LỜI MỞ ĐẦU
Mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là lợi nhuận và tăng trưởng. Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả là khi doanh nghiệp có lợi nhuận đi đôi cùng với sự tăng trưởng. Lợi nhuận càng cao càng thể hiện được sức mạnh, vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Không những vậy, lợi nhuận còn là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện tái đầu tư và mở rộng sản xuất. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khi Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế thì hơn lúc nào hết, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao lợi nhuận là vấn đề hết sức quan trọng đối với bất kì một doanh nghiệp nào. Vì vậy, nghiên cứu về lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp là điều rất cần thiết, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của lợi nhuận đối với doanh nghiệp, do vậy, trong quá trình nghiên cứu thực tiễn tại công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á và kết hợp với những kiến thức đã học, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á”, làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP
1. Lợi nhuận của doanh nghiệp
1.1. Khái niệm về lợi nhuận
1.2. Vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp
1.3. Nguồn hình thành của lợi nhuận
2. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp
2.1. Chỉ tiêu tuyệt đối
2.2. Chỉ tiêu tương đối
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp
3.2.Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NHỰA ĐÔNG Á
1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á
1.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh
2. Tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á
2.1. Nguồn hình thành lợi nhuận của công ty
2.2. Phân tích khả năng sinh lợi của công ty
3. Đánh giá lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á
3.1. Những mặt đạt được
3.2. Những mặt hạn chế
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NHỰA ĐÔNG Á
1. Phương hướng phát triển của công ty giai đoạn 2010 – 2011
2. Các giải pháp tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á
2.1. Các giải pháp tăng doanh thu
2.2. Các giải pháp làm giảm chi phí
2.3. Các giải pháp khác
3. Một số kiến nghị
3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước
3.2. Kiến nghị đối với Bộ, Ngành chức năng liên quan
3.3. Kiến nghị đối với công ty
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
89 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3148 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp tăng lợi nhuận của công ty cổ phần tập đoàn nhựa Đông Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uá nhiều, còn doanh thu có tăng nhưng đạt mức thấp.
Nhìn chung, thông qua bảng số liệu ta thấy hoạt động sản xuất của công ty chưa đạt được hiệu quả cao. Công ty có lợi nhuận nhưng chưa có sự tăng trưởng. Lợi nhuận năm 2009 thấp hơn năm 2008. Do đó, trong năm tới công ty cần phải có các biện pháp khắc phục nhằm cải thiện lợi nhuận của công ty.
Để thấy rõ lợi nhuận đạt được của công ty qua ba năm ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 5: Biểu đồ lợi nhuận trước thuế của công ty giai đoạn 2007 – 2009
2.2. Phân tích khả năng sinh lợi của công ty
Lợi nhuận chính là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chịu sự tác động của chất lượng công tác quản lý mà còn ảnh hưởng bởi quy mô kinh doanh của công ty. Vì vậy, để đánh giá đúng đắn hiệu quả kinh doanh của công ty, phải sử dụng và phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. Ta có bảng tỷ suất lợi nhuận của công ty như sau:
Bảng 2.11: Một số tỷ suất lợi nhuận năm 2007, 2008, 2009
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tỷ suất LN/DT
1.47%
8.76%
3.13%
Tỷ suất LNST/TS
0.97%
4.62%
2.12%
Tỷ suất LNST/VCSH
2.27%
7.95%
4.29%
Tỷ suất LN/CPBH
334.54%
49.21%
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Qua bảng trên ta thấy, tỷ suất LN/DT năm 2007 là 1.47%, điều này cho thấy cứ một đồng doanh thu sẽ đem lại cho công ty 0.0147 đồng lợi nhuận trước thuế, năm 2008 là 0.0876, còn năm 2009 là 0.0313. Như vậy, trong ba năm thì năm 2008 có tỷ trọng doanh thu đóng góp vào lợi nhuận trước thuế là cao nhất, năm 2009 lại thấp đi. Điều này cho thấy công ty hoạt động chưa có hiệu quả.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản (ROA)
ROA năm 2007 là 0.97%, con số này cho biết cứ một đồng tài sản bỏ ra sẽ đem lại 0.0097 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2008 ROA là 4.62%, năm 2009 là 2.12%. Nhìn chung, trong ba năm ROA của công ty vẫn ở mức thấp, điều này cho thấy mức độ sử dụng tài sản của công ty còn chưa hiệu quả.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Từ bảng 2.11, ta thấy năm 2007 tỷ suất này là 2.27%, năm 2008 tăng lên là 7.95%, năm 2009 tỷ suất này lại giảm còn 4.29%. Tỷ suất này cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra để đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì năm 2007 đem về 0.0227 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2008 là 0.0795 đồng, năm 2009 là 0.0429 đồng. Nhìn chung, tỷ suất này không đồng đều trong ba năm, năm 2008 cao hơn, còn năm 2007 2009 thấp hơn. Tuy vậy, tỷ suất này của ba năm vẫn còn thấp, điều này cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty vẫn chưa đạt được hiệu quả cao nhất.
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí bán hàng
Do công ty không có chi phí bán hàng trong năm 2007, nên trong năm này không xét chỉ tiêu LN/CPBH. Năm 2008 tỷ suất này là 334,54% tức một đồng chi phí bỏ ra cho khâu bán hàng công ty sẽ thu về 334,54 đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2009, chỉ thu về có 49,21 đồng lợi nhuận.
Qua phân tích các chỉ tiêu vể tỷ suất lợi nhuận của công ty ta thấy được công ty có lợi nhuận nhưng chưa có sự tăng trưởng. Trong ba năm, năm 2008 công ty có sự phát triển mạnh nhất, năm 2009 sự phát triển lại chậm dần. Vì vậy, công ty cần có biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của mình.
3. Đánh giá lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á
3.1. Những mặt đạt được
Qua hơn 9 năm hoạt động và trưởng thành, vượt qua những khó khăn và trở ngại, Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đặc biệt giai đoạn 2007 – 2009 đánh dấu bước phát triển của công ty. Thị trường và quy mô được mở rộng.
Trong giai đoạn này, công ty đã có nhiều chương trình củng cố cơ cấu tổ chức, hệ thống quản lý, hình ảnh và thương hiệu của Nhựa Đông Á…và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Cụ thể:
Về chất lượng sản phẩm: công ty thực hiện tốt quản lý chất lượng theo theo chuẩn ISO 9001:2000 và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp nhằm hướng tới thỏa mãn cao nhất của người tiêu dùng và bạn hàng. Nhựa Đông Á nhiều năm liền giữ được thương hiệu và đã chứng tỏ được vị thế và khẳng định chất lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường.
Về trình độ công nghệ: Với hệ thống máy móc được nhập khẩu và công nghệ được chuyển giao từ Cộng hoà liên bang Đức, hệ thống sản xuất của Nhựa Đông Á được đánh giá thuộc nhóm hiện đại nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay. Đồng thời tính hiện đại của hệ thống này được đánh giá có thể duy, trì phù hợp với thị trường Việt Nam trong vòng 10 - 15 năm tới.
Đặc điểm riêng biệt của hệ thống máy móc thiết bị của Công ty là có khả năng sản xuất ra nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, chỉ thay đổi phần khuôn với chi phí đầu tư thấp. Điều này rất thuận lợi cho Công ty trong việc đa dạng hoá sản phẩm mà không tốn nhiều chi phí đầu tư.
Về công tác quản trị: về cơ bản công ty đã chuẩn hóa được hệ thống quản trị theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Xây dựng tương đối hoàn thiện các quy trình, quy chế quản trị doanh nghiệp. Các quy định về chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong giai đoạn này đã được xây dựng và hoàn thiện tạo điều kiện và chủ động trong giao quyền cho các công ty con. Chủ động điều hành chính sách hoạt động phù hợp với tình hình thị trường.
Về công tác nhân sự: trong những năm qua công ty xây dựng chính sách quản lý nguồn nhân lực theo hướng gắn quyền lợi cá nhân với kết quả thực hiện công việc của từng nhân viên. Hoạt động tuyển dụng được diễn ra liên tục bổ sung nguồn nhân lực để phát triển kinh doanh. Tiến hành tổ chức và bồi dưỡng nguồn cán bộ nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới và phát triển của Nhựa Đông Á.
Về môi trường làm việc: Môi trường làm việc năng động với trang thiết bị hiện đại giúp nhân viên phát huy được những khả năng tiềm ẩn của mình. Công ty có một chính sách thưởng phạt nghiêm minh, rõ ràng đối với những nhân viên có thành tích tốt cũng như những nhân viên vi phạm quy chế của công ty. Điều này giúp nhân viên công hiến hết mình với công ty.
3.2. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế. Đặc biệt là tình hình tài chính của công ty. Điều này đòi hỏi công ty cần có giải pháp hữu hiệu kịp thời nhằm cải thiện tình hình tài chính và nâng cao lợi nhuận của mình.
Về tình hình tài chính: Doanh thu của công ty có tăng nhưng chưa thật sự tương xứng với chi phí bỏ ra, làm cho lợi nhuận của công ty trong năm 2009 giảm 48.3% so với năm 2008.
Doanh thu chủ yếu là từ hoạt động sản xuất kinh doanh, còn doanh thu từ cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và từ các hoạt động khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu, mặc dù công ty có đăng ký hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ.
Chi phí công ty bỏ ra lớn so với dự kiến, đặc biệt là tăng giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, làm lợi nhuận của công ty giảm.
Một đồng tài sản công ty bỏ ra đem về có 0.0212 đồng lợi nhuận, con số này cho thấy tài sản của công ty chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Công ty quản lý chưa chặt chẽ dẫn đến lãng phí thời gian, tiền của mà trong khi đó tài sản chưa được khai thác một cách triệt để.
Tính thanh khoản của công ty còn thấp, công ty không đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ khi đáo hạn.
Công ty còn để khách hàng chiếm dụng nợ quá nhiều, được thể hiện các khoản phải thu ngắn hạn của công ty chiếm 30.5% so với tổng tài sản.
Về công tác marketing: Hoạt động nghiên cứu thị trường vẫn còn hạn chế, đặc biệt những thông tin về sản phẩm vẫn còn chưa sâu rộng do công tác marketing chưa được quảng bá sâu rộng đến với người tiêu dùng. Hệ thống phân phối sản phẩm vẫn còn manh mún, chưa phát triển rộng rãi khắp cả nước.
Công ty ít tham gia các chương trình hội chợ thương mại trong nước và quốc tế như: Hội chợ Hàng Việt Nam Chất Lượng cao, SaoVàng Đất Việt, Hội chợ VietBuildings hoặc ủng hộ, tài chợ cho các chương trình mang tính chất phúc lợi xã hội
Về công nghệ: Công ty có một hệ thống máy móc nhập khẩu và công nghệ được chuyển giao từ Đức. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất vẫn còn hạn chế vì trình độ công nhân vẫn còn hạn chế, chưa bắt kịp được với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Do vậy, công ty vẫn chưa khai thác hết công dụng của công nghệ.
Mặt khác, công nghệ thông tin trong văn phòng đã bị lạc hậu, dẫn đến việc quản lý nhân viên lỏng lẻo. Các phần mềm văn phòng đã quá lạc hậu làm cho công việc thực hiện bị trì trệ, công việc thực hiện không đúng với kế hoạch đề ra
Về công tác quản lý tài chính: Do cơ chế quản lý tài chính của công ty chưa tốt, công ty cho khách hàng nợ quá nhiều, đồng thời không có biện pháp thúc đẩy quá trình thu nợ, nên công ty thiếu vốn để quay vòng sản xuất kinh doanh. Đó là lý do công ty bị tồn đọng nợ quá nhiều
Về công tác chi phí: Hiện nay công ty vẫn chưa tự sản xuất được nguyên liệu phục vụ cho sản xuất mà vẫn phụ thuộc nhiều vào các nhà cung ứng đặc biệt là các nhà cung ứng nước ngoài. Đối với sản phẩm cửa uPVC có lõi thép gia cường là thanh Profile, loại nguyên liệu này công ty phải nhập khẩu trực tiếp từ các nước có ngành cửa uPVC có lõi thép trên thế giới tương đối phát triển như Trung Quốc và Đức. Ngoài ra, một số kim khí phụ kiện và thanh lõi thép gia cường được công ty nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Vì vậy, công ty chịu rất nhiều khoản chi phí từ việc nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào
Về chế độ làm việc: Công ty tổ chức làm việc 8h/ngày, 6ngày/tuần, khối lượng công việc khá nhiều . Tuy nhi ên, các chính sách đãi ngộ đối với người lao động vẫn chưa tương xứng, tiền thưởng cho nhân viên vẫn còn thấp vào các dịp lễ, t ết hoặc các chương trình vui chơi giải trí cho nhân viên vẫn còn hạn chế
V ề trình độ công nhân: Hiện nay, trình độ của công nhân so với máy móc hiện nay là không tương xứng làm cho chi phí sản xuất ngày càng tăng lên. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý không thường xuyên xuống nhà máy hướng dẫn đội ngũ công nhân vận hành máy móc và quản lý một cách chặt chẽ. Đồng thời, các chế độ đãi ngộ, quan tâm đến người lao động chưa được tốt. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cũng không được nâng cao trình độ, không thường xuyên được tham gia các khoá đào tạo chuyên môn.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NHỰA ĐÔNG Á
1. Phương hướng phát triển của công ty giai đoạn 2010 – 2011
Về nguồn nhân lực: Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong toàn Tập đoàn căn cứ vào nhu cầu thực tế và chiến lược đào tạo từng thời kỳ. Định kỳ tổ chức các khóa học ngắn, dài hạn trong và ngoài Tập đoàn cho từng đối tượng tham gia thích hợp nhằm nâng cao trình độ và khả năng đáp ứng chất lượng công việc cũng như tăng trưởng của Tập đoàn.
Về mục tiêu chất lượng: Duy trì và cải tiến quy trình của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2000 đối với tất cả các đơn vị trực thuộc Tập đoàn. Thường xuyên mời các chuyên gia đầu ngành về kỹ thuật từ các đơn vị chuyển giao công nghệ về đào tạo nghề và nâng cao trình độ chuyên môn trong sản xuất và vận hành hệ thống máy móc đòi hỏi kỹ thuật cao nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cung ứng ra ngoài thị trường, góp phần giữ vững thương hiệu toàn Tập đoàn.
Về tài chính: Xác định đúng đắn các quyết sách về huy động và sử dụng nguồn vốn trong toàn Tập đoàn đáp ứng các mục tiêu sản xuất kinh doanh và đầu tư của Tập đoàn. Sử dụng thêm các kênh tín dụng của các tổ chức tín dụng, các ngân hàng lớn nhằm tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn kênh huy động vốn.
Về sản phẩm và thương hiệu: Thực hiện đưa các sản phẩm sản xuất phủ đầy, phủ dầy thị trường. Tăng cường công tác nhận biết các thương hiệu hiện có của Tập đoàn sâu rộng hơn nhằm tạo ra hình ảnh thân thuộc trong lòng người tiêu dùng nói chung. Sử dụng linh hoạt và đa dạng các kênh phương tiện thông tin đại chúng nhằm quảng bá sản phẩm, thương hiệu của Tập đoàn một cách sâu rộng, hiệu quả và phù hợp với nguồn tài chính của Tập đoàn.
Về tiêu thụ sản phẩm: Chủ trương sử dụng các kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm linh hoạt tùy theo sự biến động của thị trường. Tăng cường đưa các sản phẩm vào các đại lý, khách hàng lớn làm trung tâm phân phối sản phẩm vào thị trường một cách sâu rộng, hiệu quả. Tăng cường và đẩy mạnh hoạt động bán hàng của các sản phẩm đang trong giai đoạn phát triển. Điều hành chính sách giá linh hoạt, phù hợp với tình hình của thị trường vốn, thị trường yếu tố đầu vào nhằm đạt hiệu quả cao về doanh thu và lợi nhuận.
Về cung ứng: Nâng cao hoạt động kế hoạch vào khai thác một cách sâu rộng nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng của các phòng ban. Tăng cường công tác tìm kiếm các đơn vị cung cấp mới kể cả nhập khẩu và trong nước, hoàn thiện quy chế, quy trình cung ứng vật tư toàn Tập đoàn. Nâng cao tính chủ động, dự báo, duy trì tồn kho đảm bảo sản xuất và cung ứng hàng hóa cho toàn Tập đoàn.
2. Các giải pháp tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á
Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường, công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để duy trì và phát triển, ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh, tuy nhiên công ty còn tồn tại nhiều mặt hạn chế.
Sau thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, qua phân tích tình hình lợi nhuận của công ty trong ba năm 2007, 2008, 2009 đã cho thấy với những kết quả hoạt động trong các năm qua, xu hướng phát triển của công ty ngày càng có cơ sở để tiến nhanh, ổn định theo đà phát triển chung của đất nước.
Dựa trên phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, em xin được đề ra một số giải pháp chủ yếu làm tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á:
2.1. Các giải pháp tăng doanh thu
Mở rộng thị trường trong và ngoài nước
Sự thay đổi của doanh thu có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận.Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì doanh thu giảm sẽ làm lợi nhuận giảm và ngược lại. Do vậy, để tăng lợi nhuận phải tăng doanh thu.
Để tăng doanh thu phải tăng tiêu thụ. Bởi vì qua tiêu thụ công ty thu hồi được tổng số phí có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ, đồng thời thực hiện được lợi nhuận. Tăng tiêu thụ nghĩa là tăng số lượng hàng hóa được bán ra. Do vậy, để tăng được số lượng sản phẩm tiêu thụ công ty cần phải mở rộng thị trường.
Trong các năm qua hầu hết các sản phẩm của công ty chủ yếu được phân phối ở các tỉnh phía Bắc, ở miền Trung và miền Nam sản phẩm của công ty còn mới lạ. Thị trường trong nước còn nhiều tiềm năng, công ty nên khai thác triệt để thị trường này, đặc biệt là thị trường miền Trung và miền Nam. Hiện nay, công ty đã xây dựng nhà máy Tân Tạo tại TP Hồ Chí Minh. Vì vậy, công ty nên tập chung vào việc sản xuất sản phẩm để phục vụ cho khu vực miền Nam.
Thị trường ASEAN và các vùng lãnh thổ lân cận là những thị trường hết sức tiềm năng, ví dụ như các nước như Lào, Campuchia. Do đó, mở rộng thị trường ngoài nước là điều cần thiết trong giai đoạn này.
Để tiến hành mở rộng thị trường công ty cần nghiên cứu kỹ thị trường, mặc dù việc mở rộng thị trường sẽ làm doanh thu tăng lên, nhưng đồng thời nó cũng làm tăng chi phí marketing và phải có kế hoạch chiếm lĩnh thị trường.
Tăng cường công tác Marketing và đẩy mạnh thương hiệu
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường như hiện nay thì khách hàng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Quan niệm hướng về khách hàng là hết sức đúng đắn trong tình hình cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Hiện nay, công ty nên tiến hành triển khai các hoạt động nghiên cứu thị trường dưới nhiều hình thức khác nhau, cụ thể như sau:
- Tiến hành thu thập ý kiến người tiêu dùng trong quá trình bán hàng thông qua đội ngũ nhân viên tiếp thị của công ty và cửa hàng phân phối, từ đó công ty luôn nhận được những thông tin phản hồi để cải tiến sản phẩm và sản xuất sản phẩm mới. Bên cạnh đó, việc thu thập thông tin từ các đại lý tiêu thụ và khách hàng giúp công ty có những biện pháp quản lý hiệu quả để đối phó với nạn hàng gian, hàng giả.
- Phòng Marketing của Công ty cũng tiến hành tìm hiểu nhu cầu thị trường, khảo sát mức độ tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm của công ty, nhằm xây dựng thương hiệu Nhựa Đông Á ngày càng vững mạnh.
- Phòng Marketing tiến hành phân tích chủ yếu thống kê giá nguyên liệu hàng tháng, quý, năm để dự báo. Ngoài ra, Phòng còn thu thập thông tin hoạt động ngành ở phạm vi trong nước, khu vực và thế giới. Đặc biệt bộ phận này luôn cập nhật thông tin về tình hình biến động giá NVL đầu vào và các yếu tố ảnh hưởng như giá xăng dầu, chính trị, nhu cầu NVL trên thế giới để có những kế hoạch sản xuất phù hợp kịp thời đảm bảo hiệu quả hoạt động của Công ty.
Ngoài hoạt động nghiên cứu thị trường công ty cần tiến hành các hoạt động quảng cáo thương hiệu như:
Quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Quan tâm và giữ chân khách hàng quen thuộc bằng chính sách ưu đãi và uy tín sản phẩm. Thường xuyên thăm dò ý kiến khách hàng thông qua việc hàng quý gửi khách hàng phiếu góp ý, sẵn sàng tiếp nhận, giải quyết những khiếu nại hay những yêu cầu hợp lý của khách hàng. Theo dõi để kịp thời phát hiện và sửa chữa sai sót trong giao, vận chuyển sản phẩm tới tay nhà phân phối.
Chào hàng giới thiệu sản phẩm đến các đại lý. Đại lý là mạng lưới phân phối chủ yếu của công ty, và đây là cách nhanh nhất công ty có thể quảng bá thương hiệu của mình một cách rộng rãi. Do đó phát triển thêm nhiều đại lý, nhằm thiết lập một hệ thống đại lý rộng rãi là điều cần đạt được hiện nay.
Áp dụng phương thức kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng như: vận chuyển sản phẩm tới tận nơi tiêu thụ, bán hàng trả chậm hợp lý, khuyến khích mua với số lượng lớn được chiết khấu, giảm giá…
Tăng cường quảng bá thương hiệu qua thiết kế catalogue để giới thiệu sản phẩm, tham gia các chương trình thương mại: hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, hội chợ Vietbuild…
Tham gia ủng hộ, tài trợ, đài thọ cho các chương trình mang tính chất phúc lợi xã hội. Đây cũng là cách nhằm đưa thương hiệu của công ty đến với công chúng.
Tăng cường đầu tư và hoạt động vào các lĩnh vực khác
Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á được hình thành với mục tiêu chủ yếu là sản xuất và phân phối sản phẩm nhựa. Chính vì vậy doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chiếm đa số trong tổng doanh thu. Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình ngoài sản xuất ra công ty còn đăng ký một số loại hình kinh doanh khác như: xây dựng, vận chuyển, cung ứng dịch vụ, nhà hàng…Tuy nhiên, công ty chưa chú trọng để phát triển các lĩnh vực kinh doanh này, do vậy tỷ trọng đóng góp doanh thu của các ngành nghề này còn thấp.
Cung ứng dịch vụ, hoạt động trong thị trường tài chính là những ngành đang phát triển nhất hiện nay, là ngành không bao giờ bị lạc hậu. Chính vì vậy, công ty nên khai thác lĩnh vực kinh doanh này nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho công ty.
Trong báo cáo tài chính của công ty, doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu, điều này dẫn đến lãng phí vốn bằng tiền mặt của công ty. Tiền mặt có vai trò rất quan trọng để duy trì sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào, tuy nhiên thời điểm thu tiền và thời điểm chi tiền không phải lúc nào cũng xảy ra một lúc, có những thời điểm thiếu vốn, nhưng có những lúc lại dư thừa. Chính vì vậy, khi có nguồn vốn nhàn rỗi thì công ty nên tận dụng sử dụng chúng để đầu tư vào các loại chứng khoán thanh khoản cao nhằm tạo ra lợi nhuận cho công ty.
Đẩy mạnh tiến độ sản xuất, tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm
Hiện nay, với tốc độ đô thị hóa cao, công trình xây dựng rất nhiều. Đặc biệt trong thời đại ngày nay mức độ thẩm mỹ của người tiêu dùng rất tinh tế, vì vậy chất lượng, mẫu mã của sản phẩm sẽ tác động rất lớn tới người tiêu dùng. Do vậy, công ty cần sản xuất các loại, mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, và hướng tới mục tiêu đạt được lợi nhuận tối đa.
Để đẩy mạnh được tiến độ sản xuất, tăng sản lượng cũng như chất lượng của sản phẩm, công ty phải luôn luôn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu được chi phí, tăng sản lượng để công ty có thể đứng vững và ngày càng phát triển trên thị trường.
Sản lượng và chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của công ty. Chất lượng tốt thì mức độ tiêu thụ sẽ cao. Sản lượng phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường, tránh tình trạng thừa, thiếu sản phẩm. Nếu cung sản phẩm quá nhiều thì giá bán sẽ thấp, hoặc tồn kho sẽ nhiều; còn nếu cung thiếu sẽ dẫn đến bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, đồng thời bị mất thị trường do các đối thủ cạnh tranh khác họ có khả năng đáp ứng được nhu cầu thị trường. Vì vậy, công ty cần phải tính toán sản lượng sản xuất một cách hợp lý nhằm đạt được doanh thu tối đa.
2.2. Các giải pháp làm giảm chi phí
Yếu tố chi phí luôn đóng vai trò quan trọng trong bất cứ kế hoạch mở rộng và tăng trưởng kinh doanh nào. Các công ty muốn tăng trưởng và đẩy mạnh lợi nhuận ngoài việc công ty không ngừng tìm kiếm những phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn vốn, thì công ty còn phải tìm ra phương pháp quản lý chi phí kinh doanh một cách tốt nhất. Cắt giảm được chi phí là cách tốt nhất để nâng cao lợi nhuận. Dưới đây là một vài giải pháp cắt giảm chi phí.
Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu là loại chi phí lớn nhất trong tổng chi phí của một doanh nghiệp sản xuất, chiếm 60%. Chi phí này có ảnh hưởng lớn tới giá vốn hàng bán. Chi phí nguyên vật liệu tăng làm cho giá vốn bán hàng tăng. Vì vậy, muốn tăng lợi nhuận của công ty thì cần phải có biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu.
Để thực hiện tiết kiệm tốt nguyên vật liệu trước tiên công ty cần phải nâng cao tính chủ động, không nên phụ thuộc quá vào một nhà cung cấp, như vậy sẽ rất bị động trong việc cung ứng nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất.
Công ty nên tăng cường công tác tìm kiếm các đơn vị cung cấp mới kể cả nhập khẩu, đặc biệt là các nhà cung cấp trong nước như công ty TNHH Nhựa và hoá chất TPC Vina, Công ty nhựa Phú Mỹ. Vì nếu công ty tìm được nhà cung cấp trong nước thì thứ nhất là không quá phụ thuộc vào nhà cung cấp nước ngoài; thứ hai công ty sẽ tiết kiệm được chi phí, do nguyên liệu trong nước rẻ, dễ kiếm, vận chuyển dễ dàng…Tiết kiệm được chi phí công ty sẽ nâng cao được lợi nhuận.
Để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào đượcỏon định, công ty nên trực tiếp sản xuất một số nguyên vật liệu. Đối với cửa SmartWindows, việc tự sản xuất thanh Profile có lõi thép gia cường giúp giảm giá thành của sản phẩm so với sản phẩm nhập khẩu( có thể giảm 15% giá thành so với sản phẩm nhập khẩu). Do ®ã gi¸ b¸n cña s¶n phÈm s¶n xuÊt mang nh·n hiÖu §«ng Á sẽ cã u thÕ vÒ gi¸ so víi c¸c s¶n phÈm sö dông Profile nhËp, phï hîp h¬n víi tÇng líp ngêi tiªu dïng cã møc thu nhËp trung b×nh
Xây dựng kế hoạch dự báo và duy trì tồn kho đảm bảo sản xuất và cung ứng hàng hóa cho toàn Tập đoàn bằng cách:
Cần phải phân tích tình hình sử dụng vật tư dựa trên lượng vật tư của những năm trước, rồi đề ra kế hoạch sử dụng vật tư cho năm nay.
Căn cứ vào báo cáo kế hoạch năm tới, định mức tiêu hao vật tư, tính ra yêu cầu sử dụng vật tư. Đồng thời duy trì mức tồn kho hợp lý tránh tình trạng thiếu nguyên vật liệu làm gián đoạn quá trình sản xuất, và tránh tình trạng dự trữ hàng tồn kho quá nhiều sẽ làm tăng chi phí lưu kho và đọng vốn.
Tiến hành kiểm tra chất lượng
Doanh nghiệp nên tiến hành áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 tại tất cả các bộ phận trực thuộc. Các khâu sản xuất đều có bộ phận KCS kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm trong từng giai đoạn sản xuất và lắp ráp.
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt, thống nhất. Toàn bộ quy trình sản xuất kinh doanh được quản lý chặt chẽ từ lúc đưa nguyên vật liệu vào đến lúc sản xuất ra sản phẩm và cung ứng cho khách hàng. Tất cả cán bộ công nhân viên của công ty chịu trách nhiệm của mình cũng như tạo điều kiện để chủ động tham gia vào các hoạt động cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu tốt nhất của khách hàng. Hàng năm Công ty phải tiến hành kiểm tra đánh giá nội bộ và đề ra các điểm lưu ý khắc phục cải tiến cho cả hệ thống.
Ứng dụng công nghệ mới
Ứng dụng công nghệ mới không những tăng hiệu quả sản xuất mà lại còn hạ thấp được chi phí. Đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất ứng dụng công nghệ mới nhằm góp phần giảm chi phí nhân công cho đơn vị.
Trong sản xuất, việc ứng dụng công nghệ mới rất cần thiết để phát triển sản phẩm, để sản xuất ra được nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, chỉ thay đổi phần khuôn với chi phí đầu tư thấp. Điều này rất thuận lợi cho Công ty trong việc đa dạng hoá sản phẩm mà không tốn nhiều chi phí đầu tư. Để thực hiện được , công ty phải nhập khẩu máy móc và công nghệ từ nước ngoài như Trung quốc, Cộng hoà liên bang Đức.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp là điều cần thiết hiên nay. Nó giúp cho công ty quảng bá được sản phẩm qua Internet, đồng thời với phần mềm kế toán giúp cho phòng kế toán theo dõi sổ sách một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời. Hơn thế nữa,cập nhật được các thông tin trong hoặc ngoài luồng công ty một cách nhanh chóng, từ đó sẽ nắm bắt được các cơ hội kinh doanh kịp thời. Hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP (Enterprise Resource Planning) của Oracle do Bộ phận hệ thống thông tin của FPT đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng vào việc quản lý doanh nghiệp. ERP là sự kết hợp giữa ISO và tự động hoá nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường tin học hoá tác nghiệp và quản trị trong công ty. Công ty nên đầu tư để mua hệ thống quản lý doanh nghiệp này.
Giảm chi phí quản lý và chi phí bán hàng
Hạ thấp chi phí quản lý và chi phí bán hàng là nhiệm vụ mà công ty phải luôn hết sức cố gắng thực hiện. Công ty có thể giảm 5% đối với chi phí quản lý, 8% đối với chi phí bán hang. Công ty chỉ nên chi cho những khoản thật cần thiết, tiết kiệm tối đa nhưng hợp lý những khoản chi phí văn phòng, tiếp khách, giao dịch…
Đối với chi phí bán hàng chẳng hạn như chi phí hoa hồng, khuyến mãi, tiếp thị… khi phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận nhưng xét về khía cạnh khác sẽ làm tăng doanh thu, tăng thị phần cho công ty. Những khoản chi này cần thực hiện theo kế hoạch đề ra phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty. Qua kế hoạch cụ thể, ban lãnh đạo công ty có thể quản lý, đánh giá các khoản phát sinh này có đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty hay không.
Để đạt mức chi phí kế hoạch đề ra, cần có ý thức tự giác, không lãng phí tài sản chung, đòi hỏi sự phấn đấu hoàn thành kế hoạch với năng lực và quyết tâm của mỗi cá nhân đặc biệt là sự động viên và gương mẫu của các cấp lãnh đạo công ty.
Nâng cao trình độ công nhân
Trình độ của công nhân ảnh hưởng rất lớn tới giảm thiểu chi phí sản xuất của công ty. Công nhân với tay nghề cao làm việc sẽ nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn, điều này làm cho công ty tiết kiệm được thời gian, năng suất lao động tăng, đồng thời sử dụng nguồn nguyên liệu một cách hiệu quả do trình độ công nhân cao dẫn tới giảm thiểu những sai sót trong sản xuất như bị lỗi, bị hỏng sản phẩm…
Muốn nâng cao trình độ công nhân ban lãnh đạo công ty cần phải thường xuyên mở lớp đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng cho công nhân. Đưa cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý xuống các đội sản xuất hướng dẫn anh em công nhân vận hành máy móc thiết bị mới. Công ty lập kế hoạch đề ra định mức lao động cho mỗi người nhằm phân công lao động rõ ràng, kết hợp với rút ngắn các công đoạn sản xuất.
Đồng thời muốn nâng cao trình độ công nhân, công ty cần phải có chính sách tác động tới tâm lý của người lao động, vì tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, năng suất lao động của công nhân. Do đó, công ty cần có các chính sách đãi ngộ, quan tâm thăm hỏi tới người lao động khi ốm đau, thăm hỏi, tạo điều kiện giúp đỡ gia đình anh em công nhân, khuyến khích người lao động như tiền ăn ca, tiền lương, tiền thưởng, chính sách bảo hiểm…đây là động lực để người lao động gắn bó với công ty và cùng công ty phát triển.
Giảm các khoản chi phí chung
Các khoản chi phí chung bao gồm nhiều loại như tiền điện thắp sáng, tiền điện thoại, tiền nước, tiền internet…đôi khi những khoản tiền này không có chứng từ xác minh, do để mất hoặc bị lẫn với các chứng từ khác. Do vậy, công ty cần có quy chế cụ thể để hạn chế các khoản chi phí này.
Đối với chi phí điện sáng, tiền nước: công ty thường xuyên phải nhắc nhở anh em công nhân sử dụng tiết kiệm, luôn phải kiểm tra các thiết bị, không sử dụng thì tắt, khóa cẩn thận tránh tình trạng bị cháy nổ. Vì sản phẩm của công ty chủ yếu là sản phẩm nhựa nên rất dễ cháy, do đó chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng có thể dẫn đến tình trạng khó lường. Ngoài ra công tác bảo vệ phải được kiểm tra một cách thường xuyên, khi có thiết bị hỏng cần phải sửa chữa và thay thế kịp thời.
Đối với tiền điện thoại, internet: đây là khoản chi phí khá lớn dùng cho toàn Tập đoàn, khoản chi phí này thường bị lãng phí khá nhiều do công tác quản lý chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng sử dụng của chung làm của riêng. Cho nên, công ty cần phải đưa ra chính sách tiết kiệm theo hướng: khoản chi phí này phải tương ứng với nhu cầu sử dụng thực tế, theo công việc của từng phòng ban.
2.3. Các giải pháp khác
Quản lý tồn kho, đảm bảo dự trữ hợp lý
Tồn kho nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất một cách liên tục, không bị gián đoạn. Tồn kho thành phẩm đảm bảo tiêu thụ theo yêu cầu của khách hàng, giúp công ty không vi phạm hợp đồng tạo uy tín tốt. Tuy nhiên, tồn kho quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận vì sẽ làm cho số lần quay vòng hàng tồn kho thấp, số hàng hóa này sẽ không sinh lợi cho công ty cho đến khi chúng được xuất bán mà còn làm tăng chi phí lưu kho. Do vậy, phải có kế hoạch tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm một cách hợp lý theo định mức, có sự cải tiến trong sản xuất làm cho tỷ lệ hao hụt giảm thấp.
Về nguyên vật liệu: cần lập kế hoạch dự trữ trong kho với số lượng đủ cho nhu cầu sản xuất của toàn Tập đoàn sao cho có hiệu quả, không mua quá nhiều, đặc biệt cần phải kiểm tra, phân tích có đúng chất lượng theo yêu cầu của công ty hay không khi nhập nguyên vật liệu vào kho.
Về công cụ, dụng cụ: cần phải lập kế hoạch kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị thí nghiệm, các thiết bị đo đếm trong sản xuất, thường xuyên kiểm tra các chế độ hoạt động của dây chuyền sản xuất, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với các tiêu chuẩn thử nghiệm. Mua sắm kịp thời, đúng quy cách chất lượng thiết bị, phụ tùng và dụng cụ phục vụ cho công tác sửa chữa máy móc đảm bảo cho sản xuất được liên tục đúng tiến độ.
Về thành phẩm: sản phẩm xuất kho phải đạt hoặc vượt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, do đó phải bảo quản cẩn thận khi lưu kho, tránh gãy, dập…, kiểm kê thường xuyên để kịp thời phát hiện ra những sản phẩm bị hư hỏng, không đúng kích thước, chủng loại, đảm bảo tồn kho đủ dùng cả về số lượng và chất lượng. Mặt khác cần phải đẩy mạnh tiêu thụ tăng số vòng quay kho.
Công tác lập kế hoạch hàng tồn kho: kế hoạch hàng tồn kho phải bám sát nhu cầu thực tế, dự toán chính xác nhằm đảm bảo đủ cho sản xuất không bị đình trệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ theo hợp đồng và cả những nhu cầu tiêu thụ bất thường khác của khách hàng, nhưng không được quá lớn vì nó ít có lợi cho công ty.
Quản lý các khoản phải thu
Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á là Tập đoàn nhựa lớn mạnh có thị trường tiêu thụ rộng khắp các tỉnh miền Bắc, một số tỉnh miền Trung và miền Nam và một số nước lân cận. Công ty có hàng trăm các đại lý, do vậy hình thức thanh toán của công ty chủ yếu là thanh toán gối đầu. Vì thế công ty phải lập kế hoạch đôn đốc khách hàng thanh toán đúng quy định, tránh trình trạng nợ quá hạn làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Để khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng đúng hạn nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hóa, công ty nên quy định những điều khoản như:
Chiết khấu thanh toán để phản ánh toàn bộ số tiền giảm trừ vào giá trị hàng hóa cho người mua hàng, do việc người mua hàng đã thanh toán số tiền mua hàng trước thời hạn thanh toán đã thỏa thuận hoặc vì một lý do ưu đãi nào khác.
Nếu thanh toán quá thời hạn sẽ bị phạt, tỷ lệ phạt tùy theo hợp đồng quy định.
Công ty cần quan tâm đến tình hình tài chính của khách hàng, để tránh tình trạng khách hàng không có khả năng thanh toán.
Để quản lý tốt các khoản phải thu, công ty cần phải nắm bắt những thông tin liên quan đến khách hàng để có những chính sách thu hồi nợ hợp lý. Đối với khách hàng luôn thanh toán nhanh, đúng hay trước thời hạn, bên cạnh các khoản giảm giá, chiết khấu thanh toán… công ty cần khuyến khích thêm chẳng hạn bằng hình thức tặng quà, nên dứt khoát không giao hàng cho những khách hàng chậm thanh toán, nợ kéo dài.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Trước hết, phải xác định một cơ cấu vốn hợp lý, thích ứng với yêu cầu, nhiệm vụ và quy mô, lĩnh vực kinh doanh. Cơ cấu vốn được coi là tối ưu khi đáp ứng đầy đủ vốn kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Sau đó phải xác định được điểm hòa vốn ngắn hạn, điểm hòa vốn dài hạn trong toàn bộ quá trình kinh doanh cũng như trong từng giai đoạn kinh doanh. Có như vậy mới xác định được chính xác sản lượng và doanh thu cho có lãi, mức lãi và các nhân tố khách quan, các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
3. Một số kiến nghị
3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước
Nhà nước cần nghiên cứu bổ sung và ban hành hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ cụ thể là: quy định về tổ chức hoạt động và quản lý nội bộ, hướng dẫn chế độ chích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, hấp dẫn cho các doanh nghiệp.
Đồng thời Ngân hàng Nhà nước nên giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng xuống 8%/ năm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, sản xuất kinh doanh. Một số giải pháp nhằm giảm lãi suất cho vay ở các ngân hàng như trả lãi cho số tiền dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại, cho doanh nghiệp được vay vốn làm ăn với lãi suất thấp. Hoặc phát hành trái phiếu với lãi suất cao và bán rộng rãi trong dân chúng để thu hút lượng tiền trong lưu thông, thay vì tăng dự trữ bắt buộc của ngân hàng.
Về tỷ giá và nguồn cung ngoại tệ, nên bảo hiểm tỷ giá cho ngân hàng thương mại, đồng thời phải có chính sách rõ ràng về tỷ giá. Nếu thống nhất tỷ giá theo chỉ đạo thì Nhà nước phải có nguồn USD để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Chính phủ cần giảm thuế suất thuế xuất nhập khẩu cho ngành nhựa. Vì chủ yếu nguyên vật liệu đầu vào được nhập khẩu từ nước ngoài, trong khi đó đa số các cơ sở sản xuất trong nước phải nhập hạt nhựa dưới nhiều nguồn mà chưa có nhà cung cấp ổn định. Hơn thế nữa, nhà máy sản xuất hạt nhựa khổng lồ ở Ảrập Xêút bị sự cố kỹ thuật nên phải ngừng sản xuất. Nhà máy này hằng năm cung cấp cho thị trường thế giới gần 5 triệu tấn nguyên liệu nhựa các loại, do đó, khi đóng cửa đã tác động lớn đến giá nguyên liệu nhựa trên thị trường thế giới, giá của nguyên vật liệu nhựa đầu vào bị đẩy lên cao. Khi đó thuế suất thuế nhập khẩu cao thì giá vốn hàng hóa rất cao, ảnh hưởng lớn tới chi phí của công ty.
3.2. Kiến nghị đối với Bộ, Ngành chức năng liên quan
Kiến nghị Bộ Công Thương
Bộ Công Thương nên tạo điều kiện cho sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á trở thành sản phẩm hàng đầu của ngành, và sản phẩm của công ty xuất khẩu về nhựa hàng đầu trên thị trường nước ngoài.
Kiến nghị với Bộ ngành tạo điều kiện cho công ty được triển lãm, giới thiệu sản phẩm rộng rãi ra các nước trên thế giới, nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm nhựa trong nước nói chung và sản phẩm nhựa của Tập đoàn Nhựa Đông Á nói riêng.
Đồng thời Bộ Công Thương phải liên kết các doanh nghiệp trong ngành để thực hiện các hợp đồng lớn và lâu dài, thay vì tồn tại tới hơn 2.000 doanh nghiệp với quy mô vừa, thậm chí nhỏ lẻ như hiện nay.
Kiến nghị Bộ Công thương liên kết, hợp tác các doanh nghiệp, các công ty với nhau để đưa ngành nhựa trở thành ngành công nghiệp phụ trợ cho các ngành sản xuất khác.
Kiến nghị Hiệp hội nhựa Việt Nam
Hiệp hội không nên chỉ là cầu nối giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý, Chính phủ mà phải kết nối sự liên kết các doanh nghiệp nhựa với nhau. Trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, hiệp hội nhựa nhanh chóng thành lập một quỹ đầu tư làm hạt nhân kết nối các doanh nghiệp nhựa. Quỹ đầu tư này không nên huy động vốn để cho vay hay đầu tư trái ngành như kiểu các tập đoàn thường làm mà phải lấy số vốn phục vụ lợi ích chung của ngành nhựa hay đại diện hiệp hội thực hiện những công việc mà nếu chỉ có một doanh nghiệp thì không thể thực hiện được. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế như thế này, nếu các doanh nghiệp không có sự đoàn kết thì chính là cơ hội cho doanh nghiệp ngoại nhảy vào chiếm lĩnh thị trường.
Kiến nghị lên các bộ, ngành chức năng liên quan
Các bộ, ngành chức năng liên quan cho phép ngành nhựa được nhập khẩu phế liệu nhựa sạch để tái chế ra nguyên liệu hạt nhựa nhằm giảm giá thành hạt nhựa trong nước.
3.3. Kiến nghị đối với công ty
Công ty nên sớm ban hành quy chế tài chính dựa trên quy chế tài chính mẫu của Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan, trong đó có các quy chế về quản lý, sử dụng vốn, bảo lãnh vốn vay, quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán…Trên cơ sở đó các đội sản xuất phải tuân theo các nguyên tắc nhất định của công ty.
Tăng cường công tác tuyển chọn và đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, phù hợp với sự đổi mới của máy móc, thiết bị công nghệ, quản lý trình độ tiên tiến. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, công ty nên tạo điều kiện cho tham gia các khoá đào tào ngắn hạn về quản lý hoặc cho đi đào tạo ở nước ngoài. Đối với đội ngũ công nhân, nên hướng dẫn họ vận hành máy móc một cách hợp lý và hiệu quả. Vì vậy, yếu tố con người quyết định tới mọi thành bại của của công ty, đặc biệt trong quyết định khai thác, quản lý và sử dụng an toàn các nguồn vốn huy động cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tăng đầu tư và áp dụng công nghệ mới cho các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao trong quá trình sản xuất, để sản phẩm tạo ra ít phế thải, tiết kiệm nguyên vật liệu, các phế liệu được tái chế luôn trong quá trình sản xuất, sản phẩm làm ra không có tính độc hại trong sinh hoạt, đặc biệt là sản xuất ra các loại bao bì có thể tự hủy để bảo vệ môi trường.
Công ty cần tăng cường đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Hoạt động nghiên cứu của công ty cần được tiến hành tương đối đa dạng, bao gồm:
- Nghiên cứu cải tiến quy trình hoạt động, từ khâu sơ chế nguyên vật liệu, định hình đến lắp đặt, tiêu thụ sản phẩm
- Nghiên cứu cải tiến kiểu dáng, chất lượng sản phẩm
- Tìm tòi, học hỏi, ứng dụng những kỹ thuật công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất
Cùng với việc đầu tư đổi mới công nghệ, công ty cần tìm ra các giải pháp giảm chi phí sản xuất, trong đó giảm tiêu hao năng lượng điện có ý nghĩa quan trọng và quyết định.
Ban lãnh đạo cần có chính sách hỗ trợ và liên kết các công ty con trong tập đoàn để cùng Tập đoàn ngày càng phát triển lớn mạnh .
KẾT LUẬN
Lợi nhuận và tăng trưởng là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái đầu tư mở rộng sản xuất. Mặt khác, lợi nhuận còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng kích thích người lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, muốn phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải nâng cao lợi nhuận.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhựa phục vụ cho xây dựng, và trang trí nội thất. Tuy còn non trẻ, nhưng Nhựa Đông Á đã khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường. Trong những năm qua công ty đã đạt được những thành tích xuất sắc, lợi nhuận của công ty được nâng cao, thị trường được mở rộng. Có được thành tích như vậy là nhờ sự cố gắng và nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như của cán bộ công nhân viên toàn Tập đoàn.
Việc nâng cao lợi nhuận của công ty đã đạt được những thành tích tốt, tuy nhiên, công ty vẫn còn những mặt hạn chế nhất định trong quản lý tài chính của mình.
Trên đây là những ý kiến của em góp phần nâng cao lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới. Mặc dù đã hết sức cố gắng xong do kiến thức và thời gian còn hạn chế, nên khoá luận này còn nhiều thiếu sót. Em mong được sự góp ý của các thầy cô giáo để khoá luận này của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo - PGS. Hồ Phương cùng các cô chú, anh chị ở Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á giai đoạn 2007 – 2009
(Đơn vị: VND)
TÀI SẢN
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
A. Tài sản ngắn hạn
34,534,482,749
98,812,759,238
85,517,676,190
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
2,080,553,460
3,709,113,921
3,710,758,720
1. Tiền
2,080,553,460
3,709,113,921
3,710,758,720
2. Các khoản tương đương tiền
-
-
-
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
-
6,900,000,000
-
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
8,835,668,327
58,902,359,275
53,898,442,178
1. Phải thu khách hàng
3,740,219,053
39,507,843,450
41,116,696,929
2. Trả trước cho người bán
4,779,098,099
18,817,015,185
8,447,103,702
3. Các khoản phải thu khác
316,351,175
577,500,640
4,334,641,547
IV. Hàng tồn kho
23,565,278,891
27,230,512,151
27,222,901,055
V. Tài sản ngắn hạn khác
52,982,071
2,070,773,891
685,574,237
1.Chi phí trả trước ngắn hạn
-
132,013,459
21,136,361
2. VAT được khấu trừ
52,982,071
327,050,400
634,282,902
3. Thuế và các khoản phải thu của Nhà nước
-
492,665,589
-
4. Tài sản ngắn hạn khác
-
1,119,044,443
30,154,974
B. Tài sản dài hạn
37,421,202,299
94,617,445,418
132,561,364,292
I. Các khoản phải thu dài hạn
60,000,000
169,810,000
275,855,652
II. Tài sản cố định
36,292,396,365
73,594,317,680
107,191,354,933
1. TSCĐ hữu hình
7,457,911,374
59,234,598,854
78,135,890,022
2. TSCĐ thuê tài chính
4,352,924,653
-
209,704,670
3. TSCĐ vô hình
2,206,618
16,952,355
277,527,859
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
24,479,353,720
14,342,766,471
28,568,232,382
III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
-
15,000,000,000
20,000,000,000
IV. Tài sản dài hạn khác
1,068,805,934
5,853,317,738
5,094,153,707
1.Chi phí trả trước dài hạn
1,068,805,934
5,600,692,086
4,924,343,707
2. Tài sản dài hạn khác
-
252,625,652
169,810,000
Tổng cộng tài sản
71,955,685,048
193,430,204,656
218,079,040,482
NGUỒN VỐN
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
A. Nợ phải trả
41,259,516,683
81,131,458,731
110,459,710,835
I. Nợ ngắn hạn
24,286,459,919
67,069,801,053
79,864,891,221
1. Vay và nợ ngắn hạn
14,063,879,215
33,543,812,794
44,218,808,540
2. Phải trả người bán
8,142,935,782
23,377,944,947
18,639,734,850
3. Người mua trả tiền trước
1,153,997,538
7,407,850,111
9,314,521,692
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
670,769,442
708,188,494
1,198,118,714
5. Phải trả người lao động
136,376,620
1,092,021,310
1,912,507,417
6. Chi phí phải trả
118,501,322
71,636,117
242,318,122
7. Các khỏan phải trả phải nộp ngắn hạn khác
-
868,347,280
4,338,881,886
II. Nợ dài hạn
16,973,056,764
14,061,657,678
30,594,819,614
1. Phải trả dài hạn khác
-
-
-
2. Vay và nợ dài hạn
16,973,056,764
14,001,657,678
30,594,819,614
B. Vốn chủ sở hữu
30,696,168,365
112,298,745,925
107,619,329,647
I. Vốn chủ sở hữu
30,696,168,365
112,797,299,228
108,678,822,128
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
30,150,000,000
100,000,000,000
100,000,000,000
2. Quỹ đầu tư phát triển
-
-
914,988,003
3. Quỹ dự phòng tài chính
-
-
457,494,002
4. Lợi nhuận chưa phân phối
546,168,365
12,797,299,228
7,306,340,123
5. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
-
-
-
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
-
(498,553,303)
(1,059,492,481)
1.Quỹ khen thưởng phúc lợi
-
(498,553,303)
(1,059,492,481)
Tổng cộng nguồn vốn
71,955,685,048
193,430,204,656
218,079,040,482
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á)
Phụ lục 2: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á trong 3 năm 2007 - 2009:
(Đơn vị: VND)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
65,573,895,160
141,300,992,946
204,681,131,260
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
-
221,165,957
1,825,251,155
3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
65,573,895,160
141,079,826,989
202,858,880,105
4. Giá vốn hàng bán
61,671,755,203
114,336,368,785
164,135,430,784
5. Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
3,902,139,957
26,743,458,204
38,723,449,321
6. Doanh thu từ hoạt động tài chính
11,931,291
124,471,370
153,548,506
7. Chi phí tài chính
979,901,420
2,753,239,041
7,499,484,789
Trong đó: Chi phí lãi vay
903,652,570
2,610,936,286
6,548,743,172
8. Chi phí bán hàng
-
3,708,468,879
13,034,608,758
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
1,974,101,739
8,189,129,259
12,082,999,321
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
960,068,089
12,217,092,395
6,259,904,959
11. Thu nhập khác
7,257,746
464,574,111
1,685,846,546
12. Chi phí khác
-
275,337,364
1,531,837,344
13. Lợi nhuận khác
7,257,746
189,236,747
154,009,202
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
967,325,835
12,406,329,142
6,413,914,161
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp
270,850,781
-
1,795,895,965
16. Lợi nhuận sau thuế
696,475,054
12,406,329,142
4,618,018,196
(Nguồn:Phòng kế toán Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á)
TÀI SẢN
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2008 so với 2007
Năm 2009 so với 2008
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
A. Tài sản ngắn hạn
34,534,482,749
48.0%
98,812,759,238
51.1%
85,517,676,190
39.2%
64,278,276,489
186.1%
(13,295,083,048)
-13.5%
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
2,080,553,460
2.9%
3,709,113,921
1.9%
3,710,758,720
1.7%
1,628,560,461
78.3%
1,644,799
0.0%
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
-
0.0%
6,900,000,000
3.6%
-
0.0%
6,900,000,000
(6,900,000,000)
-100%
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
8,835,668,327
12.3%
58,902,359,275
30.5%
53,898,442,178
24.7%
50,066,690,948
566.6%
(5,003,917,097)
-8.5%
IV. Hàng tồn kho
23,565,278,891
32.7%
27,230,512,151
14.1%
27,222,901,055
12.5%
3,665,233,260
15.6%
(7,611,096)
0.0%
V. Tài sản ngắn hạn khác
52,982,071
0.1%
2,070,773,891
1.1%
685,574,237
0.3%
2,017,791,820
3808.4%
(1,385,199,654)
-66.9%
B. Tài sản dài hạn
37,421,202,299
52.0%
94,617,445,418
48.9%
132,561,364,292
60.8%
57,196,243,119
152.8%
37,943,918,874
40.1%
I. Các khoản phải thu dài hạn
60,000,000
0.1%
169,810,000
0.1%
275,855,652
0.1%
109,810,000
183.0%
106,045,652
62.4%
II. Tài sản cố định
36,292,396,365
50.4%
73,594,317,680
38.0%
107,191,354,933
49.2%
37,301,921,315
102.8%
33,597,037,253
45.7%
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
24,479,353,720
34.0%
14,342,766,471
7.4%
28,568,232,382
13.1%
(10,136,587,249)
-41.4%
14,225,465,911
99.2%
III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
-
0.0%
15,000,000,000
7.8%
20,000,000,000
9.2%
15,000,000,000
5,000,000,000
33.3%
IV. Tài sản dài hạn khác
1,068,805,934
1.5%
5,853,317,738
3.0%
5,094,153,707
2.3%
4,784,511,804
447.7%
(759,164,031)
-13.0%
Tổng cộng tài sản
71,955,685,048
100%
193,430,204,656
100%
218,079,040,482
100%
121,474,519,608
168.8%
24,648,835,826
12.7%
Ph ụ l ục 3: Bảng phân tích tình hình tài sản nguồn vốn Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á giai đoạn 2007 – 2009
Nguồn vốn
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2008 so với 2007
Năm 2009 so với 2007
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
A. Nợ phải trả
41,259,516,683
57.3%
81,131,458,731
41.9%
110,459,710,835
50.7%
39,871,942,048
96.6%
29,328,252,104
36.1%
I. Nợ ngắn hạn
24,286,459,919
33.8%
67,069,801,053
34.7%
79,864,891,221
36.6%
42,783,341,134
176.2%
12,795,090,168
19.1%
II. Nợ dài hạn
16,973,056,764
23.6%
14,061,657,678
7.3%
30,594,819,614
14.0%
(2,911,399,086)
-17.2%
16,533,161,936
117.6%
B. Vốn chủ sở hữu
30,696,168,365
42.7%
112,298,745,925
58.1%
107,619,329,647
49.3%
81,602,577,560
265.8%
(4,679,416,278)
-4.2%
I. Vốn chủ sở hữu
30,696,168,365
42.7%
112,797,299,228
58.3%
108,678,822,128
49.8%
82,101,130,863
267.5%
(4,118,477,100)
-3.7%
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
-
0.0%
(498,553,303)
-0.3%
(1,059,492,481)
-0.5%
(498,553,303)
(560,939,178)
112.5%
Tổng cộng nguồn vốn
71,955,685,048
100%
193,430,204,656
100%
218,079,040,482
100%
121,474,519,608
168.8%
24,648,835,826
12.7%
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á)
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
DT: Doanh thu
LNST: Lợi nhuận sau thuế
LNTT: Lợi nhuận trước thuế
GVHB: Giá vốn hàng bán
CPBH: Chi phí bán hàng
CPTC: Chi phí tài chính
DT BH & CCDV: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình “ Tài chính doanh nghiệp” – PGS.TS Lưu Thị Hương – Nhà xuất bản Thống kê.
“ Quản trị tài chính doanh nghiệp” – Nguyễn Hải Sản – Nhà xuất bản Tài chính.
Giáo trình “Phân tích báo cáo tài chính” – PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
Giáo trình “ Phân tích tài chính doanh nghiệp” – GS.TS Ngô Thế Chi – PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ – Nhà xuất bản Tài chính.
Các tạp chí, sách báo khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á.doc