LỜI MỞ ĐẦU
Đại hội IX của đảng đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001- 2010 được gọi là “chiến lược đẩy mạnh CNH-HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Để đạt được mục tiêu CNH-HĐH trước tiên đảng và nhà nước phải coi trọng phát triển công nghiệp. Công nghiệp được coi là ngành chủ đạo của nền kinh tế, điều này được thể hiện ở vai trò của nó trong việc:Cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế ,tác động vào sản xuất nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển, cung cấp hàng tiêu dùng cho đời sống nhân dân, góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và là một hình mẫu về tổ chức sản xuất.
Một trong các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp là chúng ta phải quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu chế suất nhằm huy động và phát huy những thế mạnh của vùng vừa tạo đà thu hút vốn và khoa học kỹ thuật bên ngoài.
Sau một thời gian thực tập tại sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh em đã nhận thấy các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên mô hình khu công nghiệp vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định.Do đó em đã chọn đề tài nghiên cứu:“Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Thực trạng và giải pháp” để tìm ra những hạn chế bất cập và các giải pháp kèm theo, nhằm phát triển các khu công nghiệp, từ đó tạo đà phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần vào công cuộc CNH-HĐH đất nước.
+ Đề tài nghiên cứu gồm 3 phần:
- Phần một: Lý luận về phát triển khu công nghiệp.
- Phần hai: Đánh giá thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh thời gian qua.
- Phần ba: Những giải pháp nhằm phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP 4
1. Khái niệm KCN 4
2. Phân loại KCN: Phân thành ba nhóm 4
3. Tác động của phát triển KCN đến phát triển kinh tế. 7
3.1. Tác động tích cực. 7
3.2. Tác động tiêu cực. 9
4. Sự cần thiết phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 10
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH THỜI GIAN QUA 12
I. Tiền năng và nguồn lực phát triển khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 12
1.Vị trí địa lý. 12
2. Tài nguyên thiên nhiên. 13
2 1. Tài nguyên đất: 13
2.2. Tài nguyên khoáng sản. 13
2.3. Tài nguyên rừng: 14
3. Đặc điểm khí hậu: 14
4. Về đặc điểm thuỷ văn: 15
5.Dân số và lao động: 15
6.Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh: 15
6.1. Kinh tế: 15
6.2. Văn hoá - xã hội: 17
7. Đánh giá tổng hợp những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến phát triển khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: 18
7.1. Những thuận lợi 18
7.2 Khó khăn: 18
II. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: 19
1. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: 19
1.1. Sự hình thành KCN Tiên Sơn. 19
1.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên và giao thông. 19
1.1.2.Cơ sở hạ tầng và dịchvụ KCN. 20
1.2. Sự hình thành KCN Quế Võ. 23
1.2.1. Giới thiệu tổng quan. 23
1.2.1.1. Vị trí và giao thông. 24
1.2.1.2. Cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại. 25
1.2.1.3. Hệ thống thông tin liên lạc: 26
1.2.2.Chính sách ưu đãi đầu tư. 26
1.3. Sự hình thành KCN Yên Phong. 27
1.4. Sự hình thành KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn 28
2. Thực trạng hoạt động các khu công nghiệp ở Bắc Ninh hiện nay: 31
2.1. Cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp: 31
2.2. Khả năng thu hút đầu tư trong các Khu công nghiệp: 32
2.3. Thực trạng về lao động KCN : 35
2.3.1. Về cơ cấu lao động: 35
2.3.2. Công tác tuyển và sử dụng lao động địa phương và lao động ngoại tỉnh. 36
2.4. Thực trạng về giá thuê đất. 39
2.5. Thực trạng môi trường các Khu công nghiệp: 39
2.4.1.Hệ thống xử lý nước thải tập trung: 40
2.4.3. Tính chất nước thải: 41
2.4.4. Nguồn tiếp nhận nước thải: 42
III. Đánh giá sự phát triển của các KCN tỉnh Bắc Ninh: 43
1. Đánh giá tác động các KCN đến nền kinh tế của Bắc Ninh nói chung: 43
1.1 Những tác động tích cực: 43
1.1.1 Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. 43
1.1.2. Tác động đến quá trình hoàn thiện cơ chế chính sách. 44
1.1.3.Tác động phát triển hệ thống hạ tầng và thúc đẩy sự phát triển các loại hình dịch vụ. 44
1.2. Những tác động tiêu cực: 44
1.2.1 Phát triển các KCN dẫn đến hiện tượng di dân tự do. 44
1.2.2. Sự phát triển các KCN dẫn đến ô nhiễm môi trường. 44
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH 45
I. Các giải pháp nhằn phát triển các khu công nghiệp Bắc Ninh trong thời gian tới 45
1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch các KCN: 45
2. Các giải pháp thu hút đầu tư 45
2.1 Chuyển hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào hạ tầng KCN tạo đà tăng tốc phát triển các KCN Bắc Ninh: 45
2.2 Tạo sự đột phá trong thu hút đầu tư: 47
3.Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi 49
4. Giải pháp xúc tiến đầu tư: 49
4.1 Khái quát về môi trường đầu tư tỉnh Bắc Ninh 49
4.2 Các giải pháp xúc tiến đầu tư. 51
5. Tạo nguồn lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động: 53
5.1. Công tác đào tạo nguồn lao động: 53
5.1.1. Hệ thống cơ sở dạy nghề trong tỉnh 53
5.1.2. Công tác dạy nghề. 53
5.1.3. Chất lượng dạy nghề: 54
5.1.4. Tính phù hợp với KCN 54
5.2. Phân cấp, phân công loại hình đào tạo 54
5.3. Mô hình đào tạo: thực hiện mô hình Trường - Nhà đầu tư - Nhà nước. 56
5.4. Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động: 56
5.4.1. Nhà ở cho người lao động 56
5.4.2. Nâng cao đời sống cho người lao động. 60
6.Giải pháp về bảo vệ môi trường. 60
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 64
82 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3829 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đô thị - HUD (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư KCN Thuận Thành 1; Công ty Cổ phần đầu tư Trung Quý - Ninh Thuận và Công ty Khai Sơn chủ đầu tư KCN Thuận Thành 3. Công ty TNHH liên doanh KCN Việt Nam - Singapore chủ đầu tư KCN VSIP Bắc Ninh. Đặc biệt đầu tháng 12/2007 sẽ diễn ra Lễ khởi công KCN VSIP Bắc Ninh với sự chứng kiến của Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và Singapore.
Nếu như từ năm 1998-2006 có 04 KCN được thành lập và đi vào hoạt động, đó là: Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong 1, Đại Đồng - Hoàn Sơn. Từ cuối năm 2006 và đặc biệt năm 2007 tình hình đầu tư hạ tầng KCN vào Bắc Ninh rất khởi sắc. UBND tỉnh đã có văn bản giao các chủ đầu tư các KCN như: Tập đoàn ORIX (Nhật Bản) làm chủ đầu tư hạ tầng KCN Yên Phong 2; Tập đoàn Foxconn (Hon Hai) làm chủ đầu tư KCN Đại Kim; Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư KCN Thuận Thành 1; Công ty Cổ phần đầu tư Trung Quý - Ninh Thuận và Công ty Khai Sơn chủ đầu tư KCN Thuận Thành 3. Công ty TNHH liên doanh KCN Việt Nam - Singapore chủ đầu tư KCN VSIP Bắc Ninh. Đặc biệt đầu tháng 12/2007 sẽ diễn ra Lễ khởi công KCN VSIP Bắc Ninh với sự chứng kiến của Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và Singapore.
Ngoài ra còn có rất nhiều nhà đầu tư khác đăng ký đầu tư hạ tầng vào các KCN Bắc Ninh dự kiến phát triển.
Nếu như trước năm 2007 đầu tư hạ tầng là các doanh nghiệp trong nước thì đến năm 2007 Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã hướng vào các nhà đầu tư nước ngoài là những tập đoàn lớn. Điều này mở ra cơ hội mới trong việc thu hút đầu tư các dự án thứ cấp vào các KCN Bắc Ninh.
Năm 2007 Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 05 dự án đầu tư hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.065 tỷ đồng và 80 triệu USD. Đó là: KCN Quế Võ 2 (490 tỷ đồng), KCN Quế Võ mở rộng (583 tỷ đồng), KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn (553 tỷ đồng), KCN Thuận Thành 3 (438 tỷ đồng), KCN, đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh (80 triệu USD).
Công tác quy hoạch các KCN Bắc Ninh luôn được điều chỉnh, bổ sung để đáp ứng với tình hình mới. Hiện nay Bắc Ninh đã quy hoạch 17 KCN, đô thị với tổng diện tích hơn 10.000 ha đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Như vậy với việc Việt Nam ra nhập WTO, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tăng nhanh, với vị trí địa lý thuận lợi và chiến lược phát triển đúng đắn cùng với sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh có thể coi là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015
2.2 Tạo sự đột phá trong thu hút đầu tư:
Từ ngày 2/8/07 đến ngày 8/8/07, Chủ tịch UBND Tỉnh Bắc Ninh đã dẫn đầu đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc, với chương trình công tác được chẩn bị kỹ càng đoàn công tác đã tiếp xúc thành công với gần một nghìn doanh nghiệp Hàn Quốc. Để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về Bắc Ninh. Ngay sau đó, ngày 13/8/07 đến ngày 15/8/07 đồng chí Chủ tịch UBND Tỉnh Bắc Ninh và đồng chí Trưởng ban Ban Quản lý các Khu Công Nghiệp Bắc Ninh đã tham gia đoàn tháp tùng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm chính thức Singapore.
luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Tỉnh Bắc Ninh cũng có rất nhiều khởi sắc, từ cuối năm 2006 đã có nhiều tập đoàn xuyên quốc gia với tiềm năng tài chính mạnh đến tìm hiểu đầu tư. Hiện nay đã có các tập đoàn lớn quyết định đầu tư tại Bắc Ninh như tập đoàn: IGS của Hàn Quốc, tập đoàn ORIX của Nhật Bản, Tập đoàn Hồng Hải của Đài Loan, và công ty Liên doanh TNHH Khu Công Nghiệp Việt Nam- Singapore (VSIP).
Tiếp sức cho làn sóng đầu tư đó, từ ngày 2/8/07 đến ngày 8/8/07, Chủ tịch UBND Tỉnh Bắc Ninh đã dẫn đầu đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc, với chương trình công tác được chẩn bị kỹ càng đoàn công tác đã tiếp xúc thành công với gần một nghìn doanh nghiệp Hàn Quốc. Để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp về Bắc Ninh. Ngay sau đó, ngày 13/8/07 đến ngày 15/8/07 đồng chí Chủ tịch UBND Tỉnh Bắc Ninh và đồng chí Trưởng ban Ban Quản lý các Khu Công Nghiệp Bắc Ninh đã tham gia đoàn tháp tùng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sang thăm chính thức Singapore. Trong chuyến công tác này Thủ Tướng hai nước đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng về hợp tác kinh tế, trong đó có việc triển khai Khu Công Nghiệp và Đô thị VSIP tại Bắc Ninh, với quy mô 700 ha. Đồng thời đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận đầu tư của 10 dự án với tổng số vốn đầu tư 185 triệu USD trên diện tích đất 95 ha tại Khu Công Nghiệp VSIP.
Có thể nói đây là sự thành công bước đầu rất quan trọng góp phần đưa Tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Bắc Ninh lần thứ 17.
Vì vậy, các chủ đầu tư cần bám sát vào các nội dung đó trong Quy hoạch chi tiết các Khu Công Nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình triển khai nếu cần có sự điều chỉnh thì yêu cầu các chủ đầu tư phải tiến hành các trình tự để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở cho việc quản lý Quy hoạch được tốt hơn.
Mặt khác, về phía cơ quan quản lý là Phòng Quản lý Quy hoạch của Ban Quản lý cần tăng cường công tác quản lý về Nhà nước trong các Khu Công Nghiệp, đồng thời hoàn thiện nội dung và nhiệm vụ công tác quản lý để đáp ứng với mô hình KCN- Đô thị. Trong thời gian tới, một mặt cần củng cố về tổ chức và cơ cấu lại phòng Quản lý Quy hoạch nhằm đáp ứng với nhiệm vụ mới theo hướng chuyên nghiệp hóa các nghiệp vụ quy hoạch. Mặt khác, cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra phát hiện kịp thời và giải quyết ngay. Có như vậy thì công tác quản lý Quy hoạch mới đáp ứng yêu cầu đề ra.
3.Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
Thực hiện Luật ĐTNN tại Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 12/11/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2002/QH10 và nhiệm vụ phát triển kinh tế đối ngoại trong thời gian tới; tỉnh Bắc Ninh đã chuẩn bị các điều kiện về đất đai, lao động, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cải cách các thủ tục hành chính về đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại Bắc Ninh.
4. Giải pháp xúc tiến đầu tư:
4.1 Khái quát về môi trường đầu tư tỉnh Bắc Ninh
Thực hiện Luật ĐTNN tại Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 12/11/1996 và Luật sửa đổi, bổ sung, một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2002/QH10 và nhiệm vụ phát triển kinh tế đối ngoại trong thời gian tới; tỉnh Bắc Ninh đã chuẩn bị các điều kiện về đất đai, lao động, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cải cách các thủ tục hành chính về đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư tại Bắc Ninh.
- Hình thành và phát triển mạnh hai khu công nghiệp tập trung Tiên Sơn và Quế Võ với tổng diện tích 796ha (khu công nghiệp Tiên Sơn 600 ha; Khu công nghiệp Quế Võ 196 ha), đã có 46 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký là 174,5 triệu USD và 1.264,2 tỷ VNĐ. Một số dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tỉnh đã quy hoạch 18 cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, trong đó 4 cụm công nghiệp chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, sẵn sàng mời đón các nhà đầu tư vào thực hiện đầu tư.
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 2588924 triệu đồng, tăng hơn 23% so với năm 2000. Số doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh là 47, trong đó doanh nghiệp trung ương: 16, doanh nghiệp địa phương: 31. Doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước (năm 2001) là 2594447 triệu đồng. Số doanh nghiệp ngoài quốc doanh 525 (bao gồm công ty TNHH: 327, công ty cổ phần: 19, doanh nghiệp tư nhân: 179). Vốn đăng ký của các doanh nghiệp: 1.235.626 triệu đồng. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 12 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký theo giấy phép cấp là 154.138.000 USD.
Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), các hợp tác xã thương mại và hộ kinh doanh cá thể. Về kinh doanh nội địa: Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường xã hội tăng bình quân 13,5% từ năm 1997-2001, năm 2001 đạt 1.765 tỷ đồng, ước năm 2002 đạt 2,100 tỷ đồng. Về kinh doanh xuất nhập khẩu: năm 1997 kim ngạch xuất khẩu địa phương đạt 11,7 triệu USD; năm 1998 đạt 31 triệu USD; năm 1999 đạt 29,6 triệu USD; năm 2000 đạt 49,8 triệu USD; năm 2001 đạt 38,8 triệu USD; năm 2002 ước đạt 39,3 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 23% năm (1997 - 2001), năm 2002 ước đạt 55 tr iệu USD.
Tỉnh Bắc Ninh thực hiện cơ chế "Một cửa" trong quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài theo quy định của Nhà nước. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Tại các cơ quan đầu mối, các nhà đầu tư sẽ được giúp đỡ, cung cấp các thông tin, giải quyết công việc có liên quan với thủ tục đơn giản và thời gian nhanh nhất.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có Quyết định số 60/2001/QĐ-UB ngày 26/6/2001 ban hành Quy định ưu đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 104/2002/QĐ-UB ngày 30/8/2002 của UBND tỉnh Bắc Ninh bổ sung một số điều của Quy định ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tại Quyết định 60/2001/QĐ-UB. Ngoài các chế độ chính sách ưu đãi quy định tại Luật khuyến khích đầu tư đến Bắc Ninh thực hiện đầu tư còn được hưởng các chế độ ưu đãi của tỉnh quy định.
Căn cứ quy mô đầu tư, vị trí, địa điểm đầu tư, loại hình đầu tư, các nhà đầu tư được hưởng các chế độ ưu đãi về:
- Ưu đãi về giá cho thuê đất; miễn, giảm và thời hạn nộp tiền thuê đất
- Được hỗ trợ tiền đền bù thiệt hại về đất khi giải phóng mặt bằng
- Hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp
- Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động địa phương
Ngoài những ưu đãi trên, UBND tỉnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để đầu tư; ưu đãi cho thành lập doanh nghiệp chế xuất trong KCN; ưu đãi cho các doanh nghiệp thành lập mới và di dời vào khu công nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về xúc tiến thương mại, khai thác thị trường...
4.2 Các giải pháp xúc tiến đầu tư.
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, phát huy những ưu điểm, lợi thế, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
- Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vào một số vùng trọng điểm cần định hướng đầu tư.
- Đẩy mạnh tuyên truyền về môi trường và cơ hội đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài nắm bắt các thông tin cần thiết và tiếp súc trao đổi về dự án đầu tư.
- Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công tác theo dõi, quản lý dự án. Tăng cường mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương trong việc xúc tiến các dự án đầu tư vào tỉnh.
- Hoàn thiện về thể chế và có những hướng dẫn cụ thể liên quan đến công tác tổ chức theo dõi các dự án.
- Xây dựng và công bố danh mục dự án gọi vốn ĐTNN tỉnh Bắc Ninh là bước cụ thể hoá và là một phần của công tác quy hoạch thu hút đầu tư nước ngoài. Chuẩn bị đầy đủ và chu đáo các thông tin về đối tác của tỉnh và dự án kêu gọi đầu tư.
- Đã thành lập trung tâm thông tin - tư vấn xúc tiến đầu tư giúp các doanh nghiệp trong giai đoạn chuẩn bị dự án như xác định dự án, nghiên cứu khả thi, thẩm định và phê duyệt. Có hướng dẫn rõ ràng và cụ thể giúp cho quá trình sàng lọc các nghiên cứu khả thi và các báo cáo thẩm định.
- Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư trên các diễn đàn trong nước và nước ngoài dưới các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp, bằng các phương tiện tuyên truyền khác nhau như: đài, báo, sách hướng dẫn, internet... Đẩy mạnh vận động đầu tư một cách chủ động theo các chương trình, dự án.
Khai thác triệt để những tiềm năng và lợi thế sẵn có, kết hợp với việc vận dụng những chính sách và cơ chế khuyến khích đầu tư của tỉnh; Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước đang thực hiện trên địa bàn tỉnh đã khẳng định cơ chế chính sách của tỉnh ban hành là đúng đắn. Hai khu công nghiệp tập trung Tiên Sơn và Quế Võ cùng các cụm công nghiệp làng nghề đã, đang được xây dựng và tiếp tục kêu gọi đầu tư sẽ làm cho quá trình thu hút đầu tư trở nên sôi động, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.
5. Tạo nguồn lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động:
5.1. Công tác đào tạo nguồn lao động:
5.1.1. Hệ thống cơ sở dạy nghề trong tỉnh
Hiện nay, trên toàn tỉnh có 10 cơ sở đào tạo nghề (5 trường, 4 trung tâm dịch vụ việc làm, 1 trung tâm dạy nghề cấp huyện).Các cơ sở dạy nghề ngày càng dược củng cố cả về quy mô, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên. Trong đó, Trường Công nhân Kỹ thuật Bắc Ninh đã được Tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hột đầu tư và được công nhận là trường trọng điểm của khu vực. Có thể nói, trong những năm qua quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo công lập ngày càng tăng, chất lượng đào tạo được nâng lên, các hình thức đào tạo, ngành nghề đào tạo ngày càng đa dạng, phong phú, nhưng chương trình đào tạo chưa được cải tiến sát với thực tế, để đáp ứng nhu cầu thị trường về lao động.
5.1.2. Công tác dạy nghề.
Trong những năm qua, công tác dạy nghề đã được xã hội hoá mạnh và được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo với nhiều hình thức như: đào tạo nghề dài hạn, ngắn hạn, tập huấn truyền nghề, kèm cặp… Tỉnh cũng đã có những chính sách về công tác đào tạo nghề như: Khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia đào tạo nghề; khuyến khích các doanh nghiệp tuyển lao động vào để đào tạo trước khi sử dụng. Tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trường CNKT và một số cơ sở dạy nghề của tỉnh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đồng thời xây dựng qui hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề giai đoạn 2001-2010 để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tỉnh cũng đã bước đầu triển khai công tác dạy nghề cho nông dân trong tỉnh để có nguồn lao động đi trước, đón đầu cung ứng cho các doanh nghiệp.
5.1.3. Chất lượng dạy nghề:
Các cơ sở đào tạo ngày càng được đầu tư cả về số lượng và chất lượng, các hình thức đào tạo ngày càng được đa dạng, phong phú. Tuy nhiên quy mô đào tạo còn nhỏ, chủ yếu đào tạo theo chỉ tiêu được giao, không căn cứ vào nhu cầu thực tế, chưa đa dạng hoá các nội dung và chương trình đào tạo để thích ứng với nhu cầu và cấp độ khác nhau của người lao động.
Thời gian qua, việc đào tạo đang chưa theo kịp thực tế phát triển của các KCN, đặc biệt là đào tạo công nhân kỹ thuật. Trong số lao động của địa phương chỉ có 21% đã qua các trường đào tạo nghề, còn lại là các lao động do chính các doanh nghiệp tự đào tạo. Có một thực tế là có công nhân được đào tạo qua các trường nghề không đáp ứng được trình độ đòi hỏi của KCN bởi các trang thiết bị của nhà trường nghề đã quá lạc hậu không theo kịp quá trình phát triển. Hiện nay, vẫn còn có những Trung tâm, Trường tiến hành việc đào tạo các chuyên ngành không phù hợp với các chuyên ngành trong KCN như Trường công nhân xây dựng, Trường công nhân hoá chất-mỏ, dẫn đến phải đào tạo lại tại các doanh nghiệp trong KCN.
5.1.4. Tính phù hợp với KCN
Thực tế tuyển dụng tại các doanh nghiệp cho thấy: thừa các chuyên ngành kinh tế, khoa học xã hội và lao động phổ thông trong khi đó lại thiếu lực lượng công nhân lành nghề như cơ điện, cơ khí, điện tử; m?t số ngành nghề như: chế tạo khuôn mẫu, tự động hoá, hàn nâng cao, sơn … các cơ sở chưa đào tạo được nên doanh nghiệp phải tìm lao động tại các trường đào tạo nghề ở tỉnh khác hoặc phải tự đào tạo
5.2. Phân cấp, phân công loại hình đào tạo
Đối với lao động phổ thông: Đây là lực lượng chiếm số đông tới 60% chưa được quan tâm chăm sóc và đào tạo. Do tỉnh quản lý công tác đào tạo; tỉnh có thể giao cho đơn vị tham mưu, giúp tỉnh quản lý về lao động (Sở LĐ TB&XH, Ban quản lý các KCN) tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn. Mô hình này hiện nay đã và đang được áp dụng tại tỉnh Bắc Ninh, là kết quả triển khai của đề tài khoa học "Các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân cư các vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển các KCN tập trung và Đô thị tại tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới” do BQL KCN chủ trì đã mở các lớp “đào tạo cơ bản về Pháp luật lao động và kỹ năng trả lời phỏng vấn tuyển dụng”, bước đầu đã đào tạo cho hơn 1.000 lao động và đạt được những kết quả khả quan tỷ lệ trúng tuyển cao. Mặt khác nên gắn vào công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh PTTH. Nội dung, chương trình linh hoạt cho từng tỉnh hoặc khu vực để sau khi tốt nghiệp có thể tham gia lao động ngay tại các KCN của địa phương.
- Đối với lao động kỹ thuật: Cần đa dạng hoá các loại hình đào tạo, nâng cấp các cơ sở đào tạo cả về số lượng nhưng phải yêu cầu cao hơn và thực tế hơn về chất lượng. Các chương trình dạy học áp dụng thực hành nhiều hơn để các lao động quen dần với các dây truyền công nghệ hiện đại. Từ định hướng phát triển các ngành nghề ưu tiên của tỉnh, mà đặt hàng với các trường đào tạo nghề để ưu tiên đào tạo các ngành đó.
- Lao động có trình độ (cao đẳng, đại học trở lên): do trung ương quản lý, có những kiến nghị để các trường đại học, cao đẳng nâng cao trình độ của sinh viên trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt là khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng giao tiếp, đàm phán đặc biệt là kỹ năng mô tả công việc để thực hiện mục tiêu. Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
Điểm chung cho cả 03 nhóm trên là phải chú trọng vào kỹ năng lao động; có trình độ chưa hẳn đã giỏi về kỹ năng; kỹ năng giỏi chỉ khi được thực hành, tiếp xúc nhiều với công việc thực hành. Đây cũng là điểm yếu của nền giáo dục nước ta khi chỉ chú trọng về lý thuyết, không đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiếu cơ hội cho sinh viên được thực hành nhiều
5.3. Mô hình đào tạo: thực hiện mô hình Trường - Nhà đầu tư - Nhà nước.
+ Trường học đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp;
+ Nhà nước định hướng ưu tiên lao động chuyển đổi và tạo lập hành lang pháp lý;
+ Doanh nghiệp cam kết sử dụng lao động và trợ giúp công tác thực hành.
Để cụ thể hoá một mô hình, có thể thí điểm việc giao cho Ban quản lý các Khu công nghiệp thành lập Trung tâm đào tạo nghề với sự tham gia của các doanh nghiệp dưới dạng góp vốn bằng tiền và cơ sở vật chất kỹ thuật. Các kỹ sư, chuyên viên giỏi của các Doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp có thể tham gia giảng dạy để đào tạo chuyên gia, công nhân lành nghề theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.
5.4. Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động:
5.4.1. Nhà ở cho người lao động
Trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp nhất là nguồn lực đất đai, vốn. Để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì việc phát triển các Khu công nghiệp tập chung là một trong những nhân tố quan trọng. Các Khu công nghiệp có lợi thế trong việc tạo ra điều kiện, thể chế và môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư, sử dụng vốn, công nghệ, trình độ quản lý cao, vừa phát huy tốt nội lực vừa huy động ngoại lực có hiệu quả, gia tăng xuất khẩu và giải quyết việc làm cho người lao động đem lại hiệu quả kinh tế -xã hội cao. Tuy nhiên, các KCN phát triển là nơi tập trung đông người, vấn đề nhà ở cho người lao động làn việc trong các KCN theo đó cũng ngày càng trở nên bức xúc.
Tính đến 31/12/2006 Tỉnh Bắc Ninh có 04 khu công nghiệp tập trung đã vận hành (KCN Tiên Sơn; KCN Quế Võ; KCN Đại Đồng Hoàn Sơn; KCN Yên Phong) và khu liền kề KCNQuế Võ, khu phát triển Quế Võ, khu Tân Hồng Hoàn Sơn với tổng diện tích 1512, 63ha. Ngày 21/8/2006 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt quy hoạch các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trong đó có các KCN Bắc Ninh bao gồm: KCN Lam Sơn -Hạp Lĩnh 200 ha; KCN Yên PhongII 300ha. KCN Quế Võ II 200 ha các khu đều đã có chủ đầu tư hạ tầng đăng ký. Tiếp tục mở rộng(Quế Võ 300ha; Tiên Sơn 100ha; Đại Đồng-Hoàn Sơn 300 ha. Các KCN ở Bắc Ninh có đóng góp to lớn trong việc thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tính đến hết năm 2006 các KCN Bắc Ninh đã cấp giấy phép đầu tư cho 207 dự án với tổng số vốn đăng ký quy đổi 926, 65 triệu USD, trong đó có 59 dự án đẩu tư nước ngoài, thu hút hơn 12 ngàn lao động làm việc tại các khu công nghiệp trong đó lao động là nữ chiếm 65%. Do vậy vấn đề nhà ở cho người lao động làm việc trong các KCN tập trung ở Bắc Ninh phải được đặt gia cần được quan tâm trong phát triển bền vững các KCN
Hiện nay, khi quy hoạch các khu công nghiệp Bắc Ninh có chủ trương đồng thời cho quy hoạch khu chung cư, dịch vụ hoặc khu đô thị mới phục vụ khu công nghiệp cụ thể: (KCN Tiên Sơn có 28 ha, KCN Quế Võ 120 ha, KCN Yên phong 200 ha làm khu đô thị). Song việc triển khai xây dựng các khu đô thị rất chậm, hiện tại chỉ có khu công nghiệp Tiên Sơn đang triển khai xây dựng bao gồm khu nhà vườn, khu nhà liền kề, khu chung cư và các khu dịch vụ khác. Qua khảo sát khu đô thị Tiên Sơn về cơ bản không có người lao động thuê với nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân giá cho thuê căn hộ cao so với thu nhập của người lao động. Một căn hộ chung cư tại khu công nghiệp Tiên Sơn diện tích 24m2 giá từ 500. 000 đến 600. 000đ/ tháng. Trong khi giá thuê nhà tại các khu vực xung quanh KCN do người dân dựng lên bình quân 50. 000đ/người/tháng nhưng một thực trạng cho thấy:
- Nhà ở cho người lao động thuê là những dãy nhà, phòng trọ do người dân dựng lên một cách tự phát, tạm bợ. Hầu hết các phòng trọ có diện tích rộng khoảng từ10-15m2, cho 3-5 người ở. Mái lợp fibro-xi măng cao khoảng 2, 5-3m trời nắng thì như lò nung, trời mưa thì dột ẩm thấp, có những căn nhà không có giường chỉ có tấm phản trải ra nền nhà làm nơi ngủ nghỉ, điện nước sinh hoạt thiếu thốn không đảm bảo tiện nghi sinh hoạt tối thiểu, ở và đi lại chật hẹp, không hợp vệ sinh, giá cả và thời gian thuê không ổn định. Việc ở, sinh hoạt và đi lại trong các khu nhà này gây rất nhiều khó khăn và ảnh hưởng dến chất lượng làm việc và khả năng tái sản suất sức lao động của công nhân.
- Tốc độ phát triển các khu công nghiệp tỷ lệ thuận gia tăng lao động tại các khu vực nay, thì các khu nhà trọ tạm bợ trên cũng đang gia tăng rất mạnh. Song cũng không đáp ứng được nhu cầu thuê nhà với giá rẻ của công nhân mỗi khi có các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động và tiếp tục tuyển dụng thêm lao động mới. Vì quỹ đất của các hộ dân quanh khu công nghiệp cũng có hạn, không thể xây thêm mãi được. Đây là một bài toán khó đối với các khu công nghiệp nói riêng, các cấp chính quyền tỉnh Bắc Ninh nói chung.
Từ các nguyên nhân do cung không đủ cầu, đã nẩy sinh mâu thuẫn chủ nhà cho thuê ép giá, nếp sống sinh hoạt của làng quê thay đổi, tệ nạn xã hội gia tăng, công nhân đến thuê nhà không đăng ký tạm chú với chính quyền địa phương nơi có khu công nghiệp dẫn đến khó kiểm soát. Sự va chạm giữa công nhân với thanh niên địa phương làm mất an ninh trật tự trong khu vực.
- Tiền thuê nhà luôn là gánh nặng đối với công nhân trong KCN nhất là lao động trẻ ngoài tỉnh. Với mức thu nhập nói trên họ chỉ có thể dành ra 10-15% để thuê nhà. Để có việc làm, có thu nhập đảm bảo cho các chi phí khác cho cuộc sống và còn lại một phần tiết kiệm, buộc họ phải chấp nhận ở tại các căn nhà tồi tàn, tạm bợ thiếu điều kiện sống tối thiểu, thiếu thông tin, không có sách, báo, ti vi, thiếu cả thời gian nghỉ ngơi bởi vì thơi gian làm việc của các doanh nghiệp bình quân từ10-12h/ca trừ các đơn vị làm theo giờ hành chính.
Có thể nói, thị trường nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp đang bị thả nổi, do cầu đang gia tăng mà cung không đáp ứng đủ cả số lượng và chất lượng. Nếu tình trạng trên cứ để kéo dài không sớm được cải thiện rất có thể gây nên những vẫn đề phức tạp gây mất an ninh trật tự tại các KCN và xung quanh KCN, làm giảm uy tín môi trường đầu tư đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Một số giải pháp đề suất nhà ở cho người lao động trong các khu công nghiệp tập trung ở Bắc Ninh
Giải quyết nhà ở cho người lao động nói trung, công nhân trong các khu công nghiệp nói riêng là một trong những nhiệm vụ được Đảng và nhà nước quan tâm. Ngày 29 tháng 11 năm 2005Quốc hội khoá XI biểu quyết thông qua Luật nhà ở và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 trong đó đã quy định công nhân trong các khu công nghiệp có thu nhập thấp là một trong những đối tượng được ưu tiên thuê, mua nhà ở xã hội. Đây là một chính sách quan trọng để hầu hết người có thu nhập thấp và khó khăn về nhà ở có điều kiện cải thiện chỗ ở. Tuy vậy, để chính sách áp dụng vào thực tiễn là cả một vấn đề, mặt khác các chủ đầu tư của các khu đô thị họ tập trung đầu tư xây dựng các khu nhà vườn, biệt thự, nhà liền kề để bán và cho thuê đối tượng là những người có nhiều tiền, Còn các khu chung cư cao tầng cho thuê giá rẻ chủ đầu tư ít nhằm tới, mục đích của doanh nghiệp là thu lợi nhuận tối đa. Hơn nữa trong giai đoạn hiện nay nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc giải quyết vấn đề nhà ở cũng phải tính đến yếu tố thị trường. Nhưng với nhà ở cho công nhân nhất là công nhân trong các khu công nghiệp ngoài yếu tố thị trường cần kết hợp nhiều yếu tố khác. Trong đó vấn đề xã hội đảm bảo quyền lợi cho người lao động phải được đồng thời quan tâm giải quyết theo các hướng sau:
Một là, khi quy hoạch xây dựng KCN đồng thời quy hoạch khu chung cư dịch vụ tương ứng. Hình thức đầu tư khuyến khích các thành phần tham ra, do hiệu quả đầu tư dự án xây nhà cho công nhân rất thấp do vậy, trước mắt cần sử dụng một phần ngân sách nhà nước đặt hàng các doanh nghiệp xây nhà cho công nhân thuê theo quy đinh của tỉnh.
Hai là, khuyến khích các hộ cá thể lân cận KCNdành quỹ đất của gia đình xây nhà cho công nhân thuê theo quy hoạch, mẫu đảm bảo tiêu chuẩn của tỉnh quy định đảm bảo hài hoà lợi ích, các hộ cho thuê tăng thu nhập và người lao động thuê nhà với giá hợp lý.
Ba là, tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí cho xây dựng kết cấu hạ tầng tại các khu vực xây dựng nhà ở cho công nhân làm giảm giá nhà cho thuê của công nhân đối với chủ đầu tư.
Bốn là, cần có chính sách ưu đãi về đất đai, ưu đãi về tài chính đối với các dự án phát triển nhà ở cho người lao động trong KCN.
Tóm lại, để các KCN Bắc Ninh phát triển bền vững, là địa chỉ hấp dẫn của các nhà đầu tư, chúng ta phải tiếp tục đổi mới hơn nữa về quản lý nhà nước đối với các KCN, hoàn thiện các cơ chế chính sách phát triển KCN, phát triển đồng bộ KCN gắn với khu đô thị, dịch vụ trong đó vấn đề nhà ở cho công nhân trong KCN là vấn đề cấp thiết, các cấp các ngành cần quan tâm
5.4.2. Nâng cao đời sống cho người lao động.
Bên cạch việc giải quyết nhà ở cho người lao động thì việc nâng cao đời sống cho người lao động cũng là vấn đề cần được nhà nước quan tâm. Tỉnh Bắc Ninh cần kết hợp với các hộ dân xung quanh KCN trong việc cung cấp các dịch vụ văn hóa xã hội, nâng cao đời sống tinh thần, cung cấp các dịch chăm sóc sức khỏe, y tế cho người lao động.
6.Giải pháp về bảo vệ môi trường.
Một trong các vấn đề bất cập của tỉnh Bắc Ninh hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường của các KCN. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm của các KCN trên địa bàn tỉnh nhà nước cần thực hiện một số giải pháp cơ bản dưới đây:
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp về phòng ngừa ô nhiễm; xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra môi trường để ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy chế BVMT đối với các Khu công nghiệp.
- Yêu cầu các Bộ phối hợp soạn thảo trình Chính phủ phê duyệt quy chế BVMT cho các Khu công nghiệp, Khu chế xuất.
- Các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp phải xử lý chất thảI đạt tiêu chuẩn quy định. Khuyến khích các Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp áp dụng công nghệ sạch và thân thiện với môi trường.
- Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc cảI tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải công nghiệp và xây dựng Trạm xử lý nước thải, bãI xử lý chất thảI rắn.
- Tăng cướng và huy động các đơn vị chó cức năng thu gom, xử lý các loại chất thảI sinh hoạt trong các Khu công nghiệp. Đảm bảo quy trình quản lý chất thảI công nghiệp nguy hại từ khâu thu gom đến khâu xử lý đímg trình tự Nhà nước quy định.
- Phát động và xây dựng phong trào quần chúng BVMT để giám sát các hành vi gây ô nhiễm môi trường phát sinh từ các Khu công nghiệp.
- Tuyên truyền, cổ động cộng đồng ủng hộ các thương phẩm đã được dán nhãn sinh tháI, các sản phẩm được sản xuất theo quy trình được cấp giấy phép môi trường, chứng chỉ ISO 14.001 hay hệ thống quản lý chất lượng môi trường Quốc tế khác.
- Hệ thống công trình xử lý nước thảI tập chung do Công ty đầu tư hạ tầng xây dựng cho Khu công nghiệp thông thường có yêu cầu vốn lớn. Đây là công trình có ý nghĩa xã hội ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh Khu Công nghiệp, cần được Nhà nước quan tâm hô trợ đầu tư.
KẾT LUẬN
Nói chung phát triển các khu công nghiệp là một trong những mục tiêu được ưu tiên hàng đầu của mỗi địa phương nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp tạo đà phát triển kinh tế các nước. Nếu các khu công nghiệp được phát triển một cách có quy hoạch, có đầu tư thì chúng sẽ đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế. Phát triển các khu công nghiệp sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, giải quyết vấn đề thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao cuộc sống cho nhân dân, giúp cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được nhanh hơn.
Do thời gian có hạn, trình độ tác giả còn hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu xót mong các thầy cô và các độc giả thông cảm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Phùng- Kinh tế phát triển. NXB lao động xã hội.
2. TS. Nguyễn Tiến Dũng - Kinh tế và Chính sách phát triển vùng
3. Một số báo cáo của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh
4. Một số báo cáo của Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh
5. Một sô báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh
6. Website: www.bacninh.Gov.vn
7. Website: www. Izabacninh.Gov.vn
8. Một số tài liệu khác
PHỤ LỤC
Danh sách các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Tiên Sơn năm 2007
Stt
Tên dự án hoặc tên doanh nghiệp thành lập
Chủ đầu tư
Địa chỉ, ĐT của Chủ đầu tư hoặc DN
Ngành nghề kinh doanh hoặc Mục tiêu hoạt động của dự án
Công suất (năm sx ổn định)
88
XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT NƯỚC TINH KHIẾT VINAWA VÀ KHO CHỨA HÀNG
TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM.
Trụ sở chính: 25A, Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04.8265778.
Sản xuất nước uống tinh khiết đóng chai; Xây dựng kho chứa hàng và cho thuê
89
NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GỖ GIA DỤNG VÀ TRANG TRÍ NỘI THẤT TCT III-KCN TIÊN SƠN, BẮC NINH
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI, XÂY DỰNG VÀ DU LỊCH TCT
15 A phố Hàng Cót, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, HN. ĐT: 04.9272777
Sản xuất đồ gỗ gia dụng và trang trí nội thất
100.000 m2/năm
90
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SHIHEN VIỆT NAM (Cty TNHH 1 thành viên-Doanh nghiệp chế xuất 100% vốn FDI).
SHIHEN TECHNICAL CORPORATION. (Linh: 0904139500)
Khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Sản xuất, chế tạo và lắp ráp các loại máy móc, thiết bị và linh kiện điện, điện tử.
5.850.000 sản phẩm/năm
91
XƯỞNG SẢN XUẤT BAO BÌ QUANG HƯNG
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI QUANG HƯNG
Số 15, phố Nguyễn Thiện Thuật, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, HN
Sản xuất các loại bao bì
440 tấn sp/năm
92
THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SAKATA INX VIỆT NAM TẠI BẮC NINH
CÔNG TY TNHH SAKATA INX VIỆT NAM
KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Kho chứa hàng mực in thành phẩm, nguyên liệu khoảng 240.000 kg/năm
93
Nhà máy chế tạo khuôn mẫu và sản phẩm ngành nhựa
CÔNG TY NHỰA VIỆT NAM
92-94 Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1, Tp.Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8237956 hoặc VPĐD tại HN: 04.9287941
Chế tạo khuôn mẫu và sản phẩm nhựa
10000 tấn/năm
94
Nhà máy chế tạo khuôn mẫu và sản phẩm ngành nhựa
Công ty cổ phần nhựa Thăng Long
360 đường Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội
Chế tạo khuôn mẫu và sản phẩm nhựa
Điều chỉnh, thay đổi Chủ đầu tư của dự án trên
95
Nhà máy sản xuất lắp ráp máy tính VNPC
Công ty cổ phần sản xuất máy tính SARA VNPC
Toà nhà 64, phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Tp.Hà Nội. ĐT: 04.7754790
Sản xuất linh kiện máy tính và lắp ráp máy tính
Sản xuất linh kiện máy tính: 100.000 sp/năm; Lắp ráp máy tính: 36.000 sp/năm
96
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DAINICHI COLOR VIỆT NAM (Công ty TNHH 2 thành viên trở lên) (đăng ký lại)
DAINICHISEIKA COLOR & CHEMICALS MFG.CO., LTD (Nhật Bản); DAINICHI COLOR (THAILAND) LIMITED (Thái Lan); NAGASE & CO., LTD (Nhật Bản) và NAGASE (THAILAND) CO., LTD (Thái Lan)
KCN Tiên Sơn
Sản xuất, chế biến hạt nhựa màu và hỗn hợp hạt nhựa màu phục vụ xuất khẩu; Sản xuất và kinh doanh nhựa tổng hợp
Khoảng 11.000 tấn hạt nhựa/năm
97
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DAINICHI COLOR VIỆT NAM (Công ty TNHH 2 thành viên trở lên) (đăng ký lại)
DAINICHISEIKA COLOR & CHEMICALS MFG.CO., LTD (Nhật Bản); DAINICHI COLOR (THAILAND) LIMITED (Thái Lan); NAGASE & CO., LTD (Nhật Bản) và NAGASE (THAILAND) CO., LTD (Thái Lan)
KCN Tiên Sơn
Sản xuất, chế biến hạt nhựa màu và hỗn hợp hạt nhựa màu phục vụ xuất khẩu; Sản xuất và kinh doanh nhựa tổng hợp
Khoảng 11.000 tấn hạt nhựa/năm
98
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KIM ĐỈNH (Công ty TNHH 2 thành viên trở lên) (đăng ký lại)
Lee Hsuan Ting (Đài Loan), Phạm Phú Khánh (VN), Nguyễn Hồng Thoa (VN)
Đường TS5-KCN Tiên Sơn
Sản xuất các cấu kiện thép, kết cấu thép, kết cấu bê tông cốt thép
99
NHÀ MÁY SẢN XUẤT BAO BÌ CARTON
CÔNG TY TNHH TÍN THÀNH
KCN Tiên Sơn. ĐT: 0903703540
Sản xuất bao bì
14,4 triệu sp/năm
100
Công ty TNHH UHM Việt Nam
Các nhà đầu tư Thái Lan
KCN Tiên Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Sx và lắp ráp đồng hồ đo nước và các phụ kiện, ống nước, khớp nối, van, các sản phẩm, máy móc, thiết bị liên quan đến nước
Đồng hồ đo nước: 500.000 bộ; Ống và khớp nối: 8.000 tấn/năm
101
Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa PVC
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trọng Thành
Số 48, phố Tây Hồ, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Sản xuất hạt nhựa PVC
3000-3600 tấn/năm
102
Dây chuyền sản xuất thiết bị, kết cấu thép (có kích thước trung bình và nhỏ) nhà máy thuỷ điện và thiết bị cơ khí môi trường
Công ty TNHH cơ khí Nam An BN
Đường TS5-KCN Tiên Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh BN
Sản xuất các sp cơ khí
công suất 1.500 tấn/năm
103
Nhà máy sản xuất thiết bị viễn thông Huawei-TST Việt Nam
Công ty cổ phần Huawei-TST Việt Nam
Số 164 Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Sản xuất các thiết bị viễn thông
104
Cụm nhà xưởng cho thuê số 1 tại KCN Tiên Sơn-Bắc Ninh
Công ty thi công cơ giới Viglacera
Trung tâm điều hành KCN Tiên Sơn, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Xây dựng nhà xưởng kết hợp văn phòng làm việc để cho thuê
105
Công ty TNHH bao bì NM Việt Nam (đăng ký lại)
Ngai Mee Holdings Pte. Ltd; Bà Serene Lee Chai Hoo và Ông Alvin Chow Yuen Yong
KCN Tiên Sơn
Sản xuất bao bì nhựa màng phức hợp đa màu sắc.
106
Công ty TNHH THK Manufacturing Of Việt Nam
THK CO., LTD (Nhật Bản)
Lô 5-TS7, KCN Tiên Sơn, xã Nội Duệ, huyên Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Sản xuất, gia công, lắp ráp và bán thiết bị thanh ray trượt (sử dụng trong công nghiệp và dân dụng), các loại máy móc và thiết bị, các hệ thống chuyển động trượt thẳng
Danh sách các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Tiên Sơn năm 2008
Stt
Tên dự án hoặc tên doanh nghiệp thành lập
Chủ đầu tư
Địa chỉ, ĐT của Chủ đầu tư hoặc DN
Ngành nghề kinh doanh hoặc Mục tiêu hoạt động của DA
Công suất (năm sx ổn định)
1
NHÀ MÁY SẢN XUẤT THIẾT BỊ BỒN RỬA, CHẬU INOX VÀ CÁC ĐỒ GIA DỤNG BẰNG INOX
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ SẢN XUẤT HỒNG HẢI.
Số 10, ngõ 486/11/8 tổ 16 Đức Giang, phường Đức Giang, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Sản xuất thiết bị bồn rửa, chậu Inox và các đồ gia dụng bằng Inox.
0
2
NHÀ IN THANH NIÊN HÀ NỘI
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG THANH NIÊN.
248 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
In ấn báo chí; Sản xuất bao bì, cơ khí
0
3
NHÀ MÁY SẢN XUẤT GĂNG TAY BẢO HỘ LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU.
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TƯ VẤN VÀ THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU Á CHÂU.
Phòng 904, tòa nhà 24T2, Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, đường Hoàng Đạo Thúy, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Sản xuất găng tay bảo hộ lao động xuất khẩu
3.500 triệu đôi găng tay/năm
4
Thành lập CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU GIA VỊ và thực hiện dự án NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GIA VỊ XUẤT KHẨU.
Ông KETAN CHANDRAKANT MEHTA (Ấn Độ)
Khu công nghiệp Tiên Sơn, xã Nội Duệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng nông, lâm sản với quy mô 3.000 tấn/năm.
0
5
Thành lập CÔNG TY TNHH KINGMO NEW MATERIALS VIETNAM và thực hiện dự án NHÀ MÁY SẢN XUẤT CHẾ PHẨM KIM LOẠI CÔNG NGHỆ CAO MOLYPDEN
CÔNG TY MATEVIEW INTERNATIONAL LIMITED (British Virgin Islands)
Khu công nghiệp Tiên Sơn, xã Đồng Nguyên, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Sản xuất, kinh doanh kim loại dạng tấm với các chế phẩm kim loại Molypden.
0
6
Thành lập CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM TẠI BẮC NINH và thực hiện dự án NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM
CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM
Khu công nghiệp Tiên Sơn, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Sản xuất mì ăn liền với quy mô 600.000.000 gói/năm
0
Danh sách các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Quế Võ năm 2007
STT
Tên dự án hoặc tên doanh nghiệp thành lập
Chủ đầu tư
Địa chỉ, ĐT của Chủ đầu tư hoặc DN
Ngành nghề kinh doanh hoặc Mục tiêu hoạt động của DA
Công suất (năm sx ổn định)
45
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN JEBSEN & JESSEN BROADWAY VIỆT NAM (Cty TNHH 1 thành viên) (đăng ký lại)
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN JEBSEN & JESSEN BROADWAY (S) (CH Singapore)
Lô K1, Khu công nghiệp Quế Võ (xã Vân Dương, huyện Quế Võ), tỉnh Bắc Ninh
Sản xuất, kinh doanh các vật liệu bảo vệ dùng trong đóng gói sản phẩm mốp xốp, khuôn xốp đóng gói, bộ sản phẩm lắp đặt sẵn và khuôn xốp gia nhiệt
Khoảng 1.000 tấn/năm
46
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN FUNING PRECISION COMPONENT (Cty TNHH 1 thành viên- Doanh nghiệp chế xuất 100% vốn FDI).
RICH EXCEL INTERNATIONAL LIMITED (Đài Loan)
Khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm, linh kiện điện tử và máy đúc khuôn.
20.400.000 chiếc/năm.
47
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN FUNING PRECISION COMPONENT (Cty TNHH 1 thành viên- Doanh nghiệp chế xuất 100% vốn FDI).
RICH EXCEL INTERNATIONAL LIMITED (Đài Loan)
Khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Sản xuất, kinh doanh các sp và linh kiện máy quay, thiết bị quang học và các sp điện tử, màn hình máy vi tính và máy in
61.000.000 chiếc/năm
48
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ELEGANT TEAM MANUFACTURER (Cty TNHH 1 thành viên)
ELEGANT TEAM DEVELOPMENT LTD. (HONGKONG).
Khu công nghiệp Quế Võ (xã Vân Dương, huyện Quế Võ), tỉnh Bắc Ninh.
Sản xuất và gia công hàng dệt may
49
NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP CÁC SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ, BỘ ĐỔI ĐIỆN, BỘ TRUYỀN TÍN HIỆU, ĐỒNG HỒ, CÁC SẢN PHẨM CƠ KHÍ VÀ KIM LOẠI và thành lập CÔNG TY TNHH LONTEC INTERNATIONAL (Cty TNHH 2 thành viên trở lên)
Chen Yu-Kuang; Tseng Miao-Hsuan; Lin Jinn-Chung; Hsu Hung-Sen; Chen Jun-Kung; Huang Shu-Chen; Ko Ming-Kuan (Quốc tịch: Đài Loan)
KCN Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Sản xuất các loại bảng điều khiển, cơ cấu đóng chuyển mạch, MCC; khung giá thép, khung hộp; bộ đổi điện, bộ truyền tín hiệu
10500 sp/năm
50
CÔNG TY I SHENG ELECTRIC WIRE & CABLE (VIỆT NAM). (Công ty TNHH 1 thành viên)
I SHENG ELECTRIC WIRE & CABLE CO., LTD (Đài Loan)
KCN Quế Võ
Sản xuất, lắp ráp, kinh doanh các sản phẩm dây và cáp điện.
dây điện AC: 40.000.000 chiếc/năm
51
CÔNG TY TNHH DURACHEM VIỆT NAM
DURACHEM SDN. BHD (Malaysia)
Khu công nghiệp Quế Võ (xã Vân Dương, huyện Quế Võ), tỉnh Bắc Ninh.
Sản xuất và kinh doanh các loại sơn, mực, chất để pha loãng, chất đông cứng, chất khử, chất làm chậm đông cứng và các sản phẩm khác có liên quan
1,2 triệu kg/năm
52
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN POLYTECHMER VIỆT NAM.
PTM HOLDING LIMITED (Hongkong)
Khu công nghiệp Quế Võ (xã Vân Dương, huyện Quế Võ), tỉnh Bắc Ninh.
Sản xuất, kinh doanh các nguyên vật liệu nhựa, cao su phục vụ cho công nghiệp cơ khí chính xác và điện tử; Sản xuất khuôn mẫu chính xác.
53
Nhà máy sản xuất sơn công nghiệp và dân dụng
Hợp đồng Hợp tác kinh doanh: Công ty cổ phần sơn Châu Á và Công ty cổ phần Tập đoàn quốc tế FBA
KCN Quế Võ, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Sx sơn công nghiệp và dân dụng
300 tấn/năm
54
Công ty TNHH Maxturn Apparel (Cty TNHH 1 thành viên)
Law Garments Limited (Hongkong)
Lô G1-B KCN Quế Võ, xã Phương Liễu, huyện QV, BN
Sản xuất và kinh doanh quần áo, đồ thêu và các sp may mặc khác
1.000.000 sp/năm
55
Nhà máy nhựa Gala
Công ty TNHH một thành viên Gala
Lô số 12, KCN Quế Võ, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Sản xuất hạt nhựa các loại
56
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TENMA VIỆT NAM
TENMA CORPORATION LTD (Nhật Bản)
Lô E1, KCN Quế Võ, xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Sản xuất, kinh doanh các linh kiện đúc nhựa, lắp ráp và khuôn đúc
Linh kiện nhựa: 16.720.000 chiếc/năm; Khuôn mẫu: 50 bộ/năm
Danh sách các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Quế Võ năm 2008
Stt
Tên dự án hoặc tên doanh nghiệp thành lập
Chủ đầu tư
Địa chỉ, ĐT của Chủ đầu tư hoặc DN
Ngành nghề kinh doanh hoặc Mục tiêu hoạt động của DA
Công suất (năm sx ổn định)
1
TỔNG KHO HIỆP LONG QUẾ VÕ.
CÔNG TY TNHH HIỆP LONG
Xóm Trại, phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Xây dựng nhà làm việc và kho chứa hàng hóa xuất nhập khẩu
0
2
Dự án THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH NCC VIỆT NAM
Xiamen New Changcheng Steel Engineering Co., Ltd (Trung Quốc)
Lô H10, KCN Quế Võ, TP.Bắc Ninh
Thiết kế, sản xuất, lắp ghép khung thép công trình, ván màu, linh kiện thép, cửa cuốn và những phụ tùng liên quan; Sản xuất, kinh doanh bánh xe thép, cửa cuốn và nhôm sử dụng trong nông nghiệp và phương tiện vận chuyển trong công nghiệp.
0
3
Dự án Nhà máy sản xuất sản phẩm Taical phụ gia cho ngành nhựa và thành lập CÔNG TY TNHH CHIH MING
Ông LIH CHIH MING (Đài Loan)
KCN Quế Võ, TP.Bắc Ninh
sản xuất sản phẩm Taical phụ gia cho ngành nhựa với quy mô 3.000 tấn/năm.
3.500 triệu đôi găng tay/năm
4
Dự án WELCO VN và thành lập CÔNG TY TNHH WELCO TECHNOLOGY VIỆT NAM
WONG’S ELECTRONICS (HOLDINGS) LIMITED (Hongkong)
Lô E7-E8, Khu công nghiệp Quế Võ, xã Vân Dương, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Sản xuất linh kiện điện tử với quy mô 854.000 chiếc/năm.
0
5
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ MIỀN BẮC.
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ; Ông Pang Tee Chiang (Malaysia); Yau Hau Jan (Malaysia); Bà Nguyễn Thị Kim Liên (VN) và Ông Sia Huo Soon (Malaysia)
Lô H8-H9, Khu công nghiệp Quế Võ, xã Vân Dương, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Sản xuất nước có ga và không ga từ nông sản, lâm sản và hải sản; Sản xuất thức ăn từ nông sản, lâm sản và hải sản; Sản xuất bao bì.
0
6
Thành lập CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÔNG NGHỆ CHÍNH XÁC AMTEK (HÀ NỘI) và thực hiện DỰ ÁN SẢN XUẤT AMTEK VIỆT NAM
AMTEK ENGINEERING LTD (Singapore)
Lô K4-2, Khu công nghiệp Quế Võ, xã Vân Dương, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
Sản xuất bằng khuôn dập các chi tiết, thiết bị, bộ phận kim loại; Sản xuất khuôn, đế chính xác dùng để sản xuất các chi tiết, thiết bị, bộ phận kim loại bằng khuôn dập; gia công chính xác các chi tiết, thiết bị bộ phận kim loại bằng khuôn dập; Xử lý bằng hệ thống làm sạch các chi tiết, thiết bị, bộ phận kim loại bằng khuôn dập; Lắp ráp và đóng gói các chi tiết, thiết bị và bộ phận kim loại bằng khuôn dập chính xác dùng cho máy tính, các chi tiết, thiết bị ngoại vi dùng cho máy tính, các bộ phận và chi tiết cho ngành viễn thông và cho các sản phẩm điện tử tiêu dùng
0
Danh sách các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Yên Phong năm 2008
Stt
Tên dự án hoặc tên doanh nghiệp thành lập
Chủ đầu tư
Địa chỉ, ĐT của Chủ đầu tư hoặc DN
Ngành nghề kinh doanh hoặc Mục tiêu hoạt động của DA
Công suất (năm sx ổn định)
1
Dự án Xưởng gia công kim loại tấm bằng máy chính xác và thành lập CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH TAMAYOSHI VIỆT NAM.
CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH TAMAYOSHI VIỆT NAM
Khu công nghiệp Yên Phong 1, xã Long Châu, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Gia công kim loại tấm bằng máy chính xác.
0
2
Thành lập CÔNG TY TNHH ALPHA PRECISION VIỆT NAM và thực hiện dự án NHÀ MÁY SẢN XUẤT VÀ LẮP RÁP BÀN PHÍM ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VÀ PHỤ KIỆN ĐIỆN TỬ CHÍNH XÁC
CÔNG TY TNHH ALPHA PRECISION (Hàn Quốc) và ÔNG YOON, YOUNG MUN (Hàn Quốc)
Khu công nghiệp Yên Phong, xã Long Châu, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
Sản xuất, lắp ráp bàn phím điện thoại di động kỹ thuật cao, quy mô 1.588.000 sản phẩm/năm; Sản xuất, lắp ráp các linh kiện điện tử kỹ thuật cao khác, quy mô 2.268.000 sản phẩm/năm.
0
3
Thành lập CÔNG TY TNHH DAEHO MAN MACHINE INTERFACE VIỆT NAM và thực hiện dự án NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHỤ KIỆN MÁY IN LASER
CÔNG TY DAE HO MMI.CO.KR (Hàn Quốc) và Ông KIM, JONG SU (Hàn Quốc)
Khu công nghiệp Yên Phong, xã Long Châu, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
Sản xuất, kinh doanh các linh kiện máy in laser kỹ thuật cao và các linh kiện điện tử kỹ thuật cao khác với quy mô 600.000 sản phẩm/năm
0
4
Thành lập CÔNG TY TNHH FLEXCOM VIỆT NAM và thực hiện dự án NHÀ MÁY SẢN XUẤT BẢNG MẠCH ĐIỆN TỬ DẠNG DẺO
CÔNG TY FLEXCOM INC (Hàn Quốc) và Ông HA, KYOUNG TAE (Hàn Quốc)
Khu công nghiệp Yên Phong, xã Long Châu, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
Sản xuất và kinh doanh các bảng mạch điện tử dạng dẻo với quy mô 240.500 sản phẩm/năm
0
5
Thành lập CÔNG TY TNHH EM-TECH VIỆT NAM và thực hiện dự án NHÀ MÁY SẢN XUẤT THIẾT BỊ ÂM THANH VÀ LINH KIỆN ĐIỆN, ĐIỆN TỬ KỸ THUẬT CAO
CÔNG TY EM-TECH GIMHAE (Hàn Quốc)
Khu công nghiệp Yên Phong, xã Long Châu, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
Sản xuất và kinh doanh micro, loa, tai nghe, các thiết bị âm thanh kỹ thuật cao và các linh kiện điện, điện tử kỹ thuật cao khác, quy mô 80.000.000 sản phẩm/năm.
0
6
Thành lập CÔNG TY TNHH HÀ NỘI SAMYOUNG TECHNOLOGY và thực hiện dự án NHÀ MÁY SẢN XUẤT BÀN PHÍM VÀ PHỤ KIỆN ĐIỆN TỬ CHÍNH XÁC CHO ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
CÔNG TY TNHH SAMYOUNG TECHNOLOGIES (Hàn Quốc) và Ông SEO TAE SIK (Hàn Quốc)
Khu công nghiệp Yên Phong, xã Long Châu, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
Sản xuất bàn phím kim loại điện thoại di động kỹ thuật cao, quy mô 5.000.000 sản phẩm/năm; Sản xuất bàn phím nhựa, linh kiện điện tử chính xác kỹ thuật cao cho điện thoại di động và các linh kiện điện tử kỹ thuật cao khác, quy mô 7.000.000 sản phẩm/năm
0
7
Thành lập CÔNG TY CỔ PHẦN SEOUL METAL VIỆT NAM và thực hiện dự án NHÀ MÁY SẢN XUẤT LINH KIỆN ĐIỆN TỬ SEOUL METAL
CÔNG TY TNHH SEOUL METAL HOLDINGS (Hàn Quốc) và Ông NA, YOUN HWAN (Hàn Quốc); Ông NA, YUN BOK(HQ); NA, YOON YENG (HQ)
Khu công nghiệp Yên Phong, xã Long Châu, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
Sản xuất và kinh doanh đinh vít, ốc vít chính xác với quy mô 2.500.000 sản phẩm/năm; Sản xuất và kinh doanh linh kiện điện tử kỹ thuật cao khác với quy mô 2.000.000 sản phẩm/năm
0
8
Thành lập CÔNG TY CỔ PHẦN SESHIN VIỆT NAM và thực hiện dự án NHÀ MÁY SẢN XUẤT VỎ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VÀ MIẾNG ĐỆM TỦ LẠNH
CÔNG TY TNHH SESHIN ELECTRONICS (Hàn Quốc) và Ông PAIK SEUNG KI (Hàn Quốc); Ông GWAK YOON YOUNG
Khu công nghiệp Yên Phong, xã Long Châu, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.
Sản xuất và kinh doanh vỏ điện thoại di động kỹ thuật cao với quy mô 12.000.000 sản phẩm/năm; Sản xuất, kinh doanh miếng đệm kỹ thuật cao dùng cho tủ lạnh và các linh kiện điện tử kỹ thuật cao khác với quy mô 1.000.000 sản phẩm/năm
0
Danh sách các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp Đại Đồng-Hoàn Sơn năm 2007
Stt
Tên dự án hoặc tên doanh nghiệp thành lập
Chủ đầu tư
Địa chỉ, ĐT của Chủ đầu tư hoặc DN
Ngành nghề kinh doanh hoặc Mục tiêu hoạt động của dự án
Công suất (năm sx ổn định)
34
DỰ ÁN HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH NHÀ MÁY GANG CẦU VIỆT-TRUNG.
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN PHÁT (Việt Nam) và CÔNG TY TNHH THỰC NGHIỆM ĐÚC KIM LONG TRƯỜNG SA (Trường Sa)
Khu công nghiệp Đại Đồng-Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Sản xuất các mặt hàng bằng gang cầu, gang xám theo công nghệ cao
30.000 tấn/năm
35
NHÀ MÁY SẢN XUẤT SƠN ROSA CÔNG NGHỆ CAO BẮC NINH
CÔNG TY TNHH SƠN ROSA VIỆT NAM. ĐT: 046864265
Thôn Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội
Sản xuất, kinh doanh sơn nước, sơn tường phục vụ công trình xây dựng
7.200.000 kg/năm
36
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SAMSUNG INDUSTRIAL VIỆT NAM. (Cty TNHH 1 thành viên)
SAMSUNG INDUSTRIAL CO., LTD.
Khu công nghiệp Đại Đồng-Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Sản xuất, lắp ráp và kinh doanh phụ tùng ô tô phục vụ tại thị trường Việt Nam và xuất khẩu
40.000 sản phẩm/năm
37
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CÔNG NGHIỆP DAEJIN VIỆT NAM. (Cty TNHH 1 thành viên)
DAEJIN INDUSTRIAL CO., LTD. (Gặp Hà: 0903415475)
Khu công nghiệp Đại Đồng-Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Sản xuất phụ tùng bằng nhựa cho xe ô tô. Sản xuất gia công và lắp ráp các linh kiện cho xe ô tô. Sản xuất gia công và lắp ráp các linh kiện điện tử, điện lạnh và linh kiện đồ gia dụng
60.000 sản phẩm/năm
38
Nhà máy chế biến gỗ, sản xuất cấu kiện bê tông và may thêu Mỹ Hưng-KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI MỸ HƯNG
Căn 4-5, nhà 3B4, ngõ 3B, phố Đặng Thái Thân, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội. ĐT: 04.8240230
Sản xuất đồ gỗ; sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn: 5.000m3/năm; may thêu: 80.000 m2/năm
Sản xuất đồ gỗ; sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn: 5.000m3/năm; may thêu: 80.000 m2/năm
39
Nhà máy sản xuất thực phẩm ăn liền
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM Á CHÂU II
Thôn Hoài Trung, xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. ĐT: 0241.839738
Sản xuất các sp ăn liền
319 triệu gói/năm
40
Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Công ty cổ phần công nghệ viễn thông Sài Gòn
Lô 9 đường C, KCN Tân Tạo, phường Tân Tạo A, quận Tân Bình, TP. HCM
xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN
41
Nhà máy sản xuất khăn giấy ăn cao cấp, băng vệ sinh phụ nữ, tã lót (bỉm)
Công ty TNHH Phú Sỹ
Thôn Đình, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. ĐT: 0241.217338
sản xuất khăn giấy ăn cao cấp, băng vệ sinh phụ nữ, tã lót (bỉm)
42
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VIỆT NAM TABUCHI ELECTRIC.
TABUCHI ELECTRIC CO., LTD (Nhật Bản)
Lô 13, Khu công nghiệp Đại Đồng-Hoàn Sơn (xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du), tỉnh Bắc Ninh
Sản xuất và kinh doanh dụng cụ máy và linh kiện điện tử; Sản xuất và kinh doanh dụng cụ máy và linh kiện điện
Sản xuất linh kiện điện, điện tử với quy mô 60.000.000 sản phẩm/năm
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh- Thực trạng và giải pháp.docx