Ô tô là một loại hàng hóa quan trọng trong đối với các hoạt động của xã hội. Ngành công nghiệp ô tô luôn được xem là ngành xương sống trong nền kinh tế của các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, và các nước Tây Âu. Thấy rõ được điều đó, chính phủ Việt Nam đã quyết tâm xây dựng cho riêng mình một ngành công nghiệp ô tô tự chủ trong cung cấp và mạnh mẽ trong cạnh tranh, và để thực hiện điều này Chính Phủ đã đưa ra các chính sách và giải pháp nhất định để hỗ trợ ngành sản xuất ô tô, mà đặc biệt nhất là chính sách bảo hộ mạnh mẽ và kéo dài trong nhiều năm qua.
Bảo hộ luôn là điều kiện đầu tiên để phát triển một ngành sản xuất còn non trẻ nhất là đối với ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam. Tuy nhiên việc bảo hộ kéo dài trong thời gian qua đã không những không mang đến cho chúng ta một ngành công nghiệp ô tô như mong muốn mà còn gây ra những thiệt hại lớn cho toàn xã hội. Vì vậy, việc đánh giá lại một cách đúng đắn hiệu quả của bảo hộ đối với ngành công nghiệp ô tô trong thời gian qua để từ đó có một hướng đi hợp lý là một điều rất quan trọng.
Từ những cơ sở đó, tác giả đã đi vào thực hiện đề tài “Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong những năm qua”. Ngoài việc phân tích làm rõ các chính sách và tác động của nó đối với ngành công nghiệp ô nói riêng và đối với toàn nền kinh tế nói chung, đề tài còn đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc phát triển ngành công nghiệp ô tô nói riêng cũng như hiệu quả cho toàn xã hội nói chung.
26 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3746 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 01
Chương I: Chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam 02
1.1. Giới thiệu về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 02
1.2. Chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam thời gian qua. 04
1.2.1 Lý do bảo hộ 04
1.2.2. Các chính sách bảo hộ đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong thời gian
qua 05
1.2.2.1. Chính sách thuế quan 06
1.2.2.2. Chính sách phi thuế quan 06
Chương II: Đánh giá các chính sách bảo hộ đối với ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam trong thời gian qua. 09
2.1 Những thành tựu đạt được 13
2.2. Những tồn tại và hạn chế 13
2.2.1. Thất bại trong tỷ lệ nội địa hóa 13
2.2.2. Chính sách về thuế chưa phù hợp 14
2.2.3. Các chính sách còn chồng chéo, thiếu đồng bộ. 15
2.2.4. Ngành công nghiệp ô tô vẫn dặm chân tại chỗ 16
Chương III: Kiến nghị đối với chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt
Nam trong thời gian tới 17
3.1 Xem xét khả năng bãi bỏ hoàn toàn các chính sách bảo hộ đối với ô tô 17
3.2 Một số kiến nghị của tác giả 18
3.2.1. Đối với chính sách về thuế 19
3.2.2 Đối với vấn đề phát triển ngành công nghiệp phụ trợ 19
Kết luận 22
Tài liệu tham khảo 23
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 1
LỜI NÓI ĐẦU
Ô tô là một loại hàng hóa quan trọng đối với các hoạt động của xã hội. Ngành
công nghiệp ô tô luôn được xem là ngành xương sống trong nền kinh tế của các quốc
gia phát triển như Mỹ, Nhật, và các nước Tây Âu. Thấy rõ được điều đó, chính phủ
Việt Nam đã quyết tâm xây dựng cho riêng mình một ngành công nghiệp ô tô tự chủ
trong cung cấp và mạnh mẽ trong cạnh tranh, và để thực hiện điều này Chính Phủ đã
đưa ra các chính sách và giải pháp nhất định để hỗ trợ ngành sản xuất ô tô, mà đặc
biệt nhất là chính sách bảo hộ mạnh mẽ và kéo dài trong nhiều năm qua.
Bảo hộ luôn là điều kiện đầu tiên để phát triển một ngành sản xuất còn non trẻ
nhất là đối với ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam. Tuy nhiên việc bảo hộ kéo dài trong
thời gian qua đã không những không mang đến cho chúng ta một ngành công nghiệp
ô tô như mong muốn mà còn gây ra những thiệt hại lớn cho toàn xã hội. Vì vậy, việc
đánh giá lại một cách đúng đắn hiệu quả của bảo hộ đối với ngành công nghiệp ô tô
trong thời gian qua để từ đó có một hướng đi hợp lý là một điều rất quan trọng.
Từ những cơ sở đó, tác giả đã đi vào thực hiện đề tài “Phân tích chính sách bảo
hộ ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam”. Ngoài việc phân tích làm rõ các chính sách
và tác động của nó đối với ngành công nghiệp ô nói riêng và đối với toàn nền kinh tế
nói chung, đề tài còn đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc phát
triển ngành công nghiệp ô tô nói riêng cũng như hiệu quả cho toàn xã hội nói chung.
Người viết xin chân thành cảm ơn TS Hoàng Vĩnh Long đã có những hướng
dẫn tận tình để người viết hoàn thành đề tài này. Do nguồn lực có hạn, đề tài không
trách khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong sự cảm thông và góp ý chân thành từ
phía người đọc.
Người thực hiện
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 2
CHƯƠNG I. CHÍNH SÁCH BẢO HỘ
NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ Ở VIỆT NAM
1.1. Giới thiệu về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
- Khởi đầu chậm do nền kinh tế chậm mở cửa
Do bị tác động bởi hậu quả của chiến tranh cùng sự đóng cửa của nền kinh tế
nên ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam khởi đầu khá muộn. Năm 1991 có thể được xem
là mốc khởi đầu của ngành công nghiệp ô tô khi xuất hiện liên doanh lắp ráp ô tô đầu
tiên (Công ty Auto Hòa Bình). Kể từ đó đến năm 1997, trong nước xuất hiện thêm 10
liên doanh triển khai đầu tư sản xuất ô tô, với số vốn đăng kí lên tới 940 triệu USD,
vốn pháp định là 392 triệu USD, tổng công suất lắp ráp là 144.660 chiếc/ năm. Trong
đó, 5 liên doanh hoàn thành việc góp vốn pháp định, các liên doanh còn lại đã đi vào
sản xuất và bắt đầu có sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Việt Nam với 26 kiểu xe ô tô
các loại, tổng doanh thu là 231,6 triệu USD, tổng vốn đầu tư thực hiện là 172,8 triệu
USD; đạt 42,45% tổng vốn pháp định đăng kí 1
- Kể từ năm 1998 hàng loạt công ty gia nhập ngành
Từ năm 1998, rất nhiều công ty ô tô Việt Nam đã được thành lập, đầu tiên phải
kể đến tổng Công ty cơ khí giao thông vận tải (sau được gọi là Tổng công ty công
nghiệp ô tô Việt Nam –Vinamotor). Đây là công ty Nhà nước đầu tiên chuyên sản
xuất và lắp ráp ô tô, nhưng thực chất hoạt động chủ yếu vẫn là gò, hàn, sơn vỏ xe,
phần còn lại đều lắp ráp bằng linh kiện, phụ tùng có xuất xứ từ Trung Quốc. Tiếp sau
Vinamotor là một loạt các công ty thuộc Tổng công ty Nhà nước ra đời như: Tổng
công ty cơ khí ô tô Sài Gòn (Samco), Công ty cơ khí ô tô của tập đoàn Than-Khoáng
sản Việt Nam (Vinacomin), Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp
(Veam)… Các công ty này cũng không khác các công ty đi trước, vẫn chủ yếu nhập
khẩu linh kiện, phụ tùng nước ngoài về và thực hiện lắp ráp để tạo thành một chiếc xe
hoàn chỉnh2 . Trong giai đoạn này, ngành công nghiệp ô tô của các công ty tư nhân đã
có những thành công đáng kể, tạo cho mình những thương hiệu nổi tiếng. Trong số
(1) ,(2)
: Xem Nguyễn Thị Nhung, Vũ Thị Ngọc Mai, Đặng Thị Phượng, (7/2010), Xây dựng chính sách bảo hộ
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Công trình dự thi sinh viên nghiên cứu khoa
học trường đại học Ngoại Thương, Hà Nội. (Tr 30, 31)
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 3
đó, tiêu biểu nhất là công ty tư nhân Xuân Kiên (Vinaxuki) thành lập năm 2002 và
công ty ô tô Trường Hải (Thaco) với dòng xe được sản xuất theo công nghệ chuyển
giao từ phía đối tác Trung Quốc. Đa phần các công ty Việt Nam còn loanh quanh về
vốn, công nghệ, nhập khẩu và lắp ráp. Chính sách bảo hộ mạnh mẽ đã thôi thúc nhiều
doanh nghiệp (chủ yếu là lắp ráp) gia nhập ngành với mục tiêu là siêu lợi nhuận.
- Năm 2000: Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) được thành lập.
Một sự kiện lớn của ngành ô tô đó là sự ra đời của Hiệp hội các nhà sản xuất ô
tô Việt Nam (VAMA) vào năm 2000. VAMA ra đời với mục tiêu thống nhất hoạt
động của các doanh nghiệp ô tô Việt Nam, đại diện cho ngành góp tiếng nói với chính
phủ Việt Nam, đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp ô tô và tiến tới phát triển
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Đây được coi là một trong các hiệp hội có sự đồng
thuận và đoàn kết cao đối với các chính sách của Chính phủ.
- Từ đầu thế kỷ 20, ô tô sản xuất trong nước bắt đầu được tiêu thụ mạnh
Có thể nói rằng, kể từ những năm đầu của thế kỉ 20, ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam đã bắt đầu khởi sắc. Lượng bán ra của các doanh nghiệp VAMA tăng đều
đặn qua các năm. Đặc biệt kể từ năm 2008, lượng xe tiêu thụ hàng năm đều vượt trên
100.000 chiếc/năm.
13,934
19,556
26,872
42,556 40,141 39,876 40,853
80,392
110,946
119,460
112,224
-
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
Năm
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Chiếc
Sản lượng xe bán ra hàng năm của VAMA
Biều đồ 1: Sản lượng xe bán ra hàng năm của VAMA
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 4
(Nguồn: Báo cáo sản lượng bán ra của VAMA tại trang web:
www.vama.org.vn/report.php)
- Số lượng ô tô nhập khẩu tăng mạnh khi Việt Nam gia nhập WTO
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11/2006, thị trường ô tô trong
nước đặc biệt là ô tô nhập khẩu sôi động lên rất nhiều. Nhập khẩu của cả năm 2007
đạt 30.471 chiếc, tăng 143% so với năm 2006. Các năm tiếp theo, sản lượng nhập
khẩu đều tăng trưởng ở mức cao. Năm 2010 lượng xe nhập khẩu giảm do thị trường ô
tô bắt đầu chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
30,471
51,059
80,596
53,841
21,406
-
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
Năm
2007 2008 2009 2010 Apr-11
Chiếc
Lượng xe nhập khẩu
Biểu đồ 2: Sản lượng xe nhập khẩu
(Nguồn: Tổng cục hải quan, tại trang web:
Tuy nhiên về phía các doanh nghiệp trong nước lượng bán ra vẫn tăng đều đặn,
với sản lượng trên 100.000 xe mỗi năm. Điều này cho thấy việc giảm thuế nhập khẩu
do yêu cầu gia nhập WTO đã không ảnh hướng lớn đến doanh nghiệp trong nước, và
cho thấy những năm trước các doanh nghiệp này đã hưởng siêu lợi nhuận trong ngành
ô tô.
- Sau 20 năm phát triển, ngành sản xuất ô tô gần như dặm chân tại chỗ.
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 5
Sau 20 năm khởi đầu, tuy được bảo hộ rất cao, song ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam vẫn còn rất yếu kém và chỉ dừng lại ở việc lắp ráp, sản xuất linh kiện đơn
giản với trình độ công nghệ thấp. Các linh kiện công nghệ cao chủ yếu nhập khẩu, tỷ
lệ nội địa hóa rất thấp. Nguyên nhân của vấn đề này có thể kể đến là do chính sách
của nhà nước chưa thật sự nhất quán, thị trường nhỏ hẹp và nội lực ngành công
nghiệp ô tô chưa mạnh. Và để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta hãy cùng xem xét
nội dung tiếp theo “Chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam thời gian
qua”
1.2. Chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam thời gian qua.
1.2.1 Lý do bảo hộ
- Theo đuổi chính sách thay thế nhập khẩu (IS)
Trong những năm 60-80 của thế kỷ trước, một số quốc gia đang phát triển đã
tiến hành chính sách thay thế nhập khẩu bằng cách hạn chế hoặc gây khó khăn cho
nhập khẩu để tạo cơ hội cho ngành sản xuất trong nước phát triển.Việt Nam là nước
có dân số đông, do đó nhu cầu tiêu thụ ô tô trong tương lai sẽ là rất lớn, việc phát triển
ngành sản xuất ô tô đủ năng lực để cung cấp cho thị trường trong nước sẽ là một việc
rất quan trọng. Vì việc bảo hộ để tạo điều kiện cho các nhà sản xuất ô tô trong nước
có đủ thời gian lớn mạnh để cạnh tranh với hàng nhập khẩu là một điều cần thiết.
Theo đó, bảo hộ có hai tác động chính sau đây:
+ Bảo hộ giúp ngăn chặn ô tô nước ngoài thâm nhập thị trường trong nước từ
đó tạo điều kiện để thu hút các doanh nghiệp sản xuất ô tô gia nhập ngành.
+ Ngoài ra bảo hộ còn được xem là một công cụ hữu hiệu để tích lũy thị
trường, tích lũy công nghệ, tạo ra nguồn nhân lực trình độ cao, xây dựng hệ thống cơ
sở hạ tầng đồng bộ giúp phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
- Giảm gánh nặng cho hệ thống giao thông
Vì chưa có một mạng lưới giao thông đồng bộ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đi lại
của các phương tiện, đặc biệt là ô tô, nên việc đánh thuế cao với xe ô tô nhập khẩu đôi
khi vẫn được xem là giải pháp để hạn chế tình trạng ách tắc giao thông và xuống cấp
của đường xá .
Mạng lưới hạ tầng giao thông của Việt Nam đã và đang tồn tại nhiều yếu kém.
Theo số liệu của Bộ Giao thông Vận tải, tính đến hết tháng 3/2010, toàn quốc có hơn
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 6
218.500 km đường, riêng quốc lộ là 17.290 km. Nhưng trong đó, có đến 35% là loại
trung bình, 17% loại xấu, 16% loại rất xấu. Theo tính toán, trên toàn bộ hệ thống
đường bộ Việt Nam thì 2/3 số đường đang cần bảo dưỡng ngay. Nhiều tuyến chưa
đảm bảo tiêu chuẩn, cầu và đường chưa đồng bộ.3
- Cải thiện cán cân thanh toán
Ô tô là loại hàng hóa có giá trị lớn, và kim ngạch nhập khẩu của ngành ô tô
cũng chiếm khá lớn trong cán cân xuất nhập khẩu, vì vậy luôn có nhiều ý kiến cho
rằng cần phải hạn chế nhập khẩu ô tô nhằm hạn chế nhập siêu qua đó giúp tránh mất
giá của VNĐ cũng như giảm sức ép lên vấn đề lạm phát.
1.2.2. Các chính sách bảo hộ đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong thời
gian qua
Để bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước, Chính phủ đã đề ra nhiều chính
sách, trong đó có 3 chính sách cơ bản là: Hàng rào thuế quan, Hàng rào phi thuế quan
và các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước. Trong phạm vi
nghiên cứu đề tài này, tác giả xin đề cấp đến 2 biện pháp chính đó là chính sách thuế
quan và chính sách phi thuế quan.
1.2.2.1. Chính sách thuế quan
a. Giai đoạn 1991-2005
Khi ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới ra đời, Chính phủ đã thực hiện một
chính sách thuế với tỉ lệ bảo hộ rất cao. Cụ thể:
Thuế nhập khẩu: Trong hơn 10 năm, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc được
quy định ở mức cao: thuế suất 100% đối với xe chở người và xe chở hàng có tổng
trọng tải dưới 5 tấn. Ngược lại, thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng được giữ ở mức
thấp (5-25%) để có nguồn cung ứng linh kiện cho ngành công nghiệp ô tô mới được
hình thành.
Trong giai đoạn 2000-2006, Việt Nam cũng bắt đầu thực hiện các cam kết
trong hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) với khu vực mậu dịch tự
do ASEAN (AFTA). Theo đó, linh phụ kiện, bộ linh kiện, phụ tùng của hầu hết các
loại xe và dòng xe tải có trọng lượng trên 5 tấn nhập khẩu nguyên chiếc từ AFTA
3
Xem : Nguyễn Ngọc Sơn, (2005), Một số vấn đề phát triển hạ tầng giao thông Hà Nội, Diễn đàn phát triển
Việt Nam và Đại học Kinh tế quốc dân, tr.76, 77.
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 7
được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt thấp hơn mức thuế suất ưu đãi - mức thuế
đối với các quốc gia có quan hệ tối huệ quốc với Việt Nam. Cho đến năm 2006, thuế
suất đối với bộ linh kiện của xe chở khách nhập khẩu từ AFTA đều được hạ xuống
mức 5%, trong khi mức thuế suất đối với bộ linh kiện nhập khẩu từ các quốc gia có
mối quan hệ tối huệ quốc với Việt Nam vẫn dao động từ mức 10-25%.
Thuế tiêu thụ đặc biệt: Kể từ 1/1/1999, Chính phủ áp thuế tiêu thụ đặc biệt
đối với ô tô du lịch chở người của cả nhà sản xuất trong nước và nước ngoài, song có
những ưu đãi đặc biệt đối với doanh nghiệp trong nước bằng cách giảm thuế cho họ
trong khoảng thời gian 5 năm, thậm chí nhiều hơn nếu tiếp tục bị thua lỗ. Cụ thể, luật
thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998, có hiệu lực ngày 1/1/1999 quy định xe ô tô sản xuất
trong nước được giảm 95% thuế suất TTĐB trong 5 năm từ 1999 đến hết 2003. Nghĩa
là, nếu thuế TTĐB đánh vào ô tô nhập khẩu dưới 5 chỗ ngồi, 6-15 chỗ, 16 - dưới 24
chỗ lần lượt là 100%; 60%; 30% thì thuế TTĐB đánh vào ô tô trong nước tương ứng
chỉ là 5%; 3%; 1,5%. Luật thuế TTĐB sửa đổi năm 2003, có hiệu lực năm 2004 tiếp
tục chính sách bảo hộ bằng cách đánh mức thuế TTĐB khác nhau với ô tô nhập khẩu
và ô tô sản xuất trong nước. Theo đó, ô tô sản xuất trong nước được giảm 70% thuế
suất trong năm 2004, 50% trong năm 2005, 30% trong năm 2006 và đến năm 2007 thì
bằng mức thuế suất của ô tô nhập khẩu để thực hiện cam kết với WTO.4
Loại Ngày hiệu lực 1/1/1999 1/1/2004
Dưới 5 chỗ 100 80
6-15 chỗ 60 50 Ô tô nhập khẩu
16- dưới 24 chỗ 30 25
Ô tô sản sản xuất
trong nước
1/1/1999-
31/12/2003
giảm 95%
- 2004 giảm 70%
- 2005 giảm 50%
- 2006 giảm 30%
- 2007 bình thường
Bảng 1: Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt
4
Tác giả tổng hợp từ luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 8
Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Bên cạnh thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc
biệt, ô tô còn phải chịu thuế GTGT. Trong suốt giai đoạn 2001-2008, thuế GTGT
đánh vào phụ tùng ô tô các loại được giữ ở mức 5%, ô tô nguyên chiếc không chịu
thuế TTĐB là 5% và ô tô nguyên chiếc chịu thuế TTĐB là 10%.5
b. Giai đoạn 2006- nay
Thuế nhập khẩu: Ngay trước thềm gia nhập WTO, Việt Nam từng bước hiện
thực những cam kết hội nhập, trước hết bằng việc cắt giảm thuế nhập khẩu CBU đối
với xe chở khách và xe tải dưới 5 tấn. Thuế đánh vào xe chở khách giảm từ mức
100% trong suốt 5 năm trước đó xuống 90% vào năm 2006 và kể từ 22/4/2008 thì giữ
ở mức ổn định 83%. Hiện nay, thuế đánh vào xe chở khách có sự phân định giữa các
dòng xe. Cụ thể theo Thông tư số 184/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính thì mức thuế
thuế suất 82% sẽ áp dụng từ ngày 1/1/2011 đồng loạt đối với xe ô tô chở người từ 9
chỗ trở xuống (thuộc nhóm 8703) có dung tích xi lanh dưới 1.8L và từ 1.8 đến 2.5L,
các loại xe ô tô có dung tích xi lanh từ 2.5L trở lên áp dụng mức thuế suất 77%, đối
với dòng xe 4 bánh chủ động (2 cầu), thuế suất áp dụng là 72%, tất cả các loại xe ô tô
chuyên dụng, như xe cứu thương, xe tang lễ, xe chở phạm nhân, bất kể dùng động cơ
xăng, diesel và bất kể dung tích xi-lanh, đều áp mức thuế suất nhập khẩu là 15%.
Xe ô tô đã qua sử dụng cũng được Chính phủ chính thức cho phép nhập khẩu
vào năm 2006. Theo đó, các mặt hàng ô tô chở khách dưới 15 chỗ thuộc nhóm 8702
và 8703 sẽ bị áp thuế nhập khẩu tuyệt đối quy định tại quyết định 69/2006/QĐ-TTg
của Thủ Tướng Chính phủ. Xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở lên và xe thiết kể để vận
tải hàng hóa có tổng trọng tải không quá 5 tấn sẽ bị áp thuế nhập khẩu 150%. Các loại
xe khác thuộc nhóm 8702, 8703, 8704 áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩ ưu đãi
bằng 1,5 lần so với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của xe ô tô mới cùng chủng
loại. Việc nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng không thể mạnh như thị trường mong đợi,
do mức thuế tuyệt đối lẫn thuế tương đối đều quá cao, mức chênh lệch giá so với xe
mới lắp ráp trong nước chưa đủ để gây sức ép cạnh tranh lên các nhà lắp ráp ô tô tại
chỗ.
Kể từ năm 2008, Chính phủ không quy định thuế nhập khẩu linh kiện nguyên
chiếc (CKD) nữa mà thay vào đó là thuế nhập khẩu cho từng linh kiện riêng trong bộ
5
Tác giả tổng hợp từ biểu thuế giá trị gia tăng các năm 2001-2008
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 9
CKD. Thuế đối với linh kiện được xây dựng trên cơ sở: Những linh kiện doanh
nghiệp đã sản xuất được sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao (tối đa 30%) để khuyến khích
tiêu dùng trong nước, còn những cái trong nước chưa làm được sẽ đánh thuế thấp (tới
0%) để tạo điều kiện cho nhập khẩu vào. Ngoài ra, đối với những loại linh kiện mà tới
đây trong nước có thể sản xuất được sẽ bị đánh thuế ở mức vừa phải từ 10% đến 20%,
tùy theo thời gian linh kiện đó xuất hiện trên thị trường sớm hay muộn.
Thuế tiêu thụ đặc biệt: Ngày 1/1/2006, việc phân biệt đối xử giữa thuế tiêu
thụ đặc biệt đánh vào xe nhập khẩu và xe của doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước
đã bị bãi bỏ, bằng mức thuế chung là 50%, 30%, 15% lần lượt đánh vào xe ô tô dưới 5
chỗ, từ 6 đến 15 chỗ, từ 16 đến dưới 24 chỗ. Tiếp đó, Luật thuế TTĐB năm 2008, có
hiệu lực từ 1/4/2009 bổ sung tiêu chí dung tích xi lanh của máy và điều chỉnh cách
phân loại xe theo chỗ ngồi. Theo đó, ôtô được phân thành ba loại chính dưới 10 chỗ
ngồi, 10-15 chỗ và 16-24 chỗ. Trong đó, hai loại cuối lần lượt chịu thuế 30% và 15%,
bằng mức áp dụng của năm 2006. Thuế suất với xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống tăng mạnh
so với trước, và được phân biệt chi tiết hơn tùy theo dung tích xi lanh. Trong đó dòng
xe 6-9 chỗ có dung tích xi lanh dưới 2 lít áp dụng thuế suất 40%. Loại từ 2,0 lít đến
3,0 lít có thuế suất 50%, và mức 60% áp dụng cho loại xe có dung tích xi lanh trên 3,0
lít. Biểu thuế mới này đã khắc phục được hạn chế của biểu thuế trước đó, đồng thời có
tác dụng khuyến khích người tiêu dùng sử dụng loại xe năng lượng sạch, ít gây ô
nhiễm.
Về thuế GTGT, theo thông tư 131/2008/TT-BTC có hiệu lực ngày 1/1/2009,
thuế GTGT sẽ được điểu chỉnh lên mức 10% đối với tất cả các loại ô tô không phân
biệt loại ô tô đó có thuộc diện chịu thuế TTĐB hay không và tất cả các loại linh kiện
phụ tùng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, Chính phủ đã quyết định
giảm 50% thuế GTGT cho ô tô thuộc tất cả các loại, và một số linh kiện, phụ tùng
khác trong năm 2009. Kể từ năm 2010, mức thuế suất đánh vào ô tô và linh kiện ô tô
lại trở lại bình thường theo thông tư 131/2008/TT-BTC.
1.2.2.2. Chính sách phi thuế quan
a. Các quy định về số lượng nhập khẩu:
- Cấm nhập khẩu ô tô cũ qua sử dụng:
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 10
Quy định cấm nhập khẩu ô tô dưới 16 chỗ đã qua sử dụng được thực hiện đầu
tiên vào năm 1999 dưới quyết định số 242/1999/QĐ-TTg ngày 30/12/1999 của Thủ
tướng Chính phủ. Theo đó tất cả các xe ô tô từ 16 chỗ ngồi trở xuống, xe chở khách
các loại và xe tải dưới 5 tấn có năm sản xuất từ năm 1995 trở về trước đều không
được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Tiếp theo đó, quy định cấm nhập khẩu ô tô cũ lại
một lần nữa được quy định trong nghị quyết số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/4/2001 của
thủ tướng Chính phủ cho cả giai đoạn năm 2001 – 2005.
Tuy nhiên, dưới yêu cầu hội nhập WTO, Việt Nam buộc phải cam kết mở cửa
thị trường ô tô và một trong những động thái tích cực đó là Chính phủ cho phép nhập
khẩu ô tô dưới 16 chỗ đã qua sử dụng. Đây là một thách thức lớn đối với các nhà sản
xuất ô tô trong nước khi có thêm những đối thủ cạnh tranh lớn. Trong khi đó, người
tiêu dùng sẽ có thêm sự lựa chọn với kỳ vọng về giá cả và chất lượng, nhất là khi so
sánh với các loại xe do doanh nghiệp trong nước sản xuất, lắp ráp. Nhưng kết quả lại
không được như những kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách. Những vấn đề về
thuế hay kiểm định chất lượng đã gây nên những xáo trộn lớn. Chính sách mới này
gần như đã thất bại, không tạo ra sự cạnh tranh, thúc đẩy ngành sản xuất trong nước
phát triển.
- Hạn ngạch nhập khẩu
Biện pháp hạn chế định lượng đối với ô tô nhập khẩu không được Việt Nam áp
dụng nhiều. Những biện pháp này chỉ áp dụng trong một thời gian ngắn và cũng chỉ
áp dụng đối với một số loại xe nhất định. Năm 1997, hạn ngạch áp dụng cho xe chở
khách dưới 12 chỗ là 3000 chiếc, đối với xe tải, xe khách là 30.000 chiếc.6
Khi gia nhập WTO thì hạn ngạch ô tô nhập khẩu không còn được áp dụng nữa.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khẩn cấp, nhằm bảo vệ tạm thời thị trường nội
địa, WTO vẫn cho phép áp dụng. Cụ thể, ngày 03/04/2008, để kiềm chế nhập siêu tạm
thời, Bộ Công Thương đã đề xuất áp dụng hạn ngạch trong vòng 6 tháng đầu năm
2008: hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng đối với linh kiện, phụ tùng và xe ô tô dưới 9
chỗ ngồi (áp dụng cho 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).
- Giấy phép nhập khẩu:
6
Xem: Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải (2005), Giáo trình Kinh tế Ngoại thương , NXB Lao động – Xã
hội.(1, tr 327)
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 11
Giấy phép nhập khẩu được Chính phủ áp dụng vào những tháng cuối năm 2008
dưới dạng giấy phép nhập khẩu tự do, với mục đích nhằm kéo dài thời gian thông
quan để hạn chế số lượng xe nhập khẩu.
Ngoài ra, ngày 12/05/2011 Bộ công thương đã ra thông tư số 20/2011/TT-BCT
buộc các doanh nghiệp nhập khẩu phải có thêm giấy phép đại lý chính hãng và giấy
chứng nhận cơ sở bảo hành, bão dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ giao thông vận tại
cấp. Biện pháp này được coi là nhằm phức tạp hóa trong hoạt động nhập khẩu ô tô
nhằm giúp Chính phủ có thể kiểm soát lượng ô tô nhập khẩu cũng như tránh thất thoát
các khoản thuế đối với các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô hoạt động bấp bênh.
b. Các tiêu chuẩn về kỹ thuật
Bên cạnh các chính sách về hạn ngạch, về giấy phép nhập khẩu, các tiêu chuẩn
về kỹ thuật cũng được Chính phủ áp dụng để hạn chế lượng ô tô nhập khẩu. Cụ thể,
ngày 01/07/2001, để hạn chế mức độ nguy hại trong khí thải đổ vào môi trường,
Chính phủ ban hành quyết định loại bỏ xăng pha chì. Theo đó danh mục tất cả các
loại xe ô tô dùng xăng pha chì đều không được phép nhập khẩu.
Tiêu chuẩn Euro II cũng được bắt đầu áp dụng từ ngày 01/07/2007, thực hiện
đối với xe ô tô lưu hành trong 5 thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Đà
Nẵng và Cần Thơ7. Cụ thể, đối với động cơ xăng, giới hạn tối đa cho phép của khí
thải là không quá 4,5 CO, không quá 1200 ppm với động cơ 4 kỳ, 7800 ppm với động
cơ 2 kỳ, 3300 ppm với động cơ có kết cấu đặc biệt và không quá 72% HSU với động
cơ diesel. Đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước thì tiêu chuẩn khí thải sẽ được cơ
quan Đăng kiểm kiểm tra khi xuất xưởng. Đối với xe nhập khẩu, thì căn cứ vào giấy
chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất. Hồ sơ của các xe nhập khẩu phải có thêm
giấy chứng nhận tiêu chuẩn khí thải. Tuy nhiên chỉ các sản phẩm có xuất xứ từ các
nước có tiêu chuẩn khí thải cao hơn hoặc bằng Việt Nam mới được công nhận.
Mặc dù vậy, tiêu chuẩn Euro II mà Việt Nam áp dụng vẫn là quá thấp. Trong
khi Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản đều đã áp dụng tiêu chuẩn Euro IV còn tiêu chuẩn
Euro III thì Châu Âu đã ngừng áp dụng từ năm 2001.
c. Tỷ lệ nội địa hóa
7
Xem: Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ban hành ngày 10/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình áp
dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 12
Việt Nam đã từng áp dụng cả 2 phương pháp tỷ lệ nội địa hóa theo giá trị và tỷ
lệ nội địa hóa theo điểm
- Tỷ lệ nội địa hóa theo giá trị
Phương pháp này được áp dụng trong những năm 1990 đến khoảng đầu những
năm 2000. Theo đó, Chính phủ quy định đối với những xe lắp ráp hoàn thiện, các
doanh nghiệp phải nội địa hóa 5% sau 5 năm và 30% sau 30 năm hoạt động. Chính
sách nội địa hóa đối với ngành công nghiệp ô tô giai đoạn này của Chính phủ tỏ ra
kém mạnh dạn hơn nhiều so với ngành công nghiệp xe máy và với các nước ở
ASEAN như Thái Lan, Malaysia và Philipine. Trong khi, tỷ lệ nội địa hóa yêu cầu
cho xe máy là 5 – 10% trong năm thứ 2 và 60% trong năm thứ 6. Tỷ lệ nội địa hóa
Thái Lan quy định cho các doanh nghiệp cũng khá cao khoảng 60% vào năm thứ 5.
Nhiều ý kiến cho rằng đây là một trong những lý do chính làm cho ngành công nghiệp
ô tô Việt Nam phát triển chậm chạp hơn so với ngành xe máy và chậm hơn so với các
nước trong khu vực.
- Tỷ lệ nội địa hóa theo điểm
Phương pháp này được thực hiện vào năm 2003 khi Chính phủ phê chuẩn
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020.
Theo đó sẽ có thang điểm 100 và tỷ lệ nội địa hóa với ôtô được định nghĩa là số điểm
của linh kiện nội địa hóa so với ôtô hoàn chỉnh. Theo phương pháp này, linh kiện ôtô
được chia thành các cụm, tiểu cụm để xác định điểm. Theo đó, đến năm 2010, các loại
xe phổ thông và chuyên dùng phải đạt tỷ lệ nội địa hóa là 60%, xe du lịch cao cấp là
40 – 45%, đối với xe buýt cao cấp là 35 – 40%.8
Nguồn: Quyết định của Bộ Trưởng Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định
tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô, thay thế Quyết định số 20/2003/QĐ-BKHCN ngày
31/7/2003, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005
8
Xem: Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối
với ô tô, thay thế Quyết định số 20/2003/QĐ-BKHCN ngày 31/7/2003, có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/01/2005
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 13
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH BẢO HỘ
ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Những thành tựu đạt được
Phát triển được các dòng xe bus và xe tải nhẹ: Cho đến nay các dòng xe này
đã đạt được tỷ lệ nội địa hóa tương đối chấp nhận được.
Hãng Tỷ lệ nội địa hóa (%)
Samco 40
Vinamotor 40
Veam 40
Vinacomin 35
Vinaxuki 60
Bảng 2: Tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp sản xuất xe tải và xe bus
(Nguồn: Nguyễn Bích Thủy, (7/ 2008), Industrial policy as determinant localisation:
the case of Vietnamese automobile industry, Vietnam Development Forum [25, tr.6])
Phát triển được một số thương hiệu ô tô Việt Nam: Cho đến nay, ngành ô tô
đã cho ra đời một số thương hiệu Việt Nam như: Trưởng Hải, Vinaxuki…, phần lớn
các doanh nghiệp này sản xuất các loại xe bus, xe van, và xe tải nhẹ.
Bên cạnh đó đã có một số doanh nghiệp nhất định tham gia vào sản xuất
linh kiện ô tô như: Denso, Toyota Bocu, Yazaki, Dongzin … các doanh nghiệp này
ngoài việc cung cấp linh kiện cho các hãng ô tô trong nước, đã tạo được công ăn việc
làm cho một lượng lớn người lao động và đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn
ngân sách quốc gia.
Ngoài ra, sự phát triển của ngành sản xuất, lắp ráp ô tô cũng đã tạo cơ hội việc
làm với thu nhập ổn định cho khoảng 70.000 lao động mỗi năm9. Các công ty ô tô,
đặc biệt là các doanh nghiệp ô tô trong nước như Vinamotor, Vinaxuki còn tích cực
mở các lớp đào tạo kỹ năng, tay nghề cho kỹ sư và cho kỹ sư giỏi ra nước ngoài học
hỏi thêm về công nghệ.
2.2. Những tồn tại và hạn chế
9
Xem: Nguyễn Thị Nhung, Vũ Thị Ngọc Mai, Đặng Thị Phượng,(7/2010), Xây dựng chính sách bảo hộ ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Công trình dự thi sinh viên nghiên cứu khoa học
trường đại học Ngoại Thương, Hà Nội. (Tr 50)
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 14
Mặc dù đã đạt được một số thành công trong việc phát triển ngành công nghiệp
ô tô Việt Nam song các chính sách thực hiện trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn
chế. Chính sách vẫn chưa phát huy được vai trò bảo hộ và phát triển ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam.
2.2.1. Thất bại trong tỷ lệ nội địa hóa
Ngoại trừ thành công trong việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của các dòng xe tải,
xe van của các doanh nghiệp trong nước, chính sách nội địa hóa đã gần như đã thất
bại hoàn toàn đối với các dòng xe còn lại và các hãng xe nước ngoài. Tính đến thời
điểm tháng 11-2008, theo kết luận của thanh tra Bộ tài chính, tại Công ty Toyota Việt
Nam, tỷ lệ nội địa hóa bình quân là 7% giá trị xe. Trong khi theo giấy phép đầu tư cấp
lần đầu năm 1996 thì tỷ lệ nội địa hóa của công ty này phải đạt ít nhất 30% sau 10
năm. Tại Công ty TNHH Việt Nam Suzuki, tỷ lệ nội địa hóa thấp hơn, chỉ 3% trong
khi yêu cầu trong giấy phép đầu tư là phải đạt 38,2% vào năm 2006. Công ty TNHH
Ford Việt Nam còn thấp hơn nữa, chỉ đạt 2% so với quy định trong giấy phép đầu tư
là 30% sau 10 năm hoạt động.
Một số nguyên nhân về sự thất bại của chính sách tỷ lệ nội địa hóa:
- Thứ nhất là không có ràng buộc pháp lý rõ ràng, cụ thể và nhất quán về chính sách.
Việc Giấy phép đầu tư ban đầu có qui định đối với các công ty về lộ trình thực hiện
nội địa hoá việc sản xuất linh kiện trong nước, nhưng các chính sách tiếp theo lại
không đồng bộ, thiếu sự ràng buộc và thiếu sự kiểm tra, giám sát, thiếu chế tài xử lý.
- Nguyên nhân thứ hai là sản lượng từng dòng xe ôtô được sản xuất, lắp ráp tại Việt
Nam quá nhỏ nên việc thực hiên chương trình nội địa hoá gặp nhiều khó khăn. Ví dụ,
trong năm 2008, số lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước là 152.509 chiếc. Hiện nay
có 54 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp. Như vậy, mỗi doanh nghiệp trung bình chỉ làm
ra 2.800 chiếc mỗi năm. Năm 2009 còn thấp hơn, tổng số xe lắp ráp là 136.284 xe,
như vậy mỗi doanh nghiệp chỉ lắp ráp 2.524 chiếc. Con số này là quá nhỏ so với các
nhà máy ở Thái Lan, sản lượng ô tô hàng năm khoảng hơn 1.1 triệu xe với 14 nhà sản
xuất chính, trung bình mỗi hãng sản xuất khoảng 78.500 chiếc- gấp hơn 28 lần Việt
Nam. Vì sản lượng hàng năm rất nhỏ nên hiệu suất sử dụng máy móc thấp- xấp xỉ
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 15
48,3% (trong khi Malaysia là 63,5%, Thái Lan là 86,4%)10. Với quy mô nhỏ hẹp như
vậy thì không có tính hiệu quả theo quy mô nên các doanh nghiệp FDI thường chọn
cách nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia hay Thái Lan để giảm chi phí.
2.2.2. Chính sách về thuế chưa phù hợp
Dẫu biết rằng cần có một hàng rào thuế quan nhất định để bảo hộ ngành sản
xuất xuất trong nước, tuy nhiên hàng rào thuế ấy của Việt Nam lại quá cao, điều này
đã đã gây sức ỳ và sự ỷ lại của các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước.
- Tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa NPR ở Việt Nam rất cao từ 200-300% trong khoản thời
gian 10 năm đầu (1991-2000) và từ 150-200% cho những năm 2000-2005, và ở mức
82% như giai đoạn hiện nay.
- Đối với tỷ lệ bảo hộ thực tế, ước tính còn cao hơn rất nhiều, vì thuế đánh vào các
linh kiện nhập khẩu lại ở mức thấp hơn rất nhiều so với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Đây chính là nghịch lý lớn nhất trong chính sách bảo hộ của Việt Nam, vì điều này
mà ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã trở thành ngành lắp ráp ô tô chứ không phải
ngành sản xuất ô tô như chúng ta mong muốn.
Tỷ suất
bảo hộ
danh nghĩa
(%)
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Từ 9 chỗ
trở xuống 281 190 157 90 60-80 70-83 81-83
77-
80-83
72-
77-82
10-15 chỗ 211 161 140 90 60-80 70-83 83 83 83
16-24 chỗ 156 133 122 90 60-80 70-83 83 83 83
Bảng 3: Tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa (NPR) ô tô
Bên cạnh đó nhà nước lại thường xuyên thay đổi chính sách thuế, điều này đa
gây nhiều khó khăn cho cả doanh nghiệp sản xuất trong nước và doanh nghiệp nhập
khẩu trong việc hoạch định kế hoạch. Từ đó khiến các nhà đầu tư không dám mạnh
dạng đầu tư mở rộng vào thị trường sản xuất ô tô ở Việt Nam.
2.2.3. Các chính sách còn chồng chéo, thiếu đồng bộ.
10
Xem: Nguyễn Thị Nhung, Vũ Thị Ngọc Mai, Đặng Thị Phượng,(7/2010), Xây dựng chính sách bảo hộ
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Công trình dự thi sinh viên nghiên cứu khoa
học trường đại học Ngoại Thương, Hà Nội. (Tr 52)
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 16
Công nghiệp ô tô là một ngành đòi hỏi trình độ công nghệ cao và hiện đại. Do
vậy, để phát triển ngành này trong hoàn cảnh một nước đang phát triển với xuất phát
điểm thấp như Việt Nam, đòi hỏi phải có một chiến lược cụ thể và sự phối hợp đồng
bộ của một tập hợp các chính sách. Trong khi đó, các chính sách của chính phủ lại chỉ
nặng về bảo hộ bằng thuế quan. Các chính sách rất cần thiết phải được thực hiện đó là
phát triển công nghiệp hỗ trợ, xây dựng cơ sở hạ tầng để có thể đáp ứng lượng xe
ngày một tăng lên, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao và lựa chọn một dòng xe
chiến lược để tập trung nguồn lực đầu tư thì lại chưa được ưu tiên thực hiện. Vì các
chính sách đưa ra không đồng bộ nên Việt Nam đã và đang bế tắc trong phát triển
ngành công nghiệp ô tô.
2.2.4. Ngành công nghiệp ô tô vẫn dặm chân tại chỗ
Dường như tất cả các yếu tố trên đã dẫn đến một kết luận đau buồn rằng sau 20
năm phát triển, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn dặm chân tại chỗ nếu không nói
là tụt hậu so với sự phát triển của thế giới.
Việt Nam mới chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp và sản xuất các linh kiện rất đơn
giản, giá trị thấp. Hầu hết các liên doanh mới dừng ở công nghệ lắp ráp, 90% bộ linh
kiện được nhập khẩu từ công ty mẹ hoặc đối tác của các liên doanh ở các nước trong
khu vực. Các công ty 100% vốn Việt Nam có tỷ lệ nội địa hóa cao hơn, song chủ yếu
bởi họ sử dụng nhiều sức lao động và các linh kiện không chứa hàm luợng công nghệ
cao mà trong nước có thể sản xuất được.
Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng, nhưng sự phát triển của ngành công
nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế, nhất là đối với ngành ô tô. Hầu
hết đều họat động trong phạm vi hẹp, tập trung vào các lĩnh vực hỗ trợ cần nhiều lao
động, không có yêu cầu cao về trình độ kỹ thuật. Các sản phẩm tự sản xuất chủ yếu là
các linh kiện hàm lượng công nghệ thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiều nhà
sản xuất và lắp ráp ô tô. Đa phần các doanh nghiệp đi nhập khẩu linh kiện của nước
ngoài về lắp ráp nên tỷ lệ nội địa hóa rất thấp.
Do chính sách bảo mạnh mẽ và kéo dài đã phần nào gây ra hiện tượng độc
quyền nhóm làm cho giá xe đến tay người tiêu dung luôn ở mức cao. Bằng chứng là
mỗi khi có chính sách mới của Chính phủ thì các doanh nghiệp trong nước điều cho
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 17
thấy hành động sẵn sang hạ giá bán, tuy nhiên khi mà ảnh hưởng của chính sách là
không đáng kể thì họ lại giữ giá ở mức cao để thu về khoản lợi nhuận độc quyền.
CHUƠNG III: KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH BẢO HỘ NGÀNH
CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Xem xét khả năng bãi bỏ hoàn toàn các chính sách bảo hộ đối với ô tô:
Xây dựng ngành công nghiệp ô tô là một việc rất quan trọng, tuy nhiên chúng
ta không thể xây dựng bằng mọi giá. Trong điều kiện như hiện nay, có rất nhiều lý do
có thể cho thấy rằng chúng ta nên từ bỏ bảo hộ cho ngành công nghiệp ô tô:
- Bài học về lợi thế tương đối giữa các quốc gia: các nhà kinh tế học đã chỉ ra rằng,
các quốc gia nên sản xuất loại hàng hóa mà mình có lợi thế so với các quốc gia khác.
Trong điều kiện thực tế ở nước ta, rõ ràng ngành công nghiệp ô tô đỏi nhiều vốn và
công nghệ chắn chắc không phải là một ngành mà ta có lợi thế. Vì vậy, nếu cứ cố
gắng sản xuất dựa trên những cơ chế sản xuất không hiệu quả sẽ chỉ mang lại những
gánh nặng cho xã hội.
- Bài học từ ngành điện tử gia dụng: Không cần phải nghĩ đâu xa, một ngành công
nghiệp khác đã minh chứng cho việc thất bại của Chính phủ trong chính sách bảo hộ,
đó chính là ngành sản xuất hàng điện tử gia dụng. Rõ ràng, các liên doanh nước ngoài
chỉ đầu tư dây chuyền lắp ráp là chính còn đầu tư về mặt công nghệ sản xuất thì
không hề có, và minh chứng rõ nét nhất là hàng loạt liên doanh đã rút khỏi nước ta khi
hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ. Trong thực tế là khi dở bỏ hàng rào thuế quan, chính thị
trường đã tự động điều chỉnh, các doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả buộc phải
rời khỏi ngành, điều này chẳng những giúp cho xã hội giải quyết được bài toán về
hiệu quả sản xuất mà còn gián tiếp giúp các ngành khác phát triển.
- Thị trường tiêu thụ Việt Nam có quy mô nhỏ: Đối với ngành sản xuất ô tô thì một
trong những điều kiện để đạt được hiệu quả đó chính là quy mô thị trường, đối với thị
trường tiêu thụ như ở Việt Nam, hàng năm tiêu thụ chưa đến 200.000 chiếc ô tô ,trong
khi đó một nhà máy phải có công suất từ 80.000 chiếc/năm trở lên thì mới có hiệu
quả. Vì thế, giả sử trong tương lai nhu cầu có tăng lên đi chăng nữa thì số lượng 15-16
nhà máy sản xuất ô tô trong nước là quá nhiều. Nếu chúng ta bỏ đi chính sách bảo hộ,
và để các doanh nghiệp cạnh tranh với hàng nhập khẩu, thì sẽ chẳng những giải được
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 18
bài toán về quy mô thị trường mà còn giúp quy mô thị trường lớn lên do nhu cầu tăng
cao hơn và từ quy mô lớn hơn chúng ta có thể thu hút được các doanh nghiệp xây
dựng nhà máy sản xuất ở chính nước ta.
- Thời hạn cam kết WTO đã cận kề: Nếu như hiện nay chúng ta không bãi bỏ các
chính sách bảo hộ thì trong tương lai không xa (2018) chúng ta cũng buộc phải dỡ bỏ
theo đúng như lộ trình đã cam kết khi gia nhập WTO. Nếu như Thái Lan đã mất từ
15-20 năm để xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ thì rõ ràng với xuất phát điểm như
hiện tại, trong vòng 7 năm nữa chúng ra khó lòng mà xây dựng được. Hiện tại nếu
tính theo các giai đoạn phát triển của ngành sản xuất ô tô thì Việt Nam đang ở giai
đoạn thứ nhất, và với vị trí hiện tại thì rất khó trong thời gian ngắn chúng ta có thể
cạnh tranh lại với các nhà sản xuất ô tô nước ngoài.
Biểu đồ 3: Các giai đoạn phát triển của ngành sản xuất ô tô
(Nguồn: Kenechi Ohno, (2004), Vietnam Development Forum & GRIPS)
3.2 Một số kiến nghị của tác giả.
Rõ ràng việc có bỏ hay không bỏ chính sách bảo hộ đối với ngành sản xuất ô tô thì
cũng phải cần có một lộ trình nhất đinh. Sau đây là những kiến nghị của tác giả đề
từng bước tiến tới bãi bỏ hoàn toàn việc bảo hộ đối với ngành ô tô trơng nước.
Giai đoạn 1:
lắp ráp giản
đơn, dưới sự
hướng dẫn của
nước ngoài
Giai đoạn 2:
Xây dựng được
ngành công
nghiệp phụ trợ,
nhưng vẫn dưới
sự hướng dẫn
của nước ngoài
Giai đoạn 4:
Có đủ năng lực
thiết kế và sản
xuất, trở thành
nhà sản xuất hàng
đầu thế giới
Giai đoạn 3:
Thành thạo
trong sản xuất
và quản lý, có
thể sản xuất với
chất lượng cao
Thu hút công nghệ
Sáng tạo
Tích lũy
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 19
3.2.1. Đối với chính sách về thuế
a. Đối với thuế nhập khẩu
Đối với xe nguyên chiếc: Mức thuế nhập khẩu hiện nay đối với ô tô nguyên
chiếc là 82%, tương đối cao so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên có thể chấp
nhận được trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. Nhưng kiến nghị Chính phủ cần
sớm công bố một lộ trình giảm thuế cụ thể để các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong
nước có thể chủ động trong việc điều chỉnh cũng như thay đổi cách thức tổ chức sản
xuất kinh doanh của mình. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp này giảm đi sự ỷ lại
vào chính sách của Chính phủ, đồng thời nâng cao dần năng lực cạnh tranh, nhất là
khi nước ta phải cắt giảm thuế bắt buộc vào năm 2018. Riêng đối với các dòng xe
hiện có tỷ lệ nội địa hóa cao, và các dòng xe mà các doanh nghiệp trong nước có thế
mạnh, Chính phủ cần có chính sách đánh thuế cao để khuyến khích các doanh nghiệp
trong nước tập trung sản xuất các dòng xe này.
Đối với linh kiện ô tô: Để tránh hiện tượng siêu lợi nhuận đang diễn ra trong
ngành ô tô hiện nay, Chính phủ cần có chính sách nâng thuế ngay đối với các loại linh
kiện ô tô. Điều này sẽ giúp ngành ô tô trong nước sàn lọc được các đơn vị có thể
mạnh thật sự, đủ khả năng cạnh tranh khi các chính sách bảo hộ buộc phải dỡ bỏ.
Ngoài ra, việc nâng thuế đánh lên linh kiện ô tô nhập khẩu sẽ giúp tạo ra các cơ hội để
hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ ở trong nước.
b. Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng
Để khuyến khích các hãng xe nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, kiến nghị Chính phủ
cần có cơ chế chính sách rõ ràng trong việc quy định sự liên quan về mức thuế tiêu
thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng với tỷ lệ nội địa hóa. Theo đó, dòng xe nào có tỷ lệ
nội địa hóa càng cao thì sẽ có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng càng thắp.
Đối với các dòng xe có tỷ lệ nội địa thắp (dưới 20% chẳng hạn) sẽ chịu mức thuế như
xe nhập khẩu nguyên chiếc.
3.2.2 Đối với vấn đề phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
Có thể nói việc xây dựng thành công một ngành công nghiệp phụ trợ là vấn đề
tiên quyết cho sự thành công của ngành công nghiệp ô tô. Tuy nhiên đây là một việc
làm đòi hỏi không chỉ về mặt thời gian mà còn về mặt chính sách hỗ trợ và phân bổ
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 20
các nguồn lực một cách hợp lý. Sau đây tác giả xin được kiến nghị một số giải pháp
đối với việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.
a. Chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư:
Do trình độ công nghệ nước ta còn kém phát triển, việc kêu gọi các doanh
nghiệp trong nước đầu tư sản xuất các sản phẩm phụ trợ là rất khó. Vì vậy, Chính phủ
cần có các chính sách kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực từ nước ngoài.
Để ngành này nhanh chóng phát triển, Chính phủ cần có những chính sách ưu
đãi nhất định như về vốn (tín dụng ưu đãi), về đất đai, cơ sở hạ tầng…
Bên cạnh đó, nhà nước cần có những chính sách về thương mại mang tính chất
ổn định, để các doanh nghiệp trong ngành này có thể yên tâm sản xuất cũng như có
những kế hoạch dài hạn trong tương lai.
b. Chính sách thị trường
Cũng như ngành lắp ráp ô tô, ngành công nghiệp phụ trợ cần một quy mô thị
trường tương đối lớn, vì vậy Chính phủ cần có các chính sách để phát triển thị trường
trong nước cũng như hỗ trợ doanh nghiệp trong việc mở rộng xuất khẩu ra thị trường
nước ngoài.
c. Chính sách về nhân lực và công nghệ
Nhân lực: Một trong số những yếu tố quan trọng cho sự phát triển lâu dài của
ngành công nghiệp phụ trợ là nguồn lao động có trình độ cao. Để phát triển nguồn
nhân lực, cần chú ý các vấn đề sau:
Thứ nhất, nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp, đặc biệt là đối với cấp đại
học. Muốn làm được điều này không chỉ đòi hỏi yêu cầu về ngân sách mà còn một
chiến lược hợp lí trong việc thu hút đội ngũ giảng viên, giáo viên có trình độ cao gắng
bó và quyết tâm với nghề.
Thứ hai, Chính phủ cần hỗ trợ các chương trình đào tạo do các công ty tổ chức.
Đây là một việc làm thiết thực, và sẽ mang lại hiệu quả tức thì, bởi lẽ chỉ có doanh
nghiệp mới thấu hiểu bản thân mình đang yếu kém về mặt nào và cũng có doanh
nghiệp mới có thể tổ chức và lựa chọn những chương trình đào tạo, huấn luyện xác
thực nhất cho nhân viên cũng như các sinh viên thực tập.
Thứ ba, bản thân doanh nghiệp phải tự chủ, sáng tạo trong việc đào tạo nguồn
nhân lực cho doanh nghiệp mình hơn nữa, chứ không chỉ trông chờ, ỷ lại vào những
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 21
chính sách của Chính phủ. Nếu như ở hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới thì vấn
đề phát triển và thu hút nhân lực có trình độ cao rất được chú trọng, thì đối với doanh
nghiệp Việt Nam vấn đề này chưa được xem xét đến.
Thứ tư, Chính phủ cần thành lập một hệ thống các khuyến khích và chứng
nhận lao động trình độ cao của Việt Nam.
Thứ năm, cần khuyến khích các chương trình đào tạo phối hợp giữa công ty có
vốn đầu tư nước ngoài với các nhà cung cấp trong nước. Chính sự chênh lệch trong
nguồn nhân lực giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đã gây
e ngại đối với các đối tác nước ngoài trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất. Việc
phối hợp để đưa lao động trong nước ra tu nghiệp ở nước ngoài là một điều không
mới, tuy nhiên vấn đề này cần được nhân rộng hơn nữa trong thời sắp tới.
Công nghệ: Đối với bất kỳ ngành công nghiệp nào, khoa học công nghệ cũng
đóng một vai trò quan trọng. Đặc biệt đối với ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô thì khoa
học công nghệ lại càng phải chú trọng đến hơn.
Thứ nhất, nhà nước nên xem xét, hỗ trợ xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế mà điều kiện Việt
Nam có thể đáp ứng được. Có được hệ thống tiêu chuẩn chất lượng chung này thì sẽ
giúp cho công tác nghiên cứu, chuyển giao cũng như giao dịch giữa các doanh nghiệp
được thuận tiện hơn, và qua đó giúp thúc đẩy nền công nghiệp phụ trợ phát triển.
Thứ hai, nhà nước cần hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chuyển giao công nghệ
của doanh nghiệp, nhất là hoạt động chuyển giao công nghệ các sản phẩm hỗ trợ có
công nghệ cao. Các hoạt động thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ô tô, đầu tư
phòng nghiên cứu thí nghiệm, ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới để sản xuất
sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước cũng sẽ được nhà nước hỗ trợ. Các khoản hỗ
trợ này có thể được trích ra từ nguồn ngân sách của nhà nước.
Thứ ba, bản thân các doanh nghiệp cũng phải chủ động học hỏi kinh nghiệm,
tăng cường các hoạt động chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp nước ngoài với
doanh nghiệp địa phương. Đồng thời cũng cần chủ động thực hiện các hoạt động
nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển các sản phẩm hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh
tranh chứ không nên trông chờ quá nhiều vào những hỗ trợ của chính phủ mới tiến
hành thực hiện.
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 22
KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích cụ thể và tổng quát các chính sách bảo hộ và phát triển
ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam từ khi ngành này ra đời năm 1991 cho đến nay ,
đề tài đã chỉ ra những thành tựu cũng như hạn chế cơ bản của các chính sách này.
Việc bảo hộ một ngành công nghiệp non trẻ như ngành ô tô sẽ mất một khoản thời
gian, và việc dỡ bỏ dần các hàng rào bảo hộ để ngành công nghiệp này tự đứng trên
đôi chân thực sự của mình lại cần một khoản thời gian khác. Tuy nhiên hy vọng bằng
những phân tích của mình, tác giả bài viết sẽ đưa người đọc đến với những giả thuyết
khác nhau để từ đó có thể nhìn thấy được một cục báo trước.
Ô tô là một loại hàng hóa quan trọng đối với đời sống sinh hoạt của con người,
vấn đề bảo hộ ngành công nghiệp ô tô cũng là một vấn đề được dư luận Việt Nam đặc
biệt quan tâm. Tuy nhiên, qua bài viết này, tác giả hy vọng sẽ chia sẽ được cách nghĩ,
cách nhìn của mình đối với chính sách bảo hộ ngành ô tô của nước ta trong thời gian
qua và cũng như sắp tới.
Xin chân thành cảm ơn
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải, (2007), Giáo trình Kinh tế Ngoại thương, NXB
Lao động - Xã hội.
2. Đỗ Quốc Thịnh, Ngô Văn Trụ, (6/2010), Hội thảo thị trường ô tô 2010-Công
nghiệp hỗ trợ, hạ tầng cơ sở và nền tảng phát triển bền vững ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam, Vietnam Auto Expo 2010.
3. Dự thảo nghị định về công nghiệp hỗ trợ tại Hội thảo “Công nghiệp Hỗ trợ Việt
Nam, thực tiễn và chính sách” ngày 24/07/2009.
4. Kenichi Ohno & Mai Thế Cường, (28/12/2004), Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam:
Những việc cần làm để triển khai thực hiện Quy hoạch ngành, Tham luận tại Diễn đàn
Phát triển Việt Nam (VDF)
5. Kenichi Ohno (2007), Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, tập 1, Diễn đàn
phát triển Việt Nam (VDF)
6. Kenichi Ohno (9/2008), Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Từ quy hoạch đến kế hoạch
hành động thông qua quan hệ đối tác Monozukuri Việt Nam – Nhật Bản, Diễn đàn
phát triển Việt Nam (VDF)
7. Lindert, Peter H. (1991), Kinh tế học quốc tế, NXB Irwin, California, Hoa Kỳ, Bản
dịch tiếng Việt của Khoa Kinh tế Ngoại Thương, ĐH Ngoại Thương thực hiện năm
2008.
8. Nguyễn Văn Sơn,(2008), Phát triển công nghiệp ô tô: từ góc độ hội nhập, Đại học
Mỏ Địa chất Hà Nội.
9. Phan Thị Thu Hiền, (2006) Định hướng quy hoạch và các chính sách phát triển
ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn
thạc sỹ kinh tế trường đại học Ngoại Thương, Hà Nội
10. Trung tâm Thông tin Kinh doanh và Thương mại (TBIC), (3/2008), Công nghiệp
hỗ trợ ngành ô tô của Việt Nam: Thực trạng và những khuyến nghị.
Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Trang 24
11. Vietnam Development Forum, (6/2006), Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam từ góc
nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản, Diễn đàn phát triển Việt Nam
12. Nguyễn Thị Nhung, Vũ Thị Ngọc Mai, Đặng Thị Phượng,(7/2010), Xây dựng
chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế,
đại học Ngoại Thương, Hà Nội.
13. Trang web Bộ Công thương:
14. Trang web Bộ Tài Chính:
15. Trang web Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam:
16. Trang web Tổng cục Hải quan:
17. Trang web Tổng cục Thống kê:
18. Trang web Tạp chí thuế:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích chính sách bảo hộ ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam.pdf