Chuyên đề Thực trạng quản lý và sử dụng tài sản cố định tại DNTN Sơn Hưng Trung

Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và trước những biến động khó tiên liệu của thị trường bất động sản Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng cần có những định hướng chiến lược, những giải pháp và chính sách phù hơp, các doanh nghiệp phải luôn biết đổi mới để tồn tại và phát triển.

docx75 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 9984 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng quản lý và sử dụng tài sản cố định tại DNTN Sơn Hưng Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính sách về BHXH – BHYT – BHTN đối với người lao động. Giải quyết các thủ tục hành chính trong nội bộ doanh nghiệp. - Phòng kế toán: Là cơ quan tham mưu, kế hoạch của Doanh nghiệp giúp cho Doanh nghiệp về các lĩnh vực kế hoạch, sản xuất kinh doanh, chế độ chính sách cho người lao động. Tham mưu giúp giám đốc Doanh nghiệp xác định phương hướng, mục tiêu kinh doanh, xác định chiến lược sản phẩm, nguồn hàng, tạo thị trường kinh doanh phù hợp với năng lực của Doanh nghiệp. - Phòng kế hoạch tiền lương: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất, làm định mức cho các loại sản phẩm cho từng phân xưởng. - Phòng kinh doanh bán hàng: Tham mưu giúp giám đốc Doanh nghiệp xác định phương hướng, mục tiêu kinh doanh. Chủ trì việc lập kế hoạch kinh doanh gạch, ô tô Cửu Long trong dài hạn, ngắn hạn và đột xuất theo nhiệm vụ. Có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường, tổ chức mạng lưíi tiêu thụ hàng hoá, tìm hiểu các nhà cung ứng để chuẩn bị cho việc sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Chuẩn bị các điều kiện, các yếu tố, các biện pháp tham mưu cho Chỉ huy phân xưởng giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị thành viên. - Phòng kỹ thuật: Chỉ đạo sản xuất, đảm bảo cho dây chuyền hoạt động tốt, sản phẩm đạt chất lượng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chọn lựa kỹ thuật hợp lý cho mỗi quy trình, kiểm tra quy trình sản xuất, đề xuất ý kiến tiết kiệm nguyên liệu. Quản lý toàn bộ máy móc, dây chuyền công nghệ trong doanh nghiệp, kiểm tra, giám sát việc sử dụng máy móc thiết bị, sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế máy móc thiết bị. c. Các phân xưởng: - Phân xưởng chế biến tạo hình: Có nhiệm vụ sản xuất gạch mộc. - Phân xưởng phơi đảo bốc xếp: Phơi gạch, bốc gạch thành phẩm lên xe - Phân xưởng ra lò, xếp goòng: Thành phẩm ra lò xếp thành phẩm ra bãi chứa thành phẩm. Xếp goòng: Xếp gạch khô lên goòng để cho vào lò sấy. - Phân xưởng cơ khí, than: Sửa chữa các thiết bị trong qua trình vận hành sản xuất bị háng và xay than để phục vụ cho phân xưởng chế biến tạo hình và phân xưởng lò nung. - Phân xưởng lò nung: Theo dâi nhiệt độ trong quá trình đốt gạch, tăng giảm nhiệt để đảm bảo gạch thành phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng quy trình công nghệ. Thành phẩm ra lò đảm bảo an toàn chất lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao xếp thành phẩm ra bãi chứa thành phẩm. 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.1 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 2.3 Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh 2013-2015 Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 2013 2014 2015 Lệch (%) Lệch (%) 1.Doanh thu thuần 45,008 40,224 58,931 -4,784.00 -10.63% 18,707.00 46.51% 2.Giá vốn hàng bán 42,036 36,316 54,596 -5,720.00 -13.61% 18,280.00 50.34% 3.Lãi gộp 2,972 3,908 4,335 936.00 31.49% 427.00 10.93% 4.Chi phí bán hang 652 1,196 929 544.19 83.49% -267.00 -22.32% 5.Chi phí QLDN 1,397 1,672 1,581 275.00 19.69% -91.00 -5.44% 6.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 223 199 966 -23.60 -10.60% 767.00 385.43% 7. DT hoạt động TC 4 3 7 -1.20 -28.57% 4.00 133.33% 8.Thu nhập khác 58 103 110 45.00 77.59% 7.00 6.80% 9.Chi phí khác 52 0 624 -52.00 -100.00% 624.00 10.Lợi nhuận khác 6 103 -514 97.00 1616.67% -617.00 -599.03% 11.Tổng lợi nhuận trước thuế 228 302 452 74.00 32.46% 150.00 49.67% 12. Thuế TNDN 14 35 45 21.00 150.00% 10.00 28.57% 13. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 214 267 407 53.00 24.77% 140.00 52.43% (Nguồn: phòng kế toán) 2.2.2. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2013-2015 Hình 2.2: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận 2013 – 2015 (Đơn vị: 1.000.000) (Nguồn: phòng kế toán) Doanh thu trong các năm 2013 – 2015 của DN không ổn định có sự tăng giảm không đều qua các năm 2013 -2015. Năm 2013 là 45,008 tỷ đồng, Năm 2014 thì con số giảm xuống còn 40,224 tỷ đồng giảm 4,784 tỷ đồng tương ứng với 10,63 %. Điều này là do doanh nghiệp đã làm ăn chưa thực sự hiệu quả trong năm 2014, kết hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khá kém do tình trạng bất động sản vẫn còn trì trệ và việc xây dựng nhà khá chậm chạp. Đến 2015 doanh thu của DN tăng lên là 58,931 tỷ đồng, tăng 18.707 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 46.51 % so với năm 2014. Đây là con số rất tốt, điều này cho thấy DN đã làm việc tốt và có nhiều dự án vận chuyển cũng như xây dựng trên địa bàn tp Sơn La. Đặc biệt là doanh nghiệp đã ký hợp đồng cung cấp và chuyên chở nguyên vật liệu và rác thải công nghiệp cho dự án khu đô thị cao cấp tại thành phố Sơn La. Lợi nhuận thuần và lợi nhuận từ HĐ SXKD của DN cũng tăng giảm không đồng đều qua các năm từ 2013 – 2015 theo sự tăng giảm của doanh thu, năm 2014 là 199triệu đồng, giảm 23.6 triệu đồng tương ứng 10.6 % so với năm 2013. Năm 2015 con số này tăng lên là 966 triệu đồng , tương ứng tăng 385 % so với năm 2014. Đây là mức tăng rất cao do doanh thu của doanh nghiệp trong năm 2015 tăng cao. Nguyên nhân của việc lợi nhuận tăng đều qua các năm là do khối lượng công việc ngày càng tăng, lượng hàng hóa ngày một lớn hơn giúp cho DN có nhiều doanh thu hơn, việc mua sắm thêm trang thiết bị vận chuyển và đầu tư cho dây chuyền sản xuất gạch đã mang lại hiệu quả làm cho năng suất lao động tăng lên. 2.2.3. Tình hình tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chủ yếu phân tích các chỉ tiêu kinh tế trên bảng cân đối kế toán qua các năm, việc phân tích này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình tài chính một cánh tổng qua nhất. Từ đó giúp doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng vốn và nguồn vốn có hiệu quả nhất. Bảng 2.4: Tình hình tài chính doanh nghiệp 2015 Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối A. TS Ngắn hạn 21,438 19,131 2,307 10.76% I. Tiền 466 840 -374 -80.26% II. Các khoản đầu tư ngắn hạn 0 0 0 III. Các khoản phải thu 3,956 2,792 1,164 29.42% IV.Hàng tồn kho 16,001 15,118 883 5.52% V.Tài sản ngắn hạn khác 1,009 381 628 62.24% B. TS dài hạn 22,535 24,155 -1,620 -7.19% Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 TS cố định 21,868 22,403 -535 -2.45% Bất động sản đầu tư 0 0 0 Đầu tư Tài chính dài hạn 550 550 0 0.00% TS dài hạn khác 117 115 2 1.71% Tổng Tài Sản 43,974 43,286 688 1.56% C. Nguồn Vốn 19,860 19,495 365 1.84% Nguồn vốn CSH 19,777 19,484 293 1.48% I. Vốn chủ sở hữu 19,000 19,000 0 0.00% II.Lợi nhuận chưa phân phối 777 484 293 37.71% Qua bảng ta thấy trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp thì có sự cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Cả hai đều chiếm tỷ trọng ngang nhau. Năm 2015 TS ngắn hạn tăng lên 2,307 tỷ đồng tương ứng tăng 10,76% so với số đầu năm. Còn tài sản dài hạn lại giảm 1.62 tỷ đồng tương ứng giảm 7.19% so với số đầu kỳ. Trong cớ cấu nguồn vốn thì chủ yến là vốn chủ sở hữu chiếm đến hơn 90%, điều này cũng không hẳn tốt bởi doanh nghiệp có thể chủ động vốn nhưng lại không tận dụng được đòn bẩy về vốn đó là đi vay vốn phục vụ cho kinh doanh. 2.2.4. Thu nhập người lao động. Bảng 2.5 Thu nhập BQ đầu người doanh nghiệp 2013 -2015 STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 1 Tổng quỹ lương (triệu đồng ) 861 1,406 5,487 4,852 2 Số lao động Bquân (người) 120 145 215 160 3 Thu nhập Bquân (triệu đồng /người) 3.5 4 4.2 5 (Nguồn: phòng kế toán) Qua bảng ta thấy doanh nghiệp đã nỗ lực không ngừng trong việc đảm bảo thu nhập đời sống cho cán bộ công nhân viên. Thu nhập của CNCNV không ngừng tăng lên từ 2012 -2015, ngay cả khi trong năm 2014 doanh số sụt giảm và hiệu qủa SXKD là không cao nhưng doanh nghiệp vẫn tăng lương cho người lao động. Cụ thể năm 2013 lương BQ là 4 triệu đồng / người tăng 500.000 VNĐ so với năm 2012, đến năm 2014 là 4,2 triệu đồng/ người tăng 200.000 VNĐ và đến năm 2015 là 5 triệu đồng / người tằn 800.000 VNĐ so năm 2014. Có được điều này là do bộ máy quản lý lãnh đạo doanh nghiệp luôn tôn trọng người lao động, quan tâm chăm sóc cho đội ngũ cán bộ CNV trong doanh nghiệp một cách đúng mực. 2.3. Thực trạng quản lý và sử dụng TSCĐ tại DNTN Sơn Hưng Trung 2.3.1. Cơ cấu tổng tài sản 2013 -2015 Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp và có những giải pháp kip thời đúng đắn, người ta căn cứ vào tình hình tài chính và kết quả kinh doanh có liên quan đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định như tổng tài sản, nguồn vốn,quy mô vốn chủ sở hữu,doanh thu,lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp như DNTN Sơn Hưng Trung thì việc phân tích tình hình cơ cấu các nguồn hình thành TS và tình hình sử dụng TS là hết sức cần thiết. Bảng 2.6: Bảng Cơ cấu tài sản 2013 -2015 (đv:1000.000) Chi tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 ± % ± % 1.Tổng tài sản (TTS) 38,063 43,286 43,973 5,223 13.72% 687 1.59% - Tài sản NH 12,881 19,131 21,438 6,250 48.52% 2,307 12.06% - Tài sản cố định 24,632 22,403 21,868 -2,229 -9.05% -535 -2.39% -Tài sản DH 25,182 24,155 22,535 -1,027 -4.08% -1,620 -6.71% 2.Tỷ suất TSCĐ/TTS 64.71% 51.76% 49.73% -12.96% -2.03% 2.Tỷ suất TSNH/TTS 33.84% 44.20% 48.75% 10.36% 4.56% 3.Tỷ suất TSDH/TTS 66.16% 55.80% 51.25% -10.36% -4.56% (Nguồn: phòng kế toán) Hình 2.3:Biểu đồ cơ cấu tổng tài sản 2013 - 2015 (Nguồn: phòng kế toán) Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy rằng TSCĐ của DNTN Sơn Hưng Trung giảm trong vòng 3 năm từ 2013 – 2015. Cụ thể năm 2014 giảm 2,229 tỷ đồng, tương ứng giảm 9.05% so với năm 2013. Sang năm 2015 TSCĐ tiếp tục giảm xuống 535 triệu đồng so năm 2014, ương ứng giảm 2.39% so với năm 2014. Nguyên nhân sụt giảm là do DNTN Sơn Hưng Trung trong 3 năm 2013- 2015 đã bán thanh lý bớt mộ số máy móc đã cũ, không đáp ứng được công suât và một số máy móc đã hỏng không thể sửa chữa. Tỷ trọng của TSCĐ chiếm khá lớn trong toàn bộ tổng TS, năm 2013 là 64.71% nghĩa là trong 100đ tài sản thì có 64.71 đồng là tài sản cố định. Tuy nhiên tỷ trọng này làm giảm qua các năm 213-2015. Cụ thể năm 2013 tỷ trọng là 64.71% giảm xuống còn 51.76% (Năm 2014), tương ứng giảm -12.96%. Đến năm 2015 tiếp tục giảm xuống còn 49.73% tương ứng giảm 2.03% so với 2014. Tỷ lệ giảm của TSCĐ nhỏ hơn tốc độ giảm tỷ lệ của TTS trong năm 2014, nhưng giá trị tài sản có tốc độ giảm của TTS lại nhỏ hơn tốc độ giảm của TSCĐ trong năm 2015. Xét về TSNH thì trong 3 năm 2013 – 2015 lại tăng đều qua các năm, với tỷ trọng tăng cao và luôn giữ hơn 30% so với TTS. Cụ thể, năm 2014 tăng 6,250 tỷ đồng tương ứng tăng 48.52% so với năm 2013. Đến năm 2015 tăng lên thêm 2,307 tỷ đồng, tương ứng tăng 12.06% so với năm 2014. Nguyên nhân là các khoản phải thu ngắn hạn tăng qua các năm, đây là điều mà DN cần phải lưu ý để có những biện pháp khắc phụ nợ đọng thu hồi công nợ của khách hàng. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là DN phải xem xét tình hình mua sắm, thanh lý tài sản cố định sao cho vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và quản lý vừa đáp ứng được mục tiêu phát triển đổi mới dây chuyền công nghệ của DN, bên cạnh đó tình trạng vượt quá mức cần thiết gây hư hỏng không sủa chữa nâng cấp tài sản kịp thời sẽ gây ra lãng phí không hiệu quả. 2.3.2. Cơ cấu TSCĐ của DN 2013 – 2015 Bảng 2.6: Cơ cấu TSCĐ 2013-2015 (ĐV:tỷ đồng) Chỉ tiêu 2013 2014 2015  Giá trị %  Giá trị %  Giá trị % I. TS cố định 24,632 100.00% 22,403 100.00% 21,868 100.00% 1.TS cố định hữu hình 15,892 64.52% 14,623 65.27% 14,088 64.42% -Nguyên giá 23,964 97.29% 24,694 110.23% 26,155 119.60% -Giá trị hao mòn lũy kế 8,072 32.77% 10,071 44.95% 12,066 55.18% 2. TSCĐ thuê tài chính 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 3. TSCĐ vô hình 7,780 31.58% 7,780 34.73% 7,780 35.58% -Nguyên giá 7,780 31.58% 7,780 34.73% 7,780 35.58% -Giá trị hao mòn lũy kế 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 4. Chi phí xây dựng dở dang 959 3.89% 1,086 4.85% 0 0.00% (Nguồn: Phòng kế toán) Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu TSCĐ 2013 -2015 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy TSCĐ HH giảm qua các năm 2013 -2015, và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu TSCĐ vớ hơn 60%. Cụ thể năm 2013 là 64.52%, đến 2014 thì giảm xuống còn 65.27% và năm 2015 tiếp tục giảm còn 64.42%. Đứng thứ 2 trong cơ cấu TSCĐ là TSCĐ vô hình, đó là các phát minh sáng chế, chứng chỉ... của DNTN Sơn Hưng Trung chiếm tỷ lệ hơn 30% trong cơ cấu TSCĐ. Cuối cùng là chi phí xây dựng dở dang, năm 2013 DNTN Sơn Hưng Trung tiến hành mở rộng xây dựng thêm nhà xưởng để mở rộng sản xuất kinh doanh và chi phí xây dựng dở dang là 959 triệu đồng, đến năm 2014 chi phí này tăng lên 1.086 tỷ đồng. Đến năm 2015 thì hoàn thành công trình do đó chi phí xây dựng dở dang là 0. 2.3.3. Tình hình quản lý TSCĐ 2.3.3.1.Khái quát tình hình tăng, giảm TSCĐ Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, mỗi loại có vai trò và vị trí khác nhau đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng thường biến động về qui mô, kết cấu và tình trạng kỹ thuật. Để phân tích tình hình tăng, giảm TSCĐ, ta cần tính và phân tích các chỉ tiêu sau: Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Hệ số tăng TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Hệ số giảm TSCĐ = 2.3.3.2. Tình hình tăng, giảm TSCĐ ở DN Bảng 2.7: Tình hình tăng giảm TSCĐ 2013-2015 (Đơn vị: 1.000.000 ) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Tuyệt đối % Tuyệt đối % A. TS Ngắn hạn 12,881 19,131 21,438 6,250 48.52% 2,307 12.06% 1. Tiền 109 117 231 8 7.34% 114 97.44% 2. Các khoản đầu tư ngắn hạn 0 0 0 0 0 3. Các khoản phải thu 1,376 2,792 3,956 1,416 102.91% 1,164 41.69% 4.Hàng tồn kho 10,679 15,117 16,006 4,438 41.56% 889 5.88% 5.Tài sản ngắn hạn khác 716 381 1,009 -335 -46.79% 628 164.83% B. TS dài hạn 25,182 24,155 22,535 -1,027 -4.08% -1,620 -6.71% Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0 0 I. TS cố định 24,632 22,403 21,868 -2,229 -9.05% -535 -2.39% 1.TS cố định hữu hình 15,892 14,623 14,088 -1,269 -7.99% -535 -3.66% -Nguyên giá 23,964 24,694 26,155 730 3.05% 1,461 5.92% -Giá trị hao mòn lũy kế 8,072 10,071 12,066 1,999 24.76% 1,995 19.81% 2. TSCĐ thuê tài chính 0 0 0 0 0 3. TSCĐ vô hình 7,780 7,780 7,780 0 0.00% 0 0.00% -Nguyên giá 7,780 7,780 7,780 0 0.00% 0 0.00% -Giá trị hao mòn lũy kế 0 0 0 0 0 4. Chi phí xây dựng dở dang 959 1,086 0 127 13.24% -1,086 -100.00% II. Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 -Nguyên giá 0 0 0 0 0 -Giá trị hao mòn lũy kế 0 0 0 0 0 III. Đầu tư Tài chính dài hạn 550 550 550 0 0.00% 0 0.00% 1. Đầu tư vào công ty con 0 0 0 0 0 2. Đầu tư vào liên kết 0 0 0 0 0 3. Đầu tư góp vốn đv khác 550 550 550 0 0.00% 0 0.00% 4. Dự phòng giảm giá ĐTDH 0 0 0 0 0 IV.TS dài hạn khác 112 115 117 3 2.68% 2 1.74% 1. Chi phí trả trước dài hạn 0 0 0 0 0 2. Tài sản dài hạn khác 0 0 0 0 0 Tổng Tài Sản 38,063 43,286 43,973 5,223 13.72% 687 1.59% C. Nguồn Vốn 0 0 I. Nợ phải trả 18,777 23,791 24,113 5,014 26.70% 322 1.35% 1. Nợ ngắn hạn 17,310 24,405 24,113 7,095 40.99% -292 -1.20% 2. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 II. Nguồn vốn CSH 20,030 19,495 19,860 -535 -2.67% 365 1.87% 1. Vốn chủ sở hữu 19,000 19,000 19,000 0 0.00% 0 0.00% 2.Lợi nhuận chưa phân phối 993 481 774 -512 -51.56% 293 60.91% 3. Quỹ đầu tứ phát triển 2 2 2 0 0.00% 0 0.00% 4. Quỹ khác 34 0 0 -34 -100.00% 0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 38,807 43,286 43,973 4,479 11.54% 687 1.59% (Nguồn: phòng kế toán) (Nguồn: phòng tài chính kế toán) Nhận xét: Qua bảng và biểu đồ trên ta có thể thấy Năm 2013: Tổng nguyên giá TSCĐ cuối kỳ tăng so với đầu kỳ là 1,808 tỷ đồng là do DN đầu tư mua thêm máy móc cho dây chuyền sản xuất và các máy văn phòng như máy phô tô và máy vi tính văn phòng. Hệ số tăng TSCĐ đạt 0.058. Tuy nhiên có thể thấy tình hình máy móc thiết tại xưởng sản xuất và thiết bị văn phòng còn nhiều cũ, hỏng nhưng chưa thanh lý hết toàn bộ mà chỉ thanh lý được 1 phần gồm 2 máy photo cũ và 1 động cơ băng tải. Năm 2014: tổng nguyên giá TSCĐ cuối kỳ tăng so với đầu kỳ là 730 triệu đồng. Trong đó tăng do sữa chữa nhà hành chính 255 triệu đồng, còn phần còn lại là do mua thêm một số máy tính trị: mua máy Server IBM trị giá 315 triệu đồng. Và giảm TSCĐ trị giá 162 triệu đồng do thanh lý phần lưỡi căt máy cắt gạch đã cũ và máy vi tính. Hệ số tăng TSCĐ là 0.023 còn hệ số giảm TSCĐ là 0.007. Việc tăng, giảm TSCĐ này là phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh được tốt hơn. Năm 2015: tổng nguyên giá TSCĐ cuối kỳ tăng so với đầu kỳ là 1,461 triệu đồng. Trong đó tăng do sữa chữa nhà hành chính 480 triệu đồng, còn phần còn lại là do mua thêm máy căt và trộn đầu vào phục vụ cho dây chuyền sản xuất gạch Tuynel. Và giảm TSCĐ trị giá 332 triệu đồng do thanh lý máy cắt gạch cũ và các ống dẫn băng chuyền. Hệ số tăng TSCĐ là 0.044 còn hệ số giảm TSCĐ là 0.013. Việc tăng, giảm TSCĐ này là phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh được tốt hơn. 2.3.3.3. Hệ số trang bị TSCĐ Chỉ tiêu này đánh giá mức độ sử dụng TSCĐ, đặc biệt là tình trạng sử dụng máy móc thiết bị sản xuất trên số lượng lao động hay m2 diện tích sản xuất nhằm trang bị hợp lý TSCĐ nhăm đảm bảo năng suất hiệu quả. Để đánh giá tình hình trang bị tài sản cố định, ta cần phân tích các chỉ tiêu sau: Tổng nguyên giá TSCĐ bình quân Số công nhân sản xuất bình quân Hệ số trang bị TSCĐ = Tổng nguyên giá MMTB bình quân Số công nhân sản xuất bình quân Hệ số trang bị TSCĐ phản ánh một công nhân sản xuất bình quân được trang bị bao nhiêu đồng tài sản cố định. Hệ số này càng lớn chứng tỏ mức độ trang bị càng cao và ngược lại. Hệ số trang bị MMTB = Hệ số trang bị MMTB phản ánh một công nhân sản xuất bình quân được trang bị bao nhiêu đồng máy móc thiết bị. Hệ số này cao là tốt tuy nhiên hệ số này luôn nhỏ hơn hệ số trang bị TSCĐ nhưng tốc độ tăng phải nhanh hơn thì mới chứng tỏ DN tăng năng suất lao động cho thấy việc đầu tư cho máy móc thiết bị dây chuyền trực tiếp cho sản xuất kinh doanh được nâng cao. Bảng 2.8: Tình hình trang bị TSCĐ 2013 – 2015(đv :1000.000) 2014/2013 2015/2014 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Lệch % Lệch % 1. Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ 22,156 23,964 24,694 1,808 8.16% 730 3.05% 2. Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ 1,348 568 1,129 -780 -57.86% 561 98.77% 3. Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ 460 162 332 -298 -64.78% 170 104.94% 4. Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ 23,964 24,694 26,155 730 3.05% 1,461 5.92% 5. Nguyên giá TSCĐ bình quân 23,060 24,329 25,425 1,269 5.50% 1,096 4.50% 4. Số công nhân sản xuất bình quân người) 89 110 125 21 23.60% 15 13.64% 5. Hệ số trang bị TSCĐ 259.101 221.173 203.396 -38 -14.64% -18 -8.04% (Nguồn : phòng kế toán) Hình 2.5 : Biểu đồ hệ số trang bị TSCĐ (Nguồn : phòng kế toán) Hệ số trang bị TSCĐ năm 2013 là 259.1 năm 2014 là 221.17 giảm 38 (triệu đồng/ người) tương ứng tỷ lệ giảm là (14.64%). Như vậy năm 2013 cứ 1 công nhân được trang bị 259.1 triệu đồng/người TSCĐ còn năm 2014 chỉ còn 221.17 triệu đồng/người TSCĐ. Đến năm 2015 tiếp tục giảm còn 203.4 triệu đồng/ người, tương ứng giảm 8.04% so năm 2014. Nguyên nhân là do số lượng lao động tăng 15 người, tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản cố định. Nguyên giá TSCĐ có tỷ lệ tăng 5,923% trong khi tỷ lệ tăng 13,64%. 2.3.3.4. Phân tích tình hình hao mòn Tài sản cố định Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng TSCĐ là sự hao mòn, quá trình hao mòn TSCĐ diễn ra đồng thời với quá trình tài sản tham gia vào sản xuất kinh doanh. Nếu sản xuất càng nhiều, càng tăng nhanh bao nhiêu thì mức độ hao mòn càng tăng nhanh bấy nhiêu. Hao mòn làm thay đổi hiện trạng tài sản cố định, trong quá trình sử dụng, tài sản bị hao mòn dần và đến một lúc nào đó không sử dụng được nữa. Bởi vậy cần đánh giá đúng mức TSCĐ của DN đang sử dụng mới hay cữ, hoạt động tốt hay xấu và ở mức độ nào để có biện pháp đúng đắn để đầu tư, sửa chữa Để đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, ta phân tích chỉ tiêu sau : Số đã trích khấu hao TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Hệ số hao mòn TSCĐ = ĐV : 1.000.000 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Lệch % Lệch % I. TS cố định 24,632 22,403 21,868 -2,229 -9.05% -535 -2.39% TS cố định hữu hình 15,892 14,623 14,088 -1,269 -7.99% -535 -3.66% -Nguyên giá 23,964 24,694 26,155 730 3.05% 1,461 5.92% -Khấu hao TSCĐ 8,072 10,071 12,066 1,999 24.76% 1,995 19.81% Hệ số hao mòn TSCĐ 33.68% 40.78% 46.13% 7.10% 5.35% (Nguồn : phòng tài chính kế toán) Qua biểu đồ và bảng trên ta thấy hệ số hao mòn năm 2013 là 33.68%, năm 2014 tăng lên là 40,78%, tương ứng tăng 7.1% so với năm 2013. Đến năm 2015 thì hệ số hao mòn là 46.13% tăng lên 5.35% so với năm 2014. Như vậy tài sản của DN không còn mới mà đang ở tình trạng cũ kỹ và hệ số hao mòn đã tăng nhanh. Hệ số này càng cao chứng tỏ TSCĐ của DN đã cũ và lạc hậu cần phải có sự thay thế. Bảng 2.9 : Tình hình khấu hao TSCĐ ĐV : 1.000.000 Loại TSCĐ Nguyên giá Trích khấu hao Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Nhà xưởng, vật kiến trúc 6,115 6,115 7,151 917 612 358 2. Máy móc thiết bị dây chuyền 14,356 14,928 15,150 2,153 1,493 758 3. Phương tiện đi lại( ô tô) 810 810 1,250 122 81 63 4. Máy móc thiết bị văn phòng 2,683 2,841 2,604 402 284 130 Nguyên giá TSCĐ 23,964 24,694 26,155 (Nguồn : phòng kế toán) Năm 2013 nhóm máy móc thiết bị dây chuyền lại là nhóm có hệ số hao mòn cao nhất, hệ số hao mòn cao chứng tỏ chúng đang ở trong tình trạng cũ nát, lạc hậu do đó DN cần có biện pháp khắc phục thay mới. Năm 2013 trích khấu hao 2.153 tỷ đồng đến năm 2014 giảm xuống còn 1.493 tỷ đồng, năm 2015 là 758 tỷ đồng, điều này cho thấy DN đã mua sắm mới một số máy móc thiết bị. Đây là việc rất tốt cho hoạt động kinh doanh. Nhà xưởng là nhóm có hệ số hao mòn cao thứ 2, năm 2013 là 917 triệu đồng còn sang năm 2014 giảm xuống 612 triệu đồng. Điều này cho thấy nhà xưởng của DN cũng đã xuống cấp càn co sự đầu tư quan tâm của DN. Nhóm phương tiện đi lại có hệ số hao mòn nhỏ nhất, năm 2013 là 122 triệu đồng năm 2014 là 81 triệu đồng năm 2015 là 63 triệu đồng. Cho thấy đây là nhóm tài sản mới nhất trong DN. 2.3.3.5. Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị của doanh nghiệp Sau khi đánh giá chung tình hình sử dụng TSCĐ tại DN, phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị sản xuất vì bất cứ DN nào máy móc thiết bị sản xuất luôn giữ vị trí quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và sản lượng của DN Phân tích tình hình sử dụng thiết bị máy móc trong sản xuất nhằm phát hiện khả năng tiềm tàng về số lượng, thời gian làm việc và năng lực của máy móc thiết bị, trên cơ sở đó tìm biện pháp nhằm biến những khả năng ấy thành hoạt động cụ thể của DN trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị Để đánh giá về tình hình sử dụng số lượng máy móc thiết bị hiện có, ta sử dụng công thức sau : Số MMTB đã lắp đặt bình quân Số MMTB hiện có bình quân × 100 Hệ số lắp đặt MMTB = Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ lắp đặt máy móc thiết bị và khả năng huy động máy móc thiết bị, mức độ tận dụng máy móc thiết bị của DN. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt Số MMTB hiện làm việc bình quân Số MMTB đã lắp đặt bình quân × 100 = Hệ số sử dụng MMTB đã lắp đặt vào sản xuất Chỉ tiêu này cho thấy mức độ huy động số lượng máy móc thiết bị đã lắp đặt vào sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao là tốt Số MMTB hiện làm việc bình quân Số MMTB hiện có bình quân × 100 = Hệ số sử dụng số lượng MMTB hiện có Chỉ tiêu này phản ánh tình hình sử dụng máy móc thiết bị hiện có và tình hình sử dụng thực tế máy móc thiết bị này thông qua số máy móc thiết bị hiện làm việc bình quân. Bảng 2.10 : Tình hình sử dụng MMTB 2014 - 2015 Chỉ tiêu 2014 2015 2015/2014 1. Tổng số MMTB hiện có bình quân (chiếc) 12 14 0 2. Tổng số MMTB đã lắp đặt bình quân (chiếc) 12 11 -1 3. Tổng số MMTB sử dụng bình quân (chiếc) 12 12 0 4. Hệ số lắp đặt MMTB (%) 100 92 0 5. Hệ số sử dụng MMTB đã lắp đặt vào SXKD 100 100 0 6. Hệ số sử dụng MMTB hiện có (%) 100 100 0 (Nguồn : phòng kế toán) Hệ số lắp đặt máy móc thiêt bị của DN rất cao, cho thấy DN đã quản lý và sử dụng rất tốt máy móc thiết bị, có kế hoạch đầu tư đúng đắn không để dư thừa lãng phí. Đây là dấu hiệu rất tốt của DN Sơn Hưng Trung, Năm 2015 có 1 máy tiện CNC của xưởng cơ khí là chưa được lắp đặt do chuyên gia lắp đặt chưa lắp đặt xong do chưa chọn được địa điểm đặt và cài đặt các thông số phù hợp cho máy chạy. b. Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của MMTB Tổng số giờ máy làm việc theo chế độ Tổng số giờ máy làm việc theo lịch Hệ số giữa giờ máy làm việc theo chế độ và = giờ máy làm việc theo lịch Tổng số giờ máy làm việc theo chế độ Tổng số giờ máy làm việc theo lịch = Hệ số sử dụng thời gian làm việc theo chế độ Hệ số này phản ánh tình hình tận dụng quỹ thời gian chế độ Tổng số giờ máy làm việc có ích thực tế Tổng số giờ máy làm việc có ích theo chế độ = Hệ số sử dụng thời gian làm việc theo kế hoạch Bảng 2.11: Tình hình sử dụng thời gian làm việc 2014-2015 Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 2015/2014 Ngày Giờ Ngày Giờ Ngày Giờ 1. Ngày làm việc theo lịch 365 2.920 365 2.920 - - 2. Ngày nghỉ theo chế độ 60 480 60 480 - - 3. Ngày làm việc theo chế độ 305 2.440 305 2.440 - - 4. Ngày nghỉ theo kế hoạch 12 96 12 96 - - 5.Ngày làm việc có ích theo kế hoạch 293 2.344 293 2.344 - - 6. Ngày nghỉ thực tế 75 525 70 490 (5,00) (35,00) 7. Giờ công làm việc có ích thực tế 223 1.561 228 1.596 5,00 35,00 8. Hệ số giữa giờ máy làm việc theo chế độ và giờ máy làm việc theo kế hoạch =(3)/(1) 0,84 0,84 - 9. Hệ số sử dụng thời gian chế độ=(5)/(3) 0,96 0,96 - 10. Hệ số sử dụng thời gian kế hoạch =(7)/(5) 0,66 0,68 0,02 (Nguồn: phòng kế toán) Qua biểu ta thấy tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị tại DN như sau: Hệ số giữa giờ máy làm việc theo chế độ và giờ máy làm việc theo lịch là khá tốt (0,84). Điều này chứng tỏ DN đã chú ý tăng thời gian làm việc của máy móc thiết bị như vậy sẽ hạn chế hao mòn vô hình của máy móc Hệ số sử dụng thời gian làm việc của TSCĐ theo chế độ tương đối cao (0,96) do DN đã hạn chế được thời gian ngừng máy vì thiều điện, hỏng hóc hay thiếu nguyên vật liệu Hệ số sử dụng thời gian kế hoạch tăng một chút, từ 0,66 lên 0,68, tăng 0,02. Cho thấy DN đã có cố gắng sử dụng thời gian kế hoạch của máy móc thiết bị một cách có hiệu quả, tuy nhiên hệ số chưa được cao. 2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ 2.4.1. Phân tích hệ số phục vụ TSCĐ Bảng 2.12: Hệ số phục vụ TSCĐ 2013 - 2015 Đơn vị : 1.000.000 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 Lệch % Lệch % 1. Doanh thu trong kỳ 45,008 40,224 58,931 -4,784 -10.63% 18,707 46.51% 2. Nguyên giá TSCĐ bình quân 23,964 24,694 26,155 730 3.05% 1,461 5.92% 3. Hệ số phục vụ của TSCĐ 53.24% 61.39% 44.38% 8.15% 15.30% -17.01% -27.71% (Nguồn: phòng kế toán) Hệ số phục vụ của tài sản cố định năm 2013 là 53.24 năm 2014 tăng đến 61.39 tăng 8.15 với tỷ lệ tăng là 15.3. Năm 2015 tỷ lệ này giảm 44.38, giảm 17.1 so với năm 2014. Đó là do doanh thu trong kỳ có tỷ lệ giảm nhanh hơn nguyên giá tài sản cố định. Năm 2013 một đồng tài sản cố định tạo ra 53.24 đồng doanh thu. Năm 2014 một đồng tài sản cố định tạo ra 61.39 đồng doanh thu. Năm 2015 thì một đồng tài sản cố định tạo ra 44.38 đồng danh thu. Như vậy, DN chưa có sự ổn định trong việc tạo ra doanh thu trên TSCĐ. 2.4.2. Hệ số sinh lợi của TSCĐ Bảng 2.13: Hệ số sinh lợi 2013 -2015 DN SHT (Đơn vị : triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 Lệch % Lệch % 1. Lợi nhuận SXKD hàng hóa, dịch vụ trong kỳ 223 199 966 -24 -10.60% 767 385.43% 2. Nguyên giá TSCĐ 23,964 24,694 26,155 730 3.05% 1,461 5.92% 3. Hệ số LN của TSCĐ 0.93% 0.81% 3.69% -0.12% -13.24% 2.89% 358.31% (Nguồn: Phòng kế toán) Hệ số sinh lợi của DN rất thấp, song hệ số này tăng qua các năm 2013-2015. Cụ thể năm 2013 là 0,93 nhưng năm 2014 giảm chỉ là 0,81, giảm 0,12 và tỷ lệ giảm là 13.24. Đến năm 2015 thì tỷ lệ này tăng lên 3.69%, tương ứng tăng 3.58 lần so với nam 2015. Đó là do sang năm 2015 lợi nhuận tăng 1.461 tỷ đồng và tỷ lệ tăng là 385.43%. Đây cũng là dấu hiệu tốt cho thấy rằng DN SHT đang sử dụng TSCĐ tôt hơn trong việc tạo ra lợi nhuận cho DN. Tuy nhiên tỷ lệ này khá nhỏ và DN cần cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận và sử dụng TSCĐ hợp lý hơn trong việc tăng LN. 2.5. Đánh giá tổng quát về công tác quản lý TSCĐ của DNTN SHT Trong quá trình đầu tư DN luôn chú ý khai thác nguồn vốn thích hợp để đầu tư đúng đắn, tìm hiểu kỹ càng các loại tài sản cố định phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh và thích hợp với năng lực tài chính của mình để lựa chọn phương án đầu tư tối ưu nhất. Và do vậy DN đã không để dư thừa lãng phí tài sản cố định. Trong các sản phẩm máy móc mua vê thì tỷ lệ lắp đặt 92% tài sản cố định đưa vào sản xuất kinh doanh, chỉ duy nhất 1 máy CNC chưa được lắp đặt do chuyên gia chưa setup xong được thông số. Trong quá trình sử dụng: DN luôn xây dựng và tổ chức thực hiện đúng đắn các qui trình sử dụng bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa các tài sản cố định nhằm duy trì năng lực phục vụ của tài sản cố định và ngăn ngừa tình trạng tài sản cố định bị hư hỏng trước thời hạn sử dụng. DN cũng đã chú ý cố gắng khai thác công suất công dụng của tài sản cố định. Tuy nhiên DN chưa chú ý đến việc nhượng bán và thanh lý những tài sản cố định đã quá cũ nát và lạc hậu để thu hồi phần giá trị tài sản cố định bị ứ đọng. 2.5.1 Kết quả đạt được Là một doanh nghiệp tư nhân, hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng có tính cạnh tranh ngày càng cao của các công ty lớn, nên lãnh đạo DN Sơn Hưng Trung đã tỏ rõ bản lĩnh kinh doanh của mình bảo đảm cho DN tồn tại và ngày càng phát triển. Lãnh đạo DN Sơn Hưng Trung đã sát sao trong việc chỉ đạo quan triệt các xưởng sản xuất luôn đảm bảo tiến độ và chất lượng các sản phẩm sản xuất và đã đạt được nhiều kết quả đáng kể trong việc thực hiện hoạt động kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Ban lãnh đạo DN đã thể hiện một ý thức trách nhiệm cao tận dụng tối đa mọi nguồn lực có và có thể huy động về trang bị máy móc,và đặc biệt là con người để không ngừng mở rộng quy mô, phát triển năng lực, đầu tư những thiết bị, máy móc dây chuyền hiện đại, tìm hiểu những thị trường mới và đã khẳng định đựơc vị trí cuả mình trên thị trường cũng như trong nội bộ về sản xuất gạch Tuynel.Thực tế cho thấy từ khi thành lập đến nay, DN liên tục làm ăn có lãi và hoàn thành khá tốt mọi chỉ tiêu và kế hoạch đặt ra. Vốn bằng tiền là phần vốn biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp.Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp,phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh hiện có ,trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của DN đó.Tài sản cố định, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất kinh doanh là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng ,tăng năng suất lao động, giảm chi phí . Trong những năm qua công hoạt động có hiệu quả thể hiện ở doanh thu tăng với tỷ lệ khá cao. Điều này đã có tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Nhờ việc áp dụng phương pháp phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế, theo hình thái biểu hiện mà DN có thể nắm rõ được thực trạng đầu tư và sử dụng các hạng mục theo kế hoạch, tránh sử dụng lãng phí và không đúng mục đích. Do nhận thức sâu sắc rằng hiệu suất khai thác dây chuyền sản xuất là yếu tố tác động mạnh đến tính cạnh tranh của sản phẩm, do đó DN đã tiến hành nghiên cứu tính năng tác dụng của từng chủng loại trang thiết bị để bố trí sắp xếp dây chuyền công nghệ cao nho các xưởng sản xuất gạch Tuynel cho phù hợp với điều kiện mặt bằng hiện có. DN đang tiến hành đầu tư đổi mới trang thiết bị làm việc nhằm tạo điều kiện cho cán bộ kinh doanh khai thác được tối đa khả năng kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định được thực hiện khá tốt: DN có phương pháp khấu hao thích hợp, lập kế hoạch khấu hao hang năm chặt chẽ,sử dụng quỹ khấu hao đúng mục đích. ài sản cố định được huy động phục vụ cho hoạt động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn và được vận hành gần tối đa công suất. Đối với vấn đề hiệu quả sử dụng vốn nói chung, DN đã có nhiều thành công nhất định trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ không ngừng huy động mọi nguồn vốn có thể để tăng nguồn vốn cho mình,bên cạnh đó việc sử dụng TSC Đ ngày càng tiết kiệm và hiệu quả hơn. Đối với vấn đề quản lý và sử dụng vốn cố định DN đã thành công trong việc huy động tối đa mọi nguồn lực để thay thế các trang thiết bị quá lạc hậu và đồng thời đầu tư để nâng cao chất lượng trình độ kỹ thuật,tài sản cố định DN đã mạnh dạn đầu tư vào các trang thiết bị quản lý như máy vi tính,máy FAX,nối mạng cáp quang để cho anh chị em trong DN dùng trong việc tìm hiểu thông tin thị trường. Những trang thiết bị máy móc thiết bị tại các xưởng sản xuất cũng đã phát huy được hết hiệu lực nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh, đặc biệt là công tác hạch toán kế toán đã trở lên nhanh chóng, chính xác hơn. Bên cạnh đó DN không ngừng đầu tư thêm TSCĐ phục vụ cho kinh doanh cuả mình. Như vậy cùng với việc chú trọng quy mô tài sản cố định, đầu tư theo chiều rộng, DN lại tập trung vào đầu tư theo chiều sâu, tăng cường đổi mới hiện đại, thay đổi tài sản cố định, loại bỏ những tài sản cố định đã cũ lạc hậu,sử dụng không còn hiệu quả nữa. 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân Nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng khác nhau của việc sử dụng TSCĐ chưa thật sự hiệu quả. Số TSCĐ đầu tư trên thị trường ngày càng giảm đi nhiều ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Các khoản nợ phải trả - đặc biệt là vay ngắn hạn ngân hang là lớn, khiến cho lãi vay phải trả nhiều . Điều này làm giảm trực tiếp lợi nhuận của DN,là nhân tó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.Trong những năm tới,DN cần tích cực huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu nhằm tăng nguồn vốn chủ sở hữu và nhanh chóng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn,bảo đảm hơn nữa khả năng tự chủ tài chính của DN. DN chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng TSCĐ nhất là về mặt tài chính.Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả sử dụng TSCĐ, phân tích tình hình sử dụng TSCĐ hầu như không có. Chính điều này dẫn đến việc đánh giá không chính xác những thiếu sót trong việc sử dụng và từ đó không đưa ra giải pháp đúng đắn. 2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế Đã từ lâu DN Sơn Hưng Trung không tiến hành đánh giá lại TSCĐ, điều này làm cho việc xác định mức khấu hao nhằm hạch toán và tính giá thành sản phẩm không được chính xác. Trong những năm gần đây đặc biệt là 2 năm 2014, 2015 DN vẫn chưa tận dụng được hết năng lực sản xuất của các TSCĐ, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ biến đổi theo chiều hướng không tốt. Khách hàng mua và sử dụng các sản phẩm của DN chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ dân sinh sống trên địa bàn do đó việc nợ đọng vốn là không thể tránh khỏi. Mặc dù máy móc thiết bị của DN Sơn Hưng Trung đã được đổi mới rất nhiều so với trước đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới toàn bộ công nghệ. Do máy móc thiết bị không đồng bộ nên chi phí về máy móc thiết bị của DN rất lớn mà được thể hiện ở chi phí sửa chữa hàng năm (mặc dù trong những năm gần đây có giảm đi). Từ đó làm cho giá thành của sản phẩm rất cao, dẫn đến giảm lợi nhuận của DN Sơn Hưng Trung . Các chi phí phát sinh tại các xưởng sản xuất chiếm một tỷ trọng quá lớn trong các chi phí phát sinh, như chi phí xăng dầu, điện. Bên cạnh đó là số sản phẩm lỗi của gạch Tuynel còn khá lớn chiếm 7% tỷ lệ gạch thành phẩm, điều này làm tăng chi phí sản xuất mà lại không làm tăng doanh thu. Các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất gạch không đồng bộ do đó xảy ra nhiều tình trạng bảo dưỡng bất thường dẫn đến việc chậm trễ trong hoạt động sản xuất, dẫn đến giảm công suất. PHẦN 3. MỘT SỐ GIẢM PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SƠN HƯNG TRUNG 3.1. Mục tiêu  và phương hướng kinh doanh đến 2020 của DN SHT Thúc đẩy tiết kiệm thời gian lao động và động viên các nguồn vốn dự trữ nội bộ DN, đồng thời đảm bảo tích luỹ tạo điều kiện mở rộng sản xuất trên cơ sở áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng và nâng cao phúc lợi của người lao động. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong địa bàn tỉnh Sơn Là và các tỉnh lân cận , phát triển kinh tế đất nước. Nâng cao chất lượng của gạch Tuynel hạn chế lỗi gẫy, vỡ hỏng trong quá trình nung cũng nhu chất lượng thành phâm gạch. Hài hoà ba lợi ích Nhà nước ổn định nguồn thu - Người tiêu dùng được mua với mức giá hợp lý - Doanh nghiệp kinh doanh có tích luỹ cho đầu tư phát triển. Mục tiêu doanh số đến hết 2016 - 2020 là 70 tỷ đồng /năm. Mục tiêu lợi nhuận thuần đến hết 2016 đầu 2017 là 2 tỷ đồng/ năm. Vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất gạch Tuynel, dự kiến vay 2017 là 15 tỷ đồng. Về lao động : số lao động cần thêm là 20 người nâng tổng số lao động là 180 người, chủ yếu là phục vụ cho tăng năng suất của xưởng sản xuất gạch Tuynel. 3.2. Một số giải pháp nâng cao quản lý và sử dụng TSCĐ của DN SHT Có kế hoạch đầu tư TSCĐ tối ưu nhất Trước hết Sơn Hưng Trung phải có kế hoạch khai thác và tạo lập nguồn vốn thích hợp để hình thành và duy trì qui mô TSCĐ. Đây là một nội dung hoạt động tài chính rất quan trọng để tạo điều kiện cho các hoạt động khai thác và sử dụng TSCĐ nó quyết định qui mô, ảnh hưởng tới sự tồn tại của TSCĐ trong DN. Do vậy DN phải xác định được nhu cầu vốn đầu tư TSCĐ trong giai đoạn 2016 -2020 và lâu dài. Đồng thời phải nắm bắt được đặc điểm và thời gian luân chuyển của từng loại TSCĐ đặc biệt là các thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuất gạch Tuynel, đó là các máy cắt, máy tạo khuôn, máy đẩy băng chuyền và máy trộn. Sau đó phải xác định cơ cấu nguồn vốn tài trợ TSCĐ vì mỗi nguồn vốn có ưu nhược điểm riêng biệt với điều kiện khai thác và chi phí sử dụng khác nhau. DN Sơn Hưng Trung có nhiều nguồn vốn như: Vốn chủ SH quỹ khấu hao, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận để lại của DN, nguồn vốn vay, tuy nhiên DN vẫn chưa sử dụng tốt các công cụ đòn bẩy tài chính này, DN vẫn còn quá dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu mà chưa sử dụng được nguồn vốn vay Ngắn hạn từ phía ngân hàng một cách tối ưu để đầu tư phát triển kinh doanh. Do đó DN Sơn Hưng Trung trong giai đoạn 2016 -2020 cần sử dụng tối ưu nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng. DN Sơn Hưng Trung cần chú trọng trong công tác khai thác huy động vốn tài trợ cho TSCĐ, phải quán triệt nguyên tắc nguồn vốn ngắn hạn đẩu tư cho tài sản ngắn hạn còn nguồn vốn dài hạn đầu tư cho tài sản cố định để đảm bảo và duy trì khả năng thanh toán vững chắc của DN. Tránh việc mất cân bằng trong thanh khoản dẫn đến tính thanh khoảnh của DN không đảm bảo. Xây dựng và thẩm định lựa chọn phương án đầu tư TSCĐ tối ưu đặc biệt là các máy móc thuộc dây chuyền sx gạch Tuynel. DN Sơn Hưng Trung cần tổ chức thực hiện và quản lý tốt quá trình đầu tư TSCĐ trong đó chú trọng đế nhà xưởng để đảm bảo đúng tiến độ đẩu tư, hình thành TSCĐ và tiết kiệm chi phí trong quá trình đầu tư. Việc đầu tư mua sắm TSCĐ là một trong những hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực ản xuất của DN. Mặc khác nó cũng là sự bỏ vốn để đầu tư dài hạn ảnh hưởng đến tình hình tài chính của DN, do đo mà các quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ là một vấn đề vô cùng quan trọng cần phải được đánh giá và phân tích kỹ lưỡng trước khi ra quyết định. Hiện nay, quy trình mua sắm đầu tư của DN còn giản đơn nên có hiệu quả sử dụng TSCĐ chưa cao. Khi đã lên kế hoạch đầu tư TSCĐ, đối với những TSCĐ có giá trị lớn như máy móc thiết bị cho dây chuyền sản xuât. DN cần tiến hành các bước thẩn định như đối với một dự án đầu tư. Còn đối với những tài sản có giá trị nhỏ thì giám đốc DN tự quyết định mua sắm. Các bộ công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất và các thiết bị dùng nâng cấp thay thế dùng cho các phân xưởng sản xuất thì bộ phận quản lý tiến hành mua sắm nhưng vẫn phải có đề nghị và đánh giá các nhà cung cấp xem giá cả sao cho phù hợp. DN Sơn Hưng Trung cần có thêm các kênh cung cấp thông tin để tiếp cận nhiều nguồn hàng với giá thành thấp và chất lượng ổn định.Trong thời đại thông tin hiện nay DN có thể tìm các nguồn tin trên mạng , hoặc chào hàng qua mạng cũng có thể phát huy được năng suất lao động cao hơn, có nhiều bạn hàng hơn.với giá cả và chất lượng khác nhau giúp DN có nhiều sự lựa chọn các nhà cung ứng các nguyên vật liệu đầu vào 3.2.2. Bảo toàn và phát triển bộ phận giá trị đã đầu tư vào TSCĐ Xác định và phản ánh đúng nguyên giá và thời gian sử dụng dự kiến của các loại TSCĐ, trong đó chú trọng tới các máy móc trong dây chuyền sản xuất gạch Tuynel. DN Sơn Hưng Trung cần có sự đánh giá đúng giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện xác định đúng qui mô vốn hiện có đồng thời điều chỉnh kịp thời giá trị TSCĐ để tạo điểu kiện tính đúng, tính đủ hao mòn TSCĐ, thực hiện khấu hao nhanh để thu hồi vốn nhanh. Điều này sẽ giúp DN có điều kiện nhanh chóng đổi mới TSCĐ để tránh tụt hậu, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường. Xác định mức khấu hao thích hợp: DN phải xem xét mục tiêu, yêu cầu trong đầu tư mua sắm TSCĐ và thu hồi vốn cũng như các mối quan hệ giữa chi phí giá thành đầu vào với giá bán sản phẩm để có chính sách khấu hao thích hợp. 3.2.3. Quản lý tốt quá trình sử dụng TSCĐ Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt qui trình sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ, đặc biệt là máy móc trong các phân xưởng cơ khí, phân xưởng sản xuất gạch nhằm nâng cao năng lực phục vụ của TSCĐ và ngăn ngừa, hạn chế tình trạng TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn sử dụng. Phải thường xuyên đại tu bảo dưỡng sửa chữa lớn TSCĐ là máy móc thiết bị và băng tải con lăn của dây chuyền sản xuất gạch. Khai thác triệt để công suất, công dụng của TSCĐ, hạn chế mức thấp nhất tình trạng TSCĐ bị ứ đọng mất mát các công cụ dụng cụ phục vụ trong các xưởng sản xuât. 3.2.4. Quản lý việc sử dụng, bảo quản và đổi mới TSCĐ Việc tăng cường Công tác quản lý sử dụng, bảo quản, đổi mới công nghệ TSCĐ là một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của DN được liên tục, năng suất lao động sẽ được nâng cao kéo theo giá thành sản phẩm gảim và như vậy tạo lợi thế về chi phí cho sản phẩm của DN có thể cạnh tranh trên thị trưòng. Mặc dù máy móc thiết bị của DN đổi mới rất nhiều nhưng cho đến nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mơi toàn bộ công nghệ sản xuất gạch Tuynel. Vì vậy để máy móc thiết bị mới đầu tư mang lại hiệu quả thì DN phải mua sắm đồng bộ tức là đầu tư đổi mới cả dây chuyền sản xuất trong cùng thời gian. Hiện nay những TSCĐ đang sử dụng trong DN Sơn Hưng Trung có thời hạn sử dụng trung bình là khá dài do đó khi nước ta tham gia vào quá trình hội nhập WTO và TPP thì thị trường công nghệ sẽ thay có những thay đổi lớn, các máy móc thiết bị khó tránh khỏi hao mòn vô hình ở mức cao, nguy cơ không bảo toàn được vốn cố định là rất lớn Ngoài ra DN nên sử dụng triệt để các đòn bẩy kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả khai thác công suất sử dụng của máy móc thiết bị.Với quy chế thưởng phạt rõ ràng, nghiêm minh trong các xưởng sản xuất và giữa các xưởng sản xuất khác nhau trong DN. Bên cạnh đó DN Sơn Hưng Trung cần nâng cao và khuyến khích động viên ý thức, tinh thần trách nhiệm của công nhân viên trong việc giữ gìn tài sản nói chung và tài sản cố định nói riêng,t ận dụng công suất máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong DN. Nếu thực hiện giải pháp này sẽ gúp DN nắm chắc tình trạng tài sản của DN có thể nên kế hoạch đầu tư đổi mới tài sản cố định cho phù hợp với tình hình kinh doanh của DN. Đảm bảo an toàn cho các tài sản cố định trong DN và giảm chi phí quản lý tài sản cố định. 3.2.5. Chính sách nhân sự DN Sơn Hưng Trung cần xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các qui chế về trách nhiệm của các bộ phận và cá nhân có liên quan trong việc quản lý bảo quản, sử dụng, và bảo dưỡng TSCĐ đặc biệt là các máy móc và nhà xưởng. Cần có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với những sai sót trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất gạch Tuynel, để tránh làm sai lệch hỏng hóc hoặc phải dừng sản xuất vì lỗi dây chuyền cần có những ý kiến đề đạt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ từ phía các cán bộ công nhân viên trực tiếp sử dụng TSCĐ. Bên cạnh đó DN Sơn Hưng Trung cần có chính sách đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân lao động trực tiếp sử dụng các máy móc dây chuyền sản xuất gạch Tuynel vì chính họ là người có tác động trực tiếp vào TSCĐ, nếu họ có trình độ họ sẽ biết cách vận hành sửa chữa máy móc đúng cách và không gây hỏng hóc. Đối với cán bộ quản lý cần phân cấp quản lý rõ ràng để mỗi người tự chịu trách nhiệm đối với phần việc được giao, luôn nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định và quy chế lao động của DN, đồng thời họ sẽ có ý thức trong quản lý công nhân, giám sát gắt gao chặt chẽ quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ. 3.2.6. Thanh lý, nhượng bán TSCĐ DN cần có kế hoạch nhượng bán, thanh lý nhanh chóng những TSCĐ không cần dùng và đã hư hỏng để giải phóng mặt bằng, đảm bảo an toàn lao động và thu hồi phần giá trị TSCĐ bị ứ đọng. Tại DN thì việc này chưa được quan tâm đúng mức vì rất nhiều máy móc tại cac xưởng sản xuât và tại văn phòng đã quá cũ kỹ lạc hậu nhưng DN vẫn giữ lại. 3.2.7. Lựa chọn nguồn tài trợ. Hiện nay các doanh nghiệp của nước ta đang trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng để kinh doanh trong khi đó các ngân hàng lại dư vốn ngắn hạn.Tình hình này gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và ngân hàng. Do vậy vấn đề đặt ra không chỉ riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn có cả DN Sơn Hưng Trung là huy động và sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Những nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định có tính chất dài hạn nên ảnh hưởng quan trọng đén tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là đối với DN như Sơn Hưng Trung đã có biện pháp đi thuê tài chính của ngân hàng để lấy vốn kinh doanh của mình. Đó là một sự tận dụng của ban giám đốc DN, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp mà GĐ DN đề ra còn việc thực hiện vẫn còn có nhiều điều khó khăn. Vì vậy để tận dụng hết phần tài sản đi thuê này thì DN phải biết tận dụng nhân lực của DN các bộ phận phải thi nhau tác nghiệp để có nhiều khách hàng nhất là vấn đề về hàng hoá. 3.2.8. Hoàn chỉnh công tác kế toán -tài chính tài sản cố định. Công tác kế toán tài sản cố định là một phần hết sức quan trọng và khá phức tạp. Việc lập ra theo rõi chính xác, đầy đủ những phát minh có liên quan đến tài sản cố định sẽ giúp DN trong quá trình quản lý sử dụng tài sản cố định. Thông qua việc tính toán các chỉ tiêu về tài chính và phân tích số liệu về hiệu quả sử dụng tài sản cố định sẽ giúp cho việc tính toán theo rõi thực trạng và đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định trong DN một cách hiệu quả hơn.Việc ghi chép,tính toán các số liệu phải đúng thì giá thành sản phẩm mới được chính xác và góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho DN. DN Sơn Hưng Trung hầu như chỉ quan tâm đến tài sản cố định ở góc độ kế toán mà chưa thực sự quan tâm đến TSCĐ về mặt tài chính doanh nghiệp, vì vậy mà không hiểu hết được những sai sót trong quá trình quản lý, sử dụng TSCĐ. DN cần phải tiếp tục thực hiện quy chế quản lý tài chính kế toán về quản lý sử dụng tài sản cố định. Công tác lập khấu hao phải được tính toán chính xác và chặt chẽ hơn tránh việc thu hồi không đủ vốn đầu tư ban đầu. Việc đánh giá lại tài sản thường xuyên và chính xác rất có lợi cho DN. Hiện nay do khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ làm cho các tài sản cố định không tránh khỏi sự hao mòn vô hình. Đồng thời,với một cơ thể kinh tế thị trường như hiện nay giá cả thường xuyên biến động. Điều này làm cho việc phản ánh giá trị còn lại cuả tài sản cố định trên sổ sách kế toán bị sai lệch đi so với giá trị thực tế (nhất là hiện nay DN vẫn còn một số xe cũ và máy móc, động cơ cũ chưa được cải tạo nâng cấp đầu tư mới). KẾT LUẬN Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và trước những biến động khó tiên liệu của thị trường bất động sản Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây dựng nói riêng cần có những định hướng chiến lược, những giải pháp và chính sách phù hơp, các doanh nghiệp phải luôn biết đổi mới để tồn tại và phát triển. Qua một thời gian được thực tập và học hỏi ở Doanh nghiệp Sơn Hưng Trung được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Đốc Doanh nghiệp em đã có điều kiện tìm hiểu cũng như học hỏi kinh nghiêm, biết được những kiến thức thực tế hiểu biết về cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp, về hoạt động kinh doanh, thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như các định hướng phát triển của Doanh nghiệp trong giai đoạn tới năm 2020. Bản báo cáo này chỉ thể hiện được những nét khái quát và chung nhất về Doanh nghiệp Sơn Hưng Trung về quản lý và sử dụng TSCĐ nhưng qua đó em hy vọng sẽ giúp thầy cô và các bạn hiểu một phần nào đó về quá trình xây dựng và phát triển của Doanh nghiệp, cũng như quản lý sử dụng TSCĐ trong xu thế đổi mới của đất nước. Do thời gian có hạn nên bản báo cáo này không tránh khỏi những sai sót. Em mong thầy cô và các bạn có những ý kiến đóng góp sửa chữa để bản báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô và ban lãnh đạo Doanh nghiệp Sơn Hưng Trung đã tạo điều kiện cho em thực hiện bản báo cáo này.! Sinh viên TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Sơn Hưng Trung, 2012, 2013, 2014, 2015. Báo cáo kết tình hình biến động nhân sự của doanh nghiệp Sơn Hưng Trung, 2012, 2013, 2014, 2015. Hồ sơ năng lực của doanh nghiệp Sơn Hưng Trung, 2015. Quản trị tài chính doanh nghiệp, PGS.PTS Nguyễn Đình Kiêm - PTS Nguyễn Đăng Nam, NXB Tài chính,năm 1999 Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, PGS. TS Trần Thế Dũng - TS Nguyễn Quang Hùng - THS Lương Thị Trâm, NXB Giáo Dục, 1999 Trường Đại Học Thương Mại Tạp chí tài chính kinh tế 2014, 2015 Nguyễn Văn Hùng, Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại DN Cao su Sao Vàng Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp, năm 2008 Danh mục các Website tham khảo:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxv1_nang_cao_hieu_qua_su_dung_tscd_cty_hai_trieu_417.docx
Luận văn liên quan