Chuyên đề Giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Bắc Giang (2011-2015)

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU1 CHƯƠNG I. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ VỐN ĐẦU TƯ3 I. Kế hoạch phát triển Kinh tế- Xã hội. 3 1. Khái niệm và phân loại kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội.3 1.1. Khái niệm kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.3 1.2. Phân loại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.3 2. Vai trò và đặc trưng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.4 3. Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (kế hoạch 5 năm). 7 3.1. Khái niệm và vị trí. 7 3.2. Nội dung chủ yếu của kế hoạch 5 năm.7 II. Vốn đầu tư và phân loại vốn đầu tư.8 1.Khái niệm vốn đầu tư.8 2. Phân loại vốn đầu tư8 2.1. Phân loại theo tài sản sản xuất.8 2.2. Theo cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội:. 9 2.2. Theo nguồn hình thành. 11 III. Vai trò của vốn đầu tư trong thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội.13 1. Vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế xã hội. 13 2. Vai trò của vốn đầu tư trong thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội.16 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI (2006-2010) TỈNH BẮC GIANG . 18 I.Tổng quan về tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang. 18 1. Tình hình kinh tế vĩ mô.18 1.1. Những thành tựu đạt được.20 1.2. Những hạn chế còn tồn tại. 25 II. Thực trạng huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2006-2010)30 1. Nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh Bắc Giang đủ để thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2006-2010). 30 2. Tình hình huy động vốn đầu tư của tỉnh Bắc Giang thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội (2006-2010). 32 2.1. Các nguồn huy động vốn đầu tư35 2.2. Về cơ cấu huy động vốn đầu tư theo cơ cấu kinh tế.38 2.3. Đánh giá về việc thu hút đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (2006-2010).38 CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯTHỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI (2011-2015) TỈNH BĂC GIANG . 47 I. Tổng quan về kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội(2011-2015) của tỉnh Bắc Giang.47 1. Mục tiêu về phát triển kinh tế.47 2. Nhu cầu vốn đầu tư cần thiết để thực hiện mục tiêu tăng trưởng.49 3. Quan điểm thu hút vốn đầu tư.51 4. Định hướng thu hút vốn đầu tư51 4.1. Định hướng nguồn thu hút vốn đầu tư51 4.2. Định hướng ngành. 52 II. Giải pháp thu hút vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2011-2015) của tỉnh Bắc giang.53 1. Hoàn thiện quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 53 2. Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp, nông nghiêp và dịch vụ. 54 3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư và lựa chọn đối tác đầu tư54 4. Cải cách về thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. 54 5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư54 6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 54 KẾT LUẬN54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO54 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TSCĐ: Tài sản cố định TSLĐ: Tài sản lưu động UBND: Ủy ban nhân dân SXKD: Sản xuất kinh doanh KH: Kế hoạch XDCB: Xây dựng cơ bản

doc70 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2739 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Bắc Giang (2011-2015), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g giãn, giảm tiến độ các dự án FDI và khó khăn trong thu hút FDI mới vào các khu, cụm công nghiệp. Một trong những dự án quy mô lớn của Tập đoàn Hồng Hải đang được đầu tư tại Cụm CN ô tô Đồng Vàng là Nhà máy thiết bị điện tử Fuhong mặc dù đã hoàn thành việc đầu tư hạ tầng và nhà xưởng  nhưng đã phải giãn tiến độ do thị trường thu hẹp. Không chỉ Hồng Hải, đây là thời kỳ hầu hết các tập đoàn, doanh nghiệp (DN) lớn bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế. Điều đó buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải cơ cấu lại sản xuất, cắt giảm đầu tư   và tập trung điều chỉnh, cơ cấu lại hoạt động sản xuất, kinh doanh tại chính quốc. Do đó, thu hút các dự án FDI mới cũng gặp nhiều khó khăn. Đầu tư trong nước giảm do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. Trước tình hình khó khăn lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan các cấp cố gắng, quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đầu tư vào tỉnh, vượt qua giai đoạn khó khăn này. Mặt khác khi ta xem xét tình hình huy động vốn đầu tư theo cơ cấu ngành kinh tế ta thấy: Qua bảng tình hình thực hiện vốn đầu tư theo cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang (2006-2010) ta thấy: Các ngành nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn thực hiện kế hoạch huy động vốn đầu tư khá tốt và tỉ lệ hoàn thành kế hoạch là rất cao. Đây là hai ngành mà vốn đầu tư huy động chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư ngân sách là chính, vốn đầu tư ngân sách là nguồn vốn ổn định. Còn lại ngành công nghiệp và dịch vụ huy động được rất ít vốn đầu tư và không đạt được so với kế hoạch đề ra là rất lớn. Đây là hai ngành mà vốn đầu tư chủ yếu huy động từ nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, vốn đầu tư của dân cư và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là những nguồn vốn chịu ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng kinh tế thế giới. Chính vì vậy mà việc huy động vốn đầu tư trong những ngành này là rất khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ cuối năm 2008. 2.3.1. Các thành tựu đã đạt được: a. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế, thu hút vốn đầu tư của tỉnh vẫn đạt kết quả tốt Những năm đầu của kế hoạch vốn đầu tư tăng mạnh, vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên bắt đầu tư năm 2008 thu hút vốn đầu tư bị ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế thế giới. Điển hình nhất là tỉnh trạng giãn, giảm tiến độ các dự án FDI mới vào các khu, cụm công nghiệp. Tuy vậy thu hút vốn đầu tư vẫn đạt mức khá so với kế hoạch đề ra: Vốn FDI vẫn đạt 77,16% kế hoạch đề ra Vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước đạt 74,37% đạt mức khá Vốn đầu tư của dân cư đạt 63,96%. Đây là một kết quả chấp nhận được so với tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn vừa qua. b. Đáp ứng tốt nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh đối với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Thứ nhất, đối với các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế: Tuy chưa hoàn thành kế hoạch thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2006- 2010. Nhưng với số lượng vốn đầu tư đã huy động được đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn đầu tư phát triển của các ngành kinh tế. Với công nghiệp- xây dựng: Với số vốn đầu tư đã huy động được, tỉnh đã đầu tư tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng ngành công nghiệp trong các khu công nghiệp đang hoạt động có hiệu quả: Đình Trám, khu công nghiệp Song Khê- Nội Hoàng, cụm công nghiệp ô tô Đồng Vàng. Đồng thời tỉnh cũng đang tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp mới được thành lập và chuẩn bị đi vào hoạt động: Khu công nghiệp Quang Châu, Việt Hàn, Vân Trung. Tỉnh cũng đang hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải trong đó ưu tiên phát triển hệ thống giao thông vận tải đường bộ. Ước tính trong giai đoạn 2006-2010 Bắc Giang vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông vận tải lên đến 1.500 tỷ. Với ngành nông, lâm, thủy sản: Tỉnh đã đầu tư kiên cố hóa hệ thống kênh mương, giao thông nông thôn. Tỉnh cũng đầu tư cho công tác nghiên cứu, lai tạo ra những giống cây trông mới có năng suất cao và hiệu quả kinh tế tạo điều kiện cho kinh tế nông thôn phát triển. Chương trình phát triển nông thôn mới đang được tỉnh triển khai với số vốn đầu tư lên tới 380 tỷ đã và đang đạt được nhiều kết quả tốt. Với ngành dịch vụ đã có tiến bộ rất nhiều: Hệ thống dịch vụ ngân hàng, giao thông vận tải trong tỉnh đã có sự phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng. Các loại hình dịch vụ giải trí ngày càng được đa dạng hóa và phát triển nhanh. Thứ hai, đối với các mục tiêu về xã hội: Với số vốn đầu tư huy động được đã đáp ứng rất tốt nhu cầu vốn đầu tư thực hiện các mục tiêu về xã hội: Đối với giáo dục: Đã xây dựng nhiều trường học mới đạt chất lượng: Đến hết năm 2009 đã xây dụng thêm 20 trường các cấp. đến nay toàn tỉnh có 806 trường với gần 40 vạn học sinh; 100% xã, phường, thị trấn đều có trường mầm non, tiểu học, THCS và trung tâm học tập cộng đồng. Công tác kiên cố hóa trường, lớp học và xây dựng trường chuẩn quốc gia là nhiệm vụ được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Toàn tỉnh đến nay có 349 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 45,9% số trường, tăng 9% so với giai đoạn 2001-2005. Đối với y tế: Tỉnh đã đầu tư, xây dựng và sửa chữa các cơ sở y tế ngày càng đạt chuẩn hơn: Toàn tỉnh hiện có 6 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến tỉnh, 10 bệnh viện đa khoa tuyến huyện và khu vực; 3 phòng khám đa khoa khu vực; 10 trung tâm y tế dự phòng huyện, thành phố; hệ thống y tế trong tỉnh được mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lượng; 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế. Công tác xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã tiếp tục được quan tâm. Đến nay toàn tỉnh có 182 xã đạt chuẩn, chiếm 79,1%; tăng 146 xã so với cuối năm 2005. Các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, lao động việc làm, xoá đói giảm nghèo được triển khai có hiệu quả. Các cấp, ngành tích cực tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc. Triển khai hỗ trợ nhà ở, xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng, hỗ trợ mua máy sản xuất nông nghiệp, trợ giá, trợ cước; cấp sổ khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, người cao tuổi c. Góp phần đẩy nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 34,5-33,5%; Công nghiệp- XD 31,5-32%; Dịch vụ 34-34,5%. Có sự chuyển dịch rõ rệt so với giai đoạn 2001-2005: cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản 45%, Công nghiệp 29,5%%, Dịch vụ 25,5%. Đây là sự chuyển biến khá tích cực và theo đúng xu hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế. 2.3.2. Những tồn tại và hạn chế a. Cơ cấu vốn đầu tư chưa hợp lý: Vốn đầu tư từ trung ương chiếm tỉ lệ cao trong tổn vốn đầu tư: chiếm 22,6% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư từ doanh nghiệp và vốn đầu tư nước ngoài còn ít: Vốn đầu tư từ doanh nghiệp chiếm 22,5%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ chiếm 11,6% tổng số vốn đầu tư. Vốn đầu tư nước ngoài và từ các doanh nghiệp chủ yếu đầu tư vào công nghiệp 90% số vốn đầu tư đầu tư vào công nghiệp. Chỉ có 10% vốn đầu tư vào nông lâm, ngư nghiệp. Vốn đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu là vốn nhà nước. Dẫn đến quá trình chuyển dịch kinh tế còn chậm và kém hiệu quả do bị phân bổ một cách thụ động từ trên xuống. Vốn đầu tư vào ngành dịch vụ còn ít và chưa đáp ứng được nhu cầu vốn để phát triển ngành dịch vụ tương xứng với tiềm năng phát triển. Vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào một số vùng phát triển: Tân Yên, Việt Yên: 100% Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào khu vực này. Do các khu công nghiệp đều nằm ở đây. Còn một số vùng tuy có điều kiện phát triển, tuy nhiên vốn đầu tư vào còn ít: Lạng giang, Yên Dũng. Việc phát triển cơ sở hạ tâng chưa đáp ứng được nhu cầu đã dẫn đến việc các nhà đầu tư chưa tìm được những địa điểm đầu tư mới trong Bắc Giang. Gây ra sự mất cân bằng giữa các vùng đầu tư. b. Số vốn đầu tư đăng kí rất nhiều, tuy nhiên vốn thực hiện rất ít: Trong thời gian 5 năm thực hiện kế hoạch đã thu hút được 64 dự án đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, đưa tổng số đến nay có 499 dự án đầu tư; trong đó có 425 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 23.770 tỷ đồng, vốn thực hiện khoảng 3355tỷ đồng, bằng 14% tổng vốn đăng ký đầu tư; 74 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký 432,9 triệu USD, vốn thực hiện khoảng 120 triệu USD, đạt 27,7%. Có 217 dự án đầu tư trong nước và 36 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài triển khai đi vào hoạt động ổn định. c. Khối lượng vốn đầu tư nước ngoài huy động trong địa bàn tỉnh còn quá ít, chưa tương xứng với tiềm năng. Trong 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (2006-2010), tỉnh chỉ huy động được 2.000 tỷ vốn đầu tư nước ngoài chiếm 9,76% tổng vốn đầu tư xã hội huy động được. Đây là một con số rất thấp không đạt yêu cầu đề ra, mặc dù tỉnh đã đặt mục tiêu thu hút một khối lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không cao. d. Vốn đầu tư chỉ tập trung ở một số khu vực kinh tế trọng điểm Tại các khu vực này với các lợi thế về kết cấu cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ nên khá hấp dẫn các nhà đầu tư còn các vùng khác với điều kiện yếu hơn thì không được các nhà đầu tư chú ý. Vốn đầu tư của tỉnh trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào các huyện là Việt Yên, Tân Yên, Yên Dũng và Thành phố Bắc Giang. Điều này cho thấy chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh và các khu vực còn nghèo và lạc hậu vẫn chưa được chú trọng. 2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan a. Khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn đầu tư của tỉnh trong giai đoạn này. Lượng vốn đầu tư đã giảm rõ rệt khi khủng hoảng kinh tế diễn ra và đang có xu hướng hồi phục vào năm cuối giai đoạn. b. Do điểm xuất phát của tỉnh còn thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Mặc dù trong những năm gần đây tỉnh đã chú trọng nhiều vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên hiện nay thì hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh vẫn còn rất yếu kém. Nhất là hệ thống giao thông vận tải và cơ sở sản xuất trong tỉnh. Chưa hấp dẫn các nhà đầu tư. 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan a. Chưa hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Hiện nay quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh vẫn chưa hoàn thiện. Chất lượng các dự án quy hoạch chưa cao, do chưa đủ về thời gian nên tầm nhìn của quy hoạch chưa rõ. Tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch chưa được đảm bảo, một số quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chưa căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh tầm nhìn đến năm 2020; Một số dự án đầu tư có điều kiện thực hiện nhưng không triển khai thực hiện được do không nằm trong quy hoạch được duyệt. Một số quy hoạch cần thiết phải lập để có định hướng phát triển nhưng chưa được lập. Thời kỳ quy hoạch không thống nhất giữa các dự án quy hoạch. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư muốn đầu tư vào tỉnh, giảm sức hấp dẫn của tỉnh đối với các nhà đầu tư. Để thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn thì tỉnh cần phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của mình. b. Công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh hiện nay là chưa đủ mạnh Tỉnh đã đưa ra nhiều biện pháp xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên vẫn còn rất chậm chạp. Công tác cải cách hệ thống hành chính còn rất chậm, gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Việc quảng bá, giới thiệu về đầu tư trong tỉnh chưa được chú trọng. Ít nhà đầu tư biết đến tỉnh và các điều kiện phát triển của tỉnh. Dẫn đến việc chỉ một số vùng giáp với Bắc Ninh được các nhà đầu tư chú ý. Còn các vùng khác không được nhà đầu tư chú ý đầu tư. Các nhà đầu tư cũng chỉ biết đến những lợi thế phát triển công nghiệp, trong khi tỉnh là một tỉnh nông nghiệp. Ít các nhà đầu tư đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến. Hiện nay tỉnh mới chỉ có 2 công ty chế biến nông lâm sản. Các chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh vào tỉnh vực còn chưa được chú trọng.Chưa có các ưu đãi đối với các nhà đầu tư, không có sự phân biệt giữa các vùng và các loại dự án rõ ràng không tạo ra được động lực thúc đẩy các nhà đầu tư tới nơi mong muốn, hơn nữa cũng chưa đủ để có thể khiến các nhà đầu tư quan tâm hơn tới Bắc Giang. c. Các thủ tục hành chính trong tỉnh còn rườm rà, quản lý nhà nước chưa hiệu quả Hiện nay khi đầu tư vào trong tỉnh thì các nhà đầu tư phải làm rất nhiều thủ tục. Để dự án được thông qua các nhà đầu tư phải chờ đợi trong một thời gian khá dài. Chính điều này đã gây ra tâm lý ngại đầu tư vào tỉnh. Hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài chưa hoàn thiện. Còn nhiều thủ tục rườm rà gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài. Có sự phân biệt đối xử khá lớn giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài. Gây nên sự bất bình của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiệu quả quản lý nhà nước còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Công tác giải quyết vấn đề thắc mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư như cấp giấy phép xây dựng, đầu tư... còn chậm gây khó khăn cho nhà đầu tư. d. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn thấp: Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư về các ngành, các khu vực chưa hợp lý, chưa đưa ra được những chính sách thu hút vốn đầu tư hiệu quả. Hiệu quả vốn đầu tư còn chưa cao, công tác giải ngân vốn đầu tư chậm, thất thoát vốn đầu tư còn nhiều. Việc giải ngân nguồn vốn đầu tư của trung ương ra rất chậm, gây cản trở việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc biệt việc thất thoát vốn đầu tư là khá lớn, gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và niềm tin của các nhà đầu tư. Nhất là các dự án vốn do trung ương rót xuống để xây dựng cơ sở hạ tầng. Dẫn đến chất lượng của các dự án không cao, công trình nhanh xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu phát triển. Để hấp dẫn các nhà đầu tư tỉnh cần thiết phải tăng cường kiểm tra, thanh tra và thay đổi trong công tác quản lý nhà nước để hoạt động quản lý nhà nước hiệu quả hơn. e. Chất lượng nguồn nhân lực thấp, không hấp dẫn các nhà đầu tư. Nguồn nhân lực có chất lượng còn thiếu, chủ yếu là lao động phổ thông, tay nghề thấp; tác phong và ý thức lao động công nghiệp hạn chế. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh, giảm sự hấp dẫn của vào tỉnh đối với các nhà đầu tư. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ của tỉnh còn nhiều mặt hạn chế. Một bộ phận cán bộ khoa học và công nghệ bất cập về kiến thức, năng lực và trình độ trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh. Thiếu cán bộ đầu đàn ở nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ, cán bộ giỏi về khoa học quản lý và chuyên gia công nghệ có trình độ cao. Có sự mất cân đối về ngành nghề đào tạo. Đội ngũ công nhân kỹ thuật thiếu cả về chất lượng và số lượng, ít công nhân có tay nghề cao (bậc 7/7). Lực lượng cán bộ tham gia công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ của tỉnh còn mỏng, trình độ có mặt hạn chế, không chuyên sâu, chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu về một số vấn đề phức tạp, đòi hỏi hàm lượng khoa học và công nghệ cao. CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI (2011-2015) TỈNH BĂC GIANG I. Tổng quan về kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội(2011-2015) của tỉnh Bắc Giang. 1. Mục tiêu về phát triển kinh tế. Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 là phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững; tăng cường tiềm lực phát triển của địa phương. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế; đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đổi mới mạnh mẽ khoa học và công nghệ; nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội. Bảng 3.1: Mục tiêu phát triển Kinh tế 5 năm phát triển kinh tế xã hội(2011-2015) của tỉnh Bắc Giang. Chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng 1.Tổng sản phẩm quốc dân(%) 11-12% Công nghiệp- xây dựng 18,2-19,2% Nông, lâm, thủy sản 2,8-3,3% Dịch vụ 10-11% 2.Cơ cấu kinh tế(%) Công nghiệp- xây dựng 39-39,5% Nông, lâm, thủy sản 24,5-25,5% Dịch vụ 35,5-36% 3.Giá trị sản xuất/1ha đất nông nghiệp(Triệu VND) 65,8 4. Kim ngạch xuất khẩu( Triệu USD) 530 5.Thu ngân sách( Tỉ VND) 3.500 6. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hộ(Tỷ VND) 40000-45000 7. Tỉ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia.(%) 100% 8. Mức giảm tỉ lệ sinh(%) 0.2%o 9. Tỉ lệ hộ nghèo(%) <10% 10. Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng(%) <15% 11. Tỷ lệ lao động qua đào tạo.(%) 43% 12. Số việc làm mới được tạo thêm 26.500 13. Tỉ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước hợp vệ sinh(%) 99% 14. Tỉ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (%) 88% 15. Tỷ lệ hộ được công nhận gia đình văn hóa(%) 86% Nguồn: Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (2011 – 2015) Trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (2011-2015) chúng ta cũng có rất nhiều thuận lợi: Với vị trí địa lý gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; có hệ thống giao thông tương đối thuận tiện; đất đai rộng, nguồn lao động trẻ, có sức hấp dẫn thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp - dịch vụ và xuất khẩu. Một số dự án lớn dự kiến đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng tỷ trọng cơ cấu ngành công nghiệp và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất tiếp tục được tăng cường. Có điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển mạng lưới khu công nghiệp lớn gắn với mạng lưới khu công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh; những kết quả bước đầu trong việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên chúng ta cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: Hạ tầng sơ sở kinh tế- xã hội còn yếu và chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông. Các tuyến giao thông nối với các tỉnh, thành phố lân cận và hệ thống giao thông huyết mạch từ trung tâm tỉnh lỵ đi các huyện, phần lớn là đường nhỏ, xuống cấp, một số đoạn vượt sông chưa có cầu, nên rất khó khăn cho giao lưu hàng hóa, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Chất lượng nguồn nhân lực thấp, phần lớn lao động chưa qua đào tạo, trình độ tay nghề, tác phong, ý thức kỷ luật trong lao động công nghiệp còn hạn chế. Trình độ quản lý, ngoại ngữ, tin học và hiểu biết pháp luật, nhất là thông lệ quốc tế của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức và doanh nhân còn nhiều bất cập, chưa theo kịp yêu cầu hội nhập. Công tác cải cách hành chính chưa theo kịp yêu cầu phát triển. An ninh, trật tự an toàn xã hội vẫn còn tiểm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định về trật tự xã hội; tình hình tai nạn giao thông, tội phạm hình sự và ma tuý, tệ cờ bạc, số đề còn diễn biến phức tạp. Tóm lại: Để thực hiện tốt kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội Bắc Giang giai đoạn 2011-2015 tỉnh cần phải tận dụng và phát huy tối đa những điều kiện thuận lợi của tỉnh. Đồng thời cố gắng giải quyết những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. 2. Nhu cầu vốn đầu tư cần thiết để thực hiện mục tiêu tăng trưởng. Về nhu cầu: Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 11%-12%/năm, cần huy động khoảng 40-45 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, gấp khoảng 2 lần so 5 năm trước Về khả năng và định hướng thu hút vốn đầu tư phát triển: Trong 5 năm tới, cần tranh thủ tối đa nguồn vốn từ bên ngoài, đồng thời huy động mạnh mẽ nguồn lực từ trong dân cư và doanh nghiệp, giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh. Dự báo với những dự án đã có và tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trong 5 năm qua, tính toán khả năng có thể huy động được 46.704 tỷ đồng. Cụ thể những mục tiêu về thu hút vốn đầu tư thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong kế hoạch 5 năm tỉnh Bắc Giang (2011-2015) như sau: Bảng 3.2: Kế hoạch vốn đầu tư tỉnh Bắc Giang (2011-2015) (đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu KH 2011 KH 2012 KH 2013 KH 2014 KH 2015 Tổng 1. Tổng đầu tư toàn xã hội 6570 7987 9371 10618 12158 46704 a. Vốn do địa phương quản lý 5716 6949 8153 9238 10648 40.704 Trong đó: Vốn đầu tư ngân sách nhà nước 1544 1876 2201 2494 2966 11.081 Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước 160 195 228 259 298 1.140 Vốn đầu tư của doanh nghiệp 1143 1390 1631 1848 2115 8.127 Vốn đầu tư của dân cư 1887 2293 2691 3049 3702 13.622 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 982 1195 1402 1500 1615 6.694 b. Vốn do trung ương đầu tư trên địa bàn 854 1038 1118 1280 1410 5700 2. Phân theo cơ cấu ngành 6570 7987 9371 10618 12158 46704 a. Các ngành sản xuất và hạ tầng kinh tế Công nghiệp 1314 1597 1874 2123 2432 9340 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 1380 1677 1968 2230 2552 9807 Quản lý nhà nước 131 160 187 212 244 934 Giao thông 1511 1837 2156 2442 2795 10741 Văn hóa thông tin, bưu chính viễn thông 486 591 694 786 899 3456 b. Cơ sở hạ tầng xã hội Phát triển đô thị 591 719 843 956 1094 4203 Giáo dục đào tạo 453 551 647 733 838 3222 Y tế, dịch vụ xã hội 572 695 815 924 1057 4063 c. Các ngành, lĩnh vực khác 132 158 188 210 250 938 ( Nguồn: kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (2011-2015)) Qua bảng trên ta thấy: Tỉnh đã tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn, số vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh cũng khá lớn so với giai đoạn trước. Cụ thể cơ cấu thu hút vốn từ các nguồn như sau: (1) Vốn ngân sách nhà nước: 11.081 tỷ đồng, chiếm 23,7% (2) Vốn đầu tư của trung ương trên địa bàn tỉnh: 5700 tỷ đồng, chiếm 12,2% (3) Vốn trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư: 1.140 tỷ đồng, chiếm 2,4% (4) Vốn đầu tư của doanh nghiệp và HTX: 8127 tỷ đồng, chiếm 17,4% (5) Vốn đầu tư nước ngoài (FDI, NGO): 6694 tỷ đồng, chiếm 14,3%; (6) Vốn đầu tư của dân cư và hộ cá thể: 13622 tỷ đồng, chiếm 29,17% Số vốn cần huy động thêm để thực hiện mục tiêu tăng trưởng:là: 28.443 tỷ đồng. Đây là một số vốn cần huy động rất lớn so với giai đoạn 2006-2010. Để thu hút được đủ số vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh giai đoạn 2011-2015 tỉnh cần phải nỗ lực hết sức tận dụng tối đa nội lực của tỉnh và tăng cường thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. 3. Quan điểm thu hút vốn đầu tư. Để thực hiện được các mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội. Vấn đề thu hút vốn đầu tư là một vấn đề rất quan trọng. Quan điểm thu hút vốn đầu tư của tỉnh là: Thứ nhất:Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp: Tập trung phát triển những vùng có tiềm năng phát triển công nghiệp. Tận dụng lợi thế so sánh về giao thông vận tải, nguồn nhân lực để phát triển. Thứ hai: Nguồn vốn ODA và của trung ương sẽ được ưu tiên sử dụng cho các chương trình dự án thuộc lĩnh vực: phát triển nông nghiệp và nông thôn, xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại, xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực... 4. Định hướng thu hút vốn đầu tư 4.1. Định hướng nguồn thu hút vốn đầu tư Để đạt được mục tiêu huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội như đã đề ra là rất khó khăn. Khi mà nguồn lực nội tại trong tỉnh còn nhỏ, do vậy điều quan trọng là phải chủ động và tích cực tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài, huy động được tổng lực các nguồn vốn đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cần xác định nguồn vốn trong nước là quan trọng, nguồn vốn nước ngoài mang tính quyết định trong việc đảm bảo cân đối được nguồn vốn đầu tư cho giai đoạn sau 2010, đồng thời là yếu tố quyết định tạo đột phá để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Thu hút được vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài còn có tác động kéo theo công nghệ mới, tạo đà cho thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4.2. Định hướng ngành Ngành công nghiệp xây dựng Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ cao: Điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học. Hết sức coi trọng thu hút vốn FDI với chuyển giao công nghệ. Đối với các ngành công nghiệp phụ trợ cần khuyến khích đầu tư vào để giảm chi phí nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp. Ngành nông, lâm, thủy sản Khuyến khích các dự án đầu tư về công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích dự án đầu tư cho công nghệ chế biến thực phẩm, bảo quản sau thu hoạch để nâng giá trị sản phẩm, tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, đặc biệt xuất khẩu. Khuyến khích FDI tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông, lâm nghiệp như các công trình thủy lợi, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống giao thông nội đồng... Ngành dịch vụ Khuyến khích mạnh vốn ĐTNN vào các ngành du lịch, y tế, giáo dục-đào tạo. Mở cửa theo lộ trình các lĩnh vực dịch vụ “nhạy cảm” như ngân hàng, tài chính, vận tải, viễn thông, bán buôn và bán lẻ và văn hoá. Khuyến khích ĐTNN tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các phương thức thích hợp gồm BOT, BT để xây dựng cảng biển, cảng hàng không, đường cao tốc, đường sắt, viễn thông, cấp nước, thoát nước… nhằm góp phần nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. II. Giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2011-2015) của tỉnh Bắc giang. 1. Hoàn thiện quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Để đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế theo đúng định hướng đã đề ra thì tỉnh cẩn phải chú trọng trong công tác quy hoạch phát triển. Công tác quy hoạch phải được tiến hành thường xuyên. Việc xem xét, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo định kỳ là 5 năm một lần. Hàng năm, trên cơ sở đánh giá thực hiện quy hoạch, nếu cần thay đổi, điều chỉnh, bổ sung cục bộ hoặc trong trường hợp xuất hiện những yếu tố mới làm thay đổi từng phần nội dung quy hoạch đã được phê duyệt, quy hoạch đó phải được nghiên cứu điều chỉnh cục bộ kịp thời cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế. Việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo tính kế thừa, chỉ điều chỉnh những nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tế và bổ sung quy hoạch cho 5 năm tiếp theo. Trong bản quy hoạch phải thể hiện được rõ tầm nhìn, sự bố trí chiến lược về thời gian và không gian lãnh thổ như định hướng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng một cách rõ ràng. Giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư vào trong tỉnh. Ngoài quy hoạch tổng thể cần có các quy hoạch chức năng: quy hoạch ngành công nghiệp, nông nghiệp, quy hoạch giao thông vận tải... Trong lĩnh vực đầu tư phát triển, những dự án có quy mô và vốn đầu tư lớn, các dự án hợp tác đầu tư với nước ngoài chỉ được xem xét khi đã có danh mục đầu tư trong quy hoạch hoặc phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.  2. Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp, nông nghiêp và dịch vụ Hiện nay cơ sở hạ tầng của tỉnh vẫn còn rất yếu kém, không hấp dẫn các nhà đầu tư vào trong tỉnh. Để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh, điều tỉnh cần làm là: Thứ nhất, tỉnh cần chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy. Đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống giao thông đường bộ. Tận dụng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ trung ương, vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh xây dựng hệ thống giao thông đường bộ. Thứ hai, quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp để nâng cao khả năng hấp thụ vốn đầu tư. Chuẩn bị đủ nhân lực và tạo điều kiện thuận lợi để đón bắt cơ hội thu hút thêm dự án vào địa bàn khi nền kinh tế phục hồi. Để tiếp tục thực hiện có kết quả mục tiêu chống suy giảm kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Trong kế hoạch năm 2011- 2015 cần tiếp tục tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của TW cho tỉnh; đồng thời việc bố trí danh mục công trình đầu tư XDCB theo hướng tiếp tục tập trung cho những dự án cấp thiết, sớm phát huy hiệu quả; hạn chế các công trình khởi công mới chưa thật cần thiết. Thứ ba, Đối với cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn: tỉnh cần tăng cường đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn. Với mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng kinh tế thị trường thì việc phát triển hệ thống giao thông nông thôn là một việc rất cần thiết và phải làm ngay. Đồng thời cần phải tiếp tục công tác hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông thôn. Thứ tư, kiên quyết không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất Khu Công nghiệp. Tiến hành rà soát các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn để có hướng xử lý đối với từng loại dự án. 3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư và lựa chọn đối tác đầu tư Xúc tiến đầu tư là một cách quảng cáo nhằm cung cấp thông tin cần thiết để hấp dẫn các nhà đầu tư. Hoạt động xúc tiến đầu tư ở Bắc Giang hiện nay rất kém, thiếu thiết bị, thiếu trình độ năng lực. Hầu hết họ mới chỉ đảm nhận chức năng tư vấn môi giới còn chức năng tác nghiệp thì rất kém. Hệ thống xúc tiến tổ chức manh mún, thiếu tính đồng bộ, thiếu tính thống nhất. Trước thực trạng đó để tăng cường thu hút vốn đầu tư thì vấn đề Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư là rất cấp thiết. Tiến hành đồng bộ sáu nhóm giải pháp cấp bách Chính phủ đã thông qua để thu hút và quản lý tốt hơn nguồn vốn FDI trong thời gian tới. Khai thác tối đa nguồn vốn ODA để bổ sung tăng thêm vốn cho đầu tư phát triển. Xây dựng, bổ sung và công bố công khai các quy hoạch phát triển ngành, vùng kinh tế, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch phát triển đô thị, các quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị để chủ động thu hút đầu tư. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo hình thức BOT, BTO, BT nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ công tác thu hút đầu tư; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện, nhất là mặt bằng các khu công nghiệp để chủ động đón làn sóng đầu tư nước ngoài vào tỉnh. Tập trung cao cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng các Khu công nghiệp: Quang Châu, Song Khê - Nội Hoàng, Vân Trung, Việt Hàn, chuẩn bị tốt các điều kiện về mặt bằng sản xuất cho các nhà đầu tư; xây dựng và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu như điện, nước, thông tin liên lạc... phục vụ các nhà đầu tư nước ngoài triển khai thuận lợi các dự án đầu tư. Đổi mới và nâng cao công tác xúc tiến, vận động đầu tư, trên cơ sở ngiên cứu thị trường và nhu cầu của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Ưu tiên vận động các tập đoàn lớn, nhằm thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ tiến tiến vào các khu công nghiệp. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ cơ sở về nhiệm vụ thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư đầu tư và địa bàn. Tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của các cấp, ngành, cán bộ công chức và nhân dân trong việc quảng bá, tiếp thị hình ảnh địa phương, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, cởi mở và thân thiện với nhà đầu tư. Tăng cường công tác đối thoại với các nhà đầu tư, kịp thời trợ giúp, tháo gỡ khó khăn, ách tắc cho các doanh nghiệp, nhất là về thủ tục thẩm định phê duyệt dự án, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, giải phóng mặt bằng và cho thuê đất. Bổ xung, sửa đổi chính sách ưu đãi và trình tự, thủ tục đầu tư trên địa bàn theo Luật Đầu Tư và Luật Doanh Nghiệp. Rà soát thủ tục hành chính trong các quan nhà nước từ tỉnh đến huyện và xã, bãi bỏ những quy định, thủ tục hành chính không cần thiết, giảm thời gian chờ giải quyết các thủ tục hành chính. Xúc tiến quy hoạch và lập danh mục dự án ưu tiên vận động đầu tư phù hợp trong từng giai đoạn, chú trọng cung cấp thông tin về lợi thế so sánh tương đối của mỗi dự án, nhằm kịp thời đón bắt cơ hội đầu tư mới… Gắn phát triển công nghiệp, dịch vụ với giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác; tăng cường giải quyết việc làm và cho vay vốn để xuất khẩu lao động và phát triển ngành nghề, chuyển đổi nghề, tăng thu nhập cho nông dân nơi bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhằm đảm bảo đời sống nhân dân ổn định, từng bước có thu nhập cao hơn trước. Thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư chuyên nghiệp, có năng lực tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư bài bản. Xây dựng danh mục dự án đầu tư trong nước và nước ngoài. Để quảng bá và tuyên truyền về sức hấp dẫn của tỉnh cho các nhà đầu tư. Việc xây dựng danh mục các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài là việc rất quan trọng. Tập trung xây dựng các chương trình, dự án đầu tư có hiệu quả của tỉnh. Kêu gọi các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đầu tư vào tỉnh. Song song với hoạt động xúc tiến đầu tư chúng ta cần có sự lựa chọn đối tác đầu tư. Không phải đối tác nào cũng được hoan nghênh mặc dù chúng ta đang rất cần vốn của những đối tác này. Việc làm này nhằm mục đích tạo ra sự ổn định, lành mạnh trong môi trường đầu tư của tỉnh. Để làm được điều đó theo tôi chúng ta cần đặt mối quan hệ lâu dài với các đối tác, các đối tác cần có năng lực tài chính, trình độ khoa học công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho chúng ta. Cần phát hiện và loại trừ các đối tác có tư tưởng kinh doanh manh mún, chộp giật, lừa đảo... 4. Cải cách về thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước Khẩn trương tiến hành rà soát, làm rõ những hạn chế, thiếu sót trong những quy định, thủ tục hành chính không còn phù hợp làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bãi bỏ hoặc sửa đổi những quy định không còn phù với tình hình mới. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI). Lấy hiệu qủa cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh và sự ghi nhận của người dân, doanh nghiệp đối với chính quyền và cán bộ công chức làm thước đo của cải cách thủ tục hành chính . Hoàn thiện luật đầu tư: Hiện nay luật đầu tư vẫn chưa được hoàn thiện. Còn nhiều điển bất cập, các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn do nhà nước can thiệp quá sâu vào tỉnh hình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp chịu sức ép từ nhiều cơ quan nhà nước, có sự phân biệt với nhà đầu tư trong nước. Gây nhiều khó khăn và phiền hà cho các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư là nhân tố kìm hãm hoặc thúc đẩy sự gia tăng các hoạt động đầu tư thông qua các cơ chế, chính sách, thủ tục ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy cần nhanh chóng hoàn thiện luật đầu tư nói chung và luật đầu tư nước ngoài nói riêng, nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo sự công bằng cho các nhà đầu tư. Nâng cao hiệu lực quản lý điều hành của các ngành, các cấp. Đẩy nhanh thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và hoàn thành tiêu chuẩn ISO cho các cơ quan quản lý nhà nước. Nâng cao trách nhiệm cá nhân của các cán bộ công chức. Chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc theo hướng tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính. Tập trung chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong chỉ đạo điều hành, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị theo tinh thần Quyết định số 126/2008/QĐ-UBND ngày 03/12/2008 về ban hành Quy định tiêu chí, cách đánh giá, xếp loại trách nhiệm người đứng đầu Sở, cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thành phố trong thi hành công vụ và yêu cầu người đứng đầu cấp trên tiến hành đánh giá, xếp loại trách nhiệm của người đứng đầu cấp dưới trực tiếp (là các trưởng phòng, chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn) trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện ở một số lĩnh vực mà dư luận xã hội quan tâm như: Quản lý đất đai; đầu tư XDCB; chi tiêu ngân sách; cải cách hành chính; quản lý chất lượng giống cây trồng, vật nuôi; vệ sinh an toàn thực phẩm; đào tạo nghề; hành nghề y dược tư nhân... Phát hiện, rà soát các vụ việc có liên quan đến hành vi tham nhũng để điều tra xử lý, sớm đưa các vụ án đã phát hiện ra xét xử. Kiên quyết xử lý chủ dự án, chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết; đồng thời nghiêm khắc xử lý các trường hợp gây phiền hà, nhũng nhiễu Doanh nghiệp, nhà đầu tư; kiên quyết điều chuyển những cán bộ có dư luận nhũng nhiễu, tiêu cực trong cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Tăng cường thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư và xây dựng của các chủ đầu tư và BQL dự án. Quản lý chặt chẽ sử dụng vốn nhà nước, nâng cao năng lực của chủ đầu tư và tiếp tục thực hiện tăng cường phân cấp mạnh cho các đơn vị cơ sở Cải tiến các thủ tục hành chính theo hướng nhanh, gọn. Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Đào tạo cán bộ địa phương có trình độ, có phẩm chất và năng lực làm việc. 5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Đối với việc sử dụng vốn đầu tư: để tăng hiệu quả vốn đầu tư tỉnh phải đẩy mạnh công tác giải ngân vốn, tăng cường thanh tra kiểm tra việc sử dụng vốn đầu tư tại các cơ quan tránh hiện tượng tham ô, thất thoát vốn đầu tư. Cần có hướng sử dụng vốn đầu tư rõ ràng để đạt hiệu quả cao nhất cụ thể như sau: Vốn ngân sách, vốn ODA: Vốn ngân sách chủ yếu đầu tư vào kết cấu hạ tầng công cộng, hạ tầng ngoài hàng rào KCN và hỗ trợ phát triển thông qua chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm… Đáp ứng nhu cầu hỗ trợ phát triển giáo dục, y tế và khoa học công nghệ. Nguồn vốn vay ODA sử dụng vào các công trình cung cấp nước sạch, hạ tầng giao thông, thủy lợi, hỗ trợ đào tạo nghề, hướng nghiệp và bảo vệ môi trường gồm cả trồng, bảo vệ rừng phòn g hộ, rừng đặc dụng. Vốn FDI: Tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp trọng điểm có công nghệ cao, sản phẩm hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh, vốn đầu tư từ dân cư: Chủ yếu tập trung cho phát triển sản xuất, tăng cường năng lực trang thiết bị và phát triển sản xuất hàng hóa công nghiệp, phát triển dịch vụ, TTCN và ngành nghề nông thôn. Chú trọng nâng cao hiệu quả đầu tư, coi đây là một giải pháp quan trọng để bù đắp, cân đối nguồn vốn đầu tư thiếu hụt, gắn với việc tổ chức tốt việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong xã hội và chống tiêu cực, tham nhũng trong sử dụng vốn ngân sách nhà nước. 6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển. Nếu chỉ có vốn mà không có con người thì nguồn vốn đó cũng trở nên vô ích. Ở tỉnh Bắc Giang hiện nay, nguồn nhân lực còn rất nhiều bất cập: Nguồn nhân lực có chất lượng còn thiếu, chủ yếu là lao động phổ thông, tay nghề thấp; tác phong và ý thức lao động công nghiệp hạn chế. Một bộ phận cán bộ khoa học và công nghệ bất cập về kiến thức, năng lực và trình độ trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh. Thiếu cán bộ đầu đàn ở nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ, cán bộ giỏi về khoa học quản lý và chuyên gia công nghệ có trình độ cao. Có sự mất cân đối về ngành nghề đào tạo. Đội ngũ công nhân kỹ thuật thiếu cả về chất lượng và số lượng, ít công nhân có tay nghề cao (bậc 7/7) Thứ nhất, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập: Tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là một trong những biện pháp quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư và tham gia hội nhập quốc tế; Khuyến khích phát triển hệ thống đào tạo, dạy nghề với nhiều thành phần kinh tế tham gia theo hướng xã hội hoá; đổi mới hoạt động của các cơ sở đào tạo theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, mở rộng hợp tác liên kết trong đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thứ hai, tiến hành đào tạo lại những cán bộ quản lý, công nhân kĩ thuật bằng các khóa huấn luyện ngắn ngày hoặc dài ngày tại các trường, trung tâm đào tạo hay tại chính doanh nghiệp. Thứ ba, có những chính sách thu hút nhân tài về tỉnh: Bắc Giang là tỉnh có tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng rất cao so với cả nước. Tuy nhiên số lượng sinh viện sau khi ra trường trở về Bắc Giang xây dựng quê hương là rất ít. Nguyên nhân chủ yếu là do tỉnh chưa có nhiều những chính sách thu hút nhân tài, không tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sinh viên về xây dựng quê hương. Đây là một sự lãng phí rất lớn trong khi tỉnh vẫn còn thiếu về chất lượng và số lượng cán bộ quản lý. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của tỉnh so với các tỉnh khác. Vì vậy tỉnh cần phải tăng cường công tác thu hút nhân tài về tỉnh qua những chính sách ưu tiên cho sinh viên trong tỉnh ra trường về tỉnh làm như hỗ trợ về nhà ở... Mục đích của những giải pháp trên đây là tạo một môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư đáp nhu cầu vốn đầu tư cho kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (2011-2015) KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Giang, sau thời gian tìm hiểu thực tế về các hoạt động của sở nhất là trong công tác lập kế hoạch vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015. Tôi nhận thấy rằng với một tỉnh trung du miền núi phía bắc nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng nếu Bắc Giang biết tận dụng tối đa những lợi thế sẵn có của mình, tạo môi trường tốt cho các nhà đầu tư thì việc đạt được các mục tiêu trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 không quá khó khăn. Bắc Giang cũng đã áp dụng nhiều biện pháp để tăng cường thu hút vốn đầu tư vào tỉnh: xây dựng cơ sở hạ tầng, thành lập các khu công nghiệp, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư… Với những biện pháp này Bắc Giang cũng đã thu được những thành tựu nhất đinh. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều tồn tại, hạn chế cần phải giải quyết. Bắc giang cần có những phương hướng, giải pháp cụ thể để thu hút được nhiều vốn đầu tư vào tỉnh, đảm bảo đủ vốn đầu tư thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015. Trong chuyên đề này tôi có đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh. Tôi hy vọng những giải pháp này sẽ giúp tỉnh thu hút vốn đầu tư đạt được kế hoạch vốn đầu tư đã đề ra. Giúp cho tỉnh phát triển nhanh, bền vững theo kịp sự phát triển của đất nước. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới TH.S Nguyễn thị Hoa, các thầy cô trong khoa kế hoạch và phát triển, các bác, các cô trong Sở kế hoạch và đầu tư đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành chuyên đề này. Do trình độ có hạn cộng với sự hạn chế về thời gian nên bài viết của tôi không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, các anh chị và các bạn. Tôi xin trân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2010 Sinh viên thực hiện Dương Ái Bình DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang 2006-2010. Báo cáo thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (2006-2010) Báo cáo tình hình thu hút vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (2006-2010) Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang 2011-2015 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang. Giáo trình kế hoạch hóa phát triển (PGS . TS NGÔ THẮNG LỢI) Giáo kinh tế phát triển – NXB lao động xã hội 2008 Giáo trình kinh tế đầu tư- NXB thống kê 2008 Các website tham khảo: website của sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Giang: www.bacgiangdpi.gov.vn website của uy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang: www.bacgiang.gov.vn DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn (2006-2010) 21 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ VỐN ĐẦU TƯ 3 I. Kế hoạch phát triển Kinh tế- Xã hội 3 1. Khái niệm và phân loại kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội. 3 1.1. Khái niệm kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 3 1.2. Phân loại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 3 2. Vai trò và đặc trưng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 4 3. Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (kế hoạch 5 năm) 7 3.1. Khái niệm và vị trí 7 3.2. Nội dung chủ yếu của kế hoạch 5 năm. 7 II. Vốn đầu tư và phân loại vốn đầu tư. 8 1. Khái niệm vốn đầu tư. 8 2. Phân loại vốn đầu tư 8 2.1. Phân loại theo tài sản sản xuất. 8 2.2. Theo cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: 9 2.2. Theo nguồn hình thành 11 III. Vai trò của vốn đầu tư trong thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội. 13 1. Vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế xã hội 13 2. Vai trò của vốn đầu tư trong thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội. 16 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI (2006-2010) TỈNH BẮC GIANG 18 I. Tổng quan về tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang 18 1. Tình hình kinh tế vĩ mô. 18 1.1. Những thành tựu đạt được. 20 1.2. Những hạn chế còn tồn tại 25 II. Thực trạng huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2006-2010) 30 1. Nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh Bắc Giang đủ để thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2006-2010) 30 2. Tình hình huy động vốn đầu tư của tỉnh Bắc Giang thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội (2006-2010) 32 2.1. Các nguồn huy động vốn đầu tư 35 2.2. Về cơ cấu huy động vốn đầu tư theo cơ cấu kinh tế. 38 2.3. Đánh giá về việc thu hút đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (2006-2010). 38 CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI (2011-2015) TỈNH BĂC GIANG 47 I. Tổng quan về kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội(2011-2015) của tỉnh Bắc Giang. 47 1. Mục tiêu về phát triển kinh tế. 47 2. Nhu cầu vốn đầu tư cần thiết để thực hiện mục tiêu tăng trưởng. 49 3. Quan điểm thu hút vốn đầu tư. 51 4. Định hướng thu hút vốn đầu tư 51 4.1. Định hướng nguồn thu hút vốn đầu tư 51 4.2. Định hướng ngành 52 II. Giải pháp thu hút vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2011-2015) của tỉnh Bắc giang. 53 1. Hoàn thiện quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế xã hội của tỉnh 53 2. Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp, nông nghiêp và dịch vụ 54 3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư và lựa chọn đối tác đầu tư 54 4. Cải cách về thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước 54 5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 54 6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 54 KẾT LUẬN 54 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TSCĐ: Tài sản cố định TSLĐ: Tài sản lưu động UBND: Ủy ban nhân dân SXKD: Sản xuất kinh doanh KH: Kế hoạch XDCB: Xây dựng cơ bản TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ HOẠCH & PHÁT TRIỂN CHUYÊN NGÀNH KẾ HOẠCH Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là : Dương Ái Bình, sinh viên lớp Kế hoạch 48A, khoa Kế hoạch & Phát triển Tôi xin cam đoan đề tài: “Giải pháp thu hút vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (2011 - 2015)” là do tôi tự tìm tài liệu và tự viết dưới sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Hoa và sự giúp đỡ của Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bắc Giang. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2010 Sinh viên thực hiện Dương Ái Bình NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Phụ lục: Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư tỉnh Bắc Giang (2006-2010) (đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2006-2010 KH 2006 TH 2006 KH 2007 TH 2007 KH 2008 TH 2008 KH 2009 TH 2009 KH 2010 ƯTH 2010 Tổng Tổng Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch 1. Tổng đầu tư toàn xã hội 3523 3245 4600 4658 5500 4190 5855 2018 6384 6384 25.862 20495 79,25% a. Vốn do địa phương quản lý 3080 3013 4356 4411 5335 3955 5728 1754 6196 6129 24695 19269 78,03% Trong đó: Vốn đầu tư ngân sách nhà nước 580 880 856 915 1211 1200 1342 1345 1546 1595 5535 5935 107,23% Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước 52 52 48 48 75 74 93 90 130 70 398 334 83,92% Vốn đầu tư của doanh nghiệp 1000 755 1112 1015 1324 1024 1420 642 1464 1264 6320 4700 74,37% Vốn đầu tư của dân cư 1015 980 1800 1000 2280 1275 2300 790 2455 2055 9850 6300 63,96% Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 485 485 540 425 645 460 673 200 880 430 2592 2000 77,16 b. Vốn do trung ương đầu tư trên địa bàn 443 232 251 247 175 235 163 264 198 255 1230 1233 100,24% 2. Phân theo cơ cấu ngành 3523 3245 4600 4658 5500 4190 5855 2018 6384 6384 25862 20495 79,25% a. Các ngành sản xuất và hạ tầng kinh tế Công nghiệp 610 610 750 650 835 735 986 786 1069 953 4250 3733 87,84% Nông, lâm nghiệp và thủy sản 837 837 997 1097 1008 1288 1058 758 1100 813 5000 4792 95,84% Quản lý nhà nước 121 121 173 173 149 149 129 129 208 214 780 786 100,77% Giao thông 1256 1456 1374 1374 1180 880 1009 909 1181 1064 6000 5683 94,72% Văn hóa thông tin, bưu chính viễn thông 87 87 95 85 186 186 198 158 234 234 800 749 93,62% b. Cơ sở hạ tầng xã hội Phát triển đô thị 83 77 149 10.9 367 36.7 530 53.0 371 37.1 1500 1454 96,93 Giáo dục đào tạo 172 173 439 43.9 559 55.9 703 70.3 717 71.7 2590 2590 100% Y tế, dịch vụ xã hội 73 73 70 7.0 98 9.8 157 15.7 310 31.0 708 708 100% c. Các ngành, lĩnh vực khác 697 697 789 789 877 877 928 928 933 933 4224 4224 100%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang (2011-2015).DOC
Luận văn liên quan