Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần muối Khánh Hòa

Như vậy, hệ số thanh toán của Công ty trong ba năm khá cao, chứng tỏ số tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty lớn hơn mức cần thiết, làm giảm đi hiệu quả sử dụng vốn. Trong đó, năm 2010 với hệ số thanh toán nhanh cao nhất là 1.25, tức 1 đồng nợ đến hạn trả của Công ty có thể được đảm bảo thanh toán ngay bằng 1.25 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Qua năm 2011, hệ số thanh toán nhanh giảm 20% so với năm 2010, tương ứng mức giảm là 0.25 và đạt hệ số là 1 đồng tiền và tương đương tiền đảm bảo cho 1 đồng nợ đến hạn. Năm 2012, hệ số này là 0.92, giảm 7.79% so với năm 2011, ứng với mức giảm 0.08 đồng bảo đảm. Thông thường chỉ tiêu này dao động trên dưới 0.5 là tốt. Nếu tỉ số này dưới 0.1 thì Công ty đang gặp khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu SXKD và thanh toán công nợ đến hạn vì vậy Công ty phải có hướng để tăng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Nếu chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng 1 khẳng định Công ty có khả năng chi trả công nợ, nhưng Công ty đang giữ quá nhiều tiền, gây ứ đọng vốn, do đó, hiệu quả sử dụng vốn không cao.

docx106 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2489 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần muối Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyển từ hình thái tiền tệ sang dạng vật tư càng nhỏ thì hiệu suất kinh doanh càng cao và tiết kiệm được vốn, giúp DN cải thiện được tình hình thanh toán của mình. Số vòng luân chuyển vốn lưu động Chỉ tiêu tổng hợp này phản ánh trình độ quản lý, tổ chức SXKD của Công ty. Số vòng luân chuyển vốn lưu động càng cao thì chứng tỏ DN sử dụng vốn lưu động càng tốt và tạo cho tình hình tài chính của DN càng khả quan. Trong năm 2010, cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thì Công ty thu được 2.75 đồng doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Con số này tăng qua các năm cụ thể là: năm 2011, đạt 4.34 đồng doanh thu thuần trên 1 đồng vốn lưu động, tăng 57.51% so với năm 2010; năm 2012, đạt 8.36 đồng doanh thu thuần trên 1 đồng vốn lưu động, tăng 92.73% so với năm 2011. Doanh thu thuần trong giai đoạn này tăng qua mỗi năm và tăng nhiều hơn bình quân số vốn lưu động trong năm đã đẩy nhanh số vòng quay vốn lưu động, vốn ít bị ứ đọng tạo điều kiện cho việc tăng lợi nhuận. Kỳ luân chuyển vốn lưu động Chỉ tiêu này càng thấp thì chứng tỏ DN sử dụng vốn lưu đông càng nhanh và hiêu suất sử dụng vốn lưu động càng cao. Hay nói cách khác, kỳ luân chuyển vốn lưu động tỷ lệ nghịch với số vòng luân chuyển vốn lưu động. Năm 2010, để hoàn thành một vòng vốn lưu động thì Công ty phải mất 130.7 ngày. Qua năm 2011, kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm 47.72 ngày tương ứng 36.51% so với năm 2010, còn 82.98 ngày. Năm 2012 con số này giảm với tốc độ cao hơn nữa, cụ thể là giảm 48.12% tương ứng 39.93 ngày so với năm 2011 và đạt 43.05 ngày. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định cho ta thấy sự ảnh hưởng của chúng đến hiệu quả sử dụng vốn và sự hợp lý trong phân bổ vốn nói chung. Đơn vị tính: 1,000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % Vốn cố định bq 34,662,620 40,375,747 46,054,799 5,713,127 116.48 5,679,052 114.07 Nguyên giá bq TSCĐ 32,915,224 38,728,351 44,407,403 5,813,127 117.66 5,679,052 114.66 Hiệu suất sử dụng vốn cố định 1.06 0.92 0.99 (0.14) 86.73 0.07 107.76 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 1.12 0.96 1.03 (0.16) 85.86 0.07 107.20 Hiệu quả sử dụng vốn cố định 0.24 0.14 0.18 (0.10) 59.31 0.04 127.67 Hiệu quả sử dụng TSCĐ 0.25 0.15 0.19 (0.10) 58.72 0.04 127.00 (nguồn: Bảng CĐKT tổng hợp và Bảng tồng hợp KQKD KHASASCO) Bảng 14: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định giai đoạn 2010 – 2012 Hiệu suất sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ Công ty sử dụng vốn cố định có hiệu quả, nhờ đó có ảnh hưởng tốt đến toàn bộ vốn bởi tỷ trọng vốn cố định chiếm phần lớn TSDH và cũng vì vậy mà chiếm phần không nhỏ trong tổng tài sản. Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2010 là 1.06; năm 2011 là 0.92, giảm 13.27% so với năm 2010; năm 2012 đạt 0.99, tuy tăng 7.76% so với năm 2011 nhưng vẫn giảm 6.54% so với năm 2010. Hay nói cách khác, cứ 1 đồng vốn tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn tham gia vào hoạt động SXKD của Công ty thì sẽ tạo ra 1.06 đồng tổng doanh thu trong năm 2010; năm 2011 là 0.92 đồng và năm 2012 là 0.99 đồng tổng doanh thu. Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn cố định trong giai đoạn 2010 – 2012 có xu hướng giảm. Hiệu suất sử dụng TSCĐ Thông thường trong một DN thiên về sản xuất thì hiệu suất sử dụng vốn cố định mà cao thì hiệu suất sử dụng TSCĐ cũng cao tương ứng và cao hơn một chút. Lý do là bởi vốn cố định gồm TSCĐ và các khoản đầu tư tài chính dài hạn trong đó TSCĐ chiếm phần lớn. Trong năm 2010, khi Công ty đầu tư 1 đồng vốn cho TSCĐ thì thu được 1.12 đồng tổng doanh thu. Nhưng đến năm 2011, chỉ tiêu này chỉ còn 0.96, giảm 14.14% so với năm 2010. Năm 2012 thì tăng 7.2% so với năm 2011, đạt 1.03. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Hiệu suất là dành cho doanh thu, nói đến hiệu quả thì là nói đến lợi nhuận. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định không những phụ thuộc hiệu suất mà còn phụ thuộc vào hiệu quả của việc tiết kiệm chi phí của Công ty. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 0.24, tức cứ 1 đồng vốn cố định tham gia hoạt động SXKD của Công ty thì tạo ra được 0.24 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2011 giảm đến 40.69% so với năm 2010 và đạt con số 0.14. Năm 2012 có tăng với tốc độ là 27% so với năm 2011, đạt 0.19 nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2010. Hiệu quả sử dụng TSCĐ Cũng như mối quan hệ giữa hiệu suất sử dụng vốn cố định và hiệu suất sử dụng TSCĐ, mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng tượng tự. Hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2010 của Công ty là 0.25; năm 2011 là 0.15, giảm đến 41.28% so với năm 2010; năm 2012 tăng lên 27% so với năm 2011 và con số tuyệt đối đạt được là 0.19% so với năm 2011, vẫn kém hơn so với năm 2010. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Công ty Các chỉ số này càng cao càng tốt, càng thể hiện được hiệu quả trong kinh doanh đầu tư của DN. Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % ROS (%) 22.23 15.20 18.01 (7.03) 68.38 2.81 118.48 ROI (%) 15.53 9.55 13.39 (5.98) 61.48 3.85 140.29 ROE (%) 18.26 12.30 17.14 (5.96) 67.37 4.84 139.31 (nguồn: Bảng tổng hợp KQKD KHASASCO) Bảng 15: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời giai đoạn 2010 – 2012 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu – ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu hay còn gọi là doanh lợi doanh thu của Công ty trong 3 năm là khá cao, nó biểu thị cho khả năng sinh lời của HH tiêu thụ và phản ánh cả quá trình kinh doanh dịch vụ xảy ra trong DN. Trong năm 2010, ROS là 22.23%; năm 2011 giảm với tốc độ 31.62% so với năm 2010 tương ứng mức giảm là 7.03%, còn 15.20%; đến năm 2012 doanh lợi doanh thu là 18.01% với mức tăng là 2.81% tương ứng với tốc độ tăng 18.48% so với năm 2011. Hay nói cách khác, trong 100 đồng tổng doanh thu mà Công ty thu được năm 2010 thì có 22.23 đồng lợi nhuận và năm 2011 là 15.2 đồng, năm 2012 là 18.01 đồng. Nhận thấy doanh lợi tiêu thụ trong giai đoạn này có xu hướng giảm một phần là do nền kinh tế khó khăn trong những năm qua và sự gia tăng chi phí do chiến lược phát triển của Công ty. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh – ROI Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh hay còn gọi là doanh lợi tổng vốn. Chỉ tiêu này cho biết việc đầu tư vào DN sẽ sinh lời nhiều hay ít so với đầu tư vào DN khác. Công ty thu được 15.53 đồng lợi nhuận sau thuế khi bỏ 100 đồng vốn để kinh doanh vào năm 2010. Qua năm 2011 lợi nhuận sau thu được trên 100 đồng vốn kinh doanh chỉ 9.55 đồng, giảm 38.53% so với năm 2010 tương ứng mức giảm là 5.98 đồng lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. Năm 2012, doanh lợi tổng vốn tăng với tốc độ 40.29% so với năm 2011 tương ứng mức tăng doanh lợi tổng vốn là 3.85 đồng lợi nhuận trên 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra và ROI năm này là 13.39%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu còn được gọi tắt là doanh lợi vốn chủ sở hữu, thể hiện trong kỳ kinh doanh, khi bỏ ra 1 đồng vốn chủ sở hữu thì Công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận mà cụ thể là lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này qua 3 năm không lớn hơn doanh lợi tổng vốn nhiều cũng nói lên được vốn mà Công ty sử dụng phần lớn là vốn chủ sở hữu. Do đó, có thể nhận định rằng về tài chính của Công ty sẽ gặp ít rủi ro hơn; nhưng mặt khác Công ty không thể tận dụng được lá chắn thuế và chi phí sử dụng vốn sẽ cao. Cũng nhận thấy sự biến động của ROE gần như tương ứng với sự biến động của ROI cho thấy vốn chủ sở hữu qua 3 năm thay đổi không nhiều. Cụ thể là năm 2010 ROE của Công ty là 18.26%; đến năm 2011 lại giảm với tốc độ 32.63% so với năm 2010, còn 12.30%; sang năm 2012 khi Công ty bỏ ra 100 đồng VCSH thì thu lại được 17.14 đồng lợi nhuận sau thuế, tốc độ tăng so với năm 2011 là 39.31% ứng với mức tăng là 4.84 đồng lợi nhuận sau thuế trên VCSH. Phân tích tình hình tài chính của Công ty Phân tích kết cấu tài sản Biểu đồ 10: Kết cấu tài sản giai đoạn 2010 – 2012 Cơ cấu tài sản của mỗi DN cần phù hợp và hợp lý đối với cơ cấu tài sản của ngành mà DN hoạt động. Tỷ suất đầu tư TSCĐ Tỷ suất đầu tư TSCĐ trung bình của nhóm ngành sản xuất – kinh doanh là khoảng 33.3% nói chung. Nhưng sản xuất kinh doanh muối có điều đặc biệt là cần đầu tư cho cơ sở vật chất hạ tầng và xây dựng cơ bản nhiều. Thế nên chưa có sự bất hợp lý trong tỷ trọng đầu tư tài sản ở Công ty. Vào năm 2010, cứ trong 1 đồng đầu tư vào tài sản thì có 0.7 đồng là dành cho TSCĐ. Năm 2011 con số này giảm 2.76% so với năm 2010, xuống còn 0.68; năm 2012 tỷ suất đầu tư TSCĐ tăng 15.22% so với năm 2011 và đạt 0.79 đồng TSCĐ trên 1 đồng tài sản. Nhìn chung trong giai đoạn này tỷ suất đầu tư TSCĐ có xu hướng tăng. Tỷ suất đầu tư TSNH Cũng theo Cophieu68.com, ta xác định được tỷ suất đầu tư TSNH trung bình của nhóm ngành sản xuất – kinh doanh là 63.89%. Lý do con số này cao là đối với DN SXKD nói chung đặc biệt được chú ý về hàng tồn kho, phải thu ngắn hạn trong TSNH. Nhưng đối với ngành muối mà đặc biệt là đối với Công ty thì như đã nói ở trên, TSCĐ chiếm tỷ trọng cao nên sẽ đồng nghĩa với việc tỷ suất TSNH giảm xuống. Trong năm 2011, tỷ suất đầu tư TSNH là 0.26, tăng 9.12% so với năm 2010 có con số là 0.24. Năm 2012, trong 1 đồng Công ty đầu tư cho tài sản thì chỉ có 0.16 đồng cho TSNH, con số này giảm 37.68% so với năm 2011. Xu hướng của tỷ suất đầu tư TSNH đối ngược lại với xu hướng của tỷ suất đầu tư TSCĐ. Phân tích kết cấu nguồn vốn Kết cấu nguồn vốn của Công ty không những nói lên khả năng tài chính của mỗi DN mà đồng thời còn cho thấy được quan điểm quản trị của lãnh đạo DN đó. Quan điểm được thể hiện qua tính rủi ro từ cơ cầu nguồn vốn mang lại. Cụ thể là chấp nhận rủi ro cao để thu được lợi ích cao hay giảm thiểu rủi ro và lợi ích mang lại không nhiều so với trường hợp trước? Biểu đồ 11: Kết cấu nguồn vốn giai đoạn 2010 – 2012 Tỷ số nợ Năm 2010, tỷ số nợ của Công ty rất ít, chỉ chiếm 14.97% trên tổng vốn đưa vào SXKD. Có sự tăng rõ rệt của chỉ tiêu này trong năm 2011 với tốc độ tăng là 49.64% so với năm 2010 ứng với mức tăng là 7.43%. Qua năm 2012, cứ 100 đồng vốn Công ty bỏ vào kinh doanh thì có 21.85 đồng có từ việc vay nợ, chỉ số này giảm với tốc độ 2.45% so với năm 2011 ứng với giảm đi 0.55 đồng nợ trong 100 đồng tổng vốn. Tỷ số này càng cao thì tận dụng được lợi ích từ lá chắn thuế càng nhiều. Tuy nhiên, Công ty cũng sẽ phải chịu áp lực gia tăng của việc trả lãi vay. Tỷ số tự tài trợ Cứ 100 đồng vốn Công ty bỏ vào SXKD thì có 59.13 đồng vốn tự có là tỷ số tự tài trợ của Công ty vào năm 2010. Năm 2011, tỷ số này giảm với tốc độ 10.44% so với năm 2010, ứng với mức giảm 6.17% và còn là 52.96 đồng VCSH trên tổng vốn. Trong năm 2012, tỷ số tự tài trợ là 58.61%, tăng với tốc độ 10.68% so với năm 2011 ứng với mức tăng 5.66 đồng vốn tự có trên tổng vốn. Tỷ số này càng cao thì khả năng độc lập tài chính càng lớn nhưng đồng thời Công ty sẽ không tận dụng được lợi ích từ lá chắn thuế. Tỷ số tư tài trợ luôn tỷ lệ nghịch với tỷ số nợ. Phân tích khả năng thanh toán Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % Hệ số thanh toán hiện hành 6.68 4.46 4.58 (2.22) 66.83 0.11 102.51 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 2.70 2.20 1.27 (0.50) 81.41 (0.93) 57.72 Hệ số thanh toán nhanh 1.25 1.00 0.92 (0.25) 80.00 (0.08) 92.21 Hệ số thanh toán lãi vay 190.53 10.91 15.33 (179.62) 5.73 4.42 140.54 (nguồn: Bảng CĐKT tổng hợp và Bảng tổng hợp KQKD KHASASCO) Bảng 16: Khả năng thanh toán giai đoạn 2010 – 2012 Hệ số thanh toán hiện hành Ngoài DN Nhà nước ra, nếu tỷ số này bằng 1 thì DN đứng trên bờ vực phá sản (vốn chủ sở hữu bằng không hay nói cách khác DN sử dụng vốn không phải của mình để kinh doanh). Nhận thấy trong ba năm này hệ số thanh toán hiện hành còn gọi là hệ số thanh toán tổng quát của Công ty luôn lớn hơn 2 nên Công ty có thể đảm bảo tốt khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn từ sự chuyển đổi tài sản. Trong đó, năm 2010, hệ số này là 6.68; năm 2011, hệ số giảm với tốc độ 33.13% so với năm 2010, ứng với mức giảm 2.22 và còn 4.46. Hay nói cách khác, trong năm 2011 Công ty có 4.46 đồng tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ đến hạn. Sang năm 2012, hệ số thanh toán hiện hành đạt 4.58, tăng 2.51% ứng với mức tăng là 0.11 đồng tài sản đảm bảo. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn Về nguyên tắc vay ngắn hạn để đầu tư ngắn hạn, nên hệ số này ít nhất phải là 1, và phần đầu tư còn lại là từ vốn chủ sử hữu. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn qua ba năm lớn hơn 1, phù hợp với nguyên tắc vay ngắn hạn để đầu tư ngắn hạn. Cụ thể: năm 2010, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 2.7 đồng TSNH của Công ty; năm 2011 hệ số này giảm 18.59% so với năm 2010, ứng với mức giảm là 0.5 và còn 2.2 đồng bảo đảm từ TSNH; năm 2012, hệ số này tiếp tục giảm còn 1.27 với tốc độ giảm 42.28% so với năm 2011, ứng với mức giảm 0.93 đồng TSNH bảo đảm cho nợ ngắn hạn của Công ty. Hệ số thanh toán nhanh Như vậy, hệ số thanh toán của Công ty trong ba năm khá cao, chứng tỏ số tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty lớn hơn mức cần thiết, làm giảm đi hiệu quả sử dụng vốn. Trong đó, năm 2010 với hệ số thanh toán nhanh cao nhất là 1.25, tức 1 đồng nợ đến hạn trả của Công ty có thể được đảm bảo thanh toán ngay bằng 1.25 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Qua năm 2011, hệ số thanh toán nhanh giảm 20% so với năm 2010, tương ứng mức giảm là 0.25 và đạt hệ số là 1 đồng tiền và tương đương tiền đảm bảo cho 1 đồng nợ đến hạn. Năm 2012, hệ số này là 0.92, giảm 7.79% so với năm 2011, ứng với mức giảm 0.08 đồng bảo đảm. Thông thường chỉ tiêu này dao động trên dưới 0.5 là tốt. Nếu tỉ số này dưới 0.1 thì Công ty đang gặp khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu SXKD và thanh toán công nợ đến hạn vì vậy Công ty phải có hướng để tăng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Nếu chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng 1 khẳng định Công ty có khả năng chi trả công nợ, nhưng Công ty đang giữ quá nhiều tiền, gây ứ đọng vốn, do đó, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Hệ số thanh toán lãi vay Hệ số này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của DN và mức độ an toàn có thể đối với bên cho vay, nó lớn hơn 1 thì tốt, còn có nghĩa là DN làm ăn có lãi. Trong năm 2010, hệ số thanh toán lãi vay của Công ty đạt tới 190.53. Lý do con số lớn như vậy là bởi trong năm này Công ty đi vay rất ít nên chi phí lãi vay nhỏ. Năm 2012, hệ số này đạt 10.91, giảm đến 94.27% so với năm 2010 tương ứng mức hệ số giảm là 179.62. Năm 2012 hệ số thanh toán lãi vay tăng 40.54% so với năm 2011 ứng với mức tăng 4.42 và hệ số đạt được năm này là 15.33. Phân tích tình hình hoạt động Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % Số vòng quay các khoản phải thu 11.64 9.49 16.36 (2.15) 81.56 6.87 172.32 Kỳ thu tiền bq 30.93 37.92 22.01 6.99 122.61 (15.92) 58.03 Số vòng quay hàng tồn kho 10.89 8.94 13.74 (1.95) 82.09 4.80 153.62 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho 33.05 40.26 26.21 7.21 121.81 (14.05) 65.09 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0.69 0.66 0.76 (0.02) 96.95 0.09 113.98 Hiệu suất sử dụng TSDH 1.01 0.89 0.96 (0.12) 87.72 0.07 108.23 Hiệu suất sử dụng TSNH 2.13 2.65 3.59 0.52 124.50 0.94 135.50 (nguồn: Bảng CĐKT tổng hợp và Bảng tổng hợp KQKD KHASASCO) Bảng 17: Bảng phân tích tình hình hoạt động giai đoạn 2010 – 2012 Tình hình luân chuyển các khoản phải thu Số vòng quay các khoản phải thu Số vòng quay này càng cao thì mức độ chiến dụng vốn ít, nhưng lại thể hiện việc DN hạn chế bán chịu sẽ không tốt cho tương lai của DN. Trong năm 2010, Công ty có số vòng quay các khoản phải thu là 11.64 vòng, một con số khá ổn. Qua năm 2011 chỉ tiêu này giảm 18.44% so với năm 2010 ứng với việc giảm đi 2.15 vòng quay và đạt 9.49 vòng. Như vậy, vào năm này, Công ty đã có phần nới lỏng việc bán chịu cho khách hàng. Năm 2012, số vòng quay các khoản phải thu của Công ty tăng lên đến 16.36 vòng, tăng 72.32% so với năm 2011 tương ứng số vòng tăng lên là 6.87 vòng trên năm. Nhận thấy qua năm 2012 này Công ty lại thực hiện thắt chặt việc bán chịu cho khách hàng. Từ đây cũng có thể thấy được chính sách hạn chế tối thiểu rủi ro trong giai đoạn này nói riêng, mà cụ thể là rủi ro từ các khoản phải thu này của Công ty. Kỳ thu tiền bình quân Năm 2010, để hoàn thành hết một vòng quay các khoản phải thu thì Công ty mất 30.93 ngày. Kỳ thu tiền bình quân tăng lên 22.61% so với năm 2010 và đạt 37.92 ngày. Có vẻ như Công ty đang nới lỏng việc đòi và thu hồi nợ phải trả. Nhưng qua năm 2012 chỉ tiêu này giảm xuống còn 22.01 ngày, giảm 41.97% so với năm 2011. Cho thấy việc công ty thu hồi các khoản phải thu khá nhanh chóng. Nếu số ngày càng lớn thì việc thu hồi các khoản phải thu chậm và ngược lại. Tuy nhiên, kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa thể kết luận chắc chắn mà phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của Công ty như mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của Công ty,… Mặt khác, vì kỹ thuật tính toán đã che giấu đi các khuyết tật trong việc quản trị các khoản phải thu nên cần phải phân tích kỹ hơn. Có thể trong khi tính toán ta chỉ biết đến số bình quân mà có thể có một số khoản phải thu của Công ty có kỳ thu tiền quá dài, gây hậu quả xấu. Tình hình luân chuyển hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty trong năm 2010 là 10.89 vòng. Năm 2011 giảm xuống còn 8.94 vòng với tốc độ giảm là 17.91% so với năm 2010. Chỉ tiêu này tăng với tốc độ 53.62% so với năm 2011, tương ứng mức tăng là 4.8 vòng để đạt con số 13.74 vòng trong năm. Như vậy, trong năm 2012, số hàng tồn kho của Công ty khá là thấp và điều này phụ thuộc vào công tác dự báo tiêu thụ. Hiệu quả hoạt động của Công ty tăng nhưng đã xảy ra thiếu hụt số ít hàng hóa khi thị trường có nhu cầu vào năm này. Nếu vòng quay hàng tồn kho cao chứng tỏ Công ty hoạt động có hiệu quả. Nhưng nếu chỉ số này quá cao sẽ dẫn đến khả năng Công ty không đủ HH thỏa mãn nhu cầu bán hàng, làm cho chính Công ty mất khách hàng. Ngược lại, hàng tồn kho của Công ty dự trữ quá mức cần thiết, gây ứ đọng vốn hoặc HH không còn phù hợp với nhu cầu thị trường, tiêu thụ chậm,… gây lãng phí vốn, chi phí sử dụng vốn cao do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho Năm 2010, kỳ luân chuyển hàng tồn kho của Công ty là 33.05 ngày hay nói cách khác vào năm 2010 thì để hoàn thành hết một vòng quay hàng tồn kho thì Công ty cần bình quân là 33.05 ngày. Sang năm 2011, kỳ luân chuyển tăng lên là 40.26 ngày, mức tăng là 7.21 ngày tương ứng là tốc độ tăng 21.81% so với năm 2010. Chỉ tiêu này giảm với tốc độ 34.91% so với năm 2011 ứng với mức giảm 14.05 ngày và đạt 26.21 ngày trên một vòng quay hàng tồn kho trong năm 2012. Nếu số ngày luân chuyển hàng tồn kho của Công ty càng lớn thì việc quay vòng hàng tồn kho chậm, điều này cũng đồng nghĩa với việc dự trữ nguyên, nhiên vật liệu quá mức hoặc HH trong Công ty tồn kho quá nhiều, và ngược lại. Hiệu suất sử dụng tài sản Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Số vòng luân chuyển càng cao càng nói lên được khả năng đưa tài sản của DN vào sản xuất càng nhiều càng tốt. Trong năm 2010, cứ 1 đồng tài sản được đưa vào kinh doanh thì thu được 0.69 đồng tổng doanh thu. Con số này giảm trong năm 2011 là 0.02 tương ứng tốc độ giảm là 3.05% so với năm 2010 và đạt 0.66 đồng tổng doanh thu trên tổng tài sản. Năm 2012, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty là 0.76, tăng với tốc độ 13.98% so với năm 2011 ứng với mức tăng 0.09 đồng tổng doanh thu. Nhìn chung, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2013 có xu hướng tăng. Hiệu suất sử dụng TSDH Cũng tương tự như hiệu suất sử dụng tổng tài sản, hiệu suất sử dụng TSDH cao thì nói lên được khả năng đưa TSDH vào sản xuất càng lớn. Nhưng chắc chắn điều này phụ thuộc vào tỷ trọng đầu tư cho TSDH hay TSNH trong tổng tài sản của Công ty. Hiệu suất sử dụng TSDH của Công ty năm 2010 đạt 1.01, tức trong năm này khi đưa 1 đồng TSDH vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì mang lại cho Công ty 1.01 đồng tổng doanh thu. Sang năm 2011 chỉ tiêu này giảm 0.12 ứng với tốc độ giảm là 12.28% so với năm 2010 và chỉ đạt 0.89 đồng tổng doanh thu trên 1 đồng TSDH. Năm 2012, hiệu suất này có tăng so với năm 2011 nhưng vẫn giảm so với năm 2010. Cụ thể là tăng với tốc độ 8.23% so với năm 2011 ứng với mức tăng là 0.07 và chỉ đạt 0.96 đồng tổng doanh thu trên 1 đồng TSDH được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiệu suất sử dụng TSNH Hiệu suất sử dụng TSNH của Công ty trong giai đoạn này tăng hàng năm. trong đó: năm 2010, hiệu suất đạt 2.13 hay cứ đưa 1 đồng TSNH vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì đạt được 2.13 đồng tổng doah thu; năm 2011, tốc độ tăng là 24.5% so với năm 2010 ứng với mức tăng là 0.52 và đạt 2.65 đồng doanh thu; năm 2012 Công ty đạt 3.59 đồng tổng doanh thu trên 1 đồng TSNH đầu tư vào quá trình sản suất kinh doanh với mức tăng là 0.94 đồng tương ứng tốc độ tăng là 35.5%. Cho thấy hiệu suất sử dụng TSNH này phụ thuộc vào mức tăng hàng năm của tổng doanh thu và mức tăng hay giảm vào đầu tư TSNH của Công ty. Phân tích giá trị thị trường Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) 2.188 1.512 2.201 (0.676) 69.08 0.690 145.63 Tỷ suất giá thi trường trên thu nhập mỗi cổ phiếu thường (P/E) 4.571 5.293 2.998 0.722 115.80 (2.294) 56.65 Tỷ lệ trả lãi cho mỗi cổ phiếu 0.553 0.200 0.246 (0.353) 36.14 0.046 123.09 (nguồn: Phòng Kế toán và Bảng tổng hợp KQKD KHASASCO) Bảng 18: Bảng phân tích giá trị trị trường giai đoạn 2010 – 2012 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu – EPS Chỉ số bình quân thu nhập trên mỗi cổ phiếu của nhóm ngành Sản xuất – Kinh doanh là 3.597 đồng. Như vậy, trước tiên ta thấy chỉ số EPS của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 này khá thấp. Hơn nữa, trên sàn chứng khoán UPCOM mà Công ty đang ký thì thu nhập trên mỗi cổ phiểu của Công ty là thấp so với các công ty thuộc sàn này. Trong năm 2010, thu nhập mà nhà đầu tư đầu tư vào Công ty thu được từ mỗi cổ phiếu của mình là 2.188 đồng. Năm 2011 giảm chỉ còn 1.512 đồng doanh thu trên mỗi cổ phiếu, tố độ giảm là 30.92% so với năm 2010 ứng với mức giảm là 0.676 đồng thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Số cổ phiếu phổ thông phát hành trong 3 năm này không đổi, nên EPS năm 2011 này giảm là do lơi nhuận sau thuế giảm, còn nguyên do lợi nhuận năm này giảm ta đã nói đến khi phân tích về lợi nhuận của Công ty. Năm 2012, thu nhập trên mỗi cổ phiếu tăng với tốc độ 45.63% so với năm 2011 tương ứng mức tăng là 0.69 và nhà đầu tư vào Công ty đạt 2.201 đồng doanh thu trên mỗi cổ phiếu. Tỷ suất giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phiếu thường – P/E Nếu P/E gần với 1 thì rủi ro thấp. Chỉ số càng cao (giá bong bóng) thì lợi nhuận cao nhưng cũng đồng nghĩa với độ tăng cao của rủi ro. Do đó, tỷ số này nên dao động trên dưới 10 lần. Và nhóm ngành Sản xuất – Kinh doanh mà Công ty hoạt động trong đó có tỷ suất giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phiếu thường bình quân là 8.6. Thực hiện phép so sánh đơn giản với con số bình quân trên ta thấy ngay được trong ba năm này chỉ số P/E của Công ty rất thấp. Cụ thể là: năm 2010, tỷ suất giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phiếu thường của Công ty là 4.571 lần hay nói cách khác giá thị trường của mỗi cổ phiếu gấp 4.571 lần thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường trong năm 2010; năm 2011 tỷ suất này tăng với tốc độ 15.8% so với năm 2010 ứng với mức tăng là 0.722 lần và P/E đạt 5.293 lần năm 2011; năm 2012, tỷ suất giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phiếu thường chỉ còn 2.998, giảm xuống 2.294 lần tương ứng với tốc độ giảm 43.35% so với năm 2011. Tỷ lệ trả lãi cho mỗi cổ phiếu Tỷ lệ trả lãi cho mỗi cổ phiếu hay nói cách khác là tỷ lệ trả cổ tức. Đây là một nhân tố quyết định đến giá trị thị trường của cổ phiếu. Có nghĩa nó có ảnh hưởng lớn đến sự hấp dẫn của cổ phiếu đối với nhà đầu tư. Tỷ lệ trả lãi cho mỗi cổ phiếu của Công ty trong năm 2010 là 0.553, hay nói cách khác trong 1 đồng thu nhập trên mỗi cổ phiếu, cổ đông của Công ty được nhận 0.553 đồng cổ tức vào năm 2010. Năm 2011, tỷ lệ số cổ tức cổ đông nhận được từ mỗi cổ phiếu với doanh thu của mỗi cổ phiếu chỉ còn 0.2, giảm 0.353 ứng với tốc độ giảm là 63.86% so với năm 2010. Sang năm 2012, tỷ lệ này nhích lên là 0.246 với tốc độ 23.09% so với năm 2011, tương ứng 0.046 lần. Như vậy, trong năm 2010 Công ty giữ lại gần 45% lợi nhuận để tiếp tục đầu tư hay trích quỹ, năm 2011 là 80% và năm 2012 là hơn 75%. Tỷ lệ trả lãi khá thấp nên các chỉ số này khó có thể hấp dẫn đầu tư. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của Công ty Nộp ngân sách Nhà nước Mỗi doanh nghiệp được gọi là kinh doanh có hiệu quả không chỉ dựa vào đánh giá doanh thu và lợi nhuận hàng năm mà còn được đánh giá thông qua việc doanh nghiệp dó cống hiến cho xã hội những gì, hàng năm góp phần vào ngân sách chung là bao nhiêu, việc giải quyết công ăn việc làm cho người LĐ như thế nào, đồng thời DN có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước hay không… KHASASCO là công ty thuộc lĩnh vực sản xuất chế biến thuộc ngành muối nên đã và đang được hưởng ưu đãi khá nhiều từ Nhà nước. Công ty được miễn thuế thu nhập DN đối với hoạt động sản xuất muối chưa qua chế biến từ năm 2006 đến hết năm 2010 và trong năm 2011 và 2012, Công ty được giảm 30% thuế thu nhập DN. Tuy vậy nhưng Công ty cũng đã đóng góp được phần nào đó cho ngân sách Nhà nước nói chung mà cụ thể là ngân sách của tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Công ty đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước qua các khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước vào năm 2010 là 1,540 triệu đồng, năm 2011 là 1,226 triệu đồng, vào năm 2012 là 1,760 triệu đồng. Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người LĐ Trong những năm vừa qua Công ty đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều LĐ trong tỉnh, đặc biệt là các LĐ phổ thông và LĐ bằng thể lực góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm cho các LĐ có trình độ thấp. Các thành phần LĐ này thường có cuộc sống khó khăn, là LĐ nông thôn nên không những đã tạo công ăn việc làm cho họ mà Công ty còn đã góp sức cho Nhà nước trong việc cân bằng sự cách biệt về mặt kinh tế xã hội giữa nông thôn và thành thị. Cũng chính nhờ có việc làm mà mức sống của LĐ ổn định và dần được nâng cao. Hiện nay, Công ty đang thực hiện chiến lược đầu tư mở rộng dịch vụ Cảng và đầu tư chiều sâu cho hoạt động sản xuất muối. Chiến lược này đang mở ra một hướng phát triển tích cực, lâu dài cho Công ty và hơn nữa là nó hứa hẹn mức thu nhập cho người LĐ sẽ tăng cao hơn nữa. Kế hoạch của Công ty là dần tinh gọn bộ máy và LĐ, hướng đến mục tiêu chất hơn là lượng từ LĐ. Đây cũng chính là sự đánh đổi lợi ích xã hội. Đánh giá chung hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Về hiệu quả sử dụng lao động Hiệu quả của việc quản lý và sử dụng lao động của Công ty trong giai đoạn này là khá khả quan. Năng suất bình quân của một lao động tăng qua mỗi năm, đặc biệt là trong năm 2012. Nguyên nhân là do tổng doanh thu tăng và đồng thời Công ty đang thực hiên tinh giảm lao động nên số lao động giảm. Thu nhập bình quân của mỗi lao động cũng tăng theo các năm và cũng tăng ở mức khá hấp dẫn ở năm 2012. Đây là một động lực thúc đẩy CBCNV tham gia lao động nhiệt tình và hăng say sản xuất, tác động tích cực đến việc nâng suất lao động được nâng cao. Về hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Đối với vốn lưu động: Số vòng luân chuyển và kỳ luân chuyển vốn lưu động là hai chỉ tiêu đánh giá hiệu suất trong việc sử dụng vốn lưu động, và chúng có mối quan hệ trái ngược nhau. Trong ba năm qua, số vòng luân chuyển vốn lưu động đều tăng qua mỗi năm đồng nghĩa với chỉ tiêu kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm theo từng năm, và độ biến thiên giữa các năm khá cao và đều đặn. Điều này cho thấy hiệu suất sử dụng vốn lưu động hay sức sinh lời vốn lưu động gia tăng nên tình hình thanh toán nói riêng và tình hình tài chính nói chung càng ổn định hơn. Đối với vốn cố định và tài sản cố định: Sự khác nhau cơ bản ở chỉ tiêu đánh giá vốn cố định và TSCĐ là vốn cố định còn bao gồm cả các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Nhìn chung, hiệu quả và hiệu suất sử dụng vốn cố định và TSCĐ của Công ty giai đoạn qua có xu hướng giảm mặc dù các chỉ tiêu này năm 2012 có tăng so với năm 2011 nhưng mức tăng không bằng mức giảm của năm 2011 so với năm 2010. Sức sản xuất của vốn cố định có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 – 2012 nhưng đang có hướng tăng dần trong những năm tiếp theo cho thấy năng lực sản xuất của Công ty đang trong giai đoạn đầu thực hiện chiến lược đầu tư chiều sâu cho sản xuất và mở rộng dịch vụ Cảng. Hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty cũng mang xu hướng tương tự. Lợi nhuận thay đổi không đều trong các năm, mà đầu tư cho TSCĐ tăng theo mỗi năm nên hiệu quả mà TSCĐ mang lại cũng thể hiện chiều hướng biến thiên khác nhau trong mỗi năm. Chỉ tiêu hiệu quả nảy mang tính chất tổng quát và hàm chứa cả quá trình quản lý các khoản chi phí của Công ty mà cụ thể là sự tiết kiệm chi phí nên cũng không thể tách rời để chúng ra để suy diễn ra xu hướng chung. Về hiệu quả của việc sử dụng vốn cố định về tính chất cũng không khác với hiệu quả sử dụng TSCĐ. Về khả năng sinh lời Các chỉ số doanh lợi doanh thu - ROS, doanh lợi tổng vốn - ROI và doanh lợi vốn chủ sở hữu – ROE trong ba năm khá hấp dẫn, đặc biệt là năm 2010. Nhưng nhìn trong cả giai đoạn thì trong năm 2011 sự hấp dẫn này giảm đáng kể và sang năm 2012 đang dần được lấy lại, nhưng chưa đạt được sức hấp dẫn như năm 2010. Và từ hai chỉ số doanh lợi tổng vốn và doanh lợi vốn chủ sở hữu ta nhận thấy ngay rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng vốn của Công ty cao do ROE không cao hơn nhiều so với ROI. Điểu này nói lên tài chính của Công ty ít rủi ro nhưng đồng thời sẽ hạn chế khả năng tận dụng lá chắn thuế và làm tăng chi phí sử dụng vốn. Về hoạt động tài chính Kết cấu tài sản của Công ty là hợp lý đối với kết cấu tài sản trong ngành mà Công ty đang hoạt động. Về kết cấu nguồn vốn thì phụ thuộc vào quan điểm đầu tư, quản trị của Đại hội đồng cổ đông và ban điều hành của Công ty nên trên về phía Công ty thì chưa đánh giá được nhưng trên cái nhìn tổng quan trong nền kinh tế của những năm vừa qua thì kết cấu nguồn vốn như vậy là một sự bảo đảm cho những bước đi vững chắc. Về khả năng thanh toán trong ba năm qua của Công ty là tốt, duy chỉ có hệ số thanh toán nhanh là khá cao và cao nhất trong giai đoạn này là vào năm 2010. Điều này biểu thị cho việc Công ty để nhiều hơn cần thiết những khoản tiền và tương đương tiền cho các khoản nợ ngắn hạn đến hạn phải trả trong năm. Như vậy, Công ty có khả năng chi trả công nợ nhưng vốn bị ứ đọng và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. Một con số khá ấn tượng nữa là hệ số thanh toán lãi vay cũng vào năm 2010 rất cao, đạt 190.53 bởi trong năm này Công ty đi vay rất ít. Trên phương diện tổng quát, và trên cơ sở chính sách hạn chế rủi ro trong giai đoạn này của Công ty ta nhận thấy tình hình luân chuyển các khoản phải thu của Công ty khá tốt. Nhưng vì thời gian có hạn nên em chưa thể tìm hiểu rõ ràng về tình hình quản lý các khoản phải thu cụ thể mà có thể kỹ thuật tính toán đã che giấu đi các khuyết tật. Tình hình luân chuyển hàng tồn kho nhìn chung là ổn định, nhưng vào cuối năm 2012 có xảy ra hiện tượng thiếu cung do việc dự báo tiêu thụ không được tốt được biểu thị trên chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho khá cao là 13.74 vòng trong năm này, đồng nghĩa với việc 1 vòng quay hàng tồn kho chỉ trong 26.21 ngày. Hiệu suất sử dụng tài sản và tài sản các loại biến thiên với chiều hướng nào là lệ thuộc vào mức thay đổi tài sản và tài sản các loại so với mức tăng của tổng doanh thu bởi tổng doanh thu tăng qua mỗi năm. Nhìn chung tài sản được đưa vào hoạt động cho Công ty hiệu suất còn chưa cao. Giá trị thị trường mỗi cổ phiếu của Công ty so với nhóm ngành Sản xuất – Kinh doanh và so với các DN tham gia cùng sàn UPCOM là khá thấp và khó hấp dẫn đầu tư. Trong đó, giá thị trường của mỗi cổ phiếu giảm dần qua ba năm. Tuy vậy, sự hấp dẫn tương đối thấp biểu hiện bằng tỷ suất giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phiếu thường của Công ty trong giai đoạn này lại không tạo ra một mức giá bong bóng thích hợp với quan điểm về vốn của Công ty, thích hợp với những nhà đầu tư không ưa mạo hiểm và những nhà đầu tư thực sự vào Công ty. Tỷ lệ cổ tức nhìn chung là giảm bởi Công ty đang trong giai đoạn thực hiện chiến lược đầu tư sâu cho hoạt động sản xuất và rộng cho hoạt động dịch vụ như đã nói đến. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của KHASASCO Biện pháp 1: Nhân rộng mô hình sản xuất muối ô lót bạt. Cơ sở đề ra biện pháp. Thời tiết trong những năm gần đây bất thường, tuy lượng mưa trong năm không cao hơn trung bình nhiều năm, không gây mưa lũ nhưng mưa rải rác hầu hết các tháng kể cả các tháng mùa khô. Trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vậy, từ sự biến đổi khí hậu đang xảy ra trên toàn cầu, những năm gần đây sản xuất liên tục bị mất mùa. Ngày nay, cách suy nghĩ “ăn no, mặc ấm” không còn nữa, mà thay vào đó là “ăn ngon, mặc đẹp”. Xã hội ngày càng phát triển nên đời sống người dân dần được nâng cao. Chính vì vậy mà nhu cầu và kỳ vọng của họ về hàng hóa ngày một tăng. Do đó, thị trường những người mua hoặc tiêu dùng đều cần được đáp ứng tối đa nhu cầu được đặt ra đó. Hay nói cách khác, các nhà sản xuất cần nâng cao cả về mẫu mã và chất lượng sản phẩm của mình. Việt Nam đã gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO trong một thời gian không phải là ngắn, và nền kinh tế Việt Nam đang dần chịu các ràng buộc từ quy ước của tổ chức, nhất là vấn đề về xuất nhập khẩu. Hiện nay, sản lượng muối sản xuất trong nước lớn hơn sản lượng tiêu thụ trong khi vẫn phải nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc cũng đủ thấy chất lượng muối của các DN muối Việt Nam hiện giờ trong đó không ngoại trừ KHASASCO. Những năm qua việc nhập khẩu muối của nước ta phải được Bộ Công thương cấp hạn ngạch, nhưng đến những năm tiếp thì sẽ ra sao nếu muối trong nước không thể cạnh tranh được với muối nhập khẩu cả về giá cả lẫn chất lượng? Nội dung biện pháp. Muối được sản xuất từ ô lót bạt mang lại hiệu quả và chất lượng cao, hạn chế bị ảnh hưởng xấu từ thiên nhiên. Sản phẩm muối ô lót bạt tạo thuận lợi, tiết kiệm các loại chi phí cho tất cả các công đoạn thu hoạch muối và trong quá trình sản xuất Muối chế biến, mặc dù chi phí đầu tư cao hơn sản xuất muối ô trần và muối bạt che mưa. Công ty tiêu thụ cả Muối hạt lẫn Muối chế biến nên Muối hạt chính là nguyên liệu cho quy trình sản xuất Muối chế biến đồng thời cũng là thành phẩm. Do vậy, nhân rộng mô hình sản xuất muối ô lót bạt cũng chính là nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời cũng là nâng cao chất lượng đầu vào cho Muối chế biến. Nói là đầu tư chiều sâu cho sản xuất muối, thế nhưng việc đầu tư sâu này còn khá dàn trải, chưa tập trung vào một sản phẩm nào hay vào một khâu nào. Công ty ngay từ đầu xác định tập trung vào việc đầu tư xây dựng thêm các ô muối lót bạt và các hệ thống liên quan, tìm kiếm nguồn vốn đầu tư tư sự khuyến khích của Nhà nước và từ các nhà đầu tư, vì kinh phí cho đầu tư là rất lớn. Công ty nên chọn lựa những Công ty xây dựng uy tín và có kinh nghiệm trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành muối để tiến hành tham khảo, xây dựng. Trước tiên là nghiên cứu địa hình và bố cục của hệ thống hợp lý mà tiết kiệm nhất. Chủ động liên hệ đặt mua vật liệu lót ở đáy ô muối đảm bảo, vật liệu này khá quan trọng trong chất lượng công trình này. Việc này đòi hỏi quá trình thực hiện đồng bộ và triển khai nhanh chóng của các đơn vị sản xuất Muối hạt trực thuộc Công ty hòng tạo ra chất lượng muối đồng bộ. Muốn vậy thì công tác chỉ đạo của Ban Giám đốc và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị này phải được quan tâm đúng mức, thật sát sao và kịp thời. Một điều thuận lợi là không phải đầu tư ô muối lót bạt mới hoàn toàn mà Công ty đã có kinh nghiệm khi những năm trước đây đã xây dựng thí điểm với diện tích nhỏ. Hoạch định thời gian và các chi phí rõ ràng, cụ thể sẽ đẩy nhanh tiến độ, tiết kiệm thời gian chờ và sự lãng phí. Dự báo số lao động giảm xuống khi áp dụng sản xuất muối ô lót bạt để có các chính sách, biện pháp giải quyết hợp lý cho người lao động. Lên kế hoạch mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng để chuẩn bị cho việc tăng năng suất (khoảng gần 4 lần so với sản xuất muối ô trần) tránh việc đầu tư xong rồi chưa có thị trường tiêu thụ gây tổn thất lớn. Biện pháp 2: Mở rộng thị trường Muối chế biến ở phía Nam. Cơ sở đề ra biện pháp. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường mọi đơn vị kinh tế muốn tồn tại và phát triển phải luôn cố gắng, nỗ lực trong mọi khâu mọi bước, từ khi sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của một công ty sản xuất ra phải được khách hàng chấp nhận và tiêu dùng sản phẩm đó. Mặt khác, thị trường tiêu thụ rộng lớn thì càng có cơ hội bán được nhiều hàng, thu về được doanh thu cao. Tốc độ tiêu thụ có nhanh, mức độ tiêu thụ có lớn thì vòng luân chuyển vốn mới nhanh, quá trình sản xuất mới diễn ra liên tục và không bị gián đoạn. Vị trí địa lý của Công ty thuận lợi cho việc mở rộng thị trường về phía Nam bởi Khánh Hòa là tỉnh cực nam của vùng duyên hải Nam Trung bộ, đồng thời thị trường muối phía Bắc đã có nhiều DN chiếm lĩnh. Tại Khánh Hòa đã xuất hiện khá nhiều các DN, hợp tác xã, diêm dân sản xuất và kinh doanh muối nên đây không còn là thị trường tiềm năng và rộng lớn cho Công ty nữa. Có thể sản lượng tiêu thụ Muối hạt cao hơn và dễ dàng bán với sản lượng cao hơn là Muối chế biến, nhưng Muối chế biến có hiệu quả cao hơn nhiều so với Muối hạt. Biện pháp này kết hợp với biện pháp nhân rộng mô hình sản xuất thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong cả vấn đề sản xuất, marketing, lẫn tiêu thụ. Nội dung biện pháp. Trước tiên, công ty cần có một đội ngũ nghiên cứu thị trường đặc biệt nghiên cứu thị trường bán lẻ và về giá cả. Bởi vì muối là một sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống, giá cả thấp nên sự lựa chọn của người tiêu dùng là rất ít, thông thường họ mua những sản phẩm có từ các cửa hàng bán lẻ hay siêu thị và thường so sánh thông qua yếu tố giá cả. Người trực tiếp mua các sản phẩm Muối chế biến thường là các cô, các bà nội trợ nên Công ty cần lập kế hoạch tiếp thị cho đối tượng này. Có thể là thông qua các tổ chức phụ nữ, cách làm này đã được ứng dụng phổ biến ở thị trường phía Bắc và mang lại hiệu quả khả quan, còn đối với thị trường phía Nam thì đây là nhiệm vụ nữa của đội ngũ nghiên cứu thị trường mà Công ty lập ra. Đồng thời nghiên cứu kỹ về đối thủ cạnh tranh ở thị trường phía Nam để xây dựng các chính sách phù hợp để bước đầu có thể tạo được thuận lợi trong việc xâm nhập được thị trường một cách suôn sẻ. Công ty cũng nên nới rộng chính sách thanh toán tức tăng kỳ thu tiền bình quân khi thực hiện mở rộng thị trường để có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn. Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định. Cơ sở đề ra biện pháp. Vốn là yếu tố cực kỳ quan trọng, là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh và để tiến hành đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất. Hơn nữa, trong thời gian này Công ty đang thực hiện đầu tư cho xây dựng cơ bản, mua thiết bị và sửa chữa nâng cấp trên diện rộng nên vấn đề vốn là điều kiện hết sức cần thiết đối với Công ty. Thế nhưng từ sự phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định tuy nhìn trên phương diện của các năm tiếp theo sẽ hứa hẹn một hiệu quả khả quan, nhưng tốc độ tăng hiệu quả như vậy là khá nhỏ. Nội dung biện pháp. Để thực hiện biện pháp này thì Công ty cần tận dụng công suất của máy móc thiết bị, khi sử dụng làm sao cho thiết bị được sử dụng hết công suất tạo ra lượng sản phẩm tối đa nhưng đồng thời cũng đảm bảo được chất lượng. Do là công ty hoạt động ở lĩnh vực sản xuất – chế biến muối nên việc bảo quản trang thiết bị và các tài sản cố định khác là rất cần thiết nhằm giữ hay tăng cường độ bền thiết bị và kéo dài thời gian sử dụng máy móc thiết bị. Thi công xây dựng cơ bản dở dang nhanh chóng để thực hiện khấu hao và đưa vào sản xuất kinh doanh tạo lợi nhuận. Khoản đầu tư tài chính dài hạn của Công ty hiện giờ chính là đầu tư vào cổ phiếu của Công ty Cổ phần Muối Ninh Thuận. Lợi nhuận thu được từ hoạt động này qua năm 2012 rất thấp. Công ty có thể có những quyết định hợp lý sau khi nghiên cứu thị trường cổ phiếu kết hợp với chính sách hợp tác hay các chính sách khác của mình. Biện pháp 4: Hoàn thiện và nâng cao hệ thống thông tin quản lý. cơ sở đề ra biện pháp. Khoa học công nghệ trên thế giới hiện nay phát triển tính theo từng giờ trong khi Việt Nam vẫn là một quốc gia khá lạc hậu về công nghệ. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ứng dụng hệ thống thông tin hoàn thiện, đem lại thành công và hiệu quả tốt. Hệ thống thông tin quản lý mang đến sự thuận lợi trong trao đổi, cập nhật thông tin, dễ dàng hơn trong quản lý, độ tin cậy cao và có thể đưa ra nhận định qua sự cập nhật tổng hợp của hệ thống. Hiện nay hệ thống thông tin của Công ty còn chưa được hoàn thiện. Về hệ thống thông tin kế toán còn chưa chặt chẽ, đôi khi mất mát dữ liệu. Hệ thống thông tin liên lạc giữa các đơn vị trực thuộc và các đơn vị trực thuộc với văn phòng Công ty còn lạc hậu và chậm trễ. Còn dùng hình thức thư tay để trao đổi các quyết định hay tài liệu làm giảm hiệu quả hoạt động của Công ty, tăng thời gian làm việc giữa các bộ phận. Nội dung biện pháp. Trang bị thêm các máy móc thiết bị như máy fax, máy vi tính cho các phòng ban và các đơn vị trực thuộc để tiện lợi và nhanh chóng trong giải quyết công việc và truyền tải nội dung tài liệu, quyết định,… Đồng thời với việc trang bị thêm các máy móc thiết bị đó thì Công ty cần có hướng dẫn sử dụng cho cán bộ công nhân viên tránh sự hỏng hóc không cần thiết và công việc được suôn sẻ, hiệu quả hơn. KIẾN NGHỊ Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều chuyển biến và đầy những khó khăn thách thức mà mỗi đơn vị kinh tế khi tham gia sản xuất kinh doanh đều phải đương đầu. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải luôn không ngừng đổi mới, nỗ lực phấn đấu, cố gắng hết mình để tận dụng năng lực sẵn có cũng như khắc phục những khó khăn để có thể vượt qua sau đó là phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội. Qua một thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa, em thấy Công ty đã đạt được nhiều thành tựu. Công ty đã luôn phấn đấu không ngừng, vượt qua các khó khăn nhằm khẳng định tên tuổi và vị trí của mình trên thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được Công ty cũng còn nhiều mặt hạn chế làm cho hoạt động SXKD của Công ty chưa thực sự tốt. Trong quá trình tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động SXKD của Công ty, em xin đưa ra một số kiến nghị với hy vọng một phần nào đó góp phần nâng cao hoạt động SXKD của Công ty: Nhân rộng mô hình sản xuất muối ô lót bạt để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm Muối hạt đồng thời là đầu vào cho hoạt động sản xuất Muối chế biến. Mở rộng thị trường Muối chế biến ở phía Nam. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định. Hoàn thiện và nâng cao hệ thống thông tin quản lý để có thể giảm thời gian chờ và thời gian làm việc giữa các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với văn phòng Công ty, góp phần nâng cao hiệu suât hoạt động. KẾT LUẬN Hội nhập với sự phát triển và chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế, từ khi cổ phần hóa đến nay Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa đã không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm; cải tiến, đổi mới quy trình sản xuất nhằm đem lại năng suất và chất lượng hướng tới cung cấp muối công nghiệp cho ngành Công nghiệp hóa chất trong tương lai không xa và có thể cạnh tranh với muối nhập khẩu; và Công ty cũng đã đem lại công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương; đóng góp phần nào đó vào ngân sách của tỉnh. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa, em đã có thêm một số hiểu biết quý báu từ thực tế để bổ sung vào kiến thức đã học ở trường lớp, tạo điều kiện nắm vững hơn cơ sở lý thuyết và thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua quá trình tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, em đã đưa ra một số kiến nghị với hy vọng đóng góp phần nào đó cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu của công ty Cổ phần Muối Khánh Hòa. Bài giảng Quản trị tài chính – Thầy Võ Văn Cần, trường Đại học Nha Trang. Bài giảng Lập & Thẩm định dự án đầu tư – Thầy Thái Ninh, trường Đại học Nha Trang. Lê Thế Giới & Nguyễn Xuân Lãn (2007) Quản trị Marketing. Nhà xuất bản Giáo dục. Website Cophieu68.com. PHỤ LỤC Bảng cân đối kế toán tổng hợp giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 TÀI SẢN 52,689,322,528 59,207,511,808 61,459,784,072 A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 12,609,570,359 15,461,067,500 10,002,091,073 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 5,813,014,341 7,004,151,417 7,238,549,880 1. Tiền 3,813,014,341 4,004,151,417 1,238,549,880 2. Các khoản tương đương tiền 2,000,000,000 3,000,000,000 6,000,000,000 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 1. Đầu tư ngắn hạn 0 0 0 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 0 0 0 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 3,197,210,364 4,638,710,052 950,588,907 1. Phải thu khách hàng 350,059,261 518,463,348 429,059,181 2. Trả trước cho người bán 2,730,768,321 2,815,408,200 407,299,970 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 0 0 0 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0 0 0 5. Các khoản phải thu khác 116,382,782 1,304,838,504 114,229,756 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 0 0 0 IV. Hàng tồn kho 2,647,992,657 3,360,355,371 1,298,719,163 1. Hàng tồn kho 2,647,992,657 3,360,355,371 1,298,719,163 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 0 0 V.Tài sản ngắn hạn khác 951,352,997 457,850,660 514,233,123 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 27,358,107 72,209,000 87,623,127 2. Thuế GTGT được khấu trừ 859,782,330 0 0 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 0 271,959,269 240,737,999 4. Tài sản ngắn hạn khác 64,212,560 113,682,391 185,871,997 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 40,079,752,169 43,746,444,308 51,457,692,999 I. Các khoản phải thu dài hạn 984,416,511 588,749,672 235,832,931 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 0 0 0 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 0 0 0 3. Phải thu dài hạn nội bộ 0 0 0 4. Phải thu dài hạn khác 984,416,511 588,749,672 235,832,931 5. Dự phòng các khoản phải thu dài hạn khó đòi 0 0 0 II.Tài sản cố định 37,013,441,840 40,443,259,395 48,371,546,528 1. Tài sản cố định hữu hình 25,634,140,349 35,969,393,776 36,023,212,965 - Nguyên giá 42,928,548,857 56,449,360,568 59,426,082,809 - Giá trị hao mòn lũy kế (17,294,408,508) (20,479,966,792) (23,402,869,844) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 0 - Nguyên giá 0 0 0 - Giá trị hao mòn lũy kế 0 0 0 3. Tài sản cố định vô hình 0 0 0 - Nguyên giá 0 0 0 - Giá trị hao mòn lũy kế 0 0 0 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 11,379,301,491 4,473,865,619 12,348,333,563 III. Bất động sản đầu tư 58,407,477 401,512,414 807,883,908 - Nguyên giá 320,940,555 765,088,860 1,229,450,678 - Giá trị hao mòn lũy kế (262,533,078) (363,576,446) (421,566,770) IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1,647,396,000 1,647,396,000 1,647,396,000 1. Đầu tư vào công ty con 0 0 0 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 0 0 0 3. Đầu tư dài hạn khác 1,647,396,000 1,647,396,000 1,647,396,000 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0 V. Tài sản dài hạn khác 376,090,341 665,526,827 395,033,632 1. Chi phí trả trước dài hạn 376,090,341 665,526,827 395,033,632 2. Tài sản thuế thu nhập hoàn lại 0 0 0 3. Tài sản dài hạn khác 0 0 0 NGUỒN VỐN 52,689,322,528 59,207,511,808 61,459,784,072 A. NỢ PHẢI TRẢ 7,888,211,285 13,264,248,714 13,432,015,482 I. Nợ ngắn hạn 4,664,217,375 7,024,581,437 7,873,096,715 1. Vay và nợ ngắn hạn 1,201,000,000 1,368,000,000 1,692,362,000 2. Phải trả người bán 266,827,700 308,014,800 871,557,483 3. Người mua trả tiền trước 396,255,876 472,974,717 332,718,758 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 365,558,716 450,860,681 759,098,414 5. Phải trả người lao động 684,645,396 779,876,664 1,752,247,933 6. Chi phí phải trả 60,930,414 83,255,000 66,000,000 7. Phải trả nội bộ 0 0 0 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0 0 0 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 314,030,229 2,175,560,732 774,774,145 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 0 0 0 11. Quỹ khen thưởng phúc lợi 1,374,969,044 1,386,038,843 1,624,337,982 II. Nợ dài hạn 3,223,993,910 6,239,667,277 5,558,918,767 1. Phải trả dài hạn người bán 0 0 0 2. Phải trả dài hạn nội bộ 0 0 0 3. Phải trả dài hạn khác 107,500,000 0 0 4. Vay và nợ dài hạn 2,890,647,845 5,906,249,655 5,558,918,767 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 0 0 0 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 225,846,065 333,417,622 0 7. Dự phòng phải trả dài hạn 0 0 0 8. Doanh thu chưa thực hiện 0 0 0 9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 0 0 0 B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 44,801,111,243 45,943,263,094 48,027,768,590 I. Vốn chủ sở hữu 44,801,111,243 45,943,263,094 48,027,768,590 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 37,398,230,000 37,398,230,000 37,398,230,000 2. Thặng dư vốn cổ phần 0 0 0 3. Vốn khác của chủ sở hữu 0 0 0 4. Cổ phiếu quỹ (990,000) (990,000) (990,000) 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0 0 0 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 0 0 7. Quỹ đầu tư phát triển 2,856,750,097 2,967,193,817 3,127,497,225 8. Quỹ dự phòng tài chính 72,213,560 237,879,139 478,334,251 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0 0 0 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 3,656,860,664 4,522,903,216 6,206,650,192 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 818,046,922 818,046,922 818,046,922 12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 0 0 0 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 1. Nguồn kinh phí 0 0 0 2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 0 0 0 (nguồn: Phòng Kế toán KHASASCO)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbao_cao_thuc_tap_1507.docx
Luận văn liên quan