Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay khi nền kinh tế càng phát triển thì hệ thống ngân hàng cũng phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO thì nhiều ngân hàng đã ra đời và cùng với sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài thì hoạt động của các ngân hàng càng trở nên sôi động. Trong quá trình phát triển của ngân hàng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của hoạt động thẩm định. Từ khi nhìn nhận một cách đúng đắn nhất về vai trò của hoạt động thẩm định thì hệ thống ngân hàng đều hoạt động có hiệu quả hơn. Vì chỉ có thẩm định chính xác thì mới đưa ra những quyết định đúng đắn như cho vay hay không cho vay, cho vay bao nhiêu và trong bao lâu Tuy nhiên thẩm định lại là một công việc hết sức phức tạp, nó đòi hỏi thời gian và công sức nhiều nên trong việc thẩm định đôi khi còn thiếu xót, chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy mà em lựa chọn chuyên đề “ Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- thực trạng và giải pháp”. Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế đầu tư trong quá trình học tập trên ghế nhà trường và thời gian thực tập tại Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, em đã có nắm được nhiều kiến thức về công tác thẩm định. Song do thời gian và trình độ nhận thức còn hạn chế nên chuyên đề còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của cô giáo và các cán bộ phòng thẩm định Sở giao dịch để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU1 Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam2 1.1.Vài nét về Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam2 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.2 1.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SGD và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.5 1.1.2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức.5 1.1.3. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của SGD.8 1.1.3.1.Hoạt động huy động vốn.8 1.1.3.2.Hoạt động tín dụng:10 1.1.3.3.Hoạt động dịch vụ, khách hàng:12 1.2.Thực trạng công tác thẩm định DAĐT tại SGD NHĐT&PT13 1.2.1. Kết quả công tác thẩm định dự án tại SGD NHĐT&PT. 13 1.2.2. Công tác tổ chức thẩm định DA tại SGD.14 1.2.2.1. Tổ chức công tác thẩm định:14 1.2.2.2.Quy trình thẩm định:14 1.2.2.3.Phương pháp thẩm định.19 1.2.2.4 .Nội dung thẩm định.21 1.1.2.5.Liên hệ giữa lý thuyết và thực tế.34 1.2.3. Ví dụ nghiên cứu tình huống thẩm định dự án đầu tư “Nhà máy nước khoáng VITAL” tại Sở giao dịch.35 1.2.3.1. Giới thiệu Sơ bộ về Khách hàng và dự án vay vốn:35 1.2.3.2. Quy trình thẩm định:36 1.2.3.3. Phương pháp thẩm định:38 1.2.3.4. Nội dung thẩm định:38 1.3. Đánh giá chung về công tác thẩm định DAĐT tại SGD NHĐT&PT53 1.3.1. Những kết quả đạt được:53 1.3.1.Những tồn tại và nguyên nhân:57 1.3.2.1. Những tồn tại:57 Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại SGD NHĐT&PT62 2.1.Định hướng phát triển của SGD NHĐT&PT.62 2.1.1.Định hướng phát triển về hoạt động kinh doanh của SGD.62 2.1.1.1.Định hướng phát triển chung của Sở giao dịch:62 2.1.1.2.Định hướng về công tác thẩm định dự án tại SGD.64 2.2.Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tại SGD NHĐT&PT64 2.2.1.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định:64 2.2.1.1.Về quy trình thẩm định. 64 2.2.1.2.Về phương pháp thẩm định. 65 2.2.1.3.Về nội dung thẩm định. 66 2.2.1.4.Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện thẩm định dự án. 71 2.2.1.5.Nâng cao chất lượng thu thập thông tin và khả năng dự báo.72 2.2.1.6.Hiện đại hoá thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thẩm định.73 2.2.1.7.Giải pháp về cán bộ thẩm định dự án. 74 2.2.2.Kiến nghị.75 2.2.2.1.Kiến nghị với Nhà nước.75 2.2.2.2.Kiến nghị với NHĐT&PT Việt Nam.76 KẾT LUẬN 78

docx98 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2372 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ cho công tác do các cán bộ chủ yếu đều tốt nghiệp tại các trường kinh tế nên trang bị kiến thức về kỹ thuật còn thiếu. Vì vậy trong thẩm định chủ yếu đánh giá địa điểm xây dựng, còn máy móc thiết bị chủ yếu còn dựa vào Trung tâm Thẩm định giá- Bộ Tài chính và theo sổ sách kế toán của nhà máy nước khoáng Vital. - Trong nội dung thẩm định tài chính: còn hạn chế nhiều trong việc tính toán, chủ yếu sử dụng excel. Như việc đánh giá độ nhạy của dự án thì chủ yếu mới theo sự biến đổi của một yếu tố hay hai yếu tố còn giả định các yếu tố khác thay đổi như trong dự án chủ yếu khảo sát độ nhạy theo khả năng tăng/giảm giá bán 1 lít sản phẩm, thao khả năng tăng/giảm chi phí hoạt động của dự án. Nhưng trên thực tế lại có nhiều yếu tố đồng thời cùng thay đổi. Bên cạnh đấy thì một trong những vấn đề vẫn còn nhiều tranh cãi là trong quá trình thẩm định tại Sở giao dịch là mọi số liệu dùng để phân tích mới chỉ được đề cập ở trạng thái tĩnh, chưa đánh giá được giá trị thời gian của tiền và các nhân tố ảnh hưởng khác. Thư tư là về tổ chức công tác thẩm định: Về phân công thẩm định thì Phòng Thẩm định đã dựa vào ưu thế cũng như năng lực của cán bộ để phân công dự án cho từng cán bộ thẩm định và áp dụng những biện pháp khuyến khích cũng như phạt khi cán bộ thẩm định có những hành vi sai trái. Song những biện pháp này lại chưa nêu rõ cụ thể, khi nào thí phạt ở mức độ nào, ở mức độ nào thì chỉ cảnh cáo, ở mức độ nào có thể phạt trừ vào mức lương hay có thể đuổi việc, giảm hay cắt chức. Và có mức phạt cao hơn khi cố ý phạm sai lầm hay tái phạm lần thứ hai, thứ 3… để các cán bộ có thể nhận rõ và có trách nhiệm hơn trong công việc được giao. Thứ năm là về cán bộ thẩm định Đội ngũ cán bộ là những người đều được đào tạo trong các trường đại học có trình độ, chuyên môn. Song không phải ngành nghề nào cũng đi sâu, nắm vững. Mà trong công tác thẩm định cần phải hiểu biết về tất cả các kiến thức về pháp luật, kinh tế xã hội của các lĩnh vực, các ngành có liên quan. Có thể nhận thấy rằng cán bộ trong Sở giao dịch nói chung và trong phòng thẩm định nói riêng còn rất trẻ, do vậy nên rất năng động và nhiệt tình, song còn thiếu kinh nghiệm và bãn lĩnh thương trường. Thứ sáu là về thông tin và công nghệ, trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định dự án: Bên cạnh đó thì việc tìm kiếm những thông tin còn hạn chế. Những thông tin ít nhiều vẫn còn mang tính chủ quan. Do việc tiếp cận với nguồn thông tin của chủ đầu tư, của khách hàng là vẫn nhiều. Bên cạnh đấy là thu thập các thông tin trên mạng, báo chí. Chưa phát huy hiệu quả việc tìm kiếm thông tin thông qua các đối tác, ngân hàng khác hay đi thực tế trong khi thông tin thu được sẽ có tính chính xác cao. Các trang thiết bị, các chương trình tiện ích, các chương trình phần mềm ứng dụng, nhất là các chương trình cung cấp thông tin phục vụ cho công tác thẩm định và quản lý tín dụng vẫn chưa được đầu tư thích đáng, nhất là hiện nay thời đại của công nghệ máy tính phát triển mạnh thì cơ sở vật chất, máy móc thiết bị vẫn còn thấp, lạc hậu so với nhiều nước trên thế giới. 1.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác thẩm định tại SGD NH ĐT&PT Những mặt tồn tại trong công tác thẩm định của SGD thời gian qua do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan Về quy trình thẩm định được xây dựng áp dụng chung cho tất cả dự án mọi lĩnh vực, ngành nghề chưa được chi tiết cụ thể theo từng dự án, từng lĩnh vực cụ thể để cán bộ thẩm định thực hiện. Về trình độ chuyên môn của các cán bộ: Các cán bộ Thẩm định không phải ai cũng chuyên sâu về tất cả lĩnh vực kinh tế, mà mỗi người có những sở trường và am hiểu sâu về một số lĩnh vực nào đó, nhưng lại yếu về một số lĩnh vực như về mặt pháp luật và kỹ thuật. Bên cạnh đó có một số dự án phòng mới được tiếp cận nên chưa có kinh nghiệm. Về cơ sở vật chất kỹ thuật tuy là một trong những ngân hàng được trang bị máy móc thiết bị hiện đại vào hàng đầu trong cả nước, song so với ngân hàng trong khu vực và trên thế giới thì còn rất lạc hậu. Việc nghiên cứu và áp dụng các phần mềm hiện đại trong thẩm định và quản lý dự án còn hạn chế. Nguyên nhân khách quan Về hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Điều đó sẽ rất khó khăn cho cán bộ thẩm định trong việc xác định tình hình tài chính doanh nghiệp vì pháp lệnh về kế toán thống kê vẫn chưa được thực hiện một cách nghiêm minh trong khi các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình. Hệ thống ngân hàng của Việt Nam chưa hoàn thiện, thị trường chứng khoán chưa thực sự phát triển mạnh dẫn đến khó xác định lãi suất chiết khấu, tỷ giá không thống nhất cũng gây bất lợi cho việc tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án. Các chủ đầu tư còn chưa nắm rõ các tài liệu trong hồ sơ xin vay vốn nên hồ sơ dự án trình lên ngân hàng đôi khi còn thiếu, tài liệu không cung cấp được những thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định dự án làm cho công tác thẩm định bị kéo dài. Bên cạnh đó do môi trường kinh tế trong nước, trong khu vực và trên thế giới có nhiều biến động gây khó khăn cho công tác dự báo. Như vậy trong thời gian qua bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác thẩm định thì Sở giao dịch cũng gặp phải không ít khó khăn. Vì vậy cần có những biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại SGD NHĐT&PT Định hướng phát triển của SGD NHĐT&PT. Định hướng phát triển về hoạt động kinh doanh của SGD. Định hướng phát triển chung của Sở giao dịch: Nhận thức rõ vai trò là một trong những đơn vị thành viên lớn nhất của hệ thống BIDV, kết quả và hiệu quả kinh doanh cuả Sở có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh cũng như vị thế của BIDV. SGD đưa ra những định hướng sau: Về chất lượng: thực hiện nghiêm túc đánh giá xếp hạng khách hàng và phân loại nợ xấu. Tăng cường kiểm soát hạn chế nợ xấu phát sinh, tích cực và quyết liệt tròn xử lý nợ xấu. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng, đảm bảo tính cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có. Về hiệu quả: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông qua việc điều chỉnh cơ cấu tài sản nợ- tài sản có, giảm dần tỷ trọng tín dụng trung dài hạn, tín dụng thuộc đối tượng xây lắp, tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn, tín dụng ngoài quốc doanh đối với các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Nâng dần tỷ trọng thu dịch vụ trên lợi nhuận trước thuế. Tăng trưởng và phát triển dịch vụ cả về quy mô ứng dụng cũng như hiệu quả sản phẩm. Đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập ngân hàng, đặc biệt giáo dục phẩm chất đạo đức cho cán bộ. Hoạt động huy động vốn: SGD phải chú trọng vào các hoạt động: - Đẩy mạnh huy động vốn, nâng cao tỷ trọng trung dài hạn đáp ứng nhu cầu cho vay đầu tư phát triển. Đa dạng hoá sản phẩm huy động, đáp ứng cao nhất nhu cầu tiền gửi của khách hàng. Chuyển dịch cơ cấu nguồn đảm bảo, tự chủ về nguồn vốn, đảm bảo khả năng thanh toán và đáp ứng hoàn toàn nhu cầu cho vay và đầu tư Điều hành lãi suất theo sát biến động thị trường, đảm bảo giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn. Hoạt động tín dụng: Đối với hoạt động cho vay, đã và đang giữ được uy tín của mình đối với khách hàng, SGD phải luôn chú trọng đến các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng công tác tín dụng, thẩm địn dự án và tư vấn khách hàng nhằm tăng trưởng dư nợ cho vay. Bên cạnh đó SGD phải chú trọng đến kiểm tra, giám sát sau giải ngân, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích vay, hạn chế rủi ro xảy ra với khoản vay; tiếp tục đẩy mạnh xử lý dứt điểm nợ xấu, nợ đọng; Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng thực tế hoạt động tín dụng, quyết định của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Hội sở chính; Kiên quyết thu hẹp dần tín dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả; Tăng cương công tác tiếp thị để mở rộng và đa dạng hoá khách hàng. Các hoạt động dịch vụ, khách hàng: Cũng như các hoạt động trên thì các hoạt động khác như hoạt động đầu tư hỗ trợ cho hoạt động của SGD, hoạt động quan hệ quốc tế, tổ chức quản lý và kế hoạch hoá đầu tư cũng rất được chú trọng với những định hướng: Đầu tư các trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất cho các hoạt động của SGD. Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn vững, nhạy bén với thông tin nhận được. Với nguyên tắc hợp tác cùng phát triển bền vững; Với phương châm phát triển quan hệ hợp tác cả về chiều rộng và chiều sâu, hợp tác toàn diện, có hiệu quả; Cốt lõi là tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau để cùng hướng tới KH đã tạo ra mối quan hệ của SGD với các tổ chức tín dụng và NH nước ngoài càng trở nên thân thiện, lành mạnh. Định hướng về công tác thẩm định dự án tại SGD. Là một công tác quan trọng đối với hoạt động cho vay, SGD luôn luôn chú trọng đến công tác thẩm định. Trong thời gian trước mắt và tương lai lâu dài đều phải phát huy nổ lực nâng cao chất lượng công tác thẩm định để đảm bảo an toàn trong công tác tín dụng bảo lãnh. - Cần chú trọng đến việc sử dụng những phương pháp thẩm định hợp lý để việc thẩm định nhanh chóng và chính xác. Đặc biệt chú ý sử dụng kết hợp giữa các phương pháp: so sánh, theo quy trình, phân tích độ nhạy và dự báo. - Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng nội dung thẩm định về nội dung thẩm định khách hàng cũng như thẩm định dự án cho vay. - Tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và sát thực để hạn chế những thông tin chủ quan mà chỉ do khách hàng cung cấp; Triển khai tốt công tác giám sát tài sản đảm bảo, nâng dần tỷ trọng tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ. - Chủ động phối hợp với các phòng Tín dụng trong công tác thẩm định và quản lý tín dụng nhằm đáp ứng được yêu cầu chung của công việc và vì hoạt động chung của SGD. - Bám sát quy trình thẩm định, cố gắng hoàn thành sớm nhất thời gian theo ISO quy định. - Thường xuyên có buổi thảo luận nghiệp vụ chuyên môn để đúc rút kinh nghiệm cho những dự án tương tự, giúp cho cán bộ mới dễ tiếp cận dự án, độ trễ về thời gian được rút ngắn. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tại SGD NHĐT&PT Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định: Về quy trình thẩm định Quy trình thẩm định mặc dù đã logic và khá khoa học, song thời gian đang còn bị kéo dài do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Để có thể rút ngắn thời gian thì trong quá trình thẩm định phòng thẩm định và phòng tín dụng nên kết hợp một cách chặt chẽ với nhau. Trong thời gian đầu khi khách hàng nộp hồ sơ, phòng tín dụng nên kiểm tra sơ bộ hồ sơ, xem xét những giấy tờ còn thiếu hay chưa rõ ràng thì đề nghị khách hàng bổ sung luôn, tránh tình trạng khi hồ sơ chuyển sang phòng thẩm định rồi mới được kiểm tra, nếu có thiếu sót, lại chuyển sang phòng tín dụng để liên hệ với khách hàng, điều đó sẽ làm kéo dài thời gian thẩm định hay ảnh hưởng đến bước thẩm định tiếp theo. Mặt khác, mỗi một dự án có những đặc điểm, tính chất, độ phức tạp khác nhau nên cần phải xây dựng những quy trình riêng cho từng loại dự án. Ngoài ra để đạt được kết quả cao hơn nữa trong công tác thẩm định, giảm bớt thời gian thẩm định thì phòng thẩm định nên cố gắng hạn chế những thiếu sót trong từng bước thẩm định để không ảnh hưởng đến bước tiếp theo. Về phương pháp thẩm định Một trong những yếu tố làm cho chất lượng thẩm định đạt hiệu quả cao là phương pháp thẩm định. Phòng thẩm định đã sử dụng bốn phương pháp thẩm định: so sánh, quy trình, phân tích độ nhạy và dự báo. Tuy nhiên cần chú trọng phương pháp dự báo hơn nữa vì nó giúp cho việc đánh giá dự án trong tương lai được chính xác hơn. Tuỳ theo từng dự án mà có thể sử dụng chủ yếu phương pháp nào. - Đối với dự án tương tự mà phòng đã thẩm định thì nên quan tâm nhiều đến sử dụng phương pháp so sánh để so sánh với các dự án trước đó. Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án với các sản phẩm của những dự án cho sản phẩm tương tự. - Đối với dự án mới đối với ngân hàng nhưng sản phẩm lại quen thuộc trên thị trường thì có thể sử dụng phương pháp quy trình, phân tích độ nhạy. Đánh giá mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. - Đối với sản phẩm mới đối với ngân hàng và cũng là sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường thì cần kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp, đặc biệt chú trọng đến phương pháp dự báo. Mỗi một dự án có những đặc điểm và mức độ phức tạp khác nhau, cần phải sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp thẩm định để công tác thẩm định được nhanh chóng và chính xác giúp cho việc ra quyết định đúng hơn. Về nội dung thẩm định Mặc dù nội dung thẩm định đã khá đầy đủ và ngày càng được hoàn thiện, song vẫn còn một vài thiếu xót. - Đối với nội dung thẩm định khách hàng cần quan tâm hơn nữa đến thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp: Một doanh nghiệp với tình hình tài chính lành mạnh, có vị thế trên thị trường sẽ có được những dự án tốt và khả năng gặp phải rủi ro trong kinh doanh thường thấp. Nguồn trả nợ từ hoạt động ngoài dự án tuy là nguồn trả nợ phụ nhưng nó đặc biệt quan trong khi dự án gặp khó khăn. Do vậy để đánh giá được doanh nghiệp, cán bộ thẩm định cần phân tích kỹ các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp: hệ số khả năng thanh toán, hệ số kết cấu tài chính, hệ số sử dụng các nguồn lực, hệ số sinh lời… so sánh với các chỉ số trung bình ngành, với một số doanh nghiệp tương tự… để đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, từ đó xác định được thị phần của doanh nghiệp trên thị trường . Sử dụng các chỉ tiêu như: + Hệ số thanh toán ngắn hạn: Hệ số này để đánh giá khả năng thanh toán chung của công ty. Tài sản có ngắn hạn ---------------------------------------------------------------*100% Tài sản nợ ngắn hạn + nợ dài hạn đến hạn Công ty cổ phần Vital có hệ số thanh toán ngắn hạn là: <100%, có thể công ty dùng tài sản có ngắn hạn để mua tài sản cố định hoặc dùng để trả khoản nợ thay cho phải dùng lãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. + Hệ số thanh toán nhanh: Tài sản có tính lỏng cao ---------------------------------*100% Tài sản nợ ngắn hạn Tài sản có tính lỏng cao như là các tài sản như tiền gửi, cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp có thể bán ngay. Tính chỉ tiêu trên để xem xét khả năng trả nợ nhanh của doanh nghiệp +Hệ số tài sản cố định: Tài sản cố định ------------------------------*100% Vốn chủ sở hữu Tỷ số này cho thấy mức độ ổn định của việc đầu tư vào tài sản cố định. Tỷ số này càng nhỏ càng an toàn. Trong dự án nước khoáng Vital, hệ số tài sản cố định:*100%=2197% Hệ số này cao nên doanh nghiệp đang ở mức độ không an toàn. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giai đoạn đầu. Khi đi vào hoạt động, có thu nhập thì sẽ tăng vốn chủ sở hữu, trong khi tài sản cố định đã đầu tư trong giai đoạn đầu. +Hệ số thích ứng dài hạn của tài sản cố định: Tài sản cố định --------------------------------------*100% Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn + Hiệu suất lao động: Tổng giá trị gia tăng ----------------------------------------------------------*100% Số lao động bình quân đầu kỳ và cuối kỳ Tổng giá trị gia tăng = lợi nhuận từ hoạt động + chi phí nhân sự và lao động + chi phí thuê + thuế và các chi phí xã hội + các khoản chi phí + chi phí khấu hao. …. Dựa vào những chỉ tiêu áy có thể đánh giá sau hơn về tình hình tài chính của khách hàng cũng như tình hình hoạt động sản xuất, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Đối với nội dung thẩm định kỹ thuật dự án đầu tư: Cần chú ý xây dựng một hệ thống các chuẩn mực phù hợp với từng ngành nghề cụ thể nhằm đánh giá các yếu tố về mặ kỹ thuật được chính xác. Ngân hàng cần nghiên cứu, hoàn thiện và ban hành các định mức dự toán cơ sở phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện xây dựng đồng thời hướng dẫn các chủ đầu tư và tổ chức tư vấn lập đơn giá xây dựng công trình, trình duyệt để làm cơ sở lập tổng dự toán thuộc các dự án đầu tư xây dựng. Đối với nội dung thẩm định thị trường: Quan tâm đến mọi khía cạnh của thị trường, đa dạng hoá các nguồn thông tin để thu thập được những thông tin chính xác và nhanh chóng. Đặc biệt là đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, cần chú ý đánh giá về các sản phẩm cũng như các đối thủ cạnh tranh, tiềm năng của doanh nghiệp kỹ lưỡng, có thể xây dựng những chỉ tiêu để đánh giá rõ ràng hơn. Bên cạnh đó phân tích thị trường, dự đoán xem những yếu tố biến động tác động như thế nào đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm. Để đánh giá đuợc mức độ cạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định nên sử dụng một số chỉ tiêu như sau: + Thị phần của dự án/ thị phần của các đối thủ cạnh tranh + Doanh thu từ bán sản phẩm của dự án/ doanh thu của các đối thủ cạnh tranh + Tỷ lệ chi phí marketing/ tổng doanh thu + Tỷ suất lợi nhuận Thông qua các chỉ tiêu trên cán bộ thẩm định có thể đánh giá được mức độ cạnh tranh của sản phẩm đối với các sản phẩm khác cùng loai trên thị trường. - Đối với nội dung thẩm định tài chính của dự án: Không chỉ quan tâm đến khả năng trả nợ của dự án mà cần theo dõi cả vòng đời của dự án, sự quay vòng của vốn. Mặt khác cần chú ý phân tích độ nhạy của dự án, đưa nhiều yếu tố thay đổi cùng một lúc để đánh giá được khách quan hơn. - Về nội dung đánh giá mức độ rủi ro của dự án: Dự án đầu tư luôn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố rủi ro về thiên tai, hoả hoạn, rủi ro biến động giá bán, nguyên nhiên vật liệu yếu tố đầu vào… Do vậy, phân tích rủi ro là một nội dung rất quan trọng và cần được quan tâm một cách thích đáng hơn. Để phân tích rủi ro có thể sử dụng một số phương pháp sau: + Điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu: Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là điều chỉnh mức tỷ lệ chiết khấu cơ sở được xem là không có rủi ro hoặc có thể chấp nhận ở mức rủi ro tối thiểu. Việc điều chỉnh được thực hiện bằng cách cộng thêm vào lãi suất một mức bù rủi ro. Sau đó tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR… theo mức lãi suất mới sau khi đã điều chỉnh mức rủi ro. Bảng điều chỉnh mức lãi suất chiết khấu Mức bù rủi ro Điều kiện áp dụng 4% Mở rộng dự án hoạt động Mở rộng dự án hoạt động đang có hiệu quả 7% Thực hiện dự án mới gắn với hoạt động chính của công ty 10% Dự án sản xuất sản phẩm mới, tiếp cận thị trường mới + Phương pháp hệ số tin cậy: Phương pháp này điều chỉnh giá trị của dòng tiền dự kiến (CFi) bằng cách đưa vào các hệ số điều chỉnh đặc biệt ai đối với từng thời kỳ thực hiện dự án. CCFi ai = ------- Þ CCFi = ai * RCFi RCFi Trong đó CCFi là giá trị các luồng thu nhập ròng không có rủi ro trong thời kỳ i. RCFi là giá trị các luồng thu nhập ròng dự kiến trong thời kỳ i Từ đó xác định lại NPV và IRR của dự án. + Phương pháp phân tích theo kịch bản: Phương pháp này tiến hành theo ba bước: Bước 1: Xây dựng mô hình bài toán tổng quát trong đó xác định mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả đầu tư và mối quan hệ giữa các nhân tố với nhau. Bước 2: Tiến hành phân tích độ nhạy để xác định các nhân tố tác động mạnh nhất đến kết quả và hiệu quả đầu tư Bước 3: Căn cứ vào kết quả bước 1 và bước 2 xác định những tình huống có thể xảy ra nhiều nhất đối với dự án và tiến hành phân tích các tình huống đó. Việc phân tích kịch bản sẽ thường được tiến hành theo một số kịch bản thường xảy ra. Số lượng kịch bản dựa vào mong muốn của nhà phân tích. Kết quả phân tích kịch bản là một số bức tranh về tình hình đầu tư trong tương lai. Đây sẽ là cơ sở để cán bộ thẩm định đưa ra quyết định của mình. + Phương pháp phân tích theo xác suất: Phương pháp này được thực hiện theo 5 bước: Bước 1: Xây dựng mô hình bài toán, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả đầu tư Bước 2: Tiến hành phân tích độ nhạy để xác định nhân tố tác động mạnh nhất đến kết quả và hiệu quả đầu tư Bước 3: Lựa chọn những nhân tố tác động mạnh nhất đến kết quả và hiệu quả đầu tư, tiến hành phân tích các nhân tố đó về xác suất và giá trị ứng với từng xác suất. Bước 4: Lựa chọn ngẫu nhiên từng nhân tố với một giá trị và đánh giá kết quả và hiệu quả theo việc lựa chọn đó. Việc lựa chọn này được tiến hành nhiều lần, số lần tuỳ thuộc vào mong muốn của nhà đầu tư Bước 5: Căn cứ vào kết quả tính toán ở bước 4, xây dựng bảng tổng quan về phân tích xác suất trong đó xác định: Giá trị kỳ vọng, độ lệch chuẩn, xác suất thành công của dự án. Việc sử dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào từng dự án, mức độ phức tạp của dự án. Cán bộ thẩm định cần linh hoạt trong cách sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện thẩm định dự án Một trong những nhân tố có tác động trực tiếp đến công tác thẩm định dự án là công tác quản lý, tổ chức, điều hành và thực hiện dự án. Quy trình và nội dung thẩm định dù có hoàn thiện đến đâu đi nữa nhưng nếu không được tổ chức, quản lý phân công thẩm định một cách khoa học, chặt chẽ thì công tác thẩm định sẽ không đạt được kết quả cao. Sự phân công thẩm định chồng chéo sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực hay phân công thẩm định rởi rạc không có sự liên kết giữa các phòng ban thì không phát huy được ý kiến tập thể …. Do vậy cần có một cơ chế tổ chức hợp lý để công tác thẩm định đạt hiệu quả cao hơn. Công tác tổ chức thẩm định phải sắp xếp theo hướng tính giảm, gọn nhẹ nhưng phải đảm bảo về số lượng đủ đáp ứng yêu cầu công việc. Sắp xếp phân công cán bộ phù hợp với khả năng của mỗi người để phát huy năng lực kinh nghiệm của mỗi cán bộ thẩm định. Việc phân công công việc cho từng cán bộ phải hợp lý, tránh tình trạng một cán bộ phải đảm nhiệm quá nhiều công việc, từ đó không những ảnh hưởng đến việc thẩm định dự án nói riêng mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của cả ngân hàng nói chung. Khi phân công phải quy trách nhiệm tới từng cán bộ thẩm định nhằm nâng cao tính tự chủ sáng tạo và có trách nhiệm với công việc . Tuy nhiên, công tác thẩm định không phải chỉ riêng phòng thẩm định thực hiện mà trong hoạt động thẩm định nên có sự kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các phòng ban ngay từ khi bắt đầu nhận hồ sơ từ khách hàng, cũng như quá trình tiếp xúc, tìm hiểu doanh nghiệp, dự án vay vốn để phát huy được tinh thần cộng tác, sức mạnh tập thể giúp giảm thiểu rủi ro đạo đức như kết cấu với khách hàng… và những hạn chế về chuyên môn của một số cán bộ thẩm định . Bên cạnh đấy phải luôn có sự kiểm tra giám sát ban lãnh đạo, ban thanh tra kiểm soát của Sở Giao Dịch về hoạt động thẩm định trong việc thực hiện các phần nội dung, quy trình thẩm định có đầy đủ và tuân thủ như quy định hay không…. để từ đó kịp thời có chính sách khen thưởng động viên các cán bộ thẩm định có kết quả công tác tốt và khiển trách xử phạt những cán bộ có hành vi sai phạm trong quá trình thẩm định. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin và khả năng dự báo. Trong quá trình thẩm định, thông tin luôn được đánh giá cao. Việc thẩm định dự án trên cơ sở phân tích cá thông tin trực tiếp và gián tiếp tới dự án. Đó là thông tin về thị trường trong nước và quốc tế, thông tin về kỹ thuật, quy hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước, thông tin về khách hàng cho vay… Nếu những thông tin này không được chính xác và đầy đủ thì kết quả thẩm định sẽ bị hạn chế, không khả thi và dẫn tới quyết định sai lầm, không đảm bảo an toàn được nguồn vốn cho vay. Để nâng cao chất lượng thu thập thông tin, cán bộ thẩm định cần phải thu thập thông tin đa dạng qua các kênh thông tin: Qua nhà cung cấp hàng hoá, thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, dịch vụ, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự cảu dự án đầu tư để đánh giá thị trường đầu vào. Qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài, mạng internet…; Từ các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp… Qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo chuyên đề hội thảo về các ngành nghề. Qua tìm hiểu các dự án cùng loại. Qua hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại ngân hàng. Qua các bạn hàng, đối tác làm ăn. Qua các ngân hàng mà khách hàng đã vay vốn trước đây. … Để đảm bảo xây dựng một hệ thống thông tin có hiệu quả, trước hết Ngân hàng cần ban hành thu thập một quy chế thông tin định kỳ cho các bộ phận thông tin ở các chi nhánh. Những thông tin câng thiết liên quan đến dự án cần được cung cấp một cách nhanh nhất. Hiện nay các chi nhánh của Ngân hàng đã được trang bị hệ thống máy tính khá hiện đại, kết nối qua mạng nên thông tin được cập nhật hàng ngày và nhanh chóng. Đây sẽ là một chìa khoá để giải quyết các vấn đề thông tin nội bộ cho ngân hàng nói chung và Sở giao dịch nói riêng. Không những chỉ thông tin nội bộ mà Sở giao dịch nên tích cực thu thập thông tin ở bên ngoài. Không những qua mạng lưới Internet, qua khách hàng, qua các tổ chức mà còn tham khảo các chuyên gia tư vấn để trợ giúp trong quá trình thẩm định dự án. Trong môi trường luôn luôn biến động như hiện nay thì mọi thứ đều có thể thay đổi, như tình hình chính trị, chiến lược quy hoạch phát triển, yếu tố giá cả, yếu tố cung cầu… Điều đó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, khả năng trả nợ của doanh nghiệp mà sự việc này không được dự đoán trong quá trình thẩm định. Vì vậy việc nâng cao khả năng dự báo cho các cán bộ là rất cần thiết, đảm bảo cho việc tính toán khả thi hơn trong môi trường biến động. Để làm được điều này cần trang bị các phương tiện, hệ thống thông tin cho các cán bộ để thu thập các thông tin một cách nhanh chóng và đi thực tế nhiều hơn, thường xuyên liên hệ với các ngành nghề có liên quan, cập nhật những thông tin một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó các cán bộ cần phát huy kinh nghiệm xử lý của bản thân, tăng cường sử dụng các công cụ tính toán, phân tích diễn biến tình hình… để các con số phản ánh đúng giá trị thực. Hiện đại hoá thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thẩm định. Quá trình thẩm định một dự án là rất phức tạp, khối lượng công việc lớn mà thời gian thẩm định không được kéo dài. Bên cạnh đó các cán bộ thẩm định cần phải có một kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực mới thực hiện tốt được công việc của mình. Trong khi đó việc thu thập thông tin hàng ngày cũng rất quan trọng cho quá trình thẩm định. Vì vậy việc ứng dụng khoa học công nghệ trong thẩm định là rất cần thiết, giúp cho cán bộ tiết kiệm thời gian, sức lực mà việc tính toán lại chính xác hơn. Là một trong những Ngân hàng đi đầu trong việc hiện đại hoá công nghệ, song để phát huy được vai trò hàng đầu của mình thì Ngân hàng phải luôn cập nhật với thị trường công nghệ trong khu vực và trên thế giới. Cần tăng cường các trang thiết bị, các chương trình tiện ích, các chương trình phần mềm ứng dụng vào việc tính toán các chỉ tiêu trong quá trình thẩm định. Bên cạnh sử dụng các chương trình word, excel là chủ yếu thì có thể sử dụng phần mềm project để theo dõi được cụ thể tiến độ và quá trình giải ngân của dự án. Giải pháp về cán bộ thẩm định dự án Đội ngũ cán bộ là những nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định dự án. Nếu cán bộ thẩm định có năng lực chuyên môn tốt, thực hiện tốt quy trình thẩm định thì kết quả thẩm định dự án sẽ đáng tin cậy. Vì thế ngoài việc nâng cao kiến thức chuyên sâu về chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thẩm định còn phải bồi dưỡng các kiến thức về thị trường, pháp luật, đạo đức nghề nghiệp để họ có phạm vi hiểu biết rộng và tâm huyết với nghề. Hàng năm, ngân hàng nên kiểm tra trình độ của cán bộ làm công tác thẩm định để nắm bắt được những mặt đạt được cũng như những mặt thiếu xót và đồng thời chức các lớp tập huấn, đào tạo cho các cán bộ thẩm định với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia và tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ tại ngân hàng hoặc kết hợp với các ngân hàng khác để tạo ra một sân chơi lành mạnh cho các cán bộ thể hiện khả năng của mình cũng như học hỏi lẫn nhau, khắc phục những mặt còn hạn chế. Một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định là đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ. Nên việc quan tâm tới đời sống của cán bộ là cần thiết nhất là trong điều kiện hiện nay cần thu hút nhân tài. Cần có những chế độ khen thưởng kịp thời cả vật chất lẫn tinh thần đối với những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ và có những sáng kiến hay để đạt được kết quả tốt trong công việc. Cần khuyến khích các cán bộ làm việc một cách sáng tạo trong công việc, không nhất thiết phải theo một khuôn mẫu để công việc được hoàn thành sớm, cho việc thẩm định nhanh và chất lượng cao. Đồng thời cũng có biện pháp xử lý nghiêm cho các cán bộ có hành vi sai trái, chậm chễ trong thẩm định dự án, đưa ra quyết định sai lầm làm ảnh hưởng đến lợi ích và hình ảnh của ngân hàng. Thường xuyên giáo dục tư tưởng, đạo đức kỷ luật nghề nghiệp cho các cán bộ thẩm định để họ nhân thức được tầm quan trọng của công việc, có ý thức tự giác, có tinh thần trách nhiệm trong công việc cao hơn Kiến nghị. Công tác thẩm định rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, nó quyết định tới sự thành công hay thất bại của một ngân hàng vì hoạt động chính của ngân hàng là huy động nguồn vốn và cho vay. Mà việc thẩm định sai sẽ đưa ra quyết định sai lầm, việc không thu hồi được vốn vay sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng. Vì vậy cần được sự quan tâm của Nhà nước và của Ban giám đốc. Kiến nghị với Nhà nước. Các hệ thống ngân hàng hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ, và để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của Ngân hàng thì Nhà nước cần: Cải thiện môi trường pháp lý: Tuy đã được quan tâm và cải thiện nhưng hệ thống pháp lý ở Việt Nam nhìn chung vẫn chưa được hoàn thiện. Vấn đề tạo hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động ngân hàng và các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Nên việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định nói chung là việc cấp bách. Nhà nước cần hoàn thiện, bổ sung các điều lệ quy chế về mức thuế, lãi suất…Cần tiến hành hoàn thiện chính sách kế toán, kiểm toán đối với tất cả các đơn vị trong mọi thành phần kinh tế từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra các hoạt động của các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó Nhà nước cần ban hành văn bản cụ thể quy định rõ trách nhiệm của các bên đối với kết quả thẩm định để nâng cao trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cá nhân liên quan đến việc lập và thẩm định dự án. Nhà nước cần đưa ra các chính sách kinh tế hợp lý, rõ ràng, tránh những chính sách có thể gây nhầm lẫn hoặc xuất hiện những đột biến gây ảnh hưởng xấu cho hoạt động của các doanh nghiệp và các ngân hàng trong việc quyết định cho vay và thu hồi vốn. Đặ biệt trong thị trường biến động như hiện nay thì Nhà nước cần có những chính sách tác động để hạn chế mức lạm phát, sự thay đổi tỷ giá hối đoái để giúp cho việc thẩm định được tốt hơn. Cần có một số biện pháp bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng khi cho các doanh nghiệp Nhà nước vay. Vì trên thực tế không phải quyết định cho vay nào cũng đúng, cũng đảm bảo thu hồi lại được vốn. Trong một số trường hợp có doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dẫn đến phá sản. Do vậy Nhà nước cần quy định khi doanh nghiệp Nhà nước bị phá sản hay thua lỗ thì vốn vay của ngân hàng phải được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo an toàn vốn cho các ngân hàng. Kiến nghị với NHĐT&PT Việt Nam. Ngân hàng cần đưa ra chiến lược phát triển chung, chính sách tổng thể, thống nhất phù hợp với từng thời kỳ, nhất là trong giai đoạn biến động như hiện nay. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, hỗ trợ hoạt động thẩm định của Sở giao dịch. Cử các cán bộ thẩm định lâu năm và có kinh nghiệm hay mời các chuyên gia thẩm định tới đóng góp ý kiến xây dựng cho công tác thẩm định tại Sở giao dịch. Cần có những chế độ khen thưởng để khuyến khích các cán bộ trong công tác tích cực và sáng tạo hơn đóng góp cho sự phát triển của Ngân hàng. Xây dựng một đội ngũ lâu năm đầy kinh nghiệm và một đội ngũ trẻ, sáng tạo, nhạy bén sẽ tạo ra một sức mạnh cho ngân hàng. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi, cuộc hội nghị tổng kết giữa các chi nhánh hay có thể phối hợp với các ngân hàng khác cùng tổ chức để tạo ra sân chơi chung cho các cán bộ thẩm định để tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm, hiểu biết của nhau. Cán bộ thẩm định cần được tiếp tục tham gia các khoá học về tài chính, về luật pháp nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng hoạt động trong cơ chế thị trường. Cán bộ thẩm định được chủ động về mặt thời gian để tiếp cận thông tin về dự án nói riêng và các thông tin về các ngành nghề lĩnh vực liên quan đến công tác thẩm định nói chung. Tạo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho Sở giao dịch để đáp ứng được nhu cầu phát triển càng đi lên của đất nước. Xây dựng một bộ phận thông tin liên lạc, chuyên thu thập những thông tin một cách nhanh nhất và thường xuyên để cung cấp cho các chi nhánh. Kiến nghị các cấp, các ngành, các bộ có liên quan về các vấn đề khó khăn cụ thể của ngân hàng nói chung và Sở giao dịch nói riêng. Kiến nghị với chủ đầu tư: Sự phối hợp của chủ đầu tư se giúp cho việc thẩm định được diễn ra nhanh hơn, đó cũng tạo điều kiện cho chủ đầu tư có thể vay vốn trong thời gian ngắn để thực hiện dự án, đảm bảo thời gian và tiến độ của dự án được đúng như kế hoạch. Vì vậy giúp cho cán bộ thẩm định cũng là giúp cho chính các chủ đầu tư. Các chủ đầu tư cần: Nắm rõ về các quy định của Ngân hàng, về những giấy tờ, nội dung cần có trong hồ sơ xin vay vốn để đảm bảo nộp hồ sơ đầy đủ, giúp cho cán bộ thẩm định có thể đẩy nhanh bước đầu kiểm tra hồ sơ, tránh trường hợp hồ sơ không hợp lệ, không rõ ràng và thiếu. Những thông tin cung cấp trong hồ sơ phải đảm bảo chính xác, không được sai lận. KẾT LUẬN Thẩm định dự án đầu tư là một hoạt động quan trọng trong quá trình phát triển của ngân hàng. Việc sớm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định là sự cần thiết. Đứng trước những thách thức mới như hiện nay thì Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã không ngừng tìm hiểu khắc phục nhũng hạn chế, tăng cường mặt tích cực để công tác thẩm định đạt được kết quả cao, giúp cho việc ra quyết định đúng nhằm nâng cao uy tín và vị thế của ngân hàng. Tuy nhiên thẩm định dự án là công việc phức tạp nên điều đó không chỉ đòi hòi phải có sự nỗ lực riêng của ngân hàng mà cần có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan. Là một sinh viên theo học ngành kinh tê đầu tư với những kiến thức trên nhà trường cùng thời gian thực tập tại Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã giúp em phần nào nắm được công tác thẩm định dự án đầu tư. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths.Phan Thu Hiền và các cán bộ phong thẩm định Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), Lập và quản lý dự án đầu tư, nhà xuất bản thống kê, đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội. 2. Nguyễn Hồng Minh (2004-2005), Quản trị rủi ro trong đầu tư 3. Quy trình thẩm định định Ngân hàng ĐT&PT; Quy trình tín dụng ngắn hạn Ngân hàng ĐT&PT; Sổ tay tín dụng Ngân hàng ĐT&PT; Hội nghị triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2006 Sở giao dịch NH ĐT&PT; Tờ trình thẩm định dự án "Nhà máy nước khoáng Vital". 4. Vũ Lệ Thuỷ (2006), Luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Đô” 5. Vũ Lan Hương (2006), Luận văn tốt nghiệp "Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định khía cạnh thị trường nói riêng tại Sở giao dịch- Ng ân hàng ĐT&PT Việt Nam" DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NH ĐT&PT Việt Nam - BIDV: Ngân hàng Đầu tư v à Phát triển Việt Nam SGD: Sở giao dịch NH: ngân hàng KH: Khách hàng TG: Tiền gửi TCKT: Tổ chức kinh tế DA ĐT: dự án đầu tư TNHH: Trách nhiệm hữu hạn Công ty CP: Công ty cổ phần KHCB: Khấu hao cơ bản BHYT: Bảo hiểm y tế SCL: Sửa chữa lớn MỤC LỤC PHỤ LỤC Bảng 1: Bảng thông số Nhóm thông tin về tổng vốn đầu tư số tuyệt đối (triệu đồng) Tỷ trọng Tổng vốn đầu tư 15,790 100.0% TSCĐ hữu hình 15,547 98.5% Nhà cửa vật kiến trúc 1,580 10.0% Máy móc thiết bị 12,564 79.6% Công cụ quản lý 25 0.2% Phương tiện vận tải 1,378 8.7% TSCĐ vô hình 243 1.5% Chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng 93 0.6% QSD giếng khoan 150 0.9% Nguồn vốn đàu tư 15,790 100.0% Vốn tự có và vốn khác 5,790 36.7% Vốn vay ngân hàng 10,000 63.3% Nhóm thông tin về chi phí vốn Lãi suất vay vốn dài hạn 11.40% /năm Thời gian vay vốn dài hạn 4 năm Lãi suất chiết khấu 11.40% /năm Lãi suất vốn ngắn hạn 0.90% /tháng Thời gian vay vốn ngắn hạn 4 tháng Khả năng tăng/giảm thời gian trả nợ 0% /năm Nhóm thông tin về công suất Đơn vị -Công suất tối đa của nhà máy -Số ca sản xuất/ngày ca/ngày 2 -Số giờ sản xuất/năm giờ/năm 5,760 -Sản lượng tối đa/giờ lít/giờ 1,500 -Sản lượng tối đa/năm 8,640,000 Công suất thực tế -Số ca sản xuất/ngàu ca/ngày 2 -Số giờ sản xuất/năm giờ/năm 5,760 -Công suất hoạt động -Khả năng tăng giảm Công suất hoạt động 0% Thông số liên quan đến vốn lưu động Các khoản phải thu phát sinh trong 1 năm 16.7% /doanh thu Các khoản phải trả phát sinh trong 1 năm 25.0% /chi phí nguyên nhiên vật liệu Hàng tồn kho 8.0% /giá trị sản lượng Tồn quỹ tiền mặt 1.0% /giá trị sản lượng Nhóm thông tin về chi phí hoạt động -Định mức Nguyên nhiên vật liệu cho 1 lít (NK nguyên khai, hạt nhựa, nguyên vật liệu khác, điện) 1,859 đông/lít -Chi phí nhân công 3,432 triệu đồng/năm -Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ 19.0% Chi phí nhân công -Chi phí PTTT, bảo dưỡng 1.5% Giá trị sản lượng -Chi phí SCL 2.0% Giá trị sản lượng -Chi phí bán hàng 4.0% doanh thu -Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.5% Giá trị sản lượng -Chi phí khác 500 đồng/lít -Chi phí sử dụng hạn tầng 0.0% -Chi phí sử lý phế thải 0.0% -Thuế TNDN   3.57% Khả năng tăng/giảm chi phí hoạt động 0.0% Nhóm thông tin về khấu hao TSCĐ -Nhà xưởng vật kiến trúc 10 năm -Máy móc thiết bị 10 năm -Công cụ quản lý 5 năm -Phương tiện vận tải 5 năm -TSCĐ vô hình 10 năm Nhóm thông tin về giá bán Đơn vị -Giá bán 1 chai 0.5 lít không gas đồng/0.5lít 2,450 -Giá bán 1 lít không gas đồng/lít 4,900 Khả năng tăng/giảm giá bán 0% Nguồn: Phòng Thẩm định SGD NH ĐT&PT. Các bảng tính hiệu quả tài chính: Bảng 2: Kế hoạch trích khấu hao cơ bản hàng năm Đơn vị: triệu đồng Khoản mục Nguyên giá Thời hạn khấu hao Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1.Tổng vốn đầu tư (Bảng 1) 15,790 2.Nhà cửa vật kiến trúc 1,580 10 158 158 158 158 158 158 158 158 158 158 3.Máy móc thiết bị 12,564 10 1,256 1,256 1,256 1,256 1,256 1,256 1,256 1,256 1,256 1,256 4.Công cụ quản lý 25 5 5 5 5 5 5 5.Phương tiện vận tải 1,378 5 276 276 276 276 276 6.TSCĐ vô hình 243 10 24 24 24 24 24 24 24 24 24 24 7.Tổng mức KHCB hàng năm ((2)+(3)+(4)+(5)+(6)) 1,719 1,719 1,719 1,719 1,719 1,439 1,439 1,439 1,439 1,439 8.Luỹ kế KHCB trích được 1,719 3,439 5,158 6,877 8,597 10,035 11,474 12,913 14,351 15,790 9.Giá trị còn lại TSCĐ (15,790-(8)) 14,070 12,351 10,632 8,912 7,193 5,755 4,316 2,877 1,439 0 Bảng 3: Doanh thu, sản lượng Đơn vị: triệuđồng Khoản mục Đơn vị Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1.Sản lượng tối đa theo thiết kế lít/năm 8,640,000 2.Công suất hoạt động 85% 87% 89% 90% 91% 92% 93% 94% 95% 96% 3.Khả năng tăng giảm công suất 0 4.Sản lượng sản xuất (8,640,000*(2)) 7,344,000 7,516,800 7,689,600 7,776,000 7,862,400 7,948,800 8,035,200 8,121,600 8,208,000 8,294,400 5.Giá bán sản phẩm (Bảng 1) 0.0049 0.0049 0.0049 0.0049 0.0049 0.0049 0.0049 0.0049 0.0049 0.0049 6.Giá trị sản lượng ((4)*(5)) 35,986 36,832 37,679 38,102 38,526 38,949 39,372 39,796 40,219 40,643 7.Doanh thu (6) 35,986 36,832 37,679 38,102 38,526 38,949 39,372 39,796 40,219 40,643 Bảng 4: Kế hoạch trả nợ hàng năm Bảng Kế hoạch trả nợ vay dài hạn Đơn vị: triệu đồng Các chỉ tiêu trả nợ vốn vay Các năm hoạt động của dự án 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1.Vốn vay dài hạn 10,000 2.Dư nợ đầu năm 10,000 7,500 5,000 2,500 0 0 0 0 0 0 3.Trả gốc hàng năm (10,000/4) 2,500 2,500 2,500 2,500 4.Dư nợ cuối năm ((2)-(3)) 7,500 5,000 2,500 0 5.Trả lãi hàng năm ((2)+(4))/2*lãi suất dài hạn 998 713 428 6.Tổng mức trả nợ hàng năm ((3)+(5)) 3,498 3,213 2,928 2,643 Bảng kế hoạch trả nợ vay ngắn hạn Đơn vị: triệu đồng Các chỉ tiêu trả nợ vốn vay Các năm hoạt động của dự án 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1.Vốn lưu động hàng năm 5,836 5,973 6,110 6,179 6,248 6,316 6,385 6,454 6,522 6,591 2.Vốn tự có 3,000 3,000 3,000 3,000 3,000 3,000 3,000 3,000 3,000 3,000 3.Vốn vay ngắn hạn ((1)-(2)) 2,836 2,973 3,110 3,179 3,248 3,316 3,385 3,454 3,522 3,591 4.lãi vốn vay ngắn hạn (3)*lãi suất ngắn hạn 102 107 112 114 117 119 122 124 127 129 Bảng 5: Chi phí hoạt động. Đơn vi: triệu đồng Khoản mục Các năm hoạt động của dự án 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1.Chi phí nguyên nhiên vật liệu (sản lượng sản xuất*1,859/10^6) (Bảng1) 13,651 13,972 14,293 14,454 14,614 14,775 14,935 15,096 15,256 15,417 2.Chi phí nhân công (Bảng 1) 3,432 3,432 3,432 3,432 3,432 3,432 3,432 3,432 3,432 3,432 3.Chi phí bảo hiểm (BHXH, BHYT) (19%*(2)) 652 652 652 652 652 652 652 652 652 625 4.Chi phí PTTT,bảo dưỡng (1.5%*giá trị sản lượng) (Bảng 3) 540 552 565 572 578 584 591 597 603 610 5.Chi phí SCL (2%*giá trị sản lượng) 720 737 754 762 771 779 787 796 804 813 6.Chi phí bán hàng (4%*doanh thu) 1,439 1,437 1,507 1,524 1,541 1,558 1,575 1,592 1,609 1,626 7.Chi phí quản lý doanh nghiệp (4) 540 552 565 572 578 584 591 597 603 610 8.Chi phí khác (sản lượng sản xuất*500/10^6) 3,672 3,758 3,845 3,888 3,931 3,974 4,018 4,061 4,104 4,147 9.Chi phí khấu hao (Bảng 2) 1,719 1,719 1,719 1,719 1,719 1,439 1,439 1,439 1,439 1,439 10.Lãi vay vốn cố định (Bảng 4) 998 713 428 143 - - - - - - 11.Lãi vay vốn lưu động (B4) 102 107 112 114 117 119 122 124 127 129 12.Chi phí hoạt động (1)+(2)+(3)+(4)+(5)+(6)+(7)+(8)+(11) 24,747 25,236 25,725 25,969 26,214 26,458 26,702 26,947 27,191 27,435 13.Khả năng tăng giảm chi phí hoạt động 0% 14.Tổng chi phí sản xuất kinh doanh (1)+(2)+(3)+(4)+(5)+(6)+(7)+(8)+(9)+(10)+(11) 27,464 27,668 27,872 27,831 27,933 27,897 28,141 28,385 28,630 28,874 Bảng 6: Nhu cầu vốn lưu động hàng năm. Đơn vị: triệu đồng Khoản mục Các năm hoạt động của dự án 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1.Tổng doanh thu (B3) 35,986 36,832 37,679 38,102 38,526 38,949 39,372 39,796 40,219 40,643 2.Giá trị sản lượng (B3) 35,986 36,832 37,679 38,102 38,526 38,949 39,372 39,796 40,219 40,643 3.Chi phí nguyên vật liệu (B5) 13,651 13,972 14,293 14,454 14,614 14,775 14,935 15,096 15,256 15,417 4.Các khoản phải thu AR ((1)*16.7%) 6,010 6,151 6,292 6,363 6,434 6,505 6,575 6,646 6,717 6,787 5. Thayđổi khoản phải thu -6,010 -141 -141 -71 -71 -71 -71 -71 -71 -71 6.Các khoản phải trả (25%*(3)) 3,413 3,493 3,573 3,613 3,654 3,694 3,734 3,774 3,814 3,854 7.Thay đổi khoản phải trả -3,413 -80 -80 -40 -40 -40 -40 -40 -40 -40 8.Hàng tồn kho (8%*(2)) 2,879 2,947 3,014 3,048 3,082 3,116 3,150 3,184 3,218 3,251 9.Thay đổi hàng tồn kho -2,879 -68 -68 -34 -34 -34 -34 -34 -34 -34 10.Tồn quỹ tiền mặt (1%*(2)) 360 368 377 381 385 389 394 398 402 406 11.Thay đổi tiền mặt -360 -8 -8 -4 -4 -4 -4 -4 -4 -4 12.Vốn lưu động ((4)-(6)+(8)+(10)) 5,836 5,973 6,110 6,179 6,248 6,316 6,385 6,464 6,522 6,591 Bảng 7: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đơn vị: triệu đồng Khoản mục Các năm hoạt động của dự án 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1.Tổng doanh thu (B3) 35,986 36,832 36,679 38,102 38,526 38,949 39,372 39,796 40,219 40,643 2.Tổng chi phí (B5) 27,464 27,668 27,872 27,831 27,933 27,897 28,141 28,385 28,630 28,874 3.Lợi nhuận trước thuế ((1)-(2)) 8,522 9,164 9,807 10,271 10,593 11,052 11,231 11,410 11,589 11,768 4.Thuế thu nhập doanh nghiệp ((3)*3.57%) 2,386 2,566 2,746 2,876 2,966 3,095 3,145 3,195 3,245 3,295 5.Lợi nhuận sau thuế ((3)-(4)) 6,135 6,598 7,061 7,395 7,627 7,958 8,087 8,216 8,344 8,473 Bảng 8: Dòng tiền của dự án. Đơn vị: triệu đồng Khoản mục Các năm hoạt động của dự án 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Dòng tiền vào 1.Doanh thu (B3) 35,986 36,832 37,697 38,102 38,526 38,949 39,372 39,796 40,219 40,643 2.Các khoản phải thu (B6) -6,01 -6,151 -6,292 -6,363 -6,434 -6,505 -6,575 -6,464 -6,717 -6,787 3.Thanh lý TSCĐ 789 4.Tổng dòng tiền vào ( quan điểm tổng đầu tư) ((1)+(2)+(3)) 29,975 30,681 31,387 31,739 32,092 32,445 32,797 33,15 33,503 34,645 5.Vay ngân hàng 10,000 6.Dòng tiền vào theo quan điểm chủ đầu tư (4)+(5) 10,000 29,976 30,681 31,387 31,739 32,092 32,445 32,797 33,15 33,503 34,645 Dòng tiền ra 7.Chi phí đầu tư 15,790 8.Chi phí hoạt động (B5) 24,747 25,236 25,725 25,969 26,214 26,458 26,702 26,947 27,191 27,435 9.Các khoản phải trả (B6) -3,413 -3,493 -3,573 -3,613 -3,654 -3,694 -3,734 -3,774 -3,814 -3,854 10.Hàng tồn kho (B6) 2,879 2,947 3,014 3,048 3,082 3,116 3,150 3,184 3,218 3,251 11.Tồn quỹ tiền mặt (B6) 360 368 377 381 385 389 394 398 402 406 12.Thuế TNDN (B7) 2,386 2,566 2,746 2,876 2,966 3,095 3,145 3,195 3,245 3,295 13.Tổng dòng tiền ra (7+8+9+10+11+12) 15,790 26,959 27,624 28,289 28,661 28,993 29,346 29,657 29,929 30,242 30,534 14.Trả vốn vay ngân hàng 2,500 2,500 2,500 2,500 - - - - - - 15.Dòng tiền ra theo quan điểm chủ đầu tư 15,790 29,459 30,124 30,789 31,161 28,993 29,346 29,657 29,949 30,242 30,534 Chỉ tiêu tài chính dự án 1-Đối với toàn bộ dự án Dòng tiền ròng quan điểm tổng đầu tư -15,790 3,017 3,057 3,098 3,078 3,099 3,080 3,140 3,201 3,261 4,111 NPV 2,494 IRR 15% 2-Đối với phần vốn tự có Dòng tiền ròng quan điểm chủ đầu tư -5,790 517 557 598 578 3,099 3,080 3,140 3,201 3,261 4,111 NPV 4,804 IRR 22.80% 3-Khả năng trả nợ của dự án Dòng tiền thanh toán nợ -15,790 3,017 3,057 3,098 3,078 3,099 3,080 3,140 3,201 3,261 4,111 Kế hoạch trả nợ 3,498 3,213 2,928 2,643 DSCR 0.86 0.95 1.06 1.16 DSCR trung bình 1.01 4-Thời gian hoàn vốn của dự án Hệ số chiết khấu 1 0.8977 0.8058 0.7233 0.6493 0.5829 0.5232 0.4697 0.4216 0.3785 0.3397 Tổng vốn đầu tư thực hiện -15,790 Dòng tiền thanh toán nợ 3,017 3,057 3,098 3,078 3,099 3,080 3,140 3,201 3,261 4,111 Chiết khấu dòng tiền về hiện tại 2,708 2,463 2,241 1,999 1,806 1,611 1,475 1,350 1,234 1,397 Luỹ kế dòng tiền (tổng vốn đầu tư) -15,790 -13,082 -10,619 -8,378 -6,379 -4,573 -2,961 -1,487 -137 1,097 2,494 Luỹ kế dòng tiền (tổng vốn vay) -5,790 -3,082 -619 1,622 3,621 5,427 7,039 8,513 9,863 11,097 12,494 Thời gian thu hồi vốn đầu tư 8 năm 11 tháng 10 ngày  Thời gian thu hồi vốn vay  3 năm 2 tháng 28 ngày Nguồn: Phòng Thẩm định- SGD NH ĐT&PT Bảng 9: Khảo sát độ nhạy của dự án Khảo sát độ nhạy theo khả năng tăng giảm ca sản xuất trong ngày Các chỉ tiêu tài chính Phương án tĩnh Khả năng tăng giảm công suất hoạt động -10% -8% -6% -4% -2% 0% 2% 4% 6% 8% 10% NPV (triệu đồng) 2494 -651 -22 607 1236 1865 2494 3123 3752 4381 5010 5639 IRR 15% 10.4% 11.4% 12.3% 13.2% 14.1% 15.0% 15.8% 16.7% 17.6% 18.4% 19.2% DSCR 1.01 0.83 0.87 0.9 0.94 0.97 1.01 1.04 1.08 1.11 1.15 1.18 Khảo sát độ nhạy theo khả năng tăng giảm giá bán một lít sản phẩm Các chỉ tiêu tài chính Phương án tĩnh Khả năng tăng giảm giá bán sản phẩm -5% -4% -3% -2% -1% 0% 1% 2% 3% 4% 5% NPV (triệu đồng) 2494 -1835 -969 -103 763 1628 2494 3360 4226 5091 5957 6823 IRR 15% 8.6% 10.0% 11.2% 12.5% 13.8% 15.0% 16.2% 17.3% 18.5% 19.6% 20.8% DSCR 1.01 0.77 0.82 0.87 0.91 0.96 1.01 1.06 1.11 1.15 1.2 1.25 Khảo sát độ nhạy theo khả năng tăng giảm chi phí hoạt động dự án Các chỉ tiêu Phương án tĩnh Khả năng tăng giảm chi phí hoạt động -5% -4% -3% -2% -1% 0% 1% 2% 3% 4% 5% NPV (triệu đồng) 2494 10027 8520 7014 5507 4001 2494 998 -519 -2026 -3532 -5039 IRR 15% 24.8% 23.0% 21.0% 19.1% 17.0% 15.0% 12.8% 10.6% 8.3% 5.9% 3.4% DSCR 1.01 1.43 1.34 1.26 1.18 1.09 1.01 0.93 0.84 0.76 0.67 0.59 Khảo sát độ nhạy theo khả năng tăng giảm ca sản xuất trong ngày Khảo sát NPV Phương án tĩnh Khả năng tăng giảm công suất hoạt động 2494 -10% -8% -6% -4% -2% 0% 2% 4% 6% 8% 10% Khả năng tăng giảm giá bán sản phẩm -5% -4547 -4004 -3462 -2920 -2377 -1835 -1292 -750 -207 335 878 -4% -3768 -3208 -2648 -2088 -1529 -969 -109 151 710 1270 1830 -3% -2928 -2411 -1834 -1257 -680 -103 474 1051 1628 2205 2782 -2% -2209 -1615 -1021 -426 168 763 1357 1951 2546 3140 3735 -1% -1430 -818 -207 405 1017 1628 2240 2852 3464 4075 4687 0% -651 -22 607 1236 1865 2494 3123 3752 4381 5010 5639 1% 128 774 1421 2067 2714 3360 4006 4653 5299 5945 6592 2% 907 1571 2235 2898 3562 4226 4889 5553 6217 6880 7544 3% 1686 2367 3048 3729 4410 5091 5772 6453 7134 7815 8496 4% 2466 3164 3862 4561 5259 5957 6655 7354 8052 8750 9449 5% 3245 3960 4676 5392 6107 6823 7538 8254 8970 9685 10401 Khảo sát NPV Phương án tĩnh Khả năng tăng giảm công suất hoạt động 2494 -10% -8% -6% -4% -2% 0% 2% 4% 6% 8% 10% Khả năng tăng giảm chi phí hoạt động của dự án -5% 6244 7000 7757 8514 9270 10027 10784 11540 12297 13054 13810 -4% 4865 5596 6327 7058 7789 8520 9252 9983 10714 11445 12176 -3% 3486 4191 4897 5603 6308 7014 7719 8425 9131 9836 10542 -2% 2107 2787 3467 4147 4827 5507 6187 6867 7548 8228 8908 -1% 728 1382 2037 2692 3346 4001 4655 5310 5964 6619 7273 0% -651 -22 607 1236 1865 2494 3123 3752 4381 5010 5639 1% -2030 -1426 -823 -219 384 988 1591 2195 2798 3402 4005 2% -3409 -2831 -2253 -1675 -1097 -519 59 637 1215 1793 2371 3% -4788 -4235 -3683 -3131 -2578 -2026 -1473 -921 -368 184 737 4% -6167 -5640 -5113 -4586 -4059 -3532 -3005 -2478 -1951 -1425 -898 5% -7546 7044 -6543 -6042 -5540 -5039 -4537 -4036 -3535 -3033 -2532 Nguồn: Phòng Thẩm định- SGD NH ĐT&PT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- thực trạng và giải pháp.docx
Luận văn liên quan