MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
CHƯƠNG I: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU 1
I. Khái Quát hệ thống nhiên liệu Detroit Diesel 1
II. Các bộ phận trong hệ thống. 2
1. Thùng chứa nhiên liệu. 2
2. Bơm tiếp vận nhiên liệu 3
2.1. Cấu tạo : 4
2.2. Nguyên lý làm việc : 4
3. Bộ làm mát nhiên liệu 5
4. Lọc nhiên liệu 5
4.1. Lọc sơ cấp 6
4.1.1. Cấu tạo 6
4.1.2. Nguyên lý làm việc 6
4.2. Lọc thứ cấp 7
4.2.1. Cấu tạo : 7
4.2.2. Nguyên lý làm việc: 7
III. Hệ thống EUI 8
1. Cấu tạo chung của hệ thống EUI 8
1.1. Sơ đồ tổng quát. 8
1.2. Sơ đồ cấu tạo kim UI. 9
2. Nguyên lý làm việc cơ bản của kim phun UI. 10
2.1. Thời kỳ hút. 10
2.2. Thời kỳ khởi phun. 11
2.3. Thời kỳ phun 12
2.4. Thời kỳ dứt phun. 13
3. Đồ thị thể hiện các thời kỳ. 14
IV. Các loại kim EUI dùng trong Detroit Diesel 15
1. Kim EUI có van điều khiển nằm bên ngoài thân kim. 15
1.1. Cấu tạo. 15
1.2. Nguyên lý hoạt động 16
1.2.1. Thời kỳ nạp 16
1.2.2. Thời kỳ khởi phun 17
1.2.3. Thời kỳ phun 18
1.2.4. Thời kỳ chấm dứt phun 19
2. Kim EUI có van điều khiển nằm bên trong thân kim 19
2.1. Giới thiệu kim UI – N3 19
2.1.1. Ưu điểm 20
2.1.2. Chức năng 20
2.2. Cấu tạo. 21
2.3. Quá trình hoạt động. 22
2.4. Đồ thị diễn biến quá trình làm việc. 24
2.5. Lắp đặt và bảo dưỡng kim. 24
2.5.1. Qui trình tháo kim phun. 25
2.5.2. Chén lót đót kim. 26
2.5.3. Qui trình lắp kim. 28
2.6. Bảng giá trị điều chỉnh chiều cao kim và khe hở supap của Detroit Diesel. 35
CHƯƠNG II: HỆ THỐNG DDEC 37
I. Bộ điều khiển bằng điện tử ECM 37
1. Tổng quan về ECM 37
2. Cấu tạo của bộ điều khiển điện tử. 38
2.1. Bộ nhớ: Bộ nhớ trong ECM chia làm 4 loại: 38
2.2. Bộ vi xử lý 39
2.3. Đường truyền 39
3. Cấu trúc bộ điều khiển điện tử 40
4. Mạch giao tiếp vào/ra (I/O). 41
4.1. Bộ chuyển đổi A/D. 41
4.2. Bộ đếm. 42
4.3. Bộ nhớ trung gian. 42
4.4. Bộ khuếch đại. 42
4.5. Bộ ổn áp. 43
4.6. Mạch giao tiếp ngõ ra. 43
II. Hộp điều khiển ECM Detroit Diesel 44
1. ECM 44
2. Sơ đồ điều khiển 45
III. Các cảm biến. 46
1. Vị trí các cảm biến trên động cơ Detroit Diesel series 60. 46
2. Cảm biến nhiệt độ. 47
2.1. Cấu tạo 47
2.2. Nguyên lý hoạt động: 47
3. Cảm biến vị trí bàn đạp ga. 48
3.1. Cấu tạo. 48
3.2. Nguyên lý hoạt động: 48
4. Cảm biến vị trí trục khuỷu, trục cam. 49
4.1. Cấu tạo: 49
4.2. Nguyên lý hoạt động: 49
5. Cảm biến áp suất đường ống nạp. 51
5.1. Cấu tạo: gồm 2 đĩa silicon, buồng áp suất được chế tạo như nhình vẽ 51
5.2. Nguyên lý hoạt động: 51
6. Cảm biến cháy. 52
6.1. Cấu tạo. 52
6.2. Nguyên lý hoạt động: 52
IV. Kiểm tra chẩn đoán lỗi. 53
1. Sơ đồ mạch. 53
2. Bảng mã lỗi DDEC II. 55
3. Bảng mã lỗi DDEC III/IV. 56
4. Bảng mã lỗi của DDEC V. 58
Chương III: HỆ THỐNG TUẦN HOÀN KHÍ XẢ 59
I. Hoạt động – chức năng của hệ thống. 59
II. Cấu Tạo Hệ Thống : 60
1. Cấu tạo: 60
2. Chức năng của các bộ phận trong hệ thống EGR 63
2.1. Turbo tăng áp VNT (Variable Nozzle Turbocharger). 64
2.1.1. Hoạt động Turbo tăng áp điều khiển cánh VNT. 64
2.1.2. Hiện tượng “ì turbo tăng áp”. 65
2.1.3. Turbo tăng áp điều khiển cánh. 65
2.1.4. Các kết quả của việc có thể điều chỉnh cánh quạt VNT. 68
2.2. Van EGR. 69
2.2.1. Truyền động van EGR (thiết bị điều khiển van EGR). 70
2.2.2. Các thành phần van EGR 71
2.3. Bộ phận làm mát ERG 72
2.4. Cảm biến áp suất Đenta/ cảm biến nhiệt độ EGR 73
2.4.1. Cảm biến áp suất Đenta. 73
2.4.2. Cảm biến nhiệt độ EGR. 74
2.5. Ống phân phối EGR/ Bộ hòa trộn 75
2.6. Máy bơm nước lưu lượng cao. 75
3. CÁCH THỨC. 76
3.1. CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG. 76
3.2. HỆ THỐNG ERG. 77
3.2.1. Chế độ tăng. 77
3.2.2. Chuyển từ chế độ tăng sang chế độ EGR 78
3.2.3. Van ERG và dẫn động khí nén. 79
3.2.4. Sự làm mát ERG. 79
3.2.5. Sự định lượng ERG. 80
4. Mã lỗi. 81
5. Chẩn đoán - DDDL/ Lưu nhanh: 88
5.1. Làm việc với DDDL Snapshot: 89
5.2. Sử dụng Snapshot điều khiển chạy lại: 91
Chương IV: HỆ THỐNG KIỂM SOÁT KHÍ THẢI 2010 95
I. Các bộ phận chính của hệ thống: 95
1. Thùng chứa chất xúc tác: 97
2. Cơ cấu điều khiển chính: 100
2.1. DCU: 100
2.2. Hộp cảm biến: 101
2.3. Cơ cấu chấp hành: 101
3. Cơ cấu xúc tác: 102
3.1. DOC ( Diesel Oxidition Catalyst): 102
3.2. DPF ( Diesel Particulate Filter): 103
3.3. SCR ( Selective Catalyst Reduction): 104
II. Một số dạng hộp phổ biến của BlueTec: 106
1. Loại một hộp: 106
1.1. Một số ưu điểm: 106
1.2. Kết cấu: 107
2. Loại hai hộp. 109
2.1. Loại hai hộp thẳng đứng (2V): 109
2.2. Loại 2 hộp đứng/nằm (2VH): 110
III. Đồng hồ báo chất xúc tác/ Đèn báo. 111
IV. Các cảm biến. 113
1. Cảm biến Nox: 113
2. Cảm biến nhiệt độ: 113
3. Cảm biến áp suất: 114
File rất lớn: gồm Bản thuyết trình bằng PP + Word
Bạn download về và giải nén ra
129 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5182 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Viết về đầu kéo detroit diesel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g để cảm nhận nhiệt độ chất làm mát động cơ, khí nạp nhiên liệu,… Nhiệt trở bán dẫn được làm từ kim loại có hệ số nhiệt điện trở âm NTC, Khi làm từ kim loại NTC thì giá trị điện trở của nhiệt trở bán dẫn sẽ giảm khi nhiệt độ tăng. Sự thay đổi giá trị điện trở sẽ ảnh hưởng đến tín hiệu điện gởi cho máy tính, nhiệt trở bán dẫn được cung cấp điện áp ổn định (5v) nhờ một ổn áp và nối tiếp với một điện trở hạn dòng, giửa hai đầu nhiệt trở có một bộ ghi nhận giá trị sụt áp và chuyển đổi thành tín hiệu số đưa về máy tính, khi lạnh giá trị điện trở của cảm biến cao nên độ sụt áp lớn, giá trị sụt áp lớn sẽ báo cho máy tính biết là môi chất còn lạnh, khi môi chất nóng lên điện trở của cảm biến giảm và độ sụt áp sẽ nhỏ lại báo cho máy tính biết là môi chất đang nóng lên.
Cảm biến vị trí bàn đạp ga.
Cấu tạo.
Sử dụng loại cảm biến chiếc áp ( thay đổi giá trị điện trở)
Góc đạp: 30° - 45°
Điện áp đầu ra:
0.5 - 4.5
Hình 2.19
Nguyên lý hoạt động:
Chiết áp là loại biến trở dùng để ghi nhận vị trí và hướng chuyển động của một cơ phận để báo cho máy tính, chiết áp có ba đầu dây nối. Đầu thứ ba là đầu tín hiệu nó lướt tự do trên điện trở. Khi dây tín hiệu lướt tự do trên điện trở thì điện áp tín hiệu ra sẽ thay đổi. Cảm biến vị trí bàn đạp ga và vị trí van định lượng luôn là loại chiết áp. Tại mọi thời điểm máy tính đều cần biết vị trí và hướng chuyển động của chân ga và van định lượng, chân ga và van định lượng được liên kết cơ khí với dây tín hiệu. Một đầu kia cung cấp điện áp ổn định 5 volts từ máy tính, đầu còn lại nối mass qua máy tính, khi trục bàn đạp hay trục dẩn động van định lượng xoay thì địên áp dây tín hiệu ra sẽ thay đổi báo cho máy tính biết đang tăng tốc hay đang giảm tốc.
Cảm biến vị trí trục khuỷu, trục cam.
Cấu tạo:
Cảm biến vị trí trục khuỷu
Cảm biến vị trí trục cam
Hình 2.30
Giá lắp.
Giấc cấm
Đầu cảm ứng.
Bên trong cảm biến gồm có cuộn dây cảm ứng, nam châm vĩnh cữu và các vấu răng bằng sắt.
Nguyên lý hoạt động:
Là loại cảm biến từ trở, khi các răng của đĩa cảm nhận ra xa khỏi cực từ thì từ trường trong cuộn dây cảm ứng sẽ yếu. Lý do của từ trường bị yếu là khe hở không khí có từ trở lớn, khi răng đi về gần cực từ hơn thì khe hở không khí giảm xuống từ trường tập trung đi qua cuộn dây. Khi từ trường đi qua cuộn dây các đường sức sẽ cảm ứng trong cuộn dây một điện thế cảm ứng, khi răng nằm đối diện cực từ thì từ trường tập trung cao nhất điện thế cảm ứng sẽ bằng 0, khi răng di chuyển xa cực từ thì khe hở không khí tăng lên từ trường bị phân tán, điện áp cảm ứng sẽ có chiều ngược lại trong cuộn cảm. Sau cùng khe hở không khí quá lớn từ trường trở nên yếu và ổn định vì thế không có điện áp sinh ra trong cuộn cảm ứng,
Hình 2.31
Tín hiệu cảm ứng xoay chiều này được sử dụng để kích thích các thiết bị trên động cơ, cảm biến từ trở được dùng để xác định vị trí của trục khuỷu, trục cam, vận tốc quay của động cơ. Đĩa cảm nhận được lắp ở đầu cốt máy động cơ và có số răng một phần hai số xilanh động cơ. Cảm biến đọc vị trí sẽ được lắp ở phía trên đĩa cảm nhận. Máy tính sẽ đếm xung điện áp cảm ứng khi các răng đi qua đầu cảm biến. Từ các xung này mà máy tính biết được vị trí của trục khuỷu và số vòng quay của động cơ. Máy tính sẽ lấy thông tin nhận được này để điều chỉnh góc phun sớm.
Cảm biến áp suất đường ống nạp.
Cấu tạo: gồm 2 đĩa silicon, buồng áp suất được chế tạo như nhình vẽ
Hình 2.33: Cảm biến áp suất khí nạp DD series 60
Hình 2.32: Sơ đồ cấu tạo.
Nguyên lý hoạt động:
Cảm biến dùng để đo áp suất đường ống nạp. Cảm biến này cung cấp thông tin cần thiết cho máy tính điều khiển phun sớm. Cảm biến này là một tụ điện có điện dung thay đổi. Hộp tụ điện có cấu tạo bởi hai tấm silicon tách rời và được bọc thành buồng kín. Ở mổi tấm silicon có nối với một điện cực và được thiết kế chúng có sự di chuyễn đến gần hay xa nhau dưới tác dụng của áp suất. Khi chúng dịch chuyễn đến gần nhau thì điện dung của tụ tăng lên do khoảng cách xuống (do điện dung tụ điện phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai bản tụ ). Giá trị thay đổi về điện dung được bộ chuyễn đổi ghi nhận và chuyễn tín hiệu đến cho máy tính.
Cảm biến cháy.
Cấu tạo.
1
2
Hình 2.34
Mạch photo transitor
Sợi dây quang
Nguyên lý hoạt động:
Khi nhiên liệu được đốt cháy trong buồng đốt với nhiệt độ cao làm cho sợ quang nung nóng và phát sáng truyền đến photo transitor 2. Photo transitor này thu nhận cường độ tín hiệu sáng của sợi dây quang thực hiện đóng ngắt dòng điện và gửi tín hiệu về ECM so sánh với góc độ phun sớm tự động và điều chỉnh cho thích hợp.
Kiểm tra chẩn đoán lỗi.
Sơ đồ mạch.
Cảm biến
oxy
Giao diện
module
Cảm biến
vị trí bơm ga
Nhiệt độ và áp suất
supap nạp
Khí thải
Van PSV
ống venturi
Áp suất nhiên liệu
Không khí nạp
Áp suất
khí trời
Nhiệt độ khí nạp
Các tín hiệu khác
UI
Cảm biến nhiệt
độ khí thải
Lọc không khí
Turbo
Hình 2.35: Sơ đồ DDEC IV
Hình 2.36
DDDL
6 tín hiệu đầu ra
Nhận chuyển
đổi tín hiệu
Chuyển đổi
tín hiệu
Tay ga
Dữ liệu
data
Thiết
bị phụ
Cổng chuẩn đoán
Đồng hồ tốc độ xe
Cảm biến
mực nước làm mát
9 tín hiệu
đầu vào
Đồng hồ tốc độ động cơ
Đèn báo phanh động cơ
Đèn báo lỗi
ECM tổng
Bàn đạp ga
Đọc dữ liệu Data
Cảm biến tốc độ xe
Công tắt
chính
ECM con
Hình 3.37
Bảng mã lỗi DDEC II.
Mã lỗi
Mô tả
11
Điều chỉnh điện áp đầu vào quá thấp.
12
Điều chỉnh điện áp đầu vào quá cao.
13
Mức điện áp đầu vào cảm biến nhiệt độ nước làm mát quá thấp.
14
Điện áp đầu vào cảm biến nhiệt độ dầu bôi trơn hoặc nước làm mát quá cao
15
Điện áp đầu vào cảm biến nhiệt độ dầu bôi trơn hoặc nước làm mát quá thấp.
16
Mức điện áp đầu vào cảm biến nhiệt độ nước làm mát quá thấp.
21
Điện áp đầu vào bàn đạp ga quá cao.
22
Điện áp đầu vào bàn đạp ga quá thấp.
23
Điện áp đầu vào cảm biến nhiệt độ nhiên liệu quá cao.
24
Điện áp đầu vào cảm biến nhiệt độ nhiên liệu quá thấp.
25
Không có lỗi
31
Lỗi trên đầu ra thiết bị phụ
32
Lỗi ECM
33
Điện áp đầu vào turbo quá cao.
34
Điện áp đầu vào turbo quá thấp.
35
Điện áp đầu vào cảm biến áp suất nhớt cao.
36
Điện áp đầu vào cảm biến áp suất nhớt thấp.
41
Lỗi mạch xung thời gian.
42
Lỗi đồng hồ cảm biến xung
43
Nước làm mát thiếu.
44
Nhớt hoặc nước làm mát quá dư
45
Áp suất nhớt thấp.
46
Điện áp thấp
47
Áp suất nhiên liệu cao.
48
Áp suất nhiên liệu thấp.
51
Lỗi EEPROM
52
Lỗi ECM
54
Lỗi cảm biến tốc độ xe
56
Lỗi ECM
58
Đường truyền tín hiệu đầu vào xấu
61, 62, 63, 64, 66, 67,
Thời gian tín hiệu phản hồi quá dài.
65{1}
Lỗi tấm chân ga
71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78
Thời gian tín hiệu phản hồi quá nhanh.
85
Động cơ đạt hơn 2000 vòng/phút trong vòng 2s
{1} Dòng Detroit Diesel năm 1997- 1999.
Bảng mã lỗi DDEC III/IV.
Mã lỗi
Mã FMI/PID/SID
Mô tả
11
187/4
Điện áp đầu vào thấp
187/7
Công tắt chính mất tác dụng
12
187/3
Điện áp đầu vào cao
13
111/4
Điện áp đầu vào cảm biến mực nước làm mát thấp
111/6
Điện áp đầu vào cảm biến mực nước làm mát thêm thấp.
14
52/3
Điện áp đầu vào cảm biến giải nhiệt khí nạp cao
110/3
Điện áp đầu vào cảm biến nhiệt độ nước làm mát cao.
175/ 3
Điện áp đầu vào cảm biến nhiệt độ nhớt cao
15
110/4
Điện áp đầu vào cảm biến nhiệt độ nước làm mát thấp
175/4
Điện áp đầu vào cảm biến nhiệt độ nhớt thấp
52/4
Điện áp đầu vào cảm biến giải nhiệt khí nạp thấp
16
111/3
Điện áp đầu vào cảm biến mực nước làm mát cao
111/5
Điện áp đầu vào cảm biến mực nước làm mát thêm cao.
17
51/3
Điện áp đầu vào cảm biến tấm vi trí chân ga cao.
72/3
Điện áp đầu vào cảm biến vị trí Bypass cao
354/3
Cảm biến độ ẩm mạch điện hư hỏng cao.
18
51/4
Điện áp đầu vào cảm biến chân ga thấp
72/4
Điện áp đầu vào cảm biến vị trí Bypass thấp
354/4
Cảm biến độ ẩm mạch điện hư hỏng thấp
21
91/3
Điện áp đầu vào cảm biến vị trí chân ga cao.
22
91/4
Điện áp đầu vào cảm biến vị trí chân ga thấp
23
65/3
Điện áp đầu vào cảm biến oxy cao
174/3
Điện áp đầu vào cảm biến nhiệt độ cao
24
65/4
Điện áp đầu vào cảm biến oxy thấp
174/4
Điện áp đầu vào cảm biến nhiệt độ thấp
25
-
Không lỗi
26
25/11
Các thiết bị phụ tắt cổng No 1
61/11
Các thiết bị phụ tắt cổng No 2
27
171/1
Điện áp đầu vào cảm biến nhiệt độ môi trường xung quanh cao
P172/3
Điện áp đầu vào cảm biến nhiệt độ khí nạp cao
28
105/4
Điện áp đầu vào cảm biến nhiệt độ khí supap nạp thấp
171/4
Điện áp đầu vào cảm biến nhiệt độ môi trường xung quanh thấp.
172/4
Điện áp đầu vào cảm biến nhiệt độ khí nạp thấp
31
51/…
Lỗi phanh động cơ
32
238/…
Lỗi các đèn báo
33
102/3
Điện áp đầu vào cảm biến Turbo tăng áp cao
34
102/4
Điện áp đầu vào cảm biến Turbo tăng áp thấp
35
100/3
Điện áp đầu vào cảm biến áp suất nhớt cao
36
100/4
Điện áp đầu vào cảm biến áp suất nhớt thấp
37
95/3
Điện áp đầu vào cảm biến hạn chế nhiên liệu cao
94/3
Điện áp đầu vào cảm biến áp suất nhiên liệu cao
38
94/4
Điện áp đầu vào cảm biến áp suất nhiên liệu thấp
95/4
Điện áp đầu vào cảm biến hạn chế nhiên liệu thấp
39
146/…
Lỗi hệ thống EGR
41
21/0
Lỗi xung điện
42
21/1
Lỗi mạch điện
43
111/1
Nước làm mát thiếu
44
52/0
Nhiệt độ bộ giải nhiệt khí nạp cao
P110/0
Nhiệt độ nước làm mát cao
172/0
Nhiệt độ không khí nạp cao
175/0
Nhiệt độ nhớt cao
45
100/1
Áp suất nhớt thấp
46
168/1
Điện áp đầu vào ECM thấp
232/1
Điện áp cảm biến cung cấp thấp
47
94/0
Áp suất nhiên liệu cao
102/0
Áp suất Turbo tăng áp cao
106/0
Áp suất nhiệt độ không khí nạp cap
164/0
Áp suất phun nhiên liệu cao
48
94/1
Áp suất nhiên liệu thấp
404/1
Nhiệt độ Turbo tăng áp đầu ra thấp
106/1
Áp suất nhiệt độ không khí nạp thấp
164/1
Áp suất phun nhiên liệu thấp
411/... , 15./.
Lỗi EGR
49
404/0
Nhiệt độ Turbo tăng áp đầu ra cao
51
404/3
Điện áp đầu vào cảm biến nhiệt độ Turbo cao
52
254/12
Lỗi ECM A/D
53
253/12
Lỗi Ram của ECM
253/2
Lỗi Data của ECM
54
84/12
Lỗi cảm biến tốc độ xe
55
Lỗi mạch điện tử
56
57
58
61
XXX - 0
Thời gian phun dài
62
26/3
Lỗi các thiết bị phụ
26/4
40/3
40/4
40/7
…
63
56/4
Lỗi PWM
64
103/0
Tốc độ của Turbo quá giới hạn
103/8
Cảm biến tốc độ Turbo lỗi
65
107/3
Điện áp đầu vào bầu lọc không khí cao
107/4
Điện áp đầu vào bầu lọc không khí thấp
66
76/0
Lỗi cảm biến kích nổ
76/3
76/4
71
XXX - 1
Thời gian phun ngắn
72
65/0
Lỗi cảm biến oxy
65/1
084/0
Tốc độ động cơ vượt quá giới hạn
75
168/0
Điện áp đầu vào ECM cao
76
121/0
Động cơ vượt tốc với phanh đọng cơ
81 - 82
129/3,…
Lỗi cảm biến nhiệt độ khí thải
83
73/0
Áp suất bơm cao
98/0
Dư nhớt
101/0
Áp suất cacte cao
129/0, …
Lỗi cảm biến khí thải
84
98/1
Thiếu nhớt
101/1
Áp suất cacte thấp
85
190/0
Động cơ vượt tốc
86
73/3
Điện áp đầu vào cảm biến bơm nhiên liệu cao
87
73/4
Điện áp đầu vào cảm biến bơm nhiên liệu thấp
88
109/1
Áp suất nước làm mát thấp
89
111/12
Mạch báo mực nước làm mát lỗi
Bảng mã lỗi của DDEC V.
Mã lỗi của DDEC V hầu như giống với DDEC III/IV chỉ không có mã 17, 18, 23 - 65/3, 24 - 65/4, và bổ sung thêm những mã sau:
Mã lỗi
Mã FMI/PID/SID
Mô tả
13
146/6
Dòng điện đến van EGR cao
16
146/5
Dòng điện đến van EGR thấp
29
404/4
Điện áp đầu vào Turbo tăng áp thấp
Chương III: HỆ THỐNG TUẦN HOÀN KHÍ XẢ
(EGR System :Exhaust gas Recirculation System)
Hoạt động – chức năng của hệ thống.
Khi nhiệt độ của quá trình cháy của động cơ lên đến 25000F thì khí- Nitơ trong không khí sẽ kết hợp với Oxi để tạo nên những Oxyde Nitơ (NOX) khác nhau như: NO, NO2, N2O, N2O5… Vì vậy, cách tốt nhất để giảm lượng NOX là làm giảm nhiệt độ trong động cơ.
Để làm giảm nhiệt độ buồng đốt xuống, ta có thể thực hiện bằng cách dùng một hệ thống để đưa một luồng khí thải nhất định trở lại buồng đốt, hệ thống này được gọi là hệ thống tuần hoàn khí thải (EGR). Lượng khí thải này có các chức năng sau:
Khí thải có nhiệt dung riêng lớn hơn không khí cho nên nó sẽ làm giảm nhiệt độ buồng đốt nếu lượng nhiệt vẫn cao như cũ.
Làm cho hỗn hợp có hàm lượng O2 thấp vì lượng O2 có trong khí thải rất ít.
Làm bẩn hỗn hợp, vì vậy tốc độ cháy sẽ giảm.
Tuy nhiên, lượng khí thải này phải được kiểm soát, điều chỉnh sao cho phù hợp. Vì nếu đưa vào buồng đốt một lượng khí thải quá lớn thì động cơ sẽ hoạt động không ổn định, làm ảnh hưởng đến công suất động cơ.
Do ảnh hưởng của lý do trên, nên lượng khí xả được khống chế bởi van EGR, đồng thời lượng khí xả được đưa vào động cơ phụ thuộc vào hai thông số cơ bản:
Tốc độ động cơ.
Tải động cơ.
Cấu Tạo Hệ Thống :
Cấu tạo:
Hệ Thống EGR có mục đích làm giảm ô nhiễm khí thải theo quy định của cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ EPA (United States Enviromental Protection Agency).
Hình 3.1 Hệ thống EGR
EGR (tuần hoàn khí xả) cho phép một tỷ lệ khí thải hòa trộn trở lại với không khí đi vào từ đường ống nạp. Khí thải sẽ làm loãng không khí nạp bằng cách chiếm chỗ của oxy trong khí nạp . Lượng oxy trong khí nạp giảm sẽ làm quá trình cháy diễn ra chậm hơn và làm giảm nhiệt độ buồng đốt từ đó sẽ làm giảm được lượng NOX
Hình 3.1: Trình bày chức năng của các bộ phận trong hệ thống EGR.
Xem Hình 3.2 và hình 3.3 làm quen với các bộ phận hệ thống EGR.
Hình 3.2
1. Turbo tăng áp VNT (Variable Nozzle Turbine).
6. Ống chữ S.
2. Dù Turbo (bộ phận điều khiển độ mở của các cánh quạt để làm tăng hoặc giảm tốc độ turbo).
Van EGR.
3. Cần kích Van EGR.
Bộ phận làm mát EGR.
4. Cảm biến Sức ép Đenta.
5. Ống phân phối khí cho hệ thống EGR.
Bơm nước.
Hình 3.3
Ống phân phối khí cho hệ thống EGR
Bộ phận hòa trộn khí của hệ thống EGR
Ống nạp.
Cảm biến nhiệt độ không khí đường ống nạp
Cảm biến áp suất khí trời
Cảm biến áp suất tăng áp đường ống nạp
Chức năng của các bộ phận trong hệ thống EGR
Thiết bị biến đổi áp suất đầu ra: Variable Pressure Output Device (VPOD).
Hình 3.4: Van EGR và Hệ thống điều khiển VNT
Có hai thiết bị biến đổi áp suất đầu ra (VPOD) đó là điều khiển Turbo có cánh thay đổi hình học (VNT) và hệ thống EGR. Vị trí đặt của VPOD thì tùy từng điều kiện làm việc của xe. Trong khi Van EGR hoạt động, VPOD cung cấp áp suất đến cơ cấu điều khiển để thay đổi vị trí cánh quạt VNT và vị trí van EGR.
Giao diện VPOD với những hệ thống khác sẽ thấy trong hình 3.4.
Turbo tăng áp VNT (Variable Nozzle Turbocharger).
Hình 3.5: Turbo tăng áp VNT
Hoạt động Turbo tăng áp điều khiển cánh VNT.
Hình 3.6: Hình cắt Turbo tăng áp VNT
Trước đây các loại xe trang bị động cơ diesel thường có khả năng tăng tốc rất kém. Vấn đề này đã được giải quyết với công nghệ turbo tăng áp có thể điều chỉnh các ”cánh điều chỉnh” của bánh turbo, như trên mẫu Detroit Diesel. Bài phân tích dưới đây sẽ giúp chúng ta nắm rõ hơn về công nghệ này.
Hiện tượng “ì turbo tăng áp”.
Với các loại xe sử dụng turbo tăng áp trước đây, khi xe chạy tải nhẹ với số vòng tua thấp, turbo tăng áp chạy cầm chừng, do lưu lượng khí nhỏ nên tuốc bin quay chậm không khí nén nạp không đáng kể.
Cánh bướm ga mở lớn khi bạn ấn bàn đạp ga để tăng công suất và khi đó động cơ sẽ được cung cấp thêm nhiều hỗn hợp và khí thải sẽ thoát ra nhiều hơn dẫn tới bánh turbo quay với tốc độ cao hơn, tăng lượng khí nạp vào động cơ.
Nhưng vấn đề ở đây là khi đạp ga, xe sẽ không đạt công suất kịp thời như ý muốn, tổng thời gian trễ có thể nửa giây hoặc hơn. Tất cả các xe sử dụng turbo tăng áp đều có hiện tượng này và thường được gọi là “tính ì của turbo”. Đây là do quá trình cung cấp trễ từ khi người lái ấn bàn đạp ga tới khi turbo bắt đầu hoạt động nén khí tăng áp cho động cơ. Nó cũng bao gồm thời gian cần thiết cho bộ làm mát trao đổi và làm đầy các ống dẫn, khi có sự thay đổi từ chân không sang áp suất cao.
Để giải quyết vấn đề, ngày nay các nhà sáng chế đưa ra một giải pháp là làm xoay các “cánh điều chỉnh” của bánh turbo mà khí xả sẽ tác dụng vào các cánh này. Cách khác là dùng 2 turbo nhỏ hơn thay thế cho một turbo lớn (các động cơ dùng hai turbo nhỏ hơn gọi là biturbo hay twinturbo). Ở đây chúng ta sẽ trình bày qua nguyên lý hoạt động của loại turbo tăng áp điều chỉnh làm xoay các “cánh điều chỉnh” của turbo được ứng dụng trên động cơ Detroit Diesel Series 60.
Turbo tăng áp điều khiển cánh.
Turbo tăng áp có thể thay đổi góc quay của cánh ngày càng được sử dụng rộng rãi nhằm giảm “sức ì turbo” ở mức nhỏ nhất. Nguyên lý là làm thay đổi góc quay ở các cánh điều chỉnh của tuốc bin mà khí xả sẽ đập vào các cánh này. Điều này giúp tăng áp ở tốc độ thấp và giảm sức ì turbo. Van xả (tránh áp) thì không cần thiết với turbo tăng áp có hình dạng biến đổi, việc dịch chuyển các cánh sẽ điều khiển tốc độ và sự tăng áp của turbo. Turbo có hình dạng biến đổi có tên gọi là VNT (Variable Nozzle Turbine).
Kiểu turbo tăng áp có hình dạng biến đổi này thường có một loạt từ 10 tới 15 cánh di động vòng quanh đĩa turbo. ECU sẽ điều khiển mô tơ bước tác động làm xoay các cánh điều chỉnh của turbo cùng lúc, điều này điều khiển tốc độ turbo tăng dần. Do sự gia tốc làm tăng tốc lực cánh điều chỉnh của turbo, nên tạo ra sự tăng áp lúc đầu nhanh hơn.
Khi xe chạy tải nhẹ với số vòng tua thấp, ECU điều khiển mô tơ bước xoay cánh điều chỉnh của turbo, làm mở một phần cánh làm giảm sự cản trở của khí thải, tránh tạo lên sự nạp không cần thiết. Phần trắng mờ được đóng khung là hình ảnh cánh điều chỉnh của turbo chỉ hé mở khi động cơ hoạt động ở tốc độ thấp.
Hình 3.7: Cánh Turbo hé mở
Hình dưới là trường hợp khi xe chạy tải nhỏ, số vòng tua máy thấp, cánh điều chỉnh của turbo hé mở một phần cho gió qua. Gió lùa qua các cánh điều chỉnh bên ngoài tới các cánh của bánh turbo phía trong, làm quay cánh turbo.
Hình 3.8: Cánh Turbo cho một phần gió qua
Khi người lái cần tăng tốc, đạp ga các cánh bướm ga mở, các cánh di động ở turbo sẽ mở hoàn toàn, khí thải sẽ di chuyển tự do vào trong cánh điều chỉnh của turbo, khi đó tốc độ động cơ và công suất tăng. Trong hình là các cánh điều chỉnh của turbo hé mở hoàn toàn khi động cơ hoạt động ở tốc độ cao.
Hình 3.9: Cánh Turbo mở hoàn toàn
Hình dưới đây là trường hợp khi xe chạy ở tốc độ cao, cánh điều chỉnh của turbo mở hoàn toàn cho luồng khí qua. Khí thải lùa qua các cánh điều chỉnh bên ngoài tới các cánh của bánh turbo phía trong, làm quay cánh turbo với tốc độ cao.
Hình 3.10: Cánh Turbo cho gió qua hoàn toàn
Phương pháp tăng áp turbo này cho phép động cơ có thể thay đổi lưu lượng khí nạp vào động cơ, gia tăng công suất nhanh chóng, loại bỏ sức ì turbo như trên các xe sử dụng turbo thông thường.
Hình 3.11: Hình cắt của bộ phận cánh quạt thay đổi tốc độ Turbo
Các kết quả của việc có thể điều chỉnh cánh quạt VNT.
Tăng cường không khí / tỷ lệ nhiên liệu trong quá trình động cơ tăng tốc.
Cung cấp sự vận hành về mặc cơ khí trong chế độ EGR.
Đóng cửa van nhiều hơn làm tăng tốc độ dòng chảy EGR (PWM% là cao).
Đóng cửa van ít hơn làm giảm tốc độ dòng chảy EGR (PWM% là thấp).
Dự phòng khả năng phanh động cơ được an toàn.
Hình 3.12: Vị trí van VNT điều chỉnh để kiểm soát tốc độ khí xả
Vị trí van VNT trong thời gian động cơ hoạt động.
PWM 7%:
Không có áp lực không khí đến để điều khiển van VNT từ VPOD.
Hạn chế khí thải tối thiểu / tối thiểu dòng chảy EGR trong khi hoạt động ở chế độ EGR.
PWM 50%.
Điều chỉnh áp suất không khí vào thiết bị truyền động VNT từ VPOD.
Vừa hạn chế khí thải.
Tăng lưu lượng EGR trong khi hoạt động ở chế độ EGR.
PWM 90%:
Điều chỉnh áp suất tối đa đến thiết bị truyền động VNT từ VPOD.
Điều chỉnh khí thải hạn chế tối đa / tối đa dòng chảy EGR trong khi hoạt động trong chế độ EGR.
Van EGR.
Vị trí của van được điều khiển bởi DDEC. ECM liên tục giám sát tất cả các phương thức hoạt động chẩn đoán động cơ và thực hiện kiểm tra của RPM, tải, độ cao, nhiệt độ không khí… và sử dụng thông tin này để xác định vị trí van.
Khi van EGR được đóng lại, khí thải từ đường ống thải sẽ đi qua cánh turbin trong turbo và đi ra ngoài hệ thống thải trên đường thải.
Khi van được mở ra, khí thải được dẫn vào trong bộ làm mát EGR, qua các ống phân phối và vào trong đường nạp.
Truyền động van EGR (thiết bị điều khiển van EGR).
Thiết bị truyền động van EGR.
Áp suất không khí từ VPOD.
Hình 3.13: Thiết bị truyền động van ERG.
Van EGR quy định tỷ lệ lưu lượng EGR thông qua áp suất không khí từ VPOD.
Các thành phần van EGR
Hình 3.14
1. Van bướm
2. Chốt cánh tay quay
3. Cần kích hơi
4. Vỏ cần kích
5. Bộ phận kết nối để điều chỉnh
Bộ phận làm mát ERG
Hình 3.15: Bộ phận làm mát ERG
Mục đích cơ bản của bộ phận làm mát EGR (Hình 3.15), là sẽ làm mát khí xả.
Cung cấp một luồng chất lỏng làm nguội để lấy nhiệt ra khỏi khí xả.
Cảm biến áp suất Đenta/ cảm biến nhiệt độ EGR
Cảm biến áp suất Đenta.
1 – Cảm biến áp suất Denta.
2 - Ống Venturi.
Hình 3.16: Ống Venturi.
Đo sự thay đổi áp suất khác nhau qua ống venturi (Kề bên đối với lối thông ra của bộ phận làm mát EGR xem Hình 3.16 xem Hình 3.17) và nhiệt độ của khí thải (xem Hình 3.18) xác định được giá trị khối lượng dòng chảy chính xác.
ECM sử dụng áp suất delta và nhiệt độ khí thải để xác định tỉ lệ của dòng chảy EGR.
Hình 3.17: Cảm biến áp suất Delta
Cảm biến áp suất Đenta đo sự khác nhau về áp suất ngang qua ống venturi trong đoạn ống chuyển đổi.
Cảm biến nhiệt độ EGR.
Cảm biến nhiệt độ EGR nhằm mục đích xác định nhiệt độ EGR và gửi tín hiệu về ECU để EGR tính toán dòng chảy cho van EGR.
Hình 3.18: Cảm biến nhiệt độ ERG
Ống phân phối EGR/ Bộ hòa trộn
Ống phân phối cung cấp đường dẫn cho các khí EGR để chuyển từ bộ phận làm mát EGR đến đường nạp.
Hình 3.19: Khí pha trộn ERG
Bộ pha trộn nơi hoàn thành chu trình EGR ( hình 2-19).
Bộ pha trộn trộn lẫn khí xả và khí trời được cung cấp từ bộ phận nạp và làm lạnh không khí. Một khi không khí đã qua bộ hòa trộn, cổ góp hút hủy bỏ EGR cung cấp hơi đốt bằng nhau tới mỗi xilanh. Cảm biến không khí nạp cảm nhận được lượng khí nạp trong đường ống nạp để giám sát nhiệt độ và áp suất.
Máy bơm nước lưu lượng cao.
Động cơ EGR sử dụng một máy bơm nước lưu lượng cao để cải thiện dòng chất lỏng làm mát cho tản nhiệt bổ sung .
& Ghi chú:
Máy bơm nước lưu lượng cao không thể thay thế bằng một động cơ khác không thuộc hệ thống EGR.
CÁCH THỨC.
CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG.
Chế độ Tăng.
Kiểu tăng khi động cơ đang hoạt động với không có EGR. Van EGR ở vị trí được đóng và những cánh quạt trong turbo tăng áp điều chỉnh đạt được một sự tăng mong muốn.
Sự Chuyển tiếp từ sự Tăng đến chế độ EGR.
Sự chuyển tiếp từ sự tăng đến kiểu EGR khi động cơ đang phát sinh sức mạnh.
Sử dụng sức ép Tăng và DDEC điều van EGR để bắt đầu dòng chảy.
Chế độ EGR.
Chế độ EGR xảy ra khi DDEC cho phép EGR hoạt động tại một nhịp độ mong muốn để duy trì động cơ hoạt động thích hợp. Vị trí van EGR là những cánh quạt được mở trong turbo tăng áp. Điều chỉnh đạt được nhịp độ EGR mong muốn.
Chế độ kiểm soát EGR.
Chế độ kiểm soát EGR xảy ra khi DDEC cảm biến động cơ đang hoạt động bình thường và tất cả thông số động cơ được giới hạn trong phạm vi hiệu chuẩn được xác định bởi các giá trị cảm biến. Những giá trị cho phép DDEC kiểm soát chính xác lưu lượng khí thải.
Sự Chuyển tiếp từ EGR đến sự Tăng.
Sự Chuyển tiếp từ EGR đến Kiểu Tăng xuất hiện khi động cơ đang phát sinh công suất trong khi việc kiểm soát EGR và yêu cầu DDEC đóng van EGR và phát sinh công suất dựa trên áp suất tăng.
Chế độ phanh.
Chế độ phanh xảy ra khi động cơ được hấp thụ năng lượng (công suất) thông qua một thiết bị phanh động cơ. Công suất cho động cơ phanh được thực hiện bằng cách kích hoạt theo ý muốn số xi lanh và điều chỉnh cánh quạt trong bộ turbo tăng áp để đạt được mức độ tăng mong muốn.
Các vị trí van EGR được đóng lại trong chế độ phanh.
Độ cao.
Động cơ sẽ chuyển tiếp giữa EGR và chế độ tăng ở độ cao 6.500ft. Độ cao được xác định bởi các cảm biến khí áp đặt trên động cơ. Xem Hình 2-3.
Trong môi trường xung quanh rất lạnh (tức là <30F) điều kiện động cơ hoạt động trong một " bảo vệ ngưng tụ ". EGR bị vô hiệu hóa trong chế độ này đòi hỏi một tốc độ turbo chậm hơn. Tiếng động cơ sẽ "Khác biệt". Trong suốt chế độ này người vận hành sẽ thấy sự hoạt động tăng thấp hơn so với khi EGR được kích hoạt, tuy nhiên có sự giảm công suất.
HỆ THỐNG ERG.
Trong phần này, màu sắc khác nhau được sử dụng để minh họa cho một chế độ động cơ đặc biệt cho động cơ Series 60. Ý nghĩa của mỗi màu được định nghĩa trong danh sách dưới đây.
Màu Đỏ = Khí xả.
Màu Xanh = Không có dòng EGR.
Màu Xanh lục = Dòng Chất lỏng làm nguội.
Vàng = Phương tiện chuyển tải không khí (VPOD).
Cam = Làm mát bằng không khí.
Chế độ tăng.
Hình: 3.20
Trong suốt chế độ tăng có những hoạt động sau:
Van EGR được đóng
Không có dòng EGR chảy thông qua bộ phận làm mát EGR hay ống phân phối
Vị trí cánh quạt VNT được kiểm soát bởi cổ góp ống hút áp suất tăng và hạn chế bỡi tốc độ turbo tăng áp
Chế độ hoạt động tăng.
Hoạt động điển hình của chế tăng bao gồm:
Sự tăng tốc một phương tiện chuyển tải từ vị trí cố định và sang số nhanh thông qua sự truyền những bánh răng.
Hoạt động phanh động cơ đang diễn ra.
Khi xe vận hành ở độ cao trên 6500 ft.
Sự ẩm ướt cao bao quanh để ngăn ngừa sự ngưng tụ của khí EGR cung cấp hơi đốt trong ống góp hơi nạp (cổ góp ống hút).
Chuyển từ chế độ tăng sang chế độ EGR
Sự Bắt đầu EGR yêu cầu tốc độ động cơ và sức ép tăng tối thiểu (luồng không khí) chuyển sang chế độ EGR không rơi đột ngột trong không khí/ tỷ lệ nhiên liệu.
Số vòng quay nhỏ nhất và cấp tăng đạt được ECM gởi tín hiệu qua PWM 2 để khởi đầu sự mở van bởi việc cung cấp khí áp đến cần kích EGR.
Van ERG và dẫn động khí nén.
Hinh: 3.21
Khí áp cung cấp bởi EGR VPOD tới cần kích EGR mở van bướm.
Một khi van bướm EGR mở, EGR chảy thông qua bộ phận làm mát EGR và vào trong ống cung cấp.
Sự làm mát ERG.
Hình: 3.22
Khí xả vào bộ phận làm mát EGR ở nhiệt độ cao và được làm mát bởi hệ thống làm nguội động cơ để tăng mật độ của khí. Điều này được minh họa bằng hình vẽ dòng chất lỏng làm mát.
Sự định lượng ERG.
Chế độ EGR.
Hình: 3.23
Một khi EGR bắt đầu chảy thông qua bộ phận làm mát EGR và vừa qua ống venturi, cảm biến áp suất Denta sẽ đo những mức áp suất từ hai họng ống venturi. Phép đo của cảm biến Denta phối hợp với cảm biến nhiệt độ EGR từ đó xác định tốc độ dòng chảy EGR.
Điều khiển VNT
Chế độ EGR
Hình: 3.24
Các bộ turbo tăng áp VNT là cơ chế được sử dụng để thay đổi tỷ lệ EGR.
VNT được điều khiển thông qua DDEC các PWM 4 để điều chỉnh áp suất không khí đến thay đổi vị trí các cánh quạt trong bộ turbo tăng áp.
Thay đổi vị trí cánh quạt, hoặc là đóng hoặc mở, kết quả tăng hoặc giảm với tốc độ dòng chảy EGR.
Mã lỗi.
Phần này hỗ trợ các DDEC IV ghi mã số lỗi trong khi vận hành động cơ EGR.
Những mã rắc rối Chẩn đoán (DTC).
Có 3 dạng mã lỗi cơ bản là: Thành phần, Logic và bảo vệ động cơ.
Màu vàng = Cảm biến.
Màu đỏ = Sự bảo vệ.
Màu xanh = Logic
Sự mô tả DDEC IV EGR.
Để đọc mã số, sử dụng phần mềm chuẩn đoán Detroit Diesel Diagnostic Link (DDDL). Các DDDL sẽ hiển thị hoạt động và mã số lỗi không hoạt động được liệt kê trong Bảng dưới đây.
Mã lỗi DDC
PID
SID
FMI
Sự mô tả
11
187
-
4
Điện áp Cảm biến bộ điều chỉnh tốc độ Biến thiên Thấp
12
187
-
3
Điện áp Cảm biến bộ điều chỉnh tốc độ Biến thiên Cao
13
111
-
4
Điện áp vào Cảm biến Mức Chất lỏng làm nguội Thấp
14
110
-
3
Điện áp vào bộ cảm biến nhiệt độ Chất lỏng làm nguội Cao
14
175
-
3
Điện áp vào bộ cảm biến nhiệt độ Dầu Cao
15
110
-
4
Điện áp vào bộ cảm biến nhiệt độ Chất lỏng làm nguội Thấp
15
175
-
4
Điện áp vào bộ cảm biến nhiệt độ Dầu Thấp
16
111
-
3
Điện áp vào Cảm biến Mức Chất lỏng làm nguội Cao
17
354
-
3
Cảm biến độ ẩm tương đối cao
18
354
-
4
Cảm biến bàn đạp ga
21
91
-
3
Điện áp đầu vào bộ cảm biến vị trí bướm ga cao
22
91
-
4
Điện áp đầu vào bộ cảm biến vị trí bướm ga thấp
23
174
-
3
Điện thế cảm biến nhiệt độ nhiên liệu đầu vào cao
24
174
-
4
Điện thế cảm biến nhiệt độ nhiên liệu đầu vào thấp
25
-
-
-
Dự trữ “không mã”
26
-
25
11
Cúp bô không hoạt động
26
-
61
11
Cúp bô không hoạt động
27
105
-
3
Điện áp cảm biến nhiệt độ đầu vào cổ gốp hút cao
27
171
-
3
Điện áp đầu vào cảm biến nhiệt độ không khí cao
28
105
-
4
Điện áp cảm biến nhiệt độ đầu vào cổ gốp hút thấp
28
171
-
4
Điện áp đầu vào cảm biến nhiệt độ không khí cao
29
351
-
4
Mạch cảm biến nhiệt độ bị hỏng
29
404
-
4
Điện áp vào cảm nhiệt độ dầu biến đầu ra thấp
32
-
238
3
Đứt dây SEL
32
-
238
4
Hở mạch SEL
32
-
239
3
Đứt dây CEL
32
-
239
4
Hở mạch CEL
33
102
-
3
Điện áp vào cảm biến Turbo tăng áp cao
34
102
-
4
Điện áp vào cảm biến Turbo tăng áp thấp
35
100
-
3
Điện áp vào Cảm biến áp suất nhớt thấp
36
100
-
4
Điện áp vào Cảm biến áp suất nhớt cao
37
94
-
3
Điện áp vào cảm biến áp suất nhiên liêu cao
38
94
-
4
Điện áp vào cảm biến áp suất nhiên liêu thấp
39
-
146
2
Rò rỉ EGR _ công suất tăng
39
-
146
12
Rò rỉ EGR
39
-
146
7
Van EGR không hoạt động
39
-
147
2
Van VNT không hoạt động
39
-
147
11
Van VNT cực đại
39
-
147
12
Van VNT không hoạt động
39
-
147
14
Dòng chảy EGR quá chậm
39
-
147
7
Van EGR không hoạt động – EGR
41
-
21
0
Cảm biến trục cam
42
-
21
1
Cảm biến trục khủyu
43
111
-
1
Mức Chất lỏng làm mát thấp
44
105
-
0
Nhiệt độ cổ góp ống hút cao
44
110
-
0
Nhiệt độ chất lỏng làm mát cao
44
172
-
0
Nhiệt độ không khí nạp cao
44
175
-
0
Nhiệt độ nhớt cao
-
105
-
14
Nhiệt độ cổ góp giảm
-
110
-
14
Nhiệt độ chất lỏng làm mát giảm
45
100
-
1
Áp suất dầu thấp
46
168
-
1
Điện áp nguồn ECM thấp
46
-
214
1
RTC điện áp nguồn dự phòng thấp
46
-
232
1
Điện áp nguồn cung cấp cho cảm biến thấp
47
102
-
0
Áp suất Turbo tăng áp cao
47
106
-
0
Áp suất không khí nạp cao
48
106
-
1
Áp suất không khí nạp thấp
48
411
-
1
ERG OPD thấp
48
412
-
1
Nhiệt độ EGR thấp
49
404
-
0
Nhiệt độ đầu ra máy nén Turbo cao
51
404
-
3
Điện áp đầu vào cảm biến nhiệt độ ra Turbo cao
52
-
254
12
Chuyển đổi A/D giảm
53
-
253
12
Lối EEROM của ECU
54
84
-
12
Cảm biến tốc độ xe hỏng
55
-
216
14
Lỗi ECM
55
-
231
12
Lỗi kết nối dữ liệu J1939
56
-
250
12
Lỗi kết nối dữ liệu J1587
57
-
249
12
Lỗi kết nối dữ liệu J1922
58
92
-
0
Mômen xoắn đông cơ qúa tải
61
-
xxx
0
Thời gian nhấc kim dài
61
-
1
6
Kim phun 1
61
-
2
6
Kim phun 2
61
-
3
6
Kim phun 3
61
-
4
6
Kim phun 4
61
-
5
6
Kim phun5
61
-
6
6
Kim phun 6
64
103
-
0
Turbo không hoạt động
64
103
-
8
Cảm biến tốc độ vào Turbo hỏng
65
107
-
3
Điện áp cảm biến lọc không khí cao
65
107
-
4
Điện áp cảm biến lọc không khí thấp
66
99
-
3
Điện áp cảm biến lọc dầu cao
66
99
-
4
Điện áp cảm biến lọc dầu thấp
67
106
-
3
Điện áp vào cảm biến áp suất khí nạp cao
67
106
-
4
Điền áp vào cảm biến áp suất khí nạp thấp
67
109
-
3
Áp suất nước làm mát cao
67
109
-
4
Áp suất nước làm mát thấp
68
-
230
5
Hở mạch TPS
68
-
230
6
Ngắn mạch TPS
71
-
xxx
1
Thời gian nhấc kim ngắn
72
84
-
0
Lỗi tốc độ xe (vượt quá tốc độ cài đặt)
72
84
-
11
Lỗi tốc độ xe
73
-
151
14
Hộp số
73
-
226
11
Hộp số
73
-
227
2
Hộp số
73
-
227
3
Hộp số
73
-
227
4
Hộp số
74
99
-
0
Nghẹt lọc dầu
75
168
-
0
Điện áp ECM cao
75
-
214
0
Điền áp RTC cao
75
-
232
0
Điền áp nguồn cao
76
121
-
0
Phanh động cơ hỏng
77
100
-
0
Áp suất dầu động cơ cao
77
102
-
1
Áp suất Turbo thấp
77
108
-
0
Áp suất khí quyển cao
77
108
-
1
Áp suất khí quyển thấp
77
174
-
0
Nhiệt độ nhiên liệu cao
77
354
-
0
Độ ẩm cao
77
354
-
1
Độ ẩm thấp
78
86
-
14
Lỗi thiết bị điều khiển
81
411
-
3
Lỗi cảm biến áp suất Delta
81
412
-
3
Cảm biến nhiệt độ EGR
81
412
-
9
Cảm biến nhiệt độ EGR
82
-
412
9
Cảm biến nhiệt độ EGR
82
-
412
12
Lỗi cảm biến áp suất Delta
82
411
-
4
Lỗi cảm biến áp suất Delta
82
412
-
4
Lỗi cảm biến áp suất Delta
83
73
-
0
Áp suất bơm nước cao
83
411
-
0
Áp suất EGR cao
83
412
-
0
Nhiệt độ EGR cao
85
190
-
0
Động cơ không hoạt động
85
190
-
14
Động cơ không hoạt động
86
73
-
3
Điện áp vào cảm biến áp suất bơm cao
86
108
-
3
Điện áp vào cảm biến áp suất khí trời cao
87
73
-
4
Điện áp vào cảm biến áp suất bơm nước thấp
87
108
-
4
Điện áp vào cảm biến áp suất khí trời thấp
Mã lỗi 39.
Lỗi: SID 146, FMI 7 – van EGR không hoạt động
Cho biết: Dòng chảy EGR được kiểm soát bởi DDEC và nó thì không được phát hiện.
SID 146, FMI 7 sẽ được thiết lập bởi ECM nếu, tín hiệu từ bộ cảm biến áp suất Delta và cảm biến nhiệt độ cho biết dòng chảy EGR là dưới một lưu lượng cho phép khi ECM là trong " chế độ EGR " cho một khoảng thời gian lớn hơn 50 giây.
Nguyên nhân:
Van EGR bị hỏng
Bộ phận làm mát
Lỗi cảm biến áp suất Delta
Van VNT
Rò rỉ tại ống chữ S
Rò rỉ van EGR
Thủng đường ống dẫn khí từ VPOD
Hỏng VPOD
Lỗi: SID146, FMI 2 – rò rỉ EGR
Nguyên nhân:
Van EGR hỏng
Lỗi cảm biến áp suất Delta
Gioắc nối Cảm biến áp suất Delta
Lỗi: SID 147, FMI 7 – van VNT hỏng (chế độ EGR)
Cho biết: Dòng EGR được điều khiển bởi DDEC và nó được phát hiện quá nhiều.
Nguyên nhân:
Van VNT hỏng
Van EGR hỏng
Lỗi cảm biến áp suất Delta
Lỗi: SID 147, FMI 14 – dòng EGR quá chậm
Cho biết: Dòng EGR được điều khiển bởi DDEC và nó phát hiện dòng EGR thì quá chậm.
Nguyên nhân:
Van VNT hỏng
Nước làm mát EGR thiếu
Lỗi cảm biến áp suất Delta
Gioắc nối Cảm biến áp suất Delta
Van EGR hỏng
Rò rỉ van EGR
VOPD hỏng
Rò rỉ tại ống chữ S
Thủng đường ống dẫn khí từ VPOD
Chẩn đoán - DDDL/ Lưu nhanh:
Thiết bị gồm 3 phần chính như sau:
Laptop hay Notebook Computer.
Adapter (kết nối giữa computer và hộp điện ECM).
Phần mềm chẩn đoán. (Diagnostic Software)
Làm việc với DDDL Snapshot:
Tạo một Snapshot:
(DDDL: Detroit Diesel Diagnostic Link)
Thực hiện đúng các bước để mở DDDL và kết nối với động cơ.
Trải Menu Snapshot xuống rồi chọn New Option bằng cách click chuột trái.
Sau khi chọn New Option một cửa sổ Record Snapshot sẽ xuất hiện ở phía trên bên trái màn hình.
Thời gian lưu ( Recorf time) sẽ được tính ngay khi bạn mở cửa sổ New option.
Một vài điểm quan trọng cần nhớ khi thực hiện chức năng này:
Tất cả các thông số được truyền bởi DDEC IV đều được lưu lại.
Mọi mã code xuất hiện trong quá trình sử dụng chương trình đều được tự động đánh dấu.
Thời gian không giới hạn trong quá trình thực hiện, vì vậy để lưu đầy đủ thông tin bạn cần ổ đĩa đủ “lớn”.
Để đánh dấu một mục khác ngoài mã code thì chỉ việc click chuột trái vào hộp Mark User Event Space.
Để chèn thêm ý kiến về snapshot thì click chuột trái vào nút Annotate selection.
Khi hoàn tất quá trình ghi kết quả để lưu lại thì chỉ cần click chuột trái vào nút Stop Recording ESC.
Ngay khi bạn chon Stop Recording ESC option thì một hộp thoại mở ra hỏi liệu bạn có muốn lưu hay không, chọn Yes để lưu. Để loại bỏ các dữ liệu không lưu) thì chọn NO.
Nếu bạn chọn Yes thì một hộp thoại đường dẫn Save As xuất hiện trên màn hình. Bạn chỉ cần chon file để lưu..
Nếu bạn chấp nhận tên như chương trình thì chọn Save.Bạn cũng có thể thay thế tên file bằng cách đặt lại tên cho file. Bạn cũng có thể chọn lại thư mục để lưu.
Sử dụng Snapshot điều khiển chạy lại:
Để thực hiện trở lại quy trình trên vào Snapshot Menu rồi chọn Open. Bạn cần ngắt kết nối với xe trong khi thực hiện lại quy trình.
Một cửa sổ chứ đường dẫn với list những file sẵn sàng cho quá trình làm lại.
& Chú ý: Thư mục mặc định để chương trình Snapshot lưu lại là C:\Detroit Diesel\Diagnostic và có 1 file dịnh dạng .ddl.
Nhấp chọn file bạn muốn mở, khi đó tềnile mà bạn cần sẽ hiển thị trên ô File name.
Click chuột trái vào Open để mở file cần mở.
Sau khi mở Snapshot, thanh điều khiển chạy lại sẽ xuất hiện ở phía dưới màn hình DDDL khi bạn mở.
Khởi động chạy lại bằng cách nhấn nút Play. Nút Play sẽ chuyển thành nút Pause trong khi chạy lại chương trình. Trong quá trình chạy lại( phát lại) thanh trượt phát lại kế bên nút Play/Pause sẽ thay đổi quá trình phát lại, và ô chỉ thị thời gian cạnh đó cũng chỉ thời gian ngay khi bắt đầu quá trình ghi. Khi bạn nhấp nútPlay thì quá trình snapshot bắt đầu ngay tại thời điểm hiện tại và bảng hiển thị cũng sẽ chỉ những giá trị tương ứng. Cửa sổ hiển thị cũng sẽ thay đổi suốt quá trình chạy lại và hiển thị số những số liệu, sự kiện mới nhất.
Muốn ngừng tại một điểm mà bạn quan tâm bằng cách nhấp vào Pause. Bảng hiển thị sẽ chỉ giá trị ngay tại thời điểm quá trình chạy lại ngừng.
Di chuyển đến một thời gian cụ thể trong quá trình phát lại bằng cách kéo nút trượ phát lại. Khi bạn kéo nút trượt thì thời gian cũng sẽ thay đổi theo.
& Chú ý:
Không phải tất cả các cửa sổ DDDL đều có thể kích hoạt lại trong quá trình chạy lại. Bạn không thể truy cập được vào cửa sổ injector response time hoặc the cylinder cutout trong chế độ Snapshot. Một số cửa sổ có thể kích hoạt bao gồm:
Cửa sổ hiển thị thong thường:
Cửa sổ hiển thị chẩn đoán ( Diagnostic Instrumentation Window):
Cửa sổ Graph:
Cửa sổ người sử dụng (User Window):
Cửa sổ bảng mã hư hỏng (Fault Code Window):
Chương IV: HỆ THỐNG KIỂM SOÁT KHÍ THẢI 2010
( BlueTec)
BlueTec là công nghệ kiểm soát khí thải hiện đại của hãng Detroit nhằm phù hợp với tiêu chuẩn khí thải EPA10 ( độ khói 0,01 gam/mã lực-giờ, NOx 0,2 gam /ml-h). Hơn nữa, BlueTec còn giúp nâng cao tính kinh tế của nhiên liệu, hoạt động đơn giản và là một hệ thống có kinh nghiệm với hàng chục nghìn thử nghiệm ở Bắc Mỹ.
Hình 4.1: Tiêu chuẩn EPA về khí thải.
Các bộ phận chính của hệ thống:
Hệ thống gồm 3 thành phần chính:
Bộ phận chứa chất xúc tác (DEF tank).
Cơ cấu xúc tác ( loại một hộp, hai hộp).
Cơ cấu điều khiển chính: điều khiển hệ thống hoạt động phù hợp tiêu chuẩn EPA10.
Hình 4.2:Sơ đồ khối
Sơ đồ hệ thống.
Hình 4.3
Hình 4.4: Các bộ phận chính của hệ thống.
Thùng chứa chất xúc tác:
Thùng chứa chất xúc tác (DEF tank) có công dụng chứa chất xúc tác (Urea), bơm chất xúc tác đến bộ định lượng, lọc chất xúc tác, … Trên đó có các chi tiết như lọc, bơm, phao áp suất …(Hình bên dưới).
Hình 4.5: Thùng DEF
Hình 4.6: Bơm DEF.
Chất xúc tác (Urea) chứa trong bình có công dụng là sẽ bị “thủy phân” thành amoniac (NH3) trên ống hòa trộn sau đó sẽ kết hợp với NOx có trong khí thải để tạo thành nitơ và nước trước khi được thải ra môi trường.
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng, nhà sản xuất đã cho ra đời nhiều kích cỡ bình chứa phù hợp.
Bảng tiêu chuẩn thùng chứa DEF:
Cỡ thùng DEF
(Galon)
Thùng nhiên liệu
(galon)
Quãng đường đi tiêu chuẩn (dặm)
6
100
1800
13
200
3900
23
Hơn 300
6900
Hình 4.7
Hình 4.8 : Ba loại thùng chứa DEF.
Vị trí thùng chất xúc tác và hộp ắc-quy trên xe:
Vị trí thùng chứa chất xúc tác chỉ là ở bên trái của phương tiện.
Vị trí tiêu chuẩn của thùng chứa chất xúc tác là sau hộp chưa ắc-quy.
Tuỳ chọn vị trí thùng chứa chất xúc tác phía trước hoặc sau thùng nhiên liệu.
Hình 4.9 : Thùng chứa chất xúc tác cạnh hộp chứa Ắc-quy.
Hình 4.10: Vị trí trên xe.
Cơ cấu điều khiển chính:
Cơ cấu điều khiển chính bao gồm: DCU (Dosing Control Unit) bộ điều khiển định lượng, hộp cảm biến, các cơ cấu chấp hành.
DCU:
Một số xe còn dùng ECU động cơ làm chức năng định lượng. DCU có chức năng thu thập thông tin về hệ thống (nhiệt độ, nồng độ NOx, áp suất trước sau bộ xúc tác…). Từ đó tính toán lượng chất xúc tác cần cho hệ thống rồi điều khiển cơ cấu chấp hành (bộ định lượng) phun lượng chất xúc tác theo yêu cầu.
Hộp cảm biến:
Hộp cảm biến bao gồm các cảm biến như: cảm biến NOx, cảm biến nhiệt độ khí thải, cảm biến áp suất,… Tất cả chúng có chức năng ghi nhận các thông tin, thông số về hệ thống sau đó gửi thông tin đó về DCU xử lí.
Hình 4.11: Hộp cảm biến.
Cơ cấu chấp hành:
Là bộ định lượng chất xúc tác. Nó có công dụng là nhận tín hiệu điều khiển của DCU để phun chất xúc tác vào buồng hòa trộn để “thủy phân” thành NH3. Ngoài ra còn có vòi phun nhiên liệu vào ống xả trước bộ xúc tác DOC, DPF và một bơm nhiên liệu bơm nhiên liệu đến vòi phun.
Cơ cấu xúc tác:
Cơ cấu xúc tác gồm có 3 thành phần: DOC, DPF và SCR:
Hình 4.12: Cơ cấu xúc tác.
DOC ( Diesel Oxidition Catalyst):
Hình 4.13: Khí thải sau khi qua bộ xúc tác DOC.
DOC có công dụng khử CO, và HC có trong khí thải. DOC chỉ hoạt động tốt trong vùng nhiệt độ khoảng 650 độ C vì thế trước bộ DOC cần có một cảm biến nhiệt độ, một vòi phun nhiên liệu cháy trên ống thải để có thể nâng nhiệt độ bộ DOC lên đồng thời đốt cháy một phần CO, HC và một phần bồ hóng trong khí xả. Vỏ bộ DOC thường là gốm còn lõi là một cấu trúc phức tạp dạng tổ ong tạo bởi những kim loại quý như: platinum (Pt), Palladium, Rhodium, Cerium… Chính các kim loại quý này là chất xúc tác cho phản ứng khử CO và HC:
CO + ½ O2 à CO2
[HC] + O2 à CO2 + H2O
DPF ( Diesel Particulate Filter):
Hình 4.14: Lọc DPF
DPF có công dụng khử khói đen (bồ hóng) có trong khí thải. DPF cũng có cấu trúc dạng tổ ong bằng gốm có công dụng giữ lại và đốt cháy các hạt bụi khi đi qua nó từ đó khí thải sẽ sạch hơn.
Phía trước và sau DPF đều có các cảm biến áp suất để nhận biết hệ số cản của DPF. Khi làm việc lâu ngày DPF có khả năng bị nghẹt. Vì thế thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của nó. Việc tháo DPF ra khỏi hệ thống khá dễ dàng mà không phảo tháo rã các chi tiết khác. Khi DPF bị nghẹt chỉ việc tháo rời, kiểm tra, làm sạch hoặc thay thế.
Hình 4.15: Bộ xúc tác DOC và bộ lọc DPF
Hình 4.16: Cảm biến áp suất DPF.
SCR ( Selective Catalyst Reduction):
SCR là bộ xúc tác nhằm chuyển hóa khí NOx độc hại có trong khí thải (bao gồm NO và NO2 ) thành khí nitơ (N2) và nước (H2O) nhờ một chất xúc tác đó là khí amoniac (NH3) khan, dung dịch nước amoniac, hoặc urea. Khi dùng Urea làm chất xúc tác thì sản phẩm là nitơ và CO2.
Hình 4.17: Sau khi qua bộ xúc tác SCR khí thải sạch hơn với nitơ, nước.
Một số lợi ích khi dùng bộ xúc tác SCR:
Nâng cao tính kinh tế nhiên liệu: So với thế hệ 2007 thì tính kinh tế của nhiên liệu tốt hơn từ 3-5%. Còn nếu so với các động cơ chỉ sử dụng hệ thống luân hồi khí thải (EGR) thì con số đó từ 5-9%. Vì vậy có thể nói bộ xúc tác SCR là hệ thống xúc tác khí thải đầu tiên đem đến những lợi ích về tính kinh tế.
Nâng cao chất lượng khí thải: Công nghệ SCR cho phép khí thải đạt tiêu chuẩn EPA10 ( 0.2g NOx/ ml.h) vì thế động cơ có thể phù hợp với nhiều tiêu chuẩn khí thải khắt khe nhất.
Rất tiện lợi khi sử dụng: Việc có ít các hoạt động tái sinh trong hệ thống làm cho hệ thống hoạt động dễ dàng, linh hoạt hơn. Thực tế cho thấy việc cung cấp chất xúc tác bằng DEF là một việc đơn giản ít ảnh hưởng đến các hoạt động của phương tiện.
SCR là hệ thống được minh chứng là hoạt động hiệu quả: Với hơn 600000 xe đang hoạt động của châu Âu và rất nhiều thử nghiệm tại Hoa Kỳ cho thấy một sự tin tưởng vào công nghệ BlueTec trên thế giới.
Trong hệ thống kiểm soát khí thải BlueTec mặc dù dùng Urea làm xúc tác nhưng thực sự chất xúc tác là NH3 vì trước khi đi vào bộ xúc tác SCR urea đã bị “thủy phân” tại buồng trộn thành amoniac.
Phản ứng làm giảm NOx xảy ra khi hỗn hợp khí thải và chất xúc tác đi vào buồng bộ SCR.
Phương trình phản ứng xảy ra trong bộ xúc tác:
4NO + 4NH3 + O2 → 4N2 + 6H2O
2NO2 + 4NH3 + O2 → 3N2 + 6H2O
NO + NO2 + 2NH3 → 2N2 + 3H2O
Với một số phản ứng phụ:
2 SO 2 + O 2 → 2 SO 3
2 NH 3 + SO 3 + H 2 O → (NH 4 ) 2 SO 4
NH 3 + SO 3 + H 2 O → NH 4 HSO 4
Khi sử dụng trực tiếp Urea làm chất xúc tác thì ta có phản ứng sau:
4NO + 2(NH2)2CO + O2 → 4N2 + 4H2O + 2CO2
Như vậy, sau khi khí thải đi qua các bộ lọc thì khí thải sẽ thân thiện với môi trường hơn, phù hợp với các tiêu chuẩn khí thải hiện có.
Sau bộ xúc tác SCR còn có một cảm biến NOx. Nó có công dụng xác định xem trong khí thải trước khi thải ra môi trường còn NOx hay không và gửi về DCU từ đó DCU điều khiển định lượng chất xúc tác cũng như các yếu tố khác như nhiệt độ cho phù hợp hơn.
Một số dạng hộp phổ biến của BlueTec:
Hãng Detroit Diesel đưa ra 3 kiểu tùy chọn cho khách hàng lựa chọn theo nhu cầu của từng người đó là: loại một hộp, loại 2 hộp đứng, loại hai hộp đứng/nằm.
Trên mỗi hộp đều tích hợp đầy đủ các bộ phận của hệ thống kiểm soát khí thải Blue Tec.
Hình 4.18
Loại một hộp:
Một số ưu điểm:
Kết hợp DOC, DPF, bộ định lượng DEF, bộ xúc tác SCR trong một hộp đơn giản.
Tính kinh tế của nhiên liệu tốt hơn trong khi đòi hỏi về tiết kiệm nhiên liệu là một đòi hỏi cấp bách.
Hình 4.19: Loại một hộp.
Kết cấu:
Sơ đồ sau đây minh họa đường lưu thông của khí thải thông qua DOC và DPF. Sau đó, nơi chất xúc tác đi vào ống thủy phân và cuối cùng là phản ứng khử các chất độc có hại trong khí thải trong bộ xúc tác SCR. Có hai dòng khí song song (ATD & SCR chất xúc tác) trở lại làm giảm sức cản cho động cơ làm tăng hiệu suất nhiên liệu.
Hình 4.20: Sơ đồ hệ thống loại một hộp.
Hình 4.21: Một số vị trí hệ thống kiểm soát khí thải loại 1 hộp trên xe.
Loại hai hộp.
Loại hai hộp thẳng đứng (2V):
Hình 4.22: Hệ thống loại hai hộp thẳng đứng.
Ưu điểm:
Giải pháp này làm sàn xe thoáng hơn.
Dung tích thùng nhiên liệu lớn hơn.
Hình 4.23: Vị trí hệ thống 2V trên xe.
Loại 2 hộp đứng/nằm (2VH):
Loại này cũng có ưu điểm là giúp cho dung tích thùng nhiên liệu lớn hơn
Hình 4.24: Vị trí hệ thống 2VH trên xe.
Đồng hồ báo chất xúc tác/ Đèn báo.
Hình 4.25
Đèn báo chất xúc tác (DEF) tích hợp trên đèn báo mức nhiên liệu của động cơ. Đèn báo chất xúc tác có công dụng báo cho người sử dụng biết tình trạng chất xúc tác có trong bình chứa. Sở dĩ điều này là cần thiết vì khi chất xúc tác cạn kiệt thì hệ thống gần như không còn tác dụng lọc khí NOx nữa vì vậy cần theo dõi lượng chất xúc tác có trong hệ thống và bổ sung kịp thời.
Lưu ý: Hệ thống này sử dụng cho những động cơ Diesel chỉ sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp.
Đèn báo chất xúc tác có 4 mức cùng với một đèn vàng.
Hoạt động:
Mức Urea trong thùng
Đèn báo mức Urea
( Sáng)
Đèn vàng
(DEF lamb)
75%- 100%
4 đèn xanh
Tắt
50%-75%
3 đèn xanh
Tắt
25%-50%
2 đèn xanh
Tắt
10%-25%
1 đèn xanh
Tắt
5%-10%
1 đèn vàng
Sáng
0%-5%
Đèn đỏ chớp
Chớp
Ngoài ra khi bình chứa chất xúc tác không còn Urea thì đèn cảnh báo cũng sẽ sáng lên báo hệ thống đang có lỗi. Sau khi báo tình trạng của hệ thống động cơ sẽ tự tắt máy khi bình chứa chất xúc tác cạn hoặc trong bình chứa chất xúc tác có chất lỏng không đúng quy cách. Vì vậy có một chú ý đối với các tài xế là không tự tiện đổ các chất lỏng không đúng quy cách vào thùng chứa chất xúc tác.
Sau khi cảnh báo hệ thống sẽ tự giới hạn tốc độ xe xuống còn 5 dặm/giờ cho đến khi:
Bổ sung đầy lượng chất xúc tác, nhiên liệu.
Xe dừng hơn một giờ.
Sau khi khởi động.
Hình 4.26: Đèn cảnh báo.
Các cảm biến.
Cảm biến Nox:
Hình 4.27: Cảm biến NOx
Các cảm biến thông minh NOx là một bộ cảm biến điện với một mạch tích hợp tùy chỉnh và điều khiển vi xử lý. Nó giao tiếp với ECU để cho phép điều chỉnh tối ưu các thông số động cơ quan trọng, chẳng hạn như: tuần hoàn khí xả, tỷ lệ không khí / nhiên liệu , và định lượng chất xúc tác để giảm thiểu Nox.
Cảm biến nhiệt độ:
Hình 4.28
Cảm biến nhiệt độ khí thải cho phép nó để phát hiện nhiệt độ trong một phạm vi rộng từ nhiệt độ thấp đến 900 ℃. Nó có khả năng chịu được nhiệt độ cao và cũng có hình dáng thiết kế linh hoạt, vì vậy nó có thể được cài đặt trên ống xả hoặc trường hợp các chất xúc tác. Ngoài ra để bảo vệ bộ turbo tăng áp, chất xúc tác, và như vậy, bằng cách giám sát nhiệt độ khí thải, cảm biến này cũng được sử dụng để kiểm soát DPF và các chất xúc tác NOx, và giúp giảm tiêu thụ nhiên liệu và làm sạch khí thải.
Cảm biến áp suất:
Hình 4.29
Cảm biến áp suất đo sự chênh lệch áp suất giữa hai đầu bộ lọc DPF nhằm xác định áp suất dòng chảy qua hệ thống.
Một số thùng chứa và dụng cụ bơm chất xúc tác:
Hình 4.30
KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
Kết luận:
Trong thời gian làm đồ án này nhóm chúng em đã tiến hành nghiên cứu về xe đầu kéo mà đặc biệt là về động cơ Detroit Diesel trong điều kiện khó khăn về tài liệu nhưng được sự chỉ dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn và của bạn bè, nhóm chúng em đã có cái nhìn tổng quát hơn về xe đầu kéo. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng vì thời gian và kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong quí thầy đóng góp ý kiến để chúng em ngày một hoàn thiện hơn.
Đề nghị:
Khoa cơ khí động lực trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật của chúng ta là một trong những khoa đầu nghành trong cả nước về đào tạo kỹ sư ô tô. Mặc dù vậy chúng ta còn thiếu thốn trang thiết bị hiện đại và một số bộ môn chưa được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Chúng em đề nghị trong thời gian tới chúng ta cần phải:
Tăng số thời gian thực hành hơn nữa cho sinh viên.
Trang bị thêm thiết bị máy móc trong giảng dạy.
Xây dựng lại xưởng thực tập đặc biệt là xưởng TT.Diesel.
Đưa vào giảng dạy thêm về động cơ xe Tải, Pen, Container…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách :
Detroit Diesel: Series 60, DD13, DD15, DD16
Trang bị điện và điện tử trên ô tô hiện đại
Hệ thống điện động cơ_ PGS – TS ĐỖ VĂN DŨNG.
Giáo trình thực tập động cơ Diesel_ biên soạn
LÊ XUÂN TỚI
Trang website tham khảo.
www.detroitdiesel.com
www.library.motoralldata.com
www.toolsfortrucks.spx.com
Email hổ trợ.
service@atechtraining.com
emily.ferrell@proforma.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NOI DUNG DO AN DETROIT DIESEL.doc
- ppoint thuyet trinh.ppt