Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Kỹ Thuật Cao Hải Phòng

Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Hạch toán vào tài khoản này số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ; Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay; Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư để phân bổ dần; Khoản chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của tài sản đưa đi góp vốn liên doanh tương ứng với phần lợi ích của bên góp vốn liên doanh;

doc22 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2594 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Kỹ Thuật Cao Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Chuyên đề: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Kỹ Thuật Cao Hải Phòng Họ và tên học sinh : Sinh ngày : Lớp : Đơn vị thực tập : Giáo viên hướng dẫn : Hải Phòng năm 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản báo cáo do chính tôi viết. Các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo là trung thực và có nguồn gôc rõ ràng. NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO ( Ký, họ tên ) LỜI NÓI ĐẦU Trong bất cứ xã hội nào, con người muốn tồn tài đều phải sản xuấ ra của vật chất. Để đảm bảo liên tục quá trình tái sản xuất trước hết cần đảm bảo tái sản xuất sức lao động, nghĩalà sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động Tiền lương chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc. Tiền lương trong cơ chế thị trường chính là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá cả sức lao động thông qua sự thỏa thuận giữua người có sức lao động và người sử dụng lao động. Tiền lương còn thể hiện địa vị, giá trị và uy tín của người lao động đối vớigiá đình, xã hội, là điều kiện để người hưởng lương hòa nhập vào trong thị trường xã hội. Mặt khác tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. Trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay, sự thay đổi sâu sắc về cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện nền kinh tế mở, hoạt động theo cơ chế thị trường và có sự quản lý của nhà nước. Với mục tiêu đẩy nhanh tiền trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong điều kiện đó nhân tố con người ngày càng được chú trọng cả về thể lực lẫn trí lực, ở đó yếu tố quyết định chính là chế độ trả lương và chế độ thưởng phạt đối với người lao động. Cùng với sự đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước, công tác tiền lương ở nước ta những năm qua đã có những tiến triển mới và ngày càng hoàn thiện. Chính vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho các doanh nghiệp là làm thế nào để tính đúng, tính đủ và thanh toán kịp thời các khoản tiền lương, đồng thơi quy trách nhiệm một cách chính xác đối với người lao động. Tất cả phải thục hiện một cách công bằng. Ngoài ra đây còn là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ, là một trong những yếu tố tạo ra lợi nhuận – mục đích kinh doanh của bất cứ doanh nghiệpnào. Bên cạnh mục đích lợi nhuận nó còn là cơ sở để xác định các khoản phải nộp cho nhà nước và các cơ qun phúc lợi xã hội. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức hạch toán lao động và tiền lương trong các doanh nghiệp hiện nay. Là một doanh nghiệp cổ phần, nên đối với Công ty cổ phần nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng việc xác định một cơ chế trả lương phù hợp, hạch toán đầy đủ và thanh toán kịp thời nhằm nâng cao đời sống, tạo niềm tin, khuyến khích người lao động hăng say làm việc là việc làm rất cần thiết và luôn được đặt ra hàng đầu. Nhận thức được vấn đề trên, trong thời gian thực tập ở Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Kỹ Thuật Cao Hải Phòng em đã chọn đề tài: “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ”. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp được trình bày gồm 3 phần: Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng của công tác tiền lương và các khoản trích theo lương. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 1.1 Giới thiệu chung về Công ty. Công ty Cổ phần nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng được thành lập từ năm 1995, chuyên kinh doanh sản xuất lúa giống. Lúc đầu thành lập Công ty có tên là: Công ty nông nghiệp Hải Phòng, thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước. Đến năm 2005 Công ty đã chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang loại hình Công ty cổ phần. Công ty có đội ngũ kỹ thuật gồm các kỹ sư chuyên ngành và trên đại học dày dạn kinhnghiệm trong công nghệ sản xuất hạt lai F1. Từ năm 1995 đến nay, qua 15 năm đã sản xuất thành công hơn 20 tổ hợp Lúa lai hệ 2 dòng và hệ 3 dòng. Ngoài ra công ty đã chuyển giao công nghệ sản xuất hạt Lai F1 cho nhiều tỉnh thành ở miền Bắc và miền Trung có uy tín, được nhiều tỉnh đánh giá cao. Kết quả sản xuất 5 năm gần đây: Năm 2005: 100 tấn. Năm 2006: 150 tấn. Năm 2007: 300 tấn. Năm 2008: 500 tấn. Năm 2009: 750 tấn Năm 2010: 1000 tấn. Địa chỉ: Số 252 – Hoàng Quốc Việt – Kiến An – Hải Phòng. Điện thoại: 0313.876.322 - Fax: 0313.876.784 1.2 Đặc điểm kinh doanh của Công ty. Chuyển giao công nghệ sản xuất và kinh doanh giống cây trồng, giống con vật nuôi. Sản xuất cung cấp thực phẩm rau an toàn. Sản xuất kinh doanh nông sản, lâm sản, vật tư kim khí, máy móc thiết bị và vật liệu xây dựng. Sản xuất cung ứng thức ăn chăn nuôi gia cầm thủy sản. Dịch vụ vận tải thủy, bộ. San lấp mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh bất động sản. Kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. 1.3 Cơ Cấu tổ chức của Công ty. 1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. 1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Loại hình tổ chức kế toán trong công ty là loại hình phân tán. Sơ đồ bộmáy kế toán: Nhiệm Vu: Kế toán trưởng: Có trách nhiệm phụ trách cả phòng và kiêm kế toán tổng hợp. Là người tham mưu và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và luật pháp Nhà nước về công tác quản lý tài chính trong quá trình hạch toán tại công ty cho phù hợp với khả năng, trình độ của cán bộ, tổ chức hoạt động phân tích kinh tế, kiểm tra kỳ duyện các chứng từ gốc và thu chi, báo cáo có liên quan tài chính. Kế toán viên: kiêm kế toán tài vụ và kế toán kế toán thanh toán. Theo dõi chi tiết thanh toán với người bán từ các hoá đơn mua hàng, bán hàng. Thanh toán lương, BHXH cho CNV... Thủ quỹ: Ghi chép thường xuyên việc thu chi tiền mặt, quan hệ trực tiếp với ngân hàng về việc vay và trả tiền mặt. Giao dịch và giải quyết các nhiệm vụ thanh toán ngân hàng. 1.4.2 Hình thức kế toán. Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung hướng dẫn thực hiện kèm theo. Kỳ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Để đáp ứng nhu cầu quản lý và thuận tiện cho việc theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Công ty áp dụng hình thức kế toán: Nhật kí chung Chứng từ gốc Sổ cái Báo cáo tài Chính Bảng CĐPS Bảng tổng hợp chi tiêt Sổ, thẻ Kế toán chi tiết Sổ nhật kí chung Sổ quỹ Ghi chú: : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng. :Quan hệ đối chiếu, kiểm tra. Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP KỸ THUẬT CAO HẢI PHÒNG 2.1 Chế độ chuẩn mực kế toán Công ty áp dụng Quyết định số: 48/2006/QĐ-BTC. Hệ thống tài khoản: 1- Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các Tài khoản cấp 1, Tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán theo quy định trong chế độ kế toán này. 2- Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiến hành nghiên cứu, vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng. 3- Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa cần bổ sung Tài khoản cấp 1 hoặc sửa đổi Tài khoản cấp 1, cấp 2 trong hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện. 4- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể mở thêm Tài khoản cấp 2 và Tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định Tài khoản cấp 2, Tài khoản cấp 3 tại Danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa đã quy định trong Quyết định này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận. Báo cáo kế toán: Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính. Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm tài chính đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra những quyết định về quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước. Chế độ chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ở đơn vị đều phải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực khách quan vào chứng từ kế toán. Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán: Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm: - Chứng từ kế toán ban hành theo CĐKT doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm 5 chỉ tiêu: + Chỉ tiêu lao động tiền lương. + Chỉ tiêu hàng tồn kho. + Chỉ tiêu bán hàng. + Chỉ tiêu tiền tệ. + Chỉ tiêu TSCĐ. Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác Sổ kế toán: Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và Chế độ kế toán này. Các loại sổ kế toán: Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái. Số kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết. Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký; quy định mang tính hướng dẫn đối với các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết. 2.2 Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Nông Nghiệp Kỹ Thuật Cao Hải Phòng ( Tháng 2 năm 2011 ). 2.2.1 Kế toán tiền lương: Tình hình chung về sử dụng lao động tại công ty: Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Kỹ Thuật Cao Hải Phòng bao gồm 23 cán bộ công nhân viên. Tình hình quỹ lương của công ty: Qũy tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. - Quỹ tiền lương bao gồm: + Tiền lương thời gian trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế. + Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác, làm nghĩa vụ theo chế độ quy định như: đi học, hội nghị, nghỉ phép, ngỉ ốm ... + Các khoản tiền thưởng trong sản xuất. + Các khoản phụ cấp thường xuyên như: phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp làm thêm giờ.... Ngoài ra, trong tiền lương kế hoạch còn tính các khoản trợ cấp, bảo hiểm xã hội cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Phân loại tiền lương của công ty: Về phương diện kế toán quỹ tiền lương của doanh nghiệp được chia như sau: - Tiền lương chính: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ theo chế độ quy định cho họ bao gồm: tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên, và tiền lương trong sản xuất. - Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như: tiền lương nghỉ phép, hội họp, ốm đau .... Đơn giá tiền lương thường xuyên biến đổi nhưng phải xoay quanh giá trị sức lao động. Tiền lương cùng thời kỳ giữa các vùng có thể khác nhau. Sự khác nhau đó phụ thuộc vào cung cầu sức lao động trong vùng và giá cả tư liệu sinh hoạt. Cách tính và trả lương tại đơn vị thưc tập: Lương cơ bản = Lương tối thiểu * Hệ số lương Lương phụ cấp trách nhiệm = Hệ số lương trách nhiệm * Lương tối thiểu Lương phụ cấp độc hại + ngoài trời =( Hệ số lương độc hại + Hệ số lương ngoài trời)*Lương tối thiểu Lương nghỉ ốm đau, tai nạn= (Lương cơ bản*75%*Số ngày nghỉ)/26 Lương nghỉ thai sản (6 tháng): 4 tháng lương cơ bản + 2 tháng lương tối thiểu Lương nghỉ phép= tính đủ cho 1 ngày đi làm ( lương cơ bản ) Lương thời gian=(lương cơ bản*số ngày làm việc thực tế)/26 Tổng lương = Lương PC +Lương nghỉ ốm đau, tai nạn + lương nghỉ phép + lương thai sản + Lương thời gian Quy trình kế toán trả lương theo đơn vị thực tập. Sử dụng tài khoản 334 – phải trả người lao động. Nội dung: Tài khoản này để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của Doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. Kết cấu, nội dung phản ánh : Bên Nợ: Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả đã ứng trước cho người lao động. Các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động. Bên Có: Các khoản tiền lương tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác thực tế phải trả cho người lao động. Số dư bên Có: Các tài khoản tiền lương, tiền thưởng còn phải trả cho người lao động. Trường hợp cá biệt: TK 334 có thể có số dư bên Nợ, phản ánh số tiền đã trả quá số tiền phải trả cho người lao động. Tài khoản 334: Phải trả người lao động được mở hai tài khoản cấp 2: Tài khoản 3341: Phải trả công nhân viên, phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của Doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. Tài khoản 3348: Phải trả người lao động khác, phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của Doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng ( nếu có ) có tính chất về tiền công và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động. Chừng từ làm căn cứ tính lương. Doanh nghiệp sử dụng: bảng chấm công, giấy phép nghỉ ốm, giấy xin nghỉ thai sản… để làm căn cứ tính lương cho cán bộ công nhân viên. Sổ sách kế toán. Khi thu thập đủ các chứng từ thì các kế toán có nhiệm vụ tính lương cho cán bộ công nhân viên và vào các loại sổ sách: Bảng thanh toán lương. Bảng thanh toán Bảo Hiểm Xã Hội. Chứng từ gi sổ, Sổ đăng ký chứng từ. Sổ cái tài khoản 334. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 1. Hàng tháng tính tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động và phân bổ cho các đối tượng, kế toán ghi : Nợ TK 622 : Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất SP. Nợ TK 641 : Tiền lương phải trả cho công nhân bán hàng, tiêu thụ SP. Nợ TK 642 : Tiền lương phải trả cho bộ phận quản lý doanh nghiệp . Nợ TK 627 : Tiền lương phải trả cho nhân viên QL va SX ở phân xưởng. Có TK 334 : Tổng tiền lương phải trả người lao đông trong tháng. 2. Tính tiền thưởng phải trả cho người lao động, kế toán ghi: Nợ TK 353 : Thi đua từ quỹ khen thưởng. Nợ TK 622, 641, 642, 627 Có TK 334 3. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, kế toán ghi: Nợ TK 641 Nợ TK 642 Nợ TK 627 Nợ TK 334 Có TK 338 4.Các khoản khấu trừ vào thu nhập người lao động, kế toán ghi: Nợ TK 334 Có TK 3335: Thuế thu nhập phải nộp. Có TK 141 : Số tạm ứng trừ vào lương. Có TK 138 : Các khoản bồi thường vật chất hiện tại. 5. Cuối kỳ kết chuyển tiền lương của người lao động đi vắng chưa lĩnh, kế toán ghi: Nợ TK 334 Có TK 338(.8) Sơ đồ hạch toán các khoản thanh toán với công nhân viên: CNTT sản xuất TK 622 TK 334 TK 141, 138, 333 Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên TK 627 SX chung TK 641, 642 TK 3383, 3384 NV bán hàng, Quản lý DN Đóng quỹ BHYT, BHXH TK 353 (1,2) Tiền thưởng TK 111, 112… TK 3383 Thanh toán lương ,thưởng, BHXH và các khoản khác cho công nhân viên Trả BHXH Ví dụ: Thanh toán lương tháng 2 cho cán bộ công nhân viên sau khi đã trừ đi các khoản trích, giảm trừ, tổng số tiền là: 56, 805, 523 Nợ TK 334 : 56, 805, 523 Có TK 112 : 56, 805, 523 2.2.2 Kế toán các khoản trích theo lương. Các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp gồm có Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và Kinh phí công đoàn. Từ ngày 1/1/2010, tỷ lệ trích áp dụng theo quy định sau: BHXH BHYT KPCĐ BHTN Tổng Doanh nghiệp 16% 3% 2% 1% 22% Người LĐ 6% 1.5% 1% 8.5% Tổng 22% 4.5% 2% 2% 30.5% Sử dụng tài khoản 338 – phải trả người lao động. Nội dung: TK này dùng để phản ánh các khoản phải trả phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về Kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, BHTN, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của tòa án, giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời… Kết cấu, nội dung phản ánh : Bên Nợ: Các khoản đã nộp chơ cơ quan quản lý. Chi BHXH trực tiếp tại đơn vị. Chi mua BHYT cho người lao động. Chi kinh phí công đoàn. Xử lý giá trị tài sản thừa, các khoản đã trả, đã nộp khác. Bên có: DĐK: số tiền còn phải trả, phải nộp, giá trị tài sản thừa chờ xử lý. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Tài sản thừa chờ sử lý. Dư cuối kỳ bên có: số tiền còn phải trả, phải nộp; giá trị tài sản thừa chờ xử lý. Dư cuối kỳ bên nợ ( nếu có): Số tiền trả thừa, nộp thừa, vượt chỉ tiêu được thanh toán. Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác, có 9 tài khoản cấp 2: Tài khoản 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết: Phản ánh giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền. Trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý thì được ghi ngay vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua Tài khoản 338 (3381). Tài khoản 3382 - Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị. Tài khoản 3383 - Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội của đơn vị. Tài khoản 3384 - Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định. Tài khoản 3385 - Phải trả về cổ phần hoá: Phản ánh số phải trả về tiền thu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước, tiền thu hộ các khoản phải thu và tiền thu về nhượng bán tài sản được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp và các khoản phải trả khác theo qui định. Tài khoản 3386 - Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn: Phản ánh số tiền mà đơn vị nhận ký quỹ, ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài đơn vị với thời gian dưới 1 năm, để đảm bảo cho các dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh được thực hiện đúng hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Hạch toán vào tài khoản này số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ; Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay; Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) khi hoàn thành đầu tư để phân bổ dần; Khoản chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của tài sản đưa đi góp vốn liên doanh tương ứng với phần lợi ích của bên góp vốn liên doanh; Không hạch toán vào tài khoản này số tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Tài khoản 3388 - Phải trả, phải nộp khác: Phản ánh các khoản phải trả khác của đơn vị ngoài nội dung các khoản phải trả đã phản ánh trên các Tài khoản từ TK 331 đến TK 3381 đến TK 3384 và TK 3387. Tài khoản 3389 – Bảo hiệp thất nghiệp Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 1. Định kỳ trích BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 622 : Nợ TK 641 : Nợ TK 642 : Nợ TK 627 : Nợ TK 334 : Có TK 338 : 2. Khi nộp BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý, kế toán ghi: Nợ TK 338 : ( TK 3382, 3383, 3384, 3389 ) Có TK 111, 112 : Quy trình để được hưởng BHXH: Khi cấn bộ nhân viên nghỉ ốm đau, thai sản… muốn được hưởng BHXH thì cần phải có: giấy tờ bệnh viện xác nhận. Người nghỉ ốm đau, trông con ốm   Lương nghỉ ốm đau, tai nạn= (Lương cơ bản*75%*Số ngày nghỉ)/26 Lương nghỉ thai sản (6 tháng): 4 tháng lương cơ bản + 2 tháng lương tối thiểu Lương nghỉ phép= tính đủ cho 1 ngày đi làm ( lương cơ bản )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdoko_vn_237045_bao_cao_thuc_tap_tot_nghiep_ke_toan_tie_9965(1).doc