Hơn 30 năm hoạt động Công ty đã hoàn thành rất nhiều những công trình giao thông, dân dụng, công nghiệp lớn, đưa vào sử dụng phục vụ cho nền kinh tế quốc dân. Một số công trình quan trọng Công ty đã và đang thi công như: Quốc lộ 1A đoạn Hà Nội - Vinh, Đường dẫn và cầu sông Đáy đường Láng - Hoà Lạc, cầu Tân Hà - Tuyên Quang, công trình thuỷ điện sông Chừng - Hà Giang, Đường Nội Bài - Bắc Ninh, tuyến N2 - Long An, Cầu Kiến Hưng - Hà Tây
Để phát huy truyền thống ngành nghề đang thực hiện, Công ty phát huy thị trường truyền thống: Lào cai, Hà Giang, Hoà Bình, Hà Tây, Tuyên Quang
Phương hướng kinh doanh trong thời gian tới:
+ Phát huy truyền thống của ngành nghề và mở rộng thị trường truyền thống.
+ Định biên các phòng ban, đội, xưởng đủ về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu công việc đề ra. Hoàn thiện Hệ thống quản lý để đảm bảo phát triển bền vững của Công ty.
+ Tuyển dụng và nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật cho người lao động đáp ứng yêu cầu công việc.
+ Tiến hành các thủ tục để thành lập các xí nghiệp, các công ty con. Công ty từng bước chuyển đổi từ nhà thầu thi công sang nhà thầu quản lý Dự án.
+ Tập trung sửa đổi và xây dựng thêm các Quy chế mới phù hợp với tình hình và điều kiện hiện nay. HĐQT quản lý công ty bằng luật, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các Quy chế.
+ Đổi mới công nghệ, tập trung ổn định và phát triển sản xuất cho khối công nghiệp và khối thi công xây lắp, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho CBCNV trong toàn Công ty.
107 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2905 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CP xây dựng số 4 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.844
163.702.152
267.439.244
1.489.547.697
581.744.664
248.703.011
15.211.673
8.159.050.285
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Từ Bảng kê chi tiết tài khoản 623 kế toán tổng hợp lập Bảng phân bổ loại 623 trong quý như sau:
Biểu số 2.21:
BẢNG PHÂN BỔ LOẠI 623
Quý 3 năm 2008
STT
Loại 623
Số tổng hợp trực tiếp
Số phân bổ thêm
Cộng
1
XN bê tông 1
1.022.963.542
66.789.757
1.089.753.299
2
XN bê tông 2
1.126.865.064
73.573.535
1.200.438.599
3
Đường Thung Khe - Hoà Bình
220.011.214
14.364.633
234.375.847
4
Cầu Sông Chảy - Lào Cai
300.823.033
19.640.873
320.463.906
…
Cộng
7.658.991.247
500.059.038
8.159.050.285
Ngày 30 tháng 09 năm 2008
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Công ty không sử dụng sổ chi tiết theo dõi tài khoản 623. Do vậy, Từ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Bảng kê chi tiết tài khoản 623 và Bảng phân bổ loại 621 kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ trích khấu hao TSCĐ cho các bộ phận sử dụng trong quý như sau:
Biểu số 2.22:
Tổng công ty XD Thăng Long Mẫu số S02a-DN
Công ty CPXD số 4 Thăng Long (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 447
Nội dung
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Chí phí khấu hao máy thi công quý 3/07
623
214
1.489.547.697
Cộng
1.489.547.697
Kèm theo 01 bộ chứng từ gốc
Ngày 30 tháng 09 năm 2008
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Căn cứ vào các Chứng từ ghi sổ vừa lập kế toán tổng hợp vào sổ cái cho TK 623 như sau:
Biểu sô 2.23:
Tổng công ty XD Thăng Long Mẫu số S02a-DN Công ty CPXD số 4 Thăng Long (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Năm 2008
Tên tài khoản: Chi phí sử dụng máy thi công
Số hiệu tài khoản: 623
Trang số:
Ngày ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
30/09/08
445
30/09/08
Chi phí máy quý 3/08 CT Thung Khe - Hoà Bình
331
119.999.999
30/09/08
447
30/09/08
Chi phí khấu hao quý 3/08
214
1.489.547.697
…
30/09/08
456
30/09/08
Kết chuyển chi phí sử dụng máy
8.159.050.285
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
2.2.4- Kế toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí sản xuất của Đội, công trình xây dựng, được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Chi phí sản xuất chung của Công ty bao gồm:
Các khoản trích theo tiền lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) tính theo tỷ lệ quy định (19%) của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân vận hành máy thi công và nhân viên quản lý đội.
Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội.
Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí khác bằng tiền.
* Tài khoản sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất chung:
TK 627: Tài khoản chi phí sản xuất chung. Dùng để phản ảnh các khoản chi phí dùng chung cho hoạt động của đội, công trình. Công ty không sử dụng tài khoản chi tiết của TK 627.
TK 1413: Tài khoản tạm ứng đơn vị, đội, xưởng nhận khoán. Dùng để phản ánh các khoản tạm ứng chi phí bằng tiền, chi phí dịch vụ mua ngoài của đội.
Và Công ty còn sử dụng các tài khoản: TK 152, TK 153, TK 142, TK 242, TK 111, TK 112, TK 214, TK 334, TK 335…
* Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung của Công ty được tập hợp trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí của Công ty là các công trình, hạng mục công trình. Đối với những khoản chi phí phát sinh liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình sẽ được tập hợp chung cho toàn Công ty, sau đó cuối quý phân bổ chi phí này cho từng công trình, hạng mục công trình theo chi phí sản xuất chung tập hợp trực tiếp cho các công trình, hạng mục công trình đó.
* Phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung:
Ở các Đội xây dựng, hàng ngày nhân viên thống kê của đội có nhiệm vụ tập hợp các hoá đơn, chứng từ liên quan đến hoạt động chung của Đội (Hoá đơn dịch vụ viễn thông, hoá đơn tiền điện, hoá đơn tiền nước, hoá đơn mua vật liệu, công cụ dụng cụ lẻ...). Cuối quý, nhân viên thống kê đội mang các chứng từ tập hợp về Phòng Tài chính - kế toán để hạch toán.
Sơ đồ 2.4: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
TK152, 153, 1413, 111, 112… TK 627 TK 154
Vật liệu, dụng cụ xuất kho và chi
Phí dịch vụ mua ngoài phục vụ Kết chuyển chi phí chung
quản lý ở các công trình theo đối tượng
TK 133
Thuế GTGT
TK 214
Chi phí khấu hao
TK 338
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
Đối với công trình Đường Thung Khe - Hoà Bình chi phí sản xuất chung được tập hợp như sau:
Biểu số 2.24:
Mẫu số: 01 GTKT - 2LL - 02
Ký hiệu: AA/2008T
Số: 6564395
HOÁ ĐƠN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG (GTGT)
Liên 2: Giao khách hàng
Từ ngày 01/07/2008 đến ngày 31/07/2008
Đơn vị bán: TT VIỄN THÔNG VÀ CNTT MST: 0100100417-041
Địa chỉ: Số 20 Trần Nguyên Hãn - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
Số tài khoản: 42111000HA00589
Người mua: Đội Đường 3 - Công ty CPXD số 4 Thăng Long
Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng - Xuân Đỉnh - Từ Liêm - HN
Mã khách hàng: 2HNI03060130649171 Số thuê bao: 04 2146510
STT
Dịch vụ sử dụng
Tiền dịch vụ
Thuế suất
Tiền thuế
Tổng cộng
37.812
10%
3.781
41.593
37.812
41.593
37.812
41.593
27.000
10%
2.700
29.700
6.720
10%
672
7.392
4.092
10%
409
4.501
Tổng cộng
37.812
3.781
41.593
Số tiền bằng chữ: Bốn mươi mốt nghìn năm trăm chín mươi ba đồng.
Ngày 06 tháng 08 năm 2008
Đại diện giao dịch
(Ký, họ tên)
Người mua hàng
(Ký, họ tên)
Cuối quý, Phòng Tài chính - kế toán sau khi nhận được các hoá đơn chuyển về từ các đội, kế toán Công ty lập các Bảng kê chi phí chung của từng công trình phát sinh trong quý:
Biểu số 2.25:
BẢNG KÊ CHI PHÍ CHUNG
Quý 3 năm 2008
Công trình: Đường Thung Khe - Hoà Bình
Đội thi công: Đội Đường 3
STT
Chứng từ
Nội dung
Tổng số tiền
Số tiền
Số HĐ
Ngày tháng
Giá gốc
Thuế GTGT
1
6564395
06/08/08
Tiền điện thoại
41.593
37.812
3.781
2
0080384
01/07/08
Lốp ô tô 245
1.650.000
1.500.000
150.000
…
Cộng
7.572.971
6.884.519
688.452
Ngày 30 tháng 09 năm 2008
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Công ty không sử dụng sổ chi tiết theo dõi trên TK 627. Vì vây, Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ đã lập của các tài khoản khác liên quan kế toán tổng hợp lập Bảng kê chi tiết TK 627 tập hợp chi phí sản xuất cho từng công trình trong quý:
Biểu số 2.26:
BẢNG KÊ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627
Quý 3 năm 2008
STT
Đối tượng sử dụng
Ghi nợ TK 627, ghi có các TK
Cộng
111
1413
1418
152
214
142
242
331
1
XN bê tông 1
79.206.191
1.305.315
14.076.191
94.587.697
2
XN bê tông 2
337.661.687
7.006.896
334.668.583
3
Đường Thung Khe - Hoà Bình
6.884.519
7.107.857
9.970.231
23.962.607
4
Cầu Sông Chảy - Lào Cai
28.698.182
12.069.793
13.880.900
2.176.072
21.172.563
77.997.510
5
Sông Chừng - Hà Giang
4.726.000
15.351.356
23.502.000
308.000
523.810
44.411.166
...
20
Chi phí phân bổ
7.812.500
34.360.636
2.843.000
4.194.999
49.211.135
Cộng
7.351.000
1.269.991.644
174.498.954
73.754.023
120.900.080
13.880.900
119.698.837
504.599.191
2.196.223.494
Căn cứ vào Bảng kê chi tiết tài khoản 627 kế toán tổng hợp tiến hành lập Bảng phân bổ loại 627 trong quý. Số phân bổ thêm là khoản chi phí sản xuất chung phát sinh liên quan đến nhiều công trình được phân bổ cho công trình:
Biểu số 2.27:
BẢNG PHÂN BỔ LOẠI 627
Quý 3 năm 2008
STT
Loại 627
Số THTT
Số phân bổ thêm
Cộng
1
XN bê tông 1
94.587.697
2.119.442
96.707.139
2
XN bê tông 2
344.668.583
7.723.045
352.391.628
3
Đường Thung Khe – Hoà Bình
23.962.607
536.934
24.499.541
4
Cầu Sông Chảy – Lào Cai
77.997.510
1.747.703
79.745.213
…
Cộng
2.196.223.494
49.211.135
2.245.434.629
Ngày 30 tháng 09 năm 2008
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Căn cứ vào Bảng kê chi phí chung và Bảng kê chi tiết tài khoản 627, Bảng phân bổ loại 627 của từng công trình, kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ, ghi tăng chi phí sản xuất chung cho từng công trình, hạng mục công trình:
Biểu số 2.28:
Tổng công ty XD Thăng Long Mẫu số S02a-DN
Công ty CPXD số 4 Thăng Long (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 455
Nội dung
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Chi phí sản xuất chung phát sinh trong quý 3/08 của CT đường Thùn Khe – Hoà Bình
627
1413
6.884.519
…
Cộng
1.269.991.644
Kèm theo 01 bộ chứng từ gốc
Ngày 30 tháng 09 năm 2008
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Từ chứng từ ghi sổ và Bảng phân bổ loại 627 kế toán tổng hợp vào Sổ cái của TK 627 như sau:
Biểu số 2.29:
Tổng công ty XD Thăng Long Mẫu số S02a-DN Công ty CPXD số 4 Thăng Long (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Năm 2008
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung
Số hiệu tài khoản: 627
Trang số:
Ngày ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
30/09/08
455
30/09/08
Chi phí sản xuât chung CT đường Thung Khe – Hoà Bình
1413
6.884.519
…
30/09/08
456
30/09/08
Kết chuyển chi phí sử sản xuất chung quý 03/08
154
2.245.434.6219
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
2.2.5- Tổng hợp chi phí sản xuất:
Tại công ty CPXD số 4 Thăng Long chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đối tượng là các công trình, hạng mục công trình và được chi tiết trên tài khoản 154. Cuối quý, kế toán tổng hợp kết chuyển lần lượt các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung vào từng đối tượng cụ thể.
Sơ đồ 2.5: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
TK621 TK 154 TK 632
Kết chuyển chi phí nguyên vật Giá thành thực tế của
liệu trực tiếp sản phẩm hoàn thành
TK 622
Kết chuyển chi phí nhân công
trực tiếp
TK 623
Kết chuyển chi phí sử dụng máy
thi công
TK 627
Kết chuyển chi phí chung
TK 154 (Thuê ngoài)
Kết chuyển chi phí thuê ngoài
Kế toán tổng hợp căn cứ vào các Bảng phân bổ loại 621, 622, 623, 627 để lập Bảng kê chi tiết tài TK 154 như sau:
Biểu số 2.30:
BẢNG KÊ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154
Quý 3 năm 2008
STT
Hạng mục công trình
Ghi nợ TK 154, ghi có các TK
Cộng
621
622
623
627
1
XN bê tông 1
9.536.956.000
712.459.821
1.089.753.299
96.707.139
11.435.876.260
2
XN bê tông 2
11.021.671.178
784.481.745
1.200.438.599
352.391.628
13.358.983.150
3
Đường Thung Khe - Hoà Bình
198.814.747
221.627.000
234.375.847
24.499.541
679.317.135
4
Cầu Sông Chảy - Lào Cai
934.842.280
378.589.685
320.463.906
79.745.213
1.713.641.084
…
Cộng
41.318.337.646
8.646.526.615
8.159.050.285
2.245.434.629
60.369.349.193
Công ty không sử dụng sổ chi tiết theo dõi trên TK 154. Vì vậy, từ Bảng kê chi tiết tài khoản 154 kế toán tổng hợp tiến hành lập Chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí của từng công trình phát sinh trong quý. Công ty lập chứng từ ghi sổ chung tập hợp chi phí chung cho tất cả các công trình. Công ty không sử dụng sổ chi tiết tài khoản 154 riêng cho từng đối tượng tập hợp chi phí mà theo dõi chung cho tất cả các công trình, hạng mục công trình của Công ty:
Biểu số 2.31:
Tổng công ty XD Thăng Long Mẫu số S02a-DN
Công ty CPXD số 4 Thăng Long (Ban hành theo QĐ sô 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số:456
Ngày 30 tháng 09 năm 2008
Nội dung
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Kết chuyển chi phí NVL
154
621
41.318.337.616
Kết chuyển chi phí nhân công
154
622
8.646.526.615
Kết chuyển chi phí máy thi công
154
623
8.159.050.285
Kết chuyển chi phí sản xuât chung
154
627
2.245.434.629
Cộng
60.369.349.193
Kèm theo 01 bộ chứng từ gốc.
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Tuy nhiên, do điều kiện thi công có hạn nên có những công trình, hạng mục công trình Công ty phải thuê các đơn vị khác làm (Nhà thầu phụ). Đối với những công trình, hạng mục công trình mà Công ty thuê ngoài, các nhà thầu phụ sẽ xuất hoá đơn cho phần giá trị sản lượng được chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán trong quý thì kế toán tổng hợp căn cứ vào các hoá đơn này và các chứng từ có liên quan để lập Bảng kê chi tiết TK 154 thuê ngoài.
Biểu số 2.32:
BẢNG KÊ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154 THUÊ NGOÀI
Quý 3 năm 2008
STT
Đối tượng sử dụng
Ghi nợ TK 154, ghi có các TK
Cộng
136
1413
331
1
Công ty TNHH Toàn Phát - Cầu Đen
4.963.401.545
4.963.401.545
2
Đường Thung Khe – Hoà Bình
1.237.700.000
1.237.700.000
3
Cầu Sông Chảy – Lào Cai
306.600.000
306.600.000
4
Tuyến N2 Long An
166.468.200
166.468.200
…
Cộng
20.999.205
473.068.200
19.881.059.724
20.375.127.129
Ngày 30 tháng 09 năm 2008
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Kế toán tổng hợp lấy số liệu trên cột tổng cộng của Bảng kê chi tiết tài khoản 154 thuê ngoài để lập Chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí thuê ngoài:
Biểu số 2.33:
Tổng công ty XD Thăng Long Mẫu số S02a-DN
Công ty CPXD số 4 Thăng Long (Ban hành theo QĐ sô 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số:458
Ngày 30 tháng 09 năm 2008
Nội dung
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Kết chuyển chi phí thuê công ty TNHH Toàn Phát - CT Cầu Đen
154
331
4.963.401.545
Kết chuyển chi phí thuê ngoài của CT đường Thung Khe - Hoà Bình
154
331
1.237.700.000
Kết chuyển chi phí thuê ngoài của CT Cầu Sông Chảy - Lào Cai
154
1413
306.600.000
…
Kèm theo 01 bộ chứng từ gốc.
Ngày 30 tháng 09 năm 2008
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Từ các chứng từ ghi sổ đã lập kế toán tổng hợp vào Sổ cái cho TK 154:
Biểu số 2.34:
Tổng công ty XD Thăng Long Mẫu số S02a-DN Công ty CPXD số 4 Thăng Long (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Năm 2008
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất KD dở dang
Số hiệu tài khoản: 154
Trang số:
Ngày ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Số dư đầu quý 3/08
63..824.780.866
30/09/08
456
30/09/08
Kết chuyển chi phí NVL
621
11.435.876.260
Kết chuyển chi phí nhân công
622
13.358.983.150
Kết chuyển chi phí máy thi công
623
679.317.135
;
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
627
1.713.641.084
30/09/08
458
30/09/08
Kết chuyển chi phí thuê công ty TNHH Toàn Phát - Cầu Đen
331
4.963.401.545
Kết chuyển chi phí thuê ngoài của CT đường Thung Khe - Hoà Bình
331
1.237.700.000
…
Cộng phát sinh quý 03/08
80.744.469.322
Số dư cuối quý 03/08
46.833.637.483
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
2.3- PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG:
2.3.1- Đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty:
* Phương pháp đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang:
Công ty CPXD số 4 Thăng Long xác định khối lượng sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ như sau:
Đối với những công trình, hạng mục công trình đang trong quá trình thi công nhưng đã có khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành (nghiệm thu theo từng giai đoạn thi công) và được chủ đầu tư nghiệm thu chấp nhận thanh toán cho khối lượng đã hoàn thành thì chi phí sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ là phần giá trị sản lượng dở dang đội đã làm nhưng chưa được nghiệm thu (Chỉ là ước tính không có công thức tính chính xác cho phần giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ).
Còn đối với những công trình, hạng mục công trình đang trong quá trình thi công nhưng chưa được chủ đầu tư nghiệm thu thì chi phí sản phẩm xây lắp dở dang của công trình, hạng mục công trình cuối kỳ là toàn bộ chi phí mà Công ty đã bỏ ra để thi công công trình, hạng mục công trình đó.
Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ này của công trình, hạng mục công trình chính là chi phí sản phẩm dở dang của công trình, hạng mục công trình đó chưa hoàn thành cuối quý trước.
* Kế toán chi phí sản phẩm xây lắp dở dang:
Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ của các công trình, hạng mục công trình được phản ánh trên Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp vào cuối quý.
Căn cứ vào số liệu trên sổ cái TK 154 và Bảng kê chi tiết TK 154 kế toán tổng hợp lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong quý như sau:
Biểu số 2.35:
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
Quý 3 năm 2008
Số TT
Công trình sản phẩm
Chi phí sản xuất quý 3/2008
Chi phí thuê ngoài
Chi phí SXKD dở dang
Giá vốn hàng bán
Chi phí QLDN
Doanh thu thuần SP tiêu thụ
Kết quả kinh doanh
Vật liệu
Nhân công
Sử dụng máy
Chi phí chung
Tổng cộng chi phí
Đầu kỳ
Cuối kỳ
1
XN bê tông 1
9.536.956.000
712.459.821
1.022.963.542
94.587.697
11.435.876.260
3.648.794.899
3.030.021.004
12.054.650.155
682.523.038
12.899.821.721
162.648.528
2
XN bê tông 2
11.021.671.178
784.481.745
1.126.865.064
334.668.583
13.358.983.150
2.558.157.032
7.410.049.752
8.507.120.430
860.080.052
9.481.767.915
114.567.433
3
Đường Thung Khe - Hoà Bình
198.814.747
221.627.000
220.011.214
23.962.607
679.317.135
1.237.700.000
974.124.439
899.666.200
1.991.475.374
130.193.079
2.399.911.004
278.242.551
4
Cầu Sông Chảy - Lào Cai
934.842.280
378.589.685
300.823.033
77.997.510
1.713.641.084
306.600.000
752.597.783
1.660.911.424
…
Tổng cộng
41.318.337.646
8.646.526.615
8.159.050.285
2.245.434.629
60.369.349.193
20.375.127.129
46.833.637.483
46.833.637.483
80.744.476.322
2.642.546.468
85.891.117.686
2.504.094.896
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
2.3.2- Tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty:
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lượng xây lắp theo quy định.
Do đặc thù của Công ty xây dựng là loại hình sản xuất sản phẩm đơn chiếc, thời gian thi công kéo dài, giá trị sản phẩm lớn, quy trình sản xuất phức tạp nên đối tượng tính giá thành ở Công ty CPXD số 4 Thăng Long được xác định là từng bộ phận công trình, hạng mục công trình hoàn thành, giai đoạn công việc hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành. Kỳ tính giá thành của Công ty được xác định theo quý.
* Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp:
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty là phương pháp tính giá thành trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình: Toàn bộ chí phí thực tế phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó.
Do thời gian thi công của các công trình, hạng mục công trình dài nên trong quý Công ty chỉ tính giá thành cho các công trình, hạng mục công trình được chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán (các công trình có quyết toán giá trị xây lắp hoàn thành bàn giao) hoặc các công trình, hạng mục công trình hoàn thành đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý.
Giá thành thực tế của khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ của từng công trình, hạng mục công trình được xác định như sau:
Giá thành thực Chi phí thực tế Chi phí thực tế Chi phí thực tế
tế khối lượng = của khối lượng + của khối lượng - của khối lượng
xây lắp hoàn xây lắp dở xây lắp phát xây lắp dở
thành bàn giao dang đầu kỳ sinh trong kỳ dang cuối kỳ
* Kế toán giá thành sản phẩm xây lắp:
Do sản phẩm xây lắp có quy mô lớn và được thi công theo hợp đồng đã ký với chủ đầu tư nên ngay sau khi hoàn thành công trình, hạng mục công trình được bàn giao ngay cho chủ đầu tư nên Công ty không sử dụng TK 155. Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành được chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán thì kế toán sẽ tiến hành kết chuyển phần giá vốn tương ứng với phần giá trị sản lượng được nghiệm thu.
+ Tài khoản sử dụng trong kế toán giá thành sản phẩm xây lắp:
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 632: Giá vốn hàng bán
+ Phương pháp kế toán giá thành sản phẩm xây lắp:
Từ bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong quý kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang sang giá vốn hàng bán như sau:
Biểu số 2.36:
Tổng công ty XD Thăng Long Mẫu số S02a-DN
Công ty CPXD số 4 Thăng Long (Ban hành theo QĐ sô 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số:465
Ngày 30 tháng 09 năm 2008
Nội dung
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
Kết chuyển chi phí sang giá vồn hàng bán quý 3/08
632
154
80.744.476.322
…
Kèm theo 01 bộ chứng từ gốc.
Ngày 30 tháng 09 năm 2008
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ đã lập kế toán tổng hợp tiến hành vào Sổ cái TK 632 như sau:
Biểu sô 2.37:
Tổng công ty XD Thăng Long Mẫu số S02a-DN Công ty CPXD số 4 Thăng Long (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Năm 2008
Tên tài khoản: Giá vốn hàng bán
Số hiệu tài khoản: 632
Trang số:
Ngày ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
30/09/08
465
30/09/08
Kết chuyển chi phí sang giá vốn hàng bán
154
80.744.476.322
…
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ PHẦN SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG
3.1- NHẬN XÉT CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TAI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG:
3.1.1- Ưu điểm:
3.1.1.1- Ưu điểm của công tác tổ chức Bộ máy quản lý trong Công ty:
Ngay từ khi thành lập Công ty CPXD số 4 Thăng Long đã không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý của mình. Ban lãnh đạo Công ty thường xuyên cập nhật những văn bản pháp luật, những quy định mới của Nhà nước và phổ biến kịp thời nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho CBCNV để Công ty hoạt động đúng pháp luật và kinh doanh đạt hiệu quả ngày càng cao.
Công ty tổ chức Bộ máy quản lý theo mô hình trực tiếp tham mưu và theo cơ cấu của Công ty cổ phần do đó đảm bảo chặt chẽ trên tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Có thể thấy mô hình tổ chức quản lý của Công ty khá linh hoạt, mỗi Phòng ban, Đội, Xưởng đều được phân công thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp hoạt động nhịp nhàng dưới sự điều hành của Ban giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty tạo nên hiệu quả cao cho toàn Công ty.
Bộ máy tổ chức của Công ty được củng cố từ Phòng ban, Đội, Xưởng đi vào hoạt động ổn định, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của công việc đề ra, phù hợp với điều kiện thi công sản xuất, phù hợp với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay.
Công tác quản lý các mặt hoạt động nhìn chung đều tốt đáp ứng được yêu cầu đề ra. Công ty đã xây dựng được Hệ thống kiểm tra, giám sát kết quả công việc từ phòng ban Công ty đến các Đội, Xưởng, Công trường để thống nhất thực hiện, đảm bảo thi công đúng tiến độ, đúng chất lượng, nâng cao uy tín cho Công ty trên thị trường.
Công tác chỉ đạo điều hành hoạt động sản xuất ngày càng đi vào nề nếp, những công trình xây lắp của Công ty đã chuyển dần sang hình thức quản lý tập trung và nhà thầu quản lý. Nâng cao được năng lực, trách nhiệm của các Phòng ban và Đơn vị thực hiện.
3.1.1.2- Ưu điểm trong công tác tổ chức HTKT của Công ty:
Công ty CPXD số 4 Thăng Long là một doanh nghiệp hạch toán độc lập với Tổng công ty xây dựng Thăng Long. Công ty đã chủ động xây dựng một Bộ máy kế toán phù hợp với Bộ máy quản lý của Công ty. Mặc dù, cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý phức tạp với nhiều Phòng ban, Đội, Xưởng nhưng Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ, phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường cũng như yêu cầu của công tác quản trị.
Mô hình tổ chức Bộ máy quản lý của Công ty là các Đội, Xưởng sản xuất được coi như đơn vị sản xuất kinh doanh vừa độc lập vừa phụ thuộc với Công ty do đó công việc kế toán được thực hiện một cách linh hoạt, đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời cho công tác quản lý.
Công ty tổ chức Bộ máy kế toán theo phương pháp trực tuyến, các nhân viên kế toán đều nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Kế toán trưởng vì vậy công tác kế toán được tiến hành thống nhất. Đội ngũ nhân viên kế toán không qua đông, phần lớn là những nhân viên trẻ, năng động dễ dàng đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ chuyên môn của từng người.
Công tác hạch toán kế toán tại Công ty được thực hiện đúng chế độ quy định. Hệ thống chứng từ được lập đầy đủ, rõ ràng, chứng từ sau khi lập được xem xét và ký duyệt bởi những người có đủ chức năng và quyền hạn, đảm bảo độ chính xác của nghiệp vụ kinh tế.
Hệ thống sổ sách Công ty áp dụng phù hợp công tác kế toán của Công ty, dễ làm, dễ hiểu, dễ kiểm tra đối chiếu, số liệu trên sổ chi tiết và sổ cái đảm bảo chính xác, kịp thời. Việc ghi chép và mở sổ sách theo đúng quy định của BTC.
Hệ thống tài khoản mà công ty áp dụng cũng theo đúng chế độ quy định, tuy nhiên do đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên Công ty có chi tiết một số tài khoản để thuận lợi trong việc hạch toán kế toán đó là: Tài khoản tạm ứng đơn vị, đội, xưởng nhận khoán (TK 1413) và tài khoản tạm ứng cá nhân (TK 1418).
3.1.1.3- Ưu điểm trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty:
Công ty đã tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp một cách hợp lý, xác định chính xác đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Việc thực hiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty tương đối khoa học. Công ty đã xác định được các sản phẩm của mình là những công trình, hạng mục công trình có thời gian thi công, địa điểm xây dựng khác nhau.
Và kế toán Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trùng với đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình, điều này giúp cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp dễ dàng và chính xác hơn.
3.1.2- Nhược điểm:
3.1.2.1- Nhược điểm trong công tác tổ chức bộ máy quản lý của Công ty:
Mặc dù mô hình quản lý của Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long khá gọn nhẹ, nhưng vẫn chưa kiên quyết trong việc chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy cho phù hợp hơn với điều kiện và hoàn cảnh mới hiện nay. Chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong các Phòng ban, Đội, Xưởng chưa rõ ràng, rành mạch do đó công việc không được chú trọng và việc quy trách nhiệm khi không hoàn thành công việc là rất khó.
Công tác quản lý chưa thực sự chặt chẽ dẫn đến việc quản lý tài sản, vật tư thiết bị chưa cụ thể sâu sắc, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Công tác quản lý vốn chưa tốt gây khó khăn trong công tác đáp ứng tiền vốn cho tiến độ thi công các công trình. Một số đồng chí chỉ huy công trường còn lúng túng trong điều hành sản xuất, công tác nghiệm thu thanh toán còn chậm.
Sự phối hợp giữa các Phòng ban trong Công ty và các Đội chưa thực sự chặt chẽ dẫn đến công tác thanh quyết toán quý chậm, không đảm bảo quy định đề ra. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, kỹ sư, công nhân kỹ thuật còn hạn chế và thiếu, chưa đáp ứng tốt cho nhu cầu thực tế.
3.1.2.2- Nhược điểm trong công tác tổ chức Bộ máy kế toán của Công ty:
Phòng kế toán của Công ty không chỉ phụ trách công tác kế toán tài chính mà còn kiêm cả kế toán quản trị, điều này dẫn đến công tác kế toán quản trị thiếu tính chính xác, không linh hoạt, khó có thể đưa ra các phương án kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất.
Toàn bộ công việc kế toán ở Đội, Xưởng là do nhân viên thống kê ở đội giám sát và thực hiện sau đó cuối tháng, cuối quý mới báo cáo lại với Phòng Kế toán. Do vậy việc luân chuyển chứng từ dễ bị dồn vào cuối tháng, cuối quý dẫn đến việc ghi chép sổ sách không đảm bảo về mặt thời gian. Hơn nữa không phải lúc nào nhân viên thống kê cũng mang chứng từ về Phòng Kế toán theo đúng thời gian quy định nên việc tập hợp chứng từ bị chậm trễ ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin kế toán, quản trị.
Công tác thanh quyết toán quý chậm, do tập hợp thanh quyết toán tháng, quý kéo dài không đảm bảo quy định đề ra do sự phối hợp giữa các Phòng ban chưa được chặt chẽ.
Công ty vẫn đang áp dụng kế toán thủ công, chưa áp dụng kế toán máy. Điều này dẫn đến tình trạng các biểu mẫu kế toán còn thiếu tính chuyên nghiệp và chưa thống nhất giữa các kỳ, thông tin cung cấp chưa được chính xác và đầy đủ, hơn nữa khi nhà lãnh đạo cần đến thông tin thì nhân viên không đáp ứng kịp thời làm cho công việc bị ngừng trệ, kém hiệu quả.
3.1.2.3- Nhược điểm trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty:
Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long còn một số điểm chưa hợp lý. Đó là việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp của Công ty còn hạch toán bao gồm cả lương của công nhân điều khiển máy và lương của nhân viên quản lý công trình, hạng mục công trình. Điều đó đã làm thay đổi cơ cấu chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩn xây lắp của Công ty vì hạch toán như vậy chi phí nhân công trực tiếp sẽ tăng lên, còn chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung sẽ giảm. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Công ty chưa chú trọng đến việc lập kế hoạch về giá thành trong từng công trình, hạng mục công trình, mức hạ giá thành kế hoạch. Công ty thường sử dụng luôn giá thành dự toán công trình làm cơ sở để giao khoán cho các đội dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao.
Các sản phẩm xây lắp thường có thời gian thi công kéo dài nhiều năm. Trong khi đó Bảng kê chi tiết TK 154 chỉ thể hiện số liệu phát sinh trong quý và số liệu trên Sổ cái TK 154 lại mang tính chất tổng hợp chi phí cho tất cả các công trình, điều này gây khó khăn trong việc kiểm tra đối chiếu số liệu từng khoản mục chi phí của từng công trình.
3.2- HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CPXD SỐ 4 THĂNG LONG:
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty:
Hạch toán kế toán là nghệ thuật quan sát, ghi chép, phân loại, tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp và trình bày kết quả của chúng nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế, chính trị, xã hội và đánh giá hiệu quả của một tổ chức. Chức năng cơ bản của kế toán là cung cấp thông tin về tài chính cho những người gia quyết định.
Thông qua số liệu do bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cung cấp, lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, để từ đó đưa ra các phương án tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình.
Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có vai trò hết sức quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán này xuất phát từ các điểm sau:
Do sự phức tạp của hoạt động xây lắp là ngành sản xuất độc lập, có chức năng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho nền kinh tế, sản phẩm xây lắp mang tính chất cố định, đơn chiếc, thời gian thi công dài và có giá trị lớn nên việc quản lý là một quá trình khó khăn phức tạp và việc tích kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm là một công tác quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Do yêu cầu quản trị và nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, việc tổ chức tốt công tác này là một yếu tố thiết yếu cho tất cả các doanh nghiệp nói chung cũng như Công ty CPXD số 4 Thăng Long nói riêng.
3.2.2 Nội dung phải yêu cầu của việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty:
Để công tác kế toán tại Công ty ngày càng tốt hơn, phù hợp với thực tế và chế độ chính sách của Nhà nước. Nội dung và yêu cầu của công việc hoàn thiện như sau:
Việc hoàn thiện phải phù hợp và đúng chính sách kinh tế tài chính, chế độ kế toán hiện hành. Đội ngũ nhân viên kế toán của Công ty phải có trình độ nghiệp vụ cao, hiểu biết về pháp luật, chính sách kinh tế, cơ chế quản lý tài chính về công việc, công tác kế toán, đặc biệt là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Các biện pháp hoàn thiện phải tuân theo nguyên tắc và thể lệ chung của kế toán do BTC ban hành, thường xuyên cập nhập những thông tin mới về chế độ kế toán.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ của doanh nghiệp xây lắp kế toán phải sử dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản và lựa chọn hình thức kế toán cho phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Việc hoàn thiện phải đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả, tức là khi đưa vào thực tiễn các biện pháp này phải thực thi được, không gây sáo trộn công tác và hệ thống kế toán chung, đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Phải phù hợp với thực tế và được nhiều người chấp nhận, giúp cho công tác kế toán thuận lợi hơn.
3.2.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty:
3.2.3.1- Kiến nghị về công tác tổ chức Bộ máy quản lý trong Công ty:
Để hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng đạt hiệu quả cao hơn nữa thì Công ty cần phải khắc phục những khó khăn, những nhược điểm của Công ty:
Kiện toàn các Phòng ban từ việc bổ sung, sửa đổi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng cho từng thành viên, bố trí con người phù hợp. Mạnh dạn đề bạt những cán bộ trẻ có năng lực chỉ đạo điều hành công việc, có trình độ chuyên môn giỏi phù hợp giữ các vị trí quản lý trong Công ty.
Tái lập cơ cấu tổ chức, tuyển dụng đào tạo nguồn nhân lực đủ cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý cũng như yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Củng cố các Bộ máy công trường mà Công ty đang quản lý với tư cách là nhà thầu quản lý dự án, đảm bảo quản lý tốt về khối lượng, tiến độ, chất lượng công trình.
Tăng cường công tác quản lý như quản lý chi phí, quản lý chất lượng, quản lý tài sản, vật tư thiết bị đảm bảo cho hoạt động sản xuât kinh doanh của Công ty, tăng cường công tác giám sát, từng bước trở thành Doanh nghiệp quản lý.
Công ty nên hoàn thiện sớm mô hình: phân quyền, giao quyền có kiểm soát giữa Ban lãnh đạo, các Phòng ban, Đội, Xưởng trong Công ty nhằm phát huy tối đa tính sáng tạo và tự chụi trách nhiệm của các cá nhân.
Phát huy và tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết nội bộ vững mạnh để tạo sự thống nhất cao trong ý chí tư tưởng và trong hành động để thực hiện công việc của Công ty, tạo nên thành công của Công ty. Tiếp tục xây dựng và ban hành những quy định, quy chế mới phù hợp với pháp luật và điều lệ của Công ty.
3.2.3.2- Kiến nghị về công tác tổ chức Bộ máy kế toán tại Công ty:
Để đưa ra được những phương án kinh doanh hiệu quả nhất trợ giúp cho Ban lãnh đạo thì Công ty cần phải tổ chức đội ngũ kế toán quản trị tách riêng với kế toán tài chính.
Công ty nên bố trí nhân viên thống kê ở Đội, Xưởng sản xuất phải thường xuyên tập hợp chứng từ gửi về Phòng Kế toán chứ không phải cuối tháng cuối quý mới gửi về như vậy công tác kế toán sẽ được san sẻ, không dồn hết vào cuối tháng, cuối quý. Và chứng từ cũng được cập nhật, thông tin kê toán cũng chính xác hơn.
Để cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo đưa ra được những quyết định đúng đắn, kịp thời và giảm bớt khối lượng công việc trong công tác kế toán thì Công ty nên chuyển đổi từ kế toán thủ công sang kế toán máy, điều này cũng phù hợp với xu thế công tác kế toán tại các doanh nghiệp hiện nay.
Phòng Kế toán phải thường xuyên cập nhật những thay đổi trong quy chế để trợ giúp cho ban lãnh đạo điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ và quy định của pháp luật.
3.2.3.3- Kiến nghị về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty:
Để có thể tập hợp chi phí sản xuất đúng nội dung, xác định chính xác cơ cấu chi phí sản xuất để đưa ra được biện pháp tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm, kế toán tại Công ty nên xác định lại nội dung chi phí nhân công trực tiếp theo đúng chế độ hiện hành do BTC ban hành, đó là chi phí nhân công trực tiếp chỉ bao gồm chi phí tiền lương, tiền công của công nhân trực tiếp tham gia sản xuất còn tiền lương của công nhân điều khiển máy phải được hạch toán vào chi phí sử dụng máy thi công và tiền lương của nhân viên quản lý công trình phải được hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Điều này giúp Công ty thực hiện tốt, đúng chế độ kế toán do Nhà nước quy định.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế và quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty nên lập giá thành kế hoạch dựa trên những định mức của nội bộ Công ty sao cho phù hợp với tình hình thực tế và trên cơ sở giá thành dự toán. Công ty nên xem xét chú trọng vào khâu lập kế hoạch giá thành sản phẩm đặc biệt là lập kế hoạch đối với từng khoản mục chi phí căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật trong nội bộ Công ty, đây là công tác quan trọng góp phần quản lý tốt chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Giá thành kế hoạch được lập dựa vào các điều kiện cụ thể về biện pháp thi công , định mức, đơn giá…của Công ty để xác định mức hạ giá thành. Giá thành kế hoạch được tính theo công thức:
Giá thành kế hoạch Giá thành dự toán công Mức hạ giá thành
công trình, hạng = trình, hạng mục - kế hoạch công
mục công trình công trình trình, hạng mục
công trình
Để công tác kiểm tra đối chiếu và tập hợp chi phí của từng công trình dễ dàng và chính xác kế toán công ty nên mở sổ chi tiết theo dõi chi phí của từng công trình từ khi khởi công cho tới khi hoàn thiện. Mỗi trang sổ theo dõi chi phí của một công trình. Điều này sẽ giúp cho kế toán Công ty biết ngay được chi phí thực tế đã bỏ ra thi công một công trình từ lúc khởi công đến thời điểm hiện tại là bao nhiêu, đã được nghiệm thu là bao nhiêu để có thể thanh toán với các đội một cách hợp lý. Công ty có thể sử dụng mẫu biểu như sau:
Công ty cổ phần Xây dựng
số 4 Thăng Long
SỔ THEO DÕI CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Công trình: ……….
Đơn vị thi công: ………….
Ngày khởi công:………………. Ngày hoàn thành:……………….
Ngày tháng ghi sổ
Diễn giải
TK đối ứng
Tổng số tiền
Chi tiết chi phí
NVL
Nhân công
Máy thi công
Sản xuất chung
Chi phí thuê ngoài
….
….
……….
30/06/08
Số dư cuối quý 2/08
……….
30/09/08
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong quý 3/08
621
30/09/08
Chi phí nhân công trực tiếp quý 3/08
622
30/09/08
Chi phí máy thi công quý 3/08
623
30/09/08
Chi phí sản xuất chung quý 03/08
627
30/09/08
Chi phí thuê ngoài quý 3/08
331
Số phát sinh trong quý 3/08
30/09/08
Ghi có TK 154
632
Số dư cuối quý 3/08
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế, đứng trước những cơ hội phát triển và những khó khăn trong quá trình hội nhập, tất cả các doanh nghiệp trong nước không ngừng nỗ lực để phát triển hơn nữa. Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long cũng đang ngày một tiến bước để hoà nhập với con đường hội nhập kinh tế, Công ty đã đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp chung của cả nước.
Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề quan trọng trong tất cả các doanh nghiệp. Để làm được điều đó thì việc tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm là một khâu thiết yếu, việc tính đúng, tính đủ, chính xác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp Công ty có thể đưa ra được các biện pháp tối ưu trong việc tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Qua quá trình đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long em đã hiểu rõ hơn về thực tế, đặc biệt là hiểu sâu hơn về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Ở Công ty luôn chú trọng đến công tác kế toán này, mặc dù còn một số hạn chế nhưng về cơ bản kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã có vai trò quan trọng và tích cực góp phần tạo dựng uy tín của Công ty trên thị trường.
Mặc dù thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty có hạn, nhưng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong phòng Tài chính - kế toán và sự hướng dẫn tận tình, chi tiết, cụ thể của thầy Đinh Thế Hùng em đã đi sâu tìm hiểu và đưa ra những đánh giá, kiến nghị mang tính khả thi nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Và em xin chân thành cảm ơn THS. Đinh Thế Hùng và các cô chú, anh chị trong Công ty đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.
Sinh viên
Nguyễn Thị Hằng
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………..01
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG……………………………………………………..03
1.1- Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long……………………………………………………………...03
1.1.1- Quá trình phát triển của Công ty…………………………………...03
1.1.2- Mục tiêu, nhiệm vụ ngành nghề kinh doanh của Công ty………….04
1.1.3- Tình hình tài chính của Công ty những năm gần đây……………...05
1.2- Đặc điểm kinh doanh và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long………………………06
1.2.1- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty……………………...06
1.2.2- Đặc điểm quy trình công nghệ của Công ty………………………..07
1.2.3- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty……………….08
1.3- Đặc điểm tổ chức Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long……………………………………………………….……..08
1.3.1- Sơ đồ tổ chức Bộ máy quản lý trong Công ty……………………...08
1.3.2- Chức năng và nhiệm vụ của các Phòng ban tham mưu nghiệp vụ, các Đội, Xưởng sản xuất thuộc Công ty…………………………………………..….10
1.4- Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán của Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long…………………………………………………………..17
1.4.1- Đặc điểm tổ chức Bộ máy kế toán của Công ty…………………17
1.4.1.1- Sơ đồ tổ chức Bộ máy kế toán trong Phòng Kế toán……..17
1.4.1.2- Chức năng và nhiệm vụ của từng thành viên trong Phòng Tài chính - kế toán………………………………………………………………..18
1.4.2- Đặc điểm vận dụng chế độ chính sách kế toán tại Công ty ……19
1.4.2.1- Những quy định chung của Công ty……………………...19
1.4.2.2- Đặc điểm vận dụng Hệ thống chứng từ kế toán…………..23
1.4.2.3- Đặc điểm vận dụng Hệ thống sổ sách kế toán………24 1.4.2.4- Đặc điểm vận dụng Hệ thống tài khoản kế toán………….26
1.4.2.5- Đặc điểm vận dụng Hệ thống Báo cáo tài chính………….28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÌNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG…………………………29
2.1- Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long…………………………...29
2.1.1- Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty.....29
2.1.2- Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty………………………………………………………………………………….29
2.2- Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long……………………………………………………30
2.2.1- Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp………………………….32
2.2.2- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp………………………………..41
2.2.3- Kế toán chi phí sử dụng máy thi công ……………………………..51
2.2.4- Kế toán chi phí sản xuất chung…………………………………….66
2.2.5- Tổng hợp chi phí sản xuất………………………………………….73
2.3- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long………..80
2.3.1- Đánh giá sản phẩm dở dang………………………………………..80
2.3.2- Tính giá thành sản phẩm xây lắp…………………………………..82
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 4 THĂNG LONG……………………………………...85
3.1- Nhận xét chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xây dựng số 4 Thăng Long……………..….85
3.1.1- Ưu điểm……………………………………………………………85
3.1.1.1- Ưu điểm của tổ chức Bộ máy quản lý trong Công ty…….85
3.1.1.2- Ưu điểm trong tổ chức Bộ máy kế toán của Công ty……..86
3.1.1.3- Ưu điểm trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty…………………………………………………………87
3.1.2- Nhược điểm………………………………………………………..87
3.1.2.1- Nhược điểm trong tổ chức Bộ máy quản lý của Công ty…87
3.1.2.2- Nhược điểm trong tổ chức Bộ máy kế toán của Công ty…88
3.1.2.3- Nhược điểm trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty…………………………………………………….88
3.2- Hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long.………..89
3.2.1- Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty…………………...………………………89
3.2.2- Nội dung, yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty…………………….……………90
3.2.3- Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty…………….……………………90
3.2.3.1- Kiến nghị về công tác tổ chức BMQL trong Công ty…….90
3.2.3.2- Kiến nghị về công tác tổ chức BMKT trong Công ty…….91
3.2.3.3- Kiến nghị về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty…………………………………………………………92
KẾT LUẬN………………………………………………………………..95
TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên từ viết tắt
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BP Bộ phận
BTC Bộ tài chính
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CCDV Cung cấp dịch vụ
CĐ Cổ đông
CNSXTT Công nhân trực tiếp sản xuất
CP Cổ phần
CT Công trình
HĐ Hoá đơn
HĐQT Hội đồng quản trị
HTKT Hạch toán kế toán
GTVT Giao thông vận tải
GTGT Giá trị gia tăng
GVHB Giá vốn hàng bán
KD Kinh doanh
KPCĐ Kinh phí công đoàn
KH Khách hàng
KT Kỹ thuật
LĐ Lao động
QĐ Quyết định
SP Sản phẩm
TCCB Tổ chức cán bộ
TK Tài khoản
TSCĐ Tài sản cố định
TT Thông tư
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
XD Xây dựng
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình hình tài chính của Công ty CP xây dựng số 4 Thăng long………05
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ của Công ty CP xây dựng số 4 Thăng Long…...07
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ Bộ máy quản lý của Công ty CPXD số 4 Thăng Long………...09
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ Bộ máy kế toán của Công ty CPXD số 4 Thăng Long………...18
Sơ đồ 1.4: Quy trình ghi sổ tại công ty CPXD số 4 Thăng Long………………...24
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp……………………….35
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp…………………………….43
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ kế toán chi phí sử dụng máy thi công………………………….53
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung…………………………………67
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất……………………………….74
Biểu số 2.1: Trích Hợp đồng giao nhận khoán…………………………………...31
Biểu số 2.2: Phiếu xuất kho………………………………………………………36
Biểu số 2.3: Trích Bảng kê xuất vật tư…………………………………………...37
Biểu số 2.4: Trích Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ……………..38
Biểu số 2.5: Trích Bảng phân bổ loại 621………………………………………..39
Biểu sô 2.6: Trích Chứng từ ghi sổ TK 621……………………………………...40
Biểu số 2.7: Trích Sổ cái TK 621………………………………………………...41
Biểu số 2.8: Bảng chấm công…………………………………………………….45
Biểu số 2.9: Trích Bảng thanh toán tiền lương…………………………………...46
Biểu số 2.10: Bảng kê nhân công quý 3 năm 2008………………………………47
Biểu số 2.11: Trích Bảng phân bổ tiền lương…………………………………….48
Biểu số 2.12: Trích Chứng từ ghi sổ TK 622……………………………......…...50
Biểu số 2.13: Trích Sổ cái TK 622……………………………………………….51
Biểu số 2.14: Trích Hợp đồng kinh tế (thuê tài sản)……………………………..55
Biểu số 2.15: Hoá đơn GTGT (thuê tài sản)……………………………………..57
Biểu số 2.16: Trích Bảng kê chi phí máy quý 3/2008……………………………58
Biểu số 2.17: Trích Chứng từ ghi sổ TK 623…………………………………….59
Biểu số 2.18: Trích Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ……………………...60
Biểu số 2.19: Trích Bảng phân bổ khấu hao ca xe máy các công trình…………..61
Biểu số 2.20: Trích Bảng kê chi tiết TK 623……………………………………..62
Biểu số 2.21: Trích Bảng phân bổ loại TK 623…………………………………..63
Biểu số 2.22: Trích Chứng từ ghi sổ TK 623…………………………………….64
Biểu số 2.23: Trích Sổ cái TK 623……………………………………………….65
Biểu số 2.24: Hóa đơn dịch vụ viễn thông……………………………………….68
Biểu số 2.25: Trích Bảng kê chi phí chung………………………………………69
Biểu số 2.26: Trích Bảng kê chi tiết TK 627……………………………………..70
Biểu số 2.29: Trích Bảng phân bổ loại 627………………………………………71
Biểu số 2.27: Trích Chứng từ ghi sổ TK 627…………………………………….72
Biểu số 2.28: Trích sổ cái TK 627………………………………………………..73
Biểu số 2.30: Trích Bảng kê chi tiết TK 154……………………………………..75
Biểu số 2.31: Trích Chứng từ ghi sổ TK 154…………………………………….76
Biểu số 2.32: Trích Bảng kê chi tiết TK 154……………………………………..77
Biểu số 2.33: Trích Chứng từ ghi sổ TK 154…………………………………….78
Biểu số 2.34: Trích Sổ cái TK 154……………………………………………….79
Biểu số 2.35: Trích Bảng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp….81
Biểu số 2.36: Trích Chứng từ ghi sổ TK 632…………………………………….83
Biểu số 2.37: Trích Sổ cái Tk 632………………………………………………..84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp
Chủ biên: PGS. TS. Đặng Thị Loan
Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân – 2006.
2- Kế toán doanh nghiệp
Chủ biên: PGS. TS. Nguyễn Văn Công
Nhà xuât bản Đại học kinh tế quốc dân – Hà Nội 5/2006.
3- Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2): Báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kế toán, sơ đồ kế toán.
Bộ tài chính ban hành
Nhà xuất bản tài chính – Hà Nội 2006.
4- Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp
Nhà xuất bản tài chính – Hà Nội 1999.
5- Giáo trình phân tích báo cáo tài chính
Chủ biên: PGS. TS Nguyễn Năng Phúc
Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty CPXD số 4 Thăng Long.doc