Chuyên đề Nguyên lý hoạt động, cấu tạo, một số dạng hỏng hóc, và vận hành bộ tời khoan LBU- 1200: “Nghiên cứu bộ hãm tời phụ”

LỜI NÓI ĐẦU Trong giai đoạn phát triển hiện nay của ngành dầu khí, ngành cơ khí thiết bị khoan khai thác đóng góp một phần rất quan trọng. Trong việc sử dụng những máy móc thiết bị phục vụ cho công tác khoan khai thác dầu khí, chúng ta không thể không nhắc đến tầm quan trọng của bộ tời khoan. Sự vận hành của bộ tời khoan có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống nâng hạ trên giàn khoan biển. Chính vì vậy để nâng cao kiến thức và hiểu them về bộ tời khoan em xin trình bày đồ án tốt nghiệp với đề tài: “ Nguyên lý hoạt động, cấu tạo, một số dạng hỏng hóc, và vận hành bộ tời khoan LBU- 1200” Chuyên đề: “ Nghiên cứu bộ hãm tời phụ ” Dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy giáo trong bộ môn thiết bị dầu khí và các chú bên xí nghiệp Vietsopetro và đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Văn Giáp, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài “ Nguyên lý hoạt động, cấu tạo, một số dạng hỏng hóc và vận hành bộ tời khoan LBU-1200 với chuyên đề nghiên cứu bộ hãm tời phụ”. Trong quá trình làm đồ án, măc dù đã cố gắng nhưng do tài liệu, thời gian thực tập và trình độ còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những sai sót, em rất mong các thầy góp ý để đồ án của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà nội,ngày 15 tháng 05 năm 2009

docChia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2924 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Nguyên lý hoạt động, cấu tạo, một số dạng hỏng hóc, và vận hành bộ tời khoan LBU- 1200: “Nghiên cứu bộ hãm tời phụ”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úc đó số vòng quay ở trục tời được tính là (nt). nt= nm. trong đó: nm- số vòng quay của động cơ. 2.4.2. Xác định số vận tốc quấn cáp của tời (vt) Với mỗi tốc độ quay của tời ta có thể tính được tốc độ quấn cáp như sau. Vt= m/s Trong đó: Dth- đường kính trung bình của tang tời: (Dth= Dt + 3d) Dt- đường kính tang tời d- đường kính cáp tời. 2.4.3. Sức căng cực đại ở đầu dây cáp quấn được tính dựa theo công suất của động cơ. (Pc.max) Pc.max= Trong đó: Nm- công suất của động cơ ηt- hiệu suất truyền từ động cơ đến trục tời vt- vận tốc quấn cáp ở tời. 2.4.4. Vận tốc ở móc nâng (vmin) vmin= ; Trong đó: β- hệ số ma sát ở các con lăn của hệ palăng Điều kiện để chọn Pc là: Pc < Pc.max CHƯƠNG III. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CỦA TỜI. 3.1. Quy trình bảo dưỡng của tời. 3.1.1. Nếu vận hành đúng theo quy phạm kỹ thuật và nâng, kéo dài thời gian phục vụ, sử dụng, hiệu suất sử dụng trong mọi chế độ vận hành. 3.1.2. Cẩn thận và thực hiện các yêu cầu kỹ thuật trong thời gian vận hành hệ truyền động các đăng, chăm sóc vả bảo dưỡng tốt các hệ truyền động bản lề. Nếu suất hiện tiếng ồn cao so với bình thường thì cần thiết phải kiểm tra sự đánh hướng tâm của các đĩa lắc đối với nắp đậy bảo vệ. Nếu như sự lắc có thể nhìn thấy bằng mắt thường thì phải tháo đĩa và thay vòng gioăng 6 (xem hình 3.1) được đáp ứng trong bộ phụ tùng dự trữ, có chiều dày lớn. Sau đó lại lắp lại khe hở giữa những vòng gioăng và bề mặt của đĩa. Đại lượng này phải có giá trị ≤ 0,2 mm trong mỗi ngày. Khi tháo trục các đăng nhất thiết phải thực hiện đánh dấu tri tiết và khi lắp phải tuân thủ trình tự ngược lại khi tháo, trong đó các lắp bịt đầu trục cần phải nằm trong cùng một mặt phẳng. 3.1.3. Thường xuyên theo dõi tình trạng kỹ thuật làm việc của đai. Nếu phanh đai, các guốc phanh có mòn đi 18÷ 20 mm ở đầu cáp chạy thì không phải thay thế chuyển chỗ các guốc khác sao cho độ mòn các guốc trên dải phải đến độ mòn của guốc phanh cho phép max đến 24mm. Khe hở điều chỉnh B (hình 3.1) phải đạt giá trị từ 5÷7 mm, khi đó phanh sẽ cho khả năng bằng 1 dải phanh trường hợp sự cố, chỉnh khe hở này bằng êcu vặn vào bulông 11, phải theo dõi sao cho 2 dải phanh đều làm việc cùng 1 lúc. Quá trình này người ta có 2 cách: dùng mũi tên 19 hay bulông 20 (xem hinh 3.1), thường thì trước khi thả ống chống cần nặng hay khi thay thế cần, cần thiết phải tiến hành hiệu chỉnh lại sự căng của dải phanh theo mũi tên chỉ. Để tiến hành việc đó trên bề mặt của đối trọng cân bằng (xem mặt chiếu B) có các dấu rãnh mang ký hiệu O, П, Λ và trên khung gắn mũi tên 19. Mũi tên 19 này được lắp ở vị trí rãnh O với sự trợ giúp của các lá căn. Nếu mũi tên trong vị trí phanh mà di động thấp hơn vị trí O về phía П thì cần thiết phải xiết thêm dải phanh bên phải.Nếu mũi tên dụch về phía vị trí người, xiết thêm dải phanh bên trái. Hình.3.1: Cấu tạo phanh đai của tời khoan 1: đinh tán. 2:dây neo. 3: guốc phanh. 4: đai phanh. 5: đai ốc có lỗ. 6. chốt. 7: khóa điều chỉnh vị trí tay điều khiển. 8: Ống lót. 9: gối trục. 10: lò xo. 11: trục đứng. 12: giá lắp xi lanh khí. 13: đai sắt . 14: tay quay. 15: đầu cố đỊnh của đai phanh. 16: chốt cdra đòn cân. 17: trụ lắp chốt đòn cân. 18: đòn cân. 19:kim chỈ thị. 20: đai ốc. 21: hốc chứa. Dùng cờ lê 7 quay ốc 8 để xiết thêm đai phanh. Nếu sử dụng bulông 20 thì cúng một thời điểm phải chỉnh sửa như sau: 3.1.3.1. Đặt trọng cân bằng 18 ở vị trí nằm ngang bằng sự trợ giúp của bulông 20 (vặn chúng đến vị trí sao cho đầu bulông chạm vào mặt đối trọng). 3.1.3.2. Nối đai phanh, phanh tang tời bằng cách cung cấp khí nén từ can đến xilanh hơi. Quay cốc 8 bằng tay gạt sao cho khoảng cách E = 1155± 5 mm Đánh dấu tại chỗ, quay gốc 8 trong tình tr ạng nhả phanh. 3.1.3.3. Nhả phanh đã chỉnh, lắp vào dải còn lại và tiếp tục làm như trên . 3.1.3.4. Phanh sau khi đã chỉnh xong bulông 20, gạt tay đỡ 22 đến hết hành trình , hai dải nhất thiết phải nối với nhau, bulông 5 phải vặn vào cốc 8 cho đến vị trí đánh dấu >/<. Trong hiệu chỉnh dải phanh, chú ý rằng kích thước r ( xem hình 3.1) phải có giá trị 380 cm để đảm bảo độ bền của khớp nối ren . Cũng là cần thiết kiểm tra xem các dải phanh có nằm ở vị trí tự do hay không, không tỳ lên tang phanh . Sự ôm đều đai phanh lên tang trong thời điểm phanh được hỗ trợ bằng các đai bulông hiệu chỉnh. - Để tranh sự di chuyển của tang điều khiển đột ngột xuống phía dưới. Nhất thiết phải sử dụng van cung cấp một cách “êm đềm”. Chú ý: khi rời bàn khíp trưởng, phải kiểm tra sự tin tưởng của con hàn cần điều khiển phanh. - Phải gìn giữ tang phanh tời, tang phanh tay (tời phụ), tang khớp nối bôn hơi sạch, không có dầu mỡ . - Phải kiểm tra kỹ tình trạng kỹ thuật của bề mặt làm việc, các tang, phanh. nếu bị mòn sâu di 15mm và có các vết nứt chiều dài 80mm thì phải thay tang . - Mỗi một tang phanh có lý lịch riêng, trong đó phải ghi chép đầy đủ thông số kỹ thuật cho phép và hướng dẫn sử dụng. - Trong điều kiện mùa đông cần thiết phải làm nóng ty xi lanh bằng hơi nước. Dùng không khí nén thường kỳ phải thổi để đẩy các chất bẩn, hơi nước ngưng tụ trên thâ ty piston. - Nếu mà phát hiện sự kẹt của côn hơi MP1070 thì phải lắp ngay bulông sự cố 3 (xem hình 3.2-3.3) động tời trong đó khởi động côn MP50 bằng van từ sàn kíp trưởng. - Hàng ngày phải theo dõi trong thời gian vận hành : hệ thống hơi của tời sao cho không rò rỉ , tránh nhiễm dầu mỡ bên ngoài đường dây dẫn . Hình 3.2: cấu tạo trục nâng của tời khoan; 1: vú mỡ. 2: thân ổ bi côn cầu. 3: vít sự cố. 4: vít sự cố. 5 đầu tiếp hơi. 6: long đen. 7-8: tang côn hơi mp700. 9: côn hơi. 10: nắp chắn bảo vệ côn hơi mp700. 11: bulông kẹp cáp. 12-20: báng răng xích. 13: đĩa chắn. 14-17: pu ly phanh. 15: tang tời. 16: trục tang tời. 18: đĩa lắp pu ly. 19: ổ bi côn cầu. 21-22: khớp vấu Hình.3.3.Cấu tạo trục nâng của tời khoan. 23-24: ống dẫn mỡ. 25: vú mỡ Nếu phát hiện sự kẹt xôn MP 500 truyền chuyển động cho roto giữa buly lắp ngay bulông sự cố. Tất cả các sự cố phụ khác sẽ thực hiện bằng tời phụ, trong đó thường kỳ phải điều chỉnh sự căng của dải phanh, tra dầu mỡ cả hệ thống quat bản lề, cần thiết phải tạo điều kiện đầy đủ để xả phanh cả hai tang phanh, tạo điều kiện có đủ khà năng để lực tỳ vào là nhỏ khi tời phụ thực hiện nguyên công quấn cáp . Cần thiết phải theo dõi tình trạng kỹ thuật của xích, bánh xích trong khi tiến hành công việc trong điều kiện không đủ bôi trơn thì xích trùng ra do bị mòn mắt xích, dẫn tới bị giật, hoặc va chạm mạnh khi khởi động và xích bị mắc và trục . Để tránh hiện tượng này phải chặt mắt xích đi 1 hay 2. Nếu xích bị căng quá, không cho phép dẫn tới sự làm việc không bình thường của hệ truyền chuyển động và ăn mòn lớn cho bánh xích và xích. Bảo dưỡng định kỳ thời khoan Ổ đỡ trục tời chính, tời phụ, trục phanh thuỷ lực, trục truyền chuyển động roto bơm mỡ 0,5kg/lần/tuần. Đầu tiếp hơi: 0,05 kg/lần/ca. Ổ trục khuỷu dây phanh: 0,1kg /lần /tuần. Ổ các con lăn: 0.05 kg/lần/tuần. Xy lanh hơi: 0,1 kg/lần /tuần Trục các đăng :0,1 kg/lần /tuần . Đổ dầu - Hộp giảm tốc dẩu 100 :80 lít/lần/3 tháng - Hộp xích tốc độ phanh : 45 lít/lần/3 tháng. - Đầu mèo : 1 lít/lần/3 tháng. - ty xi lanh hơi : 0,05 lít/lần/3 tháng. 3.2. Môt số dạng hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp hạn chế. 3.2.1. các hỏng hóc hay gặp trong tời khoan. Tời khoan là một bộ của hệ thống nâng hạ cho nên các thiết bị phải có độ bền cơ học cao và chịu nhiệt tốt, thường tời có các hỏng hóc sau. 3.2.1.1. Hỏng côn tời : Do suất tác dụng cao, do thời gian làm việc lâu dài và liên tục, nên má côn chúng bị mòn, buồng khí nén bị rò, hai lý do này làm cho mômen ma sát giảm nên còn làm việc kém ảnh hưởng đến quá trình vận hành cho bô tời . 3.2.1.2. Má phanh bị mòn : Như ta đã biết phanh là cơ cấu hãm, khi kéo cần cũng như khi thả cần má phanh luôn sinh ra ma sát. Nếu ma sát quá lớn sẽ dẫn đến má phanh bị mòn.Từ đó sự hãm phanh giảm. Nếu má phanh mòn ≥ 2/3 x 32 (mm) thì ta phải thay. 3.2.1.3. Tang tời bị rạn nứt mòn. Trong quá trình làm việc tang tời chịu mômen xoắn do lực căng cáp sinh ra và lực nén do cáp đè lên. Bời vậy tang tời hay bị mài mòn co ma sát trượt và rrỗ nứt. Nếu thấy vế nứt ≥ 2 (mm) thì ta phải thay. 3.2.1.4. Tang phanh bị mòn,nứt Nếu ≥ 9 (mm) ta phải thay. 3.2.1.5. Khoan cụ di “lập cập” khi nâng . Nguyên nhân: trượt khơp nối côn vì có sự hiện hữu của dầu bôi trơn. 3.2.1.6. Tay gạt điều khiển đi hết hành trình dưới và không phanh. Nguyên nhân: mòn guốc phanh có dầu trong tang phanh. 3.2.1.7. Nâng tải bằng tời phụ đòi hỏi lực lớn quá, mà vẫn bị trượt. Nguyên nhân: có dầu trong đai phanh. 3.2.1.8. Dầu bôi trơn không di đến ngõng truyền chuyển động roto . Nguyên nhân : tắc nghẽn lỗ thông dẫn dầu của van. 3.2.1.9. Nhiều vòng bi bị nóng quá nhiệt độ 700C. Nguyên nhân: không có mỡ bôi trơn, bẩn vòng bi bị mòn . Ngoài ra còn có các hỏng hóc khác như bánh răng bị mòn, dây xích và trục tời bị mòn, phanh thuỷ lực không tự đóng... 3.2.2. phương pháp khắc phục . Đối với côn hơi thì ta phải giảm mômen cần gây nên tức là mômen do bộ cần phải nhỏ hơn mômen bó của côn với thang côn. Ngoài ra, ta còn phải thường xuyên kiểm tra áp suất lam làm việc của côn. Áp suất làm việc của côn hơi ≤ 8at. Đối với má phanh, đây là một chi tiết quan trọng để khắc phục sự mòn hỏng của phanh. Ta phải làm mát nó đúng cách tức là phải làm giảm nhiệt độ bề mặt tiếp xúc của phanh. Đối với tang tời để giảm bớt sự mài mòn và nứt trên thực tế phải chống được mômen xoắn lớn hơn. Đối với sự hỏng hóc 5 phương pháp khắc phục: tháo nhớt lau sạch. Đối với hỏng hóc 6 thì bằng cách xiết dải phanh khử dầu. Đối với sự hỏng hóc 7 thì bằng cách khử dầu mỡ . Đối với hỏng hóc 8 thì phải rửa làm sạch lại van. Còn đối với sự hỏng hóc 9 thì phải nạp tra mỡ mới, nếu vòng bi tiếp tục quá nhiệt thì phải thay bi . *Trong thực tế, chúng ta phải bôi trơn làm mát đúng quy trình và phải kiểm tra thường xuyên các chi tiết hay mòn và bù với chúng được trình bày sau đây : 3.2.2.1. Kiểm tra một số chi tiết hay mòn hỏng. 3.2.2.1.1. Yêu cầu chung về sự mòn hỏng . - Việc kiểm tra sự mòn hỏng phải được tiến hành ở vị trí làm việc chuyên dụng, có trang bị sơ đồ đánh giá khuyết tật các chi tiết, các dụng cụ đo kiểm tra, đồ gá cần thiết . - Đánh giá khuyết tật các chi tiết và các cặp đối tiếp phải được dựa trên sơ đồ lắp ráp. Đó là tài liệu cơ bản cho người kiểm tra. - Khi đánh giá khuyết tật các chi tiết cần phải phân loại 4 nhóm tương ứng với 4 màu sơn khác nhau: + Dùng lại không cần sửa chữa – màu xanh. + Dùng lại khi lắp với chi tiết mới hay chi tiết đã được phục hồi tới kích thước bản vẽ - màu sơn vàng. + Phải phục hồi – màu sơn trắng. + loại bỏ - màu sơn đỏ . - Khi kiểm tra trên chi tiết có 1 khuyết tật trở lên buộc phải loại bỏ thì chi tiết ấy không cần kiểm tra tiếp. - Kiểm tra các tri tiết cần phải kiểm tra theo tiết diện và hướng bị mài mòn nhiều nhất. - Nếu trên sơ đồ thấy rằng một chi tiết đã được sửa chữa theo kích thước sửa chữa thì chi tiết lắp với nó cũng phải sửa tới kích thước sửa chữa. - Khi đánh giá khuyết tật, thấy rằng kích thước của các chi tiết bằng giá trị giới hạn thì chi tiết đó không cần sửa chữa. Nó được sơn như chi tiết còn cùng được (màu xanh) và được dùng như chi tiết mới. - Nếu kích thước của chi tiết vượt quá giới hạn được phép lắp với hi tiết đã sử dụng, nhưng nó không vượt quá giới hạn được phép lắp với chi tiết mới thì chi tiết đó cần phải được đánh dấu sơn màu vàng như chi tiết đã dùng lại, nên lắp với chi tiết mới. - Khi kiểm tra cả hai chi tiết lắp với nhau đều ở tình trạng chỉ lắp được với chi tiết mới, thì trong từng trường hợp cụ thể sẽ quyết định dùng với chi tiết nào . - Nếu trên sơ đồ yêu cầu kỹ thuật về việc đánh giá khuyết tật và sửa chữa các chi tiết phụ hồi không chỉ ra các yêu cầu kỹ thuật khác. Điều đó có nghĩa là các yêu cầu ở bản vẽ chế tạo vẫn có giá trị bình thường + Kiểm tra các ổ bi. - Các ổ bi trước khi kiểm tra cần phải được rửa sạch bằng xăng. Khi đánh giá khuyết tật phải tiến hành theo các trình tự sau: - Xem xét bên ngoài, kiểm tra tiếng ồn và sự quay đều đặn nhẹ nhàng, và kiểm tra vòng cách . - Trên vòng bi không cho phép. Vết nứt hoặc róc rỗ trên vòng lăn và thân ổ bi hư bị biến màu bởi nhiệt độ cao ở bất kỳ vị trí nào . Có vết gãy vết nứt xuyên thấu vòng cách, đinh tán của vòng cách yếu hoặc không có. Có vết lõm hay vế lằn trên đường lăn của vòng bi. Có vết sước hoặc rỗ sâu trên đường lăn và trên thân bi nhìn thấy bằng mắt thường . Thay với ổ bi đã vận hành là 10.000 giờ . - Trên vòng bi cho phép : Vết xước, vết xây sát phân bố dọc theo đường lăn. Vết hằn, vết lõm trên vòng cách không cản trở vòng bi quay đều đặn. Bề mặt đường lăn và thân viên bi chỉ bị mờ . Vết rỉ, vết hằn hoặc lõm trên bề mặt đường lăn và viên bi chỉ nhìn thấy qua kính lúp có độ phóng đại 4 lần . - Khi kiểm tra về việc quay nhẹ nhàng vòng bi được xem là dùng được khi nó quay đều đặn, không bị kẹt, vòng chuyển động phải được cân đối không kẹt gỉ. Tiếng động khi quay vòng bi phải đều và đục, tiếng động nhẹ giật cục và rung là không được phép . + Kiểm tra các chi tiết kẹp chặt. - Tình trạng ren được đánh giá bằng cách xem xét bên ngoài, vặn thử với chi tiết đối tiếp. Trong trường hợp quan trọng phải dúng tới calíp ren. - Không cho phép méo mó, lõm, đứt quá hai vòng ren ở chi tiết kẹp chặt . - Thân bulông, vít cấy, bulông không được cong hay vết mài mòn quá rõ - Đầu bulông không được méo quá mức ở cạnh và góc. Khi cạnh mòn quá 0,05S thì phải thay mới - Lỗ để lắp chốt chẻ bulông, bulông không được bịt kín và kích thước bản vẽ, gia công ren mới ở vị trí khác . - Rãnh xẻ ở đầu vít các loại không được nghiêng, rộng và bịt kín . + Kiểm tra các loại đệm . - Chỗ uốn các đệm hãm không được đứt gãy. - Các đệm đàn hồi đã sử dụng có thể dùng lại trong trường hợp chưa bị mất tính đàn hồi. Đặc trưng bằng độ lớn lệch miệng của đệm. Độ lệch chêng vêng bằng trình độ dà của đệm, còn độ lệch cho phép bằng ½. Sau đây là các bảng phương pháp kiểm tra, đánh giá và phương pháp phục hồi các chi tiết của trục nâng tời LBU -1200 Số lượng sản phẩm Kích thước sửa chữa Phương pháp phục hồi hàn đáp và gia công kích thước bản vẽ chế tạo Làm lỗ ren theo kích thước sửa chữa. cán lại ren bằng ta rô M16 Hàn và gia công theo bản vẽ Tên chi tiết : gối đỡ Chi tiết đối tiếp loại bỏ Vòng bi 3638 Ф400-0,04 Khe hở(+) độ dài (-) +0,097 Kích thước ( mm) cho phép Ф400+0,057 Theobản vẽ Ф400+0,057 Tên sản phẩm trục nâng tời vật liệu 35 A Phương pháp xác đinhvà dụng cụ kiểm tra -quan sát -siêu ân -bột màu Pamme đo lỗ 400 -425 -đồng hồ cấp 0,01 - quan sát - ca líp khuyết tật có thể xảy ra Nứt, sứt mẻ ở vị trí bất kỳ Mài mòn kích thước Ф 400+0,057 Hỏng ren M16 (ren lỗ) Bảng 2a: phương pháp kiểm tra phục hồi gối đỡ Số lượng sản phẩm Kích thước sửa chữa Phương pháp phục hồi nếu mài mòn quá giới hạn Cho phépthì hàn, gia công bản vẽ Tên chi tiết : may ơ Chi tiết đối tiếp loại bỏ trục Ф 165+021 Khe hở(+) độ dài (-) -0,142 Kích thước ( mm) cho phép Theobản vẽ 165+0,04 Tên sản phẩm Truc nâng tời LBU-1200 vật liệu 35 A Phương pháp xác đinhvà dụng cụ kiểm tra -quan sát; siêu ân -bột màu -đồng hồ cấp 0,01 Panmeđo lỗ 150÷175 khuyết tật có thể xảy ra Nứt, sứt mẻ ở vị trí bất kỳ Mài mòn lỗ Ф 165+0,04 Bảng 2b: phương pháp kiểm tra phục hồi may ơ Bảng 2c: phương pháp kiểm tra phục hồi côn h ơi ΜΠ700 Số lượng sản phẩm Kích thước sửa chữa Phương pháp phục hồi nứt, rạn,thủng thì loại bỏ -vỡ nứt nhiều thay mới toàn bộ các guốc -mòn nhiếu thay guốc phanh mới guốc mới. loại bỏ Tên chi tiết : c ôn h ơi ΜΠ700 Chi tiết đối tiếp phải mòn đều nhau Khe hở(+) độ dài (-) Kích thước ( mm) cho phép - phải mòn đều phanh Theobản vẽ Tên sản phẩm Truc nâng tời LBU-1200 vật liệu Phương pháp xác đinhvà dụng cụ kiểm tra - quan sát - thử hơi áplực 10kg/cm2 -quan sát -thước cặp chính xác -quan sát -bột màu khuyết tật có thể xảy ra Săm cao su nứt rạn lão hóa thủng Các guốc ferado Vành côn méo, nắt khuyết tật ở vị trí bất k ỳ Số lượng sản phẩm Kích thước sửa chữa Phương pháp phục hồi Nứt, cong- loại bỏ hàn đắp và gia Công tới kích thước bản vẽ Tên chi tiết : may ơ Chi tiết đối tiếp May ơ Ф 165+021 Khe hở(+) độ dài (-) -0,142 Kích thước ( mm) cho phép Ф 165,182 Theobản vẽ Ф 165,182 Tên sản phẩm Truc nâng tời У2-55 vật liệu 30XMA Phương pháp xác đinhvà dụng cụ kiểm tra -quan sát; siêu ân -đồng hồ cấp 0,01 Panmeđo lỗ 150÷175 khyuết tật có thể xảy ra Nứt, cong Mài mòn lỗ Ф 165+0,04 Bảng 2d: phương pháp kiểm tra phục hồi may ơ trục nâng Bảng 2e: phương pháp kiểm tra phục hồi trục tang Số lượng sản phẩm Kích thước sửa chữa 8 Phương pháp phục hồi 7 +hànđắpgiacông tới kích thước bản vẽ +lám rãnh then mới lệch góc 900 hay1800 +dung que thép thống rửa sạch ,thổi bằng khí nén làm sạch -hàn đắp và gia công đến kích thước bản vẽ Hàn đắp và gia côngđến kích thước sửa chữa khi mòn quágiớihạnchophép Tên chi tiết : trục tang độ cứng 45 HRC Chi tiết đối tiếp 6 Then 40-0.09÷-0.025 Vòng bi 3534 Ф170+0,0525 Vòng bi 3638 Ф190-0,025 Khe hở(+) độ dài (-) 5 +0,09 -0.27 -0.026 Kích thước ( mm) cho phép 4 39.99 Ф 170.027 Ф190.031 Theobản vẽ 3 40-0.09÷-0.025 Ф 170+0,027÷+0,0525 Ф 190-0,06÷-0,031 Tên sản phẩm Truc nâng tời ΛБУ1200 vật liệu 30XMA Phương pháp xác đinhvà dụng cụ kiểm tra 2 thước cặp cấp Chính xác CX 0.02 Thông bằng cây thép Ф 10 thổi bằng khí nén Panme 150÷175 Panme 200÷225 khuyết tật có thể xảy ra 1 Mài mòn cạnh rãnh then Tắc đường ống bơm mỡ vao 2 ổ bi 3534 Mài mòn đường kính Ф 170+0,027÷+0,0525 Mài mòn đường kính Ф 190-0,06÷-0,031 8 7 Hám đắp và gia công đến Kích thước sửa chữa khi mòn quá giới hạn cho phép -hàn đắp và giacông đến kíchthước sử chữa khi vượt quá giới hạn cho phép . -hàn đắp và gia công đến kích thước sử chữa 6 Đĩa tang Ф 220+0.046 khớp nối ф160+0.04 rãnh then khớp nối Ф 20+0.02÷0.052 5 -0.099 +0.198 +0.5 4 Ф 220.145 159.842 19.903 3 Ф 2200.165÷0.2 Ф 160-0.125÷ 0.085 Ф 20-0.73÷- 0.04 2 Panme 200÷225 Panme 150÷175 thước cặp panme căn mẫu 1 Mài mòn đường kính Ф 2200.165÷0.2 Mài mònthen hoa Ф 160-0.125÷0.085 Mài mòn then hoa Ф 20-0.73÷-0.04 Bảng 2f: phương pháp kiểm tra phục hồi côn h ơi ΜΠ700 Số lượng sản phẩm Kích thước sửa chữa Phương pháp phục hồi loại bỏ Hámđắpvà gia Công đến kích thước sửa chữa khi mòn quá giới hạn cho phép Hám đắp và gia công đến kích thước sửa chữa khi mòn quá giới hạn cho phép mòn bướ cxích vượt quá 5% Tên chi tiết : c ôn h ơi ΜΠ700 Chi tiết đối tiếp Vòng bi 3534-0.04 Côn hơi ΜΠ700 Khe hở(+) độ dài (-) +0.097 Kích thước ( mm) cho phép Ф 310.057 693 Theo bản vẽ Ф 310+0.057 695 Tên sản phẩm Truc nâng tời LBU-1200 vật liệu 30XMA Phương pháp xác đinhvà dụng cụ kiểm tra -quan sát -siêu ân -bột màu -đồng hồ cấp chính xác 0,01 -thước cấp chính Xác 0.05 khuyết tật có thể xảy ra nứt, sứt mẻ ở vị trí bất kỳ Mài mòn lỗ Ф 310+0.057 Mài mòn đường kính Ф695 Bánh xíchZ. 19/48,t = 50.8 Bảng 2f: phương pháp kiểm tra phục hồi côn hơi ΜΠ700 * Bôi trơn . - Tuổi thọ của tời khoan phụ thuộc vào vấn đề bôi trơn kịp thời đúng lịch các chi tiết và cụm chi tiết ...sẽ phải tuân thủ lịch thay thế dầu bôi trơn theo bảng 3. - Xích tời bôi trơn bằng phương pháp “vẩy”. Nhớt đổ vào các te, hộp xích, mức độ đổ xem bằng mắt kiểm tra. Bôi trơn truyền chuyển động rôto theo chu kỳ nhỏ giọt từ bình chứa nhớt, điều chỉnh bằng van tay. - Bôi trơn vòng bi và các cặp bánh răng truyền chuyển động tời phụ bằng dầu bơi trơn. Do vậy phải thường xuyên thao dõi mức dầu trong tang. - Bôi trơn ổ bi và bánh răng hộp số bằng dầu cũng phải theo dõi mức nhớt qua mắt kiểm tra. - Ổ đỡ trục các đăng dải phanh thì làm việc sẽ quay đi một góc nhỏ, do vậy một lần trong tháng phải tra dầu vào chúng . - Bôi trơn piston xilanh hơn phanh tay phải được thực hiện qua lỗ ren trên thân xilanh có nút 1 . - Điểm bôi mỡ đặc theo hình 3.4 Thời gian tra 1 lần trung bình 1 ca 1 lần 1 lần trong tháng 1 lần trong tuần 1 lần Trong tháng 1 lần trong tuần 1 lần trong tuần 1 ca 1 lần 1 lần trong tuần 1 lần trong tuần Theo dõi thường Xuyên,đổ thêm thay 1lầntrong 3tháng 1 lầntrong tháng Như hộp số 1 lần trong tuần địnhmức tiêu thụ (kj)kg 0.5 0.05 0.1 0.05 0.01 0.05 0.05 0.01 0.05 0.05 801 451 Bôi mỡ bò bất kỳ bảng 3 .sơ đồ tra dầu bôi trơn (mỡ bôi trơn) Tên loại dầu bôi trơn >500C dầu litôn 24 Tiêuchuẩn 21150-87 Nt Nt Nt Nt Nt Nt Nt Nt Nt dầu hộp số ở 500C dầu litôn24 tiêuchuẩn 21150-87 Nt Nt Nt Nt Nt Nt Nt Nt Nt Nt Nt Nt Nt kiểm tra dầu 3,6,20;1,7;21 ,22,2532,33 9,19,25 24,27,28 30,31,8 2,26 4,5 29 11,12,13,14, 15,16,17,18 - - - - Vị trí ban đầu Vòng bi trục nâng tang tời, trục truyền chuyển động cho vận tốc số 5,Vòng bi phanh thủy lực Vòng bi các cửa nạp hơi Vòng bi trục khuỷu phanh dải Vòng bi đũa Xilanh hơi điều khiển tời, trục đỡ cân bằng Vòng bi trục khuỷu Vòng kẹp khớp nối vấu phanh thủy lực hệ thống nối bản lề trục các đăng Piton xinh lanh hơi tời Ty cố định hộp số tời Tang ma sát hệ thống truyền chuyển động hệ thống bản lề điều khiểntang tời ma sát đầu dẫn cáp của dải phanh các hệ thống đòn bẩy tay gạt khởi động phanh.vấu hệ thống kẹp grit xilanh phanh điều khiển hơi Hính.3.4. Sơ đò tra dầu bôi trơn 3.3. Quy trình sửa chữa. 3.3.1. Để sửa chữa kịp thời và nhanh, người thợ phải hiểu được nguyên lý làm việc của thiết bị, và phân loại được các chi tiết chóng mòn hay hư hỏng . Trên hiện trường khoan phải có bộ dụng cụ chuyên dụng và các khác phục vụ sử chữa. Nguời thợ vận hành có trách nhiệm theo dõi tình trang kỹ thuật của các cụm chi tiết cấu thành tời khoan trong suất quá trình vận hành trong ca và khắc phục những hỏng hóc kịp thời. Trong trường hợp chi tiết bị gãy hay hỏng hóc sẽ dẫn đến những sự cố chết người. Do vậy, phải dừng ngay công việc áp dụng những biện pháp hữu hiệu để khắc phục. Trong khi sửa chữa tời cần phải nghiêm chỉnh thực hiện các yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho các thiết bị nâng tải. Tất cả các chi tiết mà sử dụng hay thay thế phải được chế tạo bằng những bản vẽ của nhà máy Khi sửa chữa các cụm chi tiết của tời phải thoả mãn điều kiên kỹ thuật về chế tạo và quy trình lắp ráp. Nếu sửa chữa ở nhà máy hay xưởng thì cần phải hợp lý lịch tời sửa chữa trong mục. 3.3.2. Tất cả hỏng hóc như thợ vận hành có thể khắc phục được mà không cần thời gian dừng lâu như tay thế dây ống dẫn, cân lại tâm, xiết lại bu lông thay thế các dầu tiếp hơi, guốc phanh… thuộc loại sửa chữa vừa. Hệ thống xích sẽ tháo tại công trình khoan, thay thế các đoạn xích hỏng bằng xích mới. 3.3.3. Trong thời gian vận hành sẽ gây lên một loạt các chi tiết bị ăn mòn, thay thế đòi hỏi phải tháo dỡ từng cụm thì phải thực hiện trong thời gian dừng khoan dài. Trong nhiều thời gian khác, nếu không tháo hoàn toàn để xác định tình trang kỹ thuật chúmg để tiếp tục làm việc hay không ? như tang côn hơi ...để thay thế các chi tiết này cần đến kế hoạch dừng khoan lâu hay sửa chữa bất thường. Khi guốc phanh bị mòn thì phải thay thế guốc phanh khác, khi cần thiết phải thay thế côn hơi để gờ khớp khớp với rãnh soi trong đĩa, và tiếp xúc với mặt đầu của nó. Để tránh nguyên công khoan, doa thêm lỗ sau khi đã lắp xong côn, trước khi tháo côn phải đánh dấu vị trí của tời so với đĩa, sau khi thay côn phải đặc biệt cẩn thận khi lắp các ống dẫn khí đến săm khí của côn hơi. Khi tiến hành sửa chữa các trục liên quan đến việc phải tháo chúng, không nên bẻ gẫy các tấm kê hãm vòng bi trên trục. Sửa chữa hệ thống đường ống thông thường tiến hành ngoài hiện trường. Sửa chữa các đầu tiếp hơi, van, van xả nhanh, không được phép tiến hành ngoài hiện trường. Những cụm chi tiết này phải được thay thế và những cụm hư hỏng phải tiến hành trong căn cứ. 3.3.4. Sửa chữa đại tu tiến hành trong căn cứ cùng với sự tháo rời hoàn toàn, kiểm tra tất cả các chi tiết và xác định tính tiếp tục sử dụng của chúng . Trong khi đại tu máy phải thực hiện những công ciệc như phải thay vòng bi, côn hơi, các tang phanh. Sau khi sửa chữa đại thu và sửa chữa vừa, tời phải được thử không tải trong thời gian hai tiếng để phát hiện những khuyết tật và các chi tiết mới lắp “làm quen với nhau”. Bảng 4 : Danh mục các dụng cụ và đồ gá phục vụ cho việc sửa chữa. TT Danh mục Số lượng Đơn vị 1 Máy ép thuỷ lực 320 tấn nằm ngang 1 Cái 2 Cẩu trục nằm ngang 5 tấn 1 Cái 3 Cáp cẩu 5 tấn – 8m 1 Cái 4 Cáp cẩu 100-> 500 4 sợi 5 Chày thúc 400 kg 1 Cái 6 Xe nâng 5 tấn 1 Cái 7 Bộ đồ gá tháo may ơ 1 bộ 8 Đèn xì oxy – axetylen 1 bộ 9 đường ống cấp khi 8kg/cm2 1 hệ thống ống hơi 10 Máy rửa 1 Cái 11 Nồi luộc bằng nhớt 3 pha 380v 1 Cái 12 Bộ cờ lê đầu dẹt đầu choong 38 – S32 1 bộ 13 Bộ cờ lê dẹt 58÷S32 1 bộ 14 Bộ cờ lê tuýp 10÷36 1 bộ 15 Bộ cờ lê tuýp 30÷50 1 bộ 16 Bộ cờ lê dẹt 30÷50 1 bộ 17 Kìm ống 1 2 Cái 18 Xô đựng dầu 1 Cái 1 Kìm nguội 1 Cái 20 Căn lá 0,05 1 bộ 21 đồng hồ áo đo lỗ cấp CX0,01 150-350 1 bộ 22 Panme đo ngoài cấp chính xác 0,01 150÷350 1 bộ 23 Thước cáp 0-500 cấp chính xác 0,05 1 bộ 24 Búa 5kg; Búa 1kg 1 Cái 25 Chày đồng Ф30 x 200 1 Cái 27 thước dài 5m 1 Cái CHƯƠNG IV. QUY TRÌNH LẮP RÁP, VẬN HÀNH VÀ CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG. 4.1. Quy trình lắp ráp. 4.1.1. Quy trình lắp ráp trục nâng. Quy trình lắp ráp trục nâng là quy trình ngược với quy trình tháo và được thực hiện theo các bước sau: Trước khi lắp ráp các chi tiết cần phải được lau sạch bằng dẻ khô. Trước khi lắp ráp các chi tiết cần phải được đo đạc và kiểm tra kỹ lưỡng các chi tiết theo chỉ dẫn của sơ đồ lắp ráp. Các chi tiết và cụm chi tiết khi lắp ráp phải thực hiện đúng trình tự và đúng quy trình công nghệ. Các bề mặt đối tiếp cần phải được làm sạch bụi bẩn và các vết trầy xước khi lắp. Khi lắp ghép không cho phép trầy xước ,cong hay biến dạng các chi tiết Côn hơi MP700 khi lắp vào tang côn Ф 695 phải đảm bảo khe hở 2 – 4mm ( khi chua có khí nén). Các bích và trục phải đảm bảo khe hở (3-5 mm). 4.1.1.1. Chỉ dẫn chung Chất lượng làm việc của tời phụ thuộc nhiều vào chất lượng lắp ráp. Do đó yêu cầu thợ bậc chuyên ngành dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và tài liệu hướng dẫn vận hành trước khi tiến hành lắp ráp . 4.1.1.2. Các biện pháp an toàn. Phải tuân thủ quy phạm an toàn trong ngành khai thác dầu khí và các tài liệu hướng dẫn có liên quan. Khi tiến hành lắp ráp phải chuẩn bị mặt bằng và vị trí công việc phù hợp. 4.1.1.3. Lắp ráp Trước khi lắp ráp phái tháo hiệu đóng gói Lắp ráp chung của tời khoan gồm đặt, để, hoàn chỉnh, cố định, nối với các thiết bị khác và lắp ráp các bộ thiết bị điều khiển,các thông số kỹ thuật đều được mô tả trong hướng dẫn kỹ thuật và vận hành của tài liệu kỹ thuật tháp khoan tương ứng với bánh răng truyền động sang roto. Sau khi đã lắp đặt và hiệu chỉnh tời khoan, trên giá đỡ cố định, giá lắp phanh thuỷ lực với giá lắp tời bằng bulông sau đó lắp chúng với phanh. Cố định giá đỡ phía trên, các con lăn dẫn đường ống cuốn giảm tải. Lắp xích và chỉnh độ căng tời đến roto. Xích không được kẹt và chạm với giá đỡ chúng ở trong trạng thái tự do. Lắp cụm điều khiển của kíp trưởng, lắp hoàn thiện hệ thống hơi điện, và các thiết bị phụ trợ đến cụm này. Lắp cáp cho tời phụ. Sau khi đã lắp đặt và cố định lại tời khoan với sàn tháp khoan. Kiểm tra và hiệu trỉnh tâm các trục, cân lại tâm khi cần thiết. Trong trường hợp như vậy cần phải có các tấm căn đặt ở tời khoan hoặc căn từng các cụm chi tiết . Căn tâm trục phanh thuỷ lực và trục van nâng theo phương song song và góc lệch góc (do đảo mặt đầu ). Số đo được từng vị trí lệch nhau một góc 900 đem so sánh không được vượt quá 0,5, ăn tâm các trục khác theo phương pháp tương tự . Sau khi lắp đặt lại hay thay thế puli côn hơi 1070 và 700 nhất định phải tiến hành cân tâm lại. 4.1.1.4. Chuẩn bị đưa tời vào làm việc . Trước khi đưa vào làm việc phải bôi dầu chống gỉ vào cá bề mặt làm việc, rửa sạch các bề mặt, khớp nối ống dẫn, vòng bi sống khô, tra dầu dôi trơn. Tra dầu bôi trơn vào hộp số, tời phụ vào tụ chứa nhớt và bình bôi trơn xích roto... Chạy rà tời không tải dó thể tiến hành sau khi đã thử hệ thống truuyền động. Quy trình này tiến hành được tháo rời khỏi hệ thống ròng rọc động ở tất cả cá vận tốc thuận và nghịch. Trong đó cần phải kiểm tra . + Sự đóng ngắt của cân hơi tời . + Sự đóng ngắt đúng của từng cụm chi tiết cấu thành . + Tình trạng kỹ thuật của dải phanh tay, trong chế độ tay và chế độ tự động . + Sự nhẹ nhàng khi đóng tải côn thuỷ lực và bộ điều khiển mũi khoan. + Đóng mở ngắt xilanh hơi. + Kiểm tra nhiệt độ của tất cả vòng bi, nhiệt độ đó phải <700c . + Hộp số tời phải êm không có tiếng ồn mạnh. Khắc phục mạnh các khuyết tật được phát hiện. Trục nâng của tời LBU-1200 khi đưa về xí nghiệp sửa chữa cơ điện, thông thường nó được tháo côn hơi MP700, dải phanh cơ học ... Khi đưa trục nâng vào xưởng để sửa chữa, trước tiên phải làm sạch ngoài. Dùng dao nạo để cạo sạch đất , dầu mỡ và chất bẩn bên ngoài trục nâng. Dùng dẻ và dầu hoả để làm sạch các vị trí dầu mỡ kết bám. Sau đó dùng khí nén áp lực khoảng 4kg/cm2 thổi sạch bụi bẩn . Trước khi tháo các chi tiết của trục nâng, cần phải kiểm tra sơ bộ để nắm được nguyên nhân, tình trạng hư hỏng của trục nâng. Từ đó khái quát được khối lương, công việc, vật tư, chi tiết cần sửa chữa cũng như dụng cụ, phương tiện cần thiết cho công việ tháo lắp sau này. Sau khi các chi tiết của trục nâng bị tháo rời, cần phải làm sạch trước khi đo kiểm tra và đánh giá khuyết tật . Các chi tiết bị rỉ nhiều cần phải gõ cho bong hết lớp rỉ bên ngoài như tang tời, đĩa tang ...sau đó thổi sạch bằng khí nén các chi tiết có đất hay dung dịch khó bám hay mở hết khô cầu phải dùng dao để cạo sạch hay dùng bàn chải thép trà sạch...sau đó rửa bằng dầu thổi khô bằng khí nén. các ci tiết nhỏ và vừa có nhiều dầu mỡ thì phải lau sơ bộ cho bớt dầu mỡ rồi sau đó cho vào máy rửa với dung dịch sô đa 5% được đun nóng đến 800c và bơm rửa vài lần. Sau đó thổi khí làm khô, các chi tiết sau khi rửa phải đặt lên giá, sắp xếp theo trình tự từng bộ, từng cụm để chuẩn bị đo kiểm tra và đánh giá khuyết tật. bảng 5: Quá trình tháo trục nâng tời ΛБУ -1200 gồm các bước được trình bày dưới đây Ghi chú (3) cần phải đặt trước 1 ngày Phương pháp1 không dung đuợc thì dùng phương pháp 2.Bulôngnào rỉ nhiều thì cắt bằng oxy-axetyle Có thể dùng Đèn oxy –axetylen cằt những bulôngkhông tháo được lực ép trên máy ép thuỷ lực 100-150 tấn,áp lực P= 50-75kg/cm2 Nếu quá rỉ,quá.chặt thì gia nhiệt bằng oxy-axetylen Phương tiện,dụng cụ (2) dùng cẩu 40T,xe nâng 5T để đẩyvào xưởng. dùng 2 cẩu để đẩy vào vị trí làm việc Dao nạo,dẻ,dầu trắng Dùng cờ lê tuýp 55 Dùng cờ lê zét 50 -55 Ống công Ф70 mm Dùng đèn oxy –axetylen Đòn thúc Dùng cờ lê tuýp 36;Cờ lê dẹt 36-41 Dùng cờ lê tuýp 24;Cờ lê dẹt 24-27 Dùng cờ lê tuýp36 Cờ lê dẹt 36-4 Dùng cờ lêtuýp 55Cờ lê dẹt 50-55 Dùngbình xịt rỉ WD50 phun chỗ rỉ Đồ gá tự chếĐèn oxy axetylen Cẩu xương 5 tấn để treo;Máy ép thủy lực 320T,búa 1kg,tuốc nơvít Máy ép thủy lực 320T.Cẩu xương 5 tấn đèn ôxy –axetylen.Đồ gá tự chế Tên nguyên công (1) chuyển trục nâng vào xưởng Làm sạch ngoài và kiểm tra sơ bộ Tháo 2 tang phanh cơ học Ф1450.Tháo 24 bulông M36 kẹp 2 tang phanh vào đĩa phanh. Dùng bình xịt WD40 xịt vào mối ghép bị han rỉ. Dùng bulông M36 để đẩy tang phanh ra khỏiđĩa. Nếu tháo bằng công 3 bulông M36 không được thì dùng đèn ôxy – axêtylen cắt đứt phanh,sau đó dùng đèn thúc đóng ra. Tháo côn MP700,tháo tang côn 1065 Tháo côn hơi MP700 bằng cách tháo 16 bulông M16. L để tháo bảo hiểm Tháo 32 bulông M24 L180,L95,khi tháo phải mở chốt chỉ. Tháo bulông M36,L120 gồm 12 con Tháo may ơ ra khỏi trụcDùng đồ gá tự chế,ép bằng máy ép ngang 320T; kế hợp với gia nhiệt bằng ôxy –axetylen ở nhiệt độ 2300Lấy then bằng ra Tháo khớp nối vấu. Ép trên máy ép thuỷ lực 320T; kế hợp với đèn ôxy –axetylen nên bị rỉ nhiều 3 Nếu bạc sét rỉdùng đèn khò gia nhiệt 2 Dùng Cẩu xương 5 tấn Dùng cờ lê tuýp 19 Dùng đòn thúc neo Trên cẩu xương Dùng tuốc nơ vít Dùng đèn khò gia nhiệt -Dùng cờ lê tuýp 2H - Dùng Cẩu xương -Chày đồng ,búa -Dùng 2 tuốc nơ vít (cạy từng viên bi) -Dùng chày đồng,búa đồng -Đèn khò -Dùng cờ lê tuýp 2H -Dùng Cẩu xương -Chày đồng ,búa-Dùng 2 tuốc nơ vít(cạy từng viên bi)-Dùng chày đồng,búa đồng. Đèn khò 1 Tháo tang côn Ф695,bánh xích.Tháo ống cách Kéo cân hơi MP700 ra khỏi tang công Ф695 Tháo 8 bulông M12 để tháo bích ổ bi, cụm bánh xích 10 lấy bạc chân mở. Dùng đòn thúc lấy bộ bánh xích Z=19/29 và tang côn ra ngoàiTháo ống cách và 1 vòng bi 3534 còn lại trên bục bằng cách tháo rời từng viên bi ,còn vòng trong thì gia nhiệt và đóng ra Tháo gối đỡ và ổ bi 3638(hai vòng);Tháo bulông M16m. L40 gồm 12 con để lấy mặt bích ra ngoài lấy bạc cách ra ngoàidùng cẩu treo gốc đỡ; Dùng chày đồng ,đèn đóng búa vào gốc đỡ cho gốc đỡ ra khỏi vòng bi; Nghiêng vòng ngoài của vòng bi tháo từng viên bi và vòng cách ra ngoài Tháo vòng trong của vòng bi bằng gia nhiệt.Dùng chày đồng đóng vòng trong ra khỏi trục Tháo các guốc của côn hơi MP700 Dùng kìm tháo dây phanh các chốt Dùng kìm tháo các guốc rời khử xám 4.2. Quy trình vận hành. 4.2.1. Hướng dẫn vận hành Tời được vận hành trong thời gian ,muốn đảm bảo cho quá trình làm việc liên tục, không dừng thì phải thuân thủ các yêu cầu sau : + Vận hành theo yêu cầu kỹ thuật (các chế độ biểu hiện bằng thông số kỹ thuật trong hương dẫn ) không bao giờ vận hành tời quá tải . + Bôi dầu mỡ theo lịch và kịp thời. + Tuân thủ chế độ bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ, kiểm tra bulông kẹp các thiết bị điều chỉnh, thay thế các chi tiết chóng bị ăn mòn. + Theo dõi và bảo dưỡng định kỳ các vòng bi. Trước khi tiến hành công việc và chuyển dao ca cần thiết phải tiến hành kiểm tra bằng mắt, các cơ cấu, chi tiết cấu thành, chi tiết phụ. Các khuyết tật phải được khắc phục. Tất cả các khuyết tật mà không thể khắc phục bởi lực lượng đội khoan phải thông báo bằng văn bản lên các cấp để có biện pháp khắc phục. Tời phụ được thiết kế với vòng quay động cơ không qua 12.000 V/phút. Thả bộ khoan cụ có trọng lượng >10 tấn tiến hành cùng với phanh thuỷ lực. Khi tời làm việc áp suất bình thường trong hệ khí công nghệ phải là từ 7- 9 (KN/cm2). Nghiêm cấm : + Không được tiến hành vận hành tời khoan khi áp suất khí công nghệ trong mạng <6 (KN/cm2). + Nâng thả quá quy định trong tài liệu kỹ thuật. + Vận hành tời không có nắp bảo vệ. 4.2.2. Điều khiển . Khi đóng chuyển vận tốc ở hộp số, truyền động thực hiện trong khi ngắt khớp nối của tang tời và hệ truyền động rô to của tời . Khi chuyển đổi vị trí của van 4 ngả từ vị trí này sang vị trí khác, cần thiết phải duy trì nó ở vị trí ngắt để nhả khí từ côn hơi.Vị trí trung gian của tay quay điều chỉnh ở vận tốc động cơ nổ 700 – 800 v/phút.Tốc tay quay theo chiều ngược lại. Sự quay phải nhẹ, êm, tránh giật cục. Ở vận tốc 700-800 v/phút điểm đỏ trên tay quay phải ở vị trí thẳng đứng, các vị trí khác được xác định bằng mũi chỉ chỉ trên đồng hồ đo tốc độ. Sau khi đã vào côn hơi MP700 nên dùng một lúc nối phanh và tăng vận tốc động cơ, gạt tay quay đi lại phía mình. Trong khi làm việc, tay phải phải luôn đặt ở cần phanh .Tất cả các thao tác thực hiện bằng tay trái. Trong nguyên công, nếu phải nâng móc lên 1 chút hoặc quay ro to đi một góc từ từ có thể lạp khí vào côn với lượng vừa phải; ngư vậy sẽ vặn van nạp và cùng một lúc đóng lại, cứ thực hiện như vậy dăm lần, nếu thao tác không đúng sẽ dẫn tới bị kẹt phanh côn, gây lên mòn guốc phanh ngoài ý muốn. Để truyền vận tốc (số) trong hộp số, kíp trưởng phải gạt 5 (hình 4.1) để điều khiển cụm phát lực. Trong chế độ dùng động cơ nổ và động cơ điện phát lực, khi thả dung cụ khoan, không phải ngắt lực từ hộp số đến tời, nhưng phải thả côn hơi. 1: thùng chứa máy. 2- 3- 4- 5: các tay gạt. 6- 11: các nút ấn hoạt động máy. 7- 10 các tay vặn điều chỉnh. 8- 9 đồng hồ đo. 12: van. 13: đồng hồ đo áp suất. Hình. 4.1 : bục điều khiển Những vị trí có thể đặt của tang điều khiển trong khi làm việc bằng tang phanh ma sát (hình 4.2) Vị trí nhả cuộn ma sát (hình 4.2 a) tay điều khiển 5 nhất thiết phải nâng lên hết hành trình đòn lực bẩy 9 khi đó phải nằm ở gối đỡ 8; dải phanh không được tiếp xúc với bề mặt của cuộn (tang ) trong nguyên công này hai pully tang phanh được tự do, cáp sẽ được cuốn vào ống cáp, Ở vị trí ban đầu hinh 4.2B, khi tang cuốn bị phanh thì tải sẽ ngừng di chuyển, đòn lực bẩy và tay điều khiển cần thiết phải nằm ở vị trí ngang, tay lực 9 của phanh cần phải nằm ở gối đỡ 8, khe hở giữa dải phanh phải là 1,5 mm chỉnh khe hở này thực hiện bằng bulông . Ở trong vị trí (xem hình 4.2), tay điều khiển 5 sẽ hạ xuống phía dưới hết màn hành trình. - Tang phanh tời giải phóng và cuộn cáp sẽ quay thực hiện nguyên công kéo tải hoặc vặn ống khoan . - Lắp hệ thống cáp của tời ma sát, cáp để kéo tải sẽ đặt sẽ đi qua cụm ròng rọc tĩnh, một đầu cáp sẽ cuốn hai pully của móc nâng; đầu còn lại sẽ được lắp theo phanh lắp và phần tang của tang cuộn cặp ma sát và cuộn trên nó độ dài cáp lắp sao cho vật tải móc đủ đến qua cầu vượt . - Để thực hiện nguyên công cuốn cáp ngược (kapmak) lắp đối trọng 3. Đối trọng này phải mắc vào ống dẫn hướng hay cáp căng 2. Chiều dài ống dẫn hướng phải ≥ độ dài cáp cần quấn ngược. Sự di chuyển của đối trọng theo ống dẫn hướng hay cáp 2 phải tự do. Đầu cáp để vặn ống cũng được làm theo dạng nhánh. Dùng loại cáp có Ф≤ 38 mm. Hình.4.2 :sơ đồ hoạt động của các bộ phận phanh ma sát 1: đòn bẩy. 2: cáp căng. 3: đối trọng. 4: cần giữ cáp cố định. 5: tay điều khiển. 6- 7: cáp. 8: gối đỡ. 9: tay lực 4.3. Công tác an toàn trong sử dụng. Để phòng ngừa sự hư hại của các chi tiết trong suốt quá trình làm việc các thiết bị này phải được bảo dưỡng hoặc phải có những biện pháp kiểm tra theo định kỳ . Nếu không các thiết bị này không được vận hành để bảo đảm an toàn cho người công nhân . Muốn làm cho các thiết bị có độ bền cao thì chúng ta phải kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ. Khi vận hành cần chú ý các điểm sau : + Tất cả các chuyển động của tời che chắn bằng kim loại ở tất cả các phía. Tời khoan phải có các thiết bị sắp xếp các sợi cáp lên tang tời. không điều chỉnh hướng cáp lên tang bằng gậy hoặc bằng một sợi cáp nào khác. + Đầu động của cáp cần gia cố vào tang bằng thiết bị sao cho có thể loại trừ sự biến dạng, mài mòn cáp ở vị trí gia cố ở vị trí thấp nhất của ròng rọc động trên tang còn ít nhất ba vòng cáp. + Cần phải gia cố guốc phanh đến đai phanh của tời khoan bằng các loại liên kết và không sử dụng bulông hoặc đinh tán bằng kim loại màu . + Đai phanh sau khi ngừng phanh phải nhả ra bằng lực của lò xo sao cho ở trang thái không làm việc, bề mặt của guốc phanh không tiếp xúc với tang phanh. + Khi phanh hoàn toàn, tay phanh phải lằm ở vị trí cách sàn không nhỏ hơn 80-90cm. Khi tang phanh ở trạng thái nghỉ cần phải chốt hãm ở vị trí yêu cầu. + Không dược làm việc khi mà guốc phanh và côn bị mài mòn lớn hơn 1/3 chiều dày ban đầu, hoặc khi mà tang phanh bị mài, mòn 15-20cm trên bề mặt … CHƯƠNG V. NGHIÊN CỨU BỘ HÃM TỜI PHỤ 5.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc. Phanh thuỷ lực UTG-1450 với đường kính làm việc của rô to là 1450mm, dùng cho việc sử dụng các thiết bị của tời khoan với tải trọng định mức là 200 tấn. Trong phanh thuỷ lực được thực hiện đến 80% việc hãm trong các thao tác hạ cột cần khoan . Việc sử dụng hợp lý phanh thuỷ lực cho phép làm giảm chế độ làm việc của bộ hãm đai, giảm giờ đứng máy bởi những công việc liên quan đến việc bảo dưỡng, tu sửa, nâng cao tính bền của các pully phanh và các guốc phanh . 5.1.1. Tính năng kỹ thuật của phanh thuỷ lực. - Đường kính hoạt động của roto : 1450mm. - Mômen hãm cực đại của vòng quay 200v/phút : 9000kG.m. - Chất lỏng làm việc là dầu - Đặc tính vận tốc của phanh thuỷ lực - Bi côn cầu hai hàng hướng trục 3538 : 190*34*92. - Kích thước đầu cuối của trục nối then, mm : 10x145x160 chiều dài : 200mm. - Khoảng cách từ đế tới trục : 895 mm. - Các kích thước cơ bản, mm: Cao: 1870; Rộng theo phương ngang : 1680; Ròng rọc trục quay: 1533 - Khối lượng không kể chất lỏng làm việc và chất bôi trơn : 5150kg - Dung tích của cột phanh thuỷ lực : 0,8m3. - Điều chỉnh mức chất lỏng trong thùng bằng các van - Kích thước của thùng (cao,rộng,dài) : 2466, 1094, 1062. - Khối lượng không có chất lỏng làm việc : 426 kg. 5.1.2. Nguyên lý làm việc. Tác dụng phanh xảy ra khi có sự chuyển động của roto, trong đó có chất lỏng chứa ở khoảng giữa roto và stato. chất lỏng được chuyển vào stato qua lỗ, chạy vào buồng nạp và đi vào các buồng làm việc. Qua sự biến thiên mực chất lỏng ở trong buồng nạp và đi vào các buồng làm việc. Qua sự biến thiên mực chất lỏng ở trong buồng nạp cũng sinh ra sự biến thay đổi vòng quay của rôto. Khi rôto quay dung dịch ở trong các hõm của rôto chuyển động ra phía ngoài nhờ các lực ly tâm, chất lỏng lại chuyển vào các rãnh của stato, nhờ ma sát và chuyển động rối xảy ra của chất lỏng từ đó tạo nên một lực mômen ma sát chống lại sự chuyển động của roto. 5.1.3. cấu tạo và hoạt động 5.1.3.1. Cấu tạo và hoạt động chung . Hệ thống phanh thuỷ lực và đường vận chuyển dung dịch trong ống dẫn được chỉ ra ở hình 5.1. cấu tạo phanh thuỷ lực chỉ ra ở hình 5.2. bộ thuỷ lực gồm có bộ phanh và thùng chứa. Bộ phanh 3 được kết hợp với thùng 1 mà nó hút nhờ các tay gạt. Việc làm đẩy chất lỏng lạnh của bộ phanh diễn ra qua bộ hút, qua ống dẫn 2 là cách lọc chất lỏng nóng vào thùng. Dẫn chất lỏng lạnh vào thùng cũng diễn ra qua 7, còn để giảm sự thừa thãi chất lỏng nóng thì phải qua ống 6, việc cung cấp chất lỏng lạnh vào bộ phanh và xả chất lỏng nóng để cung cấp đủ cho sự trao đổi nhiệt bình thường của bộ phanh thuỷ lực. 5.1.3.2. Cấu tạo và hoạt động của các bộ phận. + Bộ phanh. Cấu tạo bộ phanh được thể hiện ở hình 5.4 bao gồm 1 roto 2 và 2 stato ở bên trong trục quay 1 và 3 mà cấu tạo thành thân hộp phanh, thân hộp được lắp trên cột đỡ 8 bằng bulông. Các stato và rôto được chế tạo từ gang và trên các bề mặt của rôto và stato có các cánh nghiêng, chúng nằm nghiêng so với mặt phẳng quay 1 góc 450 Rôto được lắp trên trục 4 nhờ rãnh then và quay quanh hai ổ trượt tự lựa 5 (ổ bi côn cầu ), các ổ bi có gối đỡ 6 được ghép chặt ở giá đỡ 7. Để tránh sự rò rỉ của chất lỏng ra mặt ngoài stato thông qua gioăng 10 và được kẹp bởi các mayơ 11 nhờ có các bulông mà hạn chế được sự hao hụt chất lỏng trong buồng làm việc giữa stato và rôto. Hình 5.1 : hệ thống phanh thủy lực và đường vận chuyển dung dịch trong ống dẫn 1. thùng chứa. 2. ống dẫn nước nóng. 3. bộ phanh. 4. ống dẫn nước lạnh .. 5. ống dẫn nước vào thùng chứa Hình 5.2 cấu tạo chung của phanh thủy lực utg – 1450 trong tời khoan LBU-1200. 1: thùng chứa. 2-4: ống dẫn nước nóng , lạnh của bộ phanh. 3: bộ phanh. 5: điểm mắc cáp. 7: cửa thải nước thải nước nóng ra ngoài. 8: cửa dẫn nước vào thùng chứa. 6: bệ phanh. 9-10 điểm định vị. Hình. 5.3 cấu tạo bộ phanh của phanh thủy lực utg – 1450 1-3: stato. 2: rô to. 4: trục. 5: Ổ bi côn cầu. 6: gối đỡ. 7: giá đỡ. 8:cột đỡ. 9: ống dẫn. 10: gioăng. 11: may ơ. 12: đĩa chắn. b và g : khe hở giữa ro to và stato Hình 5.4: cấu tạo mặt đầu của bộ phanh trong phanh thủy lực utg-1450 13: ống dẫn nước ra của phanh. 14: ống dẫn nước vào bô phanh. 15 van khóa + Rôto và stato. Sự làm việc của rôto trong phanh thuỷ lực được so dánh với các khả năng làm việc của bánh công tác máy bơm ly tâm Trục và rôto nối với nhau qua khớp nối cứng với trục nâng bắt đầu quay dưới sự hoạt động của sức nặng các vật hạ Chất lỏng được đưa vào buồng làm việc, vào các cánh của rôto và được chuyển ra phía ngoài của rôto nhờ lực ly tâm theo các cánh nghiêng. Chất lỏng chảy theo tiết diện góc lượn tròn giữa các cánh của rôto chảy đến diểm tựa cố định cùa các stato. Quá trình biến cơ năng sinh ra do hạ một tải trọng tạo thành nhiệt được thực hiện, sau đó dung dịch chạy theo các rãnh giữa các cánh của stato đến trung tâm và lại chảy đến mặt tựa của rôto Một phần dung dịch được đẩy đến khe hở “B” giữa rôto và stato nhờ lực ly tâm và được đẩy đến ống xuyên tâm 13 hình 5.4 chảy vào thùng chứa chất lỏng Chất lỏng lạnh được chuyển đến bộ hãm từ thùng máy 9 theo các mặt dẫn 12 vành khăn “G”các stato hình 5.4 Một nửa phần tựa của mỗi stato được thực hiện bởi các lát cắt từ phía trung tâm. Trong phần cắt của điểm tựa thấp có các nối ra của đường dẫn chất lỏng mỗi khoang bên trong của phanh với các khoang của vành khăn. Khi phanh làm việc dung dịch chảy qua các phần cắt có kẽ hở và làm mát ống dẫn, cung cấp thêm phần chất lỏng lạnh từ thùng chứa, trao đổi nhiệt lượng trong phanh bằng hình thức này, khi chất lỏng từ phanh chẩy qua ống dẫn 14 và van khoá 15 hình 5.5 Rõ ràng đặc tính vận tốc của phanh cùng với sự tăng tốc của rôto thì mômen phanh tăng . Khi hạ bộ khoan cụ xuống dưới tác dụng của trọng lực riêng cột ống tăng vận tốc nhưng trong trường hợp này lực cản tăng lên làm giảm vận tốc. bởi vậy tốc độ hạ của khoan cụ được ổn định. Tốc độ quay của rôto phanh thuỷ lực phụ thuộc vào lượng chất lỏng trong khoang, lượng chất lỏng này phụ thuộc vào mức chất lỏng trong hộp phanh, sự thay đổi mức chất lỏng như thế giúp tốc độ hạ khoan cụ đạt yêu cầu + Thùng chứa phanh thuỷ lực. Thân hộp 1 được hàn từ thép lá, chất lỏng nóng vào hộp bằng các đường ống 2 vào từ phanh ,cũng theo đường 3 chất lỏng lạnh chảy vào phanh từ thùng chứa. Theo ống dẫn 6, van bị khoá, chất lỏng lạnh từ lưới chắn chảy vào thùng chứa. ống dẫn chất lỏng chảy độ 600m cao hơn hộp để đảm bảo trữ lượng chất lỏng dự phòng. Phía trong là ống có tiết diện phẳng 8 xắp xếp trên các độ cao khác nhau bằng các van xupáp 7. Khi mở van xupáp này hay van xupáp khác có thể xác định được 6 mức chất lỏng trong hộp.Mức chất lỏng thứ 7 được xác định bằng độ cao mặt trên của ống dẫn 8. + Van xupáp điều khiển. bao gồm nắp 3 phần nén 4. Khi quay tay quay với bánh lệch tâm 2 ở vị trí mở thì thanh trượt trượt 25mm, trong trượng hợp này khe hở của ống nạp 8 hình 5.8 được mở . Khi mở van xupáp này hay van xupáp khác 7 hình 5.8 thì chất lỏng tràn vào từ phanh và phần chất lỏng thừa truyền vào hộp từ lưới chắn được thải ra. Sự thay đổi mực chất lỏng trong hộp làm điều chỉnh mômen phanh. Hình 5.5: cấu tạo thùng chứa chất lỏng của phanh thủy lực utg – 1450 1: thùng chứa. 2-3: ống dẫn chất lỏng nóng, lạnh ra, vào bộ phanh. 4: cửa thải chất lỏng nóng ra ngoài. 5: khóa. 6: cửa dẫn chất lỏng lạnh vào thùng chứa. Hình. 5.7: cấu tạo van xupáp điều khiển 1: thân. 2: bánh lệch tâm. 3 nắp. 4: phần nén. 5.2. Một số dạng hư hỏng, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết. Bảng 6: Các dạng hỏng hóc thường gặp và cách khắc phục. dấu hiệu hỏng Nguyên nhân khắc phục Momen phanh không đạt, phanh nóng Không đủ chất lỏng lạnh Thêm chất lỏng lạnh Rối loạn phần giữa trục phanh lắc khi hoạt động Các trục không đồng tâm, bulông yếu Cân chỉnh lại tâm, kẹp chặt bulông. Nước Bị Rò Rỉ Không đầy hoặc bị mòn Xiết chặt các bulông may ở hoặc thay đổi mật độ Bên trong phanh kêu to khi hoạt động Có vật lạ trong khoang làm việc Tháo phanh ra khỏi vật lạ Mực chất lỏng thấp hơn xupáp đóng chất lỏng thấp Kiểm tra mật độ xupáp hao mòn cao su đàn hồi Thay xupáp Xupáp đổi chiểu khó bẩn Đốt ấm, lau sạch, bôi mỡ 5.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả làm việc. Hiện nay tại Việt Nam chưa sản xuất được thiết bị này nên để nâng cao hiệu quả làm việc của thiết bị này ta chỉ có thể ngăn ngừa các dạng hỏng hóc và bảo dưỡng thường xuyên theo lịch và yêu cầu trình độ người điều khiển bộ dụng cụ này phải có trình độ cao và hiểu rõ bộ thiết bị này, cơ cấu phanh thủy lực chủ yếu là có vấn đề về xupáp hoặc chất lỏng cung cấp cho quá trình làm việc của phanh. bởi vậy người điều khiển phanh phải thường xuyên kiểm tra chất lỏng và kiểm tra mật độ xupáp và mòn cao su, và trong quá trinh lắp ráp sau khi bảo dưỡng hay sửa chữa phải chú ý phải xiết chặt các bulông. chú ý hệ thống làm mát chất lỏng KẾT LUẬN Trên đây là toàn bộ nội dung của đồ án tốt nghiệp của em, đồ án được hoàn thành trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học, kết hơp các nguồn tài liệu về thiết bị khoan nói chung và bộ tời khoan LBU- 1200 đã thu thập được qua thời gian làm đồ án em đã hiểu rõ hơn về thiết bị này hiểu rõ tầm quan trọng của tời khoan LBU- 1200 trong công tác dầu khí ở Vietsovpetro. Đề tài tìm hiểu về các loại tời phục vụ trong công tác khoan dầu khí ở Vietsovpetro, lý thuyết về hệ thống nâng thả, chức năng và nhiệm vụ của các thành phần cơ bản trong hệ thống đó như hệ ròng rọc, dây cáp, bộ phận phanh, hộp số … Mối quan hệ giữa tải trọng vật nâng hạ, tác dụng trên móc treo. Quá trình làm việc của các chi tiết của tời, các dạng hỏng hóc thường gặp cách khắc phục và biên pháp đề phòng. Đề tài đi sâu nghiên cứu hệ thống phanh thủy lực. Sơ đố cấu tạo và nguyên lý làm việc, một số dạng hư hỏng, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết, một số biến pháp nâng cao hiệu quả làm việc cua hệ thống phanh thủy lực. Trong quá trình viết đồ án cũng gặp một số khó khăn như: nguồn tài liệu hạn chế, thời gian tìm hiểu thực tế ngắn nên còn có nhiều sai sót. Em mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến của thầy cô và bạn đọc. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Giáp, cùng các thầy cô trong bộ môn Thiết Bị Dầu Khí, xí nghiệp liên doanh Vietsovptro đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đồ án. Hà Nội, Ngày 10 Tháng 06 Năm 2009 Sinh viên thực hiện Mai Văn Vinh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. J.P. Nguyễn, người dịch: Lê Phước Hảo. Kỹ thuật khoan dầu khí Nhà xuất bản giáo dục 1995 2. PTS. Trương Quốc Thành, PTS. Phạm Quang Dũng Máy và thiết bị nâng Nhà xuất bản khoa học và kỹ thật 3. Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất, Tiến sỹ Nguyễn Văn Giáp Bài giảng thiết bị khoan thăm dò Nhà xuầt bản Hà Nội 4. Hướng dẫn sử dụng tời khoan ΛБУ-1200 ( tiếng nga )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1do an tn vinh4.doc
  • docBIA DATN.DOC
  • docbia.doc
  • docDANH MỤC HÌNH VẼ.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docPHU BIA.DOC