Giảm dần thâm hụt cán cân thương mại, đến năm 2015 nhập siêu bằng 155
kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và đến năm 2020 đã cân bằng được xuất – nhập
khẩu và có thể xuất siêu khoảng 3 tỷ USD. Đến nă m 2015 cân bằng được cán cân
thu – chi dịch vụ và bắt đầu có thặng dư, phấn đấu đạt giá trị thặng dư khoảng 7 tỷ
USD vào năm 2020. Tổng thâ m hụt thương m ại giảm dần, đến năm 2015 còn
khoảng 19 tỷ USD, bằng 13% tổng giá trị xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2020 cân
bằng được xuất – nhập khẩu để bắt đầu có thặng dư khoảng 14 tỷ USD, bằng
khoảng 6,3% GDP.
44 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2367 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mục tiêu phát triển xuất nhập của Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được nâng
cao, chất lượng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp… tiếp tục là những yếu tố
làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh “động” của quốc gia trong phát triển xuất
khẩu thời kỳ tới.
3. Dự báo triển vọng thị trường và thương mại thế giới thời kỳ tới 2020
3.1 Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới:
Năm 2010, theo dự ước của một số trung tâm dự báo, tăng trưởng GDP toàn
cầu có thể đạt 2,7 – 2,8%15 (đạt khoảng 59.560 tỷ USD), giá cả hàng hoá đã
chững lại và một số mặt hàng nguyên nhiên liệu đã có dấu hiệu tăng giá trở lại.
Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ đạt khoảng 2,0 – 2,5%; kinh tế EU tăng
trưởng khoảng 0,8 – 0,9%; kinh tế Nhật Bản tăng trưởng khoảng 1,4%; tốc độ
tăng trưởng kinh tế chung của châu Á (trừ Nhật Bản) có thể đạt 7,0 – 7,1%; châu
Mỹ La tinh, Trung Đông và châu Phi tăng trưởng 3 – 4%; các nền kinh tế mới nổi
châu Âu tăng trưởng khoảng 1,7 – 1,8%. Tuy nhiên, theo báo cáo “Tình hình và
triển vọng kinh tế thế giới năm 2010” do Liên Hợp quốc công bố thì dự tính năm
2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ là 2,4%.
Trong 5 năm tới, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước châu Á nhanh
nhất thế giới, bình quân 7 – 8%/năm, gấp 3 lần tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu.
Với vai trò là “trung tâm của thế giới mới nổi” châu Á sẽ là động lực tăng trưởng
kinh tế thế giới trong thapạ kỷ tới, dự tính đến năm 2020 tổng lượng kinh tế của
nhóm các nền kinh tế mới nổi đang phát triển sẽ chiếm 50% GDP toàn cầu. Trong
20 năm tới, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ vượt mức bình
quân 9%/năm, các nước châu Á khác ước khoảng 7,5%/năm, đến năm 2030, châu
Á sẽ chiếm khoảng 505 GDP toàn cầu16
3.2. Triển vọng thị trường và thương mại thế giới
- Thương mại thế giới sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của thương
mại dịch vụ, tỷ trọng của thương mại hàng hoá sẽ giảm tương đối. Sẽ có sự
chuyển dịch dần theo hướng tăng tỷ trọng của các nền kinh tế mới nổi và đang
15 Theo ÍH Global Insinght
16 Theo Tạp chí “Forbes” của Nhật Bản soó tháng 5/2008 dẫn tới dự báo của Lý Quang Diệu (tác giả của “Trung
tâm kinh tế thế giới châu Á”)
21
phát triển trong cả hoạt động sản xuất, đầu tư và tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ
trong khi thị trường các nền kinh tế phát triển như Mỹ, EU và Nhật Bản đang trở
nên bão hoà. Mặc dù các nền kinh tế phát triển vẫn có khả năng tiêu thụ một lượng
hàng hoá lớn nhưng xu hướng tiêu dùng, đầu tư, sản xuất sẽ chuyển dần sang các
thị trường mới nổi và đang phát triển có khả năng sinh lời cao.
- Các nước phát triển sẽ đẩy mạnh xuất khẩu để tái cân bằng các cân đối vĩ
mô và sẽ hạn chế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng không cần thiết. Chính quyền
của Tổng thống Obama đã đề ra mục tiêu đến năm 2015 tăng gấp đôi kim ngạch
xuất khẩu hàng hoá và đang thúc đẩy đàm phán ký kết Hiệp định đối tác kinh tế
chiến lược xuyên Thái Bình Dương với ý đồ sử dụng công cụ này để điều chỉnh
chiến lược thị trường thực hiện mục tiêu đó. EC đang thúc đẩy chiến lược FTA
hướng Đông để đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ sang khu vực châu Á, nhất là Ấn Độ,
ASEAN và Trung Quốc.
Các nền kinh tế mới nổi sẽ nhập khẩu nhiều hơn đeer đáp ứng nhu cầu trong
nước. Đặc biệt, Trung Quốc sẽ gia tăng sức hút các luông nguyên nhiên vật liệu,
tài nguyên khoáng sản để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng cao ở mức bình quân
9%/năm, tạo hiệu ứng mạnh đối với giá cả hàng nguyên nhiên vật liệu thế giới.
- Về cơ cấu hàng hoá XNK.
+ Nhóm hàng cơ khí, chế biến, chế tạo công nghệ cao, hàng hoá thông
minh sẽ lfa những mặt hàng xuất khẩu chủ chố của các nước phát triển. Đây cũng
chính là nhóm hàng mà các nước đang phát triển, các nền kinh tế mới nổi có nhu
cầu nhập khẩu để đẩy nhanh CNH, HĐH. Nhóm dòng sản phẩm công nghệ cao
khác, với mức giá giảm tương đối sẽ được kích thích xuất khẩu. Một số nước đang
phát triển, thị trường mới nổi (Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga ...) cũng sẽ có các
dòng sản phẩm thông minh xuất khẩu sang các nước cùng nhóm, thậm chí cả các
nước phát triển. Đặc biệt, thị trường hàng điện tử sẽ có tốc độ phát triển nhanh
nhất cả về sản phẩm và nâng cấp nhu cầu tiêu dùng.
+ Nhóm hàng nông lâm thủy sản vẫn là thế mạnh xuất khẩu của các nước
đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi; nhu cầu nhập khẩu của các nước phát
triển sẽ không giảm, nhất là đối với các mặt hàng họ kong sản xuất được, nhưng
nhập khẩu hoa và một số lâm sản không thiết yếu sẽ giảm sút, bù vào đó, các nền
22
kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển sẽ gia tăng nhu cầu nha nhóm hàng
này.
+ Nhóm hàng công nghiệp nhẹ có hàm lượng lao động cao như dệt may,
giày dép ... xuất khẩu của các nước đang phát triển sẽ không tăng trưởng mạnh,
nhưng nhu cầu nhập khẩu của một số thị trường mới nổi (Nga, Braxin, một số
nước Đông Âu ...) có thể sẽ có nhu cầu nhập khẩu nhiều hơn. Hãng thời trang cao
cấp sẽ tăng nhanh nhu cầu nhập khẩu vào Trung Quốc, Ấn Độ để phục vụ tầng lớp
trung - thượng lưu đang tăng nhanh.
+ Nhóm hàng khoáng sản và năng lượng không thể tái tạo sẽ được nhiều
nước hạn chế xuất khẩu để tiết kiệm tài nguyên, nhu cầu nhập khẩu tăng cao (nhất
là Trung Quốc), giá cả các loại khoáng sản sẽ tăng cao.
+ Nhóm hàng năng lượng mới có thể tái tạo sẽ xuất hiện nhiều hơn trong
thương mại quốc tế, nhu cầu sử dụng năng lượng mới cũng sẽ tăng cao. Tỷt của
sản phẩm sạch, năng lượng sạch và tiêu dùng sạch sẽ tăng nhanh trên cả phương
diện nguồn hàng, thị hiếu tiêu dùng và lưu lượng hàng hoá.
4. Triển vọng nhu cầu thế giới đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt
Nam.
- Nhu cầu thế giới đối với nhóm hàng nông lầm thủy sản xuất khẩu của Việt
Nam vẫn ở mức cao, đặc biệt là nhóm hàng lương thực, thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao, thân thiện với môi trường (như nhóm thực phẩm đồ uống chế biến
thực phẩm chức năng. Đặc điểm chủ yếu là nhu cầu thị trường nhập khẩu có tính
phân tán cao, các nước phát triển như Nhật, EU sẽ gia tăng nhập khẩu lương thực
thực phẩm phục vụ công nghiệp chế biến thực phẩm chức năng có giá trị gia tăng
cao, áp dụng công nghệ cao.
- Nhu cầu nhập khẩu của các thị trường mới nổi (đặc biệt là Trung Quốc,
Nga, Braxin ...) đối với nhóm hàng có hàm lượng lao động cao, công nghệ trung
bình kết hợp với lao động thủ công như: dệt may, giày dép, đồ gỗ ... sẽ gia tăng,
tạo lực hút mạnh đối với xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam. Sản phẩm dệt
may, giầy da, đồ gỗ cao cấp sẽ có nhu cầu tăng mạnh ỏư Nga, Trung Quốc, Đông
Âu, Úc, Braxin và các nền kinh tế mới nổi khác. Trong khi nhu cầu nhập khẩu đáp
23
ứng nhu cầu của nhóm người có thu nhập thấp ở Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc vẫn ở
mức cao do các mặt hàng này có hệ số co giãn tiêu dùng theo thu nhập thấp.
- Nhu cầu nhập khẩu nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia
tăng cao (như hàng điện tử, hàng chế tạo áp dụng công nghệ cao), chủ yếu là sản
phẩm của khu vực FDI, sẽ tăng mạnh ở các thị trường mới nổi.
- Nhu cầu nhập khẩu của thế giới, đặc biệt là Trung Quốc dvongl thô,
khoáng sản thô và sơ chế của Việt Nam vẫn tăng cao, giá cả có xu hướng tăng,
nhưng ta đang hạn chế xuất khẩu. Cần tận dụng tốt cơ hội thị trường và giá cả để
nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhóm hàng này, bù đắp cho phần khối lượng xuất
khẩu sụt giảm.
5. Triển vọng xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam thời kỳ
đến năm 2015, có tính đén năm 2020
5.1. Triển vọng xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn
2020
* Dự báo xu hướng tăng trưởng XK một số mặt hàng:
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng nguyên, nhiên liệu
sẽ có xu hướng giảm dần do tác động của sự sụt giảm lượng xuất khẩu dầu thô và
than đá theo kế hoạch đã được đề ra trong những năm tới; đặc biệt là kể từ năm
2009, khi nhà máy lọc dầu Dung Quất dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động và sẽ sử
dụng nguồn dầu thô trong nước.
Thứ hai, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản
sẽ có xu hướng giảm dần do gặp phải nhiều hạn chế về khả năng mở rộng qui mô
nuôi, tròng và chủ yếu phải dựa vào gia tăng hàm lượng chế biến để nâng cao giá
trị xuất khẩu.
Thứ ba, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp và thủ
công mỹ nghệ sẽ có xu hướng tăng mạnh do có nhiều điều kiện để mở rộng qui
mô sản xuất (đặc biệt là thông qua hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong giai đoạn này), phát triển thị trường mới,
mặt hàng mới, đồng thời nâng cao giá trị tăng nhờ đổi mới công nghệ.
24
Thứ tư, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng khác sẽ có xu hướng
tăng do nhiều mặt hàng mới được phát hiện, có tiềm năng phát triển, chưa bị hạn
chế về sản xuất và thị trường.
+ Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu:
Nhóm hàng nông, lâm thủy sản giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu hàng hoá
xuất khẩu của Việt Nam từ 22,5% năm 1010 xuống còn 19,0% năm 2015 và
xuống 14% vào năm 2020. Nhóm hàng khoáng sản với hai mặt hàng chủ yếu là
dầu thô và than đá giảm mạnh từ 20,8% năm 2008 xuống còn 11,0% năm 2010 và
xuống dưới 10% giai đoạn 2011 – 2015. Riêng nhóm hàng công nghiệp và thủ
công mỹ nghệ tăng mạnh từ 58,6% năm 2008 lên 68% năm 2010 và trên 70% giai
đoạn 2011 – 2015.
* Triển vọng xuất khẩu mặt hàng:
- Nhóm nhiên liệu và khoáng sản:
+ Dầu thô: Theo dự báo, nhu cầu dầu thô thế giới thời kỳ 2011- 2020 tiếp
tục tăng, tuy nhiên giai đoạn 2011 – 2015 sẽ tăng mạnh với tốc độ khoảng
3%/năm, tương đương khoảng 2,5 triệu thùng/ngày mỗi năm; nhu cầu gia tăng
mạnh nhất ở những cường quốc công nghiệp mới như Trung Quốc, Ấn Độ, ngoài
ra nhu cầu cũng tăng mạnh ở Đông Âu, Hoa Kỳ và Tây Á. Đến năm 2015 sản
lượng dầu thô nước ta sẽ đạt khoảng 22 triệu tấn, chế biến trong nước chiếm
khoảng 70% sản lượng, xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn.
+ Than đá: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cũng sẽ giảm dần do chủ
trương kiểm soát chặt xuất khẩu tài nguyên. Theo kế hoạch dự kiến, sản lượng
than khai thác than sẽ đạt khoảng 60 – 65 triệu tấn vào năm 2015, sử dụng trong
nước khoảng 56 triệu tấn, còn khoảng 5 triệu tấn dành cho xuất khẩu.
+ Các loại khoáng sản khác: Xuất khẩu một số loại khoáng sản khác như
quặng apatit, quặng sắt, boxit nhôm, quặng titan ... là rất hạn chế và cũng không
được khuyến khích, vì trữ lượng ở nước ta không nhiều, nên dành để phục vụ nhu
cầu sản xuất và phát triển kinh tế trong nước những năm tới.
Nhìn chung việc xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản có nhiều
thuận lợi về thị trường và giá cả. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu sẽ ngày càng
25
giảm đi. Việc tăng trị giá xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào giá. Do đó, công tác
nghiên cứu dự báo thị trường là hết sức cần thiết, quan trọng để đảm bảo xuất
khẩu có hiệu quả cao.
- Nhóm nông, lâm, thủy sản :
+ Thủy sản: Tổng sản lượng thủy sản sẽ tăng từ 4,84 triệu tấn năm 2009 lên
khoảng 7,2 triệu tấn vào năm 2015. Giai đoạn 2011 – 2015 vfa giai đoạn tiếp theo
cần tăng cường hàm lượng chế biến trong thủy sản xuất khẩu của nước ta để nâng
cao giá trị gia tăng, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu để phân tán rủi ro. Phấn đấu
đạt kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD sau năm 2015. Về thị trường xuất khẩu, trong
giai đoạn tới vẫn tiếp tục khai thác thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,
ASEAN. Cơ hội đa dạng hoá thị trường còn lại ở các thị trường Trung Quốc, các
nước Đông Âu cũ và Úc. Để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này, các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần phải chú trọng những yếu tố: Đầu tư xây
dựng hệ thống kho bãi hiện đại; chú trọng xây dựng thương hiệu; tăng cường sử
dụng Internet tỏng công tác tiếp thị. Chú trọng sản xuất những mặt hàng có chất
lượng cao.
+ Gạo: Để duy trì nguồn hàng dvõku mặt hàng này cần chú trọng khai thác
khâu chuyển đổi cơ cấu giống với việc thâm canh các giống lúa cho năng suất
vàchl cao. Chú trọng khai thác các giống lúa đặc sản được thị trường nhập khẩu ưa
thích. Dự kiến, xuất khẩu gạo sẽ dao động ở mức khoảng 5 6 triệu tấn/năm trong
giai đoạn 2011 – 2015 với kim ngạch xuất khẩu khoảng 4 tỷ USD/năm. Thị trường
xuất khẩu gạo trong giai đoạn tới vẫn chủ yếu hướng tới các nước châu Á, châu
Phi. Ngoài ra, để đa dạng hoá thị trường có thể hướng tới khai thác thị trường
Nhật Bản, Trung Quốc, Australia và New Zealand.
+ Cà phê: Chủ trương của ta trong thời gian tới là tập trung vào ba mục tiêu
quay vòng của ngành: Tăng diện tích cà phê Arabica, nâng cao chất lượng xuất
khẩu và đa dạng hoá các kênh phân phối. Các nhà sản xuất dự định tăng diện tích
cà phê Arabica mà họ hy vọng sẽ đạt được giá xuất khẩu cao hơn. Nếu được như
vậy, xuất khẩu cà phê thời kỳ tới có thể tăng trưởng bình quân 5%/năm. khối
lượng cà phê xuất khẩu dao động ở mức 1,1 – 1,2 triệu tấn/năm trong 5 năm tới,
26
trong đó phấn đấu tỷ lệ cà phê rang xay và chế biến hoà tan chiếm khoảng 20%
vào năm 2015 so với mức 75 hiện nay.
+ Rau quả: Nước ta có tiềm năng lớn về sản xuất và xuất khẩu rau quả. Đến
nay, diện tích rau quả trên 1,4 triệu ha, sản lượng trên 16 triệu tấn. Hiện cả nước
có khoảng 60 nhà máy chế biến đóng hộp, nước hoa quảe với công suất 290 nghìn
tấn/năm. Rau quả củavn được xuất khẩu tới trên 50 nước vùng lãnh thổ trên toàn
thế giới trong đó thị trường châu Á chiếm tới gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu
với thị trường nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc (chiếm 44,3%), Đài Loan, Hồng
Kông, Nhật Bản, Mỹ và châu Âu tuy nhiên thị phần xuất khẩu rau qủa Việt Nam
mới chỉ chiếm 1% thị phần thế giới. Trong những năm tới cần đặc biệt chú ý tới
việc mở rộng sản xuất đẩy mạnh xuất khẩu các loại rau quả đóng hộp, rau quả
đông lạnh vì đây là thế mạnh của ta cũng như nhu cầu ổn định theo hướng tăng
của thị trường thế giới. Kim ngạch xkumh này còn rất nhỏ svo tiềm năng, năm
2010 đạt 420 triệu USD, đến năm 2015 có thể đạt 600 triệu USD.
+ Cao su: Tỷ trọng cao su xuất khẩu dạng thô, sơ chế hiện còn cao trong
tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Trong khi đó, giá cáou và sản phẩm cao
su đã qua chế biến thường cao hơn gấp nhiều lần so với cao sũku thô. Nếu trong
thời gian tới có thể giảm tỷ trọng cao su này thì việc tăng kim ngạch lên khoảng
2,4 tỷ USD vào năm 2015 là khả thi. Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam
cylà Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Đức, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
+ Hạt tiêu: Hiện nay, Việt Nam đứng đầu thế giới cả về sản lượng và xuất
khẩu hạt tiêu; chủng loại khá phong phú, đặc biệt hạt tiêu trắng của Việt Nam
được bạn hàng rất ưa chuộng. Xuất khẩu bình quân khoảng 130.000 tấn/năm với
kim ngạch khoảng 380 – 400 triệu USD. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất
khẩu hạt tiêu đen có chất lượng thấp, giá trị không cao. Diện tích trồng hạt tiêu
đến năm 2010 sẽ duy trì ở mức trên 50 nghìn ha, cơ cấu giống sẽ từng bước được
thay đổi để tăng tỷ trọng sản lượng hạt tiêu trắng phục vụ xuất khẩu với qui mô
khoảng 150 nghìn tấn/năm vào năm 2015. Tiêu Việt Nam đã được xuất khẩu tới
40 nước trên thế giới. Trong thời gian tới cần hướng tới các thị trường thuộc Eu,
Nhật Bản, Australia, Malaysia, Iran và Nam Phi.
27
+ Nhân điều: Việt Nam hiện là một trong những nước có sản lượng điều lớn
nhát thế giới với sản lượng nhân điều chế biến hàng năm lên tới hơn 150 nghìn tấn
(tương đương 600 nghìn tấn điều thô). Sản lượng điều trong nước hàng năm chỉ
đáp ứng được 350 nghìn tấn điều thô, còn lại khoảng 250 nghìn tấn phải nhập
khẩu. Dự báo, nhu cầu tiêu thụ điều thế giới sẽ tiếp tục tăng (trung bình 4%/năm).
Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu điều nhân đạt 1,2 tỷ USD. Phấn đấu đạt kim
ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,5 tỷ USD sau năm 2015. Thị trường xuất khẩu có
thể tiếp tục khai thác trong giai đoạn tới là Mỹ, Hà Lan, Australia, Anh và Canađa.
Nhìn chung, hầu hết các mặt hàng thuộc nhóm nông, lâm, thủy sản tuy gặp
phải giới hạn về khả năng mở rộng nuôi, trồng song vẫn có nhiều khả năng để có
thể nâng cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu thông qua việc đổi mới giống cay
trồng, nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua hoạt động đầu tư vào công nghệ
chế biến, công nghệ sau thu hoạch.
- Nhóm hàng chế biến, công nghiệp và thủ công mỹ nghệ
+ Dệt may: Đối với mặt hàng này, bên cạnh yếu tố nâng cao giá trị tăng
thêm của sản phẩm, việc mở rộng qui mô sản xuất và tìm kiếm mở rộng thị trường
xuất khẩu là yếu tố cơ bản để có thể tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới.
Trung Quốc, nhà cung cấp hàng hoá xuất khẩu lớn nhất cho thị trường hàng dệt
may thế giới. Do kinh tế Mỹ suy giảm, Trung Quốc chuyển hướng xuất khẩu sàng
châu Âu. Vì vậy, các ctoy Mỹ đang muốn tìm ngồn cung cấp mới, trong đó có
Việt Nam. Điều này giúp ngành dệt may cókhn tăng trưởng hơn nữa trong giai
đoạn 2011 – 2015. Các thị trường trọng điểm vẫn là các thị trường có sức mua lớn
như Mỹ, EU, Canađa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các thị trường nhỏ lẻ
nhưng đóng vai trò là trung tâm mua sắm của các khu vực như Hồng Kông,
Singapore, Thuỵ Sỹ, Anh. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may có thể tăng nhanh
từ khoảng 10,2 tỷ USD năm 2010 lên hơn 15 tỷ USD vào năm 2015.
+ Giày dép: Đây cũng là mặt hàng có nhiều khả năng để gia tăng kim ngạch
xuất khẩu thông qua việc mở rộng sản xuất, đa dạng hoá thông tin xuất khẩu và
tăng cường hàm lượng giá trị tạo mới của sản phẩm xuất khẩu bằng cách tập trung
vào khâu thiết kế kiểu dáng, tạo mẫu sản phẩm ... Dự kiến, xuất khẩu hàng giày
dép đạt kim ngạch 4,5 tỷ USD năm 2010 và sẽ đạt khoảng 7 tỷ USD vào năm
28
2015. Thị trường xuất khẩu của mặt hàng này vẫn là các nước phát triển có sức
mua lớn như Mỹ, EU, Canađa, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc, Australia. Bên
cạnh đó, còn có thể khai thác các thị trường có sức mua không lớn nhưng chấp
nhận hàng hoá phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam
như Indonesia, Malaysia, Trung Đông, châu Phi, Nam Á, Nga và các nước Đông
Âu cũ.
+ Điện tử và linh kiện máy tính: Theo đánh giá , đây là mặt hàng có nhiều
khả năng tạo ra sự tăng trưởng đột biến trong thời gian tới và rất có thể với những
định hướng phát triển phù hợp thì đây sẽ là mặt hàng tạo kim ngạch xuất khẩu lớn
của Việt Nam vì những lý do cơ bản sau: Thứ nhất, trong những năm gần đây, làn
sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực điện, điện tử và sản xuất linh kiện máy tính ở
Việt Nam đã tăng rất mạnh với nhiều dự án đầu tư rất lớn như dự án đầu tư sản
xuất máy in của Tập đoàn Canon, dự án đầu tư sản xuất chíp điện tử, linh kiện
máy tính của Tập đoàn Intel (1 tỷ USD), dự án của Tập đoàn Nidec, Nhật Bản sản
xuất đầu đọc quang học và môtơ siêu nhỏ (1 tỷ USD), dự án của Tập đoàn
Foxconn (Đài Loan) đầu tư sản xuất linh kiện điện tử (1 tỷ USD), dự án của tập
đoàn Meikom (Nhật Bản) sản xuất linh kiện điện tử tại Hà Tây (300 triệu USD),
Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) đầu tư sản xuất linh kiện điện tử tại Bắc Ninh
(650 triệu USD) và nhiều dự án đầu tư khác của các công ty vệ tinh của các tập
đoàn lớn đã có hoạt động tại Việt Nam.
Thứ hai, đối với mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính, đối thủ cạnh tranh
lớn nhất của Việt Nam là Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc. Tuy nhiên, lợi thế
về nhân công đã và đang có sự dịch chuyển từ Malaysia và Thái Lan sang Việt
Nam.
Thứ ba, về nhu cầu của thị trường thế giới đối với mặt hàng điện tử và linh
kiện máy tính có thể coi là khổng lồ và đầy tiềm năng. Theo đánh giá của chuyên
gia từ Trung tâm thương mại quốc tế thì thị trường nhập khẩu các sản phẩm điện
tử trên thế giới là rất rộng lớn và có mức tăng trưởng vững chắc. Năm 2007, nhk
các mặt hàng điện tử của thế giới đạt mức 500 tỷ USD và tăng khá đều đặn
khoảng 10% năm trong vòng 5 năm qua.
29
Như vậy, có thể nối xu thế và khả năng tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu
các sản phẩm điện tử và linh kiện máy tính của Việt Nam trong vòng 5 năm tới là
khsa rõ. Vấn đề cần đặt ra ở đây là Việt Nam cần có những định hướng rõ ràng
cũng như biện pháp cụ thể đẩy nhanh sự tăng trưởng xuất khẩu của các mặt hàng
này. Năm 2010 (kim ngạch XK mặt hàng này đạt khoảng 3,4 – 3,5 tỷ USD). Dự
báo, đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu đạt trên 7 tỷ USD. Về các thị trường xuất
khẩu, hiện nay ta đang xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu sang các nước ASEAN,
Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ. Trong thời gian tới có thể nhằm tới Trung Quốc,
Hồng Kông, EU (nhất là Đức) và đặc biệt là các nước thành viên mới của EU như
Hungary, Ba Lan, Cộng hoà Séc và Slovakia.
+ Thủ công mỹ nghệ: Đây là các mặt hàng mà ta còn nhiều tiềm năng, nhu
cầu thị trường thế giới hầu như chưa bị giới hạn do tuổi thọ và vòng đời sản phẩm
ngắn. Bên cạnh đó, xuất khẩu mặt hàng này mang lại giá trị tăng lớn, có thể coi là
ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong giai đoạn 2011 –
2015 và giai đoạn tiếp theo. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt
trên 3m9 tỷ USD, đến năm 2015 có thể đạt trên 8 tỷ USD.
Về thị trường xuất khẩu, hiện nay xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 1,5%
kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của Mỹ, 1,7% của Nhật Bản và 5,4% của
EU. Bên cạnh đó có thể khai thác thị trường Canada, Hồng Kông, Trung Đông,
Nga và các thành viên mới của EU.
+ Sản phẩm gỗ: Mặt hàng đồ gỗ đã khẳng định vị trí vững chắc trong cơ cấu
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 2010 kim
ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt trên 3 triệu USD. Dự kiến đến năm 2015 xuất
khẩu sản phẩm gỗ sẽ đạt kim ngạch trên 6,5 tỷ USD, tăng bình quân 19,5%. Về thị
trường xuất khẩu, ngoài các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, EU (Pháp, Đức),
xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu tiềm năng trung và dài
hạn do Việt Nam có nhiều lợi thế về giá nhân công rẻ và thuế xuất nhập khẩu đồ
gỗ của Việt Nam vào Mỹ thấp.
+ Sản phẩm nhựa: Dự kiến đến năm 2015 xuất khẩu có thể đạt mức trên 4,0
tỷ USD. Mặc dù hiện tại, qui mô xuất khẩu cùa mặt hàng này ở mức trung bình
30
nhưng đã và đang cho thấy những yếu tố tiềm năng để có thể gia tăng được qui mô
trong thời gian tới, đó là:
Thứ nhất, đây là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
nhanh nhất của Việt Nam trong thời gian qua (tăng trưởng 37% năm 2006 và 33%
năm 2007) với thị trường còn hết sức rộng lớn và không quá khó để thâm nhập.
Thứ hai, mặt hàng nhựa của Việt Nam hiện đang được đánh giá là có khả
năng cạnh tranh cao, tiếp cận được với công nghệ sản xuất hiện đại của thế giới và
được thị trường chấp nhận.
+ Dây điện và cáp điện: Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,35 tỷ
USD. Dự kiến đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu có thể đạt trên 3,0 tỷ USD.
Nhu cầu thị trường thế giới đối với mặt hàng dây điện, cáp điện chỉ tăng ở
mức khoảng 3 – 4%/năm, song không cản trở nhiều đến triển vọng xuất khẩu mặt
hàng này của Việt Nam do tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam còn nhỏ bé,
lại tập trung vào một số thị trường ngách với những sản phẩm có chất lượng cao.
+ Túi xách, vali, mũ, ô dù: Năm 2010 đạt kim ngạch 0,9 tỷ USD. Phấn đấu
đến năm 2015 đạt kim ngạch khoảng trên 2,5 tỷ USD.
Khả năng gia tăng qui mô sản xuất và xuất khẩu của nhóm hàng này là khá
rõ do có nhiều thuận lợi về sức sản xuất trong nước, có thế mạnh về nhân lực,
nguyên liệu; hơn thế, sản phẩm dễ đi vào các thị trường “ngách” ít chịu tranh chấp
thương mại, phù hợp với năng lực doanh nghiệp Việt Nam. Mặt hàng này có thể
xuất khẩu vào hầu hết các thị trường trên thế giới do không phải chịu rào cản
thương mại nào trong khi nhu cầu thế giới không ngừng tăng.
+ Các sản phẩm cơ khí: Các sản phẩm cơ khí gồm nhiều mặt hàng như: các
sản phẩm từ gang thép, sản phẩm công nghiệp đóng tàu, máy biến thế điện, động
cơ điện, dụng cụ cầm tay, xe đạp. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt trên 5,5 tỷ
USD. Phấn đấu đến năm 2015 kim ngạch đạt trên 12 tỷ USD.
5.2. Triển vọng nhập khẩu hàng hoá giai đoạn 2011 – 2015 tầm nhìn
2020
- Nhóm 1 – nhóm mặt hàng cần thiết nhập khẩu
31
+ Thép và phôi thép: Trong giai đoạn 2009 – 2010, tổng nhu cầu phôi cho
sản xuất thép vào khoảng 3,5 – 4,5 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, hiện nay nguồn phôi
trong nước mới chỉ đáp ứng được 2 triệu tấn, còn lại hơn 2 triệu tấn vẫn phải nhập
khẩu. Nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam dự kiến giai đoạn 2009 – 2010 cũng
đạt khoảng9 – 11 triệu tấn/năm. Năm 2010, lượng sắt thép các loại nhập khẩu đạt
khoảng 8,2 triệu tấn, riêng phôi thép 2,2 triệu tấn, kim ngạch nhập khẩu gần 6 tỷ
USD. Theo qui hoạch phát triển ngành thép Việt Nam thì đến 2010 sản xuất phôi
thép đạt 3,5 – 4,5 triệu tấn và sản xuất thép thành phẩm đạt 6,3 – 6,5 triệu tấn. Về
cơ bản, năm 2010, sản xuất phôi trong nước sẽ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu; sản
xuất thép thành phẩm sẽ đáp ứng 50% nhu cầu trong nước. Đến năm 2015 nhu cầu
thép các loại trên 15 triệu tấn, sản xuất trong nước đáp ứng được 65 – 70% còn lại
phải nhập khẩu khoảng 6 – 7 triệu tấn.
+ Phân bón: Hiện nay, nhu cầu phân bón sản xuất nông nghiệp trong cả
nước khoảng 9 – 10 triệu tấn mỗi năm, trong khi nguồn cung cấp trong nước mới
chỉ đáp ứng được 5 triệu tấn phân bón các loại (phân đạm: nhu cầu 1,7 triệu tấn,
đáp ứng 860 nghìn tấn; phân DAP nhu cầu 750 nghìn tấn, đáp ứng 100 nghìn tấn;
phân NPK 2,5 triệu tấn, đáp ứng 2,4 triệu tấn; phân lân 1,43 triệu tấn, đáp ứng
1,43 triệu tấn; ngoài ra phân đạm SA nhu cầu 750 nghìn tấn và phân Kali 800
nghìn tấn chủ yếu phải nhập khẩu. Theo qui hoạch phát triển ngành công nghiệp
hoá chất Việt Nam thì năm 2010 cung ứng được 7 triệu tấn phân bón các
loại/năm., đáp ứng được 70 – 80% nhu cầu trong nước. Mục tiêu năm 2011 giảm
lượng phân bón nhập khẩu xuống còn 3 triệu tấn, tương đương kim ngạch 1,2 tỷ
USD.
+ Xăng dầu: Nhu cầu xăng dầu trong nước và các năm tới sẽ tiếp tục tăng từ
15 triệu tấn vào năm 2010 lên khoảng 19 – 20 triệu tấn vào năm 2015. Từ năm
2010 trở đi, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu sẽ giảm mạnh do nhà máy lọc dầu
Dung Quất đi vào hoạt động (đến thời điểm hiện nay đã sản xuất được 7 triệu tấn
xăng dầu các loại). Năm đầu tiên 2009, nhà máy sản xuất khoảng 4 triệu tấn vào
năm 2010 sẽ sản xuất 8 triệu tấn. Lượng xăng dầu nhập khẩu 9,0 triệu tấn vào năm
2010, sau đó sẽ giảm dần. Dự ước tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại
giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 33 tỷ USD.
32
+ Chất dẻo nguyên liệu: Lượng nhập khẩu chất dẻo đạt 1,5 tỷ USD. Bắt đầu
từ năm 2011, nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu sẽ giảm 1 phần đáng kể do các nhà
máy sản xuất chất dẻo nguyên liệu bắt đầu đi vào hoạt động. Theo chiến lược phát
triển ngành dầu khí Việt Nam đã được phê duyệt, đến hết năm 2010, đáp ứng
nguyên liệu cho sản xuất các loại nhựa polyethlen (PE), polypropylene (PP),
polystyrene (PS), polychlorvinyl (PVC), đảm bảo 50% nhu cầu chất dẻo của cả
nước. Nhìn chung, với việc thực hiện qui hoạch đúng tiến độ thì bắt đầu năm
2010, ngành công nghiệp sản xuất chất dẻo nguyên liệu sẽ đáp ứng được một phần
nhu cầu chất dẻo nguyên liệu và sang năm 2011 sẽ đáp ứng được 40 – 50% nhu
cầu. Để giảm nhập khẩu nguyên liệu chất dẻo, Tập đoàn Dầu khí cần đẩy nhanh
tiến độ thực hiện các dự án. Điều này sẽ giúp giảm phần lớn kim ngạch nhập khẩu
mặt hàng này từ năm 2010. Năm 210 nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu 2,3 triệu tấn,
kim ngạch đạt 13,6 tỷ USD.
+ Hoá chất nguyên liệu và sản phẩm hoá chất: 2010 nhập khẩu hoá chất
nguyên liệu đạt 2,0 tỷ USD. Nhìn chung, nhu cầu hoá chất nguyên liệu và sản
phẩm hoá chất tăng mạnh trong thời gian qua và tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Với việc thực hiện qui hoạch đúng tiến độ thì bắt đầu từ năm 2011, ngành công
nghiệp sản xuất hoá chất trong nước sẽ đáp ứng được phần lớn nhu cầu nguyên
liệu hoá chất và sản phẩm hoá chất. Điều này giúp giảm phần lớn kim ngạch nhập
khẩu mặt hàng này từ năm 2011.
+ Máy móc, thiết bị, phụ tùng: Kim ngạch nkacả năm 2010 khoảng 12,1 tỷ
USD. Đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 14,5% trong tổng kim
ngạch nhập khẩu. Giai đoạn 2010 – 2015, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu mặt hàng
này sẽ có xu hướng tăng do đầu tư nước ngoài tăng mạnh, tuy nhiên, do Chính phủ
thực hiện nhiều biện pháp như kiềm chế lạm phát, thắt chặt chính sách tiền tệ, ổn
định tỷ giá theo hướng hạn chế nhập khẩu, giảm các khoản chi tiêu, đình, giãn các
dự án đầu tư công không có hiệu quả ... nên cũng phần nào ảnh hưởng đến đầu tư
của các doanh nghiệp trong nước.
- Nhóm II – nhóm mặt hàng cần kiểm soát nhập khẩu
Nhóm này gồm các mặt hàng: Thuốc tân dược, sản phẩm chế tạo từ gang
thép, sản phẩm dầu gốc, gas, đá quí, kim loại quí ... chiếm tỷ trọng gần 16% trên
33
tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2010, kim ngạch nhập khẩu nhóm này ước đạt
khoảng 13 tỷ USD. Trong nhóm hàng hoá này thì mặt hàng vàng sẽ được kiểm
soát chặt việc nhập khẩu nhằm giảm nhập siêu.
- Nhóm III – Nhóm mặt hàng hạn chế nhập khẩu
Nhóm mặt hàng hạn chế nhập khẩu gồm: nguyên phụ liệu thuốc lá, hàng
tiêu dùng, ô tô nguyên chiếc dưới 12 chỗ, linh kiện ô tô dưới 12 chỗ, linh kiện và
phụ tùng xe gắn máy. Năm 2010 nhóm hàng này có kim ngạch khoảng 10,5 tỷ
USD, tỷ trọng chiếm 12% trên tổng kim ngạch nhập khẩu.
Qua triển khai một số giải pháp như tăng thuế nhập khẩu, hạn chế tiếp cận
nge, kim ngạch nhóm này dự kiến sẽ giảm sau năm 2010. Hai mặt hàng có tốc độ
giảm nhiều nhất là ô tô nguyên chiếc và linh kiện dưới 12 chỗ ngồi, phụ tùng ô tô.
Dự kiến, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này giảm còn 7 – 8 tỷ USD/năm trong
ngắn hạn.
* Tổng hợp chung:
- Trong cơ cấu hàng xuất khẩu năm 2015, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng
sản chiếm tỷ trọng khoảng 10 – 11% (kim ngạch khoảng 13 – 14 tỷ USD); nhóm
hàng nông lâm thủy sản (không tính cao su công nghiệp) chiếm khoảng 18 –
18,5% (kim ngạch khoảng 23 – 24 tỷ USD; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu
thủ công nghiệp chiếm khoảng 32% (kim ngạch khoảng 40 tổng số; nhóm hàng có
khí chế tạo và hàng công nghiệp áp dụng công nghệ cao chiếm khoảng 395 (kim
ngạch khoảng 48 – 49 tỷ USD). Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2015
có thể đạt trên 125 tỷ USD.
- Trogn cơ cấu hàng nhập khẩu, nhóm mặt hàng cần thiết nhập khẩu chiếm
khoảng 80% (kim ngạch khoảng 118 – 120 tỷ USD), nhóm hàng cần kiểm soát
nhập khẩu chiếm tỷ trọng 11 – 12% (kim ngạch khoảng 16 – 17 tỷ USD), nhóm
hàng hạn chế nhập khẩu chiếm khoảng 6% (kim ngạch khoảng 7 – 8 tỷ USD.
Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2015 khoảng 145 – 147 tỷ USD.
6. Dự báo triển vọng phát triển sản phẩm dịch vụ xuất khẩu
Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo lần cuối) đã đề ra định hướng chiến lược
34
phát triển khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn và nhanh hơn các khu
vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng GDP. Tập trung đẩy mạnh phát triển các lĩnh
vực dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, các ngành có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng công
nghệ mang lại giá trị gia tăng cao, làm cơ sở cho sự phát triển chung của khu vực
dịch vụ và toàn nền kinh tế, tạo tiền đề đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ trong thời kỳ
tới. Chiến lược này cũng đề ra định hướng : Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch
vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính – ngân
hàng, thu kiều hối và bán hàng tại chỗ, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không
và đường biển; giảm thâm hụt cán cân dịch vụ. Phát triển hệ thống phân phối các
sản phẩm dịch vụ có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, xây dựng thương
hiệu cho sản phẩm dịch vụ Việt Nam.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ bình quân 8,5 – 9,5%/năm
trong giai đoạn 2011 – 2015 và bình quân 8,0 – 9,5%/năm trong giai đoạn 2016 –
2020. Trong cơ cấu GDP, tỷ trọng của dịch vụ chiếm khoảng 41 – 42% vào năm
2015 và 42 – 43% vào năm 2020.
Theo kết quả của một số công trình nghiên cứu17, tăng trưởng xuất khẩu
dịch vụ của Việt Nam ở mức thấp nhất là bình quân 16 – 17%/năm, mức cao nhất
có thể đạt 19 – 20%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020. Giá trị xuất khẩu dịch vụ có
thể tăng từ khoảng 7,5 – 8 tỷ USD năm 2010 lên 20 tỷ USD vào năm 2015 và
khoảng 40 – 45 tỷ USD vào năm 2020. Trong đó:
- Giá trị xuất khẩu dịch vụ vận tải biển có thể đạt 4,8 tỷ USD vào năm 2015
và 14 – 15 tỷ USD vào năm 2020; chiếm tỷ lệ 23% và 32% trong tổng giá trị xuất
khẩu dịch vụ ở thời gian tương ứng (đầu những năm 1990 tỷ lệ này của Nhật Bản
là 25%, Hồng Kông là 305, singapore là 20%. Nâng thị phần của ngành dịch vụ
vận tải biển trong vận tải hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam lên 35% vào năm
2015 và 45% vào năm 2020, thị phần vận tải hàng nhập khẩu của Việt Nam tăng
lên 30% và 40% trog thời gian tương ứng. Tăng dần tỷ trọng của dịch vụ vận tải
17 1) Tham khảo : Đề tài NCKH cấp BộL: “Một số chính sách khuyế n khích phát triển xuất khẩu sản phẩm dịch
vụ có lợi thế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, mã số 2007-78-010, Hà nội 2008 (chủ nhiệm
đề tài PGS. TS. Trần Công Sách)
2) Tham khảo : Luận án TS kinh tế của Dương Văn Hùng “Định hướng phát triển xuất khẩu dịch vụ của Việt
Nam thời kỳ đến năm 2020” Hà nội 2010.
35
biển Việt Nam trong tổng giá trị dịch vụ vận tải biển toàn cầu từ khoảng 42% năm
2010 lên khoảng 3% sau năm 2015.
- Dvu vận tải hàng không có thể tăng trưởng trên 15%/năm trong giai đoạn
2011 – 2015, tăng thị phần vận tải trên các chuyến bay quốc tế của Việt Nam lên
khoảng 55 – 60% sau năm 2015. Giá trị xuất khẩu dịch vụ vận tải đường không có
thể đạt trên 3,5 tỷ USD vào năm 2015 và khoảng 7,5 – 8 tỷ USD vào năm 2020,
chiếm tỷ trọng 17,5 – 18% thị phần của Việt Nam trong tổng giá trị xuất khẩu dịch
vụ vận tải đường không lên 1,1% sau năm 2015.
- Đối với du lịch, theo định hướng phát triển của ngành du lịch, đến năm
2020 có thể thu hút khoảng 8 triệu khách du lịch quốc tế, doanh thu khoảng 13 tỷ
USD, trong đó doanh thu từ bán hàng (xuất khẩu tại chỗ) chiếm khoảng 27%, giá
trị đạt khoảng 3,24 tỷ USD.
- Đối với xuất khẩu lao động: Theo Cục quản lý lao động nước ngoài (Bộ
LĐTB&XH), đến năm 2008, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 70 – 80 nghìn
lao động, kim ngạch xuất khẩu lao động đạt 1,2 – 1,6 tỷ USD. Đến tháng 12/2008
có trên 50 nghìn người Việt Nam làm việc ở trên 50 nước và vùng lãnh thổ. Qui
mô lao động xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 6,5% số lao động xuất khẩu của
Philippin (nước này có 8 triệu đang làm việc ở 56 nước, giá trị ngoại tệ thu về
hàng năm đạt 7,5 tỷ USD. Hiện nay Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,85 sóo lao
động và khoảng 1,2% giá trị xuất khẩu lao động toàn cầu (chỉ số tương ứng của
Philippin là 10% và 6%, Ấn Độ chiếm 19% giá trị xuất khẩu lao động toàn cầu,
Pakistan chiếm 6%). Theo dự báo của ILO, nhu cầu nhập khẩu lao động của thế
giới thời kỳ tới tiếp tục tăng cao, nhất là khu vực Trung Đông (hiện tại châu Âu
đang sử dụng 27,5 triệu lao động nước ngoài, Bắc Mỹ 20,5 triệu, châu Á 22,1 triệu
lao động nước ngoài. Nếu ta đuổi kịp Philippin thì đến năm 2020 ta có thể đạt 7 –
8 tỷ USD.
II.- MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU THỜI KỲ 2011 -
2010
1. Mục tiêu chiến lược
Phấn đấu đến năm 2020 nước ta đạt qui mô vfa trình độ phát triển xuất nhập
khẩu ở mức trung bình của thế giới, vì thế trong thương mại toàn cầu được nâng
36
lên; cơ cấu xuất nhập khẩu đã mang tính hiện đại, chất lượng tăng trưởng và hiệu
quả xuất khẩu được nâng lên rõ rệt; cân bằng được cán cân thương mại để chuyển
sang thế xuất siêu vững chắc, xuất khẩu ròng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng
kinh tế.
Phấn đấu đạt được các chỉ tiêu chủ yếu vào năm 2020:
- Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đạt trên 300 tỷ USD, gấp 3,9
lần năm 2010. Việt Nam được xếp vào nhóm 20 nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu
thế giới (năm 2009 ở vị trí thứ 31).
- Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt khoảng 3.100 USD, gấp khoảng
3,8 lần năm 2010 (820 USD), tương đương GDP bình quân đầu người của Việt
Nam năm 2020 (3000 – 3200 USD) và gấp khoảng 1,3 lần giá trị xuất khẩu bình
quân đầu người toàn thế giới năm 2009 (khoảng 2.340 USD). Năm 2020, kim
ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân đầu người đạt khoảng 2.700 USD, gấp 3,6
lần năm 2010 và gấp 1,5 lần mức bình quân của thế giới năm 2009 (1840 USD).
Giá trị của xuất khẩu dịch vụ bình quân đầu người đạt khoảng 410 USD vào năm
2020, gấp 5,8 lần năm 2010 (70 USD), và bằng 0,8 lần mức bình quân toàn thế
giới năm 2009.
- Cân bằng được cán cân thương mại. Tỷ lệ đóng góp của xuất khẩu ròng
(hàng hoá và dịch vụ) vào tăng trưởng GDP là một số dương (chỉ số này của năm
2008 là âm 68,8%).
2. Mục tiêu chủ yếu về phát triển xuất nhập khẩu
a) Về xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hoá
Phát triển xuất khẩu hàng hoá với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng
GDP, đạt hiệu quả ngày càng cao và bền vững để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo việc làm và thu nhập, cải
thiện cán cân thanh toán. Gắn phát triển xuất khẩu với bảo vệ môi trường, tiết
kiệm năng lượng và tài nguyên, bảo vệ các di sản văn hoá, phát triển thương hiệu.
Gắn kết chặt chẽ phát triển xuất khẩu hàng hoá với phát triển xuất khẩu dịch vụ,
phát triển xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng
37
xuất khẩu để bảo đảm sự phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở
rộng qui mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu.
Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, gia
tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao,
các sản phẩm kinh tế xanh, thân thiện môi trường. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
được điều chỉnh vừa có trọng điểm vừa phân tán đề phòng tránh được rủi ro, vừa
mở rộng và đa dạng hóa thị trường vừa phát triển được thị trường theo chiều sâu
trên các đảm bảo chiến lược. Đa dạng hoá phương thức xuất khẩu, phương thức
kinh doanh, chú trọng xuất khẩu trực tiếp gắn với phát triển dịch vụ logistics, nhất
là dịch vụ vận tải và bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Nâng cao sức cạnh tranh
và tham gia ngày càng sâu vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong các chuỗi giá
trị toàn cầu, phát triển các hệ thống phân phối trực tiếp hàng Việt Nam trên các thị
trường trọng điểm để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Hội nhập quốc tế, hội nhập các
FTA ngày càng sâu rộng, tận dụng hiệu quả các cơ hội thị trường và các ưu đãi
theo các cam kết quốc tế để gia tăng xuất khẩu, bảo đảm hội nhập thắng lợi.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá bình quân 13,5 –
145/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, nhanh hơn 1,7 – 1,9 lần tốc độ tăng trưởng
GDP; trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng bình quân 12 – 13%/năm, giai đoạn
2016 – 2020 tăng bình quân 15,5 – 16%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ
khoảng 71 tỷ USD năm 2010 lên 125 – 131 tỷ USD vào đầu năm 2015 và 253 –
263 tỷ USD vào năm 2020.
Xuất khẩu dịch vụ (không bao gồm phần giá trị xuất khẩu hàng hoá tại chỗ
thông qua du lịch)
Phát triển nhanh xuất khẩu dịch vụ gắn với phát triển xuất khẩu hàng hoá,
góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng hiện đại, cải thiện cán cân thanh toán vãng lai. Tạo ra sự đột phá trong tăng
trưởng xuất khẩu dịch vụ giai đoạn 2016 – 2020. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch
vụ xuất khẩu và phương thức xuất khẩu, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ theo
phương thức hiện diện thương mại và di chuyển thế nhân để mở rộng kinh doanh
ngoài biên giới quốc gia. Chú trọng phát triển xuất khẩu các sản phẩm dịch vụ mà
ta đang có lợi thế để tăng nhanh qui mô xuất khẩu dịch vụ trong ngắn hạn và trung
hạn. Nâng dần được tỷ lệ nhóm sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng cao, dịch vụ có
38
hàm lượng trí tuệ cao trong cơ cấu dịch vụ xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu dịch vụ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu dịch vụ, tiến tới cân bằng
được cán cân xuất – nhập khẩu dịch vụ ở những năm cuối thời kỳ chiến lược.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ bình quân 18 – 19%/năm
trong thời kỳ 2011 – 2020, nhanh gấp 1,8 lần so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
dịch vụ thời kỳ 2001 – 2010; trong đó, giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình
quân 16 – 17%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 21 – 22%/năm.
Giá trị xuất khẩu dịch vụ tăng từ khoảng 7 tỷ USD năm 2010 lên 15 – 15,5 tỷ
USD vào năm 2015 và 40 – 42 tỷ USD vào năm 2020.
Xuất khẩu tại chỗ:
Phát triển xuất khẩu tại chỗ thông qua phát triển du lịch, gắn với phát triển
thị trường trong nước, trở thành một mũi nhọn phát triển xuất khẩu của nước ta
thời kỳ tới. Phát triển nhanh loại hình dịch vụ mua sắm gắn với hệ thống phân
phối bán lẻ hàng hoá trên thị trường trong nước, gắn với các ngành nghề thủ công
và các làng nghề truyền thống. Khai thác các giá trị văn hoá truyền thống để phát
triển sản phẩm thủ công đa dạng, độc đáo, đặc sắc đáp ứng nhu cầu mua sắm của
khách du lịch quốc tế. Phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm và nâng cao chất
lượng dịch vụ bán hàng cho khách du lịch quốc tế. Kết nối các chuỗi điểm du lịch
quốc gia và khu vực với chuỗi mua sắm, ăn uống, nghỉ ngơi của khách du lịch
quốc tế. Tăng thực thu từ du lịch thông qua tăng nhanh tỷ lệ chỉ tiêu cho mua sắm
và ăn uống trong tổng chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
để đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ, tăng thu ngoại tệ. Cùng với việc kích thích tăng
mức chi tiêu bình quân của một khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, cần nâng tỷ
lệ chi tiêu cho mua sắm từ khoảng 16% hiện nay lên 27% (bằng Thái Lan năm
2008), tỷ lệ chi tiêu cho ăn uống từ 7% hiện nay lên 12% trong tổng chi tiêu bình
quân của khách quốc tế đến Việt Nam. Giá trị xuất khẩu hàng hoá tại chỗ thông
qua mua sắm và ăn uống chiếm khoảng 39% tổng chi tiêu của khách du lịch quốc
tế đến Việt Nam sẽ nâng nhanh giá trị thực thu ngoại tệ của đất nước trong cơ cấu
tổng doanh thu của ngành du lịch, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tăng
trưởng và hiệu quả của ngành du lịch. Đây phải là khâu đột phá trong phát triển
xuất khẩu tại chỗ thời kỳ tới để đạt giá trị xuất khẩu tại chỗ khoảng 3,5 – 4 tỷ USD
vào năm 2020.
39
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tại chỗ bình quân 22 – 23%/năm
trong thời kỳ 2011 – 2020, nhanh gấp 1,7 lần so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
tại chỗ thời kỳ 2001 – 2010; trong đó, giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình
quân 20 – 21%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 tăng bình quân 26 – 27%/năm. Giá trị
xuất khẩu tại chỗ tăng từ khoảng 0,5 tỷ USD năm 2010 lên 1,2 – 1,3 tỷ USD vào
năm 2015 và 3,5 – 4 tỷ USD vào năm 2020, chiếm khoảng 35 – 365 tổng doanh
thu từ du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Tổng xuất khẩu:
Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng hoá (bao gồm cả xuất khẩu tại
chỗ) và dịch vụ đạt bình quân khoảng 14,5%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020;
trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng bình quân 12,5 – 13,5%/năm, giai đoạn 2016
– 2020 tăng bình quân 16 – 17%/năm. Tổng giá trị xuất khẩu tăng từ 78,5 tỷ USD
năm 2010 lên 141 – 148 tỷ USD vào năm 2015 và 297 – 309 tỷ USD vào năm
2020, gấp khoảng 3,9 lần so với năm 2010.
b) Về nhập khẩu
Nhập khẩu hàng hoá
Giảm dần nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hoá so với tăng trưởng xuất
khẩu, bảo đảm cán cân thương mại hợp lý, hạn chế nhập siêu, tạo tiền đêf chuyển
sang xuất siêu vững chắc ở thời kỳ tiếp theo. Chú trọng nhập khẩu nguyên vật
liệu, phụ liệu, máy móc thiết bị và công nghệ phục vụ sản xuất, thúc đẩy xuất
khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tăng nhanh tỷ lệ nhập khẩu nhóm
hàng máy móc thiết bị và công nghệ trong tổng kim ngạch nhập khẩu để tăng
cường phần cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo tiền đề cho sự phát triển
dài hạn của nền kinh tế. Giảm nhanh tỷ lệ nhập khẩu công nghệ thấp, công nghệ
lạc hậu gây ô nhiễm môi trường và tiêu hao nhiều năng lượng, nguyên liệu. Tập
trung ngoại tệ nhập khẩu công nghệ cao, tạo cơ sở cho tăng năng suất lao động,
giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.
Tiết kiệm, ngoại tệ trong nhập khẩu phải gắn với hạn chế tiêu dùng hàng ngoại,
chỉ nhập khẩu những hàng hoá thật cần thiết mà sức sản xuất trong nước chưa đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng. Giảm nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu phải đồng thời với
tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá, phát triển nhanh công nghiệp phụ trợ, phát triển các
40
ngành sản phẩm thay thế nhập khẩu. Phải giữ được thế chủ động trong nhập khẩu,
hạn chế được những tác động bất lợi của việc tham gia các FTA, thực hiện đúng
các cam kết hội nhập quốc tế đối với nhập khẩu.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hoá bình quân 11,5 –
12,5%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, giảm 5,7 – 6,7 điểm phần trăm so với thời
kỳ 2001 – 2010; trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng bình quân 12 – 13%/năm.
Giai đoạn 2016 – 2020 tăng bình quân khoảng 11,5 – 12,5%/năm. Kim ngạch
nhập khẩu tăng từ 83 tỷ USD năm 2010 lên 145 – 151 tỷ USD vào năm 2015 và
250 – 260 tỷ USD vào năm 2020.
Nhập khẩu dịch vụ:
Trong thời kỳ tới, thị trường dịch vụ nước ta sẽ hội nhập quốc tế sâu hơn,
mở cửa nhiều hơn theo cam kết WTO và các FTA, sẽ gia tăng áp lực đối với nhập
khẩu dịch vụ. Vì thế, tạo lập cán cân thu – chi dịch vụ hợp lý là chủ yếu bằng các
giải pháp tăng nhanh giá trị xuất khẩu dịch vụ, hướng tới cân bằng cán cân dịch vụ
vào cuối thời kỳ chiến lược. Phát triển nhanh dịch vụ Logistics, tăng thị phần của
các doanh nghiệp vận tải vào bảo hiểm Việt Nam đối với hàng hoá xuất nhập
khẩu, tăng cường xuất khẩu theo phương thức CIF ... để tạo điều kiện giảm tốc độ
tăng trưởng nhập khẩu dịch vụ. Phấn đấu giảm tỷ lệ ngoại tệ chi trả nước ngoài
phí vận tải và bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu trong tổng giá trị nhập khẩu
dịch vụ từ khoảng 35 – 36% năm 2010 xuống dưới 305 vào năm 2015 và dưới
25% vào năm 2020.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng nhập khẩu dịch vụ bình quân 16 –
17%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, chậm hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dịch
vụ trong cùng thời kỳ khoảng 2 – 3%; trong đó, giai đoạn 2011 – 2015 tăng bình
quân 15 – 16%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 tăng bình quân 17 – 18%/năm. Giá trị
nhập khẩu tăng từ khoảng 7,5 tỷ USD năm 2010 lên 15 – 15,5 tỷ USD vào năm
2015 và 33 – 35 tỷ USD vào năm 2020.
Tổng nhập khẩu:
Tốc độ tăng trưởng giá trị nhập khẩu hàng hoá và dvu đạt bình quân 12 –
12,5%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020; trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng bình
quân 13,1 – 13,7%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 tăng bình quân 12,3 – 13%/năm.
41
Tổng giá trị nhập khẩu tăng từ 90,5 tỷ USD năm 2010 lên 160 – 167 tỷ USD vào
năm 2015 và 283 – 295 tỷ USD vào năm 2020, gấp khoảng 3,2 lần so với năm
2010.
c) Tổng xuất nhập khẩu và cân đối xuất - nhập:
- Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đạt
bình quân 13,1 – 13,6%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, nhanh gấp 1,8 lần tốc độ
tăng GDP; trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng bình quân 12,2 – 13,2%/năm; giai
đoạn 2016 – 2020 tăng bình quân 13,9 – 14,9%/năm. Tổng giá trị xuất nhập khẩu
tăng từ 169 tỷ USD năm 2010 lên 301 – 315 tỷ USD vào năm 2015 và 580 – 604
tỷ USD vào năm 2020, gấp khoảng 3,5 lần năm 2010.
- Giảm dần thâm hụt cán cân thương mại, đến năm 2015 nhập siêu bằng 155
kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và đến năm 2020 đã cân bằng được xuất – nhập
khẩu và có thể xuất siêu khoảng 3 tỷ USD. Đến năm 2015 cân bằng được cán cân
thu – chi dịch vụ và bắt đầu có thặng dư, phấn đấu đạt giá trị thặng dư khoảng 7 tỷ
USD vào năm 2020. Tổng thâm hụt thương mại giảm dần, đến năm 2015 còn
khoảng 19 tỷ USD, bằng 13% tổng giá trị xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2020 cân
bằng được xuất – nhập khẩu để bắt đầu có thặng dư khoảng 14 tỷ USD, bằng
khoảng 6,3% GDP.
(Đơn vị tính: Giá trị: tỷ USD; tỷ lệ: %
Chỉ tiêu TH 2010 (ước) 2015 2020
1. Tổng kim ngạch XNK
hàng hoá
154 270 – 286 503 – 523
- KNXK (FOB) 71 125 – 131 253 – 263
- KNNK (CIF) 83 145 – 151 250 – 260
- Cân đối xuất - nhập - 12 - 20 + 3
- Tỷ lệ nhập siêu so với
KNXK
16,9% 16% xuất siêu
2. Tổng giá trị xuất nhập
khẩu dịch vụ
14,5 30 – 31 73 – 77
42
- Giá trị xuất khẩu dịch vụ 7,0 15 – 15,% 40 – 42
- Giá trị nk dịch vụ 7,5 0 33 – 35
- Cấn đối xuất - nhập - 0,5 1,2 - 1,3 + 7
3. Giá trị xuất nhập khẩu
tại chỗ
0,5 301 - 315 3,5 – 4
4. Tổng xuất nhập khẩu
(1+2+3)
169 580 – 604
- Tổng xuất khẩu 78,5 141 – 148 297 – 309
- Tổng nhập khẩu 90,5 160 – 167 283 – 295
- Cân đối xuất - nhập - 12 - 19 + 14
III.- MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN CHUNG ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU THỜI KỲ 2011 - 2020
- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại : Giữ vững ổn định kinh tế
vĩ mô.
- Kiềm chế lạm phát ở mức 1 con số. Bảo đảm vững chắc an ninh lương
thực, an ninh năng lượng và an toàn tchi quốc gia. Giảm thiểu rủi ro hối đoái. Đảm
bảo tỷ giá hối đoái có lợi cho xuất khẩu.
- Phát triển nàhn nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Xây dựng kết cấu hat đồng bộ và từng bước hiện đại phát triển nhanh dịch
vụ logistics với dịch vụ bảo hiểm hàng hoá XNK
- Có chính sách đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ. Thu hút dòng vốn FDI quay
trở lại đầu tư vào công nghiệp chế biến chế tạo hàng xuất khẩu.
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nâng cao sức cạnh tranh ở cả 3 cấp độ:
Sản phẩm , doanh nghiệp và toàn nền kinh tế.
- Cải cách hành chính để giảm chi phí xuất khẩu.
43
- Đàm phán ký kết được một số FTA với các đối tác lớn, có công nghệ cao
để làm điểm tựa xoay chuyển tương quan lợi ích của ta với các đối tác khác (ví dụ
như ký TPP, FTA song phương với Hoa Kỳ, EU, LB Nga ...).
- Cấu trúc lại nền kinh tế một cách nhanh chóng, hiệu quả. Chống độc
quyền để tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng.
- Thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc tăng cường khả năng tham gia các
chuỗi giá trị toàn cầu ở các khâu có giá trị gia tăng cao. Tham gia sâu vào các
mạng sản xuất và phân phối khu vực, toàn cầu.
- Tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ phải cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP
để tạo nguồn sản phẩm xuất khẩu.
- Nâng cao được hiệu quả đầu tư, giảm tỷ lệ tiêu dùng nhất là tiêu dùng
hàng ngoại. Kiểm soát được luồng ngoại tệ vào và ra.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- muc_tieu_phat_trien_xnk_8666.pdf