Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất đổi mới trang thiết bị, nâng cấp nhà xưởng. nhà máy AGF8, AGF7 được cải tạo và nân cấp đã đi vào hoạt động, nhà máy chế biến hàng giá trị tăng AGF360 được lắp đặt dây chuyền chế biến tự động đảm bảo các sản phẩm chế biến cao cấp có chất lượng đồng nhất những trang thiết bị hiện đại này sẽ giúp cho công ty phát triển bền vững
Công ty đã thực hiện việc đẩy mạnh công tác thị trường một cách tích cực tìm hiểu thị trường, chăm sóc khách hàng. Xây dựng hình ảnh công ty đối với khách hàng.
Chất lượng sản phẩm của công ty không ngừng được tăng lên nhờ việc đầu tư vào tài sản cố định và cố gắng đạt các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của công ty liên tục được công nhận là Hàng Việt Nam chất lượng cao trong những năm vừa qua bên cạnh các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng đã đạt được trong những năm trước, công ty còn đạt được thêm chứng nhận ISO : 14,001
87 trang |
Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty.
- Chủ tịch HĐQT và Phó Chủ tịch HĐQT là người có quyền và nghĩa vụ sau:
+ Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
+ Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
+ Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị;
+ Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
+ Chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông.
- Tổng Giám đốc và các phó Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua.
- Phòng kinh doanh và tiếp thị:
+ Bộ phận kinh doanh: thực hiện các giao dịch kinh doanh trong nước thông qua các chi nhánh ở 3 miền Bắc, Trung, Nam đồng thời tiến hành thiết kế, nghiên cứu thị trường và phụ trách marketing cho sản phẩm.
+ Bộ phận kinh doanh quốc tế: thực hiện các giao dịch kinh doanh với nước ngoài, phụ trách xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới.
- Phòng kế hoạch và điều độ sản xuất: xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, tìm hiểu khai thác thị trường, đầu tư phát triển sản xuất, liên doanh liên kết trong và ngoài Công ty. Giao dịch với khách hàng và điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn công ty.
- Phòng kế toán:
+ Tham mưu cho Tổng Giám đốc xây dựng xây dựng Quy chế quản lý tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ;
+ Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách kế toán, tài chính, thống kê;
+ Lập kế hoạch và thực hiện công tác quản lý thu – chi hàng tháng, quý, năm đảm bảo hoạt động SXKD có hiệu quả; cân đối nguồn thu, chi và điều hoà sử dụng vốn trong toàn Tập đoàn; tổng hợp công nợ phải thu – nợ phải trả và đề xuất xử lý theo quy định;
+ Xác định các chi phí, giá thành, tổng hợp và phân tích kết quả hoạt động SXKD;
+ Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế; bảo quản, lưu trữ các chứng từ kế toán theo quy định;
+ Thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho người lao động;
+ Xây dựng và và thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa các bộ phận có liên quan nhằm đảm bảo tính thống nhất cao trong giải quyết công việc của Công ty.
Phòng tổ chức hành chánh:
+ Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công ty;
+ Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nộ quy, quy chế công ty;
+ Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty.
Ban thu mua:
+ Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong công tác hoạch định kế hoạch mua hàng và cung ứng vật lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;
+ Điều hành, quản lý nhân viên phòng Mua và Cung ứng, để thực hiện công tác chuyên môn;
+ Xem xét, đề xuất và thực hiện các yêu cầu mua hàng hóa hay dịch vụ đáp ứng cho hoạt động SXKD trên cơ sở Ban Giám Đốc đã phê duyệt một cách nhanh chóng, chủ động và hiệu quả;
+ Quản lý các Nhà cung ứng theo qui trình của công ty theo các chỉ tiêu: năng lực, sản phẩm, thời gian giao hàng, dịch vụ hậu mãi, phương pháp thanh toán, tiềm năng phát triển;
+ Kiểm tra chất lượng và tiến độ cung ứng của toàn bộ vật lực đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh toàn Công ty;
Ban công nghệ và chất lượng:
+ Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi công nhằm đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế trong toàn Công ty;
+ Quản lý sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty.
+ Kiểm tra, xác định khối lượng, chất lượng, quy cách vật tư, mức hao phí lao động trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật được duyệt;
Thư ký công ty:
+ Tiếp khách đến liên hệ công tác với lãnh đạo và chuẩn bị các chuyến đi công tác của lãnh đạo;
+ Giữ vững liên lạc với lãnh đạo trên đường đi công tác của lãnh đạo. Hướng dẫn một cách khái quát công việc của những người tháp tùng và thu thập tình hình khi họ trở về;
+ Làm trung gian trong quan hệ điện thoại của lãnh đạo;
+ Chuẩn bị, triệu tập và ghi biên bản các cuộc họp và thảo luận do lãnh đạo triệu tập;
+ Phân chia các bưu phẩm nhận được cho các bộ phận thuộc quyền lãnh đạo, vào sổ các bưu phẩm đến và đi;
+ Chuyển giao văn bản giữa các bộ phận;
+ Giải quyết việc trao đổi văn bản đơn giản theo chỉ thị của lãnh đạo, đánh máy công văn trao đổi của lãnh đạo;
+ Kiểm tra thể thức các văn bản trình lãnh đạo ký;
+ Lập lịch hàng ngày, tuần, tháng của lãnh đạo;
+Thống kê và kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị của lãnh đạo;
+Chăm lo sắp xếp phòng làm việc của lãnh đạo.
Chương 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN
AN GIANG
4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2016 - 2017
4.1.1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty
Bảng 4.1 Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của CTCP XNK Thủy sản
An Giang
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2016
2017
Chênh lệch
Số tiền
Tỉ trọng (%)
Số tiền
Tỉ trọng (%)
Số tiền
Tỉ trọng (%)
I
Tài sản
2,454,311
100
2,072,112
100
(382,199)
100
1
Tài sản ngắn hạn
1,905,900
77,66
1,700,408
82,06
(205,492)
53,77
2
Tài sản dài hạn
548,411
22,34
371,704
17,94
(176,707)
46,23
II
Nguồn vốn
2,454,311
100
2,072,112
100
(382,199)
100
1
Nợ phải trả
1,665,410
67,86
1,470,540
70,67
(194,870)
51
2
Vốn chủ sở hữu
788,901
32,14
601,572
29,33
(187,329)
49
(Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của Công ty An Giang Fish 2016 và 2017)
Qua bảng 4.1 cho thấy, tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty giảm đáng kể từ 2,454,311 triệu đồng ở năm 2016 xuống còn 2,072,112 triệu đồng ở năm 2017 (giảm 382,199 triệu đồng ở mỗi khoản mục tài sản và nguồn vốn).
Trong đó, tài sản ngắn hạn năm 2017 giảm 205,492 triệu đồng tương đương 53,77% so với năm 2016. Các khoản mục làm giảm trong mục tài sản ngắn hạn chủ yếu là: Tiền và các khoản tương đương tiền; Các khoản phải thu ngắn hạn; Hàng tồn kho. Tài sản dài hạn năm 2017 cũng giảm 176,707 triệu đồng tương đường với 46,23% so với năm 2016. Các khoản mục làm giảm trong mục tài sản dài hạn chủ yếu là: Các khoản phải thu dài hạn; Tài sản cố định; Tài sản dở dang dài hạn.
Về nguồn vốn trong năm 2017, VCSH giảm 187,329 triệu đồng tương đương với 49% so với năm 2016. Khoản mục làm giảm VCSH của công ty tập trung chủ yếu ở mục LNST chưa phân phối trong kỳ. Nợ phải trả năm 2017 cũng giảm 194,870 triệu đồng tương đương giảm 51% so với năm 2016. Khoản mục làm giảm nợ ngắn hạn chủ yếu nằm ở mục nợ phải trả.
4.1.2 Phân tích kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần XNK thủy sản An Giang
Bảng 4.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty XNK thủy sản An giang năm 2016 - 2017.
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2016
Năm 2017
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
3,303,065
2,279,611
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
11,695
5,732
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
3,291,370
2,273,878
4. Giá vốn hàng bán
3,066,560
2,184,448
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
224,810
89,430
6. Doanh thu hoạt động tài chính
25,993
22,826
7. Chi phí tài chính
86,252
71,697
Trong đó :Chi phí lãi vay
60,064
-
8. Phần lãi/lỗ trong công ty liên doanh, liên kết
-
-
9. Chi phí bán hàng
138,280
123,043
10. Chi phí quản lý doanh nghiệp
21,091
102,795
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
5,179
(185,818)
12. Thu nhập khác
580
193
13. Chi phí khác
1,394
542
14. Lợi nhuận khác
(814)
(349)
Phần lợi nhuận/lỗ từ công ty liên kết liên doanh
-
-
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
4,365
(186,167)
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành
17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
1,780
1,162
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
2,585
(187,329)
Lợi ích của cổ đông thiểu số
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Công ty mẹ
2,585
(187,329)
19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) (VNÐ)
8,278
(6,664)
20. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*)
-
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty AGF năm 2016 và năm 2017)
Qua bảng 4.2 cho thấy, doanh thu từ hoạt động bán hàng năm 2017 giảm 1.023.454 triệu đồng tương đương giảm 31 % so với năm 2016. Sau khi trừ đi các khoản giảm trừ, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2017 giảm 1.017.492 triệu đồng, tương đương giảm 31% so với năm 2016. Lợi nhuận gộp của công ty vào năm 2017 giảm mạnh so với năm 2016, cụ thể là giảm 135.380 triệu đồng, tương đương giảm đến 60,22% so với năm 2017. Nguyên nhân là do trong năm 2017, doanh thu hoạt động của công ty không tốt kèm theo giá vốn hàng bán của công ty trong năm quá cao dẫn đến phần lợi nhuận gộp còn lại rất ít. Trong năm 2017, việc sử dụng các loại chi phí của công ty rất không hợp lý, thu rất ít nhưng chi tiêu quá nhiều dẫn đến lợi nhuận thuần của công ty trong năm này giảm vô cùng mạnh cụ thể là giảm đến 190.997 triệu đồng, tương đương giảm đến 3687,91% so với năm 2016. Cuối cùng, sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp, tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2017 giảm 189.914 triệu đồng, tương đương giảm 7346,77% so với năm 2016.
Tóm lại, qua các số liệu phân tích, ta thấy được công ty Cổ phần XNK thủy sản An Giang trong năm 2017 đã có một kỳ kinh doanh không thuận lợi, kết quả thua lỗ được ghi nhận quá lớn khiến công ty phải đối mặt với việc khó khăn ngày càng chồng chất. Điều này đang ngày càng thể hiện sự bất ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Cổ phần XNK thủy sản An Giang.
Bảng 4.3 Tình hình lợi nhuận của công ty AGF (2016 -2017)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2016
2017
Tuyệt đối
%
LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
224,810
89,430
(135,380)
(60,22)
LN thuần từ hoạt động kinh doanh
5,179
(185,818)
(190,997)
(3687,91)
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
4,365
(186,167)
(190,532)
(4365,99)
Lợi nhuận sau thuế
2,585
(187,329)
(189,914)
(7346,77)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty AGF 2016 - 2017)
Dựa vào bảng 4.3 ta thấy lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty năm 2017 giảm mạnh so với 2016. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2017 là -186.167 triệu đồng, giảm 190.532 triệu đồng, tương đương giảm 4365,99% so với năm 2016, làm cho lợi nhuận sau thuế giảm 189.914 triệu đồng, tương đương giảm 7346,77% so với năm 2016.
Nguyên nhân là do lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2017 giảm 135.380 triệu đồng, tương đương giảm 60,22% so với năm 2016. Kéo theo lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2017 cũng giảm, cụ thể giảm 190.997 triệu đồng tương đương giảm 3687,91% so với năm 2016.
Năm 2017 doanh thu thuần thực giảm 1.017.492 triệu đồng, tương đương giảm 31% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2017 giảm 189.914 triệu đồng, tương đương giảm 7346,77% so với năm 2016.
Nguyên nhân là do trong năm 2017, công ty bị mất đi một số thị trường như thị trường Mỹ vì thuế chống phá giá ở Mỹ quá cao, công ty đã tìm kiếm thị trường thay thế mới là Trung Quốc, thị trường này có mức tăng trưởng, song sản lượng xuất chủ yếu là nguyên con nên giá trị thấp, hiệu quả không cao. Về nguồn nguyên liệu, do ảnh hưởng từ năm 2016 nên diện tích thả nuôi của AGF giảm, dẫn đến tình trạng thiếu hụt cá nguyên liệu khi giá cá bắt đầu tăng, công ty phải tăng thu mua bên ngoài nhưng giá xuất khẩu tăng không theo kịp tốc độ tăng giá nguyên liệu. Về nguồn vốn, Công ty gặp khó khăn do chính sách tín dụng của các ngân hàng thắt chặt, nguồn vốn công ty bị thiếu hụt không đủ đáp ứng cho các vùng nuôi nguyên liệu dẫn đến giá thành nuôi cao, thiếu nguyên liệu sản xuất, không đủ sản phẩm đáp ứng cho thị trường những lúc giá xuất khẩu tăng cao, lỡ mất thời cơ.
4.2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN
4.2.1 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS - Return on sale)
* Khái niệm:
Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, tức là 1 đồng doanh thu thu được tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lãi ròng
Doanh thu
* Công thức:
ROS =
* Ý nghĩa:
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là Công ty kinh doanh thua lỗ.
Sau đây là bảng thống kê tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu năm 2016 và năm 2017 của CTCP XNK thủy sản An Giang:
Bảng 4.5 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (2016 – 2017)
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Năm
Chênh lệch
2016
2017
Tuyệt đối
%
Doanh thu
3.303.065
2.279.611
-1.023.454
-30,985
Lợi nhuận sau thuế
2.585
(187.329)
-189.914
-7746,77
ROS (%)
0,078
-8,218
-8,296
-
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của AGF 2016 -2017)
Ta nhận thấy rằng tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) qua 2 năm của công ty là rất thấp. ROS năm 2016 là 0,00078 tương đương 0,078%, điều này cho thấy với mỗi đồng doanh thu Công ty thu về 0,00078 đồng lợi nhuận. Năm 2017 ROS là -0,08218 tương đương -8,218%, điều này cho thấy với 1 đồng doanh thu công ty sẽ lỗ 0,08218 đồng.
Từ năm 2016 đến năm 2017 hệ số lãi ròng của công ty đã giảm từ 0,078% xuống -8,218% tương đương giảm 8,296%. Nguyên nhân ROS giảm là do trong năm 2017 mức giảm về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và doanh thu của Công ty là rất lớn, cụ thể: lợi nhuận sau thuế giảm 7746,77% (giảm 189.914 triệu đồng), doanh thu giảm 30,985% (giảm 1.023.454 triệu đồng).
4.2.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA - Return on asset)
* Khái niệm:
Tỷ số này thể hiện một đồng tài sản trong một thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng.
* Công thức:
Lãi ròng
Tổng tài sản
ROA =
Tỷ số này còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng (ROS) và số vòng quây tài sản. Mối liên hệ này là:
ROA của tài sản = Hệ số lãi ròng ROS x Số vòng quay TS
Lãi ròng
Doanh thu
Doanh thu
Tổng tài sản
ROA của tài sản = x
* Ý nghĩa:
Tài sản của một Công ty được hình thành từ vốn vay và VCSH. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của Công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì Công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. Tỷ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả.
Sau đây là bảng thống kê tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản năm 2016 và năm 2017 của công ty cổ phần XNK thủy sản An Giang:
Bảng 4.6 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (2016 – 2017)
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Năm
Chênh lệch
2016
2017
Tuyệt đối
%
Lợi nhuận sau thuế
2.585
(187.329)
-189.914
-7346,77
Tổng tài sản
2.454.311
2.072.112
-382.199
-15,573
ROA (%)
0,105
-9,04
-9,145
-
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD và bảng CĐKT của AGF 2016 - 2017)
Nhìn chung thì tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty qua 2 năm giảm đáng kể. Trong năm 2016, tỷ số ROA của Công ty là 0,105% nhưng đến năm 2017 tỷ số này giảm còn -9,04%, tương đương giảm đến 9,145% so với năm 2016. Nghĩa là trong 1 đồng tài sản đem đi đầu tư thì công ty thu được 0,00105 đồng lợi nhuận ở năm 2016 và chịu lỗ 0,0904 đồng ở năm 2017. Nguyên nhân ROA giảm là do trong năm 2017, mức giảm về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty là rất lớn, cụ thể là lợi nhuận sau thuế giảm 7746,77% (tương đương giảm 189.914 triệu đồng) và tổng tài sản của công ty cũng giảm 15,573% (tương đương giảm 382.199 triệu đồng).
4.2.3 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE - Return on equit)
* Khái niệm:
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, tức là 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó được xác định bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu.
* Công thức:
Lãi ròng
Vốn chủ sở hữu
ROE =
* Ý nghĩa:
Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ Công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là Công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thể hiện Công ty hoạt động có hiệu quả.
Sau đây là bảng thống kê tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu năm 2016 và năm 2017 của Công ty Cổ phần XNK thủy sản An Giang:
Bảng 4.7 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (2016 – 2017)
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Năm
Chênh lệch
2016
2017
Tuyệt đối
%
Lợi nhuận sau thuế
2.585
(187.329)
-189.914
-7346,77
Vốn chủ sở hữu
788.901
601.572
-187.329
-23,746
ROE (%)
0,3288
-31,14
-31,469
-
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD và bảng CĐKT của công ty AGF 2016 - 2017)
Nhìn chung thì suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng giảm mạnh qua 2 năm, cụ thể trong năm 2016, tỷ số ROE là 0,3288%, có nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 0,003288 đồng lợi nhuận. Đến năm 2017, tỷ số này giảm xuống -31,14%, tương đương giảm đến 31,469% so với năm 2016, có nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì công ty bị lỗ 0,3114 đồng. Nguyên nhân ROE giảm mạnh trong năm 2017 là do sự giảm khá lớn của lợi nhuận (giảm đến 7346,77%) và cùng với sự giảm của vốn chủ sở hữu (giảm 23,746%).
4.2.4 Tỷ số sức sinh lợi căn bản
* Khái niệm:
Đây là tỷ số đánh giả khả năng sinh lợi căn bản của doanh nghiệp, chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính.
LNTT và lãi vay
Bình quân tổng TS
Công thức:
Tỷ số sức sinh lợi căn bản =
Sau đây là bảng thống kê tỷ số sức sinh lời căn bản năm 2016 và năm 2017 của công ty Cổ phần XNK thủy sản An Giang:
Bảng 4.8 Tỷ số sức sinh lợi căn bản (2016 – 2017)
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Năm
Chênh lệch
2016
2017
Tuyệt đối
%
LN trước thuế và lãi vay
64.429
(130.276)
-194.705
-302,201
Bình quân tổng tài sản
2.454.311
2.072.112
-382.199
-15,573
TS suất sinh lợi căn bản
2,625
-6,287
-8,912
-
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD và bảng CĐKT của công ty AGF 2016 – 2017)
Nhìn chung, tỷ số sức sinh lợi căn bản của công ty là khá thấp. Trong năm 2016 tỷ số sức sinh lợi căn bản của công ty là 2,625%, có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản của công ty sẽ tạo ra 0,026625 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Đến năm 2017, tỷ số này giảm xuống khá mạnh, xuống đến -6,287%, tương đương giảm 8,912% so với năm 2016, có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản công ty sẽ bị lỗ 0,06287 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Qua 2 năm tỷ số sức sinh lợi căn bản của công ty giảm xuống là do tốc độ giảm mạnh của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (giảm đến 302,201%) và sự giảm của tổng tài sản (giảm 15,573%). Đây là một tín hiệu đáng báo động, nó cho thấy công ty đang hoạt động ngày càng sa sút, kém hiệu quả.
4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TIÊU THỤ MẶT HÀNG CHỦ YẾU CỦA CTCP AGF
Do thời gian và nguồn lực có hạn nên nhóm chỉ tập trung phân tích sản phẩm chính chiếm tỷ trong lớn trong doanh thu năm 2017 của CTCPXNK THỦY SẢN AN GIANG là giá cá nguyên liệu.
Sau đây là bảng tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và sản phẩm chính của CTCP XNK THỦY SẢN AN GIANG.
Tên yếu tố
Khối lượng
tiêu thụ
(Tấn)
Giá bán/Kg
(1000đ)
Giá vốn/Kg
(1000đ)
CP bán hàng/kg
(1000đ)
CP quản lý/kg
(1000đ)
Thuế/kg
(1000đ)
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Cá phi lê (Kg)
41.2
29.2
78.2
79.8
20.5
21.6
9.5
10.1
6
5.5
3.91
4
Bảng 4.9 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của CTCP XNK THỦY SẢN AN GIANG giá cá nguyên liệu
(Nguồn Báo cáo thường niên của CTCPXNK THỦY SẢN AN GIANG năm 2016)
4.3.1 Xác định đối tượng phân tích
* Gọi:
LTH : Lợi nhuận thực hiện năm 2017
LKH : Lợi nhuận kế hoạch năm 2017
QTH : Sản lượng thực hiện
QKH : Sản lượng kế hoạch
PKH : Giá bán kế hoạch
PTH : Giá bán thực hiện
ZKH : Giá vốn kế hoạch
ZTH : Giá vốn thực hiện
CBHKH: Chi phí bán hàng kế hoạch
CBHTH : Chi phí bán hàng thực hiện
CQLKH : Chi phí quản lý kế hoạch
CQLTH : Chi phí quản lý thực hiện
TKH : Thuế kế hoạch
TTH : Thuế thực hiện
i : Lần lượt là các loại sản phẩm của công ty
Với i = A : Cá phi lê
* Ta có:
Lợi nhuận kế hoạch năm 2017:
LKH = SQKH x (PKH – ZKH – CBHKH – CQLKH – TKH )
= 41.200 x (78.2 – 20.5 – 9.5 – 6 – 3.91)
= 1.577.548.000 đ
Lợi nhuận thực hiện năm 2017:
LTH = SQTH x (PTH – ZTH – CBHTH – CQLTH – TTH )
= 29.200 x (79.8 – 21.6 – 10.1 – 5.5 – 4)
= 1.127.120.000 đồng
Đối tượng phân tích :
rL = LTH - LKH
= 1.127.120.000 – 1.577.548.000
= -450.428.000 đồng
Vậy năm 2017, lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch của Công ty Cổ phần XNK Thủy Sản AN GIANG giảm 450.428.000 đồng.
4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
4.3.2.1 Ảnh hưởng bởi nhân tố khối lượng nguyên liệu
rQ = LKH x % Hoàn thành KH tiêu thụ – LKH
= 1.577.548.000 x (29.200 x 79.841.200 x 78.2) – 1.577.548.000
= -436.604.000 đồng
Khối lượng cá tra thành phẩm tiêu thụ thực tế so với kế hoạch: do sản lượng thực tế so với kế hoạch giảm 12.000 kg nên lợi nhuận thực tế so với kế hoạch của công ty giảm 436.604.000 đ.
4.3.2.2 Ảnh hưởng bởi nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm
Mỗi nhóm sản phẩm đều có tỷ suất lợi nhuận khác nhau nên khi thay đổi kết cấu hàng hóa tiêu thụ thì tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp nói chung cũng có thể sẽ khác nhau. Nhóm sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp và ngược lại. Nếu trong quá trình tiêu thụ, tăng khối lượng hàng hóa có tỷ suất lợi nhuận cao và giảm tỷ suất hàng hóa có tỷ suất sinh lợi thấp thì tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ tăng lên. Vì vậy, trong kết cấu hàng hóa tiêu thụ nên tăng khối lượng hàng hóa có tỷ suất lợi nhuận cao và giảm tỷ trọng hàng hóa có tỷ suất sinh lợi thấp thì lợi nhuận sẽ tăng lên.
rK= [S (QTH – QKH ) x (PKH – ZKH – CBHKH – CQLKH – TKH )] - rQ
= [(41.200 – 29.200) x (78.2 – 20.5 – 9.5 - 6 – 3.91)] – (-436.604.000)
= 437.063.480 đồng
Kết cấu khối lượng sản phẩm thực tế so với kế hoạch: do khối lượng cá tra tiêu thụ giảm 29.1% đã làm cho lợi nhuận thực tế so với kế hoạch giảm 437.063.480 đồng
4.3.2.3 Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm
Giá bán đơn vị sản phẩm ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của Công ty. Nếu giá bán cao, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì lợi nhuận của công ty sẽ tăng và ngược lại. Nhưng trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, việc tăng giá bán trong một chừng mực nào đó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của Công ty. Vì vậy, việc quyết định một mức giá hợp lý cho từng sản phẩm là yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của Công ty.
∆P = QTH x ( PTH – PKH )
= 29.200 x (21.6 – 20.5)
= 32.120 nghìn đồng
=> Từ kết quả phân tích trên ta thấy:
Do giá bán đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch tăng 1.100đ/sp nên làm cho lợi nhuận thực tế so với kế hoạch tăng 32.120 nghìn đồng.
4.3.2.4 Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn đơn vị sản phẩm
rZ = SQTH x (ZTH – ZKH )
= 29.200 x (79.8 – 78.2)
= 46.720 nghìn đồng
Giá vốn tăng 1,6 triệu đồng/tấn (tăng 1600 đồng/Kg) hay giá thực hiện so với kế hoạch tăng 2% làm cho lợi nhuận giảm 46.720 nghìn đồng
4.3.2.5 Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình lưu thông tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ. Phân tích chi phí bán hàng nhằm đánh giá sự biến động tăng, giảm của từng khoản mục chi phí.
rCBH = SQTH x (CBHTH – CBHKH )
= 29.200 x (10.1 – 9.5)
= 17.520 nghìn đồng
Do chi phí bán hàng thực hiện so với kế hoạch: tăng 600 đồng/kg nên đã làm cho lợi nhuận thực tế so với kế hoạch giảm 17.520 nghìn đồng.
4.3.2.6 Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là chi phí biểu hiện bằng tiền của các hao phí lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện công tác quản lý bao gồm: Quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý khác. Xét về mặt bản chất, đó là những chi phí phục vụ gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách bình thường. Đây là những chi phí tương đối ổn định.
rCQL = SQTH x (CQLTH – CQLKH )
= 29.200 x (5.5 – 6)
= - 14.600 nghìn đồng
Do chi phí quản lý thực tế so với kế hoạch: của cá giảm 500 đồng/kg làm cho lợi nhuận thực tế so với kế hoạch tăng 14.600 nghìn đồng.
4.3.2.7 Ảnh hưởng bởi nhân tố thuế suất đơn vị sản phẩm
Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí được trừ liên quan đến thu nhập của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản chuyển giao thu nhập của doanh nghiệp cho Nhà nước nên làm giảm một khoản thu nhập khả dụng của doanh nghiệp.
∆T = SQTH x (TTH – TKH )
= 29.200 x (4 – 3.91)
= 2.628 nghìn đồng
Do thuế suất đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch: tăng 0.09 trđ/kg nên đã làm cho lợi nhuận thực tế so với kế hoạch giảm 2.628 nghìn đồng.
4.3.3 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
4.3.3.1 Các nhân tố làm tăng lợi nhuận: 46.720.000 đồng
Nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: 32.120.000 đồng
Nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: 14.600.000 đồng
4.3.3.2 Các nhân tố làm giảm lợi nhuận: 940.535.480 đồng
Nhân tố khối lượng hàng hóa: 436.604.000 đồng
Nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm: 437.063.480 đồng
Nhân tố chi phí bán hàng: 17.520.000 đồng
Nhân tố thuế suất đơn vị sản phẩm: 2.628.000 đồng
Nhân tố giá vốn đơn vị sản phẩm: 46.720.000 đồng
-987.255.480 đồng
* Tổng cộng:
Qua kết quả phân tích ta thấy lợi nhuận thực tế so với kế hoạch giảm - 987.255.480 đồng. Ta thấy, có 7 nhân tố ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của Công ty là nhân tố khối lượng hàng hoá, kết cấu khối lượng sản phẩm, giá bán đơn vị sản phẩm, giá vốn đơn vị sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí quản lý và thuế suất đơn vị sản phẩm. Nhưng có 5 nhân tố làm lợi nhuận giảm là giá vốn đơn vị sản phẩm, nhân tố khối lượng hàng hoá, kết cấu khối lượng sản phẩm và nhân tố thuế suất đơn vị sản phẩm, nhân tố giá vốn đơn vị sản phẩm. Đây là kết quả có ảnh hưởng xấu đến Công ty, giảm lợi nhuận cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty giảm sút mạnh nguyên nhân chính do sự tác động mạnh của luật chống bán phá giá tác động lên ngành, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, giá nguyên vật liệu tăng là những tác nhân chính gây ra sự sụt giảm này. Bên cạnh những yếu tố tác động làm giảm lợi nhuận vẫn còn 2 yếu tố làm tăng lợi nhuận của Công ty là giá bán đơn vị sản phẩm và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Thứ nhất, là do Công ty đã làm rất tốt trong việc quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp, cụ thể chi phí QLDN thực tế của sản phẩm chính của Công ty đã giảm so với chi phí QLDN (do chi phí quản lý thực tế so với kế hoạch: của cá giảm 500 đồng/kg), điều này đã làm cho lợi nhuận thực tế năm 2017 tăng lên 14.600 nghìn đồng trong tổng số 45.720.000 đồng lợi nhuận đã tăng.
Thứ hai, là do sản phẩm của Công ty đạt chất lượng nên được thị trường đánh giá cao. Việc này giúp giá bán của các sản phẩm tăng cao. Việc giá bán đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch tăng 1.100đ/sp đã làm cho lợi nhuận thực tế so với kế hoạch tăng 32.120 nghìn đồng.
Mặc dù vậy, Công ty chưa quản lý các chi phí (bao gồm chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí bán hàng và thuế suất), ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của Công ty bị giảm đáng kể, và trong thời gian sắp tới Công ty nên có những chính sách phù hợp để làm giảm các khoản chi phí xấu giúp tăng lợi nhuận Công ty.
Tổng kết chương 4: Ta thấy trong năm 2017, lợi nhuận và doanh thu của CTCP XNK An Giang Fish đều giảm mạnh so với các năm trước. Các chỉ số lợi nhuận cũng ở mức thấp. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty khá xấu. Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty, chúng ta thấy được nhân tố giá bán, chi phí quản lý trên mỗi sản phẩm là các nhân tố giúp lợi nhuận thực tế so với kế hoạch của Công ty tăng lên. Tuy nhiên, nhân tố giá vốn đơn vị sản phẩm, chi phí bán hàng, khối lượng hàng hoá, kết cấu khối lượng sản phẩm và thuế lại làm giảm lợi nhuận của Công ty. Vì thế, chúng ta cần phải tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm phát huy những mặt tích cực đã làm được và khắc phục những mặt hạn chế còn tồn tại giúp nâng cao lợi nhuận của Công ty ở chương tiếp theo.
Chương 5
GIẢI PHÁP
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
5.1.1 Thuận lợi
Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất đổi mới trang thiết bị, nâng cấp nhà xưởng. nhà máy AGF8, AGF7 được cải tạo và nân cấp đã đi vào hoạt động, nhà máy chế biến hàng giá trị tăng AGF360 được lắp đặt dây chuyền chế biến tự động đảm bảo các sản phẩm chế biến cao cấp có chất lượng đồng nhất những trang thiết bị hiện đại này sẽ giúp cho công ty phát triển bền vững
Công ty đã thực hiện việc đẩy mạnh công tác thị trường một cách tích cực tìm hiểu thị trường, chăm sóc khách hàng. Xây dựng hình ảnh công ty đối với khách hàng.
Chất lượng sản phẩm của công ty không ngừng được tăng lên nhờ việc đầu tư vào tài sản cố định và cố gắng đạt các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của công ty liên tục được công nhận là Hàng Việt Nam chất lượng cao trong những năm vừa qua bên cạnh các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng đã đạt được trong những năm trước, công ty còn đạt được thêm chứng nhận ISO : 14,001
Hoạt động đầu tư tài chính được đẩy mạnh. Công ty đã đầu tư 100 tỷ đồng vào quỹ tầm nhìn SSI, mua cổ phiếu của công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn, Sacombank.
5.1.2 Khó khăn
- Hàng tồn kho cao;
- Nợ thu tăng nhanh, tóc độ thu hòi nợ chậm;
- Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán tăng. Chi phí 2 năm qua tăng cao và tăng nhanh hơn doanh thu nhất là chi phí bán hàng;
- Giá chứng khoán giảm liên tục đã ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của công ty;
- Hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa cao.
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY
5.2.1 Hạn chế ứ đọng vốn
Hàng tồn kho và khoản phải thu tăng cao làm cho tốn công ty bị ứ động, do đó để hạn chế ứ đọng vốn cần những biện pháp hạn chế hàng tồn kho và khoản phải thu
Đối với hàng tồn kho: lập kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình tiêu thụ thực tế, căn cứ trên kế hoạch đó dự trữ hàng tồn kho phù hợp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục mà không bị ứ đọng vốn
Đối với khoản phải thu: do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, khách hàng yêu cầu thanh toán chậm lại khoản phải thu tăng cao gây ứ đọng vốn, biện pháp làm giảm khoản phải thu là công ty tạo mối quan hệ tốt với khách hàng đồng thời tiếp tục áp dụng chiết khấu thanh toán đối với khách hàng thanh toán tiền sớm.
5.2.2 Tăng lợi nhuận
Tăng doanh thu
Trong tình hình lạm phát hiện nay, giải pháp cơ bản để tăng doanh thu là giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời phát triển các sản phẩm mới có giá “bình dân”;
Nâng cao chất lượng sản phẩm: các nhà máy của công ty đã được cải tạo và trang bị kỹ thuật hiện đại. Công ty cần phát huy hiệu quả những tài sản này để nâng cao chất lượng sản phẩm, quan hệ với các trung tâm sản xuất giống cung ứng cá giống tốt, sạch bệnh cho các thành viên;
Khai thác thị trường mới như khu vực tây nguyên;
Đa dạng hóa sản phẩm: nghiên cứu phát triển theo nhu cầu của thị trường phối hợp với khách hàng dự báo xu hướng triển sản phẩm mới nhất là sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra, cá basa bán tại siêu thị các nước phát triển;
Tiếp tục xây dụng quảng bá thương hiệu của công ty trong và ngoài nước, phát huy lợi thế uy tính thương hiệu hướng tới các thị trường tiềm năng như trung đông, đông âu, bắc phi, nam mỹ, bù vào những thị trường cũ bị suy giảm do khủng hoảng tài chính.
Giảm chi phí
Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí sản xuất, cần tiết kiệm chi phí thời kỳ nhất là chi phí bán hàng;
Cải tiến công tác quản lý, quy trình kỹ thuật chế biến và đẩy mạnh việc đóng container thành phẩm xuất khẩu tại kho của xí nghiệp đông lạnh để tiết kiệm chi phí bán hàng;
Chi phí cước tài rất lớn, cần thường xuyên thương lượng tìm tàu có giá cạnh tranh nhất.
5.2.3. Một số giải pháp khác
Về sản phẩm:
Tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, biến nó thành lợi thế cạnh tranh chủ yếu của Agifish.
Ưu tiên trước mắt là cải tiến sản phẩm đã có chứ không phải là giới thiệu
thêm nhiều sản phẩm nữa: hiện tại công ty đã có nhiều sản phẩm người tiêu dùng khó lựa cho và dễ bị mất tập trung; công ty phải tốn nhiều chi phí thiết kế thêm bao bì, chuyển đổi quy trình sản xuất, quảng cáo, nghiên cứu sản phẩm,
Công ty cần tập trung vào các sản phẩm:
Giàu tiềm năng, ít cạnh tranh ở hiện tại.
Sản phẩm thế mạnh của công ty để cho ra sản phẩm chất lượng cao.
Sản phẩm có tỷ xuất lợi nhuận cao nhất.
Sản phẩm được người tiêu dùng ưu thích nhất.
Các sản phẩm này là cốt lõi để công ty xây dựng chiến lược thương hiệu cho mình. Và công ty sẽ nghiên cứu thị trường và đưa ra các phẩm khác phù hợp với nhu cầu thị trường.
Dùng các sản phẩm chế biến để thâm nhập thị trường xuất khẩu là do:
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm chế biến ở thị trường thế giới đang tăng lên và phù hợp với lối sống công nghiệp, người tiêu dùng không mất quá nhiều thời gian để chế biến.
Mức độ cạnh tranh thấp hơn hàng fillet.
Không chịu thuế bán phá giá nên có thể thâm nhập vào thị trường Mỹ.
Mức lợi nhuận cao hơn cá fillet (giá bán cao hơn 30% trong khi giá thành phẩm chỉ cao hơn15%).
Chỉ có đi vào sản phẩm chế biến công ty mới có hy vọng xây dựng được thương hiệu của mình và thị trường xuất khẩu.
Do khẩu vị của người tiêu dùng mỗi vùng miền, mỗi quốc gia khác nhau nên cần sản xuất sản phẩm có khẩu vị từng vùng miền, quốc gia đó.
Mẫu mã, bao bì: rất quan trọng đối với sản phẩm có khả năng tác động
mạnh đến lựa chọn của người tiêu dùng. Công ty cần cải tiến mẫu mã để:
Đáp ứng nhu cầu đa dạng khách hàng, thích hợp với những người có điều kiện (có tủ lạnh bảo quản được sản phẩm), lẫn người chỉ muốn mua một sản phẩm để ăn ngay. Để làm được điều này, công ty nên có nhiều kích cỡ bao bì để khách hàng dễ lựa chọn, kích cỡ càng lớn giá đơn vị càng rẻ nhằm kích thích người tiêu dùng tiêu thụ nhiều hơn.
Cho phép người tìm hiểu được nguồn gốc của sản phẩm, giúp họ an tâm hơn khi dùng sản phẩm.
Cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho khách hàng như: thành phẩm, lượng năng lượng, một số cách sử dụng cơ bản, (các sản phẩm chế biến thì có bản hướng dẫn cách nấu món ăn thật chi tiết, đơn giản, dễ hiểu).
Người dân châu Âu, nhất các nước Pháp, Đức, Tây Bang Nha rất tôn trọng ngôn ngữ của họ. Vì thế, nếu nội dung giới thiệu sản phẩm của Công ty được ghi bằng tiếng của nước nhập khẩu thì người tiêu dùng sẽ thích hơn.
Khi lựa chọn nhà cung cấp bao bì, ngoài yếu tố chất lượng cần quan tâm thêm thời gian cung cấp để giảm việc đóng gói và thay đổi bao bì tạm, giảm chi phí.
Về giá
Chiến lược định giá: mục tiêu của Agifish là xây dựng định vị “chất lượng cao, thương hiệu nổi tiếng”, vì thế không nên định giá thấp (dù công ty có ưu thế về chi phí sản xuất). Tuy nhiên mức giá này cũng không nên quá cao so với mức trung bình trên thị trường. Công ty cần tăng trưởng xây dựng thương hiệu và tuyên truyền trên chuyền tải thông tin định vị đến khách hàng, làm cho khách hàng có suy nghĩ: họ không chỉ mua bản thân sản phẩm, mà mua cả sự ngon miệng và sự an toàn. Khi đó, trong tâm trí của khách hàng, mức giá sản phẩm của công ty sẽ “cao mà không cao”.
Đối với thị trường xuất khẩu, cần có chiến lược linh hoạt cho từng thị
trường, từng giai đoạn. Tuy nhiên, nên tránh cạnh tranh về giá đến mức có thể.
Ở thị trường nội địa, công ty cần quy định giá bán lẻ thống nhất trong toàn hệ thống phân phối (có thể niêm yết mức giá bán lẻ ngay trên sản phẩm), tạo sự tin cậy cho khách hàng về cung cấp cách làm ăn của công ty, từ đóng góp nâng cao đến hình ảnh của công ty.
Để cạnh tranh về giá sản phẩm giá ở thị trường nội địa, công ty nên dùng một thương hiệu khác để không phá hỏng vị thế trên thị trường, công ty có thể dùng cá tra, cá basa không đạt trọng lượng để xuất khẩu để chế biến thành sản phẩm tiêu thụ ở nội địa. Sản phẩm này được thực hiện công nghệ như chế biến xuất khẩu nhưng hạn chế đầu tư vào bao bì và giảo giá thành. Công ty vẫn có lãi mà còn giải quyết thêm một lượng nguyên liệu cá lớn và giữ được thị phần. Mức giá bán thì cũng ngang với sản phẩm giá thấp, không nên quá rẻ vì những đối thủ chính và cả công ty mình cũng sẽ bị thiệt hại.
Về phân phối
Thị trường nội địa:
Lựa chọn kênh phân phối: ở nội địa, thực phẩm chế biến thường được
phân phối theo 3 kênh:
+ Kênh hiện đại: các siêu thị, trung tâm thương mại.
Ưu điểm: hình ảnh sản phẩm chuyên nghiệp, ít tốn chi phí quản lý.
Nhược điểm: chỉ tiếp cận được một số ít khách hàng, cần tốn chi phí
quảng cáo để thu hút khách hàng, khách hàng tự chọn hàng hóa nên không thể tác động đến sự lựa chọn của họ lúc mua hàng, chi phí cho quầy hàng cao.
+ Kênh truyền thống: các quầy, cửa hàng bán sỉ, lẻ tại các chợ lớn nhỏ,
trong khu dân cư, trên đường phố.
Ưu điểm: tận dụng được kho chứa hàng, tài chính, nhân lực và quan trọng là hệ thống bán hàng, kinh nghiệm thị trường và quan hệ khách hàng tại địa phương của các địa lý, hàng hóa qua nhiều lần tiếp xúc nên tăng giá trị quảng cáo vô hình, có khả năng phát triển kênh phân phối rộng, mật độ dày, tiếp xúc được nhiều đối tượng khách hàng, giúp năng cao chất lượng bán và hình ảnh của Agifish.
Nhược điểm: mất nhiều thời gian để đưa sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng, phải tính toán kỹ khâu bảo quản.
Kênh khác: nhà hàng, khách sạn, bếp ăn, suất ăn công nghiệp, căn tin.
Ưu điểm: khi đã bán chắc sẽ tiêu thụ được, tiêu thụ thường xuyên và lâu dài.
Nhược điểm: giá bán thấp, người tiêu dùng không có cơ hội nhìn thấy nhãn hiệu sản phẩm nên không biết đang dùng sản phẩm của Agifish, không có cơ hội quảng bá thương hiêu, khó bán hàng, tốn nhiều thời gian.
Qua phân tích, ta thấy kênh phân phối truyền thống vẫn đang chiếm ưu thế. Vì vậy, công ty đang dành sự ưu tiên đặc biệt cho kênh này. Cách tổ chức kênh ở một vài nhà phân phối tại trung tâm vùng, nhà phân phối tự mở hệ thống đại lý cấp 2, 3 trong vùng (công ty sẽ hỗ trợ thêm).
Cụ thể như:
Chọn nhà phân phối cho các khu vực chưa có nhà phân phối: Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên và Miền Trung.
Mở rộng mạng lưới phân phối khắp các tỉnh thành, giao các tổng đại lý mở hệ thống đại lý các cấp đến tận vùng ngoại thành của thành phố lớn và trung tâm huyện người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm của công ty và giá cả hợp lý, tránh hàng giả, hàng nhá.
Có chính sách hỗ trợ tích cực cho tổng đại lý trong việc: mở và chăm sóc hệ thống đại lý các cấp, xây dựng tổng đại lý kho lạnh 10-20 tấn để sản phẩm đến tay người tiêu dùng với chất lượng đảm bảo và đa dạng hơn, cung cấp bảng hiệu, hộp đèn, tờ rơi, cho đại lý, tổ chức chương trình thi đua giữa các nhà phân phối với các phần thưởng có giá trị. Các biện pháp này đồng thời cũng là các ràng buộc đối với các tổng đại lý.
Góp vốn liên doanh hoặc mua cổ phiếu để kiểm soát các tổng đại lý.
Ký hợp đồng trong thời gian dài với các siêu thị lớn ở Việt Nam.
Về lâu dài, nên thành lập hệ thống phân phối trực thuộc công ty, trước mắt là ở TP.HCM và Hà Nội, biến nó thành ưu điểm vượt trội của công ty.
Thị trường xuất khẩu:
Tổ chức kênh phân phối như thị trường nội địa, ban đầu thong qua nhà phân phối và sau tự mở kênh.
Cần lựa chọn và đặt quan hệ làm ăn lâu dài với những nhà phân phối lớn, có uy tín, đáng tin cậy để bảo vệ thương hiệu cho công ty. Giảm hoặc ngưng làm ăn với các khách hàng có số nợ quá lớn, thời gian thanh toán chậm, có thói quen chèn ép giá.
Để giảm sức ép giá của nhà phân phối, công ty cần: mở công ty con ở các thị trường trọng điểm, có chiến lược xây dựng thương hiệu, tăng cường quảng cáo, tham gia hội trợ, cung cấp thông tin, ở các thị trường trọng điểm.
Agifish cần mở công ty con ở EU (đặt ở Đức hoặc Tây Bang Nha), Trung Quốc và Nhật Bản. Công ty sẽ kết hợp với nhà phân phối mở rộng hệ thống phân phối để phủ kín các thị trường lớn và khai thác các mảng còn trống ở thị trường.
Khi chưa đủ điều kiện mở công ty con thì mở văn phòng đại diện ở các thị trường lớn để nắm bắt, cập nhật thông tin trên thị trường một cách chính sách.
Đây mạnh bán hàng qua mạng. Đây là một kênh phổ biến và hiệu quả để tiếp cận người tiêu dùng trong tương lai.
Giải pháp về chiêu thị
Cùng VASEP và Bộ Thủy Sản tham gia các hội trợ thủy sản chuyên ngành nổi tiếng trên thế giới: Bruxelles, Vigo, Los Angeles, Thượng Hải, Tokyo, Công ty có thể tranh thủ hỗ trợ kinh phí các chương trình xúc tiến thương mại cấp quốc gia đến các hoạt động chợ của công ty phong phú và hiệu quả hơn.
Tăng cường mở rộng thị trường nội địa thông qua một loạt hội chợ: Thủy sản Hà Nội, Thực phẩm Việt Nam, Hàng Việt Nam chất lượng cao, các hội trợ giúp giới thiệu rộng rãi sản phẩm của công ty, mở ra những cơ hội mới, góp phần tăng nhanh thị phần trong nước.
Khi tham gia cần quan tâm: thiết kế gian hàng chuyên nghiệp, phong cách riêng, tạo ấn tượng người tham gia dễ ghi nhớ; có kế hoạch khi tham gia, tránh bị động trong khâu tổ chức; quảng cáo chuyên nghiệp, tập trung vào các mặt hàng chủ lực; phân phối làm hoạt động linh hoạt hơn, tổ chức buổi Demo cooking và mời khách ăn thử để giới thiệu sản phẩm; tổ chức gặp gỡ và phối hợp các hoạt động với đối tác; nghiên cứu sâu chiến lược thâm nhập thị trường trọng điểm: Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Singapore, Hongkong, Đức,
Quảng cáo
Trong thời gian đầu, để xây dựng thương hiệu và hỗ trợ kênh phân phối, Agifish cần tập trung quảng cáo mạnh trên nhiều thị trường truyền thông:
Báo chí: Tạp trí Truyền hình VTV, Thương mại Thủy sản, Cẩm nang du lịch An Giang, Tư Vấn Tiêu Dùng, Sài Gòn Tiếp Thị.
Truyền hình: quảng cáo qua các đài An Giang, Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Cần Thơ, những nơi có tổng đại lý của Agifish.
Quảng bá rộng rãi trên thể giới hình ảnh của công ty thông qua các ẩn phẩm: Seafood Business, Washington Times (Mỹ), Seafood International (EU), Infofish (châu Á),
Khuyến mại
Khuyến mại tất cả các hội trợ Agifish tham gia với quà tặng có giá trị; Khuyến mại tại các trung tâm phân phối và siêu thị lớn trên cả nước các ngày lễ lớn như Quốc Khánh, Tết dương lịch, đặc biệt là tết Nguyên Đán.
Nâng cao chất lượng và tặng khuyến mại của Agifish vì chúng thể hiện bộ mặt và phần nào là cả “hình ảnh chất lượng” của công ty.
Tài trợ
- Tài trợ hoặc kết hợp với các ngành du lịch tổ chức các sự kiện: lễ hội ẩm thực, lễ hội du lịch, lễ hội cúng Bà (Châu Đốc),
- Tài trợ cho sinh viên ngành thủy sản, công nghệ thực phẩm, quản trị kinh doanh, marketing, có thành tích học tập và triển vọng nghề nghiệp tốt để trao học bổng, tạo cơ hội thực tập, nhằm hu hút nhân tài về làm việc cho công ty.
- Tiếp tục tài trợ cho Đội đua xe đạp nữ và các giải đua xe đạp vì đây là hoạt động thu hút sự quan tâm của công chúng, mang lại hiệu quả cao.
Chăm sóc khách hàng
Lập đường dây tư vấn và chăm sóc khách hàng miễn phí. Khách hàng gọi điện sẽ được giải quyết vấn đề liên quan đến Agifish và sản phẩm của công ty: hướng dẫn cách chế biến sản phẩm đúng cách và ngon, giải đáp thắc mắc về sản phẩm, giải quyết khiếu nại
Xây dựng thương hiệu
Các công ty con và văn phong đại diện của Agifish cần đóng vai trò: thu thập, cung cấp thông tin, tìm kiếm khách hàng mới và bảo hộ nhãn hiện hàng hóa tại thị trường đó.
Gia nhập SIPA (Tổ chức sản xuất và nhập khẩu thủy sản Châu Âu), tạo điều kiện thuận lợi để quảng bá sản phẩm và thương hiệu.
Tham khảo ý kiến các chuyên ngành, doanh nghiệp tư vấn,vè thị trường, xây dựng thương hiệu, qua đó rút những phương pháp thâm nhập thị trường, xây dựng thương hiệu phù hợp.
Xây dựng thương hiệu rõ ràng, chi tiết, triển khai đến các bộ phận có liên quan đến tất cả hiệu quả và thực hiện tốt. Các biện pháp cụ thể để xây dựng thương hiệu được trình bày ở các nội dung có liên quan (quản trị, sản phẩm, phân phối, giá, nhân sự, tuyên truyền, chăm sóc khách hàng,).
Đăng kí thương hiệu tại các thị trường có giao dịch và tiềm năng.
Chọn một câu slogan phù hợp hơn, vì slogan tại “Hương vị quê nhà” không phù hợp để xây dựng thương hiệu ở tầm quốc tế. Câu slogan phải thể hiện được thế định vị và các ưu thế vượt trội của Agifish. Sau khi xây dựng slogan xong, cần áp dụng vào tất cả tài liệu, văn bản giao dịch, website của công ty,..
Cần thành lập Ban thương hiệu để điều hành việc xây dựng thương hiêu của công ty và thường xuyên họp để nổ lực xây dựng thương hiệu không đi chệch hướng.
Giải pháp về nghiên cứu phát triển
- Công ty nên đẩy mạnh nghiên cứu phát triển những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị hiếu khách hàng.
- Nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất góp phần tiết kiệm được chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, bộ phận còn giúp Công ty nghiên cứu ra những dự án kinh doanh nhằm mang lợi nhuận cho Công ty.
- Nghiên cứu quy trình nuôi cá và chăm sóc cá nhằm giảm thời gian nuôi nhưng năng suất vẫn đạt theo yêu cầu. Đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời nguồn nguyên liệu cho quá trình chế biến và xuất khẩu.
- Nghiên cứu tạo ra những sản phẩm mới nhằm tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm thu hút khách hang, góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm, giữ vững vị thế của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước.
- Với những nhiệm vụ như trên thì yêu cầu nhân viên của bộ phận này cần có sáng tạo, am hiểu thị trường và có trình độ nghiệp vụ cao.
Giải pháp phát triển năng lực lõi
- Công ty tiếp tục phát huy lợi thế là một trong những Công ty đi đầu trong những ngành xuất nhập khẩu thủy sản và duy trì thị phần hiện có trong thị trường.
- Năng lực cốt lõi là cái gốc tạo ra lợi thế cạnh tranh do đó nó là nền tảng của sự phát triển bền vững của công ty. Công ty được coi là phát triển bền vững khi nó tạo dựng và duy trì như lợi thế cạnh tranh, gia tăng thị phần và giữ được lợi nhuận trong dài hạn. Agifish đã tạo ra được năng lực cốt lõi cho công ty là quy trình khép kín tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình chế biến xuất khẩu. Do vậy, công ty cần duy trì và phát huy hơn nữa về năng lực cốt lõi của mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành.
- Hiện nay, công ty có đội ngũ lãnh đạo tâm huyết giàu kinh nghiệm, tuy nhiên để phát triển lợi thế này, công ty cần tập huấn cho nhữn nhân viên trẻ, có năng lực, năng động để đội ngũ kế thừa trong tương lai giỏi. Bên cạnh đó, công ty cần tạo văn hóa cho nhân viên mới, hết mình vì sự phát triển của công ty.
Tổng kết chương 5: Qua phân tích về tình hình lợi nhuận của Công ty AGF cho thấy có 5 nhân tố làm giảm lợi nhuận của Công ty là: nhân tố giá bán, giá vốn đơn vị sản phẩm, chi phí bán hàng, thuế suất, khối lượng hàng hóa. Bên cạnh đó có 2 nhân tố làm tăng lợi nhuận là: chi phí quản lý doanh nghiệp và giá bán đơn vị sản phẩm. Đối với các nhân tố làm tăng lợi nhuận Công ty vẫn cần có những chính sách để tiếp tục phát huy. Đối với các nhân tố làm giảm lợi nhuận, Công ty cần đặc biệt quan tâm và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao lợi nhuận của Công ty.
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Qua phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty trong hai năm: 2015 và 2016 ta thấy tài sản và nguồn vốn của Công ty tăng đáng kể từ 2,454,311 triệu đồng ở năm 2016 lên 2,072,112 triệu đồng ở năm 2017 (giảm 382,199 triệu đồng).
Trong đó, tài sản ngắn hạn giảm 205,492 triệu đồng tương đương 53,77%. Tài sản dài hạn cũng giảm xuống theo với số tiền là 176,707 triệu đồng tương đường với 46,23%. Nhận thấy được tài sản giảm xuống là do tiền các khoản tương đương tiền giảm 14,703 triệu đồng.
Về nguồn vốn trong năm 2017, chỉ tiêu VCSH giảm 187,329 triệu đồng tương đương với 49%. Bên cạnh đó thì Nợ phải trả cũng giảm 194,870 triệu đồng tương đương với tỷ trọng 51% so với năm 2016
Doanh thu từ hoạt động bán hàng năm 2017 giảm 1,023,454 triệu đồng (≈31 %) so với năm 2016, các khoản giảm trừ trong năm 2017 giảm đáng kể 5,963 triệu đồng (≈51%) dẫn đến doanh thu thuần 2017 giảm 19,482,508 triệu đồng tức giảm 31%.
Lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty từ 2016 đến 2017 giảm xuống. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2017 là 186,167 triệu đồng, giảm 190,532 triệu đồng so với năm 2016 (4365%), làm cho lợi nhuận sau thuế giảm 189,914 triệu đồng (tức giảm 7346,77%). Nguyên nhân là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2017 giảm 190,997 triệu đồng (tức giảm 3688%) làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng giảm 60,22% so với năm 2016.
Từ đó ta thấy doanh thu của công ty đang có xu hướng đi xuống cần có giải pháp đẩy mạnh doanh thu hạn chế các khoản đầu tư không có lợi nhuận nhầm giảm tối đa tổn thất cho công ty trong giai đoạn hiện nay.
6.2 KIẾN NGHỊ
Đối với cấp lãnh đạo công ty:
Mở rộng mạng lưới và đào tạo nhân viên để nâng cao năng lực.
Tung ra các sản phẩm mới, thâm nhập vào các ngành hàng mới để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đang ngày càng thay đổi.
Đưa ra nhiều chiến lược kinh doanh mới có hiệu quả đem lại sự tăng trưởng cho công ty trong những năm tiếp theo.
Đối với nhà nước và cơ quan chức năng
Nhà nước cần Có chính sách giảm lãi suất cho vay đối với những mặt hàng xuất khẩu để công ty có nguồn vốn mở rộng và đầu tư phát triển sản phẩm mới;
Nhà nước cần quan tâm đến giá cả của các mặt hàng, tránh lạm phát hoặc hạn chế lạm phát tăng cao dẫn đến giá cả tăng nhanh. Tạo những thuận lợi về thủ tục hành chính để doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh đến các nguồn vốn hỗ trợ, quỹ tín dụng để tăng quy mô và khả năng hoạt động của Công ty;
Nhà nước nên thường xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm ngành thực phẩm ở trong và ngoài nước để các doanh nghiệp kinh doanh về thực phẩm có thể tiếp cận thị trường nội địa và đặc biệt là thị trường xuất khẩu được dễ dàng hơn;
Đẩy mạnh, khuyến khích và hỗ trợ các đơn vị sản xuất trong nước trong công tác xây dựng, bảo vệ và quảng bá thương hiệu Việt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tom Gorman (Trần Thị Thái Hà dịch), 2009 MBA cơ bản. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
2. Lê Thị Phương Hiệp. 2006. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
3. Lê Ngọc Đoan Trang, 2015. Quản Trị Chiến Lược, Giáo trình ĐHCL.
4. Nguyễn Minh Lầu, 2015. Quản Trị Tài Chính, Giáo trình ĐHCL.
5. Nguyễn Quốc Hiệp, 2011. Phân tích báo cáo tài chính AGFish giai đoạn 2009 – 2011, Khoa KTTM Trường ĐH Hoa Sen.
6. Phạm Thị Minh Trang, 2011, Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh, Trường Đại Học Đông Á, Khoa Kế Toán – Tài Chính.
Website:
Trang chủ Công ty CP XNK Thủy sản An Giang agifish.com.vn/
Cổng thông tin trực tuyến về tài chính và chứng khoán vietstock.vn/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qtkd_dhcl_pgs_ts_bui_van_trinh_8154_2083487.docx