Chuyên đề Giám sát thi công kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và kết cấu gạch đá

Xây móng, tường đá hộc: - Trước khi xây cần dọn sạch mặt bằng, bóc hết đất hữu cơ, bùn đất, đ ất có lẫn vôi, gạch. - Phân loại đá ra các kích cỡ để sử dụng: đá to dùng xây phần móng, phần chân tường, góc tường, không được xây tập trung đá to một chỗ, đá nhỏ một chỗ. - Khi xây lớp đầu tiên phải chọn các viên đá to, nâng đá bằng hai tay và dỗ mạnh xuống nhiều lần cho đá lún một phần dưới đất. - Khi xây móng, tường dày dùng đá to xây hai bên mặt tường, mặt móng trư ớc, đá nhỡ xây trong lõi tường. - Quy cách xây như sau: Đặt m ặt to của hòn đá xuống trước, ướm thử, dùng búa sửa lại cho hòn đá nằm đúng thế, khít với vị trí. Sau khi ư ớm và sửa, nhấc hòn đá lên, cho vữa vào, đặt hòn đá vào vị trí rồi lấy tay lay, lấy búa gỗ nện vào hòn đá cho vữa phùi ra các mặt xung quanh. Cho thêm vữa vào mạch đứng và dùng que sắt chọc, chèn thêm đá dăm cho đầy mạch vữa. Nghiêm cấm việc đặt đá trước, đổ vữa sau.

pdf60 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5525 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giám sát thi công kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và kết cấu gạch đá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết thúc công tác bơm vữa bảo vệ cốt thép ƯLT. Kiểm tra trong quá trình thi công ứng lực trước. + Cán bộ tư vấn đảm bảo chất lượng phải chứng kiến và kiểm tra vật liệu sẽ dùng để thi công ứng lực trước. Phải được đọc tất cả các hồ sơ về vật liệu và nhà thầu phải giao những tài liệu này cho chủ đầu tư làm lưu trữ. Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá 41 Nhà thầu cần lập biện pháp chống gỉ và bảo quản vật liệu sử dụng làm ứng lực trước thông qua cán bộ tư vấn đảm bảo chất lượng và trình chủ nhiệm dự án duyệt. + Việc cắt các thanh hay bó thép ứng lực trước, nhất thiết phải mài bằng máy mài có tốc độ cao. Không dùng cách cắt bằng nhiệt hồ quang điện. Nếu đập đầu thanh thép thì chỉ được đập bằng phương pháp cơ học. + Khi thép thường và thép ứng lực trước giao nhau, thép thường cần nhường chỗ cho thép ứng lực trước bằng cách di chuyển chút ít thép thường. + Độ sai lệch của lớp bảo hộ cốt thép ứng lực trước tối đa là 5 mm. + Thiết bị kéo căng ứng lực trước cần kiểm tra định kỳ và đã được kiểm chuẩn. + Trước khi kéo chính thức, cần kéo thử 3 bó hoặc 3 thanh để chỉnh lý các dữ liệu thi công ứng lực trước. Phương của lực kéo phải trùng với đường tâm ống chứa cáp ứng lực trước trong trường hợp ống thẳng và trùng phương tiếp tuyến nếu ống chứa cáp ứng lực trước là cong. + Sai số cho phép khi kiểm tra giữa giá trị ứng lực trước thực tế với giá trị qui định là 5%. Cốt thép bị đứt hay bị tuột không được quá 3% tổng số sợi cho một tiết diện kết cấu. + Độ tụt neo không được vượt quá dữ liệu thiết kế cho phép. + Quá trình thi công phải tuân thủ các chỉ dẫn của thiết kế. Phải chú ý quan sát toàn khu vực thi công kết cấu và các chi tiết cần thiết. Khi phát hiện thấy điều gì khác lạ phải có giải pháp sử lý kịp thời. Những đặc điểm khi kiểm tra công nghệ ứng lực trước: (1) Công nghệ căng trước: * Cần quan sát để hệ mố bệ căng đảm bảo ổn định trong quá trình căng. Phải thường xuyên quan sát kiểm tra độ biến dạng, dịch chuyển của những bệ này. Không được có dịch chuyển bệ căng. * Kiểm tra độ sạch của thép, không cho chất bẩn làm ngăn trở độ bám dính giữa bê tông và cốt thép. * Thường bố trí căng những sợi đối xứng đồng thời với nhau. Cần đảm bảo ứng lực trong những sợi này là đồng đều, không gây mô men lệch tâm cho kết cấu. * Cường độ bê tông khi bắt đầu truyền ứng lực trước ít nhất phải đạt 80% cường độ tiêu chuẩn của bê tông theo thiết kế và không nhỏ hơn 25MPa. * Khi thả cốt thép ứng lực trước phải theo chỉ dẫn của thiết kế. Nếu thiết kế chưa qui định thì có thể theo chỉ dẫn sau: + Với kết cấu mà ứng lực trước gây nén dọc trục thì tất cả các cốt thép cần được thả đồng thời. + Với kết cấu ứng lực trước tác động lệch tâm thì cốt ở vùng chịu nén ít hơn được buông thả trước rồi mới đến các cốt thép ứng lực trước ở vùng chịu nén nhiều hơn. + Vì lý do nào đấy mà không thực hiện được hai điều trên thì nghiên cứu để thả cốt thép theo từng cặp thanh đối xứng xen kẽ sao cho không gây nội lực bất lợi cho kết cấu, đảm bảo cho kết cấu được an toàn. Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá 42 (2) Công nghệ căng sau: * Cần kiểm tra thật kỹ để đảm bảo kích thước và vị trí của ống đặt cốt thép ứng lực trước chờ sẵn. Đường ống phải thông, phải đều. Bản neo chôn sẵn ở hai đầu phải vuông góc với trục của đường ống. Cần kiểm tra lại trước khi thi công căng. * Cần kiểm tra việc bố trí các giá đỡ ống, đảm bảo việc đỡ được chắc chắn để ống được định vị đúng vị trí và không bị xê dịch trong xuốt quá trình thi công kết cấu. Khoảng cách giữa các giá định vị không lớn quá 1 mét với ống trơn 0,80 mét với ống gợn sóng và 0,50 mét với ống cao su. * Khoảng cách bố trí các lỗ để bơm vữa không nên quá 30 mét với ống có gợn sóng và 12 mét với các loại ống khác. Phải bố trí các lỗ thoát hơi và thoát nước tại các đỉnh cao và các vị trí đầu, cuối ống. * Khi ống có đặt sẵn cốt thép, phải bảo vệ tránh tia lửa điện làm tổn hại đến cốt thép bên trong ống. * Chỉ được kéo căng ứng lực khi cướng độ bê tông đã đạt theo yêu cầu của thiết kế. Nếu thiết kế không yêu cầu thì cường độ này phải đạt 80% cường độ tiêu chuẩn của kết cấu khi làm việc và không thấp hơn 25 MPa. * Trình tự kéo căng phải theo hướng dẫn của thiết kế. Nếu thiết kế không có chỉ dẫn thì phải tính toán, cân nhắc trên cơ sở sự kéo căng không gây nguy hiểm do phát sinh những lực ngoài ý muốn. Cần chú ý đến các tổn hao ứng lực trước do biến dạng của kết cấu ứng với trình tự căng được đề xuất. * Việc bố trí đầu kéo căng cốt thép ứng lực trước phải phù hợp với thiết kế. Nếu thiết kế không có chỉ dẫn thì nhà thầu cần theo những chỉ dẫn sau đây: + Nếu ống đặt cốt thép là ống kim loại gợn sóng chôn sẵn thì với cốt thép có dạng cong hoặc dạng thẳng có chiều dài trên 30 mét, thì phải bố trí kéo căng ở cả hai đầu. Khi chiều dài nhỏ hơn 30 mét thì chỉ cần bố trí căng tại một đầu. + Nếu ống không phải là loại gợn sóng thì với cốt thép dạng cong hay thẳng có chiều dài trên 24 mét cần kéo căng ở hai đầu. Nếu ngắn hơn 24 mét thì chỉ cần kéo tại một đầu. + Nếu trong kết cấu có nhiều bó cốt thép ứng lực trước được kéo căng 1 đầu, nên bố trí đầu căng của các thanh khác nhau đảo đầu kéo tại các đầu của kết cấu. + Độ dài cốt thép ngoài neo sau khi cắt còn thừa không ngắn hơn 30 mm. Phải bảo vệ đầu neo như chỉ dẫn và hình vẽ trong thiết kế. Khi cần để lộ đầu neo ra không khí, phải có biện pháp bảo vệ chống gỉ và chống va chạm cơ học. * Khi đã căng thép phải kịp thời bơm vữa vào ống chứa thép ứng lực. Thời gian kể từ khi đặt thép trong ống đến khi bơm lấp vữa xong không được quá 21 ngày. Nếu phải giữ lâu hơn phải có biện pháp chống gỉ hữu hiệu cho cốt thép, cho neo và các phụ kiện ứng lực trước khác đã thi công trên kết cấu. * Vữa dùng để bơm đã được kiểm tra và có chứng chỉ đạt các yêu cầu về chất lượng mong muốn. Khi thời tiết lạnh, nhiệt độ -5oC thì không được thi công bơm nhồi vữa. + Thí nghiệm về sự phù hợp của vữa phải tiến hành trước khi bơm 24 giờ. + Thí nghiệm kiểm tra độ nhớt phải làm 3 lần trong mỗi ca bơm. Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá 43 + Thí nghiệm độ tách nước phải làm mỗi ca một lần. * Quá trình căng ứng lực trước và bơm nhồi vữa, người tư vấn đảm bảo chất lượng phải chứng kiến đầy đủ. Cần lưu ý những đặc điểm thi công cần đáp ứng như sau đây: + Trước khi bơm vữa, đường ống phải sạch và ẩm. + Bơm vữa theo qui trình từ ống bơm dưới thấp lên cao. + Khi gặp các ống đứng và ống xiên thì điểm bơm vữa là điểm dưới thấp nhất của đường ống. + Cần theo dõi đảm bảo áp lực bơm không quá 1,5 MPa. Vận tốc bơm duy trì ở mức 6 m/1 phút. Các lỗ thoát khí cần mở để hơi bên trong ống thoát được hết ra ngoài, đảm bảo vữa lấp đầy. + Phải bơm liên tục cho đến khi vữa thoát ra ở các lỗ bố trí cao nhất cũng như các lỗ ở đầu và cuối trên đường ống. Sau đó nút các lỗ thoát khí và duy trì áp lực bơm 0,5 MPa trong 2 phút mới bịt lỗ bơm. * Vữa phải được lấp đầy ống. Nếu nghi ngờ vữa không đầy hoặc có dấu hiệu không đầy ống , phải phụt cho vữa ra hết, bơm nước thổi rửa sạch , bơm khí đuổi hết nước và làm lại từ đầu quá trình bơm. * Việc lập hồ sơ phải tiến hành ngay trong quá trình thi công và theo từng bước. Yêu cầu của hồ sơ là đầy đủ dữ liệu kỹ thuật. (3) Công nghệ không bám dính: Công nghệ không bám dính chủ yếu là công nghệ căng sau nên cần tuân thủ các qui định của công nghệ căng sau. Tuy vậy cần nhấn mạnh: * Phải kiểm tra cốt thép ứng lực đảm bảo cho hình thức bên ngoài đáp ứng tính nguyên vẹn của thanh hoặc bó thép. Nếu vỏ bọc bị hư hỏng phải có biện pháp khắc phục. Nếu vỏ rách nhiều, không cho sử dụng. * Khi đặt cốt thép không bám dính phải sử dụng các con kê bằng thép đặt liên kết chặt chẽ với cốt thép ứng lực để định vị cao độ của cốt thép tại các vị trí theo thiết kế. Khoảng cách giữa các con kê không xa quá 1 mét hoặc 60 lần đường kính bó hay thanh thép. * Neo và các phụ kiện đầu, phụ kiện cuối cần được bảo vệ chống gỉ , chống xâm thực của hơi nước. Công tác an toàn và nghiệm thu. - Các thiết bị dùng cho thi công bê tông ƯLT phải được kiểm tra và vận hành thử đảm bảo độ an toàn và độ chính xác cao trong suốt quá trình thi công. - Công nhân vận hành thiết bị phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình và hướng dẫn kỹ thuật về công nghệ thi công bê tông ƯLT. - Trong khi tiến hành kéo căng tuyệt đối không ai được đứng phía sau kích. - Công nhân làm công tác cắt thép bằng máy mài tốc độ cao , trộn vữa, bịt đầu neo trong công nghệ căng sau tại công trình phải đeo dây an toàn và đeo kính bảo hiểm cũng như các yêu cầu khác về an toàn khi làm việc trên cao, khi sử dụng điện , khi sử dụng thiết bị nâng v.v… Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá 44 - Các phần việc về thi công bê tông ứng lực trước được nghiêm thu theo đúng các trình tự như đối với các kết cấu bê tông thường ngoài ra còn phải đảm bảo sự chính sác của các văn bản sau đây : + Các chứng chỉ hợp chuẩn về chất lượng của vật liệu (cốt thép, neo …) về độ chính xác và độ tin cậy, độ an toàn của thiết bị … + Các bản ghi kết quả căng thép có xác nhận của thiết kế. + Các bản vẽ hoàn công và biên bản xử lý kỹ thuật hoặc các sự cố nếu có tại hiện trường. II. Công trình nhà cao tầng - Nhà cao tầng có ảnh hưởng lớn đến qui hoạch, thiết kế, thi công và sử dụng. Ở Mỹ coi nhà từ 10 tầng trở lên và theo hội thảo Quốc tế lần thứ 4 tại Hồng Kông coi nhà từ 9 tầng trở lên và đây cũng gần với quan niệm của chúng ta về nhà cao tầng. Phần ngầm: tuỳ theo địa chất công trình và việc thiết kế có tầng hầm hay không mà có thể chọn phương án: móng cọc bê tông cốt thép đúc sẵn (đóng hoặc ép), móng cọc nhồi, móng cọc barret và tường trong đất. - Các Tiêu chuẩn xây dựng đã ban hành về thi công nhà cao tầng như : TCXD 194: 1997 Nhà cao tầng - Công tác khảo sát địa kỹ thuật TCXD 203 : 1997 Nhà cao tầng - Kĩ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công TCXD 199 : 1997 Nhà cao tầng - Kỹ thuật chế tạo bê tông mác 400-600 TCXD 200 : 1997 Nhà cao tầng - Kỹ thuật chế tạo bê tông bơm TCXD 197 : 1997 Nhà cao tầng - Thi công cọc khoan nhồi TCXD 196 : 1997 Nhà cao tầng - Công tác thử tĩnh và kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi. TCXD 202 : 1997 Nhà cao tầng - Thi công phần thân TCXD 201 : 1997 Nhà cao tầng - Kỹ thuật sử dụng giáo treo TCXD 206 : 1998 Cọc khoan nhồi - Yêu cầu về chất lượng thi công …. 1. Đặc điểm kết cấu nhà cao tầng. - Đặc điểm nổi bật kết cấu chịu lực nhà cao tầng ở chỗ có khả năng chịu các tác động của tảỉ trọng ngang rất lớn. Bởi vậy định nghĩa về nhà cao tầng về phương diện chịu lực không chỉ phụ thuộc vào số tầng. Tiêu chuẩn mỗi nước có các định nghĩa khác nhau. Ví dụ theo các tiêu chuẩn tính toán kết cấu hiện hành trong nước thì những ngôi nhà có chiều cao từ 40m trở lên cần phải xét đến thành phần động của tải trọng gió. Như vậy nếu xét đến tải trọng động đất nữa thì nội lực sinh ra do tải trọng ngang sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong các kết cấu chịu lực của ngôi nhà. Từ đó việc thiết kế các hệ kết cấu chịu lực cũng phải được tuân theo các quy tắc riêng khác biệt với thiết kế nhà thấp tầng. - Khi số tầng tăng thì tải trọng thẳng đứng tăng nhanh trong các kết cấu chịu lực như cột, tường. Mặc dù bê tông là vật liệu có ưu việt nổi bật về khả năng chịu nén dọc trục, Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá 45 song dưới tác động của các loại tải trọng ngang sinh ra các mô uốn khá lớn trong cột, tường đến mức việc sử dụng kết cấu bê tông đôi khi không còn hợp lý nữa. - Một trong các đặc điểm quan trọng nữa là trong kết cấu nhà cao tầng thường bao gồm nhiều bộ phận chịu lực khác biệt nhau về độ cứng chống uốn và chống trượt (khung, tường, lõi, bản sàn ). Các kết cấu này luôn phải được liên kết với nhau để tạo thành một hệ chịu lực thống nhất cùng chịu các tác động của các loại tải trọng đứng và tải trọng ngang. Bởi vậy trong tính toán, thiết kế cấu tạo các hệ chịu lực phải luôn dảm bảo tính liên tục và thống nhất của một hệ kết cấu được lựa chọn. - Độ cứng, độ ổn định của ngôi nhà nói chung và của kết cấu nói riêng đòi hỏi không chỉ hệ kết cấu thân nhà mà cả phần đế nhà phải đảm bảo khả năng chống biến dạng , chuyển vị, chống lật, chống nghiêng của ngôi nhà theo các tiêu chuẩn nhất định. 2. Các hệ kết cấu và sơ đồ tính toán nhà cao tầng. - Để có thể hiểu rõ tầm quan trọng về phương diện chịu lực của kết cấu ta hãy xem sét một số hệ thống kết cấu chịu lực thường gặp trong các giải pháp thiết kế nhà cao tầng. - Căn cứ vào hình dạng, kích thước, vị trí và vai trò chịu lực của kết cấu được sử dụng trong công trình có thể có các hệ chịu lực sau đây: + Hệ khung; + Hệ tường (vách); + Hệ lõi (hộp); - Các hệ hỗn hợp: khung- vách, khung - lõi , khung -vách – lõi,… được kết hợp từ cơ bản khung , tường , lõi. Việc lựa chọn hệ chịu lực thường phụ thuộc vào chiều cao, giải pháp kiến trúc và công nghệ xây dựng ngôi nhà. - Để tiện cho việc tính toán người ta thường đưa về 3 sơ đồ tương ứng với việc bố trí các bộ phận kết cấu khác nhau trong nhà cao tầng. + Sơ đồ khung. Như mọi hệ khung nhiều tầng nhiều nhịp trong kết cấu bê tông đổ liền khối thường chỉ dùng hệ khung nút cứng. Trong thực tế ít gặp nhà có hệ khung thuần tuý vì hệ này có độ cứng uốn thấp so với các hệ khác. Hệ này chỉ thích hợp cho các ngôi nhà có chiều cao dưới 40 m. + Sơ đồ khung - giằng. Trong hệ kết cấu này khung cột được sử dụng như bộ phận thứ yếu trong chịu tải trọng ngang. Tải trọng ngang chủ yếu do các kết cấu vách, lõi chịu. Sơ đồ tính toán này có thể áp dụng hầu hết các nhà cao tầng có chiều cao tương đối lớn (30-50 tầng). + Sơ đồ giằng. Khi tính toán ngôi nhà với tải trọng ngang cho dù trong các kết cấu chịu lực khung, vách, song độ cứng uốn của các kết cấu này rất nhỏ so với độ cứng uốn của kết cấu một hệ thống các lõi (hộp) và có thể bỏ qua ta thường dùng sơ đồ giằng. Sơ đồ này thường được áp dụng có hiệu quả cho các ngôi nhà có chiều cao lớn. - Các ngôi nhà cao tầng đã và đang được xây dựng tại Việt nam thường dùng sơ đồ khung giằng trong tính toán và thiết kế các hệ chịu lực. - Tuỳ thuộc vào công nghệ xây dựng kết cấu phần thân, người ta còn phân chia theo các sơ đồ kết cấu bê tông đổ toàn khối, lắp ghép và bán lắp ghép. Tuy nhiên với 3 sơ Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá 46 đồ tính toán nêu trên đếu có thể sử dụng cho các hệ chịu lực được xây lắp theo các công nghệ khác nhau. - Ngày nay với sự trợ giúp của các phần mềm tính toán các hệ kết cấu chuyên dụng trên máy vi tính ta có thể về lý thuyết có thể tính toán cho bất cứ hệ chịu lực nào. Tuy vậy sự phân chia rành rọt theo các sơ đồ tính toán vẫn còn cần thiết trong việc phân tích, đánh giá về khả năng chịu lực, về sự làm việc thực của từng bộ phận cũng như cả hệ kết cấu chịu lực trong nhà cao tầng . 3. Thi công khoan cọc nhồi (theo tiêu chuẩn TCXD 326:2004 và 22TCN 257:2000). TCXDVN 326/2004 cọc khoan nhồi – tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu thay thế TCXD 197/1997 về thi công cọc khoan nhồi-nhà cao tầng, TCXD 206/1998 về yêu cầu chất lượng thi công cọc khoan nhồi và một phần của TCXD 79/1980 về móng cọc và tường vây cọc ván. - Khoan gần cọc vừa mới đổ xong bêtông: khoan trong đất bão hoà nước khi khoảng cách mép các lỗ khoan nhỏ hơn 1,5m nên tiến hành cách quãng 1 lỗ, khoan các lỗ nằm giữa hai cọc đã đổ bê tông nên tiến hành sau ít nhất 24 giờ từ khi kết thúc đổ bê tông. - Không được phép rung động hoặc khoan cọc khác trong vòng 24 giờ kể từ khi kết thúc đổ BT cọc trong phạm vi 5 lần đường kính cọc. - Cao độ dung dịch khoan cần cao hơn mực nước ngầm ít nhất là 1,5m. Cứ khoan được 2m thì lấy mẫu đất 1lần nếu thấy địa tầng khác so với hồ sơ khảo sát địa chất thì báo ngay cho thiết kế và chủ đầu tư để có biện pháp xử lý. Sau khi khoan đến chiều sâu thiết kế thì dừng 30phút để đo độ lắng so với lúc khoan xong. - Bê tông đổ không được gián đoạn trong thời gian dung dịch khoan có thể giữ thành hố khoan (thông thường là 4giờ). Dừng đổ bê tông khi cao độ bêtông cọc cao hơn cao độ cắt cọc khoảng 1m (để loại trừ phần bê tông lẫn dung dịch khoan khi thi công đài cọc) - Khối lượng bêtông thực tế so với kích thước lỗ cọc theo lý thuyết không vượt quá 20%, nếu vượt quá thì phải kiểm tra lại biện pháp giữ thành hố khoan. - Sau khi kết thúc đổ bêtông 15 –20 phút cần tiến hành rút ống chống tạm (casing) bằng hệ thống ray (rút+xoay) của máy khoan hoặc đầu rung theo phương thẳng đứng. Sau khi rút ống vách 1-2 giờ thì tiến hành hoàn trả hố khoan bằng cách lấp đất hoặc cát, cắm biển báo cấm qua lại để tránh hư hỏng đầu cọc và ống siêu âm. Theo tiêu chuẩn 22TCN 257:2000: Qui định kỹ thuật thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi bê tông cốt thép làm móng các công trình giao thông thì: Phải chờ đến khi bê tông cọc bên cạnh trong cùng một móng đạt tối thiểu 70% cường độ thiết kế mới được khoan tiếp. Việc quyết định chọn thời điểm khoan còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa các cọc trong móng.  HiÖn nay cã nhiÒu c«ng nghÖ vµ thiÕt bÞ thi c«ng cäc khoan nhåi ®­îc sö dông. Tuy nhiªn cã 2 nguyªn lý c«ng nghÖ ®­îc sö dông trong tÊt c¶ c¸c c«ng nghÖ thi c«ng lµ: - Cäc khoan nhåi sö dông èng v¸ch. - Cäc khoan nhåi kh«ng sö dông èng v¸ch. Cã 2 ph­¬ng ph¸p thi c«ng cäc khoan nhåi kh«ng sö dông èng v¸ch: Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá 47 2 ®Þnh vÞ rót èng v¸ch ®æ bªt«ng thæi röa hè khoan l¾p èng ®æ bªt«ng l¾p ®Æt cèt thÐp vÐt ®¸y hè khoan h¹ èng v¸ch 9 10 8 7 6 5 4 3 chuÈn bÞ1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 + Ph­¬ng ph¸p khoan thæi röa (ph¶n tuÇn hoµn). + Ph­¬ng ph¸p khoan gÇu.  Các quá trình thi công chủ yếu cọc khoan nhồi  Quy trình thi công cọc khoan nhồi không sử dụng ống vách theo phương pháp khoan gầu:  Quy trình công nghệ thi công cọc barette và tường trong đất: Kiểm tra chọn trạm CCBT Trộn thử kiểm tra Chọn thành phần cấp phối BT Trộn BT Gia công CT Vận chuyển tập kết Chuẩn bị Định vị Đặt ống vách Khoan Xác nhận độ sâu (nạo vét) Lắp đặt CT Lắp ống đổ BT Xử lý cặn lắng Đổ BT Rút ống vách Trộn Bentonite Cất chứa bentonite Cấp dung dịch Bentonite Lọc cặn Thu hồi dung dịch Bentonite Lắp dựng CT Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá 48  Các quá trình thi công chủ yếu cọc barrette và tường trong đất: 4 5 61 2 3 v¸n khu«n Kiểm tra chọn trạm CCBT Trộn thử kiểm tra Chọn thành phần cấp phối BT Trộn BT Gia công CT Vận chuyển tập kết Chuẩn bị Định vị, đặt cữ Đào đất hố cọc Xác nhận độ sâu (nạo vét) Đặt CT, gioăng chống thấm Lắp ống đổ BT Đổ BT Trộn dd Bentonite Cất chứa dd bentonite Cấp dd Bentonite Lọc cặn Thu hồi dd Bentonite Lắp dựng CT Xử lý cặn lắng Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá 49 7 8 9 10 11 Ghi chú: (1) Định vị, làm tường dẫn; (2) Đào đợt đầu tiên của panen khởi đầu; (3) Đào đợt 2 của panen khởi đầu; (4) Đào phần còn để hoàn chỉnh panen khởi đầu; (5) Xác nhận độ sâu và xử lý cặn lắng; (6) Hạ cốt thép và ván khuôn; (7) Lắp ống đổ bê tông; (8) Đổ BT; (9) Đào hố panen thứ 2; (10) Đào hoàn chỉnh hố panen thứ 2; (11) Tháo ván khuôn. Mỗi panen dài từ 2,2 đến 2,8m. 4. Một số giải pháp công nghệ thi công kết cấu bê tông cốt thép. a. Các giải pháp công nghệ thi công kết cấu khung (cột, dầm) – vách - sàn đổ tại chỗ. Công nghệ thi công lắp dựng ván khuôn một lần và đổ bê tông một lần:  Lắp dựng cốt thép cột, vách và đặt đường ống chôn sẵn trong cột, vách;  Lắp dựng ván khuôn cột, vách, dầm, sàn;  Lắp dựng cốt thép dầm, sàn và đặt đường ống chôn sẵn trong dầm, sàn;  Đổ bê tông cột, vách, dầm, sàn;  Bảo dưỡng bê tông và tháo ván khuôn. - Đặc điểm công nghệ thi công: bê tông kết cấu đổ liên tục một lần, không có mạch ngừng, tính liền khối của kết cấu tốt. Ván khuôn được lắp dựng một lần, đổ bê tông một lần, trình tự thi công đơn giản, tốc độ thi công nhanh. - Những điểm chính của công nghệ thi công và những điều chú ý: ổn định toàn khối của hệ thống ván khuôn vì sau mỗi lần lắp ván khuôn lại đổ bê tông một lần liên tục. Để tránh cho hệ thống ván khuôn bị nghiêng và ván khuôn cột, vách bị biến dạng: đổ bê tông cột và vách trước; đổ bê tông dầm, sàn sau. Nên bố trí thêm cửa đổ và đầm bê tông để tránh phân tầng bê tông và bị rỗ ở cột và vách vì thép ở nút dầm - cột, dầm - vách dày dẫn Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá 50 đến việc đổ và đầm bê tông cột, vách khó khăn. Khi đổ bê tông phải kịp thời xử lý cốt thép bị xê lệch và bê tông thừa ở dầm, sàn. Công nghệ lắp dựng ván khuôn một lần, đổ bê tông hai lần:  Lắp dựng cốt thép cột, vách và đặt đường ống chôn sẵn trong cột, vách;  Lắp dựng ván khuôn cột, vách, dầm, sàn;  Đổ bê tông cột, vách;  Lắp dựng cốt thép dầm, sàn và đặt đường ống chôn sẵn trong dầm, sàn;  Đổ bê tông dầm, sàn;  Bảo dưỡng bê tông và tháo ván khuôn; - Đặc điểm: sau khi lắp xong ván khuôn sàn, đổ bê tông vách, cột trước, sau buộc cốt thép dầm, sàn. Như vậy, thao tác đổ bê tông cột, vách dễ, đảm bảo chất lượng, trong thời gian chờ lắp thép dầm, sàn; bê tông của cột, vách đó đạt một cường độ nhất định, nên làm tăng tính ổn định toàn khối của hệ thống ván khuôn, nhưng hai lần đổ bê tông phải có mạch ngừng thi công ở đỉnh cột, vách, tính toàn khối của kết cấu không tốt bằng đổ bê tông một lần. - Các vấn đề chú ý: do cột và vách đổ trước, dầm và sàn đổ sau, nên việc xử lý mạch ngừng giữa dầm với cột, vách phải chừa chỗ dọn vệ sinh tại đỉnh ván khuôn cột, vách. Trước khi đổ bê tông lần sau, phải đổ lớp vữa cát dày 3 - 5 cm có cùng mác hoặc cao hơn một cấp với bê tông lần trước. Mạch ngừng thi công phải để theo qui phạm và phải chú ý để đủ chiều sâu chôn cốt thép neo của dầm khung. Công nghệ thi công tách cột, vách với dầm, sàn:  Lắp dựng cốt thép cột, vách và đặt đường ống chôn sẵn trong cột, vách;  Lắp dựng ván khuôn cột, vách, dầm, sàn;  Đổ bê tông cột, vách;  Tháo ván khuôn cột, vách;  Lắp dựng ván khuôn đáy dầm;  Lắp dựng cốt thép dầm và đặt đường ống chôn sẵn trong dầm;  Lắp dựng ván khuôn thành dầm, sàn;  Lắp dựng cốt thép sàn và đặt đường ống chôn sẵn trong sàn;  Đổ bê tông dầm, sàn;  Bảo dưỡng bê tông và tháo ván khuôn dầm, sàn. - Đặc điểm: có khả năng làm tăng nhanh quay vòng ván khuôn cột, vách. Phương pháp này phù hơp với trường hợp cột, vách hoặc dầm sàn dùng ván khuôn tổ hợp khối lớn kiểu tháo lắp, trình độ cơ giới hoá thi công hiện trường tương đối cao. - Những điểm chính: dầm, cột đều dùng các tấm ván khuôn đơn lần lượt thi công lắp dựng, độ cứng của hệ thống ván khuôn này kém hơn độ cứng tổng thể của hệ thống ván khuôn mà cột, dầm, sàn lắp dựng một lần. Vì vậy, phải tăng cường ổn định cho hệ ván khuôn cũng như hệ cây chống. Ở nhiệt độ bình thường, cường độ tháo dỡ ván khuôn của cột, dầm không được thấp hơn Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá 51 30 kG/cm2. Về mặt cấu tạo, ván khuôn cột phải gia công thành ván khuôn đầu cột và ván khuôn phần dưới cột sau đó tổ hợp một lần. Khi bê tông cột đạt tới cường độ tháo ván khuôn thì tháo ván khuôn phần dưới cột. b. Thi công theo phương pháp top - down với 2 tầng hầm trở lên. Quá trình thi công theo phương pháp top-down thường đi theo trình tự từng bước như sau: Giai đoạn I : Thi công phần cột chống tạm Chống tạm theo phương đứng là dùng các cột chống tạm bằng thép hình cắm trước vào các cọc khoan nhồi ở đúng vị trí các cột suốt chiều cao từ mặt đất đến đỉnh cọc nhồi. Lý do phải có cột chống tạm này là trong khi phải thi công phần thân nhà bên trên lên cao dần đồng thời với thi công tầng hầm, phần thân nhà bên trên chưa có kết cấu chính thức đỡ tải trọng do thân nhà trên tác động xuống cọc nhồi bên dưới. Các cột này được đặt tại đỉnh cọc nhồi ngay trong giai đoạn lăp hoàn thành việc thi công cọc khoan nhồi. Giai đoạn II : Thi công phần kết cấu ngay trên mặt đất (tầng 1 cốt 0.00m ) Giai đoạn này bao gồm các công đoạn sau : - Đào một phần đất có độ sâu khoảng chừng 1.66m để tạo chiều cao cho thi công dầm sàn tầng 1 - Ghép ván khuôn thi công tầng 1 - Đặt cốt thép thi công bê tông dầm - sàn tầng 1 Chờ khoảng 10 ngày cho bê tông có phụ gia đủ 90% cường độ yêu cầu (nên dùng phụ gia siêu dẻo có thể đạt 94% cường độ sau 7 ngày . Cốt liệu bê tông là đá dăm cỡ 1-2 , độ sụt của bê tông 60 - 100 mm). Giai đoạn III : Thi công tầng hầm thứ nhất (cốt sâu khoảng chừng -4.00m ) Gồm các công đoạn sau : - Tháo ván khuôn dầm - sàn tầng 1 - Bóc đất đến cốt sâu trên dưới mức - 6.80m - Ghép ván khuôn thi công tầng ngầm thứ nhất - Đặt cốt thép và đổ bê tông dầm - sàn tầng ngầm thứ nhất - Ghép ván khuôn thi công cột – tường từ tầng hầm thứ nhất đến tầng 1 - Chờ khoảng 10 ngày cho bê tông có phụ gia đủ 90% cường độ yêu cầu. (4). Giai đoạn IV: Thi công tầng hầm thứ hai (cốt -8.00m ) Gồm các công đoạn sau : - Tháo ván khuôn chịu lực tầng ngầm thứ nhất. - Đào đất đến cốt mặt dưới của đài cọc ( độ sâu khoảng chừng -12.5m) - Chống thấm cho phần móng - Thi công đài cọc - Thi công chống thấm sàn tầng hầm - Thi công cốt thép bê tông sàn tầng hầm thứ hai - Thi công cột và lõi từ tầng hầm thứ hai lên tầng hầm thứ nhất . Có hai phương pháp thi công sàn tầng hầm : - Dùng hệ cột chống hầm đó thi công (tỳ lên cọc nhồi) để đỡ hệ dầm và sàn tầng hầm. Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá 52 - Dùng cột chống tạm (thường dùng trong thực tế là thép hình chữ U có gia cường đặt vào cọc nhồi, sau khi thi công cột xong thỡ dỡ bỏ. Mỗi phương án trên đều bộc lộ những ưu điểm và nhược điểm của nó, để áp dụng được phải tính toán một cách chặt chẽ vì không những nó liên quan đến thi công mà cả giải pháp kết cấu nữa. Ưu điểm của phương pháp Top-down : - Tiến độ thi công nhanh, qua thực tế một số công trình cho thấy để có thể thi công phần thân công trình chỉ mất 30 ngày, trong khi với giải pháp chống quen thuộc mỗi tầng hầm (kể cả đào đất, chống hệ dầm tạm, thi công phần bê tông) mất khoảng 45 đến 60 ngày, với nhà ó 3 tầng hầm thì thời gian thi công từ 3 --> 6 tháng. - Không phải chi phí cho hệ thống chống phụ. - Chống vách đất được giải quyết triệt để vì dựng tường và hệ kết cấu công trình có độ bền và ổn định cao. - Không tốn hệ thống giáo chống, cốppha cho kết cấu dầm sàn vỡ sàn thi công trên mặt đất. Nhược điểm của phương pháp Top-down : - Kết cấu cột tầng hầm phức tạp. - Liên kết giữa dầm sàn và cột tường khó thi công. - Thi công đất trong không gian kín khó thực hiện cơ giới hoá. - Thi công trong tầng hầm kín ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. - Phải lắp đặt hệ thống thông gió và chiếu sáng nhân tạo. Thiết bị phục vụ thi công: - Phục vụ công tác đào đất phần ngầm thường dùng các máy đào đất loại nhỏ, máy san đất loại nhỏ, máy lu nền loại nhỏ, các công cụ đào đất thủ công, máy khoan bê tông. - Phục vụ công tác vận chuyển: hay sử dụng cần trục nhỏ phục vụ chuyển đất từ nơi tập kết sau khi đào trong lòng nhà ra lên xe ô tô chuyển đất đi xa; bố trí thùng chứa đất, xe chở đất tự đổ. - Phục vụ công tác khác: bố trí máy bơm, thang thép đặt tại lối lên xuống, hệ thống đèn điện chiếu đủ độ sáng cho việc thi công dưới tầng hầm. - Phục vụ công tác thi công bê tông: trạm bơm bê tông, xe chở bê tông thương phẩm, các thiết bị phục vụ công tác thi công bê tông khác - Ngoài ra tuỳ thực tế thi công còn có các công cụ chuyên dụng khác. 5. Giám sát và kiểm tra chất lượng phần thân. - Thi công kết cấu bê tông cốt thép đổ liền khối phần thân, ngoài các yêu cầu chung như các kết cấu bê tông thông thường còn cần tuân thủ các chỉ dẫn và yêu cầu trong TCXD 202-1997- Thi công phần thân nhà cao tầng. Công tác giám sát, kiểm tra chất lượng và nghiệm thu các bước xây dựng nhà cao tầng nói chung và kết cấu phần thân nhà cao tầng nói riêng cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật có liên quan với yêu cầu đặc biệt về độ chính sác, các sai số cho phép đối với mọi bộ phận và mọi kết cấu chịu lực. Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá 53 - Chất lượng bê tông và mác thiết kế bê tông cần phải tuân thủ đúng yêu cầu thiết kế, đảm bảo độ đồng nhất cao của bê tông trong cấu kiện, trong kết cấu trên mọi cao độ thiết kế . - Mọi phương án kỹ thuật thi công phải luôn đảm bảo về cường độ và chuyển vị của các kết cấu dầm sàn không vượt quá 50% giới hạn độ võng cho phép cũng như không cho phép có vết nứt trong các kết cấu trước khi chịu tải trọng sử dụng . - Đối với những kết cấu dầm và công-xôn có chiều cao tiết diện  700mm cần đặc biệt chú ý tới các mạch dừng thi công và các biện pháp chống co ngót trong quá trình bê tông đông cứng. Cần phải hạn chế việc sử dụng các loại phụ gia, nhất là phụ gia đông cứng nhanh đối với các kết cấu chịu uốn và chịu kéo. - Phải thường xuyên điều chỉnh các biện pháp thi công bê tông theo chiều cao nhà, nhất là khi dùng bê tông bơm lên độ cao từ 30m trở lên. - Phải điều chỉnh và kiểm tra độ sụt của vữa bê tông bơm theo chiều cao. - Phải theo rõi, giám sát chặt chẽ việc lấy mẫu, thử mẫu bê tông lấy tại hiện trường. Khi phát hiện những khuyết tật trên bề mặt bê tông và có những dấu hiệu về giảm chất lượng bê tông cần phải tiến hành các biện pháp kiểm tra mác bê tông bằng các phương pháp thử nhanh tại hiện trường để kịp thời đánh giá hoặc khắc phục hậu quả nếu có. Những công việc này cần thiết phải được thông báo với tư vấn thiết kế. - Khi đổ bê tông cùng một lúc khối lượng lớn bêtông (trên 200m3 ) hoặc khi diện tích mặt sàn trên 500m2 cần đặc biệt chú ý tới công tác bảo dưỡng sau khi đổ bê tông. - Cần đặc biệt chú ý tới các vị trí xung yếu trong các kết cấu chịu lực như các nút khung, các điểm liên kết giữa dầm, sàn với tường, vách lõi cứng. Khi hàm lượng cốt thép trong các tiết diện kết cấu vượt quá 3% cần đăc biệt chú ý tới việc đặt cốt thép tại các nút khung tại các tiết diện có nối thép trong cột, nhất là ở những cột tầng dưới. Trường hợp số lượng cốt thép quá dày đặc gây khó khăn cho việc đổ bê tông nên kiến nghị với thiết kế thay đổi chủng lọai bằng việc dùng thép có cường độ cao hơn để thay thế, thậm chí có thể thay bằng cốt thép cứng. 6. Giám sát và kiểm tra chất lượng phần đế nhà cao tầng. - Trong xây dựng nhà cao tầng, nhằm đảm bảo khả năng chống lật, nhất là trong các trường hợp dùng các loại móng hộp, móng bè đặt trên nền đất, đá thiên nhiên, phần kết cấu từ cao độ 0,000 xuống đến đáy móng hay đáy đài móng cọc thường được mở rộng hơn so với diện tích mặt bằng phần thân, nên được xem như phần đế nhà. Trong phạm vi đế nhà thường bao gồm những những khối thấp tầng hoặc các tầng hầm. Diện tích mặt bằng đế nhà thường lớn hơn mặt bằng khối cao tầng và trong thực tế thường được liên kết toàn khối với các kết cấu khối cao tầng không có các khe biến dạng hay khe lún. Ngoài các sàn, khung, vách, lõi, cột thuộc phạm vi đế nhà còn đặc biệt chú ý tới các kết cấu nền đế nhà và hệ thống tường vây dọc theo chu vi phần chìm dưới cao độ san nền của đế nhà. - Cần chú ý tới những đặc điểm sau đây trong quá trình giám sát chất lượng kết cấu phần đế nhà: + Yêu cầu chống thấm cao cho nền và tường tầng hầm, Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá 54 + Với khối lượng lớn bê tông phần nền tầng hầm thường được thi công cùng với đế móng, hoặc đài cọc đòi hỏi phải phân chia thành nhiều đợt đổ bê tông bởi các mạch dừng thi công. Các mạch dừng phải được bổ trí hợp lý, tránh cắt ngang quá nhiều các tiết diện nguy hiểm của các kết cấu chịu lực như dầm, giằng móng, + Các yêu cầu kỹ thuật và vật liệu dùng để chống thấm trong các tầng hầm và trong các mạch dừng thi công, + Các yêu cầu kỹ thuật đối với các các kết cấu dùng cho các hệ thống kỹ thuật điện, nước, điều hoà không khí, phòng chống cháy nằm trong phạm vi kết cấu đế nhà, + Hàm lượng cốt thép lớn trong các kết cấu chịu lực của đế nhà (cột, vách, lõi cứng); + Chất lượng thi công, phương án bảo vệ hố đào ảnh hưởng đến chất lượng thi công các kết cấu đế nhà, + Sự phức tạp trong việc nghiệm thu từng phần các công đoạn thi công tại các vị trí không thuận tiện dưới các độ sâu lớn khó kiểm tra, khó quan sát và đo đạc. Tại những vị trí này ngoài việc ghi chép các số liệu còn cần thiết ghi lại bằng hình ảnh hiện trạng kết cấu làm cơ sở cho việc nghiệm thu các phần khuất sau khi đã đổ bê tông, + Tầm quan trọng của công tác kiểm tra độ thẳng đứng hoặc độ nghiêng nếu có của phần đế nhà để kịp thời điều chỉnh tim, trục kết cấu khi tiếp tục thi công phần thân. - Đế nhà thường được thi công theo một trong các công đoạn riêng biệt trong toàn bộ ngôi nhất là được phân chia theo một gói thầu riêng thì việc việc lập các hồ sơ hoàn công và các văn bản nghiệm thu kỹ thuật phải được tiến hành kịp thời và chính xác. - Việc đánh giá chất lượng của hệ thống kết cấu chịu lực phải được tiến hành đồng thời cho cả phần thân và đế nhà. Các số liệu quan trắc lún, nghiêng và biến dạng của công trình, hay của từng bộ phận kết cấu được tiến hành trong các giai đoạn thi công ngôi nhà thường là những cứ liệu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng thi công, giám sát xây dựng công trình. - Trong quá trình thi công các kết cấu đế nhà khi phát hiện những sai lệch về kích thước, tim trục, những khuyết tật trên bề mặt bê tông, những hiện tượng thấm trên mặt nền, bên trong tường tầng hầm phải kịp thời lập biên bản và đề nghị ngừng thi công để xử lý trước khi được tiếp tục thi công phần thân. Phần GÍAM SÁT CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG KẾT CẤU GẠCH, ĐÁ PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KẾT CẤU GẠCH-ĐÁ - Trong công trình xây dựng thường sử dụng các loại khối xây từ đá thiên nhiên từ các loại gạch nung, không nung, hoặc từ các viên bê tông cho các kết cấu chịu lực như trụ, cột, tường, vòm,… cũng như cho các kết cấu bao che trong nhà khung bê tông cốt thép, nhà thép, gỗ. - Kết cấu gạch đá là loại kết cấu sử dụng vật liệu gạch, đá sắp xếp và liên kết với nhau. Kết cấu gạch đá dùng nhiều trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, công trình thuỷ lợi, cầu, đường,... dưới hình thức chịu lực hoặc không chịu lực. Ví dụ: + Xây móng (gạch, đá hộc), xây tường nhà, các loại bể dung tích nhỏ. Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá 55 + Xây các tường chắn đất, mố cầu, xây cống, cầu đá... + Xây kênh mương, hồ chứa. - Đặc điểm của kết cấu khối xây: - Kết cấu gạch đá là loại kết cấu sử dụng vật liệu gạch, đá sắp xếp và liên kết với nhau. -Khả năng chịu nén tốt, chịu cắt kém và hầu như không có khả năng chịu kéo, uốn và nén lệch tâm lớn. - Kết cấu gạch đá không cốt thép và kết cấu gạch đá có cốt thép. - Ưu điểm cơ bản của kết cấu gạch đá là rẻ, khai thác địa phương, dễ thi công. Nhược điểm cơ bản là nặng, hay nứt, chịu các tải trọng động, tải trọng lặp lại kém. 1. Vật liệu dùng trong khối xây gạch và đá CÁC LOẠI GẠCH –ĐÁ? a. Đá: Có loại đá được đẽo gọt - có quy cách và loại đá không có quy cách - đá hộc. b. Gạch: gạch nung (đặc và rỗng), có kích thước: 60x105x220 và không nung: gạch si li cát, gạch vôi, gạch đất đồi, gạch đá ong, gạch bê tông, Blốc. Các loại gạch này tuỳ khả năng khai thác vật liệu địa phương để sản xuất, ví dụ ở các vùng nhiều sông suối, người ta khai thác nhiều sỏi, sạn, cát - hay dùng để đúc gạch BT, Vùng Sơn Tây khai thác đá ong. Yêu cầu về các chỉ tiêu của gạch cần định rõ: + Gạch máy hay thủ công, nung trong nhà máy hay nung thủ công. + Gạch đặc hay có lỗ rỗng, lỗ rỗng loại: 2 lỗ tròn, 4 lỗ, 6 lỗ, lỗ ngang, lỗ đứng. + Loại gạch: A, B hay C + Mác gạch: 50; 75;100,... - Mác gạch, đá và mác vữa phải đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế đề ra và phải có chứng chỉ về kết quả thí nghiệm nén, kéo và phải được kiểm tra thường xuyên trong suốt quá trình thi công khối xây; Thông thường người ta sử dụng gạch như sau: + Gạch xây móng: Gạch đặc, tuỳ thuộc vào tính chất chịu lực của móng mà chọn loại A hay C, mác gạch 75. + Xây tường trong nhà: gạch rỗng lỗ ngang, thường là 2 lỗ, khi có yêu cầu về giảm tải trọng tường thì dùng gạch 4 lỗ, 6 lỗ. Dùng gạch lỗ vuông giá thành đắt hơn. Tường chịu lực dày 220 dùng gạch mác 75; 100, tường không chịu lực dùng gạch mác 50. - Xây tường khu vệ sinh. Để chống thấm người ta hay dùng gạch đặc hoặc phần dưới dùng gạch đặc, phần trên dùng gạch rỗng. Khi dùng tường ngăn khu WC dày 110 cần chú ý đến việc đi đường cấp nước nước ngầm phải dùng máy cắt gạch, nếu dùng đục thì kết cấu khối xây tường hầu như bị om, nứt, vỡ. - Xây tường ngoài nhà thường dày 220 hoặc dày hơn, dùng gạch rỗng cho viên dọc, dùng viên câu quay ngang bằng gạch đặc để không bị thấm tường. Nghiệm thu chất lượng gạch: Gạch đưa vào công trình cần có: Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá 56 + Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Có hợp đồng cung ứng gạch, mẫu gạch, chứng chỉ chất lượng của gạch phù hợp với yêu cầu thiết kế. + Kết quả thí nghiệm mác gạch (thí nghiệm nén và thí nghiệm uốn). Về loại gạch: phân biệt bằng màu sắc, hình dáng: Loại A: Gạch chín, mầu sẫm hoặc hồng, phẳng, không cong vênh. Loại B: Gạch không chín bằng, màu vàng hoặc vàng nhạt, phẳng, không con vênh. Loại C: gạch có thể bị già hoặc non, kích thước cong vênh, bám xỉ... Gạch đưa về sau khi có đủ các điều kiện sẽ nhập, xếp thành kiêu để kiểm tra về số lượng. c. Chất kết dính (loại rắn trong nước: vôi nước, XM Pooclăng, XM Puzơlan, XM Aluminat,... và rắn trong không khí: thạch cao, vôi, XM Manhêzit, thuỷ tính nước,...) d. Vữa (vữa nặng, trọng lượng1800-2000KG/m3 và nhẹ ≤ 1500 KG/m3 ) là hỗn hợp được chế tạo từ chất kết dính, nước và cốt liệu nhỏ (cát), có thể thêm phụ gia (vữa XM cát, vữa vôi, vữa tam hợp: vôi + XM, hoặc vữa có thêm đất sét). - Vữa xây: có tác dụng liên kết gạch, đá để chịu lực và truyền lực, để bít kín tạo khả năng chống thấm, cách âm,... - Vữa trát: để bảo vệ khối xây, nâng cao độ cứng và tuổi thọ khối xây, tăng khả năng chống thấm, tạo mỹ quan bề mặt. Vữa bao gồm cát và chất kết dính. Chất lượng cát, yêu cầu: + Đúng loại cát, cỡ hạt dùng cho từng loại công tác, từng loại công dụng. + Cát vàng dùng để xây, trát, với đường kính hạt < 2mm cho khối xây gạch, trát trong và < 5mm cho khối xây đá hộc. + Cát hạt mịn dùng để trát ngoài, đường kính hạt <1,2 mm. + Sạch, không lẫn tạp chất. + Độ ẩm theo yêu cầu cấp phối mà điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ nước. Trường hợp dùng vữa phun cần kiểm tra chặt chẽ hơn về cỡ hạt và độ ẩm. Chất lượng vôi (nếu dùng vữa vôi hoặc vữa tam hợp) yêu cầu: + Đủ nước (tôi vôi được no nước, nhuyễn, nở hết). - Không lẫn tạp chất như: đất, sỏi, đá, gỗ... Chất lượng vữa, yêu cầu: + Đúng loại và mác vữa cho từng loại công tác. + Đảm bảo độ đồng đều của vữa. Trộn bằng máy đủ thời gian (>2phút), trộn bằng tay phải xem độ đồng màu của hỗn hợp vữa khô và sau khi trộn. + Dễ xây: giữ được nước, có độ dẻo, cần thiết dùng phụ gia dẻo. + Độ dẻo được kiểm tra bằng côn tiêu chuẩn. + Để quản lý chất lượng vữa cần thiết phải: - Luôn kiểm tra cấp phối: kiểm tra dụng cụ đong, liều lượng và chất lượng nơi thi công. - Lấy mẫu để kiểm tra cường độ. Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá 57 - Dùng vữa khô do nhà máy sản xuất cần có bản chỉ dẫn thành phần, cách bảo quản và thi công, mác vữa đạt được sau khi trộn. 2. Yêu cầu chung đối với khối xây gạch đá: Trong khối xây gạch đá thường chịu lực nén là tốt nhất, việc bố trí các viên gạch trong khối xây cần tuân theo các yêu cầu sau đây: Lực tác dụng lên khối xây phải vuông góc với lớp vữa nằm ngang, các viên gạch trong khối xây phải đặt thành hàng. Tường chịu lực hay tường tự mang phải đảm bảo các yêu cầu về cách giằng ngang giữa các viên xây trong khối xây đặc, khối xây rỗng. Các mạch vữa đứng phải song song với mặt ngoài của khối xây và các mạch vữa nằm phải vuông góc với mặt ngoài của khối xây. Chiều dầy trung bình mạch vữa ngang từ 12 đến 15 mm. Trong khối xây phải không trùng mạch (mạch đứng). Chiều dày mạch vữa đứng ở hai hàng xây phải so le nhau ít nhất 5mm. Bề rộng khối xây thường là bội số nửa viên gạch hoặc đá: tường 1/2 viên gạch (tường con kiến) -dày 105mm, tường một viên gạch –dày 220mm, tường một gạch rưỡi –dày 335mm, tường hai gạch-dày 450mm,… Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của khối xây: ngang bằng, thẳng đứng, mặt phẳng, góc vuông, mạch không trùng, thành một khối đặc chắc. + Ngang - bằng: Bắt mỏ và căng dây từng hàng. + Thẳng - đứng: Cứ sau 2-3 hàng gạch phải dùng dọi để kiểm tra + Mặt - phẳng: Kiểm tra bằng thước dài: thước tầm + Góc - vuông: kiểm tra ngay từ khi đặt hàng gạch đầu tiên, bằng cách đặt mốc, căng dây, kiểm tra bằng ke hoặc đo theo tỷ lệ: 3/4/5. + Không trùng mạch: các mạch đứng cách nhau ít nhất 50mm. + Mạch vữa phải no, đầy và trải đều, gọn: mạch vữa ngang tiêu chuẩn 12 mm, sai số  3mm, chiều dày trung bình của mạch vữa đứng là 10 mm, (>8mm và <15mm). Sau khi xây 2-3 hàng cần miết mạch. Trong các giai đoạn thi công, khi ngừng khối xây tường chỉ cho phép để mỏ giật, không cho phép để mỏ nanh hoặc hốc trong các tường chịu lực. Các hàng gạch phải là gạch nguyên, xây hàng gạch ngang đầu tiên và trên cùng của khối xây. - Hàng đầu tiên và hàng trên cùng của khối xây và của một tầng. - Dưới các kết cấu truyền lực lên tường, như: đáy dầm, dàn, xà gồ, ban công,... - Các phần tường ngay cạnh cửa. - Viên quay ngang để câu, giằng trong xây tường có chiều dày >=220 (tường đôi trở lên). Đối với khối xây bằng gạch đất nung kích thước tiêu chuẩn 6x10,5x22cm dùng cho xây hỗn hợp vừa dọc vừa ngang trong mỗi hàng , hoặc 3 dọc một ngang hay 5 dọc một ngang ; - Xây những bộ phận nhô ra của kết cấu khối xây: mái đua, gờ... (mỗi hàng gạch nhô ra chỉ được nhỏ hơn 1/3 chiều dài viên gạch. Toàn bộ mái đua, gờ nhô ra không được Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá 58 lớn hơn chiều dày tường, trường hợp lớn hơn phải dùng BTCT hoặc khối xây có cốt thép neo chặt vào khối xây. - Đối với khối xây nhiều lớp có thể bao gồm lớp khối xây đặc chịu lực chính và lớp ốp (bằng gạch gốm, đá thiên nhiên trang trí). Lớp ốp phải được liên kết vào khối xây cơ bản nhờ các giằng ăn sâu vào nửa viên gạch hoặc sâu hơn; - Đối với khối xây rỗng được cấu tạo thành dạng giếng bên trong bằng cạnh dọc theo chiều cao có các hàng ngang giằng dưới dạng vách ngang ; - Đối với những tường ngang tự mang, tường chèn trong kết cấu khung phải đặt đúng các râu thép tròn hay lưới thép theo đúng yêu cầu thiết kế nhất là các yêu cầu cấu tạo đối với khối xây trong công trình xây dựng trong vùng có động đất; - Đối với các kết cấu trụ , tường độc lập có hoặc không có cốt thép, tường đầu hồi nhà có chiều dài lớn phải đặc biệt chú ý tới hệ giằng ngang chống lật và chống gió. Các kết cấu này thường được tính toán theo sơ đồ thanh một đầu ngàm một đầu khớp. Trong quá trình thi công khi kết cấu chưa hoàn chỉnh có thể trở thành thanh công xôn thì nhất thiết phảỉ có biện pháp chống đỡ tạm, nhằm tăng cường độ cứng ngoài mặt phẳng của kết cấu khi chịu các tải trọng ngang. Đối với những kết cấu này nhất thiết không được chất tải trực tiếp lên kể cả hoạt tải do tải trọng thi công khi khối xây chưa đạt cường độ thiết kế ; - Đối với tường treo (tường trên dầm bê tông cốt thép) phải xem sét thiết kế có tính toán theo sơ đồ dầm đỡ tường theo hai giai đoạn hay không (giai đoạn khi khối xây chưa đông cứng và giai đoạn khối xây đã đạt cường độ thiết kế) để quy định thời gian tháo dỡ cốp pha, cây chống dầm đỡ tường ; - Đối với các tường chắn dùng đá xây cần bảo đảm đúng quy cách và kích thước viên xây và đặc biệt không để trùng mạch ; - Cần đảm bảo dật cấp đúng góc độ và khoảng cách theo yêu cầu thiết kế đối với các tường chắn bằng khối xây gạch, đá. Các khe co dãn, khe lún đặt dọc các tường chắn phải được thiết kế và thi công vừa đảm bảo yêu cầu chống trượt vừa đảm bảo yêu cầu không thấm và thoát nước nhanh. Phải bố trí những lỗ thoát nước có các lớp lọc trên thân tường chắn đất sao cho tường không bị phá hoại tại các vùng có nước ứ đọng trong đất. - Đối với các kết cấu đặc biệt như ống khói , mái vòm bằng gạch đá,… ngoài những yêu cầu chung nêu trên còn cần tuân thủ những chỉ dẫn cụ thể của thiết kế hoặc của các tiêu chuẩn kỹ thiết kế, thi công và nghiệm thu tương ứng. Khối xây chèn trong khung: Khi xây chèn cần chú ý: Phần cốt thép giằng giữa cột, vách với tường xây phải nằm trong mạch vữa bằng XM/cát. Phần trên cùng nằm dưới đáy dầm phải dùng gạch nguyên, xây vỉa và chèn đầy mạch vữa. Công việc này cần làm sau khi tường đã co ngót xong phần dưới. Chiều cao khối xây. Để đảm bảo cho vữa xây chịu được trọng lượng của khối xây, đảm bảo năng suất và an toàn lao động, chiều cao khối xây quy định là 1,2 m (đối với Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá 59 tường dày <60 cm, tường dày hơn thì chiều cao khối xây thấp hơn). Sau khi xây đến chiều cao quy định trên phải dừng 24 giờ mới được xây tiếp. Trường hợp xây thu hồi bằng tường 110 cần đặc biệt chú ý tuân thủ yêu cầu này, cố xây cao rất dễ bị đổ tường. Chiều cao tường xây không được vượt quá tầm mắt thợ xây. Giáo xây phải để cách tường dang xây ít nhất 5cm. Xây móng, tường đá hộc: - Trước khi xây cần dọn sạch mặt bằng, bóc hết đất hữu cơ, bùn đất, đất có lẫn vôi, gạch... - Phân loại đá ra các kích cỡ để sử dụng: đá to dùng xây phần móng, phần chân tường, góc tường, không được xây tập trung đá to một chỗ, đá nhỏ một chỗ. - Khi xây lớp đầu tiên phải chọn các viên đá to, nâng đá bằng hai tay và dỗ mạnh xuống nhiều lần cho đá lún một phần dưới đất. - Khi xây móng, tường dày dùng đá to xây hai bên mặt tường, mặt móng trước, đá nhỡ xây trong lõi tường. - Quy cách xây như sau: Đặt mặt to của hòn đá xuống trước, ướm thử, dùng búa sửa lại cho hòn đá nằm đúng thế, khít với vị trí. Sau khi ướm và sửa, nhấc hòn đá lên, cho vữa vào, đặt hòn đá vào vị trí rồi lấy tay lay, lấy búa gỗ nện vào hòn đá cho vữa phùi ra các mặt xung quanh. Cho thêm vữa vào mạch đứng và dùng que sắt chọc, chèn thêm đá dăm cho đầy mạch vữa. Nghiêm cấm việc đặt đá trước, đổ vữa sau. - Trong mỗi lớp, nên xây so le một viên dọc - 1 viên ngang, có viên câu để giằng hai mặt của bức tường. - Khi xây các tường chắn cần chú ý để các khe co dãn, các lỗ thoát nước qua tường. Xây xong cần làm công tác trát mạch để tăng cường khả năng chống thấm, liên kết chặt các hòn đá mặt ngoài với nhau, tăng vẽ đẹp cho công trình. Trát mạch có hai kiểu: nổi và chìm. 3. Kiểm tra và nghiệm thu khối xây - Bản vẽ thiết kế - Chứng chỉ xác nhận mác gạch, XM, các biên bản xác nhận về chất lượng vật liệu như độ sạch của cát, nước,… - Phải tuân thủ các kích thước do thiết kế qui định, các lỗ chừa để lắp cửa, đường điện, đường nước, thông hơi, thông gió,… - Nghiệm thu tim cốt khối xây theo thiết kế qui định. - Chiều ngang khối xây phải bằng phẳng, chiều đứng phải thẳng (dụng cụ có thể là quả dọi, thước vuông góc, ni vô, máy thuỷ bình và máy kinh vĩ). - Mặt khối xây không được lồi lõm, không nghiêng lệch, góc xây phải vuông, mạch đứng hàng trên không trùnh hàng dưới. Chiều dày các mạch vữa không vượt quá qui định. - Các phần khuyết trong quá trình thi công phải kiểm tra và nghiệm thu thường xuyên. 4. Một số sai phạm thường gặp và cách sửa chữa khối xây Giám sát thi công kết cấu bê tông và bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá 60 Một số sai phạm thường gặp trong thi công xây: - Cát xây có nhiều tạp chất, cấp phối không đúng. - Vôi tôi chưa nhuyễn, vữa trộn không đều, khối xây không đồng nhất. - Xây mạch hở, mạch vữa không đều làm thâm nhập từ bên ngoài vào khối xây dễ bị hư hại. - Vữa trộn không đảm bảo độ dẻo qui định. - Nếu khối xây có bổ trụ mà sử dụng 2 loại vữa tường và trụ riêng thì có thể có hiện tường tường và trụ có vết nứt. - Trong mùa nóng và hanh khô, nếu không nhúng gạch vào nước thì vữa sẽ bị hút hết nước làm khối xây không liên kết tốt sinh ra nứt. - Xây tường để mỏ nanh, mạch vữa không nấp đầy, tường hay bị nứt giữa phần mới và cũ. - Xây gạch vỡ nhiều mà lại tập trung ở một chỗ. - Mạch vữa không đảm bảo độ dày theo qui định. - Tường xây xong đã trát ngay, lớp trát sẽ bị nứt do co ngót không đều. - ,… Phương pháp sửa chữa một số hư hỏng: - Tìm hiểu nguyên nhân gây nứt, theo dõi tiến hành vết nứt. Chỉ sửa chữa khi tiến trình của vết nứt dừng hẳn. - Nếu những vết nứt chân chim trên lớp vữa trát không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của khối xây thì có thể quét vôi cho lấp đi, hoặc cạo lớp trát cũ rồi trát lại. - Nếu lớp nứt lớn hơn (do các mạch vữa bị nứt) mà không thấy phát triển. Nếu vết nứt nhỏ thì phải đục mở rộng sang hai bên vết nứt, sửa sạch rồi dùng vữa XM trát lại và xoa phẳng. Nếu vết nứt lớn và dài thì phải đục rộng ra hai bên và sâu vào thân tường, cứ 0,8 -1m lại đục một rãnh ngang, trong rãnh ngang đặt cốt thép và dùng bê tông sỏi nhỏ lấp đầy rãnh đó. - Nếu vết nứt xảy ra ở chỗ giao nhau giữa tường dọc và tường ngang thì đục ra một lớp gạch, rửa sạch chỗ đục, bổ đôi viên gạch theo chiều dọc và đặt vào vị trí đã lấy gạch ra, trên viên gạch đặt lưới thép đã gia công sẵn vừa với diện tích đục, khoảng cách các lưới thép cách nhau từ 50-100cm, dùng vữa XM mác 50 lèn chặt. -------------Hết-----------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiamsatbtct_8__6828.pdf