Chuyên đề Kế hoạch phát triển thị trường sản phẩm tín dụng tiêu dùng của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa, Hà Nội

Đề tài: Tình hình phát triển của ngân hàng sacombank và kế hoạch phát triển sản phẩm tdtd của chi nhánh đống đa MỤC LỤC CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG VÀ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM . 1 I. Tín dụng tiêu dùng và ý nghĩa của việc phát triển thị trường sản phẩm TDTD. 1 1. Khái niệm và đặc điểm của TDTD 1 2. Các loại hình tín dụng tiêu dùng. 3 2.1. Căn cứ vào mục đích cho vay. 3 2.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả. 4 2.2.1. Tín dụng tiêu dùng trả góp. 4 2.2.2. Tín dụng tiêu dùng phi trả góp. 7 2.2.3. Tín dụng tiêu dùng tuần hoàn. 7 2.3 . Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ. 8 2.3.1. Tín dụng tiêu dùng gián tiếp. 8 2.3.2. Tín dụng tiêu dùng trực tiếp. 11 3. Ý nghĩa của TDTD 12 4. Sự cần thiết của việc phát triển sản phẩm tín dụng tiêu dung. 13 II. Lý luận về kế hoạch phát triển thị trường sản phẩm 15 1. Khái niệm chung về kế hoạch hóa. 15 2. Cơ sở cho kế hoạch phát triển sản phẩm. 17 2.1. Chỉ tiêu phản ánh doanh số TDTD 17 2.2. Chỉ tiêu phản ánh dư nợ TDTD 18 2.3. Chỉ tiêu phản ánh số lượng và số lượt khách hàng. 19 3. C¸c nh©n tè ¶nh h¬ëng ®Õn viÖc ph¸t triển thị trường tÝn dông tiªu dïng. 20 3.1. Những nhân tố vĩ mô. 20 3.2. Những nhân tố vi mô. 21 CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG SACOMBANK VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TDTD CỦA CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 25 I. Một số nét khái quát của Chi nhánh Ngân hàng Sacombank Đống Đa. 25 1. Quá trình hình thành và phát triển. 25 2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 26 2.1. Cơ cấu tổ chức. 26 2.1.1. Mô hình quản lý theo khu vực. 26 2.1.2. Mô hình quản lý chi nhánh Đống Đa Hà Nội 27 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. 27 I. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm gần đây 31 1. Các sản phẩm chủ yếu của Sacombank. 31 1.1. Sản phẩm tiền gửi 31 1.2. Sản phẩm cho vay. 31 1.3. Dịch vụ chuyển tiền. 31 1.4. Các dịch vụ khác. 32 2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm gần đây 32 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội địa phương. 32 1.2. Kết quả hoạt động của chi nhánh Sacombank Đống Đa trong thời gian gần đây. 33 2.2.1. Công tác huy động vốn. 33 2.2.2. Công tác đầu tư tín dụng. 35 2.2.3. Công tác kinh doanh đối ngoại 35 2.2.4.Các hoạt động dịch vụ khác. 36 2.2.5. Hoạt động tài chính . 37 3. Tình hình mở rộng loại hình TDTD 38 3.1. Số lượng và số lượt khách hàng. 41 3.2. T×nh h×nh doanh thu tõ ho¹t ®éng TDTD. 43 3.2.2. Đánh giá chung về mở rộng TDTD tại chi nhánh Sacombank Đống Đa trong thời gian qua. 44 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM TÍN DỤNG TIÊU DÙNG 54 I. Mục tiêu chung về hoạt động kinh doanh của chi nhành ngân hàng Sacombank Đống Đa trong thời gian tới. 54 1. Đề xuất giải pháp đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển thị trường sản phẩm TDTD tại chi nhánh Đống Đa. 56 1.1. Xây dựng và hoàn thiện danh mục sản phẩm TDTD 56 1.2. Đa dạng hoá phương thức TDTD 57 1.3. Hoàn thiện quy trình cho vay. 58 1.4. Gắn mở rộng TDTD đi đôi với việc nâng cao chất lượng TDTD 58 1.5. Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng . 59 1.6. Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị nhằm hiện đại hoá công nghệ ngân hàng . 60 1.7. Nâng cao trình độ, phong cách phục vụ của các cán bộ nhân viên ngân hàng 61 2. Kiến nghị về phía Chính phủ và các cơ quan Bộ ngành. 62 3.3. Kiến nghị về phía Chi nhánh Sacombank Đống Đa. 63 KẾT LUẬN 64

doc60 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2889 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế hoạch phát triển thị trường sản phẩm tín dụng tiêu dùng của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đống Đa, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h doanh ngoại hối, huy động nguồn tiền gửi ngoại tệ của chi nhánh hoạt động khá cầm chừng thì bước nhảy vọt trong năm 2009 thể hiện sự coi trọng lĩnh vực tiềm năng này của chi nhánh. Bất chấp những yếu tố biến động về tỷ giá trong năm 2009, nguồn huy động vốn ngoại tệ và doanh số mua bán tăng gần gấp đôi so với 2008, đảm bảo một nguồn cung ngoại tệ ổn định cho hoạt động của ngân hàng. 2.2.3.4. Các hoạt động dịch vụ khác Hoạt động kinh doanh thẻ: Hoạt động phát hành thẻ của chi nhánh đã có nhiều chuyển biến tốt. Số lượng thẻ được phát hành ngày càng nhiều, đặc biệt trong năm 2009, tổng số thẻ phát hành đã đạt hơn 1104 thẻ, vượt 124% kế hoạch được giao, bao gồm thẻ ATM, VISA DEBIT, VISA CREDIT, thu nhập về thẻ mỗi năm đạt từ 50-80 triệu đồng. Nắm bắt được ý nghĩa của việc phát triển cơ sở thiết bị có ý nghĩa quyết định trong lĩnh vực phục vụ thanh toán, chi nhánh đã triển khai lắp đặt thêm nhiều máy ATM, với 03 máy được giao quản lý ban đầu, đến nay chi nhánh đã quản lý 08 máy ATM trên địa bàn quận Đống Đa, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng nhất. 2.2.3.5. Hoạt động tài chính Công tác tiền tệ kho quỹ và kế toán: Công tác thu – chi, kế toán tài chính luôn được đảm bảo đúng giờ, chính xác, an toàn, hạn chế tối đa trường hợp khách hàng phải chờ đợi hoặc sai sót. Đồng thời quản lý được tốt, tránh được những thiệt hại, rủi ro do lỗi kế toán của ngân hàng. Công tác điều hành và quản lý hoạt động của các PGD trực thuộc: Năm 2009, Chi nhánh khai trương 02 PGD trực thuộc là PGD Kim Liên & PGD Khương Mai, nâng tổng số điểm giao dịch của Chi nhánh lên là 03 PGD & 01 quầy tại Công ty CK Hải Phòng, góp phần quảng bá thương hiệu, tăng lợi thế cạnh tranh của Sacombank với các Ngân hàng trên địa bàn. Các PGD hoạt động hiệu quả, đảm bảo hoạt động an toàn, không gây rủi ro cho Ngân hàng và góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch của toàn Chi nhánh. Công tác kiểm soát rủi ro và quản lý nợ quá hạn: Chi nhánh đã đặt ra một trong những mục tiêu quan trọng là phải kiểm soát và quản lý thật tốt các khoản nợ của các khách hàng, đồng thời cũng tư vấn cho khách hàng sử dụng vốn an toàn & hiệu quả, quán triệt tốt công tác đôn đốc, thu hồi nợ quá hạn. Do vậy, tình hình nợ quá hạn của ngân hàng ngày càng được cải thiện, đặc biệt là năm 2009 sau khi nền kinh tế dần phục hồi sau khủng hoảng. Từ đó, chúng ta có kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Đống Đa trong thời gian qua như sau Bảng 4: Kết qủa hoạt động kinh doanh qua các năm (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm 2006 2007 2008 2009 1.Doanh thu 173 291,2 402,5 478,2 - Doanh thu từ cho vay 87 127,5 210,3 278,9 - Doanh thu từ dịch vụ 68 134,7 154,2 167,3 - Doanh thu từ điều hoà vốn 18 29 38 32 2. Chi phí 232 272,3 322,9 454,6 - Chi từ huy động vốn 95 96,7 135,1 243,9 - Chi dịch vụ 72 102,6 112,8 132,7 - Chi điều hành 65 73 75 78 3. Lợi nhuận (-) 59 18,9 79,6 23,6 (Nguồn: Báo cáo KQKD các năm 2006 – 2009 NH Sacombank chi nhánh Đống Đa) 2.2.4. Đánh giá chung của phát triển thị trường TDTD Như đã biết, việc đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ sẽ giúp các ngân hàng không chỉ thoả mãn ngày càng nhiều nhu cầu của khách hàng mà còn giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro so với việc chỉ đầu tư vào một số loại sản phẩm nhất định. TDTD là hình thức tín dụng mà có sự đa dạng về các sản phẩm của nó xuất phát từ sự đa dạng trong nhu cầu của khách hàng. Tại chi nhánh NHNo Thăng Long, việc thực hiện mở rộng loại hình TDTD đang ngày càng được quan tâm. Trong thời gian đầu khi triển khai hình thức tín dụng này, các loại hình của TDTD còn nghèo nàn chủ yếu là cho vay sửa chữa nhà cửa...Chỉ đến những năm gần đây, khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển đa dạng các loại hình TDTD tại các ngân hàng khác trên địa bàn thì TDTD mới thực sự được chi nhánh quan tâm và phát triển. Bên cạnh cho vay mua nhà, sửa chữa nhà cửa thì chi nhánh còn mở rộng việc cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm các loại vật dụng sinh hoạt cần thiết trong gia đình. Tuy nhiên, tại chi nhánh hiện giờ vẫn chưa có hình thức cho vay du học, cho vay xuất khẩu lao động.. như một số ngân hàng khác đang tiến hành triển khai Nếu xem xét cơ cấu TDTD theo mục đích cho vay tại chi nhánh thì có thể thấy rằng cho vay cư trú chiếm tỷ trọng cao. Điều đó được thể hiện rõ qua bảng sau: B¶ng 5: D­ nî TDTD theo môc ®Ých cho vay t¹i chi nh¸nh Sacombank Đống Đa qua c¸c n¨m. Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 số tiền % số tiền % % số tiền % TDTD 87 100 127,5 100 210,3 100 278,9 100 - Cư trú - Phi cư trú 68 19 78,2 21,8 86,19 41,31 67,6 32,4 121,55 88,75 57,8 42,2 220,33 58,57 79 92 ( Nguồn: Báo cáo hoạt động TDTD tại chi nhánh qua các năm) Sở dĩ cho vay cư trú tại chi nhánh chiếm tỷ trọng cao là do nhu cầu của khách hàng về cho vay mua nhà, sửa chữa nhà cửa tại chi nhánh thường chiếm ưu thế hơn. Số lượng khách hàng vay tiêu dùng của chi nhánh rất đông, đặc biệt là những khách hàng thực hiện các khoản vay cư trú. Vào các dịp cuối năm, gần lễ Tết, số lượng các khoản cho vay sửa chữa nhà cửa tăng mạnh trong khi cho vay mua xe máy... hoặc sắm sửa các vật dụng gia đình khác thường không cao. Ngoài ra, cũng phải kể đến một số tác động của môi trường bên ngoài như những biến động của nền kinh tế. Cụ thể, năm 2007 và năm 2008, cho vay cư trú chiếm tỷ trọng cao nhưng đến năm 2009, tỷ lệ này đã giảm đi (mặc dù nếu xét tăng trưởng tuyệt đối thì đều tăng qua các năm). Nguyên nhân là do năm 2009, nền kinh tế gặp nhiều biến cố, đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đã tác động không nhỏ đến nhu cầu vay vốn của người tiêu dùng. Do giá vàng tăng cao, nên giao dịch bất động sản ở những thời điểm giá vàng tăng tại những khu vực như Hà Nội, Tp HCM... có xu hướng chững lại. Người tiêu dùng dè dặt hơn trong việc thực hiện các khoản vay cư trú, chủ yếu chỉ là các khoản vay để sửa chữa nhà cửa . Để có thể hình dung một cách rõ ràng hơn tình hình tăng trưởng của tín dụng cư trú, ta có thể quan sát biểu đồ sau: Biểu 1: Tình hình tăng trưởng TDTD theo mục đích cho vay tại chi nhánh qua các năm. 2.2.4.1. Số lượng và số lượt khách hàng. Nằm trên địa bàn đông dân cư với màng lưới các chi nhánh cấp 2 ngày càng được mở rộng, khách hàng của chi nhánh rất đông với nhu cầu đa dạng. Chỉ cần nhìn vào bảng doanh số cho vay và dư nợ TDTD tại chi nhánh qua các năm là có thể thấy được rằng các khoản TDTD ngày càng mở rộng về quy mô, điều đó cũng có nghĩa là số lượng khách hàng đến giao dịch với chi nhánh ngày càng tăng. Bên cạnh việc cố gắng duy trì mối quan hệ với những khách hàng quen, khách hàng truyền thống thì chi nhánh cũng đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến thực hiện giao dịch TDTD với chi nhánh. Nhờ những nỗ lực trên mà trong thời gian vừa qua, số lượng khách hàng đến thực hiện các giao dịch TDTD tại chi nhánh đã tăng lên đáng kể, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ tín dụng nói chung và dư nợ TDTD nói riêng. Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tuyệt đối tăng so 2006 Tuyệt đối tăng so 2007 Tuyệt đối tăng so 2008 åDS TDTD (tỷ VNĐ) 98 150 52 250 100 320 70 åkhách hàng (lượt) 12800 14200 1400 17000 2800 19500 2500 (Nguồn: Báo cáo tình hình TDTD tại chi nhánh qua các năm) Bảng số liệu trên cho thấy, cùng với sự tăng lên trong doanh số TDTD là sự tăng lên của số khách hàng đến giao dịch TDTD với chi nhánh. Khách hàng của chi nhánh ngày càng tăng qua các năm, điều này chứng tỏ uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng cao trên thị trường, nhờ đó sẽ tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh .Chính điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho chi nhánh mở rộng hơn nữa hoạt động TDTD. Trong thời gian tới đây chi nhánh tiến hành việc nghiên cứu, phân loại thị trường, phân loại khách hàng nhằm thực hiện tốt việc mở rộng TDTD cả về số lượng và số lượt khách hàng cũng như thực hiện việc đa dạng hoá các loại hình TDTD. Như vậy, thông qua các chỉ tiêu đánh giá mở rộng TDTD có thể thấy được rằng chi nhánh Sacombank Đống Đa đã có những nỗ lực đáng kể trong việc mở rộng TDTD. Từ việc tăng quy mô doanh số cho vay,dư nợ TDTD và tăng số lượng khách hàng cho đến việc thực hiện mở rộng loại hình TDTD đã thể hiện sự quan tâm của chi nhánh trong việc vừa mở rộng TDTD vừa nâng cao chất lượng TDTD. 2.2.4.2. T×nh h×nh doanh thu tõ ho¹t ®éng TDTD. Cùng với việc mở rộng TDTD qua các năm 2007-2009, doanh thu từ hoạt động này cũng tăng lên tương ứng, góp phần làm tăng thu nhập cho chi nhánh. Bảng 7: Tình hình doanh thu từ TDTD tại chi nhánh NHNo Thăng Long từ năm 2002-2004. Đơn vị: tỷ VNĐ. Chỉ tiêu doanh thu 2006 2007 2008 2009 số tiền % số tiền % số tiền % số tiền % - HĐTD 780 100 579,45 100 704,34 100 993,07 100 - TDTD 97 3,0 12,44 127,5 6,8 22 210,3 10,7 39,6 278,9 28 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua các năm) Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng, doanh thu từ hoạt động TDTD qua các năm tăng trưởng mạnh. Cụ thể: - Năm 2006, doanh thu từ TDTD là 97 tỷ đồng, chiếm 12,44%/ tổng doanh thu từ hoạt động tín dụng. Năm 2006 là năm diễn ra nhiều sự kiện, đặc biệt là việc Viêt Nam gia nhập WTO đã tạo nhiều điều kiện mở rộng thị trường kinh doanh, tạo điều kiện phát triển kinh tế dù kinh tế trong nước năm 2006 gặp không ít khó khăn, hạn hán, bão lũ gây thiệt hại nặng nề ở nhiều vùng trong cả nước; dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở gia súc, dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại các tỉnh ĐBSCL… đã gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp... Tốc độ tăng trưởng 8,17% năm 2006 tạo điều kiện doanh thu TDTD đạt mức cao. - Năm 2007, doanh thu từ TDTD là 127,5 tỷ đồng, chiếm 22%/tổng doanh thu từ hoạt động tín dụng. So với năm 2006, doanh thu từ TDTD đó tăng gấp đôi. Trong năm này, tỷ lệ đầu tư so với GDP năm 2007 cao 44% do các chính sách khuyến khích tiều dùng và sản xuất, tác động trực tiếp tới người dân và toàn bộ ngành ngân hàng không riêng chi nhánh Sacombank. - Năm 2008, doanh thu TDTD tiếp tục tăng, đạt 278,9 tỷ đồng, chiếm 39,6% , so với 2007, doanh thu năm 2008 tăng 64,9% (tăng 82,8 tỷ đồng) , do xu hướng mở rộng tièn tệ nhằm cưỡng lại sức ép từ cuộc khủng hoảng toàn cầu đã tạo điều kiện tăng doanh thu ngân hàng. Tuy nhiên, việc các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay đã gây ra ảnh hưởng tới doanh thu TDTD năm 2009. - Năm 2009, doanh thu TDTD tiếp tục tăng, đạt 278,9 triệu đồng, chiếm 28% , với tốc độ tăng so với năm 2008 là 32,6% (tăng 68,6 tỷ đồng) nhờ những chính sách thích hợp của ngân hàng, việc điều chỉnh lãi suất thị trường liên ngân hàng trong quý 1 tình hình kinh tế khả quan diễn ra trên thị trường đã tác động tích cực tới thị trường tín dụng. Kết quả trên thực sự là rất đáng mừng bởi nó cho thấy việc mở rộng TDTD không những đã góp phần làm tăng thu nhập cho chi nhánh mà ngày càng trở thành một nguồn thu quan trọng. Việc doanh thu từ hoạt động TDTD năm 2007 và 2008 có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô và tốc độ như vậy là do: Doanh số cho vay TDTD năm 2007 và 2008 tăng trưởng mạnh đồng thời chênh lệch lãi suất bình quân của hoạt động TDTD năm 2007 và 2008 cao hơn so với năm 2006. Nhìn chung, tuy còn gặp một số khó khăn ban đầu trong việc triển khai loại hình TDTD nhưng với khả năng của chi nhánh cùng với tiềm năng mở rộng hoạt động này, trong tương lai TDTD sẽ là xu hướng phát triển chủ yếu của chi nhánh, đồng thời còn đóng góp một nguồn thu quan trọng . 2.2.4.3. Đánh giá chung về mở rộng TDTD tại chi nhánh Sacombank Đống Đa trong thời gian qua 2.2.4.3.1. Những kết quả đạt được Góp phần làm tăng thu nhập cho chi nhánh. Một điều dễ nhận thấy là cùng với việc mở rộng TDTD thì doanh thu từ hoạt động này cũng ngày càng được mở rộng, góp phần làm tăng thu nhập cho chi nhánh. Nếu năm 2008, TDTD chỉ chiếm tỷ trọng 24% trong cơ cấu cho vay và đem lại 3% thu nhập của hoạt động tín dụng cho chi nhánh thì đến năm 2009, TDTD đã chiếm tỷ trọng 11,3% và đem lại 10,7% nguồn thu từ hoạt động tín dụng. Rõ ràng sự tăng trưởng về doanh số và dư nợ TDTD trong tổng doanh số và tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đã góp phần làm tăng thu nhập của hoạt động tín dụng nói riêng và toàn bộ hoạt động nói chung của chi nhánh. Mặc dù, chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong cơ cấu cho vay của chi nhánh nhưng do lãi suất cho vay tiêu dùng luôn cao hơn so với lãi suất cho vay đối với c ác doanh nghiệp đồng thời nợ quá hạn từ hoạt động tín dụng của chi nhánh phần lớn là từ cho vay các doanh nghiệp , chính vì vậy có thể dễ dàng nhận thấy rằng hoạt động TDTD tại chi nhánh là tương đối an toàn và nguồn thu từ TDTD mang tính hiệu quả hơn. Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường. Thứ nhất, thông qua việc phát triển loại hình TDTD mà chi nhánh đã góp phần đa dạng hoá danh mục sản phẩm của mình. Điều này một mặt giúp cho chi nhánh giảm thiểu rủi ro nếu chỉ tập trung phát triển một số sản phẩm nhất định. Mặt khác, với việc phát triển loại hình này mà chi nhánh có thể tăng thêm thu nhập từ nguồn thu phí dịch vụ thông qua các sản phẩm hỗ trợ TDTD mà chi nhánh cung cấp cho khách hàng như: dịch vụ thanh toán bằng thẻ tín dụng, dịch vụ ngân hàng tại gia...Qua đây, có thể thấy rằng quy mô hoạt động của chi nhánh đã được mở rộng. Thứ hai, việc phát triển loại hình TDTD đã giúp chi nhánh đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo điều kiện cho chi nhánh thiết lập các mối quan hệ với khách hàng. Khách hàng của chi nhánh không chỉ giới hạn ở một bộ phận dân cư phân bố tại nơi chi nhánh làm việc mà còn mở rộng hơn ở những địa bàn khác. Nhờ vậy, phạm vi và địa bàn hoạt động của chi nhánh ngày càng được mở rộng. Và do đó, uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng cao, làm tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường. Qua việc phân tích trên cho thấy, việc phát triển thị trường sản phẩm TDTD không những tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động của mình. Ngoài ra, còn giúp chi nhánh phát huy thế mạnh của mình thông qua việc khai thác tiềm năng của loại hình TDTD. Rõ ràng, việc phát triển loại hình tín dụng này đã góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh trên thị trường. Góp phần nâng cao từng bước trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều đánh giá, mảng cho vay tiêu dùng trong dân cư là một thị trường tiềm năng, và trong tương lai , đây sẽ là loại hình tín dụng đóng vai trò chủ đạo trong dịch vụ ngân hàng. Nếu trước kia, khách hàng chủ yếu của các NHTM là các doanh nghiệp, trong khi đó một bộ phận lớn dân cư với nhu cầu tiêu dùng đa dạng nhưng chỉ được cung cấp một số ít sản phẩm, thì nay, các NHTM đã hướng tới người tiêu dùng nhiều hơn bằng cách cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của họ. Người tiêu dùng do đó không còn phân vân trong việc lựa chọn sản phẩm mà ngân hàng cung cấp, họ chỉ còn phân vân lựa chọn ngân hàng mà mình sẽ sử dụng sản phẩm đó. Rõ ràng là có một sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM. Chính vì lẽ đó, các ngân hàng muốn thu hút khách hàng thì không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ, nhân viên ngân hàng. Xuất phát từ thực tế trên, chi nhánh Sacombank Đống Đa luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ, nhân viên ngân hàng. Trong quá trình triển khai loại hình TDTD, chi nhánh đã chủ động bố trí các lớp học ngắn hạn về nghiệp vụ giao tiếp, phân tích đánh giá khách hàng... đồng thời thường xuyên cập nhật thông tin về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn bản pháp quy, thông tin kinh tế thị trường, quy trình nghiệp vụ cho vay cùng các thông tin về phòng ngừa rủi ro trong tín dụng ngân hàng với sự trợ giúp và giảng dạy từ các giảng viên tại các trường đại học chuyên ngành tài chính- ngân hàng. Như vậy, thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ, nhân viên ngân hàng mà chi nhánh đã tạo ra những chuyển biến trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. 2.2.4.3.2. Một số hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân . Một số hạn chế cần khắc phục Thứ nhất: Chi nhánh Sacombank Đông Đô luôn là đơn vị có số dư thừa vốn điều TW lớn, hoạt động cho vay tại số thời điểm bị hạn chế theo chỉ đạo của Tổng công ty. Đặc biệt qua bảng phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của chi nhánh có thể thấy được rằng, tại chi nhánh chưa có sự cân đối tốt giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Điều này thể hiện tính hiệu quả trong công tác đầu tư và cho vay nền kinh tế của chi nhánh là chưa tương xứng với tiềm lực của chi nhánh. Trong khi đó, địa bàn hoạt động của chi nhánh lại là khu vực đông dân cư, nhu cầu tiêu dùng rất lớn.Trong thời tới đây chi nhánh cần có những biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn của mình. Thứ hai: Công tác tiếp thị tại chi nhánh chưa được coi trọng. Với mạng lưới các chi nhánh cấp II và phòng giao dịch được phân bố ở những nơi tập trung đông dân như chợ Mơ, khu đô thị mới Định Công...Đây là những khu vực mà số lượng người tiêu dùng dồi dào, nhu cầu đa dạng và là mảnh đất tiềm năng cho TDTD phát triển. Thế nhưng, số lượng khách hàng đến với chi nhánh còn hạn chế, một phần do khách hàng chưa biết hoặc ít được phổ biến các thông tin về sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Phần lớn, khách hàng có nhu cầu thường tự tìm đến với ngân hàng. Thực tế, tại chi nhánh cũng đã xúc tiến các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo nhưng thực sự công tác tiếp thị tại chi nhánh vẫn còn chưa có chiều sâu, chưa đi sâu vào nghiên cứu phân loại khách hàng để có cơ sở cho việc định ra chiến lược kinh doanh dài hạn trong tương lai. Thứ ba: Quy trình thủ tục cho vay còn rườm rà, phức tạp. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, khách hàng sẽ đến ngân hàng để gặp gỡ cán bộ tín dụng và tiến hành lập bộ hồ sơ vay vốn. Quá trình lập bộ hồ sơ cũng khá tốn thời gian cho khách hàng vì khách hàng phải có xác nhận của cơ quan mà mình đang công tác hoặc cần có xác nhận của chính quyền địa phương về quyền sở hữu nhà hay quyền sử dụng đất. Sau khi bộ hồ sơ hoàn thành, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định. Do số lượng khách hàng đông, đồng thời luôn phải đảm bảo tính chân thực và chính xác từ những thông tin mà khách hàng cung cấp, chính vì vậy quá trình thẩm định diễn ra khá tốn thời gian và công sức của cán bộ tín dụng. Sau khi thẩm định xong, nếu đủ điều kiện vay vốn thì cán bộ tín dụng trình lên Trưởng phòng tín dụng để xét cho vay. Khi có quyết định khách hàng sẽ được giải ngân. Trong quá trình sử dụng vốn vay, cán bộ tín dụng luôn là người trực tiếp theo dõi, giám sát và đôn đốc họ trả nợ đúng hạn. Do cho vay tiêu dùng trả nợ bằng lương của khách hàng và thu nợ hàng tháng nên nếu khách hàng vì một lý do nào đó mà không thể đến trả nợ đúng hạn như đi công tác, gặp khó khăn đột xuất thì khoản nợ đó của khách hàng ngay lập tức bị chuyển thành NQH. Rõ ràng, từ khi khách hàng có nhu cầu đến vay vốn cho đến lúc được cấp vốn trải qua nhiều công đoạn với những thủ tục rườm rà và mất thời gian. Hơn nữa, khách hàng luôn bị đặt trong tình trạng giám sát và luôn ở trong tâm lý chuẩn bị trả nợ cho ngân hàng. Chính điều này đã gây tâm lý e ngại cho khách hàng. Thứ tư: Chưa phát triển hình thức tài trợ tiêu dùng cho khách hàng bằng phát hành thẻ tín dụng. Nếu trên thế giới, thẻ là hình thức giao dịch phổ biến thì tại Việt Nam, mới chỉ có một số ngân hàng phát hành thẻ tín dụng. Với những đặc điểm và thực trạng thị trường VN hiện nay, các ngân hàng gặp không ít khó khăn trong việc phát triển phát hành thẻ, ví dụ như việc thay đổi thói quen dùng tiền mặt. Tuy nhiên, thực trạng đó cho thấy thị trường thẻ ở nước ta có tiềm năng lớn để phát triển, và đó là cơ hội cho các ngân hàng khai thác, phát triển dịch vụ thẻ của mình. Tiềm năng của thị trường được thể hiện ở khả năng thâm nhập của thẻ trong chi tiêu tiêu dùng cá nhân trong nền kinh tế. Trong tương lai không xa, không chỉ các NHTM mà còn cả chi nhánh nên phát triển hình thức này xuất phát từ những tiện ích nó đem lại. Nguyên nhân của những hạn chế trên. Nguyên nhân bên ngoài ngân hàng Yếu tố pháp luật Mức thu nhập và sự ổn định trong thu nhập là những thông tin quan trọng trong quá trình đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Tại Việt Nam, đối với các chương trình cho vay tín chấp, nếu khách hàng không làm việc trong khu vực nhà nước thì dù có thu nhập cao bao nhiêu vẫn không được coi là ổn định. Vì vậy, mặc dù đã có nhiều chương trình cho vay được đưa ra nhưng cho vay tín chấp cho đối tượng ngoài quốc doanh vẫn chưa được thực hiện mà mới chỉ dừng lại ở cho vay CBCNV. Ngoài ra, trong cho vay CBCNV mức cho vay được xác định dựa trên thu nhập của người vay. Chính điều này đã hạn chế phần nào khả năng mở rộng TDTD tại các ngân hàng. Bởi lẽ, theo số liệu thống kê 2008, lao động bình quân trong khu vực Nhà nước là 3.610,5 nghìn người, thu nhập bình quân một tháng của một lao động trong khu vực này là 3 triệu đồng. Tuy nhiên, những người như giáo viên, bác sĩ hoặc một số người làm trong lĩnh vực khác, thu nhập từ lương thấp nhưng thu nhập làm thêm hợp pháp của họ khá cao. Như vậy, nếu chỉ dựa trên mặt bằng lương phổ biến của CBCNV một cách chung chung để khống chế mức vay là không hợp lý. Yếu tố văn hoá- xã hội Đây là yếu tố có tác động mạnh đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động TDTD. Quy mô hoạt động TDTD tại các ngân hàng chưa cao bắt nguồn từ thói quen, tâm lý của người tiêu dùng. Ví dụ như, trong cho vay mua nhà thế chấp, hiện nay chưa đến 40% tín dụng nhà ở được cấp qua khu vực ngân hàng chính thức và khu vực chính phủ. Nguồn tài chính nhà ở chủ yếu là tiết kiệm của chính hộ gia đình và tiền vay từ bạn bè, người thân. Nguồn này chiếm đến 55-60% tổng đầu tư của các hộ gia đình vào lĩnh vực nhà ở. Các hộ gia đình ít vay ngân hàng xuất phát từ thói quen tâm lý của người Việt Nam là tin tưởng vào họ hàng, bạn bè; mặt khác do thị trường tài chính cho mục đích tiêu dùng ở nước ta chưa thực sự phát triển. Đối với cho vay qua thẻ, nếu ở nước ngoài tổng doanh số sử dụng thẻ là khoảng 70% trong khi sử dụng tiền mặt chiếm tỷ trọng rất thấp. Tại Việt Nam, thanh toán bằng tiền mặt chiếm đến 45% trong bán buôn và 85% trong bán lẻ. Điều này xuất phát từ thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam và cũng xuất phát từ thực tế là việc sử dụng thẻ ở nước ta còn nhiều bất tiện. Yếu tố kinh tế Như đã biết, môi trường kinh tế xã hội gây ra những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động của ngân hàng, thể hiện qua các chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát... Năm 2007 là một năm bất thường với nhiều yếu tố đặc biệt không thuận lợi cho nền kinh tế nước ta. Dịch cúm AH1N1 bùng phát gây tổn thất hàng chục nghìn tỷ đồng; giá dầu, giá thép, gía vàng trên thế giới... tăng cao gây nên sự biến động về giá cả trong nước. Chỉ số giá tiêu dùng là 7.% ( trong khi tốc độ tăng trưởng nền kinh tế là 5,6%) đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như thu nhập của người dân, điều này đã gây ra một số khó khăn nhất định cho hoạt động ngân hàng. Mặc dù nhu cầu tiêu dùng của người dân vẫn rất cao nhưng do tâm lý e ngại mà kỳ vọng của người dân có giảm sút. Chính vì thế mà tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay và doanh số thu nợ TDTD tại chi nhánh giảm đi . Yếu tố cạnh tranh Như đã phân tích ở những phần trên, sự cạnh tranh giữa các NHTM hiện rất gay gắt. Không chỉ đối mặt với những ngân hàng trong nước mà các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở VN với tiềm lực của mình có thế mạnh vượt trội hơn hẳn so với chính các NHTM trong nước. Nếu TDTD là hình thức tín dụng mới trong giai đoạn phát triển ban đầu ở nước ta, thì đối với các ngân hàng nước ngoài, đây là một hình thức phổ biến và phát triển một cách đa dạng. Nguyên nhân về phía ngân hàng Thứ nhất: Hoạt động TDTD tại chi nhánh chưa thực sự được quan tâm và chú trọng đúng mức. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều đánh giá mảng cho vay tiêu dùng trong dân cư là một thị trường đầy tiềm năng nhưng chưa được chú trọng khai thác. Điều này xuất phát từ đặc điểm của những khoản TDTD là quy mô mỗi hợp đồng nhỏ, dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao, chất lượng thông tin của khách hàng thường không cao gây khó khăn cho quá trình thẩm định...Tuy vậy, loại hình tín dụng này thường đem lại nguồn thu nhập cao hơn so với những loại cho vay khác. Cụ thể, lãi suất cho vay tiêu dùng là 0,9%/tháng, trong khi lãi suất cho vay khác ở mức thấp hơn. Như vậy nếu quy mô hoạt động TDTD được mở rộng thì sẽ góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Mặt khác, mức cho vay xét duyệt trên từng hồ sơ cụ thể không lớn, như vậy có thể phân tán rủi ro và mức độ trách nhiệm cho vay cũng nhẹ hơn. Một lý do nữa cho thấy TDTD cần được chi nhánh chú trọng đó là :do khách hàng của các NHTM phần lớn là các doanh nghiệp, các sản phẩm cung ứng cho đối tượng khách hàng hầu như không có gì khác giữa các ngân hàng, trong khi đó khách hàng là cá nhân thì rất lớn với nhu cầu đa dạng. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, việc tìm kiếm và thu hút những khách hàng lớn có tiềm lực đến quan hệ với chi nhánh nhằm tạo mối quan hệ thường xuyên là rất khó, không thể trong ngày một ngày hai, vì các khách hàng thường đã và đang là khách hàng truyền thống tại một số NHTM lớn, có sức cạnh tranh cao. Chính vì lẽ đó chi nhánh cần phải biết hướng tới đối tượng khách hàng là cá nhân, có như vậy mới phát huy được thế mạnh của chi nhánh. Bởi lẽ địa bàn hoạt động của chi nhánh rất rộng, thường tập trung ở những nơi dân cư đông đúc như chợ Mơ, khu đô thị mới Định Công, khu vực Thái Hà, Tây Sơn... Hơn nữa, chi nhánh cần chú trọng đến công tác tiếp thị nhằm tuyên truyền, quảng cáo thông tin của sản phẩm dịch vụ đến tay dân chúng nhiều hơn. Hiện tại ở chi nhánh, công tác tiếp thị vẫn còn chưa có chiều sâu, chưa thực sự đi vào nghiên cứu phân loại thị trường, phân loại khách hàng. Mà đây thực sự là việc làm rất cần thiết nhằm nắm bắt kịp thời nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, đặc biệt là người tiêu dùng. Thứ hai: Quy trình thủ tục vay vốn còn rườm rà, phức tạp gây tâm lý e ngại cho khách hàng. Khác với nước ngoài là mọi hoạt động thanh toán được thực hiện chủ yếu qua ngân hàng. Tại Việt Nam, người dân còn chưa quen thuộc với ngân hàng, họ hầu như không thích lệ thuộc vào ngân hàng bởi lẽ người Việt Nam có tư tưởng dựa vào gia đình, bạn bè và người thân nhiều hơn. Họ cảm thấy tin tưởng và dễ dàng hơn trong việc vay mượn. Chính vì vậy nếu một bộ hồ sơ được chuẩn bị theo đúng các điều kiện mà khiến cho khách hàng tốn rất nhiều thời gian thì sẽ gây ra tâm lý e ngại cho khách hàng. Tại chi nhánh, quy trình thủ tục cho vay còn phức tạp, gây trở ngại cho khách hàng khi đến vay vốn tại ngân hàng. Nếu các thủ tục này đơn giản hơn và thông thoáng hơn thì sẽ làm giảm tâm lý e ngại của khách hàng. Nhờ đó, ngân hàng sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn. Thứ ba: Công nghệ ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu. Không chỉ riêng tại chi nhánh mà ngay cả với phần lớn các NHTM trong nước, việc ứng dụng công nghệ trong quản lý tín dụng nói chung và TDTD nói riêng còn nhiều hạn chế. Ví dụ như : việc phát hành và sử dụng thẻ tại các NHTM ở nước ta hiện nay là chưa đồng bộ. Hầu như mỗi ngân hàng phát hành ra loại thẻ riêng của mình và chỉ sử dụng được tại máy của chính hệ thống ngân hàng mình. Chính điều này đã gây khó khăn và bất tiện cho khách hàng. Trong quản lý tín dụng nói chung và quản lý TDTD nói riêng, việc theo dõi, lưu trữ nợ và các thông tin về khách hàng còn chưa thuận tiện. Do đó gây khó khăn cho chính ngân hàng trong việc đánh giá và phân loại khách hàng. Tại chi nhánh, chương trình giao dịch không đồng bộ (mới chỉ có 3 chi nhánh và trụ sở đã ứng dụng chương trình mới) nên mất nhiều thời gian, công sức cho việc xử lý dữ liệu của toàn Chi nhánh gửi lên ngân hàng cấp trên. Hơn nữa, thiết bị tin học phục vụ cho việc giao dịch tại các chi nhánh trực thuộc còn thiếu nhiều (nhiều thiết bị đã hết thời gian khấu hao, hỏng nhiều). Ngoài ra, tốc độ đường truyền dữ liệu còn chậm, ảnh hưởng tới hiệu quả giao dịch. Trong điều kiện môi trường cạnh tranh như hiện nay, công nghệ là yếu tố tăng thế mạnh cạnh tranh cho các ngân hàng. Do vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động, các ngân hàng cần coi trọng việc công nghệ hoá, hiện đại hoá. Thứ tư: Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng. Cán bộ, nhân viên ngân hàng chính là bộ mặt của ngân hàng. Một đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình, có trình độ chuyên môn tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Tại chi nhánh, mặc dù đã có những lớp học ngắn ngày bỗi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến các chủ trương, chính sách mới cũng như các thông tin thị trường. Thế nhưng, do đội ngũ cán bộ tín dụng còn mỏng đồng thời số cán bộ không chuyên ngành Ngân hàng còn chiếm tỷ trọng lớn (54,6%), trình độ hiểu biết về ngành Ngân hàng chưa sâu nên hạn chế trong việc triển khai nhiệm vụ. Từ thực tế trên, việc đào tạo, đào tạo lại cán bộ của Chi nhánh cần được quan tâm trong thời gian tới. Tóm lại, từ việc phân tích thực trạng mở rộng TDTD tại chi nhánh NHNo Thăng Long, có thể thấy được rằng, trong tương lai chi nhánh cần có những biện pháp hữu hiệu để phát triển hơn nữa loại hình tín dụng này. Chương 3 sẽ đề xuất hướng hoàn thiện kế hoạch phát triển thị trường sản phẩm TDTD tại chi nhánh CHƯƠNG 3. HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM TÍN DỤNG TIÊU DÙNG 3.1. Mục tiêu chung về hoạt động kinh doanh của chi nhành ngân hàng Sacombank Đống Đa trong thời gian tới. Thực hiện định hướng và mục tiêu chung NH Sài Gòn thương tín cơ sở kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, Chi nhánh Sacombank Đống Đa đặt ra mục tiêu năm 2010 như sau: Mục tiêu chung Tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được NH Sài Gòn thương tín phê duyệt. Mục tiêu cụ thể - Tổ chức sắp xếp lại mô hình chi nhánh cấp 2 theo quy định tại Quyết định số 454/QĐ-HĐQT-TCCB, ngày 24/12/2009 của Chủ tịch Hội đồng quản trị ngõn hàng Sài Gũn thương tín về việc Ban hành Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Chi nhánh Sacombank Đống Đa. - Thành lập mới 2 chi nhánh hoặc Phòng giao dịch. - Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống màng lưới đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh doanh năm 2010 của toàn Chi nhánh Sacombank Đống Đa, cụ thể: Nguồn vốn huy động: 8.500 tỷ VNĐ trong đó: NVHĐ từ dân cư: 3400 tỷ VNĐ NVHĐ từ các tổ chức kinh tế xã hội: 3825 tỷ VNĐ Nguồn tiền gửi, tiền vay khác: 1275 tỷ VNĐ. 2. Dư nợ: 4.000 tỷ VNĐ, trong đó tỷ lệ cho vay trung dài hạn 40-45 %/ åDN 3. Nợ quá hạn: dưới 2%/å dư nợ 4. Tài chính: Đảm bảo đủ chi lương kinh doanh, ăn ca và thưởng hợp lý đối với CBCNV. Đảm bảo trích lập đủ các quỹ, thực hiện tốt nghĩa vụ với NSNN và với Ngân hàng cấp trên. Giải pháp đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển thị trường sản phẩm TDTD tại chi nhánh Đống Đa. Hà Nội là trung tâm kinh tế của cả nước, tập trung các ngành kinh tế mũi nhọn, có nhiều doanh nghiệp có khả năng về tài chính, có nhu cầu đầu tư vốn cao, đồng thời với số lượng dân cư đông đúc có nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tập trung các NHTM lớn có thế mạnh về con người, công nghệ, vốn... do đó sự cạnh tranh gay gắt là tất yếu. Với những kết quả đạt được từ việc mở rộng TDTD trong những năm gần đây, Chi nhánh Đống Đa đã đưa ra những định hướng nhằm phát triển hơn nữa loại hình TDTD nhằm khai thác tiềm năng của loại hình dịch vụ này cũng như tạo lợi thế cạnh tranh cho chi nhánh. - Phát triển TDTD theo mục tiêu chung về tăng trưởng tín dụng, đó là "phấn đấu tăng trưởng dư nợ phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng". - Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo, phát tờ rơi hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ TDTD đến tận tay người tiêu dùng, các cơ quan đơn vị , các tổ chức kinh tế xã hội đóng trên địa bàn cũng như ngoài địa bàn. - Thực hiện mở rộng TDTD không chỉ tại địa bàn mình mà còn phát triển TDTD tại các địa bàn khác nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng. - Thực hiện việc nghiên cứu, phân loại thị trường và phân loại khách hàng nhằm tìm hiểu về nhu cầu của người tiêu dùng, nhằm cung cấp các sản phẩm TDTD đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của họ. - Tăng cường kiểm tra, giám sát khoản vay, cho vay và thường xuyên phân tích tình hình tài chính, phân loại khách hàng cũng như nắm bắt kịp thời thông tin về khách hàng để có thể xử lý khi cần thiết, kiểm soát được vốn vay. - Mở rộng màng lưới hoạt động để người tiêu dùng có thể hiểu biết và tiếp cận giao dịch với ngân hàng thuận tiện. Tóm lại, việc đưa ra những định hướng cho việc phát triển loại hình TDTD thể hiện sự quan tâm của chi nhánh tới hoạt động này. Với sự quyết tâm và nỗ lực của toàn thể CBCNV trong toàn chi nhánh, việc mở rộng TDTD chắc chắn sẽ thu lại những kết quả tốt đẹp. Xây dựng và hoàn thiện danh mục sản phẩm TDTD Hiện nay tại chi nhánh, danh mục sản phẩm TDTD chưa đa dạng, chủ yếu là cho vay mua nhà, cho vay CBCNV, cho vay mua ô tô, xe máy ... Trong khi đó nhu cầu của người tiêu dùng thì rất đa dạng và phong phú. Ngoài những nhu cầu cho đời sống hàng ngày, sắm sửa các vật dụng cho gia đình thì nhu cầu trang trải học phí cho con cái cũng tăng lên theo trình độ phát triển của nền kinh tế. Tại một số ngân hàng, ngoài việc cung cấp các sản phẩm TDTD trên thì họ còn cung cấp các khoản cho vay du học (NHNT, NHCT...) cho vay sinh viên, cho vay xuất khẩu lao động....Rõ ràng, đứng trước thực tế là nhu cầu thị trường rất đa dạng cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trên cùng một địa bàn đã gây khó khăn rất nhiều cho chi nhánh trong việc mở rộng TDTD. Chỉ bằng cách xây dựng một danh mục sản phẩm TDTD đa dạng nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng thì chi nhánh mới có thể cạnh tranh được với các NHTM khác. Hơn nữa, việc đa dạng hoá danh mục sản phẩm TDTD sẽ giúp chi nhánh giảm thiểu được rủi ro. Mặt khác, chi nhánh sẽ tăng thêm thu nhập từ nguồn thu phí dịch vụ thông qua việc cung cấp các sản phẩm hỗ trợ TDTD như dịch vụ thanh toán qua thẻ, dịch vụ ngân hàng tại gia... Đa dạng hoá phương thức TDTD Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều thực hiện phương thức TDTD trực tiếp. Bên cạnh những ưu điểm của phương thức này, thì nó còn có một số nhược điểm như ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc tăng doanh số cho vay, khó khăn trong việc mở rộng quan hệ với các khách hàng, chi phí tổ chức cho vay cao hơn... Với lý do trên, việc phát triển phương thức TDTD gián tiếp là việc cần thiết. Bởi lẽ, số lượng người tiêu dùng thì rất đông, nhu cầu lớn nhưng không phải ai cũng tìm đến ngân hàng để thực hiện vay vốn, một phần vì tâm lý e ngại, phần nữa do khách hàng ít nắm bắt thông tin về sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung ứng. Ngân hàng cần phối hợp với các doanh nghiệp thông qua người đại diện doanh nghiệp, theo đó ngân hàng ký hợp đồng với người đại diện doanh nghiệp về các nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp này. Hình thức cho vay qua đầu mối có ưu điểm là tiết kiệm được thời gia, chi phí và nhân lực cho ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng và đánh giá khách hàng. Quan trọng hơn cả là đảm bảo cho việc thanh toán của khách hàng. Bên cạnh đó ngân hàng vẫn cần phát triển hình thức TDTD trực tiếp bằng cách chủ động lựa chọn và tiếp cận trực tiếp các khách hàng nhằm thiết lập quan hệ thông qua các hình thức như gửi thư, điện thoại, phát tờ rơi... Rõ ràng, việc sử dụng phương thức TDTD gián tiếp sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng doanh số cho vay, đồng thời thiết lập mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng. Tuy vậy, ngân hàng cũng cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các công ty, đại lý bán hàng nhằm chọn lọc ra những khách hàng có chất lượng cho vay tốt, nhằm đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Không chỉ sử dụng đồng thời phương thức TDTD trực tiếp và gián tiếp, ngân hàng cần phát triển hình thức TDTD thông qua việc sử dụng thẻ tín dụng, tài khoản vãng lai nhằm hướng khách hàng tới việc thanh toán không dùng tiền mặt, điều này có nghĩa là ngân hàng đang tạo ra điều kiện để xây dựng nền văn minh thanh toán. Hoàn thiện quy trình cho vay Hoàn thiện quy trình cho vay có thể được hiểu theo các khía cạnh sau đây: Thứ nhất, xây dựng một hệ thống các quy định cụ thể áp dụng đối với mỗi loại cho vay tiêu dùng, bao gồm: đối tượng cho vay, điều kiện cho vay, mức cho vay, lãi suất, thời hạn cho vay, quy trình giải ngân, giám sát và thu nợ. Hiện nay, trong hệ thống NH Sacombank cũng đã cung cấp tài liệu về thực hiện quy trình cho vay tiêu dùng, tuy nhiên tài liệu này chỉ đưa ra các quy định, trình tự thực hiện cho vay tiêu dùng áp dụng chung trong toàn hệ thống. Thực tế, cho vay tiêu dùng có nhiều loại, mỗi loại có sự khác nhau về đối tượng và tính chất khoản vay. Chính vì vậy, không thể áp dụng quy trình cho vay chung vào tất cả các loại cho vay tiêu dùng. Hơn nữa, mỗi chi nhánh của NH Sài Gũn Thương Tín lại hoạt động trên những địa bàn khác nhau với sự khác nhau về kinh tế, văn hoá xã hội...Điều này dẫn đến là đối tượng khách hàng của từng chi nhánh cũng có sự khác nhau đáng kể. Thứ hai, hoàn thiện quy trình cho vay còn được hiểu là việc giảm bớt các thủ tục rườm rà phức tạp khi khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng. Trên cơ sở quy trình cho vay chung được áp dụng trong hệ thống NH Sacombank, chi nhánh nên lập ra quy trình cho vay cụ thể hơn nhằm phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng mà chi nhánh phục vụ. Đồng thời chi nhánh cần chú trọng việc phân loại, thẩm định khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Một quy trình cho vay hợp lý, khoa học sẽ giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả của khoản vay. Gắn mở rộng TDTD đi đôi với việc nâng cao chất lượng TDTD Có thể khẳng định lại một lần nữa rằng, sự cạnh tranh giữa các NHTM hiện nay diễn ra rất gay gắt. Khách hàng giờ đây được cung cấp mọi sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của họ, họ không còn phân vân trong việc lựa chọn sản phẩm mà họ phân vân trong việc lựa chọn ngân hàng sẽ cung cấp sản phẩm cho mình. Chính vì vậy, để có thể vượt lên đối thủ cạnh tranh, các ngân hàng chỉ bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm đem lại sự thoả mãn tối đa cũng như sự hài lòng tốt nhất cho khách hàng. Lý do quan trọng nữa là chỉ có nâng cao chất lượng TDTD mới tạo điều kiện cho việc mở rộng TDTD. Thực tế này cho thấy rằng, việc mở rộng TDTD phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng TDTD. Nếu các khoản TDTD được mở rộng nhưng đồng thời chất lượng lại giảm sút thì nó không chỉ đem đến rủi ro cho ngân hàng mà còn làm giảm chất lượng kinh doanh nói chung của ngân hàng. Điều đó chứng tỏ việc mở rộng TDTD là chưa hiệu quả. Tại ngân hàng, chất lượng TDTD phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tín dụng, phụ thuộc vào quy trình thủ tục cho vay hợp lý và khoa học, ngoài ra còn phụ thuộc vào sự phát triển công nghệ tại ngân hàng. Sự kết hợp của các yếu tố trên nếu được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng TDTD, nhờ đó ngân hàng không những duy trì được khách hàng cũ mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Qua việc phân tích và đánh giá mở rộng TDTD tại chi nhánh, có thể thấy được rằng chi nhánh cần chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lượng các khoản TDTD, có như vậy thì việc mở rộng TDTD mới hiệu quả. Chi nhánh cần nêu rõ mục tiêu "mở rộng TDTD cần đi đôi với việc nâng cao chất lượng TDTD". Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng Thực tế cho thấy, tại chi nhánh hoạt động Marketing chưa được đẩy mạnh. Nằm trên địa bàn dân cư rộng lớn, cùng với mạng lưới các chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch được phân bố rộng rãi, thế nhưng số lượng khách hàng đến ngân hàng thực hiện cho vay tiêu dùng còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng ít được phổ biến thông tin về loại hình cho vay này. Mặc dù, chi nhánh đã rất nỗ lực trong việc xúc tiến quảng cáo, tuyên truyền nhưng những hoạt động này chưa đem lại hiệu quả cao. Đó là do chi nhánh chưa chú trọng đến việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, chưa tiến hành việc phân loại khách hàng và chưa có những điều tra về nhu cầu người tiêu dùng, đặc biệt là tình hình cạnh tranh trên địa bàn. Đây là một hạn chế của chi nhánh. Trong thời gian tới, chi nhánh cần tăng cường các hoạt động Marketing như đẩy mạnh hoạt động xúc tiễn- hỗn hợp, mở rộng mạng lưới phân phối. Cụ thể nhất là thành lập phòng Marketing, nhằm tập trung cho hoạt động này. Nếu thực hiện tốt việc đẩy mạnh hoạt động Marketing, chi nhánh sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, đặc biệt là nâng cao hình ảnh và uy tín của mình trên thị trường. Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị nhằm hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Một ngân hàng với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại sẽ có nhiều ưu thế trong việc thu hút khách hàng. Bởi vì bất kỳ khách hàng nào khi đến ngân hàng, yếu tố gây ấn tượng đầu tiên cho họ chính là hình ảnh của ngân hàng thể hiện rõ nhất ở nơi làm việc, phòng giao dịch cùng với các trang thiết bị hiện đại. Chính những hình ảnh đó sẽ tạo ra sự tin tưởng, thoải mái ở khách hàng. Đối với ngân hàng, một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại còn tạo điều kiện giúp ngân hàng thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Cơ sở vật chất của ngân hàng thể hiện ở trụ sở làm việc, phòng thực hiện các giao dịch; còn trang thiết bị được thể hiện ở máy móc, hệ thống máy tính ứng dụng công nghệ ngân hàng. Tại chi nhánh Đống Đa, trụ sở làm việc của chi nhánh đang được sửa chữa và nâng cấp. Mặc dù chi nhánh đã tích cực thực hiện công nghệ hoá hiện đại hoá ngân hàng nhưng hệ thống các trang thiết bị công nghệ tại chi nhánh chưa đồng bộ. Nguyên nhân chủ yếu do số lượng cán bộ tin học, kỹ thuật của chi nhánh còn mỏng mà mạng lưới giao dịch của chi nhánh thì rộng, chính vì vậy không đáp ứng được yêu cầu của quá trình vận hành. Trong thời gian tới đây, chi nhánh cần tăng cường đội ngũ các cán bộ, nhân viên kỹ thuật đồng thời phổ biến các kiến thức về công nghệ ngân hàng tới toàn bộ CBCNV chi nhánh. Ngoài ra, chi nhánh cần thường xuyên cập nhật công nghệ ngân hàng mới nhằm thực hiện mục tiêu công nghệ hoá, hiện đại hoá. Nâng cao trình độ, phong cách phục vụ của các cán bộ nhân viên ngân hàng Như đã nói, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng phụ thuộc một phần vào chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng. Thể hiện: phong cách phục vụ, phong cách giao dịch, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin...Đặc biệt, đối với mỗi cán bộ tín dụng, điều quan trọng nhất là đạo đức nghề nghiệp. Mặc dù, chi nhánh thường xuyên chú ý tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên ngân hàng, nhưng do phần lớn các cán bộ nhân viên của chi nhánh không có chuyên ngành ngân hàng, trình độ tiếp thị, quản trị kinh doanh ngân hàng và các kiến thức tổng hợp về pháp luật, xã hội ở nhiều cán bộ còn rất bất cập, do vậy đã hạn chế phần nào đến việc triển khai nhiệm vụ tại chi nhánh. Từ thực tế trên, việc đào tạo, đào tạo lại cán bộ của chi nhánh trong thời gian tới cần hướng vào các nội dung sau: - Trang bị cho CBCNV hiểu biết về vị trí, truyền thống của ngành ngân hàng nói chung, Hệ thống NH Sài Gòn Thương tín nói riêng. - Đào tạo, đào tạo lại Chuyên môn nghiệp vụ - Đào tạo về công nghệ, về quản trị kinh doanh ngân hàng và về marketing. Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo, bồi dưỡng, chi nhánh cần có những chính sách khen thưởng thoả đáng nhằm tạo ra niềm tin vào ngân hàng của các cán bộ nhân viên ngân hàng, khiến cho họ gắn bó dài lâu với ngân hàng. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên ngân hàng sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng. Kiến nghị về phía Chính phủ và các cơ quan Bộ ngành Tạo cơ chế khuyến khích các ngân hàng cho vay bán lẻ như đưa ra các tỷ lệ và dự trữ hấp dẫn hơn, cho phép các ngân hàng thành lập các quỹ phòng ngừa rủi ro riêng. Hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động tín dụng tiêu dùng Việc ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động TDTD sẽ tạo ra cơ sở cần thiết cho việc tiến hành hoạt động cho vay, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý nhằm đảm bảo cho việc phát triển hoạt động TDTD một cách an toàn và hiệu quả. Đơn giản hoá các thủ tục cầm cố và tạo khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy việc thu hồi nợ cầm cố. Phát triển một thị trường cầm cố Việc phát triển thị trường cầm cố sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển cho vay mua nhà có thế chấp. Hiện nay, ở Việt Nam, nhu cầu mua nhà ở của người tiêu dùng rất cao, tuy vậy do công cụ cầm cố và thị trường cầm cố còn chưa phát triển, hiện đang được sử dụng chưa đến 10% tài chính tín dụng nhà ở. Thành lập trung tâm thanh toán liên ngân hàng về thẻ Đây sẽ là cơ sở cho việc hướng người tiêu dùng vào việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời tạo điều kiện phát triển cho vay tiêu dùng qua thẻ. Việc thành lập trung tâm thanh toán liên ngân hàng về thẻ còn tạo ra mối liên kết giữa các ngân hàng, là cơ sở để tạo ra sự thống nhất, đồng bộ trong hoạt động về thẻ giữa các ngân hàng . Đây sẽ là điều kiện cần thiết cho việc xây dựng một hệ thống phát hành và sử dụng thẻ thống nhất ở nước ta. Nhà nước cần tiếp tục củng cố cơ cấu ngành trong nền kinh tế theo hướng ưu tiên cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, các ngành dịch vụ nhằm tạo điều kiện kích cầu tiêu dùng trong nước, cũng có nghĩa là tạo điều kiện cho việc phát triển hoạt động TDTD. Kiến nghị về phía Chi nhánh Sacombank Đống Đa Đề nghị Ban giám đốc chi nhánh tiến hành thành lập phòng Marketing Việc thành lập phòng Marketing có ý nghĩa quan trọng đối với chi nhánh trong việc mở rộng TDTD. Trong điều kiện hiện tại của chi nhánh, hoạt động Marketing sẽ giúp chi nhánh thuận lợi hơn trong việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng nói chung và đặc biệt là hoạt động TDTD nói riêng. Tiến hành thành lập quỹ tín dụng tiêu dùng và một nhóm Cán bộ tín dụng chuyên trách. Chi nhánh cần coi TDTD là chiến lược kinh doanh của mình. Việc thiết lập quỹ tín dụng tiêu dùng trong chin nhánh sẽ cho phép chi nhánh dành một phần nguồn lực của mình phục vụ cho khu vực này và cũng khuyến khích ngân hàng đạt được các mục tiêu mà quỹ đề ra. Đối với nhóm CBTD cũng cần phải có một cơ chế khuyến khích riêng. Đặc biệt là các CBTD cần phải được trang bị thêm một số kỹ năng và kiến thức về thị trường nhà đất, thị trường động sản và bất động sản, kỹ năng phỏng vấn khách hàng để tìm kiếm thông tin và đánh giá thu nhập của khách hàng. KẾT LUẬN Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu cải thiện đời sống của người dân ngày càng tăng lên. Khác với trước kia, con người chỉ cần "ăn no, mặc ấm" thì ngày nay, ai cũng mong muốn được "ăn ngon, mặc đẹp". Mong muốn này là một điều chính đáng, không những thế nó còn phản ánh xu hướng tất yếu của việc phát triển hình thức TDTD. Xuất phát từ sự cần thiết cũng như những lợi ích mà TDTD đem lại , có thể khẳng định rằng trong tương lai không xa, loại hình tín dụng này sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển dịch vụ của các ngân hàng. Đặc biệt trong điều kiện nước ta, một nước đông dân số, nền kinh tế đang đạt được những bước tiến nhất định, chính điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường sản phẩm TDTD. Qua việc nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường TDTD tại chi nhánh Sacombank Đống Đa, bài chuyên đề đã đạt được một số kết quả nhất định: Thứ nhất, giúp hiểu rõ hơn những vấn đề cơ bản về TDTD và phát triển thị trường sản phẩm TDTD. Qua đó, cho thấy vai trò của TDTD và sự cần thiết của kế hoạch phát triển thị trường sản phẩm TDTD. Thứ hai, thông qua việc nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường sản phẩm TDTD tại chi nhánh Sacombank Đống Đa đã cho thấy những kết quả đạt được của chi nhánh trong việc phát triển thị trường sản phẩm TDTD. Ngoài ra, còn một số mặt hạn chế mà chi nhánh cần khắc phục. Thứ ba, trên cơ sở những mặt hạn chế, khoá luận cũng mạnh dạn đưa ra một số giải pháp khắc phục và kiến nghị nhằm mở rộng hơn nữa TDTD tại chi nhánh. Trong phạm vi hiểu biết của mình, em mong rằng những vấn đề được nêu ra trong bài chuyên đề sẽ là nguồn đóng góp có ích cho chi nhánh trong việc thực hiện tốt kế hoạch phát triển thị trường sản phẩm TDTD. Chính điều này sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng quy mô hoạt động nói chung, đặc biệt là tạo điều kiện để nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh trên địa bàn. Trong quá trình nghiên cứu, chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót do sự hạn chế về thời gian cũng như nguồn tài liệu nghiên cứu còn chưa phong phú. Kính mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cô chú cán bộ nhân viên tại ngân hàng để bài chuyên đề thêm bổ ích và hoàn thiện hơn. Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Thanh Hà, thầy đã hướng dẫn em một cách nhiệt tình để giúp đỡ em hoàn thành chuyền đề này. MỤC LỤC Danh môc b¶ng biÓu. Lêi më ®Çu Danh môc tµi liÖu tham kh¶o. Danh môc tµi liÖu tham kh¶o Gi¸o tr×nh Kinh tế Phát triển Ng©n hµng th­¬ng m¹i - nhµ xuÊt b¶n thµnh phè Hå ChÝ Minh N¨m 1993 Gi¸o tr×nh Ng©n hµng víi qu¸ tr×nh ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi ë ViÖt Nam - Nhµ xuÊt b¶n chÝnh trÞ quèc gia. HÖ thèng tµi kho¶n kÕ to¸n c¸c TCTD ban hµnh theo QuyÕt ®Þnh sè 435/1998/Q§ - NHNN ngµy 25/12/1998 cña Thèng ®èc NHNN ViÖt Nam LuËt Ng©n hµng Nhµ n­íc vµ LuËt C¸c Tæ chøc tÝn dông Ng©n hµng th­¬ng m¹i-Lª V¨n TÒ (Nhµ xuÊt b¶n Thèng kª) NghiÖp vô ng©n hµng th­¬ng m¹i- GS.TS Lª V¨n T­ T¹p chÝ NHCT ViÖt Nam. T¹p chÝ thÞ tr­êng tµiI chÝnh tiÒn tÖ n¨m 2003, 2004 Thêi b¸o kinh tÕ ViÖt Nam 10.Nh÷ng vÊn ®Ò tiÒn tÖ ng©n hµng - nhµ xuÊt b¶n thµnh phè Hå ChÝ Minh. B¸o c¸o kinh doanh vµ c¸c tµi liÖu kh¸c cña SGD I NHCT VN Danh môc nh÷ng côm tõ viÕt t¾t DiÔn gi¶i Ký hiÖu Cã kú h¹n CKH GiÊy tê cã gi¸ GTCG Kh«ng kú h¹n KKH Së giao dÞch I ng©n hµng C«ng th­¬ng ViÖt Nam SGDI NHCT VN Ng©n hµng Nhµ n­íc NHNN Ng©n hµng th­¬ng m¹i NHTM Ng©n hµng trung ­¬ng NHT¦ Ngo¹i tÖ quy ViÖt nam ®ång NTQVND TiÒn göi TG Tæ chøc kinh tÕ TCKT Ng©n hµng Sài Gòn Thương Tín SACOMbank Danh môc b¶ng biÓu B¶ng 1: Ho¹t ®éng kinh doanh ngo¹i tÖ SGD I NHCT VN B¶ng 2: B¸o c¸o ho¹t ®éng kinh doanh B¶ng 3: BiÕn ®éng cña nguån vèn huy ®éng B¶ng 4: T×nh h×nh huy ®éng vèn tõ Doanh nghiÖp B¶ng 5: T×nh h×nh huy ®éng vèn tõ d©n c­ B¶ng 6: KÕt cÊu tiÒn göi d©n c­ B¶ng 7: T×nh h×nh ph¸t hµnh giÊy tê cã gi¸ n¨m 2004 B¶ng 8: T×nh h×nh ph¸t hµnh giÊy tê cã gi¸ th¸ng 6/2005 BiÓu sè 1: T×nh h×nh t¨ng tr­ëng vèn huy ®éng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình phát triển của ngân hàng sacombank và kế hoạch phát triển sản phẩm tdtd của chi nhánh đống đa.doc
Luận văn liên quan