MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I. 2
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN. 2
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN. 2
2. CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 5
2.1. Đặc điểm về thị trường và sảm phẩm tiêu thụ. 5
2.2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức. 7
2.3. Đặc điểm về lao động. 17
2.4. Đặc điểm về quản lý kỹ thuật. 20
2.5. Đặc điểm về nguồn điện và cấp điện cung ứng. 21
3. Kết quả kinh doanh của Điện lực Hưng yên từ năm 2001- 2005. 23
Phần II 25
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN 25
I. Vốn và vai trò của vốn. 25
1.1. Khái niệm vốn: 25
1.2. Cách phân loại vốn. 26
1.3. Vai trò của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 27
1.4. Chi phí vốn. 28
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 29
2.1. Hiệu quả sử dụng vốn. 29
2.2.Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 29
II. Thực trạng sử dụng vốn tại Điện lực Hưng yên. 34
1. Nguồn hình thành và cơ cấu vốn của Điện lực Hưng yên. 34
2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Điện lực Hưng yên. 36
2.1.Hiệu quả sử dụng vốn cố định. 37
2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 42
2.3. Phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời của vốn trong quá trình sản cuất kinh doanh. 47
3. Những hạn chế cơ bản trong hiệu quả sử dụng vốn của Điện lực HY. 48
Phần III. 52
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN. 52
I. Định hướng phát triển trong thời gian tới. 52
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Điên lực Hưng Yên. 53
III. Các kiến nghị. 58
KẾT LUẬN 60
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập để phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong nền kinh tế mỗi doanh nghiệp là một tế bào mà sự tồn tại và phát triển của nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì sự phát triển của nó hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp đó. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn vốn của mình để đạt hiệu quả nhất.
Xuất phát từ tình hình thực tế tại các doanh nghiệp Việt Nam và qua quá trình thực tập tại Công ty Điện lực 1 Điện lực Hưng Yên, với sự hướng dẫn của thầy giáo Trương Đức Lực, em xin chọn chuyên đề "Vốn kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Điện lực 1 Điện lực Hưng yên" làm nội dung nghiên cứu của mình. Với phương pháp nghiên cứu kết hợp lý luận với thực tiễn trên cơ sở phân tích các hoạt động tài chính của công ty, chuyên đề nhằm nêu rõ bản chất và vai trò của nó đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, đồng thời đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Điện lực1 Điện lực Hưng yên. Với phương hướng nghiên cứu như vậy, nội dung của chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I. Giới thiệu chung về Điện lực Hưng Yên.
Phần II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Điện lực Hưng Yên.
Phần III. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Điện lực Hưng Yên.
Do kiến thức còn hạn hẹp cả về lý luận và thực tiễn lên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp để chuyên đề hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Phần I.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN.
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN.
Điện Lực Hưng yên được thành lập theo Quyết định số246/ĐVN/TCCB&LĐ ngày 14/3/1997 của Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty Điện lực1- Tổng công ty Điện lực Việt Nam- sản xuất kinh doanh điện năng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên với chức năng, nhiệm vụ chính là:
- Sản xuất ( quản lý lưới điện), kinh doanh điện năng,
- Xây dựng cải tạo lưới điện phân phối,
- Sửa chữa đại tu thiết bị điện,
- Thiết kế lưới điện phân phối, tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế, giám sát xây dựng đường dây và trạm biến áp điện đến cấp điện áp 35KV,
- Đại lý các dịnh vụ viễn thông công cộng,
- Kinh doanh các thiết bị viễn thông,
- Xây lắp các công trình viễn thông công cộng,
- Tham gia quy hoạch lưới điện tỉnh Hưng yên,
Khi mới thành lập Điện lực Hưng yên quản lý tổng chiều dài đường dây 110KV, 35KV, 22KV, 10KV, 6KV và 0,4 KV là: 910km.
Với tổng dung lượng/ trạm biến áp là: 160.682KVA
Biểu 1 Dung lượng điện đang quản lý.
Trạm 110 KV Trạm 35/10(6) KV Trạm 35,22,10(6)/0,4KV
T/M Sđ(MVA) T/M Sđ(KVA) T/M Sđ(KVA)
1/2 50 6/9 15.700 628/635 160.682
Nguồn: Phòng kỹ thụât
Tính đến ngày 31/12/2004, Điện lực Hưng Yên quản lý vận hành tổng chiều dài đường dây: 1.046,2KM, với tổng dung lượng đặt 274.158 KVA (933trạm/1.010 máy).
Qua 7 năm phát triển bằng sự năng động, sáng tao Điện lực Hưng Yên đã đạt được những thành tựu to lớn, sản lượng điện thương phẩm ngày càng tăng, tấc độ tăng trưởng các mặt sản xuất kinh doanh bình quân từ 15% đến 20% cụ thể về điện thương phẩm năm 1997 đạt 108,7 triệu KWH đến năm 2004 đạt 458 triệu KWH tăng 4,24 lần so với năm 1997. Về doanh thu tiền điện năm 1997 đạt 50,1 tỷ đến năm 2004 đạt 287,6 tỷ tăng 5,74 lần so với năm 1997, số khách hàng khi mới thành lập là 4.682KH đến năm 2004 là 12.707 KH tăng 2,75 lần, về tỷ lệ tổn thất điện năng năm 1997 là: 15,45% năm 2004 giảm xuống còn 5,8% giảm 9,65% so với năm 1997, về lộp ngân sách địa phương năm 1997 là 4,3 tỷ đồng đến năm 2004 là: 15 tỷ đồng tăng 3,9 lần so với năm 1997.
Tại thời điểm tháng 4/1997, Điện lực Hưng yên quản lý vận hành một trạm 110 KV có công suất lắp đặt là 50.000KVA, 6 trạm trung gian 35/10(6)KV có công suất lắp đặt là 16.000KVA, và có 528/559 máy biến áp có công suất lắp đặt là 140825 KVA với sự hỗ trợ hiệu quả của công tu Điện lự 1 Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Điện lực Hưng yên dã tổ chức tốt việc đầu tư trên 200 tỷ đồng để xây dựng mới nhiều công trình đường dây và trạm cấp điện, hiện nay đã nâng tổng số trạm biến áp 110 KV nên 04 trạm, với tổng dung lượng là 218.000KVA, tăng 168.000 KVA so với năm 1997, 05 trạm biến áp trung gian 35/10 KV với tổng dung lượng 16.800KVA tăng 2500KVA so với năm 1997;1068 TAB phân phối với tổng dung lượng là 311.504KVA tăng 231.822 KVA so với năm 1997; 1019km đường dây điện trung cao áp tăng 119 km so với năm 1997. Do vậy hệ thống điện tỉnh Hưng yên đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp và các dự án có nhu cầu sử dụng điện lớn trên địa bàn tỉnh.
Trong sản xuất kinh doanh không dừng lại ở nhiệm vụ chính là kinh doanh điện năng, Điện lực Hưng yên đang từng bước triển khai mở rộng đa dạng hoá các loại hình kinh doanh như dịch vụ điện thoại Voi IP179, lập kế hoạch chiển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000, tham gia nghiêm cứu các đề tài khoa học về quản lý , quy hoạch lưới điện, đặc biệt đang tập chung công tác tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn để giảm giá bán điện cho nhân dân toàn tỉnh Hưng yên.
Do sản xuất phát triển, lợi nhuận cao, lên đời sống cả về vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên ngày cnàg được cải thiện các hoạt động văn hoá văn nghệ , thể dục thể thao, thamquan nghỉ mát trong và ngoài nước ngày càng phat striển, thu nhập bình quan đầu người đạt trên 2 triệu đồng một người một tháng. Do vậy Điện lực Hưng yên đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ đông đảo về số lượng vững về nghiệp vụ chuyên môn thành thạo trong tác nghiệp với tổng số 456 cán bộ công nhân viên, trong đó có 131 người có trình độ đại học còn lại là cao, đẳng công nhân có trình độ trung cấp, sơ cấp kỹ thuật điện, luôn đoàn kết hết mình vì sự phát triển của ngành điện.
Tổ chức công đoàn, đoàn viên thanh niên đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc động viên cán bộ công nhân viên, đoàn viên thanh liên tham gia tích cực các phong chào thi đua sản xuất, tại nhiều sân chơi cho đoàn viên như cầu lông, bóng bàn, bóng đá, các hội thi bí thư chi đoàn giỏi, nữ công 2 giỏi, thường xuyên tổ chức giao lưu văn nghệ thể thao với đoàn thể cơ quan bạn tạo không khí phấn khởi cho đoàn viên thanh liên. Trong những năm qua toàn thể cán bộ công nhân viên Điện lực Hưng yên thường xuyên tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện như: ủng hộ đồng bào lũ lụt, xây dựng quỹ xoá đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, quỹ khuyến học quỹ tình thương với tổng số tiền ủng hộ là 650 triệu đồng, thường xuyên thăm hỏi các bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với cách mạng và các gia đình chính sách xã hội vào các ngày lễ kỷ niệm. Cùng với công tác đoàn công tác Đảng được Điện lực Hưng yên đặc biệt chú trọng, tập thể ban chấp hành Đảng uỷ quan tâm sâu sát trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các chi bộ tổ chức chiển khai, quán triệt các chủ chương chính sách của Đảng, đạc biệt chú trọng công tác xây dựng Đảng, thông qua phong chào thi đua sản xuất kinh doanh, đội ngũ cán bộ đảng viên được bồi dưỡng vững vàng về chính trị, ngương mẫu về đạo đức trong sạch về lối sống, hàng năm phân loại tư cách đảng viên đạt 100% , liên tục từ năm 2001- 2003 Đảng bộ Điện lực được công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh, năm 2002 Đảng bộ Điện lực Hưng yên được tỉnh uỷ hưng yên tặng bằng khen.
63 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2362 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Vốn kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Điện lực 1 Điện lực Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào hình thái biểu hiện, vốn được chia làm hai loại:
- Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản như quỹ tiền mặt, tiên gửi ngân hàng, vốn thanh toán và các khoản đầu tư ngắn hạn. Ngoài ra vốn bằng tiền của doanh nghiệp còn gồm cả những giấy tờ có giá trị được dùng để thanh toán .
-Vốn hiện vật: Là các khoản vốn có hình thái biểu hiện cụ thể bằng hiện vật như: tài sản cố định, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm…
* Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển, vốn được chia làm hai loại.
- Vốn cố định: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định. Tài sản cố định khi tham gia vào quá trình sản xuất không bị thay đổi hình thái hiện vật ban đầu nhưng tính năng và công suất bị giảm, tức là nó bị hao mòn và cùng với giá trị sử dụng giảm dàn thì giá trị của nó cũng giám đi.
- Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động được đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm bảo đảm sự liên tục trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Tài sản lưu động bao gồm những tài sản ở khâu dự chữ như nguyên vật liệ, công cụ, dụng cụ…, tài sản ở khâu sản xuất như sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm…, và tài sản lưu động trong lưu thông như sản phẩm hàng hoá chưa tiêu thụ, vốn bằng tiền và các khoản phải thu…. Tài sản lưu động của doanh nghiệp luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm, vì vậy giá trị của nó cũng được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm và vận động liên tục qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất, được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại trở về hình thái tiền tệ ban đầu.
* Căn cứ vào quan hệ sở hữu, vốn được chia làm hai loại.
- Vốn chủ sở hữu: Là vốn kinh doanh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có đầy đủ quyền chi phối, chiếm hữu và định đoạt.
- Vốn nợ: Là các khoản vốn được hình thành từ các khoản vay của các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán.
* Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn được chia làm các loại sau.
- Vốn tự có: Là vốn do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra kinh doanh, đối với các doanh nghiệp nhà nước, vốn tự có do ngân sách nhà nước cấp, đối với công ty cổ phần vốn tự có do các cổ đông đóng góp.
- Vốn liên doanh, liên kết: Là vốn đóng góp theo tỷ lệ của các chủ đầu tư để cùng kinh doanh và cùng hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn. Việc góp vốn liên doanh được thành lập từ nhiều nguồn tuỳ theo loại hình doanh nghiệp được thành lập.
- Vốn tín dụng: Là các khoản vốn mà doanh nghiệp đi vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính tín dụng hoặc bằng các nguồn vay khác.
1.3. Vai trò của vốn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp hoạt động trong sự tồn tại của các quy luật kinh tế nên vai trò của vốn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp được thể hiện ở các mặt sau:
Vốn bảo đảm cho sự hoạt động của doanh nghiệp dược thường xuyên liên tục, trong doanh nghiệp vốn là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Không có vốn doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Nói cách khác vốn là biểu hiện tài sản của doanh nghiệp, khi không có vốn thì không có tài sản phục vụ cho sản xuất, mawtj khác nếu thiếu hụt vốn trong sản xuất sẽ làm cho quá trình sản xuất bị trì trệ, gián đoạn, do đó sẽ gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp tồi tệ hơn có thể đóng cửa sản xuất.
Vốn có vai trò quan trọng trong việc định hương sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp sản suất theo nhu cầu thị trường, do vậy doanh nghiệp sản xuất cái gì hay đầu tư vào lĩnh vực nào đều phải tính đến hiệu quả ro đồng vốn đen lại.
Vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để đi đến hiệu quả cuối cùng là lợi nhuận, vốn luôn là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh ngiệp. Tuy đựt hiệu quả cao nhưng vốn bị sử dụng lãng phí thì cũng không thể coi doanh nghiệp kinh doanh nghiệp đó làm ăn hiệu quả.
1.4. Chi phí vốn.
Vốn là nhân tố cần thiết của sản xuất, cũng như bất kỳ một nhân tố nào khác, để sử dụng vốn doanh nghiệp cần bỏ ra một chi phí nhất định, chi phí của mỗi nhân tố cấu thành gọi là chi phí nhân tố cấu thành của loại vốn cụ thể đó. Do đó có thể hiểu chi phí vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn, được tính bằng lợi nhuận kỳ vọng đạt được trên vốn.
Chi phí cận biên của vốn: Chi phí cận biên của một khoản mục nào đó là chi phí của một đơn vị tăng thêm của khoản mục đó. Khái niệm này cũng đúng với chi phí vốn. Khi công ty cố ngắng huy động thêm những đồng vốn mới thì chi phí của mỗi đồng vốn tại một điểm nào đó sẽ tăng lên. Do vậy chi phí cận biên của vốn được định nghĩa là chi phí của đồng tiền cuối cùng của vốn mà công ty huy động, chi phí cận biên của vốn sẽ tăng lên khi càng nhiều vốn được huy động trong một giai đoạn nào đó.
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
2.1. Hiệu quả sử dụng vốn.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào lợi nhuận cũng là mục tiêu cao nhất. Để thực hịên được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cách thức đo lường chính xác nhất thể hiện rõ nhất hiệu quả đó là sử dụng thước đo tiền tệ để lượng hoá các yếu tố đầu ra và đầu vào trong sản xuất kinh doanh. Đánh giá quan hệ giữa chúng của quá trình sản xuất kinh doanh gọi là hiệu quả sử dụng vốn. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn là quan hệ giữa các yếu tố đầu ra và đầu vào hay là quan hệ giữa toàn bộ kết quả kinh doanh thu được với chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh đó.
Khi sử dụng đồng vốn có hiệu quả, doanh nghiệp thu được lợi nhuân và khi đó doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường được. Chính vì vậy đòi hỏi các doanh nghịêp phải tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.
2.2.Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
* Chỉ tiêu đặc trưng về kết cấu tài chính.
Phân tích mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp và khả năng dủi do về tai chính có thể xẩy ra được xem xét thông qua các chỉ tiêu sau:
Hệ số vốn nợ: Là chỉ tiêu tài chính phản ánh một đồng vốn mà doanh nghiệp sử dụng có mấy đồng vốn vay nợ.
Hê số nợ =
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Khi hệ số nợ càng cao thì doanh nghiệp càng có lợi vì sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ cần đầu tư một lượng vốn nhỏ, nhưng khả năng kiểm soát của doanh nghiệp bị hạn chế.
Tỷ suất tài trợ: Là chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn của CSH trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp.
Tỷ suất tài chợ =
Nguồn vốn CSH
Tổng nguồn vốn
Tỷ suất tài chợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có vốn tự có càng nhiều, do đó không bị dàng buộc hoặc không bị sức ép từ các khoản nợ vay.
Tỷ suất đầu tư: là tỷ lệ giữa TSCĐ(giá trị còn lại) với tổng tài sản của doanh nghiệp.
Tỷ suất đầu tư =
Giá trị còn lại của TSCĐ và ĐTDH
Tổng tài sản
Tỷ suất này càng lớn thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng tài sản của doanh nghiệp phản ánh tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và su hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai.
* Hệ số hoạt động kinh doanh.
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ: chỉ tiêu này dàng để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định cho biết chung bình cứ một đồng vốn cố định trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần
TSCĐ bình quân
TSCĐ bình quân =
Số dư TSCĐ đầu kỳ + Số dư TSCĐ cuói kỳ
2
Hiệu suất sử dụng vốn cố định: chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh đen lại bao nhiêu đơn vị doanh thu.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Doanh thu thuần trong kỳ
VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.
VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ =
VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ
2
VCĐ đầu kỳ hoặc cuối kỳ là hệ số của nguyên giá tài sản cố định ở đầu kỳ hoặc cuối kỳ.
Hàm lượng vốn, TSCĐ: Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu cần sử dụng bao nhiêu đơn vị vốn, TSCĐ.
Hàm lượng vốn cố định =
Vốn (TSCĐ) sử dụng trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn, TSCĐ càng cao.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị VCĐ được đầu tư vào sản xuất kinh doanh đen lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuân.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định =
Lợi nhuận ròng
VCĐ bình quan trong kỳ
- Hiệu quả sử dụng vốn, TSLĐ.
Số vòng quay của hàng tồn kho:
Số vòng quay của hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Kỳ thu tiền bình quân: Phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu, đồng thời phản ánh hiệu quả của việc quản lý các khoản phải thu và chính sách tín dụng của doanh nghiệp.
Kỳ thu tiền BQ =
Các khoản phải thu BQ x tổng số ngày trong kỳ
Doanh thu bán chịu
Các khoản phải thu bình quân là bình quân số học của các khoản phải thu ở đầu kỳ và cuối kỳ.
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động (TSLĐ) trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đơn vị TSLĐ sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu.
Hiệu suất sử dụng TSLĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ
TSLĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSLĐ càng cao.
TSLĐ bình quân trong kỳ là bình quân số học của TSLĐ đầu kỳ và cuối kỳ.
Hiệu quả sử dụng TSLĐ: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của TSLĐ, nó cho biết mỗi đơn vị TSLĐ trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.
Hiệu quả sử dụng TSLĐ trong kỳ =
Lợi nhuận ròng
TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Mức đảm nhiệm TSLĐ: chỉ tiêu này phản ánh để đạt được mỗi đơn vị doanh thu doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đơn vị TSLĐ.
Mức đảm nhiện TSLĐ =
TSLĐ sử dụngk bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
* Hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Hệ số khả năng thanh toán tạm thời: Thể hiện mức độ đảm bảo của tàu sản lưu động đối với nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán tạm thời =
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn (ĐTNH)
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
TSLĐ và ĐTNH - hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát. hệ số này nhỏ hơn một thì vốn chủ sở hữu mất khả năng thanh toán.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =
Tổng tài sản
Tổng nợ
* Chỉ số sinh lợi.
Chỉ số sinh lợi là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định và còn là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định đầu tư tài chính trong tương lai.
Doanh lợi doanh thu =
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
Thể hiện một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuân.
Doanh lợi tài sản (ROA). đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư.
ROA =
Thu nhập sau thuế
Tổng Tài sản
Tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE).
ROE =
Lợi nhuận ròng
VCSH bình quân
Phản ánh một đồng vốn CSH đầu tư mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
II. Thực trạng sử dụng vốn tại Điện lực Hưng yên.
1. Nguồn hình thành và cơ cấu vốn của Điện lực Hưng yên.
Ngày 14 tháng 3 năm 1997 Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã có quyết định chính thức giao vốn kinh doanh cho Điện lực Hưng yên với tổng số vốn kinh doanh là: 95.826 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách là: 89.667 triệu đồng, vốn doanh nghiệp tự bổ sung là: 6.159 triệu đồng. Hiện nay tổng số vốn của doanh nghiệp tính đến ngày 30/12/2004 là 284.193 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách là: 269.042 triệu đồng, vốn doanh nghiệp là: 24.995 triệu đồng.
Hiện nay cơ cấu vốn của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Biểu 6. Phân tích cơ cấu vốn Đv : triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
So sánh
trị giá
%
trị giá
%
trị giá
%
Tổng số vốn
267.893
100
284.139
100
7.246
+ 2,71
Vốn cố định
214.258
79,98
221.654
79,32
9.397
+ 4,38
Trong đó:
NSNN cấp.
Tự bổ sung.
205.743
8.505
76,8
3,18
211.758
9.897
75,23
14,09
6.015
1.392
+ 2,92
+16,37
Vốn lưu động
53.635
20,02
62.485
20,68
8.851
+16,5
Trong đó:
NSNN cấp.
Tự bổ sung.
37.213
16.422
13,9
6,12
47.388
15.098
16,65
4,03
10.175
- 1.324
+ 26,6
- 8,06
(nguồn: Báo cáo tài chính của Điện lực các năm 2003, 2004)
Trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của Điện lực thì vốn cố định chiếm tỷ trọng cao 79,98% năm 2003 và 79,32 % năm 2004. Vốn kinh doanh của Điện lực Hưng yên tăng là do vốn cố định tăng 9.397 triệu đồng trong khi đó vốn lưu động lại tăng 8.851 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2004 Điện lực Hưng yên được Công ty Điện lực 1 đầu tư thêm trạm 110 KV Lạc Đạo bằng vốn ngân sách cấp và từ quỹ đầu tư phát triển của Điện lực Hưng yên.
Để đánh giá tính thích hợp trong việc sử dụng vốn, ta phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của Điện lực Hưng yên, tỷ trọng đầu tư của từng bộ phận để có biện pháp hợp lý trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Biểu 7. Phân tích cơ cấu tài sản Đv : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh
Số tiền
%
Số tiền
%
+/-
%
A.TSLĐ và ĐTNH
I. Tiền.
II. Đầu tư TCNH
III. Các khoản phải thu
IV. NVL tồn kho
V. TSLĐ khác
IV.Chi sự nghiệp
53.635
24.245
16.761
7.238
4.235
1.156
0
20,02
62.486
31.521
15.734
8.649
5.613
970
0
20,68
8.851
7.276
- 1.206
1.411
1.378
- 186
16,5
30.0
- 7,2
19,5
7,68
16,1
0
B. TSCĐ và ĐTDH
I. TSCĐ
II. Đầu tư TCDH
III.Ký quỹ, ký cược DH
214.258
210.352
3.906
0
79,98
221.653
217.747
3.906
79,32
7.395
7.395
0
3,45
3,45
0
Tổng tài sản
267.893
100
284.139
100
16.246
6,06
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Điện lực các năm 2003, 2004)
Qua bảng ta thấy tài sản của Điện lực Hưng năm 2004 tăng so với năm 2003 về giá trị là 16.246 triệu đồng tức là tăng 6,06%.
Tài sản của Điện lực tăng lên là do TSLĐ và ĐTNH tăng đồng thời TSCĐ và ĐTDH cũng tăng tương ứng. Nhưng TSLĐ và ĐTNH tăng nhiều hơn 16,5% so với 3,45% của TSCĐ và ĐTDH. Điều này là do trong năm Điện lực Hưng yên đã tăng lượng khách hàng sử dụng điện. ty nhiên đầu tư ngắn hạn lại giảm 1.206 triệu đồng tức giảm 7,2 %.
Các khoản phải thu tăng là do trong năm Điện lực Hưng yên đã ứng trước cho người cung cấp để chủ động trong việc mua sắm thiết bị, máy móc lắp đặt. Phục vụ cho công tác SCTX và SCL trong năm. Bên cạnh đó nguyên vật liệu tồn kho của Điện lực Hưng yên lại tăng 1.378 triệu đồng tương đương 7,68%. Nguyên nhân là do trong năm Điện lực Hưng yên chưa quyết toán song các hạng mục công trình SCL và SCTX do Điện lực 1 giao. Do đó Điện lực Hưng yên cần có kế hoạch SCL, SCTX cụ thể để trong năm tới giảm tỷ lệ nguyên vật liệu tồn kho, giảm tổn thất cho Điện lực đồng thời không gây ứ đọng vốn.
2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Điện lực Hưng yên.
Hiệu quả sử dụng vốn hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, mà hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như Điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế - chính trị - xã hội, phong tục tập quán… lên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không lằm ngoài sự ảnh hưởng của các nhân tố đó.
Điện lực Hưng yên là một doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân. Cũng như nhiều doanh nghiệp nhà nước khác nói chung cũng như các doanh nghiệp khác trong Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Điện lực Hưng yên là một doanh nghiệp hoạch toán độc lập, tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ nguồn vốn nhà nước cấp Điện lực Hưng yên không những phải bảo toàn mà còn phải phát triển nguồn vốn đó, Điện lực Hưng yên đã làm được điều này tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Điện lực.
2.1.Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cung cấp điện năng nên vốn cố định của Điện lực Hưng yên chiếm một tỷ trọng rất lớn. Vì vậy việc sử dụng vốn cố định có hiệu quả hay không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt đông của Điện lực Hưng yên.
Để thấy rõ tình hình và hiệu quả sử dụng vốn cố định, trước hết chúng ta xem xét kết cấu và sự tăng giảm của tài sản cố định thông qua số liệu của bảng sau.
Biểu 8. Phân tích kết cấu taỉ sản Đv: 1.000 đồng
Nhóm TSCĐ
31/12/2003
31/12/2004
Nguyên giá TSCĐ
%
Nguyên giá TSCĐ
%
A. TSCĐ đang vận hành.
1 Nhà cửa.
2 Máy móc thiết bị công tác.
3 Máy móc thiết bị truyền dẫn.
4 Máy móc, công cụ, dụng cụ.
5 Thiết bị đo lường thí nghiệm.
6 Dụng cụ quản lý.
7 Thiết bị vận tải.
8 Tài sản cố định vô hình.
B TSCĐ cần dùng chưa dùng.
C. TSCĐ chờ thanh lý.
214.258.958
15.120.014
45.712.127
66.425.184
32.835.230
16.428.009
13.527.251
4.619.102
19.592.041
7.326.281
1.428.329
96,07
3,28
0,65
221.654.138
15.109.626
40.417.645
68.164.912
33.462.895
17.134.358
13.328.434
4.619.102
19.417.530
6.559.144
1.102.451
96,65
2,86
0,49
Tổng TSCĐ
223.013.568
100
229.315.733
100
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Điện lực các năm 2003, 2004)
Trong năm 2004 Điện lực đã đầu tư mua sắm mới một số trang thiết bị truyền dẫn và các máy biến áp chuyên dùng… phục vụ cho việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ điện đến các khu công nghiệp Như Quỳnh, Phố Nối A. Vì vậy làm tăng TSCĐ dùng trong kinh doanh điện năng lên 6.320.165.nghìn đồng tương ứng với 14,9% , do đó làm tăng tỷ trọng TSCĐ dùng trong sản xuất.
Tuy nhiên việc sử dụng vốn cố định có hiệu quả hay không phải được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Biểu 9. Phân tích hiệu quả sử dung VCĐ Đv: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2002
2003
2003
2003/2002
2004/2003
+/-
%
+/-
%
VCĐ bq
Doanh thu
Lợi nhuận
Hiệu suất
Hàm lượng
Hiệu quả
98.452
161.676
19.381
1,64
0,61
0,198
153.634
221.281
31.349
1,44
0,69
0,201
217.967
287698
43.918
1,32
0,75
0,202
55.128
59.605
11.968
- 0,2
0,08
0,003
56
36,86
61,76
- 12,2
13,1
1,5
64.333
66.417
12.569
- 0,12
0,06
0,001
41,87
30,02
40,09
- 8,3
8,7
0,5
(Nguồn: báo cáo tài chính của Điện lực các năm 2002, 2003, 2004)
Hiệu suất sử dụng vốn cố định.
Qua bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm dần qua từng năm: Năm 2002 một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 1,64 đồng doanh thu
Năm 2003 cùng một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 1,44 đồng doanh thu.
Năm 2004 với cùng một đồng vốn cố định như vậy tham gia vào sản xuất kinh doanh chỉ tạo ra được 1,32 đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố là doanh thu thuần và vốn cố định bình quân. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến việc tăng hiệu suất vốn cố định.
Năm 2002 so với năm 2003:
Mức ảnh hưởng của doanh thu đến hiệu suất là:
03/02(Doanh thu) =
221.281
-
161.676
=
0,61
98.452
98.452
Mức ảnh hưởng của vốn cố định đến hiệu xuất là:
03/02(VCĐ) =
221.281
-
221.281
=
- 0,81
153.634
98.452
Tổng mức ảnh hưởng của hai nhân tố đó là:
03/02 = 0,61 + (-0,81) = - 0,2.
Như vậy so với năm 2002, trong năm 2003 do doanh thu tăng 50.605 triệu đồng đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 0,61đồng. Nhưng số vốn cố định trong năm tăng 55.128 triệu đồng đã có ảnh hưởng làm giảm hiệu suất sử dụng VCĐ 0,81 đồng, do đó làm giảm hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2002 so với năm 2003 là 0,2 đồng.
Năm 2004 so với năm 2003.
Mức ảnh hưởng của doanh thu đến hiệu suất:
04/03(Doanh thu) =
287.698
-
221.281
=
0,432
153.634
153.634
Mức ảnh hưởng của vốn cố định đến hiệu suất:
04/03(VCĐ) =
287.698
-
287.698
=
-0,552
217.967
153.634
Tổng mức ảnh hưởng của hai nhân tố đó là:
04/03 = 0,432 + (- 0,552) = - 0,12.
Như vậy doanh thu năm 2004 tăng 66.417 triệu đồng so với năm 2003 đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên 0,432 đồng. Nhưng vốn cố định lại tăng 64.333 triệu đồng đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 0,552 đồng. Do vậy đã làm giảm hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2004 so với năm 2003 là : 0,12 đồng.
Từ sự phân tích trên ta thấy mặc dù doanh thu của Điện lực Hưng yên tăng qua các năm, nó đã có tác dụng làm tăng hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nhưng trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2004 Doanh nghiệp đã được Tổng công ty Điện lực Việt Nam đầu tư cho 2 Phân xưởng 110KV Giao Phạm và trạm 110KV Lạc Đạo cấp điện cho khu công nghiệp Như quỳnh A và khu công nghệp Phố nối, khu công nghiệp Minh Đức. Chính vì vậy đã làm cho hiệu suất sử dụng VCĐ của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên việc giảm hiệu suất này có thể khắc phục được trong thời gian tới khi các quá trình đầu tư mở rộng được hoàn tất.
Hàm lượng vốn cố định.
Đây là chỉ tiêu phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu.
Hàm lượng vốn cố định =
Số vốn cố định bình quân
Doanh thu
Qua các số liệu ở bảng trên ta thấy lượng vốn cố định cần thiết trong sản xuất kinh doanh để thu được một đồng doanh thu tăng dần qua các năm. Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 0,08 đồng tức là 13,1%, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 0,06 đồng tương đương với 8,7%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng lãng phí vốn cố định trong sản xuất kinh doanh.
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi của năm 2002, để đạt được doanh thu của năm 2003 doanh ngiệp cần một lượng vốn cố định là:
0,61 x 221 281 = 134.981,141.
Trên thực tê để đạt được mức doanh thu là 221.281 triệu đồng doanh nghiệp đã bỏ ra 153.634 triệu đồng. Như vậy đã lãng phí một lượng vốn cố định là 18.652,859 triệu đồng.
Cũng trong điền kiện như vậy của năm 2003 Để đạt được doanh thu của năm 2004 là 287.698 triệu đông thì doanh nghiệp phải bỏ ra:
0,69 x 287.698 = 198.511,62 triệu đồng.
Như vậy so với thực tế thì doanh nghiệp đã lãng phí một lượng vốn cố định là: 217.967 - 198.511,62 = 19.455, 38 triệu đồng.
Qua phân tich ở trên ta thấy hàm lượng vốn cố định trong máy năm qua tăng lên đã làm cho doanh nghiệp lãng phí một lượng vốn cố định khá lớn. Đây là mặt hạn chế của việc vừa sản xuất kinh doanh đồng thời lại vừa tiến hành đầu tư mở rộng, vì vậy doanh nghiệp phải chấp nhận trong một vài năm tới.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Mặc dù hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp giảm trong vài năm gần đây và hàm lượng vốn cố định trong mỗi đồng doanh thu của doanh nghiệp giảm tăng. Nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp lại tăng; năm 2003 cao hơn năm 2002 là 0,003 đồng tức là 1,5%, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 0,001 đồng tương ứng với 0,5%. Đây là kết quả của sự cố gắng rất lớn của toàn bộ cán bộ công nhân vien trong toàn Điện lực.
Để xét hiệu quả sử dụng vốn cố định ta so sánh năm 2004 và với năm 2004:
Mức ảnh hưởng của lợi nhuận đến hiệu quả là:
04/03(Lợi nhuận) =
43.918
-
31.391
=
0,082
153.634
153.634
Mức ảnh hưởng của vốn cố định đến hiệu quả:
04/03( VCĐ) =
43.918
-
43.918
=
- 0,081
217.967
153.634
Tổng hợp mức ảnh hưởng của hai nhân tố mức lợi nhuận và VCĐ đến hiệu quả sử dụng vốn cố định là:
0,082 + (- 0,081) =0,001 đồng
Như vậy, trong năm 2004 vốn cố định tăng 64.333 triệu đồng tức là tăng 41,87% đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định 0,081 đồng, nhưng lợi nhuận trong năm tăng cao, tăng 12.569 triệu đồng đã làm cho hiệu quả sử dụng vốn tăng một lượng đáng kể, tăng 0,082 đồng so với năm 2003. Do đó tổng mức ảnh hưởng của cả hai nhân tố đến hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2004 tăng 0,001 đồng tức là 0,5%.
Qua phân tích cho thấy việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp riễn ra rất tốt và thuận lợi, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng qua các năm nhờ sự cố gắng lớn của tập cán bộ công nhân viên trong toàn Điện lực. Trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa thành quả đó.
2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của tổng số vốn sản xuất kinh doanh, nó biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục. Sự luân chuyển vốn lưu động phản ánh một cách rõ nét nhất tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta xét một số chỉ tiêu sau:
biểu10. Phân tích hiệu quả sử dụng VLT ĐV: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2002
2003
2004
2003/2002
2004/2003
+/-
%
+/-
%
Vốn lưu dộg bq
Doanh thu
lợi nhuận
Số vòng quay.
Số ngày chu chuyển
Hệ số đảm nhiệm
Hiệu quả.
38.567
161.676
19.381
4,19
86
0,24
0,502
46.248
221.281
31.349
4,78
75
0,209
0,678
58.060
287.698
43.918
4,96
72
0,202
0,756
7.581
59.605
11.968
0,59
-11
-0,031
0,172
19,9
36,8
61,7
14,1
12,8
-12,9
34,2
11.812
66.417
12.569
0,18
-3
-0,007
0,078
25,5
30,0
40,1
3,8
-4,0
-3,4
11,5
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Điện lực Hưng yên các năm 2002, 2003, 2004)
Qua bảng trên ta thấy: vốn lưu động của công ty qua các năm đều tăng với một lượng khá lớn. Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 19,9% về mặt giá tri tăng tường ứng là 7.581 triệu đồng. Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 25,5% tương ứng về mặt giá trị là 11.812 triệu đồng. Điều này là do trong vài năm gần đây Điện lực Hưng yên được Tổng công ty Điện lực Việt Nam đầu tư thêm các trạm 110KV phục vụ cho nhu cầu của các khu công nghiệp và của sinh hoạt. Do đó quy mô kinh doanh tăng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên số vòng quay của vốn lưu động giảm.
Phân tích vòng quay của vốn lưu động.
Vòng quay của vốn lưu động =
Doanh thu thuần
V ốn lưu động bình quân
Qua bảng trên ta thấy, năm 2003 vòng quay của vốn lưu động so với năm 2002 là 0,59 vòng tức là 14,1%, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 0,18 vòng tức 3,8%. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động rất có hiệu quả.
Vòng quay của vốn lưu động chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là doanh thu và vốn lưu động bình quân.
Năm 2003 so với năm 2002.
Mức ảnh hưởng của doanh thu đến vòng quay vốn lưu động.
03/02(doanh thu) =
221.281
-
161.676
=
1,54
38.567
38.567
Mức ảnh hưởng của vốn lưu động bình quan đến vòng quay của vốn lưu động:
03/02(VLĐbq) =
221.281
-
221.281
=
- 0,95
46.248
38.567
Tổng hợp mức ảnh hưởng của hai nhân tố:
03/02(VLĐ) = 1,54 + (-0,95) = 0,59
Như vậy vòng quay của vốn lưu động tăng lên là do doanh thu tăng 36, 8% làm cho vòng quay của vốn lưu động tăng 1,54 vòng. Trong khi đó vốn lưu động của doanh nghiệp cũng tăng điều này lại ảnh hưởng ngược lại làm cho vòng quay của vốn lưu động giảm 0,95 vòng.
Năm 2004 so vói năm 2003.
Mức ảnh hưởng của doanh thu đến vòng quay vốn cố định:
04/03(doanh thu) =
287.698
-
221.281
=
1,44
46.248
46.248
Mức ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân đến vòng quay của vốn lưu động
04/03(VLĐ) =
287.698
-
287.698
=
- 1,26
58.060
46.248
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố:
04/03 (VLĐ) = 1,44 + (- 1,26) = 0,18.
Như vậy doanh thu tăng làm cho vòng quay vốn lưu động tăng 1,44 vòng, trong khi đó vốn lưu động bình quân tăng làm cho vòng quay vốn lưu động giảm 1,26 vòng. Điều này không có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động vốn của doanh nghiệp vì do trong một vài năm gần đây quy mô tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tăng mạnh, do các khu công nghệp khu quy hoạch được mở rộng.
Phân tích hệ số đảm nhiệm vốn.
Hệ số đảm nhiệm VLĐ =
VLĐ bình quân
Doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết số vốn lưu động mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được một đồng doanh thu. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm giần qua các năm, năm 2002 là 0,24 đồng, năm 2003 là 0,209 đồng, năm 2004 là 0,202 đồng. như vậy so với năm 2002, năm 2003 giảm 0,031 đồng, năm 2004 so với năm 2003 giảm 0,007 đồng. Chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm được số vốn lưu động cần thiết cho sản xuất khinh doanh.
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, để thực hiện được doanh số năm 2003 thì năm 2002 cần một lượng vốn lưu động là:
0,24 x 221.281 = 53.107,44 triệu đồng
Như vậy so với năm 2002 doanh nghiệp đã tiết kiệm được một số vốn là 53.107,44 - 46.248 =6.859.44 triệu đồng.
Để thực hiện đựơc doanh số năm 2004, năm 2003 doanh nghiệp cần một lượng vốn lưu động là:
0,209 x 287.698 = 60.128,882 triệu đồng
Như vậy doanh nghiệp tiết kiệm được một lượng vốn lưu động là:
60.128,882 - 58.060 = 2.068,882 triệu đồng.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu đông =
Lợi nhuận ròng
VLĐ bình quân
Qua bảng phân tích ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động liên tục tăng qua các năm. Năm 2003 tăng hơn năm 2002 là 0,172 đồng tức là tăng 34,2% đây là mức tăng rất lớn. Năm 2004 tăng hơn năm 2003 là 0,078 tương đương 11,5%. Để đánh giá mức đọ ảnh hưởng của các nhân tố lợi nhuận và vốn lưu động bình quân ta so sánh các chỉ tiêu qua các năm sau.
Năm 2003 so với năm 2002.
Mức ảnh hưởng của lợi nhuận đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
03/02 (Lợi nhuận) =
31.349
-
19..381
=
0,306
38.567
38.567
Mức ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
03/02( VLĐ) =
31.349
-
31.349
=
- 0,135
46.248
38.567
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố là:
03/02 (VLĐ) = 0,306 + (- 0,135) = 0,172.
Ta thấy lợi nhuận tăng lên làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng 0,306 đồng. trong khi đó quy mô vốn lưu động tăng lại làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm 0,135 đồng. Nhưng tổng mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố đó vẫn làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng 0,172 đồng.
Năm 2004 so với năm 2003.
Mức ảnh hưởng của lợi nhuận tới hiệu quả.
04/03(Lợi nhuận) =
43.918
-
31.349
=
0,271
46.248
46.248
Mức ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân tới hiệu quả:
04/03(VLĐ) =
43.918
-
43.918
=
- 0,193
58.060
46.248
Tổng mức ảnh hưởng của hai nhân tố:
04/03 (VLĐ) = 0,271 + (-0,193) = 0.078.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng qua các năm, năm 2003 tăng 0,172 đồng, năm 2004 tăng 0,078 đồng. Nhưng giảm dần nguyên nhân là do
vốn lưu động tăng qua các năm với mức tăng năm sau cao hơn năm trước. Vì vậy trong thời gan tới cần sử dụng triệt để nguồn vốn lưu động, bằng các khoản đầu tư ngắn han, nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.3. Phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời của vốn trong quá trình sản cuất kinh doanh.
Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng TSCĐ và TSLĐ, khi phân tích cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lời. Đây là một nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng đặc biệt quan tâm vì nó ngắn liền với lợi ích của họ cả về lợi ích hiện tại và trong tương lai.
Để phân tích ta có các chỉ tiêu sau:
Doanh lợi tài sản (ROA) :
ROA =
Thu nhập sau thuế
Tổng tài sản
Đầu năm = 7.993.995.000/267.893.000.000 = 2,98%
Cuối năm = 11.199.090.000/284.139.000.000 = 3,94%
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Vì vậy chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ việc sử dựng vốn vủa doanh nghiệp là có hiệu quả, ta thấy chỉ tiêu này cuối năm cao hơn đầu năm chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE).
ROE =
Thu nhập sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Đầu năm: ROE = 7.993.995.000/251.471.000.000 = 3,17%
Cuối năm: ROE = 11.199.090.000/269.042.000.000 = 4,16%
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, có thể thấy chỉ tiêu này đến cuối năm đã tăng lên so với đầu năm: 4,16 - 3,17 = 0,99%.
Tuy mức tăng không cao nhưng có thể thấy đây là một biểu hiện tốt về việc sử dụng vốn của Điện lực Hưng Yên.
Như vậy quá trình phân tích tình hình tài chính của Điện lực Hưng Yên cung cấp những thông tin quan trọng giúp Ban lãnh Điện lực đạo ra quyết định lựa chọn được phươnh án kinh doanh tối ưu và đánh giá trực trạng tiềm năng của đơn vị. Những thông tin này không chỉ là mối quan tâm của Ban lãnh đạo trong việc quản trị mà còn có ý nghĩa đặc biệt với những đối tượng khác liên quan đến lợi ích của đơn vị và quan tâm đến các thông tin tài chính trong quan hệ tài chính của doanh nghiệp.
3. Những hạn chế cơ bản trong hiệu quả sử dụng vốn của Điện lực HY.
Qua phân tích thực trạng hoạt đôngh sản xuất kinh doanh và thông qua một số chỉ tiêu cụ thể ở trên, ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
Hiệu quả sử dụng vốn không ngừng tăng qua các năm cả về vốn cố định và vốn lưu động, sản lượng điện cung ứng tăng qua các năm. Đặc biệt trong thời gian qua do chính sách thu hút vốn đàu tư của tỉnh Hưng yên, lên tấc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm qua khá cao (năm 2003 là 12,6%), vì vậy như cầu sử dụng điện vào sản xuất kinh doanh và vào sinh hoạt tăng mạnh, năm 2003 sản lượng điện thương phẩn đạt 358.134 triệu KWh, năm 2004 đạt 449.533 triệu KWh, năm 2005 là 549.132 triệu KWh. Dẫn đến doanh thu tiền điện tăng nhanh (năm 2002 là 161.676 triệu đồng, năm 2003 là 221.281 triệu đồng, năm 2004 là 287.698 triệu đồng). Với mức tăng trưởmg về doanh thu như vậy làm tăng nhanh vòng quay của vốn để tái sản xuất. Điện lực Hưng yên luôn đảm bảo đầy đủ nhu cầu cấu sử dụng điện cho sản xuất và cho sịnh hoạt, đồng thời áp dụng những sáng kiến cùng với sự cố gắng rất lớn của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Điện lực, đã giảm tỷ lệ tổn thất điện năng, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, vì vậy tăng thêm hiệu quả sử dụng vốn.
Để đáp ứng như cầu điện cho các khu công nghiệp, các làng nghề và cho sinh hoạt, trong những năm qua Điện lực Hưng yên được sự giúp đỡ của Công ty Điện lực 1 đã đầu tư xây dựng mới các trạm biến áp 110KV Giai Phạm, trạm 110 KV Lạc Đạo, trạm 125 KV Phố Nối, với tổng giá trị 38.371 triệu đồng. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của tỉnh ước tính năm 2006 là 632.527triệu KWh.
Qua mỗi năm sản lượng điện thương phẩm và doanh thu không ngừng tăng lên đã làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo nhiều công ăn việc làm, ổn định cho cán bộ công nhân viên trong Điện lực với mức lương khá cao so với quy định của nhà nước (thu nhập bình quân đầu người đạt 2500.000 đồng/ tháng).
Điện lực Hưng yên đã thực hiện tốt các khâu từ lập kế hoạch huy động , sử dụng, đến kiểm tra điều khiển tình hình hoạt động của vốn, đảm bảo khả năng luân chuyển vốn lưu động bằng việc khai thác nguồn hàng và tổ chức bán điện hợp lý. Việc bán hàng với hình thức thanh toán ngay trực tiếo với khách hàng đã làm cho doanh nghiệp giảm được sự chiếm dụng vốn, đồng thời tăng nhanh vòng quay của vốn để tiếp tục sản xuất.
Tuy nhiên bên cạnh đó Điện lực Hưng yên còn bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn:
Thứ nhất: Cơ cấu vốn còn chưa hợp lý. Là một đơn vị sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có lượng vốn lưu động lớn để đáp ứng nhanh nhu cầu về vốn nhưng thực tế thì so với tổng nguồn vốn kinh doanh, vốn lưu động chiếm một tỷ lệ khá thấp (năm 2003 là 20,02, năm 2004 là 20,68), do đó khó khăn trong việc sử dụng vốn kinh doanh, không phát huy cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đồng thời lãng phí trong việc sử dụng vốn cố định.
Thứ hai: Việc xác định nhu cầu về vốn chưa được quan tâm đúng mức, huy động chưa hợp lý do đó chưa tận dụng hết các nguồn lục khác để tối ưu hoá hiệu quả. Các dự án quy hoạch phát triển lưới điện chưa theo kip được với tấc độ phát triển kinh tế của tỉnh hơn nữa việc quy hoạch các khu công nghiệp chưa đồng bộ cho lên gặp rất nhiều khó khăn trong việc cung ứng và quản lý lưới điện tiêu thụ gây nhiều tổn thất dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn chưa được cao.
Thứ ba: một số khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được quản lý chặt chẽ, việc sử dụng vốn còn lãng phí và kém hiệu quả;
Các khoản phải thu tương đối lớn trong đó chủ yếu là các khoản ứng trước cho khách hàng, năm 2003 các khoản phải thu là 7.238 triệu đồng, năm 2004 là 8.649 triệu đồng tăng 1.411 triệu đồng tức 19,5%, đồng thời chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng vốn lưu động (năm 2003 là 13,49%, năm 2004 là 13,84%). Điều này dẫn đến tình trạng lãng phí vốn do bị chiếm dụng.
Hàng tồn kho có giá trị lớn và cũng co su hướng tăng, năm 2003 là 4.235 triệu đồng. chiếm 7,9% so với tổng vốn lưu động, năm 2004 là 5.613 triệu đồng, chiếm 8,9% so với tổng vốn lưu động. Việc nguyên vật liệu tồn kho bảo đảm cho quá trình sản xuất, sủa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên được bảo đảm liên tục nhưng nếu không có kế hoạch sử dụng lợp lý sẽ làm giảm chất lượng nguyên vật liệu.
Thứ tư: Trong việc tổ chức và sử dụng vốn TSCĐ, mặc dù Điện lực Hưng yên có kế hoạch sửa chữa theo định kỳ và kịp thời nhưng còn chưa thực hiện được việc xác định hiệu quả của công tác sửa chữa đối với từng loại tài sản cố định cụ thể . Mặt khác chi phí sửa chữa chưa được quản lý chặt chẽ và chưa có định mức cụ thể. Việc phân loại TSCĐ của doanh nghiẹp không theo nguồn hình thành mà theo hình thái biể hiện, điều này gây khó khăm cho công việc quản lý nguồn vốn và hiện nay không chích được khấu hao TSCĐ vô hình mà có lúc khoản này có giá trị tương đối lớn.
Tuy tài sản của doanh nghiệp được huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh nhưng công suất của máy móc thiết bị chưa được tận dụng tối đa, nhiều nơi máy móc thiết bị cung cấp điện đã quá cũ hết giá trị khấu hao nhung vân được tận dụng gây lên tổn thất điện năng lớn và hiệu quả sử dụng tài sản cố định không được cao.
Phần III.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN.
I. Định hướng phát triển trong thời gian tới.
* Phương hướng mục têu kế hoạch sản suất năm 2006.
Mục tiêu chung: mực tiêu chủ yếu trong năm tới là: Đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội với chất lượng ngày càng cao. Tìm các biện pháp hữu hiệu để giảm chi phí giá thành nâng cao hiệu quả SXKD, đảm bảo tài chính cân đối lành mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển, đồng thời tăng doanh thu từ các hoạt động SXKD khác để thay đổi cơ cấu doanh thu, tăng lợi nhuận, nâng cao thu nhập, giữ vững và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. ổn định tốt tư tưởng lao động từng bước chuyển đổi mô hình tổ chức theo kế hoạch của Tổng cồn ty, phù hợp với mô hình chung của ngành đảm bảo phát triển bền vũng.
Các mục tiêu chính: Năm 2006 doanh nghiệp phấn đấu thực hiện hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật kế hoạch giao, cụ thể như sau.
Các chỉ tiêu kinh doanh điện năng:
Điện đầu nguồn (triệu KWh): 676,598.
Điện thương phẩm (triệu KWh): 638,3.
Tỷ lệ tổn thát điện năng (%): 6,0.
Giá bán bình quân: 660đ/kWh.
Doanh thu : 421,278 tỷ đồng.
* Định hướng phát triển đến năm 2010.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương trong các giai đoạn tiếp theo, Điện lực Hưng yên đã có những định hướng phát triển trong những năm tới như sau:
1.Bảo đảm cấp điện an toàn liên tục và ổn định theo yêu cầu của phụ tải.
2.Phát triển thêm 02 TAB110kv Phố Nối ( có công suất lắp đặt là 63.000KVA + 40.000KVA); Thị xã Hưng yên (25.000KVA), nâng công suất 110KV TAB Giai Phạm lên 2x63.000KVA, Lạc Đạo 63.000KVA, Kim Động 25.000KVA, dự kiến tổng dung lượng lắp đặt tăng 342.000KVA.
3. Xây dựng mới thêm 45km đường zây 110KV Kim Động - Hưng yên, Phố Cao - Hưng yên.
4. Xây dựng 250km đường zây trunh thế và phát triển thêm 450TAB (dự kiến tổng dung lượng đạt 110.000KVA).
5. Tiếp tục đầu tư xây dựng đường zây trung thế và các trạm biến áp chống quá tải cho lưới điện chung áp nông thôn từ nguồn vốn của ngành điện, vốn vay của địa phương và các nguồn vốn khác.
6. Hoàn thiện công tác tiếp nhận lưới điện trung áp, lưới điện 0.4kV, đẻ bán điện trực tiếp đến các khu vực thị xã, vùng ven đô thị , thị chấn, thịtứ và làng nghề.
7. Hỗ trợ các địa phương để giảm giá bán điện về giá trần của chính phủ.
8. Mở rộng kinh doanh đa ngành nghề, như kinh doanh dịch vụ viễn thông công cộng, thiết bị viễn thông, dịch vụ du lịch khách sạn, kinh doanh bất động sản.
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Điên lực Hưng Yên.
Từ thực trạng phân tích ở trên ta thất: Điện lực Hưng Yên đã đạt được những kết quả khả quan trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc đầu tư và sử dụng vốn rất có hiệu quả. Để có thể tốt hơn nữa nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, khai thác tối đa những lợi thế đồng thời khắc phục những yếu kém hiện có, xin đưa ra một số kiến nghị và giả pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Điện lực Hưng yên.
Thứ nhất: Đảm bảo đầy đủ nguồn vốn kinh doanh trong giai đoạn hiện nay.
Doanh nghiệp đang cần một lượng vốn lớn để đầu tư trang thiết bị mới để đảm bảo cho quá trình cung cấp điện năng được diễn ra liên tục, an toàn. Để tăng nguồn vốn tài trợ có thể áp dụng một số giải pháp sau:
Khai thác triệt để nguồn vốn của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn sẵn có với chi phí vốn thấp. Có kế hoạch phân bổ và sử dụng vốn một cách thích hợp, hiệu quả, trên cơ sở xác định một cách chính xác nhu cầu tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt nhu cầu về đầu tư máy móc trang thiết bị vận hành quản lý, chuyền dẫn ....Từ đó đề ra các biện pháp tổ chức huy động vốn kịp thời, chánh tình trạng thiếu hụt sẽ ảnh hướng sấu đến hiệu quả sử dụng vốn của Điện lực.
Huy động vốn từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tín dụng khác, trên cơ sở xác định nhu cầu sử dụng vốn trong thời gian tới, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch huy động bao gồm việc lựa chọn nguồn tài trợ tích cực nhất, xác định rõ số vốn hiện có và số vốn cần bổ sung.
Tìm kiếm nguồn tài trợ dài hạn để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh doanh, doanh nghiệp cần tìm kiếm các nguồn tài trợ dài hạn. Hiện nay nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu do ngân sách nhà nước cấp và một phần vốn tự có từ lợi nhuận để lại. Theo như kế hoạch đầu tư mở rộng sản lượng cung ứng trong thời giam tới thì nguồn vốn hiệnh nay chưa đáp ứng được, bởi vậy doanh nghiệp cần sử dụng quỹ đầu tư phát triển và quỹ khấu hao để đầu tư mới và tái sản xuất TSCĐ, xây dựng các dự án khả thi để vay vốn dài hạn ngân hàng hoặc thu hút vốn bằng cách huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong cán bộ công nhân viên. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển và mở rộng quy mô sản xuất thì thu nhập của cán bộ công nhân viên trong toàn Điện lực cũng tăng theo. Việc khai thác nguồn vốn này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thêm vốn cho sản xuất kinh doanh mà không phải trải qua các thủ tục phức tạp và những đòi hỏi khác khi vay vốn kinh doanh.
` Ngoài ra Điện lực Hưng yên còn có thể huy động vốn của các đơn vị khác trong Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực 1, để đầu tư mua sắm trang thiết bị mở rộng sản xuất khi mà nhu cầu về sử dụng năng lượng điện ngày càng tăng.
Song song với kế hoạch huy động vốn thì doanh nghiệp cần phải chủ động lập kế hoạch nhằm hình thành lên các dự định về phân phối và sử dụng vốn đã tạo lập sao cho có hiệu quả nhất, như đầu tư vào máy móc thiết bị, vào các công tác sửa chữa vận hành lưới điện thì đầu tư bao nhiêu và tiến độ cung ứng như thế nào cho thich hợp. Vì vậy doanh nghiệp cần phải xây dụng chiến lược sử dụng vốn hợp lý, căn cứ vào nhu cầu thực tế và vào mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh donh trong tương lai, từ đó xây dựng các kế hoạch huy động và sử dụng vốn hiệu quả làm cơ sở để điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Trong trường hợp có phát sinh thêm nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần chủ động đáp ứng kịp thời nhằm bảo đảm cho quá trình hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục không gián đoạn. ngược lại lếu có vốn dư trong kỳ thì doanh nghiệp phải có các biện pháp sử lý linh hoạt như đầu tư mở rộng sản xuất hay cho các doanh nghiệp bạn vay nếu cần để bảo đảm đồng vốn luôn vận động và sinh lời.
Thứ hai: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Lập kế hoạch và thực hiện tốt việc quản lý kỹ thuật, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, mua sắm tài sản cố định tránh hư hỏng mất mát duy trì và nâng cao năng lực sản xuất của tài sản cố định. Hàng năm phải lập khấu hao theo quy định của nhà nước.
Đẩy mạnh thu hồi vốn cố định bằng cách chọn phương thức và mức khấu hao hợp lý, đánh giá lại giá trị tài sản cố định khi có sự biến động về giá cả trên thị trường để tính đúng tính đủ khấu hao và giá thành để hạn chế hao mòn vô hình tài sản cố định, doanh nghiệp lên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh trên cơ sở tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị để nhanh chóng thu hồi vốn, ứng dụng kỹ thuật mới tăng nhanh khả năng đầu tư của doanh nghiệp vào sản xuất.
Phân cấp quản lý cho các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm của từng thành viên trong quá trình sử dụng, tự quy chách nhiệm câ nhân, tổ, có thưởng có phạt rõ ràng nhằm khuyến khích tính cần cù, sáng tạo của người lao động, tạo cho người lao động một môi trường làm việc thoải mái, sôi động để cho họ hăng say lao động nâng cao hiệu quả làm việc cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Thanh lý, nhượng bán và sử lý rứt điểm tài sản cố định hư hỏng, kém chất lượng không dùng nhằm thu hồi vốn cố định đưa vào luân chuyển đồng thời bố trí lại cơ cấu tài sản cố định cho hợp lý, tránh gây lãng phí, đối với tài sản cố định cần dùng nhưng chưa dùng cần có kế hoạch đồng bộ và nhanh chóng đưa vào sử dụng tránh lãng phí và hao mòn vô hình của tài sản cố định.
Thứ ba: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, giảm thời gian luân chuyển bằng việc tăng nhanh tấc độ hoạt độnh, tăng năng suất lao động, làm giảm lượng vốn trong lưu thông. Việc tăng vòng quay của vốn lưu động phải được thực hiện ở tất cả các khâu. Trong hoạt động sản xuất cần tận dụng tối đa máy móc trang thiết bị, đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, tăng hiệu quả sản xuất, hạ giá thành, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Định kỳ kiểm soát và đánh giá lại toàn bộ tài sản lưu động từ đó đề ra nhưng biện pháp kịp thời điều chỉnh. Đối với các khoản nợ phải có những biện pháp sử lý thích hợp, giải quyết tích cực các khoản vốn bị chiếm dụng quá hạn. Tiền thu về nhanh chóng sử dụng vào sản xuất kinh doanh, tăng tấc độ lưu chuyển của vốn.
Thứ tư: Nâng cao hiệu quả của bộ máy lãnh đạo quản lý và các cá nhân trong dây chuyền sản xuất kinh doanh, thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ quản lý trong doanh nghiệp như: phải có phẩm chất chính trị năng lực chuyên môn thông thạo, năng lực tổ chức và đạo đức nghề nghiệp tốt.
Tăng cường sự phối kết hợp hỗ trợ giữa các đơn vị trong toàn Điện lực, cần xây dựng kế hoạch và chương trình đào tạo tại trỗ hoặc cử đi đào tạo tại các trường chuyên môn nghiệp vụ, trường quản lý cho cán bộ công nhân viên, đồng thời chú trọng phát hiện, dào tạo bồi dưỡng lớp cán bộ kế cận.
Tổ chức thực hiện việc giao khoán quản lý đường dây và trạm biến áp đén từng cán bộ công nhân viên, đồng thời nâng cao chất lượng công tác kiểm tra dịng kỳ, đột suất lưới điện, phát hiện và sử lý kịp thời những khiếm khuyết của lưới điện, bảo đảm lưới điện vận hành an toàn, liên tuc.
Thứ năm: Phòng ngừa rủi ro vận hành lưới điện. Trong quản lý vận hành lưới điện rủi ro có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Điều này có thể là do nguyên nhân chủ quan, có thể là do những nguyên nhân khách quan từ môi trường như thiên tai và các tai nạn… làm ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho khách hàng của Điện lực. Bởi vậy, Điện lực cần có kế hoạch trích lập và sử dụng quỹ dự phòng tài chính nhằm hạn chế nhũng tổn thất có thể xẩy ra, bảo đảm cho quá trình cung cấp điện cho khách hàng không bị gián đoạn .
III. Các kiến nghị.
Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trên cơ sở đã phân tích những việc làm được và những mặt còn hạn chế trong việc sử dụng vốn kinh doanh của Điệc lực Hưng yên. Để thực hiện tốt những biện pháp đã lêu ngoài sự nỗ lực của Điện lực Hưng yên cần phải có sự quan tâm của Nhà nước, của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực 1.
Kiến nghị với nhà nước:
Về môi trường pháp lý: Cần ban hành hệ thống luật mới hỗ trợ cho sự ra đời và hoạt động của thị trường tài chính, sửa đổi và bổ sung các điều luật đã ban hành sao cho phù hợp với thông lệ quốc tê, cần có các nghị định thông tư hướng dẫn thi hành cụ thể rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Về chính sách tín dụng của nhà nước: Cần xây dựng khung lãi suất ngân hàng hợp lý vừa khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và lại vừa hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi, các ngân hàng cần xem xét lại các điều kiện vay và thủ tục vay sao cho tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đồng thời chánh rủi ro.
Kiến nghị với Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực 1.
- Xây dựng mới và mở rộng các trạm 110KV để cấp điện cho khách hàng.
- Xem xét có hướng dẫn cụ thể trong việc sử lý khách hàng sử dụng điện thực hiện không đúng cam kết về tiến độ và công suất sử dụng.
- Thực hiện bán điện trực tiếp đến từng hộ dân trong địa bàn tỉnh Hưng yên.
Kiến nghị với UBND tỉnh.
- Chỉ đạo các sở, ban ngành địa phương tiếp tục hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch các khu cônh nghiệp, làng nghề.
- Chỉ đạo các sở ban ngành địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài sản điện ở địa phương như giải phóng hành lang an toàn lưới điện, quản lý tài sản điện năng trống lấy cắp điện năng.
KẾT LUẬN
Sử dụng vốn có hiệu quả nhằm bảo đảm và phát triển nguồn vốn trong các doanh nghiệp là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Là đơn vị hoạch toán kinh tế độc lập, hoạt động trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điện lực Hưng yên luôn quản lý có hiệu quả không chỉ bảo toàn mà ngày càng bổ sung phát triển nguồn vốn của mình đồng thời nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Tuy nhiên để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tê xã hội trong thời kỳ mới Điện lực Hưng yên vẫn còn nhiều khó khăn thách thức đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn Điện lực.
Qua quá trình học tập tại công ty kết hợp với những kiến thức đã học trên ghế nhà trường em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mà công ty có thể tham khảo hoặc áp dụng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của Điện lực.
Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo Trương Đức Lực cùng toàn thể ban lãnh đạo, các anh chị phòng KH&ĐT của Điện lực Hưng Yên giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Ngày……tháng…...năm 2006.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
( ký tên, đống dấu)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Ngày……. tháng…… năm2006.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vốn kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Điện lực 1 Điện lực Hưng yên.DOC