LÝ LUẬN ĐỊNH TỘI DANH
CHƯƠNG 1.
KHÁI NIỆM ĐỊNH TỘI DANH
1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊNH TỘI DANH
Quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự (QPPLHS) diễn ra phức tạp và đa dạng, được thể hiện ở 3 giai đoạn: Định tội danh, định khung hình phạt, và quyết định hình phạt. Trong đó, định tội danh là một giai đoạn quan trọng nhất trong ba giai đoạn trên của toàn bộ quá trình áp dụng PLHS. Bởi vì, định tội danh được tiến hành thực hiện ở tất cả các giai đoạn của cả quá trình tố tụng hình sự từ giai đoạn khởi tố đến giai đoạn thi hành án. Trong khi đó bước quyết định hình phạt chỉ được tiến hành thực hiện ở giai đoạn xét xử.
Định tội danh là một trong những biện pháp đưa Bộ luật hình sự (BLHS) vào đời sống xã hội, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, qua đó góp phần thực hiện đường lối chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta.
Định tội danh là sự xác nhận về mặt pháp lý sự phù hợp (sự đồng nhất) giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện trong thực tế khách quan với các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm (CTTP) tương ứng được quy định trong BLHS. Hay nói cách khác, Định tội danh là việc xác định một hành vi cụ thể đã thực hiện thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu của CTTP của tội nào trong số các tội phạm đã được quy định trong BLHS.
Về phương pháp định tội danh: Chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, quy nạp, diễn dịch và quan trọng hơn cả là phương pháp loại trừ.
Từ các vấn đề nêu trên cho thấy định tội danh có 4 đặc điểm như sau:
a. Định tội danh là một quá trình nhận thức có tính logic giữa lý luận và thực tiễn. Thể hiện dưới 2 khía cạnh: xác định xem hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện có phù hợp với các dấu hiệu của CTTP cụ thể trong BLHS và đưa ra sự đánh giá nhất định về mặt pháp lý hình sự đối với hành vi đã thực hiện trong thực tế.
b. Quá trình hoạt động định tội danh phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy phạm pháp luật của luật nội dung là BLHS cũng như các quy phạm pháp luật của luật hình thức là Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS).
c. Định tội danh là một dạng hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Toà án) để cụ thể hoá các QPPLHS trìu tượng vào đời sống thực tế. Trên cơ sở xác định đúng đắn, đầy đủ các tình tiết của hành vi phạm tội đã thực hiện và sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn nội dung của các QPPLHS.
d. Định tội danh với tính chất là một dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự được tiến hành theo 04 bước sau:
Bước1: Thiết lập, xem xét, đánh giá đúng các tình tiết của vụ án đã xảy ra trên thực tế khách quan.
Đối với bước này, đòi hỏi người định tội danh phải đánh giá các tình tiết của vụ án một cách khách quan, toàn diện, vô tư, không định kiến, không suy diễn. Phải dựa vào các chứng cứ đã thu thập được và đánh giá theo quy định của BLTTHS.
Mỗi một tình tiết trong vụ án bước đầu đánh giá chúng một cách độc lập để thấy được sự thể hiện tính chất của nó là loại hành vi nào. Sau đó, chính tình tiết đó lại tiếp tục đặt trong mối quan hệ với các tình tiết khác trong vụ án, thì kết luận về tính chất của tình tiiết này mới là sự thể hiện về bản chất của nó trong cả quá trình của vụ án.
Đánh giá mỗi tình tiết của vụ án, phải đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể, trong tổng thể, biện chứng của cả quá trình phản ánh đúng diễn biến của vụ án đã xẩy ra. Bởi vì, cùng một tình tiết, nhưng đặt trong mỗi hoàn cảnh khác nhau thì chúng khác nhau về bản chất. Kết luận về từng tình tiết độc lập, không thể phản ánh đúng về bản chất của tình tiết đó trong toàn bộ diễn biến của vụ án.
Bước 2: Nhận thức một cách thống nhất và chính xác nội dung các quy phạm pháp luật hình sự phản ánh các dấu hiệu của CTTP về tội danh có hướng lựa chọn.
Các dấu hiệu trong CTTP được quy định trong BLHS mang tính trìu tượng chỉ nêu một cách khái quát những nét đặc trưng mang tính phổ biến để điều chỉnh hiện tượng thực tế muôn hình muôn vẻ. Đòi hỏi phải có quá trình tư duy để nhận thức sâu rộng, đúng đắn về nội dung của các dấu hiệu trong CTTP. Rất nhiều các QPPLHS chưa xác định rõ ràng ranh giới giữa chúng với nhau. Ví dụ: Điều 93 với Điều 95 với Điều 96 và với Điều 97. Hoặc là hành vi khác trong tội cướp với hành vi khác trong tội cưỡng đoạt tài sản. Hoặc việc quyết định hình phạt trong trường hợp bị cáo có nhiều tình tiết tăng nặng đồng thời có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Hoặc như thế nào là nguy hiểm đáng kể và nguy hiểm chưa đáng kể. Hoặc ranh giới giữa Phòng vệ chính đáng với vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Chưa kể còn một số quy định trong BLHS thể hiện rõ sự bất cập của nó như: chính sách hình sự đối với người phạm tội chưa đủ 16 tuổi. Tình tiết phạm tội nhiều lần của tội cố ý gây thương tích. Hoặc trộm cắp tài sản nhiều lần, mỗi lần giá trị tài sản dưới 500.000đ.
Trong các trường hợp này đòi hỏi người định tội danh phải tự đánh giá trên căn cứ khoa học và căn cứ thực tế sao cho có sức thuyết phục. Hay nói cách khác, đòi hỏi người định tội danh phải có trình độ pháp lý hình sự.
Bước 3: So sánh đối chiếu hai quá trình trên.
Bước 4: Ra văn bản áp dụng pháp luật chính là bản án và các quyết định có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục về 3 bước trên để xác định tội danh cần áp dụng đối với trường hợp phạm tội của người đó.
Qua các đặc điểm của định tội danh đã phân tích ở trên có thể đưa ra khái niệm định tội danh như sau: Định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tính lô gích, đồng thời là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng PLHS, PLTTHS. Trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu thu thập được phản ánh các tình tiết thực tế của vụ án đã xảy ra để đối chiếu, so sánh và kiểm tra nhằm xác định sự phù hợp của chúng với các dấu hiệu của CTTP cụ thể tương ứng do BLHS quy định.
Có thể thấy được đặc điểm và các yêu cầu của hoạt động định tôi danh thông qua việc đánh giá một tình huống cụ thể sau:
Tình huống: Do mâu thuẫn trong viẹc tranh chấp đất đai nên Đỗ Văn Tuyên, Đỗ Văn Cần nhiều lần rượt, đuổi đánh chém Nguyễn Văn Hùng. Thấy cha, chú có hành vi như thế nên Đõ Trương Tín là con cũng trực tiếp đánh chém Nguyễn Văn Hùng. Biết Hùng làm nghề hớt tóc ở thôn 2, xã Nghĩa Dũng, Thị xã Quảng Ngãi, nên Tín (sinh năm 1989) đón đường để đánh. Sáng 28/05/2002, Hùng đi làm bằng xe máy, khi đến gần ngã ba giáp ranh thôn 3 và thôn 4 thuộc xã Nghĩa Dũng thì Tín cầm một con dao dài khoảng 30 cm và đá đứng chặn đường để đánh Hùng, Hùng sợ nên quay xe về nhà để lánh mặt. Khoảng 10 phút sau, Hùng tiếp tục điều khiển xe máy nêu trên đến tiệm hớt tóc, khi đến đoạn đường trên, Tín vẫn cầm daovaf đá đứng chặn đường. Nhìn thấy Hùng, ngay lập tức đuổi theo để đánh, Hùng bỏ chạy vào nhà một người dân trước chợ Nghĩa Dũng, Tín tiếp tục đuổi theo và dùng đá chọi Hùng và Hùng cũng nhặt đá chọi lại Tín, sau đó được mọi người can ngăn nên Tín đi về phía Tây, còn Hùng điều khiển xe máy về nhà ở thôn 5, xã Nghĩa Dũng, thị xã Quảng Ngãi.Về đến nhà Hùng nhìn thấy cây rựa dài 77cm để ở sân nên cầm lấy mang theo và tiếp tục điều khiển xe máy đi làm. Khi đến đoạn gần ngã ba nêu treenthif Tín vẫn cầm dao và đá đứng chặn đường, nhìn thấy Hùng, Tín dùng đá ném Hùng và Hùng dùng đá chọi lại Tín. Sau đó Tín cầm dao xông đến chém Hùng và Hùng cầm rựa xông vào Tín, khi đến gần nhau Tín đưa dao lên chém ngang cổ Hùng và Hùng cầm rựa chém lại trúng vào tay cầm dao của Tín gây thương tích 33%.
1.2. PHÂN LOẠI ĐỊNH TỘI DANH
Căn cứ vào chủ thể thực hiện việc định tội danh, khoa học luật hình sự chia định tội danh thành 2 nhóm:
1.2.1. Định tội danh chính thức
Định tội danh chính thức là sự đánh giá về mặt nhà nước tính chất pháp lý hình sự của một hành vi phạm tội cụ thể do các chủ thể được Nhà nước uỷ quyền thực hiện.
Định tội danh chính thức có các đặc điểm sau:
+ Về chủ thể của định tội danh chính thức: Chỉ có thể là người tiến hành tố tụng. Bao gồm: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân.
+ Về hậu quả pháp lý của định tội danh chính thức: Những đánh giá, những kết luận của chủ thể của định tội danh chính thức là cơ sở pháp lý để khởi tố vụ án, để áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Là cơ sở để ra bản kết luận điều tra, bản cáo trạng và ra bản án.
1.2.2. Định tội danh không chính thức
Định tội danh không chính thức là sự đánh giá không phải về mặt Nhà nước tính chất pháp lý hình sự của một hành vi phạm tội cụ thể.
Định tội danh không chính thức có các đặc điểm sau:
+ Về chủ thể của định tội danh không chính thức: Là ngoài nhóm chủ thể của định tội danh chính thức. Thông thường chủ thể của định tội danh không chính thức là những người làm công tác nghiên cứu thể hiện trong các công trình nghiên cứu khoa học, giáo trình, sách giáo khoa, bài báo. Hoặc là luật gia, luật sư hay bất kỳ người nào quan tâm đến việc nghiên cứu một vụ án hình sự cụ thể đưa ra những bình luận về vụ án đó về phương diện định tội danh.
+ Về hậu quả pháp lý của định tội danh không chính thức: Định tội danh không chính thức không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên có liên quan trong vụ án mà chỉ là sự thể hiện ý kiến, quan điểm riêng của các chủ thể này như là sự thể hiện phương pháp nhận thức PLHS.
1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỊNH TỘI DANH
Hoạt động định tội danh của các chủ thể có thể theo 2 xu hướng: Định tội danh đúng hoặc định tội danh sai.
1.3.1. Đối với hoạt động định tội danh đúng
Định tội danh đúng là tiền đề cho việc phân hoá trách nhiệm hình sự và cá thể hoá hình phạt một cách công minh có căn cứ pháp luật.
Định tội danh đúng sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện một loạt các nguyên tắc tiến bộ được thừa nhận trong Nhà nước pháp quyền như: nguyên tắc pháp chế, trách nhiệm do lỗi, trách nhiệm cá nhân, bình đẳng trước pháp luật hình sự, nguyên tắc công minh nhân đạo và nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm.
Định tội danh đúng là một trong những cơ sở để áp dụng chính xác các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự về tạm giam, về thẩm quyền điều tra, xét xử qua đó góp phần hữu hiệu cho việc bảo vệ các quyền và tự do dân chủ của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
1.3.2. Đối với hoạt động định tội danh sai
Định tội danh sai sẽ dẫn đến một loạt các hậu quả tiêu cực như: không đảm bảo được tính công minh có căn cứ đúng pháp luật, truy cứu trách nhiệm hình sự người vô tội, bỏ lọt người phạm tội, xâm phạm thô bạo danh dự nhân phẩm các quyền tự do dân chủ của công dân là giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận trong Nhà
Định tội danh sai làm giảm uy tín của cơ quan tư pháp, vi phạm pháp chế XHCN, ảnh hưởng đến hiệu quả của đấu tranh phòng chống tội phạm.
Nghị quyết 388/ UBTVQH ban hành ngày 17/03/2003 về bồi thường oan trong tố tụng hình sự
Những vụ việc oan sai chủ yếu bắt nguồn từ việc đánh giá chứng cứ phiến diện, thiếu thận trọng, nôn nóng khởi tố, bắt tạm giam, suy diễn chủ quan.
.
39 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 20492 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lý luận về định tội danh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dấu hiệu này là căn cứ để nhà làm luật sắp xếp các tội phạm
cụ thể thành từng chương trong BLHS, mặt khác các dấu hiệu này tồn
tại trong mặt khách quan dê nhận biết được.
Ví dụ: A dùng dao đâm B, B bị thương với tỷ lệ thương tật là 40%.
Trường hợp này thông qua biểu hiện về hậu quả của tội phạm là
thương tật của B 40% chúng ta xác định được tội phạm xâm hại đến
quan hệ sức khoẻ của con người là khách thể của tội phạm.
Hoặc ví dụ khác: A là thủ kho của công ty dệt (doanh nghiệp Nhà
nước), đã lấy một lô hàng trong kho của doanh nghiệp trị giá 30 triệu
đồng bán lấy tiền tiêu xài. Trường hợp này thông qua đặc điểm của
chủ thể chúng ta xác định được quan hệ xã hội bị xâm hại là sự hoạt
động đúng đắn của doanh nghiệp Nhà nước là khách thể của tội phạm.
4.2.3. Vai trò của việc xác định đối tượng tác động của tội phạm trong
định tội danh
Đối tượng tác động của tội phạm không phải là một dấu hiệu trong
CTTP, nhưng nó lại là một bộ phận hợp thành của khách thể của tội
phạm, mà khách thể của tội phạm lại là một bộ phận không thể thiếu
được trong một CTTP. Mặt khác, đặc điểm của đối tượng tác động
của tội phạm luôn mang tính cụ thể, tính xác định, và chỉ thông qua sự
tác động lên đối tương tác động của tội phạm mới có thể gây thiệt hại
cho khách thể của tội phạm chính là hậu quả của tội phạm Mức độ
làm biến đổi trạng thái bình thường của đối tượng tác động của tội
phạm ở 2 thời điểm trước và sau thời điểm tội phạm được thực hiện là
sự phản ánh hậu quả của tội phạm. Vì vậy, đối tượng tác động của tội
phạm được hiện diện trong nội tại của cả 2 dấu hiệu trong CTTP, đó
là quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm và hậu quả của tội phạm.
Cũng xuất phát từ lý do này nên đối tượng tác động của tội phạm
không phải là một dấu hiệu độc lập trong CTTP. Song về phương diện
thực tiễn cũng như về phương diện định tội danh thì việc xác định đối
tượng tác động của tội phạm là điểm xuất phát, là tiền đề cho việc xác
định khách thể của tội phạm và hậu quả của tội phạm.
Do đó, ý nghĩa của việc xác định đối tượng tác động của tội phạm thể
hiện ở các phương diện sau:
@ Đối tượng tác động của tội phạm trong một số trường hợp được
quy định là tình tiết định tội như: Điều 231 tài sản bị huỷ hoại phải là
công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, hoặc Điều 278
tài sản bị chiếm đoạt phải là tài sản của Nhà nước. Vì vậy, việc xác
định đối tượng tác động trong trường hợp này có ý nghĩa trong việc
định tội. Vai trò này được thể hiện trong sự đánh giá tình huống sau:
Vụ án thứ nhất: Chu Mạnh Cường trú tại quận Tây Hồ (Hà Nội)
thường xuyên qua Trung Quốc mua hàng hoá vận chuyển qua cửa
khẩu Tân Thanh mang về Hà Nội tiêu thụ. Trong thời gian ở Trung
Quốc, Cường đã nắm bắt được công nghệ sản xuất bát điện tử, sử
dụng cho mục đích cờ bạc bịp. Cường về Lạng Sơn mua bát sứ
thường có đế rỗng, một số linh kiện như màn hình tivi 5 inch, đầu thu
camera sản xuất được 100 mặt hàng này đã tiêu thụ hết với giá 5,5
triệu đồng một chiếc, thu được lợi nhuận 200 triệu đồng.
Vụ án thứ hai: Hoàng Văn Chính nợ của Vũ Duy Tài 3 triệu đồng tiền
cá độ bóng đá bị thua. Khoảng 10 giờ ngày 21/07/2004, Tài đến nhà
em trai là Vũ Duy Cải cùng đến nhà Chính đòi tiền. Tài nói với Cải
nếu không lấy được tiền thì bắt xe máy để buộc Chính phải trả tiền.
Trên đường đi đến nhà Chính thì Tài và Cải gặp Vũ Thị Hoa là vợ
Chính đi xe máy ngược chiều chở 2 đứa con nhỏ. Tài ra hiệu cho Hoa
dừng lại. Cải đứng lại giữ xe, còn Tài tiến lại gần Hoa và hỏi "chị có
phải là vợ Chính không", Hoa trả lời "phải, anh hỏi gì vậy",. Tài nói
tiếp "chị đưa tôi chiếc xe vì Chính còn thiếu nợ tôi không chịu trả",
Hoa trả lời "tôi không biết". Ngay lúc đó Tài dùng 2 tay cầm tay lái xe
và giằng co chiếc xe với Hoa. Hai bên giằng co một lúc thì Hoa nói
"anh bỏ ra, không tôi la lên bây giờ". Nghe vậy, Tài liền rút con dao
gọt trái cây từ trong túi ra đe dọa "im mồm ngay". Thấy Tài rút dao ra,
Hoa sợ bỏ xe và 2 đứa con chạy về phía UBND xã và kêu "cướp!
cướp! cứu tôi với". Do Hoa bỏ xe chạy nên Tài đa lấy được chiếc xe
Ưin trị giá 10 triệu đồng mang về gửi ở nhà Tùng gần đó. Sau đó Tài
gọi điện thoại cho Chính biết là đã lấy xe từ Hoa và nói Chính phải
đưa tiền đến chuộc xe. Sáng hôm sau, Chính đến gặp Tài, Tài nói "anh
có tiền không, muốn nhận xe phải giao đủ 3 triệu đồng". Chính nói cứ
lấy xe về rồi giao tiền, đồng thời lấy tiền ra đưa cho Tài xem. Thấy
Chính có tiền nên Tài đi lấy xe về. Trong khi giao xe và mới nhận
được 500.000 đồng thì bị Công an bắt quả tang.
@ Đối tượng tác động của tội phạm trong một số trường hợp được
quy định là tình tiết định khung như: nếu hiếp dâm trẻ em dưới 13 tuổi
thì bị xử lý theo Khoản 4, Điều 112. Vì vậy, việc xác định đối tượng
tác động trong trường hợp này có ý nghĩa trong việc định khung hình
phạt.
@ Đối tượng tác động của tội phạm trong một số trường hợp được
quy định là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS như: phạm tội
đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già nên việc xác định chúng có ý
nghĩa trong việc quyết định hình phạt.
Ví dụ 1: A là nạn nhân của một vụ trộm cắp tài sản hoặc là nạn nhân
của một vụ cướp mà A là phụ nữ đang có thai thì có áp dụng tình tiết
tăng nặng đối với người phạm tội là phạm tội đối với phụ nữ có thai
không? Tại sao?
Ví dụ 2: Chồng lừa vợ lấy tiền của vợ cho bồ có phạm tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản không? Tại sao?
Đối tượng tác động của tội phạm có thể xác định được:
+ Bằng trực giác: như các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, các tội
xâm phạm sở hữu.
+ Bằng các văn bản của Nhà nước: như các tội phạm về ma tuý và các
tội phạm về chức vụ
Ví dụ: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản.
4.3. ĐÁNH GIÁ VỀ MẶT PHÁP LÝ HÌNH SỰ CÁC DẤU HIỆU
THUỘC MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
Mặt khách quan của tội phạm có tầm quan trọng rất lớn trong việc xây
dựng CTTP và định tội danh. Hoạt động định tội danh thường bắt đầu
từ việc đánh giá, xác định các dấu hiệu trong mặt khách quan. Bởi vì:
@ Các dấu hiệu trong mặt khách quan là những dấu hiệu thể hiện ra
bên ngoài thế giới khách quan mà người định tội danh dễ nhận biết
được.
@ Các dấu hiệu trong mặt khách quan thường được mô tả tỷ mỷ trong
CTTP, vì giữa các tội phạm khác nhau chủ yếu khác nhau ở mặt
khách quan
@ Thông qua việc xác định các dấu hiệu trong mặt khách quan, người
định tội danh mới xác định được các dấu hiệu khác trong mặt chủ
quan của tội phạm là lỗi, động cơ, mục đích phạm tội.
Trong mỗi CTTP khác nhau, mỗi dấu hiệu trong mặt khách quan của
tội phạm có ý nghĩa khác nhau đối với định tội danh. Nhưng việc đánh
giá, xác định hành vi khách quan của tội phạm có ý nghĩa quan trọng
hơn cả.
4.3.1. Phương pháp đánh giá hành vi khách quan của tội phạm
a. Khái niệm hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm được hiểu theo 02 nghĩa:
Nghĩa rộng: Hành vi khách quan của tội phạm là xử sự có ý thức của
con người bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan.
Nghĩa hẹp: Hành vi khách quan là xử sự của con người thể hiện ra bên
ngoài thế giới khách quan.
b. Hình thức của hành vi khách quan có 2 dạng:
Hành động phạm tội được hiểu là người phạm tội đã làm những động
tác cơ học bị luật hình sự cấm.
Đối với hành động phạm tội phải thoả mãn hai dấu hiệu:
+ Là xử sự có ý thức và có ý chí đối với hành vi.
+ Phải là xử sự có ý thức và có ý chí đối với hậu quả.
Không hành động phạm tội tức là không làm những động tác cơ học
mà chủ thể theo pháp luật có nghĩa vụ phải làm và trong hoàn cảnh cụ
thể đó có thể thực hiện được nghĩa vụ này.
Trong quá trình định tội danh, việc xác định tính chất của không hành
động phạm tội phức tạp hơn so với việc xác định tính chất của hành
động phạm tội. Bởi vì:
Thứ nhất: Hành động phạm tội thể hiện và tồn tại bên ngoài thế giới
khách quan dễ nhận biết. Còn không hành động phạm tội thì sự thể
hiện về nội dung trong nội tại của hành vi đó không tồn tại trực diện
ngay trong hành vi khách quan, mà phải xác định trên cơ sở của sự tư
duy biện chứng.
Thứ hai: Đối với hành động phạm tội chỉ cần xác định sự thoả mãn
của 2 dấu hiệu bắt buộc đó là sử sự có ý thức và có ý chí đối với hành
vi và đối với hậu quả. Nhưng đối với không hành động phạm tội,
ngoài 2 điều kiện trên còn phải thoả mãn thêm 2 điều kiện nữa, đó là:
+ Chủ thể phải có nghĩa vụ pháp lý hành động.
+ Trong hoàn cảnh cụ thể chủ thể có đủ khả năng ngăn ngừa được hậu
quả đó.
c. Nguyên tắc đánh giá tính chất của hành vi khách quan của tội phạm
Việc đánh giá hành vi khách quan của tội phạm về phương diện định
tội danh là phải đặt mỗi hành vi đó trong mối quan hệ biện chứng,
trong tổng thể các dấu hiệu khác của CTTP. Thậm chí phải đặt mỗi
hành vi khách quan đó trong mối quan hệ biện chứng đối với hành vi
khách quan khác nếu trong CTTP đó có nhiều hành vi khách quan để
đánh giá chúng. Ví dụ: Hành vi lén lút và hành vi chiếm đoạt tài sản
của tội trộm cắp tài sản. Hành vi gian dối với hành vi chiếm đoạt của
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu tách độc lập các hành vi này trong
mỗi CTTP thì không thể nói lên sự thể hiện về bản chất của loại tội
phạm đó.
Chỉ có thể đặt hành vi khách quan của tội phạm trong mối quan hệ
biện chứng với tổng thể các dấu hiệu khác, từ đó mới rút ra sự thể
hiện đặc điểm đặc trưng của hành vi đó trong một vụ án cụ thể. Tuyệt
đối không được xác định tính chất của hành vi khách quan trong sự
độc lập, đơn lẻ với các dấu hiệu khác trong CTTP.
d. Phương pháp đánh giá tính chất của hành vi khách quan trong
trường hợp cụ thể
1/ Trường hợp trong một vụ án bị cáo thực hiện nhiều loại hành vi
tương ứng phù hợp với nhiều CTTP.
Trường hợp trong một vụ án bị cáo thực hiện nhiều loại hành vi tương
ứng phù hợp với nhiều CTTPchỉ xử lý một tội danh nếu:
+ Chỉ một trong số các hành vi đó đã thể hiện đầy đủ bản chất nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm, còn các hành vi khác chỉ mang tính
chất hỗ trợ cho hành vi khách quan đã lựa chọn (thông thường các
hành vi bổ trợ này đặt trong mối quan hệ biện chứng với hành vi
khách quan thì nó là hành vi chuẩn bị phạm tội). Và các hành vi này
chỉ nhằm hướng tới đạt một mục đích. Có thể xác định việc áp dụng
nguyên tắc này thông qua các vụ án sau:
Vụ án thứ nhất: Vào khoảng 8 giờ ngày 30 tháng 06 năm 2004, H và
T lên tàu khách V1 tuyến Hà Nội đi Vinh để trộm cắp tài sản của hành
khách đi trên tàu. H dùng lưỡi dao lam rạch túi xách của chị Võ Thị M
thì thấy một gói đựng chất dẻo màu nâu. H biết là thuốc phiện nên đã
nảy sinh ý định chiếm đoạt. H rút trong người ra một thẻ đoàn viên để
hở 1/3 rồi đưa nhanh qua mặt M nói: “Chúng tôi là công an, yêu cầu
chị cho kiểm tra hành lý”. Cùng lúc đó, Q trưởng tàu đi tới. Q biết H
và T không phải là công an nhưng vì vụ lợi Q đã nói nhỏ với H và T:
“Hai anh muốn khám xét hành lý của hành khách trên tàu thì phải đưa
tôi 500.000 đồng”. Sợ hỏng việc, H tháo chiếc đồng hồ trị giá 500.000
đồng đưa cho Q. Sau khi nhận đồng hồ, Q không những để mặc cho
H, T hành động mà còn cho tàu dừng lại theo yêu cầu của H và T.
Khi tàu dừng, H và T đã kéo M xuống đường ray rồi nói với M: “Chị
muốn được trả tự do thì đưa hết đồ trang sức và tiền cho chúng tôi”.
Vì lo sợ bị bắt, M đã buộc phải làm theo sự khống chế của H và T.
Hai tên đã chiếm đoạt được 10 triệu đồng và 3 kg thuốc phiện.
Vụ án thứ hai: Chiều 09/6/2001, ông Ngô Hà (trú tại thị trấn Tứ Hạ,
huyện Hương Trà) mua 02 vé xổ số kiến thiết loại vé 3.000đ. Khoảng
10 giờ sáng hôm sau, anh Nguyễn Lam hàng xóm sang chơi, do không
biết chữ nên Hà đã đưa cho Lam 02 vé số nhờ dò hộ. Khi dò vé số
thấy 02 vé số trúng giải đặc biệt với số tiền 150 triệu đồng. Vì lòng
tham muốn chiếm đoạt 02 vé số đó nên Lam nói là vé không trúng
thưởng rồi vứt 02 vé số vào sọt rác trong góc nhà ông Hà. Sau 15
phút, Lam về nói với vợ là bà Nga: "Trong sọt rác nhà ông Hà có 02
vé số trúng giải đặc biệt cô qua đó giả vờ xin tấm bìa rồi lấy về". Nga
thực hiện theo sự sắp đặt của Lam lấy được 02 vé số về rồi 02 vợ
chồng đi nhận thưởng.
Vụ án thứ ba: Trần Hoàn trú tại Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam), làm
thuê cho cửa hàng điện tử số 37 Hùng Vương, thành phố Đà Nẵng.
Hoàng thường xuyên nhận nhiệm vụ giao hàng điện tử cho Hoàn Mỹ
trú tại Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Do có quan hệ quen biết với Mỹ
nên Hoàn nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trong nhà Mỹ. Hoàn đã
bàn bạc với Chuyên và Huy, được hai tên đồng ý.
Vào lúc 16 giờ ngày 20/10/2003, theo kế hoạch Huy chui vào thùng
đựng tủ lạnh. Hoàn và Chuyên đã mang thùng hàng này tới nhà Mỹ và
nói với Mỹ cho gửi lại sáng mai tới lấy để đưa vào giao cho người
khác ở Tam Kỳ. Khoảng 23 giờ khi mọi người trong nhà ngủ im ắng,
Huy chui ra khỏi thùng hàng mở chốt cửa phía trong nhà Mỹ cho
Hoàn và Chuyên đợi sẵn ngoài cổng vào trong nhà, 03 tên lấy được 3
linh kiện hàng trị giá 50 triệu đồng bán tiêu xài.
+ Mỗi một hành vi trong số các vi đã thực hiện đã thể hiện đầy đủ bản
chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm (về bản chất các hành vi đó
đủ yếu tố CTTP của nhiều tội) nhưng chúng đảm bảo sự phù hợp của
các nguyên tắc chuyển hoá tội phạm.
Sự chuyển hoá tội phạm phải đảm bảo thỏa mãn 4 điều kiện sau:
@ Bị cáo thực hiện ít nhất 2 loại hành vi cấu thành ít nhất 02 tội.
@ Ý thức chủ quan của người phạm tội chỉ thực hiện tội thứ nhất,
nhưng do nguyên nhân khách quan mà bị cáo thực hiện tội thứ 2.
@ Các tội này đều hướng đến đạt một mục đích.
@ Chỉ được phép lựa chọn tội sau cùng để áp dụng đối với người
phạm tội.
Nguyên tắc này được thể hiện trong vụ án sau:
Khoảng 16 giờ ngày 30 tháng 09 năm 2003, Đoàn Minh Đĩnh trú ở
quận 12, thành phố Hồ Chí Minh cao hứng chở vợ là Mạc Thị Ngân
đến thăm nhà người bạn là Huệ ở cách nhà Đĩnh khoảng 2 km. Tại
nhà Huệ, uống xong 1 tuần trà, Đĩnh bảo vợ: “Em ở lại chơi với Huệ,
anh về cho heo ăn”, rồi Đĩnh lấy xe đi về nhà. Ngân vừa nói chuyện
với Huệ vừa hồ nghi trong bụng, bởi chính Ngân vừa cho heo ăn
xong. Hơn nữa, từ trước tới nay Đĩnh đâu có để ý tới chuyện nuôi heo,
cớ gì hôm nay lại quan tâm như vậy. Ngân nói với Huệ cho qua
chuyện rồi ra thuê xe ôm về nhà quyết tìm cho ra sự thật.
Tới nhà, cửa nhà mở, trong nhà im ắng, Ngân lại nghe có tiếng nói
nho nhỏ, tiếng thở khe khẽ. Ngân cầm cái kéo may, đạp mạnh cửa
buồng xông vào và sững sờ nhìn thấy chồng mình đang cùng chị Yến
Vy (người hàng xóm đã có chồng) đang làm chuyện mây mưa trên
giường.
Ngân quơ hết mớ quần áo của 02 người vứt ra khỏi buồng. Tiếp đến,
Ngân nhảy vào tát vào mặt Vy 02 cái và đạp 03 đạp. Vy ngồi im
không dám la. Đĩnh cũng ngồi im ôm gối sợ vợ làm to chuyện. Ngân
đánh đấm Vy một hồi mỏi tay chân, Ngân quay ra dùng kéo cắt tóc
Vy. Ngân vừa cắt tóc Vy, vừa doạ: “Mày khôn hồn thì ngồi im, nếu
chống cự thì tao la làng ngay cho mọi người đến coi thử xem ai xấu
hổ”.Vy phải cúi lạy Ngân, xin Ngân tha thứ. Ngân nói: “Mày phải
mua danh dự”. Vy năn nỉ Ngân cho đền 2 con bò có sẵn bên nhà
nhưng Ngân không đồng ý. Sau đó, Ngân thấy sợi dây chuyền 3 chỉ
lấp lánh trên ngực Vy, Ngân cởi ra lấy luôn rồi cho Vy và Đĩnh mặc
quần áo ra về.
Trường hợp trong một vụ án bị cáo thực hiện nhiều loại hành vi tương
ứng phù hợp với nhiều CTTP sẽ bị xử lý nhiều tội danh khác nhau nếu
các hành vi đã thực hiện phù hợp với nhiều loại hành vi khách quan
tương ứng với nhiều CTTP mà các loại hành vi này có sự liên tục về
mặt thời gian, có mối quan hệ với nhau và nhằm đạt các mục đích
khác nhau. Ví dụ: vụ án giết người và cướp tài sản xẩy ra ở thành phố
Huế ngày 25/04/2005.
2/ Trường hợp trong một vụ án bị cáo thực hiện 1 loại hành vi:
Chỉ xử lý một tội nếu bản chất của hành vi đã thực hiện chỉ là sự thể
hiện của một loại hành khách quan trong một cấu thành tội phạm cụ
thể.
Sẽ xử lý về nhiều tội nếu:
+ Chỉ có một hậu quả xẩy ra hoặc có thể xẩy ra, mà một loại hành vi
đó lại là sự thể hiện của hai hay nhiều loại hành vi khách quan của các
CTTP tương ứng mà các CTTP này được biểu hiện dưới hình thức lỗi
cố ý.
Ví dụ: giết người bằng súng. Trường hợp này một hành vi giơ súng
lên bắn bị xử lý 2 tội, tội giết người và tội sử dụng trái phép vũ khí
quân dụng).
+ Nếu có nhiều hậu quả xẩy ra thì:
@ Nếu một loại hành vi đã thực hiện phù hợp với một loại hành vi
khách quan của nhiều CTTP, mà các hậu quả này đều thực hiện với
hình thức lỗi cố ý thì xử lý về nhiều tội.
Ví dụ: Cướp gây chết người mà hậu quả chết người là lỗi cố ý thì bị
cáo bị xử thành 2 tội: Tội giết người và tội cướp tài sản.
@ Nếu một loại hành vi đã thực hiện phù hợp với một loại hành vi
khách quan của nhiều CTTP, mà có hậu quả thực hiện với hình thức
lỗi cố ý, có hậu quả thực hiện với hình thức lỗi vô ý, thì CTTP thực
hiện với lỗi vố ý sẽ được thu hút vào tội danh của CTTP với lỗi cố ý
và CTTP của lỗi vô ý trở thành tình tiết định khung tăng nặng.
Ví dụ: Hiếp dâm gây hậu quả nạn nhân chết. Nếu hậu quả nạn nhân
chết là lỗi vô ý, thì chỉ xử lý một tội hiếp dâm với tình tiết định khung
tăng nặng gây chết người.
4.3.2 Phương pháp xác định hậu quả của tội phạm
Đối với các tội thực hiện với hình thức lỗi cố ý và là tội có cấu thành
vật chất (tức là trong CTTP luôn phải có dấu hiệu hậu quả) thì việc
xác định hậu quả về mặt thực tế có ý nghĩa trong việc xác định tội
phạm được thực hiện ở giai đoạn nào, làm cơ sở cho việc xác định
TNHS đối với người phạm tội
Đối với các tội thực hiện với hình thức lỗi vô ý, hậu quả cũng luôn
được phản ánh trong CTTP, thì việc đánh giá hành vi phạm tội chỉ có
ý nghĩa khi xác định được hậu quả của tội phạm. Hay nói cách khác,
chỉ khi xác định được hậu quả thì mới xác định được là có tội hay
không có tội và mức độ TNHS đặt ra như thế nào?
Cơ sở để xác định hậu quả của tội phạm là xuất phát từ việc xác định
mức độ làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động
của tội phạm ở thời điểm trước và sau khi tội phạm xảy ra.
Hậu quả của tội phạm là một dấu hiệu trong mặt khách quan, tồn tại
trong thế giới khách quan khi tội phạm xẩy ra, và rất dễ nhận biết
được và trong rất nhiều trường hợp nó còn xác định được một cách cụ
thể, chính xác,rõ ràng. Chính vì vậy, hậu quả của tội phạm được phản
ánh trong rất nhiều CTTP với nội dung là tình tiết định tội và tình tiết
định khung. Nhiều tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS cũng được
phản ánh là hậu quả của tội phạm,nên việc xác định hậu quả của tội
phạm có ý nghĩa cả về phương diện định tội, định khung hình phạt và
quyết định hình phạt.
Quá trình định tội danh khi xác định hậu quả của tội phạm phải đánh
giá được một cách toàn diện các hậu quả đã được quy định trong
BLHS (như số người chết, giá trị tài sản bị chiếm đoạt, và các hậu quả
không được quy định trong BLHS, nhưng nó trực tiếp phát sinh từ
những hậu quả đã được quy định trong BLHS.
4.3.3. Sự đánh giá về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
của tội phạm
Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội
phạm là điều kiện đảm cho cho việc định tội danh được chính xác. Vì
mối quan hệ nhân quả không bao giờ tồn tại riêng lẻ, nếu như không
có sự tồn tại của 2 hiện tượng khách quan là hành vi phạm tội và hậu
quả của tội phạm. Nội dung của mối quan hệ nhân quả là hiện tượng
khách quan không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người phạm tội.
Một hậu quả của tội phạm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong
những nguyên nhân đó, có thể có những nguyên nhân trực tiếp làm
phát sịnh hậu quả, có những nguyên nhân chỉ góp phần hỗ trợ cho
nguyên nhân trực tiếp hay còn gọi là nguyên nhân gián tiếp. Chỉ
những nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả mới được gọi là
những nguyên nhân có mối quan hệ nhân quả với hậu quả của tội
phạm.
Về nguyên tắc một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một tội
phạm nhất định đối với một hậu quả đã xảy ra khi hậu quả đó có mối
quan hệ nhân quả với hành vi mà họ đã thực hiện. Nếu người định tội
danh không nhận thức rõ hoặc không tôn trọng việc thực hiện nguyên
tắc này sẽ dẫn đến xu hướng xử lý tuỳ tiện. Có thể minh họa bằng vụ
án sau để thấy được vai trò của nguyên tắc này:
Nguyễn Hoàng Oanh và Phạm Thị Nga là hai mợ cháu nhà ở cạnh
nhau. Vào tháng 3/2000, hai gia đình phát sinh mâu thuẫn từ việc Nga
xây nhà, đổ nền nhà và sân vườn cao hơn nhà Oanh. Mỗi khi trời mưa
nước từ nhà Nga tràn sang nhà Oanh là hai bên lại cãi nhau.
Ngày 06/4/2002, trong lúc hai bên cãi nhau về việc nước ứ đọng, Nga
đã bị ngất xỉu và được mọi người hô hấp nhân tạo kịp thời.
Vào khoảng 18 giờ, trong bữa cơm tối ngày 11/6/2002, Nga và Oanh
lại gây gổ vì chuyện xích mích trên. Sau một hồi lời qua tiếng lại,
Oanh đã cầm bát cơm đang ăn vứt qua nhà Nga và trúng trán Nga,
Nga bị ngất xỉu được mọi người đưa đến bệnh viện cấp cứu, trên
đường đi thì Nga bị chết.
Kết luận giám định pháp y thì Nga chết do bị bệnh tim, vết thương ở
trán Nga tỷ lệ thương tật là 5%.
4.3.4. Vai trò của việc đánh giá các dấu hiệu khác trong mặt khách
quan của tội phạm
Trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự việc xác định các dấu
hiệu khác về mặt khách quan của tội phạm cho phép người định tội
danh xác định được các dấu hiệu trong mặt chủ quan của tội phạm.
Điều này có thể minh chứng qua cách đánh giá vụ án sau:
Khoảng 16 giờ ngày 28/02/1998, Lê Quốc Vũ chở Nguyễn Văn Đàm
và Lê Xuân Thảo; Trần Xuân Thọ chở Phạm Hồng Lưu bằng xe
Honda di từ Thị xã Tuy Hoà về xã Hoà Đồng. Khi đến địa phận xã
Hoà Phong (đoạn đường vắng người, xa khu dân cư) thì gặp anh Sáng
chở chị Vy đi xe Honda cùng chiều. Vũ đã chỉ tay vào Sáng và nói với
mọi người Sáng là người cách đây 03 ngày đã đánh Vũ. Bọn Vũ bàn
nhau chặn đường đánh Sáng. Vũ điều khiển xe ép xe Sáng vào lề
đường. Sáng dừng xe lại. Vũ hỏi: "Mày có phải là Duy ở Sơn Thành
không". Sáng trả lời không thì ngay lập tức Thảo đã đấm vào mặt
Sáng. Bị đau Sáng ngồi thụp xuống, Thảo đi vòng ra phía sau lưng
Sáng nắm cổ áo kéo đứng lên để đánh tiếp thì nhìn thấy sợi dây
chuyền trên cổ Sáng. Thảo đã giật lấy sợi dây, khi Sáng hỏi xin lại sợi
dây chuyền thì Thảo nói là không lấy và cùng đồng bọn bỏ đi.
Một số dấu hiệu khác trong mặt khách quan của tội phạm như thời
gian, địa điểm, công cụ, phương tiện phạm tội được quy định là tình
tiết định tội như tội hoạt động phỉ, thì việc xác định chúng có ý nghĩa
trong việc định tội. Đa số các trường hợp khác chúng được quy định
là tình tiết định khung hoặc tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, nên
việc xác định chúng có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt và
quyết định hình phạt.
4.4. ĐÁNH GIÁ VỀ MẶT PHÁP LÝ HÌNH SỰ DẤU HIỆU CHỦ
THỂ CỦA TỘI PHẠM
Để xác định một người có phải là chủ thể của tội phạm trong một vụ
án hình sự hay không đòi hỏi phải kiểm tra, đánh giá 03 điều kiện sau:
+ Phải xác định họ là người có năng lực TNHS: tức là xác định xem
trạng thái bình thường của người đó có nhận thức được tính chất thực
tế và tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện và có khả năng
điều khiển được hành vi ấy không.
+ Phải đủ tuổi chịu TNHS do luật định tại thời điểm thực hiện tội
phạm. (Nghị quyết 02/86 của HĐTPTATC ban hành ngày 05/01/86
hướng dẫn cách tính độ tuổi của người phạm tội).
+ Phải xác định được họ là người đã thực hiện hành vi phạm tội.
Ngoài ra đối với các tội có chủ thể đặc biệt đòi hỏi phải đánh giá sự
phù hợp của các dấu hiệu của chủ thể đặc biệt đó. Việc xác định sự
phù hợp về các đặc điểm riêng biệt của chủ thể đặc biệt hết sức phức
tạp.
Ví dụ:
1/ Đối với các tội phạm tham nhũng, chủ thể phải là người có chức vụ
quyền hạn. Người có chức vụ quyền hạn phải thỏa mãn đầy đủ 2 điều
kiện sau:
+ Công việc thực hiện phải phù hợp với địa vị pháp lý của chủ thể.
+ Công việc đó phải được giao hợp pháp.
2/ Đối với tội hiếp dâm, thì pháp luật có loại trừ chủ thể là quan hệ vợ
chồng không?
3/ Hoặc trong một số vụ án mà có 2 người tham gia trong đó một
người chưa đủ tuổi chịu TNHS thì nó có ảnh hưởng đến tội danh của
người kia không. Chúng ta có thể minh họa bằng một vụ án như sau:
Hoàng văn Mười trú tại thị trấn Vĩnh Điện- Điện Bàn- Quảng Nam
kinh doanh mặt hàng nguyên vật liệu xây dựng và một số hàng vật tư
nông nghiệp như thuốc trừ sâu, phân bón. Mười đã xây 2 kho chứa 2
loại mặt hàng trên. Từ tháng 2 năm 1998 Mười đã hợp đồng thuê Lê
Văn Tám (sinh năm 1978) làm nhiệm vụ giao hàng khi có hóa đơn
xuất hàng và trông coi kho chứa vật liệu xây dựng. Mười thuê Trần
Vĩnh Giới (sinh năm 1984) cũng thực hiện nhiệm vụ tương tự như
Tám nhưng với kho chứa vật tư nông nghiệp. Trong thời gian từ tháng
5 dến tháng 8 năm 1998, Cường và Giới đã bàn bạc và đi đến thống
nhất thực hiện 3 lần lấy trộm tài sản (trị giá 10 triệu đồng) trong kho
Cường quản lý, và thực hiện 5 lần lấy trộm tài sản (trị giá 12 triệu
đồng) trong kho Giới quản lý bán lấy tiền chia nhau. Vụ việc bị phát
hiện, Giới và Cường thừa nhận đã thực hiện các hành vi nêu trên.
4.5. ĐÁNH GIÁ VỀ MẶT PHÁP LÝ HÌNH SỰ CÁC DẤU HIỆU
VỀ MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM
4.5.1. Về việc xác định dấu hiệu lỗi trong mặt chủ quan của tội phạm
Trong quá trình định tội danh, đòi hỏi chủ thể định tội danh nhất thiết
phải phân tích, đánh giá và kết luận trường hợp phạm tội cụ thể thực
hiện với hình thức lỗi nào. Lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp, lỗi vô
ý vì quá tự tin hay vô ý do cẩu thả, để là cơ sở cho việc định tội cũng
như cá thể hóa hình phạt đối với người phạm tội.
Để xác định các dấu hiệu trong mặt chủ quan của tội phạm đòi hỏi
phải đánh giá một cách toàn diện các tình tiết trong mặt khách quan
như tính chất của hành vi khách quan, cách thức thực hiện hành vi, vị
trí tấn công trên cơ thể của nạn nhân, công cụ phương tiện người
phạm tội sử dụng, hoàn cảnh địa điểm nơi phạm tội xảy ra. Qua sự
đánh giá các biểu hiện này mới có thể thấy được diễn biến về tâm lý
của người phạm tội thể hiện trong quá trình thực hiện tội phạm. Vì tội
phạm là một thể thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan.
Thông thường trong mỗi một CTTP chỉ tồn tại một hình thức lỗi,
nhưmg có một số CTTP tồn tại đồng thời nhiều hình thức lỗi khác
nhau, được gọi là trường hợp hỗn hợp lỗi
Hỗn hợp lỗi là trường hợp trong một CTTP có 02 hình thức lỗi là lỗi
cố ý và lỗi vô ý.
Trong BLHS 1985 hỗn hợp lỗi không có trong CTTP cơ bản, mà chỉ
tồn tại trong CTTP tăng nặng của một số tội như: Tội cố ý gây thương
tích dẫn đến chết người; hiếp dâm gây thương tích hoặc gây chết
người; cướp gây thương tích hoặc gây chết người vv...
Trong BLHS 1999 hỗn hợp lỗi tồn tại trong rất nhiều CTTP cơ bản và
CTTP tăng nặng. Ví dụ: CTTP cơ bản của Đ138 tội trộm cắp tài sản,
nếu trộm cắp tài sản dưới 500.000 đồng gây hậu quả nghiêm trọng.
Qua nghiên cứu nội dung của hỗn hợp lỗi cho thấy chúng có đặc điểm
là: Trong nội tại của CTTP là hỗn hợp lỗi phải có ít nhất 2 hậu quả,
trong đó một hậu quả là lỗi cố ý và hậu quả khác là lỗi vô ý.
4.5.2. Về việc xác định dấu hiệu động cơ và mục đích phạm tội trong
mặt chủ quan của tội phạm.
Về động cơ phạm tội được quy định là tình tiết định khung của rất
nhiều CTTP nên việc xác định chúng có ý nghĩa trong việc định
khung hình phạt.
Về mục đích phạm tội được quy định là tình tiết định tội của một số
tội như: các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội cướp tài sản. Việc xác
định chúng có ý nghĩa để xác định hành vi đó có thuộc loại tội này
hay không.
Chúng ta có thể thấy được phương pháp đánh giá dấu hiệu mục đích
phạm tội và vai trò của việc xác định dấu hiệu này trong vụ án sau:
Trần Văn Minh trú tại tổ 6, phường Ninh Xuân, thị xã Tuyên Quang
đã có 02 tiền án về tội gây rối trật tự công cộng và tội cố ý gây thương
tích.
Vào khoảng 20 giờ, ngày 25/01/2001 Minh thấy Đoàn Thị Vân là
người yêu của Minh đi chơi với Nguyễn Văn Hải là người yêu cũ của
Vân. Máu ghen nổi lên, Minh về nhà lấy dao nhọn rủ thêm Mạnh và
Hùng cùng đi để chứng kiến việc Vân không chung thuỷ với mình.
Khi đến chỗ Hải và Vân ngồi nói chuyện trên bờ đê thuộc xã Sơn
Phúc, Minh quát: "Chúng mày ngồi làm gì ở đây ? Đồ khốn nạn !".
Nghe tiếng quát Hải bỏ chạy liền bị Minh hô to: "Đứng lại! Không tao
đâm chết". Anh Hải sợ Minh đâm nên phải đứng lại. Dao lăm lăm
trong tay Minh ra lệnh cho Hải: "Cởi quần áo, tháo đồng hồ, nhẫn
vàng đưa đây cho tao và quỳ xuống". Hải buộc phải thi hành lệnh của
Minh trước mặt Vân và hai người cùng đi với Minh. Hải vừa sợ, vừa
xấu hổ phải van xin mãi Minh mới cho mặc quần áo lót để đi về. Khi
Hải về, Minh bắt Vân cầm toàn bộ tài sản và quần áo của Hải rồi cả 4
người cùng về nhà Vân.
Ngay lúc đó, Hải đã đi thẳng đến UBND xã báo cáo toàn bộ sự việc
với công an xã và Trần Văn Minh bị bắt. Số tài sản của HaiHải, Minh
đưa về nhà Vân cơ quan điều tra đã thu hồi trả lại cho anh Hải.
Tại cơ quan điều tra, Minh trả lời: "Vì ghen tức nên đã muốn làm
nhục Hải bằng cách giữ số tài sản đó làm tang chứng báo cho vợ Hải
biết việc Hải quan hệ với Vân chứ không có ý định chiếm đoạt tài
sản".
Cơ sở để xác định dấu hiệu động cơ và mục đích phạm tội cũng giống
các căn cứ để xác định dấu hiệu lỗi. Tức là cũng phải trên cơ sở đánh
giá một cách khách quan toàn diện các tình tiết trong mặt khách quan.
Chương 5.
ĐỊNH TỘI DANH TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
5.1. ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI PHẠM CHƯA HOÀN
THÀNH VÀ TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI
5.1.1.Định tội danh đối với tội phạm chưa hoàn thành
Trong bộ luật hình sự 1999 không có khái niệm tội phạm chưa hoàn
thành (TPCHT) mà chỉ có khái niệm phạm tội chưa đạt được quy định
tại Điều 18 BLHS.
Tội phạm chưa hoàn thành là hành vi chuẩn bị phạm tội (CBPT) và
phạm tội chưa đạt (PTCĐ. Tức là TPCHT bao gồm 2 giai đoạn đầu
của hoạt động phạm tội sơ bộ do cố ý.
Đối với TPHT thì mặt chủ quan và mặt khách quan của CTTP về nội
dung là trùng nhau. Còn đối với TPCHT lỗi cố ý chỉ thể hiện qua hành
vi bên ngoài của người phạm tội và hậu quả của hành vi đó, và hậu
quả phạm tội mà chủ thể mong muốn đạt được chưa xảy ra, hành vi đã
thực hiện chưa thoả mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan, và
mặt chủ quan của cấu thành TPCHT bao giờ cũng là lỗi cố ý trực tiếp.
Nguyên tắc chung của việc xác định TNHS đối với TPCHT là:
+ Đối với chuẩn bị phạm tội (TPCHT ở giai đoạn thứ nhất) thì TNHS
được xác định theo Điều luật tương ứng tại phần các tội phạm cụ thể
về TPHT với sự viện dẫn Điều luật tại Điều 17, Điều 53 Phần chung
của BLHS ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
+ Đối với phạm tội chưa đạt (TPCHT ở giai đoạn thứ hai) thì TNHS
được xác định theo Điều luật tương ứng tại phần các tội phạm cụ thể
về TPHT với sự viện dẫn Điều luật tại Điều 18, Điều 53 Phần chung
của BLHS ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
5.1.2.Định tội danh trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội
Trong luật hình sự Việt Nam, chế định tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thực nhiệm vụ
phòng chống tội phạm. Sự tồn tại của chế định này trong pháp luật
hình sự có thể tác động làm thay đổi quyết tâm thực hiện tội phạm đến
cùng của người phạm tội, buộc người đó phải suy nghĩ lại và từ bỏ
việc hoàn thành hành vi phạm tội. Quy định về tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội là một trong những công cụ, biện pháp để khắc
phục, hạn chế hậu quả có thể xảy ra. Hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội làm thay đổi một cách cơ bản mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi đã được thực hiện và mức độ nguy hiểm cho xã hội
của bản thân người thực hiện hành vi đó.
Việc tồn tại trong pháp luật hình sự nước ta chế định tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội là một trong những biểu hiện về tính nhân đạo
của pháp luật Việt Nam. Việc áp dụng trong thực tiễn chế định này tạo
điều kiện cho người đang thực hiện hành vi nguy hiểm dừng lại, chấm
dứt hành vi của mình và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, dù
rằng người phạm tội có khả năng thực tế để thực hiện tội phạm đến
cùng. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách
nhiệm hình sự về tội định phạm (Điều 19 Bộ luật hình sự).
Đồng thời Bộ luật hình sự cũng đưa ra một quy định, theo đó người tự
ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự
trong trường hợp nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố của
một tội phạm khác. Điều đó cho thấy chỉ tha miễn trách nhiệm hình sự
cho một người đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chưa hoàn
thành. Còn đối với tội phạm đã hoàn thành thì áp dụng các nguyên tắc
chung để định tội danh.
Ví dụ: Trần Văn H chuẩn bị hành vi tấn công người khác nhằm chiếm
đoạt tài sản. Để thực hiện được ý định đó của mình Trần Văn H đã
trộm cắp súng K54 ở một đơn vị bộ đội để chuẩn bị cho hành vi cướp
tài sản. Sau đó khi chuẩn bị hành vi cướp tài sản, Trần Văn H đã tự
mình chấm dứt không thực hiện hành vi cướp tài sản, tuy rằng không
có gì ngăn cản. Tuy vây, hành vi chuẩn bị phạm tội nói trên của Trần
Văn H đã cấu thành một tội hoàn thành khác - tội chế tạo, tàng trữ, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương
tiện kỹ thuật quân sự (Điều 95 Bộ luật hình sự). Trong trường hợp này
áp dụng quy định ở Điều 16 Bộ luật hình sự nước ta, Trần Văn H
được miễn trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị tội cướp, nhưng
phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 95 Bộ luật hình sự. Như vậy,
quy định này hoàn toàn không loại bỏ việc định tội danh đối với hành
vi và tội phạm đã xảy ra trước khi bị cáo tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội.
Như vậy, để coi một hành vi nào đó là tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội phải có hai điều kiện cần và đủ. Đó là, thứ nhất: tội phạm
còn chưa được thực hiện đến cùng, và thứ hai: người đó tự mình
không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Trong thực tiễn xét xử, việc áp dụng chế định tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội thường gặp một số khó khăn nhất định trong việc
xác định hành vi của bị cáo có ý định phạm tội hay những hành vi này
đã chứa đựng một cấu thành tội phạm độc lập khác.
Đối với việc xác định hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội,
trong đồng phạm có những nguyên tắc đặc thù của nó, bởi vì hành vi
tội phạm của những người đồng phạm luôn luôn có mối quan hệ và
tác động qua lại lẫn nhau. Về cơ bản tình tiết sau có ảnh hưởng đến
việc đánh giá tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của những
người đồng phạm, tuỳ theo vai trò của mỗi loại người trong đồng
phạm
+ Hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người thực
hành có thể được biểu hiện dưới hình thức không hành động, tức là
không thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội tiếp theo mà
những hành vi đó có thể gây hậu quả có hại.
+ Hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người xúi giục
luôn luôn phải được thể hiện trong các hành động tích cực không để
cho người thực hành thực hiện tội phạm. Điều này xuất phát từ vai trò
mà người xúi giục thực hiện trong đồng phạm là kích động, dụ dỗ,
thúc đẩy nhằm củng cố thêm quyết tâm phạm tội của người thực hành.
+ Hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của người giúp sức
phải có được biểu hiện trong các hành động tích cực cũng như trong
không hành động thể hiện ở việc không giúp đỡ những người phạm
tội như đã hứa. Muốn coi hành vi của người giúp sức tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội thì hành vi đó phải là kết quả của sự tự giác
của người đó không giúp sức người khác thực hiện tội phạm, tuy rằng
người đó nhận thức được và có khả năng về thực tế để thực hiện sự
giúp đỡ theo lời hứa. Nếu người giúp sức buộc phải không giúp đỡ
những người đồng phạm khác vì do những nguyên nhân khách quan
không phụ thuộc vào chí của người đó thì hành vi đó không thể được
coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Hành vi giúp sức không
thành công đó của người giúp sức được định tội danh như một tội
phạm chưa hoàn thành theo Điều 15 và điều luật tương ứng thuộc
phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.
+ Vấn đề định tội danh đối với hành vi của người tổ chức trong trường
hợp người đó có hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội cũng
được giải quyết một cách tương tự hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội của người giúp sức.
5.2. ĐỊNH TỘI DANH TRONG TRƯỜNG HỢP ĐỒNG PHẠM
5.2.1. Cơ sở của việc định tội danh trong đồng phạm
Khi định tội danh hành vi này hay hành vi khác của người đồng phạm
cần xác định rằng hành vi của người đó là nguy hiểm cho xã hội và
trái pháp luật hình sự. ở đây hành vi của người đó được xem xét
không phải một cách biệt lập mà là ở dạng tổng thể với các hành vi do
những người đồng phạm thực hiện. Tất cả những hành vi đã được
những người đồng phạm cùng thực hiện, những hậu quả có hại như
thế nào đã gây ra hoặc có thể gây ra bởi các hành động chung của
những người đồng phạm đều được làm sáng tỏ và đánh giá. Việc làm
sáng tỏ các tình tiết đó cho phép trả lời vấn đề là ở giới hạn như thế
nào, ở khối lượng như thế nào có thể truy cứu trách nhiệm hình sự
những người tham gia trong việc thực hiện tội phạm. Điều đó cho
thấy, pháp luật hình sự nước ta quy định nguyên tắc phân hoá trách
nhiệm hình sự và cá thể hoá hình phạt đối với mỗi người trong đồng
phạm. Theo nguyên tắc đó, đã loại trừ việc truy cứu trách nhiệm tất cả
những người đồng phạm ở mức độ giống nhau, về tổng thể hành vi
phạm tội đã thực hiện, không căn cứ vào mực độ tham gia của từng
người trong tội phạm. Đó là giai đoạn rất quan trọng trong việc xác
định trách nhiệm đối với đồng phạm trong tội phạm.
Pháp luật hình sự coi đồng phạm là một hình thức đặc biệt của việc
thực hiện tội phạm, đồng thời quy định nghĩa vụ cần nhắc tình tiết đó
trong việc cá thể hoá trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với từng
người đồng phạm. Cụ thể, Điều 53 BLHS quy định: "Khi quyết định
hình phạt hình phạt, phải xem xét đến tính chất đồng phạm, tính chất
và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Những tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc lại trừ trách nhiệm hình sự riêng cho
người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó". Ngoài ra còn
có một số nguyên tắc khác làm cơ sở cho việc xác định TNHS trong
đồng phạm, các nguyên tắc này chỉ mới được được thừa nhận về mặt
thực tiễn và phương diện khoa học, còn luật thực định chưa đề cập
đến như nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm đối với tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội.
Việc định tội danh đối với những hành vi của những người đồng phạm
được xác định trước hết bằng cấu thành tội phạm do người thực hành
thực hiện.
Ví dụ: Nếu người thực hành thực hiện tội giết người với tình tiết tăng
nặng (điểm a, khoản 1, Điều 102), thì trách nhiệm của tất cả những
người đồng phạm khác trong tội đó cần phải được đánh giá theo lăng
kính của chính tội phạm đó. Theo pháp luật hình sự nước ta những
người đồng phạm bị truy cứu trách nhiệm không phải một cách chung
chung về đồng phạm trong một tội phạm cụ thể do người thực hành
(những người thực hành) đã thực hiện. Kết luận đó được rút ra từ
chính bản chất của đồng phạm hợp lực của mình để thực hiện một tội
phạm, ví dụ trộm cắp tài sản của công dân, còn người thực hành lại
thực hiện tội phạm khác, - giết người, thì ở đây không có đồng phạm.
Trong trường hợp này, không có việc cùng hành động của một số để
thực hiện tội phạm đó. Hành vi của người phạm tội được định tội danh
như tội phạm do một thực hiện. ở đây có sự “thái quá” của người thực
hành và chỉ người thực hành đó mới chịu trách nhiệm hình sự về sự
thái quá đó.
Như vậy, trong luật hình sự nước ta chế định đồng phạm được đặc
trưng bởi các yếu tố của sự phụ thuộc các giới hạn trách nhiệm hình
sự của từng người đồng phạm vào tính chất của tội phạm do người
thực hành thực hiện.
5.2.2. Định tội danh trong trường hợp đồng phạm
Khi xác định đồng phạm có thể phân biệt dấu hiệu về lượng và dấu
hiệu về chất. Dấu hiệu về lượng thể hiện ở chỗ là trong tội phạm có
hai hoặc nhiều người tham gia và họ phải là người có NLTNHS, đạt
độ tuổi luật định đối với từng tội phạm.
Trong thực tiễn định tội danh thường nảy sinh vấn đề về việc đánh giá
hành vi phạm tội của hai hoặc nhiều người cùng thực hiện tội phạm,
trong đó luật quy định chủ thể của tội phạm đó phải là chủ thể đặc biệt
như: các tội phạm về chức vụ, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách
nhiệm của quân nhân và một số loại tội phạm khác. Việc chỉ ra trong
quy phạm pháp luật hình sự về chủ thể đặc biệt về nguyên tắc là hạn
chế giới hạn của trách nhiệm hình sự. Thứ nhất, tình tiết đó được biểu
hiện trong việc thực hiện việc định tội danh các loại tội phạm như vậy.
Chẳng hạn, người không phải là người có chức vụ, quyền hạn không
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều của BLHS về các tội
phạm về chức vụ.
Đối với việc định tội danh hành vi nguy hiểm cho xã hội theo các điều
luật quy định trách nhiệm hình sự về đồng phạm, ngoài dấu hiệu về
lượng đã được chỉ ra ở trên, cần phải xác định cả các dấu hiệu về chất.
Điều đó có nghĩa rằng hoạt động của hai hay nhiều người tham gia
vào việc cùng thực hiện một tội phạm mang tính chất chung và hành
vi của từng người đồng phạm ở trong mỗi liên hệ nhân quả với tội
phạm được thực hiện. ở đây “tính cùng chung” được nếu ở nghĩa rằng
hành vi của từng người đồng phạm đều hướng đến việc thực hiện
cùng một tội phạm, giữa các hành vi đó có mối liên hệ nhất định và
mối liên hệ đó tạo ra tính quyết định lẫn nhau của hành vi của họ và
cái đó được phản ánh trong mối liên hệ chủ quan giữa những người
đồng phạm.
Khi nói về tính định hướng của các hành vi nguy hiểm cho xã hội đến
việc thực hiện cùng một tội phạm, chúng ta cần phân biệt các trường
hợp đó với các tình huống khi có một số người cùng một lúc và ngay
cả cùng ở một nơi thực hiện các tội phạm độc lập khác nhau. Trong
tình huống như vậy, không có đồng phạm.
Trong quá trình liên kết các nỗ lực của những người đồng phạm giữa
họ đã có một mối liên hệ nhất định, một sự thống nhất bên trong của
hành vi và mục đích. Cái đó có thể được thể hiện ở chỗ rằng mỗi
người đồng phạm biết về việc tham gia thực hiện tội phạm của người
khác, dựa vào sự tham gia của họ trong tội phạm. Mối liên hệ đó giữa
những người đồng phạm có thể được xác định bằng lời nói, bằng văn
bản, bằng các hành vi đồng ý ngầm khác nào đó. Trong khi tiến hành
định tội danh, nảy sinh vấn đề là đối với đồng phạm có phải có sự
đồng ý trước, sự thoả thuận trước, sự đã cùng được tổ chức trước giữa
những người đồng phạm hay không? Chúng tôi cho rằng sự hiểu biết
lẫn nhau trước đó của người thực hành và những người đồng phạm
khác, hơn thế nữa sự đồng ý trước, sự thoả thuận trước giữa họ về
việc cùng thực hiện tội phạm bao giờ cũng chỉ đặc trưng cho những
hình thức đồng phạm nguy hiểm nhất của đồng phạm, chứ không phải
là các dấu hiệu bắt buộc của nó. Khi nói về mối liên hệ của dấu hiệu
của đồng phạm như tính cùng chung với các yếu tố của mặt chủ quan
như sự hiểu biết lẫn nhau, sự thoả thuận trước, sự đã cùng được tổ
chức trước... cần phải cân nhắc các yếu tố sau:
1. Việc cùng thực hiện có nghĩa là hai hoặc nhiều người về khách
quan cùng thực hiện một tội phạm. Để xác định được dấu hiệu đó cần
chứng minh rằng những người đó về khách quan liên hợp sức mạnh,
nỗ lực của mình để thực hiện tội phạm đó. Từng người đồng phạm
đều có đóng góp phần của mình vào “công việc phạm tội chung”. Sự
đóng góp đó có thể rất khác nhau. Do vậy, pháp luật hình sự nước ta
phân những người đồng phạm thành: người thực hành, người tổ chức,
người xúi giục, người giúp sức.
2. Nhân tố của mối liên hệ chủ quan giữa những người tham gia thực
hiện tội phạm rất có ý nghĩa biểu hiện ở sự hiểu biết lẫn nhau nhiều
hay ít của những người đồng phạm về việc tham gia trong tội phạm,
mức độ thống nhất về mặt tâm lý bên trong cao hay thấp giữa những
người đồng phạm. Sự hiểu biết lẫn nhau nhiều hay ít của những người
đồng phạm về việc tham gia trong tội phạm, mức độ thống nhất về
mặt tâm lý bên trong cao hay thấp giữa những đồng phạm, sự thoả
thuận trước, tính đã cùng được tổ chức trước - tất cả những cái đó có
thể là bằng chứng thuyết phục của việc cùng thực hiện hành vi phạm
tội. Tất cả những cái đó cần phải được chú ý trong khi định tội danh
đối với các tội phạm được thực hiện bằng đồng phạm.
3. Đối với phạm tội có tổ chức với hình thức là tổ chức phạm tội là
một dạng của đồng phạm, đối với các hình thức đó cũng có dấu hiệu
đặc trưng là việc cùng thực hiện hành vi phạm tội của những người
tham gia vào tổ chức đó. Nhưng mức độ cùng thực hiện phạm tội
mang tính chất vững chắc, nguy hiểm hơn. Và cái đó được giải thích
bằng mức độ hiểu biết lẫn nhau của họ về hoạt động phạm tội của các
tổ chức đó.
4. Đối với hình thức đồng phạm đơn giản, khi mà ở đó có người thực
hành, người giúp sức, người xúi giục, thì dấu hiệu cùng chung thực
hiện sẽ có trong trường hợp nếu tất cả họ đều tham gia trong việc thực
hiện cùng một tội phạm. Trong trường hợp này không đòi hỏi là tính
cùng chung đó đã có được do có sự thoả thuận trước đó. ở đây chỉ cần
xác định được rằng ở những người đó đã có sự cùng cố ý thực hiện
cùng một tội phạm. Đương nhiên điều đó không có nghĩa rằng bắt
buộc phải có sự hiểu biết lẫn nhau. Nếu như trong khi định tội danh
các hành vi của những người có lỗi chỉ cần chứng minh được rằng
người xúi giục và người giúp sức đã biết được tội phạm do người thực
hành chuẩn bị và xúi giục và giúp sức một cách có ý thức việc thực
hiện tội phạm đó. Còn điều đề cập đến sự đòi hỏi về sự hiểu biết của
người thực hành về hoạt động của người xúi giục, người giúp sức và
người tổ chức, thì điều kiện đó không đòi hỏi phải có trong bản chất
pháp lý của chế định đồng phạm.
Do vậy, không nên coi một trong những dấu hiệu bắt buộc của đồng
phạm là đòi hỏi về sự phối hợp chặt chẽ và tính bắt buộc của sự hiểu
biết lẫn nhau về các hành vi phạm tội của từng người đồng phạm.
5. Trong đồng phạm, tất cả những người đồng phạm đều tham gia vào
việc thực hiện tội phạm, dù rằng sự tham gia của từng người đồng
phạm mang tính chất đặc thù. Do vậy, trong đồng phạm hành vi được
mô tả trong điều luật tương ứng thuộc phần các tội phạm trực tiếp
được người thực hành thực hiện, còn những người đồng phạm còn lại
bằng các hành vi của mình tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc
người thực hành thực hiện phạm tội và như vậy trong mối liên hệ
nhân quả với nó.
Việc cùng thực hiện hành vi của những đồng phạm cần phải có sự tồn
tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của từng người đồng phạm và
người thực hành. Trong khi đó việc xác định mối quan hệ nhân quả
trong đồng phạm có đặc điểm đặc trưng cần được cân nhắc trong khi
định tội danh. Chỉ hành vi nguy hiểm cho xã hội của người thực hành
(của những người thực hành) có mối liên hệ trực tiếp và ở trong mối
liên hệ trực tiếp với việc gây ra kết quả (ở các cấu thành vật chất)
hoặc các hành vi phạm tội đó tự mình trực tiếp chứa đựng cấu thành
tội phạm (ở các cấu thành tội phạm hình thức). Khi đề cập đến các
hành vi phạm tội của người khác, thì các hành vi của họ không có mối
liên quan trực tiếp, mà thông qua hành vi phạm tội của người thực
hành (của những người thực hành). Những người đồng phạm đó đưa
phần đóng góp của mình vào cơ chế chung của việc thực hiện tội
phạm, tham gia vào việc thực hiện hành vi phạm tội, nhưng tác động
đặc thù đến người thực hành, ủng hộ người đó. Việc cần nhắc tình tiết
đó là cơ sở để cho rằng trong trường hợp vì những nguyên nhân nào
đó người thực hành không thực hiện hành vi phạm tội, thì việc tham
gia như vậy những người đồng phạm trong tội phạm được gọi là xúi
giục chưa đạt, giúp sức chưa đạt và từ quan điểm pháp lý hình sự sự
tham gia đó được định tội danh như hoạt động phạm tội chưa hoàn
thành.
Việc phân biệt các hình thức đồng phạm cần cân nhắc cả mức độ của
sự phối hợp chặt chẽ, cả phương thức tác động lẫn nhau, cả tính chất
tham gia của những người đồng phạm. Tất cả các đặc điểm đó của các
loại cùng hoạt động phạm tội khác nhau cần phải được cân nhắc, chú
ý trong việc định tội danh đối với các hình thức đồng phạm. Các hình
thức đồng phạm được phân loại đó là: Đồng phạm giản đơn, đồng
phạm phức tạp; đồng phạm không có sự thoả thuận trước, đồng phạm
có sự thoả thuận trước; phạm tội có tổ chức và tổ chức phạm tội. Việc
xác định đúng hình thức đồng phạm trong quá trình điều tra và trong
xét xử vụ án hình sự giúp cho việc định tội danh đúng hành vi thực
hiện tội phạm bằng đồng phạm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội danh - Hướng
dẫn mẫu và 350 bài tập thực hành, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà
Nội.
2. Lê Cảm (2001), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung
luật hình sự (Tập 1), Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
3. Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình luật
hình sự, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
4. Võ Khánh Vinh (2003), Giáo trình định tội danh - Trung tâm
Đào tạo từ xa Đại học Huế.
Văn bản pháp luật
5. Nghị quyết 02/ 86 của HĐTPTATC ngày 05/01/86, Hướng
dẫn áp dụng một số điều trong phần chung của BLHS 1985.
6. Nghị quyết 04/ 86 của HĐTPTATC ngày 29/11/86, Hướng
dẫn áp dụng một số điều trong phần các tội phạm cụ thể của BLHS
1985.
7. Nghị quyết 01/89 của HĐTPTATC ngày 19/04/89, Hướng
dẫn áp dụng một số điều của BLHS 1985.
8. Nghị quyết 01/2000 của HĐTPTATC ngày 04/08/2000,
Hướng dẫn áp dụng một số điều trong phần chung của BLHS 1999.
9. Nghị quyết 01/2001 của HĐTPTATC ngày 15/03/2001,
Hướng dẫn áp dụng Điều 139, Điều 193, Điều 194, Điều 278, Điều
279 của BLHS 1999.
10. Thông tư 01/2001 của TANDTC,VKSNDTC, Bộ Công an,
Bộ Tư pháp ngày 25/09/2001, Hướng dẫn áp dụng các tội xâm phạm
chế độ hôn nhân và gia đình.
11. Thông tư 02/2001 của TANDTC,VKSNDTC, Bộ Công an,
Bộ Tư pháp ngày 25/12/2001, Hướng dẫn áp dụng các tội xâm phạm
sở hữu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lý luận về định tội danh.pdf