Chuyên đề Tác động của các yếu tố môi trường đến hệ sinh thái rừng ngập mặn
sự đa dạng phong phú của rừng ngập mặn
Nhận thức được lợi ích, vai tró của hệ sinh thái rừng ngập mặn
- lợi ích về kinh tế, chính trị, an sinh
- giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai
Cần phải có giải pháp đồng bộ, bền vững giữa sự sinh kế của người dân và rừng, có kế hoạch phát triển mở rộng trồng thêm rừng
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3570 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tác động của các yếu tố môi trường đến hệ sinh thái rừng ngập mặn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINHKHOA NÔNG NGHIỆP THỦY SẢN BÁO CÁO MÔN HỌC SINH THÁI THỦY SINH VẬT CHUYÊN ĐỀ: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: DƯƠNG HOÀNG OANH SINH VIÊN THỰC HIỆN: HOÀNG VĂN LONG NỘI DUNG BÁO CÁO Phần tổng quan Phần nội dung Biện pháp khác phục Kết luận KHÁI NIỆM VÀ THÀNH PHẦN CẤU TẠO HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN I.1. Khái niệm: Rừng ngập mặn là thuật ngữ mô tả một hệ sinh thái thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tạo thành trên nền các thực vật vùng triều với tổ hợp động, thực vật đặc trưng. I.2. Thành phần cấu tạo: I.2.1. Chất vô cơ: Ngoài các thành phần chính như C, N, CO2, H2O thì hệ sinh thái rừng ngập mặn còn có những chất vô cơ đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn do các sản phẩm bồi tụ như: lưu huỳnh, photpho, các oxit sắt và nhôm. I.2.2. Chất hữu cơ: Một khi rừng ngập mặn đã hình thành thì ngoài các sản phẩm hữu cơ như protein, gluxit, lipit, …. Còn có các sản phẩm hữu cơ được hình thành từ mùn bã do lá và các bộ phận khác củ cây rụng xuống được vi sinh vật phân huỷ là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều động vật ở nước. Rừng ngập mặn phát triển tốt ở những vùng có độ mặn khoảng: 15- 25 ‰ và độ pH trong khoảng từ 4 - 6 I.2.3. Khí hậu Tuỳ từng vùng mà có nhũng kiểu khí hậu đặc trưng riêng. Nhưng khí hậu thích hợp cho hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển là nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 20-25oC, lượng mưa từ 2200-2600mm I.2.4. Sinh vật Tổng diện tích rừng ngập mặn trên thế giới hiện nay là 15 triệu ha trong đó có hơn 6 triệu ha thuộc Châu Á và khoảng 3,5 triệu ha thuộc Châu Phi. Do đó có thể nói rằng hệ thống sinh vật trong hệ sinh thái rừng ngập mặn rất phong phú và đa dạng. Hiện nay diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam được ước lượng khoảng 250.000 ha, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 191.800 ha. Thành phần cây ngập mặn được chia thành 2 nhóm gồm cây ngập mặn chủ yếu và cây tham gia rừng ngập mặn. Hệ thực vật rừng ngập mặn trong khu vực Đông Nam Á đa dạng nhất thế giới với 46 loài chủ yếu thuộc 17 họ và 158 loài tham gia rừng ngập mặn thuộc 55 họ. ở Việt Nam đã ghi nhận 35 loài chủ yếu và 40 loài tham gia rừng ngập mặn. Trong khu hệ thực vật rừng ngập mặn có 5 họ thực vật giữ vai trò quan trọng là họ Đước (Rhizophoraceae), họ Mắm (Avicemiaceae), họ Bần (Sounerrtiaceae), họ Đơn Nem (Myrsinaceae), và họ Dừa (palmae). a ) Thực vật b) Động vật: Ngoài hệ thống thực vật phong phú thì động vật trong rừng ngập mặn cũng rất đa dạng từ động vật nguyên sinh, ruột khoang, sứa lược, giun, giáp xác, côn trùng, thân mềm, da gai, hải quì, cá, bò sát, lưỡng thê, chim và thú. * Các loài động vật sống thuỷ sinh như: tôm, cua, cá, sò, rùa, các loài động vật đáy…. * Các loài động vật ở cạn như: lợn rừng, khỉ, hổ, nai…. c ) Vi sinh vật: Thành phần vi sinh vật sống thường xuyên trong hệ có vai trò sinh thái quan trọng gồm vi khuẩn, nấm, tảo, đài tiên, dương xỉ, địa y. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN 1. Khái niệm a. Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hũu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. Có 4 loại môi trường phổ biến : môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí môi trường sinh vật. b. Nhân tố sinh thái là các nhân tố vô sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật. có 3 nhóm nhân tố sinh thái: Nhân tô vô sinh Nhân tố hữu sinh Nhân tố con người 2. Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh 2.1 nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng thường xuyên tới các hoạt động sống của sinh vật - Thực vật và các động vật biến nhiệt như ếch nhái, bò sát phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì nhiệt độ cơ thể của chúng cũng tăng, giảm theo. Sự biến đổi của nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái (nóng quá cây bị cằn, cháy lá) và sinh thái (chim di cư vào mùa đông..) 2.2 Độ ẩm và nước - Nước là thành phần quan trọng của cơ thể sinh vật : chiếm từ 50% đến 98% khối lượng của cây, từ 50% (ở Thú) đến 99% (ở Ruột khoang) khối lượng cơ thể động vật. Sự thay đổi tính chất thủy lý hóa của nước như (pH, C,N,S,Fe…) cũng làm thay đổi cấu trúc hệ sinh thái Ví dụ: nước thải trực tiếp của nhà máy vedan xuống sông Thị vải đã làm cho con sông này thành con sông chết, khu vực ven sông bơm nước tưới cho cây sầu riêng cây cũng bị chết 2.3 Ánh sáng Ánh sáng Mặt Trời là nguồn năng lượng cơ bản của mọi hoạt động sống của sinh vật. Cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời khi quang hợp. Động vật ăn thực vật lá đã sử dụng gián tiếp năng lượng ánh sáng Mặt Trời. Ánh sáng tác động rõ rệt lên sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật. VD: Cây đậu xanh đặt trong ánh sáng liên tục thì lớn nhanh nhưng ra hoa muộn tới 60 ngày. Ngoài các nhân tố vô sinh kể trên còn có các nhân tố khác như chất đất, độ mặn, nguyên tố vi lượng, gió, không khí… đều ảnh hưởng tới đời sống hệ sinh thái 3. Nhân tố hữu sinh 3.1. quan hệ cùng loài các cá thể có xu hướng tụ tập bên nhau tạo thành quần tụ cá thể để được bảo vệ và chống đỡ các điều kiện bất lợi của môi trường tốt hơn. Ví dụ, quần tụ cây có tác dụng chống gió, chống mất nước tốt hơn, quần tụ cá chịu được nồng độ chất độc cao hơn... 3.2. quan hệ khác loài Quan hệ hỗ trợ: Cộng sinh là quan hệ cần thiết và có lợi cho 2 bên cả về dinh dưỡng lẫn nơi ở. Ví dụ, vi khuẩn lam cộng sinh với nấm tạo thành địa y Quan hệ đối địch: là quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể khác loài về thức ăn, nơi ở được biểu hiện: + Động vật ăn thịt - con mồi: sinh vật này tiêu diệt sinh vật khác (cá lớn nuốt cá bé, chim bắt tôm, cá...). + Quan hệ kí sinh - vật chủ: sinh vật này sống bám vào cơ thể sinh vật khác (giun, sán kí sinh ở động vật và người...). + Quan hệ ức chế - cảm nhiễm: sinh vật này kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật khác (tảo tiểu cầu tiết ra chất kìm hãm sự phát triển của rận nước). 4. Nhân tố con người Con người cùng với quá trình lao động và hoạt động sống của mình đã thường xuyên tác động mạnh mẽ trực tiếp hay gián tiếp tới sinh vật và môi trường sống của chúng. Đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn con người đã tận thu qua lớn mà không nghĩ đến lợi ích và vai trò của chúng Quá trình chặt phá rừng lấy đất nuôi tôm, thành lập các nhà máy, khu công nghiệp…đã làm giảm đáng kể các khu hệ sinh thái rừng ngập mặn Tác hại của việc tàn phá rừng ngập mặn Việc tàn phá rừng ngập mặn ở nước ta là do sự phát triển ồ ạt của các khu sản xuất nông nghiệp, khu dân cư, khu nuôi tôm ven biển, ven sông khiến diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp Từ đó mất đi sự đa dạng sinh học, giảm số lượng về loài thậm chí một số loài gần như tuyệt chủng Mất đi bức bình phong bảo vệ đê biển Làm giảm đi lượng phù xa bồi đắp cho các bải triều Gây nên hiệu ứng nhà kính (rừng được ví như một lá phổi của trái đất) Còn phải kể đến những hậu quả tai hại khác như gây ô nhiễm đất, làm cạn kiệt mạch nước ngầm, gây xâm nhập mặn từ đó ảnh hưởng đến sinh kế người dân và làm gia tăng sự phân hóa giầu nghèo giữa các vùng Môt số biện pháp khắc phục Có 3 nhóm giải pháp chính Giải pháp thứ nhất Nâng cao nhận thức người dân - không ở mức bình thường mà là báo động về tác hại của việc thay đổi khí hậu toàn cầu. Cộng đồng dân cư cùng tham gia trồng rừng, thay vì chỉ nhà nước. Và sự tham gia của nhà khoa học, nhà quản lý dự đoán trước những nguy cơ có thể xảy ra để tính toán được những thiệt hại ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội nếu thiếu rừng ngập mặn Giải pháp thứ 2 Chính phủ cần phải rà soát lại quy hoạch phát triển thủy sản ven biển, điều chỉnh theo hướng ưu tiên bảo tồn rừng ngập mặn hiện có, phục hồi rừng ngập mặn bị suy thoái và thậm chí hoàn nguyên một số khu rừng ngập mặn đã sử dụng thiếu hợp lý. Trong các quy hoạch nuôi trồng thủy sản ven biển phải dành đất để trồng các dải rừng ngập mặn làm vành đai xanh bảo vệ bờ biển, đầm nuôi với diện tích hợp lý theo quy hoạch tùy theo địa hình để giảm nhẹ thiệt hại khi có thiên tai xảy ra. Giải pháp thứ 3 Song song với việc nâng cao nhận thức cho mọi người dân cần phải tăng cường công tác quả lý của các cán bộ kiểm lâm, phải có chế tài xử phạt đủ mạnh những đối tượng có hành vi tàn phá rừng Ngoài ra cần phải kết hợp chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ về các dự án trồng rừng và giảm nhẹ thiên tai khu vực ven biển Kết luận sự đa dạng phong phú của rừng ngập mặn Nhận thức được lợi ích, vai tró của hệ sinh thái rừng ngập mặn - lợi ích về kinh tế, chính trị, an sinh… - giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai Cần phải có giải pháp đồng bộ, bền vững giữa sự sinh kế của người dân và rừng, có kế hoạch phát triển mở rộng trồng thêm rừng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_mon_co_oanh_2307.ppt