MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 3
1.1.Tổng quan về ngân hàng thương mại . 3
1.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại3
1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế4
1.1.2.1.Vai trò trung gian 4
1.1.2.2.Vai trò thanh toán . 5
1.1.2.3.Vai trò người bảo lãnh 5
1.1.2.4.Vai trò đại lý . 6
1.1.2.5.Vai trò thực hiện chính sách của Chính phủ 6
1.2. Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 7
1.2.1 Những khái niệm chung về tín dụng ngân hàng.7
1.2.2 Các hình thức tín dụng của ngân hàng9
1.2.2.1.Phân loại tín dụng theo thời gian: 10
1.2.2.2. Phân theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 12
1.2.2.3 Phân theo mục đích sử dụng . 13
1.2.2.4 Phân theo xuất xứ tín dụng . 13
1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng14
1.2.4 Chất lượng tín dụng ngân hàng15
1.2.4.1 Chỉ tiêu định tính . 16
1.2.4.2 Chỉ tiêu định lượng 16
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng.18
1.2.5.1 Nhóm yếu tố chủ quan: . 18
1.2.5.2 Nhóm yếu tố khách quan: . 19
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT TỈNH HÀ TĨNH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY . 22
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên – xã hội tỉnh Hà Tĩnh 22
2.1.1 Về điều kiện tự nhiên . 22
2.1.2 Về kinh tế - xã hội.23
2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh trong những năm gần đây 24
2.2.1 Khái quát về mô hình cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh.24
2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ hiện tại . 24
2.2.2.2 Hoạt động chung của NHNo&PTNT Hà Tĩnh trong thời gian qua. 34
2.2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh. . 40
2.3 Đánh giá về chất lượng tín dụng trong thời gian qua . 44
2.3.1 Kết quả đạt được44
2.3.2 Hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.45
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 47
TẠI NHNo&PTNT TỈNH HÀ TĨNH . 47
3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới 47
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh 48
3.2.1 Nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên, xây dựng chiến lược đầu tư và sử dụng cán bộ.49
3.2.2 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất , cải tiến công nghệ ngân hàng.50
3.2.3 Đưa vào áp dụng và ngày càng hoàn thiện hệ thống chấm điểm khách hàng.51
3.3 Một số kiến nghị, đề xuất . 52
3.3.1 Đối với chính phủ. . 52
3.3.2 Đối với chính quyền địa phương. . 53
3.3.3 Đối với ngân hàng nhà nước.53
KẾT LUẬN . 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1. Tỷ lệ lao động bình quân trong các ngành kinh tế thuộc khu vực nhà nước 23
Bảng 2. Tình hình huy động vốn trong những năm qua . 38
Bảng 3. Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian 36
Bảng 4. Dư nợ theo thành phần kinh tế . 39
Bảng 5. Tình hình nợ quá hạn trong những năm qua 43
Hình 1: Những chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại 7
Hình 2. Hình thức tín dụng trực tiếp 14
Hình 3: Hình thức tín dụng gián tiếp . 14
Hình 4. Sơ đồ tổ chức NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh (Trang bên) . 26
61 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2810 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của thiên nhiên thì đây là một trong những vùng có khí hậu khắc nghiệt, thiên tai thường xẩy ra.
Dân số Hà Tĩnh hiện nay vào khoảng 1.3 triệu người, trong đó trên 80% dân số sống và làm việc trong khu vực nông nghiệp và nông thôn. Hiện nay Hà Tĩnh có 10 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã. Tỷ lệ lao động bình quân trong các ngành kinh tế trong khu vực nhà nước như sau
Bảng 1. Tỷ lệ lao động bình quân trong các ngành kinh tế thuộc khu vực nhà nước
Đơn vị: Người
Nghề nghiệp
Do Trung ương quản lý
Do địa phương quản lý
2004
Sơ bộ 2005
2004
Sơ bộ 2005
Tổng số
6998
7085
41031
44063
Nông nghiệp và lâm nghiệp
857
865
2187
2119
Thuỷ sản
-
-
30
30
Công nghiệp KT mỏ
-
-
2497
2716
Công nghiệp chế biến
374
340
1212
1102
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nuớc
797
810
170
183
Xây dựng
675
687
868
877
Thương nghiệp; sữa chữa xe có động cơ; mô tô, xe máy và đồ dùng cá nhân
416
431
1248
1646
Khách sạn và nhà hàng
-
-
182
162
Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc
1368
1395
273
277
Tài chính, tín dụng
793
802
30
31
Hoạt động khoa học và công nghệ
-
-
124
117
Các hoạt động liên quan đến KD tài sản và DV tư vấn
36
40
274
194
QLNN và ANQP; đảm bảo XH bắt buộc
1682
1715
4678
6224
Giáo dục và đào tạo
-
-
20839
20970
Y tế và hoạt động cứu trợ XH
-
-
3864
3930
Hoạt động VH, thể thao
-
-
537
587
HĐ Đảng, đoàn thể và hiệp hội
-
-
1896
2801
HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng
-
-
122
97
Nguồn: www.hatinh.gov.vn
2.1.2 Về kinh tế - xã hội.
Sau 15 năm nhập tỉnh, tháng 10/1991 /hà Tĩnh được tái lập trong điều kiện đất nước vừa thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn và đang trong quá trình đổi mới toàn diện, mạnh mẽ về mọi mặt. Qua 17 năm sau ngày tái lập tỉnh, mặc dầu đạt được nhiều thành tựu về kinh tế xã hội, nhưng Hà Tĩnh vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế kém phát triển, cơ sở hạ tầng vẫn còn thấp kém.
Năm 2007 Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và kế hoạch 5 năm 2006-2010. Mặc dù chịu ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh nhưng tình hình kinh, tế xã hội Hà Tĩnh tiếp tục ổn định và phát triển.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 là 8.7% trong đó sản xuất nông nghiệp đạt 2526 tỷ đồng giảm 1.3% so với năm 2006, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 1390 tỷ đồng tăng 21.5% so với năm trước, thương mại dịch vụ tăng 11.1%, đầu tư phát triển đạt 3360.078 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 45 triệu USD trong khi đó nhập khẩu chỉ 8 triệu USD. Hà Tĩnh triển khai các dự án trọng điểm như: Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, dự án nhà máy luyện thép liên hợp, trung tâm nhiệt điện Vũng Áng, công trình thuỷ điện Ngàn Trươi…. Cơ sởp hạ tầng được đầu tư mở rộng và nâng cấp, đời sống kinh tế được nâng cao, an ninh quốc phòng được giữ vững, văn hoá giáo dục được ổn định quy mô và nâng cao chất lượng. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có bước tăng trưởng mạnh cả về số lượng và quy mô, góp phần giải quyết công ăn việc làm và tạo sản phẩm cho xã hội
2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh trong những năm gần đây.
2.2.1 Khái quát về mô hình cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh.
2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ hiện tại
Cùng với việc tái lập tỉnh ( 10/1991), các Ngân hàng Hà Tĩnh được tách ra từ bộ máy tổ chức hoạt động của Ngân hàng Nghệ Tĩnh, bao gồm: Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng ngoại thương và Ngân hàng nông nghiệp. Ngoài ra, Công ty vàng bạc đá quý Hà Tĩnh cũng hoạt động tín dụng cầm đồ và huy động vốn bằng vàng. Đến năm 2005 thành lập thêm chi nhánh ngân hàng công thương Hà Tĩnh.
NHNo&PTNT Hà Tĩnh là một trong hơn 80 đơn vị Ngân hàng cấp I của hệ thống NHNo&PTNT. Ngân hàng có trụ sở đóng tại nhà số 1, đường Phan Đình Phùng, Tp Hà Tĩnh. Nó vừa đóng vai trò là quản lý, chỉ đạo kinh doanh đối với 12 chi nhánh NHNo&PTNT huyện, thị, thành phố (chi nhánh cấp II) vừa trực tiếp kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.
Mạng lưới hoạt động của NHNo&PTNT trải rộng trên toàn tỉnh, ngoài hội sở chính đã có mạng lưới 12 ngân hàng cấp II, 22 chi nhánh Ngân hàng cấp III ở các huyện thị.
Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong thời kì hội nhập. Để hoạt động ngày càng có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế địa phương thì đi đôi với việc mở rộng và phát triển mạng lưới chi nhánh, một thử thách có tính quyết định, không kém phần quan trọng đó là công tác cán bộ trong tình hình mới. Hiện nay NHNo&PTNT Hà Tĩnh có 480 cán bộ công nhân viên trong đó 52% cán bộ có trình độ Đại học, 3 cán bộ trên đại học, 41 % có trình độ trung cấp, 7% có trình độ sơ cấp. Hầu hết cán bộ biết sử dụng máy vi tính sau khi kiện toàn sắp xếp lại lao động mô hình tổ chức của NHNo&PTNT Hà Tĩnh có các phòng ban như sau:
Ban giám đốc.
Phòng hành chính.
Phòng kế toán ngân quỹ.
Phòng tổ chúc cán bộ.
Phòng kế hoạch kinh doanh.
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ.
Phòng kế toán ngân quỹ.
Phòng tin học.
Phòng giao dịch.
Tổ thẻ.
12 chi nhánh ngân hàng huyện, thành, thị. Và 22 chi nhánh Ngân hàng cấp 3 ở các xã.
Có thể mô tả tóm tắt cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Hà Tĩnh như sau:
Hình 4. Sơ đồ tổ chức NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh (Trang bên)
Phòng KTNQ
Phòng TTQT
Phòng KT - KTNB
Phòng
KH - KD
Tổ thẻ
Phòng
TC CB
Phòng
Tin học
Phòng
HC
Giám đốc
P.Giám đốc 1
P.Giám đốc 2
P.Giám đốc 3
Mỗi phòng ban có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể:
* Ban giám đốc
- Hiện nay ban giám đốc của ngân hàng có 4 người: 1 giám đốc và 3 phó giám đốc
- Trực tiếp tổ chức điều hành hoạt động của của chi nhánh. Chỉ đạo điều hành theo phân cấp uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam đối với các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
-Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc về các quyết định của mình.
- Quy đinh nhiệm vụ cho các phòng nghiệp vụ, nội quy lao động, lề lối làm việc thuộc chi nhánh của mình.
-Quyết định các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ và đào tạo. Ký kết các hợp đồng tín dụng. Thay mặt Ngân hàng làm việc với các cơ quan đoàn thể.
* Phòng hành chính
- Trung tâm đầu mối cho cán bộ đi liên hệ cong tác, giao tiếp với khách đến giao dịch
- Thực hiện quản lý con dấu, thực hiện các công việc khác của Hành chính, văn thư, đánh máy, sao,lưu trữ các văn bản theo yêu cầu của ban giám đốc …
- Thực hiện công tác sữa chữa thường xuyên, mua sắm tài sản, văn phòng phẩm …
* Phòng tổ chức
- Tham mưu cho giám đốc về định biên, biên chế và chế độ tiền lương cho cán bộ, thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ đi học và quản lý theo dõi trình độ cán bộ.
- Đề xuất và hoàn thiện hồ sơ đúng theo quy chế trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, về hưu của cán bộ trong phạm vi phân cấp, uỷ quyền …
* Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ (KT-KTNB)
- Kiểm tra giám sát, triển khai chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà Nước và NHNo&PTNT Việt Nam. Giám sát thực hiện các quy định về an toàn của Ngân hàng Nhà Nước trong hoạt đông tín dụng, tiền tệ và thanh toán, dịch vụ khác.
- Kiểm tra độ chính xác các báo cáo tài chính, kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc theo chế độ tài chính theo quy định của Nhà Nước, Ngân hàng Nhà Nước, NHNo&PTNT Việt Nam.
- Báo cáo tổng giám đốc, giám đốc kết quả kiểm tra, đề xuất các biện pháp xử lý các tồn tại.
- Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tư vấn cho Ban giám đốc về các tranh chấp tố tụng dân sự liên quan đến hoạt động của ngân hàng theo phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc…
* Phòng kế toán ngân quỹ
- Có trách nhiệm kiểm nhận và quản lý đầy đủ, đúng kịp thời các hồ sơ, tài liệu và trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán kinh doanhthao quy định của Ngân hàng Nhà Nước và NHNo&PTNT Việt Nam.
- Xây dựng kế hoặch của toàn chi nhán, giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán các chỉ tiêu tài chính cho các chi nhánh trên địa bàn, thực hiện nghiệp vụ kế toán thanh toán và các khoản nộp ngân sách Nhà Nước theo luật.
- Tổng hợp, lưu trữ tài liệu về hạch toán kế toán và thực hiện các báo cáo theo chế độ quy định. Tổ chức chỉ đạo tốt các biện pháp an toàn kho quỹ.
- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin điện toán, phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp …
* Phòng kế hoạch - kinh doanh:
- Nghiên cứu đề xuất các chiến lược khách hàng, chiến lược huy đông vốn tại địa phương, xây dựng kế hoạch kinh doanh, cân đối vốn và điều hoà nguồn vốn kinh doanh trên địa bàn.
- Xây dựng chiến lược khách hàng để cho vay, tái thâm định, thẩm định và đề xuất các biện pháp về cho vay đối với dự án thuộc quyền phán quyết của NHNo&PTNT tỉnh và NHNo&PTNT Việt Nam.
- Thực hiện phân tích dư nợ, nợ quá hạn từng quý và triển khai các văn bản nghiệp vụ tín dụng, tổ chức tập huấn, hội thảo thi đua tay nghề cho cán bộ tín dụng.
- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài nước.
- Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động tín dụng của các chi nhánh trên địa bàn, đầu mối thông tin ngừa và xử lý rủi ro tín dụng, tổng hợp viét báo cáo các chuyên đề kế hoạch tín dụng theo chế độ quy định.
* Phòng thanh toán quốc tế
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ(mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế theo quy định.
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bão lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế.
- Thực hiện các nghiệp vụ kiều hối và chuyển tiền.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác mà cấp trên giao cho.
* Phòng tin học
- Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.
- Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê và các hoạt động khác liên quan đến hoạt động phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Quản lý, bảo dưỡng và sữa chữa máy móc thiết bị tin học
- Thực hiện các hoạt động mà ban giám đốc giao cho.
* Tổ thẻ
- Thực hiện việc mở thẻ thanh toán cho khách hàng.
- Tiến hành các hoạt động để mở rộng thị phần, thu hút khách hàng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác mà ban giám đốc giao cho.
* Phòng giao dịch
- Là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với khách hàng hằng ngày.
- Thực hiện việc giao dịch với khách hàng khi khách hàng đến rút, gửi tiền tiết kiệm.
* 12 Chi nhánh Ngân hàng cấp II và 22 phòng giao dịch cấp III
Hiện nay NHNo&PTNT Hà Tĩnh có 12 chi nhánh ngân hàng cấp II và 22 phòng giao dịch cấp III thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh cấp II, III theo quy định của NHNO&PTNT Việt Nam và sự uỷ quyền của ban giám đốc ngân hàng tỉnh.
Cũng như những ngân hàng cấp tĩnh khác NHNo&PTNT Hà Tĩnh thực hiện hai chức năng lớn đó là thực hiện chức năng quản lý và thực hiện nghiệp vụ kinh doanh. Về chức năng quản lý: NHNo&PTNT Hà Tĩnh thay mặt NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện việc quản lý hoạt động của các chi nhánh trực thuộc mình, đề ra các chỉ tiêu cho ngân hàng các cấp dưới thực hiện. Bên cạnh đó : NHNo&PTNT Hà Tĩnh thực hiện các nghiệp vụ giống như các ngân hàng thương mại khác.
- Huy động vốn:
+ Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp;
+ Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
+ Được phép vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước khi Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp cho phép.
- Cho vay:
+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế;
+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
+ Kinh doanh ngoại hối: huy động vốn, cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp.
+ Kinh doanh dịch vụ: thu, chi tiền mặt; mua, bán vàng bạc; máy rút tiền tự động; dịch vụ thẻ tín dụng; két sắt, nhận cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp cho phép.
+ Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh nội tệ đối với các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn.
+ Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
+ Đầu tư dưới các hình thức như: hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được Ngân hàng Nông nghiệp cho phép.
+ Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và đào tạo tay nghề trên địa bàn (nếu được Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp giao).
+ Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, thi đua, khen thưởng theo phân cấp uỷ quyền của Ngân hàng Nông nghiệp.
+ Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp.
+ Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế , quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngành ngân hàng và Ngân hàng Nông nghiệp liên quan đến hoạt động của các chi nhánh NHNo&PTNT.
+ Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với việc phát triển kinh tế xã hội địa phương.
+ Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp giao.
Hiện toàn tỉnh có 480 cán bộ, trong đó có 64% cán bộ nữ, 36% nam. Trình độ đại học chiếm 52% có trình độ Đại học, 3 cán bộ trên đại học, 41 % có trình độ trung cấp, 7% có trình độ sơ cấp. Hầu hết cán bộ biết sử dụng máy vi tính. Cùng với việc sắp xếp hợp lý đội ngũ cán bộ các đơn vị và từng bộ phận công tác, công tác tuyển dụng, bổ nhiệm và đào tạo lại đội ngũ cán bộ đã được quan tâm đúng mức.Trong năm có 3 cán bộ tốt nghiệp trình độ trên đại học, 7 cán bộ được đi đào tạo trên đại học 22 người tốt nghiệp đại học và nhiều lớp được mở để nâng cao trình độ của cán bộ, nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.Trong năm qua số người chuyển ngành là 4 người, về hưu 4 người và tuyển dụng mới 18 người. Cán bộ mới đủ tiêu chuẩn, góp phần trẻ hoá và tăng cường đội ngũ cán bộ. Đề bạt bổ nhiệm mới 13 cán bộ chức danh, bổ nhiệm lại 2 chức danh. Nâng bậc lương theo quy định cho 87 người. Đóng bảo hiểm và thực hiện đầy đủ mọi chế độ cho cán bộ công nhân viên.
2.2.2.2 Hoạt động chung của NHNo&PTNT Hà Tĩnh trong thời gian qua.
NHNo&PTNT Tĩnh Hà Tĩnh cũng như các ngân hàng thương mại khác, là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng với những nghịêp vụ chính là nhận gửi tiền có kỳ hạn và không kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tếvà dùng số tiền huy động đó để tiến hành cung cấp tín dụng cho những cá nhân tổ chức khác cần vốn đế sản xuất kinh doanh… Đặc biệt như tên gọi của nó, NHNo&PTNT tỉnh Hà Tỉnh là một tổ chức chuyên thực hiện cung cấp tín dụng đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và nông thôn.
Trong những năm qua, mặc dù chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan gây khó khăn cho hoạt động của mình nhưng NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được những thành tích đáng kể. Trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, quán triệt chỉ thị của ngân hàng cấp trên trong những năm qua ngân hàng đã gặt hái được nhiều thành công.
Về công tác huy động vốn: Trong thời gian 2005 đến 2007 nguồn vốn liên tục tăng đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa phương. Trong đó nguồn vốn huy động tăng nhanh, bên cạnh đó nguồn vốn UTĐT cũng tăng góp phần đa dạng hoá nguồn vốn kinh doanh và tạo điều kiện đa dạng hoá loại hình đầu tư, đặc biệt là cho vay trung và dài hạn…
Cơ chế hoạt động của NHNo tiếp tục được hoàn thiện, đã kịp thời bổ sung, sửa đổi các điều kiện và thủ tục cho vay, từng bước nâng cao dần hiệu quả huy động vốn.
Kết quả năm 2007 tổng nguồn vốn đạt 2.838 tỷ đồng, tăng 671 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng 31%, chiếm 66% tổng nguồn vốn tất cả các ngân hàng và quỹ tín dụng trên địa bàn. Trong đó:
-Nguồn vốn huy động trên địa bàn: 2.571 tỷ đồng, tăng 612 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng 31.2%
Bảng 2. Tình hình huy động vốn trong những năm qua Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
A-Tổng nguồn vốn
1.733.882
2.167.172
2.838.562
Nguồn vốn huy động
1.542.172
1.961.673
2.120.638
Nguồn vốn nhận UTĐT
191.710
200.513
265.927
B-Sử dụng vốn
1.437.388
2.629.863
2.557.732
- Dư nợ ngắn hạn
728.248
897.452
1.323.124
- Dư nợ trung hạn
549.785
634.263
914.568
- Dư nợ UTĐT
159.355
229.221
319.532
- Tỷ lệ nợ quá hạn
1,3%
1.23%
1.25%
C- Kết quả tài chính
- Tồng thu
247.032
361.583
466.452
- Tổng chi chưa lương
185.558
201.124
372.125
- Chênh lệch thu chi
61.474
63.142
62.452
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007
Nguồn vốn từ dân cư đạt: 2.139 tỷ, tăng 497 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng 30.26%. trong đó:
- Tiết kiệm gửi góp đạt 31 tỷ đồng, giảm 12 tỷ so với năm 2006. khi đã chủ động được nguồn vốn kinh doanh năm 2007 NHNo&PTNT Hà Tĩnh không khoán chỉ tiêu tiết kiệm gửi góp đến người lao động.
- Ngoại tệ đạt 20.969.000 USD tăng 6.821.000 USD so với năm 2006, tốc độ tăng 48% đạt 102% kế hoạch.
-Nguồn vốn của các tỏ chức kinh tế: 430 tỷ đồng tăng 115 tỷ so với năm 2006, tốc độ 36.5%
-Tiền gửi của TCTD: 1 tỷ đồng
Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian:
Bảng 3. Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tiền gửi không kỳ hạn
250.439
300.451
379.165
Tiền gửi có kỳ hạn dước 12 tháng
465.268
578.512
788.457
Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng
869.572
1082.487
1.404.457
Cộng
1.585.279
1.961.450
2.572.079
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007
Xét theo thời gian thì nguồn vốn huy động của ngân hàng phát triển khá đều, tổng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của trong thời gian này đều có sự tăng trưởng đáng kể. Trong đó thì nguồn vốn có kỳ hạn càng lớn thì chiếm tỷ trọng càng lớn. Loại tiền gửi có kỳ hạn tren 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng trên 50% và có xu hướng giảm dần. Cụ thể như say năm 2005 tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm 54.85% , sang năm 2006 là 55.1%, còn đến năm 2007 thì còn 54.6% Tuy nhiên khi so về tốc độ tăng trưởng thì tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng có tốc độ tăng trưởng lớn hơn. Năm 2007 tốc độ tăng của loại tiền gửi này là 30.65% trong khi đó của tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là 29.75%.
Một số đơn vị có tỷ lệ tăng trưởng cao trên địa bàn như Can Lộc,Nghi Xuân, Đức Thọ,Vũ Quang…
Nguồn vốn UTĐT từ các tổ chức quốc tế đạt 267 tỷ đồng, tăng 61 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng 29.6%. nguồn vốn uỷ thác đầu tư tăng góp phần đa dạng hoá nguồn vốn kinh doanh và tạo điều kiện đa dạng hoá loại hình đầu tư, đặc biệt là cho vay trung dài hạn. Nguồn vốn UTĐT tại địa phương: đạt 29 tỷ đồng
Trong thời gian qua cùng với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động tín dụng trong cả nước thì hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Tỉnh HàTĩnh cũng có một sự tăng trưởng khá tốt. Chỉ tính riêng năm 2007 thì tổng doanh số cho vay của ngân hàng là 3.391,8 tỷ đồng,tổng doanh thu nợ: 2.522,2 tỷ đồng.
Tổng dư nợ năm 2007 đạt 2.630 tỷ đồng, tăng 869 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng 69%, đạt 99.7% kế hoạch, chiếm 46% tổng dư nợ tất cả các ngân hàng và quỹ tín dụng trên địa bàn. Trong đó:
Dư nợ phân theo nguồn vốn :
Dư nợ ngắn hạn thông thường : 1.397 tỷ đồng, tăng 500 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng 56%, chiếm 53% tổng dư nợ.
Dư nợ trung hạn thông thường 914 tỷ đồng, tăng 280 tỷ so với năm 2006tốc độ tăng 44%, chiếm 35% tổng dư nợ.
Dư nợ UTĐT 319 tỷ đồng, tăng 90 tỷ so với năm 2006 tốc độ tăng 34.79%, chiếm 12.2% tổng dư nợ.
Dư nợ phân theo thành phần kinh tế:
Dư nợ Doanh nghiệp nhà nước 9.8 tỷ đồng, tăng 1.8 tỷ so với năm 2006, tốc độ , chiếm tỷ trọng 0.38% tổng dư nợ.
Dư nợ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 446 tỷ đồng, tăng 169 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng 61% , chiếm tỷ trọng 17% tổng dư nợ. Có 254 doanh nghiệp dư nợ, tăng 63 doanh nghiệp so với năm 2006.
Dư nợ hợp tác xã: 6 HTX, dư nợ 1.06 tỷ đồng.
Dư nợ hộ sản xuất, kinh doanh đạt 2.174 tỷ đồng, tăng 695 tỷ so vói năm 2006, tốc độ tăng 47%, chiếm tỷ trọng 83% tổng dư nợ. có 103.727 hộ vay, bình quân mổi hộ dư nợ 21 triệu đồng, tăng bình quân mỗi hộ 7.5 triệu đồng so với năm 2006.
Tín dụng phục vụ các chương trình phát triển kinh tế địa phương: Chương trình cho vay trồng chè: dư nợ 304 triệu đồng, hiện có 312 hộ dư nợ.
Cho vay mua sắm nông cụ sản xuất 539 hộ,dư nợ 14.5 tỷ đồng Cho vay thuỷ sản: Đã cho các hộ vay vốn làm ao hồ, mua giống, thức ăn nuôi trồng thuỷ sản… 2.808 hộ với dư nợ 54 tỷ đồng, tăng 11 tỷ đồng so với năm 2006. Chương trình cho vay trang trại cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc… đến cuối năm 2007 còn 170 chủ trang trại có dư nợ 11 tỷ đồng. Cho vay hợp tác xã: có 6 HTX dư nợ 1.06 tỷ đồng.
Cho vay người đi lao động có thời hạn nước ngoài 2.145 khách hàng,dư nợ 32 tỷ đồng. Ký hợp đồng trách nhiệm với 37 trung tâm xuất khẩu lao động để bảo lãnh cho các hộ có người đi lao động nước ngoài vay vốn thuận tiện với số dư quỹ bảo lãnh 5.846 tỷ đồng.
Dư nợ cho đời sống với người hưởng lương, trợ cấp xã hội không phải bảo đảm bằng tài sản, có 20.950 khách hàng với dư nợ 461 tỷ đồng; tăng 132 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng 40%, bình quân dư nợ 22 triệu/khách hàng. Chương trình giải ngân vốn hỗ trợ nông nghiệp nông thôn IFAD với dư nợ 29 tỷ đồng.
Bảng 4. Dư nợ theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng dư nợ
1.437.388
1.765.292
2.631.459
- Doanh nghiệp nhà nước
8.867
7.442
9.826
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
186.915
277.572
446.458
- Hợp tác xã
123
821
1.061
- Hộ gia đình, cá nhân
1.241.483
1.479.457
2.174.114
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007
Qua bảng trên ta thấy: Nhìn chung mức dư nọ của khách hàng ngày càng tăng. Và ta có thể thấy khách hàng chủ yếu của ngân hàng nông nghiệp là các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh nhà. Đây là kết quả tất yếu bởi vì hoạt động của NHNo&PTNT là vì sự phát triển của nông thôn Việt Nam. Mức dư nợ cho vay dành cho những đối tượng khách hàng này luôn chiếm trên 80% tổng dư nợ và mức dư nợ này ngày càng tăng do nhu cầu của người dân ngày càng lớn. Tuy nhiên tỷ trọng của loại hình tín dụng này đang có xu hướng giảm dần, từ chổ năm 2005 mức tín dụng của hộ gia đình cá nhân chiếm 86.37%, thì đến năm 2006 còn 84.24% và năm 2007 là 82.62%. Tiếp đến là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, và ta có thể thấy mức tín dụng này ngày càng tăng không những cả về số lượng mà còn cả về tỷ trọng của nó trong tổng dư nợ.
Năm 2007 vừa qua thì tín dụng phục vụ chương trình kinh tế địa phương cũng có sự tăng trưởng khá lớn. Cụ thể như sau:
Chương trình cho vay trồng chè có mức dư nợ là 304 triệu đồng và hiện nay có 312 hộ có dư nợ.
Cho vay mua sắm nông cụ sản xuất 539 hộ với mức dư nợ là 14.5 tỷ đồng. Cho vay thuỷ sản: đã cho các hộ vay vốn làm ao hồ, mua giống, thức ăn nuôi trồng, đánh bắt, chế biến các loại thuỷ sản… có 2.808 hộ với mức dư nợ là 54 tỷ đồng, tăng 11 tỷ so với năm 2006. Chương trình cho vay kinh tế, cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc … đến cuối năm 2007 còn 170 hộ với dư nợ là 11 tỷ đồng.Cho vay ngươi lao động đi nước ngoài là 2.145 khách hàng với mức dư nợ 32 tỷ đồng. Đã ký hợp đồng trách nhiệm với 37 trung tâm xuất khẩu lao động để bảo lãnh cho các hộ có người đi lao động nước ngoài với mức ký quỹ bão lãnh là 5.846 tỷ đồng
Hoạt động dịch vụ
Năm 2007 là một năm thành công của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh với tổng thu phí dịch vụ là 5.165 tỷ đồng, tăng 1.44 tỷ so với năm 2006. Trong đó hoạt động chuyển tiền trong nước là 2.04 tỷ đồng tăng 628 triệu so với năm 2006. Doanh số mua ngoại tệ là 13.8 triệu USD, doanh số bán là 13.9 triệu USD, thực hiện chi trả kiều hối 22.620 món với số tiền là 25.9 triệu USD. Trong năm phát hành mới 2.528 thẻ ATM, đưa số thẻ phát hành lên 4.778 thẻ với số dư trên tài khoản là 5.1 tỷ đồng, số dư bình quân là 1 triệu đồng/thẻ.
2.2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh.
Mức dư nợ tín dụng ngày càng tăng cụ thể từ năm 2005 đến năm 2007 mức dư nợ ngắn hạn đã tăng một mức tuyệt đối là 669 tỷ đồng đây là một con số khá ấn tượng. Bên cạnh đó thì dư nợ trung hạn và nợ UTĐT cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên hiện nay hoạt động tín dụng ở NHNo&PTNT Hà Tĩnh còn tồn tại một số vấn đề sau
Hiện nay ngân hàng đang cho vay theo các quy định của ngân hàng nhà nước và của NHNo&PTNT Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình cho vay công tác thẩm định còn nhiều vướng mắc, chỉ mới quan tâm đến khía cạnh tài chính và tài sản đảm bảo tiền vay chứ chưa xét đến những khía cạnh khác. Như môi trường kinh doanh, khả năng cạnh tranh của dự án trên thị trường...Trong những năm qua nền kinh tế của đất nước nói chung và của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng phát triển với tốc độ khá tốt, GDP liên tục tăng, vị thế của đất nước ngày càng cao. Nhưng bên cạnh đó thì lạm phát cũng ngày một càng tăng , giá cả thường xuyên biến động, hàng hóa luân chuyển chậm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh dẫn đến nhiều khách hàng làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng vì thế nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Mặt khác trong nền kinh tế nông nghiệp nông thôn trên địa bàn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm cộng thêm điều kiện thiên nhiên bất lợi làm cho việc sản xuất kinh doanh của nhiều hộ sản xuất thua lỗ, thậm chí trắng tay dẫn đến không trả được nợ. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều khách hàng sử dụng vốn sai mục đích như có khách hàng vay vốn lưu động nhưng lại đưa vào xây dựng cơ bản hoặc sử dụng vào những lĩnh vực kinh doanh trái pháp luật như buôn lậu, buôn bán hàng giả thậm chí có khách hàng còn sử dụng vốn ngân hàng để đánh bạc, chơi cá độ và nó có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng. Nhiều cán bộ ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng còn tuân thủ không đúng theo quy định đưa ra, vẫn còn trường hợp giá trị khoản vay lớn hơn rất nhiều so với giá trị của tài sản bảo đảm, thời gian cho vay lớn hơn thời gian của dự án kinh doanh. Nhiều cán bộ ngân hàng còn tiếp tay cho hoạt động phi pháp của khách hàng. Khách hàng khi đến vay ngân hàng thì có thêm nguồn vốn để phát triền kinh tế của mình tuy nhiên nguồn vốn ngân hàng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, mặt khác với lãi suất ngày càng tăng lên thì khách hàng đến với ngân hàng càng ít hơn. Mặt khác nhiều khách hàng khi cần nguồn vốn lớn nhưng do tài sản bảo đảm không đủ lớn nên không thể vay được vốn của ngân hàng. Có thể nói về cơ bản nguồn vốn của ngân hàng đã mang lại lợi ích rất lớn cho khách hàng cũng như toàn xã hội. Tuy nhiên nguồn vốn này đôi khi còn được cấp chậm so với nhu cầu của khách hàng cũng như không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về số lượng làm cho khách hàng mất đi sự cạnh tranh trong ngắn hạn. Nhiều khách hàng còn sử dụng vốn không đúng mục đích như trong hợp đồng tín dụng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến khách hàng mà còn ảnh hưởng đến khả năng thu nợ của ngân hàng. Hiện nay mặc dù tỷ lệ các món vay có vấn đề chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ song nó đang có xu hướng tăng lên gần đây, nếu không có biện pháp khắc phục thì nó sẻ gây khó khăn cho ngân hàng trong tương lai trong việc quản lý có hiệu các nguồn vốn của mình chẳng hạn như nhiều người vay cho mục đích trang bị công cụ cho sản xuất nông nghiệp nhưng lại đem sử dụng cho tiêu dùng, hay để kinh doanh nhỏ.
Đối với các ngân hàng nói chung và đối với NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh nói riêng thì hiện nay do cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng làm cho lãi suất huy động thì tăng lên cao trong khi lãi suất cho vay thì tăng không đáng kể cộng thêm các chi phí khác cũng tăng lên làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng lên không đáng kể. Tổng thu của ngân hàng trong ba năm mặc dù có tăng lên nhưng cùng với đó thì chi phí của ngân hàng cũng tăng lên năm 2005 tổng thu là 247.032 triệu đồng thì năm 2006 là 316.014 triệu đồng nhưng tổng chi từ năm 2005 sang 2006 cũng đã tăng thêm 69,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó là ngân hàng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu mặc dù hiện nay ngân hàng đã đa dạng cho vay sang các lĩnh vực khác nhưng nói chung tỷ trọng cho vay nông nghiệp của ngân hàng vẫn còn chiếm tỷ lệ rất lớn nên khi khi có rủi ro xẩy ra đối với ngành nông nghiệp thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro. Hiện nay dịch bệnh xẩy ra thường xuyên với quy mô lớn làm cho tổn thất của nông dân là rất lớn do vậy làm cho ngân hàng khó mà thu hồi được vốn của mình.
Cùng với sự gia tăng về mức dư nợ thì trong những năm qua dư nợ quá hạn vẫn còn lớn và ngày càng tăng cả về số lượng và tỷ lệ.
Bảng 5. Tình hình nợ quá hạn trong những năm qua
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Dư nợ ngắn hạn
728
898
1397
Dư nợ trung hạn
550
657
914
Dư nợ UTĐT
159
206
320
Dư nợ quá hạn
19.1
22
27.8
Tỷ lệ nợ quá hạn
1.3%
1.23%
1.26%
Nợ xấu (Nợ từ nhóm III-V)
8
8.1
Tỷ lệ nợ xấu
0.5%
0.6%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2005, 2006, 2007
Qua bảng trên ta thấy mức dư nợ quá hạn ngày càng tăng, năm 2005 dư nợ quá hạn là 19.1 tỷ đồng thì năm 2007 đã tăng lên 27.8 tỷ đồng đây là một con số không nhỏ nhất là với một ngân hàng có quy mô còn chưa lớn như NHNo&PTNT Hà Tĩnh. Việc khách hàng không trả nợ đúng hạn có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của khách hàng . Tuy nhiên khi ta xét đến tỷ lệ nợ quá hạn thì thấy mặc dù lúc năm 2006 tỷ lệ này đã giảm so với năm 2005 nhưng sang năm 2007 thì tỷ lệ này đã tăng lên và tỷ lệ này nói chung vẫn còn tương đối cao. Đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu vẫn còn lớn, tỷ lệ nợ xấu là một cảnh báo đối với ngân hàng về khả năng thu hồi khoản vay của mình, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn chiếm rất lớn trong khoản dư nợ quá hạn năm 2006 nó chiếm 27.3 % mức dư nợ quá hạn thì sang năm 2007 nó đã lên gần 30% như vậy khả năng mất vốn của ngân hàng là khá lớn. Trong 8 tỷ nợ quá hạn của năm 2006 thì nợ thuộc nhóm III là 1.2 tỷ chiếm 0.07% tổng dư nợ và chiếm 15% tổng nợ xấu, Nợ nhóm IV là 1.5 tỷ đồng nó chiếm tới 0.08 % tổng dư nợ và chiếm 18.8% tổng dư nợ xấu, và như vậy sẻ còn 5.3 tỷ nợ quá hạn còn lại thuộc nhóm V và nó chiếm 66.2 % tổng dư nợ xấu. Như vậy qua số liệu này ta thấy, trong tổng dư nợ xấu thì tỷ lệ dư nợ thuộc những nhóm có khả năng mất vốn chiếm tỷ lệ càng lớn.
2.3 Đánh giá về chất lượng tín dụng trong thời gian qua.
2.3.1 Kết quả đạt được
Qua các kết quả trên ta thấy, nguồn vốn huy động và cho vay của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua tăng lên đáng kể. Ngân hàng đã xác định đúng chiến lược kinh doanh và chiến lược khách hàng, xây dựng được thị trường chiếm thị phần khá lớn trong tỉnh, là một địa bàn nhỏ nhưng với sự tham gia của 3 ngân hàng thương mại khác là ngân hàng công thương, ngân hàng ngoại thương, ngân hàng đầu tư và phát triển nhưng NHNo&PTNT vẫn chiếm thị phần trên 60% trên địa bàn. Nguồn vốn của ngân hàng bám sát chương trình kinh tế của địa phương như cho vay trồng chè, cho vay nuôi trồng thuỷ sản, chương trình phát triển doanh nghiệp. Trong những năm qua vốn tín dụng của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh đã giúp cho người dân trong tỉnh góp phần xóa đói giảm nghèo. Đã đầu tư cho hàng trăm lượt người đi xuất khẩu lao động cải thiện đời sống cho rất nhiều hộ gia đình. Nguồn vốn của ngân hàng cũng góp phần khôi phục lại những ngành nghề truyền thống giải quyết việc làm cho rất nhiều người nhưng làng nghề làm nó ở Thạch Việt, chiếu Thạch Đồng. Nhiều doanh nghiệp có được nguồn vốn của ngân hàng đã đẩy mạnh sản xuất, mở mang kinh doanh tạo thành những doanh nghiệp lớn trên địa bàn như doanh nghiệp tư nhân Ông Nhân, hàng năm thu được nhiều lợi nhuận. Bên cạnh đó vốn của ngân hàng còn cùng với nhà nước thực hiện nhiều công trình lớn mang tầm quốc gia, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đạt được những thành tựu trên là do các nguyên nhân sau; Nền kinh tế nước ta phát triển khá cao trong 3 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm là khá lớn (trên 8%). Sự phát triển kinh tế đã tạo môi trường kinh doanh tốt cho các ngân hàng, các tổ chức kinh tế, nhiều dự án mới ra đời, nhiều khu kinh tế được lập mới và nhiều cơ hội kinh doanh tốt được mở ra và nhiều người đã nắm bắt được điều này. Bên cạnh đó sự chỉ đạo đúng đắn của các cấp chính quyền cũng tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng được phát triển. So với các ngân hàng khác trên địa bàn thì NHNo&PTNT có nhiều ưu thế hơn: ngân hàng có hệ thống chi nhánh rộng khắp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với khách hàng, là một trong những ngân hàng đầu tiên ở Hà Tĩnh NHNo&PTNT đã tạo được thương hiệu của mình trong lòng khách hàng, có lượng khách truyền thống lớn hơn rất nhiều so với các ngân hàng khác trên địa bàn.
2.3.2 Hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh còn tồn tại một số vấn đề sau: NHNo&PTNT Hà Tĩnh chủ yếu cho vay để phát triển nông nghiệp nông thôn do vậy dư nợ cho vay nông dân là lớn nhất mà trong những năm qua Hà Tĩnh luôn phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, đây là vùng năm nào cũng phải chịu ảnh hưởng của bão lụt, là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt có một mùa đông lạnh kéo dài, đồng thời lại có một mùa nắng nóng với gió phơn tây nam (Gió Lào ) làm cho sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Là một tỉnh có nền kinh tế kém phát triển so với các tỉnh khác nông nghiệp còn chiếm đa số nên khi có rủi ro xẩy ra thì hậu quả của nó thường là rất lớn. Mặt khác do địa bàn hoạt động của ngân hàng khá lớn nên việc quản lý tương đối khó khăn hiện nay NHNo&PTNT Hà Tỉnh có hệ thống chi nhánh trên tất cã các huyện nhưng ở một số địa phương hệ thống giao thông vận tải còn chưa phát triển chẳng hạn như một số địa bàn như ở Hương Sơn, Vũ Quang làm cho việc theo dõi các khoản cho vay là rất khó khăn, do Hà Tĩnh là tỉnh thương xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên rất nhiều dự án rất khả thi nhưng khi lũ bão vào thi không thu hồi được nguồn vốn của mình. Chuyển sang cơ chế thị trường khá lâu nhưng cơ chế bao cấp vẫn còn ở một số doanh nghiệp dẫn đến làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản hoặc giải thể sát nhập với doanh nghiệp khác kéo theo một khối lượng lớn vốn tín dụng bị đóng băng thành nợ tồn đọng, khó đòi chẳng hạn như cho vay đối với công ty mía đường, hiện nay dư nợ vẫn còn rất lớn nhưng công ty đã chuyễn vào Trà Vinh gây khó khăn rất lớn cho việc giám sát và thu hồi khoản tín dụng. Một số khách hàng còn lừa đảo lấy tiền ngân hàng hoặc chây ỳ cố tình không trả nợ.
Bên cạnh đó một số cán bộ ngân hàng còn thực hiện không đúng quy trình tín dụng dẫn đến cho vay nhiều khoản sai mục đích, thời gian cho vay lớn hơn rất nhiều so với thời gian của dự án. Công tác thẩm định còn sơ sài, chỉ mới kiểm tra các tỷ lệ tài chình nà chưa xem xét các yếu tố khác. Kết quả kiểm tra của thanh tra còn cho thấy một số cán bộ tín dụng còn vụ lợi làm ăn bất chính, cho phép khách hàng đảo nợ nhiều lần. Khi cho vay thì hồ sơ tín dụng không lưu trữ đầy đủ, việc kiểm tra giám sát khách hàng còn làm rất sơ sài, đôi khi kiểm tra nhưng không có văn bản lưu lại, quyết định cho vay còn thiếu căn cứ. Do trình độ và ý thức của một bộ phận cán bộ nhân viên chưa cao bên cạnh sự kiểm tra giám sát còn sơ sài hạn chế. Một số cán bộ còn vì lợi ích trước mắt của mình mà cố ý làm sai, không vượt qua được sự cám dổ trước mắt.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TẠI NHNo&PTNT TỈNH HÀ TĨNH
3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới.
Là chi nhánh cấp một của NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh có những định hướng hoạt động kinh doanh theo những mục tiêu của toàn ngành ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng. Trong tương lai chi nhánh có những định hướng phát triển mở rộng các đối tượng khách hàng, đặc bệt là tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới có tiềm năng. Với phương châm của NHNo&PTNT Việt Nam là “ hoạt động hướng tới khách hàng” chi nhánh sẻ có những mục tiêu hoạt động nhằm thu hút khách hàng ngày càng nhiều hơn và cố gắng đáp ứng các nhu càu của khách hàng. Tuy nhiên nhấn định trong xu thế hội nhập, cạnh tranh và phát triển, ngành ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT nói riêng trong những năm tới sẽ đứng trước nhiều vận hội cũng như đầy thủ thách. Kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho tín dụng phát triển, tuy nhiên sự có mặt của nhiều ngân hàng cùng với sự biến động khó lường của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng. Sang năm 2008 ngân hàng sẽ tập trung mạnh vào việc huy động vốn bằng nhiều giải pháp linh hoạt, chủ động cân đối nguồn vốn, và sử dụng nguồn vốn đúng quy định. Việc áp dụng công nghệ mới vào hoạt động của ngân hàng sẽ được triển khai, từ tháng 3 trở đi sẻ áp dụng hệ thống tin học IPCAS kết nối mạng toàn chi nhánh và dự kiến đến cuối năm sẽ triển khai trên toàn hệ thống từ hội sở đến ngân hàng các cấp tạo sự thuận lợi cho giao dịch cũng như quản lý. Xem xét bố trí lại mạng lưới nhằm nâng cao chất lượng cạnh tranh, đồng thời sẻ bổ sung, sữa đổi nội quy lao động và những quy định trong công tác quản lý cho phù hợp với yêu cầu quản lý trong môi trường kinh doanh mới.
Dự kiến nguồn vốn huy động sẽ tăng 25% so với năm 2007 đạt trên 2.780 tỷ đồng. Nguồn vốn ngoại tệ huy động tăng tối thiểu 40%, đạt khoảng 29 triệu USD. Thu dịch vụ đạt 10 tỷ và sẽ duy trì mức nợ quá hạn dưới 3%, nợ xấu dưới 2%.
Tiếp tục mở rộng cho vay các khách hàng truyền thống, chú trọng vào khách hàng là các hộ sản xuất kinh doanh giỏi và khàch hàng chuyển đổi từ xe công nông sang phương tiện vận tải khác. Chủ động tiếp cận các dự án lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiếp tục cho vay đối với các đối tượng xuất khẩu ngoại tệ vừa góp phần tạo thêm thu nhập cho ngân hàng vừa góp phần thúc đẩy kinh tế hộ gia đình.
Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ. Chú trọng thực hiện tốt các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, bão lãnh, thẻ ATM… đại lý bảo hiểm, trả tiền lương qua tài khoản.
Làm tốt hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền, tiếp thị để khách hàng hiểu rõ hơn về ngân hàng. Đặc biệt trong những năm tới sẽ tiến hành thành lập phòng Marketing để nhằm quảng bá hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng. Thực hiện tốt văn hoá doanh nghiệp góp phần nâng cao thương hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam.
Sữa đổi bổ sung nội quy lao động và những quy định trong công tác quản lý trong môi trường kinh doanh mới. Sẻ tiếp tục mở rộng thêm hệ thống chi nhánh, phát triển hình thức cho vay theo tổ vay vốn. Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên.
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh
3.2.1 Nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên, xây dựng chiến lược đầu tư và sử dụng cán bộ.
Con người luôn là yếu tố quyết định đến chất lượng tín dụng. Không chỉ riêng với ngân hàng mà còn đối với những ngành nghề, lĩnh vực khác nguồn nhân lực chính là yếu tố kiến tạo nên sức mạnh. Hiện nay tại chi nhánh mặc dù nguồn nhân lực đã được đào tạo khá cơ bản, tuy nhiên thực tế hiện nay đội ngũ CBCNV có tuổi đời bình quân tương đối cao, trình độ nghiệp vụ chưa được bảo đảm do trước đây phần lớn cán bộ chỉ mới đào tạo qua trung sơ cấp, hoặc từ các ngành nghề khác chuyển sang mặt khác việc lựa chọn cán bộ ngân hàng còn nhiều bất cập vẫn còn nhiều trường hợp cán bộ ngân hàng đưa con em của mình vào ngân hàng trong khi trình độ của những người này không đáp ứng yêu cầu của công việc. Thái độ làm việc của một số cán bộ nhân viên còn chưa có tinh thần trách nhiệm, vẫn còn tình trạng bặt chẹt khách, làm cho khách hàng không hài lòng với ngân hàng, làm cho họ sợ khi phải đến ngân hàng tỏ thái độ chưa thân thiện. Bên cạnh đó nhân viên ngân hàng còn có nhiều quyết định không đúng khi làm việc gây thiệt hại không chỉ cho khách hàng mà còn gây thiệt hại cho cã ngân hàng, trình độ còn hạn chế là một nguyên nhân trực tiếp làm cho chất lượng tín dụng xấu đi. Do vậy NHNo&PTNT Hà Tĩnh cần phải quan tâm đến việc đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Cùng với việc đào tạo sâu về nghiệp vụ, thì cũng cần đào tạo thêm về tin học, ngoại ngữ và quan tâm thêm về tăng cường lý luận chính trị, kiến thức về kinh tế, pháp luật, tạo tác phong, lối sống, phong cách giao tiếp. Đồng thời với việc đào tạo mới và đào tạo lại thì cần phải quân tâm đến việc tuyển dụng những cán bộ trẻ có năng lực tâm huyết với ngành nghề để từng bước chuẩn hoá cán bộ theo chủ trương của ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tronmg thời kì mới. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đên công tác quy hoạch sắp xếp bố trí cán bộ làm sao cho họ phát huy được hết năng lực của mình, giao đúng người đúng việc.
Xuất phát từ con người và vì con người, quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng không thể tách rời với sự cống hiến của CBCNV do vậy chi nhánh cần phải có những chính sách khen thưởng thích đáng với những cán bộ hoàn thành tốt công việc của mình được giao đồng thời cũng cần phải có chế độ xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ tín dụng vi phạm những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, gây thiệt hại cho ngân hàng.
Như vậy trong quá trình hoạt động sẽ hạn chế bớt được những rủi ro không đáng có do ý thức chủ quan của cán bộ ngân hàng, tình hình nợ quá hạn sẻ giảm xuống, chất lượng tín dụng được nâng cao
3.2.2 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất , cải tiến công nghệ ngân hàng.
Việc phát triển cơ sở vật chất, cải tiến công nghệ ngân hàng và đưa ngân hàng trở thành ngân hàng hiện đại có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển hoạt động của ngân hàng. Với cơ sở tiên tiến, công nghệ hiện đai sẻ giúp ngân hàng tiếp cận hơn với khách hàng, góp phần mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ và thông tin quả lý khách hàng.Mặc dù đã được trang bị cơ sở vật chất khá tốt nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay, một số phòng vẫn còn trường hợp nhiều người sử dụng một máy tính, hệ thống cung cấp cho khách hàng còn chưa phát triển, cạnh đó hệ thống bàn ghế ngồi chờ dành cho khách hàng hầu như đã cũ kỷ, sơ sài. Hiện nay việc thực hiện các quy trình thẩm định, thu thập thông tin khách hàng chủ yếu được thực hiện theo phương pháp thủ công là chính. Bên cạnh đó việc lưu trữ thông tin trên văn bản bằng giấy ẩn chứa nhiều rủi ro, nó có thể dể bị hỏng, mất khi cần xem lại thì rất khó tìm. Hiện nay việc dữ liệu hoá các tài liệu thành các phai văn bản là một xu thế mới, với việc dữ liệu hoá này thì việc lưu trữ các phai sẻ dể dàng hơn, việc tìm kiếm tài liệu cũng dễ dàng hơn.
NHNo&PTNT Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn đầu của dự án hiện đại hoá ngân hàng. Tuy nhiên là một chi nhánh hoạt động tại một tỉnh thuộc dạng nghèo trong cả nước nên cơ sở vật chất công nghệ của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn nhiều hạn chế, muốn tồn tại và phát triển chi nhánh cần phải có những định hướng, kế hoạch nhắm đổi mới và hiện đại hoá cơ sở vật chất, kỉ thuật công nghệ của mình. Với công nghệ mới không chỉ giúp ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ nhanh hơn mà còn chính xác hơn. Mặt khác với công nghệ hiện đại thì việc quản lý hồ sơ khách hàng sẻ trở nên đơn giản hơn nhiều. Bên cạnh đó khi có công nghệ hiện đại thì khách hàng đến giao dịch sẽ có cảm giác an tâm tin tưởng hơn, tạo môi trường làm việc hiện đại chuyên nghiệp như vậy sẻ thu hút được lượng khách hàng lớn hơn. Phạm vi hoạt động của ngân hàng là khá lớn nhưng hệ thống chi nhánh thì còn có giới hạn nên việc tiếp xúc thường xuyên với khách hàng còn nhiều hạn chế. Vì vậy trong thời gian tới NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh cần tiếp tục ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng.
3.2.3 Đưa vào áp dụng và ngày càng hoàn thiện hệ thống chấm điểm khách hàng.
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của NHNo& PTNT Việt Nam là một quy trình đánh giá xác suất một khách hàng tín dụng không thực hiện được các nghĩa vụ tầi chính của mình đối với ngân hàng cho vay như không trả được lãi và gốc nợ vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác. Các tình huống này là các rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng cho vay. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi tuỳ theo từng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm dựa vào các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính sẵn có của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng.
Hiện nay việc xét duyệt cho vay tại chi nhánh chủ yếu vẫn là dựa vào phán đoán là chính cho vay dựa vào mối quan hệ, uy tín của khách hàng là chính, việc thẩm định tài chính khách hàng thường tiến hành không được khoa học, trong khi tiến hành thẩm định còn gặp nhiều sai lầm do, làm cho rủi ro của khoản tín dụng tăng lên và cán bộ ngân hàng thường không đánh giá được những rủi ro có thể xẩy ra trong tương lai đối với các khoản tín dụng này, nhiều cán bộ ngân hàng còn chỉ căn cứ vào tài sản đảm bảo mà cho vay chứ không quan tâm đến tình hình tài chính, môi trường hoạt động, lĩnh vực kinh doanh của người đi vay. Do vậy để hạn chế rủi ro và mở rộng hoạt động tín dụng chi nhánh cần nhanh chóng áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Với hệ thống này việc cấp tín dụng sẻ chính xác hơn, nhanh chóng hơn. Nó sẽ giúp cán bộ tín dụng xác định chính xác hạn mức tín dụng, thời hạn cho vay và mức lãi suất phù hợp áp dụng cho khách hàng đồng thời việc giám sát đánh giá khách hàng được tốt hơn. Mặt khác với quá trình xếp hạng khách hàng sẻ cho thấy mức độ rủi ro của khách hàng từ đó có thể lường trước những rủi ro có thể gặp trong quá trình cấp khoản tín dụng từ đó có thể có những quyết định kip thời. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này vào cấp tín dụng cũng phải đồng thời tiến hành các khâu thẩm đinh khác tránh tình trạng khách hàng cấp thông tin sai sự thật.
3.3 Một số kiến nghị, đề xuất
3.3.1 Đối với chính phủ.
Tạo điều kiện hơn nữa cho sự hoạt động của các ngân hàng nhất là trong thời kỳ hội nhập. Xây dựng hành lang pháp lý khoa học, hợp lý cho hoạt động tín dụng. Đồng thời đưa ra các chế tài xử phạt đối với các khách hàng khi họ thực hiện không đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tạo thêm nhiều điều kiện cho ngân hàng phát mại tài sản đảm bảo trong trường hợp khách hàng không trả được nợ.
3.3.2 Đối với chính quyền địa phương.
Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đề nghị tỉnh chỉ đạo các cơ quan ban ngành quy hoạch thành những khu kinh tế, ngành nghề cây con, từ đó có chỉ đạo để ngân hàng đầu tư phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh đó chính quyêng địa phương cần phối hợp với ngân hàng trong công tác thẩm định giá trị tài sản đảm bảo, giúp ngân hàng bán đấu giá các tài sản bảo đảm.
3.3.3 Đối với ngân hàng nhà nước.
Ngân hàng nhà nước cần có biện pháp nâng cao hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo hơn nữa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, tạo môi trường lành mạnh trong kinh doanh tiền tệ tín dụng và chất lượng ngân hàng.Ngân hàng nhà nước có những quy định mới nới rộng quyền hạn của các ngân hàng thương mại đối với tài sản bảo đảm. Mặt khác Ngân hàng nhà nước cần có biện pháp yêu cầu các ngân hàng thương mại tham gia vào trung tâm thông tin tín dụng, cung cấp một cách đầy đủ các thông tin cần thiết cho trung tâm thông tin tín dụng. Đồng thời nâng cao khả năng cung cấp thông tin của trung tâm thông tin tín dụng CIC
KẾT LUẬN
Tín dụng là chức năng quan trọng nhất của các tổ chức trung gian tài chính, là dịch vụ sinh lời chủ yếu. Bất cứ ngân hàng nào cũng quan tâm đến chất lượng tín dụng của mình. Khi một sự cố xẩy ra đối với một ngân hàng thì ảnh hưởng của nó không chỉ đối với ngân hàng đó mà còn có thể dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế. Nâng cao chất lượng tín dụng không phải là vấn đề mới mẻ, nhưng trong thời kỳ hội nhập hiện nay khi mà sự cạnh tranh giữa các ngân hàng rất gay gắt, đặc biệt vợi sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài - những ngân hàng có khả năng quản lý tốt, có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động tín dụng thì các ngân hàng Việt Nam cần coi trọng hơn nữa đến chất lượng các khoản tín dụng của mình.
Do kiến thức còn hạn chế, thời gian thực tập có giới hạn và khả năng thực tế hầu như không có nên khi làm chuyên đề này không tránh được sự sai sót. Em mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô trong khoa để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo cùng tập thể lãnh đạo nhân viên ngân hàng nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề này
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình ngân hàng thương mại – NXB Thống kê
Quản trị ngân hàng thương mại – Peters.Rose
Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính – Federic s.Mishkin
Giáo trình tín dụng ngân hàng - Học viện ngân hàng
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh
Luật các tổ chức tín dụng và các luật, nghị định khác
Một số tài liệu khác
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ngày tháng năm 2008
Giáo viên hướng dẫn
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ được viết tắt
Từ viết tắt
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHNo&PTNT
Ngân hàng Nhà nước
NHNN
Uỷ thác đầu tư
UTĐT
Hành chính
HC
Kế hoạch kinh doanh
KH-KD
Kế toán kiểm toán nội bộ
KT-KTNB
Thanh toán quốc tế
TTQT
Kế toán ngân quỹ
KTNQ
Hợp tác xã
HTX
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1. Tỷ lệ lao động bình quân trong các ngành kinh tế thuộc khu vực nhà nước 23
Bảng 2. Tình hình huy động vốn trong những năm qua 38
Bảng 3. Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian 36
Bảng 4. Dư nợ theo thành phần kinh tế. 39
Bảng 5. Tình hình nợ quá hạn trong những năm qua 43
Hình 1: Những chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại 7
Hình 2. Hình thức tín dụng trực tiếp 14
Hình 3: Hình thức tín dụng gián tiếp 14
Hình 4. Sơ đồ tổ chức NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh (Trang bên) 26
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh.DOC