Để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường trong các làng nghề tại Hà Đông đang có chiều hướng gia tăng, rất cần quy hoạch gọn các cơ sở sản xuất vào khu vực nhất định để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải trước khi xả ra môi trường xung quanh. Bên cạnh đó việc đề ra một chính sách cho các hộ, cơ sở sản xuất vay lãi suất thấp thực hiện xây dựng hệ thống xử lý chất thải cũng là một biện pháp để từng bước giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Lồng ghép phổ biến các chính sách, quy định về bảo vệ môi trường trong các cuộc họp dân sẽ nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng.
22 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 3955 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng mô hình hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng tại làng lụa Vạn Phúc Hà Đông,TP. Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
dccc
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG MÔ HÌNH HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐÔNG,TP. HÀ NỘI
Địa điểm thực tập
: Làng Lụa Vạn Phúc Hà Đông
Giảng viên hướng dẫn
: ThS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Trung Kiên
Lớp
: ĐH2QM3
Hà Nội, tháng 04 năm 2016
Hà Nội, tháng 04 năm 2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
dccc
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG MÔ HÌNH HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐÔNG,TP. HÀ NỘI
Địa điểm thực tập: Làng Lụa Vạn Phúc Hà Đông
Người hướng dẫn Sinh viên thực hiện
(Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên)
Hà Nội, tháng 04 năm 2016
Lời cảm ơn
Để hoàn thành bài Báo cáo tốt nghiệp này em xin được gửi cảm ơn sâu sắc đến các cô chú xã viên trong hợp tác xã Làng nghề Vạn Phúc đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc thu thập thông tin, số liệu và đi thực tế để em hoàn thiện bài báo cáo này và nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực tập.
Thời gian thực hiện đề tài có hạn và kiến thức kinh nghiệm của em chưa đủ sâu rộng nên không thể tránh khỏi thiếu sót trong quá trình thực hiện, kính mong sự đóng góp của thầy cô, bạn bè để bài báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin gửi lời đến các thầy cô, ban lãnh đạo và các anh chị làm việc tại Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông lời chúc sức khoẻ và thành công trong công việc.
Hà Nội, tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trung Kiên
Danh mục chữ viết tắt.
Danh mục bảng biểu.
Danh mục hình.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. lý do chọn đề tài
Làng Vạn Phúc thuộc quận Hà Đông thành phố Hà Nội được biết đến là môt 1 trong hơn 1000 làng nghề truyền thống đã và đang tồn tại ở Việt Nam. Làng lụa Vạn Phúc có 9.420 nhân khẩu, trong đó có gần 3.000 người tham gia nghề dệt. Hiện nay, Vạn Phúc có khoảng 400 lao động thời vụ từ quanh vùng đến đây làm việc. Cửa hàng bán lụa tơ tằm mọc lên ngày càng nhiều, hình thành ba dãy phố lụa với trên 100 cửa hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách. Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện và khởi săc. Tuy nhiên, cùng với đó nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh ngày càng phức tạp. Tình trạng ô nhiễm môi trường chủ yếu do quá trình sản xuất dẫn đến ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng khiến cho môi trường sống tại phường Vạn Phúc ngày càng xuống cấp.
Bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm của cộng đồng và hơn hết là của người dân, đó không phải là điều mới mẻ, thế nhưng chưa mấy ai làm được nhất là đối với những người dân đã quen với công việc hằng ngày của mình được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thực trạng này đã và đang xảy ra trên địa bàn phường Vạn Phúc. Do điều kiện sống, tập quán, và ý thức bảo vệ môi trường còn hạn chế nên lâu nay, người dân vẫn xả rác, nước thải từ quá trình sản xuất ra ngoài môi trường trong nhiều năm qua, chính quyền địa phương luôn vận động, tuyên truyền nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường sống trong nhân dân. Quá trình xả thải khí thải, nước thải, rác thải sau quá trình sản xuất không được xử lý gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt trong đó là việc xả nước thải trực tiếp từ quá trình sản xuất ra ngoài môi trường. Tuy nhiên việc chuyển biến trong hành động của người dân còn rất chậm.
Hương ước bảo vệ môi trường ( BVMT) được xây dựng trên cơ sở tham gia và đồng thuận của tất cả các thành viên trong cộng đồng dân cư tại địa phương, nhằm tuyên truyền vận động, giáo dục nhân dân xóa bỏ các hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho môi trường. Đồng thời hương ước BVMT có tác dụng nâng cao trách nhiệm tính tự lực của từng người dân đối với nhiệm vụ BVMT tại địa phương, làm cho que hương làng xóm ngày càng xanh- sạch- đẹp, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả cộng đồng. Bên cạnh đó, góp phần thực hiện tốt và đạt tiêu chí 17 về môi trường trong bộ chỉ tiêu quốc gia về nông thôn mới.
Việc xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ môi trường ở thôn, xã cần có tham gia của cộng đồng trong việc phân tích hiện trạng môi trường tại địa phương, xác định những hành động và quy định nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường. Đặc điểm quan trọng của mô hình này là tập trung vào sự tham gia của cộng đồng và long ghép các hoạt động truyền thong và nâng cao nhận thức cộng đồng trong tất cả các giai đoạn của dự án Hương ước, quy ước gồm những quy định cụ thể về vệ sinh nơi ở và những khu vực chung, quản lý rác thải, khí thải nước thải, chất tẩy nhuộm, đồng thời quy định về việc bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
Vì vậy trong báo cáo đồ án tốt nghiệp em đã chọn đề tài “ Xây dựng mô hình hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng tại làng lụa Vạn Phúc phường Vạn phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.”
2. Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu mô hình hương ước và quy ước bảo vệ môi trường tại làng Lụa Vạn Phúc Hà Đông.
Mô hình hương ước quy ước khi có sự tham gia của cộng đồng, các yếu tổ tác động đến hương ước quy ước bảo vệ môi trường tại làng Lụa Vạn Phúc Hà Đông.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Xây dựng được mô hình hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng tại làng Lụa Vạn Phúc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu mô tả, sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với những người có chức tránh tại làng Lụa Vạn Phúc Hà Đông, kết hợp việc phân tích, tổng hợp các số liệu tại địa phương để xây dựng mô hình nghiên cứu.
5. Nội dung nghiêm cứu
Hiện trạng môi trường tại làng Lụa Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Hiện trạng về công tác quản lý môi trường tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng tại làng Lụa Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
6. Kết cấu đề tài
Đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hương ước quy ước.
Chương 2: Thực trạng việc thực hiện hương ước quy ước ở làng Lụa Vạn Phúc Hà Đông.
Chương 3: Đề xuấ xây dựng mô hình hương ước quy ước bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng tại làng Lụa Vạn Phúc Hà Đông.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HƯƠNG ƯỚC QUY ƯỚC
Tổng quan về hương ước và quy ước
Các khái niệm
a. nguồn gốc hương ước
Mỗi người Việt Nam từ trong tiềm thức có lẽ ai cũng hiểu câu thành ngữ “phép vua thua lệ làng”. Lệ - là một từ Hán Việt; Làng là một từ Nôm dùng để chỉ một đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng nó chặt chẽ và hoàn chỉnh nhất của người nông dân Việt. Trong các văn bản, để cho đơn giản, các nhà nghiên cứu thay vào đó chữ hương ước, khoán ước.
Như vậy, hương ước, khoán ước hiểu một cách nôm na là lệ làng. Nó là những quy ước liên quan đến mọi mặt đời sống của làng xã. Nó bao gồm cả những điều lệ được ghi chép thành văn bản và những điều lệ không được ghi chép thành văn bản mà được truyền khẩu trong dân gian.
Các làng Việt trong thời kỳ phong kiến gọi là lệ làng thành văn bằng nhiều tên gọi khác nhau, do tục lệ ở mỗi nơi nên có thể gọi là: hương ước, khoán lệ; khoán ước; hương lệ; cựu khoán... Nhưng do được gọi bằng tên gì đi nữa thì trong mỗi bản đó đều bao gồm những quy ước liên quan đến đời sống mọi mặt của từng làng mà từ trước đến nay, chúng ta vẫn hay gọi bằng hai từ phổ biến hơn là:Hương ước và khoán ước.
Khoán ước lần đầu tiên được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư vào cuối đời Trần, năm 1370. Đến thế kỷ thứ XV, nhất là dưới thời vua Lê Thánh Tông, thuật ngữ khoán ước – quy ước của dân làng trở nên tương đối phổ biến. Khoán ước là một từ Hán gốc được du nhập vào Việt Nam và đã được Việt hoá. Khoán (bằng cứ); ước (quy ước), từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, thuật ngữ này dần được thu hẹp lại.
Cũng như khoán ước, hương ước cũng là một từ nguyên Hán được du nhập vào Việt Nam. Từ thế kỷ XV, hương ước bắt đầu xuất hiện trong làng xã người Việt nhưng nó chỉ thấp thoáng, chưa phổ biến. Đến thế kỷ XVII, hương ước ngày càng được phổ biến, và nhất là đến thế kỷ XX, hương ước trở thành một thuật ngữ quen thuộc rộng rãi trong làng xã. Sự lên ngôi của hương ước đã tự nó làm mờ nhạt đi khoán ước. Nhiều nơi không dùng thuật ngữ khoán ước. Hương ước là sản phẩm của làng, nó là những quy ước, những quy định được các thành viên trong làng xã cùng nhau tuân thủ, thực hiện.
Hương ước có nội dung phong phú, tuỳ vào phong tục của từng làng. Nó quy định hầu hết các mặt hoạt động của làng xã người Việt như: Hội tư văn, tư võ, hội thiện, phe giáp, ngõ xóm cho đến cách tổ chức hoạt động của các thiết chế làng xã... Kể cả các hoạt động xã hội như hội hè, đình đám, lễ tế, khao vọng... và các hoạt động kinh tế. Đó là những quy ước chung của hương ước. Hương ước của từng làng xã của người Việt bên cạnh những quy ước chung lại có những nét riêng phù hợp với phong tục tập quán của mỗi làng xã.
b. khái niệm:
Hương ước là thuật ngữ gốc Hán, khi du nhập vào Việt Nam nó vẫn được giữ nguyên nghĩa. Hương ước là những quy ước, điều lệ của một cộng đồng chung sống trong một khu vực. Là bản pháp lý đầu tiên của các làng xã nhằm góp phần điều hòa các mối quan hệ trong xã hội cộng đồng. Hương ước là bản ghi chép các điều lệ (những quy tắc xử sự chung) mang tính bắt buộc phải tuân thủ, liên quan đến đời sống của cộng đồng dân cư sinh sống trong làng. Các điều lệ này hình thành dần trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết. Đến thời Trần (khoảng cuối thế kỷ XVII) Hương ước đã trở nên khá phổ biến trong hệ thống làng, xã Việt Nam . Hầu hết các Hương ước đều đề cập nội dung chính như: an ninh trật tự, quan hệ ứng xử, công ích công lợi, thưởng phạt, đến việc cụ thể bổn phận của con cái đối với cha mẹ, ông bà, vợ đối với chồng, anh đối với em
Trước đây, Hương ước chủ yếu là do các vị có vai vế trong làng bàn bạc để xây dựng nên. Tuy nhiên, đến ngày nay, Hương ước cũng có đôi chút thay đổi. Theo quy định của Chỉ thị 24/1998/CT-TTg về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư do Chính Phủ ban ngày 19/06/1998 tại điểm 2 thì: “ Dự thảo hương ước, quy ước phải được nhân dân trên địa bàn thảo luận, được hội nghị cử tri hoặc hội nghị đại biểu hộ gia đình ở làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư thông qua và được ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trước khi thi hành nhằm bảo đảm nội dung của hương ước, quy ước không trái với các quy định của pháp luật hiện hành, không chứa đựng các quy định xử phạt nặng nề, các khoản phí và lệ phí có thể gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”. Như vậy, Hương ước ngày nay và trước đây mặc dù đã có sự khác biệt trong thủ tục, quá trình tạo lập, ban hành, tuy nhiên, về nội dung và vai trò của Hương ước làng xã trong đời sống người dân Việt Nam ta về cơ bản vẫn không hề thay đổi.
Nội dung của hương ước quy ước
Hương ước bao gồm các nội dung chính sau:
• Liên quan đến tổ chức nông nghiệp và môi trường sinh thái
• Cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội trong làng xã
• Giữ gin an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng
• Văn hóa, giáo dục, tổ chức thờ cúng
• Đảo đảm các nghĩa vụ sưu thuế, binh dịch của làng xã với nhà nước
• Khen thưởng và xử phạt trong việc tuân thủ các quy ước của làng xã
Đề ra các biện pháp, phương thức thích hợp giúp dân cư trên địa bàn tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân; động viên và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ công dân;
-Bảo đảm giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, thực hiện nếp sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, xóa bỏ hủ tục, phát triển các hoạt động văn hóa lành mạnh, xây dựng và phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; thực hiện tốt các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước;
Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản Nhà nước, tài sản công cộng và tài sản công dân, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ rừng, biển, sông, hồ, danh lam thắng cảnh, đền chùa, miếu mạo, các nguồn nước, đê điều, đập nước, kênh mương, kè cống, đường dây tải điện; xây dựng và phát triển đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh;
Đề ra các biện pháp bảo vệ thuần phong, mỹ tục, bài trừ các hủ tục, tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan trong việc cưới hỏi, việc tang, lễ hội, thờ phụng ở địa phương; khuyến khích những lễ nghi lành mạnh, tiết kiệm, hạn chế ăn uống lãng phí, tốn kém;
Góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, xây dựng làng, thôn, bản, ấp, cụm dân cư văn hóa, hình thành các quy tắc đạo đức mới trong gia đình và cộng đồng; khuyến khích mọi người đùm bọc, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn, ốm đau; vận động thực hiện các chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình, xây dựng các gia đình theo tiêu chuẩn gia đình văn hóa;
Xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, vận động các thành viên trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, khuyến học, khuyến nghề ở địa phương; vận động các thành viên trong cộng đồng tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm phát triển sản xuất. Khuyến khích phát triển các làng nghề; đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng: điện, đường, trường học, trạm xá, nghĩa trang, các công trình văn hóa thể thao trên địa bàn. Lập, thu chi các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật và phù hợp khả năng đóng góp của nhân dân.
Đề ra các biện pháp cụ thể bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn góp phần phòng chống các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha, trộm cắp, mại dâm và các hành vi khác vi phạm pháp luật nhằm xây dựng địa bàn trong sạch. Phát động trong nhân dân ý thức phòng gian, bảo mật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về tạm trú, tạm vắng; tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư. Đề ra các biện pháp cần thiết hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trên địa bàn; bảo đảm triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức tự quản ở cơ sở như Tổ hòa giải, Ban an ninh, Tổ bảo vệ sản xuất, Ban kiến thiết và các tổ chức tự quản khác;
Đề ra các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để bảo đảm thực hiện hương ước:
Hương ước quy định các hình thức và biện pháp khen thưởng đối với cá nhân, hộ gia đình có thành tích trong việc xây dựng và thực hiện hương ước như: lập sổ vàng truyền thống, nêu gương người tốt việc tốt, ghi nhận công lao, thành tích của tập thể, cá nhân; bình xét, công nhận gia đình văn hóa và các hình thức khen thưởng khác do cộng đồng tự thỏa thuận hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Đối với những người có hành vi vi phạm các quy định của hương ước thì chủ yếu áp dụng các hình thức giáo dục, phê bình của gia đình, tập thể cộng đồng, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở cơ sở. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định của hương ước thì trên cơ sở thảo luận thống nhất trong tập thể cộng đồng, có thể buộc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng hoặc áp dụng các biện pháp phạt nhưng không được đặt ra các biện pháp xử phạt nặng nề xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. Trong hương ước không đặt ra các khoản lệ phí.
Hương ước có thể đề ra các biện pháp nhằm góp phần giáo dục những người có hành vi vi phạm pháp luật bị giáo dục tại xã, phường, thị trấn; giáo dục, cảm hóa giúp đỡ người phạm tội sau khi ra tù trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội.
Những hành vi vi phạm pháp luật phải do các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hương ước không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Sự khác biệt giữa hương ước và pháp
Vốn có nguồn gốc từ phong tục, tập quán nên hương ước có một sức sống bền bỉ, lâu dài. Hương ước đã từng tồn tại song song với luật nước, từng giữ vai trò là công cụ quan trọng để điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng dân cư và để quản lý làng xã. Trong xã hội, mỗi người dân không những phải làm đúng phép nước mà còn phải tuân thủ lệ làng. Vậy giữa hương ước và pháp luật có sự khác biệt như thế nào?
Nội dung của hương ước đơn giản và gọn nhẹ hơn so với pháp luật. Bộ luật Hồng Đức có tới 722 điều quy định liên quan hầu hết đến các mặt của đời sống, còn một bản hương ước của người Việt chỉ gồm vài chục điều khoản liên quan đến một số mặt của đời sống làng mạc. Mỗi mặt của đời sống xã hội (ví dụ những quy định về hôn nhân gia đình), được luật pháp Nhà nước cụ thể thành hàng chục, thậm chí hàng trăm điều khoản, trong khi đó, ở các bản hương ước, vấn đề này được ghi nhận trong một vài điều khoản ngắn gọn.
Trong văn bản pháp luật chỉ quy định các hình thức xử phạt, mà không có hình thức khen thưởng như hương ước. Điều này là do tính cưỡng chế Nhà nước của các quy phạm pháp luật quy định. Nó khác với hương ước, ngoài tính áp đặt còn mang tính khuyến cáo, khuyên răn, khuyến thiện. Khung hình phạt của hương ước thường đơn giản và ít mang tính nghiêm khắc hơn so với pháp luật. Hình phạt chính trong hương ước chủ yếu là phạt tiền; còn pháp luật thời kỳ phong kiến quy định 5 hình phạt (ngũ hình) rất nghiêm khắc, đó là: suy (đánh bằng roi), trượng (đánh bằng gậy), đồ (bắt làm công việc nặng nhọc), lưu (đày ải đi nơi xa) và tử (phải tội chết). Tuy nhiên, việc xử phạt theo hương ước có nét tinh tế là nó đánh vào tinh thần, danh dự không chỉ của cá nhân mà có khi còn là cả gia đình, dòng họ; đánh vào cả những nỗi sợ hãi vô hình, những điều sâu thẳm trong tâm linh của con người, ví dụ như việc truất, hạ ngôi thứ, tẩy chay đám tang và cao nhất là việc đuổi ra khỏi làng. Hương ước nhiều khi còn được nhân dân coi trọng như một nghi lễ thiêng liêng.
Nhiều làng, xã vào dịp đầu xuân thường tổ chức Lễ Minh thệ - Lễ ăn thề - tập hợp đông đảo dân làng đến chốn đình chung, hay những nơi linh thiêng của làng để nghe đọc hương ước và mọi người có mặt phải thề sẽ tuân thủ theo hương ước, nếu không sẽ bị thần linh trừng phạt. Trong tâm thức của người nông dân, việc tuân thủ theo các điều khoản của hương ước, tuy là những ràng buộc vô hình nhưng hữu hiệu mà không phải bất cứ quy phạm pháp luật nào cũng có được.
Trong hương ước không có hình thức giảm tội cho bất kỳ ai có hành vi vi phạm, cho dù người đó thuộc thành phần xuất thân và có địa vị xã hội như thế nào trong làng. Trong khi đó, pháp luật phong kiến có quy định bát nghị, cho phép một số giai tầng trong xã hội (chủ yếu là thân thích của hoàng tộc, các công thần) được giảm mức hình phạt khi phạm tội. Điều đó cho thấy tính bình đẳng của hương ước rõ nét hơn so với pháp luật.
Hương ước được xây dựng từ những phong tục truyền thống rất thiết thực và gần gũi với mỗi cộng đồng làng. Chính bởi vậy, hương ước có tính bảo lưu lâu dài, ít thay đổi, mặt khác, nó được con người biết đến từ tấm bé, do cách lưu truyền tự nhiên từ gia đình, từ dòng họ và trở thành một thói quen, một nếp sống. Trong khi đó, pháp luật được hình thành do ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, mang tính cưỡng chế và dễ thay đổi khi thể chế thay đổi. Đây chính là sự khác biệt cơ bản của hương ước và pháp luật.
1.1.4. Những chính sách của Nhà nuớc về Huơng uớc
Tại hội nghị lần V, Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khóa VII) họp tháng 6 năm 1993, Đảng chủ trương khuyến khích xây dựng và thực hiện hương ước, các quy chế về nếp sống văn minh ở các thôn xã.
Năm 1996, trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ cần phải phát huy và kế thừa hương ước cổ truyền trong việc quản lí nông thôn hiện nay.
Chủ trương này sau đó đã được pháp luật hóa bằng Nghị định 24CT/TTg ngày 19/6/1998 của Chính phủ chỉ thị cho các địa phương việc kế thừa hương ước cổ truyền trong việc soạn thảo hương ước nông thôn mới.
Để phát huy yếu tố tích cực, khắc phục những hạn chế, tiêu cực của hương ước, quy ước, baảo đảm triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Chỉ thị của Bộ Chính trị số 30/CT-TW ngày 18 tháng 2 năm 1998 về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trong giai đoạn hiện nay,
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Nội dung của hương ước, quy ước cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau đây:
Bảo đảm giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, thực hiện các hành vi ứng xử văn minh trong giao tiếp, ăn, ở, đi lại..., xóa bỏ hủ tục, phát triển các hình thức hoạt động văn hóa lành mạnh, phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư;
Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản công cộng và tài sản của công dân, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ, rừng, biển, sông, hồ, danh lam thắng cảnh, đền chùa, miếu mạo, các nguồn nước, đê điều, đập nước, kênh mương, kè cống. Xây dựng và phát triển đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh, chống ô nhiễm các nguồn nước... ở địa phương;
Đề ra các biện pháp bảo vệ thuần phong mỹ tục, bài trừ các hủ tục trong ma chay, cưới hỏi, thờ phụng, lễ hội v.v... ở địa phương;
Góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, đề ra những tiêu chuẩn gia đình văn hóa, các quy tắc đạo đức mới, giúp đỡ nhau tìm ra các biện pháp xử lý tốt các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình;
Xây dựng tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, vận động các thành viên trong gia đình, họ tộc, xóm làng đoàn kết nhau để xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, nâng cao mức sống, khuyến học, khuyến nghề v.v... ở địa phương;
Đề ra các biện pháp thích hợp góp phần bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn.
2. Dự thảo hương ước, quy ước phải được nhân dân trên địa bàn thảo luận, được hội nghị cử tri hoặc hội nghị đại biểu hộ gia đình ở làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư thông qua và được ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trước khi thi hành nhằm bảo đảm nội dung của hương ước, quy ước không trái với các quy định của pháp luật hiện hành, không chứa đựng các quy định xử phạt nặng nề, các khoản phí và lệ phí có thể gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan Tư pháp, cơ quan Văn hóa - Thông tin ở các địa phương trong việc giúp ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước đối với việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, nhằm bảo đảm cho việc soạn thảo hương ước, quy ước ở làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư được tiến hành một cách thực sự dân chủ, coông khai, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cấp xã, với sự tham gia tích cực của ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở (Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân Việt Nam...).
Bộ Tư pháp chủ trì, cùng với Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp với ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các cơ quan hữu quan khác chỉ đạo triển khai thí điểm Chỉ thị này tại một số địa phương để rút kinh nghiệm. Trên cơ sở tổng kết tình hình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên phạm vi toàn quốc, Bộ kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, các mô hình mẫu về các hoạt động văn hóa nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước và phát huy vai trò của các văn bản hương ước, quy ước trong giai đoạn hiện nay.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nghị quyết quy định cụ thể việc quản lý nhà nước và định hướng nội dung hương ước, quy ước căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội, phong tục tập quán của địa phương.Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về các vấn đề nói trên.
5. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ phê duyệt các văn bản hương ước, quy ước do ủy ban nhân dân cấp xã trình và chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện hương ước, quy ước trong phạm vi địa bàn huyện, bảo đảm nội dung hương ước, quy ước phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, các quy tắc xây dựng nếp sống văn hóa mới, duy trì và phát triển phong tục tập quán tốt đẹp ở cơ sở.
6. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, hỗ trợ các làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư xây dựng hương ước, quy ước có nội dung phong phú, thiết thực, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, và trình ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. ủy ban nhân dân cấp xã thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn.
7. cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh việc tuyên truyền về vai trò và tác dụng của việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, các mô hình mẫu về nếp sống văn hóa, gắn với việc tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật, phát huy dân chủ ở cơ sở; nêu gương những điển hình tiên tiến, phát hiện và đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, sai trái hoặc lợi dụng hương ước, quy ước để duy trì các hủ tục, tập quán lạc hậu.
8. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này./.
Năm 1999, Bộ Tư pháp cũng có những công văn, chỉ thị hướng dẫn các địa phương thực hiện nghị định này của Chính phủ.
1. 2. Vai trò, ảnh hưởng tích cực của Hương ước trong sự phát triển của làng xã hôm nay
1.2.1. Hương ước giúp bảo tồn và giữ gìn các danh lam thắng cảnh, đền thờ, bảo vệ môi trường của làng nói riêng và của toàn dân tộc nói chung.
Những phân tích trên đã cho thấy bảo vệ môi trường, bảo vệ các danh lam thắng cảnh, giữ gìn môi trường, các đền chùa, miếu mạo của làng xã là một trong những nội dung cơ bản của Hương ước. Điển hình như thời gian qua là tại xã Nghi Sơn, Quế Sơn, Quảng Nam, nơi có một khu rừng nhỏ mang tên Miếu Cấm đã được cả dân làng nâng niu bảo vệ, nguyên nhân là từ một bản Hương ước truyền từ đời xa xưa quy định: “Cấm cư dân trong làng vào rừng chặt củi làm than. Nếu vi phạm sẽ bị làng xử phạt. Nhẹ thì cảnh cáo, nặng thì đòn roi, nghiêm trọng hơn thì đuổi ra khỏi làng”. Từ đó, không những chỉ người dân trong làng, mà ngay cả những cư dân nơi khác cũng không dám vào săn bắt, chặt cây, dù rừng có rất nhiều các loại gỗ quý.
1.2.2.. Hương ước góp phần duy trì và phát huy thuần phong, mỹ tục và truyền thống văn hoá cộng đồng, củng cố các giá trị đạo lý và nhân bản. Nuôi dưỡng, vun đắp ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết, tinh thần bất khuất, tinh thần tự lực, tự chủ cho mỗi thành viên trong cộng đồng làng xã, xây dựng ý thức cộng đồng làng xã.
Trong Hương ước xưa cũng có nhiều điều “khuyến”. Như trong bài truyền thống khuyến học của người Hà Nội xưa qua Hương ước (Tạp chí Xưa và Nay - số tháng 10-1998) đã ghi lại nhiều điều trong Hương ước một số làng ở Hà Nội với nội dung chính là khuyến khích việc học hành. Như điều 102 trong Hương ước làng Nhật Tân ghi lại rằng: “Dạy trẻ con có học thức phổ thông là nghĩa vụ của người làm phụ huynh, không ai được từ”. Hương ước làng Phù Xá Đoài (Đông Anh), có điều khoản ghi: “Con trai con gái 5,6 tuổi cho vào trường học. Bằng không cho đi học, chỉ nuông con để nghịch giặc, chửi đánh nhau, thời bố mẹ phải phạt một cơi trầu (10 quả cau, giá tiền một hào)”,
Hương ước làng Cổ Nhuế, điều 98 ghi: “Làng trích tiền công để mua giấy cho những con nhà nghèo mà hương hội xét không thể mua được”. Hầu như làng nào cũng có khoản học điền để dành quỹ trả lương cho thầy giáo trưởng làng và phát phần thưởng cho học trò giỏi, nhằm thúc đẩy tinh thần hiếu học, ham học hỏi của người dân. Về tinh thần văn hoá, tiêu biểu là ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện được 100% khu dân cư có Hương ước xây dựng nếp sống văn hoá, trong đó có quy định khá cụ thể về nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi, việc tang và lễ hội trở thành một điểm sáng cho các huyện, tỉnh khác noi theo. Ngoài ra, các Hương ước còn có những điều lệ quy định tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, “uống nước nhớ nguồn” trong cộng đồng làng xã cũng có ảnh hưởng tích cực đến đời sống làng xã Việt Nam hiện nay. Phát huy cái đẹp, cái tốt trong Hương ước xưa, ngày nay, xã Quỳnh Hồng (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), xã Hải Tân (huyện Hải Hậu, Nam Định) cùng nhiều nơi khác xây dựng và thực hiện quy chế thôn xã văn hóa, vừa khôi phục những truyền thống tốt đẹp của mình, vừa nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật chung của đất nước, cùng cả nước lo toan những nghĩa vụ chung của người dân bình đẳng. Xã Xuân Thành (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) được coi là lá cờ đầu xây dựng quy ước nông thôn mới của tỉnh, nổi bật nhất trong mối quan hệ nhân dân với cán bộ thôn xã, không chỉ trong lao động sản xuất mà còn cả việc sinh đẻ theo kế hoạch, việc xẻ làng đi xây dựng quê hương mới.
1.2.3.. Tổ chức và quản lý các mặt của đời sống làng xã, duy trì trật tự, kỷ cương, tạo ra môi trường ổn định và an toàn cho cả cộng đồng làng xã.
Căn cứ các Hương ước cổ còn đến ngày nay ta thấy, hầu như quy định trong các bản Hương ước đều thể hiện tinh thần ý thức hệ Nho giáo. Đó là các quy định về “Tam cương, ngũ thường”, về “tôn ti trật tự” trong các quan hệ có tính thứ bậc trong làng xã. Từ đó, Hương ước đã góp phần điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cụ thể trong làng xã. Việc phát huy tinh thần tự chủ, tự giác, tự quản làng xã cùng dư luận xã hội và các biện pháp thưởng, phạt khác đã giúp cho trật tự, kỷ cương làng xã được thực hiện một cách rất nghiêm chỉnh, nhờ đó đã giúp rất nhiều cho sự phát triển của làng xã hôm nay.
1.2.4.. Hương ước không chỉ là biểu hiện của pháp luật mà còn giúp khắc phục các chỗ hổng của pháp luật hoặc pháp luật quy định chưa cụ thể; Đưa pháp luật đi vào đời sống người dân một cách dễ dàng hơn.
Pháp luật dù cụ thể đến mấy cũng không thể bao quát được tất cả các đặc thù của quan hệ làng xã. Đặc biệt là các làng xã cổ truyền Việt Nam bên cạnh các đặc điểm có tính phổ quát, mỗi làng xã lại có các đặc điểm riêng của mình. Do vậy, mỗi một cộng đồng làng xã cụ thể luôn cần đến các quy định gần gũi, dễ hiểu, dễ thực hiện cho mọi thành viên trong làng, phản ánh được nhu cầu tổ chức và phát triển vủa mỗi làng, xã cụ thể. Bên cạnh đó, khi có những chính sách của Nhà nước đưa xuống các vùng nông thôn thì nhờ có Hương ước của các làng nên việc thực thi những chính sách đó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh hơn, nâng cao ý thức pháp luật của người dân ta. Trong ý nghĩa ấy, Hương ước là phương tiện, công cụ bổ sung quan trọng cho khả năng điều chỉnh của luật nước, thể hiện ở các việc cụ thể:
Hương ước biến các quy định chung của pháp luật thành các quy định cụ thể của làng: đơn giản hoá các quy định của luật nước, làm cho ý thức hệ pháp luật của Nhà nước trở nên gần gũi và thâm nhập vào hệ tư tưởng, vào tâm lý và lối sống của mỗi người dân, làm pháp luật trở nên dễ hiểu, dễ áp dụng. Với lối hành văn dung dị, có vần điệu theo dân gian, Hương ước đi vào đời sống một cách tự nhiên, nên thấm sâu vào đời sống cộng đồng mà ít cần đến các phương tiện tuyên truyền, phổ biến ồn ào, tốn kém.
Hương ước góp phần biến cải khuôn khổ cứng nhắc, các quy tắc có tính nghiêm khắc lạnh lùng của luật pháp thành sự uyển chuyển, linh động và biến hoá trong lối hành xử của các cộng đồng. Ở Hương ước, lệ làng, ta nhận thấy các tinh thần khoan dung, độ lượng và uyển chuyển, hoá giải cái khô cứng, hà khắc, đôi khi là tàn bạo của luật pháp.
Hương ước đưa ra nhiều quy định cụ thể bổ khuyết vào các lỗ hổng của pháp luật, trong các mối quan hệ cụ thể của cuộc sống làng xã. Các vấn đề như chia ruộng đất công, lão quyền, nam quyền, phụ quyền, trưởng quyền, an ninh làng xã, đời sống tâm linh của cộng đồng Thường là những vấn đề được quy định chung chung trong luật nước lại rất cụ thể trong các Hương ước.
1.3. Những ảnh hưởng tiêu cực của Hương ước trong sự phát triển của làng xã
1.3.1. Hương ước mang theo những quan niệm lạc hậu, chứa những yếu tố tiêc cực, gây ảnh hưởng cho sự phát triển của làng xã, cản trờ việc thực hiện các chính sách phát triển của nhà nước.
Trong thực tiễn đời sống pháp lý ở làng xã cổ truyền Việt Nam, quan niệm “phép vua thua lệ làng” đã tạo điều kiện cho sự thể hiện các tác động tiêc cực của bản thân mỗi Hương ước. Vì bên cạnh các giá trị tích cực như đã nói ở trên, thì nhiều Hương ước cũng chứa đựng không ít các quy tắc mang tính tiêu cực, thể hiện tinh thần cục bộ địa phương, bè phái trên cơ sở “tâm lý làng” và bởi tư duy “ăn cây nào rào cây ấy”, “ở đình nào chúc đình ấy”, “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”, ít quan tâm đến lợi ích của làng khác và lợi ích của cả nước. Ví dụ như các bản Hương ước có quy định hủ tục về ma chay, cưới hỏi, hội hè làm tốn kém tiền của, thời giờ, thậm chí phá vỡ hạnh phúc của nhiều người. Ngoài ra, có nhiều bản Hương ước đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, khiến cho việc tiếp nhận những chính sách, những kinh nghiệm tiến bộ bị cản trở, nhất là ở những nơi vùng sâu, vùng xa, khi mà trình độ dân trí còn thấp thì việc tiếp nhận được những tiến bộ để thay đổi các hủ tục đã có từ lâu thì lại càng khó hơn.
1.3.2. Bị lợi dụng để trốn tránh nghĩa vụ trước Nhà nước, đục khoét dân làng.
“Tâm lý làng” với đầy rẫy các quy tắc về hệ thống đẳng cấp, ngôi thứ trong làng đã được giới chức dịch trong làng bao đời lợi dụng để trói buộc người nông dân vào hằng hà vô số các nghĩa vụ, trách nhiệm, cấm đoán và hạn chế. Tuy nhiên, hiện tượng hách dịch nhân dân ở làng xã như trên hiện nay đã giảm đáng kể, chỉ còn tồn tại rất ít với mức độ cũng rất hạn chế, chính là do các chính sách cải cách và điều chỉnh, quản lý của Đảng và Nhà nước ta.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC QUY ƯỚC TẠI LÀNG LỤA VẠN PHÚC HÀ ĐÔNG
2.1. Khái quát về hương ước và quy ước tại làng lụa Vạn Phúc Hà Đông
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Làng Vạn Phúc vốn có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Theo truyền thuyết, cách đây khoảng hơn 1100 năm, bà A Lã Thị Nương là vợ của Cao Biền, thái thú Giao Chỉ, từng sống ở trang Vạn Bảo. Trong thời gian ở đây, bà đã dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được phong làm thành hoàng làng.
Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931)[cần dẫn nguồn] và Paris (1932), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp. Từ 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu; từ 1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về cho Việt Nam.
Năm 2009, làng Vạn Phúc có khoảng 1000 khung dệt, sản xuất nhiều loại lụa cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, trong đó có các loại lụa cao cấp như lụa vân quế hồng diệp và lụa vân lưỡng long song phượng.
Năm 2010, để kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, đã thiết kế mẫu lụa Long Vân với hoa văn mang hình tượng lưỡng long chầu Khuê Văn Các được cách điệu trong hình ảnh hoa sen.
Trong nhiều cửa hàng lụa ở Hà Nội và cả ở làng Vạn Phúc, lụa Trung Quốc chất lượng kém hơn được trà trộn vào bán với danh nghĩa lụa Vạn Phúc, làm giảm uy tín của lụa Vạn Phúc.
Hiện nay, Vạn Phúc đã trở thành một điểm đến quen thuộc trong các tour du lịch làng nghề. Đến Vạn Phúc, du khách không chỉ có cơ hội mua sắm các sản phẩm lụa Hà Đông chính hiệu mà còn được chứng kiến quy trình làm ra tấm lụa của các nghệ nhân, đặc biệt là tại xưởng sản xuất của nghệ nhân Triệu Văn Mão bởi chỉ xưởng của ông là có máy dệt lụa Vân – loại lụa cổ truyền nổi tiếng nhất Vạn Phúc đã gần như bị thất truyền. Đây là loại lụa mỏng có hoa nổi, hoa chìm. Hoa nổi trên mặt lụa thì bóng mịn còn hoa chìm thì phải soi ra chỗ sáng mới thấy được. Bên cạnh xưởng dệt là cửa hàng giới thiệu sản phẩm với hàng trăm loại lụa đủ màu sắc và các loại sản phẩm như: khăn choàng, quần áo, túi xách, cà vạt Thương hiệu lụa Vạn Phúc đã không chỉ trở thành niềm tự hào của người dân Vạn Phúc mà quan trọng hơn, còn bảo tồn một nét văn hóa Việt.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Lụa Vạn Phúc có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt NamLụa Hà Đông từng được chọn may trang phục cho triều đình.
Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình. "Lụa Hà Đông" cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca xưa. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại.
2.2. Tình hình môi trường tại Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông
Làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc của TP.Hà Đông chuyên sản xuất lụa tơ tằm, vải các loại và in hoa. Sản xuất của các làng nghề ở quy mô hộ gia đình với các thiết bị máy móc thô sơ, lạc hậu chủ yếu sản xuất trong nước. Các thiết bị đã lạc hậu chắp vá, không theo một trình tự nào do ghép nhiều công nghệ khác nhau nên khí thải, nước thải, rác thải sau quá trình sản xuất không được xử lý gây ô nhiễm môi trường.
Làng lụa Vạn Phúc có 9.420 nhân khẩu, trong đó có gần 3.000 người tham gia nghề dệt và 35 cơ sở chuyên tẩy, nhuộm. Trong quá trình sản xuất có sử dụng hóa chất, thuốc nhuộm để tẩy, in. Nước thải dịch nhuộm sau các công đoạn sản xuất không qua xử lý đổ thẳng ra cống rãnh và xả xuống sông Nhuệ gây ô nhiễm nghiêm trọng tầng nước mặt. Tại Vạn Phúc, toàn bộ lượng nước thải sau tẩy, nhuộm chưa qua xử lý của các hộ làm nghề và Công ty Len hòa với nước thải sinh hoạt chảy chung vào mương dẫn qua cầu cánh Tiên đổ vào ao Độc Lập rồi xả trực tiếp xuống sông Nhuệ.
Vào mùa hè, mùi hôi thối, hắc của nước thải bốc lên nồng nặc từ các mương dẫn ảnh hưởng rất lớn đến vệ sinh môi trường và sức khỏe người dân xung quanh. Hàm lượng ô xy hóa học COD trong các công đoạn tẩy nhuộm vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 3-8 lần; độ màu đo được 750 Pt-Co, vượt tiêu chuẩn nhiều lần. Các chỉ tiêu của nước thải cao chưa được xử lý thải trực tiếp ra hệ thống ao, sông.
Ngoài ô nhiễm do nước thải còn ô nhiễm khí thải, rác thải và tiếng ồn. Rác thải ở các làng nghề dệt Hà Đông chủ yếu là xơ nhộng, vụn bông, tơ vụn. Tiếng ồn phát sinh ra do vận hành máy dệt, quấn sợi và do sự va chạm của thoi trong khi dệt, guồng sợi. Khí thải sinh ra từ các phân xưởng dệt, lò hơi và các lò nấu tẩy nhỏ có dùng than phục vụ quá trình giặt nóng, nấu, sấy, nhuộm.
Để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường trong các làng nghề tại Hà Đông đang có chiều hướng gia tăng, rất cần quy hoạch gọn các cơ sở sản xuất vào khu vực nhất định để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải trước khi xả ra môi trường xung quanh. Bên cạnh đó việc đề ra một chính sách cho các hộ, cơ sở sản xuất vay lãi suất thấp thực hiện xây dựng hệ thống xử lý chất thải cũng là một biện pháp để từng bước giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Lồng ghép phổ biến các chính sách, quy định về bảo vệ môi trường trong các cuộc họp dân sẽ nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_huong_uoc_quy_uoc_v1_8941.docx