Trong những năm vừa qua, công ty xăng dầu Vĩnh Long đã không ngừng đổi mới và cũng tuân thủ theo các chỉ thị và quy định của Chính phủ, Tập đoàn Petrolimex. Để có thể tồn tại và phát triển trong tình hình hiện nay là một điều không dễ dàng. Tuy nhiên, công ty xăng dầu Vĩnh Long đã hoàn thành tốt công tác quản lý, kinh doanh đáp ứng nhu cầu xăng dầu thị trường trên địa bàn tỉnh. Mặc dù trong thời gian qua tình hình lợi nhuận của công ty không mấy khả quan nhưng đó là do ảnh hưởng của tình hình bất ổn của thế giới, giá cả không ngừng tăng cao vì thế Chính phủ phải can thiệp để ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh doanh trong điều kiện không mấy thuận lợi như thế nhưng công ty vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nguyên nhân do sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ và sự chỉ đạo đúng đắn của Tập đoàn, Ban Giám đốc công ty đã khéo léo và tài tình trong công tác quản lý, điều hành công ty. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thì em xin đề xuất một số giải pháp sau:
Tăng khối lượng tiêu thụ
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay để đảm bảo tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ buộc công ty phải có những biện pháp, chính sách để có thêm khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ nhằm mang lại lợi nhuận cho công ty, để công ty hoạt động ngày càng hiệu quả.
Hiện nay, công ty xăng dầu Vĩnh Long chiếm khoảng 65% thị phần bán buôn, bán lẻ xăng dầu tỉnh Vĩnh Long do thương hiệu Petrolimex là thương hiệu có uy tín, chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định. Vì vậy, tiếp tục mở rộng mạng lưới bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long bằng cách sử dụng một số biện pháp: quảng cáo sản phẩm, giá cả, nhằm tăng sản lượng tiêu thụ và mở rộng thị phần.
61 trang |
Chia sẻ: anhthuong12 | Lượt xem: 855 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình chỉ tiêu lợi nhuận của công ty xăng dầu Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B)
Từ bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm mạnh từ 2015 đến 2017. Năm 2015, vòng quay vốn chủ sở hữu là 70,56 vòng, có nghĩa là một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 70,56 đồng doanh thu thuần. Đây là một con số khá tốt cho thấy khả năng quản lí và sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu của công ty là khá hiệu quả. Qua năm 2016, tình hình chuyển biến có phần tiêu cực hơn với sự giảm mạnh của chỉ số RB từ 70,56 vòng giảm còn 36,79 vòng ( tương đương bằng 52,14% năm 2015). Do công ty tiến hành tăng vốn chủ sở hữu bằng 288,41% so với năm trước trong khi doanh thu chỉ tăng bằng 150,32% năm trước nên đã dẫn đến tình trạng vòng quay vốn chủ sở hữu giảm mạnh. Sang năm 2017, công ty tiếp tục tăng vốn chủ sở hữu với tốc độ tăng lại vẫn nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Vì thế trong năm, RB tiếp tục giảm xuống còn 26,82 vòng (bằng 72,90% năm 2016).
Nhìn chung tốc độ tăng giữa doanh thu thuần và tốc độ tăng quy mô nguồn vốn của công ty là không đều nhau, do nợ phải trả cũng như vốn chủ sở hữu tăng nhanh nhưng doanh thu thuần lại tăng chậm hơn. Chứng tỏ việc sử dụng đồng vốn của công ty đã giảm hiệu quả khá nhiều.
Vòng quay tài sản cố định ( RF)
Ta thấy vòng quay tài sản cố định có chiều hướng giảm. Năm 2015, vòng quay của tài sản cố định đạt con số khá tốt là 27,27 vòng, tức một đồng tài sản cố định tạo ra 27,27 đồng doanh thu thuần cho công ty. Chứng tỏ hoạt động quản lí và sử dụng tài sản cố định của công ty trong năm diễn ra rất tốt, hiệu quả mang về là khá cao. Sang 2016, mặc dù doanh thu tăng nhưng do công ty mở rộng qui mô nên số vòng quay này nhỏ lại. Cụ thể là, công ty đầu tư vào tài sản cố định bằng tới 358,88% năm trước nhưng doanh thu thuần lại chỉ bằng 150,32% năm trước nên RF của công ty đã giảm còn 11,42 (tức chỉ bằng 41,88% năm trước). Điều này có nghĩa là hiệu quả sử dung vốn cố định trong năm đã giảm xuống hơn một nửa so với năm trước. Năm 2017. doanh thu tiếp tục tăng nhưng tốc độ mở rộng qui mô, tăng tài sản cố định tiếp tục lớn hơn. Doanh thu thuần bằng 134,79% năm 2016 thì tài sản cố định lại bằng tới 158,65% năm 2016 nên vòng quay tài sản cố định đã giảm xuống còn 9,70 vòng. Trong một khoảng thời gian khá ngắn nhưng tốc độ quay vòng hay hiệu quả sử dụng của tài sản cố định lại giảm đi một cách đáng kể.
Vòng quay tài sản lưu động (RC)
Năm 2015 vòng quay tài sản lưu động của công ty trong năm không cao với 20,49 vòng, tức 1 đồng tài sản lưu động mang về cho công ty 20,49 đồng doanh thu thuần. Sang 2016, công ty đã giảm tài sản lưu động xuống chỉ bằng 64,90% năm trước trong khi doanh thu thuần của công ty lại 150,32% năm trước nên đã làm tăng tốc độ quay vòng của tái sản lưu động lên tới 50,17 vòng. Điều này cho thấy, tài sản lưu động đã được sử dụng một cách hiệu quả hơn so với năm trước. Sang 2017, công ty tăng trở lại vốn lưu động lên con số cao nhất trong cả ba năm, bằng 179,57% năm 2016, trong khi doanh thu thuần tăng chậm hơn, bằng 134,79% năm 2016 nên đã làm RC giảm xuống còn 37,66 vòng.
Vòng quay tổng tài sản (RA)
Vòng quay tổng tài sản là khá tốt với 11,7 vòng trong năm 2015, tức 1 đồng tài sản tạo ra 11,7 đồng doanh thu thuần. Bước sang năm 2016, tốc độ mở rộng qui mô của công ty nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu nên đã kéo chỉ số RA giảm xuống còn 9,3 vòng (tức bằng 79,49% năm 2015). Năm 2017, công ty tiếp tục mở rộng qui mô và vòng quay tổng tài sản lại tiếp tục giảm xuống. Cụ thể trong năm doanh thu thuần là 1.137.741 triệu đồng, vòng quay tổng tài sản RA đã giảm còn 7,72 vòng (bằng 93,01% so với năm 2016). Điều này chứng tỏ, công ty càng tăng tài sản lưu động và tài sản cố định, tức tăng qui mô, thì xu hướng sử dụng hiệu quả các tài sản này lại giảm xuống. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, công ty thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá xăng dầu, tức giá bán của các loại mặt hàng chủ lực của công ty phải chịu sự điều tiết của nhà nước, nên khó có thể tăng doanh thu lên theo ý muốn nên đã dẫn đến tình trạng qui mô lớn nhưng doanh thu không được phép lớn quá.
4.1.2 Phân tích kết quả kinh doanh của công ty
4.1.2.1 Phân tích tình hình biến động doanh thu theo cơ cấu mặt hàng
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, mới chứng tỏ được năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả nghiên cứu thị trường Vì vậy, trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến vấn đề tăng doanh thu đặc biệt là doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ vì đây là doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, là nguồn vốn để doanh nghiệp tái sản xuất, trang trải chi phí. Để làm được điều đó nhà quản lý phải phân tích tình hình doanh thu theo cơ cấu mặt hàng, việc làm này sẽ giúp cho nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình doanh thu của doanh nghiệp, biết được mặt hàng nào có doanh thu cao, nhu cầu trên thị trường cao, mặt hàng nào có khả năng cạnh tranh để từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Năm 2017 là một năm đầy khó khăn đối với thế giới, thiên tai triền miên, những mối đe dọa nghiêm trọng từ các lò phản ứng hạt nhân ở Nhật, cuộc nổi dậy của nhân dân Bắc Phi tạo nên sức ép lớn tới các nguồn cung nguyên liệu, rồi đến cuộc khủng hoảng nợ công ở Mỹ, châu Âu và nạn lạm phát đang hoành hành ở các quốc gia mới nổi. Nhìn chung, tình hình xăng dầu thế giới trong những năm gần đây luôn biến động không ngừng, đã làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống xã hội Việt Nam. Trước tình hình đó các doanh nghiệp Việt Nam cũng chịu tác động không nhỏ từ tình hình trên. Trong khi giá cả xăng dầu thế giới lên xuống bất ngờ thì ngành xăng dầu Việt Nam chưa chuẩn bị tốt trước biến động giá cả xăng dầu thế giới. Qua bảng doanh thu theo cơ cấu mặt hàng của công ty ta thấy tình hình doanh thu của công ty là khá tốt, vẫn tăng giá trị qua các năm. Trong đó mặt hàng xăng là có doanh thu cao nhất vì đây là một mặt hàng thiết yếu trong đời sống của chúng ta. Mặc dù có những biến động nhưng đây vẫn là mặt hàng chiếm doanh thu khá cao trong số các mặt hàng còn lại.
Bảng 4.3: Doanh thu theo mặt hàng 2015-2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
Mặt hàng
2015
2016
2017
So sánh 2016 so với 2015
So sánh 2017 so với 2016
Giá trị
Giá trị
Giá trị
Giá trị
(%)
Giá trị
(%)
Xăng
411.492
544.107
686.034
132.615
132,2
141.927
126,1
Dầu Diesel
323.140
430.517
567.881
107.377
133,2
137.364
131,9
Dầu hỏa
12.835
21.709
31.059
8.874
169,1
9.350
143,1
Tổng cộng
747.467
996.333
1.284.974
248.866
133,3
288.641
129
Nguồn Phòng kế toán
Bảng 4.4: Bảng tỷ trọng doanh thu theo mặt hàng 2015-2017
Mặt hàng
2015
2016
2017
Tỷ trọng (%)
Tỷ trọng (%)
Tỷ trọng (%)
Xăng
55,1
54,6
53,4
Dầu Diesel
43,2
43,2
44,2
Dầu hỏa
1,7
2,2
2,4
Tổng cộng
100
100
100
Nguồn Phòng kế toán
Bảng 4.5: Sản lượng tiêu thụ theo mặt hàng qua 3 năm (2015-2017)
ĐVT: Lít
Mặt hàng
2015
2016
2017
So sánh 2016 so với 2015
So sánh 2017 so với 2016
Sản lượng
Sản lượng
Sản lượng
Sản lượng
(%)
Sản lượng
(%)
Xăng
28.476.974
31.560.754
35.091.257
3.083.780
110,8
3.530.503
111,2
Dầu Diesel
26.761.109
29.538.104
31.074.225
2.776.995
110,4
1.536.121
105,2
Dầu hỏa
940.303
1.447.326
1.706.580
507.023
153,9
259.254
117,9
Tổng cộng
56.178.386
62.546.184
67.872.089
6.367.798
111,3
5.325.878
108,5
Nguồn Phòng kế toán
Công ty xăng dầu Vĩnh Long chuyên kinh doanh các mặt hàng xăng dầu được chia thành nhiều nhóm khác nhau như: Xăng, Dầu hỏa (KO), Dầu Diesel (DO),. Qua bảng số liệu tổng hợp ở bảng 2 ta thấy doanh thu của công ty qua các năm đều tăng, đó là do công ty luôn có những biện pháp dự báo và phòng bị trước tình hình biến động của thế giới. Năm 2015 doanh thu của công ty là 756.862 triệu đồng nhưng bước sang năm 2016 là 1.137.741 triệu đồng tăng 380.879 triệu đồng (tương đương 150,32%). Và sang năm 2017 doanh số đạt tới 1.533.614 triệu đồng vượt hơn năm 2016 là 395.873 triệu đồng (tương đương 134,79%). Doanh thu tăng cao qua các năm là do sản lượng tiêu thụ đều tăng, nhu cầu đi lại của khách hàng ngày càng cao vì vậy đã góp phần làm cho doanh thu của công ty tăng lên.
4.1.2.2 Biến động doanh thu mặt hàng xăng
411.49
544.1
686.03
0
100
200
300
400
500
600
700
Tỷ đồng
2015
2016
2017
Năm
Biểu đồ 4.1: Doanh thu mặt hàng xăng qua 3 năm
Xăng
Nguồn Phòng kế toán
Qua biểu đồ 4.1 ta thấy được doanh thu mặt hàng xăng tăng liên tục qua các năm với tốc độ khá nhanh. Năm 2015 đạt 411.492 triệu đồng bước sang năm 2016 là một năm đầy biến động, doanh thu rất cao: xăng đạt 544.107 triệu đồng tăng hơn năm 2015 là 132.615 triệu đồng (tương đương 32,2%) so với năm trước. Sang năm 2017 doanh thu tăng 141.926 triệu đồng (26,1%) so với năm 2016. Nguyên nhân làm cho doanh thu tăng đáng kể như vậy là do tình hình tiêu thụ mặt hàng xăng của công ty khá lạc quan, số khách hàng sử dụng xăng phục vụ nhu cầu đi lại, quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều nên đẩy nhu cầu về mặt hàng này càng tăng. Hơn nữa, các sản phẩm của công ty cung cấp cho khách hàng luôn đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật nên được khách hàng tin dung. Cụ thể, qua bảng 3 ta thấy số lượng tiêu thụ năm 2016 là 31.560.754 lít, tăng 3.083.780 lít (tương đương 10,8%) so với năm 2015. Sang năm 2017 số lượng tiêu thụ tăng 3.530.503 lít tăng 11,2% về giá trị.
Nhìn chung, doanh thu, sản lượng qua các năm đều tăng. Ngoài ra, giá cả các mặt hàng nói chung, mặt hàng xăng nói riêng đều tăng tương đối cao là do sự ảnh hưởng của biến động xăng dầu trên thế giới làm cho giá cả trong nước tăng cao.
4.1.2.3 Biến động doanh thu mặt hàng dầu Diesel
323.1
430.5
567.8
0
100
200
300
400
500
600
Tỷ đồng
2015
2016
2017
Năm
Biểu đồ 4.2: Doanh thu mặt hàng Dầu Diesel qua 3 năm
Dầu Diesel
Nguồn Phòng kế toán
Diesel là hợp chất của hydrocacbon có trong phân đoạn gas oil nhẹ, trung bình và nặng trong quá trình chưng cất trực tiếp dầu mỏ. Nhiên liệu diesel không những được dùng trong các động cơ diesel mà còn dùng trong các tuabin hơi của tàu thủy.
Đối với công ty xăng dầu Vĩnh Long thì mặt hàng dầu Diesel là mặt hàng kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao trong nhóm mặt hàng kinh doanh chính của công ty.
Nhìn chung doanh thu của mặt hàng này luôn tăng khá cao qua các năm. Năm 2015 dầu Diesel tăng về giá trị từ 323.140 triệu đồng lên đến 430.517 triệu đồng (năm 2016) khoảng chênh lệch tới 107.377 triệu đồng ( tương ứng 32,2%). Doanh thu năm 2017 tiếp tục tăng lên 137.363 triệu đồng, sự gia tăng này chủ yếu do sản lượng tiêu thụ không ngừng gia tăng qua các năm. Năm 2016 tiêu thụ được nhiều hơn năm 2009 là 2.776.995 lít (tương đương 10,4%), năm 2017 cũng vượt hơn 2016 về giá trị 1.536.121 lít và về tỷ lệ 5,2%. Dầu Diesel cũng là một trong những mặt hàng đạt doanh số cao của công ty, đóng góp khá lớn vào tổng doanh thu của công ty.
4.1.2.4 Biến động doanh thu mặt hàng dầu hỏa
Dầu hỏa là tên chỉ chung của một phân đoạn chưng cất dầu mỏ, sôi chủ yếu ở nhiệt độ 2000-3000C. Có thể dùng làm nhiên liệu cho máy kéo, động cơ phản lực đồng thời trong cuộc sống hàng ngày được sử dụng nhiều như đun bếp, sưởi ấm, thắp sáng, dùng trong các mỏ cắt kim loại bằng dầu hỏa đó gọi là dầu hỏa dân dụng.
12.835
21.709
31
0
5
10
15
20
25
30
35
Tỷ đồng
2015
2016
2017
Năm
Biểu đồ 4.3: Doanh thu mặt hàng dầu hỏa qua 3 năm
Dầu hỏa
Nguồn Phòng kế toán
Qua biểu đồ trên ta thấy mặt hàng dầu hỏa (KO) tuy mức đóng góp doanh thu không cao như hai mặt hàng xăng và dầu Diesel nhưng vẫn gia tăng về giá trị lẫn tỷ lệ, cụ thể năm 2015 là 12.835 triệu đồng (1,7%) lên đến 21.709 triệu đồng năm 2016 (tương ứng 2,2%) tăng 8.874 triệu đồng (tương đương 69,1%). Qua năm 2017 doanh thu vẫn tiếp tục vượt qua năm 2016 với 31.059 triệu đồng (tăng 9.349 về giá trị, tương ứng 43,1%).
Ngày nay, trước diễn biến phức tạp của nền kinh tế thì người tiêu dùng luôn tìm mọi cách để tối đa hóa lợi ích của họ. Vì vậy, khi giá gas tăng họ sẽ có xu hướng sử dụng dầu hỏa thay thế, còn khi dầu hỏa tăng giá họ sẽ tìm nguồn nhiên liệu khác để sử dụng.
4.1.2.5 Phân tích tình hình biến động doanh thu theo phương thức bán
Việc phân tích doanh thu theo phương thức bán là một việc làm rất thiết thực, giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng trong từng phương thức bán. Qua đó vạch ra những kế hoạch kinh doanh cụ thể khắc phục những yếu kém, phát huy thế mạnh vốn có từng bước nâng cao doanh thu của công ty.
Trước tình hình biến động của xăng dầu thế giới, Bộ Tài Chính- Công Thương khẳng định: "Kiên trì thực hiện điều hành giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cụ thể: nếu giá thế giới tăng, thì điều chỉnh giá trong nước, nếu giá thế giới giảm thì khôi phục thuế nhập khẩu ở mức hợp lý (đối với xăng, ma dút) và thực hiện giảm giá bán (khi có điều kiện)".
Do có sự quản lý của nhà nước nên giá bán ngành xăng dầu đều áp dụng theo quy định của nhà nước. Công ty xăng dầu Vĩnh Long là công ty con của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) nên nguồn cung được chuyển từ công ty mẹ chuyển về và giá bán áp dụng theo giá nhà nước ban hành. Trước tình hình kinh tế khó khăn, để có thể kinh doanh trong điều kiện như thế đòi hỏi công ty phải nỗ lực và thật khéo léo trong cách điều hành và quản lý để tăng doanh thu và lợi nhuận.
Qua bảng doanh thu theo phương thức bán thì tất cả các hình thức bán buôn đều tăng qua các năm. Trong đó, phương thức bán lẻ đạt doanh thu cao nhất và tăng qua các năm, cho thấy được tình hình bán lẻ của công ty rất tốt. Ngoài ra, việc buôn bán cho đại lý cũng rất tốt chứng tỏ công ty không những giữ được các đại lý cũ tiếp tục hợp tác với mình mà còn thu hút thêm một số khách hàng mới làm đại lý cho công ty. Bên cạnh đó, bán buôn trực tiếp cũng đóng góp khá lớn vào tổng doanh thu của công ty. Chứng tỏ khách hàng là hộ kinh doanh (hộ công nghiệp) cũng tin dùng sản phẩm của công ty. Bán nội bộ cũng đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của công ty.
Trước tình hình kinh tế khó khăn và đầy biến động, nhưng doanh thu của công ty vẫn liên tục tăng qua các năm. Qua đó cũng cho thấy khả năng kinh doanh và kinh nghiệm quản lý thật tài tình của các nhà quản trị trong công ty. Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng, hoàn thiện hệ thống phân phối và luôn tìm kiếm các đối tác, khách hàng mới để không ngừng nâng cao doanh thu của công ty. Áp dụng mức chiết khấu, hoa hồng phù hợp cho từng loại đối tác của công ty.
Doanh thu của từng phương thức bán diễn biến như thế nào thể hiện rõ qua bảng 4.6 :
Bảng 4.6: Doanh thu theo phương thức bán hàng 2015-2017
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2015
2016
2017
So sánh 2016 so với 2015
So sánh 2017 so với 2016
Giá trị
Giá trị
Giá trị
Giá trị
(%)
Giá trị
(%)
Bán buôn trực tiếp
138.281
200.263
212.011
61.982
144,8
11.748
105,8
Bán buôn cho đại lý
147.998
213.215
332.793
65.217
144,1
119.578
156,1
Bán lẻ
336.361
461.303
573.071
124.942
137,1
111.768
124,2
Bán nội bộ
124.827
121.552
167.039
(3.275)
97,4
45.487
137,4
Tổng cộng
747.467
996.333
1.284.914
248.866
288.581
Nguồn số liệu: Phòng kế toán
4.1.2.6 Bán buôn trức tiếp
Bán buôn trực tiếp là bán cho các hộ kinh doanh dùng sản phẩm của công ty phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong hình thức bán buôn trực tiếp thì giá bán được quyết định theo hình thức đấu thầu nghĩa là các nhà cung cấp sẽ đưa ra giá bán của mình, người mua là hộ kinh doanh (hộ công nghiệp) sẽ tự quyết định nhà cung cấp có lợi nhất cho mình.
Doanh thu bán buôn trực tiếp chiếm 18,5% (tương đương 138.281 triệu đồng) năm 2015, bước sang năm 2016 doanh thu tăng lên 61.982 triệu đồng về giá trị ( 144,8%). Tuy nhiên, năm 2017 có xu hướng tăng chậm 212.010 triệu đồng (105,8%).
Nhìn chung, sự gia tăng về doanh thu của bán buôn trực tiếp chủ yếu là do sự gia tăng về giá, và xu hướng giảm tỷ trọng trong tổng doanh thu vì sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh và các hộ công nghiệp chuyển sang sử dụng nhiên liệu khác để thay thế. Hiện nay, kinh tế thế giới nói chung, kinh tế Việt Nam nói riêng đều đang gặp rất nhiều khó khăn điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đối với các doanh nghiệp trong nước. Khi việc kinh doanh không thuận lợi thì cũng ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ và doanh thu của công ty vì các hộ kinh doanh, hộ công nghiệp cũng là khách hàng chủ yếu của công ty.
4.1.2.7 Bán cho đại lý
Bán buôn cho đại lý là bán cho các đại lý xăng dầu để họ phân phối lại cho các cửa hàng xăng dầu của họ hoặc các cửa hàng xăng dầu khác để đưa đến tay người tiêu dùng.
Qua bảng 4.6 ta thấy doanh thu của bán buôn cho đại lý ngày càng tăng cao năm 2016 doanh số tăng cao hơn năm 2015 là 65.217 triệu đồng (144,1%) nhưng lại kém hơn năm 2017 là 119.578 triệu đồng ( tương ứng với 156,1%). Để đạt được kết quả đó nguyên nhân khách quan là do nhu cầu sử dụng xăng dầu tăng cao ngoài ra công ty còn thu hút thêm được một số đối tác làm đại lý cho công ty.
Với uy tín và quy mô của công ty thì ngày càng có nhiều khách hàng đến đăng ký làm đại lý cho công ty. Để tiếp tục mở rộng quy mô và vì sự phát triển của công ty, đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của khách hàng công ty luôn cố gắng tìm thêm nhiều đại lý để mở rộng hệ thống phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
4.1.2.8 Bán lẻ
Bán lẻ là hình thức bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bán lẻ trực thuộc công ty.
Với một hệ thống cửa hàng bán lẻ khá lớn nên doanh thu đạt được rất cao. Năm 2016 doanh số là 461.303 triệu đồng (46,3%) nhiều hơn năm 2015 về giá trị 124.942 triệu đồng, sang năm 2017 tăng lên là 573.071 triệu đồng (tương ứng 44,6%). Với số liệu trong bảng 5 ta thấy doanh thu bán lẻ năm nào cũng tăng và tăng với xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Với xu hướng ấy ta thấy đây là một dấu hiệu khả quan về nhu cầu đi lại, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày một tăng làm cho lượng tiêu thụ hàng hóa của công ty tăng lên.
Công ty đã phát triển và lớn mạnh không ngừng với 52 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thì doanh thu ở phương thức bán lẻ đã đóng góp rất lớn trong tổng doanh thu của công ty. Với một hệ thống phân phối lớn như thế công ty xăng dầu Vĩnh Long hiện đang chiếm 55% thị phần xăng dầu trong tỉnh. Hiện công ty đã đầu tư, sửa chữa và nâng cấp hàng chục cửa hàng trong hệ thống và mua sắm thêm các tranh thiết bị-phương tiện vận tải đảm bảo việc cung ứng đầy đủ và kịp thời xăng dầu cho thị trường.
4.1.2.9 Bán nội bộ
Bán nội bộ là xuất bán cho các công ty khác trong Tổng công ty và nội bộ công ty. Thực chất ở đây công ty chỉ làm nhiệm vụ nhập và xuất hộ hàng hóa từ Tổng công ty rót về.
Năm 2015 doanh thu của phương thức bán này đạt 124.827 triệu đồng (tương ứng 16,7%) nhưng sang năm 2016 lại giảm xuống chỉ còn 12,2% và 2017 là 13%. Chứng tỏ tình hình phân phối của Tổng công ty đã tốt hơn hoặc có thể là trước tình hình biến động như hiện nay thì các công ty, đại lý không mạnh dạn dự trữ nhiều. Nhưng dù sao thì doanh thu bán nội bộ cũng đóng góp khá lớn vào tổng doanh thu.
4.1.2.10 Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến doanh thu
Môi trường vĩ mô và vi mô đều tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về vĩ mô, các điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật công nghệ và cả chính trị-pháp luật cũng ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của công ty. Về vi mô các yếu tố: nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế, thị trường lao động ngày càng ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Các nhân tố này cũng là vấn đề rất đáng quan tâm để nhà quản trị có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay thì sức mua của người tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bán hàng của doanh nghiệp, đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó giá cả của sản phẩm hàng hóa cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ và doanh thu của doanh nghiệp.
Doanh thu của công ty được cấu thành từ hai yếu tố là giá bán (giá bán bình quân ) và khối lượng tiêu thụ. Giá bán bình quân của mỗi mặt hàng sẽ được xác định dựa trên doanh thu bán ra và sản lượng tiêu thụ của mỗi mặt hàng.
Để hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của hai nhân tố này đến doanh thu như thế nào ta đi vào phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố lượng và giá đến doanh thu qua các năm được thể hiện ở bảng 4. Những năm vừa qua giá cả của các mặt hàng xăng dầu luôn biến động không ổn định vì vậy ở đây em chọn một thời điểm là năm 2015, năm 2016 và năm 2017 để lấy mức giá của các mặt hàng.
Bảng 4.7: Tình hình sản lượng tiêu thụ của Công ty 2015-2017
ĐVT: Lít
Mặt hàng
Năm
Chênh lệch
2015
2016
2017
2016/2015
2017/2016
Sản lượng
Tỷ lệ (%)
Sản lượng
Tỷ lệ (%)
Xăng
28.476.974
31.560.754
35.091.257
3.083.780
110,8
3.530.503
111,1
Dầu Diesel
26.761.109
29.538.104
31.074.225
2.776.995
110,3
1.536.121
105,2
Dầu hỏa
940.303
1.447.326
1.706.580
507.023
153,9
259.254
117,9
Tổng cộng
56.178.386
62.546.184
67.872.089
6.367.798
111,3
5.325.878
108,5
Nguồn số liệu: Phòng kế toán
Bảng 4.8: Bảng giá bán các mặt hàng 2015-2017
ĐVT: VNĐ
Mặt hàng
Năm
Chênh lệch
2015
2016
2017
2016/2015
2017/2016
Giá trị
Tốc độ tăng (%)
Giá trị
Tốc độ tăng (%)
Xăng
14.450
17.240
19.550
2.790
119,3
2.310
113,3
Dầu Diesel
12.075
14.575
18.275
2.500
120,7
3.700
125,3
Dầu hỏa
13.650
15.000
18.200
1.350
109,8
3.200
121,3
Nguồn số liệu: Phòng kinh doanh
Gọi Q: là doanh thu; a,b lần lượt là sản lượng và giá bán
Q=a*b
ra: ảnh hưởng của sản lượng tiêu thụ đến doanh thu
rb: ảnh hưởng của giá bán đến doanh thu
4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc phân tích tình hình lợi nhuận là vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp có những biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của mình nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận.
4.1.3.1 Phân tích tình hình lợi nhuận chung của công ty
Phân tích chung tình hình lợi nhuận giúp chúng ta đánh giá được sự biến động của lợi nhuận năm nay so với năm trước của công ty nhằm thấy được khái quát tình hình lợi nhuận và biết được mức đóng góp của các lợi nhuận thành phần như thế nào.
Qua bảng số liệu cho thấy năm 2015 là một năm có kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 59.040 triệu đồng, tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính lại bị lỗ với 1.406 triệu đồng. Kết quả lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 26.736 triệu đồng là một con số khá tốt
Sang năm 2016, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có chiều hướng không tốt. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính cũng không khả quan, tiếp tục lỗ 2.130 triệu đồng, so với 2015, doanh thu có tăng thêm 7,93% nhưng chi phí lại tăng thêm tới 31,32%. Bên cạnh đó, lợi nhuận khác của công ty có tăng thêm 501 triệu đồng nhưng cũng không thể thay đổi được chiều hướng. Kết quả là lợi nhuận trước thuế của công ty là -825 triệu đồng (tức giảm 36.474 triệu đồng so với 2015). Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng của chi phí cao hơn so với doanh thu nên dẫn đến lợi nhuận âm cho công ty.
Do nhà nước thực hiện chính sách bình ổn giá vào năm 2016 và quỹ bình ổn giá gần như đã được sử dụng gần hết nên tình hình công ty vẫn theo chiều hướng của năm 2016. Về tình hình hoạt động tài chính lại diễn biến xấu hơn, tiếp tục lỗ 6.952 triệu đồng do so với 2016, doanh thu có tăng thêm 59,37% nhưng chi phí lại tăng thêm tới 173,69%. Bên cạnh, chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp tiếp tục tăng lên thành 36.681 triệu đồng (bằng 128,9% so với 2016). Thêm vào đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khác không như 2015 và 2016, năm 2017, hoạt động này lỗ 529 triệu đồng do doanh thu giảm còn 105 triệu nhưng chi phí lại tăng lên thành 635 triệu. Năm 2017, công ty có lợi nhuận trước thuế là âm 19.772. Cũng như 2016, nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu không theo kịp với chi phí, với tốc độ tăng ngày càng chênh lệch, và doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác lại giảm nên đã làm công ty bị lỗ nhiều hơn gấp nhiều lần so với 2016.
Nhìn chung, chỉ có năm 2015 là công ty hoạt động có lợi nhuận, sang 2016 và 2017,do chi phí tăng mạnh hơn nhiều so với doanh thu nên dẫn đến lỗ. Việc này đòi hỏi công ty phải có những phản ứng kịp thời để thay đổi xu hướng này, đặc biệt chú ý đến việc làm chậm lại tốc độ tăng của chi phí bằng cách thực hiện chính sách tiết giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận của công ty.
4.1.3.2 Phân tích các hệ số thanh toán
Các hệ số thanh toán nhanh cung cấp cho người phân tích về khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở một thời kỳ.
Bảng 4.9: Phân tích các hệ số thanh toán 2015-2017
Chỉ tiêu
ĐVT
2009
2010
2011
TSLĐ và ĐTNH
Triệu đồng
36.942
22.676
40.720
Hàng tồn kho
Triệu đồng
16.958
4.452
4.034
Nợ ngắn hạn
Triệu đồng
40.501
69.429
125.817
Tỷ số thanh toán hiện thời
Lần
0,91
0,33
0,32
Tỷ số thanh toán nhanh
Lần
0,49
0,26
0,29
Nguồn số liệu: Phòng kế toán
Hệ số thanh toán hiện thời: Hệ số thanh toán này càng cao thì khả năng thanh toán của công ty càng được tin tưởng và ngược lại hệ số này thấp thì khó mà tin tưởng được. Năm 2015 hệ số thanh toán hiện thời là 0,91 lần, sang năm 2016 chỉ còn 0,33 lần, đến năm 2017 thì giảm xuống còn 0,32 lần. Kết quả này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty là khá thấp.
Hệ số thanh toán nhanh: Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán càng nhanh, càng cao. Tuy nhiên, hệ số quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá nhiều vào vốn bằng tiền và chứng khoán ngắn hạn có thể là không hiệu quả. Năm 2015 hệ số thanh toán nhanh của công ty là 0,49 lần, năm 2016 là 0,26 lần, năm 2017 là 0,29.
Khả năng thanh toán nhanh của công ty qua các năm đều giảm là do công ty chiếm dụng khá nhiều vốn của Tổng công ty nên làm nợ ngắn hạn của công ty tăng, mặc dù qua các năm thì tổng lượng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty cũng tăng nhưng tốc độ tăng không bằng tốc độ tăng của tổng nợ ngắn hạn.
4.1.3.3 Các tỷ số đòn bẫy
Bảng 4.10: Bảng tỷ số các đòn bẫy qua các năm 2015-2017
ĐVT: Triệu đồng.
CHỈ TIÊU
Năm
Tỷ lệ (%)
2015
2016
2017
2016/2015
2017/2016
Nợ phải trả
40.501,37
69.494,36
125.817,62
171,59
181,05
Tổng tài sản
64.699,82
122.294,11
198.761,30
189,02
162,53
Vốn chủ sở hữu
10.726,20
30.935,13
57.171,46
288,41
184,81
RE
3,78
2,25
2,20
59,52
97,78
RD
0,63
0,57
0,63
90,78
111,38
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2015, 2016, 2017
Tỷ số nợ trên tổng tài sản (RD):
Qua bảng số liệu, ta thấy tỷ số nợ có sự thay đổi không giống nhau giữa các năm. Đa số tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ phải trả, tức công ty chiếm dụng vốn từ các nguồn bên ngoài là khá lớn. Năm 2015, RD đạt 0,63 tức 63% tổng tài sản công ty được tài trợ bằng nợ phải trả. Điều này giúp công ty giảm được phần này thuế thu nhập doanh nghiệp do phải trừ đi phần chi phí lãi vay. Sang 2016, tỷ số này giảm 0,06 so với năm 2015, chỉ còn lại 0,57. Mặc dù nợ phải trả đã tăng cao hơn so với 2015 nhưng qui mô của công ty lại tăng nhanh hơn. Điều này có nghĩa là công ty đã nâng vốn chủ sở hữu lên để nâng cao mức độ an toàn cho công ty, một phần cũng do lãi suất vay trung bình đã tăng lên gần bằng lãi suất huy động tối đa trung bình. Năm 2017, tỷ số này trở lại giá trị như năm 2015, tức bằng 0,63. Việc tăng trở lại của tỷ số này là chủ yếu là do doanh thu bán hàng tăng cao trong năm. Trong đó khoảng mục phải trả nội bộ chiếm phần lớn. Mặc khác, giá vốn hàng bán lại tăng nhiều so với 2015 và 2016 nên đã đẩy khoảng mục nợ phải trả tăng lên cao. Cho nên trong năm ông ty cố đã cố gắng giảm bớt áp lực từ nợ phải trả bằng cách tiếp tục tăng vốn chủ sở hữu, tránh tình trạng nợ tăng quá cao. Tuy nhiên, do công ty vay từ ngân hàng PGbank do chính Tập đoàn thành lập nên phần nào cũng bớt được khó khăn khi có nhu cầu vay thêm.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (RE).
Qua bảng bảng số liệu trên ta thấy, công ty sử dụng khoản chiếm dụng vốn, tức nợ phải trả, lớn hơn nhiều lần so với vốn tự có, tạo đòn bẫy tài chính mạnh cho hoạt đông kinh doanh của mình và lại tăng sự phụ thuộc vào nợ vay và khả năng tự chủ tài chính.Nhưng do công ty thuộc ngành thương mại, tốc độ quay vòng vốn nhanh nên tỷ số này cao (tức lớn hơn 1 nhiều lần). Tuy nhiên, công ty đã điều chỉnh giảm tỷ số này dần qua các năm. Năm 2015, RE của công ty đạt 3,78 tức nợ phải trả gấp 3,78 lần vốn chủ sở hữu. Mặc khác, công ty đã đạt lợi nhuận khá tốt trong năm nên đòn bẫy này dường như đã phát huy hiệu quả của nó. Tuy nhiên, sang 2016, do hàng loạt các chi phí tăng cao với tốc độ nhanh nên đã dẫn đến công ty kinh doanh lỗ. Chính vì thế, trong năm 2016, tỉ số này đã được cắt giảm bằng cách tăng vốn chủ sở hữu lên gấp 288,41% năm 2015, nên chỉ còn 2,25 (tức bằng 59,52% so với 2015) để giảm bớt tác dụng ngược lại của đòn bẫy tài chính. Sang 2017, công ty tiếp tục chịu những ảnh hưởng của các yếu tố như năm 2016 nhưng với mức độ mạnh hơn. Đồng thời công ty đã cố gắng tăng vốn chủ sở hữu lên bằng tới 184,81% năm 2016 nên dù công ty lỗ hơn 19 tỷ trong năm nên phần nào mức độ an toàn vẫn được duy trì như năm 2015. Năm 2017, tỷ số này giảm nhẹ xuống còn 2,20.
PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN
Bảng 4.11: Các chỉ tiêu lợi nhuận năm 2015-2017
ĐVT: Triệu đồng.
CHỈ TIÊU
Năm
Tỷ lệ (%)
2015
2016
2017
2015/2015
2017/2016
Lợi nhuận ròng
26.736,86
(824,99)
(19.772,76)
(3,09)
2.396,72
Tổng tài sản
64.699,82
122.294,11
198.761,30
189,02
162,53
Vốn chủ sở hữu
10.726,20
30.935,13
57.171,46
288,41
184,81
Doanh thu thuần
756.862,11
1.137.741,68
1.533.614,77
150,32
134,79
ROE (%)
249,27
(2,67)
(34,59)
(1,07)
1295,51
ROA (%)
41,32
(0,67)
(9,95)
(1,62)
1485,07
ROS (%)
3,53
(0,07)
(1,29)
1,98
1842,86
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2015, 2016, 2017
4.2.1 Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Khả năng sinh lời của tài sản phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ở doanh nghiệp, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản. Trị số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và ngược lại.
Chiều hướng giảm cũng xuất hiện trong tỷ số ROA của công ty, nhưng với những biến động manh mẽ hơn so với ROS. Năm 2015, ROA đạt tới 41,32%, một con số khá cao. Bởi trong năm này, qui mô công ty chưa mở rộng, đồng thời việc kinh doanh đạt lợi nhuận ròng cao nên tỷ số này cũng rất khả quan. Trung bình 1000 đồng tài sản đem lại 413,2 đồng lợi nhuận ròng cho công ty. Tuy nhiên, bởi công ty sử dụng nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu, tức đòn bẫy tài chính lớn, nên tác động đối với tỉ số này là rất lớn. Vì thế, năm 2016, tình hình kinh doanh không tốt đã ảnh hưởng nặng đến tỷ số này. ROA trong năm đã giảm xuống còn -0,67%, tức 1000 đồng tài sản công ty sẽ chịu lỗ khoản 6,7 đồng (giảm 420,1 đồng so với năm 2015). Sang 2017, chiều hướng vẫn không thay đổi, khoản chi phí tăng, lợi nhuận của hầu hết hoạt động kinh doanh của công ty giảm mạnh, ROA đã giảm xuống tới -9,95%. Đây là một con số đáng báo động cho công ty. Trong vòng ba năm, lợi nhuận ròng trên 1000 đồng tài sản cố định đã giảm tới 512,7 đồng, tức hơn một nửa tài sản cố định. Do đó, công ty cần nâng cao hơn nữa việc sử dụng tài sản một cách có hiệu quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn, tức là việc sử dụng tài sản hiệu quả hơn.
4.2.2 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Như đã phân tích bên trên, công ty sử dụng đòn bẫy tài chính lớn nên tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất. Năm 2015, công ty đạt được ROE rất cao với 249,27%. Điều này có nghĩa là cứ 1.000 đồng vốn chủ sở hữu được đầu tư, công ty sẽ có được lợi nhuận ròng là 2492,27. Một con số đáng kể đối với nhiều công ty khác. Tuy nhiên, cũng chính đòn bẫy này đã làm sụt giảm một cách nhanh chóng ROE của công ty. Năm 2016, ROA giảm mạnh xuống còn 2,67% tức 1.000 đồng vốn chủ sở hữu, công ty sẽ lỗ 26,7 đồng. Đến 2017, tình hình càng nghiêm trọng hơn khi lợi nhuận ròng của công ty tiếp tục sụt giảm. ROE năm 20 là -34,59%. Có thể nói, trong vòng ba năm ROE của công ty đã giảm tới 283,86% tức cứ 1.000 đồng vốn chủ sở hữu được đầu tư, công ty sẽ bị giảm lợi nhuận ròng tới 2.838,6 đồng. Và chính công ty trong những năm này đã tăng lượng vốn chủ sở hữu để giảm bớt được tác đông tiêu cực của đòn bẫy tài chính mà công ty đang sử dụng.
4.2.3 Lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần có xu hướng giảm dần với tốc độ giảm khác nhau qua các năm. Năm 2015, tỷ số này khả quan nhất với ROS bằng 3,53% tức 1000 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp có lợi nhuận ròng là 35,3 đồng. Chỉ số này so với các ngành khác tuy không cao bằng nhưng nhờ qui mô lớn nên lợi nhuận ròng thu về là rất đáng kể. Chính vì thế, công ty tiếp tục tăng qui mô để đẩy mạnh thế của mình về nguồn lực về vốn. Tuy nhiên, năm 2016, do giá vốn hàng bán cùng hàng loạt các chi phí khác tăng lên, trong đó đáng kể nhất là chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp chiếm tới 28.455,24 triệu đồng (lớn hơn cả lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ), trong khi các hoạt động kinh doanh phụ khác lại bị thua lỗ nên đã dẫn đến tình trạng lợi nhuận ròng của công ty âm kéo theo chỉ số này giảm mạnh xuống còn -0,07%. Sang năm 2017, giá vốn hàng bán đạt tỷ lệ so với doanh thu thuần cao nhất trong cả ba năm với 98,41% đã làm cho lợi nhuận của bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm xuống mức thấp hơn so với năm 2016. Bên cạnh đó, khoảng mục chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp lại tăng thêm 8.226,19 triệu đồng và chi phí tài chính cũng tăng thêm 5.405,95 triệu đồng trong khi lợi nhuận chính của công ty – tức hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ lại giảm tới 4.033,56 triệu đồng nên đã làm tỷ số ROS giảm xuống -1,29%, tức 1000 đồng doanh thu thuần công ty sẽ lỗ 12,9 đồng, kéo theo đó là công ty đã lỗ hơn 19 tỷ đồng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho công ty.
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN
4.3.1 Xác định đối tượng phân tích
Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí hoạt động đến lợi nhuận.
Bảng 4.12: Tình hình chi phí của Công ty 2015-2017
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2015
2016
2017
So sánh năm 2016 với 2015
So sánh năm 2017 với 2016
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
(%)
Số tiền
(%)
GVHB
697.821
1.109.315
1.509.222
411.494
158,9
399.907
136
CP hoạt động
22.764
28.455
36.681
5.691
125
8.226
128,9
Tổng cộng
720.585
1.137.770
1.545.903
417.185
157,9
408.133
135,9
Nguồn số liệu: Phòng kế toán
Qua bảng phân tích tình hình chi phí ở trên ta thấy giá vốn hàng bán tăng lên đáng kể. Riêng chi phí hoạt động cũng có tăng nhưng do công ty đã thực hiện theo chỉ đạo của Tập đoàn và nhà nước cố gắng tiết giảm các chi phí không cần thiết nên mức tăng không quá lớn. Theo quan điểm của các nhà kinh tế thì sự gia tăng của chi phí sẽ làm giảm lợi nhuận bán hàng của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện qua tình hình lợi nhuận của công ty. Năm 2015 lợi nhuận công ty là 26.736 triệu đồng nhưng sang năm 2016 thì không có lợi nhuận lỗ 825 triệu đồng và năm 2017 lỗ 19.733 triệu đồng. Sở dĩ, có mức lỗ trên là do tốc độ tăng doanh thu tăng chậm hơn tốc độ tăng của chi phí. Thêm vào đó nhà nước quản lý mức giá xăng dầu để kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên khi giá vốn và các chi phí kinh doanh lớn hơn doanh thu tất nhiên sẽ dẫn đến việc lợi nhuận bị âm.
4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
Bảng 4.13: Lợi nhuận của Công ty qua các năm 2015 – 2017
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm
Tỷ lệ (%)
2009
2010
2011
2010/2009
2011/2010
Tổng doanh thu
758.686
1.140.100
1.535.286
150
134
- Doanh thu bán hàng và cung cấp DV
756.862
1.137.742
1.533.615
150
134
- Doanh thu hoạt động tài chính
910
982
1.566
107
159
- Doanh thu khác
914
1.376
105
150
7
Tổng chi phí
731.948
1.140.925
1.555.058
155
136
- Giá vốn hàng bán
697.821
1.109.315
1.509.222
158
136
- Chi phí tài chính
2.370
3.112
8.518
131
273
- Chi phí bán hàng và quản lí DN
22.764
28.455
36.681
125
128
- Chi phí khác
80
41
635
51
1.528
- Thuế TNDN
8.912
-
-
-
-
Lợi nhuận sau thuế
26.736
(825)
(19.773)
(3,09)
2.396
Nguồn số liệu: Phòng kế toán
Qua Bảng số liệu và hình vẽ trên ta thấy, lợi nhuận của công ty đã bị sụt giảm khá nhiều trong vòng 3 năm. Năm 2015, công ty kinh doanh khá thuận lợi với 26.736 triệu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là năm duy nhất trong 3 năm doanh thu của công ty đạt 758.686 triệu đồng lớn hơn chi phí mà công ty phải bỏ ra là 731.948 triệu đồng. Tuy nhiên, sang 2016, chi phí bắt đầu tăng rất mạnh lên với 1.140.925 triệu đồng ( bằng 155,87% năm 2015) trong khi doanh thu tăng không nhanh như thế với 1.140.100 triệu đồng (bằng 150,27% năm 2016). Có thể nói, nhiều chi phí trong năm tăng khá mạnh, đặc biệt là khoản mục giá vốn bán tăng mạnh nhất, chiếm tới 1.109.315 (97,5% doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ). Năm 2017, lợi nhuận của công ty đã bị lỗ khá nhiều. Mặc dù doanh thu công ty có tăng trong năm với 1.535.286 triệu đồng (Bằng 134,66% năm 2016) nhưng chi phí lại tới 1.555.058 triệu đồng (bằng 136,30% năm 2016). Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán tiếp tục tăng cao lên tới 1.509.222 triệu đồng (bằng 98,41% doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ). Bên cạnh chi phí hoạt động tài chính tăng hơn gấp đôi năm trước, khoản mục doanh thu khác đã bị giảm khá nhiều. Năm 2017 là năm mà các khoản mục chi phí của công tuy đều tăng rất mạnh khiến doanh thu không thể theo kịp dẫn đến tình trạng lỗ của công ty. Nhìn chung, lợi nhuận công ty giảm nhanh qua các năm là do chi phí tăng quá nhanh trong khi doanh thu lại tăng không nhanh bằng và có một số hoạt động kinh doanh không đem về doanh thu nhiều như năm trước. Tóm lại, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là: sản lượng tiêu thụ, kết cấu mặt hàng, giá bán, giá vốn, chi phí hoạt động. Trong đó yếu tố giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động là hai yếu tố quyết định dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận đáng kể của công ty. Sự biến động của nền kinh tế thế giới và giá xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp luôn thay đổi không ngừng thì việc kinh doanh xăng dầu trong nước còn gặp rất nhiều khó khăn.
Chương 5
GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO LỢI NHUẬN
Trong những năm vừa qua, công ty xăng dầu Vĩnh Long đã không ngừng đổi mới và cũng tuân thủ theo các chỉ thị và quy định của Chính phủ, Tập đoàn Petrolimex. Để có thể tồn tại và phát triển trong tình hình hiện nay là một điều không dễ dàng. Tuy nhiên, công ty xăng dầu Vĩnh Long đã hoàn thành tốt công tác quản lý, kinh doanh đáp ứng nhu cầu xăng dầu thị trường trên địa bàn tỉnh. Mặc dù trong thời gian qua tình hình lợi nhuận của công ty không mấy khả quan nhưng đó là do ảnh hưởng của tình hình bất ổn của thế giới, giá cả không ngừng tăng cao vì thế Chính phủ phải can thiệp để ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh doanh trong điều kiện không mấy thuận lợi như thế nhưng công ty vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nguyên nhân do sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ và sự chỉ đạo đúng đắn của Tập đoàn, Ban Giám đốc công ty đã khéo léo và tài tình trong công tác quản lý, điều hành công ty. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thì em xin đề xuất một số giải pháp sau:
Tăng khối lượng tiêu thụ
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay để đảm bảo tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ buộc công ty phải có những biện pháp, chính sách để có thêm khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ nhằm mang lại lợi nhuận cho công ty, để công ty hoạt động ngày càng hiệu quả.
Hiện nay, công ty xăng dầu Vĩnh Long chiếm khoảng 65% thị phần bán buôn, bán lẻ xăng dầu tỉnh Vĩnh Long do thương hiệu Petrolimex là thương hiệu có uy tín, chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định. Vì vậy, tiếp tục mở rộng mạng lưới bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long bằng cách sử dụng một số biện pháp: quảng cáo sản phẩm, giá cả, nhằm tăng sản lượng tiêu thụ và mở rộng thị phần.
Luôn luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa, hàng hóa phải được cân đo đong đếm đầy đủ chính xác đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Công ty phải thường xuyên kiểm tra các thiết bị đo lường, truyền dẫn; định kỳ bảo trì, sửa chữa và đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại đảm bảo hàng hóa đúng chất lượng, số lượng cho khách hàng.
Giữ mối quan hệ tốt với hệ thống đại lý, tổng đại lý để khai thác hiện tại, tìm cách phát triển thêm những đại lý mới bằng những chính sách linh hoạt hơn trong định giá bán, định mức nợ, và phương thức thanh toán nhằm tăng thêm tỷ trọng sản lượng tiêu thụ ở phương thức này.
Xem xét lại chính sách giá bán, đầu tư thêm phương tiện vận tải để giảm chi phí vận chuyển.
Hệ thống bán lẻ: thường xuyên kiểm tra về chất lượng và thiết bị truyền dẫn ở cửa hàng để hạn chế gian lận tạo lòng tin cho khách hàng. Yêu cầu nhân viên phải có thái độ vui vẻ, nhiệt tình tạo thiện cảm đối với khách hàng đến với cửa hàng trực thuộc công ty.
Tăng tỷ trọng tiêu thụ nhóm hàng xăng dầu đặc biệt là xăng vì đây là mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ rất cao, tuy nhiên không phải vì vậy mà giảm khối lượng tiêu thụ mặt hàng phụ. Cho nên phải tăng đều lượng bán ra ở tất cả các mặt hàng.
Điều chỉnh giá bán phù hợp
Tùy theo đối tượng khách hàng mà công ty áp dụng các mức giá khác nhau. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt do sự xuất hiện ngày càng nhiều của đối thủ cạnh tranh thì cần phải thận trọng và linh hoạt hơn trong việc định giá bán. Việc định giá phải dựa trên cơ sở tính toán các định mức chi phí, mức giá chuẩn của Tập đoàn và phải thường xuyên theo dõi tình hình giá cả trên thị trường để đưa ra mức giá thu hút được nhiều khách hàng đến với công ty.
Quản lý tốt các chi phí
Giá mua đối với các doanh nghiệp khác là nhân tố mà doanh nghiệp có thể tự điều chỉnh bằng cách tìm những nhà cung cấp khác, nhưng đối với công ty xăng dầu Vĩnh Long thì vấn đề này là rất khó vì nguồn hàng chủ yếu lấy từ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam nên việc tìm cách giảm giá mua, tăng lợi nhuận là điều không dễ.
Tăng cường biện pháp quản lý, kiểm tra nhằm tiết kiệm các khoản mục chi phí bằng cách luân chuyển hàng hóa một cách khoa học và hợp lý. Từng bước xây dựng, hoàn chỉnh các định mức về chi phí như: chi phí tiếp khách, điện, nước, điện thoại, sử dụng xe con Đẩy mạnh tiến độ xây dựng những tổ hợp kho cảng mà tổng công ty đã chấp nhận sớm đưa vào hoạt động để có thể cắt giảm những khoản chi phí lớn như: chi phí vận chuyển, hao hụt
Thường xuyên tổ chức, đánh giá rà soát lại hệ thống định mức. Kịp thời phát hiện những định mức không còn phù hợp, đề xuất với lãnh đạo đề ra phương án giải quyết, điều chỉnh lại định mức cho phù hợp nhằm chống lại lãng phí, tiết kiệm được chi phí.
Tăng cường công tác quản lý hao hụt ở kho và các cửa hàng, tìm ra nguyên nhân dẫn đến hao hụt từ đó đề ra những biện pháp hạn chế, phấn đấu giảm định mức hao hụt mà công ty giao, khuyến khích bằng hiện vật đối với các cửa hàng nào hoặc kho nào đạt mức hao hụt thấp nhất và ngược lại.
Duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý
Hàng tồn kho là một yếu tố quan trọng trong công ty, nhất là khi công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, việc dự trữ hàng tồn kho ít so với quy mô hoạt động sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hàng, ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của công ty. Ngược lại, nếu hàng hóa dự trữ quá nhiều sẽ gây tình trạng ứ đọng, tăng chi phí làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Do đó để tình hình kinh doanh có hiệu quả hơn, công ty cần có những chính sách thích hợp để xác lập mức dự trữ hợp lý trên cơ sở nắm bắt chính xác tình hình đầu vào, đầu ra và kết cấu mặt hàng tiêu thụ.
Giảm các khoản phải thu
Công ty cần phải tăng cường thêm hình thức chiết khấu thanh toán cho khách hàng, bởi vì chiết khấu là động lực thúc đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ của công ty. Đồng thời công ty cũng nên từ chối cung cấp hàng cho những khách hàng cố tình dây dưa nợ. Ngoài ra công ty cần đưa ra các hình thức khuyến mãi cho khách hàng thanh toán trước thời hạn để tăng cường việc thu hồi nợ, tránh việc chiếm dụng vốn, gây khó khăn về tình hình tài chính của công ty. Bên cạnh đó cần tiết giảm chi phí hoạt động để tránh sự lãng phí và nâng cao lợi nhuận của công ty.
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Xã hội ngày càng phát triển, song đó thị trường tiêu thụ xăng dầu ngày càng khó khăn hơn, mức độ cạnh tranh giữa các Công ty với nhau trở nên khóc liệt. Công ty xăng Dầu Vĩnh Long với nhiều lợi thế sẵn có như thị phần lớn, hệ thống phân phối rộng rãi, cơ sở vật chất và tiềm lực tài chính mạnh, có uy tính thương hiệu cao,... Nhưng bên cạnh đó Công ty nếu muốn phát triển mạnh và tiến xa hơn nữa thì cần phải chọn một hướng đi riêng để tạo nên sự riêng biệt cho chính thương hiệu của mình, từng bước mở rộng thị phần một cách bền vững.
Nhìn chung Công ty xăng Dầu Vĩnh Long đã đạt được những kết quả đáng tự hào trong quá trình phát triển thương hiệu. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại chưa làm hài lòng người tiêu dùng. Qua tìm hiểu thực tế chúng ta biết được khách hàng đánh giá về chất lượng sản phẩm của mình ra sao, giá cả thế nào, các hình thức khuyến mãi, quãng cáo có hấp dẫn không, hệ thống phân phối có đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hay không. Từ đó chúng ta có thể sao sánh sản phẩm của Công ty với đối thủ cạnh tranh trên tất cả các phương diện. Và hiểu được đối thủ cạnh tranh chúng ta mới có thể đưa ra các giải pháp phù hợp và hợp lí.
KIẾN NGHỊ
6.1.1 Đối với Công ty
Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước chuyên kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, là doanh nghiệp có khả năng chi phối giá bán xăng dầu cũng như số lượng và chủng loại cung cấp cho thị trường. Với lợi thế đó, thiết nghĩ Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam cần có những cơ chế kinh doanh hợp lý, cần có những thay đổi mang tính tích cực và đột phá. Thay vì lâu nay kinh doanh theo cơ chế hạch toán độc lập nhưng giá bán xăng dầu lại do Chính phủ quyết định vì vậy tính chủ động trong kinh doanh sẽ bị hạn chế đối với Công ty xăng dầu Vĩnh Long cũng như các đơn vị thành viên khác của Tổng Công ty. Thay vào đó thể là cơ chế kinh doanh khác nhằm mục đích tự chủ kinh đoanh, tạo khả năng cạnh tranh them nữa cho các đơn vị thành viên như vẫn giữ cơ chế giá bán do Chính phủ quyết định nhưng hàng hóa sẽ được gửi tại các Công ty thành viên dưới hình thức là đại lý cấp 1 của tổng công ty đồng thời bổ sung vào đó là các chi tiêu kế hoạch hàng năm là chi tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu nộp ngân sách. Bổ sung các sản phẩm xăng dầu có chất lượng cao nhưng thân thiện với môi trường như xăng Mogas 97 theo tiêu chuẩn của các nước phát triển ( lâu nay vẫn áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam).
6.1.2 Đối với nhà nước
Trong kinh doanh xăng dầu, Nhà nước có mức gián thu là 500 đồng/lít đối với xăng các loại và 300 đồng/lít đối với diesel các loại, nguồn thu này sẽ được nộp vào ngân sách địa phương. Vì vậy để tăng thu cho ngân sách, chính quyền địa phương cần có giải pháp hỗ trợ Công ty xăng dầu Vĩnh Long tăng sản lượng bán hàng, hạn chế các đầu mối kinh doanh xăng dầu ngoài tỉnh xâm nhập thị trường trong tỉnh.
Với những kiến nghị trên, nhóm em mong rằng sẽ mang lại hiệu quả lợi nhuận cho Công ty, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh, thu nhập của người lao động sẽ tăng theo, khả năng chi phối thị trường sẽ lớn hơn, uy tín thương hiệu sẽ được củng cố và phát triển.
PHẦN KẾT LUẬN
Xã hội ngày càng phát triển, song đó thị trường tiêu thụ ngày càng khó khăn hơn, mức độ cạnh tranh giữa các Công ty với nhau trở nên khóc liệt. Công ty xăng Dầu Vĩnh Long với nhiều lợi thế sẵn có như thị phần lớn, hệ thống phân phối rộng rãi, cơ sở vật chất và tiềm lực tài chính mạnh, có uy tính thương hiệu cao,... Nhưng bên cạnh đó Công ty nếu muốn phát triển mạnh và tiến xa hơn nữa thì cần phải chọn một hướng đi riêng để tạo nên sự riêng biệt cho chính thương hiệu của mình, từng bước mở rộng thị phần một cách bền vững. Trên cơ sở lý luận về phát triển thương hiệu, đề tài đã tập trung phân tích quá trình phát triển thương hiệu tại Công ty thời gian qua, đánh giá những mặt đạt được và những thiết yếu vẫn còn tồn tại. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển thương hiệu Gas Petrolimex trong tương lai sắp tới.
Nhìn chung Công ty xăng Dầu Vĩnh Long đã đạt được những kết quả đáng tự hào trong quá trình phát triển thương hiệu. Sản phẩm gas Petrolimex được khách hàng đánh giá cao hơn hẳn đối thủ cạnh tranh về nhiều mặt. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại chưa làm hài lòng người tiêu dùng. Qua tìm hiểu thực tế chúng ta biết được khách hàng đánh giá về chất lượng sản phẩm của mình ra sao, giá cả thế nào, các hình thức khuyến mãi, quãng cáo có hấp dẫn không, hệ thống phân phối có đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hay không. Từ đó chúng ta có thể sao sánh sản phẩm của Công ty với đối thủ cạnh tranh trên tất cả các phương diện. Và hiểu được đối thủ cạnh tranh chúng ta mới có thể đưa ra các giải pháp phù hợp và hợp lí.
Với những nổ lực nghiên cứu của mình, hy vọng đề tài này sẽ được Lãnh đạo Công ty xăng Dầu Vĩnh Long quan tâm, xem xét áp dụng vào thực tiễn phát triển thương hiệu tại đơn vị. Do thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế, đề tài này không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự chỉ dẫn của thầy cô để đề tài này được hoàn thiện và có thể ứng dụng vào thực tiễn Công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Website:
Trang chủ Công ty Xăng dầu Vĩnh Long, vinhlong@.petrolimex.com.vn
Trang chủ Công ty Xăng dầu Vĩnh Long, www.vinhlong.petrolimex.com.vn
https://thongtindoanhnghiep.com
Lê Ngọc Đoan Trang (2014) , Giáo trình marketing căn bản, Giáo trình Đại học Cửu Long
Tài liệu nội bộ của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 470_353tg_8021_2083486.docx