Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng vai trò của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế ngày càng được củng cố và nâng cao. Thông qua hoạt động cho vay của ngân hàng, các doanh nghiệp có điều kiện để mở rộng nguồn vốn của mình và có thêm cơ hội để đầu tư. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của ngân hàng tiềm ẩn không ít rủi ro, gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế cũng như xã hội. Rủi ro ở đây bao gồm việc khách hàng không trả nợ vay, trả không đầy đủ hoặc không đúng hạn, những điều đó làm ảnh hưởng đến độ an toàn của ngân hàng thương mại.
Để tránh được rủi ro trong tín dụng, ngân hàng cần có một quy trình thẩm định tín dụng đúng đắn và phù hợp. Việc thẩm định tín dụng làm cho ngân hàng có thể hạn chế được những rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc thẩm định tín dụng đối với ngân hàng thương mại; do đó, tôi chọn đề tài "Phân tích quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang".
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Thẩm định tín dụng là một nhân tố rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, tuy nhiên trong quá trình thẩm định tín dụng còn gặp phải nhiều khó khăn. Do đó, đề tài của tôi tập trung nghiên cứu vào các nội dung sau đây:
ى Tìm hiểu quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang
ى Những thuận lợi – khó khăn mà ngân hàng thường gặp phải trong việc thẩm định tín dụng.
ى Đề ra những giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, hạn chế rủi ro trong việc thẩm định tín dụng.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề năm 3 được thực hiện bằng các phương pháp sau:
ى Thu thập thông tin từ sách, báo, tạp chí liên quan đến các lĩnh vực trên
ى Trực tiếp thu thập thông tin từ cán bộ tín dụng của ngân hàng
ى Phân tích các chỉ số tài chính để thẩm định.
1.4. Giới hạn của đề tài
Hiện nay, ngân hàng thương mại hoạt động với nhiều lĩnh vực khác nhau như: gửi tiết kiệm, cho vay, kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế Tuy nhiên, lĩnh vực quan trọng hơn hết đó là tín dụng. Đề tài được nghiên cứu tại Vietcombank (VCB), lĩnh vực hoạt động của VCB rất phong phú và đa dạng với nhiều dịch vụ khác nhau, chuyên đề chỉ nghiên cứu "Quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn của Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang".
32 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5708 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích quy trình thẩm định tín dụng trung – Dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN HƯƠNG GIANG
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRUNG - DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
CHI NHÁNH AN GIANG
Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng
Long Xuyên, tháng 05 năm 2010
CHUYÊN ĐỀ NĂM 3
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ NĂM 3
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRUNG - DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
CHI NHÁNH AN GIANG
Sinh viên thực hiện: TRẦN HƯƠNG GIANG
Lớp: DH8NH - Mã số sinh viên: DNH073237
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Vạn Hạnh
Long Xuyên, tháng 05 năm 2010
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Tình hình tài chính của khách hàng 17
Bảng 4.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng 18
Bảng 4.3: Các chỉ số phân tích 19
Bảng 4.4: Các hạng mục tính hiệu quả dự án 22
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VCB – An Giang 7
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng tại VCB chi nhánh An Giang 9
Hình 4.2: Cơ cấu tổ chức Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang 16
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VCB: Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương
CBTD: cán bộ tín dụng
HĐTD: Hợp đồng tín dụng
LNTT: Lợi nhuận trước thuế
DT: Doanh thu
TNR: Thu nhập ròng
TN: Thu nhập
KHCB: Khấu hao cơ bản
CPĐT: Chi phí đầu tư
NS: Ngân sách
TH: Trung hạn
VCSH: Vốn chủ sở hữu
AFIEX: Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang
UBND: Ủy ban nhân dân
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng vai trò của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế ngày càng được củng cố và nâng cao. Thông qua hoạt động cho vay của ngân hàng, các doanh nghiệp có điều kiện để mở rộng nguồn vốn của mình và có thêm cơ hội để đầu tư. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của ngân hàng tiềm ẩn không ít rủi ro, gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế cũng như xã hội. Rủi ro ở đây bao gồm việc khách hàng không trả nợ vay, trả không đầy đủ hoặc không đúng hạn, những điều đó làm ảnh hưởng đến độ an toàn của ngân hàng thương mại.
Để tránh được rủi ro trong tín dụng, ngân hàng cần có một quy trình thẩm định tín dụng đúng đắn và phù hợp. Việc thẩm định tín dụng làm cho ngân hàng có thể hạn chế được những rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc thẩm định tín dụng đối với ngân hàng thương mại; do đó, tôi chọn đề tài "Phân tích quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang".
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Thẩm định tín dụng là một nhân tố rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, tuy nhiên trong quá trình thẩm định tín dụng còn gặp phải nhiều khó khăn. Do đó, đề tài của tôi tập trung nghiên cứu vào các nội dung sau đây:
Tìm hiểu quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang
Những thuận lợi – khó khăn mà ngân hàng thường gặp phải trong việc thẩm định tín dụng.
Đề ra những giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, hạn chế rủi ro trong việc thẩm định tín dụng.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề năm 3 được thực hiện bằng các phương pháp sau:
Thu thập thông tin từ sách, báo, tạp chí liên quan đến các lĩnh vực trên
Trực tiếp thu thập thông tin từ cán bộ tín dụng của ngân hàng
Phân tích các chỉ số tài chính để thẩm định.
1.4. Giới hạn của đề tài
Hiện nay, ngân hàng thương mại hoạt động với nhiều lĩnh vực khác nhau như: gửi tiết kiệm, cho vay, kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế….. Tuy nhiên, lĩnh vực quan trọng hơn hết đó là tín dụng. Đề tài được nghiên cứu tại Vietcombank (VCB), lĩnh vực hoạt động của VCB rất phong phú và đa dạng với nhiều dịch vụ khác nhau, chuyên đề chỉ nghiên cứu "Quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn của Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang".
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là một hệ thống các quan hệ phân phối theo nguyên tắc có hoàn trả giữa người đang tạm thời thừa vốn với người đang tạm thời thiếu vốn và ngược lại.
Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác
Hoạt động tín dụng là một hoạt động cơ bản và quan trọng đối với ngân hàng cũng như đối với xã hội. Thông qua hoạt động này mà ngân hàng có thể cung cấp một lượng lớn tín dụng cho nền kinh tế, nhờ thế mà nền kinh tế có thể phát triển hơn nữa, và đây cũng là nguồn thu quan trọng của ngân hàng.
2.2. Phân loại tín dụng
Việc phân loại tín dụng dựa trên một số tiêu thức nhất định, tùy theo từng tiêu thức, tín dụng được phân thành nhiều loại khác nhau, như:
2.2.1. Phân loại theo thời hạn cho vay
- Tín dụng ngắn hạn: thời hạn cho vay cho đến 12 tháng, nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vốn lưu động cho doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng của cá nhân…
- Tín dụng trung hạn: thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 60 tháng, nhằm cung cấp vốn cho các doanh nghiệp để nâng cấp thiết bị, cải tiến kỹ thuật, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, máy móc…
- Tín dụng dài hạn: thời hạn cho vay trên 60 tháng, nhằm cung cấp vốn cho các dự án dài hạn: xây dựng các khu cao ốc, nhà ở, khu công nghiệp có quy mô lớn….
2.2.2. Phân loại theo mục đích cho vay
- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm, xây dựng bất động sản, nhà ở…
- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại hình cho vay để bổ sung nguồn vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ…
- Cho vay nông nghiệp: là loại hình cho vay để hỗ trợ người nông dân trang trải các chi phí về phân bón, máy móc, thuốc trừ sâu….
- Cho vay tiêu dùng: là loại hình cho vay để đáp ứng các nhu cầu về tiêu dùng của hộ gia đình, cá nhân thông qua việc phát hành thẻ tín dụng.
2.2.3. Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
Tùy theo mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng của mình, cho vay được phân thành 2 loại:
- Cho vay không đảm bảo (cho vay đối nhân): là loại hình cho vay mà không có tài sản cầm cố, thế chấp. Việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của khách hàng đối với ngân hàng, uy tín của khách hàng cao thì ngân hàng có thể cấp tín dụng mà không cần các nguồn thu bổ sung để hạn chế rủi ro
- Cho vay có đảm bảo (cho vay đối vật): là loại hình cho vay dựa vào tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng, để đảm bảo nguồn thu thứ 2 của ngân hàng khi khách hàng không có đủ khả năng trả nợ, nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
2.3. Những vấn đề chung về tín dụng trung – dài hạn
2.3.1. Các nguyên tắc của tín dụng tài trợ dự án đầu tư
ù_ Góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Tín dụng tài trợ dự án đầu tư có mục đích là thúc đẩy sản xuất phát triển tạo đà đưa nền kinh tế - xã hội phát triển hơn nữa. Nhưng trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì việc phát triển của từng doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung đều phải theo định hướng của Nhà nước. Nên việc tín dụng tài trợ các dự án đầu tư đều phải được tiến hành theo định hướng, không được xa rời mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra, nhằm đảm bảo các thành phần kinh tế, các ngành nghề, vùng, khu vực có đủ điều kiện để phát triển phù hợp với sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Do đó, có thể coi đây là nguyên tắc quan trọng nhất của tín dụng tài trợ dự án đầu tư.
Tuy nhiên, việc đầu tư đúng là chưa đủ mà còn phải xét tới việc sử dụng nguồn vốn đầu tư đó như thế nào, có hiệu quả hay không. Hiệu quả của tín dụng tài trợ dự án đầu tư được thể hiện qua 2 mặt đó là hiệu quả kinh tế và lợi ích xã hội.
Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế:
- Khối lượng sản phẩm, dịch vụ được tạo ra
- Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư
- Thời gian hoàn vốn
Một dự án đầu tư được xem là mang lại hiệu quả kinh tế và lợi ích xã hội như:
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm bớt lượng lao động thừa trong xã hội.
- Khi đưa vào sử dụng thì công trình đó tác động tốt đến sự phát triển của ngành nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung
- Đóng góp quan trọng cho việc tăng nguồn thu ngân sách, nguồn thu ngoại tệ…
ù_ Sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả
Nguyên tắc này không chỉ có tác dụng lớn đối với chất lượng tín dụng, mà còn đối với nền kinh tế, tác dụng đó được thể hiện như sau:
- Việc sử dụng vốn vay đúng mục đích là yêu cầu cơ bản để hoàn thành kế hoạch của Nhà nước, của chủ thể kinh tế và của ngân hàng.
- Việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, phù hợp với khối lượng và chi phí đầu tư sẽ cho phép đảm bảo tiến độ thi công của công trình, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
ù_ Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn
Trong tín dụng tài trợ dự án đầu tư nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung thì việc hoàn trả nợ gốc và lãi vay đóng vai trò rất quan trọng, nó đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng và uy tín của ngân hàng đó.
Trong tín dụng tài trợ dự án đầu tư, để đảm bảo việc hoàn trả đúng thời hạn đòi hỏi người đi vay phải:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng đã xác định
- Xúc tiến công trình đang thi công nhằm đảm bảo được tiến độ thi công của công trình, đưa công trình vào sử dụng đúng hạn
- Phát huy tốt hiệu quả của công trình vay vốn.
ù_ Tránh rủi ro, đảm bảo khả năng thanh toán
Trong bất kỳ hoạt động nào của ngân hàng đều tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, nhưng tín dụng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất, để tránh được rủi ro và đảm bảo khả năng thanh toán thì cán bộ tín dụng cần phải xem xét, phân tích kỹ lưỡng những hồ sơ tín dụng, sử dụng hiệu quả các chỉ số tài chính để thẩm định. Để hạn chế được rủi ro xảy ra trong tín dụng, tín dụng tài trợ dự án đầu tư cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
- Không nên tập trung đầu tư vào một số ít công trình, vì như thế sẽ dẫn đến rủi ro cao.
- Chỉ đầu tư vào các dự án mang tính khả thi cao, hiệu quả kinh tế lớn, khả năng hoàn vốn nhanh.
- Phải dự đoán khả năng tồn tại và hoạt động của dự án.
2.3.2. Nguồn vốn để cho vay trung – dài hạn
- Nguồn vốn huy động có kỳ hạn ổn định từ một năm trở lên
- Vốn vay trong nước thông qua việc phát hành trái phiếu ngân hàng
- Vốn vay ngân hàng nước ngoài
- Một phần nguồn vốn tự có và quỹ dự trữ của ngân hàng
- Vốn tài trợ ủy thác của Nhà nước và các tổ chức quốc tế
- Một phần nguồn vốn ngắn hạn được phép sử dụng để cho vay trung – dài hạn theo tỷ lệ cho phép.
2.3.3. Điều kiện cho vay
Tín dụng trung – dài hạn được thực hiện đới với các chủ thể kinh tế với các điều kiện như:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và tự chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
- Có khả năng tài chính, đảm bảo trả nợ đầy đủ đúng hạn
- Mục đích sử dụng vốn hợp pháp, phù hợp với mục tiêu đầu tư
- Dự án đầu tư là dự án khả thi, tính toán được hiệu quả trực tiếp
- Thực hiện đúng các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.4. Khái niệm về thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng trung – dài hạn là việc tổ chức thu thập và xử lý thông tin một cách khách quan, toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án làm căn cứ để quyết định cho vay.
Quyết định cho vay là việc người có thẩm quyền ra quyết định cho vay hay không cho vay dựa trên những thông tin, đánh giá của cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định tín dụng.
2.5. Mục đích và ý nghĩa của việc thẩm định tín dụng
2.5.1. Mục đích
- Rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, thời gian hoàn vốn, rủi ro tiềm ẩn…nhằm đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay một cách đúng đắn.
- Tham gia góp ý kiến cho chủ đầu tư, nhằm đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc và lãi đúng hạn, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất
- Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay, mức thu nợ hợp lý tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
2.5.2. Ý nghĩa
Thẩm định tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, thông qua thẩm định ta có thể thấy được tính khả thi, hiệu quả hoạt động của dự án, từ đó đề ra kế hoạch để quản lý tốt quá trình cho vay, thu nợ nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, nâng cao hiệu quả tín dụng.
Thẩm định tín dụng còn giúp cho các đơn vị vay vốn có phương hướng và biện pháp để xử lý các vấn đề liên quan đến dự án một cách tốt nhất.
Ngoài ra, thẩm định tín dụng còn giúp cho cơ quan Nhà nước đánh giá được hiệu quả, tác động của dự án đối với nền kinh tế và xã hội.
2.6. Vai trò của chất lượng thẩm định tín dụng đối với ngân hàng thương mại
Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng của ngân hàng, do đó chất lượng của thẩm định tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng. Nếu công tác thẩm định tốt, sẽ thu hồi được khoản vay, tạo thu nhập cho ngân hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng; ngược lại, nếu công tác thẩm định không tốt, gây nên nhiều rủi ro cho ngân hàng: thu hồi chậm hoặc không thu hồi được khoản nợ vay, thất thu cho ngân hàng và ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là uy tín của ngân hàng bị giảm sút. Do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng chất lượng của công tác thẩm định tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến với toàn bộ hoạt động của ngân hàng
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG
3.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang
Ngày 7 tháng 5 năm 1991, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương An Giang chính thức được thành lập theo Quyết định số 55/NH-QĐ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký. Đến ngày 1/10/1991, Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động
Ngân hàng Ngoại thương An Giang là thành viên trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, chịu sự điều hành trực tiếp của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vu khác liên quan đến ngân hàng.
Tên tiếng Anh: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM, AN GIANG BRANCH.
Tên điện tín: VIETCOMBANK AN GIANG
Trụ sở chính: số 01, đường Hùng Vương, phường Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Điện thoại: 0763 841.816 Fax: 0763 841.591
GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC
P. Kế hoạch – Tín dụng
P. Kế Toán
P. Thanh toán Quốc tế
P. Ngân quỹ
P. Hành chính nhân sự
P. Giao dịch tứ giác Long Xuyên
Tổ Kiểm tra
Chi nhánh cấp 2 Châu Đốc
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VCB – An Giang
3.2. Các lĩnh vực hoạt động
VCB An Giang hiện đang có các lĩnh vực hoạt động sau đây:
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
Cho vay tài trợ hàng xuất khẩu
Nhận chuyển tiền trong và ngoài nước
Huy động tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
Huy động kỳ phiếu bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
Dịch vụ ATM
Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế
Kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ ngân hàng, chi trả kiều hối
Bảo lãnh các khoản vay và thanh toán của các pháp nhân, thể nhân trong và ngoài nước.
Chương 4: QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH AN GIANG
4.1. Những qui định trong cho vay trung dài hạn tại Vietcombank – chi nhánh An Giang
4.1.1. Đối tượng cho vay
Chính sách cho vay của VCB không giới hạn vào một loại đối tượng cụ thể và hạn chế đưa ra nhiều chính sách khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Để đảm bảo tính bình đẳng, chính sách cho vay được áp dụng đối với tất cả các đối tượng vay vốn.
4.1.2. Nguyên tắc cho vay
Khách hàng phải đảm bảo:
Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng;
Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
4.1.3. Điều kiện cho vay
Khách hàng được Vietcombank xem xét và quyết định cho vay khi có đầy đủ các điều kiện sau:
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
4.2. Quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang
Khách hàng cung cấp tài liệu & thông tin
Cán bộ tín dụng:
- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
- Nhận và kiểm tra hồ sơ
Thẩm định cho vay:
- Thẩm định khách hàng
- Thẩm định dự án, phướng án vay vốn
Quyết định cho vay
Lý do từ chối
Phát tiền vay
Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay
Thu nợ vay (gốc & lãi)
Hoàn trả đầy đủ hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay
Chuyển nợ quá hạn toàn bộ số dư thuộc hợp đồng tín dụng
từ chối
Chấp thuận
- Không trả
- Trả không đủ
Đầy đủ
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng tại VCB chi nhánh An Giang
4.2.1. Quy trình xét duyệt cho vay
ù_ Nguyên tắc thực hiện
- Đảm bảo tính độc lập của từng cá nhân tham gia
- Phân tách rõ ràng giữa khâu thẩm định và khâu quyết định cho vay
- Không cho vay chỉ dựa trên giá trị tài sản đảm bảo và uy tín khách hàng mà phải xem xét đến tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh
ù_ Trình tự thực hiện
*_ Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng
Bước 1: Tư vấn, thương thảo điều kiện vay vốn:
- Khi khách hàng đề xuất vay vốn, cán bộ tín dụng (CBTD) thông tin cho khách hàng các chính sách cho vay mà ngân hàng đang áp dụng, từ đó tư vấn, hướng dẫn khách hàng lựa chọn loại hình vay phù hợp. Thương thảo sơ bộ các điều kiện vay mà ngân hàng có thể đáp ứng (như: lãi suất, kỳ hạn, điều kiện đảm bảo…)
- Giải thích, hướng dẫn khách hàng một cách cụ thể cách lập hồ sơ vay vốn phù hợp với pháp luật và quy định của ngân hàng, CBTD cần phải liệt kê những giấy tờ mà khách hàng cần phải xuất trình khi làm thủ tục vay vốn. Tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng
- Tư vấn và thương thảo điều kiện vay vốn có ý nghĩa rất lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các bước tiếp theo.
Bước 2: Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn:
- Các loại giấy tờ trong hồ sơ vay vốn: các giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý, phản ánh tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của bên vay; phản ánh phương án/dự án vay vốn; phản ánh tài sản bảo đảm tiền vay
- Khi nhận hồ sơ vay vốn, CBTD cần kiểm tra xem: Bộ hồ sơ đã đủ theo yêu cầu hay chưa, có đầy đủ các chữ ký và con dấu xác nhận của các cơ quan có liên quan hay không, các loại giấy tờ có phù hợp nội dung không
- Đối với khách hàng lần đầu tiên vay vốn ở ngân hàng, cần phải xuất trình các giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý của bên vay; Trong các lần vay sau, khách hàng không cần phải xuất trình những giấy tờ trên; tuy nhiên, khi có sự thay đổi về vốn điều lệ, chủ sở hữu, kế toán trưởng…. bên vay cần bổ sung những giấy tờ có liên quan.
- CBTD của ngân hàng sẽ chủ động thu thập các giấy tờ phản ánh tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của bên vay định kỳ (1 lần/năm)
*_ Thẩm định cho vay:
- Quá trình thẩm định cần khẳng định được các vấn đề:
+ Khoản vay có đáp ứng đủ các điều kiện theo qui định cho vay của pháp luật?
+ Khoản vay có mang tính khả thi và hiệu quả?
+ Khách hàng có đủ khả năng trả nợ cả gốc lẫn lãi theo thời hạn qui định?
+ Rủi ro dự kiến sẽ xảy ra ở mức nào?
- Thẩm định cho vay trên cơ sở các nguồn thông tin: hồ sơ tài liệu cho khách hàng cung cấp, khảo sát thực tế và các nguồn khác như: trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Nhà nước, các hiệp hội ngành nghề liên quan, các ở liên quan trên địa bàn….
- Thẩm định cho vay được tiến hành theo các bước:
Bước1: Thẩm định khách hàng
- Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng
- Phân tích năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng vay vốn thông qua hồ sơ do khách hàng cung cấp và thông tin từ những nguồn khác
- Phân tích hoạt động kinh doanh và năng lực của khách hàng: phân tích chất lượng quản lý, phương thức quản trị doanh nghiệp trong nội bộ, đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo, phân tích chất lượng báo cáo tài chính, chiến lược kinh doanh…
- Phân tích tình hình tài chính của khách hàng trong hiện tại và tương lai
Bước 2: Thẩm định dự án, phương án vay vốn của khách hàng
- Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án
- Phân tích tài chính của dự án: Tổng mức đầu tư dự án (Vốn cố định, vốn lưu động), nguồn vốn (vốn tự có, vốn vay…), các yếu tố đầu vào, thị trường đầu ra của sản phẩm…
- Đánh giá về hiệu quả tài chính của dự án: tính toán hiệu quả của dự án dựa trên doanh thu, chi phí của dự án. Các chỉ số tài chính: NPV, IRR.
- Sau khi thẩm định, CBTD lập tờ trình báo cáo thẩm định
- Báo cáo thẩm định cần được thể hiện mạch lạc, sạch sẽ, trung thực. CBTD cần phải trình bày rõ ý kiến của mình về các nội dung:
+ Hồ sơ vay vốn có đầy đủ theo qui định?
+ Tư cách pháp lý của khách hàng vay?
+ Phân tích, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng hiện nay và dự báo trong tương lai
+ Phân tích, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án
+ Phân tích, đánh giá tài sản bảo đảm của khoản vay
+ Dự báo các rủi ro có thể xảy ra
+ Khả năng thu hồi nợ vay theo kế hoạch ( nợ gốc và lãi)?
+ Kết luận: nêu rõ có đồng ý cho vay hay không? Trường hợp đồng ý thì cho vay bao nhiêu? Thời hạn cho vay? Lãi suất cho vay? Đảm bảo nợ và các điều kiện vay? Các đề xuất khác nhằm thu hồi vốn vay an toàn?
*_ Quyết định cho vay:
Sau khi nhận được tờ trình Báo cáo thẩm định cùng với toàn bộ hồ sơ vay vốn của phòng tín dụng cung cấp, Giám đốc/ phó giám đốc kiểm tra, đánh giá lại thông tin, căn cứ vào quyền hạn được phân công ra quyết định và ghi rõ nội dung sau vào tờ trình thẩm định
- Đồng ý cho vay: Giám đốc/ phó giám đốc phải ghi rõ đồng ý cho vay, các điều kiện cho vay, ký tên, ghi rõ họ tên và chuyển cho phòng tín dụng để thực hiện các bước tiếp theo
- Từ chối cho vay: cần phải nêu rõ lý do từ chối cho vay và thực hiện các bước như ở trên
- Yêu cầu bổ sung, kiểm tra lại thông tin: cần nêu rõ những thông tin cần bổ sung, kiểm tra lại.
- Các quyết định khác như: yêu cầu tái thẩm định, thông qua Hội đồng tín dụng cơ sở, trình Tổng giám đốc xem xét quyết định
Thực hiện quyết định cho vay: có nhiều trường hợp nhưng trong đề tài này chỉ nghiên cứu đến 2 trường hợp: đồng ý cho vay và từ chối cho vay
- Đồng ý cho vay:
+ CBTD soạn thảo và trình trưởng phòng tín dụng xem xét các văn bản: Hợp đồng tín dụng kèm theo lịch rút vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay hoặc thông báo gửi khách hàng các điều kiện ràng buộc
+ Phụ trách trực tiếp cho vay kiểm tra, kiểm soát, ký kiểm soát trên tùng trang của hợp đồng tín dụng rồi sau đó trình lên cho người quyết định cho vay ký kết.
+ Sau khi hợp đồng và các văn bản khác được ký kết, CBTD lấy số công văn, đóng dấu và gửi cho khách hàng theo qui định
+ CBTD phải thực hiện khai báo trên máy tính. Việc khai báo có ý nghĩa rất quan trọng cho công tác quản lý theo dõi và là cơ sở quan trọng để tính lãi thu nợ, do đó, CBTD cần phải thực hiện nghiêm túc, trung thực và đầy đủ các bước của quy trình khai báo.
- Từ chối cho vay:
+ CBTD dự thảo thông báo trả lời từ chối khách hàng và nêu rõ lý do
+ Trình trưởng phòng tín dụng hoặc người quyết định cho vay duyệt ký
+ Gửi trả lại khách hàng toàn bộ hồ sơ khách hàng đã cung cấp, đính kèm theo thư, công văn từ chối.
4.2.2. Quy trình phát tiền vay
ù_ Nguyên tắc thực hiện:
- Chỉ thực hiện phát tiền vay khi khách hàng thỏa mãn đầy đủ các điều kiện qui định tại Hợp đồng tín dụng
- Thực hiện phát tiền vay theo tiến độ sử dụng tiền vay của khách hàng
- Có căn cứ chứng minh việc sử dụng vốn vay phù hợp với các thỏa thuận ghi trong Hợp đồng tín dụng
ù_ Trình tự thực hiện:
*_ Hướng dẫn, nhận hồ sơ phát tiền vay:
Khi khách hàng yêu cầu phát tiền vay, tùy vào từng mục đích sử dụng vốn vay đã được thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng, CBTD hướng dẫn khách hàng thủ tục phát tiền vay như: lập giấy ủy nhiệm chi, lập các giấy nhận nợ/yêu cầu phát tiền vay theo mẫu…
*_ Xét duyệt phát tiền vay:
CBTD thực hiện việc kiểm tra các căn cứ phát tiền vay, cụ thể như sau:
- Kiểm tra nội dung của giấy nhận nợ/yêu cầu phát tiền vay:
+ Hiệu lực của thời hạn phát tiền vay
+ Số tiền rút vốn trên giấy nhận nợ có phù hợp với số tiền còn được phép rút theo Hợp đồng tín dụng
+ Mục đích sử dụng vốn vay có phù hợp với Hợp đồng tín dụng (HĐTD)
+ Sự hợp lý của địa chỉ chuyển tiền đến
+ Sự phù hợp giữa thời hạn, lãi suất với thỏa thuận trong HĐTD
+ Tính hợp pháp của người đại diện bên vay ký tên
+ Nội dung cam kết
- Kiểm tra các chứng từ kèm theo:
+ Có đủ để chứng minh mục đích sử dụng vốn vay
+ Tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ
+ Sự phù hợp, tính hợp lý giữa yêu cầu rút vốn và các chứng từ kèm theo
CBTD sau khi kiểm tra kỹ lưỡng các căn cứ rút vốn, trình toàn bộ hồ sơ cho Trưởng/phó phòng tín dụng kiểm soát và trình bày rõ quan điểm sau đó trình cho Giám đốc/Phó giám đốc. Giám đốc/Phó giám đốc kiểm tra và ra quyết định chấp thuận phát tiền vay hoặc từ chối phát tiền vay – nêu rõ lý do; đồng thời chuyển hồ sơ lại cho phòng tín dụng thực hiện tiếp các quyết định của mình
*_ Thực hiện phát tiền vay:
- Trường hợp chấp thuận phát tiền vay: CBTD chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán để thực hiện phát tiền vay theo yêu cầu của khách hàng
- Trong các trường hợp khác: CBTD dự thảo công văn trả lời, trình trưởng/phó phóng tín dụng ký kiểm soát và trình lên Giám đốc/Phó giám đốc ký duyệt và gửi cho khách hàng
Tùy vào từng HĐTD mà khoản tín dụng được phát một lần toàn bộ số tiền vay hoặc chia thành nhiều đợt, CBTD cần kiểm tra quy trình phát tiền vay có đúng theo HĐTD đã ký kết.
4.2.3. Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay
ù_ Nguyên tắc thực hiện:
- Đối với tín dụng trung dài hạn, thực hiện kiểm tra vốn vay 6 tháng/lần
- Kết quả kiểm tra phải khẳng định được các nội dung:
+ Khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích?
+ Giá trị tài sản hình thành từ vốn vay không ít hơn giá trị đã phát tiền vay
+ Phù hợp với cam kết trên HĐTD
- Khuyến khích kiểm tra sử dụng vốn vay kỹ và sâu
ù_ Trình tự thực hiện:
*_ Xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay:
- Kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay phải được Giám đốc/Phó giám đốc kiểm tra và xét duyệt
- Kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay cần phải có những nội dung:
+ Kiểm tra theo từng lần phát tiền vay hay kiểm tra định kỳ?
+ Các căn cứ kiểm tra theo chứng từ
+ Các căn cứ kiểm tra theo thực tế
*_ Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay:
- CBTD cần chủ động thực hiện bản Kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay
- Nội dung cần kiểm tra:
+ Xác định khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong HĐTD
+ Giá trị vật tư hàng hóa thực tế có cân đối với giá trị vốn vay đã phát
+ Khách hàng có vi phạm các cam kết tại HĐTD, có báo cáo ngân hàng trung thực
- CBTD lập biên bản báo cáo kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay, đề xuất ý kiến
4.2.4. Quy trình thu hồi nợ vay
ù_ Nguyên tắc thực hiện:
- Kiểm soát chặt chẽ mọi nguồn thu của khách hàng (không chỉ nguồn thu từ dự án vay vốn) để thu hồi nợ vay đúng hạn
- Tích cực xử lý mọi khoản vay có dấu hiệu trả nợ vay không đúng hạn
ù_ Trình tự thực hiện:
*_ Đôn đốc thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn:
- CBTD trực tiếp cho khách hàng vay cần soạn thảo văn bản thông báo đến khách hàng về thời hạn trả nợ vay, trong đó cần nêu rõ tổng số tiền khách hàng phải trả (nợ gốc và lãi)
- Khi phát hiện khách hàng có dấu hiệu không trả nợ, hay trả nợ không đúng hạn thì CBTD cần phải báo cáo ngay với cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời
- Trường hợp khách hàng có đề nghị điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ, CBTD xem xét nhu cầu thực tế, trình trưởng/phó phòng tín dụng. Các bước tiếp theo được thực hiện như trình tự xét duyệt cho vay
*_ Thực hiện thu nợ:
- Đến hạn trả nợ, CBTD phối hợp với phòng kế toán, phòng ngân quỹ thực hiện thu nợ
- Khi khách hàng trả đầy đủ số nợ, thực hiện thủ tục hoàn trả toàn bộ hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay cho khách hàng
- Quá ngày đến hạn mà khách hàng không trả nợ hoặc không trả đủ nợ, CBTD phối hợp với phòng kế toán chuyển nợ quá hạn toàn bộ số dư thuộc hợp đồng tín dụng
4.3. Dự án “Xây dựng kho chứa và chế biến lương thực thị trấn Núi Sập” của Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (AFIEX)
4.3.1. Thẩm định khách hàng
ù_ Năng lực pháp lý:
- Tư cách pháp nhân: Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang là doanh nghiệp Nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân được thành lập theo Quyết định số 69/QĐ-UB ngày 29/1/1996 do UBND tỉnh An Giang cấp.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số 5206000005 ngày 30/1/1996 do Sở Khoa học và Đầu tư tỉnh An Giang cấp
- Các sự kiện, mốc thời gian nổi bật, quan trọng trong lịch sử hoạt động của khách hàng: Công ty được thành lập từ năm 1990 từ sự sát nhập của 3 công ty: Công ty chăn nuôi, Công ty xuất nhập khẩu thủy sản và xí nghiệp khai thác chế biến thủy sản và đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang tháng 1/1996. Quá trình hoạt động kinh doanh từ khi thành lập đến nay đều đạt hiệu quả kinh tế cao.
*_ Nhận xét:
Ngân hàng thẩm định về tư cách pháp lý của khách hàng tương đối cẩn thận, yêu cầu khách hàng phải chứng minh đầy đủ về tư cách pháp nhân: quyết định thành lập, giấy phép đăng ký kinh doanh, điều lệ… bên cạnh đó còn yêu cầu khách hàng cung cấp thêm những thông tin khác liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: các mốc sự kiện nổi bật, quan trọng trong lịch sử hoạt động của khách hàng. Yêu cầu đó của VCB sẽ giúp cho cán bộ thẩm định có cái nhìn toàn diện về khách hàng, tuy nhiên, những yêu cầu đó làm cho khách hàng cảm thấy khó khăn hơn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn vay.
ù_ Phân tích tình hình tài chính, kinh doanh hiện tại:
*_ Phân tích chất lượng quản lý:
- Phương thức quản trị doanh nghiệp trong nội bộ: thực hiện qui trình sản xuất thống nhất theo qui định của tiêu chuẩn ngành hàng do các bộ ban hành, công ty hướng việc quản lý chất lượng sản phẩm của mình theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như ISO 9001, HACCP, GMP
BAN GIÁM ĐỐC
Các phòng chuyên môn
Các đơn vị trực thuộc
P. Kế hoạch đầu tư
P. kinh doanh
P. Kế toán tài vụ
P. Tổ chức hành chính
XN Lương thực
XN Thức ăn chăn nuôi
XN Đông lạnh
XN Dịch
vụ
chăn nuôi
XN
xây dựng và chế biến
lâm sản
Cửa hàng thức ăn thuốc thú y
Cửa hàng bách hóa điện máy
- Mô tả cơ cấu tổ chức:
Hình 4.2: Cơ cấu tổ chức của Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang
- Chất lượng báo cáo tài chính, chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh hàng năm: Báo cáo tài chính của đơn vị được công ty kiểm toán đánh giá là trung thực, phù hợp với tình hình tài chính của công ty, chiến lược kinh doanh của công ty được xây dựng trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của địa phương và vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các nơi khác. Từ đó xác định 3 mặt hàng chủ yếu của công ty là lương thực, thức ăn chăn nuôi và chế biến hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu.
- Kinh nghiệm đối với dự án đầu tư: Công ty được đánh giá là có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư dự án, vì hàng năm công ty đều đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh: xây dựng kho lương thực, nâng cấp dây chuyền sản xuất, đầu tư thiết bị sản xuất thức ăn gia súc…
*_ Nhận xét:
Trong nội dung này, VCB có đề cấp đến vấn đề chất lượng quản lý, cơ cấu tổ chức của khách hàng, VCB đi sâu vào việc điều tra, phân tích chất lượng quản lý, tổ chức của khách hàng tuy nhiên đây là điều kiện cần mà chưa đủ. Trong một doanh nghiệp, quan hệ giữa các thành viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh nghiệp; nhưng VCB vẫn chưa thẩm định đến vấn đề này. Cần phải thẩm định về tình hình nội bộ của khách hàng (tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin) để có thể đánh giá chính xác hơn về chất lượng quản lý, cơ cấu tổ chức của khách hàng.
*_ Phân tích tình hình tài chính, kinh doanh:
Bảng 4.1: Tình hình tài chính của khách hàng: (ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
A. Tài sản lưu động
303.476
282.380
363.461
1. Tiền
6.689
11.973
10.504
2. Các khoản phải thu
190.046
156.729
234.103
3. Hàng tồn kho
104.180
101.261
112.675
4. Tài sản lưu động khác
2.561
12.417
6.179
B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
167.379
147.467
179.422
1. Tài sản cố định
113.995
98.714
105.420
2. Đầu tư dài hạn
1.557
2.250
2.250
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
48.309
42.224
67.779
4. Bất động sản đầu tư
1.553
1.773
1.638
5. Ký cược, ký quỹ dài hạn
1.965
2.506
2.335
C. Nợ phải trả:
376.251
324.552
429.022
1. Nợ ngắn hạn
298.115
258.698
372.220
2. Nợ dài hạn
78.136
65.854
56.802
Vốn chủ sở hữu
94.604
105.295
113.861
(Nguồn: Bảng tổng kết tài sản của AFIEX năm 2008)
Bảng 4.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng: (ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Doanh thu
1.380.849
1.511.598
1.519.185
Các khoản giảm trừ
7.738
6.352
8.876
Doanh thu thuần
1.373.111
1.505.246
1.510.309
Giá vốn hàng bán
1.222.217
1.356.409
1.364.313
Chi phí bán hàng
111.325
106.390
88.109
Chi phí quản lý
10.147
12.056
13.624
Lợi nhuận HĐKD
29.422
30.391
44.263
Lợi nhuận HĐ tài chính
(17.951)
(19.664)
(28.643)
Lợi nhuận bất thường
4.209
3.292
1.853
Lợi nhuận trước thuế
15.680
14.019
17.473
Lợi nhuận sau thuế
10.461
10.519
13.344
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008)
Bảng 4.3: Các chỉ số phân tích
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tăng trưởng doanh thu
36%
9%
1%
Tăng trưởng LN sau thuế
84%
1%
27%
LN trước thuế/Doanh thu
1,14%
0,93%
1,16%
ROA
3,33%
3,16%
3,22%
ROE
16,57%
13,31%
15,35%
Hệ số thanh toán hiện tại
1,02
1,09
0,98
Hệ số thanh toán nhanh
0,66
0,65
0,66
Hệ số nợ/VCSH
3,98
3,08
3,77
- Khả năng tăng trưởng của khách hàng: chúng ta có thể thấy rằng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trong 3 năm 2005 – 2007 của doanh nghiệp giảm. Trong năm 2006 và năm 2007, tỷ lệ tăng trưởng của công ty chỉ là 1%, tuy nhiên lợi nhuận từ HĐKD của công ty lại tăng rất cao (30.391 – 44.263), và lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp cũng tăng trưởng tương ứng (14.019 – 17.473), tỷ suất sinh lợi tăng 27%.
- Khả năng sinh lời: tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu của doanh nghiệp trong 3 năm có tăng trưởng nhưng không cao, tỷ lệ trong 3 năm đều dưới 1,5%; ROA, ROE cũng tương tự, có sự thay đổi trong 3 năm nhưng tỷ lệ thay đổi không đáng kể, thậm chí trong năm 2006, các tỷ lệ này còn bị giảm sút, điều đó cho chúng ta thấy rằng khả năng sinh lời của công ty thì có nhưng vẫn chưa phù hợp với qui mô hoạt động của doanh nghiệp
- Cấu trúc tài chính: hệ số đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp trong 3 năm đều lớn hơn 3, hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu tương đối lớn trong 3 năm, điều đó chứng tỏ rằng, nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng để hoạt động kinh doanh chủ yếu là từ nguồn vốn vay và vốn chiếm dụng. Tuy nhiên, uy tín và khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp là tương đối tốt
- Tính thanh khoản: Hệ số thanh toán hiện tại của doanh nghiệp trong 3 năm xấp xỉ 1, điều đó có thể thấy rằng doanh nghiệp có khả năng trả nợ khi đến hạn. Hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp trong 3 năm tương đối thấp chỉ trong khoảng 66%, với hệ số như thế này cần phải cẩn trọng khi xem xét cho vay.
*_ Nhận xét:
VCB sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng trong 3 năm gần nhất. Các chỉ số tài chính có thể cho chúng ta thấy được khả năng sinh lời, tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, nhưng VCB chỉ dựa vào những con số cụ thể để đánh giá mà chưa xem xét tới các yếu tố khách quan của thị trường. Cần thẩm định cụ thể những yếu tố bên ngoài tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra, cần phải thẩm định uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng khác (thu thập thông tin từ các nguồn bên ngoài).
4.3.2. Thẩm định dự án đầu tư
ù_ Nội dung đề nghị cấp tín dụng Dự án đầu tư của khách hàng:
- Số tiền đề nghị vay: 10.000 triệu đồng
- Thời hạn vay: 5 năm 6 tháng
+ Thời gian ân hạn: 8 tháng
+ Thời gian hoàn vốn: 5 năm
- Lãi suất vay: 1,125%/tháng
- Tài sản đảm bảo tín dụng: Tài sản hình thành từ vốn vay
ù_ Tổng mức đầu tư dự án:
*_ Cơ cấu tổng mức đầu tư Dự án:
- Vốn đầu tư cố định: 16.200 triệu đồng
Chi phí xây lắp: 4.441 triệu đồng
Chi phí thiết bị: 5.684 triệu đồng
Lãi vay trong thời gian xây dựng: 1.080 triệu đồng
Chi phí khác: 4.070 triệu đồng
Dự phòng phí: 925 triệu đồng
- Vốn lưu động cho dự án: 23.000 triệu đồng
*_ Cơ cấu nguồn vốn:
- Vốn tự có: 9.200 triệu đồng
- Vốn vay thương mại trong nước: 30.000 triệu đồng; trong đó, vay trung dài hạn: 10.000 triệu đồng
ù_ Các yếu tố đầu vào của dự án:
- Điều kiện kỹ thuật, thiết bị, công nghệ của dự án: dự án đầu tư các thiết bị công nghệ mới phù hợp với mục đích sử dụng và điều kiện kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp như: Dây chuyền thiết bị đồng bộ chế biến từ gạo lức ra gạo bóng, hệ thống băng tải nhập xuất hàng và cân điện tử tự động, hệ thống đấu trộn 500 tấn và cân đóng bao tự động, thiết bị điện và thiết bị quản lý văn phòng…
Việc lắp đặt các máy móc thiết bị cung cấp sẽ được thực hiện bởi các kỹ thuật viên của bên cung cấp, bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ tích cực của phía doanh nghiệp (sẵn sàng hệ thống nguồn điện cho dây chuyền, mặt bằng hoàn chỉnh, công nhân và kỹ thuật viên lành nghề…). Với các điều kiện trên, việc lắp đặt, hoàn thành, hướng dẫn sử dụng và vận hành thử cũng sẽ được thực hiện dưới sự giám sát của kỹ thuật viên của bên cung cấp thiết bị.
- Nguyên vật liệu đầu vào:
Điện: Khi dự án được đưa vào sử dụng cần đầu tư bổ sung trạm biến áp 630 KVA để đảm bảo nguồn cung cấp điện.
Nước: không cần đầu tư thêm.
Lao động: Sử dụng nguồn lao động sẵn có tại địa phương. Ước tính khi dự án đi vào sử dụng thì sẽ tạo thêm việc làm cho hơn 50 lao động
Nguyên liệu chính: Thoại Sơn là 1 trong những huyện có sản lượng lúa đứng nhất nhì tỉnh An Giang, nên nguyên liệu đầu vào của dự án được cung cấp đầy đủ và kịp thời. Bên cạnh đó, dự án đặt tại trung tâm huyện nên việc thu mua nguyên liệu gặp nhiều thuận lợi, thu mua trực tiếp không thông qua trung gian, giảm chi phí vận chuyển nên giảm giá thành sản phẩm, từ đó tạo thế cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành.
- Nhân lực và khả năng quản lý điều hành: Có đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên vận hành nhà máy lành nghề, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực lương thực, do doanh nghiệp đã có một xí nghiệp lương thực gồm nhiều nhà máy, kho chứa đang hoạt động hiệu quả.
ù_ Thị trường đầu ra của sản phẩm Dự án:
- Cuộc khủng hoảng tài chính đã đẩy thêm nhiều người lâm vào tình cảnh thiếu đói và vốn đầu tư cho nông nghiệp sẽ bị hạn chế nhiều, bên cạnh đó sự thay đổi khí hậu toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến mùa màng của nhiều vùng sản xuất lương thực trên thế giới.
- Thị trường gạo hiện nay gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tiêu thụ vượt quá sản lượng cung cấp. Các nước xuất khẩu gạo chủ yếu như Thái Lan, Ấn Độ có thể sẽ tăng sản lượng xuất khẩu nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại.
- Do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu và chính sách kinh tế, nhiều quốc gia trên thế giới hiện đang chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển diện tích trồng lúa sang trồng các loại hoa màu khác có giá trị kinh tế hơn làm giảm diện tích trồng lúa trong khi nhu cầu về lương thực ngày càng tăng do dân số thế giới ngày một tăng.
- Theo như dự báo của các tổ chức thế giới và các chuyên gia về cung – cầu lương thực trong thời gian tới thì sự mất cân đối, cung không đủ cầu là điều không thể tránh khỏi. Trước tình hình đó, Công ty AFIEX đã đầu tư thêm kho chứa 5.000 tấn và dây chuyền sản xuất gạo 10 tấn/h nhằm tăng năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tương lai.
ù_ Hiệu quả tài chính của dự án:
Bảng 4.4: Các hạng mục tính hiệu quả dự án
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
DT
Trđ
113,249
129,427
137,517
145,606
153,695
153,695
153,695
Tổng chi phí
Trđ
111,590
126,848
134,358
141,867
149,376
149,226
149,226
LNTT
Trđ
1,659
2,579
3,159
3,739
4,319
4,469
4,469
LNST
Trđ
1,244
1,934
2,369
2,804
3,237
3,352
3,352
Nguồn trả nợ
Trđ
2,040
2,385
2,603
2,820
3,038
3,094
3,094
KHCB
Trđ
1,418
1,418
1,418
1,418
1,418
1,418
1,418
LNST 50%
Trđ
622
967
1,185
1,402
1,620
1,676
1,676
Trả nợ TH
Trđ
2,000
2,000
2,000
2,000
2,000
-
-
Khoản nộp NS
Trđ
1,330
1,691
1,902
2,112
2,322
2,360
2,360
TNR
Trđ
2,662
3,352
3,787
4,222
4,657
4,770
4,770
Chỉ tiêu
Năm 0
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
CPĐT
16,200
TN
2,662
3,352
3,787
4,222
4,657
4,770
4,770
TN thuần
-16,200
2,662
3,352
3,787
4,222
4,657
4,770
4,770
- Hệ số chiết khấu: 12%
- Giá trị hiện tại thuần: (NPV)
=
1.445
+
NPV
=
-16.200
2.662
(1 + 12%)1
3.352
(1 + 12%)2
+
3.787
(1 + 12%)3
+
4.222
(1 + 12%)4
+
4.675
(1 + 12%)5
+
4.770
(1 + 12%)6
+
4.770
(1 + 12%)7
+
>
0
>
0
à Dự án chấp nhận được
- Hệ số hoàn vốn nội bộ: (IRR)
Ta có:
r1 = 12%
r1 = 16%
NPV1 = 1.445
NPV2 = -793,31
à
à
= 14.5%
à IRR > hệ số chiết khấu, dự án đạt hiệu quả cao
*_ Nhận xét:
Trong nội dung thẩm định về tính hiệu quả tài chính của dự án, VCB đã sử dụng 2 tiêu chí tốt nhất để đánh giá hiệu quả của dự án đó là: NPV và IRR, tuy nhiên, cần phải xem xét đến những tiêu chí khác như: thời gian hoàn vốn của dự án, B/C, thời gian thu hồi vốn có chiết khấu…. một dự án được xem là tốt, đầu tư với một tỷ lệ rủi ro thấp điều trước tiên nhà đầu tư cần quan tâm đến là NPV và IRR của dự án, bên cạnh đó còn phải xem đến thời gian hoàn vốn, nếu NPV, IRR cao nhưng thời gian hoàn vốn quá cao sẽ dẫn đến nhều rủi ro cho nhà đầu tư. VCB cần đưa thêm những tiêu chí đó vào việc đánh giá hiệu quả tài chính của một dự án.
ù_ Rủi ro và các biện pháp giảm thiểu:
Doanh nghiệp cần có biện pháp giảm thiểu rủi ro về thị trường, trong tương lai, tình hình lương thực thế giới sẽ có nhiều chuyển biến phức tạp, Doanh nghiệp cần phải có những chiến lược bán hàng hợp lý, dự phòng các trường hợp giá gạo thế giới thay đổi, rủi ro về tỷ giá ngoại tệ. Vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng giá mua hợp lý để hạn chế tổn thất về tỷ giá và giá xuất khẩu.
ù_ Biện pháp bảo đảm tín dụng:
Thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay
4.3.3. Kết luận và đề xuất đầu tư dự án:
- Hồ sơ pháp lý: đầy đủ
- Năng lực pháp lý của chủ đầu tư: đủ điều kiện
- Tính khả thi, hiệu quả của dự án: khả thi, hiệu quả
- Đề xuất cấp tín dụng: Cho vay
Tổng trị giá cấp tín dụng: 10.000.000.000 VNĐ
Thời hạn cấp tín dụng: 5 năm 6 tháng, thời gian ân hạn 8 tháng, thời gian trả nợ 5 năm
Lãi suất: trong hạn: lãi suất điều chỉnh (hiện tại 0.9%/tháng, thay đổi theo thông báo của VCB An Giang), quá hạn: bằng 150% lãi suất trong hạn
Chương 5: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Trong nền kinh tế mở cửa như hiện nay, các ngân hàng thương mại phải đối điện với không ít thuận lợi cũng như khó khăn, nhũng khó khăn dẫn đến những rủi ro không thể tránh khỏi cho ngân hàng cũng như cho nền kinh tế. Tuy nhiên, để đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn đó, VCB An Giang đã có những biện pháp để hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động của mình, mà cụ thể hơn đó là biện pháp để hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng
Quy trình thẩm định tín dụng trung dài hạn tại VCB gồm những quy trình:
- Quy trình xét duyệt cho vay:
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của khách hàng
Thẩm định cho vay: thẩm định khách hàng, thẩm định về dự án, phương án vay vồn của khách hàng
Quyết định cho vay
- Quy trình phát tiền vay
- Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay
- Quy trình thu hồi nợ vay
Các quy trình trên đều rất quan trọng trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, tuy nhiên quy trình quan trọng hơn hết là Quy trình xét duyệt cho vay, trong quy trình này cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra, xem xét, thu thập thông tin một cách cẩn thận và đầy đủ tất cả thông tin về khách hàng, qua đó đánh giá khách hàng có đáp ứng đủ yêu cầu xét duyệt cho vay hay không. Sai lầm trong quy trình này của cán bộ tín dụng sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Để có thể kết luận cấp tín dụng cho khách hàng hay không là dựa vào kết quả mà cán bộ tín dụng đã thẩm định: tư cách pháp nhân của khách hàng, tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng trong những năm gần nhất, cơ cấu tổ chức, quản lý của khách hàng, hiệu quả tài chính của dự án mà khách hàng xin vay vốn, uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng….
5.2. Kiến nghị
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi nhận thấy quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn của VCB An Giang được thiết lập một cách khá chặt chẽ và được cán bộ tín dụng tiến hành nhanh, tương đối chính xác. Tuy nhiên, trong qui trình thẩm định đó vẫn còn một số khuyết điểm có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng tín dụng, tôi xin kiến nghị một số giải pháp để khắc phục những khuyết điểm đó:
- Phải luôn luôn đảm bảo 2 nguyên tắc trong việc cấp tín dung: Sử dụng vốn vay đúng mục đích; hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Việc sử dụng 2 tiêu chí hiện giá thuần và tỷ suất thu hồi nội bộ đề xác định dự án khả thi hay không là đúng nhưng chưa đủ, do 2 tiêu chí trên vẫn chưa thể hiện hết các nội dung như: thời gian thu hồi vốn của dự án, chỉ số sinh lời của dự án đầu tư. Trong qui trình xét duyệt cho vay cần phải xét thêm các tiêu chí: thời gian thu hồi vốn, thời gian thu hồi vốn có chiết khấu, chỉ số sinh lời ….. nhằm có kết quả chính xác hơn về tính khả thi của dự án
- Về việc phân tích chất lượng quản lý, có đề cập đến vấn đề thẩm định về cơ cấu tổ chức, phương thức quản trị, năng lực quản trị của ban lãnh đạo, tuy nhiên vẫn chưa đề cập đến vấn đề quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Đây là một vấn đề quan trọng trong quá trình hoạt động của bất kỳ một doanh nghiệp nào, nếu như nội bộ mất đoàn kết thì doanh nghiệp khó mà phát triển được. Nên trong nội dung này, VCB An Giang nên thẩm định thêm về tình hình nội bộ của doanh nghiệp để đảm bảo hơn về chất lượng tín dụng.
- Nên tổ chức thêm những buổi tập huấn, những buổi đối thoại với lãnh đạo để cán bộ ngân hàng có thể trao đổi kinh nghiệp, nâng cao chất lượng hoạt động, kiến nghị những vấn đề mới…
- Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ tín dụng có năng lực, nhạy bén, chủ động trong công việc… Cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, và hơn hết cán bộ tín dụng cần phải thực hiện theo đúng qui trình thẩm định tín dụng đã được qui định
Với những kiến nghị trên đây, hi vọng rằng sẽ giúp ích cho công tác thẩm định tín dụng của VCB An Giang. Và hi vọng rằng trong tương lai, VCB An Giang sẽ hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong quá trình hoạt động của mình, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Kiều. 2008. Tín dụng và Thẩm định tín dụng Ngân hàng. Nhà xuất bản tài chính: TP. Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Thị Cẩm Em. 2005.Thẩm định tín dung trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng Công thương An Giang. Luận văn tốt nghiệp cử nhân tài chính doanh nghiệp. Khoa Kinh tế, Trường Đại học An Giang.
3. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 2004. Cẩm nang tín dụng. Thành phố Hà Nội
4. Phạm Trung Tính. 2008. Báo cáo thẩm định và đề xuất đầu tư dự án
5. Quyết định của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về việc ban hành quy trình nghiệp vụ tín dụng; số 130/QĐ-NHNT.QLTD
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích quy trình thẩm định tín dụng trung – dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh An Giang.DOC