Chuyên đề Hệ thống chính sách quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành thủy sản

- Chưa có chếtài bắt buộc cơsởsản xuất thuỷsản phải thực hiện các qui định của Ngành Thuỷsản về điều kiện đảm bảo VSATTP mới được cấp giấy phép kinh doanh, dẫn tới gần 100 cơsởsản xuất qui mô công nghiệp chưa đạt TCN vẫn sản xuất, xuất khẩu. - Chưa thực hiện đầy đủviệc kiểm soát tại các công đoạn trước chếbiến (khai thác, thu hoạch, thu gom, sơchế, bảo quản, vận chuyển.). Hệthống cơsở hạtầng nghềcá nhưcảng cá, chợcá còn nhỏbé, chưa có chợbán buôn, chưa tạo cơsở đểthực hiện kiểm soát an toàn vệsinh từkhâu đầu tiên của chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhưnhiều nước đang thực hiện. - Chất lượng thủy sản sau thu hoạch chưa được kiểm soát tận gốc, trong quá trình sản xuất và ngay sau khi thu hoạch, đểloại bỏnhững lô nguyên liệu không đủtiêu chuẩn (sửdụng hóa chất, kháng sinh cấm đểbảo quản, bơm chích tạp chất.) dùng làm thực phẩm - Việc lạm dụng hoá chất, kháng sinh trong sản xuất, bảo quản thuỷsản sau thu hoạch của quá trình nuôi, khai thác biển còn phổbiến - Chưa thiết lập được hệthống truy nguyên nguồn gốc sản phẩm ởcấp quốc gia - Đơn vịchịu trách nhiệm kiểm soát chính đối với khu vực nuôi trồng, khai thác và bảo quản thủy sản sau thu hoạch là cơquan quản lý CL các địa phương mới được thành lập nên thiếu năng lực, kinh phí và điều kiện đểkiểm soát việc thực hiện ởkhu vực rất phức tạp này; - Hoạt động phối hợp liên Ngành trong kiểm soát việc nhập khẩu, buôn bán, sửdụng hoá chất, kháng sinh còn hạn chế.

pdf23 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2999 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hệ thống chính sách quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành thủy sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NN & PTNT VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THUỶ SẢN ======= o0o ======= BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG NGÀNH THUỶ SẢN Chủ biên: Nguyễn Mạnh Cường Trung tâm Tư vấn và Quy hoạch phát triển thuỷ sản Hà Nội, tháng 11 năm 2008 1 MỤC LỤC Phần 1: Tổ chức nghiên cứu triển khai thực hiện văn bản Luật, ban hành các văn bản dưới Luật trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản và bảo vệ động thực vật thủy sản................................................................................................ 4 1. Vỉệc phân công, phối hợp với các Bộ, Ngành trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về VSATTP: ............................................................................................. 4 2. Lĩnh vực Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản ............................. 5 3. Lĩnh vực quản lý sức khoẻ động thực vật dưới nước và lưỡng cư (Chức năng thú y thủy sản đã chuyển giao cho Cục Thú Y – BNN&PTNT) .................. 7 4. Công tác quản lý liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm: ..................... 9 Phần 2: Tổ chức xây dựng, kiện toàn bộ máy tổ chức và triển khai thực hiện hệ thống kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh từ trung ương đến địa phương...... 11 1. Hệ thống văn bản pháp quy về tổ chức hệ thống: ................................... 11 2. Bộ máy tổ chức ....................................................................................... 11 3. Hệ thống tổ chức quản lý chất lượng từ Trung ương đến địa phương ...... 13 4. Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh thuỷ sản ........................................................................................................ 13 4.1. Văn bản pháp lý liên quan đến quản lý chất lượng an toàn vệ sinh sản phẩm thuỷ sản và quản lý điều kiện đảm bảo ATVS cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản .......................................................................................... 13 4.2. Văn bản pháp lý về kiểm soát nhằm đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh nguyên liệu trước chế biến:........................................................................ 16 4.2.1. Kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ ... 16 4.2.2. Kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại trong thủy sản nuôi:............... 18 4.2.3. Quản lý thuốc thú y, chất xử lý môi trường ...................................... 19 4.2.4. Kiểm tra chất lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản ............................. 20 4.2.5. Về kiểm soát xuất, nhập khẩu giống thủy sản.................................. 21 4.2.6. Công tác phòng bệnh, chống dịch bệnh thuỷ sản ............................ 21 5. Tồn tại, khó khăn:................................................................................... 23 2 MỞ ĐẦU Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về VSATTP đã và đang được bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện. Nhà nước đã xây dựng và sửa đổi một số đạo luật liên quan đến ATTP như Luật Thủy sản (2003), Pháp lệnh chất lượng hàng hóa (sửa đổi) (2003), Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm (2004). Các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh, Thông tư liên tịch Y tế - Thủy sản hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật trên về cơ bản đã được xây dựng và ban hành phù hợp với những quy định của thị trường nhập khẩu, các tổ chức quốc tế (Codex,...) đảm bảo tính hội nhập. Việc phân công thực thi chính sách và quy định pháp luật về VSATTP giữa các Bộ ngành có liên quan như Y tế, Thuỷ sản cơ bản phù hợp. Trong những năm vừa qua, việc thực hiện chính sách và pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung, trong thủy sản nói riêng luôn được ngành Thuỷ sản tổ chức triển khai thực hiện đúng, hiệu quả nhằm nâng cao uy tín, chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, bên cạnh đó góp phần đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng trong nước, quốc tế. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Thủy sản trước đây trước đây, Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y Thủy sản trước đây đã tổ chức triển khai thực hiện các văn bản Luật (Pháp lệnh vệ sinh thực phẩm, Nghị định của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm…) thông qua các hoạt động quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh và thú y thủy sản. 3 Phần 1: Tổ chức nghiên cứu triển khai thực hiện văn bản Luật, ban hành các văn bản dưới Luật trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản và bảo vệ động thực vật thủy sản 1. Vỉệc phân công, phối hợp với các Bộ, Ngành trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về VSATTP: Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003, Nghị định 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, ngày 08/12/2005 Bộ Thủy sản trước đây và Bộ Y tế đã ký Thông tư liên tịch số 24/2005/TTLT-BYT-BTS hướng dẫn phân công, phối hợp quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản. Trong đó xác định: Bộ Thủy sản trước đây : - Kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản kể từ khâu sản xuất thức ăn cho thủy sản, quá trình nuôi trồng, đánh bắt, bảo quản vận chuyển thủy sản tươi ướp đá, chế biến, và cấp chứng nhận chất lượng cho lô hàng thủy sản trước khi xuất khẩu, hoặc đưa ra tiêu thụ tại thị trường nội địa. - Kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu cho chế biến và cấp chứng nhận cho các lô hàng chế biến từ nguyên liệu nói trên, trước khi tái xuất hoặc đưa ra thị trường tiêu thụ nội địa. - Căn cứ kết quả kiểm tra chứng nhận chất lượng phụ gia, phẩm màu, hóa chất bảo quản, sản phẩm tẩy rửa khử trùng của Bộ Y tế, thực hiện kiểm tra quá trình sử dụng trong Ngành thủy sản. Về công tác bảo vệ sức khỏe động thực vật (công tác thú y): Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh bảo vệ Thực vật, Pháp lệnh Giống cây trồng, Pháp lệnh Giống vật nuôi và các Nghị định hướng dẫn kèm theo, đã phân định rõ trách nhiệm, phạm vi kiểm soát giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Thủy sản trước đây; Qua đó việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng của hai Bộ là Cục Thú y - Bộ NN&PTNT và Cục Quản lý CL, ATVS & TYTS trước đây tốt và thường xuyên hỗ trợ cho nhau. Từ quý 1/2005: Định kỳ hàng quý, các cơ quan có chức năng liên quan đến quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm là: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học Công nghệ), Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thuơng), Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), 4 Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), Cục Quản lý CL, ATVS & TYTS (Bộ Thủy sản trước đây) họp giao ban để thống nhất giải pháp phối hợp, giải quyết chồng chéo hay bỏ sót và thống nhất kế hoạch hành động cho Quý tiếp theo. 2. Lĩnh vực Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thủy sản Trên cơ sở các văn bản Luật của nhà nước trong lĩnh vực ATVS TP, Ngành thủy sản đã xây dựng và ban hành các quy định về thủ tục, nội dung, phương pháp triển khai kiểm soát và chế tài xử phạt vi phạm về CL, ATVS (gồm các quy chế, hệ thống tiêu chuẩn về điều kiện đảm bảo vệ sinh, phương pháp kiểm nghiệm...). Một số văn bản khác hiện đang tiếp tục hoàn thiện, trình ban hành (văn bản hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành; Các Quy chế sửa đổi về kiểm tra chứng nhận điều kiện sản xuất, chứng nhận chất lượng; Quy chế kiểm soát tạp chất; quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm) tạo điều kiện về cơ sở pháp lý triển khai các hoạt động. - Theo các văn bản pháp quy mới này: chất lượng, an toàn thực phẩm thuỷ sản đã có một mặt bằng chung cho thực phẩm thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ nội địa, vừa đảm bảo yêu cầu hội nhập vừa đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng Việt Nam. - Thông tư liên Bộ Thủy sản – Bộ Y tế nhằm phân công quản lý CL, ATVS TP giữa Bộ Y tế và Bộ Thuỷ sản đã được làm rõ + Ngành Thủy sản: Kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản từ nuôi trồng, khai thác, cảng cá, chợ cá, đại lý thu gom, DN chế biến, thủy sản XNK và tiêu thụ nội địa; Kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh nguyên liệu thủy sản nhập khẩu để chế biến; Chất bảo quản, tẩy rửa, khử trùng trong sản xuất kinh doanh thủy sản. + Ngành Y tế: Kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản sau khi ra khỏi nhà máy để tiêu thụ nội địa; Hàng thủy sản nhập khẩu không qua chế biến đưa ra thị trường tiêu thụ nội địa; Phụ gia, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước phục vụ sản xuất thực phẩm của tất cả các ngành. - Phân công quản lý theo lãnh thổ (Trung ương - địa phương) theo Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BTS-BNV ngày 3/2/2005 giữa Trung ương và địa phương được xác định như sau: 5 + Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y Thủy sản trước đây trước đây (bao gồm các Trung tâm vùng): ƒ Tàu cá có chế biến, DN chế biến thủy sản xuất khẩu và DN quy mô công nghiệp; Cơ sở làm sạch NT2MV. ƒ Triển khai chương trình kiểm soát vùng thu hoạch NT2MV; Chương trình kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại trong thủy sản nuôi. ƒ Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và kiểm soát kết quả hoạt động của cơ quan quản lý chất lượng và thú y thủy sản địa phương. + Cơ quan chất lượng và thú y thủy sản tỉnh/thành phố: ƒ Đối tượng kiểm soát: Tàu cá (trừ tàu có chế biến), cảng cá, chợ cá, đại lý thu mua, DN chế biến thủy sản quy mô thủy công; Sản phẩm thủy sản tiêu thụ nội địa. ƒ Triển khai phòng chống tạp chất trong nguyên liệu thủy sản. ƒ Thực hiện lấy mẫu tại vùng nuôi theo chương trình NT2MV và kiểm soát dư lượng. Giám sát thu hoạch và cấp chứng nhận xuất xứ. ƒ Thực hiện mã hoá và truy xuất nguồn gốc thủy sản từ tàu cá, vùng nuôi đến quá trình bảo quản và vận chuyển nguyên liệu. + Sau khi hợp nhất 02 Bộ Nông nghiệp & PTNT và Bộ Thuỷ sản, Chính phủ ban hành Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 Quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong đó thành lập Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và thuỷ sản là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATTP hàng nông lâm sản và thuỷ sản. + Quyết định số 29/2008/QĐ-BNN ngày 28/1/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công chức năng nhiệm vụ của Cục quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản. Trong đó Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản cụ thể như sau: a) Chủ trì, tổng hợp và trình Bộ chương trình giám sát quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm thuỷ sản trong quá trình nuôi trồng, khai thác, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, sơ chế, nhập khẩu để chế biến, chế biến, bán buôn thực phẩm thuỷ sản; tổ chức thực hiện các chương trình sau khi được phê duyệt; b) Trình Bộ các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện đảm bảo và chất lượng sản phẩm đối với các cơ sở, nhóm 6 cơ sở, vùng nuôi trồng, khai thác, thu hoạch thủy sản, cảng cá, chợ cá, tàu cá, cơ sở thu mua, vận chuyển, bảo quản, sơ chế, chế biến, bán buôn thực phẩm thuỷ sản; c) Tổng hợp, phổ biến các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định của các tổ chức quốc tế, khu vực và các nước nhập khẩu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản; d) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra việc công nhận, huỷ bỏ công nhận đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, cảng cá, chợ cá, tàu cá, cơ sở thu mua, vận chuyển, bảo quản, sơ chế, chế biến thuỷ sản, bán buôn thực phẩm thuỷ sản; đ) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu và sản phẩm thuỷ sản sản xuất trong nước trước khi xuất khẩu hoặc đưa ra tiêu thụ nội địa theo pháp luật Việt Nam, qui định của các tổ chức quốc tế hoặc thoả thuận song phương với nước nhập khẩu; e) Tổ chức kiểm tra chứng nhận an toàn dịch bệnh thuỷ sản nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh theo pháp luật Việt Nam, qui định của các tổ chức quốc tế hoặc thoả thuận song phương với nước nhập khẩu; g) Tham gia hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá kết quả kiểm nghiệm, khảo nghiệm, thử nghiệm đối với thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản; h) Tham gia thẩm định các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nội dung an toàn thực phẩm đối với các vật tư đầu vào của quá trình sản xuất và điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm nông lâm sản, thủy sản và muối. 3. Lĩnh vực quản lý sức khoẻ động thực vật dưới nước và lưỡng cư (Chức năng thú y thủy sản đã chuyển giao cho Cục Thú Y - BNN&PTNT) - Công tác quản lý sức khoẻ động thực vật dưới nước và lưỡng cư - gọi tắt là thú y thủy sản được chuyển giao từ Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản sang Cục Quản lý Chất lượng và Thú y Thuỷ sản bởi Quyết định số 07/2003/QĐ-BTS ngày 2/5/2003. Tiếp nhận nhiệm vụ mới trong điều kiện tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng nuôi trồng hàng năm đạt 20.57% (năm 1995: 460.000 tấn, năm 2000: 723.000 tấn và năm 2005: 1.500.000 tấn); chuyển dịch cơ cấu vùng 7 + Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/2/2005 banh hành danh mục hoá chất kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản + Quyết định số 26/2005/QĐ-BTS ngày 18/8/2005 bổ sung danh mục kháng sinh nhóm fluoroquinolone cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào Hoa kỳ và Bắc Mỹ. Dựa trên những văn bản này, các cơ sở từ nhà nhập khẩu, sản xuất thuốc, cửa hàng bán lẻ đến người nuôi và nhà chế biến đã biết rõ loại thuốc thú y (chẩn đoán, phòng, trị, điều chỉnh chức năng vật nuôi) bị cấm hoặc hạn chế sử dụng. Những loại thuốc khác không có nghĩa nhà cung cấp được tùy ý đưa ra tính năng, tác dụng như trước đây, mà phải chứng minh rõ tính năng, tác dụng, tác hại (nếu có) của sản phẩm; và phải có số liệu thực nghiệm để xác định rõ thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch. - Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y Thủy sản trước đây đã triển khai xây dựng dự thảo các quy chế và quy định: + Qui chế đăng ký lưu hành thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi thuỷ sản + Qui chế kiểm dịch thủy sản & sản phẩm thủy sản + Qui chế quản lý XNK thức ăn, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi thuỷ sản, thuỷ sản làm giống + Qui chế khảo nghiệm thử nghiệm thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi thuỷ sản + Danh mục các loại bệnh thủy sản phải kiểm dịch khi chuyển vùng trong nước, danh mục các loại bệnh phải kiểm dịch khi nhập khẩu thủy sản. 8 Các dự thảo này đã 2 lần lấy ý kiến các Ban chuyên môn của Hội đồng thú y thủy sản Quốc gia và lấy ý kiến các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thú y và chất xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức chuyên môn và thực tế sản xuất của nhóm biên soạn, mặt khác do quá nhiều công việc cấp bách, nên tốc độ hoàn thiện trình ban hành còn chậm. Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh nêu trên. Những văn bản mới này ngoài phần nội dung chuyên môn đã sát đúng với từng loại động thực vật sống trên cạn, dưới nước và lưỡng cư còn phân định rõ ràng chức năng nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi kiểm soát giữa các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thủy sản trước đây, đồng thời mở ra triển vọng hợp tác cùng phát triển giữa các cơ quan. Quyết định số 263/QĐ-BTS ngày 17/3/2005 thành lập Hội đồng tư vấn quốc gia về bảo vệ sức khoẻ động thực vật dưới nước và lưỡng cư. Hội đồng là cơ quan tư vấn cho Bộ trưởng và các cơ quan quản lý nhà nước về chính sách chiến lược, cơ sở khoa học và thực tiễn trong công tác phòng chống dịch bệnh thuỷ sản, xem xét để chấp nhận/không chấp nhận các loại giống mới, các loại thuốc thú y, các chất xử lý môi trường sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. Sau khi hợp nhất 02 Bộ thì theo phân công nhiệm vụ của Bộ NN & PTNT thì nhiệm vụ quản lý nhà nước này chuyển giao cho Cục Thú Y theo quyết định số 19/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thú Y. Quốc hội đã thông qua Luật Thủy sản (2003), Pháp lệnh bảo vệ thực vật (2001), Pháp lệnh giống cây trồng (2004), Pháp lệnh giống vật nuôi (2004), Pháp lệnh Thú y (2004); Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn cho các Luật và Pháp lệnh trên. Riêng Luật Thủy sản đến nay đã có 7 Nghị định hướng dẫn. Nhìn chung, các văn bản luật và hướng dẫn của Chính phủ đã tạo bộ khung pháp lý rất quan trọng trong việc triển khai hoạt động bảo vệ sức khoẻ động thực vật nói chung, bảo vệ sức khoẻ động thực vật dưới nước và lưỡng cư nói riêng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. 4. Công tác quản lý liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm: + Ngày 08/3/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 48/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP. Bộ Y tế đã chủ động tổ chức các cuộc họp của Ban Chỉ đạo liên ngành để xây dựng, 9 thông qua các kế hoạch lớn, các hoạt động mang tính chất chiến lược, tổng thể của chương trình bảo đảm ATTP quốc gia. Đặc biệt, Bộ Y tế đã chủ động thành lập Tổ công tác liên ngành bao gồm 8 cơ quan, bao gồm: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế); Cục Quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và Thú y thủy sản (Bộ Thuỷ sản trước đây); Cục Quản lý thị trường (Bộ Thương mại); Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính); Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nhằm duy trì các hoạt động thường xuyên, liên tục. - Xây dựng được Quy chế phối hợp liên ngành của Tổ công tác liên ngành. Theo đó, Tổ công tác liên ngành duy trì giao ban định kỳ 03 tháng/lần cùng với các cuộc họp đột xuất… Hoạt động này thực sự đã tạo sức mạnh tổng hợp và có kết quả rất tốt trong các việc sau: - Kiểm tra, thanh tra ATTP: việc thống nhất thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành đã khắc phục được tình trạng chồng chéo trong thanh, kiểm tra trong nhiều năm qua. - Công tác trao đổi thông tin giữa các Bộ và công tác giáo dục truyền thông được tăng cường. - Giải quyết kịp thời các sự kiện, sự vụ mới phát sinh có tính liên ngành. - Thống nhất kế hoạch hành động, cũng như tổ chức các chiến dịch cao điểm về tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra ATTP. + Huy động được các tổ chức đoàn thể, chính trị-xã hội tham gia công tác tuyên truyền, giám sát ATTP, như là: Hội Phụ nữ, Thanh niên, Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Cựu chiến binh, Chữ thập đỏ… Các hoạt động này đã tạo thành phong trào và đi vào nề nếp, hàng năm có kế hoạch tổ chức triển khai và đánh giá tổng kết. Các hoạt động liên ngành đã tạo thành hệ thống quản lý toàn bộ từ “trang trại đến bàn ăn” và đặc biệt tạo thành phong trào và thực hiện xã hội hoá công tác bảo đảm ATTP. 10 Phần 2: Tổ chức xây dựng, kiện toàn bộ máy tổ chức và triển khai thực hiện hệ thống kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh từ trung ương đến địa phương 1. Hệ thống văn bản pháp quy về tổ chức hệ thống: Nhận rõ tính cấp bách của tình hình VSATTP ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP. (1). Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg ngày 05/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới. (2). Pháp lệnh VSATTP (số 12/2003/PL-UBTVQH11) ngày 7/8/2003. Nghị định số 163/2004/NĐ-CP của Chính phủ 07/9/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh VSATTP. (3). Luật Thuỷ sản số 17/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 11. (4). Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội khoá 11. Nghị định 33/2005/NĐ-CP, ngày 15/3/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y. (5). Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH10. Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật. (6). Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001- 2010. (7). Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; (8). Quyết định 154/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án ”Quản lý nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm giai đoạn 2006-2010; (9). Quyết định số 43/2006/QĐ-TTg ngày 20/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Hành động quốc gia bảo đảm VSATTP đến năm 2010. 2. Bộ máy tổ chức Nghị định 43/2003/NĐ-CP ngày 2/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thuỷ sản; Quyết định số 07/2003/QĐ - BTS ngày 5/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản trước đây quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Chất lượng và Thú y Thuỷ sản; Cục đã tham gia hoặc chủ trì xây dựng một số văn pháp lý quan trọng như sau: 11 - Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BTS-BNV ngày 3/2/2005 là cơ sở pháp lý quan trọng trong phân công, phân cấp quản lý nhà nước về thuỷ sản nói chung, công tác quản lý CL,ATVS&TYTS nói riêng, giữa các cấp (Trung ương và địa phương), đồng thời là căn cứ quan trọng cho việc lựa chọn mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của công tác này tại địa phương. - Quyết định chuyển đổi các Chi Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y Thủy sản vùng thành các Trung tâm Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y Thủy sản vùng nhằm giải quyết khó khăn về chỉ tiêu biên chế công chức (đối với các đơn vị quản lý nhà nước) và có điều kiện được áp dụng cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ. - Nghị định 01/2008/NĐ-CP định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ NN & PTNT. Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thuỷ sản đã khẩn trương hoàn thiện bộ khung cán bộ quản lý, Lãnh đạo Cục, Phòng, Trung tâm vùng thuộc Cục theo chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức theo nghị định mới. - Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản. Cụ thể hoá việc phân cấp quản lý chất lượng hàng Nông lâm sản và thuỷ sản, giữa Trung ương - địa phương theo hướng phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý ở trung ương và địa phương. Theo đó, việc phân công phân cấp đã được thống nhất. - Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của ngành thuỷ sản và quản lý chất lượng an toàn thực phẩm: Bảng 1: Văn bản về hệ thống tổ chức hệ thống ngành TS và hệ thống CL, ATVS & TYTS 1 01/2005/TTLB-BTS-BNV 3/2/2005 Bộ Thuỷ sản - Bộ Nội vụ Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về thuỷ sản ở địa phương 2 05-10/2004/QĐ-BTS 20/4/2004 Bộ Thuỷ sản Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản v/v thành lập Chi cục quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản vùng 1-6 3 10-15/2005/QĐ-BTS 20/4/2004 Bộ Thuỷ sản Về việc chuyển Chi cục quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản vùng 1-6 thành Trung tâm Chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản vùng 1-6 4 27/2005/NĐ-CP 08/03/2005 Bộ Thủy sản Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản 5 17/2003/QH11 26/11/2003 Quốc Hội Luật Thủy sản 6 07/2003/QĐ-BTS 5/8/2003 Bộ Thuỷ sản Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục QLCL, ATVSTY thuỷ sản 7 43/2003/ NĐ-CP 2/5/2003 Chính phủ Nghị định của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thuỷ sản 8 01/2008/NĐ-CP 28/01/2008 Chính phủ Nghị định của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN & PTNT 9 61/2008/TTLT-BNN-BNV 15/05/2008 BNN & BNV Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về NN & PTNT 10 19/2008/QĐ-BNN 28/01/2008 BNN Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản 12 3. Hệ thống tổ chức quản lý chất lượng từ Trung ương đến địa phương Căn cứ những văn bản pháp lý nêu trên, hệ thống tổ chức quản lý chất lượng và thú y thủy sản trước đây được xây dựng và hình thành theo mô hình tổ chức như sau: Trung ương: - Ổn định tổ chức các Trung tâm vùng theo quyết định của Bộ Thủy sản trước đây và theo Thông tư 61/2008/TTLT-BNN-BNV về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Quyết định 19/2008/QĐ-BNN qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và thuỷ sản. Địa phương : Qua số liệu báo cáo (tháng 11/2005) của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT (có quản lý thủy sản), tổ chức quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản tỉnh/thành phố trong cả nước theo bảng thống kê sau : Bảng 2: Hiện trạng cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương Trong đó TT Loại tỉnh Tổng số Cơ quan CL&TY độc lập Ghép với cơ quan BVNLTS Trực thuộc Chi cục Thuỷ sản Ghép với Trung tâm thuỷ sản 1. Tỉnh có biển 28 1 (Cà Mau) 26 1 (Ninh Bình) 2. Tỉnh không có biển 36 - 2.1 Đã thống kê được 16 - 5 4 7 Nguồn: Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và thuỷ sản - Đề án hệ thống tổ chức được Bộ và Nhà nước phê duyệt, các tổ chức chưa được thành lập (Quỹ phòng chống dịch bệnh thủy sản, tên gọi của các Trung tâm vùng, cơ cấu của các Ban/Phòng ở Cục...) sẽ được bổ sung và điều chỉnh cho hiệu quả và năng động hơn phù hợp với Nghị định 01/2008/NĐ-CP. 4. Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh thuỷ sản 4.1. Văn bản pháp lý liên quan đến quản lý chất lượng an toàn vệ sinh sản phẩm thuỷ sản và quản lý điều kiện đảm bảo ATVS cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản 4.1.1. Quản lý Chất lượng, ATVS sản phẩm thủy sản Bảng 3: Hệ thống văn bản pháp lý về Quản lý chất lượng và ATVS sản phẩm thuỷ sản 1 179/2004/NĐ-CP 21/10/2004 Chính phủ Hướng dẫn thực hiện thi hành pháp lệnh chất 13 lượng 2 163/2004/NĐ-CP 7/9/2004 Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm 3 12/2003/PL-UBTVQH11 26/7/2003 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm 4 3742/ 2001/ QĐ 31/8/2001 Bộ Y tế ban hành “Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thc phẩm” 5 Số 3111/TS-KHCN 20/10/2000 Bộ Thuỷ sản Hướng dẫn thực hiện quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng hàng hóa thủy sản 6 650/2000/QĐ-BTS 4/8/2000 Bộ Thuỷ sản Quyết định ban hành quy chế kiểm tra và chứng nhận nhà nước về chất lượng hàng hóa thủy sản 7 18/1999/PL-UBTVQH 24/12/1999 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Pháp lệnh chất lượng hàng hóa 8 2468/TSKHCN 28/9/1999 Bộ thủy sản Quản lý nguồn gốc lô hàng thủy sản xuất khẩu vào EU 9 04/2005/CT-BTS 4/4/2005 Bộ Thủy sản Về việc chấn chỉnh việc ghi nhận mác đối với các sản phẩm cá đông lạnh xuất khẩu 10 03/2000/TT-BTS 22/09/2000 Bộ Thuỷ sản Hướng dẫn thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hóa ban hành kèm Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg 11 95/2000/QĐ -TTg 15/8/2000 Chính phủ Điều chỉnh bổ sung quyết định 178/1999/QĐ- TTg 12 34/1999/TT-BTM 15/12/1999 Bộ Thương mại Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-Tg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 13 178/1999/QĐ-TTg 30/8/1999 Chính phủ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 14 53/2008/QĐ-BNN 21/04/2008 Quyết định Bộ NN & PTNT Về việc nghiêm cấm hành vi đưa nước, phụ gia giữ nước vào sản phẩm cá tươi đông lạnh nhằm gian lận thương mại 4.1.2. Hệ thống các qui chuẩn kỹ thuật đối với các cơ sở sản xuất thuỷ sản: Bảng 4: Hệ thống tiêu chuẩn ngành đối với các cơ sở sản xuất thuỷ sản TT Loại hình cơ sở SX Tiêu chuẩn hiện hành Hướng dẫn đánh giá hiện tại Chương trình kiểm soát CL 1 Cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh 128 TCN 129:1998 128 TCN 130:1998 Ban hành theo Quyết định 428/2001/QĐ-BTS ngày 25/5/2001 của Bộ Thủy sản GMP, SSOP, HACCP 2 Cơ sở chế biến đồ hộp thủy sản 128 TCN 129:1998 128 TCN 130:1998 TCN137:1999 Ban hành theo Quyết định số 13/2002/QĐ-BTS ngày 12/4/2002 của Bộ Thủy sản GMP, SSOP, HACCP 3 Cơ sở chế biến nhuyễn thể 2 mảnh vỏ 128 TCN 129:1998 128 TCN 130:1998 128 TCN 136:1999 Ban hành theo Quyết định số 13/2002/QĐ-BTS ngày 12/4/2002 của Bộ Thủy sản GMP, SSOP, HACCP 14 TT Loại hình cơ sở SX Tiêu chuẩn hiện hành Hướng dẫn đánh giá Chương trình hiện tại kiểm soát CL 4 Cơ sở chế biến thủy sản ăn liền 128 TCN 129:1998 128 TCN 130:1998 128 TCN 138:1999 Ban hành theo Quyết định 428/2001/QĐ-BTS ngày 25/5/2001 của Bộ Thủy sản GMP, SSOP, HACCP 5 Cơ sở sản chế biến thủy sản khô 128 TCN 129:1998 128 TCN 130:1998 128 TCN 139:1999 Ban hành theo Quyết định số 52/QĐ-CLTY ngày 25/3/2005 của Cục Quản lý CL, ATVS & TYTS GMP, SSOP, HACCP 6 Cơ sở sản xuất nước mắm 128 TCN 129:1998 128 TCN 130:1998 128 TCN 175:2002 Ban hành theo Quyết định số 52/QĐ-CLTY ngày 25/3/2005 của Cục Quản lý CL, ATVS&TYTS GMP, SSOP, HACCP 7 Cơ sở thu mua thủy sản 128 TCN 164:2000 Quyết định số 09/2002/QĐ- BTS ngày 15/3/2002 của Bộ Thủy sản GMP, SSOP, HACCP 8 Tàu cá 128 TCN 135:1999 Quyết định số 744/2001/QĐ- BTS ngày 14/9/2001 của Bộ Thủy sản GMP, SSOP 9 Chợ cá 128 TCN 165:2000 Ban hành theo Quyết định số 52/QĐ-CLTY ngày 25/3/2005 của Cục Quản lý CL, ATVS&TYTS GMP, SSOP 10 Cảng cá 128 TCN 163:2000 Ban hành theo Quyết định số 52/QĐ-CLTY ngày 25/3/2005 của Cục Quản lý CL, ATVS&TYTS GMP, SSOP 11 Cơ sở nuôi tôm an toàn Quyết định số 06/2006/QĐ-BTS ngày 10/4/2006 của Bộ Thủy sản về việc ban hành Quy chế Quản lý vùng và cơ sở nuôi tôm an toàn GAP, CoC 15 TT Loại hình cơ sở SX Tiêu chuẩn hiện hành Hướng dẫn đánh giá Chương trình hiện tại kiểm soát CL 12 Quy chế kiểm tra chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững Quyết định 56/2008/QĐ- BNN ngày 29/04/2008 Quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi thuỷ sản theo hướng bền vững * Các cơ sở: sơ chế thuỷ sản, sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản sẽ tiếp tục ban hành bổ sung các qui chuẩn kỹ thuật. Hiện nay đang thực hiện chuyển đổi các quy định, tiêu chuẩn hiện hành thành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật: ban hành Quí 4/2007 và các năm kế tiếp. i. Quản lý ĐK đảm bảo ATVS cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản Bảng 5: Hệ thống văn bản pháp lý về điều kiện đảm bảo ATVS cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản 1 Công văn 747 CL/NV 07/12/2000 NAFIQACEN Hướng dẫn bổ sung việc thực hiện Quy chế 649 và 650 2 760/2000/QĐ-BTS 08/09/2000 Bộ Thủy sản Ban hành 28TCN156:2000 “Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm trong chế biến thủy sản” 3 Quyết định 649/2000/QĐ-BTS 04/08/2000 Bộ Thuỷ sản Ban hành Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP. 4 732/1998/QĐ-BTS 16/12/1998 Bộ Thuỷ sản Ban hành 28TCN129:1998 “Cơ sở chế biến thủy sản - Chương trình QLCL và an toàn thực phẩm theo HACCP” 5 28TCN130:1998 Quyết định số : 686/1998/QÐ-BTS ngày 18 tháng 11 năm 1998. 18/11/1998 Bộ Thuỷ sản Cơ sở chế biến thủy sản - Điều kiện chung đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 4.2. Văn bản pháp lý về kiểm soát nhằm đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh nguyên liệu trước chế biến: 4.2.1. Kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ Bảng 6: Hệ thống văn bản pháp lý về kiểm soát nhuyễn thể hai mảnh vỏ 1 32/QĐ-CLTY 31/12/2003 Bộ thuỷ sản Áp dụng sổ tay hướng dẫn thực hành chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh nhuyễn thể hai mảnh vỏ 16 2 14 CL/QĐ 8/2/2001 NAFIQACEN Quyết định của Giám đốc Trung tâm KTCL&VSTS về việc áp dụng các phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh ATTPTS, chất lượng nước 3 148/2000/QĐ-TTg 11/8/2000 Chính phủ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện cấp giấy Chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể 2 mảnh vỏ 4 863/1999/ QĐ-BTS 30/11/1999 Bộ thủy sản Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc sửa đổi Quy chế kiếm soát an toàn vệ sinh trong thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ 5 862/1999/ QĐ-BTS 30/11/1999 Bộ thủy sản Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc bổ sung Danh mục qui định kỹ thuật của Uỷ ban Châu Âu về điều kiện ATVS được phép áp dụng cho các cơ sở sản xuất thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU 6 89 CL/QĐ 24/9/1999 NAFIQACEN Quyết định của Giám đốc Trung tâm KTCL&VSTS về việc áp dụng Sổ tay hướng dẫn thực hành Chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh nhuyễn thể 2 mảnh vỏ 7 640/1999/ QĐ-BTS 22/9/1999 Bộ thủy sản Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc ban hành Qui chế Kiểm soát an toàn vệ sinh trong thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ 8 641/1999/ QĐ-BTS 22/9/1999 Bộ thủy sản Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản phê duyệt Chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh trong thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ 9 36 CL/QĐ 8/5/1999 NAFIQACEN Quyết định của Giám đốc Trung tâm KTCL&VSTS ban hành qui định chế độ giám sát tăng cường khi phát hiện tảo độc, độc tố sinh học biển vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ ven biển Tiền Giang và Bến Tre 10 05 CL/QĐ 22/1/1999 NAFIQACEN Quyết định của Giám đốc Trung tâm KTCL&VSTS ban hành Quy định sửa đổi xử lý kết quả phân tích tảo độc, độc tố sinh học 11 48 CL/QĐ 10/8/1998 NAFIQACEN Quyết định của Giám đốc Trung tâm KTCL&VSTS ban hành Quy định về xử lý kết quả phân tích tảo độc, độc tố sinh học 12 01 CL/QĐ-NT 6/2/1998 NAFIQACEN Quyết định của Giám đốc Trung tâm KTCL&VSTS kiêm Giám đốc Dự án kiểm soát ATVS vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ thành lập Ban thực hiện Dự án kiểm soát ATVS vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ xuất khẩu vào EU 13 05 CL/QĐ 6/2/1998 NAFIQACEN Quyết định của Giám đốc Trung tâm KTCL&VSTS uỷ quyền ký thông báo chế độ thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ 14 06 CL/QĐ 6/2/1998 NAFIQACEN Quyết định của Giám đốc Trung tâm KTCL&VSTS uỷ quyền nghiệm thu từng quý Hợp đồng dịch vụ kỹ thuật với các cơ quan phân tích các chỉ tiêu ATVS vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ 17 15 10/1997/QĐ-BTS 9/1/1998 Bộ thủy sản Quyết định của Bộ trưởng bộ Thuỷ sản về việc thực hiện Dự án "Thiết lập và thực hiện thí điểm chương trình kiểm soát vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ" 16 424 QĐ/KHĐT 18/8/1997 Bộ thủy sản Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản phê duyệt dự án "Thiết lập và thực hiện thí điểm chương trình kiểm soát vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ" 17 386b QĐ/KHCN 31/7/1997 Bộ thủy sản Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc ban hành Qui chế Kiểm soát an toàn vệ sinh trong thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ Một số kết quả: - EU tiếp tục duy trì việc công nhận Việt Nam trong danh sách Nhóm I các nước được phép xuất khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ vào EU với 18 vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ với tổng diện tích là 33.885 ha, sản lượng 2005 đạt 141.950 tấn. Các thị trường Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... đều công nhận kết quả Chương trình kiểm soát ATVS vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ của Việt Nam. - Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ vào EU hàng năm chiếm 80% và đến nay chưa lô hàng nào bị phát hiện độc tố sinh học. - Các cơ quan chất lượng và thú y tỉnh/thành phố đã thực hiện nghiêm túc kế hoạch và độ chính xác trong lấy mẫu NT2MV. Hoạt động kiểm soát tăng cường (khi phát hiện tảo độc); Đình chỉ thu hoạch khi phát hiện độc tố được thực hiện nghiêm túc. 4.2.2. Kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại trong thủy sản nuôi: Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại năm 2005 đã thực hiện kiểm soát đối với hầu hết các loài thủy sản nuôi tập trung (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, cá basa, cá tra, cá rô phi, cua) và các đối tượng liên quan khác (nguyên liệu thủy sản tại đại lý, thuốc thú y thủy sản, thức ăn thủy sản). Bảng 7: Kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi 1 03/2005/CT-BTS 7/3/2005 Bộ Thuỷ sản Chỉ thị của Bộ Thủy sản về việc tăng cường kiểm soát dư lượng hóa chất, kháng sinh có hại trong hoạt động thủy sản. 2 07/2005/QĐ-BTS 24/2/2005 Bộ Thuỷ sản Bổ sung Danh mục các hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản 3 26/2005/QĐ-BTS 18/8/2005 Bộ Thủy sản Về việc bổ sung Danh mục kháng sinh nhóm Fluoroquinoloness cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ 4 Quyết định số 774/QĐ-BTS 20/9/2002 Bộ thủy sản Quyết định giao nhiệm vụ kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ và kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi. 5 Quyết định số 53/2002/QĐ-BNN 18/6/2002 Bộ nông nghiệp Quyết định về việc đăng ký đặc cách 04 loại thuốc bảo vệ thực vật vào danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam 18 6 17/2002/QÐ- BTS 24/5/2002 Bộ Thủy sản Về việc ban hành Danh mục thuốc thú y thuỷ sản được phép sử dụng và hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản 7 Quyết định số 15/2002/QĐ-BTS 17/5/2002 Bộ thủy sản Quyết định V/v ban hành Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi 8 Quyết định số 04/2002/QĐ-BTS 24/1/2002 Bộ thủy sản V/v ban hành quy chế quản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung 9 Quyết định số 01/2002/QĐ-BTS 22/1/2002 Bộ thủy sản Quyết định cấm sử dụng một số hoá chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản 10 Quyết định số 934/2001/QĐ-BTS 12/11/2001 Bộ thủy sản Quyết định phê duyệt kế hoạch hoạt động kiểm soát an toàn vệ sinh vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ và kiểm soát dư lượng các chất động hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi năm 2002 11 Chỉ thị số 07/2001/CT-BTS 24/9/2001 Bộ thủy sản Chỉ thị cấm sử dụng chloramphenicol và quản lý việc dùng hoá chất, thuốc thú y trong sản xuất thủy sản 12 Quyết định 17/2001/QĐ-BNN 06/3/2001 Bộ nông nghiệp Ban hành danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng , hạn chế, cấm tại Việt Nam năm 2001 13 Quyết định 18 QĐ-BTS 15/3/2000 NFIQACEN V/v áp dụng văn bản kỹ thuật của EU trong chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản và sản phẩm thủy sản nuôi 14 Thông tư số 03 TS/TCCB-LĐ 19/8/1996 Bộ thủy sản Phân công chức năng nhiệm vụ của các bên tham gia thực hiện kế hoạch kiểm soát dư lượng trong thuỷ sản nuôi Qua hoạt động kiểm soát các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trong cả nước cho thấy: Năm 2001, quy mô kiểm soát của chương trình là 79 vùng nuôi/ 28 tỉnh thành thì đến năm 2005 số lượng vùng nuôi được kiểm soát đã là 141 vùng nuôi /35 tỉnh thành (tăng 178%). 4.2.3. Quản lý thuốc thú y, chất xử lý môi trường - Do các văn bản pháp qui ban hành trước khi có Pháp lệnh Thú y 2004 còn quá lỏng lẻo (không phân biệt thuốc thú y với sản phẩm xử lý môi trường nuôi, không yêu cầu kiểm soát tính năng tác dụng, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngừng sử dụng trước khi thu hoạch) nên số lượng thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường được phép nhập khẩu thông thường rất nhiều với công dụng ghi hết sức tuỳ tiện. - Việc kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng đăng ký của các loại thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường hoặc bổ sung dinh dưỡng do nhà sản xuất lấy mẫu gửi các phòng kiểm nghiệm thuộc Cục thú y - Bộ NN&PTNT. Hầu hết các nhà sản xuất chưa trang bị phòng kiểm nghiệm chất lượng thuốc. Mặt khác văn bản pháp quy chưa quy định nên khi đưa thuốc ra thị trường, các nhà sản xuất chưa thực hiện kiểm tra chất lượng từng lô thuốc và không có giấy chứng nhận chất lượng kèm theo lô hàng. - Để nhanh chóng khắc phục tình trạng này, nhiệm vụ xây dựng và trình ban hành các Quy chế hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thú y và Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ sẽ được Cục Quản lý CL và Hội đồng Thú y thuỷ sản quốc gia đặc biệt coi trọng. Bảng 8: Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý thuốc thú y, chất xử lý môi trường 19 1 33/2005/NĐ-CP 15/3/2005 Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y 2 18/2004/PL-UBTVQH11 29/4/2004 Ủy ban thường vụ Quốc Hội Pháp lệnh Thú y năm 2004 3 17 /2004/QĐ-BNN 14/05/2004 Bộ nông nghiệp Công bố danh mục thuốc thú y được phép sản xuất, xuất khẩu, đóng gói lại, nhập khẩu, lưu hành, sử dụng và hạn chế sử dụng tại Việt Nam 4 01/2004/CT-BTS 16/1/2004 Bộ Thủy sản Về việc tăng cường quản lý tôm chân trắng ở Việt Nam 5 17/2003/TTLT-BTC- BNNPTNT-BTS 14/3/2003 Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT, Bộ Thủy sản Thông tư liên tịch Hướng dẫn việc kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch thủy sản 6 20/2003/QĐ-BTS 12/12/2003 Bộ Thủy sản Về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 344/2001/QĐ - BTS ngày 2/5/2001 và Quyết định số 14/2002/QĐ - BTS ngày 15/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản 7 Quyết định 14/2002/QĐ-BTS 15/5/2002 Bộ thủy sản Quyết định điều chỉnh Quyết định 344/2001QĐ-BTS ngày 2/5/2001 V/v bổ sung một số loại thức ăn, hoá chất, chế phẩm sinh học được sử dụng 8 344/2001/QĐ-BTS 2/05/2001 Bộ Thủy sản Về quản lý xuất nhập khẩu Hàng thủy sản chuyên ngành thời kỳ 2001-2005 9 18 /2002/QÐ-BTS 3/6/2002 Bộ Thủy sản Về việc ban hành Quy chế khảo nghiệm giống thuỷ sản, thức ăn, thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản 10 29/2002/QÐ/BNN 22/4/2002 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cấm một số hoá chất kháng sinh trong nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc thú y 11 Số 07 - 2002/CT-TTg 25/2/2002 Chính phủ V/v tăng cường quản lý việc sử dụng thuốc kháng sinh, hoá chất trong sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc từ động vật 12 Quyết định số 03/2002/QĐ-BTS 23/1/2002 Bộ thủy sản Ban hành quy chế quản lý thuốc thú y thuỷ sản 13 1338b CV/KHCN 15/5/1999 Bộ thủy sản Công văn của Bộ Thuỷ sản thông báo danh mục các hoạt chất được phép sử dụng làm thuốc thú y trong nuôi trồng thuỷ sản và mức dư lượng tối đa cho phép của các hoạt chất từ thuốc thú y thuỷ sản, thuốc bảo vệ thực vật và các chất ô nhiễm trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản ở Việt Nam 14 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTS 31/07/2008 Bộ thuỷ sản Về việc ban hành danh mục thuốc thuốc thú y thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam 15 Quyết định 06/2008/QĐ-BNN 18/01/2008 Bộ NN & PTNT Danh mục thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản tại ViêtNam 4.2.4. Kiểm tra chất lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản Hoạt động kiểm soát chất lượng thức ăn tập trung vào 3 nội dung là kiểm cơ sở sản xuất thức ăn; Cơ sở kinh doanh thức ăn đồng thời kinh doanh thuốc thú y sản phẩm xử lý môi trường nuôi thuỷ sản và kiểm tra thức ăn thuỷ sản nhập khẩu. 20 Hiện nay các qui định về quản lý thức ăn chăn nuôi đã quá cũ, bất cập và cần phải sửa đổi làm căn cứ pháp lý cho triển khai quản lý, kiểm soát chất lượng thức ăn một cách bài bản . Bảng 9: Văn bản pháp lý liên quan quản lý thức ăn chăn nuôi 1 02/1998/TT-BTS 14/3/1998 Bộ thủy sản Hướng dẫn thi hành Nghị định số 15-CP ngày 19/3/1996 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi 2 15/NĐ-CP 19/3/1996 Chính phủ Quản lý thức ăn chăn nuôi 4.2.5. Về kiểm soát xuất, nhập khẩu giống thủy sản a. Quản lý xuất nhập khẩu giống thủy sản Việc cấp phép nhập khẩu các loài giống mới đã được thẩm định đánh giá rủi ro an toàn sinh học thông qua các nguồn thông tin truy cập từ Internet và lấy ý kiến chuyên gia các thành viên hội đồng thú y thuỷ sản quốc gia và các cơ quan chức năng. Bộ Thuỷ sản trước đây đã cấp phép nhập khẩu giống thủy sản chưa có trong danh mục được phép nhập khẩu thông thường như ếch Thái Lan, ếch bò, cá mú nghệ, mú chấm đen, cá song chấm gai, cá mú dẹt, cá khế văn, cá mú chấm và một số loài cá cảnh đã được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Cho phép nhập khẩu khảo nghiệm cá Mashee, cá bơn vỉ và trứng cá hồi (nước ngọt). Nhờ thông tin của các tổ chức khoa học quốc tế đăng trên Internet như Fishbase, các tài liệu công bố trong nước về ngư loại và ý kiến chuyên gia, đã xử lý không cho nhập khảo nghiệm 2 loài tôm mới là tôm càng đỏ Úc (Cherax destructor) và tôm càng nước ngọt (Procambarus clarkii); không cho xuất khẩu giống cá tra. Bảng 10: Văn bản pháp lý liên quan đến quản lý xuất nhập khẩu giống thuỷ sản 1 3664/QĐ-BNN-CLTY 20/11/2007 Bộ trưởng Quy định tạm thời việc lấy mẫu xét nghiệm bệnh tôm xuất khẩu vào Úc 2 3108/QĐ/BNN-QLCL 10/10/2008 Cục QLCL Sửa đổi quy định tạm thời việc lấy mẫu xét nghiệm bệnh tôm xuất khẩu vào úc 4.2.6. Công tác phòng bệnh, chống dịch bệnh thuỷ sản Kiểm dịch thuỷ sản. - Để triển khai Pháp lệnh thú y 2004 và Nghị định số 33/NĐ-CP ngày 15/3/2005 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thú y Bộ Thuỷ sản trước đây đã rất tích cực trong xây dựng các văn bản hướng dẫn triển khai hoạt động kiểm dịch như công văn hướng dẫn về việc kiểm dịch bổ sung các bệnh virut đốm trắng, đầu vàng đối với tôm sú giống; bệnh Taura đối với tôm chân trắng; công văn qui định tạm thời về kiểm dịch thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản. Ngành cũng đã tổ chức xây dựng xin ý kiến góp ý cuả Ban môi trường dịch bệnh Hội đồng thú y quốc gia, các doanh nghiệp, các cơ quan chất lượng và thú y địa phương và đang hoàn thiện ban hành Qui chế kiểm dịch thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản và Danh mục các bệnh thuỷ sản phải kiểm dịch xuất nhập khẩu và lưu thông trong nước. 21 Về xây dựng hệ thống giám sát cảnh báo dịch bệnh thuỷ sản. Một số cơ quan quản lý Chất lượng và thú y thuỷ sản địa phương (Chi cục BVNLTS Thừa Thiên Huế, Chi cục BVNLTS Nghệ An) theo chế độ báo cáo hàng tháng đã thông báo cho Cục tình hình bệnh thuỷ sản phát hiện ở địa phương, đột xuất phát hiện bệnh lạ đã gửi văn bản về Cục. Theo hướng dẫn của Cục, các Trung tâm vùng và chi cục BVNLTS đóng tại địa bàn xảy ra bệnh đã nhanh chóng phối hợp với Viện NCNTTS I, III tiến hành điều tra, lấy mẫu xác định nguyên nhân gây bệnh và hướng dẫn người nuôi khắc phục hậu quả. Tuy nhiên các hoạt động này mới chỉ là chạy theo giải quyết sự cố. Để thực hiện công tác phòng bệnh, chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả Cục cần tổ chức hệ thống báo cáo nhanh về dịch bệnh có chân rết đến vùng nuôi (công tác viên hoặc cán bộ khuyến ngư); đầu tư phòng xét nghiệm, đào tạo cán bộ và xây dựng cơ chế phối hợp chia sẻ thông tin với hệ thống các Trung tâm quan trắc và cảnh báo môi trường và dịch bệnh. Bảng 11: Quản lý giống, dich bệnh và môi trường 1 16/2004/PL-UBTVQH11 24/3/2004 UBTVQH11 Pháp lệnh giống vật nuôi 2 15/2004/PL-UBTVQH11 24/3/2004 UBTVQH11 Pháp lệnh giống cây trồng 3 Ngh ị định 33/NĐ-CP 15/03/2005 Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh thú y 4 85/2008/QĐ-BNN 26/08/2008 BNN Ban hành quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản 22 23 5. Tồn tại, khó khăn: - Chưa có chế tài bắt buộc cơ sở sản xuất thuỷ sản phải thực hiện các qui định của Ngành Thuỷ sản về điều kiện đảm bảo VSATTP mới được cấp giấy phép kinh doanh, dẫn tới gần 100 cơ sở sản xuất qui mô công nghiệp chưa đạt TCN vẫn sản xuất, xuất khẩu. - Chưa thực hiện đầy đủ việc kiểm soát tại các công đoạn trước chế biến (khai thác, thu hoạch, thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển...). Hệ thống cơ sở hạ tầng nghề cá như cảng cá, chợ cá còn nhỏ bé, chưa có chợ bán buôn, chưa tạo cơ sở để thực hiện kiểm soát an toàn vệ sinh từ khâu đầu tiên của chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm như nhiều nước đang thực hiện. - Chất lượng thủy sản sau thu hoạch chưa được kiểm soát tận gốc, trong quá trình sản xuất và ngay sau khi thu hoạch, để loại bỏ những lô nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn (sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm để bảo quản, bơm chích tạp chất...) dùng làm thực phẩm - Việc lạm dụng hoá chất, kháng sinh trong sản xuất, bảo quản thuỷ sản sau thu hoạch của quá trình nuôi, khai thác biển còn phổ biến - Chưa thiết lập được hệ thống truy nguyên nguồn gốc sản phẩm ở cấp quốc gia - Đơn vị chịu trách nhiệm kiểm soát chính đối với khu vực nuôi trồng, khai thác và bảo quản thủy sản sau thu hoạch là cơ quan quản lý CL các địa phương mới được thành lập nên thiếu năng lực, kinh phí và điều kiện để kiểm soát việc thực hiện ở khu vực rất phức tạp này; - Hoạt động phối hợp liên Ngành trong kiểm soát việc nhập khẩu, buôn bán, sử dụng hoá chất, kháng sinh còn hạn chế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo chuyên đề- HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG NGÀNH THUỶ SẢN.pdf
Luận văn liên quan