MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM(VDB) 3
1.1 Khái quát về Ngân hàng phát triển Việt Nam 3
1.1.1 Giới thiệu,quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 3
1.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngân hàng Phát triển Việt Nam(VDB) 4
1.1.3 Chức năng,nhiệm vụ của ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 6
1.1.4.Trách nhiệm và quyền hạn ngân hàng phát triển Việt Nam 7
1.1.5. Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 8
1.1.5.1 Huy động vốn 8
1.1.5.2 Sử dụng vốn 9
1.1.6. Nguồn vốn của ngân hàng Phát triển Việt Nam(VDB) 14
1.1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Phát triển Việt Nam 14
1.2 Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 16
1.2.1 Đặc điểm dự án đầu tư được thẩm định tại Ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 16
1.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 17
1.2.2.1 Tiếp nhận và luân chuyển hồ sơ 17
1.2.2.2 Tổ chức thẩm định 18
1.2.2.3 Quyết định cho vay 20
1.2.2.4 Thời gian thẩm định dự án 20
1.2.2.5 Quy định thời gian thẩm định dự án tại Sở giao dịch, Chi nhánh NHPT và tại Hội sở chính. 21
1.2.3 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại VDB 22
1.2.3.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự 23
1.2.3.2 Phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy cảm của dự án đầu tư 24
1.2.3.3 Phương pháp so sánh các chỉ tiêu 25
1.2.3.4 Phương pháp dự báo 26
1.2.4 Thẩm định dự án để quyết định cho vay 26
1.2.4.1 Hồ sơ của dự án 26
1.2.4.2 Hồ sơ tài chính 28
1.2.4.3 Báo cáo về quan hệ tín dụng 29
1.2.4.4 Hồ sơ bảo đảm tiền vay 29
1.2.5 Nội dung thẩm định dự án đầu tư 29
1.2.5.1 Thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ dự án, hồ sơ chủ đầu tư 29
1.2.5.2 Về chủ đầu tư dự án 30
1.2.5.3. Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay 31
1.2.5.4 Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay 35
1.2.6 Thẩm định lại dự án 36
1.2.6.1 Các trường hợp thẩm định lại dự án 36
1.2.6.2 Hồ sơ của dự án 36
1.2.6.3 Nội dung thẩm định lại 37
1.3 Thẩm định dự án đầu tư’’ Đầu tư xây dựng công trình chuyển đổi công nghệ lò đứng sang lò quay công suất 1.000 tấn clinker/ngày của Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang’’ 38
1.3.1 Giới thiệu về dự án đầu tư 38
1.3.1.1 Thông tin về dự án đầu tư 38
1.3.1.2 Đề nghị vay vốn tín dụng đầu tư của chủ đầu tư 39
1.3.2 Kết quả thẩm định hồ sơ cho vay vốn 40
1.3.2.1 Hồ sơ pháp lý theo quy định,bao gồm 40
1.3.2.2 Hồ sơ tài chính 40
1.3.2.3 Các tài liệu khác chủ đầu tư gửi kèm: 40
1.3.3 Kết quả thẩm định chủ đầu tư 41
1.3.3.1 Về năng lực,kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và điều hành dự án của chủ đầu tư. 41
1.3.3.2 Về mô hình tổ chức,bộ máy điều hành của chủ đầu tư 42
1.3.3.3 Về năng lực tài chính của Chủ đầu tư 43
1.3.4 Kết quả thẩm định phương án tài chính,phương án trả nợ vốn vay 49
1.3.4.1 Nhận xét,đánh giá thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra của dự án. 49
1.3.4.2 Phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới phương án tài chính,phương án trả nợ vốn vay và hiệu quả của dự án. 58
1.3.4.3 Xác định các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư 66
1.3.4.4 Thẩm định phương án trả nợ vốn vay của dự án 70
1.3.5 Đánh giá hoạt động thẩm định dự án’’ Đầu tư xây dựng công trình chuyển đổi công nghệ lò đứng sang lò quay công suất 1.000tấn clinker/ngày của Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang’’ 72
1.3.5.1 Những mặt đạt được 72
1.3.5.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 74
1.4 Tình hình thẩm định tại Ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 74
1.4.1 Tình hình thực hiện phân cấp và giám sát phân cấp 74
1.4.2 Về chương trình thông tin 75
1.5 Nhận xét chung về hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB). 75
1.5.1 Những kết quả đạt được 75
1.5.1.1 Về quy trình thẩm định thẩm định 75
1.5.1.2 Về nội dung thẩm định 75
1.5.1.3 Về phương pháp thẩm định tài chính dự án 76
1.5.1.4 Về cán bộ thẩm định 76
1.5.1.5 Về trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định dự án đầu tư 76
1.5.1.6 Về nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án đầu tư 76
1.5.1.7 Về công tác giám sát và điều hành trong thẩm định dự án đầu tư 77
1.5.7.8 Chất lượng thẩm định dự án đầu tư 77
1.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân 77
1.5.2.1 Về cán bộ thẩm định dự án đầu tư 77
1.5.2.2 Về quy trình thẩm định 78
1.5.2.3 Về nội dung phương pháp thẩm định 78
1.5.2.4 Về thông tin phục vụ cho quả trình thẩm định 79
1.5.2.5 Về trang thiết bị công nghệ 80
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 81
2.1 Định hướng phát triển của VDB trong thơi gian tới 81
2.1.1 Cơ hội và thách thức của VDB trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 81
2.1.1.1 Những cơ hội 81
2.1.1.2 Những thách thức. 81
2.1.2 Định hướng phát triển 83
2.1.2.1 Định hướng phát triển hoạt động đến 2020 83
2.1.2.2 Chiến lược phát triển hoạt động của VDB giai đoạn 2007-2010 84
2.1.2.3 Mục tiêu chiến lược của VDB giai đoạn 2007-2010 84
2.1.3 Phương hướng hoạt động 85
2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHPTVN(VDB) 86
2.2.1 Giải pháp về cán bộ thẩm định dự án đầu tư 87
2.2.2 Giải pháp về quy trình thẩm định dự án đầu tư 88
2.2.3 Giải pháp về phương pháp thẩm định dự án đầu tư 88
2.2.4 Giải pháp về nội dung thẩm định dự án đầu tư 91
2.2.5 Giải pháp về nguồn thông tin 93
2.2.6 Giải pháp về trang thiết bị công nghệ 95
2.2.7 Giải pháp về công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư 95
2.3 Một số kiến nghị 96
2.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước 96
2.3.2 Kiến nghị với NHNN Việt Nam 97
2.3.3 Kiến nghị với NHPTVN 97
2.3.4 Kiến nghị đối với chủ đầu tư 98
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong hơn nửa Thế kỷ qua, ở nhiều nước trên Thế Giới, hệ thống Ngân hàng thực sự đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng tạo động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ trên toàn bộ nền kinh tế quốc doanh. Sự lành mạnh của hệ thống Ngân hàng ở mọi quốc gia luôn luôn là cơ sở của sự ổn định tình hình kinh tế xã hội, đồng thời là điều kiện tiền đề để khai thác mọi nguồn lực phát triển kinh tế.
Đối với đất nước ta hiện nay, thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nền kinh tế do Đảng và Nhà nước đề xướng, rất nhiều dự án đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề và lĩnh vực đang được thực hiện. Để công cuộc đầu tư triển khai được thuận lợi thì việc đảm bảo đầy đủ vốn đầu tư là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên, trên thực tế nguồn tài chính của chủ đầu tư thường không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu vốn của dự án.
Để đáp ứng nguồn tài chính cho hoạt động đầu tư, nhất là đối với các dự án có quy mô lớn, các chủ đầu tư phải tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ từ bên ngoài. Việc thu hút vốn đầu tư xã hội để tài trợ cho dự án thông qua nhiều con đường khác nhau. Trong đó, nguồn tài trợ vốn cho dự án từ các Ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong điều kiện Việt Nam hiện nay, khi các kênh dẫn vốn khác còn rất hạn chế hoặc hoạt động chưa mấy hiệu quả. Trong quá trình thực hiện tài trợ dự án, điểm mấu chốt nhất mà các Ngân hàng đều quan tâm đó là tính hiệu quả và tính an toàn của khoản đầu tài trợ cung ứng cho dự án.
Trên thực tế, đầu tư dự án là lĩnh vực tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do đó, vừa đảm bảo hiệu quả, đồng thời đảm bảo an toàn vốn đầu tư là bài toán hết sức phức tạp đối với các Ngân hàng hiện nay. Hướng tới mục tiêu này, Ngân hàng phát triển Việt Nam đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau để đánh giá tính khả thi và quản trị khoản tài trợ sao cho đạt được yêu cầu mong muốn. Trong đó, Thẩm định dự án đầu tư luôn luôn được Ngân hàng phát triển Việt Nam coi như một công cụ hữu hiệu và đặc biệt quan trọng trong hệ thống các biện pháp đảm bảo cho hoạt động tài trợ vốn của Ngân hàng đối với dự án.
Chính vì những lý do trên, trước khi quyết định tài trợ vốn cho dự án, Ngân hàng phát triển Việt Nam nhất thiết phải tiến hành công tác thẩm định để có thể nắm bắt một cách cụ thể và rõ ràng mọi vấn đề có liên quan đến dự án.
Trong quá trình thực tế tại Ngân hàng phát triển Việt Nam cùng với phần lý luận được đào tạo tại trường, em đã nhận thấy tầm quan trọng của công tác Thẩm định dự án đầu tư. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ có kinh nghiệm lâu năm tại các ban, đặc biệt là Ban thẩm định của Ngân hàng phát triển Việt Nam, cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo:Ths Nguyễn Thị Ái Liên, em đã hoàn thành đề tài chuyên đề tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác thẩm định Dự án đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam".
Nội dung chuyên đề tốt nghiệp gồm 2 chương:
Chương I::Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Phát triển Việt Nam
Chương II:Giải pháp hoàn thiện công tác Thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam
116 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2708 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định Dự án đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dẫn đầy đủ về các thủ tục,điều kiện vay vốn và lập hồ sơ vay vốn.
1.5.1.2 Về nội dung thẩm định
Nội dung thẩm định được xem xét đầy đủ ở các mặt gồm:tư cách pháp lý và năng lực tài chính của doanh nghiệp,tính khả thi và hiệu quả dự án.Cán bộ thẩm định xác định rõ nội dung thẩm định là cơ sở đảm bảo chất lượng hiệu quả hoạt động cho vay
1.5.1.3 Về phương pháp thẩm định tài chính dự án
phương pháp thẩm định tài chính dự án ngày càng mang tính khoa học,trong quá trình thẩm định,cán bộ thẩm định đã sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả dự án như NPV,IRR…sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy trong rủi ro.Nhờ đó mà hiệu quả của dự án được xác định một cách chính xác hơn và có độ tin cậy cao hơn
1.5.1.4 Về cán bộ thẩm định
Đội ngũ cán bộ thẩm định ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn.Ngân hàng xác định rõ nhân tố quan trọng nhất quyết định chất lượng thẩm định dự án là con người,do vây trong thời gian qua NHPTVN đã tạo điều kiện tổ chức các lớp đào tạo,tổ chức tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn.NHPTVN có đội ngũ cán bộ thẩm định tương đối toàn diện bao gồm cả những cán bộ trẻ năng động nhiệt tình có trình độ và cả những cán bộ lâu năm giàu kinh nghiệm tạo nên một bọ máy thẩm định làm công tác thẩm định rất hiệu quả.Ngoài ra,tập thể trong ban thẩm định đoàn kết nhất trí,quy chế dân chủ và tinh thần sáng tạo tập thể được phát huy.
1.5.1.5 Về trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định dự án đầu tư
Được trang bị đầy đủ và hiện đại như :máy vi tính,may fax,điện thoai,máy in..Nhờ vậy việc khai thác thông tin và tính toán trong quá trình thẩm định được nhanh chóng và chính xác hơn.
1.5.1.6 Về nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án đầu tư
Nguồn thông tin được sử dụng trong quá trình thẩm định dự án đầu tư ngày càng phong phú.Ngoài thông tin từ khách hàng cung cấp.Ngân hàng còn thu thập thông tin từ trung tâm tín dụng của ngân hàng nhà nước,ban tín dụng trung ương,từ các cơ quan nhà nước,từ báo tạp chí chuyên ngành,từ phương tiện truyền thống…Thông tin đa dạng,phong phú hơn giúp cán bộ thẩm định đánh giá dự án một cách chính xác hơn
1.5.1.7 Về công tác giám sát và điều hành trong thẩm định dự án đầu tư
-Đưa công tác giám sát phân cấp trong khâu thẩu định đi vào nề nếp,cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Tổng giám đốc,góp phàn tích cực trong việc thực hiện cơ chế tín dụng linh hoạt của NHPTVN
-Công tác điều hành trong ban thẩm định đã chủ đọng và linh hoạt để thực hiện các công tác nhiệm vụ theo yêu cầu của Tổng giám đốc và Ban lãnh đạo NHPTVN với tinh thần không chờ đợi việc đến mới làm
-Sự phối hợp giữa các chi nhánh và các Ban tại Hội sở chính trong công tác thẩm định,giám sát phân cấp chặt chẽ hơn,linh hoạt hơn so với trước đây.
1.5.7.8 Chất lượng thẩm định dự án đầu tư
Cơ chế thẩm định tiếp tục hoàn thiện theo hướng rõ ràng cụ thể,phù hợp hơn với tình hình thực tế và chất lượng thẩm định dự án đã được cải thiện so với trước đây,tình trạng cho vay ồ ạt hoặc ngược lại,tình trạng yêu cầu khách hàng nhiều lần để bổ sung hồ sơ đã được hạn chế.
1.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân
1.5.2.1 Về cán bộ thẩm định dự án đầu tư
Hoạt động thẩm định là một hoạt động hết sức đa dạng và phức tạp. Các dự án ngày càng lớn hơn cả về quy mô lẫn trình độ kỹ thuật. Điều này đòi hỏi cán bộ thẩm định ngoài trình độ nghiệp vụ thẩm định còn cần phải có linh hoạt trong mọi khía cạnh có liên quan. Một cán bộ thẩm định phải tập hợp trong mình một khối lượng kiến thức hết sức đa dạng và phong phú vì họ phải đứng trước các dự án khác nhau. Trong khi đó, ở nước ta, việc đào tạo chuyên sâu vào nghiệp vụ thẩm định không được hiệu quả. Do đó, dẫn đến tình trạng chuyên môn không cao làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định của dự án. Mặc dù NHPTVN đã hình thành một số cán bộ thẩm định có trình độ cao, kinh nghiệm nhưng do đội ngũ quá ít chưa đáp ứng đủ yêu cầu ngày càng cao về tính phức tạp của dự án do vậy ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định dự án đầu tư.Cán bộ thẩm định ở ban thẩm định cú 14 cán bộ,trong đó các cán bộ thẩm định ngoài việc phải thẩm định các dự án đầu tư không phân cấp thì các cán bộ thẩm định phải quản lý và giám sát hoạt động thẩm định ở các chi nhánh ngân hàng phát triển trong cả nước.Công việc nhiều cùng với sự gia tăng số lượng dự án xin vay vốn đã và đang gây áp lực công việc rất lớn cho các cán bộ thẩm định ở ban thẩm định.Họ không đủ thời gian để thu thập những thông tin cần thiết để thẩm định dự án đầu tư,dẫn đến rủi ro về mặt nghiệp vụ,mặt khác sẽ xảy ra rủi ro đạo đức nếu cỏn bộ thẩm định có hành vi gian lận,vi phạm quy tắc tín dụng.Ban thẩm định vẫn còn một số cán bộ có trình độ, năng lực kém có trình độ đại học nhưng lại được đào tạo từ thời bao cấp nên dù NHPTVN đã tổ chức các lớp nghiệp vụ thì những cán bộ này vẫn thiếu kiến thức về thị trường hoặc có một số cán bộ trẻ kinh nghiệm chuyên môn còn ít nên việc thẩm định dự án đầu tư gặp rất nhiều khó khăn.
1.5.2.2 Về quy trình thẩm định
Tuy quy trình thẩm định nêu trên được áp dụng cho toàn hệ thống NHPTVN và chi tiết rõ những nội dung cần thẩm định cho tất cả các dự án xin vay vốn nhưng một số loại dự án lại có những đặc điểm riêng biệt và trên thực tế mỗi loại hình doanh nghiệp lại cùng có những đặc thù riêng của mình.Do vây,quy trình thẩm định vẫn mang tính hướng dẫn,tham khảo mà chưa cụ thể chi tiết theo từng loại dự án ,doanh nghiệp.
1.5.2.3 Về nội dung phương pháp thẩm định
Ngoài những dự án được NHPTVN thẩm định một cách khách quan,nghiêm túc toàn diện vẫn còn một số dự án cán bộ thẩm định một cách qua loa,hời hợt,bỏ qua phân tích rủi ro,tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính(NPV,IRR..),có trường hợp không tính đến giá trị thời gian của tiền làm giảm tính chính xác của các chỉ tiêu.
Trong nội dung thẩm định tài chính,việc phân tích thị trường sản phẩm của dự án còn mang tính chủ quan của cán bộ thẩm định mà thiếu căn cứ để đánh giá.Còn phân tích về phương diện kỹ thuật của dự án cán bộ thẩm định hầu như dựa vào hoàn toàn vào luận chứng kinh tế kỹ thuật do khách hàng gửi đến,dẫn đến đánh giá thiếu chính xác.
Trong phân tích rủi ro,có những dự án cán bộ thẩm định bỏ qua việc rủi ro của dự án,nếu có tính đến yếu tố rủi ro,ngân hàng chỉ mới sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy mà ít khi sử dụng các phương pháp khác.Hơn nưa,phân tích độ nhạy cũng mới dừng ở phân tích độ nhạy một chiều,việc xác định các yếu tố dao động,mức giao động còn mang tính chủ quan.
1.5.2.4 Về thông tin phục vụ cho quả trình thẩm định
Để đạt được mục tiêu của mình là vay được vốn Ngân hàng, các chủ đầu tư thường đưa ra những số liệu làm căn cứ cho việc tính toán thẩm định không đầy đủ và chính xác. Nguồn thông tin là nhân tố quyết định giúp cho cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định được chính xác và hiệu quả. Nhưng để có thể được thông qua, doanh nghiệp sẵn sàng lập những báo cáo không trung thực, phản ánh sai lệch thực tế tình trạng sản xuất kinh doanh, nhiều bảng cân đối, báo cáo tài chính chưa được cơ quan kiểm toán đánh giá, một số dự án đã thực hiện chế độ sổ sách khác nhau để đối phó với các cơ quan thuế tài chính.
Về phía Ngân hàng, có rất ít cơ hội tìm kiếm thông tin để kiểm chứng do đó dễ dẫn đến sai lầm trong tính toán khi lập báo cáo thẩm định do số liệu gốc đã bị sai lệch. Ngoài ra, khi cán bộ thẩm định của Ngân hàng đến kiểm tra thực trạng, tìm hiểu số liệu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp gây khó dễ đối với Ngân hàng làm ảnh hưởng đến kết quả thu thập thông tin. Hiện nay, các doanh nghiệp khi đưa ra một dự án thường thuê một trung gian lập báo cáo để gửi lên Ngân hàng. Các trung gian này thường tập trung nhiều cán bộ giỏi do đó các bản báo cáo về dự án thường đạt độ hoàn hảo nên rất khó phát hiện sai sót đối với các cán bộ thẩm định. Trước tình hình đó, đòi hỏi cán bộ thẩm định phải hết sức nhạy bén, thu thập và xử lý thông tin thật chính xác để có thể lập báo cáo thẩm định hiệu quả. Còn về phía Ngân hàng thì cán bộ thẩm định có trình độ, năng lực quản lý kinh doanh còn hạn chế, việc phân tích dự án không chính xác, dẫn đến tình trạng xử lý thông tin kém hiệu quả gây lãng phí thông tin, không đem lại lợi ích trong quá trình thẩm định.Một số doanh nghiệp không theo kịp với phương thức sản xuất kinh doanh mới dẫn đến sản phẩm sản xuất ra không có khả năng cạnh tranh, dự án đầu tư không hiệu quả. Trong khi đó, một số cán bộ thẩm định lại có tâm lý chủ quan trong cho vay, đôi khi lại cho rằng đó là khách hàng quen nên không cần giám sát chặt chẽ, giải quyết cho vay chỉ dựa trên các thông tin do doanh nghiệp cung cấp qua trình bày thay cho số liệu tài chính đáng tin cậy mà không xét đến hiệu quả kinh tế của dự án. Đôi khi các thông tin, số liệu trong dự án gửi đến Ngân hàng chưa được xem xét đến độ chính xác và tin cậy mà đã được cán bộ thẩm định thụ động lắp số liệu vào công thức để tính toán. Vì vậy, việc tính toán các chỉ tiêu đôi khi chỉ là hình thức. Trong rất nhiều trường hợp các chỉ tiêu đã bị bỏ qua. Như vậy, các chỉ tiêu được gọi là quan trọng nhất trong việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư không được sử dụng, vấn đề giá trị thời gian của tiền không được coi trọng đúng mức.
1.5.2.5 Về trang thiết bị công nghệ
Tại NHPTVN hệ thông máy vi tính đã được trang bị đầy đủ đến từng cán bộ thẩm định nhưng việc khai thác sử dụng hết tính năng của nó thì còn thấp,đa số cán bộ thẩm định mới chỉ dùng máy vi tính để soạn thảo,tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của dự án mà chưa sử dụng phần mềm hiện đại nào vào phân tích dự báo hay quản trị dữ liệu.
CHƯƠNG II
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1 Định hướng phát triển của VDB trong thơi gian tới
2.1.1 Cơ hội và thách thức của VDB trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1.1.1 Những cơ hội
Ngay từ khi còn là Quỹ hỗ trợ phát triển,quan hệ quốc tế của VDB đã đựơc quan tâm trên cơ sở định hướng là tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các tổ chức tài chính quốc tế,đặc biệt là các nhà tài trợ thông qua hoạt động hợp tác quốc tế nhằm phục vụ công tác chuyên môn,thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính,ngân hàng phát triển,ngân hàng xuất nhập khẩu của các nước trong khu vực và thế giới như:DJB,CDB,KFW,MDB…Ngân hàng xuất nhập khẩu các nước:Thái lan,Malaysia,Trung cấp…,các nhà tài trợ oda song phương và đa phương như:WB,ADB,IM
Trên cơ sỡ nền tảng đó,trong quan hệ quốc tế,phương châm của VDB là giữ vững,phát triển vị thế của mình với các tổ chức tài chính quốc tế,các nhà nhà tài trợ để tranh thủ tối đa mọi nguồn lực bên ngoài trên các lĩnh vực:huy động vốn,phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế,tranh thủ kỹ thuật,công nghệ ngân hàng,đào tạo nguồn lực có trình độ quản trị ngân hàng đáp ứng chuẩn mực quốc tế,chủ động tích cực quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tài chính,ngân hàng đưa VDB ngang tầm với các ngân hàng phát triển khu vực và quốc tế.
2.1.1.2 Những thách thức.
VDB ra đời trên cơ sở sắp xếp lại Quỹ Hỗ trợ phát triển nên được đánh giá là khá non trẻ và đang trong quá trình cũng cố và hoàn thiện.Xuất phát điểm hệ thống VDB đang ở mức độ thấp về công nghệ,trình độ tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ.Mặc dù 9 năm qua,hệ thống quỹ Hỗ trợ phát triển đã có bước phát triển nhất định trong quan hệ quốc tế,song còn khoảng cách rất lớn đối với các ngân hàng phát triển trong khu vực và quốc tế,VDB phải đối mặt với nhiều thách thức sau đây:
-Với ưu thế sẵn có về vốn và công nghệ ngân hàng,cũng như kinh nghiệm,cũng như kinh nghiệm quản lý của các ngân hàng nước ngoài thì cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn khi ngân hàng nước ngoài ngày càng mở rộng quy mô và phạm vi hoạt dộng trên thị trường Việt nam.
-Trong xu thế quan hệ kinh tế quốc tế sẽ làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro,trong khi cơ chế quản lý của VDB chưa thật hoàn thiện,nhất là về hoạt động thanh tra,giám sát và tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống VDB chưa được xử lý
triệt để sẽ là nguy cơ cho sự phát triển an toàn bền vững của VDB.
-Quan hệ quốc tế đòi hỏi phải có nguồn nhân lực trang bị đầy đủ các kiến thức về kỹ năng nghiên cứu,phân tích ,đánh giá và dự báo theo mô hình về các chuẩn mực và thực tiễn quốc tế..Trong khi đó,nguồn nhân lực của VDB còn nhiều bất cập về các kiến thức trên,đặc biệt là năng lực phân tích và dự báo.Đó là thách thức để thực hiện hợp tác và hội nhập thành công.
-Mộ thách thức lớn nữa là khả năng kiểm soát luồng tiền của VDB,mặc dù hiện nay VDB giảm dần hình thức hỗ trợ trực tiếp bằng lãi suất,song vấn đề đặt ra khi quan hệ quốc tế,mở cửa thị trường tài chính,tự do hóa các giao dịch vốn thì vấn đề kiểm soát luồng tiền tệ,quản trị tín dụng đầu tư phát triển,tín dung xuất khẩu.
-Cuối cùng là xuất phát điểm của VDB rất thấp trong lĩnh vực ngân hàng về trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng.Do đặc thù sản phẩm của VDB chưa đa dạng như các ngân hàng thương mại thông thương mại thông thường nên phạm vi hoạt động nói chung và hợp tác quốc tế nói riêng cũng là thách thức.
2.1.2 Định hướng phát triển
2.1.2.1 Định hướng phát triển hoạt động đến 2020
Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho đất nước chúng ta những thời cơ và thách thức lớn.Cả đất nước nói chung và mỗi ngành nói riêng cũng đang chuẩn bị cho một giai đoạn mới.Với hệ thống ngân hàng phát triển việt nam cũng vậy,một trong những việc quan trọng nhất là định hướng phát triển cho thời kỳ đầu tiên.
-Là một tổ chức được chính phủ thành lập nhằm thực hiện chinh sách tín dụng Đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của nhà nước,hoạt động của VDB phải phù hợp với chủ trương,chính sách,pháp luật hiện hành và các cam kết quốc tế,đặc biệt là gia nhập WTO.
-Với mô hình là một ngân hàng chính sách,VDB phải phát huy vài trò là công cụ của Chính phủ để thực hiện chính sách đầu tư phát triển và thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc thực hiện các hình thức tín dụng,đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng,tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế.
-VDB phải tập trung huy động tối đa nguồn lực trong và ngoài nước,bảo đảm tính cân đối khoa học,xây dựng cơ sở vật chất và công nghệ hiện đại để thực thi nhiệm vụ,từng bước tự chủ về tài chính.
-Cơ cấu lại tài chính,bao gồm xử lý nợ tồn động,ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh và tăng cường vốn điều lệ.
-Cơ cấu lại hệ thống tổ chức VDB gắn liền với hiện đại hóa công nghệ,trong
đó tập trung xử lý về mặt tổ chức dưới hình thức giải thể hoặc kiểm soát đặc biệt đối với những chi nhánh VDB yếu kém,sáp nhập hoặc hợp nhất một số chi nhánh VDB thành chi nhánh khu vực để nâng cao hiệu quả hoạt động theo hướng hiện đại hóa và quốc tế hóa.
2.1.2.2 Chiến lược phát triển hoạt động của VDB giai đoạn 2007-2010
Do ngành tài chính giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,lượng vốn thông qua VDB dành cho đầu tư phát triển là rất lớn nên việc đảm bảo sự an toàn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cả VDB nói riêng và toàn ngành tài chính cũng như nền kinh tế nói chung.Vì vậy,trong quá trình phát triển,việc bảo đảm an toàn trong hoạt động để phát triển bền vững phải trở thành một phương châm chiến lược quan trọng nhất.
Cùng với việc bảo đảm sự an toàn,hoạt động của VDB phải góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển các lĩnh vực,ngành nghề trọng điểm và các vùng miền khó khăn của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,đồng thời phải đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả đầu tư,nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế,đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững theo chủ trương của chính phủ. Như vậy phương châm chiến lược trong hoạt động của VDB trong thời gian tới là:
An toàn hiệu quả-Hội nhập quốc tế-phát triển bền vững.
2.1.2.3 Mục tiêu chiến lược của VDB giai đoạn 2007-2010
-Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát đến năm 2020,VDB phải trở thành một ngân hàng chuyên nghiệp của chính phủ trong lĩnh vực đầu tư phát triển và xuất khẩu,bộ máy tinh gọn và hiệu quả,năng lực quản lý tiên tiến trên nền tảng công nghệ hiện đại,tình hình tài chính lành mạnh,công khai minh bạch,hướng tới thị trường và hội nhập quốc tế.
-Mục tiêu cụ thể
+Tổng số vốn cung ứng cho nền kinh tế giai đoạn 2007-2010 khoảng 170.000 tỷ đồng,tăng trưởng 50% so với giai đoạn 2001-2005.
+Tổng số vốn huy động trong nước giai đoạn 2001-2010 khoảng 123.000 tỷ đồng trong đó:
Vốn kỳ hạn 3-5 năm chiếm tối thiểu 25% tổng số vốn huy động.
Vốn kỳ hạn trên 5 năm chiếm tôí thiểu 52% tổng số vốn huy động.
+Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ đến năm 2010 dưới 5%.
+Tỷ lệ nợ an toàn vốn đến năm 2010 đạt yêu cầu theo chuẩn mực quốc tế.
2.1.3 Phương hướng hoạt động
- Tiếp tục kiện toàn công tác tổ chức cán bộ, tăng cường cán bộ cho các bộ phận còn thiếu và yếu. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại, giáo dục
cho cán bộ viên chức rèn luyện và nâng cao ý thức trách nhiệm, rèn luyện phong cách làm việc theo mô hình ngân hàng hiện đại, tăng cường thực hiện văn minh công sở để chuẩn bị nguồn nhân lực sẵn sàng nhận nhiệm vụ thí điểm triển khai các nhiệm vụ mới khi được Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển việt Nam giao.
- Tập trung thực hiện tốt công tác thanh toán trực tiếp với khách hàng, thanh toán liên hàng và xem đây là khâu dịch vụ quan trọng của VDB.
-Tiếp tục đẩy mạnh công tác tự kiểm tra và khắc phục sau kiểm tra, coi đây là việc làm thường xuyên, liên tục nhằm kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót để khắc phục hoặc có giải pháp xử lý kiên quyết, kịp thời nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất đồng thời thông qua công tác tự kiểm tra để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ viên chức.
- Song song với việc đẩy mạnh cho vay các dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo Nghị định mới, Sở Giao dịch I quyết tâm thực hiện các biện pháp kiên quyết, triệt để nhằm tăng cường công tác thu nợ, đẩy nhanh tiến độ giải quyết các khoản nợ còn tồn đọng, phấn đấu không phát sinh nợ xấu mới.
- Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng các giải pháp như: tăng cường quan hệ với các khách hàng đã có quan hệ đồng thời mở rộng quan hệ với các khách hàng mới và triển khai thí điểm huy động vốn ở một số nghiệp vụ mới. Sở Giao dịch 1 báo cáo NHPTVN tiếp tục triển khai nghiệp vụ kinh doanh vốn theo hướng mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn, không phân biệt hình thức sở hữu; xây dựng phương án thí điểm huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng phù hợp với những biến động về lãi suất trên thị trường; đề xuất thí điểm triển khai việc huy động vốn thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi hoặc kỳ phiếu ngân hàng.
- Củng cố và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong việc tổ chức, triển khai thực hiện những nghiệp vụ mới để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao và mở rộng của ngân hàng phát triển Việt Nam.
2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHPTVN(VDB)
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư là một yêu cầu luôn đặt ra để nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại NHPTVN vì qua đó ngân hàng có thê chủ động trong việc ngăn chặn những dự án tồi và tài trợ cho những dự án tốt một cách có hiệu quả,Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nước ta đang đẩy nhanh tốc độ đầu tư nhằm duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững,tạo đà cho bước phát triển vững chắc ở những năm sau.Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư còn giúp ngân hàng có thể chủ động tham gia tư vấn,thẩm định và từ chối ngay từ đầu những ý tưởng đầu tư không khả thi,tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư,nhà nước và ngân hàng.Chính vì lẽ đó,yêu cầu về hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư luôn được ngân hàng quan tâm.
Để thực hiện được mục tiêu chiến lược phát triển chung của mình trong thời gian tới,đặc biệt là định hướng phát triển trong hoạt động cho vay theo dự án,NHPTVN cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp,trong đó hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư đóng vài trò là một yếu tố quan trọng.Xuất phát từ nghiên cứu lý thuyết về công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các ngân hàng và qua thực tế công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHPTVN,em xin đề xuất một số giải pháp sau:
2.2.1 Giải pháp về cán bộ thẩm định dự án đầu tư
Có thể khẳng định rằng, trình độ năng lực của cán bộ thẩm định là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Vì vậy, dưới góc độ ngành ngân hàng phải có những chính sách đào tạo thêm để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng. Từ đó, giúp cán bộ thẩm định bắt kịp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới. Trên cơ sở đó mới có thể tạo ra một nền tảng vững chắc để phục vụ cho việc cải thiện chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư, nhất là đối với những dự án có vốn đầu tư lớn và kỹ thuật phức tạp. NHPTVN cần phải xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực của cán bộ thẩm định dự án đầu tư. Chỉ đạo sát sao công tác đào tạo một cách có hệ thống; đầu tư đúng mức nâng cao năng lực thẩm định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư; tổ chức hội thảo, giải quyết các vướng mắc trong quá trình học tập chuyên môn nghiệp vụ và xử lý công việc; khuyến khích phát huy sáng kiến của cán bộ trong toàn Ngân hàng để nhằm đưa ra chất lượng thẩm định dự án đầu tư được tốt hơn; điều chỉnh mức lương, thưởng cho cán bộ thẩm định một cách hợp lý. Ngoài ra, NHPTVN cần có các quy định để xử lý các trường hợp vi phạm nội quy, quy chế thẩm định dự án để nâng cao ý thức kỷ luật, tinh thầm trách nhiệm. Cần đưa công tác kiểm tra giám sát thành công tác trọng tâm để giúp lãnh đạo Ngân hàng điều hành công việc; chỉ đạo kịp thời bộ phận thẩm định tránh sơ hở, sai sót đáng tiếc trong khi thẩm định dự án đầu tư mà chấp nhận dự án không khả thi hoặc bỏ qua các dự án có hiệu qủa.
2.2.2 Giải pháp về quy trình thẩm định dự án đầu tư
Chất lượng công tác thẩm định phụ thuộc rất lớn vào sự chi tiết,chặt chẽ của quy trình thẩm định.Một quy trình thẩm định càng chi tiết thì giúp cho cán bộ thẩm định giảm thiểu được thời gian thẩm định và quy trình đó các chặt chẽ thì chất lượng công tác thẩm định càng cao.Vì vậy,trong thời gian tới,quy trình thẩm định cần hướng dẫn chi tiết cụ thể từng loại dự án,từng loại hình dự án để tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định các dự án nhanh chóng,chính xác đạt chất lượng cao.
Các căn cứ pháp lý để tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn hay thay đổi,vì vậy cần phải liên tục bổ sung những căn cứ pháp lý mới.Và phải thường xuyên kiểm tra lại các điều kiện pháp lý để đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng tín dụng,hợp đồng bảo đảm tiền vay,hợp đồng giao dịch bảo đảm.
Việc đơn giản hóa thủ tục cho vay là rất quan trọng và cần thiết.Hiện nay hồ sơ khách hàng còn nhiều thủ tục rườm rà,hướng dẫn chưa cụ thể khiến cho khách hàng phải làm đi làm lại,gây mất thời gian.Vì vậy đối với lĩnh vực cụ thể thì phải phân công cán bộ tín dụng phụ trách riêng và thiết lập một bảng phân công với đầy đủ các thông tin cần thiết được niêm yết công khai tại nơi giao dịch tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng
2.2.3 Giải pháp về phương pháp thẩm định dự án đầu tư
Ngân hàng phát triển Việt Nam đã có một quy trình thẩm định rất chi tiết và khoa học được ban hành trên toàn bộ hệ thống quy định trình tự và nội dung cần thực hiện khi thẩm định dự án đầu tư.Cán bộ thẩm định cần nghiêm túc thực hiện theo đúng quy trình đó và có thể có những bổ sung cần thiết theo từng dự án.Tuy nhiên trong quá trình làm việc,cán bộ thẩm định cũng cần lưu ý đến những vấn đề sau:
*Phân tích dự án ở trạng thái động.
Dự án luôn thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh thực tế,dự án được hình thành cà thực hiện trong môi trường kinh tế đầy biến động,chịu tác động nhiều nhân tố không những trong nước mà còn trên thế giới.Vì thế khi phân tích dự án,cán bộ thẩm định phải quan tâm đến việc dự đoán,dự báo các tình huống.Nếu các con số phục vụ cho việc tính toán không chính xác hay không bao hàm cả những rủi ro do có biến động xảy ra thì một dự án tốt có thể trở thành một dự án tồi,ảnh hưởng không tốt đến chất lượng thẩm định dự án,đến chủ đầu tư và nền kinh tế.
Do vậy,để việc thẩm định dự án đầu tư có tính thuyết phục và độ chính xác cao thì nhất thiết mọi sự tính toán đều phải đặt trong một môi trường động,trong đó mọi con số đề phản ánh đúng giá trị thực thông qua việc đưa giá trị thời gian của tiền,tỷ giá,lãi suất,lạm phát…vào tính toan.
Muốn vậy,cán bộ thẩm định cần nâng cao khả năng dự đoán,dự báo,thu thập và phân tích thông tin,tăng cường sử dụng các công cụ hiện có vào phân tích như các phương pháp thống kê dự báo,toán xác suất,mô hình toán,phần mềm kinh tế lượng…và những phân tích rủi ro như phân tích tình huống,phân tích nhạy cảm.
*Việc xây dựng bảng tính dòng tiền của dự án cần được dựa trên các căn cứ khoa học chính xác để đảm bảo tính logic cần thiết cho những kết luận thẩm định đưa ra.Cụ thể như sau:
-Chi phí thẩm định dự án phải được xác định căn cứ vào hệ thống các quy định của ngành và nhà nước.Để tuân thủ điều này,Ngân hàng cần thường xuyên cập nhật những điều chỉnh về pháp lý có liên quan tới công tác thẩm định.Bên cạnh đó việc nghiên cứu các dự án cùng ngành với các thông số kỹ thuật tương ứng cũng là điều cần làm khi Ngân hàng tiến hành xây dựng định mức chi phí dự án.Đây là những cơ sở quan trọng giúp cán bộ thẩm định tính toán chính xác chi phí dự án.
-Do khấu hao là một chỉ tiêu nhạy cảm của dự án nên việc lưa chọn phương pháp tính khấu hao có vài trò rất quan trọng khi tính toán dòng tiền của dự án.Việc tính khấu hao phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động và vòng đời dự án.Phương pháp được lựa chọn phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn của chủ đầu tư,khả năng sinh lời và trả nợ dự án
-Vốn lưu động ròng và giá trị tài sản cố định thu hồi là nguồn thu ở năm cuối dự án.Việc tính toán các chỉ tiêu này khi xác định dòng tiền của dự án sẽ đảm bảo khả năng bao quát dự án một cách toàn diện trong suốt thời gian kinh tế của nó.Còn luồng tiền thu hồi được sẽ được xác định trên giá trị còn lại của tài sản và giá bán khi thanh lý.
*Hoàn thiện việc sử dụng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính dự án.
Đối với công tác thẩm định dự án đầu tư,một nhân tố quan trọng quyết định tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án,đó chính là lãi suất chiết khấu.Lãi suất chiết khấu phản ánh chi phí cơ hội của vốn đầu tư mà dự án cần đạt được.Vì vậy,để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính,ngân hàng cần xác định một lãi suất chiết khấu hợp lý.Thông thường lãi suất chiết khấu được xác định chính xác nhất là bằng chi phí vốn bình quân gia quyền.Tuy nhiên,trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay,việc xác định chi phí này là rất khó thực hiện.Vì vậy,với các dự án có tỷ lệ sử dụng vốn vay cao,Ngân hàng sẽ chọn lãi suất cho vay dự kiến đã được điều chỉnh rủi ro làm lãi suất chiết khấu.Trên cơ sở lãi suất chiết khấu được chọn,ngân hàng sẽ tiến hành việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án như NPV,IRR…Ngoài ra ngân hàng cũng quan tâm đến khả năng trả nợ của dự án.Để đảm bảo dự án sẽ hoàn vốn vay đúng hạn,ngân hàng nên tiến hành phân tích tài chính dự án qua các năm thông qua các chỉ tiêu của dự án.
Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư cần được thực hiện một cách chủ động và linh hoạt tùy theo từng điều kiện cụ thể và từng dự án riêng biệt.Vì vậy,các cán bộ thẩm định cần phải nhạy bén trong việc lựa chọn và kết hợp các nội dung thẩm định một cách hợp lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.
Trong thời gian tới,Ngân hàng cần hoàn thiện chiến lược khách hàng cho công việc thẩm định dự án đầu tư nhằm không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư.Để làm được điều này,trước hết cán bộ ngân hàng cần tiến hành phân loại khách hàng.Trên cơ sở kết quả phân loại,ngân hàng sẽ lựa chọn các khách hàng có độ tín nhiệm cao với những dự án khả thi để tiến hành thẩm định rồi ra quyết định cho vay.Đây là điều kiện cần thiết để ngân hàng có những khoản tài trợ an toàn và hiệu quả.
2.2.4 Giải pháp về nội dung thẩm định dự án đầu tư
Khi tiến hành thẩm định một dự án thì có hai nội dung chính cần quan tâm
-Thẩm định khách hàng vay vốn
Trước khi tiến hành thẩm định ngân hàng cần xác minh tính trung thực của các số liệu do khách hàng cung cấp.Ví dụ như vốn cố định biểu hiện dưới dạng máy móc,nhà xưởng,thiết bị là lạc hậu hay hiện đại,khoản phải thu trong báo cáo tài chính của khách hàng thì có bao nhiêu phần trăm là khó đòi…
Khi tính toán các chỉ tiêu tài chính,Ngân hàng nên đánh giá,kết hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của lĩnh vực ngành liên quan.Cần phân tích,đánh giá báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đánh giá chính xác năng lực quản lý ngân quỹ cũng như khả năng thanh toán hiện tại và trong tương lai của khách hàng.
Bên cạnh những biện pháp định tính được coi như kỹ thuật thẩm định nên áp dụng các phương pháp định lượng.Đây là một biện pháp hữu hiệu giúp ngân hàng đánh giá khách quan nhất về ngân hàng.Nghĩa là chỉ cần tiếp xúc trực tiếp doanh nghiệp,cán bộ thẩm định có thể thu thập được nhiều thông tin hơn so với những gì thể hiện trên giấy tờ.Ngân hàng cần đánh giá năng lực lãnh đạo quản lý doanh nghiệp của ban giám đốc điều hành vì đây là yếu tố năng động nhất.Bên cạnh đó,ngân hàng cũng phải đánh giá hình ảnh,vị trí,uy tín của doanh nghiệp trên thương trường thông qua dư luận xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng,trong quan hệ khách hàng,với nhà cung cấp.
Mọi dự án vay vốn đòi hỏi phải được xem xét đầy đủ các nội dung cần thiết để đảm bảo đánh giá một cách toàn diện và giúp cho việc ra quyết định đầu tư một cách chính xác.Cần nhận thức rằng,mọi nội dung của dự án đều có mối quan hệ mật thiết với nhau:Kết quả thẩm định phương diện thị trường là cơ sở để đánh giá việc lựa chọn kỹ thuật,quy mô,công suất của dự án,kết quả thẩm định phương diện kỹ thuật lại là cơ sở để tính toán các dòng thu nhập,chi phí,xác định nên hiệu quả tài chính của dự án.Trong khi hiệu quả tài chính lại là cơ sở để thẩm định lợi ích kinh tế,xã hội và quyết định phương án cho vay,thu nợ của dự án.
Khi thẩm định phương diện thị trường,cần thu thập các thông tin về:số lượng doanh nghiệp sản xuất cùng loại snr phẩm trong cùng một khu vực thị trường,Mức cầu sản phẩm cung loại trong những năm qua đê thấy được tốc độ tăng trưởng trong những năm qua,đó là cơ sở cho việc dự báo tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới;mức cung thực tế của các doanh nghiệp trên thị trường;thông tin giá ca;dự báo thị trường.Ngoài ra cần nắm được quy hoạch,kế hoạch đầu tư,định hướng phát triển của Bộ,ngành để đảm bảo dự án là các công trình được tiến hành theo đúng kiến trúc quy hoạch của nhà nước.
Khi tiến hành thẩm định phương diện kỹ thuật thì ngân hàng phải nghiên cứu,tìm hiểu vê những ngành nghề,sản phẩm của dự án do mình phụ trách.
Thẩm định phương án tài chính được coi là khâu quan trọng nhất,quyết định đến việc ngân hàng có đầu tư cho vay dự án hay không.Khi xem xét phương diện tài chính của dự án cần lưu ý
-Dự toán và nguồn vốn đầu tư của dự án:kiểm tra tính hợp lý về chi phí đầu tư dựa trên cơ sở tham khảo những dự án tương tự điển hình,không nên chỉ dựa vào kế hoạch dự trù chi phí do chủ đầu tư đưa ra nhằm tránh tình trạng tính thừa hoặc thiếu.
-Vấn đề các định dòng tiền của dự án:Dòng tiền của dự án cần được tính toán nhất quán theo quan điểm tổng mức đầu tư bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay.Đối với dòng tiền hoạt động,nếu vòng đời của dự án được tính toán vượt quá thời gian khả dụng của máy móc,thiết bị thì sẽ phải tính thêm chi phí nâng cấp máy móc thiết bị và khi đó thời gian khấu hao cũng phải tăng lên tương ứng.
-Đánh giá dự án trong điều kiện có lạm phát:thẩm định dự án đầu tư chủ yếu trong dài hạn mà trong dài hạn luôn có sự thay đổi giá cả.Lạm phát dự tính có ảnh hưởng nhất định tới NPV của dự án đầu tư.Cho nên khi đánh giá dự án phải luôn tuân thủ nguyên tắc:tỷ lệ lãi suất danh nghĩa chỉ áp dụng đối với những khoản thu nhập danh nghĩa và tỷ lệ lãi suất thực tế chỉ áp dụng với nhưng khoản thu nhập thực tế.
2.2.5 Giải pháp về nguồn thông tin
Để tiến hành thẩm định dự án đầu tư thì yếu tố đầu tiên mà cán bộ thẩm định cần là thông tin.Nó là căn cứ để cán bộ thẩm định phân tích đánh giá về khách hàng,về dự án xin vay vốn của khách hàng.Hiện nay thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định của NHPTVN được lấy từ hai nguồn:khách hàng cung cấp và cán bộ thẩm định tự thu thập.Tuy nhiên hệ thống thông tin của Ngân hàng còn thiếu độ chính xác và chưa đầy đủ,trong thời gian tới ngân hàng cần tiến hành một số biện pháp sau:
*Về thu thập thông tin
Ngân hàng cần thiết lập một hệ thống thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.Đối với thông tin liên quan đến dự án của doanh nghiệp ngoài những thông tin do doanh nghiệp cung cấp,cán bộ thẩm định phải thu thập thông tin thông qua phương pháp điều tra trực tiếp,tiếp xúc,phỏng vấn.Cán bộ thẩm định cần phải nghiên cứu,khảo sát thực tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để hình dung rõ ràng về tình trạng hiện thời của doanh nghiệp cũng như quan sát tình trạng ở văn phòng,kho bãi,tiếp xúc trực tiếp với ban lãnh đạo hiện thời,với lớp lãnh đạo kế cận để đánh giá phần nào vè trình độ,năng lực quản lý,tình hình sản xuất kinh doanh..
Ngoài ra,cán bộ thẩm định cũng có thể thu thập thông in từ khách hàng thông qua đối tác của khách hàng để đánh giá về uy tín của khách hàng,tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng,hoặc thông qua các tổ chức tín dụng đã và đang tài trợ vốn cho doanh nghiệp,các cơ quan quản lý có liên quan để tìm hiểu về khách hàng.Việc thu thập thông tin từ các tổ chức tín dụng,cơ quan nhà nước là rất khó khăn nhưng nếu ngân hàng thiết lập được một cơ chế hợp tác,trao đôi chia sẽ thông tin với các tổ chức này thì đây là một điều vô cùng thuận lợi trong việc thu thập thông tin về khách hàng.
Tuy nhiên không phải khi có dự án cần thẩm định thì cán bộ thẩm định mới bắt đầu đi thu thập thông tin mà công việc này phải được tiến hành thành một quá trình thường xuyên,liên tục ,hằng ngày.Cán bộ thẩm định phải thường xuyên cập nhật những quy định của nhà nước liên quan đến lĩnh vực đầu tư,tham khảo tạp chí sách báo chuyên ngành nhằm phục vụ cho công tác thẩm định,đặc biệt là thẩm định về phương diện thị trường của dự án
*Vấn đề lưu trữ thông tin
Thông tin mà cán bộ thẩm định thu thập được thì nhiều,do vậy cần phải lưu trữ thông tin một cách khoa học.Đối với khách hàng có quan hệ lâu dài,ngân hàng cần lưu giữ những tài liệu đã thu thập được từ lần trước để khi cần cán bộ thẩm định có thể thuận tiện lấy thông tin.Đễ lưu trữ được những thông tin có khối lượng lớn thì việc sử dụng phần mềm quản trị và lưu trữ thông tin là rất cần thiết,đặc biệt là trong điều kiện số lượng dự án xin vay vốn tại ngân hàng càng tăng.
*Về xử lý thông tin
Sau khi thu thập thông tin,cán bộ thẩm định cần phân loại thông tin,đánh giá độ chính xác của thông tin,tầm quan trọng của thông tin đối với việc đánh giá doanh nghiệp và dự án xin vay vốn.Cách xử lý thông tin đơn giản là xếp loại từng tiêu thức đánh giá và lập bảng theo dõi từng khách hàng.
2.2.6 Giải pháp về trang thiết bị công nghệ
Thông tin phục vụ cho công tác thẩm định có đặc điểm là phạm vi rộng,thu thập khó khăn,do vậy ngân hàng nên áp dụng phần mềm quản lý lưu trữ thông tin để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định khi làm công tác thẩm định dễ dàng tra cứu,lưu trữ thông tin.
Trong quá trình thẩm định việc tính toán các chỉ tiêu,ngoài sử dụng chương trình Excel,ngân hàng nên có chiến lược mua sắm các phần mềm hỗ trợ công tác thẩm định,để việc thẩm định được tiến hành nhanh chóng,chính xác kịp thời,tiết kiệm thời gian,công sức của cán bộ thẩm định
2.2.7 Giải pháp về công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư
Một bộ máy tổ chức khoa học và hợp lý sẽ giúp phát huy tối đa khả năng mỗi cá nhân,đồng thời lại đảm bảo cho sự thuận tiện,sự hợp tác giữa các cá nhân,giữa các bộ phận.Qua đó giúp cho hoạt động thẩm định được tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn.Do đó,NHPTVN cần thực hiện các giải pháp sau:
-Trên cơ sở kinh nghiệm và năng lực cụ thể của từng cán bộ mà phân chia công việc cho phù hợp,tránh tình trạng giao dự án thẩm định quá phức tạp cho những cán bộ còn quá trẻ,chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tế.
-Hằng năm tổ chức các buổi báo cáo tổng kết cuối năm để đánh giá hoạt động thẩm định của NHPTVN,từ đó rút ra kinh nghiệm cho thời gian sau và hoàn thiện hơn nữa hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại NHPTVN.
2.3 Một số kiến nghị
2.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước
-Nhà nước cần phải công bố rộng rãi,đầy đủ các quy hoạch tông thể phát triển kinh tế xã hội theo ngành,vùng và theo từng thời kỳ,để các ngân hàng căn cứ vào đó xây dựng kế hoạch tín dụng sao cho vừa đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp vừa phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đất nước.
-Nhà nước cần nhanh chóng tạo lập môi trường pháp lý ổn định,đặc biệt các quy chế pháp luật liên quan đến đầu tư,sản xuất kinh doanh,tài chính,xử lý tranh chấp,tạo một môi trường đầu tư ổn định.Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh,ngân hàng có cơ sở pháp lý vững chắc xử lý những vấn đề liên quan đến thẩm định dự án.
-Nhà nước phải xây dựng quy định buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc các chế độ hạch toán,kế toán,thông tin báo cáo tài chính,đồng thời xây dựng chế tài xử phạt đủ mạnh đối với các doanh nghiệp vi phạm.
-Nhà nước cần phải ban hành quy chế bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm toán và công khai báo cáo tài chính tạo điều kiện thuận lợ cho cán bộ thẩm định trong việc xác minh tính chính xác của các thông tin trong báo cáo tài chính.
-Nhà nước không nên can thiệp sâu vào hoạt động tín dụng của ngân hàng,để các ngân hàng tự chủ trong vấn đè phát triển nghiệp vụ,nâng cao chất lượng kinh doanh.Mỗi quyết định đầu tư của ngân hàng phải được dựa trên đánh gí của họ chứ không phải chịu một sức ép nào
-Ban hành nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế cho phù hợp với tình hình mới,nghiên cứu phát triển hệ thống lưu thông séc,hối phiếu và hệ thống thanh toán thay thế thanh toán bằng tiền mặt giúp cho việc quản lý,sử dụng vốn vay đúng mục đích.
2.3.2 Kiến nghị với NHNN Việt Nam
NHNN cần tăng cường vài trò lãnh đạo trong hoạt động của các ngân hàng ở Việt Nam.Trước hết NHNN cần tiếp tục hoàn thiện Trung tâm công nghệ tín dụng(CIC) thông qua việc liên kết chặt chẽ với các ngân hàng nhằm thu thập các thông tin cần thiết về khách hàng,chấm điểm theo trọng số và đưa ra các mức độ rủi ro cho các ngành nghề kinh doanh.Đây là căn cứ để các ngân hàng lựa chọn khách hàng và các dự án có hiệu quả nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư
Bên cạnh đó ,NHNN cần hỗ trợ các Ngân hàng trong việc nâng cao nghiệp vụ thẩm định,phát triển đội ngũ nhân viên,trợ giúp về thông tin và kinh nghiệm thẩm định.Hằng năm,NHNN cần tổ chức các buổi hội nghị rút kinh nghiệm trong toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các ngân hàng trong công tác thẩm định.Để hợp tác đạt hiệu quả cao thì bản thân các ngân hàng cũng cần nổ lực và phát huy tính chủ động trong việc hợp tác,trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong công tác thẩm định.Vì mỗi ngân hàng có những đặc điểm và thế mạnh riêng nên sự hợp tác này rất có ý nghĩa nhằm bổ sung và hỗ trợ nhau cùng phát triển,đặc biệt là trong các dự án đồng tài trợ.
2.3.3 Kiến nghị với NHPTVN
-Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các hội nghị tổng kết kinh nghiệm thẩm định,hội thi cán bộ thẩm định giỏi,tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các chi nhánh,các phòng ban trong hệ thống.
-NH cần phải tăng cường hơn nữa công tác thanh tra,kiểm tra hoạt động thẩm định dự án đặc biệt là tái thẩm định dự án.Đồng thời cử các cán bộ thẩm định có kinh nghiệm lâu năm,các chuyên gia thuộc trung tâm đào tạo NHPTVN đến từng chi nhánh,phòng ban có liên quan đến hoạt động thẩm định,trao đổi kinh nghiệm,đóng góp ý kiến với cán bộ thẩm định.
-NH cần phải có chế độ khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ thật giỏi
2.3.4 Kiến nghị đối với chủ đầu tư
Để có thể được vay vốn thì kết quả thẩm định chính xác đối với chủ đầu tư rất quan trọng,điều đó lại phụ thuộc phần lớn những thông tin mà chủ đầu tư cung cấp cho NH.Vì vậy,khi thiết lập hồ sơ thì chủ đầu tư cần phải đảm bảo rằng những thông tin mà mình đưa ra đã đúng thực tế và đã được nghiên cứu kỹ.Với những lĩnh vực nào chủ đầu tư không thể tìm hiểu kỹ thì cần phải thuê những công ty tư vấn đề việc phân tích dự án càng cụ thể,càng chi tiết thì hiệu quả dự án càng cao.
KẾT LUẬN
Thẩm định dự án đầu tư là một mảng nghiệp vụ lớn trong hoạt động của các Ngân hàng hiện nay.Đó là một vấn đề vô cùng phức tạp với nhiều ảnh hưởng đan xen và liên quan đến nhiều đối tượng. Việc đánh giá toàn diện một dự án đòi hỏi phải có chuyên môn, kinh nghiệm và khả năng đánh giá trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ những kết quả nghiên cứu được trong thời gian thực tập giúp tôi củng cố những kiến thức đá học trong nhà trường cũng như vận dụng lý thuyết vào thực tế. Từ sự so sánh giữa lý thuyết và thực tế cộng với những quan điểm của bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định hồ sơ vay vốn lưu động... Luận văn chủ yếu đề cập đến những vấn đề sau:
1- Hệ thống hoá được một số lập luận về thẩm định dự án đầu tư. Trên cơ sở đó, nhìn nhận ra vai trò quan trọng của công tác thẩm định dự án đối với công tác đầu tư, thẩm định trung dài hạn tại ngân hàng.
2- Dựa vào thực tế nổi lên qua công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHPTVN kết hợp với cơ sở lý luận, chuyên đề đã rút ra những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thẩm định dự án trong thời gian tới.
3- Đánh giá toàn diện công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHPTVN trong thời gian qua. Trên góc độ đánh giá đó đưa ra những mặt được và những mặt chưa được, những vấn đề nổi cộm cần giải quyết trong thời gian tới.
Bản thân mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé về kiến thức của mình vào việc hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư,song trong quá trình thực tập và nghiên cứu bản thân còn có nhiều hạn chế nhất định, cho nên, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, cán bộ ngân hàng và những ai quan tâm đến vấn đề này để bài viết thêm phong phú về lý luận và có tác dụng thực tiễn hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo:Ths Nguyễn Thị Ái Liên cùng toàn thể cô chú cán bộ ban thẩm định NHPTVN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt,TS Từ Quang Phương,Giáo trình’’Kinh tế đầu tư’’-NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư,Khoa Ngân hàng-tài chính,NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
3. Tạp chí quỹ hỗ trợ phát triển các số năm 2007,2008.
4. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2008 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2009 của NHPTVN.
5. Báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư” Đầu tư xây dựng công trình chuyển đổi công nghệ lò đứng sang lò quay công suất 1.000tấn clinker/ngày của Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang’’của NHPTVN(VDB).
6. QĐ 108/2006 QĐ-TTg CP ngày 19/5/2006 về việc thành lập NHPTVN(VDB).
7. QĐ 110/2006 QĐ-TTg CP ngày 19/5/2006 về việc phê duyệt điều lệ hoạt động của NHPTVN(VDB).
8. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHPTVN năm 2007,2008.
9. Văn bản về Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại NHPTVN(VDB).
10. Website của NHPTVN:www.vdb.gov.vn.
11. Các báo mạng khác.
PHỤ LỤCBảng 1.14:Bảng tổng hợp chi phí xây dựng
STT
Hạng mục xây dựng
Đơn vị
Khối lượng
Đơn giá
Giá trị khái toán trước VAT
Thuế VAT
Giá trị khái toán sau VAT
Giá trị quy đổi USD
I
Khu sản xuất
104.445.927
1.1
Tiếp nhận đá vôi
m2
40,25
23.216
a,nhà gầu
b,Phễu và nhà tiếp nhận đá vôi
c,Nhà chuyển hướng TT1
1.2
Silô chứa đá vôi
m2
132,73
23.606
3.133.169
313.317
3.446.486
214.267
1.3
Trạm đập đất sét
m2
78
48.953
3.818.362
381.836
4.200.198
261.125
1.4
Kho đất sét
m2
2.367
2.447
5.791.621
579.162
6.370.783
396070
1.5
Công đoạn cân đông nguyên liệu
m2
78,54
9.52
747.720.
74.772
822.492
51.134
1.6
Nhà nghiền liệu và xử lý khí thải
m2
331,12
10.334
3.421.677
342.168
3.763.844
233.997
1.7
Si lô đồng nhất phối liệu D trong =12m,cao 40.7m
m2
113,1
76.313
8.631.054
863.105
9.494.159
590.249
1.8
Lò quay và tháp trao đổi nhiệt
m2
838,11
30.733
a,Lò quay
2.214.719
221.472
2.436.191
151.457
b,Tháp trao đổi nhiệt
19.661.049
1.966.105
21.627.154
1.344.554
1.9
Nhà làm nguội clanhke
3.882.115
388.211
4.270.326
265.485
1.10.
Nhà nghiền than
m2
212
45.344
9.613.025
961.302
10.574.327
657.403
1.11
Silô clinker D=18m,cao 35.5m và nhà bao che trên nóc
m2
183
79.604
14.567.592
1.456.759
16.024.351
996.229
1.12
Trạm đập thạch cao-phị gia
m2
84
2.583
216.952
21.695
238.647
14.837
1.13
Nhà cân đong nghiền xi măng
m2
500,5
10.681
5.346.009
534.601
5.880.610
365.596
1.14
Silô xi măng
m2
544,61
29.628
16.135.900
1.613.590
17.749.490
1.103.481
1.15
Nhà đóng bao và xuất xi măng bao
m2
555
4.907
2.723.590
272.359
2.995.949
186.257
1.16
Tuyến băng tải(toàn bộ)
m2
250
6.5
1.625.000
162.5
1.787.500
111.128
1.17
Nhà chuyển hướng băng tải TT2,TT3,TT4
m2
108
2.3
248.400.
24.840.
273.24
16.987
1.18
Trạm đập đá vôi
1.733.542
173.354
1.906.896
118.551
II
Khu phụ trợ
5.742.433
529.243
6.271.676
389.908
2.1
Trạm khí nén
m2
30
2.4
7200
7.200.
79.200.
4.924
2.2
Xưỡng sửa chữa cơ điện
m2
160
4.125
666.000.
66.000.
726.000.
45.135
2.3
Kho vật tư
m2
160
4.5
720.000.
72.000.
792.000.
49.238
2.4
Nhà thí nghiệm và điều khiển trung tâm
m2
192
13.218
2.537.833
253.783
2.791.616
173.554
2.5
Trạm cấp dầu
m2
100
2150
215.000.
21.500.
236.500.
14.703
2.6
Nhà ăn ca
m2
160
2200
352
32.200.
387.200.
24.072
2.7
Văn phòng các xưởng
m2
50
2300
115.000.
11.500.
126.500.
7.864
2.8
Nhà bảo vệ
m2
24
2100
50.400.
5.040.
55.440.
3.447
2.9
Cầu cân
m2
137
1000
137.000.
13.700.
150.700.
9.369
2.10.
Nhà để xe 2 bánh
m2
150
1000
150.000.
15.000.
165.000.
10.258
2.11.
Trạm điện khu vực
m2
118
2400
283.200.
28.320.
311.520.
19.367
2.12.
Cây xanh
450.000.
450
27.976
III
Các công trình hạ tầng
13.799.615
1.379.962
15.179.577
943.710.
3.1
San nền,đường bãi trong nhà máy
a/San nền
m3
59.744
42,500
2.539.120.
253.912
2.793.032
173.642
b/Đường bãi trong nhà máy
m3
59.744
40,742
2.434.069.
243.407
2.677.476
166.642
3.2
Đường ngoài bãi nhà máy(bãi quay xe+đường lên trạm đập đá vôi)
919.791
91.979
1.011.770.
62.901
3.3
Cấp thoát nước
H.thống
1
7.906.636
790.664
8.697.300.
540.709
IV
Xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công
1.239.880.
123.988
1.363.868
84.791
*
TỔNG CỘNG CHI PHÍ XÂY DỰNG(I+..+IV)
125.227.855
12.477.785
137.705.640.
8.561.122
Bảng 1.15:Bảng tổng hợp chi phí thiết bị
Đơn vị tính:1.000 đồng
STT
Hạng mục thiết bị
Giá trị khái toán trước VAT
Thuế VAT
Giá khai toán sau VAT
Phần chi phí bằng ngoại tệ(USD)
Giá trị quy đổi USD
I
Thiết bị nhập khẩu
142.596.556
0
142.596.556
8.865.188
8.865.188
1.1
Thiết bị công nghệ nhập khẩu gồm:
113.342.888
113.342.888
7.046.496
7.046.496
Máy đập đá vôi(180 tấn/h);Máy đập đá sét(50tấn/h)
Máy nghiền than(8tấn/h);Máy nghiền liệu(90tấn/h)
Máy nghiền xi măng(56,3tấn/h);Máy đóng bao(100tấn/h)
Các loại xi lô đồng nhất bột liệu,clinker và xi lô xi măng...
1.2
Thiết bị điện điều khiển,đo lường,hóa nghiệm
21.081.168
21.081.168
1.310.610
1.310.610
1.3
Thiết bị cấp dầu
130.000.
130.000.
8.082
8.082
1.4
Vật tư kỹ thuật
6.434.000
6.434.000
400.000.
400.000.
1.5
Phụ tùng thay thế
1.608.500
1.608.500
100
100.000.
II
Thiết bị mua và chế tạo trong nước
52.267.233
4.980.295
57.247.528
3.559.063
2.1
Thiết bị phi tiêu chuẩn
4.928.571
246.429
5.175.000
321.728
2.2
Thiết bị điện và vật tư điện
19.212.934
1.921.293
21.134.228
1.313.909
2.3
Thiết bị khí nén
2.666.561
266.656
2.933.217
182.357
2.4
Thiết bị xưỡng sữa chữa cơ điện
2.924.545
292.455
3.217.000
200.000.
2.5
Thiết bị cứu hỏa
857.638
85.764
943.401
58.651
2.6
Thiết bị cấp thoát nước
2.400.000.
240.000.
2.640.000
164.128
2.7
Thiết bị thông tin văn phòng
186.074
18.607
204.682
12.725
2.8
Xe tải vận chuyển đá vôi từ mỏ vào nhà máy
19.090.909
1.909.091
21.000.000
1.305.564
III
Chi phí chuyển giao công nghệ và đào tạo
6.434.000
6.434.000
400.000.
3.1
Dịch vụ kỹ thuật kèm theo hợp đồng thiết bị
6.434.000
6.434.000
400.000.
400.000.
IV
Vận chuyển nội địa,bố dở,lưu kho,bảo quản
1.358.816
77.349
1.436.166
89.286
4.1
Vận chuyển nội địa và bốc dở thiết bị
1.170.644
58.532
1.229.176
76.418
4.2
Bảo hiểm vận chuyển
181.676
18.168
199.844
12.424
4.3
Bảo quản,bảo dưỡng
6.496
650
7.145
444
V
Chi phí lắp đặt
11.268.087
1.126.809
12.394.896
770.587
5.1
Lắp đặt thiết bị cơ và phụ trợ
8.197.876
819.788
9.017.664
560.626
5.2
Lắp đặt thiết bị điện
3.070.211
307.021
3.377.232
209.962
*
TỔNG CỘNG CHI PHÍ THIẾT BỊ(I+...+V)
213.924.692
6.184.453
220.109.145
18.130.377
13.684.125
Bảng 1.16:Bảng tổng hợp tổng mức đầu tư
STT
Khoản mục
Giá trị trước VAT
Thuế VAT
Giá trị sau VAT
Giá trị quy đổi USD
I
Vốn cố định
426.301.371
20.650.071
446.951.443
27.786.848
1.1
Chi phí xây dựng
125.227.855
12.477.785
137.705.640
8.561.122
1.2
Chi phí thiết bị
213.924.692
6.184.453
220.109.145
13.684.125
1.3
Chi phí đền bù,QLDA,tư vấn ĐTXD và chi phí khác(chưa kể VLĐ và lãi vay)
23.037.211
1.987.833
25.025.044
1.555.800
1.4
Lãi vay trong thời gian xây dựng
22.116.027
22.116.027
1.374.947
1.5
Dự phòng
41.995.586
41.995.586
2.610.854
II
Vốn lưu động
15.000.000
15.000.000
932.546
*
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
441.301.371
20.650.071
461.951.443
28.719.393
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A5427.DOC