Chuyên đề Phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành

TÓM LƯỢC Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phân phối, kinh doanh bán lẻ và kinh doanh dự án.Khởi đầu với 7 nhân viên từ khi thành lập, cho tới nay Công ty Nam Thành đã xây dựng được hệ thống làm việc chuyên nghiệp với trên 70 nhân viên nhiệt tình, có năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao đáp ứng được yêu cầu phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Trong bối cảnh gia nhập WTO hiện nay, thì việc cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp, các doanh nghiệp nào có uy tín, có thương hiệu và chiếm được cảm tình của khách hàng sẽ đứng vững trên thị trường. Do đó, việc cạnh tranh thương hiệu ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm phát triển. Chính vì thế em đã chọn đề tài “ Phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài này là phát triển thương hiệu “Nam Thành” của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp, sau đó phân tích thực trạng phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành. Cuối cùng là đề xuất một số giải pháp phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành. Chương I của đề tài nói về những vấn đề tổng quan khi nghiên cứu đề tài Chương II là phương pháp nghiên cứu và thực trạng phát triển thương hiệu của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành Chương III đưa ra các kết quả đạt được của công ty trong quá trình phát triển, các hạn chế trong phát triển thương hiệu của công ty. Từ đó, tổng hợp đưa ra các đề xuất để phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty. Qua đề tài chuyên đề tốt nghiệp này, ngoài việc nâng cao nhận thức, bổ sung thêm kiến thức cho bản thân, e hy vọng những nghiên cứu của mình còn có thể đóng góp giúp cho công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành nói riêng và các doanh nghiệp nói chung có thể phát triển thương hiệu của mình một cách hiệu quả nhất tiến tới mở rộng thương hiệu Việt Nam ra thị trường thế giới. MỤC LỤC TÓM LƯỢC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI. 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài1 1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài2 1.3.Các mục tiêu nghiên cứu. 2 1.4.Phạm vi nghiên cứu. 2 1.5.Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thương hiệu. 3 1.5.1.Khái niệm thương hiệu và thương hiệu điện tử. 3 1.5.2.Vai trò của thương hiệu và thương hiệu điện tử. 4 1.5.3.Những nội dung chủ yếu trong phát triển thương hiệu. 5 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ NAM THÀNH11 2.1.Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề. 11 2.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu. 11 2.1.2.Phương pháp phân tích dữ liệu. 12 2.2.Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến vấn đề phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành. 12 2.2.1.Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành. 12 2.2.2.Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành. 16 2.3.Thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành18 2.3.1.Một số nét chính về hoạt động phát triển thương hiệu của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành. 18 2.3.2.Một số kết quả thu được. 19 CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ NAM THÀNH25 3.1.Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành. 25 3.1.1.Các kết quả đạt được. 25 3.1.2.Những hạn chế trong phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành. 27 3.1.3.Nguyên nhân của những hạn chế trên. 28 3.2.Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành đến năm 2015. 29 3.2.1.Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu. 29 3.2.2.Đăng ký bảo hộ thương hiệu. 29 3.2.3.Luôn cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm30 3.2.4.Thiết lập bộ phận chuyên trách về thương hiệu. 31 3.2.5.Sử dụng các công cụ phát triển thương hiệu trong từng thời điểm thích hợp31 3.2.7.Tổ chức các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng. 33 3.2.8.Một số kiến nghị đối với Nhà nước. 33 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHIẾU ĐIỀU TRA PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH HÀNG DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

doc49 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản phẩm, dịch vụ đặc thù của doanh nghiệp. Mục tiêu của marketing điện tử trực tiếp: Tạo ra nhận thức về thương hiệu, gia tăng đối thoại thương hiệu, thuyết phục quyết định mua, mục tiêu hành động để duy trì lòng trung thành. Xác định khách hàng mục tiêu: doanh nghiệp phải xác định được những đặc điểm của khách hàng hiện có và tiềm năng, có mong muốn và sẵn sàng mua sản phẩm nhất, từ đó đánh giá và tuyển chọn được danh sách khách hàng triển vọng. Marketing trực tiếp bao gồm các kỹ thuật như: Marketing qua điện thoại, các thư điện tử gửi đi trực tiếp, và catalog đặt hàng qua bưu điện. Các chương trình quảng cáo qua banner mục tiêu và các hình thức khác của quảng cáo và xúc tiến bán mà nỗ lực để có được những phản ứng đáp lại trực tiếp cũng được coi là Marketing trực tiếp. Marketing điện tử trực tiếp được thực hiện dựa trên cơ sở nền tảng của Internet bao gồm các hoạt động: Email; Marketing lan truyền, SMS. Các công cụ mở rộng và làm mới thương hiệu Mở rộng thương hiệu Có hai cách mở rộng thương hiệu: là mở rộng sang các thương hiệu phụ và mở rộng thương hiệu sang mặt hàng khác. Mở rộng các thương hiệu phụ: từ thương hiệu ban đầu tiến hành mở rộng theo chiều sâu hoặc chiều rộng của phổ hàng bằng cách hình thành các thương hiệu bổ sung. Mở rộng thương hiệu sang mặt hàng khác. Căn bản của phương pháp này là mặt hàng mới phải có cùng một nhóm khách hàng mục tiêu như sản phẩm ban đầu và điều thứ hai là giảm chi phí cho truyền thông thay vì xây dựng một thương hiệu mới hoàn toàn, đồng thời nó tránh được nguy cơ nuốt lẫn thị phần của nhau. Làm mới thương hiệu Đổi tên thương hiệu: Chúng ta có thể tạo ra những thương hiệu mới bằng cách đổi tên thương hiệu do các đặc tính về sản phẩm và cách thức tiêu dùng cũng như nhận thức về dòng sản phẩm thay đổi. Chia tách và sát nhập: Trên thực tế nhiều doanh nghiệp được mua lại hoặc bị chia tách hoặc bán đi một số thương hiệu sản phẩm của nó cho các đối tác khác hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng yếu tố cấu thành thương hiệu. Vì thế sau khi tiếp quản doanh nghiệp cần phải chuẩn bị cho một chiến lược đổi mới thương hiệu từ thương hiệu cũ. Tiếp sức thương hiệu: Những thương hiệu đã và đang xây dựng chắc chắn sẽ đến lúc nó trở nên già cỗi và suy thái vì vậy cần phải tiếp sức cho thương hiệu, làm sống lại thương hiệu hoặc chuyển đổi hoàn toàn sang thương hiệu mới. Cách thức tiếp sức cho thương hiệu thường là qua các liên kết thương hiệu làm mạnh lên các liên kết cũ hoặc chuyển đổi các liên kết để khách hàng thấy rằng doanh nghiệp đang thay đổi vì họ. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ NAM THÀNH Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Phương pháp sử dụng phiếu điều tra Phiếu điều tra được gửi tới các cán bộ, nhân viên của công ty. Nội dung phiếu điều tra tập trung vào vấn đề phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty, nhận thức của cán bộ, nhân viên công ty về thương hiệu và phát triển thương hiệu. Số lượng 15 phiếu, được gửi tới 4 cán bộ lãnh đạo, 11 nhân viên. Số lượng phiếu thu về hợp lệ: 15 phiếu Ngoài ra, 15 phiếu lấy ý kiến khách hàng được gửi tới các khách hàng của công ty. Qua đó đánh giá được vị trí thương hiệu công ty trong tâm trí khách hàng hiện nay như thế nào, từ đó có các định hướng, giải pháp phát triển thương hiệu công ty một cách hợp lý. Số lượng phiếu phát ra: 15 phiếu, số lượng phiếu thu về hợp lệ: 15 phiếu Phương pháp phỏng vấn chuyên gia Công việc phỏng vấn được tiến hành đối với các nhà quản trị của công ty, các chuyên gia có kiến thức về marketing, thương hiệu,…nhằm tìm hiểu về nhận thức của doanh nghiệp đối với vấn đề phát triển thương hiệu sản phẩm và phát triển thương hiệu điện tử, thực trạng phát triển thương hiệu điện tử tại doanh nghiệp. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Các dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo định hướng phát triển của công ty và các thông tin về công ty trên mạng internet. Ngoài ra em còn tham khảo thêm một số tài liệu khác về thương hiệu như sách “Thương hiệu với nhà quản lý” của PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung; Bài giảng “Quản trị E-brand” của PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh; “Quan hệ công chúng – biện pháp hữu hiệu trong phát triển thương hiệu” của PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh đăng trên tạp chí thương mại số 46/03 và một số tài liệu, luận văn, chuyên đề liên quan. Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp phân tích dữ liệu thực hiện dựa trên các số liệu về các chỉ tiêu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tiền, bảng cân đối kế toán từ năm 2008 đến năm 2010 của công ty. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2007 thống kê bảng biểu, đồ thị nhằm tìm ra xu hướng, hay đặc trưng chung của các yếu tố phân tích. Từ đó có cơ sở đưa ra các đánh giá tổng quan và đề ra một số biện pháp hữu hiệu để phát triển thương hiệu công ty. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến vấn đề phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành Tên công ty: Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành Số đăng ký kinh doanh: 0104586131 Địa chỉ trụ sở : Số 22/443 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Email: director@namthanh.com.vn Website: Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành được thành lập ngày 29 tháng 04 năm 1998 theo giấy phép số 3485GP/TLDN của UBND Thành phố Hà Nội. Tên chính giao dịch trong nước “Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành” và tên giao dịch quốc tế “Nam Thanh Company”. Trên con đường phát triển, công ty đã dần lớn mạnh về tài chính, nhân lực, năng lực quản lý...Khởi đầu với 7 nhân viên từ khi thành lập, cho tới nay công ty đã xây dựng được hệ thống làm việc chuyên nghiệp với trên 70 nhân viên nhiệt tình, có năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao đáp ứng được yêu cầu phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nước nhà trong quá trình hội nhập. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được minh họa qua sơ đồ sau: Ban Giám đốc P.Hành chính-Dịch vụ P.Kinh doanh-Phân phối P.Kế toán P.Kinh doanh bán lẻ P.Dự án Marketing Kho Bạch Đằng Kinh doanh D.vụ Khách hàng Nhập khẩu Nhập khẩu Kho Phố Vọng Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Hiện tại cơ cấu công ty gồm 6 phòng ban khác nhau bao gồm: Ban Giám đốc: Là ban quản lý điều hành và chịu trách nhiệm chính về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, có quyền quyết định cao nhất trong công ty, là đại diện pháp luật cho công ty. Phòng Hành chính – Dịch vụ: Là phòng thực hiện công tác dịch vụ, hậu cần và tham mưu, tổng hợp; xây dựng các quy chế, quy định, quy trình cho Công ty; duy trì kỷ luật, nội quy lao động của Công ty; thực hiện công tác quản trị văn phòng, đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ công tác sản xuất kinh doanh. Phòng Kinh doanh – Phân phối: chịu trách nhiệm hoạch định chính sách hàng hóa; chiến lược kinh doanh; đồng thời thực hiện chức năng nhập sản phẩm, hàng hóa vào kho hàng Bạch Đằng và yêu cầu xuất hàng khi có đơn hàng lớn. Phòng Kinh doanh- Phân phối cũng thực hiện chức năng chăm sóc khách hàng sau bán, dịch vụ khách hàng. Phòng Kế toán: Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan. Tham mưu cho Ban Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh. Phân tích, đánh giá tài chính của các dự án, công trình trước khi trình lãnh đạo Công ty quyết định. Phòng kinh doanh bán lẻ: Kiểm tra, giám sát việc bán hàng tại công ty. Lập bảng giá bán lẻ và giá bán, phụ trách việc mở rộng và phát triển kinh doanh của Công ty. Đồng thời phòng kinh doanh bán lẻ cũng thực hiện chức năng nhập các sản phẩm về kho Phố Vọng và yêu cầu xuất kho khi có các đơn hàng nhỏ, lẻ. Thực hiện các dịch vụ sau bán, dịch vụ khách hàng. Phòng Dự án, Marketing: Nhiệm vụ của phòng Dự án, Marketing là lập các dự án đầu tư,phát triển thích hợp cho công ty,đồng thời thực hiện các hoạt động Marketing hỗn hợp bên trong và bên ngoài của công ty. Các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Kinh doanh phân phối: Với lợi thế là nhà phân phối và đại lý chính thức cho một số hãng như  HP, Lenovo, SamSung, microlab, Huntkey... Nam Thành đã xây dựng được hệ thống kênh phân phối rộng khắp các tỉnh miền bắc và miển trung với trên 200 đại lý và khách hàng trung gian. Kinh doanh Bán lẻ: Cung cấp máy tính thương hiệu Việt Nam: phục vụ cho tổ chức-doanh nghiệp. Cung cấp máy tính- linh kiện, các thiết bị văn phòng. Cung cấp các giải pháp, dịch vụ kỹ thuật, bảo hành bảo trì,... Kinh doanh Dự án: Tìm hiểu nghiên cứu thị trường, tham gia các dự án trên thị trường trong và ngoài nước, thiết kế và triển khai các dự án, nghiên cứu công nghệ mới đưa vào kinh doanh, đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho toàn bộ đội ngũ nhân viên trong công ty. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2008-2010 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây đang tiến triển theo chiều hướng tích cực, năm sau luôn cao hơn so với năm trước thể hiện như sau: Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 656.363.268.267 674.423.147.149 754.168.756.463 2 Giá vốn hàng bán 599.647.713.854 615.346.509.226 687.247.769.723 3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 56.715.554.413 59.076.637.923 66,920,986,740 4 Chi phí 36.264.303.004 37.132.015.901 40.933.864.464 5 Lợi nhuận sau thuế 14.724.901.014 16.458.466.517 19.490.341.707 (Nguồn: Phòng Kế toán) Bảng 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng 18.059.878.882 đồng, tương ứng tăng 2,75%. Doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 79.745.609.314 đồng, tương ứng tăng 11,8% Chi phí năm 2009 so với năm 2008 tăng 867.712.897 đồng, tương ứng tăng 2,39%. Chi phí năm 2010 so với năm 2009 tăng 3.801.848.563 tương ứng tăng 10,24% Lợi nhuận sau thuế năm 2009 so với năm 2008 tăng 1.733.565.502 đồng, tương ứng tăng 11,78%. Lợi nhuận sau thuế năm 2010 so với năm 2009 tăng 3.031.875.191 đồng, tương ứng tăng 18,42% Nhìn vào kết quả phân tích ở trên ta có thể thấy doanh thu thuần năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009 nhưng lợi nhuận sau thuế tăng không nhiều. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán và chi phí doanh nghiệp cũng tăng tỉ lệ thuận với doanh thu. Ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành Môi trường vĩ mô Hệ thống pháp luật Mỗi quốc gia đều có những điều luật riêng mà hệ thống pháp luật lại có ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Khi hệ thống pháp luật có đưa ra điều luật cấm hoặc hạn chế việc sản xuất và kinh doanh một mặt hàng nào đó thì thương hiệu của doanh nghiệp sẽ không được phát triển mạnh, ta có thể lấy ví dụ: hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, vì vậy trên các phương tiện thông tin đại chúng, pháp luật Việt Nam quy định không được quảng cáo, trưng bày băng rôn quảng cáo thuốc lá tại những nơi công cộng qua đó ảnh hưởng tới việc truyền hay tạo cơ hội tiếp xúc của khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế - xã hội Nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn chuyển đổi, nhiều thiết chế của thị trường mới đang trong quá trình vận hành và hoàn thiện. Điều này có tác động to lớn đến việc phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp trên thị trường. Đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, gia nhập WTO hiện nay, ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, các biến động của nền kinh tế thế giới đều có những tác động mạnh mẽ tới hình ảnh thương hiệu và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp hiện nay. Vì vậy, doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình kinh tế - xã hội để có những biện pháp phát triển thương hiệu đúng đắn và hiệu quả. Môi trường ngành Môi trường bên ngoài Khách hàng mục tiêu Là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng các mặt hàng mà công ty cung cấp. Đây là tập khách hàng quan trọng mà công ty quan tâm đặc biệt vì các sản phẩm công ty phân phối ra thị trường với mục đích nhắm đến đối tượng khách hàng mục tiêu, thỏa mãn nhu cầu của tập khách hàng này. Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và đa dạng, công ty cần phải đưa ra các chương trình phát triển thương hiệu sản phẩm thường xuyên để kịp thời đáp ứng nhu cầu cũng như duy trì lòng trung thành của tập khách hàng này. Đối thủ cạnh tranh Một số đối thủ chính của công ty có thể kể đến như: công ty cổ phần thế giới số Trần Anh với website www.trananh.vn, công ty cổ phần Bền www.ben.com.vn đây là những đối thủ rất mạnh của công ty... và rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến thị phần của công ty, nếu muốn giữ vững tập khách hàng truyền thống và mở rộng tập khách hàng mới, công ty cần phải nghiên cứu rõ các chiến lược mà họ đang theo đuổi, các hoạt động họ đã và đang thực hiện, nhằm có những chính sách phát triển thị trường kịp thời để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Sự biến động của thị trường Thị trường luôn luôn biến động, giá cả sản phẩm cũng vậy. Sự biến động của thị trường cũng là nhân tố cần quan tâm khi tiến hành hoạt động quảng bá thương hiệu. Với tình trạng khủng hoảng kinh tế hiện nay, lạm phát tăng cao, giá cả biến động không ngừng, nếu công ty không nắm bắt kịp thời những biến động của thị trường sẽ dẫn đến hậu quả giá cả các mặt hàng mà công ty phân phối có sự chênh lệch xấu với giá mặt hàng cùng loại của đối thủ cạnh tranh, điều đó dẫn đến việc khách hàng sẽ rời bỏ công ty sang đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, phát triển thương hiệu, định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng trong thời kỳ thị trường biến động như hiện nay là một vấn đề cấp thiết của công ty. Môi trường bên trong Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động phát triển thương hiệu của công ty. Nguồn nhân lực có hiểu biết về thương hiệu sẽ giúp công ty xây dựng được một chiến lược thương hiệu tốt, sẽ giúp xây dựng được một thương hiệu mạnh có uy tín, nâng cao được vị thế cạnh tranh. Hiện công ty chưa có đội ngũ cán bộ quản lý thương hiệu, nhưng công việc này do phòng Dự án - Marketing quản lý. Điều đó cũng cho thấy, công ty đã nhận thức được vai trò quan trọng của thương hiệu. Nguồn lực tài chính Nguồn lực về tài chính là một yếu tố tối quan trọng cho việc phát triển thương hiệu. Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành là một doanh nghiệp có nguồn lực tài chính không phải là mạnh, nên việc phát triển thương hiệu cũng gặp một số khó khăn nhất định. Do đó, công ty cần điều chỉnh nguồn tài chính để phục vụ cho việc phát triển thương hiệu cẩn thận sao cho hiệu quả đạt được tối ưu nhất so với lượng chi phí bỏ ra. Hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật Hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật là nền tảng để doanh nghiệp có thể thực hiện được các hoạt động truyền thông nhằm phát triển thương hiệu. Là một doanh nghiệp thương mại kinh doanh bán lẻ, yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật rất quan trọng, bởi số lượng hàng nhập về bán lẻ đôi khi rất lớn, cần có kho hàng riêng, bảo quản riêng đối với từng loại hàng...Vì phải chi phí cho hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật như vậy nên công ty vẫn còn hạn chế cho việc đầu tưu phát triển thương hiệu của mình. Đặc điểm sản phẩm của công ty Do đặc điểm là công ty kinh doanh phân phối và bán lẻ, sản phẩm của công ty là dịch vụ bán lẻ, phân phối các mặt hàng máy tính, linh kiện, thiết bị văn phòng... nên thương hiệu sản phẩm của công ty khó định nghĩa một cách rõ ràng. Vì vậy, việc phát triển thương hiệu của công ty gặp nhiều khó khăn hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác. Mặt khác, công ty phát triển thương hiệu “Nam Thành” gắn liền với các sản phẩm mà công ty phân phối, bán lẻ trên thị trường. Vì thế, nói thương hiệu “Nam Thành” hay thương hiệu sản phẩm của công ty đều là một. Thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành Một số nét chính về hoạt động phát triển thương hiệu của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành tuy đã đi vào hoạt động khá lâu tuy nhiên thương hiệu của công ty vẫn còn khá mờ nhạt trên thị trường. Công ty vẫn chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc phát triển thương hiệu của mình. Công ty cũng không ngừng cải tiến các cửa hàng, đại lý bán lẻ, thực hiện các chương trình xúc tiến bằng giá, cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn hay quảng bá thương hiệu của công ty qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên hiệu quả chưa cao, kết quả thu về không được như mong đợi. Đặc biệt, vấn đề phát triển thương hiệu của công ty hiện nay đang gặp khá nhiều vướng mắc cần giải quyết. Phát triển và mở rộng thương hiệu là một bước đi tất yếu của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ nói riêng trong thời kỳ hội nhập. Công ty cũng đã nhận biết được tầm quan trọng của thương hiệu và cũng đã có một số hoạt động phát triển thương hiệu như: quảng cáo điện tử thông qua sử dụng công cụ tìm kiếm Google, Yahoo, Bing... hay các chương trình xúc tiến bán như: Giảm giá khi mua hàng online, Tặng phiếu mua hàng... tuy nhiên các hoạt động trên chỉ mang tính chất bề ngoài, chưa thực sự định vị được thương hiệu của công ty trong tâm trí khách hàng. Một số kết quả thu được Nhận thức của doanh nghiệp và khách hàng về thương hiệu Hình 2.2. Mức độ quan trọng của thương hiệu Qua biểu đồ trên ta thấy, cả công ty và khách hàng đều cho rằng thương hiệu là quan trọng. Cụ thể, 53.33% cán bộ, nhân viên công ty và 66.67% khách hàng lựa chọn mức “Quan trọng”. Có 46.67% cán bộ, nhân viên công ty và 26,67% khách hàng chọn mức “Rất quan trọng” và chỉ có 6% khách hàng chọn mức “Không quan trọng”. Có thể rút ra kết luận rằng hầu hết cán bộ, nhân viên trong công ty đã nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu. Ngoài ra, thương hiệu cũng góp một phần không nhỏ trong quyết định mua của khách hàng. Mức độ đầu tư cho phát triển thương hiệu của công ty Hình 2.3. Mức độ đầu tư cho phát triển thương hiệu Mức độ đầu tư cho phát triển thương hiệu của công ty còn thấp. 80% số cán bộ, nhân viên được khảo sát cho rằng mức độ đầu tư khoảng 0 – 1%, 20% cho rằng mức độ đầu tư từ 1 – 5% doanh số của công ty. Trên thực tế, qua kết quả phỏng vấn chuyên gia, mức độ đầu tư cho phát triển thương hiệu của công ty chỉ đạt xấp xỉ 1% doanh số. Điều này cho thấy, thương hiệu của công ty tuy đã được quan tâm, nhưng sự đầu tư là chưa đúng mức, vì thế hiệu quả mà thương hiệu đem lại cho công ty không như mong muốn. Khó khăn công ty gặp phải trong phát triển thương hiệu Hình 2.4. Khó khăn công ty gặp phải trong phát triển thương hiệu Khó khăn lớn hiện nay của công ty trong phát triển thương hiệu đó là hạn chế về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về thương hiệu (80 % theo kết quả khảo sát của cán bộ nhân viên công ty), vốn không phải là hạn chế lớn (chỉ có 20%). Thực tế, các nhà quản trị của công ty cũng có cùng ý kiến trên và còn nêu một số khó khăn khác, đó là hệ thống chính sách pháp luật Việt Nam về nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh gây một số khó khăn trong phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Mức độ sử dụng công cụ phát triển thương hiệu của công ty Hình 2.5. Mức độ sử dụng công cụ phát triển thương hiệu của công ty Qua kết quả điều tra các cán bộ nhân viên trong công ty ta có thể thấy công ty chủ yếu sử dụng công cụ “Quảng cáo điện tử” để phát triển thương hiệu (53.33% lựa chọn), mức độ sử dụng công cụ “Xúc tiến bán điện tử” là 26.67% , Marketing điện tử trực tiếp là 13.33%, cuối cùng là công cụ “Quan hệ công chúng” chỉ chiếm 6.67%. Kết quả này cũng trùng với ý kiến của ban lãnh đạo công ty qua phiếu phỏng vấn chuyên gia. Tuy nhiên, qua phiếu phỏng vấn khách hàng về mức độ hấp dẫn của các chương trình khuyến mại, giảm giá hay các hình thức giúp khách hàng biết đến công ty (Hình 2.5; Hình 2.6) Có đến 80% số khách hàng được phỏng vấn cho biết các chương trình khuyến mại, giảm giá rất có sức hấp dẫn, thu hút họ đến mua hàng. Nhận thấy rằng công ty nên áp dụng nhiều hơn các công cụ như “Xúc tiến bán điện tử” hay “Quan hệ công chúng điện tử” để thỏa mãn khách hàng, đồng thời giúp định vị thương hiệu công ty một cách hiệu quả và nhanh chóng. Mức độ hấp dẫn của các chương trình khuyến mại, giảm giá đối với khách hàng Hình 2.6. Mức độ hấp dẫn của các chương trình khuyến mại, giảm giá Biểu đồ trên cho biết, 80% khách hàng cho rằng các chương trình khuyến mại, giảm giá mà công ty tung ra có sức hấp dẫn cao, tuy nhiên 20% khách hàng cho rằng còn chưa hấp dẫn do nhiều yếu tố chẳng hạn như: khả năng tổ chức chương trình còn yếu, gây khó chịu cho người tham gia. Công ty cần chú trọng trong khâu tổ chức để có thể đem lại hiệu quả cao, làm vừa lòng khách hàng. Các hình thức giúp khách hàng biết đến công ty Hình 2.7. Các hình thức giúp khách hàng biết đến công ty Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, 53.33% số khách hàng trả lời phỏng vấn cho biết họ tìm thấy thông tin về công ty qua các phương tiện truyền thông (báo, đài, internet...), 33.33% cho biết được người quen giới thiệu . 13.34% còn lại biết đến công ty qua hình thức khác. Mức độ truy cập vào website của công ty Hình 2.8. Mức độ thường xuyên truy cập website của công ty Có 26.67% khách hàng thường xuyên truy cập website của công ty. 73.33% khách hàng cho biết không thường xuyên truy cập website. Điều này cho thấy có một số vấn đề trong xây dựng và quảng bá website của công ty đến với khách hàng cần công ty quan tâm xem xét, bởi vì website là bộ mặt của công ty trong môi trường internet, phát triển thương hiệu của công ty hiệu quả hay không cũng có sự góp mặt lớn của yếu tố này. Yếu tố giúp định vị hình ảnh công ty trong tâm trí khách hàng Hình 2.9. Yếu tố giúp định vị hình ảnh công ty trong tâm trí khách hàng Theo nhận định của khách hàng, 20% chọn phương án nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, 60% khách hàng cho biết công ty càng có nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá sản phẩm thì hình ảnh công ty sẽ mau chóng được định vị trong tâm trí khách hàng hơn. Thực tế là tung ra nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá, giờ vàng... sẽ thu hút được lượng khách hàng tham gia rất đông, hình ảnh công ty dễ đi vào tâm trí khách hàng, từ đó phát triển thương hiệu công ty dễ dàng hơn, tuy nhiên để có thể tung ra nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng từ phía công ty để cân đối tránh thâm hụt doanh số. CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ NAM THÀNH Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành Các kết quả đạt được Thành lập năm 1998, Công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành đã vươn lên trở thành nhà phân phối và đại lý chính thức cho nhiều hãng sản xuất nổi tiếng như Dell, HP, Toshiba, Samsung, Lenovo, Microlab, Huntkey... Với hệ thống kênh phân phối rộng khắp miền Bắc, miền Trung với trên 200 đại lý trung gian... Thành công này có được là nhờ sự nỗ lực không ngừng của công ty với mục tiêu mang lại cho khách hàng những giải pháp công nghệ tiên tiến và hiệu quả. Với tiêu chí: Chuyên nghiệp – Chất lượng – Cạnh tranh, công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành luôn cam kết cung cấp các sản phẩm công nghệ thông tin chất lượng cao của nhiều hãng sản xuất uy tín trên thế giới cho khách hàng, đồng thời áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, lắp ráp các sản phẩm cao cấp mang thương hiệu Việt Nam. Các chương trình nghiên cứu công nghệ mới và tiên ích, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng hiện nay. Hầu hết cán bộ, nhân viên trong công ty đã nhận thức được thương hiệu và sự quan trọng của phát triển thương hiệu đối với sự phát triển chung toàn công ty. Hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển khá tốt, mặc dù chịu ảnh hưởng của lạm phát tăng cao sự biến động không ngừng của kinh tế thế giới nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng trưởng đều từ 14.724 triệu đồng năm 2009 đến 19.490 triệu đồng (Nguồn: Phòng kế toán) tuy nhiên mức tăng trưởng vẫn còn thấp. Công ty thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá, giờ vàng cho các sản phẩm nên rất hấp dẫn khách hàng. Website www.namthanh.com.vn với nhiều tính năng: truy cập tìm hiểu thông tin về sản phẩm, xem xét so sánh các sản phẩm với nhau, cung cấp các tin tức về chương trình khuyến mãi, mua hàng trực truyến, những thông tin về quá trình hình thành phát triển của công ty, hợp tác đầu tư.... mang lại sự tiện lợi cho khách hàng. Hình 3.1. Hình ảnh website của công ty Công ty cũng đã sử dụng nhiều công cụ phát triển thương hiệu khác nhau để phát triển thương hiệu “Nam Thành” của công ty. Các công cụ phát triển thương hiệu được công ty sử dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất đó là đăng thông tin sản phẩm và công ty lên các công cụ tìm kiếm nổi tiếng như Google, Bing... với các từ khóa thông dụng như “Nam Thành” hay “Nam Thành Computer” hoặc “máy tính Nam Thành”... Website của công ty là nơi cung cấp thông tin về sản phẩm cũng như thông tin về các chính sách của công ty và giải đáp thắc mắc cho khách hàng trên diễn đàn riêng của công ty. Số lượng khách truy cập website ngày càng tăng cao, đặc biệt vào những ngày có tổ chức các chương trình khuyến mại hay giờ vàng... số lượt truy cập thường tăng đột biến. Việc đăng quảng cáo lên các diễn đàn điện tử khác cũng giúp doanh nghiệp có thể phát triển thương hiệu sản phẩm của mình như www.vatgia.com, www.aha.vn, www.chodientu.vn .... Công ty cũng thường xuyên lấy ý kiến khách hàng phản ánh về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ mà công ty cung cấp để từ đó hoàn thiện bộ máy thỏa mãn nhu cầu mà khách hàng đưa ra. Theo kết quả khảo sát, đại đa số các khách hàng đều quan tâm và hài lòng với các chương trình xúc tiến bán mà công ty tổ chức như các chương trình khuyến mại, phiếu giảm giá, giờ vàng...và mong muốn công ty ngày càng có thêm nhiều chương trình như vậy hơn. Những hạn chế trong phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành Tên thương hiệu của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành có trùng lặp với một số tên thương hiệu khác như: Công ty TNHH Nam Thành(www.namthanh.net); Công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Nam Thanh (www.namthanhtravel.com.vn) Công ty hiện nay vẫn chưa có slogan để truyền tải triết ký kinh doanh của mình cũng như tạo ấn tượng cho khách hàng mỗi khi nhắc đên thương hiệu “Nam Thành” Hoạt động đầu tư cho thương hiệu của công ty còn nhiều hạn chế. Công ty hiện nay chưa có bộ phận chuyên trách về thương hiệu, công tác phát triển thương hiệu còn chưa tập trung và chuyên môn hóa do phân tán nhân lực từ bộ phận Marketing- phân phối sang làm... đồng thời mức đầu tư tài chính cho phát triển thương hiệu vẫn còn thấp nên một số dự án phát triển, làm mới thương hiệu công ty không thực hiện được. Các quảng cáo của công ty chủ yếu là đăng trên các diễn đàn nhỏ, hay các website trung gian bán hàng chứ chưa có khả năng đăng tải trên một số website có lượng truy cập lớn như : zing.vn hay dantri.com.vn; vnexpress.net; vietnamnet.vn ... Quảng cáo qua các banner, qua Adword, qua thư điện tử … không được đầu tư nhiều. Công ty còn khá khiêm tốn trong việc tham gia các sự kiện trực tuyến. Theo kết quả điều tra ý kiến khách hàng, các chương trình xúc tiến bán rất hấp dẫn khách hàng, tuy nhiên có một số lại cho rằng còn chưa hấp dẫn do nhiều yếu tố chẳng hạn như: khả năng tổ chức chương trình còn yếu, gây khó chịu cho người tham gia. Website của công ty hiện tại mới chỉ mang hình thức thông tin, tuy có tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến nhưng chưa được sự ủng hộ nhiều từ phía khách hàng. Chỉ có 26.67% khách hàng được điều tra cho biết thường xuyên truy cập vào website của công ty để tìm kiếm thông tin, điều này cho thấy có một số vấn đề trong xây dựng và quảng bá website của công ty đến với khách hàng cần công ty quan tâm xem xét. Nguyên nhân của những hạn chế trên Do nhận thức của cán bộ nhân viên công ty về vấn đề phát triển thương hiệu còn hạn chế. Doanh nghiệp chưa nhìn thấy hết được tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà thương hiệu mang lại. Vì vậy, những hạn chế trên là không thể tránh khỏi. Mặt khác, quy mô của công ty còn khá nhỏ, đội ngũ cán bộ, nhân viên hiện nay là trên 70 người. Trình độ nhân lực có chuyên môn, đặc biệt là chuyên môn về thương hiệu còn yếu và thiếu nên việc phát triển một thương hiệu mạnh để có thể cạnh tranh với các thương hiệu khác trên thị trường gặp khá nhiều khó khăn. Công ty hiện nay vẫn chưa đăng ký bảo hộ cho thương hiệu của mình, vì thế dẫn đến có sự trùng lặp thương hiệu với công ty khác. Ngoài ra, công ty chưa có bộ phận chuyên trách về thương hiệu và thương hiệu điện tử nên sự quan tâm cho thương hiệu và phát triển thương hiệu công ty còn chưa đúng mức. Do giá trị thương hiệu khó đo lường, những kết quả đạt được của thương hiệu doanh nghiệp khó lượng hóa, không được đưa vào báo cáo tài chính doanh nghiệp. Chính vì thế mà công ty còn khá dè dặt trong việc đầu tư cho phát triển thương hiệu. Do nguồn lực tài chính của công ty có giới hạn nên nhiều khi không áp dụng triệt để được các công cụ phát triển thương hiệu, vì thế đem lại hiệu quả chưa cao. Do quy định quản lý tài chính của Nhà nước còn quá chặt chẽ (chỉ cho phép chi cho quảng cáo, khuyến mại từ 5-7% doanh số) nên việc trích ngân sách cho quảng cáo và khuyến mại của công ty luôn phải tính toán kỹ càng. Ngoài ra hiện nay đã hình thành một thị trường dịch vụ hỗ trợ phát triển thương hiệu, nhưng các hoạt động thuê ngoài của công ty còn hạn chế, chỉ tập trung vào những vấn đề mang tính ngắn hạn là quảng cáo và pháp lý, còn những nội dung quan trọng có tầm chiến lược như nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu... vẫn chưa được quan tâm. Do tình hình quản lý về hàng giả, hàng nhái trên thị trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các hình thức xử phạt còn nhẹ nên khiến các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ nói riêng giảm sự quan tâm theo đuổi chiến lược xây dựng thương hiệu lâu dài. Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành đến năm 2015 Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu Cốt lõi của việc tạo dựng một thương hiệu mạnh, uy tín là chất lượng hàng hóa và các dịch vụ chăm sóc khách hàng; chất lượng hàng hóa, dịch vụ chịu sự tác động của mọi thành viên trong doanh nghiệp từ người quản lý, nhân viên kinh doanh, nhân viên kỹ thuật. Vì vậy, để mỗi thành viên đều nhận thức về vai trò của mình đối với sự phát triển của thương hiệu thì môi trường văn hóa doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào ban lãnh đạo công ty, có các biện pháp khen thưởng khích lệ, sắp xếp, bố trí nhân lực theo yêu cầu công việc phù hợp với chuyên môn và năng lực của nhân viên, làm cho mỗi cán bộ, nhân viên đều hăng hái làm việc, cống hiến sức lực cho công ty. Họ cảm thấy hãnh diện khi thương hiệu của công ty được nhiều người tiêu dùng biết tới. Trước hết công ty phải thực hiện các chương trình tuyên truyền để nhân viên công ty hiểu thế nào là thương hiệu, vai trò của thương hiệu đối với sự phát triển của công ty cũng như đời sống và quyền lợi của mỗi thành viên, để xây dựng được thương hiệu riêng thì cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng và tổng lực của mọi thành viên. Khi đã ý thức đầy đủ được xây dựng thương hiệu xuất phát từ nhu cầu phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào, mọi người đều chủ động làm việc, chủ động sẽ là động lực tốt nhất cho doanh nghiệp tiến tới thành công. Kết hợp sự năng động và nhạy bén của đội ngũ quản lý đối với thị trường, công ty sẽ tạo cho mình được một định hướng phát triển thương hiệu phù hợp, các chính sách đúng đắn về công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư vào hoạt động truyền thông đáp ứng yêu cầu phát triển thương hiệu của công ty. Ngoài ra công ty cũng nên chú trọng vào việc tăng cường đầu tư cho các hoạt động truyền thông nhằm phát triển thương hiệu. Đăng ký bảo hộ thương hiệu Do hiện nay thương hiệu “Nam Thành” của công ty có sự trùng lặp với một số thương hiệu khác, vì vậy để bảo vệ thương hiệu của mình, công ty nên đăng ký bảo hộ thương hiệu để được bảo vệ về mặt pháp lý. Ngoài ra công ty có thể đăng ký bảo hộ ở cả nước ngoài để có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay. Luôn cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm Một thương hiệu chỉ có thể duy trì ấn tượng lâu dài trong tâm trí khách hàng nếu như thương hiệu đó đi kèm với một sản phẩm, dịch vụ có chất lượng. Chính chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố quan trọng nhất để bảo đảm uy tín thương hiệu. Các doanh nghiệp phải nhận thức rõ rằng thương hiệu không đơn thuần là một cái tên gắn cho sản phẩm mà sau đó còn là tất cả những gì doanh nghiệp muốn đem đến cho khách hàng: đó là sự thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, công ty nên mở rộng hệ thống phân phối và bán lẻ hàng hóa của mình. Công ty có thể mở thêm các điểm bán truyền thống ở những nơi đông người như gần các trường đại học, các văn phòng nhiều công nhân viên chức...Khi mở các điểm bán ở những nơi như vậy, khả năng được biết đến của công ty sẽ rất cao, đồng nghĩa với việc thương hiệu công ty đang được định vị trong tâm trí khách hàng. Đồng thời, công ty có thể đầu tư phát triển dịch vụ sau bán hàng như: Chế độ hậu mãi về chăm sóc và bảo hành sản phẩm, chế độ bảo trì theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, thay thế các linh kiện và phụ tùng chính hãng với giá ưu đãi và chế độ kiểm tra định kỳ... nhằm đem đến cho khách hàng một dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất, từ đó gây ấn tượng tốt về công ty với khách hàng. Mạng lưới và hệ thống phân phối hàng hóa dịch vụ càng được mở rộng thì thị phần cho hàng giả ngày càng bị thu hẹp, uy tín của thương hiệu ngày càng được khẳng định. Bên cạnh đó, người tiêu dùng sẽ cảm thấy thoải mái hơn, yên tâm hơn, được chăm sóc tốt hơn từ phía doanh nghiệp khi có nhiều địa điểm lựa chọn cho cùng một thương hiệu. Nhu cầu của khách hàng ngày nay rất cao và luôn thay đổi, vì vậy để thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, công ty có thể kết hợp với các nhà sản xuất để sau khi tiếp thu ý kiến khách hàng về sản phẩm, có thể cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Thiết lập bộ phận chuyên trách về thương hiệu Việc phát triển thương hiệu là nhiệm vụ của các cán bộ, nhân viên toàn công ty, nhưng công ty cần phải thiết lập một bộ phận chuyên trách về thương hiệu, như vậy công tác xây dựng, phát triển thương hiệu mới được thực hiện một cách tập trung và có tính chuyên môn mang lại hiệu quả cao nhất. Công ty có thể điều chuyển các cán bộ, nhân viên công ty trước đó đã từng kiêm nhiệm vụ phát triển thương hiệu sang bộ phận chuyên trách về thương hiệu. Hoặc điều chuyển các cán bộ, nhân viên sang phòng ban mới, sau đó thuê chuyên gia bên ngoài về đào tạo. Hoặc nếu đủ nguồn lực tài chính, công ty có thể tuyển nguồn nhân lực có trình độ từ bên ngoài vào bộ phận này. Sử dụng các công cụ phát triển thương hiệu trong từng thời điểm thích hợp Quảng cáo điện tử Đặt quảng cáo công ty trên các website nổi tiếng, những website có lượng người truy cập lớn hay những website được rank cao trên Google như www.vietnamnet.vn www.dantri.com.vn, www.vnexpress.net www.zing.vn ... Đây là cách quảng cáo điện tử hiệu quả nhất hiện nay. Với lượng truy cập đông như vậy, việc khách hàng chú ý tới banner quảng cáo của công ty và truy cập vào website của công ty, mang lại lượng khách hàng tiềm năng cực kỳ lớn. Sử dụng các máy chủ tìm kiếm như Google, Bing... để quảng cáo. Công ty có thể sử dụng nhân lực có hiểu biết về quảng cáo trên công cụ tìm kiếm hoặc có thể thuê ngoài để đưa tên thương hiệu “Nam Thành” đứng trong top 10 các từ khóa liên quan đến sản phẩm mà công ty phân phối bán lẻ. Cách quảng cáo này rất hữu hiệu khi khách hàng tìm kiếm thông tin sản phẩm trên các máy chủ tìm kiếm. Quan hệ công chúng điện tử Xây dựng nội dung diễn đàn của công ty phong phú. Diễn đàn của công ty là một trong những kênh truyền thông tạo được nhiều uy tín tới người truy cập Thường xuyên quản trị, cập nhật thông tin sản phẩm mới, các chương trình khuyến mại, giảm giá, giờ vàng trên diễn đàn, tổ chức các tiêu đề thảo luận để thu thập, tìm hiểu ý kiến của khách hàng về công ty, cũng như thị hiếu, nhu cầu của khách hàng... Trả lời những thắc mắc của khách hàng về giá cả, sản phẩm … Công ty có thể sử dụng ngay chính nhân viên bán hàng làm phương tiện quảng cáo trực tiếp, hình thức này mang lại hiệu quả cao mà không mất nhiều chi phí, họ đưa thông tin của sản phẩm và thương hiệu của công ty đến với khách hàng nhanh nhất. Ngoài ra, thông qua đội ngũ này, công ty có thể thu thập những thông tin phản hồi chính xác nhất, để từ đó có thể đưa ra các biện pháp phát triển thương hiệu khả thi. Công ty cũng có thể tạo các sự kiện trực tuyến để thu hút và tập hợp những người sử dụng có cùng sở thích và gia tăng số lượng người truy cập website. Ngoài ra,công ty có thể thường xuyên cập nhật các tin tức mới về công nghệ, sản phẩm liên quan đến máy tính, đồ điện tử, kỹ thuật số lên diễn đàn, website của mình để giúp người truy cập tìm kiếm, tra cứu thông tin... Xúc tiến bán điện tử Ngoài các hoạt động xúc tiến bán như các chương trình khuyến mại, giờ vàng công ty nên thường xuyên tổ chức các chương trình khác như: Phát phiếu giảm giá mua hàng lần sau,giảm giá Tạo thẻ khách hàng thường xuyên (khách hàng kim cương, vàng, bạc ..) để gây ấn tượng tốt cho khách hàng, giữ chân khách hàng cho những lần mua hàng tiếp sau. Hoặc công ty có thể tổ chức các cuộc thi có thưởng như: tìm hiểu về công ty.... rất có ích cho việc kéo người sử dụng đến với website, giữ họ ở lại đó lâu hơn và thuyết phục họ quay trở lại website... Marketing điện tử trực tiếp Công ty có thể marketing sản phẩm đến người tiêu dùng qua các hình thức marketing điện tử trực tiếp như: Điện thoại cho khách hàng, gửi tin nhấn SMS, Email tới khách hàng thông báo về sản phẩm mới hay chương trình khuyến mại mới... giúp định vị hình ảnh thương hiệu công ty trong tâm trí khách hàng. Cùng với việc quảng cáo trên công cụ phát triển như trên, công ty cũng nên chú ý đến hoạt động PR và phát triển mô hình phòng trưng bày hàng hóa (showroom) tại nước ngoài cũng như trong nước. Tham gia và tổ chức tốt các sự kiện Tham gia và tổ chức tốt các sự kiện có thể như khai trương, các chương trình khuyến mại, giảm giá do công ty tổ chức... Đây sẽ là dịp tốt để khách hàng biết nhiều hơn về công ty, hàng hoá và hoạt động của công ty. Bên cạnh đó tạo niềm tin và lòng tự hào riêng cho đội ngũ nhân viên trong công ty, góp phần củng cố quan hệ giữa các bộ phận trong công ty và gia tăng khả năng tuyên truyền từ chính những nhân viên trong công ty. Tham gia các sự kiện, doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt các chương trình quảng cáo, tuyên truyền. Cũng cần lưu ý rằng sự tham gia tràn lan các sự kiện thường làm cho công ty phải chi phí quá nhiều, trong khi ấn tượng về thương hiệu của doanh nghiệp có thể bị xem nhẹ. Nên chọn lọc các sự kiện có liên quan và gắn bó với thương hiệu, cần tuyên truyền và cần có sự đầu tư thích đáng khi tham gia nhằm tạo sự chú ý của của công chúng. Tổ chức các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng Hội nghị khách hàng, chương trình huấn luyện về sử dụng và vận hành sản phẩm, chương trình sử dụng thử hàng hoá và lấy ý kiến người tiêu dùng, tổ chức các triển lãm, showroom… là nhóm các hoạt động có chi phí đôi khi không quá cao, nhưng hiệu quả thường là rất lớn. Đây là cơ hội tốt nhất để người tiêu dùng tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá của công ty và được tư vấn đầy đủ, chính thức từ công ty. Làm tốt các hoạt động này, thương hiệu của công ty sẽ có nhiều cơ hội in đậm trong tâm trí người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi tiến hành các hoạt động này cần xác định thật rõ tập khách hàng cần hướng tới. Định vị không chính xác tập khách hàng sẽ luôn mang đến nguy cơ thất bại của các chương trình này. Một số kiến nghị đối với Nhà nước Nhà nước cần có chiến lược cũng như biện pháp cụ thể để tuyên truyền, giác ngộ cho các doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc đăng ký thương hiệu. Cần có chiến lược cũng như biện pháp cụ thể để tuyên truyền, giác ngộ cho các doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc đăng ký thương hiệu. Phổ biến các vấn đề chung về sở hữu công nghiệp cho doanh nghiệp như cách thức thủ tục để đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp, vấn đề quản trị sở hữu công nghiệp và đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể có những chỉ dẫn riêng cho từng đối tượng. Phát động chương trình xây dựng, quảng bá, bảo vệ thương hiệu trong cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức triển lãm thương hiệu trên Internet, phối hợp với các ngành và địa phương để xây dựng danh mục sản phẩm cần có chỉ dẫn xuất xứ và địa lý. Hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo, huấn luyện, cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp về xây dựng, bảo vệ và quảng bá thương hiệu. Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký, quản lý và bảo vệ thương hiệu ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, trước hết là đối với những thương hiệu đã có vị trí trên thị trường. Nới lỏng biện pháp tài chính cho doanh nghiệp bằng cách không nên khống chế giới hạn về chi phí cho quảng cáo sản phẩm ở mức 5 – 7% so với tổng chi phí như hiện nay. Tăng cường cơ chế thực thi pháp luật, bảo hộ thương hiệu, xử phạt nghiêm minh đối với trường hợp ăn cắp, sử dụng trái phép thương hiệu, tiến tới thành lập những lực lượng “cảnh sát thương hiệu”, “công an thương hiệu” chuyên xử lý về hành vi vi phạm quyền sở hữu về thương hiệu. KẾT LUẬN Trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế toàn cầu như hiện nay thì thương hiệu giữ một vai trò to lớn, mang tính quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp. Thương hiệu giúp cho người tiêu dùng qua đó có thể biết đến doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Thương hiệu là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng và còn tạo cho doanh nghiệp một hình ảnh vững chắc trong tâm trí khách hàng và thể hiện sự lớn mạnh của doanh nghiệp trên thị trường. Điều đó cũng dễ hiểu vì để sở hữu được một thương hiệu nổi tiếng thì không hề đơn giản, là kết tinh của biết bao sức lực, trí tuệ của doanh nghiệp. Với mong muốn mang lại cho Công ty Cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành những nhìn nhận về vấn đề có ý nghĩa quyết định trong thời điểm hiện nay, đề tài thông qua việc đánh giá thực trạng tình hình phát triển thương hiệu của công ty trong thời gian qua để đưa ra một số giải pháp cho những hạn chế của công ty trong hoạt động phát triển thương hiệu của mình. Do đây là một vấn đề còn nhiều mới mẻ ở Việt Nam cũng như hiểu biết còn hạn chế của bản thân nên đề tài còn nhiều thiếu sót, vì vậy kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô cùng các bạn đọc. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn, cám ơn Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề này. TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung (2004), Thương hiệu với nhà quản lý, NXB Chính trị Quốc Gia Bộ môn Quản trị thương hiệu, Bài giảng Quản trị E-brand PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh (2003), Quan hệ công chúng – biện pháp hữu hiệu trong phát triển thương hiệu, Tạp chí Thương mại, số 46/2003 Bộ môn Quản trị thương hiệu, Bài giảng Quản trị thương hiệu Vũ Chí Lộc, Lê Thị Thu Hà (2007), Xây dựng và phát triển thương hiệu, NXB Lao động – Xã hội Nguyễn Thị Thanh Thảo (2009), “Phát triển hình ảnh thương hiệu Megabuy.vn của công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Thời Đại Mới thông qua các hoạt động truyền thông online”, Luận văn, Khoa Thương mại điện tử, GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh www.vatgia.com www.chodientu.vn PHỤ LỤC 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH THƯƠNG MẠI Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ---˜™--- PHIẾU ĐIỀU TRA Kính gửi:.............................................................................................. Tôi là: Hoàng Truyền Vương, sinh viên khoa Thương Mại Điện Tử, trường Đại học Thương Mại, hiện đang thực tập tại quý công ty, xin được phỏng vấn Anh / Chị về thực trạng phát triển thương hiệu của công ty nhằm phục vụ cho việc viết chuyên đề tốt nghiệp. Rất mong được sự cộng tác của Anh / Chị. THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên: 2. Vị trí công tác 3. Công việc chuyên trách: 4. Thâm niên: 5. Điện thoại: Email: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Theo anh / chị thương hiệu của doanh nghiệp là gì ? Nhãn hiệu hàng hóa Tên thương mại của doanh nghiệp Tên gọi xuất xứ hoặc chỉ dẫn địa lý Bất kỳ dấu hiệu, hình ảnh nào liên quan đến doanh nghiệp, sản phẩm Khác Doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách về thương hiệu không ? Có b. Không Nếu không do bộ phận nào quản lý ? Phòng Marketing b. Thuộc ban giám đốc Phòng / ban khác Doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chưa ? Đã đăng ký b. Chưa đăng ký Theo anh / chị thương hiệu đối với doanh nghiệp có quan trọng không ? Không quan trọng c. Quan trọng Rất quan trọng Theo quý doanh nghiệp thì hoạt động phát triển thương hiệu có tác dụng gì ? Bán được nhiều hàng hơn Thu hút được nhiều khách hàng mới Giúp đưa hình ảnh của công ty vào trong tâm trí khách hàng Định hướng phát triển của doanh nghiệp thời gian tới ưu tiên vào: Phát triển thương hiệu Mở rộng thị trường c. Nâng cao chất lượng sản phẩm d. Phát triển sản phẩm mới e. Khác Mức độ đầu tư cho phát triển thương hiệu ? 0 – 1% b. 1% - 5% c. Trên 5% Các công cụ phát triển thương hiệu mà công ty đang sử dụng? Quảng cáo điện tử c. Quan hệ công chúng điện tử Xúc tiến bán điện tử d. Marketing điện tử trực tiếp e. Tất cả 10. Công cụ phát triển thương hiệu nào mà công ty thường sử dụng? a. Quảng cáo điện tử c. Xúc tiến bán điện tử b. Quan hệ công chúng điện tử d. Marketing điện tử trực tiếp 11. Khó khăn của doanh nghiệp gặp phải trong phát triển thương hiệu? Hạn chế về vốn Nguồn nhân lực có trình độ Khác Xin chân thành cảm ơn ! PHỤ LỤC 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH THƯƠNG MẠI Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ---˜™--- PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA Kính gửi Ông (Bà) :.......................................................................... Tôi là Hoàng Truyền Vương, sinh viên khoa Thương Mại Điện Tử, trường đại học Thương Mại, đang thực tập tại quý công ty, xin được phỏng vấn Ông (Bà) về thực trạng phát triển hình ảnh thương hiệu của công ty, nhằm phục vụ cho việc viết chuyên đề tốt nghiệp. Rất mong được sự cộng tác của Ông (Bà). A. THÔNG TIN NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN 1. Họ và tên: 2. Vị trí công tác 3. Công việc chuyên trách: 4. Thâm niên: 5. Điện thoại: Email: B. THÔNG TIN VỀ CÔNG TY Công ty có đăng ký bảo hộ cho thương hiệu của mình không? Mức độ đầu tư cho phát triển thương hiệu của công ty? Công ty có bộ phận chuyên trách về phát triển thương hiệu không ? Nếu chưa, thời gian tới doanh nghiệp có thiết lập không ? Các công cụ phát triển thương hiệu mà công ty đang sử dụng? Công cụ nào Ông/Bà cho là quan trọng nhất để phát triển thương hiệu? Tần suất của các hoạt động nhằm phát triển thương hiệu mà doanh nghiệp đã tiến hành ? Thời gian diễn ra một hoạt động này thường bao lâu ? Công ty có tổ chức các sự kiện trực tuyến không ? Nếu có, đó là những hoạt động gì ? Các sự kiện trực tuyến mà công ty hướng đến là gì? Các diễn đàn hay website đăng tin nào mà doanh nghiệp tham gia để phát triển thương hiệu? Khoảng bao lâu doanh nghiệp lại đưa thông tin sản phẩm của mình lên diễn đàn? Những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện các hoạt động phát triển thương hiệu và phát triển thương hiệu điện tử? Xin chân thành cảm ơn! PHỤ LỤC 3 PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN KHÁCH HÀNG Xin kính chào Anh/Chị! Tôi là Hoàng Truyền Vương, hiện nay tôi đang viết chuyên đề tốt nghiệp và cần tìm hiểu về vị trí thương hiệu “Nam Thành” của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành trong tâm trí khách hàng. Tôi rất hân hạnh mời Anh/Chị tham gia một cuộc phỏng vấn nhỏ bằng cách vui lòng đánh dấu và cho nhận xét vào các câu trả lời dưới đây. Rất mong được sự cộng tác của Anh/Chị. Anh/Chị vui lòng cho biết anh/chị biết đến công ty qua hình thức nào? Do người quen giới thiệu. Qua quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Hình thức khác. Khi cần mua máy tính, linh kiện máy tính, đồ kỹ thuật số... anh chị có nghĩ sẽ mua của công ty không? Có Không Còn tùy vào chất lượng và giá cả Theo Anh/Chị sản phẩm công ty cung cấp có chất lượng và giá cả thế nào? Tốt Bình thường Kém Theo Anh/Chị các chương trình khuyến mại, giảm giá của công ty có sức hấp dẫn không? Hấp dẫn Chưa hấp dẫn Nếu chưa hấp dẫn Anh/Chị vui lòng cho biết lý do được không? ................................................................................................ ................................................................................................ ................................................................................................ Anh/Chị thường đọc các thông tin khuyến mại, giảm giá ở đâu? Truy cập vào website của công ty Đọc trên banner quảng cáo trên các trang tin tức, diễn đàn... Khác Anh/Chị thường truy cập vào website của công ty không? Có Có nhưng không thường xuyên Không Anh/Chị có muốn nhận thông tin khuyến mại của công ty qua e-mail không? Có Không Theo Anh/Chị các sản phẩm của công ty có được nhiều người biết đến không? Đã được nhiều người biết đến Chưa được nhiều người biết đến Theo Anh / Chị thương hiệu đối với doanh nghiệp có quan trọng không ? Không quan trọng b. Quan trọng Rất quan trọng Theo Anh / Chị yếu tố nào dưới đây giúp định vị hình ảnh công ty trong tâm trí khách hàng tốt nhất? Nâng cao chất lượng sản phẩm Hạ giá thành sản phẩm Có nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá Ý kiến khác: ............................................................................................. Xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc(CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP) Phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty cổ phần kỹ thuật công nghệ Nam Thành.doc
Luận văn liên quan