm sóc, khai thác, chế biến mủ cao su. Ngoài chức năng chính là sản xuất kinh doanh mủ cao su, công ty còn tham gia nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác như : Công nghiệp hoá chất phân bón. Thương nghiệp bán buôn Trồng và chế biến tiêu thụ cà phê Sản xuất và chế biến gỗ Khai thác chế biến khoáng sản Các ngành nghề theo quy định của pháp luật 3.2.3.2. Nhiệm vụ + Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ của công ty. + Thực hiện nộp thuế theo luật định, nộp báo cáo thống kê theo pháp lệnh kế toán thống kê, báo cáo thường xuyên, định kỳ theo chế độ nhà nước quy định. + Thực hiện nghĩa vụ với người lao động theo quy định của Bộ Lao độngtạo công ăn việc làm đặc biệt là người Dân tộc tại chỗ và từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, đồng thời làm trung tâm hạt nhân hướng dẫn, đầu tư, kỹ thuật phát triển cao su nhân dân trong vùng. + Kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ biên giới, giữ vững ANCT và trật tự xã hội trên địa bàn. + Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn mà Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam giao. 3.3 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và tổ chức của công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông 3.3.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh Sản phẩm của Công ty là mủ Ly tâm, mủ khối nguyên liệu, mủ cốm các loại SVR 3L, SVR 5, SVR 10, SVR 20 là nguyên liệu chủ yếu cho các ngành công nghiệp chế biến ra sản phẩm có nguyên liệu là cao su như săm lốp xe các loại, dụng cụ bằng cao su... Mủ vận chuyển từ vườn cây về nhà máy sau khi qua lưới lọc 40 inch được chế biến qua các công đoạn sau: Công đoạn 1: Xử lý nguyên liệu: Tiếp nhận mử từ hồ quậy mủ, sau đó đưa qua máng dẫn mủ, pha acid loãng 1% cho chảy qua từng mương đánh đông với DRC 25% độ ph 4,5-5 Công đoạn 2: Gia công cơ học: Từ mương đánh đông sau 6 - 8 giờ, mủ trong mương đông, xả nước vào cho mủ trong mương đông nổi lên mặt mương- mủ được đưa qua máy cán kéo di động trên mương dẫn qua băng tải đến 3 máy cân Crêp, rồi đến máy cán cắt và tạo hạt Sredder tiếp theo bơm chuyền cốm lên sàn rung để tách nước sau đó mủ được cho vào thùng sấy và đẩy vao lò sấy. Công đoạn 3: Gia công nhiệt: Mủ cốm được đưa vào lò sấy, sau 13 - 17 phút với nhiệt độ từ 100 - 112 độ (tùy thuộc vào chất lượng mủ đánh đông) qua hệ thống hút làm nguội. Công đoạn 4: Hoàn chỉnh sản phẩm: Ép kiện, đóng gói PE, đóng palette đưa vào kho thành phẩm. 3.3.2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý * Chức năng của từng bộ phận - Chủ tịch HĐTV là người đại diện vốn nhà nước; lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Kiểm soát viên có trách nhiệm kiểm soát mọi hoạt động của công ty đồng thời phản ánh những bất cập trong quản lý, điều hành của công ty với HĐTV và Tập đoàn. Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty TNHH MTV cao su Chư Prông - Tổng giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phó Tổng giám đốc: Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc và trực tiếp quản lý, điều hành công tác tài chính, an toàn lao động, hành chính. - Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý và điều phối lao động của Công ty một cách hợp lý và có hiệu quả. - Phòng tài chính kế toán: Theo dõi công tác tài chính toàn Công ty, từng tháng, quý báo cáo tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của Công ty cho Ban Tổng giám đốc để có hướng giải quyết. - Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hạch sản xuất dự trù mua và bán các loại vật tư, cung ứng đầy đủ, kịp thời đảm bảo tiến độ sản xuất. - Phòng kỹ thuật nông nghiệp: Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật của Công ty. - Phòng thanh tra bảo tự vệ: Có nhiệm vụ giữ gìn, bảo quản tài sản của toàn Công ty cũng như tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. - Phòng Lao động tiền lương: Có trách nhiệm điều phối tiền lương, các chế độ chính sách cho người lao động và định mức lao động. - Trung tâm y tế: có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho CBCNV toàn công ty. - Các Nông trường: Có nhiệm vụ trồng, chăm sóc và khai thác cao su. - Các xí nghiệp: Có nhiệm vụ sản xuất và chế biến sản phẩm. 3.4. Đặc điểm tài chính * Nguồn hình thành vốn Công ty là Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam làm chủ sở hữu, họat động theo quy định của pháp luật đối với loại hình công ty TNHH một thành viên. * Quyền sử dụng vốn và trách nhiệm với vốn Công ty được quyền huy động vốn dưới nhiều hình thức như phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, vây vốn của các tổ chức ngân hàng... Được quyền điều chuyển tài sản của công ty con do công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ theo nguyên tắc thanh toán. Được quyền quyết định các khoản chi phí theo quy định của pháp luật và Tập đoàn. Công ty được Nhà nước( thông qua chủ sở hữu là Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam) giao quản lý và sử dụng Vốn nhà nước đầu tư vào Công ty. Quản lý sử dụng có hiệu quả cốn kinh doanh và chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn do Công ty quản lý. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp liên quan đến vấn đề sản xuất cao su tại các phòng ban (diện tích trồng, năng suất, sản lượng, nguồn lao động, vốn đầu tư,) Thu thập các số liệu từ các tạp chí, báo cáo, Tổng cục Thống kê và các Website của Hiệp hội cao su Việt Nam, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG), số liệu thống kê từ IRSG, Midlan Drubbur Group và một số Website khác. Phân tích các diễn biến của ngành cao su thế giới, ngành cao su Việt Nam nhận định các nguyên nhân tác động đến thị trường qua đó tác động đến công ty. 3.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Số liệu thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp trên phần mềm Excel theo phương pháp thống kê để làm rõ, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất cao su tại công ty. 3.3.3. Phương pháp phân tích 3.3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả Qua việc quan sát tình hình thực tế của công ty và số liệu thu thập từ đó mô tả tình hình sản xuất cao su, tình hình sử dụng lao động, vốn, đất đai. Được biểu biễn bằng bảng số liệu tóm tắt. 3.3.3.2. Phương pháp thống kê so sánh Lượng tăng tuyệt đối: là hiệu số giữa hai mức độ của chỉ tiêu trong dãy số thời gian, phản ánh sự thay đổi mức độ của hiện tượng qua hai thời gian khác nhau. Nếu hướng phát triển của hiện tượng tăng thì lượng tăng tuyệt đối mang dấu dương và ngược lại. - Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn (hay lượng tăng tuyệt đối từng kỳ) là hiệu số giữa mức độ của kỳ nghiên cứu với mức độ của kỳ liền kề trước nó trong dãy số. Công thức tính như sau: Trong đó:- lượng tăng tuyệt đối liên hoàn; yi - mức độ ở kỳ nghiên cứu; yi-1- mức độ ở kỳ liền kề trước mức độ của kỳ nghiên cứu; i - thứ tự các kỳ (i = 1,2,3,4,..., n) - Lượng tăng tuyệt đối định gốc là hiệu số giữa mức độ của kỳ nghiên cứu với mức độ của kỳ được chọn làm gốc không thay đổi (thường là mức độ đầu tiên trong dãy số). Công thức tính: Trong đó: - lượng tăng tuyệt đối định gốc; yi - mức độ ở kỳ nghiên cứu; y1- mức độ ở kỳ được chọn làm gốc so sánh. - Lượng tăng tuyệt đối bình quân là số bình quân của các lượng tăng tuyệt đối từng kỳ. Công thức tính: Trong đó: - lượng tăng tuyệt đối bình quân; n - số kỳ nghiên cứu. Tốc độ phát triển: còn gọi là chỉ số phát triển, là chỉ tiêu tương đối dùng để phản ánh nhịp điệu biến động của hiện tượng nghiên cứu qua hai thời kỳ/ thời điểm khác nhau và được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm. Tốc độ phát triển được tính bằng cách so sánh giữa hai mức độ của chỉ tiêu trong dãy số biến động theo thời gian, trong đó một mức độ được chọn làm gốc so sánh. - Tốc độ phát triển liên hoàn (hay tốc độ phát triển từng kỳ) dùng để phản ánh sự phát triển của hiện tượng qua từng thời gian gắn liền nhau, được tính bằng cách so sánh một mức độ nào đó trong dãy số ở kỳ nghiên cứu với mức độ liền trước đó. Công thức tính: Trong đó: ti - tốc độ phát triển liên hoàn; yi - mức độ chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu; yi-1- mức độ chỉ tiêu ở kỳ liền kề trước kỳ nghiên cứu. - Tốc độ phát triển định gốc dùng để phản ánh sự phát triển của hiện tượng qua một thời gian dài, được tính bằng cách so sánh mức độ ở kỳ nghiên cứu trong dãy số với mức độ ở kỳ được chọn làm gốc không thay đổi (thường là mức độ ở kỳ đầu tiên trong dãy số). Công thức tính: Trong đó: Ti - tốc độ phát triển định gốc; yi - mức độ của chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu; y1 - mức độ của chỉ tiêu ở kỳ được chọn làm gốc so sánh; Tốc độ phát triển bình quân dùng để phản ánh nhịp độ phát triển điển hình của hiện tượng nghiên cứu trong một thời gian dài, được tính bằng số bình quân nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn. Chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân chỉ có ý nghĩa đối với những hiện tượng phát triển tương đối đều đặn theo một chiều hướng nhất định. Công thức tính như sau: Trong đó: - tốc độ phát triển bình quân; (i=2,3,...n) - các tốc độ phát triển liên hoàn tính được từ một dãy số biến động theo thời gian gồm n-1 mức độ Tính toán tổng hợp các số liệu theo chuỗi thời gian từ đó rút ra những nhận định, đánh giá về xu hướng hoạt động sản xuất của công ty. 3.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài - Doanh thu trên một đồng chi phí Doanh thu trên một đồng chi phí = Doanh thu trong kỳ/ Tổng chi phí trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết khi đầu tư một đồng chi phí sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. - Năng suất đất đai Năng suất đất đai = Doanh thu trong kỳ/ Tổng diện tích khai thác trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị diện tích sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. - Năng suất lao động Năng suất lao động = Doanh thu trong kỳ/ Tổng số lao động trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một lao động sử được sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. PHẦN BỐN: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tình hình sản xuất cao su 4.1.1. Diện tích, sản lượng và năng suất Để đánh giá được hiệu quả sản xuất của một doanh nghiệp sản xuất cao su nào thì điều kiện tiên quyết là phải nắm được quy mô sử dụng đất của doanh nghiệp đó. Về diện tích Bảng 4.1 Diện tích cao su khai thác giai đoạn 2010 – 2014 (Đơn vị: ha) Năm Diện tích TĐPT BQ 2010 5630.56 98.1 2011 5630 2012 5501.26 2013 5504.86 2014 5220.36 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Qua bảng 4.1, ta thấy diện tích cao su khai thác của công ty TNHH MTV cao su Chư Prông rất lớn nhưng đang có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2010 – 2014 với tốc độ phát triển bình quân là 98.1%. Qua nghiên cứu cho thấy, diện tích cao su khai thác của công ty giảm trong giai đoạn 2010 – 2014 là do có nhiều diện tích rừng cao su già cỗi và đang trong thời kỳ thanh lý vườn cây để trồng mới. Sự biến động giảm dần về diện tích khai thác này ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng mủ của công ty. Sản lượng và năng suất cao su được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.2 cho ta thấy sản lượng và năng suất cao su của công ty biến động liên tục trong giai đoạn 2010 – 2014 nhưng nhìn chung vẫn có xu hướng tăng với tốc độ phát triển bình quân đạt 101.9%. Nhìn vào bảng ta có thể kết luận sự thay đổi về diện tích cao su không ảnh hưởng đến sản lượng cao su nhưng trong thực tế, sản lượng cao su do công ty tự sản xuất vẫn có xu hướng giảm dần vì diện tích sản xuất giảm. Sản lượng mủ của công ty không giảm mà còn có xu hướng tăng lên vì công ty đã mua mủ cốm, mủ tạp từ các hộ gia đình, tiểu điền để đảm bảo kế hoạch của công ty đề ra. Bảng 4.2 Sản lượng và năng suất cao su trong giai đoạn 2010 – 2014 Năm Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn/ha) TĐPT BQ (%) 2010 7213.83 1.28 101.9 2011 7085.63 1.26 2012 8047.03 1.46 2013 7522.43 1.37 2014 7800.217 1.49 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Bảng 4.3 Tình hình sử dụng lao động của công ty TNHH MTV cao su Chư Prông trong giai đoạn 2010 – 2014. (Đơn vị: người) Năm Số lượng Nam Nữ TĐPTBQ (%) 2010 1894 831 1013 98.3 2011 1844 826 1018 2012 1876 752 1124 2013 1895 785 1110 2014 1768 779 989 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Nhìn vào bảng 4.3, ta thấy số lượng công nhân qua các năm trong giai đoạn 2010 – 2014 giảm dần cả về số lượng lẫn thành phần với tốc độ phát triển bình quân đạt 98.3%. Sự giảm đi của số lượng công nhân trong giai đoạn này là do diện tích sản xuất cao su của công ty giảm, đồng thời gặp khó khăn, trở ngại trong việc phân bổ lại vườn cây cho công nhân vì nếu phân bổ lại đều cho tất cả công nhân thì sẽ làm giảm phần cạo của công nhân, điều này ảnh hưởng xấu đến việc hoàn thành chỉ tiêu mà công ty giao khoán nên bắt buộc công ty phải cắt giảm số lượng công nhân cạo mủ để chuyển qua công đoạn khác như kiến thiết cơ bản. 4.1.2. Đầu tư cho sản xuất cao su Qua bảng 4.4, nhìn chung vốn đầu tư của công ty TNHH MTV cao su Chư Prông trong giai đoạn 2010 – 2014 có xu hướng giảm dần với tốc độ phát triển bình quân đạt 96.3%. Việc giới hạn về vốn đầu tư như vậy đã gây cho công ty không ít khó khăn trong việc tổ chức sản xuất và ảnh hưởng lớn đến đời sống của công nhân. Bảng 4.4: Chi phí đầu tư sản xuất cao su giai đoạn 2010 – 2014 (Đơn vị: Triệu đồng) Năm Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC Tổng chi phí TĐPTBQ (%) 2010 23319 170839.4 44921.2 239079.6 96.3 2011 42228.6 214704 56472.8 313405.4 2012 41383 177302 64864.5 283549.5 2013 39888.6 136384.6 76187.1 252460.3 2014 28607 115812.5 61441.2 205860.7 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí mua phân bón, dầu máy để phục vụ việc chăm sóc và tưới tiêu cho cây, đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của câyvà đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc. Ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giai đoạn 2010 – 2014 nhìn chung có xu hướng giảm do diện tích khai thác cao su giảm nên lượng phân bón và chi phí dầu máy tưới cũng giảm theo. Ta có thể dễ dàng thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong năm 2011 tăng đột biến so với năm 2010 vì trong khoảng 2011 đến 2013 công ty đầu tư đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất và mua máy móc hiện đại hơn. Chi phí nhân công trực tiếp là tổng chi phí tiền lương cho công nhân tham gia vào quá trình sản xuất mủ cao su. Nhìn vào bảng 4.5, ta thấy thu nhập bình quân của một công nhân trong một năm đang có xu hướng giảm dần do giá bán của cao su trong giai đoạn này giảm mạnh làm doanh thu của công ty cũng giảm theo. Vì vậy, khi tính giá trị sản xuất để trả lương cho công nhân thì lương mà công nhân được nhận cũng giảm theo do nguyên nhân khách quan. Bảng 4.5 Thu nhập bình quân đầu người trên năm của công nhân Năm Thu nhập bình quân/năm 2010 90.20031679 2011 116.4338395 2012 94.51066098 2013 71.97076517 2014 65.50480769 Nguồn: Tự tổng hợp 4.1.3.1. Kết quả sản xuất của công ty Bảng 4.6 Kết quả sản xuất cao su của công ty giai đoạn 2010 – 2014 (Đơn vị: Triệu đồng) Năm Doanh thu TĐPT BQ (%) 2010 556282.3 85.8 2011 593718.2 2012 458881.6 2013 388197.5 2014 301311.3 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Nhìn vào bảng 4.6, ta dễ dàng thấy doanh thu của công ty biến động theo xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2010 – 2014 với tốc độ phát triển bình quân 85.8%. Có thể thấy sản lượng tăng nhưng doanh thu giảm do giá cao su trong giai đoạn 2010 – 2014 giảm. Năm 2014 là một năm đầy khó khăn của ngành cao su Việt Nam khi giá cao su thấp nhất trong giai đoạn 2010 – 2014 với giá 1500 USD/tấn. Nguyên nhân được VRG chỉ ra là Trung Quốc, thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua ngừng mua vào làm sản lượng cao su xuất khẩu bị tồn kho, không thể xuất bán được. Bên cạnh đó, tình trạng cung lớn hơn cầu, khủng hoảng nợ công Châu Âu kéo dài làm suy yếu nền kinh tế khu vực này làm thu hẹp mức tiêu thụ cao su của ngành sản xuất lốp xe.điều này làm cho doanh thu của các doanh nghiệp cao su Việt Nam nói chung và công ty TNHH MTV cao su Chư Prông nói riêng sụt giảm nghiêm trọng. Để đánh giá hiệu quả sản xuất của công ty, tôi sử dụng tiêu chí doanh thu trên một đồng chi phí, năng suất lao động và năng suất đất đai trong giai đoạn 2010 - 2014 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.7 Hiệu quả sản xuất của công ty TNHH MTV cao su Chư Prông Năm Doanh thu/chi phí Năng suất lao động Năng suất đất đai 2010 2.327 293.71 98.8 2011 1.895 321.98 105.46 2012 1.619 244.61 83.4 2013 1.538 204.85 70.52 2014 1.464 170.43 57.72 Nguồn: Tự tổng hợp Về chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí, năm 2010, một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu về 2.327 đồng doanh thu nhưng chỉ tiêu này đang giảm dần qua các năm. Đến năm 2014, chỉ tiêu này chỉ đạt 1.464 đồng trên một đồng chi phí bỏ ra và chưa có dấu hiệu nào báo hiệu sự phục hồi và tăng trở lại của chỉ số này. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn của công ty chưa hiệu quả và công ty cần phải có biện pháp cụ thể để có thể giảm chi phí sản xuất tối đa để cải thiện hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Về chỉ tiêu năng suất lao động, từ năm 2010 đến năm 2011, năng suất lao đọng của công ty đạt hiệu quả rất cao. Năm 2010, sử dụng một lao động trong một năm mang lại cho công ty 293.71 triệu đồng lên 321.98 triệu đồng năm 2011. Nhưng kể từ năm 2011 đến năm 2014, chỉ tiêu này lại có xu hướng giảm đi rõ rệt đến chỉ còn 170.43 triệu năm 2014. Về chỉ tiêu năng suất đất đai, nhìn chung trong giai đoạn 2010 – 2014, chỉ tiêu này cũng có xu hướng giảm. Năm 2011, năng suất đất đai của công ty đạt 105.46 triệu đồng, tức là cứ 1ha diện tích đất sản xuất cao su sau năm 2011 sẽ mang về cho công ty 105.46 triệu đồng. Đến năm 2014, chỉ số này chỉ còn 57.72 triệu đồng. Nhìn chung, các tiêu chí đánh giá hiệu quả sản xuất của công ty TNHH MTV cao su Chư Prông đang có xu hướng giảm do trong giai đoạn 2010 – 2014, giá bán cao su giảm mạnh nên doanh thu của công ty cũng giảm mạnh dẫn đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất cao su của công ty cũng giảm. 4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cao su 4.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất 4.2.1.1. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên * Đất đai Địa hình: Địa hình của công ty có dạng đồi thoải, lượn sóng vừa và nhẹ, độ dốc trung bình 30 - 70, độ cao trung bình so với mặt nước biển 300 – 340m. Đất đai: Hầu như toàn bộ đất của công ty là đất đỏ bazan, có tầng dày trên 100cm. Là một vùng đất mới khai hoang nên đất tốt, tơi xốp, thoát nước nhanh rất phù hợp với việc trồng cao su. Địa hình và đất đai của công ty thuận lợi cho cây cao su phát triển. * Khí hậu thời tiết Nhiệt độ: trung bình hàng năm là 21.80C, các tháng dao động từ 15 – 230C, nhiệt độ tối cao trung bình hàng năm là 31.80C, cao nhất là 35.20C thường tập trung vào tháng 4 hàng năm, nhiệt độ tối thấp trung bình hàng năm 17.20C, tháng lạnh nhất hàng năm là tháng 12 trung bình 12.90C, biên độ dao động từ 6.70C đến 14.40C. Gió, bão: có hai hướng gió đặc trưng cho hai mùa rõ rệt. + Hướng gió Đông Bắc lạnh khô từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm. + Hướng gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. + Tốc độ gió mùa mưa 2m/s, mùa khô 4m/s. Trong vùng không có gió bão nhưng đầu mùa mưa hay có giông sét và gió xoáy tốc độ gió 8 – 10m/s, kèm theo mưa rào. Lượng mưa, độ ẩm: tổng lượng mưa bình quân 2800mm/năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Số ngày mưa của những tháng cao điểm có năm đến 27 ngày/tháng. Cường độ mưa lớn nhất tập trung vào các tháng 7, 8 và 9. Trung bình năm có: 10,2 ngày có lượng mưa 100mm. Cá biệt có ngày lượng mưa lên đến 237mm. Ẩm độ, nhật chiếu, lượng bốc hơi: Độ ẩm bình quân 83%, mùa mưa lên tới 90%, mùa khô độ ẩm ≤ 75%. Tổng giờ nắng trung bình hàng năm 1.200 giờ/năm, mùa khô giờ nắng hơn 200 giờ/tháng, mùa mưa gió nắng 50 – 70 giờ/tháng. Lượng bốc hơi cao nhất vào tháng 3 là 124mm, lượng bốc hơi thấp nhất vào tháng 8 là 24mm. Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty thì điều kiện về khí hậu rất phù hợp cho cây cao su phát triển. Tuy nhiên, thời tiết liên tục biến đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển, làm giảm sản lượng và năng suất của vườn cây cao su khai thác. 4.2.1.3. Các yếu tố thuộc về điều kiện kỹ thuật * Giống Hiện nay công ty TNHH MTV cao su Chư Prông tự sản xuất giống với những vườn ươm quy mô lớn với những giống cao su chất lượng tốt, thời gian KTCB ngắn. * Quy trình kỹ thuật trồng mới, chăm sóc, khai thác và chế biến cao su Công tác khai hoang, phục hóa trồng cao su được thực hiện bằng cơ giới; diện tích đất rừng khai hoang, phục hóa tái canh đề được dùng máy móc ủi dập, gom dọn, rà rễ, san ủi mặt bằng. Sau khi hoàn chỉnh xong mặt bằng sẽ tiến hành đào hố với kích thước hố đào 60x70x60, mật độ 555 cây/ha và thiết kế định hình lô thửa với tỷ lệ 10% diện tích mặt bằng; các hố trồng sau khi đào tối thiểu từ 10 đến 15 ngày sẽ cho trộn phân, xả thành, lấp hố, đồng thời cũng với thời gian đó kết hợp với thời tiết ổn định (đủ độ ẩm) sẽ tiến hành trồng mới. Cây giống trồng mới được thực hiện với 2 hình thức là trồng bằng cây giống stum bầu hoặc cây giống stum trần tùy thuộc vào điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, tuy nhiên xét về mặt kinh tế trồng bằng stum trần chi phí thấp hơn nhiều so với trồng stum bầu. Công tác chăm sóc vườn cây cao su thời kỳ KTCB chủ yếu tập trung ở các công đoạn làm cỏ hàng, phát cỏ hàng băng, tủ gốc giữ ẩm, bón phân, phòng trừ sâu bệnh và tạo tán định hình. Khi vườn cây chuyển từ giai đoạn kiến thiết cơ bản sang vườn cây kinh doanh, việc quản lý vườn cây được tính theo năm cạo mủ, không tính theo năm trồng. Tiêu chuẩn vườn cây cao su đưa vào cạo mủ khi bề vòng thân cây đo cách mặt đất 1m đạt từ 50cm trở lên, độ dày vỏ đạt từ 6 mm trở lên, số lượng cây đạt tiêu chuẩn phải có từ 70% trở lên thì vườn cây mới cho thực hiện. Vườn cây được phân loại theo 3 nhóm, Nhóm I từ năm cạo thứ 1 đến năm cạo thứ 10 nhóm II từ năm cạo thứ 11 đến năm cạo thứ 18, nhóm III từ năm cạo thứ 19 trở đi. Vườn cây hết chu kỳ thu hoạch mủ là 20 năm, tuy nhiên cũng có vườn cây không thực hiện hết chu kỳ khai thác khi năng suất đạt thấp hơn năng suất thiết kế dưới 1,2 tấn/ha (thuộc nhóm II) và cũng có thể khai thác cao hơn chu kỳ từ 1 đến 2 năm nếu năng suất cao hơn năng suất thiết kế và mặt cạo tái sinh đảm bảo. Chế độ khai thác được thực hiện theo miệng cạo ngửa từ năm 1 đến năm thứ 11 và miệng cạo úp từ năm thứ 11 trở đi, nhịp độ cạo d3 (3 ngày cạo một lần). Ngoài quy trình khai thác thông thường thì trong những năm gần đây có áp dụng chế độ bôi thuốc kích thích và bơm khí ga nhằm tăng năng suất khai thác. * Công nghệ chế biến - Quy trình công nghệ sản xuất SVR 3L Hiện nay quy trình chế biến sản phẩm cao su của hầu hết các công ty vẫn dưới dạng sơ chế, sản phẩm mủ cao su sau khi cân nhận từ các điểm nhận mủ trên vườn cây, sẽ được vận chuyển về nhà máy thực hiện quy trình chế biến, sản phẩm mủ cốm cao su SVR 3L (SP chính) và sản phẩm cao su SVR V10 (SP phụ). Dây chuyền nhà máy chế biến sản xuất mủ SVR 3L từ mủ nước có công suất 6.000 tấn/năm. Các công đoạn luôn thực hiện đúng quy trình công nghệ sơ chế mủ cao su, sản phẩm đẹp, đạt tiêu chuẩn. Do đặc điểm của ngành công nghiệp cao su, mủ nước được người lao động khai thác trên vườn cây sau đó các đội sản xuất nhập về phân xưởng chế biến mủ nước trải qua các công đoạn gia công chế biến, mủ nước đạt tiêu chuẩn sẽ được nhập sang phân xưởng chế biến mủ cốm, tại đây trải qua công đoạn gia công chế biến lúc đó mới tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh SVR 3L. Sản phẩm hoàn thành sẽ chuyển sang bộ phận KCS kiểm tra chất lượng sau đó chuyển sang nhập kho sản phẩm. Đến đây sản phẩm coi như hoàn tất. 4.3. Giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cao su 4.3.1. Định hướng phát triển 4.3.1.1. Định hướng phát triển công ty giai đoạn 2015-2020 Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ 2010 - 2014, các đại biểu đã thảo luận và thông qua một số mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong nhiệm kỳ 2015-2020. Tổng sản lượng cao thu sản xuất đạt 58.590 tấn, tăng 51% so với nhiệm kỳ trước, tổng sản lượng cao su chế biến đạt 63.990 tấn; sản lượng gỗ cao su sản xuất  đạt 32.000m3, tăng hơn 33% so với cùng nhiệm kỳ. Tổng doanh thu trong hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hơn 2.838 tỷ đồng, tăng 17% so với nhiệm kỳ trước. Tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên công ty đạt 6 triệu đồng/người/tháng. Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 347,06 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 106 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 12,55%. Mỗi năm toàn Đảng bộ phấn đấu kết nạp 25 đảng viên mới, đến năm 2020 số đảng viên đạt 10% tổng số cán bộ công nhân viên. Hàng năm có trên 85% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó 10% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không có đảng viên yếu kém; 100% số chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, trong đó, 60% đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu. 4.3.1.2. Kế hoạch sản xuất của công ty năm 2015 Trong năm 2015, Cty TNHH MTV Cao su Chư Prông phấn đấu khai thác sản lượng mủ đạt 8.000 tấn, năng suất bình quân đạt 1,55 tấn/ha, tổng sản lượng mủ chế biến đạt 8.800 tấn, sản lượng mủ tiêu thụ đạt 9.500 tấn, tiền lương bình quân đạt 4,2 triệu đồng/người/tháng trở lên. 4.3.2. Giải pháp Qua quá trình tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ cao su, những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu đã và đang đối mặt được thể hiện qua các bảng phân tích SWOT từ đó đưa ra giải pháp bằng các chiến lược SO, ST, WO, WT. Ma trận SWOT là cở sở để xây dựng các kế hoạch sản xuất của công ty trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Bảng 4.8 Bảng SWOT và giải pháp đối với sản xuất SWOT Cơ hội (O) 1. Hội nhập kinh tế thế giới. 2. Thái lan tăng thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng cao su 3.Tốc độ phát triển của ngành khá cao Thách thức (T) 1. Thời tiết, dịch bệnh biến biến khó lường. 2. Chính sách đưa chi phí vận tải về giá trị thực của Chính phủ. 3. CSHT trong nước còn nhiều yếu kém Điểm mạnh (S) 1. Quy mô về TS, VCSH, tổng DT vườn cây, DT CS khai thác. 2. Thổ nhưỡng của các nông trường phù hợp với sự phát triển cây cao su. 3. Đội ngũ CNV có kinh nghiệm và trình độ 4. Cơ cấu độ tuổi vườn cây trẻ, 70% DT vườn cây đang ở độ tuổi cho mủ NS cao. 5. Có dây chuyền SX, hệ thống xử lý chất thải tiên tiến. - Mở rộng quy mô sản xuất, đưa vào trồng những giống cây có thời kỳ KTCB ngắn. - Giảm giá thành sản xuất. - Tăng cường giao lưu với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để trao đổi thiết bị công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý. - Vượt qua những thách thức về ĐKTN, nghiên cứu và phát triển các giông cây chống chịu sâu bệnh hại tốt. - Phát huy lợi thế về quy mô và lao động canh tranh. - Chia sẽ khó khăn về chi phí vận tải với khách hàng. - Quy hoạch lại vườn cây. Điểm yếu (W) 1. DT tăng phụ thuộc vào giá bán SP và thanh lý vườn cây. 2. Nguồn vốn chủ yếu là đi vay nên trả lãi hằng năm lớn. 3. Trình độ lao động chưa cao. 4. Dây chuyển SX đã cũ. - Tận dụng DT để tái cơ cấu lại vườn cây. - Nâng cấp dây chuyền cũ, áp dụng CN mới - Áp dụng các mô hình trồng xem canh cây ngắn ngày để giảm thời gian thu hồi vốn. - Tạo điều kiện thuận lợi cho CNV nâng cao trình độ. - Tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị và XDCB. - Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nhằm nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn của CNV công ty. - Tăng cường công tác dân vận, tuyên truyền giáo dục người dân địa phương. * Chiến lược SO Mở rộng quy mô sản xuất, đưa vào trồng những giống cây có thời kỳ KTCB ngắn: Điều kiện tự nhiên của công ty phù hợp cho cây cao su sinh trưởng và phát triển tốt kết hợp với việc đưa những cây giống mới có chất lượng, thời kỳ KTCB ngắn sẽ giảm được chi phí sản xuất. Giảm giá thành sản xuất: Trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì biện pháp cắt giảm chi phí là điều tất yếu và đã được công ty áp dụng hiệu quả. Tăng cường giao lưu với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để trao đổi thiết bị công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý: Tham quan các mô hình sản xuất, công nghệ sản xuất hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý. * Chiến lược ST Vượt qua những thách thức về điều kiện tự nhiên, nghiên cứu và phát triển các giống cây chống chịu sâu bệnh hại tốt. Ngoài ra, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật cũng giúp hạn chế bệnh dịch phát triển trên cây cao su. Phát huy lợi thế về quy mô và lao động canh tranh: Quy mô sản xuất của công ty rộng thuận lợi cho việc áp dựng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất. Trong mấy năm qua việc thu hút được lực lượng lao động là do công ty đã làm tốt công tác dân vận, tuy nhiên về lâu dài công ty cần phải có các chính sách thu hút, khuyến khích thêm lực lượng người lao động từ các nơi khác vì lực lượng lao động trên địa bàn huyện không nhiều đồng thời đa phần người lao động ở đây đều có diện tích canh tác cây công nghiệp riêng nên rất khó để thu hút họ nếu không có các lợi ích kinh tế phù hợp. Chia sẽ khó khăn về chi phí vận tải với khách hàng : Trong thời gian gần đây việc Chính phủ quyết tâm đưa chi phí vận tải về giá trị thực bằng cách giảm tải đã làm tăng chi phí vận tải tăng lên, khiến các doanh nghiệp vận tải gặp khó khăn, chia sẽ khó khăn với doanh nghiệp công ty hỗ trợ tích cực trong công tác bốc dỡ hàng lên xe. Quy hoạch lại vườn cây: Một yếu tố quyết định đến hiệu quả đầu tư cao su là nâng cao năng suất để hạ giá thành sản phẩm nên công ty cần lại rà soát lại những diện tích giống xấu, năng suất thấp tiến hành thanh lý trồng mới tái canh bằng giống mới đem lại năng suất cao hơn. Áp dụng các biện pháp khoa học, đầu tư thâm canh nâng cao sản lượng nhằm hạ giá thành sản phẩm. * Chiến lược WO Tận dụng doanh thu để tái cơ cấu lại vườn cây: Trong tình hình giá cao su chưa có tín hiệu phục hồi, việc thanh lý những diện tích vườn cây già cỗi, năng suất thấp giảm một phần áp lực về vốn cho công ty. Tái canh những diện tích đã thanh lý trên cơ sở đó cơ lại vườn cây cao su cho phù hợp. Nâng cấp dây chuyền cũ, áp dụng công nghệ mới: Dây chuyền sản xuất của công ty đã sử dụng từ lâu nên hiệu quả sản xuất không cao, chi phí sửa chữa lớn hàng năm cao. Cho nên việc áp dụng những công nghệ mới để nâng cấp dây chuyền sản xuất là rất cần thiết. Áp dụng các mô hình trồng xem canh cây ngắn ngày để giảm thời gian thu hồi vốn: Đây là biện pháp phù hợp với công ty hiện nay khi diện tích tái canh của công ty nhiều, ngoài ra nó còn có tác động tích cực như hạn chế sói mòn, giữ ẩm, Tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân viên nâng cao trình độ: Ban lãnh đạo công ty luôn khuyến khích các công nhân viên nâng cao trình độ của mình, đặc biệt là các công nhân viên quản lý, hàng năm công ty luôn cử các công nhân viên có năng lực đi tập huấn ở cấp công ty. * Chiến lược WT Tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị và xây dựng cơ bản: Đầu tư vào trang thiết bị máy móc nhằm tránh hao hụt nguyên liệu cũng như giảm sức lao động góp phần tăng năng suất lao động. Còn xây dựng cơ bản nhằm cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình sản xuất, cải thiện đời sống công nhân viên của công ty. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn vốn đầu tư eo hẹp như hiện nay thì công ty nên rà soát thật kỹ, chỉ thực hiện các hạng mục, công trình mang tính trọng điểm, đem lại hiệu quả cao. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nhằm nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn của công nhân viên công ty : Để nâng cao năng lực công nhân viên quản lý, công ty cần phải chú trọng đến công tác đào tạo công nhân viên cả về mặt nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ lẫn rèn luyện ý chí, tính kỷ luật cao trong thực hiện nhiệm vụ. Tăng cường công tác dân vận, tuyên truyền giáo dục người dân địa phương. Trong các chiến lược trên, chiến lược quy hoạch lại vườn cây để đánh giá lại giá trị thực của vườn cây từ đó giảm được các khoản đầu tư không cần thiết. Bên cạnh đó, công ty cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo để nâng cao trình độ của người lao động cũng như trình độ quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong các chiến lược theo phân tích SWOT, tôi đề xuất giải pháp SO đó là mở rộng quy mô sản xuất, đưa vào trồng những giống cây có thời kỳ kiến thiết cơ bản ngắn và năng suất cao. Hiện nay, công ty TNHH MTV cao su Chư Prông đã mở rộng sản xuất kinh doanh ra nước ngoài mà trước mắt là dự án trồng mới 7400ha cao su tại Campuchia. Dự án này có một thuận lợi lớn là quỹ đất phát triển cao su tại Campuchia dồi dào, tập trung, rất phù hợp để phát triển cây cao su. PHẦN NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Việc phát triển cây cao su không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hữu dụng cho cuộc sống mà nó còn cải tạo tài nguyên đất, góp phần bảo vệ môi trường, chống xói mòn, rửa trôi. Sản phẩm từ cao su đang dần trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển. Hiệu quả sản xuất là một trong những vấn đề quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tất cả các công ty nói chung và công ty TNHH MTV cao su Chư Prông nói riêng. Vì vậy, ta cần phải hiểu và nắm vững các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất. Qua quá trình tìm hiểu tình hình sản xuất cao su cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất tại công ty, nhìn chung trong năm 2014 gặp khó khăn hơn các năm trước. Đứng trước tình hình đó, công ty đã đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế khó khăn. Về sản suất, diện tích cao su khai thác của công ty đạt 5220.36 ha, lao động lên đến 1768 công nhân nên cần nguồn vốn rất lớn. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010 – 2014 thì vốn đầu tư đang có xu hướng giảm, điều này gây không ít khó khăn cho công ty trong quá trình sản xuất. Sản lượng mủ cao su trong giai đoạn 2010 – 2014 tăng nhưng giá cao su lại giảm mạnh ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của công ty và đời sống của công nhân. Việc tái cơ cấu đang được công ty thực hiện nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm mủ cao su, mở rộng thị trường tiêu thụ và đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ mủ cao su. Trong công tác chế biến mủ cũng có sự đầu tư cải tiến trong việc xây dựng hệ thống Spill Way khử Amoniac, giảm hóa chất đánh đông và chi phí xử lý nước thải. Với thành tích 35 năm xây dựng và phát triển, công ty TNHH MTV cao su Chư Prông đã được Nhà nước và các cán bộ ngành khen tặng cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng chính phủ năm 2009, cờ thi đua xuất sắc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2010 và nhiều bằng khen của các bộ, tỉnh và tập đoàn cho các cá nhân. 5.2. Kiến nghị 5.2.1. Đối với các cấp chính quyền Đề nghị Ủy Ban Nhân Dân huyện Chư Prông tiếp tục hỗ trợ công ty thuê đất nhằm mở rộng diện tích sản xuất đồng thời chuyển đổi từ rừng nghèo sang trồng rừng kinh tế tạo công ăn việc làm cho bà con vùng đồng bào thiểu số, góp phần xóa đói giảm nghèo. Chính quyền địa phương hỗ trợ trong công tác bảo vệ vườn cây, chống mất cắp mủ. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến đến người dân và các doanh nghiệp về giải pháp giữ giá cao su hiện tại. Để đối phó với tình trạng giảm giá cao su, mục tiêu hàng đầu là cân đối lại nguồn cung cầu thế giới giúp giá cao su ổn định và tăng giá trở lại, Hiệp hội Cao su Việt Nam thống nhất khuyến cáo không chào bán cao su thấp hơn giá hiện nay. Mức giá sàn được Hiệp hội Cao su Indonesia đưa ra là 1500 USD/tấn được hiệp hội cao su các nước đồng thuận. 5.2.2. Đối với công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông Trong thời gian tới, môi trường cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt vì vậy công ty TNHH MTV cao su Chư Prông phải phát huy hết sức mạnh nội lực, khắc phục, hạn chế khó khăn nhằm ứng phó với những biến động từ bên ngoài tác động. Muốn vậy, công ty phải không ngừng cải tiến bộ máy tổ chức, xây dựng các kế hoạch SXKD và đề xuất các biện pháp thực hiện kế hoạch một cách linh hoạt, có những chính sách hợp lý và linh hoạt về giá cả, sản phẩm, phân phối, chiêu thị cổ động nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường: Đề nghị công ty cho thanh lý những lô cao su năng suất quá thấp do thời gian trồng lâu năm dẫn đến sản lượng mủ không cao, tiếp tục trồng mới vườn cây để đảm bảo sự đồng đều và chất lượng mủ. Đề nghị công ty xem xét một số chỉ tiêu đối với vườn cây cao su già để đảm bảo sức lao động và thu nhập của người lao động. Tránh tình trạng dư thừa lao động hay cắt giảm lao động từ đó đảm bảo đời sống cho người công nhân, và định mức tiền lương ổn định. Ban hành chính sách khuyến khích quan tâm tới đời sống của công nhân viên cũng như con em của họ. Để người dân an tâm công tác thì công ty cần có những điều kiện, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây cao su, đặc biệt là hướng phát triển cao, Nhà nước và công ty nên giao quyền sử dụng đất cho người nông dân sử dụng vào mục đích trồng cây cao su có quy hoạch và giao trách nhiệm cụ thể cho từng hộ dân . Công ty cần có những định hướng cụ thể và thường xuyên kiểm tra đôn đốc công nhân thực hiện tốt các quá trình kỹ thuật, chăm sóc vườn cây. Ngoài ra còn kịp thời tổ chức thực hiện công tác hướng dẫn người dân trong việc trồng chăm sóc và khai thác vườn cây để thu được sản lượng cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Chính, (2001). Chính sách tài chính của nhà nước đối với sự phát triển của ngành cao su.Montpellier. Trang tin điện tử (số tháng 07):1 – 3 2. Đỗ Kim Thành, Nguyễn Năng và Nguyễn Anh Nghĩa, (2006). Sinh lý khai thác và kỹ thuật khai thác cây cao su. Viện nghiên cứu cao su Việt Nam. 3. Đỗ Phú Trần Tình, (2011). Giáo trình Lập và Thẩm định dự án đầu tư. Nhà xuất bản giao thông vận tải 4. Hoàng Phủ Ngọc Phan, (2005). Kỷ Yếu 30 năm tổng công ty cao su Việt Nam. Nhà xuất bản Lao Động. 5. Lê Văn Bình, Mai Văn Sơn, (2004). Quy trình kỹ thuật cây cao su. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Tấn Bình, (2003). Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 7. Tổng Công ty cao su Việt Nam, (2004). Quy trình kỹ thuật cây cao su. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 8. Đảng cộng sản Việt Nam, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IV, X, XI. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 9. Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, (2012). Quy trình kỹ thuật cây cao su 10. Nguyễn Hữu Ngoan, Tô Dũy Tiến, (2005). Giáo trình thống kê nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 11. Niên giám thống kê của công ty TNHH MTV cao su Chư Prông từ năm 2010 đến 2014. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN Thời gian (Tuần) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1. Liên hệ thực tập, làm quen. X 2. Thu thập số liệu thứ cấp và chọn tên đề tài. X 3. Viết đề cương chi tiết X X 4. Hoàn thiện đề cương X 5. Đi thực tập; điều tra và xử lý số liệu X X 6. Viết bài và sửa bài khóa luận X X X 7. Hoàn chỉnh bài khóa luận. X 8. Nộp và trình bày bài khóa luận. X ., ngày ..... tháng ..... năm 2015 SINH VIÊN THỰC HIỆN (Kí và ghi rõ họ tên) Phạm Sỹ Dũng .., ngày..... tháng ..... năm 2015 XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN (Kí và ghi rõ họ tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdanh_gia_hieu_qua_san_xuat_cao_su_tai_cong_ty_tnhh_mtv_cao_su_chu_prong_2235.doc
Luận văn liên quan