Chuyên đề Mô hình đánh giá khả năng nợ xấu trong cho vay vốn Doanh nghiệp

Thông thường các NHTM đều thành lập một hội đồng để xử lý rủi ro tín dụng. Việc xử lý nợ xấu bao gồm nhiều bước: nhận biết, quản lý, thu hồi các khoản nợ xấu, .Các biện pháp xử lý nợ xấu các NHTM thường áp dụng: -Biện pháp 1: Yêu cầu cấu trúc lại hoặc tái cơ cấu DN: Việc đề xuất xử lý nợ xấu / cấu trúc lại chỉ được áp dụng cho nhóm 3 và nhóm 4 và đối với các KH được quyết định duy trì quan hệ. Trên cơ sở đó, NH có thể áp dụng các phương pháp như: + Điều chỉnh kỳ hạn nợ thông qua việc hoãn lại hoặc/và giảm khối lượng nợ gốc phải thanh toán của kỳ hạn nợ, nhưng không được giảm tổng số nợ phải trả. + Gia hạn nợ: là phương án tránh áp lực trả nợ của KH để tiếp tục gia hạn nợ. + Chuyển các khoản nợ xấu thành vốn cổ phần với các DN cổ phần: NH áp dụng khi KH gặp rủi ro trong kinh doanh do nguyên nhân khách quan nhưng có triển vọng để phục hồi - Biện pháp 2: Chứng khoán hoá các khoản nợ: tức là chuyển đổi một tập hợp có chọn lọc các khoản vay có thế chấp của NH mà trước đó không có thị trường thứ cấp giao dịch thành các chứng khoán khả mại, có thể bán trên thị trường thứ cấp. Việc làm này hiện đang hấp dẫn nhiều NH vì giảm được thời lượng của danh mục đầu tư, tăng khả năng thanh khoản của tài sản, cung cấp một phương tiện tài trợ mới, giảm các chi phí có tính chất thuế và tăng thu nhập từ thuế. - Biện pháp 3: Xử lý TSĐB, đòi nợ trên bảo lãnh: thường áp dụng khi các khoản nợ xấu không thể cơ cấu lại nợ, KH không có khả năng phát triển, chây ỳ, NH sẽ tự bán công khai TSĐB trên thị trường hoặc bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, bán cho công ty mua bán nợ.

doc85 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2804 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mô hình đánh giá khả năng nợ xấu trong cho vay vốn Doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMô hình đánh giá khả năng nợ xấu trong cho vay vốn Doanh nghiệp.DOC
Luận văn liên quan