Đây là một vấn đề cũng gây không ít khó khăn, trở ngại không những cho khách hàng mà còn cả cho ngân hàng , khách hàng đến với ngân hàng ngoài các mục đích như lãi suất an toàn, tiện lợi. thì họ cũng cần các thủ tục đơn giản, nhanh chóng.
Theo đánh giá chung của các chuyên gia thì sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng Việt Nam còn nghèo nàn. Lâu nay khách hàng chỉ có một phương thức duy nhất là đến gặp chính cán bộ ngân hàng để mở tài khoản cho mình. Các thủ tục thường phiền hà, qua nhiều khâu và tốn nhiều thời gian. Trong khi đó một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam lại khá nhậy cảm khi đưa ra nhiều loại dịch vụ đa dạng và thuận tiện cho khách hàng.
Như vây, nếu ngân hàng cứ bắt khách hàng phải làm thủ tục rườm rà quá lâu thì một phần họ lo ngại, phần khác họ không muốn mất quá nhiều thời gian vào công việc này. Vì vậy ngân hàng phải cải cách sao cho các thủ tục đơn giản, rõ ràng, nhanh, hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn cho khách hàng, để cho thấy sự hơn hẳn vượt trội của thanh toán không dùng tiền mặt so với thanh toán bằng tiền mặt . Đây là cách tốt nhất để tăng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng .
69 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 4103 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán chưa thực sự phát triển.
2.4. Đánh giá sự phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của SACOMBANK
2.4.1. Đánh giá theo chỉ tiêu định lượng
Về tốc độ tăng doanh số TTKDTM
Cơ cấu về doanh số TTKDTM trong tổng thanh toán của SACOMBANK phát triển qua những các năm như sau.
Bảng 2.5: Cơ cấu doanh số TTKDTM trong tổng thanh toán của SACOMBANK giai đoạn 2010 - 2014 (Đơn vị: tỷ VND)
TIÊU CHÍ
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Tổng doanh số TTKDTM
2.525.012
2.955.304
3.553.739
4.054.672
4.271.798
Tổng doanh số thanh toán
9.986.594
10.700.574
11.050.124
11.605.175
11.620.517
Tỷ trọng Tổng doanh số TTKDTM/Tổng doanh số thanh toán (%)
25,28
27,62
32,16
34,94
36,76
(Nguồn: Trung tâm thanh toán SACOMBANK)
Tốc độ tăng doanh số TTKDTM phản ánh quy mô mở rộng và phát triển TTKDTM của ngân hàng, doanh số này càng cao thì thể hiện việc quy mô mở rộng dịch vụ TTKDTM của ngân hàng được mở rộng.
Tỷ trọng doanh số TTKDTM/Tổng doanh số TT phản ánh quy mô về việc sử dụng các hình thức TTKDTM trong các hình thức thanh toán. Tỷ trọng này cao phản ánh hình thức TTKDTM được sử dụng rộng rãi trong việc thanh toán hàng hóa.
Về tốc độ tăng trưởng doanh số không dùng tiền mặt giai đoạn 2010-2014, năm 2010 doanh số TTKDTM của SACOMBANK đạt tỷ trọng 25,28% so với tổng doanh số thanh toán; đến năm 2014, doanh số TTKDTM của SACOMBANK đã đạt tỷ trọng 36,76%. Điều đó phản ánh tốc độ tăng trưởng doanh số TTKDTM ngày càng được phát triển và xu hướng sử dụng công cụ thanh toán không dùng tiền mặt qua các phương tiện thanh toán ngày càng càng được sử dụng rộng rãi tại SACOMBANK.
Doanh số bình quân theo từng giao dịch TTKDTM
Để đánh giá chất lượng của từng loại hình thanh toán ta phải đưa được số liệu bình quân trên mỗi giao dịch của loại hình đó. Từ bảng số liệu trên ta đưa ra được bảng Bình quân số tiền thanh toán theo từng loại hình thanh toán như sau.
Bảng 2.6: Lượng tiền TTKDTM bình quân theo từng hình thức tại SACOMBANK giai đoạn 2010-2014 (Đơn vị: triệu VND)
Loại
thanh toán
2010
2011
2012
2013
2014
Số món
Doanh số BQ
Số món
Doanh số BQ
Số món
Doanh số BQ
Số món
Doanh số BQ
Số món
Doanh số BQ
SÉC
256
1,375
223
1,148
196
949
65
2,323
55
2,273
Thẻ thanh toán
505,203
1
756,935
1,1
954,101
1,5
982,121
2
1,140,174
3,3
UNC
1,182,047
143
1,210,202
167
1,213,514
195
1,342,158
241
1,399,390
275
UNT
90,510
33
125,970
45
105,990
46
134,284
35
135,322
36
L/C
19,020
190
19,515
216
20,105
239
21,101
237
23,304
270
(Nguồn: Trung tâm thanh toán SACOMBANK)
Doanh số BQ phản ánh chất lượng tiền thanh toán trên một món thanh toán, Số dư BQ tăng phản ánh dịch vụ thanh toán này được khách hàng thấy an toàn khi sử dụng dịch vụ và ngược lại.
Thanh toán bằng Séc: Năm 2010 có 256 món thanh toán, bình quân lượng tiền thanh toán trên một món thanh toán là 1.375 triệu đồng, năm 2014 chỉ có 55 món thanh toán bằng Séc và số tiền bình quân trên một món thanh toán là 2.272 triệu đồng. Như vậy, số khách hàng sử dụng thanh toán bằng Séc giảm rất mạnh, tuy nhiên, các món thanh toán bằng Séc lại có số dư thanh toán bình quân lớn.
Nguyên nhân số lượng thanh toán thông qua hình thức thanh toán bằng Séc có xu hướng giảm dần là do quy định của Séc còn rườm rà, tính thuận tiện và nhanh chóng của các hình thức thanh toán khác hơn hẳn so với thanh toán bằng SÉC, phạm vi ứng dụng hẹp, thời gian thanh toán chậm hơn so với các phương thức khác. Số khách hàng sử dụng thanh toán bằng Séc giảm, tuy nhiên các món thanh toán bằng SÉC lại có số dư thanh toán bình quân lớn.
Với loại hình thanh toán thẻ: Ta thấy đây là một kênh thanh toán phổ biến nhất hiện nay của các ngân hàng bên cạnh kênh thanh toán truyền thống là quầy giao dịch. Theo đó, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng thông qua máy ATM như: rút tiền, chuyển khoản, tra cứu số dư, thanh toán hóa đơn...và nó là một công cụ quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ nhằm đa dạng hóa kênh thanh toán, phục vụ khách hàng mà SACOMBANK cần chú trọng đầu tư và phát triển trong tương lai.
Mặc dù so với các hình thức thanh toán khác không cao, nhưng đối với riêng thanh toán thẻ vẫn tăng trưởng đều hàng năm từ doanh số 1552 tỷ VNĐ vào năm 2010, đến năm 2014 đã đạt được doanh số 3215 tỷ VNĐ. Bên canh việc tăng số lượng thẻ phát hành các năm sau thường xuyên cao hơn năm thì chất lượng thẻ cũng được đánh giá là tốt hơn thể hiện ở số dư bình quân cũng tăng.Ví dụ: năm 2011 thì số lượng thẻ phát hành: tăng 109,6% so với năm 2010. Tổng số dư bình quân một ngày trên toàn hệ thống: tăng 136% so với năm 2010. Tổng số lượng giao dịch thẻ tại ATM của SACOMBANK: tăng 130% so với năm 2010.
Thanh toán quốc tế (TTQT): Đối với dịch vụ thanh toán qua Thư tín dụng, khách hàng sử dụng chủ yếu trong việc thanh toán xuất nhập khẩu. Mức độ tăng doanh số không thực sự cao và xét về tỷ trọng của nó vẫn còn rất nhỏ so với tổng giá trị thanh toán KDTM của ngân hàng tuy nhiên các món thanh toán bằng Séc lại có số dư thanh toán bình quân lớn. Một phần đối với hoạt động này SACOMBANK vẫn còn non trẻ, thị trường chưa thực sự nhiều, thêm vào đó những năm gần đây do ảnh hưởng không nhỏ trong bối cảnh thị trường khó khăn, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu phá sản hoặc ngưng sản xuất đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thủy sản, hoạt động thanh toán quốc tế của SACOMBANK tuy không đạt được kỳ vọng như mong muốn nhưng nhìn chung vẫn đa số giữ chân được khách hàng và do đó vẫn duy trì được mức tăng trưởng về doanh số. Nguyên nhân của sự giảm đó, do sự suy thoái kinh tế trong các năm gần đây cộng với việc hội nhập kinh tế và có nhiều ngân hàng nước ngoài có dịch vụ thanh toán quốc tế tốt và nhanh hấp dẫn được khách hàng và là các đối thủ cạnh tranh của SACOMBANK trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
Mặc dù không phải là loại hình thanh toán có doanh số cao nhưng về chất lượng vẫn ổn định và phát triển qua cá thời kỳ, mặc dù năm 2011 có sụt giảm nhưng là do ảnh hưởng của nền kinh tế. Nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng của kênh TTQT là rất ổn định, năm 2014 đã đạt được doanh số rất khả quan trong đó TTQT đạt 147 triệu USD và thanh toán biên mậu đạt doanh số 341 triệu USD. Mạng lưới TTQT rộng lớn với hơn 300 ngân hàng đại lý tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, đó là một lợi thể cho SACOMBANK trong lĩnh vực TTQT. Do đó, ngân hàng cần phải hoàn thiện và phát triển dịch vụ TTQT và TTBM.
Thanh toán bằng UNC: Trong giai đoạn năm 2010-2014, Thanh toán bằng UNC ngày càng tăng cả về số lượng món thanh toán và số dư thanh toán bình quân trên một món thanh toán. Năm 2010, số món thanh toán đạt 1,182,047 món, số dư QB là 143 triệu đồng, đến năm 2014, số món thanh toán đạt 1.399,390 món, tăng so với năm 2014 là 217,343 món; số dư BQ tăng 275 triệu đồng/1 món số với năm 2010.
UNC chiếm tỷ lệ cao trong tổng số doanh số TTKDTM tại SACOMBANK là do hình thức thanh toán bằng UNC có thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện, đảm bảo an toàn và chính xác. Người mua chỉ cần viết bộ UNC gửi tới ngân hàng có mở tài khoản, ngân hàng sẽ tự động làm thủ tục thanh toán cho người bán trong khi người bán không cần đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán như các hình thức khác. Hình thức này đảm bảo quyền lợi cho bên mua, bên bán có thể kiểm soát đựoc số lượng cũng như chất lượng hàng hoá trước khi trả tiền. Mặt khác hình thức này được áp dụng trên phạm vi rộng rãi trong phạm vi khắp cả nước trên cùng hệ thống và khách hệ thống ngân hàng. Do đó hình thức thanh toán này được khách hàng ưa chuộng và sử dụng phổ biến.
Giai đoạn năm 2010-2014, UNC vẫn là công cụ thanh toán phổ biến nhất và hữu hiệu nhất. Thanh toán bằng hình thức UNC đạt yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiện lợi. Do vậy loại hình dịch vụ thanh toán bằng UNC ngày càng chiếm ưu thế và là loại hình chi phối trong dịch vụ thanh toán của SACOMBANK hiện nay.
Thanh toán bằng UNT: Trong những năm gần đây, hình thức thanh toán bằng UNT, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều hơn: năm 2010 có 90,510 món thanh toán với số dư BQ là 33 triệu, đến năm 2014 só món thanh toán đạt 135322 món, tăng so với năm 2010, số dư BQ tăng 3 triệu đồng/1 món so với năm 2010.
Mặc dù thanh toán bằng UNT có ưu điểm lớn đó là phạm vi thanh toán rộng rãi giống UNC, song tỷ lệ thanh toán bằng UNT trong tổng thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn rất thấp. Điều đó chứng tỏ khách hàng dùng hình thức thanh toán này rất ít, do thanh toán bằng UNT còn nhiều bất cập nhất là đối với người bán quyền lợi của họ không được đảm bảo.
Thanh toán bằng UNT thường sử dụng cho các món thanh toán có giá trị nhỏ như những món thanh toán có tính chất định kỳ, thường xuyên. Hình thức thanh toán bằng UNT tương lai sẽ có xu hướng tăng do hệ thống CNTT của ngân hàng được hoàn thiện và phát triển đảm bảo được tính an toàn cho khách hàng khi thanh toán.
Tốc độ tăng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM
Trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng về số lượng khách hàng mới sử dụng dịch vụ TTKDTM tại SACOMBANK chủ yếu tăng mạnh về thị phần thẻ thanh toán. Sau hơn 3 năm triển khai dịch vụ thẻ, SACOMBANK đã đạt được lượng khách hàng là trên 230 nghìn khách hàng.
Bảng 2.7: Số lượng thẻ giai đoạn 2010 –2014
Năm
Số thẻ lũy kế
Mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước (%)
2010
67.000
96
2011
98.000
190
2012
110.000
98
2013
214.000
194
2014
426.856
~ 200
(Nguồn:Trung tâm thẻ SACOMBANK)
Thẻ thanh toán mặc dù chiếm tỷ trọng không cao nhưng tăng trưởng đều hàng năm theo bảng số liệu trên ta thấy số lượng thẻ phát hành của SACOMBANK tăng mạnh hàng năm từ con số 67.000 thẻ vào năm 2010 đến năm 2014 đã tăng lên 426.856 thẻ và theo báo cáo của trung tâm thẻ SACOMBANK thì doanh số giao dịch bình quân, số dư bình quân trên thẻ cũng như số lượng giao dịch qua hệ thống thẻ của SACOMBANK cũng tăng mạnh hàng năm, đến cuối năm 2014 thì số dư bình quân /tài khoản thẻ đạt 300.000 đồng. Điều đó cho thấy thanh toán thẻ là công cụ thanh toán có xu hướng phát triển trong tương lai. Kết quả đạt được do ngân hàng đã thực hiện mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ thông qua phát triển them các kênh ATM/POS, tham gia đầy đủ vào các liên minh, tổ chức phát hành thẻ trong nước và quốc tế đồng thời triển khai nhiều dịch vụ, tiện ích thanh toán qua tài khoản thẻ nhằm đa dạng hóa kênh thanh toán, phục vụ khách hàng.
Hoạt động kinh doanh thẻ của Trung tâm thẻ SACOMBANK đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt là năm 2011, năm bản lề của hoạt động thẻ của SACOMBANK với số lượng thẻ phát hành tăng tới hơn 241% và số dư huy động tăng 229% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù chỉ chiếm một thị phần nhỏ xấp xỉ 1% trên thị trường phát hành và thanh toán thẻ Việt Nam, nhưng SACOMBANK đã có tốc độ tăng trưởng khá cao so với mức tăng trung bình của thị trường thẻ trong giai đoạn 2010-2011. Đến thời điểm hiện tại SACOMBANK đã triển khai đựơc 200 ATM trên toàn quốc, xếp thứ 13-15 trong số 49 ngân hàng tham gia Hiệp hội thẻ. Bên canh đó, việc kết nối với các tổ chức chuyển mạch lớn trong nước như VNBC, Banknet, Smartlink cũng như ngoài nước như tổ chức thẻ quốc tế Visa đã mang lại cho SACOMBANK một vị thế mới trên thị trường thẻ. Đến cuối năm 2010, SACOMBANK đã kết nối với tất cả các hệ thống chuyển mạch trên toàn quốc. Điều này cho phép khách hàng thẻ của SACOMBANK có thể sử dụng thẻ để giao dịch tại tất cả các ATM trên lãnh thổ Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở sự phát triển về số lượng, dịch vụ thẻ SACOMBANK đã có những thay đổi về chất lượng, thể hiện ở sự phát triển của các tiện ích thẻ, về chất lượng dịch vụ thẻ như việc phát triển tính năng gửi tiền tại ATM, chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi sang tài khoản tiết kiệm, dịch vụ thấu chi, dịch vụ SMS
Tốc độ tăng thu nhập từ dịch vụ TTKDTM
Bảng 2.8: Cơ cấu thu nhập từ dịch vụ TTKDTM trong tổng thu nhập của SACOMBANK giai đoạn 2010-2014
TIÊU CHÍ
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Thu nhập từ dịch vụ TTKDTM (Tỷ VND)
29
59
61
66
76
Tổng thu nhập
(Tỷ VND)
2.017
3.548
3.374
4.272
4.548
Tỷ trọng (%)
1.44
1.38
1.81
1.54
1.69
(Nguồn: Trung tâm thanh toán SACOMBANK)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy mặc dù tỷ trọng giữa thu nhập từ dịch vụ TTKDTM so với tổng thu nhập của ngân hàng còn rất khiêm tốn nhưng về doanh số cũng tăng đều hàng năm. Năm 2010 tổng thu nhập từ dịch vụ TTKDTM là 29 tỷ thì đến năm 2014 đã tăng lên là 76 tỷ đã cho thấy mặc dù SACOMBANK không phải là lớn trên thị trường và uy tín chưa thực sự cao nhưng SACOMBANK đã biết phát huy tối đa lợi thế là ngân hàng có mạng lưới chi nhánh rộng khắp với hơn 230 chi nhánh và điểm giao dịch phân bố trên khắp cả nước và đã lỗ lực trong việc phát triển dịch vụ TTKDTM của SACOMBANK để đạt được thành quả như trên. Nhưng với tỷ trọng rất khiêm tốn giữa tổng thu nhập từ dịch vụ TTKDTM so với tổng thu nhập của ngân hàng thì cũng phải nhìn nhận là ngân hàng vẫn chưa thực sự chú trọng cao trong việc đầu tư cho phát triển các dịch vụ TTKDTM. Do đó SACOMBANK cần phải có biện pháp cụ thể như: nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ TTKDTM của ngân hàng nhờ ứng dụng của công nghệ hiện đại, nhằm tăng khả năng cạnh tranh, uy tín của ngân hàng trên thị trường và thu nhập của ngân hàng.
Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng giữa thu nhập từ dịch vụ TTKDTM trên tổng thu nhập của SACOMBANK giai đoạn 2010-2014
2.4.2. Đánh theo chỉ tiêu giá định tính
Sự hài lòng.
Trong giai đoạn năm 2010 – 2014, SACOMBANK đã có những bước hoàn thiện nhiều về chất lượng các dịch vụ TTKDTM nhằm nâng cao năng lực phục vụ và tạo lòng tin đối với khách hàng. Ngân hàng đã từng bước khẳng định vị thế và nâng cao giá trị hình ảnh SACOMBANK trên thị trường tài chính ngân hàng thông qua việc củng cố trung tâm chăm sóc khách hàng, đưa ra các định hướng, chuẩn mực chăm sóc khách hàng áp dụng trên toàn hệ thống, giải quyết các trường hợp khiếu nại, giải đáp nhanh các tình huống khẩn cấp, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về Ngân hàng. Điều đó đã tạo được sự hài lòng của khách hàng.
Với việc chăm sóc khách hàng SACOMBANK đã thực hiện triển khai chương trình khách hành bí mật để đánh giá chất lượng phục vụ của nhân viên SACOMBANK tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn hệ thống để hoàn thiện chế độ phục vụ và văn hóa kinh doanh theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp hiện đại, đưa ra các gói dịch vụ “Lợi ích cấp cao” trên toàn quốc cho khách hàng VIP. Do đó đã nâng cao được chất lượng phục vụ khách hàng và hầu hết khách hàng khi đến với Ngân hàng đều hài lòng về chất lượng phục vụ của Ngân hàng.
Hơn nữa việc thanh toán bằng UNC, UNT: Hai hình thức này được ngân hàng chú trọng hoàn thiện và nâng cao chất lượng như cải tiến các mẫu phiếu UNC và UNT và các thủ tục hỗ trợ quá trình giao dịch khách hàng để nâng cao chất lượng cũng như đáp ứng thời gian cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.
Về sự tin cậy.
Để đảm sự tin cậy của khách hàng với Ngân hàng, SACOMBANK luôn coi trọng hoạt động kiểm soát an toàn hoạt động của toàn hệ thống. Do đó Ngân hàng đã tự tổ chức hoặc phối hợp với hội sở chính và Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều đợt, rà soát toàn diện các mảng nghiệp vụ nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, Ngân hàng luôn ý thức một cách đúng đắn cũng như luôn đề cao việc đảm bảo an toàn, bảo mật tuyệt đối về thông tin cá nhân, về giao dịch của khách hàng thông qua việc tăng cường nhiều thiết bị cũng như biện pháp bảo mật, phổ biến quán triệt đến từng phòng ban, cán bộ công nhân viên về việc bảo mật thông tin khách hàng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng triển khai ứng dụng các phần mềm, công nghệ và thường xuyên cập nhật những phiên bản mới nhất nhằm hạn chế những rủi ro xảy ra, đồng thời giúp cho việc giao dịch của khách hàng vừa nhanh gọn vừa bảo mật, tạo được niềm tin với khách hàng.
Về khả năng đáp ứng.
SACOMBANK đã không ngừng chú trọng và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ để phục vụ nhu cầu cầu khách hàng ngày một tốt hơn. Với hạ tầng CNTT hiện đại, SACOMBANK đã cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ hấp dẫn phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đảm bảo tính cạnh tranh. Đồng thời Ngân hàng cũng không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm khi giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng một cách chuyên nghiệp và nhanh chonhs nhất thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển TTKDTM của SACOMBANK
SACOMBANK đã chú trong trong việc đầu tư và phát triển CNTT nhằm đáp ứng tốt cho việc phát triển của Ngân hàng hiện đại và bắt nhịp với xu thế của thị trường ngân hàng hiện nay.
Năm 2010 Ngân hàng đã hoàn thành dự án CoreBaking là dự án hiện đại hóa Công nghệ ngân hàng điều đó là bước tiến mới của Ngân hàng hiện đại và trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới, góp phần mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung của Ngân hàng và dịch thanh toán nói riêng, trong đó có dịch vụ TTKDTM.
SACOMBANK đã hoàn thành nâng cấp hệ thống SMS banking nhằm quản lý tập trung và gia tăng thêm các tiện ích cho khách hàng qua kênh SMS banking từ ngày 20/08/2014. Hoàn thành nâng cấp hệ thống thẻ và tích hợp hệ thống thẻ với hệ thống Intellect Core năm 2014, tạo hệ thống công nghệ đồng bộ, làm nền tảng thuận lợi để phát triển thêm nhiều tiện ích phục vụ nhu cầu thanh toán đa dạng của khách hàng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, sau khi nâng cấp và tích hợp hệ thống, chủ thẻ cũng được gia tăng ngay các tiện ích thanh toán trên kênh SMS/Mobile banking như: nạp tiền cho thuê bao di động trả trước, mua mã thẻ trả trước, thanh toán hóa đơn trả sau (thuê bao di động, cước Internet, vé máy bay, hóa đơn tiền điện,), chuyển khoản giữa các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn trong hệ thống SACOMBANK,..
SACOMBANK với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt nam và luôn coi công nghệ là trợ thủ đắc lực trong việc mở rộng và tăng cường đáng kể giá trị khách hàng và có vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới trong đó có phát triển dịch vụ TTKDTM. SACOMBANK đã triển khai hệ thống Core Banking đi vào hoạt động nên việc thanh toán nội bộ trong hệ thống SACOMBANK rất tiện lợi và nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách qua đó đáp ứng việc thanh toán qua hình thức UNC, UNT, giúp cho quá trình thanh toán được thực hiện nhanh, chính xác và an toàn cho khách hàng sử dụng.
2.5. Đánh giá chung về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại SACOMBANK
2.5.1. Các kết quả đạt được
Trong những năm gần đây việc thanh toán KDTM thông qua các hệ thống thanh toán chuyển tiền: chuyển tiền điện tử nội bộ, thanh toán bù trừ, thanh toán bù trừ điện tử, thanh toán biên mậu, chuyển tiền nhanh Western Union, đặc biệt là thanh toán liên ngân hàng qua tài khoản NHNN phát triển với công nghệ cao giúp cho việc lưu thông tiền tệ phát triển song hành với lưu thông hàng hoá, làm giảm áp lực tiền mặt. Việc phát triển các sản phẩm dịch vụ TTKDTM là xu hướng tất yếu của một ngân hàng hiện đại, nó làm tăng thu nhập và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường tài chính. Vì vậy, trong những năm qua SACOMBANK rất chú trọng tìm mọi biện pháp cải tiến dịch vụ thanh toán.
Bảng 2.9: Doanh số TTKDTM của SACOMBANK giai đoạn 2010-2014 phân theo hình thức thanh toán (Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Loại thanh toán
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Doanh số
Tỷ trọng
(%)
Doanh số
Tỷ trọng
(%)
Doanh
số
Tỷ trọng
(%)
Doanh số
Tỷ trọng
(%)
Doanh số
Tỷ trọng
(%)
SÉC
352
0,28
256
0,17
186
0,11
151
0,07
125
0,05
Thẻ thanh toán
1.552
1,23
1.811
1,17
1.991
1,16
2.431
1,11
3.251
1,17
UNC
117.508
93,28
145.011
93,91
159.486
93,05
206.679
94,16
255.312
94,19
UNT
2.956
2,35
3.121
2,02
4.915
2,87
5.219
2,38
6.102
2,25
Thư tín dụng
3.610
2,87
4.221
2,73
4.811
2,81
5.010
2,28
6.294
2,32
Tổng cộng
125.978
100
154.420
100
171.389
100
219.490
100
271.048
100
(Nguồn: Trung tâm thanh toán SACOMBANK)
Hiện nay SACOMBANK vẫn áp dụng cả 5 hình thức TTKDTM phổ biến: SÉC, thẻ thanh toán, UNC,UNT, thư tín dụng. Mỗi hình thức thanh toán đều có ưu, nhược điểm của nó. Nhưng mức độ sử dụng các hình thức TTKDTM tùy thuộc vào sự lựa chọn theo nhu cầu cụ thể của khách hàng sao cho thuận tiện, an toàn, nhanh chóng và mạng lại lợi ích về kinh tế cho họ như: điều kiện sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị, mức độ tín nhiệm đối với bạn hàng, thói quen sử dụng các công cụ thanh toán, trình độ trang thiết bị của ngân hàng.
Qua bảng bảng số liệu ta thấy hình thức thanh toán bằng UNC chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng các hình thức TTKDTM và tăng đều hàng năm. Điều đó cho thấy UNC được khách hàng ưa chuộng và sử dụng phổ biến là do hình thức này thuận tiện cho cả người mua và người bán. Thanh toán bằng SÉC chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và ngày càng có xu hướng giảm. Thanh toán thẻ mặc dù chiếm tỷ trọng không cao nhưng tăng trưởng đều hàng năm và có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai do số lượng người sử dụng hình thức này ngày càng cao.
Có thể thấy, TTKDTM của hệ thống SACOMBANK trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể, tỷ trọng TTKDTM tăng lên qua các năm, đáp ứng được yêu cầu của đơn vị. Điều này được thể hiện qua các mặt sau:
Một là, qui mô thanh toán qua Ngân hàng được mở rộng.
Hai là, cơ cấu, chất lượng các loại hình dịch vụ được cải thiện, thời gian thanh toán nhanh hơn và tính an toàn, bảo mật được nâng cao.
Ba là, các phương tiện thanh toán, các dịch vụ ngân hàng được phát triển. Từ những phương tiện truyền thống, ngân hàng đã cải tiến và phát triển thêm những phương tiện thanh toán mới.
Bốn là, góp phần tăng lợi nhuận ngân hàng và tăng lợi ích cho nền kinh tế. Từng bước cải tiến hệ thống thanh toán trong mấy năm qua đã có tác động không nhỏ đến các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Không những tăng qui mô về thanh toán mà còn tạo điều kiện tăng qui mô vốn tín dụng, tăng tốc độ chu chuyển vốn, mang lại hiệu quả rõ rệt cho nền kinh tế và lợi nhuận cho ngân hàng.
2.5.2. Các hạn chế và nguyên nhân
a. Những tồn tại, hạn chế
Qua phân tích thực trạng TTKDTM tại SACOMBANK ta thấy: tỷ trọng doanh số TTKDTM chiếm một phần khá khiêm tốn (khoảng 36%) trong tổng doanh số thanh toán chung. Các hình thức thanh toán chưa phát huy hết được những ưu điểm vốn có của nó, ví dụ: mặc dù hệ thống thẻ ATM đã đi vào hoạt động từ năm 2006 nhưng đến nay vẫn còn nhiều tiện ích và dịch vụ thẻ vẫn chưa được triển khai, đơn cử như thẻ tín dụng trong nước chưa được đưa vào sử dụng tại rộng rãi trong hệ thống SACOMBANK. Do đó hoạt động thanh toán chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
Các hình thức TTKDTM vẫn còn nhiều phức tạp trong thủ tục thanh toán nên khách hàng thực hiện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu là cac đơn vị kinh tế, cơ quan hành chính sự nghiệp, còn đại bộ phận dân cư chưa tiếp cận nhiều với dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Ngân hàng chưa đề ra được chiến lược khách hàng thích hợp, không có biện pháp tuyên truyền quảng cáo thường xuyên, sâu rộng các hoạt động ngân hàng và tiện ích của việc thanh toán qua ngân hàng tới dân cư.
Về số lượng, chủng loại dịch vụ TTKDTM: Số lượng sản phẩm dịch vụ TTKDTM chưa nhiều so với mặt chung của thị trường. Chủng loại sản phẩm còn thiếu, nhiều sản phẩm dịch vụ, tiện ích chưa có, mặc dù các ngân khác đã cung cấp từ nhiều năm nay, ví dụ nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ đã hình thành từ năm 2007, ngoài các dịch vụ cung cấp như các ngân hàng khác, chưa triển khai hệ thống POS và các Đơn vị chấp nhận thẻ nhằm thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua POS
Về chất lượng dịch vụ TTKDTM: Mặc dù hệ thống CNTT đã được triển khai trên toàn hệ thống nhưng nhiều dịch vụ TTKDTM chưa được đảm bảo được tốc độ nhanh, chính xác, an toàn. Dịch vụ TTKDTM với chất lượng chưa cao ngay từ khi đưa ra thị trường, chưa đáp ứng được những nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Việc cung cấp các dịch vụ TTKDTM tại các chi nhánh còn nhiều hạn chế, chưa tối thiểu hoá được thời gian, hay gặp nhiều sai sót dẫn đến sự chưa hài lòng từ phía khách hàng.
Về quy trình cung cấp các dịch vụ TTKDTM tại các chi nhánh còn nhiều hạn chế, chưa hoàn thiện tối ưu được quy trình thanh toán nên thời gian đáp ứng cho khách hàng chưa cao, vẫn còn gây phiền toái cho khách dẫn đến sự chưa hài lòng từ phía khách hàng.
Về thị phần khách hàng trong hoạt động dịch vụ TTKDTM: Khách hàng của SACOMBANK chủ yếu là khách hàng cá nhân, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thương hiệu SACOMBANK vẫn còn hạn chế trên thị trường tài chính Ngân hàng, là Ngân hàng non trẻ, uy tín chưa cao nên vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chương trình hoạt động, khai thác và tìm kiếm thị trường. Do đó phần nào cũng ảnh hưởng đến công tác thanh toán nói chung và TTKDTM nói riêng của Ngân hàng.
Về doanh thu phí dịch vụ: Thị phần thu phí dịch vụ trong tổng thu còn rất thấp. Tỷ trọng thu ngoài tín dụng năm 2014 là1,8% trong tổng thu của ngân hàng, mức thu này là rất thấp. Điều đó chưa phản ánh phát triển dịch vụ tại Ngân hàng còn chưa phát triển.
b. Nguyên nhân
Mặc dù kết quả đạt được là rất đáng ghi nhận song việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại SACOMBANK vẫn còn những hạn chế tồn tại cần khắc phục.
Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân từ tâm lý và thói quen của khách hàng: Đa số người dân Việt Nam vẫn chưa mặn mà với hình thức này, họ vẫn ưa dùng tiền mặt để thanh toán hơn nên việc cầm tiền mặt trong tay vẫn tiện lợi hơn là sử dụng các hình thức thanh toán hiện đại.Việc triển khai, khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ TT KDTM cũng như các tiện ích nâng cao của dịch vụ thẻ gặp nhiều khó khăn do thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng.
Nguyên nhân từ các văn bản pháp lý về TTKDTM: vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với thực tế nên chưa tạo môi trường và hành lang vững chắc cho hoạt động TTKDTM tại Việt Nam.
Nguyên nhân từ chính sách của Nhà nước: Nhà nước chưa có chính sách phối kết hợp các ngành liên quan trong quá trình thanh toán để đưa TTKDTM trở thành hình thức thanh toán có tính “Xã hội hoá” cao. Hiện nay, các cơ quan, doanh nghiệp mới chỉ coi tổ chức TTKDTM là trách nhiệm riêng của ngành Ngân hàng.
Nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhân từ chất lượng dịch vụ TTKDTM của ngân hàng: Mặc dù SACOMBANK đã triển khai hệ thống Core Banking đi vào hoạt động nên việc thanh toán nội bộ trong hệ thống SACOMBANK rất tiện lợi và nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách hàng, tuy nhiên khả năng liên kết với hệ thống khác còn nhiều vấn đề khó khăn (CoreBank – Thẻ, Citad, Bù trừ ĐT, VCBMoney,) đang trong giai đoạn hoàn chỉnh ứng dụng. Hiện tại việc thanh toán thẻ qua POS của các Ngân hàng tham gia liên thông hệ thống POS còn gặp nhiều trục trặc, phát sinh nhiều giao dịch không thành công dẫn đến tâm lý không tin tưởng của khách hàng. Bên cạnh đó, ngoài các Trung tâm Thượng mại lớn, tâm lý thích nhận tiền mặt của các điểm cung cấp dịch vụ, hàng hóa cũng ảnh hưởng nhiều đến nghiệp vụ thanh toán qua POS. Các vụ việc mất tiền trong tài khoản thẻ, thẻ giả cũng gây tâm lý không tốt cho khách hàng
Nguyên nhân từ cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT: Do chậm triển khai CNTT hiện đại, trong nhiều năm trước nền tảng CNTT hiện đại chưa được triển khai rộng, đồng nhất là nguyên nhân dẫn đến việc triển khai các dịch vụ TTKDTM hiện đại chậm. Chưa phát triển kịp các hệ thống các phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin khách hàng phục vụ công tác phát triển sản phẩm dịch vụ TTKDTM.
Nguyên nhân từ mạng lưới chi nhánh: (theo báo cáo thường niên cuae SACOMBANK), tính đến cuối năm 2014 SACOMBANK có trên 233 chi nhánh và phòng giao dịch được bố trí khắp cả nước. Tuy nhiên, mạng lưới lớn nhưng chưa phát huy triệt để khả năng để xứng với tiềm năng.
Nguyên nhân từ tính chuyên nghiệp trong triển khai và phát triển dịch vụ TTKDTM: Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ của SACOMBANK chưa có tính chuyên nghiệp, việc phát triển sản phẩm dịch vụ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa tính đến mức độ hiệu quả của từng sản phẩm.
Đưa sản phẩm ra thị trường: hiện tại các chi nhánh của SACOMBANK là nơi đưa dịch vụ TTKDTM ra thị trường nhưng tại chi nhánh việc đưa dịch vụ TTKDTM ra thị trường còn gặp nhiều cản trở do vấn đề nhận thức chung về dịch vụ TTKDTM còn hạn chế.
Nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm dịch vụ: việc nâng cấp và hoàn thiện dịch vụ TTKDTM hiện tại của SACOMBANK chủ yếu dựa vào thông tin phản hồi từ phía khách hàng, đây là điều tích cực tuy nhiên việc thu thập thông tin phản hồi một cách hiệu quả thực sự mới chỉ được thực hiện đối với các dịch vụ hiện đại, mới triển khai như mobile banking, ATM Đa số các dịch vụ TTKDTM khác còn chưa thực hiện được.
Tính không đồng nhất triển khai sản phẩm dịch vụ TTKDTM: Triển khai các dịch vụ TTKDTM không đồng đều, nhất quán các cấp chi nhánh. Nhiều chi nhánh và phòng giao dịch chỉ quen với việc cung cấp cho khách hàng sản phẩm truyền thống mà không quen với cung cấp các sản phẩm ngân hàng hiện đại.
Nguyên nhân từ quan niệm, nhận thức: Tại các chi nhánh quan niệm và nhận thức về ngân hàng theo nghĩa hẹp vẫn còn thống trị, theo đó kinh doanh ngân hàng bó hẹp ở các hoạt động huy động vốn, cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán. Sự hiểu biết về sản phẩm dịch vụ mới một cách đầy đủ và có hệ thống chưa nhiều, cộng với việc triển khai sản phẩm dịch vụ mới không thể cho hiệu quả tức thì nên dẫn đến tâm lý ngại triển khai, ứng dụng sản phẩm mới.
Nguyên nhân từ năng lực, trình độ cán bộ: Một là, kiến thức chung về sản phẩm dịch vụ TTKDTM mặt, trình độ cán bộ, kể cả cán bộ cấp quản lý về lĩnh vực dịch vụ TTKDTM mới còn hạn chế, hầu như chưa được đào tạo và trang bị một cách có hệ thống. Việc sáng tạo ra các ý tưởng xây dựng sản phẩm dịch vụ rất ít, hầu như chưa có.
Nguyên nhân từ công tác truyền thông, xúc tiến phát triển dịch vụ TTKDTM tới khách hàng: Mặc dù ngân hàng đã quan tâm đầu tư cho các hoạt động Marketing nhưng hiệu quả mà chúng mang lại không cao so với đồng vốn đã bỏ ra. Các sản phẩm dịch vụ TT KDTM chưa phát thực sự phát huy được hết các tiện ích cũng như chưa ứng dụng rộng rãi tới các đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, các gói sản phẩm dịch vụ TT KDTM chưa phát triển đồng đều khiến nhiều khách hàng vẫn chưa biết đến và được tiếp cận hay các lợi ích mà nó mang lại. Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến hạn chế trong phát triển sản phẩm dịch vụ tại SACOMBANK.
Công tác truyền thông, xúc tiến trong phát triển dịch vụ TTKDTM, chưa có một phong cách chung của SACOMBANK để tạo điểm nhấn trong quảng bá các sản phẩm dịch vụ. Các chương trình quảng cáo trong thời gian gần đây đã gắn với các dòng sản phẩm cụ thể nhưng kết quả chưa cao, nguyên nhân do chưa có kế hoạch quảng bá sản phẩm dịch.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK
Trên thực tế, thu nhập từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt chỉ là một trong rất nhiều các khoản thu của một ngân hàng để giúp ngân hàng có sự phát triển đi lên. Tuy nhiên, nếu không chú trọng đến lĩnh vực này cũng sẽ là một thiếu sót rất lớn vì đây là lĩnh vực mới, rất có khả năng phát triển ,lớn mạnh, mà lại thu hút được sự quan tâm của cả nền kinh tế. Rõ ràng, nó không chỉ là một dịch vụ thuần tuý mà nó được coi là một mặt không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng , nó bổ sung và hỗ trợ cho các mặt hoạt động khác của ngân hàng. Do vậy, bất kỳ một ngân hàng thương mại nào ngoài việc làm tốt nghĩa vụ tín dụng thì phải tìm mọi biện pháp để làm tốt thanh toán không dùng tiền mặt.
Với Sacombank cũng đã có những định hướng phát triển trong những năm tới như sau:
3.1.Định hướng phát triển trong những năm tới.
3.1.1. Mục tiêu phát triển tổng quát của SACOMBANK
Năm 2007, hoạt động kinh doanh của SACOMBANK có nhiều cơ hội thuận lợi, nhưng cũng có nhiều khó khăn thách thức trong việc cạnh tranh trong tiến trình hội nhập. Để tiếp tục xây dựng SACOMBANK phát triển bền vững, ngân hàng xác định mục tiêu tổng quát như sau:
Tập trung xây dựng SACOMBANK thành tập đoàn tài chính, , tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, tập trung đầu tư,đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hoá, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
Trong điều kiện của nước ta hiện nay nguồn vốn cho việc hiện đại hoá ngân hàng còn hạn hẹp, do đó trước tiên cần tập trung nguồn vốn để hỗ trợ các cơ sở kỹ thuật tiên tiến trong hoạt động thanh toán điện tử thống nhất, đảm bảo an toán, nhanh chóng, chính xác. Trong đó, các chương trình cần được ưu tiên là :
-Áp dụng phương pháp thanh toán hiện đại mới để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong kinh tế. Đẩy mạnh triển khai các hình thức mới về dịch vụ như công ty thuê mua, công ty môi giới, công ty tư vấn, ngân hàng nhà
-Kết hợp việc phát triển hệ thống thanh toán nội bộ với quản lý và điều hành nguồn vốn kinh doanh tập trung, giảm tốc độ rủi ro trong thanh toán trên ngân hàng , đặc biệt là rủi ro trong thanh toán tín dụng.
-Nghiên cứu và triển khai dự án nâng cấp chương trình kế toán giao dịch và kế toán tín dụng trên môi trường kỹ thuật mới để cập nhật tức thời các giao dịch thanh toán của khách hàng, đáp ứng yêu cầu quản lý vốn của chi nhánh đến từng thời điểm.
- Tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt, thu từ dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tăng 28% so với năm 2014.
- Số lượng khách hàng sử dụng các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tăng 20% so với năm 2014.
- Hoàn thiện, đưa vào sử dụng và đầu tư xây dựng thêm các trang thiết bị, cơ sở vật chất, đào tạo thêm cán bộ thực hiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt.
3.1.3.Định hướng phát triển cụ thể.
a. Hướng tới lợi ích khách hàng.
Khách hàng đóng vai trò ngày càng quan trọng với sự phát triển của các ngân hàng , là cơ sở để các ngân hàng tồn tại và phát triển. Do đó, để phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng phải luôn hướng tới lợi ích khách hàng đảm bảo giảm chi phí thanh toán không dùng tiền mặt, tạo ra sự cân bằng giữa rủi ro, chi phí và lợi ích, đồng thời tăng tính thuận tiện cho khách hàng bằng cách : bên cạnh việc mở rộng mạng lưới thanh toán theo phương pháp truyền thống cần lập thêm các trạm giao dịch tự động, đa dạng, phù hợp với đặc điểm sinh hoạt của dân cư, tạo cơ hội để khách hàng tự phục vụ, cung cấp các sản phẩm của thanh toán không dùng tiền mặt.
b. Mở rộng khách hàng.
Hiện nay, thanh toán không dùng tiền mặt còn được ít người biết đến. Do đó cần thiết phải có hoạt động tuyên truyền, khuyếch trương, quảng cáo. Thời gian tới, Sacombank sẽ có nhiều hoạt động đẩy mạnh công tác marketing thông qua việc xây dựng các chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác marketing, hướng tới việc mở rộng khách hàng và đa dạng hoá đối tượng khách hàng.
c.Hiện đại hoá công nghệ thanh toán.
Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, đa dạng hoá khách hàng bắt buộc phải hiện đại hoá công nghệ thanh toán. Nhất là trong điều kiện CNTT của các ngân hàng trong các nước ở khu vực và thế giới đã và đang phát triển như vũ bão nên đòi hỏi không chỉ là phát triển nguồn nhân lực đơn thuần mà tất yếu là hiện đại hoá công nghệ thanh toán. Do đó trong thời gian tới chi nhánh đã có chiến lược hoàn thiện và trang bị thêm các thiết bị hiện đại ở các khâu trong quát trình thanh toán đảm bảo cả con người và công nghệ đều được chú ý.
3.2. Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
3.2.1.Đẩy mạnh marketing ngân hàng.
Marketing ngân hàng là cách nhanh nhất để mọi người có thể biết đến hình ảnh của ngân hàng. Thông qua marketing, thông tin đưa đến người nghe mới được đón nhận một cách nhanh nhất, chính xác và hiệu quả nhất. Do đó, các ngân hàng cần tổ chức tuyên truyền thông tin về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, các chương trình khuyến mãi, quảng bá hình ảnh các ngân hàng. Đồng thời người dân có nhận thức bước đầu về những sản phậm, dịch vụ đó và dần tiếp cận với ngân hàng. Marketing muốn có hiệu quả cần phải thực hiện việc nghiên cứu khả năng, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để có thể biết được từng đối tượng có những yêu cầu gì. Từ đó các chính sách đưa ra mới sát thực tê và sát với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng nhất.
Đẩy mạnh marketing ngân hàng bằng cách chuyên môn hoá cán bộ marketing, phòng marketing, đầu tư kinh phí cho hoạt động marketing. Đưa ra các chính sách đãi ngộ với các cán bộ marketing để họ có động lực sáng tạo những cách quảng cáo mới.
Để làm được điều này Sacombank cần chú ý đến việc nghiên cứu thị trường để nắm bắt được tập quán, thái độ và nhất là động cơ của khách hàng khi lựa chọn ngân hàng mình ( có thể là lợi nhuận, cũng có thể là sự thuận lợi của địa điểm, thái độ phục vụ) . Trên cơ sở đó phát huy những ưu điểm và khắc phục được những nhược điểm mà khách hàng không hài lòng. Vì vậy mà việch xây dựng bộ phận marketing chuyên trách như đã trình bày ở trên là rất cần thiết đối với Sacombank.
3.2.2. Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng và công nghệ xử lý.
Là một phần chương trình hiện đại hoá ngân hàng đã và đang được triển khai. Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết để mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Cơ sở hạ tầng không có thì không thể triển khai được các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Do đó các ngân hàng vừa phải chú trọng việc sửa sang cơ sở hạ tầng sẵn có và xây dựng mới thêm những cơ sở mới để ứng dụng được khoa học – công nghệ hiện đại.Việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Đưa ra các hình thức thanh toán thích hợp và cơ chế thanh toán hợp lý phù hợp với điều kiện và khả năng của Sacombank và điều kiện toàn nền kinh tế để việc phát triển các hình thức thanh toán mới là có hiệu quả,thu hút được sự chú ý của các thành phần trong nền kinh tế.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế mang tính hiện đại, ổn định nhưng cũng sẽ không bị lạc hậu theo thời gian. Đầu tư trang thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ tiến tới tự động hoá dịch vụ ngân hàng.
- Trong tương lai, Sacombank cần phải triển khai ngân hàng ảo, đây là ngân hàng mà các dịch vụ của nó được cung cấp qua các phương tiện truyền thông kỹ thuật, các khách hàng muốn giao dịch không cần phải trực tiếp đến ngân hàng. Ngân hàng ảo tồn tại dưới nhiều dạng như ATM, Phone Banking, Home Banking.
- Áp dụng công nghệ xử lý hiện đại, áp dụng CNTT vào việc xử lý thanh toán không dùng tiền mặt. Phải quy định thống nhất mẫu chứng từ, lưu giữ chứng từ và các dữ liệu điện toán.
3.2.3. Mở rộng mạng lưới thanh toán.
Khi tham gia giao dịch với một ngân hàng, điều mà các khách hàng quan tâm là ngân hàng có nhiều chi nhánh phủ sóng rộng rãi hay sử dụng các dịch vụ của ngân hàng có được nhiều nơi chấp thuân hay không? Bởi vì điều đó liên quan trực tiếp đến việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đó có phải là sự lựa chọn số 1 hay không?Do đó cần có chiến lược tiếp cận và mở rộng thêm các chi nhánh và phòng giao dịch. Điều cần chú ý khi mở rộng thêm chi nhánh là phải nghiên cứu thật kỹ nhu cầu của dân cư nơi đặt địa điểm, điều kiện kinh tế - xã hội địa phương đó để việc mở rộng thêm chi nhánh là thực sự có hiệu quả.
3.2.4. Phát triển thêm các dịch vụ mới.
Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đến nay cũng đã xuất hiện nhưng chưa được sử dụng rộng rãi. Để phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt cần phải khuyếch trương hơn nữa và phải tìm hiểu thêm nhu cầu của khách hàng. Để có thể mở thêm các dịch vụ thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và phát triển hơn nữa các dịch vụ: trả lương công nhân viên, thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ trong các trung tâm thương mại, các siêu thị bằng cách phát hành các thẻ đa năng và thực hiện mở rộng các điểm chấp nhận giao dịch bằng thẻ ngân hàng.
3.2.5. Nâng cao chất lượng đào tạo và tuyển dụng cán bộ, nhân viên.
Con người vừa là động lực cho sự phát triển, vừa là cái đích của sự phát triển. Con người biết cách sử dụng CNTT cho hoạt động của mình để đơn giản hơn, thuận tiện hơn.
Một phần trong tiến trình hiện đại hoá ngân hàng là hiện đại hoá cán bộ ngân hàng. Do đó cần đào tạo và đào tạo lại cán bộ ngân hàng một cách chính quy, có kiến thức chuyên nghành, có nghiệp vụ giỏi, có hiểu biết về công nghệ, pháp luật Đồng thời có khả năng nhận thức và vận dụng sáng tạo những quy định mới về CNTT, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hỗ trơ, có ngoại ngữ Cán bộ ngân hàng phải đảm bảo đủ số lượng lẫn chất lượng.
- Có chính sách đãi ngộ với những cán bộ ngân hàng giỏi về chuyên môn và có chính sách thu hút những cán bộ giỏi về làm việc tại ngân hàng.
- Hỗ trợ kinh phí cho các cán bộ tham gia các chương trình tìm hiểu về chế độ hiện hành và đào tạo các khoá học do ngân hàng đứng ra tổ chức.
- Cần phải phân loại đối tượng đào tạo, bồi dưỡng và lựa chọn giảng viên giảng dạy. Mặt khác, cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện phục vụ giảng dạy cũng góp phần không nhỏ tạo nên chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, các cơ chế, động lực khuyến khích người học như tổ chức kiểm tra nghiêm túc, khen thưởng tinh thần, vật chất
- Sacombank nên tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ ngân hàng và đội ngũ làm công tác kế toán, thanh toán nói riêng trong điều kiện hiện đại hoá ngân hàng như hiện nay.
- Ngoài ra cũng cần chú trọng đến đạo đức và lương tâm nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên ngân hàng : Phải có tinh thần trách nhiệm, trung thành, tự giác với công việc, gây phiền hà, tiêu cực chống tham nhũng, xây dựng lòng tin đối với mọi đối tượng, tầng lớp dân cư.
3.2.6. Đơn giản hoá thủ tục
Đây là một vấn đề cũng gây không ít khó khăn, trở ngại không những cho khách hàng mà còn cả cho ngân hàng , khách hàng đến với ngân hàng ngoài các mục đích như lãi suất an toàn, tiện lợi.. thì họ cũng cần các thủ tục đơn giản, nhanh chóng.
Theo đánh giá chung của các chuyên gia thì sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng Việt Nam còn nghèo nàn. Lâu nay khách hàng chỉ có một phương thức duy nhất là đến gặp chính cán bộ ngân hàng để mở tài khoản cho mình. Các thủ tục thường phiền hà, qua nhiều khâu và tốn nhiều thời gian. Trong khi đó một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam lại khá nhậy cảm khi đưa ra nhiều loại dịch vụ đa dạng và thuận tiện cho khách hàng.
Như vây, nếu ngân hàng cứ bắt khách hàng phải làm thủ tục rườm rà quá lâu thì một phần họ lo ngại, phần khác họ không muốn mất quá nhiều thời gian vào công việc này. Vì vậy ngân hàng phải cải cách sao cho các thủ tục đơn giản, rõ ràng, nhanh, hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn cho khách hàng, để cho thấy sự hơn hẳn vượt trội của thanh toán không dùng tiền mặt so với thanh toán bằng tiền mặt . Đây là cách tốt nhất để tăng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng .
3.3. Một số kiến nghị.
3.3.1.Kiến nghị với Sacombank
Để việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt được thuận lợi hơn thì Sacombank cần thực hiện từng bước việc hiện đại hoá ngân hàng, thông qua những việc như :
Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại để thanh toán không dùng tiền mặt có cơ sở được thực hiện và được thực hiện một cách dễ dàng hơn.
Đẩy mạnh cơ cấu lại tổ chức và hoạt động ngân hàng , chủ động xây dựng ngân hàng theo mô hình tổ chức của ngân hàng hiện đại và được quản lý theo nhóm khách hàng và loại sản phẩm dịch vụ.
Sacombank nên xây dựng cho mình một hệ thống sản phẩm TTKDTM đa dạng, phong phú, mang được bản sắc của ngân hàng đồng thời cũng thể hiện được những đặc trưng của từng nhóm khách hàng mà ngân hàng cung ứng sản phẩm.
Nhanh chóng triển khai và đưa vào sử dụng các hình thức thẻ trên thị trường.
Mạng lưới SACOMBANK rất rộng, bởi vậy SACOMBANK nên hợp tác với các tổng công ty như điện, nước, bưu chính viễn thông thực hiện thu tiền dịch vụ trong dân cư cho các đơn vị này dưới hình thức uỷ nhiệm thu vừa tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển hình thức này vừa giúp các đơn vị trên giảm được một lượng chi phí nhân công đáng kể.
Các ngân hàng trong hệ thống SACOMBANK vẫn chưa có thói quen chia sẻ thông tin khách hàng cho nhau. Bởi vậy SACOMBANK nên xây dựng một trung tâm thông tin khách hàng cho hệ thống SACOMBANK.
Để tăng được doanh số thanh toán không dùng tiền mặt phải tập trung phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp với đặc thù, điều kiện và khả năng của ngân hàng. Đồng thời, lựa chọn thứ tự ưu tiên phát triển cho phù hợp.
Mở rộng, phát triển thêm các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngoài các hình thức đã có để khai thác triệt để tính ưu việt của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tăng được doanh số thanh toán.
3.3.2.Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Với vai trò ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan hoạch định chính sách và cơ chế thanh toán thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế và tổ chức thực hiện thanh toán giữa các NHTM thông qua vai trò trung gian thanh toán cũng như lập ra các trung tâm thanh toán bù trừ. Do đó, hoạt động của các ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quy định của ngân hàng nhà nước.
Vì vậy, để hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển hơn nữa, ngân hàng nhà nước cũng giải quyết một số vấn đề như :
Ban hành các văn bản pháp quy có liên quan đến việc thanh toán không dùng tiền mặt đồng bộ với cơ chế thanh toán hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập.
Đơn giản các thủ tục mở tài khoản, giảm chi phí giao dịch của khách hàng khi thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đảm bảo đơn giạn, nhanh chóng, an toàn và chi phí thấp.
Sửa đổi và xây dựng các văn bản pháp quy liên quan đến quy trình xử lý nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho phù hợp với công nghệ và điều kiện của các ngân hàng.
Ứng dụng công nghệ điện tử trong các giao dịch như phát hành các thẻ thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ, internet, điện thoại, trả lương cho các công nhân viên, nộp thuế và các khoản phải nộp kháccũng như có các chính sách khuyến khích việc mở tài khoản để thanh toán đó.
Mở rộng phạm vi các tỉnh có thể giao dịch điện tử liên ngân hàng chứ không chỉ gói gọn trong 6 tỉnh như hiện nay bằng cách trang bị cả về vật chất lẫn nhân lực để hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt diễn ra sôi nổi, rộng khắp, an toàn và hiệu quả hơn nữa.
Phối hợp với nhà nước và các cơ quan chức năng đẩy nhanh việc tiến hành cổ phần hoá SACOMBANK để huy động vốn của các cổ đông nhằm tăng vốn điều lệ của ngân hàng, tăng vị trí cạnh tranh của ngân hàng .
3.3.3.Kiến nghị với nhà nước.
Sửa đổi, ban hành mới các văn bản pháp luật áp dụng trong thanh toán không dùng tiền mặt để có thể phù hợp trong thời đại mới.
Thay đổi dần thói quen dùng tiền mặt là chủ yếu của người dân bằng cách quy định về việc trả lương của các công ty, doanh nghiệp thông qua tài khoản, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ thông qua hệ thống thẻ thanh toán điện tử trong các trung tâm thương mại, siêu thị
Đầu tư kinh phí cho lĩnh vực ngân hàng để áp dụng khoa học công nghệ trong các giao dịch điện tử.
Phối hợp với SACOMBANK đẩy nhanh việc tiến hành cổ phần hoá SACOMBANK để huy động vốn của các cổ đông nhằm tăng vốn điều lệ của ngân hàng, tăng vị trí cạnh tranh của ngân hàng .
Với những giải pháp, kiến nghị được đề xuất ở trên cùng với sự nỗ lực không ngừng của Sacombank nói riêng và hệ thống SACOMBANK nói riêng trong công cuộc thực hiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Em hy vọng hoạt động thanh toán nói chung và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng tại chi nhánh sẽ phát triển mạnh mẽ trong một tương lai không xa.
KẾT LUẬN
Đi kèm với sự phát triển kinh tế là sự phát triển của các giao dịch mang tính chất thương mại, mà kết quả là dẫn tới sự gia tăng trong lĩnh vực thanh toán. Sự phát triển của kinh tế không bao giờ ngừng nên nhu cầu về thanh toán cũng vì thế mà tăng mãi. Điều này đòi hỏi công tác thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng phải đổi mới liên tục để nhanh chóng hoàn thiện các hình thức thanh toán làm cho cơ chế thanh toán trở nên sống động hơn, đáp ứng được yêu cầu đa dạng và phức tạp của nền kinh tế. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành Ngân hàng mà là của cả Chính phủ, các tổ chức kinh tế cũng như từng người dân trong toàn xã hội.
Trong thời gian qua, công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Sacombank đã khẳng định được rõ tầm quan trọng của nó trong thanh toán giữa các đơn vị kinh tế nói riêng cũng như toàn bộ quá trình lưu thông tiền tệ của nền kinh tế nói chung. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng đã trở nên quen thuộc với mọi người, nó đã góp phần không nhỏ vào những thành công trong kinh doanh của Ngân hàng. Cùng với những đặc điểm tiện lợi, an toàn và nhanh chóng hình thức này đã làm tăng nhanh quá trình, chu chuyển vốn, giảm thời gian ứ đọng vốn của doanh nghiệp, đồng thời giúp Ngân hàng tăng khả năng kiểm soát của mình đối với quá trình lưu thông tiền tệ.
Tuy nhiên các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trên thực tế tại Sacombank vốn còn bộc lộ những đặc điểm yếu đã làm hạn chế tốc độ phát triển của hình thức này. Do đó, việc cần có những cải tiến nhanh chóng và kịp thời là nhu càu cấp bách đối với không chỉ với Sacombank mà còn đối với các Ngân hàng khác. Nhận thức rõ vấn đề trên Ngân hàng Sacombank đã có những cố gắng để phục vụ một cách tốt nhất những khách hàng của mình khi họ có nhu cầu thanh toán, góp phần làm cho các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được mọi người sử dụng rộng rãi. Qua đó đem lại những tiện lợi cho khách hàng, lại vừa có điều kiện nâng cao uy tín của khách hàng và tăng thêm doanh thu hàng năm cho Ngân hàng.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Báo Cáo tổng kết kinh doanh năm 2010 - 2014
2. Tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng
3. Tạp chí Tin học Ngân hàng
4. Tạp chí thị trường tài chính.
5. Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng
6. Các văn bản về thanh toán không dùng tiền mặt
7. Tạp chí thương mại, bộ thương mại.
8. Báo cáo của Hội đồng quản trị ngân hàng Sacombank
9. Báo cáo thường niên ngân hàng Sacombank
10. Các trang web :
www.vneconomy.com.vn
www.vnexpress.net
www.sbv.gov.vn
www.tpb.vn
www.tapchiketoan.com
www.saga.vn
www.vietbao.vn
www.centralbank.vn
www.cafef.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_de_h_67.docx