- Tăng cường tiếp cận và cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, khách hàng thể nhân để tăng dần tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhỏ và
vừa, cho vay thể nhân trong tổng dư nợ.
- Tìm kiếm các dự án tốt, hiệu quả để cho vay trung-dài hạn và tăng
cường quan hệ với các ngân hàng khác để cho vay đồng tài trợ
- Tiếp tục thực hiện việc rà soát, phân loại khách hàng, để đảm bảo
quản lý rủi ro và quản lý hiệu quả danh mục các khoản vay. Tiếp tục tìm kiếm
và mở rộng lượng khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán trong và ngoài
nước để có chính sách khách hàng tổng thể. Có các biện pháp để thu hút và hỗ
trợ các khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
92 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2784 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vốn vay tại Sở giao dịch NHTM Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,
thuế… Phương pháp này thường xem xét sự thay đổi của các yếu tố này khi
dự án đạt hòa vốn. Phương pháp phân tích độ nhạy ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong công tác thẩm định tài chính tại sở giao dịch.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
59
Phương pháp đo lường rủi ro dùng để đánh giá các rủi ro có thể xảy ra
đối với dự án để từ đó xem xét tính khả thi và hiệu quả và đưa ra các giải
pháp hạn chế tính rủi ro.
Dùng hai phương pháp sau giúp hạn chế được tác động của các yếu tố
thường xuyên thay đổi tới dự án nhằm giúp ngân hàng đưa ra các quyết định
tài trợ vốn chính xác hơn.
1.3.6.1.3. Nội dung thẩm định: được đưa ra một cách đầy đủ và dần tiến đến
chuẩn mực quốc tế và ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với các nội dung
thẩm định khác hơn.
Thẩm định tài chính bao gồm các nội dung như thẩm định tổng vốn đầu
tư, thẩm định khả năng thực hiện của vốn, thẩm định các yếu tố như chi phí,
doanh thu, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Ngân hàng đã
đưa ra một hệ thống khá đầy đủ các chỉ tiêu trong công tác thẩm định. Giá trị
thời gian của tiền cũng được quan tâm thông qua việc tính toán các chỉ tiêu
như NPV, IRR,...Trong quá trình tính toán các chỉ tiêu thì cán bộ thẩm định
đã xây dựng nên các bảng biểu nhằm tăng thêm tính chính xác và tỷ mỷ cho
các chỉ tiêu. Đồng thời nội dung của công tác thẩm định tài chính ngày càng
kết hợp chặt chẽ với các nội dung khác như thẩm định khía cạnh pháp lý,
thẩm định kỹ thuật hay thẩm định thị trường. Việc kết hợp với các thông số ở
các khâu thẩm định khác sẽ tạo nên tính chính xác, tránh sai sót trong quá
trình tính toán.
1.3.6.1.4. Yếu tố con người trong thẩm định dự án: đội ngũ cán bộ ngân
hàng có trình độ và tinh thần với công việc. Đồng thời đội ngũ cán bộ thẩm
định là những người trẻ trung, nắm bắt nhanh công việc, sáng tạo và tiếp thu
nhanh nhạy những phương pháp thẩm định tiên tiến. Bên cạnh đó, thì các cán
bộ cũng được trang bị đầy đủ những kiến thức liên quan đến thẩm định như
kiến thức về pháp luật, kinh doanh, thị trường... Tuy phòng đầu tư dự án mới
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
60
được thành lập cách đây 4 năm nhưng đã mang lại nhiều dự án vốn vay quan
trọng cho SGD. Bên cạnh đó, hàng năm SGD cũng tổ chức các lớp bồi dưỡng,
huấn luyện nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ cho công tác thẩm
định.
1.3.6.1.5. Nguồn thông tin và trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm
định.
Trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định được trang bị khá đầy
đủ. Vị trí mới của SGD đã được chuyển sang 31/33 Ngô Quyền ở vị trí trung
tâm. Trong phòng làm việc, các cán bộ được trang bị máy tính, máy fax, máy
in, máy photocopy,... và chỗ làm việc với khách hàng. So với trước năm 2008,
khi SGD hoạt động cùng tòa nhà với hội sở chính thì các phòng ban đã có
diện tích làm việc riêng biệt, cơ sở hiện đại hơn.
1.3.6.1.6. Về nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định: Do hệ thống
trang thiết bị đầy đủ nên dễ dàng cho việc thu thập thập dự trữ thông tin.
Ngoài thông tin mà khách hàng cung cấp thì phòng còn thu thập thông tin về
thông tin và dự án qua internet, báo chí và hệ thống thông tin dự trữ của chính
ngân hàng, nhờ đó mà công tác thẩm được rút ngắn và tính chính xác của
thông tin cũng được tăng cường.
1.3.6.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân.
1.3.6.2.1. Những mặt hạn chế.
a. Về phương pháp thẩm định: Tuy đã áp dụng các phương pháp thẩm
định khoa học nhưng nhìn chung vẫn còn sơ sài. Phương pháp dự báo nhìn
chung vẫn chỉ được áp dụng một cách hình thức mà chưa thực tế. Phương
pháp này được sử dụng trong khâu phân tích thị trường, đưa ra dự báo cung
cầu từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng dòng tiền các năm. Trên thực tế
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
61
phương pháp dự báo chủ yếu là lấy số liệu dự báo mà khách hàng đưa ra, dựa
vào kinh nghiệm và hỏi ý kiến chuyên gia.
Về phương pháp so sánh đối chiếu chủ yếu là nhằm kiểm tra các kết
quả tính toán và so sánh với các dự án tương tự cũng như tiêu chuẩn tài chính.
Phương pháp phân tích độ nhạy đối với nhiều dự án còn chưa được chú
trọng, chỉ chú trọng một số yếu tố cơ bản như giá bán, sản lượng, chi phí...
Trên thực tế còn rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng tới các chỉ tiêu tài chính như
thuế, sự thay đổi về cầu sản phẩm, ...
Về phương pháp quán triệt rủi ro thì cán bộ thẩm định mới chỉ đưa ra
các rủi ro mang tính chất định lượng mà vẫn chưa mang tính định tính. Đồng
thời các rủi ro này vẫn chưa được phân loại và đưa ra phân cấp rủi ro cụ thể
nhằm đưa ra những giải pháp tốt để đề phòng rủi ro.
b. Về nội dung thẩm định:
- Tuy nội dung công tác thẩm định tài chính đã được đề cập khá đầy đủ
nhưng do bản chất của ngân hàng là định chế tài chính cho vay vốn nên chỉ
chú trọng vào việc phân tích dòng tiền các năm, xây dựng bảng trả nợ vốn
vay,... Một số chỉ tiêu khá quan trọng để phân tích dự án như B/C, RR,...
nhưng trên thực tế vẫn rất ít được đề cập.
- Khi thẩm định nguồn vốn đầu tư thì trong thời gian xây dựng tổng chi
phí đầu tư của dự án, chi phí lãi vay dài hạn cần được tính vào vì trong thời
gian này vẫn chưa tạo ra được sản phẩm dịch vụ. Thế nhưng trong quá trình
thẩm định các cán bộ đầu tư đã không tính vào và các chi phí dự phòng cũng
không được đề cập đến. Việc thiếu sót trong tính toán sẽ dẫn đến phân bổ chi
phí không chính xác sau này.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
62
- Việc tính toán doanh thu dự kiến hàng năm: thông thường cán bộ
thẩm định thường cho nó phụ thuộc vào sản lượng dự kiến và giá bán sản
phẩm dự kiến. Nhưng sản lượng dự kiến lại phụ thuộc vào nhu cầu thị trường
và công suất thực tế của máy móc thiết bị. Nhưng công tác dự báo về nhu cầu
sản phẩm của dự án vẫn chưa thực sự hiệu quả. Việc xác định thị phần tiêu
thụ của dự án chỉ lấy thông tin chung chung, chỉ đánh giá cảm tính xem thị
trường những năm tới sẽ tăng bao nhiêu %. Đồng thời việc tính toán cũng chỉ
tính đến giá trị thời gian của tiền mà chưa đề cập tới yếu tố lạm phát. Yếu tố
lạm phát có ảnh hưởng rất lớn tới tính hiệu quả của dự án. Nhất là trong tình
trạng hiện nay, nền kinh tế rơi vào lạm phát cao trong nhiều giai đoạn.
- Việc tính toán các khoản mục chi phí chủ yếu là do khách hàng đưa ra
các số liệu mà nhiều khi không có sự tính toán lại.
- Khi tiến hành phân tích độ nhạy thì mới chỉ đề cập tới một số yếu tố
có ảnh hưởng lớn như giá bán, tổng vốn đầu tư mà chưa phân tích đầy đủ các
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả dự án như chi phí dự án, thuế thu
nhập doanh nghiệp...
- Việc phân tích rủi ro: thực tế ngoài phương pháp phân tích độ nhạy
cũng không có phương pháp nào khác. Các rủi ro mà cán bộ thẩm định đưa ra
cũng chỉ mang tính chất định tính mà chưa đưa ra các số liệu tính toán cụ thể
và các biện pháp giảm thiểu rủi ro cũng chưa thực sự được chú trọng.
c. Quy trình thẩm định: Việc phân cấp trong thẩm định một mặt dẫn tới
chuyên môn hóa trong quá trình thẩm định nhưng mặt khác nếu không biết
cách kết hợp hoạt động giữa các phòng ban thì cũng có thể gây kém hiệu quả
hơn. Bởi cán bộ trực tiếp thực hiện thẩm định tài chính là cán bộ phòng đầu tư
dự án không được trực tiếp tiếp xúc khách hàng mà chỉ nhận thông tin từ
phòng quan hệ khách hàng. Do vậy tính chính xác của thông tin đưa ra sẽ phụ
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
63
thuộc vào phòng quan hệ khách hàng. Phòng Đầu tư dự án chỉ đánh giá dự án
dựa trên hồ sơ khách hàng cung cấp nên khó tránh khỏi chủ quan. Bên cạnh
đó việc phân cấp cũng sẽ dễ dẫn đến tình trạng các nhận định ngược chiều từ
hai phòng ban này.
d. Về cán bộ thẩm định: phòng đầu tư dự án mới chỉ được thành lập 3
năm và các cán bộ thẩm định còn trẻ nên kinh nghiệm công tác thẩm định tài
chính còn khiêm tốn. Với thời gian tách ra khỏi phòng quan hệ khách hàng
mới chỉ hơn 3 năm nên việc kết hợp tốt với các phòng ban khác được. Đội
ngũ cán bộ thẩm định vẫn chưa đủ mạnh về số lượng và chất lượng cho công
tác thẩm định tài chính. Mặc dù SGD đã thường xuyên tổ chức các các khóa
đào tạo về pháp luật, kỹ thuật ... nhưng do trình độ của đội ngũ cán bộ thẩm
định chủ yếu là cử nhân và thạc sỹ kinh tế mà các dự án vay vốn là đa dạng
ngành nghề, yêu cầu cán bộ phải có kiến thức tổng hợp nên đội ngũ cán bộ
vẫn chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu của công việc. Việc phân công thẩm
định dự án thì phần lớn là mỗi cán bộ là một số khách hàng nhất định chứ
không phải phân công theo ngành, lĩnh vực. Như vậy sẽ gây khó khăn hơn
cho công tác thẩm định do một cán bộ sẽ không thể có hiểu biết sâu sắc về tất
cả các lĩnh vực được. Bên cạnh đó thì trình độ về ngoại ngữ, tin học của cán
bộ tín dụng còn hạn chế nên gặp phải những khó khăn trong một số dự án liên
quan đến nước ngoài.
e. Hạn chế trong việc thu thập và xử lý thông tin: nguồn thông tin phục
vụ chủ yếu cho quá trình thẩm định là do khách hàng đưa ra, thông tin trên hệ
thống internet, báo chí... Hệ thống thông tin chuyên ngành còn hạn chế, chưa
phát huy hết tác dụng với công tác thẩm định tài chính. Thông tin trên hệ
thống internet và báo chí còn thiếu tính nhất quán và không thể đảm bảo tính
chính xác được. Đồng thời hệ thống thông tin mà khách hàng đưa ra không
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
64
phải lúc nào cũng chuẩn xác do khách hàng muốn được vay vốn nên nhiều
trường hợp đưa ra thông tin còn sai lệch.
f. Về công tác tổ chức:
- Cơ chế chính sách còn chồng chéo, không rõ ràng, nhiều quy định còn
vô lý, nhất là trong chính sách đất đai, thế chấp, cầm cố...
- Công tác khách hàng chưa hỗ trợ nhiều cho công tác phát triển tín
dụng trung hạn. Số dự án trung dài hạn hiệu quả, khả thi mà phòng quan hệ
khách hàng tiếp cận còn hạn chế.
- Khó khăn trên địa bàn hoạt động: Hà Nội là địa bàn có tính cạnh tranh
cao. Số lượng ngân hàng quá nhiều, số lượng các doanh nghiệp sản xuất lớn
tập trung không đông bằng các tỉnh lân cận ngoại trừ một số doanh nghiệp lớn
nước ngoài lại không có nhu cầu vay vốn hoặc đề nghị vay vốn với mức lãi
suất thấp không thể đáp ứng.
- Về thời gian thẩm định: do phân cấp trong thẩm định nên phải qua
nhiều phòng ban, do đó mà thời gian thẩm định thường kéo dài. Điều này
thường dẫn đến khách hàng bị bỏ lỡ mất cơ hội đầu tư. Do ngân hàng thẩm
định lâu, trong đó thẩm định tài chính chiếm phần lớn thời gian, trong khi kết
quả thẩm định chưa chắc đã cho khách hàng vay tiền. Nếu khách hàng có đi
vay ở ngân hàng khác thì cơ hội đầu tư cũng chưa chắc đã còn.
1.3.6.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên.
a. Nguyên nhân khách quan.
Thứ nhất, số lượng ngân hàng thương mại xuất hiện ngày càng nhiều
gây nên cạnh tranh ngày càng lớn. Trong khi đó nền kinh tế đang rơi vào
khủng hoảng nên số lượng dự án vay vốn cũng giảm theo. Không phải là
khách hàng tự tìm đến với ngân hàng mà chính những ngân hàng chủ động
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
65
tìm đến với khách hàng. Chính vì thế mà để tăng doanh số cho vay thì chất
lượng công tác thẩm định không phải lúc nào cũng đảm bảo tốt được.
Thứ hai, mặc dù ngân hàng Nhà nước đã chú trọng xem xét, thường
xuyên sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật và quy định về công tác tín dụng
nhưng không tránh khỏi tình trạng chung là chồng chéo, không có sự nhất
quán và rõ ràng trong các chính sách, gây nên sự hoang mang trong quá trình
thẩm định của cán bộ bởi văn bản này chưa kịp quen thì đã ra văn bản khác.
Thứ ba, là về thông tin trong quá trình thẩm định. Trên thực tế khách
hàng có thể liên hệ với nhiều ngân hàng khác nhau để vay vốn cho dự án. Do
vậy rất cần thiết có sự phối hợp giữa các ngân hàng với nhau. Nhưng việc liên
hệ giữa Sở giao dịch và các ngân hàng khác vẫn còn hạn hẹp. SGD chủ yếu là
tìm kiếm thông tin về khách hàng trên trung tâm thông tin của ngân hàng Nhà
nước. Thế nhưng thông tin ở trung tâm là do các ngân hàng tự giác cung cấp
nên chưa chắc đã chính xác. Bên cạnh đó, do khách hàng muốn vay được tiền
nên những thông tin cung cấp cho ngân hàng chưa chắc đã hoàn toàn đúng.
Thứ tư, là về năng lực của chủ đầu tư trong quá trình lập dự án. Thực tế
trình độ của nhiều cán bộ lập dự án còn yếu kém nên chất lượng dự án không
được tốt. Do vậy mà thông tin khách hàng cung cấp cho ngân hàng thường
thiếu chính xác và không đầy đủ. Bên cạnh đó, việc lập dự án là đứng trên
quan điểm của chủ đầu tư nên thường đưa ra nhiều điểm mạnh và hạn chế bớt
điểm yếu của mình. Đây chính là những nguyên nhân gây nên tình trạng
thông tin thiếu và không chính xác trong quá trình thẩm định tài chính tại
SGD.
b. Nguyên nhân chủ quan.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
66
Thứ nhất, việc phân cấp trong thẩm định quá nhiều, một mặt dẫn đến
kéo dài thời gian thẩm định, mặt khác nếu thiếu sự kết hợp giữa các phòng
ban khác nhau thì sẽ dẫn tới tình trạng kém hiệu quả trong thẩm định.
Thứ hai, do bản chất của ngân hàng do định chế tài chính cho vay nên
quan tâm nhiều tới việc hoàn trả vốn vay. Do vậy cán bộ thẩm định thường
chú trọng vào thẩm định khả năng cân đối trả nợ, tài sản đảm bảo, thế chấp
mà ít quan tâm tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như
các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khác.
Thứ ba, là do hệ thống trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định tài
chính chưa thực sự tốt. Địa điểm mới tại 31/33 Ngô Quyền được trang bị khá
đầy đủ về hệ thống phương tiện làm việc nhưng vẫn còn thiếu. Những phương
tiện phục vụ cho công tác dự báo vẫn chưa có. Đồng thời số lượng cán bộ
thẩm định trong toàn hệ thống vẫn tương đối mỏng, nên để đáp ứng khối
lượng công việc lớn thì nhiều công đoạn trong quá trình thẩm định không thất
sự tốt, dẫn đến hiệu quả không cao. Bên cạnh đó, do mỗi dự án liên quan đến
nhiều khía cạnh như thị trường, kỹ thuật, pháp luật,... mà mỗi khía cạnh đều
liên quan đến thẩm định tài chính. trong khi đó trình độ của cán bộ lại hạn
chế, không thế có sự hiểu biết chuyên sâu về mọi lĩnh vực được.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
67
Chương II. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả công tác thẩm định tài chính dự án vốn vay tại sỏ giao dịch
thời gian tới.
2.1. Định hướng chung về hoạt động tại sỏ giao dịch trong thời gian tới
2.1.1. Định hướng chung đối với các hoạt động.
- Đối với năm 2009: Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 mà
NH TMCP TƯ đã giao cho SGD:
+ Huy động vốn quy VND từ nền kinh tế đạt 47.109 tỷ VND tăng 18%
so với 31/12/2008
+ Dư nợ cho vay quy VND đạt 6.216 tỷ VND tăng 32% so với
31/12/2008
+ Số dư bảo lãnh đạt 1.485 tỷ VND
+ Tỷ lệ nợ xấu tối đa 3%
+ Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu: 5,91 tỷ USD
+ Phát hành 31.215 thẻ Connect 24, 14.015 thẻ ghi nợ quốc tế, 7.495
thẻ tín dụng quốc tế, phát triển thêm 300 CSCNT
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
68
- Tăng cường tiếp cận và cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, khách hàng thể nhân để tăng dần tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhỏ và
vừa, cho vay thể nhân trong tổng dư nợ.
- Tìm kiếm các dự án tốt, hiệu quả để cho vay trung-dài hạn và tăng
cường quan hệ với các ngân hàng khác để cho vay đồng tài trợ
- Tiếp tục thực hiện việc rà soát, phân loại khách hàng,… để đảm bảo
quản lý rủi ro và quản lý hiệu quả danh mục các khoản vay. Tiếp tục tìm kiếm
và mở rộng lượng khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán trong và ngoài
nước để có chính sách khách hàng tổng thể. Có các biện pháp để thu hút và hỗ
trợ các khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
- Đưa toàn bộ máy ATM còn lại vào hoạt động và đưa một số sản
phẩm mới như Kios và EDC không dây vào hoạt động. Thực hiện quảng bá
thẻ CUP (Trung Quốc) và ký kết hợp đồng với các đơn vị chấp nhận thẻ để
thanh toán thẻ này do đây là loại thẻ mới liên kết với hệ thống thanh toán thẻ
của Việt Nam
- Tìm kiếm và thuê mới địa điểm cho 10 máy ATM, 2-3 phòng giao
dịch tại các địa bàn đông dân cư và toà nhà lớn
- Nghiên cứu và lên kế hoạch lắp đặt hệ thống camera tại các quầy giao
dịch quỹ để đảm bảo an toàn ngân quỹ khi giao dịch tiền mặt với khách hàng
với số lượng lớn. Phối hợp chặt chẽ giữa phòng Hối đoái và phòng Ngân quỹ
để chủ động nhập ngoại tệ để phục vụ khách hàng kịp thời
- Chú trọng công tác quảng bá hình ảnh của Vietcombank, quảng cáo
rộng rãi các sản phẩm của Vietcombank trên mọi phương tiện thông tin hoặc
thông qua các chương trình khuyến mại thường xuyên để thu hút khách hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
69
- Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên
môn, ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp và quan hệ khách hàng cho các cán bộ
để đáp ứng yêu cầu của công việc và nhu cầu của khách hàng.
2.1.2. Định hướng đối với công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài
chính nói riêng.
Trong hoạt động tín dụng thì thẩm định nói chung và thẩm định tài
chính nói riêng là một trong những hoạt động quan trọng nhất. Trong những
năm tới, nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính thì SGD
NHNT đã đề ra một số mục tiêu chính sau:
- Ngày càng nâng cao hiệu quả chất lượng công tác thẩm định tài
chính thông qua việc hoàn thiện về nội dung, quy trình, cải tiến phương pháp
thẩm định:
+ Tiếp tục áp dụng quy trinh thẩm định và ngày càng hoàn thiện hơn
Chủ động quyết định và thông báo thời gian thẩm định, có quyết định cho vay
đối với khách hàng nhằm đảm bảo dự án hoạt động theo đúng tiến độ và hiệu
quả cho dự án.
+ Bồi dưỡng và nâng cao trình độ của các cán bộ thẩm định.
+ Tăng cường áp dụng các phương pháp thẩm định khoa học, đặc biệt
là các phương pháp phân tích độ nhạy.
- Phối hợp với phòng quan hệ khách hàng để thực hiện tốt công tác
thẩm định, đồng thời có quan hệ tốt với các ngân hàng khác để thực hiện đồng
tài trợ cho các dự án.
- Hoàn thành tốt các chỉ tiêu mà sở giao dịch đề ra.
- Thực hiện thẩm định và cho vay trên cơ sở tính khả thi và tính hiệu
quả của dự án chứ không phải trên cơ sở tài sản đảm bảo và uy tín của khách
hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
70
2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài
chính dự án vốn vay tại sở giao dịch.
2.2.1. Đối với công tác tổ chức và điều hành thẩm định tài chính.
Công tác tổ chức, điều hành có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công
tác thẩm định. Một cách tổ chức khoa học và hợp lý sẽ giúp phát huy tối đa
tính sáng tạo của các cá nhân cũng như tính đoàn kết tập thể của toàn bộ nhân
viên. Để công tác tổ chức và điều hành tốt thì có thể xem xét một số giải pháp
sau:
- Kiện toàn lại hệ thống tổ chức, điều hành vừa đảm bảo dễ kiểm tra,
kiểm soát đồng thời tạo cơ sở, điều kiện thông thoáng cho cán bộ thẩm định
phát huy năng lực của mình.
- Bộ máy tổ chức phải đảm bảo tinh giản, gọn nhẹ nhưng vẫn phải
đầy đủ cán bộ phục vụ cho công tác thẩm định.
- Thực hiện nghiêm túc công tác phân quyền phán quyết và phân
quyền thẩm định.
- Phân chia công tác thẩm định dự án theo ngành nghề lĩnh vực nhằm
chuyên môn hóa công tác thẩm định mà vẫn đảm bảo đa dạng hóa đầu tư
nhằm giảm chi phí trong thẩm định cũng như tạo nên mối quan hệ lâu dài với
khách hàng.
- Cập nhật và ban hành quy chế mới của NHNT cho phù hợp với tình
hình mới và vẫn đảm bảo phát huy tính sáng tạo của cán bộ thẩm định.
Về quy trình thẩm định: hoàn thiện quy trình thẩm định theo hướng
ngày càng rõ ràng và hiệu quả hơn.
Quy trình thẩm định rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho công tác thẩm định có
hiệu quả. Với mỗi ngân hàng thì sẽ có quy trình thẩm định riêng biệt tùy theo
quy định. Với SGD thì quy trình thẩm định được quy định trong cẩm nang tín
dụng do Hội sở chính ban hành. Tuy nhiên, nhìn chung việc hướng dẫn đối
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
71
với công tác thẩm định còn chung chung, chưa cụ thể cho các loại dự án như
dự án công nghiệp, dự án cơ sở hạ tầng…
Việc phân cấp trong quá trình thẩm định sẽ tạo điều kiện chuyên môn
hóa các đơn vị nhưng cũng sẽ gây khó khăn cho công tác thẩm định bởi
phòng đầu tư dự án trực tiếp thẩm định tài chính trong khi chỉ có phòng quan
hệ khách hàng mới trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Nếu không có sự phối
hợp tốt và chặt chẽ giữa hai phòng ban này thì công tác thẩm định sẽ không
mang tính chính xác được. Chính vì vậy trong thẩm định cần có sự thống
nhất, hỗ trợ giữa các phòng ban với nhau, đảm bảo phân cấp trong thẩm định
một cách có hiệu quả.
Cần giám sát chặt chẽ quá trình thẩm định nhằm tránh những sai sót có
thể xảy ra.
Bên cạnh đó, công tác thẩm định tài chính cũng được thực hiện qua
bước. Những giai đoạn càng về sau thì độ chính xác của các dữ liệu càng cao
hơn. Ở cuối mỗi giai đoạn thì người thẩm định cần đưa ra kết luận bác bỏ dự
án hay tiếp tục phân tích để tránh tình trạng dự án không hiệu quả nhưng lại
gây lãng phí thời gian cho các cán bộ phân tích.
Hiện nay, có nhiều ngân hàng diễn ra tình trạng thời gian thẩm định
kéo dài, trong khi đó lại không đưa ra câu trả lời rõ ràng cho khách hàng. Do
đó dễ dẫn tới tình tràng dự án bị treo, không có vốn để thực hiện. Vì vậy đối
với công tác thẩm định tài chính là công tác thẩm định quan trọng nhất cần
quy định rõ thời gian cho khách hàng.
2.2.2. Sử dụng khoa học các phương pháp thẩm định và kết hợp hiệu quả
các phương pháp với nhau.
Phương pháp thẩm định có ảnh hưởng rất quan trọng tới kết quả thẩm
định. Các phương pháp dự báo, thẩm định theo trình tự cần được áp dụng một
cách linh hoạt theo từng dự án, từng lĩnh vực. Nên tiến hành công tác dự báo
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
72
tốt để cung cấp số liệu cho thẩm định tài chính. Công tác thẩm định tài chính
không chỉ dựa vào số liệu mà khách hàng cung cấp và những thông tin trên
báo chí, internet. Đồng thời phương pháp phân tích độ nhạy cần được áp dụng
nhiều hơn, linh hoạt hơn. Đây là phương pháp hết sức quan trọng đối với việc
phân tích độ an toàn của nguồn vốn vay. Khi sử dụng phương pháp này thì
không chỉ phân tích một số yếu tố có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả
mà cần phân tích cả những yếu tố có thể làm dự án không còn hiệu quả. Bên
cạnh đó cần phải kết hợp phân tích độ nhạy với sự thay đổi của nhiều biến.
Đối với phương pháp phân tích rủi ro thì cần phải định lượng được các rủi ro
có thể xảy ra từ đó có phân cấp và đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế và
khắc phục. Bên cạnh đó, cần kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp với
nhau để tiến hành thẩm định tài chính một cách có hiệu quả. Ví dụ như khi sử
dụng phương pháp dự báo để dự báo về tình hình cung cầu thì cũng phải dùng
phương pháp so sánh để đối chiếu với những dự án, những thời kỳ khác xem
có khả thi hay không.
2.2.3. Đối với nội dung thẩm định tài chính.
- Về nội dung thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn tài trợ: trên thực tế
hiện nay việc thẩm định tổng vốn và nguồn tài trợ đối với các ngân hàng là
khá hình thức. Khi kiểm tra về tổng vốn đầu tư thì các cán bộ thẩm định cần
kiểm tra tính hợp lý của các loại chi phí dựa trên các dự án đầu tư do các ngân
hàng khác thẩm định. Đồng thời cần đưa ra các định mức kinh tế, kỹ thuật
đối với từng loại dự án một cách rõ ràng nhằm tránh tình trạng mỗi cán bộ
thẩm định đưa ra một ý kiến đánh giá khác theo ý kiến chủ quan của mình.
Đồng thời khi thẩm định tổng vốn đầu tư cần tính đến các chi phí lãi trong
thời gian xây dựng, chi phí dự phòng mà có thể dự án bỏ qua.
- Việc tính toán công suất và doanh thu tiêu thụ của sản phẩm: việc
xác định dây chuyền công nghệ thích hợp cho dự án là rất cần thiết. Bởi có
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
73
nhiều dự án khi lập và thẩm định dự án không tính tới các yếu tố khí hậu, thời
tiết của nơi đặt dụ án nên khi đưa vào vận hành thường không đạt được công
suất như mong muốn. Do vậy khi thẩm định công suất và doanh thu tiêu thụ
cần nghiên cứu kỹ dây chuyền công nghệ. Đồng thời khi phân tích sản lượng
cũng phải chú trọng tới việc phân tích thị trường đầu ra thức tế của sản phẩm
của dự án chứ không chỉ dựa trên số liệu mà khách hàng đưa ra. Hiện nay
ngân hàng thường ít chú ý tới phân tích thị trường đầu ra của sản phẩm. Khi
tiến hành thẩm định thì các cán bộ cần đưa ra những mô hình phân tích khoa
học thông qua các phương pháp dự báo, độ co giãn của cung cầu,…
- Việc thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính: đối với công tác
thẩm định thì nội dung quan trọng nhất chính là hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả
tài chính. Vì vậy khi tiến hành thẩm định cần kiểm tra, rà soát toàn bộ việc
tính toán một cách thường xuyên để tránh gặp những sai sót, bất hợp lý nhằm
đánh giá chính xác dự án. Đồng thời không chỉ chú trọng vào phân tích khả
năng trả nợ của dự án mà còn phân tích đầy đủ hệ thống chỉ tiêu tài chính như
NPV, IRR, T, RR… để đánh giá toàn diện dự án. Khi đánh giá về chủ đầu tư,
cần kết hợp giữa các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận và độ rủi ro của dự án, các
chỉ tiêu tương đối và chỉ tiêu tuyệt đối bởi mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía
cạnh khác nhau. Đồng thời phải biết cách đánh giá một cách tổng hợp từ các
chỉ tiêu. Khi phân tích cần dựa trên tình hình, lĩnh vực kinh doanh của doanh
nghiệp để đánh giá.
- Việc phân tích rủi ro của dự án: có thể nói công tác phân tích rủi ro
là công việc hết sức quan trọng trong thẩm định tài chính nhằm đánh giá tính
an toàn của khoản vốn cho vay. Cần kết hợp các phương pháp phân tích rủi ro
bao gồm phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp phân tích trường
hợp. Phương pháp phân tích độ nhạy dựa trên sự thay đổi của một hoặc một
số yếu tố đầu vào để đánh giá lại các chỉ tiêu hiệu quả. Phương pháp phân tích
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
74
trường hợp thì cần dựa trên phân tích định tính chính xác, đánh giá xác suất
các tình huống có thể xảy ra, phân tích khả năng xấu nhất và tôt nhất có thể
xảy ra. Khi sử dụng các phương pháp cần dung các phương tiện hiện đại để
phân tích như các hàm Goal seek, table…trong excel. Đồng thời, cán bộ thẩm
định không chỉ đưa ra các tình huống rủi ro xảy ra mà còn đưa ra các giải
pháp nhằm hạn chế các rủi ro đó.
2.3.4. Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định
Có thể nói nhân sự là yếu tố trọng tâm, cốt lõi cho sự phát triển của mỗi
đơn vị. Để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng gay gắt trong thời kỳ hội
nhập kinh tế như hiện nay thì cán bộ tín dụng không chỉ phải có trình độ
chuyên môn tốt mà còn cả đạo đức nghề nghiệp. Về trình độ chuyên môn, tất
cả các cán bộ tín dụng phải có trình độ từ đại học trở lên, có kiến thức sâu
rộng về ngân hàng cũng như hiểu biết về công nghệ, thị trường, pháp luật.
Đồng thời cán bộ tín dụng cũng cần phải có khả năng nắm bắt nhanh các
phương pháp phân tích hiện đại cũng như có thể khai thác, xử lý thông tin
thông qua các phương tiện như máy tính, các phần mềm chuyên dụng… Về
đạo đức, cán bộ thẩm định phải nhiệt tình với công việc, khi đánh giá các dự
án phải dựa trên tinh thần khách quan, trung thực đảm bảo lợi ích cho sở giao
dịch.
Để kiện toàn đội ngũ công nhân về chất lương cũng như số lượng nhằm
phục vụ cho công tác thẩm định sắp tới thì SGD cấn thực hiện một số yêu cầu
sau:
- Tiến hành rà soát lại toàn bộ đội ngũ cán bộ, những cán bộ không
đáp ứng yêu cầu về trình độ có thể bồi dưỡng, đào tạo lại hoặc thuyên chuyển
qua các phòng ban khác đòi hỏi yêu cầu thấp hơn. Đặc biệt, chú trọng cân
nhắc những cán bộ có trình độ và phẩm chất tốt vào các vị trí chủ chốt.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
75
- Chú trọng xây dựng nên đội ngũ cán bộ thẩm định giỏi nhằm phục
vụ cho những dự án quan trọng. mang lại lợi ích cao cho SGD đồng thời cũng
chú trọng hướng dẫn. đào tạo và phát triển toàn bộ cán bộ thẩm định trong
toàn hệ thống.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo và giáo dục kiến thức về các lĩnh vực
khác ngoài ngân hàng liên quan đến công tác thẩm định như ngoại ngữ, quản
lý, kiến thức về thị trường… bằng cách tổ chức các lớp học hoặc cử cán bộ đi
học ở nước ngoài.
- Thực hiện chính sách đãi ngộ thỏa đáng cả về lợi ích vật chất và tinh
thần như tổ chức các cuộc đi chơi, giao lưu giữa gia đình của các nhân viên.
Đồng thời phát hiện nhanh và xử lý nghiêm minh những hành vi tiêu cực ảnh
hưởng tởi lợi ích của SGD.
- Khuyến khích những sáng kiến, đề xuất trong công việc và cố gắng
đưa những cái mới, phương pháp mới vào nhằm nâng cao hiệu quả công tác
thẩm định
- Tạo điều kiện thuận lợi nhằm khuyến khích cán bộ học hỏi, nâng
cao thêm trình độ bằng sự hỗ trợ cả và vật chất, thời gian và cơ hội thăng tiến
trong công việc.
- Dựa vào yêu cầu công việc để tiến hành tuyển dụng thêm cán bộ tín
dụng. Công tác tuyển dụng đòi hỏi phải khách quan nhằm tuyển chọn, bổ
sung được cán bộ tốt phù hợp với yêu cầu của công viêc.
2.3.5. Nâng cao chất lượng thông tin và trang thiết bị phục vụ cho công
tác thẩm định tài chính dự án.
- Các thông tin do khách hàng cung cấp có thể thiếu hoăc không
chính xác do vậy cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin
do khách hàng cung cấp trong dự án mà còn phải nắm bắt và xử lý thông tin
về dự án từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Đối với những thông tin mà khách
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
76
hàng đưa ra thì trước khi tiến hành thẩm định phải tiến hành kiểm tra phát
hiện xem có nội dung nào sai không và nội dung nào còn thiếu để khách hàng
bổ sung.Còn trong quá trình thực tế thẩm định cần khảo sát thực tế để thẩm
định tính chính xác củ các thông tin.
- Cần lưu trữ, thu thập và xử lý thông tin và khách hàng, thị trường
cũng như công nghệ dựa trên việc sử dụng các phầm mềm tin học nhằm phục
vụ cho công tác thẩm định các dự án sau này.
- Thường xuyên bổ sung, thay thế các phương tiện thông tin hiện đại
phục vụ cho tác thẩm định. Thực tế hiện nay, từ khi chuyển qua trụ sở mới tại
31/33 Ngô Quyền thì hệ thống trang thiết bị khá hiện đại và đầy đủ cho các
cán bộ.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương thì em
đã phần nào hiểu được về các hoạt động tại sở, đặc biệt hoạt động thẩm định
nói chung và thẩm định tài chính nói riêng. Thời gian gần đây, nền kinh tế
Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế tài chính thế giới. Các dự án đầu tư giảm một cách rõ rệt so với trước
kia. Vai trò của các định chế tài chính lại càng quan trọng. Sở giao dịch ngày
càng mở rộng phạm vi hoạt động hơn. Không chỉ bó hẹp trong hoạt động huy
động vốn và cho vay vốn mà SGD còn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, thanh
toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, vay viện trợ… Mặc dù mới chỉ
được thành lập với thời gian không lâu nhưng SGD đã đạt được nhiều kết quả
khá tốt trong thời gian qua như: số dự án vay vốn ngày càng tăng lên, những
khách hàng thân thiết cũng ngày càng nhiều đồng thời tỷ lệ nợ xấu của ngân
hàng cũng ngày càng giảm,... Đồng thời SGD đã có sự kết hợp tốt với các chi
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
77
nhánh khác trong cùng hệ thống ngân hàng Vietcombank và những ngân
hàng khác để thực hiện đồng tài trợ cho các dự án. Với những kết quả đã đạt
được thì SGD xứng đáng là người anh cả trong hệ thống ngân hàng ngoại
thương Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác thẩm định tài
chính tại SGD vẫn còn một số hạn chế nhất định về nội dung, quy trình
phương pháp áp dụng cũng như trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định.
Hiện nay, SGD đang từng bước hoàn thiện công tác thẩm định tài chính với
phương châm mang lại thành công cho khách hàng là trách nhiệm và nghĩa vụ
của ngân hàng, với mục đích ngày càng tăng số lượng dự án vốn vay nhưng
vẫn đảm bảo công tác thẩm định tài chính hiệu quả, giúp SGD ngày càng
khẳng định vị thế của mình hơn. Qua chuyên đề thực tập của mình, em đã
phần nào đề cập đến thực trạng công tác thẩm định tài chính tại SGD ngân
hàng ngoại thương Việt Nam. Qua những thực trạng trên em đã đưa ra một số
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính tại SGD.
Trong quá trình hoàn thiện đề tài của mình em đã gặp phải một số khó
khăn nhưng nhờ sự chỉ bảo tận tình của các anh chị trong phòng Đầu tư dự án
của SGD và cô giáo, TS. Trần Mai Hương đã giúp em hoàn thành chuyên đề
tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
78
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
79
BẢNG 1.11. BẢNG TÍNH CÁC CHỈ TIẤU DỰ ÁN
Số
TT
Khoản muc
-4
-3
-2
-1
0
1
2
3
4
5
6
7
8
1 Tổng doanh thu
605,723
639,374
673,026
673,026
673,026
673,026
673,026
673,026
2 Chi phí hoạt động
47,402
48,141
48,879
48,879
48,879
48,879
48,879
48,879
3 Thu nhập thuần (EBITDA)
558,321
591,234
624,146
624,146
624,146
624,146
624,146
624,146
4 Thuế thu nhập DN
-
-
-
-
15,208
20,412
26,310
32,660
5 Dòng tiền toàn bộ DA 0
-
1,076,205
-
1,091,372
-
1,388,791
-
836,604 611,413 591,234 624,146 624,146 608,939 603,734 597,836 591,487
- Dũng tiền kinh
doanh
-
-
-
558,321
591,234
624,146
624,146
608,939
603,734
597,836
591,487
+ Lợi nhuận sau thuế
(81,302)
(24,650)
37,042
71,309
93,418
125,390
161,620
200,623
+ Lói vay "
-
291,506
267,767
238,988
204,721
167,404
130,228
88,099
42,748
+ KHCB
348,116
348,116
348,116
348,116
348,116
348,116
348,116
348,116
- Dũng tiền đầu tư 0 -
1,076,205
-
1,091,372
-
1,388,791
-
836,604
53,093 0 0 0 0 0 0 0
- Đầu tư 0
-
1,076,205
-
1,091,372
-
1,388,791
-
836,604 53,093
- Thanh lý TS
6 Dòng tiền của chủ ĐT 0 -255,635 -224,656 -377,562
-
586,333 79,774 32,347 38,516 41,943 63,472 47,351 50,974 118,313
+ Vốn tư cú
-
-
-
-
-
+ Vay dài hạn 0 820,570 866,716 1,011,229 250,271
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
80
+ Trả nợ vay dài hạn 531,639 558,887 585,631 582,204 545,467 556,383 546,862 473,174
7 Các chỉ tiêu tài chính
a NPV - TIP 898,290
NPV -
EPV
826,014
b IRR - TIP 9.98%
IRR -
EPV 12.36%
8
Thời gian trả nợ(cân đối theo
DA)
7.87 năm
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
81
BẢNG 1.12. BẢNG CÂN ĐỐI KHẢ NĂNG TRẢ NỢ
Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nguồn trả nợ
hàng năm
232,003
288,655
346,642
377,483
397,381 426,156 58,763
493,865
526,952
526,952
490,302
418,873
Nợ gốc phải trả
hàng năm
40,133
291,120
346,642
377,483
378,063
426,156
458,763
430,426
-
-
-
-
Chênh lệch -8,130 -2,465 0 0 19,318 0 0 63,439 526,952 526,952 490,302 418,873
Lũy kế -8,130 -10,595 -10,595 -10,595 8,723 8,723 8,723 72,162 599,114 1,126,066 1,616,369 2,035,242
1 2 3 4 5 6 7 8
I. Nguồn trả nợ 232,003 288,655 346,642 377,483 397,381 426,156 458,763 493,865
- KHCB 90% 313,305 313,305 313,305 313,305 313,305 313,305 313,305 313,305
- Lợi nhuận để lại 90% -81,302 -24,650 33,338 64,179 84,077 112,851 145,458 180,561
II. dư nợ đầu kỳ
2,948,786 2,716,783 2,428,128 2,081,486 1,704,003 1,306,622 880,466 421,703
III. Trả nợ trong kỳ 232,003 288,655 346,642 377,483 397,381 426,156 458,763 421,703
IV. Dư nợ cuối kỳ 2,716,783 2,428,128 2,081,486 1,704,003 1,306,622 880,466 421,703 0
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
82
BẢNG 1.13. BẢNG TÍNH VỐN ĐẦU TƯ CHO CÁC NĂM.
TT Các chỉ tiêu
Giá trÞ KH
TGKH
tr. Đồng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 Vốn cố định (không có VAT) 4,339,878
a - Xõy lắp 1,431,192 25 57,248 57,248 57,248 57,248 57,248 57,248 57,248 57,248 57,248 57,248
b - Thiết bị 1,253,393 10 125,339 125,339 125,339 125,339 125,339 125,339 125,339 125,339 125,339 125,339
c Chi phớ khỏc 511,911 10 51,191 51,191 51,191 51,191 51,191 51,191 51,191 51,191 51,191 51,191
e - dự phũng 479,475 10 47,947 47,947 47,947 47,947 47,947 47,947 47,947 47,947 47,947 47,947
f -Lói vay trong TGTC 663,907 10 66,391 66,391 66,391 66,391 66,391 66,391 66,391 66,391 66,391 66,391
2 Vốn lưu động ban đầu - 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Tổng cộng giá trị khấu hao 48,116 48,116 48,116 348,116 348,116 348,116 348,116 348,116 348,116 348,116
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
83
BẢNG 1.14. TÍNH ĐỘ NHẠY CỦA DỰ ÁN KHI 1 BIẾN THAY ĐỔI
P/A
CS
Một số chỉ
tiêu
0% -10% -5% 5% 10% 15% 357%
NPV 898,290 924,689 911,348 886,503 875,686 864,499 0
IRR 9.98% 10.00% 9.99% 9.97% 9.96% 9.95% 8.22%
TG trả nợ 7.87
7.85
7.86
7.88
7.90
7.91
10.19
Sản lượng điện thay đổi
P/A CS Phương
án I
Phương
án II
Phương án
III
Phương
án IV
Phương án
V
Phương
án VI
Phương
án VII
Giá bán 4.00 3.23 3.96 3.80 3.90 4.10 4.20 4.30
NPV 898,290 0 848,334 669,674 783,656 1,013,734 1,128,594 1,243,104
IRR 9.98% 7.61% 9.85% 9.39% 9.69% 10.27% 10.55% 10.84%
TG trả nợ 7.87
10.43
8.00
8.38
8.12
7.63
7.42
7.21
19.27%
Sản lượng điện trung bình
P/A CS
Phương
án I
Phương
án II
Phương án
III
Phương
án IV
Phương án
V
Phương
ánVI
Phương
án VII
Mức thay đổi
sản lượng 0%
-
10.39% -10.00% -5.00% -0.55% 5.00% 10.00% 15.00%
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
84
điện trung
bình
NPV 898,290 0 33,408 459,884 848,434 1,359,007 1,843,959 2,354,176
IRR 9.98% 7.61% 7.70% 8.85% 9.85% 11.12% 12.26% 13.41%
TG trả nợ 7.9
10.4
10.3
8.9
8.0
7.0
6.3
5.7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
85
BẢNG 1.14. TÍNH ĐỘ NHẠY DỰ ÁN KHI NHIỀU BIẾN THAY ĐỔI
9.98% -15% -10% -5% 0% 5% 10% 15%
Diễn biến của
IRR
3.80 9.42% 9.41% 9.40% 9.39% 9.38% 9.37% 9.37%
khi 3.90 9.71% 9.70% 9.70% 9.69% 9.68% 9.67% 9.66%
- Giỏ thay đổi 4.00 10.00% 10.00% 9.99% 9.98% 9.97% 9.96% 9.95%
- Tổng mức
đầu tư thay
đổi
4.10 10.29% 10.29% 10.28% 10.27% 10.26% 10.25% 10.24%
4.20 10.58% 10.57% 10.56% 10.55% 10.55% 10.54% 10.53%
4.30 10.86% 10.85% 10.84% 10.84% 10.83% 10.82% 10.81%
898,290 -15% -10% -5% 0% 5% 10% 15%
Diễn biến của NPV
3.80 711,213 695,832 682,134 669,674 657,037 644,658 632,615
khi 3.90 824,747 810,385 796,293 783,656 772,109 760,277 748,761
- Giỏ thay đổi 4.00 939,201 924,689 911,348 898,290 886,503 875,686 864,499
- Tổng mức
đầu tư thay
đổi
4.10 1,054,334 1,039,439 1,026,176 1,013,734 1,001,605 990,597 980,462
4.20 1,169,151 1,154,416 1,140,799 1,128,594 1,116,913 1,105,587 1,095,254
4.30 1,283,454 1,269,407 1,255,637 1,243,104 1,231,803 1,220,771 1,210,142
9.98% -15% -10% -5% 0% 5% 10% 15%
Diễn biến của
IRR 3.80 6.02% 7.16% 8.29% 9.39% 10.50% 11.61% 12.73%
khi 3.90 6.28% 7.43% 8.57% 9.69% 10.81% 11.94% 13.07%
- Giá thay đổi 4.00 6.54% 7.70% 8.85% 9.98% 11.12% 12.26% 13.41%
- sản lượng
thay đổi
4.10 6.79% 7.97% 9.12% 10.27% 11.42% 12.58% 13.75%
4.20 7.04% 8.23% 9.39% 10.55% 11.72% 12.90% 14.08%
4.30 7.28% 8.48% 9.66% 10.84% 12.02% 13.21% 14.41%
898,290 -15% -10% -5% 0% 5% 10% 15%
Diễn biến của
NPV
3.80 -567,225 -163,465 248,862 669,674 1,106,294 1,565,312 2,046,681
khi 3.90 -477,571 -64,635 355,313 783,656 1,232,506 1,704,525 2,200,125
- Giá thay đổi 4.00 -386,913 33,408 459,884 898,290 1,359,007 1,843,959 2,354,176
- sản lượng
thay đổi
4.10 -296,867 129,651 564,609 1,013,734 1,486,544 1,983,588 2,508,363
4.20 -207,166 226,024 668,588 1,128,594 1,613,533 2,123,456 2,662,673
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
86
4.30 -118,915 321,525 771,477 1,243,104 1,740,442 2,264,319 2,817,091
9.98% -15% -10% -5% 0% 5% 10% 15%
Diễn biến của
IRR -15% 6.61% 7.75% 8.87% 10.00% 11.14% 12.29% 13.44%
khi -10% 6.59% 7.73% 8.86% 10.00% 11.13% 12.28% 13.43%
- Tổng mức
đầu t thay đổi
-5% 6.56% 7.72% 8.85% 9.99% 11.13% 12.27% 13.42%
- Sản lượng
diện thay đổi
0% 6.54% 7.70% 8.85% 9.98% 11.12% 12.26% 13.41%
1% 6.53% 7.70% 8.84% 9.98% 11.12% 12.26% 13.41%
10% 6.48% 7.66% 8.83% 9.96% 11.10% 12.25% 13.40%
15% 6.45% 7.64% 8.81% 9.95% 11.09% 12.24% 13.39%
898,290 -15% -10% -5% 0% 5% 10% 15%
Diễn biến của
NPV -15% -314,538 89,003 503,343 939,201 1,399,188 1,886,590 2,400,571
khi -10% -338,760 69,783 488,757 924,689 1,384,791 1,870,814 2,383,465
- Tổng mức
đầu t thay đổi
-5% -362,982 51,462 474,082 911,348 1,371,866 1,856,684 2,368,085
- Sản lợng
điện thay đổi
0% -386,913 33,408 459,884 898,290 1,359,007 1,843,959 2,354,176
1% -391,726 29,587 457,048 895,836 1,356,590 1,841,565 2,351,552
10% -432,554 -3,925 431,392 875,686 1,336,857 1,822,002 2,329,989
15% -453,571 -22,537 417,375 864,499 1,326,383 1,811,586 2,319,409
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
87
PHỤ LỤC: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Từ Quang Phương, “Giáo trình kinh tế đầu tư”, Nhà xuất bản Đại
học Kinh tế Quốc Dân 2008
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Bạch Nguyệt, “Giáo trình lập dự án đầu tư”, Nhà
xuất bản Thống kê 2005.
3. PGS.TS Mai Văn Bưu, “Hướng dẫ lập, thẩm định và quản lý các dự án đầu
tư”, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội năm 2003.
4. “Cẩm nang tín dụng” – ngân hàng ngoại thương 2006.
5. Báo cáo hoạt động kinh doanh của SGD năm 2008.
6. Báo cáo về hoạt động của phòng Đầu tư dự án năm 2008.
7. Các trang Web: vietcombank.com.vn
Diendannganhang.com.vn
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
88
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Bảng huy động vốn của SGD thời gian qua
Bảng 1.2. Bảng dư nợ cho vay của SGD.
Bảng 1.3. Bảng dư nợ tiền gửi của SGD năm 2008
Bảng 1.4. Bảng kết quả kinh doanh của SGD thời gian qua
Bảng 1.5. Bảng thể hiện các dự án được thẩm định tại SGD 6 tháng đầu năm 2008.
Bảng 1.6. Bảng tính tổng vốn đầu tư dự án Srepok
Bảng 1.7. Bảng tính suất đầu tư của các dự án công trình thủy điện
Bảng 1.8. Bảng cấu trúc vốn của dự án Srepok
Bảng 1.9. Bảng tính lãi suất chiết khấu dự án Srepok.
Bảng 1.10. bảng tính các loại chi phí dự án
Bảng 1.11. Bảng tính các chỉ tiêu dự án
Bảng 1.12.Bảng cân đối khả năng trả nợ của dự án
Bảng 1.13.Bảng tính vốn đầu tư cho các năm
Bảng 1.14.Bảng tính độ nhạy của dự án khi một biến thay đổi
Bảng 1.15. Bảng tính độ nhạy của dự án khi hai biến thay đổi
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
89
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
Chương I. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn đầu tư tại sở giao
dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam thời gian qua. ................................................. 3
1.1 . Khái quát về sở giao dịch ngân hàng ngoại thương . .......................................... 3
1.1.1. Lịch sử hình thành sở giao dịch. .................................................................... 3
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban ................................................ 4
1.1.3. Các hoạt động của sở giao dịch thời gian qua. .............................................. 7
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn của sở giao dịch thời gian qua. ........................ 7
1.1.3.2.Hoạt động sử dụng vốn của sở giao dịch thời gian qua. ........................... 9
1.1.3.3 Các hoạt động khác. ................................................................................ 11
1.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh…………………………………………. .14
1.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính tại sở giao dịch ngân hàng ngoại
thương Việt Nam. ...................................................................................................... 15
1.2.1. Quy mô và số dự án được thẩm định tại SGD năm vừa qua. .................. 15
1.2.2. Nội dung thẩm định hồ sơ vốn vay. ......................................................... 19
1.2.2.1. Thẩm định về khách hàng. .................................................................... 19
1.2.2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư. ........................................................ 21
1.2.2.3. Thẩm định các điều kiện đảm bảo tiền vay. .......................................... 23
1.2.3. Phương pháp thẩm định hồ sơ dự án vốn vay. ........................................ 23
1.2.3.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu. .......................................................... 24
1.2.3.2. Phương pháp thẩm định theo trình tự. ................................................... 25
1.2.3.3. Phương pháp phân tích độ nhạy của dự án. ......................................... 26
1.2.3.4. Phương pháp quán triệt rủi ro. .............................................................. 26
1.2.3.5. Phương pháp dự báo. ............................................................................. 27
1.2.4. Quy trình thẩm định tại sở giao dịch ....................................................... 27
1.2.4.1. Quy trình thẩm định. .............................................................................. 27
1.2.4.2. Về thẩm quyền thẩm định phê duyệt tín dụng: ...................................... 30
1.3. Thẩm định tài chính dự án vốn vay. .................................................................. 30
1.3.1. Vai trò của công tác thẩm định tài chính. ..................................................... 30
1.3.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án vốn vay. ............................................... 31
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
90
1.3.2.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án: .................................................. 32
1.3.2.2. Thẩm định nguồn vốn, kế hoạch huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn. ......
1.3.2.3. Thẩm định các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án. .............................. 34
1.3.3. Phương pháp thẩm định tài chính .......................................................... 41
1.3.4. Quy trình thẩm định tài chính dự án vốn vay ......................................... 42
1.3.5. Ví dụ: ....................................................................................................... 43
1.3.5.1. Giới thiệu sơ bộ về dự án....................................................................... 43
1.3.5.2. Tổng vốn đầu tư: .................................................................................. 44
1.3.5.3. Phương án vốn: .................................................................................... 47
1.3.5.4. Tính toán các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án ............................... 48
1.3.5.5. Tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án .......................................... 51
1.3.5.6. Đề xuất của cán bộ tín dụng: ............................................................... 52
1.3.6. Đánh giá về công tác thẩm định tài chính tại sở giao dịch thời gian qua. .. 57
1.3.6.1. Những mặt đạt được: ....................................................................... 57
1.3.6.2. Những mặt tồn tại và nguyên nhân…………………………………… 58
Chương II. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác thẩm
định tài chính dự án vốn vay tại sỏ giao dịch thời gian tới. ......................................... 67
2.1. Định hướng chung về hoạt động tại sỏ giao dịch trong thời gian tới ........... 67
2.1.1. Định hướng chung đối với các hoạt động. .............................................. 67
2.1.2. Định hướng đối với công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính
nói riêng. ................................................................................................................. 69
2.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án
vốn vay tại sở giao dịch.............................................................................................. 70
2.2.1. Đối với công tác tổ chức và điều hành thẩm định tài chính. ................... 70
2.2.2. Sử dụng khoa học các phương pháp thẩm định và kết hợp hiệu quả các
phương pháp với nhau. ........................................................................................... 71
2.2.3. Đối với nội dung thẩm định tài chính. .................................................... 72
2.3.4. Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định ..... 74
2.3.5. Nâng cao chất lượng thông tin và trang thiết bị phục vụ cho công tác
thẩm định tài chính dự án. ..................................................................................... 75
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 76
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Nguyễn Thị Thương Lớp Kinh tế đầu tư 47D
91
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2189_2301.pdf