Chuyên đề Sự đổ ngã, nguyên nhân, cách khắc phục sự đổ ngã trên lúa
Xiết nước khoảng 7 ngày trước khi lúa làm đòng giúp rễ lúa ăn sâu, tạo sự thông thoáng, tăng cường quang hợp để tích lũy chất hữu cơ giúp lúa cứng chắc
Phun thuốc phòng bệnh đạo ôn, khô vằn
Làm đất cày ải phơi đất giúp khoáng hóa các chất hữu cơ và giải bớt các chất độc trong đất, giúp rễ lúa phát triển, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, lúa cứng cây hơn
19 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3651 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Sự đổ ngã, nguyên nhân, cách khắc phục sự đổ ngã trên lúa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI BÁO CÁO CÂY LÚA Chuyên Đề : Sự Đổ Ngã , Nguyên Nhân , Cách Khắc Phục Sự Đổ Ngã Trên Lúa CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. Nguyễn Thành Hối Sinh viên thực hiện Ong Thạch Thảo 3083362 Giới Thiệu Đổ ngã gây ra những thất thoát lớn về năng suất lẫn chất lượng hạt. Lúa ngã, quá trình tạo hạt bị đình trệ do quá trình vận chuyển các chất bị trở ngại (Yoshida, 1981 và Yoshinaga, 2005) Khi lúa bị ngã chúng chồng chất lên nhau ảnh hưởng đến quan hợp, , hạn chế sự phát triển, lúa bị chìm trong nước thường bị hư thối, bị nấm bệnh tấn công và nẩy mầm khi chưa thu hoạch Giới Thiệu (tt) Mặt khác đổ ngã còn gây không ít khó khăn cho thu hoạch (Kono, 1995) Đổ ngã trên lúa làm giảm lợi nhuận của người nông dân Sự Đổ Ngã Trên Lúa Các dạng đổ ngã trên lúa được chia thành 2 nhóm - Đổ ngã ở rễ - Đổ ngã trên bề mặt đất do nứt gãy rạ + Dạng thân gãy gấp khúc + Dạng gãy tét thân + Dạng gãy tách rời Nguyên Nhân Của Sự Đổ Ngã Giống dể đỗ ngã Dạng hình lóng thân cây lúa Chiều dài lóng thân Bẹ lá cây lúa Thời tiết Do bón phân mất cân đối Do bón quá nhiều phân so với yêu cầu của cây Do để mực nước quá sâu cũng gây cho cây lúa sinh trưởng không cân đối, dễ làm cây bị “vóng”, “yếu” dễ đổ ngã Do bị nhiễm bệnh Nguyên Nhân Của Sự Đổ Ngã (tt) Sử dụng giống cao cây rạ yếu nên rất dễ bị đỗ ngã tuy nhiên những giống thấp cây không phải luôn luôn chống chịu đổ ngã mà còn phụ thuộc vào những đặc tính khác như độ dài thân, độ cứng mô, vận tốc hóa già của các lá dưới làm thay đổi độ cứng thân (Yoshida, 1981). Nguyên Nhân Của Sự Đổ Ngã (tt) Tính dẹt của lóng thân thứ ba và thứ tư của lúa cũng thấy rằng những cây lúa dễ đổ ngã có thân dẹt hơn những cây lúa không đổ ngã theo Hoshikawa và Wang (1990) Nguyên Nhân Của Sự Đổ Ngã (tt) Chiều dài của những lóng bên dưới và chiều dài cả thân lúa là những đặc tính quan trọng liên quan đến tính đổ ngã. Lúa dễ đổ ngã thường có chiều dài lóng thân bên dưới và chiều dài cả thân dài hơn so với những cây không đổ ngã Nguyên Nhân Của Sự Đổ Ngã (tt) Cây lúa bắt đầu vươn lóng khi tượng khối sơ khởi, thân vẫn còn nhỏ, dài khoảng 1 cm và bẹ lá làm nhiệm vụ chống đỡ giúp cây phát triển bình thường. Ngay sau khi sự phát triển của lóng đã hoàn thành thì bẹ lá vẫn góp phần vào độ cứng của thân khoảng 30-60%.Nếu bẹ lúa không phát triển hay bị hư thì cây cũng sẽ dễ bị đỗ ngã Nguyên Nhân Của Sự Đổ Ngã (tt) Vào những ngày mưa bão kéo dài, cây lúa thiếu ánh sáng nhất là vào thời kỳ lúa trổ làm cho cây lúa có khuynh hướng vươn lóng làm cây cao và yếu Mưa bão thường xuyên tác động lên cây lúa vốn đã yếu nên dễ đưa đến hiện tượng đổ ngã (Setter, 1994 và Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) Nguyên Nhân Của Sự Đổ Ngã (tt) Bón phân cho lúa nếu tỷ lệ phân đạm được bón quá cao so với lân và kali (nhất là so với phân kali), rất dễ gây nên sự mất cân đối cây sinh trưởng nhiều về chiều cao, các tế bào dài ra trong khi thành mạch của tế bào yếu, tích lũy xellulo kém dễ gây hiện tượng đổ ngã. Trong trường hợp phân bón có tỷ lệ đạm quá cao mà đất lại nghèo lân và kali thì hiện tượng đổ ngã càng dễ xảy ra Nguyên Nhân Của Sự Đổ Ngã (tt) Bón quá nhiều phân khiến cây phải hút 1 lượng nhiều dinh dưỡng khoáng từ phân gay ra hiện tượng ngộ độc do đó cây phải sử dụng một phần các chất quang hợp giải độc. Do chi phí chất hữu cơ tăng lên nên không đủ nguồn hữu cơ cần thiết cho việc củng cố bề dầy thành tế bào gây nên hiện tượng các chất hòa tan thì nhiều nhưng không đủ vật chất “xây dựng” cần thiết, giúp cây cứng cáp Nguyên Nhân Của Sự Đổ Ngã (tt) Bón thừa đạm, sạ dày, hoặc ngập nước liên tục, khi gặp thời tiết ẩm ướt (mưa nhiều hoặc sương mù nhiều) rất dễ bị các loại nấm bệnh tất công như: Đạo ôn, Khô vằn, Vàng lá chín sớm làm khô lá chân, do đó mức độ đổ ngã càng nghiêm trọng hơn Cách Khắc Phục Sự Đổ Ngã Trên Lúa Chọn những giống ít hoăc không bị đỗ ngã ( thường những giống này là cây thấp rạ cứng lá đứng ), giống kháng sâu rầy Cần sạ thưa hợp lý sạ thưa giúp rễ lúa phát triển tốt, cứng cây, ít đổ ngã Tránh bón thừa đạm Cách Khắc Phục Sự Đổ Ngã Trên Lúa (tt) Ngay đầu vụ bổ sung thêm calci bằng cách sử dụng phân Calcium Nitrate Calci còn là nguyên tố trung lượng rất cần cho cây, giúp các vách tế bào liên kết chắc chắn, tăng sức chống chịu với thời tiết bất lợi và phòng chống đổ ngã khi ngập úng. Cách Khắc Phục Sự Đổ Ngã Trên Lúa (tt) Xiết nước khoảng 7 ngày trước khi lúa làm đòng giúp rễ lúa ăn sâu, tạo sự thông thoáng, tăng cường quang hợp để tích lũy chất hữu cơ giúp lúa cứng chắc Phun thuốc phòng bệnh đạo ôn, khô vằn Làm đất cày ải phơi đất giúp khoáng hóa các chất hữu cơ và giải bớt các chất độc trong đất, giúp rễ lúa phát triển, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, lúa cứng cây hơn Tài Liệu Tham Khảo CHANDLER. 1969. Trích dẫn bởi S. Yoshida. 1981. Cơ sở khoa học cây lúa. Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế. Trường Đại Học Cần Thơ. KASHIWAGI, T. AND K. ISHIMARU. 2004. Identification and functional analysis of a locus for improvement of lodging resistance in rice. Plant Physiol. 134(2): 676-683. LÊ VĂN HÒA VÀ NGUYỄN BẢO TOÀN. 2005. Giáo trình sinh lý thực vật. Trường Đại Học Cần Thơ. NAKAYAMA, I., M. KOBAYASHI, Y. KAMIYA, ABE, H. AND A. SAKURAI. 1990. Effects of a new plant-growth regulator, prohexadione-calcium (BX 112), on the endogenous levels of gibberellins in rice. Plant Physiol. 33:59-62 NGUYỄN MINH CHƠN. 2003. Đặc tính đổ ngã của lúa và ứng dụng anti-gibberellin để ổn định năng suất và giảm đổ ngã cho lúa hè thu. Biện pháp nâng cao năng suất lúa Hè Thu ở ĐBSCL. NGUYỄN MINH CHƠN. 2004. Giáo trình chất điều hoà sinh trưởng. Trường Đại Học Cần Thơ. NGUYỄN NGỌC ĐỆ. 2008. Giáo trình cây lúa. Đại Học Cần Thơ. NOGUCHI. 1940. Trích dẫn bởi S. Yoshida. 1981. Cơ sở khoa học cây lúa. Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế. Người dịch Trần Minh Thành. Trường Đại Học Cần Thơ. VÕ TÒNG XUÂN VÀ HÀ TRIỀU HIỆP. 1998. Trồng lúa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. VŨ VĂN VỤ, VŨ THÀNH TÂM VÀ HOÀNG MINH TẤN. 1999. Sinh Lý Học Thực Vật. Nhà xuất bản Giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_bao_cao_cay_lua_917.ppt