Chuyên đề Quy định pháp luật về quản lý tiền tệ và ngoại hối

Căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung - cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp theo quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6 Điều này và cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng theo quy định tại khoản 7 Điều này 2. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nước được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 3. Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cho doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

pdf27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2564 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Quy định pháp luật về quản lý tiền tệ và ngoại hối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi phí cơ hội của đầu tư giảm, chi tiêu đầu tư sẽ tăng lên vì đầu tư vào vốn hiện vật rất có thể đem lại thu nhập lớn hơn cho doanh nghiệp so với mua chứng khoán. d. Lãi suất với tỉ giá hối đoái và lạm phát. Tỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ của nước khác. Tỷ giá do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối quyết định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như giá cả, thuế quan, quota, sự ưa thích hàng nội, hàng ngoại, năng suất lao động ... Ngoài ra tỷ giá trong ngắn hạn còn chịu ảnh hưởng của lãi suất: Lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ. Sự thay đổi lãi suất tiền gửi nội tệ ở đây là sự thay đổi trong lãi suất danh nghĩa. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do tỷ lệ lạm phát dự tính tăng (lãi suất thực không đổi) thì tỷ giá giảm. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do lãi suất thực tế tăng (tỷ lệ lạm phát không đổit) thì giá đồng tiền trong nước tăng, tỷ giá tăng. Khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ tăng, đồng nội tệ sẽ giảm giá (tỷ giá giảm) và ngược lại. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 9 Lý luận và thực tiễn đă thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất và lạm phát. Những nước trải qua lạm phát cao cũng chính là những nước có mức lãi suất cao. Lạm phát là hiện tượng mất giá của đồng tiền, là tình trạng tăng liên tục mức giá chung của nền kinh tế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy cũng có nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát lạm phát, trong đó giải pháp về lãi suất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong thời kỳ lạm phát, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút phần lớn số tiền có nhiều trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm, lạm phát được kiềm chế. Như vậy, lãi suất cũng góp phần chống lạm phát. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ lãi suất trong chống lạm phát không thể duy trì lâu dài vì lãi suất tăng sẽ làm giảm đầu tư, giảm tổng cầu và làm giảm sản lượng. Do vậy lãi suất phải được sử dụng kết hợp với các công cụ khác thì mới có thể kiểm soát được lạm phát, ổn định giá cả, ổn định đồng tiền. Một chính sách lãi suất phù hợp là sự cần thiết cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. 2.3 Quy định của pháp luật Việt am về lãi suất cơ bản: Theo Luật NHNN Việt Nam 2010: Lãi suất là một trong những Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia (bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ). Điều 12 luật NHNN Việt Nam 2010 quy định: - Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. - Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác. Điều 43 Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước số 37-LCT/HĐNN8 ngày 23/05/1990 về NHNN Việt Nam cũng quy định: Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tối thiểu về tiền gửi, tối đa về cho vay của các tổ chức tín dụng. Có thể thấy Nhà nước không phải lúc nào cũng kiểm soát được hết mọi quan hệ pháp luật cho nên có tình trạng nhiều vi phạm pháp luật nằm ngoài vòng kiểm soát của pháp luật. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi các văn bản pháp luật của nước ta còn thiếu cụ thể, tính khả thi không cao, hơn nữa luật nước ta là luật khung, muốn thi hành được trên thực tế phải có Nghị định hướng dẫn thi hành. Vấn đề lãi suất trong hợp đồng vay cũng rơi vào tình trạng này. Trong BLDS 2005 chỉ quy định duy nhất một điều về lãi suất một cách trực tiếp: “Điều 476. Lãi suất - Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 10 - Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”. BLDS 1995 cũng như BLDS 2005 quy định một điều duy nhất về lãi suất nhưng so với Bộ luật này, BLDS 2005 có những thay đổi căn bản. Đối với BLDS 1995 thì chỉ quy định “lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 50% của mức lãi suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại cho vay tương ứng”. Thực tế cho thấy khi áp dụng quy định này trong nhiều năm có nhiều bất cập và không còn phù hợp nữa, thay vào đó là quy định “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Việc quy định lãi suất quá cao sẽ không chỉ gây ảnh hưởng cho nền kinh tế mà còn ảnh hưởng đến chính bên cho vay. Khi lãi suất của bên cho vay cao sẽ khiến các doanh nghiệp, các cá nhân… (bên vay) không vay dẫn đến tình trạng tiền bị đọng lại và không phát huy được giá trị sinh lời của nó. Và như vậy nguồn tiền trong các Ngân hàng, nguồn tiền dự trữ trong nhân dân không những không đem lại hiệu quả mà còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp, các cá nhân … muốn vay. Việc quy định lãi suất thấp so với sự phát triển và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng không ổn. Việc quy định lãi suất thấp chỉ áp dụng cho các đối tượng ưu tiên mà pháp luật quy định còn mặt bằng chung phải phù hợp với mọi nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất (lạm phát hay giảm phát, kinh tế phát triển hay chậm phát triển…). Lãi suất thấp sẽ làm giảm hiệu quả của đồng tiền, làm giảm sự phát triển kinh tế, làm giảm nguồn thu của bên cho vay. Nhìn một cách khách quan, lãi suất thấp chỉ có lợi trước mắt cho bên vay. Như vậy, việc quy định lãi suất quá cao hay quá thấp đều không mang lại hiệu quả. Nhà nước tính toán làm sao để pháp luật có những quy định hợp lý không làm giảm hiệu quả của giá trị đồng tiền mang lại cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng vay, đem lại sự phát triển bền vững và lâu dài cho nền kinh tế. 2.4 Quy định của pháp luật Việt am về việc tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với các TCTD: a. Căn cứ pháp lý: Thông tư 15/2012/TT-NHNN ngày 04/05/2012 Thông tư này gồm có 4 Mục và 22 Điều, quy định cụ thể việc NHNN tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sô tín dụng đối với các TCTD. b. ội dung cụ thể: Các vấn đề cần lưu ý của thông tư 15: - Quy định về Hồ sơ tín dụng và tiêu chuẩn các khoản cho vay, cho thuê tài chính trong hồ sơ tín dụng tại điều 3: 1. Hồ sơ tín dụng để tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, hợp đồng cho thuê tài chính được ký kết giữa tổ chức tín dụng với khách QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 11 hàng theo quy định của pháp luật và các tài liệu cần thiết khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. 2. Tiêu chuẩn các khoản cho vay, cho thuê tài chính trong hồ sơ tín dụng: Tại thời điểm đề nghị tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước, các khoản cho vay, cho thuê tài chính trong hồ sơ tín dụng phải đảm bảo các điều kiện sau: a) Các khoản cho vay phải có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật và giá trị tài sản bảo đảm không thấp hơn dư nợ khoản cho vay. b) Được phân loại nợ vào nhóm 1 theo quy định về phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước; c) Thời hạn còn lại phải lớn hơn thời hạn đề nghị tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước ít nhất 30 ngày; d) Không bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính trong các lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước không khuyến khích. - Quy định về Thẩm quyền ký văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn tại điều 4: 1. Người có thẩm quyền thay mặt tổ chức tín dụng ký các văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn là một trong những người sau đây: a) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng; b) Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng. 2. Người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này có thể ủy quyền cho cấp phó của mình ký các văn bản đề nghị tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền này. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba. - Quy định về thời hạn tái cấp vốn tại Điều 6: 1. Thời hạn tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng là dưới 12 tháng. 2. Căn cứ mục đích đề nghị tái cấp vốn của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước quyết định thời hạn tái cấp vốn trong từng trường hợp cụ thể. 3. Trường hợp tổ chức tín dụng không có khả năng trả nợ đúng hạn và có đề nghị gia hạn, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét gia hạn nợ vay tái cấp vốn trên cơ sở khả năng phục hồi thanh khoản, định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ; thời gian gia hạn không vượt quá thời hạn vay tái cấp vốn. - Quy định về mức tái cấp vốn được quy định tại Điều 11 và Điều 16 của thông tư, cụ thể: + Đối với Tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng nhằm hỗ trợ khả năng chi trả tạm thời: Mức tái cấp vốn tối đa bằng 60% tổng dư nợ thực tế của các khoản cho vay, cho thuê tài chính trong hồ sơ tín dụng tại thời điểm đề nghị tái cấp vốn. + Đối với Tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế trong từng thời kỳ; Mức tái cấp vốn tối đa bằng 80% tổng dư nợ thực tế của các khoản cho vay, cho thuê tài chính trong hồ sơ tín dụng tại thời điểm đề nghị tái cấp vốn. II. QUI ĐỊ P ÁP LUẬT VỀ QUẢ LÝ NGOẠI HỐI: 1. Cơ chế tỷ giá hối đoái và quản lý dự trữ ngoại hối: 1.1. Cơ chế tỷ giá hối đoái: có 3 loại: QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 12 + Tỷ giá hối đoái thả nổi: là một cơ chế trong đó tỷ giá do các lực lượng thị trường quyết định mà không hoặc rất ít có sự can thiệp của các cơ quan chính phủ quản lý. Trong cơ chế tỷ giá thả nổi, giá tỷ giá tự do thay đổi theo cung cầu ngoại tệ, NHTW ít can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối + Tỷ giá hối đoái cố định: là kiểu chế độ tỷ giá mà giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác, hoặc với một rổ tiền tệ, hoặc với một thước đo giá trị khác (vàng, quyền rút vốn đặc biệt - SDR). Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. + Tỷ giá thả nổi có sự điều tiết: là một cơ chế tỷ giá hối đoái hỗn hợp giữa thả nổi và cố định. Với cơ chế tỷ giá này NHTW sẽ công bố một mức tỷ giá nào đó và thường xuyên điều chỉnh theo những thay đổi trong cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối quốc gia, và tín hiệu trên thị trường chợ đen Điều 30- Pháp lệnh ngoại hối 2005- quy định về cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam: (1) Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung và cầu trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước (2) Ngân hang Nhà nước Việt Nam xác dịnh cơ chế tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô cụ thể trong từng thời kỳ Thực tế ở Việt Nam đang áp dụng cơ chế thả nổi có điều tiết. Tiền VND được neo vào đồng USD, tỷ giá giữa VND và các đồng tiền khác được quy đổi chéo thông qua tỷ giá giữa USD với các đồng tiền quốc gia khác. 1.2. Quản lý dự trữ ngoại hối: Điều 32 – pháp lệnh ngoại hối 2005 –Thành phần dự trữ ngoại hối: 1. Ngoại tệ bằng tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài 2. Chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do chính phủ ,tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành 3. Quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại quỹ tiền tệ quốc tế 4. Vàng 5. Các loại ngoại hối khác Cụ thể về quản lý ngoại hối được quy định tại nghị định 86/1999/NĐ-CP về quản lý dự trữ nhà nước, và quyết định 563/2001 về việc ban hành quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước *Công tác quản lý ngoại hối còn những tồn tại: Hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý DTNH còn bộc lộ nhiều bất cập. Về tổ chức thực hiện quản lý DTNH, Khoản 1, Điều 6 của Quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý DTNH nhà nước về xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư DTNH Nhà nước quy định: “Định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi cần thiết, Vụ Quản lý ngoại hối chủ trì, phối hợp với Sở Giao dịch đánh giá lại tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư DTNH nhà nước của kỳ trước, xây dựng tiêu chuẩn và hạn mức mới và trình Thống đốc quyết định”. Cũng tương tự, tại Khoản 5, Điều 7 của Quy chế này về xây dựng phương án, quyết định, thực hiện đầu tư DTNH nhà nước quy định: “Định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi cần thiết, Sở giao dịch chịu trách nhiệm đánh giá tình hình thực QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 13 hiện các tiêu chuẩn, hạn mức, tỷ lệ đầu tư…; Phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối xây dựng và điều chỉnh các tiêu chuẩn, hạn mức, tỷ lệ đầu tư cho phù hợp với thực tế đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình đầu tư”. Trong khi đó, tại Khoản 4, Điều 7 quy định: “Sở giao dịch chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các phương án đầu tư, theo dõi diễn biến hoạt động…” Nếu thực hiện như vậy, Vụ Quản lý ngoại hối và Sở Giao dịch vừa là những đơn vị ban hành quy định vừa là đơn vị thực hiện các tiêu chuẩn, hạn mức đó. Điều này dẫn đến các tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư DTNH đề ra không còn là chuẩn mực vì nó có thể bị điều chỉnh cho phù hợp với kết quả của những hoạt động quản lý yếu kém. Điều đó có thể dẫn đến những tổn thất rủi ro, thua lỗ, hoặc giảm hiệu quả đầu tư DTNH và gây khó khăn cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý DTNH. Tại Điều 12 của Nghị định 86/1999/NĐ-CP quy định “Các tổ chức đối tác được lựa chọn để gửi ngoại tệ và vàng, ủy thác đầu tư phải là tổ chức được xếp hạng tín nhiệm quốc tế cao”. Trong Quy chế hướng dẫn không có quy định thêm về nội dung này. Như vậy, điều này gây mơ hồ trong việc thực hiện và không có cơ sở đánh giá hoạt động quản lý dự trữ… Về nghiệp vụ kiểm soát, quản lý nội bộ hoạt động quản lý DTNH, Khoản 5, Điều 23 quy định: “Vụ Tổng kiểm soát chịu trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện quản lý DTNH nhà nước của các Vụ, Sở Giao dịch theo các nhiệm vụ được giao và chấp hành các quy định tại Nghị định 86/1999/NĐ-CP…”; Điểm a, Khoản 3, Điều 23 quy định: “Sở giao dịch chịu trách nhiệm xây dựng các nguyên tắc quản lý nội bộ để tổ chức thực hiện quản lý DTNH nhà nước theo quy định tại quy chế này”. Như vậy, Vụ Tổng kiểm soát chỉ kiểm soát về mặt hành chính, chấp hành quy định, quy chế,… còn hoạt động quản lý nội bộ do Sở Giao dịch vừa xây dựng vừa thực hiện. Điều đó gây ra sự thiếu khách quan, có thể dẫn đến tổn thất, mất mát do việc kiểm soát hoạt động dự trữ không chặt chẽ, đặc biệt là các hoạt động nghiệp vụ đầu tư, kinh doanh dự trữ trên thị trường quốc tế. Chương VI, Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11, ngày 13/12/2005, có hiệu lực 1/6/2006, ra đời mới chỉ quy định những nội dung cơ bản về quản lý DTNH như thành phần DTNH, nguồn hình thành DTNH nhà nước, cơ quan quản lý DTNH. Những bất cập trong Nghị định số 86/1999/NĐ-CP, ngày 30/8/1999, của Chính phủ về quản lý ngoại hối nhà nước như đã nêu ở trên cần được bổ sung, sửa đổi để tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý, thực hiện. 2. Sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt am, mang ngoại tệ vàng khi xuất nhập cảnh và kiều hối: Một trong những điều kiện để gia nhập WTO là Việt Nam phải mở cửa nhanh hơn đối với hệ thống ngân hàng, tự do hóa các giao dịch vãng lai. Việc thu hẹp sự bất tương thích giữa pháp luật về ngoại hối của Việt Nam với quốc tế là một ưu tiên hàng đầu. Pháp lệnh về quản lý ngoại hối đã quy định: "Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyến tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện. Người cư trú được lựa chọn đổng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các đồng tiền khác được tổ chức tín dụng được phép chấp nhận làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch vãng lai...". Pháp lệnh đã dành riêng một chương để quy định việc quản lý ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo hướng từng bước hạn chế đô la hoá: "Nghiêm cấm triệt để các giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo bằng ngoại tệ giữa các tổ chức, cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam (trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, ủy QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 14 thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng cho phép). Hạn chế đến chấm dứt việc các tổ chức được bán hàng, cung cấp dịch vụ thu ngoại tệ tại Việt Nam... Quy định cụ thể về việc mở và sử dụng tài khoản, sử dụng ngoại tệ tiền mặt, thẻ thanh toán và các đồng tiền ở khu vực biên giới. Quy định về quyền và phạm vi sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân"., cụ thể như sau: 2.1 Sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt am: Theo quy định tại Chương IV Nghị định 160/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối quy định việc sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. a) Các trường hợp sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. - Các giao dịch với tổ chức tín dụng và tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối; - Người cư trú là tổ chức được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản (giữa đơn vị có tư cách pháp nhân với đơn vị hạch toán phụ thuộc và ngược lại); - Người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; - Người cư trú được nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản theo hợp đồng uỷ thác xuất, nhập khẩu; - Người cư trú là nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài được nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản từ chủ đầu tư, nhà thầu chính để thanh toán, chi trả và chuyển ra nước ngoài; - Người cư trú là tổ chức kinh doanh dịch vụ bảo hiểm được nhận ngoại tệ chuyển khoản của người mua bảo hiểm đối với các loại hàng hoá và dịch vụ phải mua tái bảo hiểm ở nước ngoài; - Người cư trú là tổ chức kinh doanh hàng miễn thuế, tổ chức cung ứng dịch vụ ở khu cách ly tại các cửa khẩu quốc tế, tổ chức kinh doanh kho ngoại quan được nhận thanh toán bằng ngoại tệ và đồng Việt Nam từ việc cung cấp hàng hoá và cung ứng dịch vụ; - Người cư trú là cơ quan hải quan, công an cửa khẩu tại các cửa khẩu quốc tế và kho ngoại quan được nhận ngoại tệ từ người không cư trú đối với các loại thuế, phí thị thực xuất nhập cảnh hoặc phí cung ứng dịch vụ; - Người không cư trú là cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự được thu phí thị thực xuất nhập cảnh và các loại phí, lệ phí khác bằng ngoại tệ; QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 15 - Người không cư trú và người cư trú là người nước ngoài được nhận lương, thưởng và phụ cấp bằng ngoại tệ từ người cư trú, người không cư trú là tổ chức; - Người không cư trú được chuyển khoản bằng ngoại tệ cho người không cư trú khác hoặc thanh toán cho người cư trú tiền xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ; - Các trường hợp khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận. b) Mở và sử dụng tài khoản - Người cư trú, người không cư trú được mở tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc thu, chi trên tài khoản ngoại tệ của các đối tượng quy định tại khoản này. - Người cư trú là tổ chức tín dụng được phép được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện các hoạt động ngoại hối ở nước ngoài. - Người cư trú là tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận vốn vay, để thực hiện cam kết, hợp đồng với bên nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, cấp giấy phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài. - Người cư trú là cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự, đơn vị lực lượng vũ trang, đại diện tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam ở nước ngoài được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước sở tại. - Người cư trú là công dân Việt Nam trong thời gian ở nước ngoài được mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước sở tại. Chi tiết các giao dich được phép quy định Điều 30, 31 của Nghị định 160/2006/NĐ-CP. c) Sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân - Người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, cho, tặng, thừa kế, bán cho tổ chức tín dụng được phép, chuyển, mang ra nước ngoài phục vụ cho các mục đích hợp pháp và thanh toán cho các đối tượng được thu ngoại tệ theo các quy định tại Nghị định này. - Người cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được gửi tiết kiệm ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép, được rút tiền gốc, lãi bằng ngoại tệ tiền mặt theo quy định của pháp luật về gửi tiết kiệm ngoại tệ. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 16 d) Sử dụng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam - Người cư trú là tổ chức, cá nhân có nguồn thu hợp pháp bằng đồng tiền của nước có chung biên giới với Việt Nam từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ hoặc có nguồn thu hợp pháp khác được mở tài khoản bằng đồng tiền đó tại tổ chức tín dụng được phép và thực hiện các giao dịch thu, chi được qy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 160/2006/NĐ- CP - Việc sử dụng đồng tiền của nước có chung biên giới trong mua bán hàng hoá ở khu vực biên giới và khu vực kinh tế cửa khẩu thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. e) Việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh: mỗi cá nhân khi xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt hơn 5.000 USD ( hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương) hoặc 15 triệu đồng đối với đồng Việt Nam phải khai báo Hải quan cửa khẩu theo thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 15/8/2011 quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh. - Việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép( theo Thông tư số 20/2011/TT-NHNN quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép): + Cá nhân là công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân và trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, bao gồm tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài liên quan đến mục đích: Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài; đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài. + Cá nhân là người nước ngoài có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối; cá nhân bán ngoại tệ tiền mặt tại TCTD được phép và Đại lý đổi ngoại tệ của TCTD được phép theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. + Hạn mức mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ quy định tại Thông tư này với mức 100 USD/người/ngày hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương trong khoảng thời gian lưu trú ở nước ngoài là 10 ngày. Hạn mức ngoại tệ trên cũng được áp dụng đối với trẻ em chung hộ chiếu với cha mẹ 2.2 Sử dụng kiều hối trên lãnh thổ Việt am: Kiều hối là ngoại tệ do người Việt Nam công tác, lao động, học tập, định cư ở nước ngoài chuyển tiền một chiều về Việt Nam, thể hiện tình cảm, tấm lòng thơm thảo của người Việt xa xứ QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 17 đối với gia đình, người thân, quê hương, đất nước. Kiều hối đang góp phần tạo thêm nguồn lực đáng kể cho nền kinh tế đất nước, giảm bớt sự mất cân đối trong cán cân thanh toán, cải thiện dự trữ ngoại hối, giảm sức ép tăng tỷ giá… Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài chuyển ngoại tệ về Việt Nam để giúp đỡ gia đình, thân nhân hay vì mục đích từ thiện khác trên cơ sở tôn trọng các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài, ngày 19/8/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước. Theo đó, các hình thức chuyển ngoại tệ vào Việt Nam, đối tượng được phép nhận ngoại tệ do người Việt Nam ở nước ngoài chuyển vào và chi trả cho người thụ hưởng ở trong nước, quyền của người thụ hưởng kiều hối được quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 của Quyết định này. Theo đó, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài được chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam dưới các hình thức sau: + Chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép; + Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghịêp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế; + Cá nhân mang theo người vào Việt Nam. Cá nhân ở nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam có mang theo ngoại tệ hộ cho Người Việt Nam ở nước ngoài phải kê khai với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi về cho Người thụ hưởng ở trong nước. Các đối tượng được phép nhận ngoại tệ do Người Việt Nam ở nước ngoài chuyển vào và chi trả cho người thụ hưởng ở trong nước gồm: + Tổ chức tín dụng được phép. + Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế. + Các tổ chức kinh tế được Ngân hàng Nhà nước cho phép làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cho tổ chức tín dụng thực hiện việc chi trả ngoại tệ ở trong nước. Người thụ hưởng có các quyền sau: + Nhận bằng ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam theo yêu cầu. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 18 + Trong trường hợp nhận bằng ngoại tệ, người thụ hưởng có thể bán cho các tổ chức tín dụng được phép, chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ cá nhân và được sử dụng theo các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, gửi tiết kiệm ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép hoặc sử dụng vào các mục đích khác theo các quy định của pháp luật Việt Nam. + Không phải đóng thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về. + Ngoại tệ của người cư trú là cá nhân ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được gửi vào tài khoản ngoại tệ, gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, rút tiền mặt để cất giữ, mang theo người, bán cho tổ chức tín dụng được phép lấy đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ khác, sử dụng cho các mục đích theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan. (Theo Khoản 2, Điều 7 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối) 2.3 Sử dụng vàng trên lãnh thổ Việt am: Việc Sử dụng vàng trong thực hiện mua bán, niêm yết, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ không chỉ bị phạt nặng, mà tang vật cũng sẽ bị tịch thu đưa vào ngân sách nhà nước ” theo Nghị định 95/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 202/2004/NĐ- CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng” - Về huy động và cho vay vốn bằng vằng: Kể từ ngày 23/08/2012 Chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vằng của tổ chức tín dụng: Tổ chức tín dụng không được thực hiện vay và cho vay vốn bằng vàng đối với khách hàng và các tổ chức tín dụng khác (kể cả các hợp đồng tín dụng đã ký kết nhưng chưa giải ngân hoặc giải ngân chưa hết); không được gửi vàng tại tổ chức tín dụng khác; không được thực hiện các nghiệp vụ ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng; trừ trường hợp đặc biệt, để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ xem xét, quyết định việc thực hiện vay và cho vay vốn bằng vàng giữa một số tổ chức tín dụng với nhau theo Thông tư 24/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Thông tư 11/2011/TT-NHNN ngày 29/04/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng Ngân hàng Nhà nước tiếp tục gia hạn cho các nhà băng đến 1/5/2012. Lần gia hạn cuối cùng được một lãnh đạo xác nhận hôm đầu tháng 5. Các ngân hàng được tiếp tục huy động vàng dưới hình thức chứng chỉ ngắn hạn đến hết ngày 25/11/2012 theo Thông tư 12/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 19 - Về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, Pháp lệnh hiện hành quy định: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng của tổ chức tín dụng và các tổ chức được phép kinh doanh vàng cụ thể theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư 16/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Nghị định này nhằm khắc phục bất cập của các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, tạo cơ sở pháp lý để tổ chức lại thị trường vàng theo hướng phát triển ổn định và bền vững, tăng cường quản lý đối với thị trường vàng, khắc phục tình trạng đầu cơ tích trữ, buôn bán trái phép, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân Theo đó: - Về quyền sở hữu vàng: với nguyên tắc ”Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật”. Đồng thời, cũng khẳng định việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng là nhằm phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. - Về hoạt động sản xuất vàng miếng:”Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng...” và giao cho NHNN: ”Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ” - Về kinh doanh mua bán vàng miếng: là hoạt động kinh doanh có điều kiện, có cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mua bán vàng miếng, các doanh nghiệp phải đáp ứng đủ 5 điều kiện sau đây: + Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; + Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên; + Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 02 năm trở lên; + Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế); + Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. - Các điều kiện để được cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng đối với TCTD bao gồm: + Có vốn điều lệ từ 3000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên; + Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng; + Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 20 - Tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh vàng miếng có trách nhiệm: (i) Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng của doanh nghiệp, TCTD được NHNN cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do NHNN tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ; (ii) Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm; (iii) Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hoá đơn chứng từ; (iv) Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng; (v) Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh; (vi) Tuân thủ các quy định tại Nghị định 24 và các quy định pháp luật khác có liên quan. Đồng thời, Nghị định 24 cũng quy định hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng; không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. - Về hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ. Doanh nghiệp được NHNN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng 2 điều kiện sau: + Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; + Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ - Về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng Và các nội dung khác: - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng theo quy định của Chính phủ; - Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định. - Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm: + Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp. + Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp. + Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp. + Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. + Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 21 + Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép. +Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan. - Căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung - cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp theo quy định và cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng theo quy định. 2.4 Việc mang vàng miếng, vàng nguyên liệu khi xuất nhập cảnh: Theo Quyết định số 1165/2001/QĐ-NHNN ngày 12/9/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc mang vàng của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh. Theo đó, cá nhân hiện xuất nhập cảnh ra hoặc vào Việt Nam theo 3 dạng: Bằng hộ chiếu; giấy thông hành, chứng minh thư biên giới; hoặc định cư. Với trường hợp thứ hai, xuất nhập cảnh bằng giấy thông hành, chứng minh thư biên giới. Quy định cụ thể như sau: - Đối với xuất nhập cảnh bằng hộ chiếu: + Nhập cảnh được mang theo vàng tiêu chuẩn quốc tế với khối lượng 1 (Một) kilôgam và phải khai báo Hải quan. Nếu mang vượt quá 1 (Một) kilôgam phải làm thủ tục gửi tại kho Hải quan phần vượt quá để mang ra khi xuất cảnh hoặc làm thủ tục chuyển ra nước ngoài và phải chịu mọi chi phí liên quan phát sinh. + Xuất cảnh: muốn mang theo vàng tiêu chuẩn quốc tế phải có giấy phép do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cư trú cấp và phải khai báo Hải quan. Nếu cá nhân đã mang theo vàng tiêu chuẩn quốc tế khi nhập cảnh theo mức quy định tại Khoản 1 Điều này và có khai báo Hải quan thì khi xuất cảnh được mang ra với khối lượng tối đa bằng khối lượng đã mang vào có khai báo Hải quan mà không phải xin giấy phép của Ngân hàng Nhà nước nhưng phải xuất trình tờ khai Hải quan khi nhập cảnh. Nhập cảnh: Với vàng trang sức và mỹ nghệ, Vàng miếng, vàng nguyên liệu từ 300g trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan và từ 1kg trở lên gởi kho hải quan phần vượt hoặc chuyển ra nước ngoài. - Đối với xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành, chứng minh thư biên giới: + Không được mang theo vàng mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu, vàng tiêu chuẩn quốc tế. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 22 + Được mang theo vàng trang sức đeo trên người mang tính chất trang sức và không phải khai báo Hải quan. - Đối với xuất cảnh, nhập cảnh trong trường hợp định cư + Nhập cảnh: mang theo vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu với tổng khối lượng từ 300 (Ba trăm) gam trở lên hoặc mang theo vàng tiêu chuẩn quốc tế phải khai báo Hải quan nhưng không phải xin giấy phép của Ngân hàng Nhà nước. + Xuất cảnh: mang theo vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu với tổng khối lượng từ 300 (Ba trăm) gam trở lên phải khai báo Hải quan. Cá nhân mang theo vàng mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu với tổng khối lượng từ 3 (Ba) kilôgam trở lên hoặc mang theo vàng tiêu chuẩn quốc tế với khối lượng từ 1 (Một) kilôgam trở lên phải có giấy phép do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cư trú cấp 3. oạt động thanh toán ngoại thương: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Theo số liệu công bố thì kim ngạch XNK năm 2011 đạt hơn 200 tỷ USD, bằng 170% GDP. Trong hoạt động XNK thì việc sử dụng các loại ngoại tệ là đương nhiên và còn là số lượng rất lớn. Do đó, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh việc sử dụng sử dụng ngoại hối trong hoạt động XNK. Theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh ngoại hối quy định về việc thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ 1. Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thanh toán nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. 2. Người cư trú phải chuyển toàn bộ ngoại tệ có từ việc xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép ở Việt Nam; trường hợp có nhu cầu giữ lại ngoại tệ ở nước ngoài thì phải được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 3. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện thông qua tổ chức tín dụng được phép. Và quy định tại Điều 6 ghị định Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối ngày 28 tháng 12 năm 2006 theo đó: 1. Người cư trú có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ hoặc từ các nguồn thu vãng lai khác ở nước ngoài phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp đồng hoặc các chứng từ thanh toán. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 23 2. Người cư trú có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài có nhu cầu giữ lại một phần hay toàn bộ ở nước ngoài phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép và phải chuyển vào tài khoản được phép mở tại ngân hàng ở nước ngoài. Số ngoại tệ còn lại phải chuyển về nước. 3. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản thông qua tổ chức tín dụng được phép, trừ một số trường hợp thanh toán bằng tiền mặt được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận. Những quy định trên đã quản lý được nguồn ngoại tệ trong hoạt động XNK. Tuy nhiên do Việt Nam là một nước nhập siêu do đó nhu cầu về ngoại tệ trong hoạt động XNK rất lớn. Để tiếp cận được nguồn ngoại tệ thì các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng vốn vay của các Tổ chức tín dụng. Ngày 8 tháng 3 năm 2012, Thống đốc ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 03/2012/TT- NHNN Quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú. Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây là Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, trong đó có một số quy định về việc nhập xuất vàng: Điều 13. Xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ 1. Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ được thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ để tham gia triển lãm, hội chợ quốc tế thực hiện theo quy định của Chính phủ về hội chợ, triển lãm quốc tế. Điều 14. Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu 1. Căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ và cung - cầu vàng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc xuất khẩu vàng nguyên liệu, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp theo quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6 Điều này và cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng theo quy định tại khoản 7 Điều này 2. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nước được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 3. Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cho doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 24 4. Doanh nghiệp kinh doanh vàng có hợp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ với nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm. 5. Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu trong năm kế hoạch cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài căn cứ vào năng lực sản xuất và báo cáo tình hình xuất khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ của năm trước. 6. Doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khai thác vàng có nhu cầu nhập khẩu vàng do doanh nghiệp khai thác ở nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu. 7. Doanh nghiệp có Giấy phép khai thác vàng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác được. 8. Việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu dưới dạng bột, dung dịch, vẩy hàn, muối vàng và các loại vàng trang sức dưới dạng bán thành phẩm được thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 9. Ngân hàng Nhà nước quy định điều kiện, thủ tục và hồ sơ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này. Trên đây là các quy định của Nhà nườc về quản lý tiền tệ và ngoại hối trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. 4. Hoạt động đầu tư vốn ngoại tệ: Theo Nghị Định 160/2006-NĐ-CP của Chính Phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định chi tiết thi hành pháp lệnh về quản lý ngoại hối, cùng các Thông tư, văn bản quy phạm liên quan của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính nêu rõ những quy định về việc mở và sử dụng Tài Khoản Vốn trên lãnh thổ Việt Nam. Doanh nghiệp chỉ được mở một tài khoản vốn duy nhất tại một tổ chức tín dụng được phép. Trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu mở tài khoản vốn tại một tổ chức tín dụng khác, tài khoản vốn đã mở cần phải đóng trước khi mở tài khoản mới. 4.1 Tài khoản Vốn vay và trả nợ nước ngoài : Tất cả các giao dịch có liên quan đến các khoản tiếp nhận vốn, vay và trả nợ của các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn đều phải thực hiện qua tài khoản vốn vay nước ngoài mở tại Ngân hàng mà không được thực hiện qua tài khoản thanh toán. Các giao dịch này cần có nội dung thanh toán rõ ràng vì mục đích hạch toán, theo dõi và kiểm tra chứng từ của Ngân hàng. Nếu giao dịch không có nội dung thanh toán hoặc nội dung thanh toán không rõ ràng, việc hạch toán giao dịch có thể bị chậm trễ do việc Ngân hàng cần phải liên hệ với khách hàng để làm rõ nội dung thanh toán. Tất cả các khoản vay nước ngoài trung và dài hạn phải đăng ký với Ngân Hàng Nhà Nước trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng và chỉ được rút vốn khi được chấp thuận bởi Ngân Hàng Nhà Nước. Nếu thời hạn của khoản vay ngắn hạn được gia hạn khiến cho tổng thời hạn QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 25 của khoản vay lớn hơn 12 tháng thì khoản vay ngắn hạn đó cũng phải được đăng ký với Ngân hàng Nhả nước trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày gia hạn và thực hiện các quy định về vay trung, dài hạn của Ngân Hàng Nhà Nước. Trong trường hợp có bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến khoản vay đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước thì doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký thay đổi với Ngân hàng Nhà nước và xin xác nhận thay đổi trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi và trước khi thay đổi có hiệu lực. 4.2 Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp vào Việt am bằng ngoại tệ: Các khoản tiền chuyển vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp theo hình thức tiếp nhận đầu tư từ nước ngoài phải tuân thủ theo tiến độ góp vốn đã được quy định trên Giấy phép Đầu tư. Trong trường hợp có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến tiến độ góp vốn, doanh nghiệp cần phải xin công văn điều chỉnh cho Giấy phép Đầu tư đã được cấp. 1. Đối tượng được phép mở: người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam 2. Mục đích sử dụng: tài khoản vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam bằng ngoại tệ chỉ được sử dụng để thực hiện các loại giao dịch sau : a) Nhận tiền góp vốn điều lệ, vốn thực hiện đầu tư trực tiếp và vốn vay nước ngoài trung và dài hạn. Mọi khoản vay trung và dài hạn phải được đăng k ý với Ngân Hàng Nhà Nước trước khi giải ngân. b) Nhận tiền từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. c) Chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. d) Chuyển tiền ra nước ngoài để trả tiền gốc, lãi và phí của các khoản vay trung và dài hạn từ nước ngoài. e) Chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi Việt Nam f) Chuyển và nhận tiền cho các giao dịch khác liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam 4.3 Tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng tiền đồng Việt am 1. Đối tượng được phép mở: người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam 2. Mục đích sử dụng: tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng tiền đồng Việt Nam chỉ được sử dụng để thực hiện các loại giao dịch sau: a) Thu từ bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép. b) Nhận tiền từ các khoản thu nhập hợp pháp tại Việt nam của nhà đầu tư nước ngoài QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 26 c) Nhận tiền từ việc chuyển nhượng vốn góp, cổ phần, bán chứng khoán, nhận cổ tức và các khoản thu khác từ hoạt động đầu tư gián tiếp d) Chuyển tiền để góp vốn, mua cổ phần, mua chứng khoán và các khoản chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp e) Chuyển tiền và nhận tiền thanh toán các khoản thu, chi khác liên quan đến đầu tư gián tiếp tại Việt Nam f) Chi mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để chuyển ra nước ngoài 4.4 Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bằng ngoại tệ Các giao dịch đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phải thực hiện qua tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài. Khách hàng phải ký tài khoản vốn đầu tư ra nước bằng ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận trước khi chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài 1. Đối tượng được phép mở: người cư trú là tổ chức hoặc cá nhân được phép đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 2. Mục đích sử dụng: tài khoản vốn ngoại tệ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chỉ được sử dụng để thực hiện các loại giao dịch sau : a) Chuyển tiền từ nguồn ngoại tệ tự có, nguồn vốn vay hoặc ngoại tệ mua từ tổ chức tín dụng ra nước ngoài để đầu tư b) Chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người cư trú là tổ chức cá nhân được phép đầu tư ra nước ngoài c) Chi bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép d) Nhận tiền lợi nhuận, doanh thu và các khoản thu nhập hợp pháp từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài e) Nhận tiền bằng ngoại tệ đã đầu tư chuyển về Việt Nam sau khi chấm dứt hoạt động đầu tư f) Nhận tiền ngoại tệ từ việc mua, vay ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép hoặc thu từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người cư trú là tổ chức, cá nhân được phép đầu tư ra nước ngoài. g) Chuyển hoặc nhận các khoản tiền liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Ngoài những quy định pháp luật về quản lý tiền tệ và ngoại hối trên Nhà nước còn ban hành luật Phòng chóng rửa tiền nhằm ngăn chặn hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TIỀN TỆ và NGOẠI HỐ 3 27 TÀI LIỆU T A K ẢO: 1. Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010; 2. Bộ Luật dân sự 2005 3. Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước số 37-LCT/HĐNN8 ngày 23/05/1990 về NHNN Việt Nam 4. Căn cứ Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội; 5. Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở. Ngày hiệu lực 04/02/2007; 6. Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN ngày 30/09/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ngày hiệu lực 01/11/2008. 7. Quyết định số 11/2010/QĐ-NHNN ngày 6/1/2010 về danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước. 8. Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối; 9. Thông tư 16/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng 10. Tạp chí ngân hàng số 21/2007 11. Tạp chí Ngân hàng số 29/2008 12. www.sbv.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_de_3_5571.pdf
Luận văn liên quan