Chuyên đề Một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình tại Công ty Tây hồ

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ . MỞ ĐẦU1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH.3 1.1. CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM.3 1.1.1. Chất lượng sản phẩm.3 1.1.1.1. Khái niệm về chất lượng sản phẩm.3 1.1.1.2. Phân loại chất lượng sản phẩm.5 1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.6 1.1.2. Quản lý chất lượng.9 1.1.2.1. Khái niệm về quản lý chất lượng.9 1.1.2.2. Sự ra đời của quản lý chất lượng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.10 1.1.2.3. Các nguyên tắc quản lý chất lượng. 12 1.2. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH.14 1.2.1. Khái niệm quản lý chất lượng công trình.14 1.2.2. Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý chất lượng công trình.15 1.2.2.1. Về con người.15 1.2.2.2. Về phương pháp.17 1.2.2.3. Về thiết bị29 1.2.2.4. Về vật tư.31 1.2.3. Một số chỉ tiêu đánh hiệu quả quản lý theo từng nội dung của các yếu tố tác động đến chất lượng công trình.32 1.3. SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRONG VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.34 1.3.1. Vai trò của ngành xây dựng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.34 1.3.2. Tình hình chất lượng công trình xây dựng nói chung hiện nay ở nước ta.35 1.3.2.1. Những mặt đã đạt được trong công tác nâng cao chất lượng công trình xây dựng ở nước ta.35 1.3.2.2. Những bất cập về vấn đề chất lượng công trình xây dựng hiện nay.36 1.3.3. Ý nghĩa của việc nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.38 1.3.4. Mục tiêu và phương hướng phát triển chung của ngành xây dựng trong những năm tới.39 1.3.4.1. Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của ngành xây dựng trong giai đoạn tới.39 1.3.4.2. Mục tiêu cụ thể cho vấn đề chất lượng công trình xây dựng.41 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TÂY HỒ.42 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TÂY HỒ VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY.42 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Tây Hồ.42 2.1.2. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới công tác quản lý chất lượng công trình của Công ty Tây Hồ.45 2.1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm.45 2.1.2.2. Đặc điểm về quy trình thực hiện công trình.46 2.1.2.3. Đặc điểm về nguyên nhiên vật liệu sử dụng.47 2.1.2.4. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ của Công ty.47 2.1.2.5. Đặc điểm về khả năng tài chính.48 2.1.2.6. Đặc điểm về nhân tố lao động.50 2.1.2.7. Đặc điểm về cơ cấu hoạt động.51 2.1.2.8. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.54 2.1.2.9. Những thành tựu chủ yếu mà Công ty Tây Hồ đạt được trong năm qua.58 2.2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TÂY HỒ.61 2.2.1. Công tác quản lý cán bộ kỹ thuật và công nhân.61 2.2.1.1. Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý cán bộ kỹ thuật và công nhân.61 2.2.1.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề.64 2.2.1.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế đó.66 2.2.2. Công tác quản lý vật liệu xây dựng.67 2.2.2.1. Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý vật liệu xây dựng.67 2.2.2.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý vật liệu xây dựng.68 2.2.2.3. Nguyên nhân của của những mặt hạn chế đó.71 2.2.3. Công tác quản lý chất lượng máy thi công.71 2.2.3.1. Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý chất lượng máy thi công.71 2.2.3.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý chất lượng máy thi công.73 2.2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế đó.74 2.2.4. Công tác quản lý kỹ thuật thi công.74 2.2.5. Hệ thống tổ chức quản lý giám sát chất lượng công trình của công ty.77 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TÂY HỒ.81 3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2008 VÀ NHỮNG NĂM TỚI.81 3.1.1. Mục tiêu của Công ty trong giai đoạn 2008-2013.81 3.1.2. Phương hướng phát triển cơ bản của công ty trong giai đoạn 2008 – 2013.83 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TÂY HỒ.84 3.2.1. Một số kiến nghị đối với Công ty.84 3.2.1.1. Nâng cao nhận thức, trình độ và phẩm chất của các cán bộ công nhân viên trong Công ty.84 3.2.1.2. Xiết chặt công tác quản lý vật liêu xây dựng.86 3.2.1.3. Đầu tư có chiều sâu cho máy móc thiết bị phục vụ cho công trình.90 3.2.1.4. Nâng cao, bồi dưỡng trình độ cho đội ngũ cán bộ làm kế hoạch.91 3.2.1.5. Xây dựng thống quản lý chất lượng của Công ty theo tiêu chuẩn ISO 9000.92 3.2.2. Một số kiến nghị với nhà nước.96 KẾT LUẬN.99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO100 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1 : Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính của Công ty.49 Bảng 2.2: Lực lượng lao động trong công ty năm 2007.50 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động. 53 Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ tổ chức điều hành của Công ty Tây Hồ.54 Bảng 2.3 : So sánh các chi tiêu thực hiện và kế hoạch.59 Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận thực hiện qua các năm.60 Bảng 2.4: Trình độ của đội ngũ lao động chuyên môn kinh tế-kỹ thuật62 Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo loại hợp đồng.64 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành xây dựng. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.6: Tình hình kiểm tra chất lượng công trình trong giai đoạn 2005-2007. 66 Bảng 2.7: Kết quả kiểm tra chất lượng vật tư.69 Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm tra chất lượng vật tư hiện tại trong Công ty. 70 Bảng 2.8: Kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng từng năm.72 sơ đồ 2.4: hệ thống tổ chức quản lý giám sát chất lượng công trình. 79 Bảng 3.1: Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2008. 84 Sơ đồ 3.1: Quản lý kiểm tra chất lượng vật tư đưa vào công trình.88

doc106 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4920 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình tại Công ty Tây hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiếm 45.53% (Bảng 4) so với tổng số lao động trong Công ty. Tỷ lệ này cho thấy Công ty hiện đang sở hữu nguồn thợ có tay nghề tương đối cao. Điều này chứng tỏ công tác tuyển dụng của Công ty khá tốt. Chất lượng công nhân kỹ thuật tốt sẽ góp phần đảm bảo chất lượng công trình. Bảng 2.4: Trình độ của đội ngũ lao động chuyên môn kinh tế-kỹ thuật Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ(%) Tổng số lao động trong Công ty 1834 Lao động chuyên môn kinh tế - kỹ thuật 1058 57.69 - Trình độ cao học 4 0.22 + Chuyên ngành xây dựng 2 0.11 + Chuyên ngành kinh tế 2 0.11 - Trình độ đại học 160 8.72 + Chuyên ngành xây dựng 135 7.36 + Chuyên ngành kinh tế 25 1.36 - Trình dộ cao đẳng, trung cấp chuyên ngành kỹ thuật. 59 3.22 - Số thợ tay nghề 2-7 835 45.53 + Bậc 2-3 60 7.18 + Bậc 4-5 253 30.29 + Bậc 6-7 487 58.32 Lao động mùa vụ hiện đang làm việc cho công ty. 776 42.31 (Nguồn Phòng kế hoạch - kỹ thuật). Công ty luôn đảm bảo xắp xếp công việc phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người. Do vậy chưa có trường hợp nào cán bộ kỹ thuật, quản lý làm công việc không đúng với chuyên ngành đào tạo. Tỷ lệ số cán bộ quản lý, kỹ thuật làm việc không đúng với chuyên ngành được học so với tổng số cán bộ trong Công ty là bằng 0, chứng tỏ Công ty luôn tuyển dụng lao động phù hợp với tính chất công việc. Về chính sách đãi ngộ cho công nhân viên trong Công ty thì luôn tuân thủ đúng luật lao động và cũng có khen thưởng thích hợp để kích thích tinh thần làm việc của các cán bộ công nhân viên trong Công ty. Việc trả lương, nâng lương, lên chức, thưởng phạt đều được quy định rõ trong bản quy chế của Công ty, luôn đảm bảo tính công bằng. Có thể trích 1 vài điều lệ trong quy chế quản lý lao động, trả lương như sau: - Điều 37: người lao động làm việc lâu dài trong Công ty được xét nâng bậc, nâng lượng và đề bạt the quy định của Nhà nước, Bộ Quốc Phòng và của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng khi có đủ điều kiện. - Điều 42: thực hiện chế độ làm thêm giờ và bồi dưỡng ngoài giờ. Nếu không bố trí được ngày nghỉ bù thì: + Đối với người lao động làm việc trên công trường, lái xe chỉ huy được thanh toán theo quy định Nhà nước. + Bảo vệ cơ quan làm việc những ngày nghỉ thì được bồi dưỡng 15.000 đồng/ca/người. - Điều 68: Nguyên tắc trả lương: + Làm nhiều hưởng nhiều, hiệu quả cao được trả lương cao, làm ít hiệu quả thấp trả lương thất, không làm không có lương. + Không được vượt quá quỹ lương cấp trên phê duyệt. + Căn cứ vào thực tế về tổ chức sản xuấtm tổ chức lao động các đơn vị cơ sở có hình thức trả lương thích hợp để động viên khuyến khích người lao động hăng say sản xuất và công tác. Ngoài ra, ban lãnh đạo trong Công ty cũng rất quan tâm đến đời sống tinh thần cho anh em trong Công ty. Vào các dịp lễ tết, Công ty cũng có phát tiền thưởng cho toàn thể công nhân viên và tổ chức văn nghệ quần chúng cho anh em nhân viên trong Công ty, như dịp 30/4. 2.2.1.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Theo số liệu ở bảng 5, ta thấy lao động mùa vụ chiếm một tỷ lệ khá lớn, chiếm tới 42.31% so với tổng số lao động của Công ty. Phần lớn họ là lao động thủ công chưa qua đào tạo. Việc đánh giá tay nghề của họ gặp nhiều khó khăn, thông thường phải căn cứ vào kết quả công việc, và họ vẫn còn thiếu kinh nghiệm, do đó rất dễ gây ra tai nạn lao động. Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo loại hợp đồng. Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 1834 100 - Biên chế và hợp đồng dài hạn 1058 57.69 - Lao động mùa vụ 776 42.31 (Nguồn Phòng kế hoạch – kỹ thuật) Ngày nay, các cán bộ kỹ thuật chuyên ngành xây dựng có vai trò ngày càng quan trọng. Mặc dù họ không trực tiếp tham gia vào quá trình thi công nhưng chất lượng công việc mà họ thực hiện có ảnh hưởng lớn tới chất lượng công trình sau này. Hiện nay trong Công ty, số cán bộ kỹ thuật chuyên ngành xây dựng mới chỉ chiếm 10.69% (= 196 người) so với tổng số lao động của toàn Công ty. Trong 196 số cán bộ kỹ thuật chuyên ngành xây dựng thì: trình độ cao học chỉ chiếm 1.02%, trình độ đại học chiếm 68.87%, trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 30.1% (Biểu đồ 3: Nguồn Phòng kế hoạch-kỹ thuật). Số lượng cán bộ thực hiện công tác quản lý kỹ thuật, tư vấn giám sát công trình còn khá khiêm tốn do vậy công tác kiểm tra chất lượng công trình của Công ty còn nhiều hạn chế. Số liệu thống kê thu được trong bảng 5 chứng minh rõ điều này. Số lượt kiểm tra công trình qua các năm tuy có tăng nhưng tỷ lệ kiểm tra một công trình/năm lại ở mức thấp khoảng 0.5. Công tác kiểm tra nhìn chung mới chỉ thực hiện ở một số công trình trọng điểm. Bảng 2.6: Tình hình kiểm tra chất lượng công trình trong giai đoạn 2005-2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng số công trình Công ty thi công 78 142 165 Số lượt kiểm tra các công trình thi công trong năm 40 76 91 Tỷ lệ kiểm tra một công trình/Năm 0,51 0,53 0,55 (Nguồn phòng kế hoạch - kỹ thuật). Về công tác đào tạo, Công ty hàng năm vẫn cử một số cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật đi học bồi dưỡng nâng cao chuyên môn. Tuy nhiên, số lượng cán bộ công nhân được cử đi học còn ít. Năm 2007, chỉ có 1 cán bộ quản lý, 2 cán bộ kỹ thuật được cử đi học cao học, và công nhân kỹ thuật cũng chỉ có 4 người được cử đi học tại chức (mới chỉ chiếm 0.66% trong số 1058 tổng số cán bộ, công nhân trong công ty). Bên cạnh đó, việc cử cán bộ, công nhân trong Công ty đi học nâng cao chuyên môn chưa được đánh giá một cách có khoa học. Việc cử ai đi học là do quyết định của Tổng giám đốc nhưng hoàn toàn mang tính chủ quan. 2.2.1.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế đó. Do trình độ quản lý nhân sự của phòng nhân sự còn kém cho nên chưa kiểm soát tốt số lượng lao động trong công ty. Số lao động mùa vụ tuyển dụng quá nhiều, nên giảm bớt vì chất lượng số lao động này tay nghề kém sẽ không đảm bảo chất lượng công trình thi công. Tỷ lệ kiểm tra một công trình / năm thấp là do số lượng cán bộ kỹ thuật còn khiêm tốn. Đồng thời trình độ của cán bộ kỹ thuật chưa cao do công ty chưa chú trọng đến việc đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ kỹ thuật do vậy mà năng suất làm việc không cao. Một khi công ty chú trọng hơn đến việc đào tạo nguồn nhân lực hơn thì nâng suất làm việc sẽ tăng và chất lượng công việc cũng sẽ tăng. Và chất lượng công trình sẽ được đảm bảo hơn. Ngân quỹ dành cho đào tạo của Công ty không nhiều do Công ty chưa chú trọng lắm tới việc đào tạo nâng cao chuyên môn nguồn nhân lực sử dụng trong tương lai. Thật ra, công tác đào tạo rất quan trọng, vì nó sẽ giúp cho Công ty luôn kiểm soát được chất lượng nguồn lao động, sẽ không phải lo tình trạng thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao. Hiện nay, vấn đề thiếu lao động chất lượng trở nên khá bức xúc trong nhiều doanh nghiệp xây dựng nói chung ở Việt Nam. Ngoài ra việc Công ty đầu tư cho các cán bộ, công nhân đi bồi dưỡng chuyên tu sẽ tạo động lực làm việc cho các cán bộ, công nhân và họ sẽ ngày càng gắn kết hơn với công ty vì Công ty đã rất quan tâm giúp đỡ họ trong việc phát triển sự nghiệp. 2.2.2. Công tác quản lý vật liệu xây dựng. 2.2.2.1. Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý vật liệu xây dựng. Nguyên nhiên vật liệu của Công ty Tây Hồ có thể chia làm hai loại: - Nguyên vật liệu thông thường như: cát, sỏi, xi măng…. Nguyên vật liệu thông thường Công ty mua trên thị trường và hạch toán như bình thường. Việc cung cấp nguyên nhiên liệu theo số lượng, chủng loại và tiến độ thi công. Doanh nghiệp không dự trữ nguyên vật liệu mà thường mua trực tiếp trên thị trường rồi cung ứng thẳng tới chân công trình. Vì thế Công ty không tốn chi phí cho dự trữ, nhưng nó có điểm yếu là nguồn cung cấp không ổn định và giá cả lên xuống bất thường theo quan hệ cung cầu trong mùa xây dựng. - Nguyên vật liệu đặc chủng : Chúng gồm các loại như: Thuốc nổ ADI, Kíp thường, Kíp vi sai, Kíp điện, Dây cháy chậm….Đối với những nguyên vật liệu này căn cứ vào bản thiết kế và tiến độ thi công Công ty tiến hành lập kế hoạch xin cấp phát trình lên Tổng cục, cơ quan cấp trên. Những loại này công ty phải kiểm tra về chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu cũng như độ chính xác an toàn của nguyên vật liệu. Nguồn cung cấp này nhìn chung là ổn định ít biến động vì thế đảm bảo cho máy móc, thiết bị hoạt động liên tục. Nhưng chúng có độ nguy hiểm cao, vì thế đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ nhất định. Kho bãi dùng để để bảo quản nguyên vật liệu đề đảm bảo theo đúng quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật: để nơi khô thoáng, thường xuyên kiểm tra kho bãi theo định kỳ. Thủ kho của Công ty đều là những người tốt nghiệp cao đẳng, đại học cho nên họ rất tinh thông nghiệp vụ và có phẩm chất tốt, không có trường hợp mất cắp nào có dính líu tới cán bộ thủ kho. Hệ thống sổ sách, chứng từ đều hết sức minh bạch, thực hiện theo đúng quy định, Việc xuất nhập nguyên vật liệu tuân theo nguyên tắc FIFO. Để đảm bảo chất lượng công trình, Công ty cũng tiến hành kiểm tra, lưu mẫu có kèm theo biên bản nghiệm thi vật tư trước khi đưa vào thi công. Công ty sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. 2.2.2.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý vật liệu xây dựng. Hiện nay, các xí nghiệp trực thuộc Công ty được chủ động trong việc tìm nguồn cung ứng vật tư. Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà cung ứng của các xí nghiệp lại chủ yếu dựa trên các mối quan hệ sẵn có giữa nhà cung ứng với các xí nghiệp chứ không phải dựa trên tính kinh tế - kỹ thuật như: nhà cung cấp cát Taicera, đá các loại của Bimico, …đơn giá đắt hơn giá trên thị trường mà chất lượng lại không đạt yêu cầu lắm: giá cát trung bình của Phức Hậu là 115.000 đồng/m3 trong khi giá thị trường có 80.000 đồng/m3; đá các loại của Bimico là 150.000 đồng/m3 trong khi giá thị trường có 125.000 đồng/m3. Ngoài ra, hiện tại Công ty chưa có phòng thí nghiệm riêng nên căn cứ chủ yếu để mua nguyên vật liệu là dựa vào giấy chứng xuất xứ, chất lượng của các nhà cung cấp vật liệu. Những điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho việc quản lý nguồn cung ứng, tác động không nhỏ tới việc đảm bảo chất lượng vật tư cho quá trình thi công. Điều này được thể hiện rất rõ trong bảng số liệu sau: Bảng 2.7: Kết quả kiểm tra chất lượng vật tư. Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Tổng số công trình Công ty thi công 78 142 165 2. Số công trình phát hiện vi phạm chất lượng vật tư 10 12 13 Trong đó: - Vật tư không có chứng nhận nguồn gốc 2 3 3 - Sử dụng vật tư không đảm bảo chất lượng 5 5 6 - Sử dụng vật tư sai lệch về kỹ thuật so với bản vẽ thiết kế 3 4 2 - Các vi phạm khác 0 0 2 3. Tỷ lệ vi phạm chất lượng vật tư: Kvpcl (%) 12.82 8.45 7.87 (Nguồn: Phòng kế hoạch - Kỹ thuật) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ vi phạm chất lượng nhìn chung có giảm, nhưng tỷ lệ này vẫn còn ở mức cao: 7.87%. Kết quả kiểm tra cho thấy cần phải thực hiện những biện pháp mạnh hơn nhằm từng bước giảm thiểu vi phạm. Hình thức vi phạm chủ yếu vẫn là không chứng minh được nguồn gốc vật tư, sử dụng vật tư không đúng, không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng vật tư không đảm bảo. Quy trình kiểm tra chất lượng của Công ty còn quá đơn giản (xem sơ đồ 3). Hoạt động kiểm tra chủ yếu tập trung trong giai đoạn thi công, xây lắp. Trong khi đó hoạt động kiểm tra, đánh giá khả năng của các nhà cung ứng, phương thức vận chuyển vật tư cũng như chất lượng vật tư lưu kho chưa được chú trọng ngay từ đầu. Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm tra chất lượng vật tư hiện tại trong Công ty Nhu cầu vật tư Xí nghiệp xây lắp Nhà cung ứng Hợp đồng mua sắm vật tư Giai đoạn thi công Lưu kho Kiểm tra vật tư Chứng chỉ chất lượng Chất lượng thực tế của vật tư 2.2.2.3. Nguyên nhân của của những mặt hạn chế đó. Công ty có thói quen lấy nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp than quên mà không tính đến tính kinh tế - kỹ thuật là do thói quen làm việc quan liêu của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường ngày nay và nhất là Công ty vừa mới Cổ phần hóa xong thì cần phải thay đổi ngay lề lối làm việc quan liêu này mà thay vào đó là tác phong làm việc công nghiệp hiện đại, đặt tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật lên hàng đầu. Công ty chưa có đủ nguồn vốn để xây dựng phòng thí nghiệm riêng cho Công ty vì nó đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khá lớn. Quy trình kiểm tra chất lượng của Công ty còn đơn giản, một phần là do trình độ của cán bộ quản lý chất lượng còn kém, phần khác là do nhận thức của ban lãnh đạo công ty không mấy quan tâm tới việc áp dụng quy trình kiểm tra vật liệu theo tiêu chuẩn quốc tế. 2.2.3. Công tác quản lý chất lượng máy thi công. 2.2.3.1. Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý chất lượng máy thi công. Công ty tiến hành xây dựng và quản lý hồ sơ của từng máy móc thiết bị, phương tiện theo từng năm. Tiến hành ghi sổ nhật ký tình hình sử dụng các thiết bị, phương tiện và đánh giá định kỳ hàng năm. Điều này sẽ giúp Công ty kiểm soát được tình trạng từng máy móc thiết bị, kịp thời phát hiện những hỏng hóc và có kế hoạch bảo dưỡng thích hợp. Định kỳ Công ty tiến hành các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị phương tiện theo đúng quy định của ngành. Công ty luôn thực hiện đúng kế hoạch sửa chữa lớn hàng năm đặt ra vì sửa chữa lớn bao gồm các công việc rất quan trọng đối với máy móc, thiết bị như: Hệ phát động lực, hệ truyền động hoặc hệ công tác, thay khung máy… Công việc sửa chữa này do bộ phận chuyên trách đảm nhiệm do tính năng của máy móc, thiết bị rất phức tạp. Bảng 2.8: Kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng từng năm. Định mức Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 KH TH % KH TH % KH TH % Sửa chữa lớn 8 8 100 7 7 100 8 8 100 Bảo dưỡng 630 635 100.8 525 525 100 680 689 101.3 Sửa chữa vừa 43 44 102.3 46 78 104.3 47 47 100 Sửa chữa nhỏ 127 131 103.1 136 138 101.5 147 151 102.7 (Nguồn: Phòng kế hoạch - Kỹ thuật) Còn bảo dưỡng là việc diễn ra thường xuyên nhằm đảm bảo cho máy móc, thiết bị hoạt động được một cách bình thường. Hàng năm số lần bảo dưỡng thường xuyên lớn hơn so với kế hoạch do máy móc, thiết bị của Công ty đã cũ, thêm vào điều kiện làm việc khắc nghiệt do vậy thường xảy ra hỏng hóc. Việc bảo dưỡng thường do chính công nhân vận hành máy tiến hành đều đặn theo kế hoạch. Sửa chữa vừa và nhỏ được tiến hành định kỳ nhằm thay thế một số bộ phận hao mòn qua sử dụng như: Hàn vá bên ngoài, bổ sung dầu mỡ, các hệ thống đèn an toàn, phát tín hiệu và chiếu sáng. Do máy móc, thiết bị ở Công ty đã cũ và các công trình ở xa điều kiện thời tiết địa hình không thuận lợi nên hàng năm Công ty đều vượt kế hoạch về sửa chữa vừa và nhỏ. Các sửa chữa này phần lớn do công nhân của Công ty tự sửa chữa hoặc công nhân chuyên trách của đội thi công cơ giới chịu trách nhiệm. Hàng năm Công ty đều lập kế hoạch trích khấu hao, mức trích phụ thuộc vào số lượng máy móc, thiết bị hiện có trong Công ty ở thời điểm lập kế hoạch. Lượng khấu hao được trích dùng lập quỹ để đầu tư máy móc, thiết bị mới và phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa. 2.2.3.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý chất lượng máy thi công. Công ty không lập kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, Công ty sẽ mua khi nào cần theo yêu cầu công việc hoặc khi máy móc bị hỏng. Nói chung, năng lực về máy móc, thiết bị thi công, dây chuyền sản xuất của Công ty còn nhiều hạn chế. Một số máy móc, thiết bị đã hết thời gian sử dụng vẫn tiếp tục được đưa vào quá trình thi công như : - Máy đào KOMATSU, HITACHI, KOBELCO sản xuất tại Nhật, có 9 chiếc nhưng giá trị còn lại là 40 %. - Máy ép cọc lực nén tới 150 tấn sản xuất tại Việt Nam, có 7 chiếc nhưng giá trị còn lại là 45%. Trong năm 2007 vừa qua , Công ty có đầu tư mua một số máy móc thiết bị nhưng phần lớn đã qua sử dụng nên chất lượng không cao như: - Máy trộn bê tông 250L, 350L sản xuất tại Nga, mua 4 chiêc, nhưng giá trị còn lại lúc mua là 80%. - Máy cắt đá sản xuất tại Nhật, mua 2 chiếc, nhưng giá trị còn lại lúc mua là 90%. - Xe ủi DZ 171, T130 ( 110 CV ) sản xuất tại Nga, mua 1 chiếc nhưng giá trị còn lại lúc mua là 85% Sự hạn chế trong năng lực về máy móc thiết bị của Công ty đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả quản lý chất lượng các công trình cũng như khả năng tham gia dự thầu một số công trình có giá trị lớn. 2.2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế đó. Do khả năng lập kế hoạch của Công ty còn kém, việc lập kế hoạch mới chỉ dựa vào các báo cáo của cấp dưới, và tình hình chủ quan của Công ty còn việc dựa vào dự báo nhu cầu của thị trường sản phẩm, thị trường nguyên nhân vật liệu, và biến động của thị trường nên khi có những thay đổi bất ngờ thì Công ty không kịp trở tay. Điều này làm cho máy móc thiết bị của công ty không được sử dụng theo đúng kế hoạch.. Ngoài ra, hiện nay ở các xí nghệp của Công ty thì việc quản lý sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị chủ yếu do một người kiêm nhiệm, đồng thời kiêm luôn cả việc lập kế hoạch về sử dụng và sửa chữa. Nhưng các nhà quản lý này lại chỉ có chuyên môn về ngành kỹ thuật chứ không đào tạo về lập kế hoạch. Do vậy mà công tác lập kế hoạch sửa chữa, sử dụng máy móc còn chứa sát với thực tế. Bên cạnh đó Công ty cũng chưa đầu tư đúng mức cho máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị đã khá cũ nên công suất hoạt động nhiều khi không như ý muốn. Điều này đã gây ảnh đến việc lập kế hoạch sử dụng máy móc hiệu quả. Ngoài ra việc đầu tư mua máy móc rất tốn kém, nguồn vốn của Công ty cũng có hạn chế, Công ty còn phải đầu tư vào nhiều thứ khác nên một số máy móc Công ty không thể mua mới được, mà thường là đã qua sử dụng ở các nước phát triển. 2.2.4. Công tác quản lý kỹ thuật thi công. Trong năm vừa qua Công ty đã áp dụng quản lý kỹ thuật thi công theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000. Sẽ tùy tính chất dự án mà Công ty sẽ chọn 1 trong 3 hình thức: - Quản lý tập trung có giao khoán chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho CNCT nếu dự án có tầm quy mô lớn, và quan trọng mang tầm quốc gia. - Giao khoán gọn việc tổ chức thi công cho Đội (từng giai đoạn hoặc cả công trình) nếu dự án có quy mô tương đối lớn nhưng các Đội có khả năng đảm nhận được. - Giao khoán toàn bộ hợp đồng cho Đội nếu là dự án nhỏ. Nội dung, trình tự thực hiện quy trình tuân theo đúng nguyên tắc trong ISO 9001-2000. Nó bao gồm có: - Chuẩn bị tổ chức thi công: - Triển khai tổ chức thi công: + Lập kế hoạch, tiến độ thi công chi tiết. + Quản lý kỹ thuật tiến độ. + Nghiệm thu công việc nội bộ. + Quản lý vật tư, máy móc, thiết bị. + Quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường. + Quản lý các công việc phát sinh. + Thu hồi vốn. + Kiểm soát nội bộ. - Quyết toán, hoàn công: - Tổng hợp báo cáo, lưu trữ hồ sơ. Sau khi hoàn thành xong dự án thì sẽ có 1 ban kiểm tra đến thanh tra công trình, ban này có thể do bên chủ đầu tư, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Năm vừa qua nhờ có việc áp dụng mới về quản lý kỹ thuật thi công mà Công ty đã có được những Công trình sau được công nhận là công trình chất lượng tiêu biểu. Số liệu các công trình hoàn thành trong 2005-2007. Tên công trình Thời gian hoàn thành công trình so với kế hoạch. Tỷ lệ sai hỏng so với thiết kế khi thực hiện đánh giá toàn diện chất lượng công trình. Sự hài lòng của khách hàng. Trung tâm hội nghị tỉnh Lạng Sơn. Đúng kế hoạch 2% Rất hài lòng Nhà làm việc Cục điều tra hình sự Bộ Quốc Phòng. Đúng kế hoạch 1% Rất hài lòng Dự án cải tạo nâng cấp Bệnh viện Việt Đức Hà Nội. Đứng kế hoạch 4% Hài lòng Hội đồng nghiệm thu xác nhận công trình đã thực hiện tốt các điểm sau( trích từ Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình để đưa vào sử dụng): * Thời hạn : đúng kế hoạch * Quy mô đưa vào sử dụng của công trình: thực tê đã đạt được theo đúng thiết kế đã được phê duyệt. * Chất lượng ( kỹ thuật và mỹ thuật) thi công xây dựng của các hạng mục công trình so với yêu cầu của thiết kế đã được phê duyệ. - Chất lượng thi công xây dựng: đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt. * Các biện pháp phòng cháy nổ, an toàn lao động, an toàn vận hành, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông ….: - Trong quá trình thi công đơn vị thi công đã thi công đảm bảo an toàn về người, thiết bị và nguyên vật liệu nhằm nâng cao chất lượng công trình. - Bố trí cán bộ an toàn viên hàng ngày đôn đốc bảo đảm an toàn lao động. - Giám sát chặt chẽ việc áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. * Những sửa đổi trong quá trình thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị so với thiết kế đã được phê duyệt: không có sửa đổi gì lớn so với thiết kế đã được phê duyệt. * Kiến nghị : không có * Kết luận: đồng ý nghiệm thi bàn giao đưa công trình vào sử dụng. 2.2.5. Hệ thống tổ chức quản lý giám sát chất lượng công trình của công ty. Cơ cấu tổ chức quản lý giám sát chất lượng của Công ty là cơ cấu theo kiểu trực tuyến, giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng các công trình mà Công ty thi công. Giúp việc giám đốc trong công tác quản lý chất lượng là phó giám đốc kế hoạch kỹ thuật cùng các cán bộ có chuyên môn về kỹ thuật trong phòng kế hoạch kỹ thuật và giám sát viên chuyên quản công trình. Bộ phận này thực hiện việc chỉ đạo nghiệp vụ, kiểm tra mỗi tháng 1 lần đối với các xí nghiệp trực thuộc Công ty và sẽ là những người sẽ đi kiểm tra chất lượng khi công trình hoàn thành. Thực hiện các công việc kiểm tra giám sát chất lượng cụ thể trên công trường là các chỉ huy trưởng (đội trưởng) cùng các kỹ sư xây dựng, nhân viên KCS, các kỹ thuật viên. Yêu cầu bắt buộc đối với đội trưởng, kỹ thuật viên là họ phải có trình độ chuyên môn về kỹ thuật, phải tốt nghiệp các trường cao đẳng hay đại học chuyên ngành kỹ thuật. Hệ thống tổ chức quản lý chất lượng của Công ty có ưu điểm là đảm bảo nguyên tắc quản lý tập trung, đề cao được trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện công việc, tạo điều kiện thuận lợi cho người thừa hành thực thi công việc và có sự kết hợp chặt chẽ với bên A trong việc kiểm soát chất lượng công trình. Sau đây là sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý giám sát chất lượng công trình: GIÁM ĐỐC CÔNG TY SƠ ĐỒ 2.4: HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH PHÓ GIÁM ĐỐC K.H.K.T PHÒNG KỸ THUẬT GIÁM SÁT VIÊN CHUYÊN QUẢN C.TRÌNH GIÁM SÁT KỸ THUẬT BÊN A Chỉ huy trưởng công trường MỘT CÔNG VIỆC HAY MỘT SẢN PHẨM ĐANG THI CÔNG Chỉ huy phó phụ trách kỹ thuật CƠ QUAN THIẾT KẾ GIÁM SÁT QUYỀN TÁC GIẢ Nhân viên KCS Kỹ thuật viên công trình Đội trưởng Kỹ thuật viên đội Quyền giám sát công trình Mệnh lệnh điều hành Hệ thống này được thiết kế dựa vào tài liệu ISO 9001: 2000 cho nên nó rất hiệu quả, nó đã được áp dụng trong dự án Đường trục chính Ngã Năm – Sân Bay Cát Bi. Dự án này đã được tặng bằng khen huy chương vàng về chất lượng cao công trình được Bộ Xây Dựng và Công Đoàn Xây Dựng Việt Nam trao tặng: CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TÂY HỒ. 3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2008 VÀ NHỮNG NĂM TỚI. 3.1.1. Mục tiêu của Công ty trong giai đoạn 2008-2013. Xây dựng Công ty phát triển một cách bền vững trên cơ sở bảo đảm những cân đối cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ lao động sản xuất và làm kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng. Xây dựng Công ty trở thành một doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng mạnh, đồng thời là một đơn vị dự bị động viên quan trọng của Bộ Quốc Phòng. Đạt giá trị sản lượng tăng trưởng bình quân 9 – 12%/ năm. Định hướng của Công ty về ngành nghề kinh doanh trong những năm tới: - Xây dựng các Công trình : dân dụng, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật, Quốc phòng. - Trang trí nội ngoại thất. - Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 110KV. - Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và kinh doanh nhà. - Lắp đặt thiết bị công trình và dây truyền sản xuất. - Tư vấn, thiết kế tổng mặt hàng, kiến trúc, nội ngoại thất đối với công trình dân dụng Công nghiệp. - Thiết kế kết cấu: đối với Công trình dân dụng và Công nghiệp. - Thiết kế Công trình cầu. - Thiết kế Công trình xây dựng, đường bộ đến loại trung. - Khảo sát địa chất công trình. - Khảo sát trắc địa công trình. - Khảo sát thủy văn các công trình thủy lợi. - Khoan, khai thác giếng nước ngầm, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước. - Sử dụng Vật liệu nổ Công nghiệp và thi công nổ phá. - Khai thác, mua bán vật liệu xây dựng ( đất, đá, cát, sỏi), vật tư thiết bị xây dựng, vật tư thanh xử lý, hàng tiêu dùng. - Xuất khẩu nông sản, lâm sản, khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ và nguyên vật liêu. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vật tư, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải. - Kinh doanh vận tải đường bộ bằng ô tô theo hợp đồng và theo tuyến cố định, cho thuê trang thiết bị máy công trình. - Kinh doanh khu du lịch sinh thái và khách sạn, nhà hàng. - Khai thác, chế biến, kinh doanh lâm sản, khoáng sản ( trừ lâm sản, khoáng sản Nhà nước cấm ) - Phá dỡ các công trình xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng. 3.1.2. Phương hướng phát triển cơ bản của công ty trong giai đoạn 2008 – 2013. Mọi hoạt động của Công ty đều phải bám sát chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định của Bộ Quốc Phòng về nhiệm vụ lao động sản xuất và làm kinh tế của quân đội và lấy đó làm định hướng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện kế hoạch đầu tư từng bước, có trọng tâm để tăng năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty (gồm: con người, máy móc thiết bị, công nghệ, năng lực tài chính….), đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tăng cường đầu tư năng lực xây dựng các công trình giao thông, thủy điện . . . Các nhiệm vụ cụ thể: - Tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất, huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đảm bảo đủ vốn trong kinh doanh. - Đẩy mạnh đầu tư máy móc thiết bị theo hướng ưu tiên đầu tư các thiết bị nhỏ dễ cơ động và công nghệ tiên tiến, tập trung đầu tư các thiết bị vận chuyển lên cao (cần cẩu, vận thăng), thiết bị gia công) (Cốp pha định hình, trạm trộn bê tông…) - Nâng cao chất lượng các mặt quản lý. Thực hiện tốt chế dộ kiểm tra và công tác kiểm tra, coi đó là một khâu quan trọng của công tác quản lý. - Đa dạng hoá cả về phương thức và lĩnh vực sản xuất, kinh doanh: Trên cơ sở hoạt động xây lắp là cơ bản, tăng cường các hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ ngành xây lắp và các ngành kinh tế khác, trước mắt tập trung vào sản xuất, kinh doanh các loại vật tư, vật liệu xây dựng, các sản phẩm gắn liền với công trình xây dựng, liên kết xây dựng và làm thầu phụ xây dựng các công trình lớn. Tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực kinh doanh nhà ở và bất động sản. Để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra trong giai đoạn 2008-2013 trước mắt Công ty cần tập trung để hoàn thành nhiệm vụ mà quân đội giao phó trong năm 2008 - một năm được dự báo là có nhiều triển vọng cũng như đầy những thách thức bởi giờ đây Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO và Công ty cũng vừa mới cổ phần hóa xong cho nên Công ty phải đối mặt với rất nhiều thách thức, đặc biệt là giờ không còn được nhà nước đứng sau giúp đỡ nhiều như trước nữa. Công ty sẽ phải đổi mới tư duy, cũng như cách thức làm việc sao cho hiệu quả để có sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường xây lắp vốn đã rất khốc liệt. Bảng 3.1: Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2008 Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch năm 2005 Giá trị sản lượng Tr. đ 292.000 Doanh thu - 345.000 Lợi nhuận - 6.845 Nộp NS - 151.000 (Nguồn Phòng kế hoạch - kỹ thuật) 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TÂY HỒ. 3.2.1. Một số kiến nghị đối với Công ty. 3.2.1.1. Nâng cao nhận thức, trình độ và phẩm chất của các cán bộ công nhân viên trong Công ty. * Đối với cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chỉ huy trưởng, đội trưởng. - Tiến hành bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chỉ huy trưởng, đội trưởng về các nội dung thông qua hình thức học tại trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ. + Các quy định mới của nhà nước về quản lý chất lượng công trình. + Công nghệ mới, phương pháp thi công mới. + Các biện pháp kỹ thuật nhằm khắc phục các sự cố công trình. + Các vấn đề về chất lượng công trình. (Trong các lớp bồi dưỡng cần thiết phải có sự tham gia của cán bộ quản lý cấp cao). - Hàng năm công ty nên có những suất học chuyên tu cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trên cơ sở lấy ý kiến của các phòng chức năng để các cán bộ có cơ hội phát triển nghề nghiệp, trau dồi kiến thức. * Đối với các kỹ sư xây dựng có trình độ trung cấp, cao đẳng và công nhân kỹ thuật. - Khuyến khích các kỹ sư xây dựng đi học các lớp tại chức về chuyên ngành xây dựng, quản trị kinh doanh. Công ty sẽ hỗ trợ một phần kinh phí cho quá trình học tập nghiên cứu cán bộ. - Mở những lớp học ngắn ngày tuyên truyền sâu rộng trong Công ty về quy chế quản lý chất lượng và trách nhiệm thực hiện nghiêm túc chế độ trách nhiệm cá nhân trong quản lý chất lượng. - Tăng cường công tác giáo dục bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho đội ngũ lao động trong công ty đặc biệt là các cán bộ tham gia vào công tác quản lý chất lượng. Tổ chức các phong trào thi đua giữa các xí nghiệp, các phòng ban trong Công ty đối với vấn đề đảm bảo chất lượng công trình. * Đối với lao động phổ thông và mùa vụ. - Công ty nên lập kế hoạch sát hạch tay nghề, chuyên môn hàng năm đối với lực lượng lao động này để đảm bảo chất lượng công trình cho các dự án xây dựng. - Ngoài ra, công ty cũng nên có những chính sách ưu đãi với những công nhân làm việc mùa vụ, nếu qua khảo sát cho thấy tay nghề tốt, hiệu quả công việc cao thì nên tuyển dụng làm công nhân chính thức cho Công ty. Nó sẽ tạo động lực cho họ làm việc có trách nhiệm hơn và Công ty cũng tuyển dụng được lao động có tay nghề cao. 3.2.1.2. Xiết chặt công tác quản lý vật liêu xây dựng. Công ty chỉ sử dụng các loại vật tư, vật liệu đảm bảo như yêu cầu và chỉ định của thiết kế. 100 % số lượng, chủng loại vật tư, vật liệu đạt TCVN. Những vật tư chủ yếu như xi măng, sắt thép, gạch xây, cát, đá các loại và vật tư cho công tác hoàn thiện... trước khi đưa vào sử dụng đều được thí nghiệm về các chỉ tiêu nén, kéo, độ sạch, cấp phối hạt... Các chỉ tiêu này đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho phép và được chủ đầu tư chấp nhận mới sử dụng. Khi sử dụng thực hiện đúng những chỉ dẫn của nhà sản xuất. Công ty sẽ tính toán khối lượng các chủng loại vật tư cần cung ứng trong từng giai đoạn thi công (theo tiến độ) để đưa ra thời điểm cung ứng thích hợp đảm bảo thời gian và khối lượng dự trữ vật tư, vật liệu tại công trường theo đúng yêu cầu. Chuẩn bị đầy đủ kho bãi tập kết cho từng chủng loại vật tư, vật liệu khác nhau như vật liệu khô, vật liệu ướt, vật liệu rời, vật liệu đóng bao và lập phương án bảo quản vật tư vật liệu khi vận chuyển vào kho công trình, nhất là xi măng, sắt thép, gỗ, có kho riêng để tập kết và bảo quản vật tư thiết bị dễ vỡ, dễ cháy. Tổ chức xe máy vận chuyển vật tư, vật liệu với số lượng và tải trọng hợp lý, tránh lãng phí do chồng chéo hay gián đoạn trong quá trình cung ứng. Làm việc với các cơ quan chức năng để xin giấy phép cho xe vận tải chạy và ra vào công trường theo luồng và đúng tuyến đường quy định. Đối với công tác kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng. * Lập danh sách các nhà cung ứng vật tư có uy tín, có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng. * Kiểm tra chất lượng hợp đồng mua sắm vật tư. Nội dung hợp đồng phải phù hợp với các quy định hiện hành, phải có đủ các điều khoản quan trọng về số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán, bảo hành… * Kiểm tra phương thức vận chuyển, bảo quản vật tư, mỗi loại vật tư yêu cầu một phương thức vận chuyển và bảo quản trong quá trình vận chuyển. Các vật liệu dễ cháy nỏ cần được vận chuyển bằng các thiết bị chuyên dụng, các vật liệu dễ hư hỏng cần được che đậy trong quá trình vận chuyển. Việc kiểm tra phương thức vận chuyển, bảo quản sẽ góp phần đảm bảo chất lượng vật tư ngay từ đầu. * Kiểm tra chất lượng vật tư trước khi đưa vào sử dụng. Mục đích đảm bảo vật liệu đưa vào thi công đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. * Kiểm tra chất lượng vật tư bằng phương pháp thí nghiệm theo định kỳ để đánh giá chính xác chất lượng vật tư (trong một số trường hợp có thể tiến hành kiểm tra chất lượng vật tư ngay khi mua về). Phải tiến hành việc kiểm tra này do một số vật liệu chưa sử dụng hết được lưu kho, một số khác có tính giảm phẩm cấp chất lượng theo thời gian, hay do vật liệu được cung ứng từ nhiều nguôn khác nhau. * Bên cách các hoạt động kiếm tra trên cần thiết phải xem xét hệ thống kho bãi tập kết vật tư có đảm bảo tiêu chuẩn không, hệ thống sổ sách chứng từ xuất nhập vật tư… * Ngoài ra, các xí nghiệp thuộc công ty cần phải thay đổi kiểu làm việc quan liêu, đổi mới tư duy theo cách làm việc mới, đặt hiệu quả lên hàng đầu, cải tiến đổi mới quy trình kiểm tra chất lượng tại công ty sao cho chặt chẽ ngay từ khâu mua và thuê vật tư. Sơ đồ 3.1: Quản lý kiểm tra chất lượng vật tư đưa vào công trình. SƠ ĐỒ QUẢN LÝ - KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ ĐƯA VÀO CÔNG TRÌNH CHỈ HUY TRƯỞNG Lựa chọn đánh giá CHỈ HUY PHÓ Điều hành NƠI CUNG CẤP CHÍNH HÃNG, TIN CẬY KCS - Kiểm tra hợp đồng mua sắm vật tư. -Kiểm tra chứng chỉ chất lượng. - Đo kiểm. - Thí nghiệm. - Lưu mẫu. CÁN BỘ VẬT TƯ Thực hiện Nhập kho Xuất kho Theo nguyên tắc FIFO Kiểm tra phương thức vận chuyển. Kiểm tra lại vật tư trước khi đưa vào công trình Được sự đồng ý của giám sát bên A Đưa vào công trình. 3.2.1.3. Đầu tư có chiều sâu cho máy móc thiết bị phục vụ cho công trình. Xác định nhu cầu về máy móc, thiết bị phục vụ công tác quản lý chất lượng, căn cứ vào khả năng hiện có của Công ty nhằm lựa chọn thiết bị cần được đầu tư trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế tài chính. Các phương án lựa chọn phải đảm bảo: - Phù hợp với chiến lược mở rộng lĩnh vực kinh doanh của Công ty - Nằm trong khả năng về vốn hiện có của Công ty - Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của việc công tác kiểm tra - Có độ tin cậy cao Chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để tiến hành hoạt động đầu tư - Xây dựng hợp đồng - Cân đối nguồn vốn hiện có - Kiểm tra mức độ chính xác của thiết bị - Tiến hành đào tạo kỹ năng sử dụng cho cán bộ kiểm tra chất lượng nếy thấy cần thiết Trong giai đoạn đầu tư vấn đề quan trọng là việc xây dựng hợp đồng và đảm bảo vốn để thực hiện đầu tư theo đúng tiến độ. Trong quá trình tiếp nhận cần đặc biệt chú ý đến vấn đề công nghệ (phải có bảng hướng dẫn sử dụng kiểm tra các tham số kỹ thuật chủ yếu). Bên cạnh việc đầu tư các thiết bị đáp ứng nhu cầu thi công các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao cần đặc biệt chú ý đến việc đầu tư đổi mới các máy móc, thiết bị và phương tiện hiện có. Ưu tiên đối với các thiết bị đã hết thời gian khấu hao. Máy cắt đá, phun sơn, bơm nước, các loại máy hàn, máy biến thế xoay chiều, máy phát hiện, cẩu các loại và một số thiết bị kiểm tra thước tầm, thước thép, ôm kế, khuôn đúc bê tông… 3.2.1.4. Nâng cao, bồi dưỡng trình độ cho đội ngũ cán bộ làm kế hoạch. * Đối với cán bộ phòng kế hoạch-kỹ thuật của Công ty: - Trưởng phòng kế hoạch-kỹ thuật đề nghị với phòng tổ chức lao động xem xét nhân lực trong Công ty để có thể tuyển mới hoặc điều động thêm một cán bộ ở phòng ban khác về phòng kế hoạch-kỹ thuật Người này sẽ cùng với người làm kế hoạch cũ lập ra một tổ kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị. Trong đó có người chuyên về mảng sử dụng và người chuyên về mảng bảo dưỡng, sử chữa để tránh tình trạng một người mà kiêm nhiệm quá nhiều việc. Người được điều đến nếu là người đang làm công việc liên quan đến máy móc thiết bị thì Công ty phải cho đi học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ lập kế hoạch. - Khuyến khích cán bộ lập kế hoạch tự học, tự nghiên cứu nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian. Bên cạnh đó vận động các cán bộ làm kế hoạch sản xuất kinh doanh khác bồi dưỡng thêm kiến thức cho người làm kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sử chữa máy móc thiết bị. - Công ty nên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn hoặc liên kết đào tạo hàng năm bồi dưỡng cho toàn cán bộ phòng kế hoạch của Công ty vì trong Công ty đây là phòng quan trọng nhất, nó không chỉ làm kế hoạch cho công tác dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị mà nó còn có nhiệm vụ quan trọng lập kế hoạch ngắn hạn dài hạn cho hoạt động kinh doanh của toàn công ty. Và nó sẽ có ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến mội bộ phận trong Công ty. * Đối với công nhân, cán bộ kỹ thuật ở các đội, xí nghiệp trực thuộc Công ty. - Công ty tiến hành mở các lớp bồi dưỡng về tầm quan trọng của công tác kế hoạch, để họ báo cáo chuẩn xác và đúng thời gian, tránh tình trạng ghi chung chung. - Áp dụng chế độ thưởng đối với báo cáo tốt để khuyến khích công nhân và ngược lại với hành vi báo cáo chậm, hoặc thiếu trách nhiệm thì phải xử phạt tùy từng mức độ nặng nhẹ. 3.2.1.5. Xây dựng thống quản lý chất lượng của Công ty theo tiêu chuẩn ISO 9000. * Sự cần thiết. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 ( gồm 9001; 9002;9003) đã trở nên phổ biến. Để có thể tham gia vào đấu thầu quốc tế yêu cầu đầu tiên là các doanh nghiệp xây dựng phải có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Xuất phát lợi ích mà ISO mang lại giảm chi phí, nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng hoạt động quản lý, chất lượng sản phẩm nhờ đó tạo dựng được uy tín đối với khách hàng và tăng sức cạnh tranh của Công ty. * Phương thức thực hiện. - Thuê các chuyên gia về quản lý chất lượng. - Công ty tiến hành xem xét và đánh giá các văn bản hiện hành về chất lượng. - Xây dựng chính sách chất lượng của Công ty. Chính sách này phải thể hiện: + Trách nhiệm của Công ty đối với vấn đề chất lượng + Trách nhiệm của Công ty trong việc thoả mãn các yêu cầu khách hàng + Cho thấy sự tham gia của mọi thành viên trong Công ty vào sự phát triển của chất lượng. - Chọn đội ngũ cán bộ để đào tạo bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về ISO. - Xây dựng sổ tay chất lượng, trình tự xây dựng sổ tay chất lượng như sau: + Lập danh sách các chính chất lượng, các mục tiêu, thủ tục hiện hành có thể áp dụng được hay xây dựng các phương án để làm công việc đó. + Quyết định các yếu tố của hệ thống chất lượng được áp dụng tương ứng với tiêu chuẩn của hệ thống chất lượng được chọn. + Nhận dữ liệu về hệ thống chất lượng từ các nguồn thích hợp + Gửi và đánh giá các phiếu hỏi về các thể lệ đang tồn tại + Bổ xung thêm nguồn dữ liệu, xác định kết cấu và hoàn thiện sổ tay chất lượng. + Sổ tay chất lượng phải đảm bảo một số nội dung ++ Nếu bật chính sách chất lượng của Công ty ++ Trách nhiệm, quyền hạn và các mối quan hệ trong quản lý ++ Thủ tục và các chỉ dẫn của hệ quản lý chất lượng ++ Quy định về việc xem xét, bổ xung và quản lý sổ tay chất lượng - Từng bước xây dựng một số thủ tục chất lượng trong việc quản lý và kiểm tra. Các thủ tục này cần làm rõ: + Mục đích của việc thực hiện + Phạm vi áp dụng trong toàn Công ty hay trong từng xí nghiệp thành viên + Tên công việc và yêu cầu về trình độ của người thực hiện + Các tài liệu tham khảo cần thiết cho + Quy trình thực hiện công việc + Các biểu mẫu tài liệu… cần sử dụng khi thực hiện theo quy trình. - Huấn luyện và thực hiện thử nghiệm hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 - Kiểm tra nội bộ, đánh giá và hoàn thành các thủ tục - Nhận chứng chỉ của bên thứ ba và thực hiện các hoạt động nhằm duy trì hệ thống. * Điều kiện thực hiện - Trách nhiệm và vai trò của người lãnh đạo phải thể hiện rõ. Giám đốc Công ty phải là người cam kết thực thi chính sách chất lượng. Các cán bộ quản lý cấp cao cần nỗ lực hợp tác nhằm tăng hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng. - Người đứng đầu hệ quản lý chất lượng phải có đủ quyền hành để thực hiện các hoạt động nhằm duy trì hệ thống, phải là người có kinh nghiệm, tình độ cũng như uy tín đối với những người đứng đầu các bộ phận. - Việc xây dựng sổ tay và thủ tục chất lượng phải do người có trách nhiệm điều hành làm: do họ là những người gần gũi với quá trình nên họ biết cách điều hành quá trình sao cho hiệu quả nhất, thủ tục do những người ngoài xây dựng để mang tính chung chung không cụ thể. - Các nguồn lực cần thiết để duy trì hệ thống có được đảm bảo không - Hiện nay nếu xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 Công ty có một số thuận lợi là: đã áp dụng 1 vài khâu theo tiêu chuẩn 9000 vừa mới trong năm nay, đó là công tác chất lượng thi công và quản lý chất lượng công trình. Nếu không có gì thay đổi thì đến năm 2010 Công ty sẽ hoàn thành xong việc áp dụng tiêu chuẩn này. Ngoài ra, Công ty còn được sự hỗ trợ của cấp trên, các cán bộ quản lý kỹ thuật có thâm niên ít nhiều đã có những nghiên cứu nhất định về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. - Bên cạnh đó, Công ty cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, vấn đề đảm bảo nguồn lực cho việc xây dựng và duy trì hệ quản lý chất lượng (khi mà yêu cầu xây dựng phòng thí nghiệm hợp chuẩn là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp xây dựng nếu muốn nhận được chứng chỉ ISO), trình độ của cán bộ ở các xí nghiệp. Tất cả những việc này đòi hỏi phải có thời gian, và Công ty đang cố gắng hết sức để hoàn thành. * Chi phí thực hiện: Thông thường chi phí để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 rất lớn có thể sẽ vượt ra ngoài khả năng của doanh nghiệp. Tuy nhiên hiệu quả mà nó mang lại sau này là rất lớn. Dự kiến chi phí trên sẽ lấy trích một phần từ lợi nhuận để lại kết hợp với vốn vay ưu đãi từ cấp trên. Chi phí xây dựng phòng thí nghiệm hợp chuẩn: 3-5 triệu đồng * Kết quả dự kiến: Nhận chứng chỉ từ một tổ chức có uy tín nước ngoài. Giảm thiểu chi phí sai hỏng, sửa chữa thông qua việc tăng các chi phí cho hoạt động phòng ngừa. Thoả mãn tốt các yêu cầu của khách hàng (có thể chứng minh được thông qua hoạt động điều tra). 3.2.2. Một số kiến nghị với nhà nước. Để có thể nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình ở các doanh nghiệp xây lắp thì nếu chỉ có sự cố gắng từ một phía (doanh nghiệp) thôi thì sẽ không bao giờ đạt hiệu quả cao vì Nhà nước giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, giữ vai trò điều tiết nên kinh tế. Nhà nước không can thiệt sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng nhờ có các chính sách của mình mà Nhà nước đã tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Chính vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình ở Công ty Tây Hồ cũng như các công ty khác trong cả nước thì cần phải có sự giúp sức của Nhà nước. Theo em Nhà nước thực hiện một số việc sau: Thứ nhất: Nhà nước cần tiếp tục bổ xung, sửa đổi và ban hành các quy chế cụ thể cho vấn đề chất lượng công trình. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quản lý chất lượng; Tăng cường công tác hướng dẫn pháp luật về quản lý chất lượng. Thứ hai: Nhà nước chỉ được giao nhiệm vụ xây dựng cho những chủ đầu tư phù hợp với quy định của Luật Xây dựng và Nghị định của Chính phủ; Xử lý nghiêm minh đối với chủ đầu tư về các vi phạm ảnh hưởng đến chất lượng công trình; Xử lý các nhà thầu tư vấn có vi phạm làm ảnh hưởng chất lượng công trình; Xử lý các nhà thầu thi công xây dựng có vi phạm. Thứ ba: Hiện nay trong quá trình toàn cầu hóa, và đặc biệt giờ đây Việt nam đã là thành viên của tổ chức WTO thì Nhà nước nên quan tâm hơn nữa đến việc bắt tất cả các DN phải quán triệt và thực hiện đầy đủ các qui định của Luật Xây dựng cũng như các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý Nhà nước về quản lý chất lươợng công trình, sản phẩm xây dựng. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO – 9000 để chủ động tự kiểm soát chất lượng các giai đoạn công việc từ người công nhân trực tiếp đến các cấp quản lý kỹ thuật chất lượng của DN cho từng công trình xây dựng, sản phẩm xây dựng. Thứ tư: Về phía Bộ xây dựng – cơ quan đại diện cho Nhà nước trong việc kiểm tra giám sát chất lượng công trình thì cũng cần có làm một số việc để nâng cao chất lượng các công trình: - Thực hiện cải cách hành chính nhằm phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể tham gia xây dựng; tách rõ quyền hạn, trách nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Một mặt, Bộ Xây dựng phải quan tâm đến việc xã hội hóa công tác quản lý chất lượng công trình theo hai hướng: Xã hội hóa giám sát chất lượng công trình mang tính kỹ thuật; tức là thực hiện chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa cao các chủ thể tham gia xây dựng, chuyên nghiệp hoá giám sát chất lượng công trình thông qua các hợp đồng kinh tế; Và hướng dẫn toàn xã hội tham gia giám sát chất lượng công trình xây dựng; nếu thấy cần thiết sẽ thông báo công khai với dân những thông tin liên quan đến chất lượng công trình để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, giám sát. - Ngoài ra cần đẩy mạnh công tác công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức luật pháp, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm công tác giám sát xây dựng của Bộ bởi chất lượng công trình cao hay thấp vẫn là do yếu tố chủ quan của con người quyết định. Thứ năm: Nhà nước cũng cần chú ý đến việc đầu tư trang thiết bị đo lường và thí nghiệm, và ta nên thực hiện ở các cấp độ khác nhau để tạo thành một hệ thống các phòng thí nghiệm từ trên xuống dưới, phân theo ba cấp: - Phòng thí nghiệm của các nhà đầu tư xây dựng, phòng thí nghiệm này đảm bảo chất lượng công việc của nhà thầu xây lắp. - Phòng thí nghiệm tĩnh hoặc phòng thí nghiệm hậu trường của các đơn vị tư vấn, quản lý chất lượng. Các phòng thí nghiệm này giúp cho chủ đầu tư kiểm soát chất lượng công trình của các nhà thầu xây lắp. - Phòng thí nghiệm trọng điểm làm vai trò trọng tài, phúc tra. Các phòng thí nghiệm này phục vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng. Các phòng này có thể đặt ở các viện nghiên cứu lớn của nhà nước, các trường đại học lớn vì ở đó có đội ngũ chuyên gia giỏi có đủ năng lực tổ chức và thực hiện và đánh giá. Một hệ thống phòng thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ cán bộ tinh thông nghề nghiệp là điều không thể thiếu trong quá trình quản lý chất lượng công trình xây dựng. Thứ sáu: Nhà nước cần tổ chức nhiều các hội nghị về quản lý chất lượng công trình xáy dựng trong toàn quốc để bàn về các biện pháp lớn nhằm: - Tăng cường năng lực của Nhà nước trong lĩnh vực khảo sát thiết kế thi công xây lắp và nghiệm thu công trình, sản xuất vật liệu xây dựng, cung ứng vật tư thiết bị phục vụ xây dựng công trình. - Tăng cường năng lực của ban quản lý dự án tư vấn đầu tư và xây dựng, hệ thống kiểm định và đánh giá chất lượng công trình, hệ thống giám định của Nhà nước về chất lượng. Các biện pháp đó sẽ giúp hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng công trình hiệu quả hơn cả về kỹ thuật cũng như con người. KẾT LUẬN. Qua việc nghiên cứu công tác quản lý chất lượng của Công ty Tây Hồ, em đã mở rộng thêm được kiến thức về lý luận cũng như thực tiễn, nhờ đó đã hiểu thêm hơn về công tác quản lý chất lượng công trình. Công tác quản lý chất lượng công trình mà được thực hiện tốt thì sẽ góp phần rất lớn vào việc đảm bảo chất lượng công trình. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, em đã học hỏi được rất nhiều về cách thức làm việc của các bộ máy trong công ty, cơ cấu hoạt động của nó. Nhờ vậy em hiểu được những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chất lượng công trình của Công ty. Chính vì vậy mà em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình tại Công ty. Do nhận thức và thời gian nghiên cứu có hạn nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và Công ty để các giải pháp này có tính khả thi cao hơn. Em xin chân thành cám ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân, www.xaydung.gov.vn, 8/1/2008 Bùi Mạnh Hùng_Giáo trình kinh tế xây dựng, NXB Xây dựng 2003 Công ty Tây Hồ (2008). Báo cáo tài chính các năm 2005 – 2007 , Phòng kế hoạch kỹ thuật, Hà nội. Công ty Tây Hồ (2008). Kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm 2005 – 2007, Phòng kế hoạch-kỹ thuật, Hà nội Giáo trình kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng _ GS.TS. Nguyễn Văn Chọn, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội 1996. Giáo trình kinh tế quản lý _ TS. Vũ Kim Dũng – TS. Cao Thúy Xiêm (2003), NXB Thống kê, Hà Nội. Huy thinh, Việt Báo, 3/3/2008. H. Phước, www.xaydung.gov.vn, 11/1/2008 Nghị định 209/2004/NĐ-CP về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. Quản lý chất lượng công trình trong các tổ chức_NXB Thống kê. Quản lý công nghiệp xây dựng _ NXB Khoa học và kỹ thuật. Tài liệu tham khảo ISO 9000, các thay đổi chính, Trung tâm năng suất Việt Nam – VCP. Trang web: Công ty cổ phần cơ giới, lắp máy & xây dựng – VIMECO TS. Bùi Ngọc Toàn _ nguồn tin : T/C Giao thông vận tải, số 12/2006). Tuấn Cường, Việt báo, 7/4/ 2008. www.vietnamnet.vn. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1 : Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính của Công ty. 49 Bảng 2.2: Lực lượng lao động trong công ty năm 2007. 50 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động 53 Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ tổ chức điều hành của Công ty Tây Hồ. 54 Bảng 2.3 : So sánh các chi tiêu thực hiện và kế hoạch. 59 Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận thực hiện qua các năm. 60 Bảng 2.4: Trình độ của đội ngũ lao động chuyên môn kinh tế-kỹ thuật 62 Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo loại hợp đồng. 64 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành xây dựng Error! Bookmark not defined. Bảng 2.6: Tình hình kiểm tra chất lượng công trình trong giai đoạn 2005-2007 66 Bảng 2.7: Kết quả kiểm tra chất lượng vật tư. 69 Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm tra chất lượng vật tư hiện tại trong Công ty 70 Bảng 2.8: Kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng từng năm. 72 sơ đồ 2.4: hệ thống tổ chức quản lý giám sát chất lượng công trình 79 Bảng 3.1: Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2008 84 Sơ đồ 3.1: Quản lý kiểm tra chất lượng vật tư đưa vào công trình. 88 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATLĐ: An toàn lao động. BCH: Ban chỉ huy. BXD: Bộ xây dựng. CNCT: Chủ nhiệm công trình. CNVC – LĐ: Công nhân viên chức lao động. CP: Chính phủ. CLCTXD: Chất lượng công trình xây dựng. CT: Công trình. DN: Doanh nghiệp ĐMDN/TB: Đổi mới doanh nghiệp / Tái bản. HĐ: hợp đồng. HS: hồ sơ. GDP: Thu nhập quốc dân. QĐ-BQP: Quyết định-Bộ quốc phòng. QLCT: Quản lý công trình. KH-VT: Kế hoạch-vật tư. KCN: Khu công nghiệp. KCX: Khu cư xá. TCN: Tiêu chuẩn ngành. TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam. TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh. UBND: Uỷ ban nhân dân. VLXD: Vật liệu xây dựng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình tại Công ty Tây hồ.DOC