Đa dạng sinh học có vai trò chủ yếu là cung cấp nguồn gen cho phát triển kinh tế, xã hội và duy trì sự cân bằng sinh thái của Trái Đất:
- Đa dạng sinh học có tầm quan trọng rất to lớn đối với sự sống trên Trái Đất, không gì có thể thay thế được. Tất cả những loài sinh vật nuôi trồng hiện tại đều có nguồn gốc từ hoang dại, mỗi loài có tính đặc thù và giá trị riêng. Tầm quan trọng là ở những loài đang còn sống trong điều kiện hoang dại nhưng lại có quan hệ họ hàng với những loài đã được thuần dưỡng. Chúng có những gen cần thiết cho sự phát triển, bằng các phương pháp lai ghép nhân tạo có thể tạo ra những giống mới hoặc kiểu hình đặc biệt. Những kiểu hình mới này có thể có khả năng kháng được bệnh, có năng suất và chất lượng sử dụng cao và thích nghi được với những thay đổi của môi trường. Hiện nay có rất nhiều loài hoang dại được nghiên cứu sử dụng làm lương thực, dược liệu, gỗ, sợi, nhiên liệu, làm thức ăn cho gia súc hoặc nhiều tính năng sử dụng khác.
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3090 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Sinh thái và phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PAGE
PAGE 7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA SINH HỌC
----- -----
CHUYÊN ĐỀ
SINH THÁI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
BÀI ĐIỀU KIỆN
THẾ NÀO LÀ BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC, NHỮNG ĐIỀU BẤT HỢP LÝ HIỆN NAY, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC, LIÊN HỆ ĐỊA PHƯƠNG
Người hướng dẫn : PGS.TS Mai Sỹ Tuấn
Người thực hiện : Ngô Như Hải
Chuyên ngành : Động vật học
Hà Nội, 4 – 2010
I. Khái niệm về đa dạng sinh học (ĐDSH)
Theo công ước về đa dạng sinh học được đưa ra năm 1992 tại Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và sự phát triển, đa dạng sinh học được định nghĩa là toàn bộ sự phong phú của các cơ thể sống và các tổ hợp sinh thái mà chúng là thành viên, bao gồm sự đa dạng bên trong và giữa các loài và sự đa dạng của các hệ sinh thái.
Mức độ đa dạng sinh học của một quần xã sinh vật được thể hiện ở ba dạng: Đa dạng về loài – là tính đa dạng của các loài trong một vùng, Đa dạng di truyền – là sự đa dạng về gen trong một loài. Đa dạng hệ sinh thái – là sự đa dạng về môi trường sống của các sinh vật trong việc thích nghi với điều kiện tự nhiên của chúng.
Tính đa dạng sinh học là một phạm trù bao trùm toàn bộ các thành phần tạo ra của hệ sinh thái đảm bảo sự duy trì một hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Đa dạng sinh học luôn thay đổi cùng với sự tiến hóa của sinh vật trong quá trình hình thành loài mới, trong sự tham gia vào hoặc sự mất đi của một loài. Nguyên nhân gây ra các biến đổi đó là do sự biến đổi bất thường của tự nhiên hoặc do hoạt động của con người.
II. Vai trò của đa dạng sinh học đối với môi trường và cuộc sống con người
Đa dạng sinh học có vai trò chủ yếu là cung cấp nguồn gen cho phát triển kinh tế, xã hội và duy trì sự cân bằng sinh thái của Trái Đất:
- Đa dạng sinh học có tầm quan trọng rất to lớn đối với sự sống trên Trái Đất, không gì có thể thay thế được. Tất cả những loài sinh vật nuôi trồng hiện tại đều có nguồn gốc từ hoang dại, mỗi loài có tính đặc thù và giá trị riêng. Tầm quan trọng là ở những loài đang còn sống trong điều kiện hoang dại nhưng lại có quan hệ họ hàng với những loài đã được thuần dưỡng. Chúng có những gen cần thiết cho sự phát triển, bằng các phương pháp lai ghép nhân tạo có thể tạo ra những giống mới hoặc kiểu hình đặc biệt. Những kiểu hình mới này có thể có khả năng kháng được bệnh, có năng suất và chất lượng sử dụng cao và thích nghi được với những thay đổi của môi trường. Hiện nay có rất nhiều loài hoang dại được nghiên cứu sử dụng làm lương thực, dược liệu, gỗ, sợi, nhiên liệu, làm thức ăn cho gia súc hoặc nhiều tính năng sử dụng khác.
Cuộc sống loài người chúng ta phụ thuộc nhiều vào các loài tự nhiên để tìm ra những chất hóa học mới có thể dùng làm thuốc và kiểm soát sâu bọ, cải thiện được mùa màng và chăn nuôi. Bảo vệ đa dạng sinh học là bảo vệ an toàn thực phẩm và môi trường sống trong lành của con người.
- Về mặt sinh thái học, một hệ sinh thái càng có nhiều loài, nghĩa là lưới thức ăn càng có nhiều mắt xích thì hệ sinh thái đó càng có cơ sở để phát triển ổn định. Do vậy, chức năng của tính đa dạng sinh học là rất to lớn trong việc giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất. Đa dạng sinh học duy trì các chu trình sinh địa hóa và do vậy giữ cho khí hậu được ổn định, góp phần bảo vệ các nguồn nước và đất, thông qua việc tăng độ phì của đất, điều hòa dòng chảy và tuần hoàn nước, điều hòa oxi và khoáng chất trong khí quyển, sông suối, hồ ao, đất và biển. Bảo vệ đa dạng sinh học là góp phần bảo vệ một hành tinh xanh, kiểm soát khí hậu của Trái Đất.
Tài nguyên đa dạng sinh học là tài sản của nhân loại, điều đó có vai trò quyết định tới sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
III. Đa dạng sinh học trên thế giới
Cho đến nay người ta vẫn chưa biết chính xác số lượng các loài sinh vật có trên Trái Đất. Mới chỉ có chưa đầy 5% số loài ở vùng nhiệt đới được định loại. Hiện nay nhiều loài mới vẫn tiếp tục được phát hiện. Trung bình cứ mỗi năm phát hiện ra ba loài chim mới.
Những vùng có đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới là rừng mưa nhiệt đới ở Đông Nam Á, Trung và Tây Phi và vùng nhiệt đới Nam Mĩ. Hơn một nửa số loài của cả thế giới tập trung trong các vùng mưa nhiệt đới. Biển và đại dương là niềm hy vọng của nhân loại về tài nguyên đa dạng sinh học ngày càng giảm dần.
IV. Tài nguyên đa dạng sinh học ở Việt Nam
1. Sự đa dạng về thực vật
Thực vật của Việt Nam rất đa dạng, cả về số lượng loài và các hệ sinh thái. Sự khác biệt lớn về khí hậu từ Bắc vào Nam, từ các đỉnh núi cao vùng biên giới phía Bắc – giáp vùng có khí hậu cận nhiệt đới vào tới mũi Cà Mau – gần vùng xích đạo, đã tạo ra một dải rộng các thảm thực vật bao gồm nhiều kiểu rừng phong phú.
Cho đến nay đã thống kê được khoảng 7000 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 800 loài rêu, 600 loài nấm. Thực vật thủy sinh đã thống kê được 1300 loài.Theo dự đoán của các nhà thực vật học, số loài thực vật ít nhất có thể lên đến 12000 loài. Trong số các loài thực vật đã biết, có khoảng 2300 loài đã được nhân dân sử dung làm nguồn lương thực thực phẩm, làm thuốc, làm vật liệu, tinh chế dầu…
Tuy hệ thực vật Việt Nam không có họ đặc hữu và chỉ có 3% là chi đặc hữu nhưng số loài đặc hữu chiếm khoảng 10% số loài đã biết. Nhiều loài đặc hữu địa phương chỉ gặp trong vùng rất hẹp với số lượng cá thể ít. Do đặc điểm kiểu rừng nhiệt đới ẩm có số lượng loài lớn nhưng không có loài chiếm ưu thế rõ rệt nên số lượng cá thể của từng loài thường hạn chế và một khi một loài nào đó trở thành đối tượng được chú ý tìm kiếm để khai thác thì bị kiệt quệ. Hiện nay một số loài cây gỗ quý như gỗ đỏ, gụ mật, nhiều loài cây thuốc quý ba kích đã hiếm dần. Thậm chí nhiều loài cây đã trở nên rất hiếm như hoàng đàn, pơmu…
2. Sự đa dạng về động vật
Hệ động vật Việt Nam cũng hết sức phong phú, không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét đặc trưng, đại diện cho hệ động vật vùng Đông Nam Á. Hiện đã thống kê được 275 loài thú, 826 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 5.500 loài côn trùng. Động vật thủy sinh đã thống kê được 9250 loài và phân loài, trong đó có 470 loài động vật nổi, 6400 loài động vật đáy…
Việt Nam có nhiều loài động vật đặc hữu. Hơn 100 loài và phân loài chim, 78 loài và phân loài thú là loài đặc hữu. Nhiều loài động vật có giá trị cao cần được bảo vệ như voi, tê giác, bò rừng, bò tót, trâu rừng, bò xám, hổ, báo…Trong vùng phụ Đông Dương (phân vùng theo địa lý động vật) có 21 loài khỉ thì ở Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài là loài đặc hữu. Có 49 loài chim đặc hữu trong vùng phụ thì ở Việt Nam có 33 loài, trong đó có 11 loài là đặc hữu. Trong khi Mianma, Thái Lan, Malaixia, mỗi nơi chỉ có một loài đặc hữu, Lào có 1 loài và Campuchia không có loài chim đặc hữu nào.
Ở Việt Nam vẫn có thể phát hiện nhiều loài sinh vật mới. Vào đầu thế kỷ này, ở vùng rừng biên giới giáp với Lào và Campuchia đã phát hiện loài bò xám – một loài bò hoang có quan hệ họ hàng rất gần gũi với bò nhà. Trước đây tại rừng Vũ Quang, Hà Tĩnh đã phát hiện được loài trĩ cuối cùng của thế giới. Năm 1992 cũng tại rừng Vũ Quang lại phát hiện thêm con sao la, một loài thú móng guốc có sừng rỗng. Tiếp sau đó là phát hiện thêm loài hoẵng lớn, to gần gấp 2 lần loài hoẵng thường – đó là 2 loài động vật có vú trong tổng số 7 loài được phát hiện trên thế giới trong thế kỷ XX. Từ những phát hiện trên, Việt Nam được thế giới công nhận là một nước có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao.
V. Hiện trạng về đa dạng sinh học của Việt Nam
Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và cũng do đó mà Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao. Một dải rộng các thảm thực vật bao gồm nhiều kiểu rừng phong phú đã được hình thành ở các độ cao khác nhau, như các rừng thông, rừng hổn loại lá kim và lá rộng, rừng khô cây họ dầu ở các tỉnh Tây Nguyên, rừng ngặp mặn chiếm ưu thế ở các đồng bằng châu thổ sông Cửu Long và sông Hồng, rừng tràm ở đồng bằng Nam bộ và rừng hổn loại tre nứa ở nhiều nơi.
Mặc dù có những tổn thất quan trọng về diện tích rừng trong một thời kỳ kéo dài nhiều thế kỷ, hệ thực vật rừng Việt Nam vẫn còn phong phú về chủng loại. Theo các tài liệu đã công bố, hệ thực vật nước ta gồm khoảng 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500loài tảo và 826 loài nấm. Theo dự báo của các nhà thực vật học, số loài thực vật bậc cao có mạch ít nhất sẽ lên đến 15.000 loài, trong đó có khoảng 5.000 loài đã được nhân dân sử dụng làm lương thực và thực phẩm, dược liệu, làm thức ăn gia súc, lấy gỗ, tinh dầu, các nguyên vật liệu khác hay làm củi đun. Chắc rằng trong hệ thực vật Việt Nam còn nhiều loài mà chúng ta chưa biết công dụng của chúng. Cũng có thể có rất nhiều loài có tiềm năng là một nguồn cung cấp sản vật quan trọng - dược liệu chẳng hạn. Hệ thực vật Việt Nam có độ đặc hữu cao. Phần lớn số loài đặc hữu này (10%) tập trung ở bốn khu vực chính: khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam và khu vực rừng mưa ở Bắc Trung Bộ. Nhiều loài là đặc hữu địa phương chỉ gặp trong vùng rất hẹp với số cá thể rất thấp. Các loài này thường rất hiếm và các khu rừng ở đây thường bị chia cắt thành những mảnh nhỏ hay bị khai thác một cách mạnh mẽ. Bên cạnh đó, do đặc điểm cấu trúc, các kiểu rừng ẩm nhiệt đới thường không có loài ưu thế rõ rệt nên số lượng cá thể của từng loài thường hạn chế và một khi đã bị khai thác nhất là khai thác không hợp lí thì chúng chóng bị kiệt quệ. Đó là tình trạng hiện nay của một số loài gỗ quí như gỗ đỏ, gụ mật, nhiều loài cây làm thuốc như Hoàng liên chân gà, Ba kích,... Thậm chí có nhiều loài đã trở nên rất hiếm hay có nguy cơ tuyệt chủng như Hoàng đàn, Cẩm lai, Pơ mu,..Khu hệ động vật cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 300 loài và phân loài thú, 830 loài chim, 260 loài bò sát, 158 loài ếch nhái, khoảng 547 loài cá nước ngọt và 2.000 loài cá biển và hàng vạn loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và nước ngọt. Hệ động vật Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo, đại diện cho vùng Đông Nam Á. Cũng như thực vật giới, động vật giới Việt Nam có nhiều loài là đặc hữu: hơn 100 loài và phân loài chim và 78 loài và phân loài thú là đặc hữu cho vùng phụ địa lí động vật Đông dương. Có rất nhiều loài động vật có giá trị thực tiễn cao và nhiều loài có ý nghĩa lớn về bảo vệ như voi, Tê giác, B. rừng, Hổ, Báo, Voọc vá, Voọc xám, Trĩ, Sếu, C. quắm. Trong vùng phụ địa lí động vật Đông dương có 21 loài khỉ thì ở Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài đặc hữu của vùng phụ này. Có 49 loài chim đặc hữu cho vùng phụ thì ở Việt Nam có 33 loài, trong đó có 11 loài là đặc hữu của Việt Nam; trong khi Miến Điện, Thái Lan, Ma Lai, Hải Nam mỗi nơi chỉ có 2 loài, Lào 1 loài và Campuchia không có loài đặc hữu nào. Khi xem xét về sự phân bố của các loài trong vùng phụ Đông Dương nói chung, số loài thú và chim và các hệ sinh thái có nguy cơ bị tiêu diệt nói riêng, chúng ta có thể nhận ra rằng Việt Nam là một trong những vùng xứng đáng có ưu tiên cao về vấn đề bảo vệ. Không những thế, hiện nay ở Việt Nam đang còn có những phát hiện mới rất lí thú. Chỉ trong 5 năm từ 1992 và 1997 đã phát hiện được 6 loài thú lớn và hai loài cá mới cho khoa học, trong đó có hai loài thuộc vùng rừng Hà Tĩnh là loài Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) và loài Mang lớn hay còn gọi là Mang bầm (Megamuntiacus vuquangensis), nơi mà trước đây không lâu đã phát hiện loài trĩ cuối cùng trên thế giới, loài Gà lam đuôi trắng hay còn gọi là Gà lừng (Lophura hatinhensis). Năm 1997 một loài thú lớn mới nữa cho khoa học được mô tả, đó là loài Mang Trường Sơn (Caninmuntiacus truongsonensis) tìm thấy lần đầu tiên ở vùng Hiên, thuộc tỉnh Quảng Nam. Năm 1997 phát hiện loài Mang Pù Hoạt (Muntiacus puhoatensis) ở Nghệ An, Cầy Tây Nguyên (Viverra tainguyenensis) ở Đaklak. Ở khu vực Vũ Quang trong những năm gần đây phát hiện được thêm hai loài cá mới cho khoa học đó là loài cá lá giang (Parazacco vuquangensis) và cá chép Quy Đạt (Cyprinus quidatensis). Chúng ta tin rằng Việt Nam chắc chắn còn rất nhiều loài động, thực vật chưa được các nhà khoa hoc biết đến.
Về mặt đa dạng sinh thái, Việt Nam có nhiều kiểu rừng khác nhau, từ kiểu rừng rậm thường xanh đến kiểu rừng rụng lá ở các độ cao khác nhau, từ đai thấp (lowlands), cận núi (sub-montane), núi (montane), cận núi cao (sub-alpine), các kiểu rừng núi đất, rừng núi đá vôi, rừng ngập mặn, rừng tràm, tre nứa...Việt Nam cũng có đất ngập nước khá rộng trải ra khắp nước nhưng chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng đồng bằng sông Hồng. Đây không những là vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng của Việt Nam mà còn là nơi sinh sống của 39 loài động vật được coi là những loài có nguy cơ bị tiêu diệt ở vùng Đông Nam Á thuộc các nhóm thú, chim và bò sát. Ngoài ra Việt Nam còn có phần nội thủy và lãnh hải rộng khoảng 226.000 km2 trong đó có hàng ngàn đảo lớn nhỏ và nhiều rạn san hô phong phú. Ở Việt Nam các rạn san hô phân bố r.i rác suốt từ Bắc vào Nam của biển Đông và càng vào phía Nam cấu trúc và số lượng loài càng phong phú. Hiện nay chúng ta đã phát hiện hơn 300 loài san hô cứng ở vùng biển Việt Nam, trong đó có 62 loài là san hô tạo rạn, phù hợp với điều kiện trong vùng. Về các nhóm ở nước mặn, chúng ta đã thống kê được 2.500 loài Thân mềm, 1.500 loài Giáp xác, 700 loài Giun nhiều tơ, 350 loài Da gai, 150 loài Hải miên và 653 loài tảo biển. Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có về sinh giới này có thể đáp ứng những nhu cầu hiện tại và tương lai của nhân dân Việt Nam trong quá trình phát triển, cũng như đ. đáp ứng những nhu cầu ấy trong quá khứ. Nguồn tài nguyên thiên nhiên này không những là cơ sở vững chắc của sự tồn tại của nhân dân Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đ. qua mà c.n là cơ sở cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, thay vì bảo tồn nguồn tài nguyên này, dưới danh nghĩa phát triển kinh tế, chúng ta đang khai thác quá mức và phí phạm nguồn tài nguyên qu. giá này. Nhiều loài hiện đã trở nên hiếm, một số loài có nguy cơ bị diệt vong. Nếu biết sử dụng đúng mức và quản l. tốt, nguồn tài nguyên sinh học của Việt Nam có thể trở thành nguồn tài nguyên tái tạo rất có giá trị, thế nhưng nguồn tài nguyên này đang suy thoái nhanh chóng.
VI. Nguy cơ đối với đa dạng sinh học ở Việt Nam
Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và sự cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn, sự thịnh vượng của loài người và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Thế nhưng con người đang khai thác quá mức, ngay cả đối với các khu bảo tồn dẫn đến sự suy thoái, thậm chí hủy diệt nguồn tài nguyên vô cùng quí giá đó. Trong lịch sử cận đại và hiện đại, suy thoái ĐDSH đã xẩy ra nhanh ở các nước công nghiệp phát triển và cả ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Sự suy thoái ĐDSH được thể hiện chủ yếu ở các mặt:
- Hệ sinh thái bị biến đổi dẫn đến mất nơi ở của loài;
- Mất loài;
- Mất đa dạng di truyền;
- Di nhập, xâm lấn và chiếm ưu thế tại một số nơi của các loài sinh
vật lạ.
Sự mất mát về các loài, sự xói mòn nguồn gen, sự di nhập xâm lấn của các sinh vật lạ, sự suy thoái các Hệ sinh thái (HST) tự nhiên, nhất là rừng nhiệt đới diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có mà nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người, trong đó bao gồm sự thiếu nhận thức. Nguyên nhân của sự suy thoái ĐDSH ở Việt Nam, cũng như trên thế giới, được chia thành hai nhóm:
- Do thiên nhiên như các biến cố địa chất, b.o, lụt, sự thay đổi khí hậu, hoang mạc hóa, hạn hán.
- Do hoạt động của con người tác động vào môi trường tự nhiên đó là các nguyên nhân trực tiếp, c.n các nguyên nhân sâu xa thuộc về kinh tế-x. hội, và cả do chiến tranh.
Do vậy, ĐDSH chịu sự tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội, trong đó quan trọng nhất là hoạt động của con người. Những hoạt động như khai thác gỗ, củi, săn bắt động vật hoang dã, phá rừng làm rẫy, xây dựng đường giao thông, du lịch...có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài nguyên thiên nhiên và thường làm tăng suy thoái ĐDSH. Những hoạt động này có nguyên nhân sâu xa về kinh tế x. hội và chính sách. Những nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa gây suy thoái ĐDSH thay đổi theo thời gian, không gian và mang những nét đặc trưng riêng cho từng vùng, từng khu vực.
VII. Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
1. Nguyên nhân của suy giảm đa dạng sinh học
- Trước hết đó là do sự hủy hoại rừng, nhất là rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài sinh vật đang bị đe dọa và có thể bị tuyệt chủng, thậm chí có loài còn bị tuyệt chủng trước khi loài người kịp biết tới. Từ năm 1960 đến nay người ta đã thống kê tới hơn 700 loài động vật có xương sống, không xương sống và thực vật có mạch đã bị tuyệt chủng. Một số nhà khoa học cho rằng với tốc độ tuyệt chủng của các sinh vật như hiện nay thì đến giữa thế kỷ XXI, khoảng 25% số loài sinh vật Trái Đất sẽ bị mất đi (IUCN, UNEP, WWF, 1991).
- Đánh bắt thủy sản quá mức làm suy giảm số lượng và sản lượng của các loài tôm cá…Khai thác làm rừng ngập mặn, rạn san hô, bãi cỏ biển làm mất bãi đẻ, nơi nuôi dưỡng của nhiều loài sinh vật biển.
- Việc buôn bán động vật và các sản phẩm động vật trên toàn cầu là thủ phạm gây hủy diệt đến một số quần thể hoang dã, ví dụ như hổ, voi…
- Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu là nguyên nhân làm thay đổi điều kiện sống tự nhiên của sinh vật, dẫn đến nạn tuyệt diệt nhiều loài.
2. Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
- Để có thể gìn giữ và phát triển nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cần trước hết bảo vệ các chức năng sinh thái của rừng và thảm thực vật. Do vậy biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học chủ yếu chính là biện pháp bảo vệ rừng. Đó là các biện pháp bảo vệ rừng nguyên sinh là nơi có độ đa dạng sinh học cao, đồng thời khôi phục lại những khu rừng đã bị tàn phá, có biện pháp phòng chống cháy rừng.
Chức năng sinh thái quan trọng nhất của nói riêng và thực vật nói chung chính là bảo vệ nguồn nước. Rừng đầu nguồn giúp giữ lại lượng nước mưa, điều hòa dòng chảy, duy trì nguồn nước cung cấp cho đồng bằng, hạn chế lũ lụt và hạn hán, chống xói mòn đất…
- Quản lý bền vững vùng biển và bờ biển. Bảo vệ các hệ sinh thái là nơi nuôi dưỡng, nơi sinh đẻ của các loài sinh vật biển như rừng ngập mặn, rạn san hô, bãi cỏ biển, đảo nhỏ, bãi cát ven bờ…, các vùng đất ngập nước ven biển. Lập kế hoạch khai thác có mức độ các loài sinh vật biển, tránh khai thác quá mức làm giảm sút quá mức số lượng cá thể của một loài.
- Lập các ngân hàng gen, các khu nuôi dưỡng và cứu hộ động vật hoang dã. Ngăn cấm săn bắn, thu hái bừa bãi các loài sinh vật.
- Phát triển nông nghiệp bền vững như xây dựng các mô hình sinh thái bền vững nông – lâm kết hợp, mô hình sinh thái VAC, mô hình nông – lâm trên vùng đất dốc…nhằm mục đích kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
- Xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ đa dạng sinh học, đồng thời tăng cường công tác giáo dục môi trường nhằm mục đích vận động người dân tự giác tham gia bảo vệ đa dạng sinh học.
Hiện nay ở khắp các châu lục trên Trái Đất đã xây dựng nhiều khu vực bảo vệ thiên nhiên, vườn quốc gia, khu bảo tồn sinh quyển…để ngăn chặn sự giảm sút đa dạng sinh học.Tuy nhiên tổng diện tích các khu bảo vệ mới chỉ chiếm khoảng 5% diện tích Trái Đất.
Nhận thức được tầm quan trọng của tính đa dạng sinh học, Nhà nước Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp tích cực để bảo vệ và quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên của mình. Một số kế hoạch chiến lược đã được Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan xây dựng và đang dần dần được triển khai thực hiện như: Chiên lược bảo tồn Quốc gia (1985); Kê hoạch Quốc gia về môi trường và phát triển bền vững (1991); Kế hoạch hành động lâm nghiệp nhiệt đới (1991); Kế hoạch hành động đa dạng sinh học Việt Nam (1995).
Việt Nam cũng đã kí Công ước Quốc tế về tính đa dạng sinh học năm 1993 và phê chuẩn việc thực hiện những cam kết đã kí trong Công ước năm 1994.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuyên đề sinh thái và phát triển bền vững.doc