MỤC LỤC
CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 . Những lý luận chung về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.1.1. khái niệm, chức năng và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm
1.1.1.2. Chức năng
1.1.1.3. Vai trò
1.2. Cơ sở, phương pháp và nộ dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Nguồn dữ liệu phân tích tài chính doanh nghiệp :
1.2.2. Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.2.1. Phương pháp so sánh
1.2.2.2. Phương pháp phân chia
1.2.2.3. Phương pháp phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (Dupont)
1.2.3. Kỹ thuật phân tích
1.2.4. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.2.4.2. Phân tích hệ số tài chính
1.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1. Huy động vốn hiệu quả
1.3.2. Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
1.3.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.3.4. Tăng cường quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm
1.3.5. Đẩy mạnh tiêu thụ tăng doanh thu
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY HÀNG HẢI VINASHIN
2.1. VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP, PHÁT TRIỂN VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY HÀNG HẢI VINASHIN:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty:
2.1.2.1. Tổ chức quản lý
2.1.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán:
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của công ty:
2.1.3.1. Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh:
2.1.3.2. Đặc điểm các yếu tố đầu vào:
2.1.3.3. Đặc điểm thị trường đầu ra:
2.1.3.4. Kết quả kinh doanh chủ yếu của công ty trong những năm gần đây:
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY HÀNG HẢI VINASHIN.
2.2.1. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty:
2.2.1.1. Thuận lợi:
2.2.1.2. Khó khăn:
2.2.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán
2.2.2.1. Sự biến động của tài sản. (Bảng 02)
2.2.2.2. Sự biến động của nguồn vốn
2.2.3. Mô hình tài trợ vốn của công ty
2.2.3. Đánh giá khả năng thanh toán của công ty
2.2.3.1. Hệ số thanh toán tổng quát.
2.2.3.2. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
2.2.3.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
2.2.3.4. Hệ số khả năng thanh toán tức thời
2.2.4. Đánh giá cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
2.2.4. Cơ cấu nguồn vốn
2.2.4.2. Cơ cấu tài sản
2.2.5. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
2.2.6. Đánh giá hiệu suất hoạt động của công ty
2.2.6.2. Vòng quay vốn lưu động
2.2.6.3. Vòng quay hàng tồn kho – Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
2.2.7. Đánh giá khả năng sinh lời của công ty (Bảng 07)
2.2.7.1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
2.2.7.2. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
2.2.7.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
2.2.7.4. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
2.3. Những vấn đề rút ra từ công tác quản lý tài chính của công ty năm 2008
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY HÀNG HẢI VINASHIN
3.1. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRONG NĂM TỚI CỦA CÔNG TY :
3.2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY :
3.1.1. Cơ hội:
3.1.2. Thách thức:
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY HÀNG HẢI VINASHIN.
3.3.1. Xây dựng kế hoạch huy động vốn hiệu quả và hợp lý.
3.3.2. Xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý:
3.3.3. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, quản lý hàng tồn kho và vốn bằng tiền có hiệu quả, phấn đấu đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động:
3.3.4. Giải pháp nâng cao khả năng thanh toán cho công ty:
3.3.5. Nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định:
3.3.6. Giảm thiểu chi phí và nâng cao doanh thu.
3.3.7. Đầu tư cho nguồn nhân lực và một số giải pháp dài hạn
3.3.8. Một số giải pháp khác
58 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3021 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty hàng hải Vinashin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc tài trợ trong một thời gian không thấp hơn thời gian chuyển hóa tài sản ấy, như vậy công ty không đáp ứng được nguyên tắc này, không chủ động thanh toán các khoản nợ. Để đánh giá mô hình tài trợ tài sản như vậy ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thanh toán của công ty trong năm 2008, ta sẽ đi sâu xem xét các hệ số về khả năng thanh toán trong phần tiêp theo.
2.2.3. Đánh giá khả năng thanh toán của công ty
2.2.3.1. Hệ số thanh toán tổng quát.
Từ Bảng 04 ta thấy :
Hệ số thanh toán tổng quát của công ty đầu năm đạt 1,0155, có nghĩa là tại thời điểm đầu năm công ty có khả năng thanh toán được 1,0155 lần số nợ phải trả, cuối năm đạt 1,0182 có tăng chút ít so với đầu năm ( tăng 0,0027 với tỷ lệ 0,2664%). Hệ số thanh toán tổng quát tăng là do tốc độ giảm của tổng tài sản (12,83%) chậm hơn tốc độ giảm của nợ phải trả (13,06%). Điều này là do trong kỳ chinh sách huy động vốn của công ty đã thay đổi so với kỳ trước do chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế công ty đã chủ động thu hẹp quy mô, trả bớt các khoản nợ cả ngắn hạn và dài hạn.
Như vậy, tuy hệ số khả năng thanh toán tổng quát tài thời điểm đầu năm và cuối năm có lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ vay bằng số tài sản hiện có, song hệ số này so với các doanh nghiệp khác trong ngành vẫn còn hơi thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty mới được thành lập từ năm 2005 vẫn đang trong quá trình đầu tư cho dài hạn cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh sau này. Để có thể đánh giá chính xác hơn ta phải kết hợp xem xét các hệ số thanh toán tiếp theo.
2.2.3.2. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời cuối năm đạt 0,67 (có nghĩa là tại thời điểm cuối năm công ty có thể thanh toán được 0,67 lần số nợ ngắn hạn bằng chính tài sản ngắn hạn của mình) so với đầu năm con số này là 1,75 (tại thời điểm đầu năm công ty có thể thanh toán được 1,75 lần số nợ ngắn hạn bằng chính tài sản ngắn hạn của mình) đã giảm 1,07. Nguyên nhân của sự giảm sút rất nhanh này là do trong năm tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn (66,19%) nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của nợ ngắn hạn (12,16%). Như vậy về cuối năm doanh nghiệp không có khả năng thanh toán hết các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị chuyển đổi thành tiền của toàn bộ tài sản ngắn hạn hiện có. Điều này có nghĩa trong năm công ty đã sử dụng một phần vốn ngắn hạn để tài trợ cho một phần tài sản dài hạn mà tài sản dài hạn trong một năm chưa thể chuyển đổi thạnh tài sản ngắn hạn dẫn đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn yếu và rủi ro tài chính đối với công ty. Để đánh giá chính xác hơn ta cần kết hợp xem xét chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nhanh vì xét đến yếu tố hang tồn kho đây là khoản mục khó chuyển thành tiền, nhất là hàng tồn kho bị ứ đọng.
2.2.3.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh tại thời điểm đầu năm là 1,71 lần có nghĩa là tại thời điểm đầu năm công ty có thể thanh toán nhanh được 1,71 lần nợ ngắn hạn, đến cuối năm thì hệ số này đã giảm đi rất nhiều chỉ còn thanh toán nhanh được 0,61 lần nợ ngắn hạn (giảm 1,1 lần). Nguyên nhân giảm hệ số hệ số khả năng thanh toán nhanh cũng giống như khả năng thanh toán hiện thời, do tài sản ngắn hạn giảm với tốc độ nhanh hơn nợ ngắn hạn. Trong kỳ công ty đã tăng dự trữ hàng tồn kho (tăng số tiền 4.267 trđ, tỷ lệ tăng 45,4%) làm giảm tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn đã làm cho tốc độ giảm của hệ số khả năng thanh toán nhanh ( giảm 1,1 lần) lớn hơn so với khả năng thanh toán hiện thời (giảm 1,07 lần). Nguyên nhân làm tăng hàng tồn kho chủ yếu là do tăng nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ, nhất là vào 6 tháng cuối năm do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
2.2.3.4. Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức thời đầu năm là 1,16 lần, tức là vào đầu năm công ty có khả năng thanh toán tức thời 1,16 lần số nợ ngắn hạn nhưng đến cuối năm hệ số này đã giảm rất nhanh chỉ còn 0,06% (giảm 1,104 lần) . điều này đã làm khả năng thanh toán tức thời của công ty vào thời điểm cuối năm là rất yếu có khả năng dẫn đến rủi ro tài chính cao. Nguyên nhân là do tiền và tương đương tiền giảm rất nhanh ( giảm 95,7%) so với tốc độ giảm của nợ ngắn hạn, tiền và tương đương tiền giảm với tốc độ nhanh như vậy là do trong kỳ công ty đã dùng một phần lớn tiền mặt để đầu tư cho tài sản cố định, trả bớt một phần nợ ngắn hạn chủ yếu là nợ đến hạn, điều này là do trong kỳ công ty chịu tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho việc vay vốn là rất khó khăn, trước tình hình đó công ty đã sử dụng linh hoạt tiền mặt tránh ứ đọng vốn, kịp thời xử lý những khó khăn của công ty nhất là khi các khoản nợ đến hạn của công ty là rất ít.
Tóm lại, thông qua phân tích các chỉ tiêu nói trên ta thấy khả năng thanh toán của công ty cuối năm so với đầu năm giảm đi rất nhiều, tiềm ẩn mức độ rủi ro thanh toán tăng dẫn đến rủi ro tài chính tăng lên về cuối năm. Nguyên nhân là do trong kỳ tài sản ngắn hạn giảm với tốc độ rất nhanh so với nợ ngắn hạn, nhất là tiền và tương đương tiền và các khoản phải thu, trong kỳ nợ ngắn hạn cũng giảm nhưng với tốc độ chậm hơn. Khả năng thanh toán nói chung của công ty còn thấp, đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời (so với một số công ty cùng nghành như công ty Vận tải Biển Bắc, công ty Vinaship :
Chỉ tiêu
Cty NOSCO
Cty Vinaship
Cty Hàng hải Vinashin
Khả năng thanh toán hiện thời
1.07
0.94
0.67
Khả năng thanh toán nhanh
0.71
0.77
0.61
Khả năng thanh toán tức thời
0.59
0.45
0.06
Nguyên nhân là do chính sách tài trợ của công ty những năm trước chủ yếu là vay nọ đã tạo áp lực trả nợ rất lớn cho những năm kế tiếp, nhất là năm nay lại chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu công ty phải chịu áp lực từ nhiều mặt như lãi suất, lạm phát, thanh toán các khoản nợ đến hạn… do vậy, công ty cần có biện pháp kịp thời để tăng tiền mặt, giảm hàng tồn kho để tránh phải liên tục đảo nợ, có thể mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong các năm tiếp theo.
2.2.4. Đánh giá cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
2.2.4. Cơ cấu nguồn vốn
Từ Bảng 05 ta thấy :
Hệ số nợ của công ty ở đầu năm và cuối năm đều rất cao và cuối năm có giảm chút ít so với đầu năm. Năm 2007 là 0.9848 tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn vay và con số này của năm 2008 là 0.9822. Hệ số nợ cao như thế là do trong những năm đầu thành lập công ty cần nguồn vốn lớn cho đầu tư xây dưng cơ bản, chủ yếu công ty huy động vốn vay dài hạn có cả vay dài hạn từ nước ngoài. Tuy nhiên hệ số nợ cao như vậy nhưng lợi thế của đòn bẩy tài chính vẫn chưa được tận dụng do một phần lớn vốn vay vẫn được dùng để tài trợ cho đầu tư xây dựng cơ bản mà dự kiến xẽ hoàn thành trong những năm tới. Do vậy, để đánh giá được việc sử dụng vốn vay nhiều như vậy có thực sự đem lại hiệu quả cao cho sản xuất kinh doanh hay không cần dựa vào kết quả kinh doanh của nhưng năm tới. Hệ số vốn chủ sở hữu rất nhỏ cho thấy vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn kéo theo tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định cũng thấp ( năm 2007 là 0,0227, năm 2008 là 0,0204). Điều này cho thấy với cơ cấu nguồn vốn như vậy tiềm ẩn rủi ro tài chính là rất cao do tỷ suất đảm bảo nợ ở mức rất thấp chỉ đạt 0,0182 và trong năm công ty đã dung một phần tài sản ngắn hạn để đầu tư cho một phần tài sản dài hạn. xem xét kết hợp với hiệu quả kinh doanh mà công ty đạt được ( sẽ đề cập tới ở phần sau) cùng với đặc thù sản xuất kinh doanh trong ngành hàng hải thì trong nhũng năm đầu thành lập vẫn có thể coi là hợp lý, viêc sử dụng hệ số nợ cao như vậy có thể giúp công ty có thể khuyêch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu nếu lãi suất huy động vốn nhỏ hơn khả năng sinh lời kinh tế của tài sản nhưng với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty như việc biến động giá xăng dầu, giá cước vận tải biển ( trong 6 tháng cuối năm 2008 giảm (60%-70%) điều này có thể dẫn đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu càng bị giảm sút nhanh rủi ro tài chính lại càng lớn. Trong những năm tới trước tình hình mới công ty cần tiếp tục thu hẹp quy mô, giam bớt nợ vay nhất là nợ vay ngắn hạn.
2.2.4.2. Cơ cấu tài sản
Cả hai năm tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn đều chiếm trên 60% và năm sau cao hơn năm trước ( tăng 29,88%) cơ cấu tài sản như vậy đối với một công ty hàng hải là hợp lý do máy móc trang thiết bị cần đầu tư cao. Hệ số cơ cấu tài sản cuối năm so với đầu năm giảm 70,14% là do tài sản ngắn hạn trong năm giảm mạnh (66,19%) và tài sản dài hạn tăng 13,22%. Cho thấy về cuối năm cơ cấu tài sản đã nghiêng hẳn về tài sản dài hạn. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay việc giảm tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn như vậy là hợp lý nhưng việc sụt giảm quá nhanh (61,21%) đã ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty. Trong năm tới công ty cần có những biện pháp để tỷ xuất đầu tư vào tài sản hợp lý hơn nữa.
Tóm lại, xét một cách tổng thể công ty có một cơ cấu phân bổ tài sản tương đối hợp lý, ty nhiên nguồn vốn lại quá thiên về vay nợ (tỷ trọng nợ dài hạn trong nợ phải trả năm 2008 là 78,8%) gây áp lực lớn về khả năng thanh toán cho công ty về dài hạn và nhất là nó có thể làm giảm sút nhanh hơn tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu.
2.2.5. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Việc phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn sẽ cho ta một cái nhìn tổng hợp vể sự thay đổi nguồn vốn và sử dụng vốn trong năm vừa qua của công ty, ta có bảng kê và bảng phân tích diễn biến và sử dụng vốn sau đây (Bảng 06)
Qua bảng phân tích ta thấy : Quy mô sử dụng vốn của công ty trong năm đã tăng 632.331 trđ so với đầu năm. Trong đó, chủ yếu là chỉ tiêu đầu tư tăng thêm tài sản cố định là 242.570 trđ chiếm 38,36%, có sự tăng thêm này là do trong năm 2007, thị trường vận tải biển khởi sắc nên công ty đầu tư đóng đóng mới một số tàu để mở rộng quy mô kinh doanh đồng thời đầu tư tăng thêm đầu tư dài hạn khác 137.327 trđ chiếm tỷ trọng 21,72%, giảm vay và nợ dài hạn chiếm 20,82% tổng quy mô số vốn sử dụng tăng thêm. Điều này cũng là hợp lý khi công ty chuyển hướng đầu tư trong bối cảnh nền kinh tế đang khủng hoảng và thị trường vận tải gặp nhiều khó khăn. Trong điều kiện này công ty cũng đã thanh toán bớt cho người bán (số tiền 54.473 trđ, chiếm tỷ trọng 8,61%) cũng là một sự cố gắng đáng kể.
Về nguồn vốn, một phần chủ yếu là huy động từ tiền và tương đương tiền (số tiền 259. 533 trđ, chiếm tỷ trọng 41,04%) và giảm đầu tư xây dưng cơ bản (số tiền 272. 329 trđ, chiếm tỷ trọng 43,07%). Nguồn vốn huy động này là phù hợp vì phần lớn tài sản cố định tăng thêm là do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, tiền giảm là do đầu tư tài sản dài hạn khác, nâng cấp sủa chữa tài sản cố định, trả bớt các khoản vay ngắn hạn và dài hạn
Từ sự phân tích trên cho thấy trong thời kỳ tiếp theo khi nền kinh tế dần phục hồi trở lại công ty cần xem xét khả năng tăng thêm tín dụng cho nhà cung cấp, đồng thời quản lý và sử dụng số TSCĐ tăng thêm hiệu quả nhằm tăng thêm lợi nhuận và mở rộng quy mô SXKD.
2.2.6. Đánh giá hiệu suất hoạt động của công ty
Căn cứ vào số liệu tập hợp được qua bảng cân đối kế toán năm 2007, 2008 ta có các bảng biểu về tình hình hoạt động của công ty như sau :
2.2.6.1. Vòng quay vốn kinh doanh
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ lệ(%)
(1). Doanh thu thuần
trđ
221.257
216.517
-4.740
-2.14
(2). Vốn kinh doanh bình quân
trđ
1.168.721
1.164.897
-3,824
-0.33
(3). Vòng quay vốn kinh doanh [(1)/(2)]
vòng
0,1893
0,1859
-0.0034
-1.82
Từ bảng số liều ta thấy vòng quay vốn kinh doanh của công ty ở mức rất thấp, trung bình năm 2008 cư 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra chỉ thu được 0,1859 đồng doanh thu thuần đã giảm so với năm 2007 là 0,0034. Vòng quay vốn kinh doanh thấp như vậy là do công ty đang trong quá trình xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất, tài sản cố định khi công ty có hàng loạt dự án đang trong giai đoạn thi công sắp hoàn thành như dự án đóng tàu LASH165, dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp tàu thuỷ Quảng Bình.... Vòng quay vốn kinh doanh giảm là do tác động của cuộc suy thoái kinh tế làm công ty thu hẹp quy mô cùng vơi đó là doanh thu thuần giảm vơi tốc độ giảm nhanh hơn tốc độ giảm của vốn kinh doanh. Doanh thu thuần giảm là do ảnh hương của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho giá cước vận tải biển 6 tháng cuối năm giảm mạnh (giảm 60%-70%). Trong nhưng năm tới công ty cần có những biện pháp để tăng doanh thu hơn nữa để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Để hiểu rõ hơn nữa ta đi sâu phân tích hiệu quả sử dụng vốn của từng loại vốn.
2.2.6.2. Vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ lệ
(1). Doanh thu thuần
trđ
221.257
216.517
-4.740
-2.14
(2). Vốn lưu động bình quân
trđ
395.056
273,209
-121.847
-30.84
(3). Vòng quay vốn lưu động [(1)/(2)]
vòng
0.56
0.79
0.23
41.50
(4). Kì luân chuyển vốn lưu động[360/(3)]
ngày
643
454
-189
-29.33
Vốn lưu động bình quân năm 2008 giảm 121847 trđ, ứng với tỷ lệ giảm 30,84% , cho thấy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đã làm công ty thu hẹp quy mô vốn lưu động. Tốc độ giảm này lớn hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của doanh thu thuần nên làm cho vòng quay vốn lưu động tăng lên 0,23 với tỷ lệ tăng 41,5% và làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm đi 189 ngày. Có được điều này là do một phần trong năm công ty đã quản lý và sư dụng hiệu quả vốn lưu động, một phần là do trước tình hình mới công ty đã chủ động thu hẹp quy mô, nhất là thu hẹp vốn lưu động như tiền giảm 95,72%, các khoản phải thu giảm 11%... Trong năm tới khi tình hình kinh tế ổn định trở lại công ty cần tăng thêm tài sản lưu động nhất là tiền và tương đương tiền để đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty trước các khoản nợ đến hạn. Để có cái nhìn chi tiết hơn về hiệu quả từng bộ phận cấu thành vốn lưu động, ta tiếp tục đi sâu phân tích thêm.
2.2.6.3. Vòng quay hàng tồn kho – Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu
Đơn vị
năm 2007
năm 2008
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ lệ
(1). Giá vốn hàng bán
trđ
167.896
163,456
-4.440
-2,64
(2). Hàng tồn kho bình quân
trđ
9.032
11.531
2.499
27,68
(3). Vòng quay hàng tồn kho
Vòng
18.59
14.17
-4,41
-23,75
4. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho 360/(2)
Ngày
,19
25
6
31,13
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Vòng quay hàng tồn kho năm 2008 đã giảm 4,41 vòng, ứng với tỷ lệ giảm 23,75% so với năm 2007 , làm số ngày luân chuyển hàng tồn kho tăng từ 19 ngày lên 25 ngày. Điểu này thể hiện tốc độ luân chuyển hàng tồn kho đã giảm đi dẫn đến vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng. Nguyên nhân là trong năm 2008 hàng tồn kho bình quân của công ty đã tăng 27,68% do tình hình kinh doanh vận tải biển trong năm 2007 khởi sắc và có nhiều triển vọng nên công ty đã đầu tư đóng mới một số tàu biển nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho công ty phải thu hẹp quy mô, nhiều dự án của công ty bị ngưng trệ làm ứ đọng một bộ phận nguyện vật liệu, công cụ dụng cụ. Trong nhưng năm tới khi mà tình hình kinh tế phục hồi và ổn định trở lại công ty cần có những biện pháp hoàn thành các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm ứ đọng vốn nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2.6.4. Vòng quay các khoản phải thu – Kỳ thu tiền binh quân
Chỉ tiêu
Đơn vị
năm 2007
năm 2008
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ lệ(%)
(1). Doanh thu có thuế
trđ
221.668
216.828
-4.840
-2,18
(2). Số dư bình quân các khoản phải thu
trđ
102.558
95.340
-7.218
-7,04
(3). Vòng quay các khoản phải thu [(1)/(2)]
vòng
2,16
2,27
0,11
5,22
(4). Kỳ thu tiền bình quân [360/(3)
ngày
167
158
-9
-4,96
Qua bảng trên ta thấy : Vòng quay các khoản phải thu năm 2008 đã tăng 0,11 vòng so với năm 2007, làm cho kỳ thu tiền trung bình giảm đi 9 ngày. Điều này cho thấy công ty đã làm tốt hơn công tác thu các khoản phải thu. Trong lúc nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái mà công ty đã giảm phần vốn bị chiếm dụng là một tích cực đáng ghi nhận. Nguyên nhân là trong năm công ty đã chủ động cắt giảm các khoản phải thu bao gồm phải thu khác hàng, phải thu khác làm giảm lượng vốn bị chiếm dụng, tốc độ giảm này nhanh hơn so với tốc độ giảm của doanh thu. Trong nhưng năm tới công ty cần tiếp tục quản lý tốt hơn nữa công tác thu hồi nợ, quản lý các khoản phải thu vì so với hệ số trung bình ngành thì công ty vẫn con thấp hơn chút ít và nhất là trong thời kỳ nền kinh tế đang suy thoái.
2.2.7. Đánh giá khả năng sinh lời của công ty (Bảng 07)
Các chỉ tiêu sinh lời luôn được các nhà quản trị quan tâm nhiều nhất. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, là đáp số sau cùng của hiệu quả sản xuất kinh doanh và là luận cư quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. Sau đây chúng ta sẽ tính toán và phân tích các chỉ tiêu này của công ty hàng hải Vinashin.
2.2.7.1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
Ta thấy trong năm 2008 cứ một đồng doanh thu thuần thì có 0,0134 đồng lợi nhuận trước thuế, con số này của năm 2007 là 0,0212 đồng, như vậy sang năm 2008 mức tỷ suất đã giảm đi 0,0077đ với tỷ lệ giảm là 36,61%. Về mặt số liệu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu giảm là do lợi nhuận trước thuế giảm mạnh với tỷ lệ là 37,97% và doanh thu cũng giảm với tỷ lệ 2,14%. Điều này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh năm nay so với năm trước đã kém đi, tìm hiểu về nguyên nhân ta thấy: Các yếu tố khiến cho lợi nhuận trước thuế giảm là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008 so với năm 2007 giảm 1.800 trđ tương ứng với tỷ lệ giảm 37,41%, nguyên nhân là do trong kỳ chi phí tài chính mà chủ yếu là lãi vay phải trả tăng lên một cách vượt bậc, từ 25.751 trđ lên 32.532 trđ, với số tăng tuyệt đối 6.781 trđ, tỷ lệ tăng 26,33%, mặc dù trong năm công ty cũng đã nỗ lực cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp xuống mức 5.792 trđ, tức là giảm 739 trđ (11.31%) so với năm trước nhưng vẫn không cải thiện được tình hình lợi nhuận. Doanh thu thuần giảm 2,14% là do tác động tử cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa giảm mạnh làm cho cước vận tải giảm mạnh, tinh riêng trong quy 4 năm 2008 cước vận tải giảm 60%-70%.
2.2.7.2. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
Từ Bảng 07 ta thấy : Trong năm 2008 1đ vốn tham gia vào hoạt đồng sản xuất kinh doanh thu được 0,0304đ lợi nhuận trước thuế và lãi vay, chỉ tiêu này năm 2004 chỉ đạt 0,026đ. Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy hiệu quả hoạt động cũng như khả năng sinh lời của vốn tăng. Tuy nhiên tỷ suất này vẫn còn rất thấp chủ yếu là do công ty vẫn trong quá trình đầu tư vào những dự án mới, chi phí xây dưng dở dang còn lớn. Nhìn vào số liệu phân tích ở biêu ta thấy tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản tăng là do lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng 16,44% so với năm 2007, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí lãi vay tăng 6.781 trđ tương ướng với tỷ lệ tăng là 26,33%. Chi phí lãi vay tăng cao vậy là do trong năm có những đợt các ngân hàng thi nhau chạy đua lãi xuất đẩy lãi suất lên rất cao có khi lên tới 18%-20%. Để xét đoán chi tiết hơn ta đi sâu vào các chỉ tiêu cơ bản sau:
2.2.7.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
Từ Biểu 07 ta thấy: năm 2008 cứ một đồng vốn bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thi tạo ra 0,0018 đ lợi nhuận sau thuế giảm 0,0011đ so với năm 2007. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty đã giảm đi. Về nguyên nhân qua phân tích Dupont ta thấy: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh giảm là do 2 yếu tố cấu thành đều biến động giảm: hệ số lãi ròng giảm 36,6% và vòng quay vốn kinh doanh giảm 1,82%. Điều này là hệ quả của việc sủ dụng vốn kinh doanh chưa hiệu quả, do chịu tác động khách quan không tốt từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới làm cho công ty tăng ứ đọng vốn, thu hẹp quy mô, tác động làm giảm doanh thu, cho nên muôn cải thiện đươc tình hình trên còn phụ thuộc vào sự phục hồi của nền kinh tế thế giới để vận tải biển khôi phục lại như cũ thì công ty mới có thể nâng cao được doanh thu, cần mạnh dạn thử nghiêm thị trường mới, thị trường tiềm năng để nâng cao doanh thu đồng thời tiết kiệm triệt để các loại chi phí. Sang các năm tới khi tình hình kinh tế thế giới đi vào ổn định sẽ là lúc công ty đưa nhiều dự án vào hoạt động hứa hẹn sẽ tạo nên chuyển biến lớn đối với việc gia tăng lợi nhuận.
2.2.7.4. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Năm 2008, cứ 100đ vốn chủ sở hữu đầu tư mang lại 10,91đ lợi nhuận sau thuế, giảm so với năm 2007 là 7,11đ ứng với tỷ lệ giảm là 39,44%. Cho thấy năm nay hiệu quả kinh doanh không băng năm ngoái. Tim hiểu kĩ hơn về nguyên nhân của việc sụt giảm này, thông qua phân tích Dupont ta thấy việc giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là do 3 nhân tố : hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm thể hiện ở hệ số lãi ròng giảm 36,6%; mức độ hiệu suất hoạt động cũng giảm thể hiện ở vòng quay toàn bộ vốn giảm 0,0034 vòng; mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính giảm do trong năm công ty đã trả bơt nợ nợ vay. Mức sụt giảm này chủ yếu là do nguyên nhân khách quan tác động đến, chinh là do công ty đã chịu hậu quả từ khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho công ty thu hẹp quy mô, sụt giảm doanh thu thuần và làm tăng các quỹ dự phòng tài chính. Công ty có hệ số nợ cao cho nên mức độ đòn bẩy tài chính cũng ở mức độ cao đã làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, do hệ số nợ của công ty đã quá cao để tăng được ROE thì doanh nghiệp cần tim biện pháp tăng doanh thu đồng thời giảm triệt để các khoản chi phí, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh, nhất là vốn lưu động.
2.3. Những vấn đề rút ra từ công tác quản lý tài chính của công ty năm 2008
Năm 2008 là năm có nhiều khó khăn thách thức đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với công ty Hàng Hải Vinashin nói riêng như cuộc chạy đua lãi suất của các ngân hàng, tỷ lệ lạm phát cao và nhất là cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty. Mặc dù vậy công ty vẫn đạt được một số thành tựu nhất định:
Thứ nhất, trong khi nhiều công ty vận tải khác kinh doanh thua lỗ trong năm qua thì công ty Hàng hải Vinashin vẫn thu về một số lợi nhuận nhất định, cho thấy công ty đã có nhiều cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh như cho thuê bớt tàu và tiết kiệm các khoản chi phí, hạn chế các khoản giảm trừ doanh thu.
Thứ hai, về công tác huy động và sử dụng vốn: trong năm công ty đã giảm một phần vay nợ từ bên ngoài( vay dài hạn giảm 13,27%, ngắn hạn giảm 17%), thể hiện chính sách huy động vốn của doanh nghiệp đã bớt lệ thuộc vào bên ngoài và cho thấy công ty chấp hành tốt khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, giữ uy tín với bạn làm ăn. Bên cạnh đó công ty cũng cắt giảm tín dụng cho khác hàng để giảm bớt bị chiếm dụng vốn. Trong bối cảnh kinh tế kho khăn công ty đã sủ dụng vốn một cách linh hoạt dùng một phần tài sản ngắn hạn đầu tư cho một phần tài sản dài hạn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn dài hạn cho công ty, tuy nhiên đây là mô hình tài trợ cũng ẩn chứa rủi ro cao hơn.
Về tình hình tài chính của công ty năm 2008 nói chung là thụt giảm so với năm trước, công tác quản lý tài chính vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục:
Trước hết là chính sách tài trợ vốn của công ty không đảm bảo được sự an toàn về tài chính, thể hiện ở khả năng thanh toán thấp, hệ số nợ cao. So với năm trước các hệ số về khả năng thanh toán đều sụt giảm mạnh ( hệ số khả năng thanh toán hiện thời giảm 61,5%, hệ số thanh toán tức thời giảm manh hơn nữa là 95%). Nguyên nhân thì có mấy nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Do chính sách huy động vốn của công ty chủ yếu là vay nợ, làm cho tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là rất lớn ( năm 2007 là 98,48%, năm 2008 là 98,22%). Mặt khác, vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn vay đã làm cho chi phí sử dụng vốn của công ty tăng cao.
+ Do tác động của yếu tố khách quan như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tỷ lệ lạm phát cao, lãi suất biến động nhiều, đã làm cho công ty thu hẹp quy mô, nhất là tài sản ngắn hạn ( tỷ lệ giảm 66%, tỷ trọng giảm là 20%) trong khi đó nợ ngắn hạn có giảm nhưng với tỷ lệ ít hơn,
Tiếp theo, hiệu quả sử dụng vốn cũng chưa cao và có chiều hướng giảm so với năm trước (vòng quay vốn kinh giảm 1,82%) đã làm cho vốn kinh doanh bị ứ đọng nhiều. Đây sẽ là một hạn chế đối với công ty khi muốn đa dạng hóa hình thức huy động vốn và làm tăng chi phí sử dụng vốn.
Các hệ số sinh lời của công ty rất thấp. Là một công ty mà nguồn vốn chủ yếu là vốn vay. Trong khi lãi suất cho vay hiện hành của các ngân hàng là từ 10% – 12% / năm năm 2008 thì ROE của công ty chỉ mới đạt mức 10.91% là chưa đảm bảo an toàn về mặt tài chính. Nếu kéo dài tình trạng trên thì công ty sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán và khốn đốn về mặt tài chính. Hơn nữa, với hệ thống các chỉ tiêu như trên, nhất là hệ số nợ của công ty đang ở mức rất cao sẽ làm cho công ty sẽ rất khó trong việc huy động vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Vốn của công ty còn ứ đọng khá nhiều ở khâu dự trữ hàng tồn kho, các khoản phải thu. Trong khi đó công ty lại không tranh thủ được nhiều tín dụng từ nhà cung cấp, dẫn đến bị chiếm dụng vốn. Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời giảm sút và thấp hơn mặt bằng chung của ngành.
Những hạn chế trên đang là rào cản đối với sự tồn tại và phát triển cũng như làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty Hàng hải Vinashin. Trong thời gian tới khi nền kinh tế đi vào ổn định, công ty cần có nhũng biện pháp hữu hiệu nhăm khắc phục những hạn chế này và nâng cao uy tín của công ty trên thị trường.
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY HÀNG HẢI VINASHIN
3.1. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRONG NĂM TỚI CỦA CÔNG TY :
Căn cứ kết quả hoạt động trong những năm qua, nhất là trong năm 2008 có nhiều biến động lớn, ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế vĩ mô và vi mô. Thời gian tới, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái vẫn đang tiếp diễn, dự kiến còn kéo dài, diễn biến phức tạp, khó lường trước có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy Hội đồng quản trị Công ty đã định hướng phát triển cho năm 2009 và những năm tiếp theo như sau:
- Bằng nhiều giải pháp huy động vốn phù hợp (vay ngân hàng, tìm đối tác liên doanh) đáp ứng nhu cầu đầu tư tàu và các dự án bất động sản, hạ tầng kho cảng, chú trọng nghiệp vụ quản lý khai thác hiệu quả dòng tiền, các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong điều kiện dư vay ngoại tệ cao.
- Có giải pháp tích cực nâng cao chất lượng dịch vụ đội tàu, tăng cường quản lý hao hụt vận tải, mở rộng ra thị trường ngoài Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam, thích ứng với điều kiện kinh doanh xăng dầu theo cơ chế cạnh tranh, đặc biệt khi nhà máy lọc dầu Dung Quất chính thức cung cấp sản phẩm.
- Đánh giá lại hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển của các Công ty con, các dự án đầu tư đã và đang triển khai để điều chỉnh định hướng đầu tư phát triển, cấu trúc lại Công ty mẹ-con theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thuận lợi trong quản lý điều hành.
- Có các biện pháp tổ chức lại chế độ thông tin báo cáo phục vụ quản trị điều hành, thường xuyên kiểm tra giám sát, hướng dẫn nghiệp vụ.
- Thiết lập các cơ chế đồng bộ, có kế hoạch cụ thể và dài hạn hơn cho việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu hiện tại và trong tương lai
- Tập trung giải quyết các vướng mắc với các bên liên quan thu hồi các khoản nợ đang tồn đọng.
Sau đây là một số chỉ tiêu kế hoạch cho năm tới của công ty:
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Thực hiện 2008
Kế hoạch 2009
So sánh
Số tuyệt đối
Tỷ lệ (%)
1
Sản lượng
Ngàn tấn
782.510
845.000
62.490
7.99
2
Tổng doanh thu
NĐ
216.517
222.650
6.043.192
2.79
4
Tổng chi phí(đã bao gồm giá vốn)
NĐ
213.613
218.561
4.947.336
2.32
5
LN trước thuế
NĐ
2.903
4.089
1.185.856
40.85
6
LN sau thuế
NĐ
2.090
2.944
853.816
40.85
7
ROE
0.109
0.15
0.041
Trong đó:
- Hoạt động đội tàu vận tải biển: Dự kiến tuyến khai thác là Nam Trung Quốc, Đông Nam Á, Đông Ấn Độ, Đông Bắc Á, và mở rộng vùng Trung Đông, châu Phi. Mặt hàng chuyên chở là : dầu, gạo, urea, thức ăn gia súc, sắt thép, xi măng,…với tổng doanh thu dự kiến đạt: 217.000.000 nđ
- Hoạt động dịch vụ: Ngoài hoạt động chính của đội tàu vân tải thì kế hoạch năm 2009, công ty vẫn mở rộng khai thác các dịch vụ như năm 2008. Ngoài ra đối với Cảng Hải Thịnh, công ty tiếp tục cho thuê nhằm tăng doanh thu hoạt động cho toàn công ty, doanh thu dự kiến đạt khoảng: 5 trđ.
3.2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY :
3.1.1. Cơ hội:
- Kim ngạch xuất nhập khẩu trên thế giới cũng như của Việt Nam ngày càng gia tăng là tăng cơ hội phát triển cho ngành vận tải biển khi hơn 80% hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển
- Là một trong những Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực vận tải biển nên định hướng phát triển ngành của Chính phủ trong tương lai kéo theo những ưu đãi mới cho ngành và Công ty tạo nên những lợi thế trong cạnh tranh với các đối thủ khác.
- Được vay vốn ưu đãi để phát triển các tàu theo chương trình 32 tàu của Chính phủ. Ngoài ra, Công ty cũng được ưu đãi về thuế khi thực hiện việc mua sắm tàu. Đây là điều kiện tốt để Công ty giảm được giá vốn dịch vụ vận tải để tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác trong và ngoài nước.
- Các cảng biển lớn đang được Nhà nước tập trung xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng như Cái Lân, Dung Quất, Hải Phòng…Việc Việt Nam gia nhập WTO, nhu cầu thông thương hàng hóa sẽ tăng rất nhiều, trong đó vận tải biển là ngành có cước phí rẻ nhất. Đây là cơ hội để phát triển kinh doanh đội tàu của Việt Nam nói chung và của công ty Hàng hải Vinashin nói riêng.
3.1.2. Thách thức:
- Lạm phát ngày càng leo thang, giá tàu tăng cao làm cho việc đầu tư mua sắm thêm các tàu mới gặp nhiều khó khăn.
- Cảng biển Việt Nam chưa đủ điều kiện để Công ty có thể phát triển các tàu có trọng tải lớn.
- Giá dầu thế giới dao động nhiều trong những tháng qua làm cho Công ty không chủ động được các yếu tố đầu vào làm cho giá vốn hàng bán có thể tăng lên hay giảm đi ngoài dự báo của Công ty.
- Với các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ hiện nay làm siết chặt lượng vốn đầu tư ra bên ngoài của các ngân hàng, dẫn đến nhu cầu vay vốn của Công ty bị giới hạn làm hạn chế phát triển các tàu mới.
- Ngoài ra vấn đề bố trí thuyền viên đang rất khó khăn do các sĩ quan thuyền viên có trình độ chuyên môn cao và quản lý cao thường xuyên bị thu hút, lôi kéo bởi các Công ty khác để cung ứng cho các đội tàu trong và ngoài nước với mức lương khá cạnh tranh. Trong khi đ
- Hiện nay hơn 80% thị phần vận tải biển thuộc các Công ty vận tải nước ngoài thực hiện. Vì thế, các Công ty trong nước phải thực hiện các chính sách, chất lượng dịch vụ để tăng cường và phát huy hình ảnh và khả năng phục vụ của Công ty để chia thị phần trong nước với các Công ty nước ngoài.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY HÀNG HẢI VINASHIN.
Sau khi xem xét và phân tích hoạt động của công ty trong những năm vừa qua, có thể thấy cũng như phần lớn các công ty khác, bên cạnh những kết quả đạt được, công ty vẫn còn những hạn chế trong hoạt động kinh doanh cũng như quản lý tài chính. Những tồn tại này đòi hỏi công ty cần có những giải pháp khắc phục để đạt được những kết quả như mục tiêu đã để ra. Qua thời gian thực tập và đi sâu nghiên cứu công tác quản lý tài chính, em xin để xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty như sau :
3.3.1. Xây dựng kế hoạch huy động vốn hiệu quả và hợp lý.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đều cần phải có vốn để đảm bảo cho các hoạt động SXKD của mình. Do đó, công tác xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng VKD là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp. Để thực hiện tốt điều này, trước hết công ty phải xây dựng kế hoạch kinh doanh sát thực, làm cơ sở cho việc xác định nhu cầu VLĐ tối thiểu, thường xuyên cần thiết cho năm kế hoạch. Kế hoạch này được lập trên cơ sở khả năng tài chính hiện có và mối quan hệ với các đối tác bên ngoài với nguyên tắc: huy động được nguồn vốn có khả năng cung ứng nhiều nhất với chi phí sử dụng thấp nhất. Trên cơ sở kế hoạch về nhu cầu vốn đã xây dựng, công ty phải xác định được nguồn tài trợ thích hợp sao cho kết cấu vốn là tối ưu.
Trong những năm vừa qua công ty đã xây dựng một cơ cấu nguồn vốn với hệ số nợ rất cao, thể hiện mức độ tự chủ về tài chính còn thấp, còn phụ thuộc nhiều vào bên ngoài. Đặc biệt trong cơ cấu nợ phải trả, tỷ trọng nợ ngắn hạn đã tăng hơn so với năm trước khiến cho mức độ rủi ro trong thanh toán tăng cao. Với hệ số nợ cao như vậy sẽ gây áp lực cho công ty về khả năng thanh toán, khó khăn trong việc tiếp cận những nguồn vốn của các tổ chức tín dụng và nhất là trong thời kỳ kinh tế thế giới đang suy thoái như hiện nay đã ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của công ty thì tác động của đòn bẩy tài chính sẽ khuyêch đại giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sơ hữu, dẫn tới rủi ro tài chính càng cao. Trong năm tới, công ty có thể huy động vốn theo hướng điều chỉnh giảm hệ số nợ từ những nguồn sau:
+ Lợi nhuận để lại: Công ty có thể sử dụng nguồn này một cách chủ động cho mục đích của mình mà không bị phụ thuộc hay bị ràng buộc bởi các điều kiện như vay ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, đồng thời sử dụng quỹ này, công ty không phải trả một khoản chi phí sử dụng vốn ra bên ngoài.
+ Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty: Đây là kênh huy động vốn mà hiện nay nhiều doanh nghiệp đang sử dụng. Việc huy động vốn từ công nhân viên không những giúp cho công ty tránh được những thủ tục phức tạp, rườm rà khi vay vốn ngân hàng mà còn giúp tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa cán bộ công nhân viên với công ty, gắn lợi ích của mỗi cá nhân với lợi ích chung của công ty, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phấn đấu của công nhân viên trong hoạt động SXKD của công ty. Để thu hút vốn từ nguồn này, công ty cần phải đưa ra những điều khoản hấp dẫn trong chính sách mời góp vốn của công nhân viên, chẳng hạn: Lãi suất tiền vay của công nhân viên phải được xác định như sau:
<
<
Lãi suất tiền gửi Lãi suất vay cán bộ tiền lãi vay
Ngân hàng công nhân viên Ngân hàng
Ngoài ra, để bổ sung cho nguồn vốn SXKD tăng thêm, công ty cũng cần linh động sử dụng các quỹ như: quỹ khấu hao, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi khen thưởng,..Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn tăng thêm từ các quỹ này chỉ đáp ứng cho nhu cầu vốn tạm thời và thực hiện theo nguyên tắc có hoản trả.
Tuy nhiên, trong điều kiện công ty hoạt động chủ yếu bằng các nguồn vốn huy động từ bên ngoài như vậy thì để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, công ty nên linh hoạt tìm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp, phải tân dụng những nguồn vốn có lãi suất thấp trước rồi mới đến những nguồn vốn có lãi suất cao hơn. Sau đây là một số giải pháp huy động vốn giảm thiểu chi phí sử dụng vốn :
+ Nợ phải trả có tính chất chu kỳ : như các khoản phải trả cho người lao động và các khoản phải trả phải nộp khác, những khoản này phát sinh thường xuyên trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên chúng chưa đến kỳ thanh toán. Công ty cần sử dụng linh hoạt nhưng vẫn phải chú ý thanh toán đúng thời hạn. Ngoài ra còn có những khoản mang tính chất như một nguồn tài trợ mà công ty tận dụng trước nhưng không phải trả chi phí là những khoản tiền tạm ứng trước của khách hàng.
+ Đối với vốn vay ngân hàng: Trước hết công ty cần thường xuyên cập nhật thông tin thị trường để lựa chọn ngân hàng cho vay có lãi suất thấp nhất. Tiếp đó, công ty cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tác nghiệp quản lý nợ ngắn hạn của mình, nhất là xác định số vốn cần thiết huy động từ nguồn vốn này.Nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là vốn bổ sung chứ không phải nguồn vốn thường xuyên tham gia và hình thành nên vốn lưu động của công ty. Mặt khác, công ty cũng nên huy động nguồn vốn trung và dài hạn vì việc sử dụng vốn vay cả ngắn, trung và dài hạn phù hợp sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn, giảm một phần chi phí và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, để huy động được các nguồn vốn từ ngân hàng thì công ty cũng cần phải xây dựng các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư khả thi trình lên ngân hàng, đồng thời phải luôn luôn làm ăn có lãi, thanh toánh các khoản nợ gốc và lãi đúng hạn, xây dựng lòng tin ở các ngân hàng.
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Đây là hình thức hợp tác mà qua đó các doanh nghiệp không những tăng được vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được tiến bộ khoa học kỹ thuật va chuyển giao công nghệ.
3.3.2. Xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý:
Trong cơ cấu vốn của công ty, mặc dù VLĐ chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động SXKD của công ty. Trong năm vừa qua, mặc dù hầu hết các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty hàng hải Vinashin đều tăng nhưng vẫn ở mực độ nhỏ, chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty chưa thật tốt. Để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, công ty cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
- Công ty phải xác định nhu cầu VLĐ hợp lý, bảo đảm đáp ứng kịp thời về vốn, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, mặt khác tránh làm lãng phí, ứ đọng vốn. Để xác định được nhu cầu VLĐ, công ty cần phải lập dự toán chi phí cụ thể cho cả hoạt động vận tải và hoạt động dịch vụ. Mặt khác, khi xác định nhu cầu VLĐ phải có phương pháp khoa học đồng thời phải dựa vào thực tế tình hình hoạt động tại công ty ở từng thời kỳ. Một trong những biện pháp công ty có thể sử dụng để tính nhu cầu VLĐ là căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay VLĐ dự kiến năm kế hoạch. Phương pháp tính:
Vnc = Tổng mức luân chuyển năm KH / Số vòng quay VLĐ kỳ KH
Việc dự tính tổng mức luân chuyển VLĐ (doanh thu thuần) năm kế hoạch có thể dựa vào tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ báo cáo có xét tới khả năng mở rộng hoặc thu hẹp quy mô kinh doanh (căn cứ vào dự báo thị trường về giá vận tải, giá dầu, biến động kinh tế,..). Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch có thể được xác định căn cứ vào số vòng quay VLĐ kỳ báo cáo có xét tới khả năng tăng (giảm) tốc độ luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo.
VD: Trên cơ sở công ty dự kiến doanh thu thuần của năm 2009 là 200.000.000 nđ. Số vòng quay VLĐ dự kiến năm 2009 sẽ tăng thêm 0.21 vòng so với năm 2008 (theo biểu 12), như vậy nhu cầu VLĐ năm kế hoạch là:
Vnc = 200.000 / (0.79 + 0.21) = 200.000 (trđ).
3.3.3. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, quản lý hàng tồn kho và vốn bằng tiền có hiệu quả, phấn đấu đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động:
+ Đối với các khoản phải thu: Trong VLĐ của công ty, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn (65.01%). Vì vậy vấn đề đảy mạnh công tác thu hồi nợ cần phải được chú trọng nhiều hơn trong các kỳ SXKD tới với một số biện pháp cụ thể như:
- Cần quy định rõ tỷ lệ cước vận tải mà khách hàng phải trả trước cũng như thời hạn thanh toán nốt số tiền còn lại của khách hàng trong hợp đòng vận tải. Tỷ lệ đặt cọc phải đủ để công ty trang trải chi phí tối thiểu là nhiên liệu và đảm bảo để công ty không bị chiếm dụng một lượng vốn quá lớn. Thời hạn hoàn trả nốt phần cước phí không quá thời điểm công ty mua bổ sung các nguồn lực tiêu hao. Nếu khách hàng không thực hiện đúng hợp đồng sẽ bị phạt tài chính theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Đồng thời, công ty cũng cần thực hiện chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng trả nhanh,…
- Công ty cần có phương pháp thích hợp trong việc theo dõi các khoản nợ phải thu và lập kế hoạch cụ thể cho việc thu hồi các khoản phải thu này:
+ Mở sổ theo dõi nợ theo từng đối tượng khách hàng, thường xuyên phân loại các khoản nợ,…
+ Trong trường hợp nợ có khả năng trở thành nợ khó đòi hoặc công ty cần thu hồi vốn gấp thì có thể bán các khoản nợ phải thu cho các công ty mua bán nợ.
+ Xây dựng các tiêu chuẩn và điều khoản bán chịu.
+ Công ty nên có một bộ phận chuyên trách về quản lý thu nợ và theo dõi công nợ, chia theo ngành nghề kinh doanh của khách hàng, vị trí địa lý hoặc giá trị công nợ. Những nhân viên này được đào tạo về kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, khả năng thuyết phục khách hàng thanh toán hoặc cam kết thanh toán, cách xử lý các tình huống khó, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ...
+ Đối với hàng tồn kho: Việc hàng tồn kho trong năm còn nhiều tỷ trọng tương đối cao trong tổng VLĐ và có xu hướng tăng lên trong năm chứng tỏ công tác quản lý hàng tồn kho của công ty chưa tốt. Công ty cần thực hiện các biện pháp sau:- Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty.
- Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.
- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa, thị trường nhiên liệu. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của công ty.
+ Đối với vốn bằng tiền: Công ty cần có biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi, bao gồm quản lý lưu lượng tiền mặt tại quỹ và tài khoản thanh toán ở ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt của DN, bù đắp thâm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa, thiếu tiền mặt trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
3.3.4. Giải pháp nâng cao khả năng thanh toán cho công ty:
- Trước hết, công ty cần đánh giá các chi phí chung và xem có cơ hội nào cắt giảm chúng hay không. Việc cắt giảm những chi phí không cần thiết sẽ các tác động trực tiếp tới con số lợi nhuận. Các chi phí hoạt động, như thuê mướn, quảng cáo, lao động gián tiếp hay chi phí văn phòng,... là những chi phí gián tiếp mà công ty phải chịu để vận hành hoạt động kinh doanh ngoài những chi phí trực tiếp như nguyên vật liệu hay lao động trực tiếp và đây là những chi phí mà công ty có thể cắt giảm được.
- Công ty phải tích cực tìm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm tồn kho, nhằm giảm bớt lượng hàng tồn kho, tăng tính thanh khoản cho các tài sản ngắn hạn, từ đó tăng khả năng thanh toán nhanh. Một trong số những biện pháp đó là đầu tư quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nhập khẩu của công ty trên các tạp chí chuyên ngành. Mặt khác, công ty cần chủ động tìm kiếm đơn đặt hàng cho dịch vụ vận tải thông qua mối quan hệ với các bạn hàng lâu năm, nhằm tăng doanh thu.
- Công ty cần đàm phán để có các điều khoản thanh toán dài hơn với những nhà cung cấp. Thời gian thanh toán càng dài càng tốt nhằm giữ đồng tiền ở lại với doanh nghiệp lâu hơn để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời.
3.3.5. Nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Thực tế cho thấy mặc dù tình trạng kỹ thuật của các TSCĐ của công ty còn tương đối tốt nhưng hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty lại không cao. Công ty cần thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quả sử dụng VCĐ như sau:
- Để bảo toàn VCĐ, công ty cần mua bảo hiểm tài sản đây đủ cho các loại TSCĐ, đặc biệt là tàu, để tránh các rủi có thể xảy ra như: thiên tai, hỏa hoạn,…Bởi vì lĩnh vực vận tải vốn là lĩnh vực ẩn chứa nhiều rủi ro.
- Trong năm 2008, công ty đã không thể tận dụng được hết năng lực sản xuất của mình, rất lãng phí. Sang kỳ tiếp theo, công ty cần tìm cách huy động triệt để TSCĐ vào SXKD. Khi nền kinh tế khó khăn, việc tự khai thác tàu gặp khó khăn thì công ty có thể cho các công ty khác thuê lại tàu với mức giá hợp lý nhưng phải đủ để bù đắp khấu hao. Phương thức cho thuê có thể là thuê định hạn hay thuê theo chuyến. Như vậy, công ty sẽ bù đắp được hao mòn, tăng thu nhập và sớm thu hồi được VCĐ.
- Do hoạt động vận tải có địa bàn hoạt động rộng, tàu tiếp xúc nhiều với môi trường nước mặn, nắng gió, bão,…cho nên rất dễ hư hỏng. Vì vậy, công ty phải thường xuyên bảo dưỡng, định kỳ sửa chữa lớn đối với các loại TSCĐ. Việc làm này rất quan trọng. Nó không những giúp công ty kéo dài được tuổi thọ cho các TSCĐ mà còn đảm bảo chất lượng của nó, đặc biệt là đối với các con tàu, để không ảnh hưởng đến thời gian và tốc độ vận chuyển.
- Công ty cần xây dựng kế hoạch chi tiết về quản lý và sử dụng TSCĐ bằng cách mở sổ và thẻ chi tiết TSCĐ. Xem xét nhu cầu đầu tư mới và nâng cấp TSCĐ. Khi đầu tư vào TSCĐ phải lập dự án để lựa chọn phương án có hiệu quả nhất, và xác định nhu cầu sản xuất tăng thêm để tránh lãng phí năng lực sản xuất.
3.3.6. Giảm thiểu chi phí và nâng cao doanh thu.
Suy thoái kinh tế đã tác động mạnh tới các trung tâm kinh tế lớn của thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản... nên tác động mạnh tới hoạt động giao thương. Liên quan đến vận tải hàng hóa giữa các khu vực nên vận tải biển chịu tác động rất nhanh. Trong những tháng cuối năm 2008, giá cước vận tải đã giảm 60%-70% làm ảnh hưởng mạnh tới doanh thu của công ty và tình hình này sẽ vẫn còn ảnh hưởng đến năm 2009, vì thế công ty cần có những biện pháp để đẩy mạnh doanh thu, hạn chế rủi ro. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động của công ty em xin đưa ra một số giải pháp sau :
+ Thứ nhất, công ty nên rà soát, xây dựng định mức tiêu thụ nhiên liệu, tìm kiếm địa điểm thích hợp để mua nhiên liệu phù hợp với lộ trình khai thác. Cùng với đó, cần tính toán hợp lý hành trình chạy tàu để giảm thời gian tàu chạy ballast. Nếu một số tàu hoạt động trên tuyến xa không tìm được nguồn hàng có thể đưa về hoạt động trên tuyến gần hơn trong khu vực Đông Nam á, Đông Bắc á để dễ quản lý, điều động và khai thác nguồn hàng. Cùng với đó, công ty sẽ giảm thiểu chi phí bằng cách nâng cao quản lý phụ tùng vật tư, tiết kiệm nhiên liệu, bảo dưỡng tàu tốt để duy trì tình trạng kỹ thuật đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn của đăng kiểm và PSC. Tiếp tục nâng cao trình độ, tay nghề, ý thức kỷ luật lao động và tinh thần chủ động của đội ngũ sỹ quan, thuyền viên trong việc quản lý, khai thác vận hành tàu để hạn chế hư hỏng.
+ Thư hai, công ty nên chủ động đàm phán kéo dài các hợp đồng cho thuê tàu định hạn với mức giá điều chỉnh phù hợp để đảm bảo nguồn thu trong điều kiện thị trường không thuận lợi. Tăng cường đẩy mạnh công tác thị trường như gia hạn và củng cố các chân hàng, tìm kiếm các nguồn hàng ổn định có giá cước tốt, duy trì những khách hàng truyền thống...
+ Thư ba, công ty nên đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường tiềm năng, tìm kiếm các bạn hàng mới, chớp thời cơ trong kinh doanh, lập kế hoạch chiếm lĩnh những nguồn hàng các chủ tàu nước ngoài bỏ lại.
+ Thứ tư, thành lập các văn phòng đại diện tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Nhật Bản, EU, Mỹ... để nghiên cứu, thu thập thông tin về thị trường này. Để hình thành mạng lưới cung cấp dịch vụ tại các thị trường hàng hải lớn hướng tới mở rộng thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam
3.3.7. Đầu tư cho nguồn nhân lực và một số giải pháp dài hạn
+ Đầu tư cho nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là yếu tố hết sức quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty nói chung. Riêng với công ty Hàng hải Vinashin, nguồn nhân lực tử trước đến nay vẫn luôn được xem là một thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của công ty. Đội ngũ các bộ, nhân viên , thuyền viên trong công ty đều là những ngưởi có trách nhiệm cao đối với công việc, có tâm huyết với nghề và gắn bó lâu dài với công ty. Trong chiến lược phát triển dài hạn, công ty cần đặt việc phát triển con người là vấn đề tiên quyết để tạo nên một đội ngũ các bộ nhân viên, thuyền viên có đủ trình độ để tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Một số biện pháp cụ thể như:
Thường xuyên mở các lơp đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho người lao động nhất là đội ngũ thuyền viên. Công ty có thể liên kết lâu dài với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp để thuận tiện đưa cán bộ, nhân viên, thuyền viên đi nâng cao trình độ củng cố tay nghề.
Có kế hoạch cử những cán bộ, thuyền viên đi học hỏi kinh nghiệp của các đơn vị khác trong ngành ở trong nước và nươc ngoài.
Định kỳ công ty cần tổ chức các cuộc thi thuyền viên xuất sắc , nhân viên xuất sắc… trong toàn công ty nhằm kích thích lao động, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ, phat huy sức sang tạo trong kinh doanh.
+ Một số giải dài hạn : Tăng sức cạnh tranh, nâng cao thương hiệu cho công ty bằng việc nâng cao chất lượng phục vụ, tiếp tục đầu tư hoàn thành các dự án dở dang, nâng cấp cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị để đón đầu giai đoạn tăng tốc tiếp theo.Tìm kiếm, huy động nguồn vốn đầu tư và dự phòng rủi ro. Công ty nên phối hợp với các công ty thành viên còn lại trong tập đoàn CNTT Vinashin để tổ chức hội nghị để chia sẻ kinh nghiệm, nguồn hàng, khả năng hỗ trợ lẫn nhau về mặt tài chính để có thể vững vàng vượt qua khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng và suy giảm kinh tế.
3.3.8. Một số giải pháp khác
a. Một số kiến nghị đối với nhà nước:
- Nhà nước nên xây dựng các chỉ tiêu trung bình cho từng ngành, trong đó có ngành vận tải biển để công ty có cơ sở chính xác cho việc đánh giá vị thế của mình, từ đó tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu để từ đó có biện pháp thích hợp.
- Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động vận tải biển, ưu tiên đối với các công ty vận tải trong nước để khuyến khích các công ty này phát triển và tạo thêm điều kiện để cạnh tranh với các công ty vận tải nước ngoài.
- Nhà nước cần có hệ thống dự báo chuẩn về tình hình thị trường, giá cả vận tải và giá cả nhiên liệu,…để các công ty vận tải nói chung có thể căn cứ vào đó mà kịp thời đề ra các phương án kinh doanh hay dự trữ nguyên, nhiên liệu hợp lý.
- Nhà nước cần giải quyết kịp thời việc hoàn thuế GTGT được khấu trừ để công ty có thêm vốn bổ sung cho hoạt động SXKD.
- Trong thời buổi suy thoái, nhà nước cần tạo điều kiện để các công ty có vốn bổ sung cho hoạt động SXKD như: hạ lãi suất cho vay, cấp thêm vốn,...
b. Một số kiến nghị đối với Tập đoàn Vinashin:
- Tập đoàn cần cung cấp các giải pháp về phần mềm kế toán, cho phép nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính kế toán của công ty cũng như ứng dụng tin học mới vào công tác quản lý của công ty.
- Tập đoàn cần có biện pháp điều chỉnh, bổ sung nhân sự cho công ty, đồng thời hướng dẫn, tham mưu cho công ty trong quá trình tìm kiếm, ký kết các hợp đồng vận chuyển, để công ty có thêm doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo phát triển bền vững.
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty hàng hải vinashin.doc