Đa dạng hoá các hình thức đầu tư tín dụng vì hiện tại ngân hàng chỉ thực hiện cho vay từng lần theo món và đang mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các khoản vay lớn. Ngân hàng nên mở rộng thêm hình thức cho vay lưu vụ, cho vay trả góp, cho vay đồng tài trợ vì hiện tại ngân hàng chỉ duyệt mức cho vay tối đa bốn tỷ đồng – tránh việc từ chối khách hàng vì món vay vượt mức cho phép. Làm được thế ngân hàng sẽ tăng được nguồn thu cũng như phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.
- Đơn giản hoá thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian phục vụ đối với một khách hàng. Tạo mối quan hệ tốt với các cơ quan, ban ngành có liên quan như: UBND xã, thị trấn, Phòng Tài nguyên môi trường trong công tác chứng thực nhằm giảm phiền hà cho khách hàng.
- Sử dụng lãi suất cho vay phù hợp với cơ chế thị trường cũng như sự cạnh tranh của các ngân hàng cùng địa bàn trên cơ sở đảm bảo thu nhập, an toàn vốn.
- Cần trang bị thêm phương tiện làm việc hiện đại cho cán bộ tín dụng, thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị này, để cán bộ tín dụng thực hiện công việc của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Cán bộ tín dụng phải luôn trao dồi nghiệp vụ, nắm bắt tình hình phát triển kinh tế ở địa phương cũng như nhu cầu vay vốn để kịp thời đáp ứng, trong công tác thẩm định cần hạn chế việc định giá quá cao hay quá thấp đối với tài sản đảm bảo để tránh rủi ro có thể xảy ra khi phát mãi tài sản này vì hiện tại mức giá trên thị trường rất biến động. Ngoài ra cán bộ tín dụng còn phải chủ động tìm đến khách hàng - nhất là các doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu vay vốn, nếu hiện tại họ không cần thì vẫn có thể họ sẽ tìm đến ngân hàng trong tương lai khi có nhu cầu.
57 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2761 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn nên đã huy động được một lượng lớn khách hàng đến gửi tiền qua các năm. Tuy nhiên, do lãi suất huy động của loại hình này cao cho nên ngân hàng cần phải có những chính sách phù hợp để tiếp tục giữ vững và phát triển đối với loại hình này, mà vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
4.1.2.2 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế :
Đối với loại tiền gửi này, khách hàng gửi tiền là các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần trong Huyện. Khách hàng gởi tiền vào ngân hàng nhằm đảm bảo cho các dịch vụ thanh toán từ ngân hàng hoặc khi có lượng tiền nhàn rỗi, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời. Đây cũng là khoản mục chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn huy động và tăng đều qua các năm.
Năm 2005 là 39.325 triệu đồng, chiếm 32,69% trong nguồn vốn huy động, đến năm 2006 là 43.825 triệu đồng, chiếm 35,90% nguồn vốn huy động, so với năm 2005 tăng 4.500 triệu đồng, tương ứng tăng 11,44%. Năm 2007 đạt 60.500 triệu đồng chiếm 40,17%, so với năm 2006 tăng 16.675 triệu đồng, tức tăng 38,05%.
Nguyên nhân của sự tăng lên là do các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện làm ăn ngày càng hiệu quả, cần mở tài khoản để thanh toán trong quá trình kinh doanh. Ngân hàng có mối quan hệ tốt với các công ty, doanh nghiệp, tạo được uy tín và cung cấp các dịch vụ tiện ích nên thu hút được lượng tiền khá lớn từ các đơn vị này.
4.1.2.3 Tiền gửi của kho bạc:
Qua quá trình hình thành và phát triển của mình, kho bạc là khách hàng lâu năm và quen thuộc của ngân hàng. Lượng tiền kho bạc gửi vào là để chi trả lương cho các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn.
Cụ thể, năm 2005 đạt 18.580 triệu đồng, chiếm 15,44% nguồn vốn huy động. Năm 2006 đạt 19.313 triệu đồng, chiếm 15,82% nguồn vốn huy động, so với năm 2005 tăng 733 triệu đồng, tương đương tăng 3,95%. Năm 2007 chỉ còn 14.275 triệu đồng, chiếm 9,48% nguồn vốn huy động, so với năm 2006 giảm 5.038 triệu đồng, tương ứng giảm 26,09%.
Nguyên nhân của sự tăng giảm bất thường này là do kho bạc cần tiền để chi trả lương cho các đơn vị hành chính, chi tiền cho các công trình xây dựng thuỷ lợi, các dự án có vốn uỷ thác từ cấp trên…Đây là nguồn vốn không ổn định, ngân hàng không nên quá chú trọng quá nhiều.
4.1.2.4 Phát hành giấy tờ có giá:
Năm 2005 là 7.400 triệu đồng chỉ chiếm 6,15% nguồn vốn huy động. Năm 2006 đạt 6.776 triệu đồng, so với năm 2005 giảm 624 triệu đồng, tương đương giảm 8,43%, nhưng lại chiếm đến 6,89% nguồn vốn huy động. Năm 2007 là 11.585 triệu đồng, chiếm 7,69% vốn huy động, tăng 4.809 triệu đồng tương đương tăng 70,97%.
+ Đối với kỳ phiếu: năm 2005 phát hành 3.500 triệu đồng, chiếm 2,19% tổng vốn huy động. Năm 2006 là 6.276 triệu đồng, chiếm 5,14% tổng vốn huy động, so với năm 2005 tăng 2.776 triệu đồng, tương ứng tăng 79,31%. Nguyên nhân là do khoản mục tiền gửi tiết kiệm giảm, vốn huy động giảm nên ngân hàng cần một lượng tiền để đáp ứng nhu cầu vốn.
Năm 2007 phát hành 10.985 triệu đồng, chiếm 7,19% vốn huy động, so với năm 2006 tăng 4.709 triệu đồng, tương đương tăng 75,03%. Thông thường, các loại giấy tờ có giá có lãi suất cao hơn các loại tiền gửi khác nên thu hút khách hàng hơn. Kỳ phiếu năm 2007 tăng là do nhu cầu sử dụng vốn tăng, mặc dù các loại tiền gửi có tăng nhưng vẫn không đủ đáp nhu cầu vốn cho vay.
+ Đối với trái phiếu: năm 2005 là 3.900 triệu đồng, năm 2006 là 500 triệu đồng giảm 3.400 triệu đồng tương đương giảm 87,18%. Nguyên nhân là do ngân hàng không phát hành thêm trái phiếu nhưng phải thanh toán cho các trái phiếu đến hạn.
Năm 2007 là 600 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 100 triệu đồng, tương đương tăng 20%. Trong năm này, ngân hàng phải tăng vốn huy động nên phát hành thêm trái phiếu mới, đồng thời cũng phải thanh toán các trái phiếu đến hạn nên mức tăng không đáng kể.
4.1.2.5 Cơ cấu lãi suất huy động qua 3 năm:
Bảng 4: CƠ CẤU LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG
ĐVT: %
Loại tiền gửi
Năm
2005
2006
2007
1. Tiền gởi dân cư
- Tiền gửi không kỳ hạn
0,25
0,25
0,25
- Tiền gửi có kỳ hạn
+ Dưới 12 tháng
0,58
0,62
0,73
+ Từ 12 đến 24 tháng
0,67
0,72
0,75
+ Trên 24 tháng
0,68
0,74
0,76
2. Tiền gởi các TCKT
- Tiền gửi không kỳ hạn
0,2
0,2
0.2
(Nguồn Báo cáo cơ cấu lãi suất 3 năm từ 2005 đến 2007)
Ghi chú: - TCKT: tổ chức kinh tế
Qua bảng trên ta thấy khung lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn ngày một tăng lên, đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng thu hút vốn tiền gửi từ dân cư. Mặc dù lãi suất huy động có thấp hơn so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, nhưng ngân hàng được lợi thế là có thời gian hoạt động lâu năm nên có một lượng khách hàng truyền thống đáng kể giúp thu hút một lượng vốn nhàn rỗi nhất định, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
4.1.3 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Bảng 5: TỶ SỐ VỐN HUY ĐỘNG TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2005
2006
2007
Vốn huy động
120.312
122.089
150.628
Tổng nguồn vốn
251.948
270.357
320.048
VHĐ/ Tổng nguồn vốn(%)
47,87
45,16
47,06
(Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm từ 2005 đến 2007)
Ghi chú: VHĐ: vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò. Cụ thể năm 2005, vốn huy động trên tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng 47,87% sang năm 2006 tỷ trọng này giảm xuống còn 45,16%.Đến năm 2007 chỉ tiêu này là 47,06%. Qua đó cho thấy hiệu quả huy động vốn của ngân hàng tuy tăng đều qua các năm nhưng nhìn chung chưa cao so với tiềm năng và còn lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển. Nguyên nhân là do nguồn thu nhập của người dân chưa cao nên lượng tiền nhàn rỗi rất ít, họ chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng mà chỉ thích đầu tư vào sản xuất hay kinh doanh vàng. Tuy nguồn vốn huy động đạt được với tỷ trọng chưa cao nhưng điều đáng khích lệ là doanh số huy động vẫn tiếp tục tăng, điều này có thể nói ngân hàng cũng dần dần phát huy được bước phát triển của mình trong xu thế hội nhập.
Nhìn chung, công tác huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm thực hiện rất tốt, luôn đạt kế hoạch đề ra. Có được kết quả như vậy là do chi nhánh luôn phấn đấu nỗ lực tìm mọi biện pháp tăng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng với phương thức huy động vốn với lãi suất hấp dẫn, nên ngân hàng cần tăng cường công tác huy động vốn và gia tăng các dịch vụ tiền gửi để giữ chân khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế trong Huyện.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, công tác huy động vốn là vấn đề sống còn trong hoạt động của ngân hàng, vì vậy ngân hàng nên chủ động về nguồn vốn để đảm bảo hoạt động, tránh bị động về vốn gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
4.1.4 Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay
Bảng 6: KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỐN VAY
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2005
2006
2007
1.Vốn huy động
120.312
122.089
150.628
Ngắn hạn
81.462
86.036
107.973
Trung hạn
38.850
36.053
42.655
2.Dư nợ
237.372
254.014
311.264
Ngắn hạn
213.953
233.145
291.943
Trung hạn
23.419
20.869
19.321
- VHĐ ngắn hạn/ dư nợ trung hạn (%)
28,75
24,26
17,89
3.Vốn điều chuyển
131.636
148.268
169.420
- Vốn điều chuyển dự kiến (DN-VHĐ)
117.060
131.925
160.636
(Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm từ 2005 đến 2007)
Ghi chú: - VHĐ: vốn huy động
- DN: dư nợ
4.1.4.1 Vốn huy động ngắn hạn trên dư nợ trung hạn
Theo khoản 1 điều 15 quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: “Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn tổ chức tín dụng được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn:
a. Ngân hàng thương mại: 40%
b. Tổ chức tín dụng khác: 30%”
Tại NHNo & PTNT Huyện Lấp Vò tỷ số này qua 3 đều dưới 40%, cụ thể năm 2005 là 28,75%; năm 2006 là 24,26%; năm 2007 là 17,89% không vượt quá quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
4.1.4.2 Khả năng đáp ứng nhu cầu vay của vốn điều chuyển:
Vốn điều chuyển dự kiến năm 2005 là 117.060 triệu đồng, trong khi đó điều chuyển đến tại ngân hàng là 131.636 triệu đồng, lượng vốn điều chuyển thừa là 14.576 triệu đồng. Năm 2006 vốn điều chuyển dự kiến là 131.925 triệu đồng, vốn điều chuyển tại ngân hàng là 148.268 triệu đồng. Thừa 16.343 triệu đồng. Năm 2007 vốn điều chuyển dự kiến là 160.636 triệu đồng, vốn điều chuyển tại ngân hàng là 169.420 triệu đồng, thừa 8.748 triệu đồng.
Qua 3 năm ngân hàng đều sử dụng vốn điều chuyển thừa, nhu cầu vay vốn của xã hội thấp hơn nguồn vốn tại ngân hàng, nói cách khác ngân hàng thừa khả năng đáp ứng nhu cầu vốn. Tuy nhiên, vốn điều chuyển thừa làm ngân hàng tốn thêm một phần chi phí từ việc trả lãi, do đó ngân hàng cần cân đối nguồn vốn hợp lý hơn để có lượng vốn điều chuyển vừa đủ đáp ứng nhu cầu mà hạn chế được chi phí, góp phần tăng nguồn doanh thu.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH SỬ DỤNG VỐN
Những năm qua, cùng với công tác huy động vốn ngân hàng không ngừng đẩy mạnh công tác cho vay đến các thành phần kinh tế nhưng vẫn đặt hiệu quả, an toàn là mục tiêu hàng đầu. Với phương châm “Mang sự phồn vinh đến với khách hàng”, “tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng”,…trong các năm qua NHNo & PTNT Huyện Lấp Vò đã đạt được những kết quả đáng kể:
Bảng 7: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh chênh lệch
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
DS cho vay
326.529
347.714
471.241
21.185
6,49
123.527
35,53
DS thu nợ
297.270
331.072
413.991
33.802
11,37
82.919
25,05
Dư nợ
237.372
254.014
311.264
16.642
7,01
57.250
22,54
Nợ quá hạn
1.843
4.543
3.844
3.000
146,50
-699
-15,39
(Nguồn Bảng cân đối tài khoản tổng hợp năm tại ngân hàng từ 2005 đến 2007)
Ghi chú: - DS: doanh số
Hình 6: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
Ghi chú: DS: doanh số
Doanh số cho vay:
Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định, sự tăng giảm của doanh số cho vay cũng đánh giá được quy mô tín dụng.
Nhìn chung doanh số cho vay không ngừng tăng trưởng qua các năm, năm 2005 doanh số cho vay đạt 326.529 triệu đồng. Đến năm 2006 là 347.714 triệu đồng tăng 21.185 triệu đồng so với năm 2005, tương đương tăng 6,49%. Năm 2007 đạt 471.241 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 123.527 triệu đồng, tương ứng tăng 35,53%.
Đạt được sự tăng trưởng đáng kể trên là nền kinh tế địa phương phát triển, các doanh nghiệp làm ăn ngày càng hiệu quả nên muốn mở rộng việc kinh doanh, ngân hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ vốn kịp thời cho người vay. Bên cạnh đó, theo chủ trương của Tỉnh khuyến khích người trong độ tuổi lao động đi xuất khẩu lao động nên doanh số cho vay các đối tượng này cũng tăng đáng kể.
Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng đã không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là kết quả của việc nỗ lực không ngừng của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên phòng Tín dụng, thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cũng như chú trọng hơn nữa phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng. Điều đó cho thấy qui mô tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng.
Doanh số thu nợ:
Doanh số thu nợ là một chỉ tiêu cần phải phân tích đến trong hoạt động tín dụng ở mỗi thời kỳ vì nó phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng. Việc thu nợ góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông. Khi doanh số thu nợ tăng đó là điều đáng mừng vì vốn vay được thu hồi nhanh và dấu hiệu tốt cho sự an toàn của nguồn vốn tín dụng.
Năm 2005 doanh số thu nợ đạt 297.270 triệu đồng, đến năm 2006 đạt 331.072 triệu đồng tăng 33.802 triệu đồng, tức tăng 11,37% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 413.99 triệu đồng so với năm 2006 tăng 82.919 triệu đồng tương ứng tăng 25,05%.
Doanh số thu nợ tăng là do doanh số cho vay tăng, ngân hàng luôn coi trọng công tác thẩm định trước khi cho vay, thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Ngoài ra còn do ý thức của khách hàng muốn duy trì mối quan hệ lâu dài với ngân hàng nên họ chú trọng đến việc trả nợ đúng hạn.
Dư nợ:
Dư nợ là số tiền ngân hàng giải ngân nhưng chưa đến hạn thu hồi, chỉ tiêu này đánh giá xác thực quy mô tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.Với cơ cấu nguồn vốn ngày một tăng kết hợp với việc mở rộng quy mô tín dụng góp phần làm tăng tổng dư nợ.
Cụ thể, năm 2005 dư nợ là 237.372 triệu đồng, năm 2006 là 254.014 triệu đồng, so với năm 2005 tăng 16.642 triệu đồng tương ứng tăng 7,01%. Đến năm 2007 là 311.264 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 57.250 triệu đồng, tương ứng tăng 22,54%.
Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng góp phần làm cho tổng dư nợ có sự gia tăng đáng kể. Đạt được kết quả như trên là do ngân hàng chú trọng công tác mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng tín dụng.
Nợ quá hạn:
Nhìn chung, nợ quá hạn của ngân hàng qua các năm liên tục tăng lên. Cụ thể, nợ quá hạn đã tăng lên từ 1.843 triệu đồng trong năm 2005 lên đến 4543 triệu đồng trong năm 2006. So với cùng kỳ năm 2005, nợ quá hạn năm 2006 đã tăng 2.700 triệu đồng với tốc độ đến 146,50%. Nguyên nhân nợ quá hạn tăng với tỷ lệ cao như vậy là do tình hình khách quan như ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh trên vật nuôi, sự biến động về giá các mặt hàng vật tư đầu vào trong quá trình sản xuất, chăn nuôi…làm cho việc sản xuất kinh doanh của ngưòi vay gặp nhiều khó khăn, thậm chí thua lỗ dẫn đến việc không có nguồn trả nợ cho ngân hàng. Một phần cũng do vào năm này ngân hàng đầu tư khá lớn vào các dự án nuôi cá da trơn, người nuôi gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm do vụ kiện bán phá giá cá da trơn của Mỹ nên ngân hàng cũng không thu được nợ.
Tuy nhiên, ngân hàng cũng đã có nhiều cố gắng trong công tác thu nợ và xử lý nợ và cũng đem lại kết quả tương đối khả quan. Cụ thể, năm 2007 mặc dù doanh số cho vay tăng nhưng nợ quá hạn giảm còn 3.844 triệu đồng, so với năm 2006 giảm 699 triệu đồng tương ứng giảm 15,39%. Đây là kết quả đáng mừng, nó cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn: đôn đốc cán bộ tín dụng có những biện pháp tích cực trong công tác thu nợ như nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn bằng cách gửi giấy báo nợ đến tận tay người dân trước khi đến hạn; công tác xử lý nợ phải tiến hành thường xuyên, bám sát địa bàn phân tích từng món vay khó đòi đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.
Để thấy rõ hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, ta đi xem xét từng khoản mục tín dụng:
4.2.1 Tình hình doanh số cho vay
Theo chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Đồng Tháp và Huyện nhà là phát triển nền kinh tế đa dạng nhưng chú trọng vào ngành nông nghiệp vì đa số người dân sống bằng nghề nông, tuy nhiên từng bước nâng cao các ngành khác trong GDP của Tỉnh và Huyện. Vì thế trong phương hướng hoạt động của mình NHNo & PTNT Huyện Lấp Vò cố gắng đáp ứng vốn cho các ngành kinh tế theo chủ trương của địa phương nhưng vẫn đặt hiệu quả kinh doanh của mình lên hàng đầu. Doanh số cho vay được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh chênh lệch
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Nông nghiệp
259.971
79,62
266.159
76,55
353.430
75,00
6.188
2,38
87.271
32,79
- Ngắn hạn
245.905
75,31
250.369
72,00
342.340
72,65
4.464
1,82
91.971
36,73
- Trung hạn
14.066
4,31
15.790
4,54
11.090
2,35
1.724
12,26
-4.700
-29,77
CN - TMDV
52.090
15,95
67.630
19,45
94.248
20,00
15.540
29,83
26.618
39,36
- Ngắn hạn
52.090
15,95
67.630
19,45
94.248
20,00
15.540
29,83
26.618
39,36
Ngành khác
14.468
4,43
13.925
4,00
23.562
5,00
-543
-3,75
9.637
69,21
- Trung hạn
14.468
4,43
13.925
4,00
23.562
5,00
-543
-3,75
9.637
69,21
Tổng
326.529
100
347.714
100
471.240
100
21.185
6,49
123.526
35,53
( Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm từ 2005 đến 2007)
Ghi chú: CN – TMDV: công nghiệp – thương mại dịch vụ
Hình 7: DOANH SỐ CHO VAY TỪ 2005 ĐẾN 2007
Ghi chú: - CN- TMDV: Công nghiệp – Thương mại dịch vụ
Nông nghiệp:
Nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của Huyện, đa phần nguồn vốn của ngân hàng đều tập trung vào lĩnh vực này. Tín dụng có vai trò rất lớn trong sản xuất nông nghiệp: đó là vai trò trung gian thu hút vốn và tài trợ vốn của ngân hàng. Vai trò này thể hiện ở chỗ khi người dân tiêu thụ sản phẩm, có nguồn thu nhập chưa cần sử dụng, ngân hàng sẵn sàng tiếp nhận, người dân an tâm vì có được khoản sinh lợi và số tiền được dự trữ an toàn cho việc sử dụng sau này. Điều quan trọng hơn nữa là khi người dân cần vốn để tiến hành sản xuất thì ngân hàng là người bạn đắc lực, nhờ có khoản tài chính này mà người dân có thể an tâm sản xuất, phát triển kinh tế gia đình cũng như kinh tế địa phương. Tại NHNo & PTNT Huyện Lấp Vò đối tượng nuôi trồng thuỷ sản được định khoản vào tài khoản chăn nuôi thuộc tài khoản chung nông nghiệp chứ không phân ra riêng cho tài khoản ngành thuỷ sản nên doanh số cho vay của nông nghiệp chiếm tỷ trọng càng lớn.
Trong nông nghiệp đối tượng cho vay chủ yếu là các đối tượng trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, những dự án này thường có vòng quay vốn ngắn nên doanh số cho vay ngắn hạn ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhằm bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ chế biến nông sản, thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng. Hơn nữa, nguồn vốn để cho vay của ngân hàng chủ yếu từ huy động ngắn hạn nên tín dụng ngắn hạn là hoạt động kinh doanh chủ yếu (chiếm khoảng 90% trên tổng doanh số cho vay) của NHNo & PTNT Huyện Lấp Vò, vừa trực tiếp cung cấp vốn lưu động cho nền kinh tế, vừa mang lại thu nhập thường xuyên cho ngân hàng. Ngược lại doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng rất thấp do đối tượng cho vay chỉ là cho vay mua sắm thiết bị phục vụ việc cơ giới hoá trong nông nghiệp, xây dựng sân phơi,…
Năm 2005 doanh số cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp là 259.971 triệu đồng chiếm tỷ trọng 79,62% tổng doanh số cho vay, trong đó ngắn hạn đạt 245.905 triệu đồng, trung hạn là 14.066 triệu đồng. Năm 2006 là 266.159 triệu đồng, tăng 6.188 triệu đồng, tương ứng tăng 2,38% so với năm 2005, chiếm 76,55% tổng doanh số cho vay. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn là 250.369 triệu đồng tăng 4.464 triệu đồng – tương đương tăng 1,82%, trung hạn là 15.790 triệu đồng tăng 1.724 triệu đồng – tương đương tăng 12,265 so với năm 2005. Mặc dù doanh số cho vay tăng nhưng tỷ trọng ngành nông nghiệp lại giảm là do ngân hàng khuyến khích đa dạng hoá các đối tượng đầu tư, tỷ trọng cho vay các ngành khác gia tăng.
Năm 2007 là 353.430 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 87.271 triệu đồng tương ứng tăng 32,79%, chiếm 75% tổng doanh số cho vay. Trong đó, ngắn hạn là 342.340 triệu đồng tăng 91.971 triệu đồng – tương ứng tăng 36,73%, trung hạn là 11.090 triệu đồng giảm 4.700 triệu đồng – tương ứng giảm 29,77% so với năm 2006. Nguyên nhân doanh số cho vay trung hạn giảm là do người dân mua máy móc thiết bị không phục vụ cho sản xuất ở địa bàn tỉnh mà thường đi làm ở các tỉnh khác làm cho vấn đề theo dõi vốn vay gặp nhiều khó khăn, rủi ro trong cho vay rất lớn nên ngân hàng phải thận trọng trong công tác cho vay.
Doanh số cho vay tăng liên tục trong 2 năm là do dịch bệnh trên lúa và các loại vật nuôi bùng phát trên diện rộng, trong khi đó giá cả vật tư nông nghiệp lại tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng đáng kể, buộc người nông dân phải chấp nhận vay vốn ngân hàng để đảm bảo sản xuất. Mặt khác, một nguyên nhân cũng rất quan trọng là do người dân chí thú làm ăn, muốn cải thiện đời sống gia đình nên nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất tăng cao.
Công nghiệp – Thương mại dịch vụ:
Ngày nay theo xu hướng phát triển chung của thế giới, ngành công nghiệp – thương mại dịch vụ cũng được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm đưa nước ta tiến nhanh trên con đường phát triển và hội nhập. Tại NHNo & PTNT Huyện Lấp Vò cho vay ngành công nghiệp - dịch vụ chủ yếu thuộc các ngành: kinh doanh xăng dầu, kinh doanh vật tư nông nghiệp, kinh doanh lương thực (chủ yếu là xay xát, gia công, mua bán gạo xuất khẩu, mua bán tạp hoá, …), và một số loại hình dịch vụ khác. Thời hạn cho vay các ngành này là ngắn hạn.
Năm 2005 doanh số cho vay là 52.090 triệu đồng chiếm 15,95% tổng doanh số cho vay. Đến năm 2006 là 67.630 triệu đồng chiếm 39,45% tổng doanh số cho vay, so với năm 2005 tăng 15.540 triệu đồng, tương ứng tăng 29,83%. Năm 2007 là 94.248 triệu đồng chiếm 20% tổng doanh số cho vay, tăng 16.618 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 39,36%. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế ở địa phương có bước khởi sắc, các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng hiệu quả, nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh là tất yếu. Mặt khác do ngân hàng tạo được uy tín nên đã thu hút được khối lượng lớn các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay tại ngân hàng thường thấp hơn các ngân hàng khác trên cùng địa bàn cũng là lợi thế trong việc mở rộng đầu tư vào các đối tượng này.
Ngành khác:
Doanh số cho vay ngành khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Đối tượng của các ngành này là: cho vay tiêu dùng cán bộ viên chức; cho vay xuất khẩu lao động, cho vay sửa chữa nhà. Chủ yếu là cho vay dưới hình thức tín chấp nhằm góp phần nâng cao mặt bằng đời sống người dân, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Với mục đích cho vay phục vụ đời sống, tạo điều kiện cho người vay cải thiện đời sống và có khả năng trả nợ ngân hàng nên thời hạn cho vay các đối tượng này là trung hạn.
Năm 2005 doanh số cho vay các ngành này là 14.468 triệu đồng chỉ chiếm 4,43% tổng doanh số cho vay. Đến năm 2006 là 13.925 triệu đồng chiếm 4% tổng doanh số cho vay, giảm 543 triệu đồng tương ứng giảm 3,75% so với năm 2005. Năm 2007 là 23.562 triệu đồng chiếm 5% tổng doanh số cho vay, so với năm 2006 tăng 9.637 triệu đồng - tức tăng 69,20%.
Nguyên nhân là do chủ trương của UBND Huyện Lấp Vò khuyến khích xuất khẩu lao động, tôn nền hoặc sửa chữa nhà cho người dân, cải thiện đời sống cho cán bộ viên chức. Những đối tượng trên vay vốn theo phong trào, riêng cán bộ viên chức vay vốn theo đơn vị nên góp phần làm cho doanh số cho vay tăng. Vì là cho vay dưới hình thức tín chấp, rủi ro rất lớn nên khoản mục này không được ngân hàng chú trọng tăng cao. Sự tăng giảm thất thường là do nhu cầu vốn của bản thân người vay.
Nếu doanh số cho vay trung hạn quá cao sẽ dẫn đến doanh số cho vay trung hạn trong năm và các năm sau sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, rủi ro sẽ rất cao. Vì vậy, ngân hàng cần thận trọng khi xét cho vay các đối tượng này để đảm bảo dư nợ trung hạn trong tổng dư nợ theo kế hoạch đề ra.
Cơ cấu lãi suất cho vay:
Bảng 9:CƠ CẤU LÃI SUẤT CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
ĐVT: %
Chỉ tiêu
Năm
2005
2006
2007
1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Ngắn hạn
1,10
1,13
0,99
- Trung hạn
1,00
1,50
0,99
2. Hộ gia đình, cá thể
- Ngắn hạn
1,10
1,17
1,12
- Trung hạn
1,05
1,14
1,26
(Nguồn Báo cáo cơ cấu lãi suất 3 năm từ 2005 đến 2007)
Nhìn chung lãi suất cho vay tại ngân hàng có nhiều thay đổi trong nền kinh tế đang trên đà phát triển có nhiều biến động như nền kinh tế nước ta. Lãi suất huy động thấp là một khó khăn trong việc cạnh tranh, nhưng lãi suất cho vay thấp hơn các đối thủ lại là một thuận lợi rất lớn. Hệ thống NHNo & PTNT luôn có lãi suất cho vay thấp hơn các hệ thống ngân hàng khác vì khách hàng cho vay chủ yếu là người sản xuất nông nghiệp. Tuy khoản thu nhập từ hoạt động tín dụng thấp nhưng đổi lại ngân hàng có một lượng lớn khách hàng, nên vẫn đảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả.
4.2.2 Tình hình doanh số thu nợ
Bất cứ một hoạt động đầu tư nào cũng đòi hỏi phải bỏ vốn ra để thực hiện dự án trong một thời gian nhất định. Sau khi dự án hoàn thành cũng là lúc nhà đầu tư thu hồi vốn và khoản lợi nhuận. Đối với hoạt động của ngân hàng thì hoạt động thu hồi vốn được gọi là hoạt động thu hồi nợ. Thu hồi nợ là một hoạt động rất quan trọng, nó quyết định đến sự sống còn của ngân hàng. Thu hồi nợ đúng hạn sẽ giúp cho đồng vốn của ngân hàng không bị chiếm dụng, vòng quay vốn ổn định, đảm bảo hoạt động của ngân hàng hiệu quả và an toàn. Thu nhập chủ yếu của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng - một lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, công tác thu hồi nợ được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Bảng 10: DOANH SỐ THU NỢ TẠI NGÂN HÀNG
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh chênh lệch
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Nông nghiệp
235.409
79,19
239.761
72,42
302.213
73,00
4.352
1,85
62.452
26,05
- Ngắn hạn
221.223
74,42
225.470
68,10
301.781
72,90
4.247
1,92
76.311
33,85
- Trung hạn
14.186
4,77
14.291
4,32
432
0,10
105
0,74
-13.859
-96,98
CN - TMDV
39.338
13,23
73.337
22,15
95.218
23,00
33.999
86,43
21.881
29,84
- Ngắn hạn
39.338
13,23
73.337
22,15
95.218
23,00
33.999
86,43
21.881
29,84
Ngành khác
22.523
7,58
17.974
5,43
16.560
4,00
-4.549
-20,20
-1.414
-7,87
- Trung hạn
22.523
7,58
17.974
5,43
16.560
4,00
-4.549
-20,20
-1.414
-7,87
Tổng
297.270
100
331.072
100
413.991
100
33.802
11,37
82.919
25,05
( Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm từ 2005 đến 2007)
Ghi chú: CN – TMDV: công nghiệp – thương mại dịch vụ
Sự thay đổi doanh số thu nợ giữa các ngành được thể hiện trong hình sau:
Hình 8: DOANH SỐ THU NỢ TỪ 2005 ĐẾN 2007
Ghi chú: - CN- TMDV: Công nghiệp – Thương mại dịch vụ
Nông nghiệp
Kinh tế nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của Huyện nhà, điều này thể hiện rõ ở diện tích đất nông nghiệp cũng như doanh số cho vay ngành nông nghiệp.
Doanh số thu nợ ngành nông nghiệp năm 2005 là 235.409 triệu đồng chiếm 79,19% tổng doanh số thu nợ, trong đó ngắn hạn là 221.223 triệu đồng, trung hạn là 14.186 triệu đồng. Năm 2006 là 239.761 triệu đồng chiếm 72,42% tổng doanh số thu nợ, tăng 4.352 triệu đồng so với năm 2005 - tương ứng tăng 1,85%. Trong đó, ngắn hạn là 225.470 triệu đồng tăng 4.247 triệu đồng, trung hạn là 14.291 triệu đồng tăng 105 triệu đồng so với năm 2005.
Đến năm 2007 là 293.934 triệu đồng chiếm 73% tổng doanh số thu nợ, so với năm 2006 tăng 54.173 triệu đồng tướng ứng tăng 22,59%.Trong đó, ngắn hạn là 301.781 triệu đồng tăng 76.311 triệu đồng, trung hạn là 432 triệu đồng giảm 13.859 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân doanh số thu nợ trung hạn giảm là một phần là do doanh số cho vay giảm, mặt khác là do ý thức của người vay trong việc trả nợ còn thấp, họ dựa vào thời hạn cho vay dài nên thường không chuẩn bị kế hoạch trả nợ ngân hàng khi đến hạn.
Nhìn chung doanh số thu nợ tăng liên tục qua các năm một phần là do bà con nông dân đã ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất, kim ngạch xuất khẩu và sản lượng tiêu thụ các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh như gạo, nấm rơm, chăn nuôi ... tăng lên đáng kể qua các năm, vốn vay được sử dụng đúng mục đích và tạo được nguồn thu nhập cho người vay vốn, đã tạo điều kiện cho các đơn vị, các hộ sản xuất trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, vẫn còn gặp không ít khó khăn cho người nuôi thuỷ sản nên việc thu nợ chỉ tăng với tỷ trọng thấp.
Doanh số thu nợ ngành công nghiệp – thương mại dịch vụ:
Muốn phát triển nền kinh tế địa phương, ngoài việc chú trọng ngành chủ lực là nông nghiệp, còn phải chú trọng ngành công nghiệp – thương mại dịch vụ vì hai ngành này luôn thúc đẩy, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Trong những năm qua nền kinh tế địa phương ngày càng phát triển, các thành phần kinh tế trong ngành này hoạt động có hiệu quả nên việc thu nợ của ngân hàng rất khả quan.
Năm 2005 doanh số thu nợ ngành này là 39.338 triệu đồng, chiếm 13,23% tổng doanh số thu nợ. Năm 2006 đạt 73.337 triệu đồng chiếm 22,15% tổng doanh số thu nợ, tăng 33.999 triệu đồng - tương ứng tăng 86,43% so với năm 2005. Đến năm 2007 đạt 95.218 triệu đồng chiếm 23% tổng doanh số thu nợ, tiếp tục tăng 21.881 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 29,84%.
Đây chính là sự nỗ lực, sự cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng trong thời gian qua, không chỉ mở rộng tín dụng, tìm kiếm thị trường để gia tăng doanh số cho vay mà còn chú ý kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn.
Ngành khác:
Năm 2005 là 22.532 triệu đồng chiếm 7,58% tổng doanh số thu nợ. Năm 2006 là 17.973 triệu đồng chiếm 5,43% tổng doanh số thu nợ, so với năm 2005 giảm 4.549 triệu đồng, tương ứng giảm 20,20%. Năm 2007 đạt 16.560 triệu đồng chiếm 4% tổng doanh số thu nợ, so với năm 2006 giảm 1.414 triệu đồng tương ứng giảm 7,87%.
Nguyên nhân của sự sụt giảm đáng kể này là do công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn: người đi xuất khẩu lao động bị đuổi việc, có trường hợp người lao động chết ở nước ngoài gia đình không còn khả năng trả nợ. Một phần do cho vay cán bộ viên chức dựa vào bảng lương khi họ chuyển công tác hay nghỉ việc thì nguồn thu nợ của ngân hàng cũng không còn. Một số hộ vay khác không trả được nợ ngân hàng do sử dụng vốn không đúng mục đích.
4.2.3 Tình hình dư nợ:
Như đã trình bày ở phần trên, cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay, tình hình dư nợ của ngân hàng qua các năm cũng tăng trưởng. Để thấy rõ hơn sự tăng trưởng này, chúng ta cùng xem xét chi tiết hơn khoản mục này.
Bảng 11: TÌNH HÌNH DƯ NỢ TẠI NGÂN HÀNG
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh chênh lệch
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Nông nghiệp
199.745
84,15
202.863
79,86
254.955
81,91
3.118
1,56
52.092
25,68
- Ngắn hạn
199.133
83,89
202.033
79,54
252.413
81,09
2.900
1,46
50.380
24,94
- Trung hạn
612
0,26
830
0,33
2.542
0,82
218
35,62
1.712
206,27
CN - TMDV
14.820
6,24
31.112
12,25
39.530
12,70
16.292
109,93
8.418
27,06
- Ngắn hạn
14.820
6,24
31.112
12,25
39.530
12,70
16.292
109,93
8.418
27,06
Ngành khác
22.807
9,61
20.039
7,89
16.779
5,39
-2.768
-12,14
-3.260
-16,27
- Trung hạn
22.807
9,61
20.039
7,89
16.779
5,39
-2.768
-12,14
-3.260
-16,27
Tổng
237.372
100
254.014
100
311.264
100
16.642
7,01
57.250
22,54
( Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm từ 2005 đến 2007)
Ghi chú: CN – TMDV: công nghiệp – thương mại dịch vụ
Hình 9: TÌNH HÌNH DƯ NỢ
Ghi chú: CN – TMDV: Công nghiệp - Thương mại dịch vụ
Dư nợ ngành nông nghiệp:
Dư nợ ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ và tăng đều hàng năm.
Cụ thể, năm 2005 là 199.745 triệu đồng chiếm 84,15% tổng dư nợ, trong đó ngắn hạn là 199.133 triệu đồng, trong khi trung hạn chỉ đạt 612 triệu đồng. Năm 2006 là 202.863 triệu đồng chiếm 79,86% tổng dư nợ, tăng 3.118 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng tăng 2,22%. Trong đó, ngắn hạn là 202.033 triệu đồng tăng 2.900 triệu đồng, trung hạn là 830 triệu đồng tăng 218 triệu đồng so với năm 2005.
Đến năm 2007 đạt 254.955 triệu đồng chiếm 81,91% tổng dư nợ, so với năm 2006 tăng 52.092 triệu đồng, tương ứng tăng 25,68%. Trong đó, ngắn hạn là 252.413 triệu đồng tăng 50.380 triệu đồng, trung hạn là 2.542 triệu đồng tăng 1.712 triệu đồng so với năm 2006.
Do chu kỳ vốn trong sản xuất nông nghiệp ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh và người dân vay lại để tái đầu tư cho mùa vụ sau. Mặt khác cũng do chi phí đầu vào cho việc sản xuất tăng cao nên người dân phải vay thêm vốn ngân hàng để tăng gia sản xuất. Làm cho tốc độ tăng của doanh số cho vay (32,79% vào năm 2007) tăng nhanh hơn tốn độ tăng của doanh số thu nợ ( 26,05% vào năm 2007). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến dư nợ tăng qua các năm.
Dư nợ ngành công nghiệp – thương mại dịch vụ:
Mặc dù chiếm tỷ trọng không nhiều trong tổng dư nợ nhưng dư nợ ngành này có mức tăng trưởng tương đối cao qua các năm - đặc biệt là năm 2006.
Cụ thể, năm 2005 là 14.820 triệu đồng chiếm 6,24% tổng dư nợ. Năm 2006 là 31.112 triệu đồng chiếm 12,25% tổng dư nợ, so với năm 2005 tăng 16.292 triệu đồng , tương ứng tăng 109,93%. Năm 2007 đạt 39.530 triệu đồng chiếm 12,70% tổng dư nợ, so với năm 2006 tăng 8.418 triệu đồng tương ứng tăng 27,06%. Những năm qua ngành công nghiệp – thương mại rất được chú trọng phát triển ở Huyện nhà, đó là điều kiện thuận lợi để ngân hàng gia tăng đầu tư vốn vào lĩnh vực này. Mặc dù công tác thu nợ rất hiệu quả nhưng do doanh số cho vay tăng nhanh nên dư nợ ngành này cũng tăng đáng kể.
Dư nợ các ngành khác:
Các khoản cho vay thuộc các ngành này chủ yếu là trung hạn, có đặc điểm là không thể thu hết nợ ngay trong năm mà chỉ thu nợ một phần, vì vậy rủi ro đối với khoản mục này cũng rất lớn.
Năm 2005 là 22.807 triệu đồng chiếm 9,61% tổng dư nợ. Năm 2006 là 20.039 triệu đồng chiếm 7,89% tổng dư nợ, giảm 2.768 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng giảm 12,14%. Năm 2007 là 16.779 triệu đồng chiếm 5,39% tổng dư nợ, so với năm 2006 giảm 3.260 triệu đồng, tương ứng giảm 16,27%.
Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số cho vay đối với khoản tín dụng trung hạn giảm vì công tác thu nợ đối với các khoản này không thuận lợi – liên tục giảm qua 2 năm. Trong khi ngân hàng đã đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ năm 2006 trở đi theo hướng chậm mà chắc, ngân hàng chỉ chú trọng đến việc mở rộng cho vay đối với những khách hàng có nguồn trả nợ và tài sản đảm bảo chắc chắn, không cho vay theo số lượng, tiến hành sàng lọc thật kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một mặt là do Nhà nước nâng cao mức lương cơ bản nên nhu cầu vay tiêu dùng của cán bộ viên chức giảm.
4.2.4 Tình hình nợ quá hạn:
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng tiềm ẩn những rủi ro như những ngành kinh doanh khác, rủi ro của ngân hàng là không thu được nợ khi đến hạn, còn gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm cho nguồn vốn của ngân hàng bị chiếm dụng không thể tái đầu tư. Nợ quá hạn cũng đánh giá hiệu quả trong công tác sử dụng vốn.
Bảng 12: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh chênh lệch
2005
2006
2007
2006/2005
2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Nông nghiệp
1.043
56,59
3.343
73,59
2.324
60,46
2.300
220,52
-1.019
-30,48
- Ngắn hạn
1.030
55,89
2.549
56,11
1.701
44,25
1.519
147,48
-848
-33,27
- Trung hạn
13
0,71
794
17,48
623
16,21
781
6007,69
-171
-21,54
CN - TMDV
270
14,65
572
12,59
500
13,01
302
111,85
-72
-12,59
- Ngắn hạn
270
14,65
572
12,59
500
13,01
302
111,85
-72
-12,59
Ngành khác
530
28,76
628
13,82
1.020
26,53
98
18,49
392
62,42
- Trung hạn
530
28,76
628
13,82
1.020
26,53
98
18,49
392
62,42
Tổng
1.843
100
4.543
100
3.844
100
2.700
146,50
-699
-15,39
(Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm từ 2005 đến 2007)
Ghi chú: TM – CNDV: Thương mại – công nghiệp - dịch vụ
Hình 10: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN
Ghi chú: CN – TMDV: Công nghiệp – Thương mại dịch vụ
Nợ quá hạn ngành nông nghiệp:
Năm 2005 là 1.043 triệu đồng chiếm 56,59% tổng nợ quá hạn, trong đó ngắn hạn là 1.030 triệu đồng, trung hạn là 13 triệu đồng. Năm 2006 là 3.343 triệu đồng chiếm 73,59% tổng nợ quá hạn, tăng 2.300 triệu đồng tức tăng 220,52% so với năm 2005, trong đó ngắn hạn là 2.547 triệu đồng tăng 1.519 triệu đồng, trung hạn là 794 triệu đồng tăng 781 triệu đồng. Nguyên nhân là do dịch bệnh bùng phát trên diện rộng; vật nuôi bị dịch cúm gia cầm và lở mồm, long móng; người nuôi cá tra bị lỗ do không tìm được đầu ra; giá vật tư nông nghiệp tăng cao…gây thiệt hại cho người vay, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.
Năm 2007 là 1.701 triệu đồng chiếm 60,46% tổng nợ quá hạn, so với năm 2006 giảm 1.091 triệu đồng, tương ứng giảm 30,48%. Trong đó ngắn hạn là 1.701 triệu đồng giảm 848 triệu đồng, trung hạn là 623 triệu đồng giảm 171 triệu đồng so với năm 2006. Nợ quá hạn giảm là do ngân hàng chú trọng công tác thu nợ, khuyến khích người vay khắc phục khó khăn trả nợ đúng hạn. Cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các hộ vay thực hiện đúng mục đích vay vốn, chăm lo làm ăn, tạo nguồn thu nhập cho gia đình và có nguồn trả nợ cho ngân hàng. Tỷ trọng nợ quá hạn ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng trong tổng nợ quá hạn là do doanh số cho vay của ngành này chiếm tỷ trọng cao, mặt khác đây cũng là đối tượng cho vay gặp nhiều rủi ro vì phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và tình hình thay đổi của nền kinh tế.
Nợ quá hạn ngành công nghiệp – thương mại dịch vụ:
Nợ quá hạn ngành này chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nợ quá hạn, năm 2005 là 270 triệu đồng chiếm 14,65% tổng nợ quá hạn. Năm 2006 là 572 triệu đồng chiếm 14,65% tổng nợ quá hạn, so với năm 2005 tăng 320 triệu đồng, tương ứng tăng 111,85%. Năm 2007 là 500 triệu đồng chiếm 13,01% tổng nợ quá hạn, so với năm 2006 giảm 72 triệu đồng, tương ứng giảm 12,59%. Nợ quá hạn tăng là do tình hình biến động của nền kinh tế: giá nhiên liệu tăng, sự tác động của ngành nông nghiệp trong việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Một mặt là do nền kinh tế đang trong thời kỳ hội nhập, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và có khả năng loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Đến năm 2007 mặc dù nợ quá hạn giảm không đáng kể nhưng vẫn là một nỗ lực đáng kể của ngân hàng.
Nợ quá hạn ngành khác:
Năm 2005 là 530 triệu đồng chiếm 28,76% tổng nợ quá hạn, năm 2006 là 628 triệu đồng chiếm 13,82% tổng nợ quá hạn, so với năm 2005 tăng 98 triệu đồng, tương ứng tăng 18,49%. Năm 2007 là 1.020 triệu đồng chiếm 26,53% tổng nợ quá hạn, so với năm 2006 tăng 392 triệu đồng, tương ứng tăng 62,42%.
Nhìn chung nợ quá hạn tăng đều qua các năm, nguyên nhân là do những món cho vay xuất khẩu lao động, cho vay tiêu dùng cán bộ viên chức, cho vay tôn nền, sửa chữa nhà… hầu hết người vay dùng tiền vay cho việc tiêu dùng nên không chuẩn bị khả năng trả nợ của ngân hàng khi đến hạn.
4.2.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động sử dụng vốn
Bảng 13: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm
2005
2006
2007
1
Tổng dư nợ
triệu đồng
237.372
254.014
311.264
2
Dư nợ bình quân
triệu đồng
221.689
245.693
282.639
3
Tổng VHĐ
triệu đồng
120.312
122.089
150.628
4
Nợ quá hạn
triệu đồng
1.843
4.543
3.844
5
Doanh số cho vay
triệu đồng
326.529
347.714
471.241
6
Doanh số thu nợ
triệu đồng
297.270
331.072
413.991
7
Dư nợ/ VHĐ
lần
1,97
2,08
2,06
8
Nợ quá hạn/ Dư nợ
%
0,78
1,79
1,23
9
Vòng quay vốn TD (6/2)
vòng
1,34
1,35
1,46
10
Hệ số thu hồi nợ (6/5)
%
91,04
95,21
87,85
(Nguồn Bảng cân đối tài khoản chi tiết năm từ 2005 đến 2007)
Ghi chú: - VHĐ: vốn huy động
- TD: Tín dụng
4.2.5.1 Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động:
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này quá nhỏ hay quá lớn đều không tốt. Bởi lẽ, nếu chỉ tiêu này quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ số này quá nhỏ là biểu hiện của việc sử dụng vốn không hiệu quả - có thể gây khó khăn cho ngân hàng về mặt tài chính vì phải trả phần chi phí huy động vốn mà không có phần thu nhập từ lãi vay để bù đắp.
Năm 2005 bình quân cứ 1,97 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2006 vốn huy động giảm so với năm 2005, thể hiện 2,08 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sang năm 2007 vốn huy động có tăng nhưng không đáng kể, cụ thể 2,06 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia.
Qua số liệu trên cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng chưa đạt hiệu quả so với tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn vay ngày càng lớn của xã hội. Trong thời gian tới, ngoài việc chú trọng tăng trưởng dư nợ, ngân hàng cần phải gia tăng nguồn vốn huy động để hiệu quả đầu tư của vốn huy động càng cao hơn nữa.
4.2.5.2 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,78%, sang năm 2006 tăng lên 1,79%. Nguyên nhân tỷ lệ nợ quá hạn tăng là do tình hình thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến việc sản xuất và một số điều kiện khách quan làm cho ngân hàng không thu được nợ. Nhưng nhờ có những biện pháp xử lý khắc phục kịp thời và đúng đắn, tỷ lệ này đã giảm vào năm 2007 còn 1,23%. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn có tăng nhưng vẫn ở mức thấp và dưới mức cho phép của ngân hàng Nhà nước là 5%.
4.2.5.3 Vòng quay vốn tín dụng (Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân):
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Năm 2005 vòng quay vốn tín dụng là 1,34 vòng, năm 2006 là 1,35 vòng, đến năm 2007 là 1,46 vòng. Nhìn chung vòng quay vốn của ngân hàng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do các món vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp trong doanh số cho vay. Mặt khác là do ngân hàng ngày càng chú trọng trong công tác thu nợ nên tốc độ tăng của doanh số thu nợ nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ bình quân góp phần làm cho vòng quay vốn tín dụng tăng.
4.2.5.4 Hệ số thu hồi nợ (doanh số thu nợ trên doanh số cho vay):
Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng. Nhìn chung hệ số thu hồi nợ có nhiều biến động qua các năm: năm 2005 là 91,04%, năm 2006 tăng lên 95,21%, đến năm 2007 giảm xuống còn 87,85%. Tuy nhiên, sự biến động này không thể hiện sự kém hiệu quả trong công tác thu nợ của ngân hàng vì trong doanh số thu nợ có cả phần nợ quá hạn, mà nợ quá hạn phải thu năm 2005 và 2006 chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong doanh số thu nợ so với năm 2007.
Nhìn chung hiệu quả tín dụng Ngân hàng tương đối tốt. Nhưng trong tương lai Huyện Lấp Vò là nơi có đầy tiềm năng phát triển kinh tế, hoạt động kinh doanh dịch vụ, mua bán ngày càng phát triển nên thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Do đó, để có đủ sức cung cấp vốn cho khách hàng cũng như đủ sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn thì ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa để giữ vững vị trí của mình.
CHƯƠNG 5:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
5.1 TĂNG CƯỜNG VỐN HUY ĐỘNG
Chủ động đa dạng hoá các hình thức huy động vốn:
- Đẩy mạnh các hình thức tiết kiệm sẵn có như: đối với hình thức tiết kiệm truyền thống cần tiến hành rà soát lại thủ tục để rút ngắn thời gian phục vụ khách hàng, vận động các doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán. Khi khách hàng đến nhận tiền từ dịch vụ Western Union, cán bộ ngân hàng có thể tư vấn mời gọi khách hàng gửi tiền khi họ chưa có nhu cầu sử dụng.
- Mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng các hình thức huy động mới như: phát hành kỳ phiếu có khuyến mãi, tăng cường phát hành các loại giấy tờ có giá nhằm hạn chế vốn điều chuyển đến với lãi suất cao - để giảm chi phí cho ngân hàng.
- Khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối vối khách hàng có số dư tiền gửi cao và thường xuyên nhằm giữ chân khách hàng
Nâng cao chất lượng dịch vụ:
- Duy trì và củng cố mối quan hệ với kho bạc, công ty bảo hiểm, doanh nghiệp lớn… trên địa bàn để thu hút số dư tiền gửi, và giảm thu phí dịch vụ đối với các đối tượng này vì đây là những khách hàng có lượng giao dịch lớn và thường xuyên.
- Giữ mức lãi suất huy động ngang bằng với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn để tăng sức cạnh tranh.
- Do trình độ dân trí của phần lớn khách hàng còn thấp, cần thành lập tổ chăm sóc khách hàng để giải thích những thắc mắc và hướng dẫn thủ tục cho khách hàng, nhằm giảm tải công việc cho nhân viên khi vừa phải thực hiện nghiệp vụ, lại phải chăm sóc khách hàng góp phần nâng cao hiệu quả làm việc.
Không ngừng quảng bá thương hiệu và tăng uy tín cho ngân hàng bằng cách tài trợ cho các hoạt động thể thao trong Huyện, các chương trình của Hội nông dân, Hội Phụ nữ.
Đội ngũ nhân viên giao dịch phải luôn giữ phương châm “khách hàng là thượng đế”, lịch sự, vui vẻ và nhanh nhẹn trong thao tác nghiệp vụ, hạn chế sai sót trong công tác để tạo sự an tâm cho khách hàng.
5.2 TĂNG NHANH DOANH SỐ CHO VAY
- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư tín dụng vì hiện tại ngân hàng chỉ thực hiện cho vay từng lần theo món và đang mở rộng cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các khoản vay lớn. Ngân hàng nên mở rộng thêm hình thức cho vay lưu vụ, cho vay trả góp, cho vay đồng tài trợ vì hiện tại ngân hàng chỉ duyệt mức cho vay tối đa bốn tỷ đồng – tránh việc từ chối khách hàng vì món vay vượt mức cho phép... Làm được thế ngân hàng sẽ tăng được nguồn thu cũng như phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.
- Đơn giản hoá thủ tục vay vốn, rút ngắn thời gian phục vụ đối với một khách hàng. Tạo mối quan hệ tốt với các cơ quan, ban ngành có liên quan như: UBND xã, thị trấn, Phòng Tài nguyên môi trường trong công tác chứng thực nhằm giảm phiền hà cho khách hàng.
- Sử dụng lãi suất cho vay phù hợp với cơ chế thị trường cũng như sự cạnh tranh của các ngân hàng cùng địa bàn trên cơ sở đảm bảo thu nhập, an toàn vốn.
- Cần trang bị thêm phương tiện làm việc hiện đại cho cán bộ tín dụng, thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị này, để cán bộ tín dụng thực hiện công việc của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Cán bộ tín dụng phải luôn trao dồi nghiệp vụ, nắm bắt tình hình phát triển kinh tế ở địa phương cũng như nhu cầu vay vốn để kịp thời đáp ứng, trong công tác thẩm định cần hạn chế việc định giá quá cao hay quá thấp đối với tài sản đảm bảo để tránh rủi ro có thể xảy ra khi phát mãi tài sản này vì hiện tại mức giá trên thị trường rất biến động. Ngoài ra cán bộ tín dụng còn phải chủ động tìm đến khách hàng - nhất là các doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu vay vốn, nếu hiện tại họ không cần thì vẫn có thể họ sẽ tìm đến ngân hàng trong tương lai khi có nhu cầu.
- Quan tâm hơn nữa trong công tác thu hồi và xử lý nợ để hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả, đề ra những giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn như: hạn chế cho vay với những khách hàng đã từng để nợ quá hạn, khách hàng không chí thú làm ăn hoặc không có ý định trả nợ,…
- Thành lập tổ thẩm định chuyên trách để vừa đảm bảo công tác thẩm định khách quan, vừa giảm áp lực cho cán bộ tín dụng khi đảm nhiệm cả công tác cho vay, công tác thẩm định, công tác thu hồi và xử lý nợ.
CHƯƠNG 6:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, ngân hàng đã phấn đấu vươn lên và đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc Công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Với những cố gắng của mình, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lấp Vò đã thực sự góp phần vào công cuộc phát triển ở huyện nhà.
Trong công tác huy động vốn đã đạt được mức tăng trưởng đều hàng năm, mặc dù chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay của xã hội nhưng vẫn thể hiện sự nỗ lực không ngừng của ngân hàng.
Hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò đã đem lại nhiều kết quả thiết thực, khả quan. Tín dụng trong nông nghiệp giúp cho nông dân có vốn sản xuất, giúp nông dân tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống; vừa tạo thu hập cho ngân hàng, vừa góp phần tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hoá cho xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển, tăng thu nhập cho người dân.
Nhìn lại 3 năm phân tích, ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan, tổng vốn huy động, tổng doanh số cho vay, doanh số thu nợ tăng liên tục qua các năm. Điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng, công tác tín dụng luôn được chú trọng. Còn đối với dư nợ cho vay thì có hướng tăng trưởng liên tục qua các năm. Và vấn đề quan trọng không kém đó là tình hình nợ quá hạn, nợ quá hạn hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng tăng cao nhưng tỷ lệ nợ quá hạn đã được kiểm soát và giảm xuống đáng kể.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm phân tích đã dần phát triển thể hiện qua lợi nhuận của Ngân hàng ngày càng tăng và còn tăng hơn nữa trong tương lai. Đây là kết quả đạt được từ sự nỗ lực của các nhân viên trong ngân hàng, nội bộ đoàn kết nhất trí tạo nên sức mạnh để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
6.1 KIẾN NGHỊ
6.1.1 Đối với chính quyền địa phương:
- Chính quyền địa phương cần hỗ trợ ngân hàng hơn nữa trong công tác thu hồi nợ quá hạn, trong công tác xác nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng.
- Hướng nguồn vốn của ngân hàng vào các dự án trọng điểm, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.
- Điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp với mức giá thị trường, tạo điều kiện tăng nguốn vốn vay cho khách hàng một cách hợp lý.
- Toà án nhân dân Huyện tiếp tục hỗ trợ ngân hàng trong việc khởi kiện khách hàng, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành đấu giá, phát mãi tài sản thế chấp nhanh chóng nhằm giảm bớt thiệt hại cho ngân hàng.
6.1.2 Đối với NHNo & PTNT tỉnh Đồng Tháp:
- Giao cho Giám đốc chi nhánh quyền chủ động trong việc thực thi lãi suất phù hợp với mặt bằng lãi suất trên địa bàn.
- Tăng mức duyệt cho vay đối với chi nhánh vì hiện tại nền kinh tế ở địa phương đã phát triển đáng kể, các doanh nghiệp trong lĩnh sản xuất lương thực đang hướng đến thị trường xuất khẩu nên cần khoản đầu tư vốn rất lớn.
- Tăng chỉ tiêu biên chế cán bộ tín dụng cũng như cán bộ kế toán để chi nhánh khắc phục tình trạng quá tải hiện nay.
- Sớm lắp đặt các máy ATM để thuận tiện cho chi nhánh trong việc vận động khách hàng mở thẻ, và tạo thói quen thanh toán qua ngân hàng, góp phần thu hút vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế.
6.1.3 Đối với NHNo & PTNT huyện Lấp Vò:
- Tăng cường khả năng huy động vốn để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn vay của nền kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc về nguồn vốn từ ngân hàng cấp trên, góp phần giảm chi phí.
- Mở rộng cho vay các thành phần kinh tế, không tập trung quá nhiều vào nông nghiệp nhằm phân tán rủi ro.
- Trang bị thêm trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác.
- Cải thiện hơn nữa công tác chăm sóc khách hàng: tăng cường tính chuyên nghiệp trong giao tiếp, tạo hộp thư góp ý tiếp thu ý kiến của khách hàng để nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của khách hàng cũng như khắc phục kịp thời những yếu kém nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
- Do diện tích mặt bằng hạn chế nên nơi đậu xe cho khách hàng cũng là điều đáng quan tâm, cần có người trông coi và sắp xếp nơi đậu xe để khách hàng thuận tiện trong việc đi lại cũng như an tâm trong lúc giao dịch với ngân hàng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.doc