Chuyên đề Thực trạng về đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai - Giải pháp nhằm hoàn thiện

LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở TỈNH GIA LAI NHỮNG NĂM VỪA QUA (2006 -2010) 4 I. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư Xây dựng cơ bản. 4 1. Khái niệm 4 2. Đặc điểm của đầu tư Xây dựng cơ bản. 5 II. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và mục tiêu đầu tư Xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai trong giai đoạn 2006 – 2010. 6 1. Đặc điểm tự nhiên 6 2. Tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 -2009. 7 3. Mục tiêu đầu tư Xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai 11 3.1. Mục tiêu 11 3.2. Quan điểm đầu tư 11 III. Thực trạng đầu tư Xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai trong những năm qua ( 2006 – 2010). 12 1. Tình hình về vốn và nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản ở Gia Lai giai đoạn 2006 -2010. 12 2. Cơ cấu nguồn vốn theo nội dung đầu tư xây dựng cơ bản 17 3. Cơ cấu đầu tư Xây dựng cơ bản theo ngành ở tỉnh Gia Lai giai đoạn 2006-2010. 22 4. Đánh giá tình hình đầu tư Xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai những năm qua( 2006-2009) 32 4.1. Tình hình công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tại địa bàn tỉnh Gia Lai 33 4.2. Những kết quả đạt được 2006 – 2009. 36 4.2.1. Phát triển giao thông 36 4.2.2. Phát triển hạ tầng nông lâm nghiệp – thủy lợi 38 4.2.3. Phát triển lưới điện 40 4.2.4. Phát triển thông tin liên lạc 41 4.2.5. Phát triển mạng lưới thương mại – dịch vụ du lịch và hạ tầng đô thị 43 4.2.6. Phát triển hạ tầng các cụm khu công nghiệp 46 4.2.7. Phát triển các lĩnh vực xã hội: 47 4.3. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai 2006-2009. 52 4.3.1 Những hạn chế còn tồn tại: 52 4.3.2 Nguyên nhân những hạn chế trong công tác đầu tư Xây dựng cơ bản 56 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở TỈNH GIA LAI. 59 I. Dự báo về tình hình kinh tế và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Gia Lai 59 1. Nhu cầu vốn đầu tư Xây dựng cơ bản trong những năm tới 59 ( giai đoạn 2011 -2015) 59 2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai đến năm 2020. 61 3. Định hướng đầu tư phát triển các kết cấu hạ tầng trọng điểm 63 3.1. Phát triển hạ tầng công nghiệp 63 3.2. Phát triển giao thông 65 3.3. Phát triển hạ tầng nông lâm nghiệp- Thủy lợi 68 3.4. Phát triển lưới điện 70 3.5. Phát triển thông tin liên lạc 71 3.6. Phát triển thương mại – dịch vụ du lịch 73 3.7. Phát triển hạ tầng đô thị 76 3.8. Phát triển các lĩnh vực xã hội: 79 II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai 83 1. Qui hoạch đầu tư theo ngành, địa phương nằm trong qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 84 2. Đổi mới công tác kế hoạch hóa và chủ trương đầu tư của các dự án 85 3. Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, chống thất thoát lãng phí vốn đầu tư Xây dựng cơ bản 86 4. Nâng cao chất lượng của ban quản lý công trình 87 5. Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực phục vụ cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản 90 6. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư và chất lượng cấp giấy phép đầu tư 90 7. Một số kiến nghị 91 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: 2. Mục tiêu nghiên cứu: 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4. Phương pháp nghiên cứu: 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 6. Kết cấu chuyên đề: Ngoài phần Mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 2 chương như sau: - Chương I: Thực trạng về đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai những năm vừa qua ( 2006-2010 ) - Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai

doc92 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3774 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng về đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai - Giải pháp nhằm hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đô thị hiện đại, đồng bộ. - Xây dựng Pleiku thành trung tâm đầu mối giao thông của tỉnh, làm cầu nối lưu thông, hội nhập kinh tế với các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ cũng như các địa phương khác. Mở rộng và nâng cấp các tuyến hướng tâm Pleiku và đường vành đai thành phố. - Đầu tư từng bước hoàn chỉnh đồng bộ hoá các tuyến trục giao thông, các nút giao thông đô thị và tiếp tục xây dựng, hiện đại hoá mạng lưới đường phố nội thị gắn với chỉnh trang đô thị, kết hợp với các công trình hạ tầng ngầm tại các khu phát triển mới (mạng cáp quang viễn thông, mạng điện ngầm, tuyến truyền dẫn cấp thoát nước…): Mạng lưới giao thông nội thành (đường, hè phố), giao thông tĩnh các Tp. Pleiku, An Khê và AYunpa. Mạng lưới điện và chiếu sáng công cộng đô thị. Hiện đại hoá hệ thống tín hiệu giao thông đô thị Hệ thống vệ sinh môi trường, cây xanh và mạng cấp thoát nước đô thị… Giao thông nông thôn: Tập trung đầu tư, nâng cấp các tuyến liên xã chính đảm bảo thông suốt trong mùa mưa, gắn phát triển giao thông với phát triển kinh tế nông thôn, các điểm dân cư. Đến năm 2020 nhựa hóa đường giao thông nông thôn khoảng 30%. Phát triển hạ tầng nông lâm nghiệp- Thủy lợi Mục tiêu: Đáp ứng nhu cầu sử dụng của các ngành kinh tế - xã hội theo các giai đoạn ngắn, trung và dài hạn gắn với các mục tiêu chung của tỉnh như xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh chính trị, quốc phòng... Giải quyết đủ nước cho khoảng trên 42.000 ha canh tác, trong đó có khoảng 25.000 ha lúa đông xuân và khoảng 17.000 ha cây công nghiệp và rau màu các loại. Kết hợp cấp nước cho sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phát triển thủy điện nhỏ, chống cạn kiệt nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái. Dự án đa dạng hóa nông nghiệp triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai vào năm 2000 và kết thúc vào năm 2006. Theo đó, dự án đã hỗ trợ nhân dân trồng 5.135 ha cao su tiểu điền. Gia Lai được xếp thứ hai trong 12 tỉnh, thành hưởng lợi từ dự án và nằm trong danh sách 8 tỉnh, thành khu vực miền Trung và Tây Nguyên được chọn triển khai bước 2 của dự án với tên gọi dự án cạnh tranh nông nghiệp giai đoạn 2009-2013 do Bộ Nông nghiệp và PTNT giữ vai trò chủ quản. Tổng vốn đầu tư của dự án là 75 triệu USD, trong đó Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ 59,8 triệu USD, vốn đối ứng 2,3 triệu USD và vốn khác 12,9 triệu USD. Để giải quyết nguồn nước cho nhiều vùng còn thiếu nước mà trong giai đoạn 2007-2010 chưa đáp ứng được, giai đoạn sau 2010 sẽ đề xuất thêm 351 công trình dự kiến trong quy hoạch. Trong đó có 241 hồ chứa dự kiến tưới cho 16.368 ha lúa, 25.269 ha màu và CCN; 79 công trình đập dâng tưới cho 2.341 ha lúa, 4.559 ha màu và CCN; 15 trạm bơm dự kiến tưới cho 770 ha lúa, 680 ha màu và CCN; xây mới 15 kênh dẫn để tưới cho 1.481 ha lúa, 2.000 ha màu và CCN; 1 công trình cống tưới cho 80 ha lúa. Danh mục tổng hợp công trình xây dựng giai đoạn sau 2010 theo vùng được thể hiện trong các bảng dưới đây. Bảng 2.5: Số lượng công trình và vốn đầu tư giai đoạn sau 2010 (Danh mục công trình phân theo vùng thủy lợi) TT Vùng Số lượng công trình Diện tích tưới thiết kế sau nâng cấp (ha) Vốn (109đ) Lúa Màu, CNN Tổng 1 Nam - Bắc An Khê 101 5.616 5.645 10.961 994,04 Hồ 65 4.649 5.170 9.519 883,93 Đập 29 697 395 1.092 87,36 Trạm bơm 7 270 80 350 22,75 2 Thượng Ayun 43 2.495 2.831 5.326 475,07 Hồ 24 1.531 1.810 3.341 316,27 Đập 13 355 441 796 63,68 Trạm bơm 2 230 210 440 35,20 Kênh 4 379 370 749 59,92 3 Ayun Pa 26 6.155 7.044 13.199 1.119,39 Hồ 18 5.595 5.644 11.239 998,69 Đập 4 500 1.160 1.660 101,20 Trạm bơm 3 0 180 180 9,90 Kênh 1 60 60 120 9,60 4 Krông Pa 15 900 2.440 3.340 291,35 Hồ 10 550 1.860 2.410 228,95 Đập 2 80 370 450 36,00 Trạm bơm 3 270 210 480 26,40 5 Nam Bắc Pleiku 89 3.583 3.248 6.831 609,37 Hồ 63 2.056 2.640 4.696 436,52 Đập 15 405 513 918 75,29 Kênh 10 1.042 95 1.137 91,16 Cống 1 80 0 80 6,40 6 Ia Mơr - Ia Lốp 77 2.291 9.865 12.156 1.981,36 Hồ 61 1.987 8.145 10.132 718,03 Đập 16 304 1.720 2.024 1.263,34 Tổng cộng 351 21.040 31.073 51.813 5.470,57 Nguồn: Quy hoạch thủy lợi Giai đoạn sau 2010 dự kiến đầu tư 5.470,57 x 109 đồng cho xây dựng 74 công trình dự kiến trong quy hoạch. Trong đó có 32 đập dâng với vốn đầu tư 101,3 x 109 đồng; 20 hồ chứa với vốn đầu tư 195,2 x 109 đồng; mở rộng 4 tuyến kênh với vốn đầu tư 8,9 x 109 tỷ đồng; xây dựng mới 15 trạm bơm với vốn 68,3 x 109 tỷ đồng; 2 đê quai và một công trình chống úng cần 5,5 x 109 tỷ đồng. Quy hoạch thủy lợi vừa và nhỏ toàn tỉnh Gia Lai đến 2020 cần đầu tư 5.918,80 x 109 tỷ đồng để xây dựng mới 425 công trình và nâng cấp 30 công trình hiện trạng, tổng diện tích tưới đạt 112.475 ha đạt 45% diện tích cần tưới. Trong danh mục công trình trên có 3 công trình dự kiến lớn theo nguồn vốn trái phiếu Chính phủ là Ea Thul (Ia Pa); Suối Lơ (Kbang); Ia Mơr (Chư Prông) sẽ được xây dựng giai đoạn từ nay tới 2020. Nước sạch khu vực nông thôn: kết hợp nguồn ngân sách của huyện, của tỉnh, vận động nhân dân đóng góp để xây dựng hệ thống nước sạch khu vực nông thôn, phấn đấu đến năm 2010 có 80-85% dân số khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch đến năm 2020 là 100%. Phát triển lưới điện Phương hướng và mục tiêu chủ yếu Mục tiêu chính của ngành điện là phấn đấu đạt 100% số hộ dùng điện vào trước năm 2020. Tập trung chủ yếu vào các dự án thủy điện và các dự án điện năng lượng mặt trời cho các vùng sâu, vùng xa. Phát huy triệt để lợi thế sông suối của tỉnh để phát triển mạnh thủy điện. Phát triển lưới điện 22 Kv là chính, sử dụng cả đường dây 3 pha và 1 pha. - Nhu cầu đầu tư mới, nâng cấp. Phát triển lưới điện giai đoạn 2011-2020 Phát triển lưới điện cao thế 220Kv, 110Kv. Hướng đến kết nối mạng lưới điện và phát triển nguồn điện 7 tỉnh biên giới thuộc tam giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Dự báo nhu cầu điện của tỉnh Gia Lai là: Công suất cực đại khoảng 246 MW, nhu cầu nguồn là 400 MVA. Do đó, cần tiếp tục các công việc sau: Xây dựng mới trạm 110 Kv Krông Pa, 110/22 Kv - 1*16 MVA và đường dây 110Kv Ayun Pa - Krông Pa dây dẫn AC 185 dài 28 Km. Duy trì công suất trạm 220 Kv Pleiku với công suất (2*125)MVA và các đường dây 110 Kv cấp điện cho tỉnh Gia Lai từ trạm 220Kv Pleiku: Pleiku - Biển Hồ: loại dây dẫn AC 185 dài 7 Km, Pleiku - Diên Hồng dây AC 185 dài khoảng 18 Km. Đấu nối toàn bộ các trạm thủy điện Prek Liang 1, thủy điện Prek Liang 2 và thủy điện Hạ Sê San 1 tại tỉnh Ratanakari với công suất khoảng 475 MW về thanh cái 220Kv trạm 500Kv Pleiku bằng đường dây 220Kv mạch kép phân pha, dây dẫn loại 2*(AC-2*300), dài 130 Km, dự kiến thực hiện vào năm 2015. Tổng phụ tải tiêu thụ điện của tỉnh vào năm 2015 vào khoảng 199.775 Mwh và đến năm 2020 sẽ đạt 523.558 Mwh. Trong đó, sản lượng điện tiêu thụ của ngành công nghiệp, xây dựng sẽ có nhu cầu rất cao để phát triển kinh tế cho tỉnh. Ngành này có tốc độ tăng bình quân trong ba giai đoạn (2006-2010; 2011-2015; 2016-2020) lần lượt là 20.6%; 23.0% và 23.2%. + Điện nông thôn: Tăng cường phát triển hệ thống điện lưới về nông thôn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện khí hóa nông thôn. Ngoài ra, ngành điện còn có thể phát triển năng lượng gió và điện năng lượng mặt trời để cung cấp điện cho các vùng sâu, vùng xa trong các làng dân tộc; với mục tiêu đạt được tỷ lệ hộ dùng điện 100% trước năm 2020. Phát triển thông tin liên lạc - Đưa điểm cung cấp dịch vụ bưu chính đến tất cả các xã, thôn, buôn; các khu công nghiệp, điểm du lịch, khu dân cư, khu chung cư, giảm bán kính phục vụ bình quân của một điểm cung cấp dịch vụ. - Sau năm 2012 khi đã hoàn thành chương trình phổ cập chương trình tin học hóa tới tất cả các điểm bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã thì tiến hành đưa dần các dịch vụ mới có tính ứng dụng tin học cao như dịch vụ trả lương hưu, dịch vụ đại lý cho viễn thông xuống đến điểm bưu điện văn hóa xã và tiến tới năm 2015 điểm bưu điện văn hóa xã cung cấp đầy đủ các dịch vụ bưu chính phổ cập đến người dân. - Đến hết năm 2015 hầu hết các thôn, buôn đều có điểm phục vụ, cung cấp các dịch vụ thiết yếu về bưu chính viễn thông. - Phát triển các dịch vụ bưu chính điện tử (E-Post), datapost. - Duy trì tốc độ tăng doanh thu hàng năm từ 6 - 9%. - Cung cấp một số dịch vụ bưu chính công cộng. - Tốc độ tăng trưởng của các nhóm dịch vụ truyền thống đạt từ 2 đến 4%/năm, các dịch vụ bưu chính mới có tốc độ cao hơn từ 10 đến 15%/năm. Tốc độ tăng doanh thu giai đoạn 2011 - 2015 đạt 21%. - Giai đoạn 2011 - 2020 tăng thêm 360 điểm đại lý đa dịch vụ. - Đến năm 2020 số dân trên một điểm phục vụ đạt 2.100 người/điểm. - Đến năm 2020 bán kính phục vụ bình quân của một điểm đạt 2,37 km/điểm. Đến năm 2015, toàn tỉnh cần tăng thêm khoảng 253 điểm phục vụ (trong đó đại lý tăng 5 bưu cục, 55 điểm bưu điện văn hóa xã và 193 điểm phục vụ bưu chính, nâng tổng số điểm phục vụ lên 571 điểm, trung bình một điểm phục vụ cho 2.492 người/điểm và chỉ tiêu bán kính phục vụ toàn tỉnh đạt 2,94km/điểm. Bưu điện văn hóa xã Giai đoạn 2007-2015 xây dựng mới 55 điểm bưu điện văn hóa xã. Đến năm 2015 tổng số xã toàn tỉnh đạt 215 xã (theo Tờ trình số 2747/TTr-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2007). Đến năm 2015 đạt 100% số xã có điểm bưu điện văn hóa xã. Phát triển các dịch vụ Bưu chính Duy trì và nâng cao chất lượng các dịch vụ Bưu chính cơ bản, phổ cập nhanh các dịch vụ cộng thêm, phát triển các dịch vụ mới tại các điểm phục vụ. Dịch vụ bưu chính công ích, đảm bảo cung cấp đến tất cả các điểm phục vụ trên toàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của mọi người dân và thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ thông tin của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp. Xây dựng và kiện toàn tủ sách tại các điểm Bưu điện văn hóa xã, bổ sung thêm các đầu sách, báo có nội dung phù hợp với phong tục tập quán, hình thức sản xuất tại từng địa phương (sách, báo kỹ thuật nuôi trồng) để tăng sức hấp dẫn của mỗi điểm Bưu điện văn hóa xã. Mở rộng diện tích các điểm Bưu điện văn hóa xã để tăng khả năng phục vụ. Đồng thời tại những điểm Bưu điện văn hóa xã có điểm du lịch có thể cung cấp thêm các tài liệu hay dịch vụ hướng dẫn cho các du khách, và có thể bán các sản phẩm lưu niệm kèm theo. Phát triển thương mại – dịch vụ du lịch Trong giai đoạn tới Gia Lai sẽ hình thành và phát triển một số khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, các hoạt động: sản xuất, thu mua và chế biến nông sản sẽ được đẩy mạnh phát triển tạo sự năng động và sức hút chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu lao động. Bên cạnh đó, Gia Lai còn có tiềm năng du lịch lớn và sẽ được đẩy mạnh phát huy trong giai đoạn tới cũng góp phần phát triển số cơ sở kinh doanh thương mại, khách sạn nhà hàng và một số dịch vụ khác Trên cơ sở đó, dự báo trong các giai đoạn tới số cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn nhà hàng trên địa bàn tỉnh sẽ ngày càng tăng. Dự báo năm 2010 trên địa bàn tỉnh sẽ có 800 cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn nhà hàng, bình quân giai đoạn 2006-2010 tăng 18,46%. Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu cơ bản ngành thương mại Nội dung các chỉ tiêu TH 2005 DK 2010 2015 2020 Tốc độ tăng bình quân 2006-2010 2011-2015 2016-2020 Doanh nghiệp kinh doanh TM,DL,KS-NH (cơ sở) 343 800 1.800 4.000 18,46 17,61 17,32 Tổng số lao động trong ngành (1000 người) 35 83 232 564 19,20 22,80 19,40 Tổng mức bán lẻ HH và doanh thu DV (tỷ) 3.733 12.141 40.653 112.602 26,60 27,34 22,60 Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 39,379 180 448 1.047 35,78 20,00 18,50 Kim ngạch nhập khẩu (triệu USD) 16 27 56 122 11,03 15,71 16,85 Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể Gia Lai đến 2020 Giai đọan từ 2011-2015 cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, không chỉ phát triển thị trường nội địa, mối quan hệ hợp tác phát triển kinh tế của Gia Lai với thị trường bên ngoài càng rộng mở, sức mua dân cư ngày càng tăng nên sức hút đầu tư phát triển ngành thương mại ngày một tăng. Và tất yếu số doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thương mại trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cao hơn các giai đoạn trước, bình quân giai đoạn tăng 17,61%. Giai đoạn từ 2016-2020 số cơ sở kinh doanh thương mại tiếp tục tăng. Xét về số lượng thực tế thì tiếp tục tăng so với giai đọan trước, nhưng về trung bình giai đoạn có thấp hơn giai đọan 2011-2015 vì điểm xuất phát năm 2015 ngành phát triển hơn so với điểm xuất phát của năm 2005 và 2010 cho nên về quy mô tiếp tục tăng. Bình quân giai đoạn 2016-2020 số cơ sở kinh doanh trong ngành tăng 17,32%. Cùng với sự tăng lên về số cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn nhà hàng, sức hút lao động trong lĩnh vực này cũng tăng mạnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong toàn bộ nền kinh tế. Nông nghiệp phát triển theo chiều sâu, số lao động dư thừa trong ngành ngày một tăng. Thêm vào đó năng suất lao động trong ngành nông nghiệp thấp, các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển sẽ tạo sức hút dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Thực tế, thu nhập của lao động trong ngành thương mại khá cao so với các ngành khác, cùng với sức hút đầu tư phát triển ngành, các cơ sở kinh doanh thương mại ngày càng tăng thì tất yếu lao động trong ngành trong các giai đọan tới sẽ tăng. Với những lợi thế về tài nguyên và nhân văn như đã phân tích ở phần trên. Trong các giai đoạn sắp tới du lịch Gia Lai có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hơn khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Phấn đấu đến năm 2015 xây dựng ít nhất 5 dự án du lịch có quy mô cấp địa phương và từ 1-2 dự án du lịch có quy mô cấp quốc gia. Tăng cường liên kết chặt chẽ giữa mạng lưới du lịch Gia Lai với hệ thống du lịch Tây Nguyên, Tp.Hồ Chí Minh, với Lào và Cămpuchia… Ngoài các tuyến, điểm du lịch đang khai thác, trong giai đoạn tới sẽ có thêm một số tuyến, điểm du lịch được khai thác trên phạm vi rộng: Pleiku (Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh)-Rattanakiri-Stung Treng(Campuchia)-Pleiku Pleiku (Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh)-Stung Treng (Campuchia)Pakse(Lào)-Kon Tum (Cửa khẩu Bờ Y). Pleiku (Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh)-Rattanakiri-Stung Treng(Campuchia)-Ubon(Thái Lan)-Quảng Trị(cửa khẩu Lao Bảo)-Pleiku. Dự báo trong các giai đoạn tới lượng khách du lịch sẽ tăng, tăng mạnh từ năm 2015 và các giai đoạn sau đó. Dự báo năm 2010 lượng khách du lịch tới Gia Lai là 250 nghìn người. Trung bình giai đoạn từ 2006-2010 lượt khách du lịch trên địa bàn tỉnh tăng 19,7%; giai đoạn 2011-2015 tăng 18,62% và giai đoạn 2016-2020 tăng 17,9%. Đặc biệt khi khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh đi vào hoạt động, lượng khách nước ngoài đến Gia Lai cũng ngày càng tăng Doanh thu du lịch dự kiến đạt 150 tỷ đồng vào năm 2010, dự báo doanh thu du lịch tỉnh sẽ đạt 307 tỷ đồng năm 2015 và đạt 595 tỷ đồng năm 2020. Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu ngành du lịch NỘI DUNG CHỈ TIÊU ĐV 2010 2015 2020 Tốc độ tăng bình quân (%) 06-10 11-15 16-20 Lượt khách Lượt 250,000 587194 1337879 19.74 18.62 17.90 - Khách quốc tế " 20,000 49766 118760 35.70 20.00 19.00 - Khách nội địa " 230,000 537427 1219119 18.80 18.50 17.80 Doanh thu Tỷ đồng 150 307 595 20.47 15.40 14.15 - Khách sạn " 40 84 162 20.26 16.00 14.00 - Nhà hàng " 50 101 198 21.35 15.00 14.50 - Dịch vụ du lịch " 60 122 246 19.89 15.30 15.00 Lao động Lao động 1,000 1794 3350 9.93 12.40 13.30 Công suất sử dụng phòng b/q % 65 75 90 5.39 2.90 3.71 Số ngày lưu trú bình quân Ngày 1.6 2 3 2.13 7.40 8.32 Tổng số cơ sở lưu trú Khách sạn 40 62 115 3.92 9.10 13.21 Trong đó: Xếp sao 12 27 64 11.38 17.17 19.24 Tổng số phòng 1200 1935 3308 5.39 10.03 11.32 Trong đó: Xếp sao 500 921 1697 10.83 13.00 13.00 Tổng số nhà hàng Nhà hàng 25 50 107 8.02 15.04 16.32 Tổng số điểm vui chơi giải trí Điểm 10 21 43 14.87 16.21 15.07 Nguồn:Báo cáo quy hoạch tổng thể Gia Lai đến 2020 Để du lịch ngày càng phát triển, doanh thu du lịch ngày càng tăng Gia Lai phải đầu tư ngày càng hoàn thiện hơn về cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch. Do đó số lao động trong ngành du lịch được dự báo là ngày càng tăng. Đồng thời số cơ sở lưu trú cho khách du lịch ngày càng tăng và số phòng đạt chuẩn ngày càng cao. + Dự kiến vốn đầu tư phát triển các dự án du lịch đến năm 2020 Khu Du lịch thác Phú Cường, 80 tỷ đồng. Khu Du lịch Lâm viên Biển hồ (chưa tính Sân Gôn), 140 tỷ đồng Công viên Văn hóa các dân tộc Gia Lai, 94,289 tỷ đồng. Khu du lịch sinh thái đồi thông Đakpơ, 50 tỷ đồng Khu du lịch sinh thái VQG KonKaKinh-KonChưRăng, 45 tỷ đồng Khu du lịch sinh thái Hồ AyunHạ, 64 tỷ đồng Khu du lịch sinh thái Hồ Ia Ly, 48 tỷ đồng. Phát triển hạ tầng đô thị Xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu phố mới, khu chung cư cao tầng… nhằm thay đổi bộ mặt các đô thị theo hướng hài hòa và phát triển bền vững, thu hút nhiều tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư để khai thác quỹ đất đô thị, tạo ra môi trường kinh doanh mới, hình thành thị trường bất động sản và đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị. Theo đó, có kế hoạch cụ thể để sử dụng tiết kiệm quỹ đất đô thị. Đồng thời, việc phát triển các dự án đô thị nhằm góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt, ăn, ở, đi lại cho nhân dân và thúc đẩy quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế đô thị, tạo cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương, tạo thêm nhiều việc làm mới và tăng nguồn thu cho ngân sách. Phát triển các khu đô thị nhằm giải quyết một cách cơ bản về nhu cầu nhà ở, đất ở đô thị, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được đầu tư tương xứng với quá trình đô thị hóa, nâng cao mức sống cho người dân. Phấn đấu đến năm 2010 toàn tỉnh đạt tỷ lệ đô thị hóa khoảng 36%. Đến năm 2015 đạt tỷ lệ đô thị hóa khoảng 42% và đáp ứng cơ bản nhu cầu về chỗ ở của nhân dân tại các đô thị. Đến năm 2020 đạt tỷ lệ đô thị hóa khoảng 46% với dân số đô thị. Từ nay đến năm 2010 hoàn chỉnh các khu đô thị đang triển khai. Đồng thời chuẩn bị một số dự án như: khu đô thị mới Trà Đa, khu suối Hội Phú, khu phố mới Nguyễn Văn Linh. Khu dân cư Cầu số 3, khu đô thị Diên Phú (Pleiku), khu dân cư mới Nguyễn Huệ (Ayun Pa), khu dân cư phường An Bình (An Khê) và một khu dân cư mới tại Chư Sê. Từ năm 2010 đến 2015, tiếp tục hoàn chỉnh các dự án đã khởi công, phát triển tiếp một số khu đô thị tại các phường mới thành lập của thành phố Pleiku và các khu vực Chư Sê, Ayun Pa, An Khê, cửa khẩu Lệ Thanh (Đức Cơ). Tổng diện tích đất thực hiện các dự án trong giai đoạn này khoảng 1.200 ha, với quy mô dân số khoảng 50.000 người. Từ năm 2015 đến 2020, tiếp tục phát triển một số khu đô thị mới ở các trung tâm huyện, thị xã, thành phố. Quy mô thực hiện giai đoạn này khoảng 500 ha với dân số khoảng 20.000 người. Đến năm 2020, trên địa bàn toàn tỉnh sẽ đầu tư xây dựng 17 dự án với tổng diện tích 2.300 ha, quy mô dân số đạt 100.000 người. Đối với các công trình cao tầng trong khu vực trung tâm thành phố Pleiku, tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư để thực hiện các dự án theo đúng định hướng trong quy hoạch. Đẩy mạnh thực hiện một số quy hoạch chỉnh trang đô thị kết hợp với việc sắp xếp lại các khu dân cư hiện có. Phát triển hạ tầng các cụm khu công nghiệp Trên địa bàn tỉnh sẽ xây dựng 5 khu công nghiệp: KCN Trà Đa ở Tp. Pleiku; KCN Tây Pleiku ở huyện Chư Prông; KCN Song An ở thị xã An Khê; KCN Ia Sao ở thị xã Ayun Pa và KCN Chư Sê ở huyện Chư Sê với diện tích giai đoạn 2006-2015 là 507,8 ha và giai đoạn 2015-2020 là 1.144,7 ha. Ngoài ra còn có 24 cụm CN-TTCN tập trung ở hầu hết các huyện của tỉnh với tổng diện tích giai đoạn 2006-2015 là 968,4 ha và giai đoạn 2015-2020 là 1.148,4 ha. Quy hoạch xây dựng các khu cụm công nghiệp phải gắn với quy hoạch xây dựng nhà ở, khu dân cư tập trung, thuận lợi về giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, đảm bảo tuyệt đối về các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, xử lý chất thải, không gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến các vùng xung quanh và sức khỏe của người lao động trong khu cụm công nghiệp, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. + Vùng I: Đây là vùng trọng tâm, bao gồm: Thành phố Pleiku là trung tâm cấp tỉnh và là trung tâm của khu vực Bắc tây Nguyên, sẽ nâng cấp xây dựng lên đô thị loại II; Thị trấn Chư Sê (nâng cấp thành thị xã) là đô thị trọng tâm vùng phía Tây Nam; Các đô thị hỗ trợ cho TP. Pleiku là các trung tâm huyện, trung tâm xã của các huyện Chư Păh, Đắc Đoa, Chư sê. + Vùng II: Gọi là Vùng kinh tế đô thị Đông Tây, bao gồm thị xã An Khê và cửa khẩu Đức Cơ. Hỗ trợ cho đô thị cửa khẩu Đức Cơ là thị trấn Chư Ty (cách cửa khẩu khoảng 20 km). Vùng kinh tế đô thị Đông Tây còn có các thị trấn, các trung tâm xã, của các huyện Đức Cơ, Chư Prông, Ia Grai, Mang Yang, An Khê, Kông chro và Kbang. Dân số đô thị vùng này khoảng 14-15 vạn dân vào năm 2020. + Vùng III: Là vùng kinh tế đô thị Đông Nam, với trung tâm là thị xã Ayun Pa. Dự kiến dân số của đô thị này đến năm 2020 là khoảng 6,5 vạn dân. Ngoài ra, vùng này còn có các thị trấn, thị tứ, thuộc thị xã Ayun Pa và các huyện Ia Pa, Chư A Thai, Krông Pa là các đô thị và điểm đô thị vệ tinh cho thị xã trung tâm Ayun Pa. dân số của đô thị này đến năm 2020 là khoảng 7 - 8 vạn dân. Quá trình đô thị hóa của tỉnh Gia Lai đến năm 2020 sẽ có 1 thành phố, 3 thị xã và 19 thị trấn là trung tâm huyện lỵ với dân số đô thị khoảng 722.000 người. Sự phát triển các đô thị và đô thị hóa sẽ thúc đẩy quá trình phát triển công nghiệp, dịch vụ và công nghiệp hóa nông thôn. Quá trình này, đến lượt nó lại dựa vào vùng nguyên liệu và khu vực nông thôn sẽ mở rộng sức hút và thị trường tiêu thụ, tạo thêm các cơ hội việc làm phi nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân. Khi thu nhập nông thôn tăng, nhu cầu về các dịch vụ và sản phẩm phi nông nghiệp cũng sẽ tăng theo. Khu vực đô thị lại hình thành và hỗ trợ trực tiếp cho phát triển kinh tế nông thôn, chuyển đổi nền kinh tế khu vực theo hướng tạo ra các sản phẩm có giá trị cao hơn, cũng như tạo việc làm cho lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn, góp phần trực tiếp việc giảm nghèo cho vùng nông thôn. Kinh tế đô thị cần phát triển mạnh các ngành dịch vụ như thương mại, dịch vụ, ngân hàng, bưu chính viễn thông, công nghiệp... Bảng 2.8: Dự báo một số chỉ tiêu của đô thị 2005 2010 2015 2020 Tốc độ tăng bình quân (%) 06-10 11-15 16-20 I. Diện tích đất ở (ha) 1. Toàn tỉnh 13.428 14.923 16.860 2. Đô thị 3.215 4.012 5.120 Tỷ lệ 2/1 (%) 23,9 26,9 30,4 II. Dân số chung (người) 1.134 1.265 1.411 1.569 2,21 2,20 2,15 Dân số đô thị (người) 311 456 593 722 7,95 5,39 4,02 Tỷ lệ đô thị/chung (%) 27,4 36 42 46 III. GDP chung (tỷ đồng) 3.560 6.519 11.747 20.245 12,90 12,50 11,5 GDP đô thị (tỷ đồng) 1.600 3.690 7.580 15.000 18,20 15,50 11,5 Tỷ lệ đô thị/chung (%) 44,9 56,6 64,5 81,7 IV. GDP/người chung (triệu đồng) 3,15 5,1 8,3 12,9 10,8 10,9 11,5 GDP/đô thị 5,0 8,1 12,8 20,8 9,9 9,5 10,2 Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể Gia Lai đến 2020 Đối với khu vực đô thị cần thực hiện quá trình quy hoạch xây dựng thị xã, thị trấn một cách đồng bộ, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, phù hợp với khả năng nguồn vốn, khả năng quản lý và quy mô đô thị. Quy hoạch xây dựng đô thị phải cố gắng tận dụng tối đa và phát huy được các công trình hiện có, thể hiện được nét văn minh, hiện đại và bản sắc truyền thống của dân tộc, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh, của huyện, có tầm nhìn xa, đảm bảo được an ninh quốc phòng, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường đô thị, đảm bảo tỷ lệ cây xanh, công viên cây xanh, tạo không khí mát mẻ, môi trường trong lành phục vụ đời sống cộng đồng khu vực đô thị. Phát triển các lĩnh vực xã hội: Về y tế: Tập trung đầu tư để nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; đầu tư hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc gia các trạm y tế xã, phường, thị trấn. Tiếp tục tập trung vốn để cải tạo, mở rộng, nâng cấp và bổ sung trang thiết bị cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh, và các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện để cơ bản đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Đầu tư nâng cấp, xây dựng các Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện. Xây mới các bệnh viện chuyên ngành như: Bệnh viện Lao và bệnh phổi; Bệnh viện Nhi và phụ sản; Bệnh viện Da liễu. Nâng cấp trường Trung học y tế thành trường Cao đẳng Y tế. Về giáo dục đào tạo Giáo dục mầm non: Đến năm 2020 có 99% trẻ 5 tuổi được học một năm mẫu giáo chuẩn bị vào lớp 1. Giáo dục phổ thông: Khuyến khích mở rộng các loại hình trường lớp bán trú. Thực hiện xã hội hoá giáo dục; lập quy hoạch, kế hoạch chuyển các cơ sở công lập sang thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy biên chế và tài chính. Nâng cao chất lượng giáo dục dạy và học, phấn đấu năm 2020, có trên 75% số trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia, có 99% trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học và trung học cơ sở. Tỷ lệ trẻ em người dân tộc trong độ tuổi được đến trường tiểu học là 90% và trung học cơ sở là 85%. Về văn hóa, thông tin và thể thao - Văn hóa truyền thông: Đến năm 2015 có 100% số xã có nhà rông văn hoá hoặc cụm sinh hoạt văn hoá vui chơi giải trí ở các trung tâm văn hoá, cụm dân cư. Mỗi nhà rông là một nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, xem video, đọc sách báo, xem văn nghệ, trạm truyền thanh, cụm panô tuyên truyền, tổ chức lễ hội truyền thống và hội họp của Đảng, chính quyền, đoàn thể… Giai đoạn 2011-2015 có 100% huyện thị trên địa bàn tỉnh có trung tâm văn hoá thông tin và thể dục thể thao, từng bước có đầy đủ các chức năng bao gồm: nhà văn hoá thông tin, thư viện, đội thông tin lưu động, đội văn nghệ quần chúng, đội video nghiệp dư, phòng trưng bày triển lãm thông tin cổ động, sân vận động và công viên, khuôn viên với các phương tiện tổ chức vui chơi giải trí cho người cao tuổi, thanh thiếu nhi. Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu chính về văn hoá truyền thông ĐV DK 2010 2015 2020 Tốc độ tăng b/q (%) 06-10 11-15 16-20 -Tổng số sách trong thư viện (tỉnh) 1000 bản 423,5 643 878 11,57 8,7 6,45 -Số xã có bưu điện văn hoá xã Xã 209 209 209 - - - -Tỷ lệ làng được công nhận là làng VH % 75 87 100 25.08 3.01 2.82 -Tỷ lệ đạt chuẩn gia đình văn hoá 85 92 95 - 1.60 0.64 -Tỷ lệ hộ được nghe đài % 100 100 100 2.13 0.00 0.00 -Tỷ lệ hộ được xem truyền hình % 95 98 100 3.50 0.62 0.40 -Tỷ lệ người tham gia luyện tập TDTT % 23 28 33 6,48 4,01 3,03 Nguồn: Sở VH – TT tỉnh Gia Lai Thư viện tỉnh từng bước được hiện đại hoá, trở thành thư viện khoa học tổng hợp. Dự báo năm 2015 thư viện tỉnh có 643 nghìn bản sách và năm 2020 có 878 bản sách. Phát triển hệ thống thư viện tỉnh, huyện, các tủ sách ở các xã, phường. Dự kiến đến năm 2010, 100% huyện, thị trên địa bàn tỉnh Gia Lai có thư viện. Ước thực hiện, đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh cũng có 100% xã có bưu điện văn hoá xã. Và tỷ lệ làng được công nhận là làng văn hoá năm 2010 là 75%. Phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 87% làng được công nhận là làng văn hoá và năm 2020 sẽ đạt 100% làng được công nhận là làng văn hoá. Cùng với sự phát triển đi lên về kinh tế xã hội, đời sống vật tinh thần của người dân từng bước được nâng lên, trình độ dân trí được cải thiện, đời sống của người dân ngày càng hướng đến văn minh hơn - hiện đại hơn. Do vậy, tỷ lệ đạt chuẩn gia đình văn hóa trên địa bàn tỉnh cũng ngày một tăng. Dự báo đến năm 2015 tỷ lệ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hoá là 92% và đạt 95% vào năm 2020. Trong kỳ quy hoạch, xã hội hóa văn hoá thông tin được đẩy mạnh và phát triển hơn các giai đoạn trước. Do vậy các hiệu sách trên địa bàn tỉnh sẽ ngày càng nhiều. Ngoài các hiệu sách ở thành phố Pleiku sẽ phát triển các hiệu sách ở thị xã và các huyện, mỗi huyện có ít nhất một cửa hàng sách và một số quầy bán sách, hàng lưu niệm, văn hoá phẩm. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu sưu tầm di sản văn hóa của các dân tộc trong tỉnh, tăng cường điều tra, khai quật, hoàn thiện bản đồ khảo cổ học Gia Lai, biên soạn Địa Chí Gia Lai. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hoá thông tin trên địa bàn tỉnh sẽ được tăng cường. Trường trung học văn hoá nghệ thuật của tỉnh phát triển lên thành trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật; công tác nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn và giảng dạy các bộ môn nghệ thuật dân gian truyền thống được chú trọng; đào tạo đội ngũ cán bộ, văn nghệ sĩ và cán bộ văn hóa thông tin đáp ứng nhu cầu của tỉnh. - Phát thanh truyền hình Trong thời gian tới, phát thanh truyền hình được phủ sóng khắp địa bàn tỉnh, hướng đến ngày càng nâng cao về chất lượng phủ sóng phát thanh truyền hình trên địa bàn tỉnh, đồng thời nâng cao chất lượng của toàn bộ hệ thống. Nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hoá của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn bằng việc đẩy mạnh công tác xây dựng các điểm nghe, xem chương trình phát thanh truyền hình ở các vùng đồng bào dân tộc. Phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ người được nghe đài trên địa bàn tỉnh đạt 100%. Năm 2010 số người được xem truyền hình là 95%, phấn đấu đến năm 2015 đạt 98%, năm 2020 là 100%. - Thể dục thể thao: Gia Lai là tỉnh có hoạt động thể dục thể thao phát triển khá mạnh so với cả nước. Trong kỳ quy hoạch tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa thể dục thể thao như: Phát triển thể dục thể thao quần chúng, thể thao nghiệp dư trong các đối tượng ; địa bàn; trước là trong thanh niên, thiếu niên, lực lượng vũ trang. Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất trong trường học. Chú trọng đúng mức phát triển thể dục thể thao vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa và tích cực bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc. Phát triển các tổ chức xã hội về thể dục thể thao và nâng cao năng lực tổ chức điều hành hoạt động của các Liên đoàn, Hội thể thao của tỉnh. Phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước và các Liên đoàn, Hội thể thao. Chuyển giao hoạt động tác nghiệp về thể dục thể thao cho các tổ chức xã hội và các cơ sở ngoài công lập. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thể dục thể thao, triển khai đề án phát triển thể dục thể thao theo tinh thần Nghị quyết 05/2001/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của chính phủ. Phát triển thể thao thành tích cao trên cơ sở các môn thể thao của tỉnh có ưu thế như : Bóng đá, điền kinh, các môn võ thuật… và tăng cường hệ thống đào tạo vận động viên trẻ, mở rộng qúa trình chuyên nghiệp hóa thể thao thành tích cao. Coi trọng phát triển khoa học thể dục thể thao. Mở rộng giao lưu hợp tác với các tỉnh thành trong nước và quốc tế. Tăng cường công tác xây dựng, nâng cấp sân vận động các huyện, thị xã, thành phố, hướng đến ngày càng hoàn thiện cơ sở hạ tầng thể dục thể thao từ cấp cơ sở. kế hoạch của tỉnh là hoàn thành khu liên hợp thể dục thể thao giai đoạn 2005 đến năm 2020. Đến năm 2020 diện tích đất cơ sở dành cho hoạt động thể dục thể thao của tỉnh là 1.500 ha, bình quân 7,21m2/người. Dự báo cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc luyện tập thể dục thể thao đối với sức khỏe con người ngày càng sâu sắc, do đó tỷ lệ người tham gia luyện tập thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Ước tính đến năm 2010, tỷ lệ người tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên trên địa bàn tỉnh là 23%. Đến năm 2015 tỷ lệ người tham gia luyện tập thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh là 28,0%, năm 2020 là 33,0%. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai Năm 2010, năm cuối thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2006-2010 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010, việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển sẽ tiếp tục có ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của kế hoạch 5 năm và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Ban chỉ đạo tỉnh yêu cầu hoạt động đầu tư XDCB năm 2010 phải làm tốt hơn năm 2009, cả về khối lượng, tiến độ và chất lượng.Trên tinh thần đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện trình Thủ tướng ban hành một Chỉ thị để chỉ đạo thống nhất việc tăng cường quản lý đầu tư và xây dựng. Chỉ thị sẽ đưa ra các nhiệm vụ trực tiếp, cụ thể đối với các ban, ngành, địa phương cũng như từng đơn vị triển khai dự án để đảm bảo mục tiêu xuyên suốt là huy động tối đa các nguồn vốn phục vụ đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư theo đúng tinh thần Nghị quyết Quốc hội và Chính phủ. Trong đó, nhấn mạnh tới 3 nhiệm vụ trọng tâm, đòi hỏi các ban, ngành, địa phương và các đơn vị thực hiện sớm, quyết liệt và trách nhiệm: Thứ nhất, trong tháng 3 hoàn tất việc phân bổ và thông báo kế hoạch vốn năm 2010 tới đơn vị cơ sở. Yêu cầu nguồn vốn  đúng mục tiêu, công trình đã quy hoạch, lên kế hoạch, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, ưu tiên những công trình cấp bách, có khả năng sớm đưa vào sử dụng, góp phần quan trọng phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Thứ hai, rút kinh nghiệm năm 2009, ngay từ đầu năm các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án ngay từ quá trình chuẩn bị đầu tư, tư vấn, đấu thầu trên tinh thần phân cấp, nâng cao trách nhiệm từng khâu. Các cấp chính quyền và chủ đầu tư nhanh chóng tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, vốn đối ứng trong nước đối với các dự án, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách, vốn ODA để bảo đảm giải ngân tối đa nguồn vốn này. Thứ ba, về vấn đề vốn, yêu cầu các lĩnh vực phải rà soát lại trên tinh thần sử dụng hết số vốn đã phân bổ. Hai vướng mắc lớn trong vấn đề này phải được xử lý sớm là cơ chế điều chỉnh tổng mức đầu tư và kế hoạch bổ sung vốn ứng trước đối với các dự án cấp bách đang dở dang và có khả năng hoàn thành sớm. Cũng cần nhấn mạnh, một trong những vấn đề hết sức quan trọng của công tác đầu tư XDCB hiện nay cũng như thời gian tiếp theo là việc tạo ra các cơ chế để huy động tối đa, hiệu quả các nguồn vốn xã hội, giảm dần sự phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách. Trong 2 năm 2009, 2010, nguồn vốn ODA đã cam kết cho Việt Nam rất lớn, và vốn ODA dành cho khu vực Tây nguyên trong đó có tỉnh Gia Lai cũng tăng dần lên hàng năm, nên phải chuẩn bị tốt các dự án, nguồn vốn đối ứng để giải ngân hiệu quả, tranh thủ thêm nguồn vốn mới, nhất là các lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, dự án hạ tầng giao thông. Mặt khác, trong tất cả các lĩnh vực XDCB, khuyến khích và đẩy nhanh triển khai các dự án BOT, BT, PPP, mở rộng đầu tư các nguồn nước ngoài. Xem xét cơ chế bảo lãnh cho cả doanh nghiệp ngoài xã hội mua thiết bị hay phát hành trái phiếu, tạo điều kiện để huy động đa dạng hóa vốn. Các ngân hàng tiếp tục các cơ chế tạo thuận lợi, dễ dàng cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn hơn. Để đạt được những thành quả theo nhiệm vụ đã được đặt ra theo kế hoạch, trong thời gian sắp tới Gia Lai cần áp dụng một số giải pháp sau đây vào trong thực tiễn một cách hợp lý và có hiệu quả: Qui hoạch đầu tư theo ngành, địa phương nằm trong qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Xây dựng chiến lược, quy hoạch đầu tư theo từng ngành ,từng địa phương nằm trong chiến lược, qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từ đó xác định danh mục các dự án ưu tiên. Rà soát, điều chỉnh và bổ sung qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo hướng: xây dựng tỉnh Gia Lai cơ bản thành tỉnh công nghiệp. Căn cứ vào đặc điểm và thực tiễn phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Chú trọng việc khai thác thị trường tiêu thụ nông sản, đề xuất các giải pháp thúc đẩy mạnh dịch vụ và các cơ chế chính sách hỗ trợ nhà nước nhằm phát triển hấp dẫn các nhà đầu tư như: nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm, định hướng sản xuất kinh doanh, cho thuê đất, cho vay vốn ưu đãi,… Nghiên cứu mô hình phát triển kinh tế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, phân tích và dự báo xu thế phát triển kinh tế - xã hội, hoạch định cơ chế phù hợp đảm bảo cho nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh ổn định có hiệu quả và cân đối. Tăng cường chất lượng nghiên cứu chiến lược, qui hoạch, kế hoạch trung và ngắn hạn đối với ngành, lãnh thổ để làm kế hoạch hàng năm.Qui hoạch, kế hoạch phải phù hợp với qui hoạch, kế hoạch của cả nước, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh nhà, có mối liên hệ mật thiết với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh liền kề để có thể tận dụng được những chính sách ưu tiên của tỉnh bạn. Đổi mới công tác kế hoạch hóa và chủ trương đầu tư của các dự án Công tác kế hoạch hoá vừa là nội dung, vừa là công cụ để quản lý hoạt động đầu tư. Trong nền kinh tế thị trường công tác kế hoạch hoá có vai trò rất quan trọng. Nếu buông lỏng công tác kế hoạch hoá, thì thị trường sẽ phát triển tự do, thiếu định hướng gây ra những tác động tiêu cực, tác động xấu đến nền kinh tế Kế hoạch hoá phải quán triệt những nguyên tắc -Kế hoạch hoá phải xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế -Kế hoạch hoá đầu tư phải dựa vào các định hướng phát triển lâu dài của đất nước, phù hợp với các quy định của pháp luật -Kế hoạch hoá phải dựa trên khả năng huy động các nguồn lực trong và ngoài nước -Kế hoạch hoá phải có mục tiêu rõ rệt -Kế hoạch hoá phải đảm bảo được tính khoa học và tính đồng bộ -Kế hoạch hoá phải có tính linh hoạt kịp thời -Kế hoạch phải có tính linh hoạt gối đầu -Kế hoạch hoá phải kết hợp tốt kế hoạch năm và kế hoạch dài hạn. -Kế hoạch hoá phái có độ tin cậy và tính tối ưu -Kế hoạch đầu tư trực tiếp phải được xây dựng từ dưới lên -Kế hoạch định hướng của nhà nước phải là kế hoạch chủ yếu Gia Lai cần phải tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế vào công tác kế hoạch hoá. Đề khu vực kinh tế tư nhân có thể tham gia vào công tác kế hoạch hoá phải có sự chỉ đạo và hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chức năng. Trước hết khuyến khích thành lập các tổ chức, sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng, giao thông vận tải, xây dựng hoặc thành lập các câu lạc bộ chủ doanh nghiệp tư nhân, câu lạc bộ doanh nghiệp trẻ. Từ các tổ chức này sẽ bầu ra những người có năng lực và trình độ để tham gia và các cơ quan địa phương, khi tham gia vào hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế, chính sách, kế hoạch ngắn trung và dài hạn, các cơ quan chức năng gửi cho họ những bản dự thảo để họ tham dự. Về chủ trương đầu tư -Nhiều cấp có thẩm quyền khi ra quyết định đầu tư thiếu chính xác phải điều chỉnh, bổ sung, Để nâng cao trách nhiệm khi ra quyết định, về chủ trương đầu tư phải cân nhắc tính toán kỹ lưỡng, có tính hiệu quả lâu dài và các nhân tố ảnh hưởng rồi mới ra quyết định là có nên đầu tư vào dự án hay không. Dự án này đem lại hiệu quả gì, nghĩa là phải phân tích cụ thể, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án,xem xét tính khả thi và lập dự án một cách chi tiết với mọi khía cạnh rồi từ đó mới bỏ vốn để đầu tư . Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, chống thất thoát lãng phí vốn đầu tư Xây dựng cơ bản Để thực hiện điều này cần phải quán triệt nội dung sau - Khi xây dựng các dự án phải đúng các chủ trương đầu tư thì mới quyết định đầu tư . - Nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trong hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản . - Đảm bảo chính xác trong thiết kế: trong khâu này cần có tổ chức chuyên môn có tư cách pháp nhân, uy tín nghề nghiệp lập theo tiêu chuẩn của nhà nước ban hành. Thực tế có rất nhiều công trình xấu, kém chất lượng do lỗi của nhà thiết kế. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng thất thoát lãng phí nguồn vốn đầu tư Xây dựng cơ bản . -Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu Khi tổ chức đấu thầu và xét thầu phải căn cứ vào quy chế đấu thầu về quản lý đầu tư và xây dựng , được ban hành trong nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000. Phải thực sự khách quan và công khai mở thầu. Không được tổ chức đấu thầu một cách hình thức như một màn kịch dựng sẵn, từ đó ép giá chủ đầu tư . Cải tiến thủ tục gọn nhẹ, quy định trách nhiệm và quyền hạn cụ thể của chủ đầu tư và cơ quan chủ đầu tư. Phải thực hiện đúng quy trình, làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, thiết kế dự toán, xây dựng giá chuẩn để làm căn cứ tổ chức đấu thầu một cách hiệu quả. Đồng thời chấn chỉnh lại các tổ chức tư nhân nhận thầu xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị, các tổ chức tư vấn nhằm đảm bảo khả năng tham gia đấu thầu của các nhà thầu phù hợp với năng lực và kỹ thuật và tài chính của mình. Đối với công tác chỉ định thầu, cần thực hiện lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán thật chính xác, sau đó lựa chọn những nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và uy tín để thực hiện thi công dự án. Tránh trường hợp chỉ định các nhà thầu không đủ năng lực mà do quen biết hoặc qua hình thức hối lộ để được làm chủ thầu. Tăng cường công tác thanh tra , giám sát chặt chẽ công tác đấu thầu đồng thời sử phạt thật nghiêm minh đối với các tổ chức , cá nhân có hoạt động sai trái với quy định của nhà nước trong quy chế đầu tư và xây dựng . Quy định trách nhiệm rõ ràng của các cơ quan thẩm quyền trong quá trình cấp phát vốn đầu tư. Trong thực tế nhiều dự án đến thời gian thực hiện thi công mà không đảm bảo tiến độ được, nguyên nhân này do công tác cấp phát vốn chậm trễ, thủ tục quá nhiều, cơ quan chủ quản duyệt thiết kế, kỹ thuật dự toán chậm. Đề khắc phục cần quy định rõ trách nhiệm từng khâu, từng mắt xích cụ thể và có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Có như vậy thì bố trí kế hoạch mới khớp với thực tế thi công và tiến độ thực hiện dự án được duyệt. Chấn chỉnh và tăng cường kỷ luật trong khâu giám sát thi công , nghiệm thu thanh quyết toán công trình. Chế độ hiện hành quy định khi công trình ,dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng, chậm nhất là 6 tháng chủ đầu tư phải quyết toán để đánh giá và bàn giao tài sản cho đơn vị sử dụng . Trong thực tế nhiều công trình dự án của các ngành , các địa phương chú trọng tới công tác này nhưng hiện nay nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ lâu nhưng chưa được quyết toán. Do vậy, cần quy định chế độ, trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với công tác này trên các mặt. Đôn đốc và chỉ đạo công tác quyết toán cả về nội dung và thời gian. Thẩm tra quyết toán trước khi phê duyệt đảm bảo về thời gian và chất lượng công tác quyết toán công trình là cơ sở để thanh toán khối lượng thực hiện. Việc thanh toán khối lượng thực hiện phải đầy đủ kịp thời sát với khối lượng đã được quyết toán, thanh toán dứt điểm tránh kéo dài thời gian thi công của các công trình. Nâng cao công tác huy động vốn đầu tư + Vốn ngân sách Nhà nước: là nguồn vốn quan trọng quyết định những công trình có ý nghĩa kinh tế - xã hội theo phương hướng, mục tiêu đề ra. Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh bao gồm vốn của tỉnh, trung ương. Đây là một trong những nguồn vốn để giải quyết đầu tư phát triển. Các công trình thuộc đối tượng đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn còn rất lớn. Trong thời gian tới, sản xuất phát triển sẽ góp phần tăng thu ngân sách. Cần phấn đấu gia tăng nguồn thu bằng cách thu thuế và lệ phí trên cơ sở thực hiện đúng, đầy đủ luật ngân sách Nhà nước, luật thuế. Tỷ lệ từ ngân sách tỉnh và Trung ương chiếm 17% giai đoạn 2011-2015 và 15% giai đoạn 2016-2020. Tuy số tương đối giảm, nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên nhiều. Chính sách hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn ngân sách - Cần ưu tiên thỏa đáng nguồn vốn cho các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án tập trung khai thác lợi thế, tiềm năng của tỉnh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm nghiệp. - Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với một số lĩnh vực như: khai hoang xây dựng đồng ruộng; giống cây trồng, vật nuôi; thực hiện chính sách hỗ trợ tấm lợp để cải thiện nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc và hộ gia đình chính sách thực sự có khó khăn về nhà ở. Chính sách định canh, định cư, ổn định dân di cư tự do, phát triển vùng kinh tế mới. + Huy động vốn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh và vốn trong dân: Tạo môi trường chính sách thuận lợi, kích thích phát triển các doanh nghiệp tư nhân: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; củng cố và xây dựng các hợp tác xã, phát triển mạnh mẽ loại hình kinh tế trang trại và kinh tế cá thể... nhằm huy động tổng lực các nguồn lực trong nhân dân, khai thác hợp lý, tối ưu các nguồn vốn để phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt vốn trong dân. Đây là một giải pháp quan trọng nhất nhằm giải quyết vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh. Với phương châm”Nhà nước và nhân dân cùng làm”, cần thực hiện xã hội hoá các công trình cơ sở hạ tầng như đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng, đường dây điện vào hộ tiêu thụ... Tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn, 53,0% giai đoạn 2011-2015 và 56,0% giai đoạn 2016-2020. Nguồn vốn này phát huy hiệu quả công trình vốn ngân sách Nhà nước đầu tư để thực hiện đồng bộ với các công trình của Nhà nước. + Vốn của các doanh nghiệp Nhà nước: Tổng vốn đầu tư từ doanh nghiệp gồm tất cả các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư trên địa bàn. Đối với tỉnh Gia Lai đây là nguồn vốn có thể huy động được khi tập trung xây dựng các cụm công nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác. Vốn của các doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011-2015 chiếm 3% và giai đoạn 2016-2020 chiếm 1% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội. + Vốn tín dụng: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế vay vốn để phát triển sản xuất. Cần có cơ chế chính sách vay vốn ưu đãi đối vùng khó khăn, với các dự án quan trọng. Giai đoạn 2011-2015 chiếm 25% và giai đoạn 2016-2020 chiếm 23% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. + Huy động vốn ngoài nước: Với quan điểm tranh thủ tối đa ngoại lực, cần tranh thủ nguồn vốn phát triển chính thức (ODA) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tỉnh Gia Lai là một tỉnh nghèo, cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Vì vậy cần có chính sách để thu hút vốn từ bên ngoài. Tỷ lệ vốn FDI và ODA giai đoạn 2011-2015 chiếm 2% và giai đoạn 2016-2020 chiếm 5% tổng số vốn đầu tư. Cố gắng giải ngân nhanh, quản lý và sử dụng tốt, có hiệu quả các nguồn vốn FDI và ODA đã và sẽ có trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng của ban quản lý công trình Ban quản lý công trình là người đại diện cho chủ đầu tư không phải là chủ đầu tư đích thực , nên thiếu sự ràng buộc về trách nhiệm quản lý tài sản , bảo toàn vốn khi dự án đi vào hoạt động từ tình hình này cần chấn chỉnh và quản lý chủ đầu tư theo các mặt: Tổ chức lại ban quản lý dự án , đảm bảo là chủ đầu tư thực sự phải gắn trách nhiệm trong quá trình sử dụng vốn đầu tư , quản lý tài sản khi dự án kết thúc. Quy định nghĩa vụ , chức danh của chủ đầu tư . Xác định trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư đối với các hoạt động từ khâu đầu tới khâu cuối . Trong điều kiện hiện nay, trình độ khoa học và kỹ thuật phát triển mạnh mẽ , do đó sự lạc hậu về công nghệ và tri thức ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế , kiện toàn việc tổ chức ban quản lý dự án còn gắn với công tác đào tạo cán bộ trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực phục vụ cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản Hoạt động đầu tư rất phức tạp và đa dạng , liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp , nhiều lĩnh vực . Vì vậy cán bộ, công nhân lao động trong Xây dựng cơ bản cần phải có khả năng đào toạ kỹ , hoàn thành tốt nhiệm vụ vụ được giao. Ở bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào con người vẫn là trung tam của mọi sự phát triển , nhất là thời đại ngày nay , thời đại công nghiệp hoá- hiện đại hoá , việc chăm lo đầy đủ con người là đảm bảo chắc chắn cho sự phồn vinh và thịnh vượng. Công nghiệp hoá-hiện đại hoá và cách mạng về con người là hai mặt của quá trình thống nhất . Đầu tư Xây dựng cơ bản là một lĩnh vực có vị trí quan trọng trong việc tạo đã cho phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá , theo chủ trương chính sách của Đảng . Thực hiện tốt quá trình đầu tư Xây dựng cơ bản sẽ đem lại được hiệu quả cao nhất . Muốn thế phải tăng cường đào tạo lại cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra những con người tri thức có kinh nghiệm trong lĩnh vực Xây dựng cơ bản . Đào tạo gắn liền với giáo dục với ý thức để tăng cường sự hiểu biết về pháp luật, về những quy chế trong đầu tư xây dựng của nhà nước đặt ra, bên cạnh đó tuyên truyền, phổ biến cho mọi người thấy được vai trò của đầu tư Xây dựng cơ bản . Vì vậy, phải tăng cường chi vốn đầu tư Xây dựng cơ bản cho công tác giáo dục và đào tạo. Tổ chức, tạo điều kiện cho cán bộ, lao động nâng cao trình độ. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư và chất lượng cấp giấy phép đầu tư Thẩm định dự án đầu tư được tiến hành đối với tất cả các dự án thuộc mọi nguồn gốc , thuộc các thành phần kinh tế đặc biệt là các dự án đầu tư Xây dựng cơ bản . Tất cả các dự án đầu tư có xây dựng đều phải thẩm định về qui hoạch xây dựng , các phương án kiến trúc , công nghệ , sử dụng đất đai , tài nguyên , bảo vệ môi trường sinh thái,….Các dự án cần được đánh giá tính hiệu quả của dự án trên hai phương diện : hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội; đánh giá tính khả thi của dự án : đây là mục đích hết sức quan trọng trong thẩm định dự án . Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có tính khả thi . Tại các cơ quan tiến hành thẩm định , cần nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực của đội ngũ cán bộ . Thường xuyên cập nhật các thông tin về các văn bản pháp luật mới của chính phủ để tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu mới . Không ngừng học hỏi các kiến thức mới , kinh nghiệm mới ở các tỉnh bạn và ở nước ngoài. Một số kiến nghị Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế - xã hội ở tỉnh Gia Lai phát triển khá nhanh và tương đối ổn đinh, Xây dựng cơ bản phát triển mạnh , huy động được nhiều nguồn vốn phục vụ cho đầu tư Xây dựng cơ bản góp phần tạo ra của cải vật chất , góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế , cơ cấu ngành nghề , cơ cấu lao động tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một sô tiềm năng rất thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh chưa được khai thác tốt. Em có một số kiến nghị sau: Sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hơn , tránh đầu tư dàn trải , gây lãng phí vốn đầu tư . Thực hiện tốt công tác đấu thầu, tránh tình trạng móc ngoặc dẫn đến ép giá chủ đầu tư , hoặc nhà thầu năng lực kém vẫn trúng thầu. Tập trung khai thác tiềm năng du lịch Đẩy mạnh xây dựng và phát triển các khu đô thị mới, xây dựng các cụm , các khu công nghiệp ở những nơi nhiều tài nguyên như An Khê, Ayun Pa, Kbang, Khu công nghiệp Trà Đa…. Thực hiện một cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư rộng mở hơn, tạo môi trường hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư . KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng về đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Gia Lai-giải pháp nhằm hoàn thiện.doc