Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh thực hiện

Ở Việt Nam hiện nay, kiểm toán đang còn là một ngành mới, non trẻ. Kiểm toán chỉ thực sự ra đời vào đầu năm 90. Chính vì vậy phải hoàn thiện kiểm toán về mọi mặt nhất là hoàn thiện quy trình kiểm toán để đáp ứng được nhu cầu cà cân bằng được chi phí của các cuộc kiểm toán. Hiện nay, Việt Nam đang bước vào thời kỳ đổi mới rất mạnh mẽ, trong khi đó trên thế giới, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang trở thành một trào lưu mà bất kể quốc gia nào không bắt kịp nó đều sẽ bị đào thải, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Xu hướng này tạo ra một sân chơi bình đẳng, trong đó các doanh nghiệp có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận thông tin và các nguồn lực, thúc đẩy cạnh tranh trên cơ sở công khai minh bạch trên các cơ chế, chính sách tài chính. Điều này đem lại thời cơ, động lực cho nên kinh tế Việt Nam phát triển, nhưng những thách thức mà nó đặt ra cũng không nhỏ. Trước thực trạng đó, hoạt động kiểm toán đã phát triển không ngừng và trở thành công cụ đắc lực trong việc lành mạnh hóa nền kinh tế quốc dân. Mặc dù đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 20 năm, nhưng kiểm toán Việt Nam vẫn là một lĩnh vực còn non trẻ, chính vì vậy đổi mới kỹ thuật kiểm toán cho phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước cũng như xu hướng cung của thế giới nhằm đảm bảo sự minh bạch trong báo cáo tài chính, tạo điều kiện cho người sử dụng thông tin bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu khách quan. Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng là một phần quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính, cần tập trung xem xét vì khoản mục này tiềm ẩn nhiều rủi ro: - Đây là khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp,chiếm tỉ trọng lớn trên bảng cân đối kế toán, được nhiều người sử dụng thông tin tài chính tập trung theo dõi. Đó là nguồn thu tiền chính để đảm bảo khả năng thanh toán của công ty. Vì vậy, theo dõi khoản phải thu khách hàng là một việc hết sức quan trọng.

doc91 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2494 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do công ty chế biến thực phẩm Habada đã bù trừ công nợ với công ty cổ phần XYZ nhưng chưa có thỏa thuận với công ty nên kế toán không phản ánh nghiệp vụ bù trừ này. Đối với trường hợp này sẽ kiểm tra chi tiết và gửi thư xin xác nhận lại. Sau khi tổng hợp các biên bản đối chiếu công nợ cuối kỳ kế toán do công ty cung cấp, có nhận xét như sau: Công ty chưa thu thập đầy đủ biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng tại thời điểm khóa sổ lập BCTC. Cụ thể như sau: có 31 khách hàng có biên bản đối chiếu công nợ, có 6 khách hàng không có biên bản đối chiếu công nợ. Tổng hợp đối chiếu công nợ xét về mặt giá trị ( đơn vị tính VNĐ) Khoản mục Đã đối chiếu Chưa đối chiếu Cộng Tỉ lệ đối chiếu (%) Phải thu khách hàng 9.106.367.625 795.323.603 9.901.691.228 91,96% Đối với những khoản phải thu khách hàng lớn nhưng đơn vị chưa tiến hành đối chiếu công nợ, để đảm bảo cho số dư khoản phải thu khách hàng có thật, tiến hành thư xin xác nhận công nợ đến một số khách hàng. + Lập và gửi thu xác nhận số dư nợ phải thu khách hàng. Gửi thư xác nhận là một biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết được áp dụng rộng rãi trong kiểm toán chi tiết khoản mục phải thu. Trong kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng, mục đích của khoản mục này là xác nhận tính đúng đắn số dư phải thu khách hàng trên báo cáo tài chính, qua đó phát hiện ra những khoản mục chưa được ghi sổ hoặc đã được ghi nhưng ghi sai. Việc gửi thư xin xác nhận được tiến hành càng sớm càng tốt ( thường là vào ngày đầu tiên đến khách hàng) để đảm bảo tiến độ cuộc kiểm toán. Nếu trong lần gửi thư xin xác nhận thứ nhất, KTV không nhận được phúc đáp thì KTV có thể gửi thư lấn thứ hai. Thông thường, để đảm bảo tiến độ của cuộc kiểm toán, các KTV sẽ thực hiện thủ tục kiểm toán thay thế ngay sau khi không nhận được thư xác nhận thứ nhất như kiểm tra các khoản thanh toán ngay sau khóa sổ hoặc kiểm tra các chứng từ xuất và thanh toán trong kỳ. Thư phúc đáp sẽ được gửi và nhận trực tiếp giữa KTV với khách hàng để tránh sự can thiệp của đơn vị được kiểm toán, vì sự xác nhận này là một bằng chứng có giá trị và giảm thiểu rất nhiều công việc kiểm tra chi tiết. Với tất cả các thư xác nhận, KTV nên kiểm soát quá trình gửi thư và nhận thư đảm bảo thư xác nhận là bằng chứng có tính độc lập cao. Trong trường hợp của công ty XYZ, do công việc kiểm toán tại công ty khách hàng được tiến hành trong một thời gian ngắn, vì vậy, các KTV không thực hiện gửi thư xác nhận đến tất cả các khách hàng chưa có biên bản đối chiếu công nợ mà chỉ chọn mẫu những đối tượng phải thu có giá trị lớn. Việc lựa chọn đối tượng để gửi thu xác nhận chủ yếu dựa vào phán xét nghề nghiệp, kinh nghiệm của KTV. Đối với công ty XYZ, có 6 đối tượng của công ty chưa thực hiện đối chiếu công nợ, nhưng KTV chỉ tiến hành gửi thư xác nhận đến 4/6 đối tượng. Điều này không đảm bảo độ tin cậy tuyệt đối, vì có thể sai sót có thể xảy ra ở những đối tượng không được gửi thư, đây là một hạn chế sẽ được nêu ra ở chương III của bài luận văn này. Bảng 6: Mẫu thư xác nhận công nợ phải thu CÔNG TY CỔ PHẦN XYZ ĐỊA CHỈ: SỐ 26- ĐƯỜNG ABC- QUẬN HAI BÀ TRƯNG- TP HÀ NỘI Hà nội , ngày 14 tháng 03 năm 2012 THƯ XÁC NHẬN Kính gửi: Công ty : Xí nghiệp chế biến thực phẩm Khánh Duy Địa chỉ :Số 52- Đường THĐ – Quận Ba Đình – Tp Hà Nội Xí nghiệp chế biến thực phẩm Khánh Duyxin gửi tới Quý Công ty lời chào trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc vì sự hợp tác của Quý Công ty trong thời gian vừa qua. Công ty chúng tôi đang tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính 2011 kết thúc ngày 31/12/2011. Để cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao, kính đề nghị Quý Công ty xác nhận vào phần cuối của thư này số dư chúng tôi còn phải thu của Quý Công ty tính đến ngày 31/12/2011 là: 318.847.012 đồng Đề nghị Quý Công ty fax và gửi thư xác nhận này trực tiếp cho kiểm toán viên của chúng tôi theo địa chỉ sau: Địa chỉ liên hệ: Kiểm toán viên: Vũ Nhân Phương Công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh Tel: 84-4 37958705 Fax: 84-4 37958677 Địa chỉ: Phòng 801, Tầng 8, Tòa nhà Dilmah Tower, Lô A2A, đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Thư xác nhận này không phải là một yêu cầu thanh toán. Chúng tôi đánh giá cao sự hồi đáp của Quý Công ty. Trân trọng, GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHẦN XÁC NHẬN CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KHÁNH DUY Số dư chúng tôi phải trả công ty cổ phần XYZ tại ngày 31/12/2011 đúng như trên, tức là: 318.847.012 đồng. Ngày Chữ ký: Chức danh: Tổng hợp kết quả giữa gửi thư xác nhận công nợ do kiểm toán viên gửi đi và biên bản đối chiếu công nợ, kết quả thu được, được chứng minh trên giấy tờ làm việc của KTV như sau: Bảng 2.4. Giấy tờ làm việc của KTV CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT ANH Tên khách hàng: công ty cổ phần XYZ Ngày khóa: 31/12/2011 Nội dung: Kiểm tra chi tiết chênh lệch số dư Tên Ngày Người hực hiện VNP 13/03/2012 Người soát xét1 VTH 15/03/2012 Người soát xét2 - Kết quả tất cả các thư gửi đều được phúc đáp. - Số dư công nợ do KTV đối chiếu khớp với số dư trên sổ kế toán do công ty hạch toán. Ngoại trừ, công ty chế biến thực phẩm Habada không khớp giữa sổ kể toán của công ty với biên bản đối chiếu công nợ. Số công nợ phải thu hạch toán trên sổ kế toán của đơn vị là: 765.908.129VNĐ Số công nợ phải thu theo biên bản đối chiếu công nợ với công ty chế biến thực phẩm Habada mà công ty thực hiện là: 746.845.276 VNĐ => chênh lệch số tiền là 19.062.853VNĐ - Kiểm tra chi tiết chứng từ và hồ sơ liên quan: Bộ chứng từ gồm 5 hợp đồng thương mại công ty XYZ ký với công ty chế biến thực phẩm XYZ với tổng giá trị là 1.453.657.346 VNĐ. Các hợp đồng này là: HDKT /0786 ngày 12 tháng 2 năm 2011, HDKT/0787 ngày 25 tháng 4 năm 2011, HDKT/0788 Còn có các chứng từ kèm theo là: Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho Ngoài ra, theo số đã được công ty ATC kiểm toán cho kỳ kế toán 31/12/2010 số dư nợ của công ty chế biến thực phẩm Habada là 653.985.156 VNĐ Đồng thời, có một hợp đồng công ty cổ phần XYZ đã thuê kho của xí nghiệp chế biến thực phẩm Habada, đó là hợp đồng TTC/010-R ngày 26/10/2011 với giá trị hợp đồng là 19.062.853VNĐ. => Qua kiểm tra chi tiết chứng từ, và các tài liệu có liên quan, KTV đi đến KL là: Chênh lệch giữa số dư của công ty X với biên bản đối chiếu công nợ của công ty chế biến thực phẩm Habada là do công ty chế biến thực phẩm Habada đã bù trừ công nợ phải trả và công nợ phải thu với công ty cổ phần XYZ. ( Đồng thời, KTV cũng đã tham chiếu sang phần hành phải trả). Kế toán trưởng của công ty đã đồng ý. + Kiểm tra chi tiết thanh toán sau ngày khóa sổ. Để thực hiện thủ tục này, KTV tiến hành thu thập sổ chi tiết và sổ kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết phải thu khách hàng từ ngày khóa sổ kế toán đến ngày kiểm toán và các tài liệu liên quan đến các khoản phải thu khách hàng. KTV chọn mẫu các phiếu thu, giấy báo có, và thực hiện đối chiếu với các khoản phải thu khách hàng, với các hàng hóa bánxem xét các khoản thu này có liên quan đến phải thu khách hàng của niên độ kế toán đang kiểm toán hay không, qua đó chứng tỏ các khoản phải thu khách hàng là có căn cứ. Tại công ty cổ phần XYZ việc gửi thư xin xác nhận được phúc đáp, do đó KTV không phải thực hiện thủ tục thay thế. * Kiểm tra việc hạch toán và phản ánh các khoản phải thu khách hàng KTV kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh có đầy đủ căn cứ để ghi sổ và việc hạch toán các nghiệp vụ có chính xác , cố đảm bảo đúng nội dung và tuân thủ theo đúng chế độ và nguyên tắc kế toán quy định hay không, từ đó xác minh khoản phải thu khách hàng được phản ánh đúng đắn. Căn cứ vào sổ nhật ký bán hàng, sổ cái TK 131 và sổ chi tiết phải thu khách hàng, KTV chọn mẫu một số nghiệp vụ có quy mô lớn và liên quan đến một số khách hàng có số dư biến động bất thường, kiểm tra việc ghi chép giá trị hàng hóa, thuế GTGT đầu ra các nghiệp vụ này thông qua việc đối chiếu, so sánh hóa đơn bán hàng. Tại công ty XYZ, căn cứ vào sổ chi tiết phải thu khách hàng, đối chiếu đối tượng khách hàng, KTV tiến hành chọn mẫu một số nghiệp vụ bất thường để kiểm tra. Kết quả được thể hiện qua giấy tờ làm việc của kiểm toán viên như sau: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT ANH Tên khách hàng: công ty cổ phần XYZ Ngày khóa: 31/12/2011 Nội dung: Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ liên quan đến TK131 Tên Ngày Người hực hiện VNP 13/03/2012 Người soát xét1 VTH 15/03/2012 Người soát xét2 Thủ tục: Trích một số nghiệp vụ phát sinh được ghi trên sổ kế toán chi tiết rồi đối chiếu với chứng từ gốc tương ứng. ( hợp đồng mua bán, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho) để phát hiện ra các nghiệp vụ không có chứng từ, các nghiệp không có thật, đặc biệt chú ý với các khách hàng mua với các giá trị lớn và những khách hàng ở xa, và những khách hàng mới. Tiến hành kiểm tra tính hợp lý chính xác của các cơ sở tính toán khoản nợ phải thu các nghiệp vụ trên mà đơn vị đã thực hiện, bằng cách so sánh đối chiếu số lượng hàng bán chịu và đơn giá bán trên hóa đơn bán hàng chưa thu tiền vơi hợp đồng bán hàng và phiếu xuất kho tương ứng. Đối với khách hàng ký hợp đồng nhấp khẩu ủy thác với công ty Khách hàng: V001280053 Công ty phân phối Lộc Sơn Chứng từ Nội dung TK ĐƯ USD VNĐ Ngày Số PS Nợ PS Có PS Nợ PS Có 03/01/11 PX/UT 0021 Xuất kho hàng nhập khẩu ủy thác HD0327 1561 32.950 - 693.136.200 - 25/02/11 PX/UT 0032 Xuất kho hàng nhập khẩu ủy thác HD 0542 1561 13.579 - 289.314.174 - 30/04/11 PX/UT 0065 Xuất kho hàng nhấp khẩu hủy thác HD 0756 1561 12.742 - 268.040.712 - 08/06/11 PX/UT 0093 Xuất kho hàng nhấp khẩu ủy thác HD 0789 1561 40.287 - 847.477.332 - 03/09/11 PX/UT 0107 Xuất kho hàng nhập khẩu ủy thác HD 0846 1561 29.270 - 615.723.720 - 02/11/11 PX/UT 0129 Xuất kho hàng nhập khẩu ủy thác HD 0968 1561 16.348 - 343.890.528 - 19/12/11 PX/UT 136 Xuất kho hàng nhấp khẩu ủy thác HD 0982 1561 39.457 - 830.017.452 - Đối với khách hàng mua hàng trực tiếp từ công ty Khách hàng V002035643 Siêu thị Fivimart Chứng từ Nội dung TK ĐƯ VNĐ Ngày Số PS Nợ PS Có 04/02/11 PX0078 Xuất bán lô hàng kẹo hoa quả 5111 324.567.236 3331 32.456.723 03/04/11 PX0124 Xuất bán lô bánh quy Socola 5111 543.189.431 3331 54.318.943 05/06/11 PX0324 Xuất bán lô bánh kem 5111 348.964.813 3331 34.896.481 06/08/11 PX354 Xuất lô kẹo mềm 5111 238.064.178 3331 23.806.417 04/10/11 PX0431 Xuất lô kẹo hoa quả 5111 395.712.643 3331 39.571.264 02/12/11 PX0465 Xuất lô bánh kem 5111 287.436.812 3331 28.743.681 => Kết luận: không có vấn đề gì phát sinh bất thường, tất cả các khoản phải thu hạch toán trên sổ mà KTV đã kiểm tra đều được tính toán một cách chính xác và có căn cứ. Tuy nhiên, ở đây khi xem xét giá trị khoản phải thu khách hàng, KTV căn cứ vào giá ghi trên hóa đơn của mặt hàng đó mà chưa chú ý đến tính hợp lý của mức giá. Điều này một phần vì KTV chưa có sự am hiểu một cách đầy đủ và thấu đáo về mặt hàng mà công ty cổ phần XYZ đang kinh doanh ( như chất lượng, chủng loạido cơ cấu mặt hàng của công ty rất đa dạng). Do đó để có căn cứ chính xác hơn, KTV có thể tìm hiểu thêm thông tin từ những người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất của công ty, tìm hiểu thêm giá của những mặt hàng tương tự ngoài thị trường, hoặc trực tiếp xuống xưởng sản xuất của công ty. Đây cũng là một hạn chế và sẽ được đề cập một cách cụ thể hơn ở chương III của chuyên đề này. * Kiểm tra tính đúng kỳ trong hạch toán các nghiệp vụ bán hàng. Sai phạm về tính đúng kỳ của các nghiệp vụ bán hàng thể hiện ở hai trường hợp: bán kỳ này nhưng đến kỳ sao mới được ghi sổ hoặc ngược lại, ghi sổ các nghiệp vụ bán hàng phát sinh ở kỳ kế toán sau. Tuy nhiên, trường hợp thứ hai thường hay xảy ra hơn, đặc biệt là ở các công ty lớn. Để kiểm tra mục này, KTV tiến hành chọn mẫu một số nghiệp vụ bán hàng trong 10 đến 15 ngày trước và sau thời điểm khóa sổ, thu thập hóa đơn bán hàng, phiếu nhập kho, sổ nhật ký bán hàng và sổ chi tiết phải thu khách hàng liên quan đến các nghiệp vụ này, so sánh đối chiếu ngày trên các chứng từ sổ sách để xác minh nghiệp vụ có được ghi sổ hay không. Đối với thủ tục này, khi tiến hành chọn mẫu, KTV không quan tâm đến số tiền của mẫu chọn mà quan tâm đến số hiệu của các phiếu xuất kho, số hiệu của chúng phải liên tục và số hiệu xuất kho của hai niên độ kế toán phải có sự phân định rõ ràng. Áp dụng thủ tục này tại công ty, KTV chọn ra 4 nghiệp vụ bán hàng cuối năm 2011 và 3 nghiệp vụ đầu tiên của năm 2012 từ sổ nhật ký bán hàng, đối chiếu ngày trên sổ với ngày xuất trên phiếu xuất kho với ngày trên hóa đơn bán hàng để đảm bảo các nghiệp vụ này được ghi sổ đúng kỳ. Tổng hợp kết quả được trình bày trên giấy tờ làm việc như sau: Bảng 2.6 Giấy tờ làm việc số 6 của KTV CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT ANH Tên khách hàng: công ty cổ phần XYZ Ngày khóa: 31/12/2011 Nội dung: Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ liên quan đến TK131 Tên Ngày Người hực hiện VNP 13/03/2012 Người soát xét1 VTH 15/03/2012 Người soát xét2 Mục tiêu: Đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh công nợ trả trước thời điểm 31/12/2011 đơn vị đã phản ánh trên TK131. Công việc: Kiểm tra một số hóa đơn chưa thanh toán, đảm bảo các hóa đơn trước thời điểm 31/12/2011 đã được phản ánh trên TK131. Thủ tục: Thực hiện chọn mẫu một số chứng từ phát sinh liên quan đến khoản phải thu khách hàng trong vòng 10 đến 15 ngày trước và sau thời điểm khóa sổ để kiểm tra xem liệu có giao dịch nào cần phải được ghi nhận trong năm mà chưa được ghi, hoặc có những giao dịch nào chưa đủ điều kiện ghi nhận trong năm nhưng kế toán đã hạch toán trước. Chứng từ Diễn giải Số tiền Ghi chú SH NT [1] [2] [3] [4] 0012 25/12/2011 Xuất hàng bán cho siêu thị BigC Thăng Long 143.457.892 v v v 0056 04/02/2011 Xuất hàng bán cho công ty cổ phần Minh Khang 345.323.512 v v v 0078 26/10/2011 Xuất hàng bán cho công ty thực phẩm Hoàng Hùng. 89.354.874 v v v 0097 02/01/2011 Xuất hàng bán cho công ty cổ phần Lộc Tài 298.349 v v v v 0137 08/04/2011 Xuất hàng bán cho siêu thị Metro 112.093.678 v v v 0145 06/11/2011 Xuất hàng bán cho siêu thị Thắng Lợi 70.345.000 v v V 0253 23/03/2011 Nhập khẩu ủy thắc rồi giao thẳng cho cty TNHH Sei.Co 580.090.400 v v v v 0278 04/05/2011 Xuất hàng bán cho siêu thị Fivimart 41.874.098 v v v [1] Kiểm tra hóa đơn, ngày lập hóa đơn. [2] Kiểm tra phiếu xuất kho đối với hàng hóa, dịch vụ bán ra. [3] Kiểm tra ngày hạch toán nghiệp vụ. [4] Kiểm tra hợp đồng nhập khẩu ủy thác. Khi kiểm tra chọn mẫu một số nghiệp vụ phát sinh sau niên độ, KTV chỉ nêu thủ tục là tiến hành chọn mẫu kiểm tra mà không đề cập vào giấy tờ làm việc trình tự các bước công việc như: dung lượng chọn mẫu, cách thức chọn mẫu ,mà chỉ ghi lại kết quả giấy tờ làm việc. Điều này sẽ gây khó khăn trong công tác soát xét, đó là một hạn chế trong ghi chép của KTV và sẽ được đề cập cụ thể hơn ở chương III của chuyên đề. * Kiểm toán các khoản phải thu có gốc ngoại tệ Theo quy định của Việt Anh thủ tục này phải tiến hành bắt buộc khi kiểm tra chi tiết ở các đơn vị có mật độ giao dịch thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ như doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc các doanh nghiệp có hoạt động bán hàng và thanh toán tiền hàng liên quan đến ngoại tệ. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần XYZ có hoạt động bán hàng và thanh toán bằng ngoại tệ với giá trị lớn, chính vì vậy mà KTV không thể bỏ qua. Mục đích của thủ tục này là kiểm tra việc áp dụng tỷ giá, cách tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá tại đơn vị có tuân thủ các quy định hiện hành hay không. Công ty XYZ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tỷ giá nhận nợ, do đó, trong quá trình kiểm toán, KTV phải thực hiện xác định tỷ giá tại thời điểm ghi nhận nợ, đối chiếu tỷ giá này với tỷ giá hạch toán xem có khớp hay không, việc hạch toán này có nhất quán trong kỳ kế toán hay không. Cuối kỳ doanh nghiệp có hạch toán chênh lệch tỷ giá giữa tỷ giá hạch toán và tỷ giá bình quân liên ngân hàng hay không. Đồng thời, KTV tiến hành kiểm tra các nghiệp vụ và đối chiếu với các chứng từ để xác định rằng các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ đều có chứng từ hợp lệ và được hạch toán đúng. Cuối cùng KTV xác định những khoản chênh lệch trên TK413. Kết quả thể hiện qua giấy tờ làm việc sau: Bảng 2.7 Giấy tờ làm việc số 7 của Kiểm toán viên CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT ANH Tên khách hàng: công ty cổ phần XYZ Ngày khóa: 31/12/2011 Nội dung: Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng có gốc ngoại tệ. Tên Ngày Người hực hiện VNP 13/03/2012 Người soát xét1 VTH 15/03/2012 Người soát xét2 Mục tiêu: Kiểm tra việc đánh giá số dư công nợ phải thu khách hàng cuôi kỳ bằng ngoại tệ. Nguồn số liệu: sổ chi tiết tài khoản TK131 Thủ tục: Tập hợp tất cả các đối tượng có số dư công nợ bằng ngoại tệ lớn. Đánh giá lại các khoản công nợ phải thu theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng hoặc tính tỷ giá chéo tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Đối chiếu số dư trên sổ chi tiết. Giải thích chênh lệch (nếu có). Khách hàng Số dư tại ngày 31/12/2011 Tỉ giá KTV Số dư 31/12 KTV tính Chênh lệch VNĐ Nguyên tệ Công ty TNHH Vạn Xuân 687.102.457 32.662,2 21036 687.102.457 - Công ty phân phối Lộc Sơn 888.988.422 42.260,3 Nt 888.988.422 - Công ty TNHH An Phước 722.024.128 34.323,3 Nt 722.024.128 - C ty cổ phần Hoàng Anh 668.129.953 31.764,6 Nt 668.129.953 - Cty TNHH Quảng An 990.079.216 47.113,5 Nt 990.079.216 - Cty cổ phần Thành Công 1.350.748.015 64.284,6 Nt 1.352.290.846 1.542.831 Cty TNHH Sei. Co 971.746.098 46.194,4 Nt 971.746.098 - Sau khi đánh giá lại số dư công nợ có gốc ngoại tệ: nhận thấy việc đánh giá số dư bên nợ tài khoản TK131 của công ty hoàn toàn trùng với kết quả tính lại của KTV, đối với số dư bên có đơn vị đánh giá lệch so với KTV là 1.542.831 VNĐ. Vì vậ, KTV đưa ra bút toán điều chỉnh là: Nợ TK 431: 1.542.831 Có TK 131: 1.542.831 Kết chuyển lỗ do chênh lệch tỷ giá hối đoái: Nợ TK 635: 1.542.831 Có TK 431: 1.542.831 * Kiểm tra việc trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi KTV tiến hành đánh giá cơ sở các khoản dự phòng phải thu khó đòi được lập có phù hợp với quy định hiện hành hay không. Đảm bảo việc hạch toán chính xác các khoản dự phòng. Tiến hành kiểm tra các khoản công nợ đầy đủ điều kiện lập dự phòng ( số dư kéo dài, khách hàng mất khả năng thanh toán) nhưng chưa ghi nhận. Đồng thời, đối với các khoản nợ khó đòi được xử lý cần tiến hành kiểm tra căn cứ để xóa nợ. Kết quả công việc của KTV tiến hành thể hiện như sau: Bảng 2.8 Giấy tờ làm việc số 8 của KTV. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT ANH Tên khách hàng: công ty cổ phần XYZ Ngày khóa: 31/12/2011 Nội dung: Kiểm tra các khoản dự phòng phải thu khó đòi. Tên Ngày Người hực hiện VNP 13/03/2012 Người soát xét1 VTH 15/03/2012 Người soát xét2 Mục tiêu: Kiểm tra dự phòng phải thu khó đòi Nguồn số liệu: sổ chi tiết hoặc bảng phân tích tuổi nợ các khoản phải thu của khách hàng, trả trước người bán, phải thu khác. Tiến hành thu thập bảng tổng hợp dự phòng nợ phải thu khó đòi để đối chiếu số dư cuối kỳ với sổ cái và bảng CĐKT nhận thấy: trong năm vừa qua công ty XYZ đã không trích lập dự phòng. Để kiểm tra khả năng lập dự phòng khoản phải thu khó đòi có đầy đủ hay không, KTV tiến hành các thủ tục sau: So sánh giữa quy chế tài chính về thời gian tín dụng và tuổi thọ của các khoản nợ trên sổ chi tiết các khoản phải thu của khách hàng. Thu thập bản kê chi tiết khoản công nợ phải thu khách hàng, hợp đồng mua hàng và chứng từ liên quan sau đố tiến hành soát xét khoản phải thu khách hàng: + Phát hiện thấy khoản nợ quá hạn mà công ty chưa tiến hành lập dự phòng theo quy đinh là: công ty cổ phần Minh Khang: 389.467.698 VNĐ Như vậy, tổng số nợ quá hạn là 389.467.698 VNĐ Ngoài ra, có khách hàng trong kỳ số dư nợ phải thu đầu kỳ và cuối kỳ không thay là: Đại lý bán buôn bán lẻ Việt Long: 89.547.933 VNĐ Nhận xét: Đơn vị cần lập dự phòng phải thu khó đòi đối công ty cổ phần Minh Khang là 389.467.698 VNĐ vì công ty này đã nợ quá hạn và đang gặp khó khăn trong tình hình thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên năm vừa qua công ty XYZ đã không lập dự phòng khoản phải thu khó đòi này. Như vậy bút toán điều chỉnh như sau: Nợ TK 642: 389.467.698 VNĐ Có TK 139: 389.467.698 VNĐ Ngoài ra, đối với khách hàng tuy vẫn còn số dư phải thu nhưng trong kỳ không phát sinh đề nghị đơn vị cần theo dõi chặt chẽ để có biện pháp thu hồi kịp thời, tránh tình trạng nợ phải thu không có khẳ năng thu hồi được làm mất vốn kinh doanh của đơn vị. Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với khoản mục phải thu khách hang, KTV đi đến kết luận sau: Bang 2.9 Giấy tờ làm việc của KTV CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT ANH Tên khách hàng: công ty cổ phần XYZ Ngày khóa: 31/12/2011 Nội dung: Tổng hợp kết quả kiểm toán phải thu khách hàng. Tên Ngày Người hực hiện VNP 13/03/2012 Người soát xét1 VTH 15/03/2012 Người soát xét2 KẾT LUÂN KIỂM TOÁN: Công việc đã tiến hành: Công việc thực hiện đối với phần hành khoản phải thu khách hàng đã tiến hành theo chương trình kiểm toán, và đã được thể hiện ở các giấy tờ kiểm toán trên. Các vấn đề phát sinh và kiến nghị Các vấn đề phát sinh Công ty chưa thu thập đầy đủ các biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm khóa sổ lập BCTC. Công ty đang có chênh lệch giữa sổ kế toán và biên bản đối chiếu công nợ với công ty chế biến thực phẩm Habada số tiền là 19.062.853. Công ty vẫn tồn đọng một số khoản nợ quá hạn chưa thu hồi được. Đặc biệt trong trường công ty cổ phần Minh Khang, tuy biết có khả năng không thu hồi được nợ nhưng công ty chưa trích lập dự phòng đối với khoản công nợ này là 389.467.698 VNĐ. Công ty đã đánh giá sai khoản công nợ có gốc ngoại tệ vào cuối năm tài chính làm cho chi phí tài chính giảm: 1.542.831 VNĐ Kiến nghị Theo các quy định hiện hành, đối chiếu và xác nhận công nợ tại ngày khóa sổ kế toán lập BCTC là công việc mang tính chất bắt buộc với công tác kế toán để đảm bảo số liệu được trình bày trên BCTC phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệpVì vậy, công ty cần nghiêm túc thực hiện tốt quy định này. Các khoản phải thu phát sinh từ lâu chưa thu hồi được cần được thu thập đầy đủ hồ sơ và thực hiện đầy đủ các thủ tục để thu hồi tránh tình trạng để nợ quá lâu hoặc không thu hồi được. Công ty cần thực hiện đánh giá lại các khoản công nợ có gốc ngoại tệ vào cuối năm tài chính theo đúng tỉ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính 31/12/2011 một cách chính xác. Kết luận: Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ các vấn để nêu trên thì: cơ sở dẫn liệu cho phần phải thu khách hàng là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu và số dư nợ là 9.901.691.228 VNĐ và số dư có là: 12.008.357.723 VNĐ là trung thực theo đúng nguyên tắc được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước. 2.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV tiến hành xem xét lại các giấy tờ làm việc, tổng hợp các bút toán điều chỉnh và lập báo cáo kiểm toán, thư quản lý. *Soát xét lại các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên và đánh giá các bằng chứng kiểm toán Sau khi KTV tiến hành xong công việc của mình, chuyển cho trưởng nhóm kiểm toán rà soát lại các giấy tờ nhằm xem xét lại tổng thể công việc đã thực hiện đối với khoản mục phải thu khách hàng nhằm đảm bảo rằng các thủ tục kiểm toán có đạt được những thủ tục đề ra hay không. Kiểm tra việc đánh tham chiếu, trình bày giấy tờ làm việc, kết luận kiểm toán có căn cứ cụ thể hay không. Trưởng nhóm kiểm toán cũng cần nhắc lại các bằng chứng kiểm toán và xem xét bằng chứng kiểm toán đã phù hợp hay chưa, có cần thu thập thêm hay không, việc đánh giá bằng chứng đã chính xác chưa. Tại công ty cổ phần XYZ sau khi kiểm tra các giấy tờ làm việc của KTV về khoản mục phải thu khách hàng, trưởng nhóm đánh giá không cần bổ sung thêm các thủ tục , tham chiếu được đánh rõ ràng, công việc tiến hành tốt. * Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính Mục đích của công việc này là xác định liệu các sự kiện phát sinh sau khi đơn vị lập BCTC có làm ảnh hưởng trọng yếu đến các thông tin về khoản mục phải thu khách hàng hay không. KTV tiến hành một số thủ tục như: Xem xét lại các báo cáo nội bộ, ghi chú BCTC, các sổ sách và biên bản liên quan sau ngày lập BCTC. Xem xét thư giải trình của ban giám đốc. Phỏng vấn ban giám đốc, kế toán trưởng về những sự thay đồi lớn phát sinh sau ngày lập BCTC. Phỏng vấn ban giám đốc, kế toán trưởng về các vụ tranh chấp với khách hàng ( nếu có) liên quan đến tình hình công nợ phải thu khách hàng. Sau khi tìm hiểu kiểm toán viên đánh giá không có sự kiện bất thường xảy ra liên quan đến khoản mục phải thu khách hàng, không có vụ kiện tụng nào xảy ra liên quan đến công nợ phải thu giữa đơn vị với khách hàng. * Tổng hợp các bút toán điều chỉnh và soạn báo cáo kiểm toán, thư quản lý. Đây là công việc được trưởng nhóm kiểm toán tổng hợp sau khi rà soát lại toàn bộ cuộc kiểm toán. Đối với các thông tin về khoản mục phải thu khách hàng KTV đã phát hiện ra một số vấn đề trong quá trình tổ chức thực hiện và hạch toán ở đơn vị. Các bút toán điều chỉnh được nêu cụ thể cùng với các phần hành khác. Trích phần liên quan đến khoản phải thu khách hàng. Bảng 2.10 Giấy tờ làm việc số 10 của KTV CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT ANH Tên khách hàng: công ty cổ phần XYZ Ngày khóa: 31/12/2011 Nội dung: Bảng tổng hợp điều sai phạm Tên Ngày Người hực hiện VNP 13/03/2012 Người soát xét1 VTH 15/03/2012 Người soát xét2 STT Nội dung Số tiền Đối chiếu BCĐKT Đối chiếu KQKD TK Nợ TK Có N C A Chỉ tiêu ảnh hưởng đến KQHĐKD II Chỉ tiêu làm giảm KQHĐSXKD 5 Điều chỉnh tăng CPQL, tăng khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi 389.467.698 642 139 421 6 Điều chỉnh tăng chi phí tài chính, giảm khoản chênh lệch do đánh giá lại TGHĐ cuối kỳ do đơn vị hạch toán sai 1.542.831 635 431 421 B Các bút toán phân loại không làm ảnh hưởng đến KQHĐKD 4 Điều chỉnh tăng khoản khách hàng trả tiền trước, giảm khoản chênh lệch do đánh giá lại TGHĐ cuối kỳ. 1.542.831 431 131 *Thống nhất báo cáo kiểm toán với khách hàng Sau khi thảo luận với khách hàng về công việc kiểm toán thực hiện, khách hàng đồng ý điều chỉnh theo kiến nghị của KTV. Xem xét lại toán bộ quá trình kiểm toán, KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần với BCTC của công ty cổ phần XYZ. Chương 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT ANH THỰC HIỆN 3.1. NHẬN XÉT VỀ TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT ANH THỰC HIỆN Với mục đích cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, đảm bảo quyền lợi cao nhất của khách hàng, Việt Anh không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên kiểm toán đồng thời từng bước hoàn thiện quy trình kiểm toán nhằm đạt được tính chuyên nghiệp trong hoạt động kiểm toán. Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng của Việt Anh tương đối hoàn thiện, tuân thủ khá chặt chẽ các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế, qua nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục nay, có những nhận xét đánh giá được đưa ra: 3.1.1 Ưu điểm Thứ nhất:Về trình độ nhân viên và công tác đào tạo chuyên môn cho nhân viên Việt Anh luôn tự hào với đôi ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn có trình độ, năng động và sáng tạo. Đây là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của công ty. Các kiểm toán viên của công ty kiểm toán Việt Anh đã tham gia kiểm toán rất nhiều công ty, tổng công ty lớn hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó trình độ chuyên môn của công ty không ngừng được mở rộng, nâng cao và có môi trường làm việc tốt để phát triển. Công ty luôn chú trọng đến công tác đào tạo để nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo hoặc cử nhân viên tham dự các chương trình đào tạo có hệ thống cả về chuyên môn nghiệp vụ cà kỹ năng quản lý do bộ tài chính và các tổ chức quốc tế, hiệp hội nghề nghiệp. Vì vậy nhân viên trong công ty luôn được cập nhật những kiến thức mới nhất về kế toán, kiểm toán và tài chính, thích nghi kịp thời với các chế độ do nhà nước và quốc tế quy định. Điều này làm tăng thêm chất lượng thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng nói riêng. Việc bố trí nhân sự hợp lý, phù hợp, khai thác tối đã khả năng và trình độ của kiểm toán viên cũng là một trong những ưu điểm của công ty TNHH kiểm toán Việt Anh. Thông thường, đối với khách hàng thường niên, trưởng nhóm kiểm toán vẫn được giữ nguyên, chỉ thay đổi các thành viên trong đoàn, đối với khách hàng mới, công ty thường lựa chọn những kiểm toán viên có kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực làm trưởng nhóm. Chính vì vậy đã giúp cho kiểm toán viên có sự am hiêu tốt nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, phát huy tối đã những kỹ năng của mình, từ đó rút ngắn thời gian và chi phí kiểm toán. Thứ hai: Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong từng giai đoạn của cuộc kiểm toán Tại Việt Anh đã xây dựng được một chương trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán khá chặt chẽ với sự phân công rõ ràng cho từng cá nhân chịu trách nhiệm soát xét như ban giám đốc, trưởng phó phòng, trưởng nhóm, điều này sẽ giúp Việt Anh sửa chữa những sai sót kịp thời, giảm thiếu tối đa những rùi ro trong quá trình thực hiện, góp phần nâng cao uy tín cho công ty trên thị trường kiểm toán. Việc kiểm soát chất lượng kiểm toán được quản lý chặt chẽ trong từng khâu, từng giai đoạn cụ thể của quá trình kiểm toán: - Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. Nhận thức rõ việc lập kế hoạch kiểm toán sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc kiểm toán có hiệu quả, giảm chi phí và đảm bảo chất lượng kiểm toán. Bởi vậy, đối với mỗi khách hàng, trước khi tiến hàng kiểm toán, công ty kiểm toán Việt Anh đều lập kế hoạch chung cho cuộc kiểm toán và kế hoạch chi tiết cho từng phần hành. Trong giai đoạn này, ban tổng giám đốc sẽ bổ nhiệm trưởng nhóm kiểm toán và trợ lý kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước ban tổng về chất lượng và hiệu quả của nhóm kiểm toán. Việc tìm hiểu khách hàng cũng được công ty chú trọng. Trưởng nhóm kiểm toán cùng với các kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán sẽ đánh giá khả năng rủi ro có thể xảy ra đối với khách hàng , các khoản mục trọng yếu và đưa ra kết hoạch chi tiết. - Giai đoạn thực hiện kiểm toán. Đối với bất kỳ phần hành kiểm toán khoản mục nào trên báo cáo tài chính, công ty đều xây dựng một chương trình kiểm toán cụ thể, đó là những giấy tờ làm việc của kiểm toán viên về từng phần hành, trên đó có nghi những hướng dẫn chi tiết bước công việc mà kiểm toán viên cần thực hiện. Những giấy tờ làm việc này được những người có đủ trình độ, giàu kinh nghiệm của công ty xây dựng nên và đã được soát xét, kiểm định chất lượng. Ở công ty Kiểm toán Việt Anh, các kiểm toán viên đã vận dụng một những mẫu chương trình này một cách linh hoạt, sáng tạo vào trong từng cuộc kiểm toán cụ thể. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên sử dụng nhiều phương pháp như: đối chiếu sổ sách chứng từ, thực hiện các thủ tục tính toán lại nhằm thu thập được đầy đủ thông tin các bằng chứng có hiệu lực. Trên cơ sở lập kế hoạch đầy đủ về thời gian, phạm vi tiến hành và dựa trên các thủ tục kiểm toán đã được xây dựng sẵn, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết theo phạm vi đã xác định trên kế hoạch một cách tương đối chặt chẽ. Kiểm toán viên còn dựa vào kinh nghiệm của mình, óc phán đoán để đưa ra những nhận định , từ đó kết hợp với điều tra chọn mẫu đưa ra những kết luận chính xác. Cách làm này giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Trong quá trình kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ phân công từng công việc cụ thể cho từng kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán. Các kiểm toán viên phải chịu trách nhiệm về công việc mà mình đã được giao. Ở công ty Kiểm toán Việt Anh, trong một nhóm kiểm toán, các thành viên đã biết cách phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện kiểm toán, nhằm đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Một ưu điểm nữa trong thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cũng như kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng ở công ty kiểm toán Việt Anh là việc ghi chép của kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán được đánh số tham chiếu một cách có hệ thống, rõ ràng. Ký hiệu tham chiếu được thống nhất cho toàn bộ công ty. Điều này giúp cho kiểm toán viên dễ dàng đối chiếu, so sánh các phần việc với nhau và giúp cho công tác kiểm tra, soát xét trở nên nhanh chóng. Giai đoạn kết thúc kiểm toán. Đưa ra ý kiến cuối cùng về báo cáo tài chính của khách hàng, trưởng nhóm kiểm toán soát xét lại công việc một cách độc lập trên các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên và tài liệu thu thập được. Kết thúc kiểm toán, đoàn kiểm toán đều thực hiện đánh giá, rút kinh nghiệm cho những lần kiểm toán lần sau. Bên cạnh việc phát hành báo cáo kiểm toán, công ty còn chú trọng đến công tác tư vấn, chấn chỉnh hoạt động tài chính của đơn vị kiểm toán thông qua thư quản lý. Nhờ vậy, sau khi kiểm toán, đơn vị được kiểm toán sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Thủ tục soát xét báo cáo trước khi phát hành. Tên khách hàng: Công ty TNHH XYZ Tham chiếu: Niên độ kế toán: Các chỉ dẫn và yêu cầu: Những thủ tục dưới đây giúp cho kiểm toán viên, lãnh đạo và ban giám đốc trong việc soát xét báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính của khách hàng trước khi phát hành và được lưu kèm bản dự thảo cuối cùng trong hồ sơ kiểm toán năm. Tài liệu này cùng bản dự thảo báo cáo cuối cùng được gửi kèm với bản báo cáo sẽ chính thức phát hành và gửi cho ban giám đốc xem xét lần cuối cùng trước khi phê duyệt phát hành báo cáo. Thủ tục Kiểm toán viên Lãnh đạo Ban giám đốc Tham chiếu (ký /ngày) (ký /ngày) (ký /ngày) Thứ ba: việc thiết kế chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng. Hiện nay, Việt Anh đã thiết kế chương trình kiểm toán cho tất cả các khoản mục, trong đó có khoản mục phải thu khách hàng, điều này đã hỗ trợ hữu hiệu cho công tác kiểm toán của kiểm toán viên. Chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng được xây dựng một cách khá hiệu quả. Nó bao gồm những dự kiến chi tiết về công việc kiểm toán cần thực hiện, những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập, các thủ tục kiểm toán cần thiết, phù hợp với khoản phải thu khách hàng. Chương trình kiểm toán của công ty được cập nhật hàng năm dựa trên những kinh nghiệm thu thập được của kiểm toán viên trong mùa kiểm toán và những thay đổi về các chính sách kế toán, kiểm toán trong năm của Bộ tài chính. Do đó, chương trình kiểm toán càng ngày càng phù hợp hơn, hiệu quả hơn. Thứ tư: Về việc thiết kế hồ sơ liên quan đến khoản mục phải thu khách hàng. Được sắp xếp một cách khoa học và hợp lý. Tất cả giấy tờ làm việc đều được đánh tham chiếu, ghi chú cụ thể tạo điều kiện cho việc tổng hợp vấn đề cũng như kiểm tra soát xét của cấp trên được thuận lợi. Hồ sơ kiểm toán là tài sản của công ty nên được lưu trữ và quản lý cẩn thận phục vụ cho những cuộc kiểm toán năm sau. Giấy tờ làm việc liên quan đến nợ phải thu được trình bầy theo trình tự từ tổng quan đến chi tiết, từ kết luận đến những bằng chứng kiểm toán cụ thể. Trước khi tiến hành kiểm toán, Kiểm toán viên phải xem xét hồ sơ kiểm toán thường trực cũng như hồ sơ kiểm toán của những năm trước làm cơ sở đối chiếu cũng như xem xét những vấn đề còn tồn tại. Thứ năm: về công tác chuẩn bị vật chất, hậu cần cho kiểm toán viên. Tuy mới được thành lập và phát triển, tuy nhiên công ty cũng đã chú trọng đến công tác đầu tư trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đảm bảo đủ điều kiện về kỹ thuật để các kiểm toán viên hoàn thành xuất sắc công việc của mình. Các tiên bộ khoa học mới thường xuyên được cập nhật và áp dụng. Cho đến nay, công ty đã có hệ thống thiết bị hiện đại thường xuyên được cải tiến như: máy tính sách tay, máy chiếu, máy in 3.1.2 Hạn chế. Thứ nhất: về công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải thu khách hàng. Nghiên cứu đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng là một công việc bắt buộc, cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong cuộc kiểm toán. Nó giúp kiểm toán viên đánh giá tính hiệu lực hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó xác định thủ tục kiểm toán cho phù hợp. Nếu kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nộ bộ hoạt động hiệu quả, rủi ro kiểm soát thấp thì kiểm toán viên sẽ thu hẹp phạm vi, khối lượng công việc kiểm toán chi tiết và tiết kiệm chi phí kiểm toán. Mặt khác đánh giá không đúng về thực tế hoạt động, độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ khiến kiểm toán viên có thể bỏ sót những nội dung trọng yêu, làm tăng rủi ro kiểm toán. Tuy nhiên, ở một số khách hàng do thời điểm ký hợp đồng kiểm toán và thời điểm thực hiện kiểm toán là không nhiều nên kiểm toán viên ít chú trọng việc kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ mà tập trung vào kiểm tra chi tiết. Ngoài ra, việc áp dụng những câu hỏi khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với từng khách hàng còn mang tính máy móc, nhiều khi không phù hợp với từng loại hình khách hàng. Các câu hỏi này thường mang tính chung chung. Điều này có thể dẫn đến việc đánh giá rùi ro kiểm soát cho khoản mục phải thu khách hàng không chính xác và phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục này không phù hợp. Bên cạnh đó, khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, Việt Anh mới chỉ dừng lại ở tìm hiểu thủ tục kiểm soát của khách hàng mà chưa tiến hành các thủ tục kiểm toán để khẳng định chắc chắn hệ thống kiểm soát nội bộ là thực sự có hiệu lực. Vì vậy, các kiểm toán viên thường kiểm tra chi tiết trên mẫu có kích thước lớn, gây lãng phí thời gian và chi phí. Thứ hai: Về thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng. Thủ tục phân tích luôn được khuyến khích sử dụng trong kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng khi có điều kiện. Vì thủ tục này được đánh giá là hữu hiệu, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu đưa ra ý kiến đáng tin cậy. Trong thực tế kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng ở công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh cho thấy thủ tục phân tích chưa được các kiểm toán viên áp dụng triệt để. Trong chương trình kiểm toán các khoản phải thu cũng không nêu rõ cách thức thực hiện thủ tục phân tích mà chỉ nêu chung chung. Khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên chỉ áp dụng thủ tục phân tích đơn giản, nhất là chỉ so sánh ngang để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu. Kiểm toán viên hầu như không thực hiện một cách cẩn thận thủ tục này mà áp dụng việc phân tích như một biện pháp bổ sung cho kiểm tra chi tiết. Thứ ba: Về việc gửi thu xác nhận trong kiểm toán khoản phải thu khách hàng. Gửi thư xác nhận các khoản phải thu khách hàng là thủ tục quan trọng nhất để kiểm tra các mục tiêu hiệu lực, định giá và kịp thời. Trong thực tế kiểm toán, việc thực hiện gửi thư xác nhận khá tốn kém, mất nhiều thời gian, chi phí và có khả năng cũng không nhận đước sự phản hồi. Chính về vậy khi kiểm toán các khách hàng, kiểm toán viên thường dựa vào biên bản đối chiếu đối với công nợ do chính khách hàng thực hiện với đối tác của họ, còn nếu khách hàng không có biên bản đối chiếu công nợ thì kiểm toán viên sẽ tự tiến hành gửi thư xác nhận, nhưng thường không gửi cho tất cả mà chỉ chọn một số đối tượng để gửi. Việc này, có thể sẽ làm tăng khả năng có sự dàn xếp trước của đối tượng được kiểm toán với bên thứ ba. Thứ tư: Việc ghi chép của kiểm toán viên. Tài liệu làm việc của kiểm toán viên cung cấp các bằng chứng kiểm toán quan trọng làm cơ sở hình thành các ý kiến của kiểm toán viên và là minh chứng cho việc tiến hành theo đúng chuẩn mực kiểm toán. Ý thức được tầm quan trọng đó, Việt Anh đã xây dựng những quy định riêng về cách thức tổ chức và lưu trữ tài liệu làm việc, xây dựng hồ sơ kiểm toán hợp lý, thống nhất và khoa học. Hệ thống hồ sơ này không những giúp kiểm toán viên ghi chép các công việc thực hiện nhanh chóng, đơn giản mà còn giúp cho trưởng đoàn kiểm toán và ban giám đốc dễ dàng hơn trong việc soát xét toàn bộ cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, qua thực tế xem xét hồ sơ kiểm toán của một số đơn vị khách hàng của Việt Anh, kiểm toán viên hầu như chỉ ghi lại những kết quả trên giấy tờ làm việc, còn các thông tin khác như quá trình tiến hành kiểm tra, trình tự các bước công việc, dung lượng mẫu chọn và cách thức chọn mẫu không được ghi chép đầy đủ. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn các cuộc kiểm toán bị hạn chế về mặt thời gian do đó kiểm toán viên không có đủ điều kiện để ghi chép tất cả những công việc thực hiện. Điều này có thể chấp nhận được nếu như những sai sót phát hiện được là đơn giản, còn trong trường hợp có những tình huống phức tạp thì cách ghi chép như trên sẽ không hiệu quả, bởi nó khiến cho người thực hiện công việc soát xét khó khăn trong việc nắm bắt vấn đề, khó đưa ra quyết định yêu cầu kiểm toán viên tăng lượng mẫu chọn, thu thập thêm bằng chứng hay quy trình thực hiện như thế đã phù hợp với thực tế hay chưa. 3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế - Do bảng câu hỏi được xây dựng chung cho mọi đối tượng khách hàng với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau cũng như chung cho tất cả các phần hành mà không cụ thể cho từng phần hành nên rất khó cho kiểm toán viên kiểm toán từng phần hành khó có thể xác định được trọng tâm cần kiểm toán, gây lãng phí, tốn kém. - Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ khi tham gia kiểm toán tại đơn vị khách hàng chỉ được kiểm toán viên thực hiện ở mức độ hình thức. Kiểm toán viên chỉ dừng lại ở mức hiểu biết chung về hệ thống kiểm soát nội bộ mà chua tìm hiểu sự vận hành, hiệu quả của việc kiểm soát nội bộ thức sự là cao hay thấp. Đồng thời, việc đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ cũng không được kiểm toán viên thực hiện như một bước để thu hẹp phạm vi kiểm toán, giảm khối lượng công việc kiểm tra chi tiết. - Công ty kiểm toán Việt Anh mới chỉ thành lập nên đội ngũ nhân viên đang còn mỏng nhưng lại kiểm toán với nhiều khách hàng trên quy mô rộng, số lượng nhiều và đa dạng các loại hình doanh nghiệp. Do đó, trong cuộc kiểm toán, một kiểm toán viên phải hiện nhiều phần hành, nên có thể có những sai sót khi thực hiện. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả cuộc kiểm toán. - Do kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán các khoản phải thu khách hàng chỉ chú trọng vào các thông tin tài chính có được trên báo cáo tài chính của khách hàng, hơn nữa lại do sự hạn chế về mặt thời gian nói chung cũng như thời gian kiểm toán khoản mục phải thu nói riêng nên kiểm toán viên chưa tiến hành phân tích được những thông tin phi tài chính, cũng như chưa tiến hành đối chiếu với số bình quân ngày được. - Công ty kiểm toán Việt Anh có quy định về việc ghi chép giấy tờ làm việc rất rõ ràng, nhưng do thời gian kiểm toán ngắn, một số kiểm toán viên khi thấy không có sai phạm gì đã chủ quan không nghi chép lại. 3.2 KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT ANH THỰC HIÊN. 3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng. Thứ nhất: xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng kiểm toán và trong xu thế hội nhập hiện nay. Ở Việt Nam hiện nay, kiểm toán đang còn là một ngành mới, non trẻ. Kiểm toán chỉ thực sự ra đời vào đầu năm 90. Chính vì vậy phải hoàn thiện kiểm toán về mọi mặt nhất là hoàn thiện quy trình kiểm toán để đáp ứng được nhu cầu cà cân bằng được chi phí của các cuộc kiểm toán. Hiện nay, Việt Nam đang bước vào thời kỳ đổi mới rất mạnh mẽ, trong khi đó trên thế giới, xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang trở thành một trào lưu mà bất kể quốc gia nào không bắt kịp nó đều sẽ bị đào thải, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Xu hướng này tạo ra một sân chơi bình đẳng, trong đó các doanh nghiệp có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận thông tin và các nguồn lực, thúc đẩy cạnh tranh trên cơ sở công khai minh bạch trên các cơ chế, chính sách tài chính. Điều này đem lại thời cơ, động lực cho nên kinh tế Việt Nam phát triển, nhưng những thách thức mà nó đặt ra cũng không nhỏ. Trước thực trạng đó, hoạt động kiểm toán đã phát triển không ngừng và trở thành công cụ đắc lực trong việc lành mạnh hóa nền kinh tế quốc dân. Mặc dù đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 20 năm, nhưng kiểm toán Việt Nam vẫn là một lĩnh vực còn non trẻ, chính vì vậy đổi mới kỹ thuật kiểm toán cho phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước cũng như xu hướng cung của thế giới nhằm đảm bảo sự minh bạch trong báo cáo tài chính, tạo điều kiện cho người sử dụng thông tin bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu khách quan. Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng là một phần quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính, cần tập trung xem xét vì khoản mục này tiềm ẩn nhiều rủi ro: - Đây là khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp,chiếm tỉ trọng lớn trên bảng cân đối kế toán, được nhiều người sử dụng thông tin tài chính tập trung theo dõi. Đó là nguồn thu tiền chính để đảm bảo khả năng thanh toán của công ty. Vì vậy, theo dõi khoản phải thu khách hàng là một việc hết sức quan trọng. - Khoản mục này có liên quan mật thiết tới việc xác định kết quả kinh doanh, nó phản ánh tình hình bán hàng thu tiền của doanh nghiệp. Đồng thời phản ánh tính hình khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế đang rơi vào khủng hoảng và suy thoái, các doanh nghiệp để có khả năng thu hút đầu tư, và quảng cáo tình hình tài chính doanh nghiệp có thể sử dụng các thủ thuật như thổi phòng doanh thu và lợi nhuận để thu hút vốn đầu tư hoặc cắt giảm nhằm trốn thuế. Mặt khác, doanh thu là một chỉ tiêu nhậy cảm, chứa nhiều rủi ro tiềm tàng, dễ bị chiếm dụng hoặc tham ô, nên dễ xảy ra những sai phạm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. - Khoản phải thu được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được nhưng việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi lại phụ thuộc chủ yếu vào ước tính chủ quan của nhà quản lý nên có nhiều khả năng sai phạm. Thứ hai: Xuất phát từ những hạn chế trong quy trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng do công ty TNHH kiểm toán Việt Anh thực hiện. Công ty kiểm toán Viêt Anh được thành lập từ năm 2010, thời gian hoạt động không dài nhưng công ty vẫn đang dần hoàn thiện các chương trình kiểm toán của mình, nhằm phù hợp với cơ chế mới, từ đó, một mặt nhằm đảm bảo cung cấp cho khách hàng một chất lượng dịch vụ tốt nhất với một mức chi phí kiểm toán thấp hơn, mặt khác tăng cường vị thế của công ty trên thị trường kiểm toán ngày càng sôi động và mang tính cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, để chất lượng dịch vụ Công ty cung cấp cho khách hàng ngày một nâng cao, đòi hỏi công ty không ngừng học hỏi, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế nhằm hoàn thiện hơn chương trình kiểm toán của mình. Hiện nay, phần lơn khách hàng của công ty kiểm toán Việt Anh là các doanh nghiệp sản xuất, do đó số lượng nghiệp vụ liên quan đến khoản phải thu rất nhiều, đa dạng và phức tạp. Bởi vậy, công ty kiểm toán Việt Anh phải không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính trong đó có kiểm toán khoản phải thu khách hàng để đáp ứng nhu cầu mà các nhà quản lý đặt ra. Từ thực tế kiểm toán khoản phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty khách hàng, có thể thấy quy trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng do công ty TNHH kiểm toán Việt Anh thực hiện vẫn còn một số hạn chế cần thiết cần được hoàn thiện. Quan xem xét các khía cạnh ở trên, việc phải hoàn thiện công tác kiểm toán báo cáo tài chính, cũng như hoang thiện kiểm toán khoản phải thu tại Việt Anh là cần thiết. Tuy nhiên việc hoàn thiện này cũng phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản và những yêu cầu nhất định. 3.2.2 Những nguyên tắc và yêu cầu phải hoàn thiện kiểm toán khoản phải thu khách hàng tại công ty TNHH Kiểm toán Việt Anh. Thứ nhất: Nguyên tắc để hoàn thiện: - Phải tuân thủ nhưng quy định của pháp luật Việt Nam đã quy định. - Phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và những quy định liên quan khác đến hoạt động kiểm toán. - Phải phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới và phù hợp với những điều kiện đặc thù ở Việt Nam. - Việc hoàn thiện phải đơn giản, dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo được tính hiệu quả và tiết kiệm được chi phí. - Phù hợp với điều kiện và tình hình cụ thể của công ty kiểm toán. Thứ hai: Yêu cầu để hoàn thiện: - Đối với nhà nước: phải tạo ra những điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý, môi trường kinh tế chung để có thể hoàn thiện được quy trình kiểm toán BCTC, cũng như hoàn thiện kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng. - Đối với công ty kiểm toán: + Thường xuyên cập nhật những thông tin về các chính sách chế độ, kiến thức về các văn bản, các quy định mới do nhà nước ban hành về kế toán kiểm toán, thuế và các quy định khác có liên quan. + Tiến hành xây dựng quy trình kiểm toán cho báo cáo tài chính và cho từng chu kỳ, từng khoản mục một cách chi tiết, khoa học, đảm bảo hiệu quả của cuộc kiểm toán và tiết kiệm được chi phí kiểm toán. + Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức cho đội ngũ kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán của công ty. Tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện cuộc kiểm toán. + Hình thành cơ sở vật chất và ngày càng hoàn thiện để hỗ trợ cho cuộc kiểm toán nhanh chóng, thuận lợi. - Đối với khách hàng của công ty: + Thực hiện tốt việc quản lý nợ phải thu và thu hồi nợ phải thu theo đúng quy định của nhà nước về hạch toán kế toán. + Xây dựng các quy chế kiểm soát nội bộ về quy trình quản lý nợ phải thu khách hàng. + Thường xuyên nâng cao trình độ cho đội ngũ kế toán , nhân viên trong đơn vị. + Xây dựng và bảo quản, lưu giữ hệ thông sổ sách, chứng từ kế toán cẩn thận. + Phối hợp với kiểm toán viên trong quá trình tiến hành kiểm toán. - Đối với kiểm toán viên: + Trang bị những kiến thức cần thiết về kế toán kiểm toán, và những kiến thức về khoản phải thu khách hàng nói riêng. + Thường xuyên cập nhật những kiên thức mới. + Trong quá trình thực hiện kiểm toán, tuân thủ những quy định của pháp luật, chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và những quy định mà công ty kiểm toán đề ra. 3.2.3. Những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán kiểm toán BCTC do công ty kiểm toán Việt Anh thực hiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoan_thien_kiem_toan_khoan_muc_no_phai_thu_khach_hang_trong_kiem_toan_bao_cao_tai_chinh_do_cong_ty_tnhh_kiem_toan_viet_anh_thuc_hien_2923.doc
Luận văn liên quan