A.Phần mở đầu
I/ Đ ặt v ấn đ ề
Đến thời điểm này, quá trình hội nhập kinh tế thé giới của Việt Nam diễn ra một cách mạnh mẽ. Bên cạnh nỗi lo cạnh tranh của các doanh nghiệp, nông dân nước ta cũng đang đứng trước một thách thức không nhỏ. Nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng nông sản hàng hóa là biện pháp sống còn để hội nhập, trong đó, không thể thiếu vai trò của công nghệ. Làm thế nào để đưa sản phẩm công nghệ đến tay nông dân là một thực tế gắt gao đang đặt ra.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, trong vòng 5 năm gần đây, công nghệ đã đóng góp khoảng 30% trong giá trị tăng trưởng của nông nghiệp ở nước ta. Trên cơ sở xây dựng mối liên kết giữa các nhà khoa học và nông dân, các cơ quan nghiên cứu đã nắm bắt được những đòi hỏi của thực tế sản xuất và nhu cầu của xã hội, nên đã có những định hướng nghiên cứu phù hợp và thu được những thành tựu nổi bật.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã giao cho Bộ Khoa học – Công nghệ xây dựng chương trình chuyển giao ứng dụng KH – CN vào phục vụ nông nghiệp nông thôn ( giai đoạn 2004 – 2010 ). Mục tiêu của chương trình này là chuyển giao các mô hình đã được khẳng định như chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; giống mới, công nghệ mới; cung cấp thông tin KH – CN cho nông dân .
Thế nhưng, những công nghệ đã được áp dụng hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu . Ở nước ta, thành quả KH – CN không ít, thậm chí có thể nói là phải “trùm mền” ở các viện, trường nhưng nông dân vẫn đói công nghệ là một nghịch lý khó chấp nhận.
Tuy vậy, nghịch lý ấy vẫn đang tiếp tục diễn ra. Điều này khiến các nhà khoa học nóng ruột và đi tìm nguyên nhân. Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến “đường đi” của công nghệ xuống đồng ruộng, đó là cơ sở hạ tầng, thị trường, hình thức khuyến nông, trình độ nắm bắt của nông dân và phương pháp khuyến nông chưa phù hợp. Trong đó, kiến thức nhà nông và phương pháp khuyến nông đóng vai trò quan trọng. Nông dân lúc nào cũng ngại tình trạng nhiều người biết, nhiều người làm; bộ máy khuyến nông thì đang bị “ hành chính hóa”, thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật; chính quyền địa phương thì xem nhẹ công tác này, trong khi nhà khoa học không thể đủ sức để đến tận cơ sở .
Chưa lúc nào, yêu cầu chuyển giao công nghệ cho nông dân lại đặt ra hết sức gay gắt như lúc này. Muốn hay không, việc hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng sẽ đem lại không ít bất lợi, nếu sản xuất nông nghiệp thiếu bước chuyển mình thật sự. Nông dân hiện nay rất cần kỹ thuật cao; cần được các nhà khoa học, quản lý và nhà nước chăm sóc tốt hơn nữa. Tuy nhiên, điều này không thể nói suông, mà phải cụ thể hóa bằng chính sách.
Vì thế công nghệ muốn nhanh chóng được nông dân chấp nhận và áp dụng rộng rãi thì phải thực hiện sự vượt trội cả về khía cạnh kỹ thuật lẫn hiệu quả kinh tế, nghĩa là giá thành phải hạ và chất lượng phải cao. Thế nhưng, chuyển giao bằng cách nào và làm thế nào để nông dân đón nhận công nghệ không phải là chuyện đơn giản.
Khi chuyển giao cho nông dân phải có phương thức phù hợp, có mục tiêu sản xuất rõ ràng, phải phù hợp với trình độ và khả năng của nông dân. Phải chuyển giao công nghệ bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng trên mô hình và máy móc, thiết bị cụ thể là chính. Trong tất cả các phương pháp chuyển giao KH – CN thì việc xây dựng các mô hình trình diễn có vai trò hết sức quan trọng. “Trăm nghe không bằng một thấy”. Thông qua hiệu quả các mô hình trình diễn, người nông dân sẽ dễ dàng tiếp thu và tin tưởng vào các tiến bộ KH – CN được giới thiệu
Vì thế, muốn chuyển giao công nghệ thành công và bền vững phải có mạng lưới cán bộ khoa học cấp cơ sở có trình độ trung cấp trở lên tiếp nhận trước rồi hướng dẫn cụ thể cho nông dân.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài hướng dẫn chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp, mong muốn khắc phục được phần nào thực trạng nền kinh tế Việt Nam và hợn thế là mong muốn phát triển nền nông nghiệp Việt Nam vươn tới một tầm cao mới.
II/ Thực trạng nền nông nghiệp Việt Nam
Nông nghiệp Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn của sự phát triển kinh tế như: qui mô sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, năng suất, độ đồng đều, chất lượng sản phẩm còn thấp, khả năng hợp tác lien kết của nông dân Việt Nam còn rất yếu. Dịch vụ và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho việc phát triênt nông nghiệp nông thôn không theo kịp với đà tăng trưởng kinh tế của toàn xã hội. Việc cải cách hành chính chuyển đổi cơ cấu thể chế còn chậm, môi trường pháp lý đầu tư kinh doanh còn nhiều bất cập, thị trường đất, lao động, vốn, công nghệ chưa vận hành một cách thuận lợi.
Trong khi đó trên thế giới, quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang diễn ra mạnh mẽ trên diẹn rộng ở những nước có khoa học công nghệ phát triển. Đó là sự kết hợp ứng dụng các công nghệ trộng điểm của thời đại như công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ nano để tạo ra nông sản có năng suất, chất lượng cao, giá thành hạ. Dựa vào công nghệ gen, các nước tiên tiến đã tạo ra được các giống cây trồng có năng suất cao, công nghệ chọn lọc lai tạo giốn, vật nuôi có thể rút ngắn thời gian nuôi, phát triển nhanh về số lượng nhờ công nghệ nhân bản vô tính. KHu công nghệ cao xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1939 và 40 năm sau Mỹ đã có trên một trăm khu. Ở Anh năm 1988 đã có 38 khu vường khoa học. Năm 2002, Trung Quốc đã xây dựng bốn trăm khu công nghệ cao, nhờ đó sự gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 42%, đạt giá trị sản lượng bình quân khoảng 40 nghìn đến 50 nghìn USD/ha/năm, gấp 40- 50 lần so với mô hình sản xuất trước đó. Nhờ ứng dụng thành công và hiệu quả công nghệ tưới phục vụ cho canh tác nông nghiệp cũng như trong hệ thống nhà kính, nhà lưới mà nền công nghiệp Ixraen có năng suất và chất lượng cao. Hiệu quả mang lại từ các mô hình trên đã khẳng định các mô hình công nghệ cao và khu nông nghiệp công nghệ cao đã và đang trở thành điển hình cho nền nông nghiệp trí thức của thế kỷ XXI
Nền nông nghiệp Việt Nam những năm qua đã xác lập được vị thế đáng ghi nhận trên thế giới thông qua một số loại nông sản như: hồ tiêu, cà fê, gạo, điều. Do tổ chức sản xuất nông nghiệp được đổi mới và khoa học công nghệ được tăng cường, chỉ trong 10 năm (1989-1998), sản xuất nông, lâm nghiệp của Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,3%/năm, sản lượng lương thực bình quân đạt 23,08 triệu tấn/ năm( mồi năm tăng bình quân hơn một triệu tấn, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng dân số). Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lien tục tăng, đưa nước ta trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Rau quả, cà fê, cao su, chè, điều, hồ tiêu cũng đều tăng về sản lượng, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta đang được triển khai ở nhiều địa phương theo các mẫu cải tiến nhà kính,nhà lưới của nước ngoài như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đà Lạt. Ở Đông Nai, sự mạnh dạn đầu tư ứng dụng các giống cây trồng mới, năng suất cao và kỹ thuật chăm sóc tiến bộ vào sản xuất của nông dân đã khiến cho giá trị sản xuất nông lâm sản luôn giữ ở mức tăng trưởng khá. Cụ thể, năng suất các loại cây trồng đều tăng( năng suất lúa tăng 3,28%, bắp tăng 3,7%, mì tăng 3%, đậu tăng 7,6% .)
Tuy nhiên theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở trong nước chỉ mới xuất hiện, quy mô sản xuất cong nhỏ, công nghệ thiếu đồng bộ nên hiệu quả chưa cao. Trong thời gian qua, một số nông sản của Việt nam đã phải đối mặt với cạnh tranh của các sản phẩm nước ngoài và kết quả cho thấy sự hạn chế về năng lực cạnh tranh của các sản phẩm. Chẳng hạn, trong khi những sản phẩm nông nghiệp như gạo, rau quả có thể trụ vững trên thị trường “ bình dân”, thì gạo thơm hoa nhài Thái Lan lại chiếm lĩnh được hầu hết thị trường cấp cao trong nước. Trái cây Thái Lan ở phía nam và trái cây Trung Quốc ở phía bắc đang chia sẻ thị phần một cách có hiệu quả với trái cây Việt Nam ngay trên thị trường thành thị và một phần thị trường ở nông thôn. Dù có tiềm năng, song mía đường không cạnh tranh được với đường nhập ngoại, dẫn tới tình trạng một số nhà máy đường phải giải thể hoặc phá sản. Một số sản phẩm khác như bông, đậu tương, ngô có năng suất quá thấp, giá thành cao sẽ khó có thể cạnh tranh được với bông từ Trung Á hay Ai Cập và đậu tương và ngô từ Mỹ.
Có một thực tế đang tồn tại là trình độ sản xuất của bà con nông dân còn ở mức độ thấp, bộc lộ nhất là giống cây trồng, vật nuôi vẫn chưa kiểm dịch đầy đủ và cũng chưa kiểm soát nguồn gốc, chưa kiểm soát tốt phân hoá học, phân bón, công tác bảo quản sau thu hoạch, bao bì, nhãn hiệu hàng hoá thương hiệu vẫn chưa đáp ứng theo chuẩn mực yêu cầu của quốc tế trong qua trình hội nhập, quy mô sản xuất bình quân diện tích đất trên một nông hộ còn rất thấp khoản 0,7-1 ha/hộ, vì vậy muốn sản xuất với quy mô lớn, chất lượng đồng đều là rất khó. Đi đôi với những bất lợi đó là việc giá thành sản xuất vẫn còn cao, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được quan tâm đầy đủ khi đưa sản phẩm ra thị trường
Đó là chưa kể một số vấn đề phát sinh, sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp nước ta trong thời gian tới: đất nông nghiệp và đất canh tác bình quân đầu người giảm do tăng dân số, đất đai bị xói mòn, thoái hoá do nạn phá rừng gây ra. Một số cây giống đang có dấu hiệu sớm thoái hoá đòi hỏi phải có những giống mới mạnh hơn, tốt hơn thay thế. Môi trường sinh thái cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng ở một số địa phương do chất thải công nghiệp, do sử dụng bừa bãi phân hoá học, hoá chất trừ sâu, diệt cỏ, gây ô nhiễm đất canh tác, nguồn nước mặt, nước ngầm và để dư lượng chất độc hại trong nông sản thực phẩm Đây la môt vấn đề rất đáng lo ngại cho nền nông nghiệp của ta.
23 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2654 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốt trong nhiều lần thăm dò ý kiến của nông dân và cán bộ khuyến nông qua 6 vụ khảo nghiệm (2004-2006).
2. Phẩm chất
· Dài hạt gạo: 7,3mm. Tỉ lệ D/R: 3,1. Tỉ lệ gạo nguyên: 52,4%
· Hàm lượng amylsoe: 24,3%. Độ trở hồ cấp 3. Độ bền thể gel: 43,3mm
Giống lúa sản xuất thử
* OM 5930
1. Đặc điểm
· Giống lúa OM 5930 do Viện lúa ĐBSCL tạo chọn, có nguồn gốc từ biến dị tế bào soma từ giống OM 3536-12, thông qua phân tích và đánh giá dòng triển vọng được chọn bằng marker sau đó được khảo nghiệm chính quy.
· Thời gian sinh trưởng: 95-100 ngày. Chiều cao cây: 105-110cm. Thân rạ cứng. Khả năng đẻ nhánh khá. Trọng lượng 1000 hạt: 25,8g.
· Phản ứng với rầy nâu, đạo ôn cấp 3 và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cấp1.
· Chỉ số thu hoạch HI = 0,59. Năng suất trung bình là 6,8 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và 4,5 tấn/ha trong vụ Hè Thu. Năng suất cao nhất đạt 7,5 tấn /ha. Thích hợp phát triển ở vùng thâm canh và cả vùng khó khăn như: Kiên Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Bến Tre. Thích nghi trồng trong cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu.
2. Phẩm chất
· Tỉ lệ gạo nguyên: 49,53%. Chiều dài hạt gạo: 7,22mm.
· Hàm lượng amylose: 24,78%, cơm mềm và dẻo. Độ trở hồ: cấp 5. Độ bền thể gel 45,67mm.
* OM 2008
1. Đặc điểm
· Giống lúa OM 2008 là giống lúa nếp, được lai tạo và chọn lọc tại Viện lúa ĐBSCL từ tổ hợp lai Nếp hoa vàng/NN6A và được phóng thích năm 2000.
· Thời gian sinh trưởng: 95-100 ngày. Dạng cây thấp. Hơi yếu rạ. Khả năng đẻ nhánh khá. Trọng lượng 1000 hạt: 26,3g.
· Phản ứng với rầy nâu, đạo ôn cấp và bạc lá cấp 5 .
· Năng suất trung bình là 5-6 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và 4-5 tấn/ha trong vụ Hè Thu. Giống OM 2008 có tính thích nghi rộng nên đựoc nông dân các tỉnh ĐBSCL chấp nhận đưa vào sản xuất trên diện tích đại trà.
2. Phẩm chất
· Tỉ lệ gạo nguyên: 48,8% (vụ Hè Thu) và 51,7% (vụ Đông Xuân). Chiều dài hạt gạo: 6,8mm. Chiều dài/rộng 3,1
· Hàm lượng amylose: 9-9,5%. Độ đục: 1000%, cơm dẻo. Độ trở hồ: cấp 6. Độ bền thể gel: 100mm.
c/Cơ giới hoá sản xuất lúa
Trước đây, trong quá trình cày cấy, thu hoạch bà con n ông dân phảI dùng các công cụ thô sơ.Thì nay v ớI tr ình độ khoa học ki thuật tiên tiến, công nghệ hiện đạI máy móc đã đư ợc đưa vào sản xuất bao gồm:
- Máy trục bùn tự hành
- Công cụ gieo lúa theo hàng
- Máy gieo lúa theo hàng liên kết vớI máy kéo 4 bánh GLH 2800
- Máy bóc bẹ tách hạt bắp BBTH-1,5
- M áy gặt đập liên hợp
- Máy sấy lúa dùng sấy lúa cho các hộ nông hộ
máy cấy lúa MC8-20
3/ Giải pháp phát triển công nghệ trong sản xuất lúa
Để góp phần tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất lúa.Ngoài việc hướng dẫn, chỉ đạo nông dân thực hiện tốt hệ thống các biện pháp canh tác, Cần tiếp tục thực hiện dồn điền đổi thửa để tập trung ruộng đất, hình thành vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ, cơ giới trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện tốt công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; tăng cường quản lý nhà nước về sản xuất lúa. Trước hết cần ứng dụng có hiệu quả công nghệ cây, con lai; đây là hướng quan trọng để tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trước, trong và sau sản xuất theo hướng đồng bộ, khép kín, giảm đầu tư chi phí, nâng cao hiệu quả của sản xuất. Gắn chặt hơn nữa sản xuất với thị trường. Xây dựng một số mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa. Nghiên cứu quy trình quản lý, khai thác có hiệu quả tài nguyên nước, đất và hệ thống các công trình giúp trong việc trồng trọt lúa
Tất cả các hướng nghiên cứu, ứng dụng trên phải gắn chặt với xây dựng các mô hình trình diễn, các ruộng thí nghiệm và mở các lớp tập huấn, khuyến nông để hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho nông dân; gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng.
* Trồng cây ăn quả
1/Thực trạng về cây ăn quả hiện nay ở Việt Nam:
Tính đến nay, diện tích trồng cây ăn quả (CAQ) ở cả nước đã lên tới 755 ngàn ha, trong đó ĐBSCL hiện có 325 ngàn, tăng hơn gần 100 ngàn so với năm 2000. Năm 2004, diện tích cây ăn quả đạt trên 550 ngàn ha. Trong đó, Đồng Bằng sông Cửu long (ĐBSCL) là vùng cây ăn quả quan trọng nhất của Việt Nam chiếm trên 30% diện tích cây ăn quả của cả nước. Dưới đây là 1 sơ đồ thể hiện sự phát triển diện tích cây ăn quả ở nước ta từ năm 1999-2005:
Sở dĩ diện tích đất trồng cây ăn quả tăng nhiều như vậy là vì nay người trồng đã chú trọng hơn đến hiệu quả kinh tế ben cạnh những tác dụng của CAQ là làm cây bóng mát, cây chắn gió như trước đây. Ðơn cử như cây bơ, từ khi được chọn để phát triển thành cây hàng hóa thì nhiều người đã bắt đầu tìm chọn giống bơ tốt để trồng với quy mô lớn. Nhờ có nhu cầu ngày càng tăng này nên diện tích cây ăn quả trong thời gian qua tăng mạnh. Trong các loại cây ăn quả, một số cây nhiệt đới đặc trưng như vải, nhãn, và chôm chôm tăng diện tích lớn nhất vì ngoài thị trường trong nước còn xuất khẩu tươi và khô sang Trung Quốc. Năm 1993, diện tích của các loại cây này chưa thể hiện trong số liệu thống kê. Từ năm 1994, diện tích trồng 3 loại cây này tăng gấp 4 lần, với mức tăng trường bình quân 37%/năm, chiếm 26% diện tích cây ăn quả cả nước. Diện tích cây có múi và xoài cũng tăng mạnh bình quân 18% và 11%/năm. Chuối tuy là cây trồng quan trọng chiếm 19% diện tích cây ăn quả cả nước nhưng chưa trở thành sản phẩm hàng hoá qui mô lớn. Diện tích dứa giảm trong thập niên 1990, nhất là từ khi Việt Nam mất thị trường xuất khẩu Liên Xô và Đông Âu.
Tiền Giang là tỉnh phát triển diện tích trồng CAQ nhanh nhất và rộng nhất nước ta: năm 1990 có 24.500 ha, thì đến 2006 có gần 67.000 ha. Một cơ cấu giống CAQ hợp với từng loại đất đã được người làm vườn thực hiện và luôn hoàn thiện. Chủng loại CAQ ở mỗi vùng không chỉ phụ thuộc vào vùng đất ngọt, vùng đệm, lợ, mặn, phèn, mà còn phụ thuộc vào ý người trồng cây muốn có lời cao hơn. Số loài CAQ vùng ngọt nhiều nhất: 15 loài chính chiếm trên 50% diện tích CAQ của cả tỉnh, trong đó có sầu riêng, vú sữa, xoài, cam, quýt, nhãn, sapô, ổi, chôm chôm, bưởi. Vùng đệm và vùng mặn có 12 loài, vùng mặn có 10 loài và vùng phèn chỉ có 6. Phần lớn các loài CAQ ở vùng ngọt cho năng suất cao nhất, như cam đạt 12-13 tấn , thì ở vùng đệm còn 5 tấn, vùng mặn còn 1 tấn, tất nhiên có thể tăng đầu tư để đạt cao hơn, nhưng lời ít hoặc lỗ vốn. Dừa tập trung ở vùng lợ, có trên 5.000 ha, chiếm 70% diện tích dừa cả tỉnh, và có năng suất (8-9 tấn/ha) vượt trội so với các vùng khác; vùng ngọt đứng thứ nhì cũng chỉ đạt 7,5 t. Sản xuất dứa (khóm, thơm) hàng hóa tập trung tới 100% diện tích (#5.000 ha) ở vùng phèn. Vùng phèn thường giàu mùn giàu đạm này còn làm cho chuối đạt năng suất cao nhất tỉnh, khoảng 13 – 14 t/ha, trong khi vùng ngọt chưa đầy 10 tấn. Mỗi địa phương, mỗi vùng lại có tính đặc thù trong sản xuất CAQ về giống cũng như về tập quán và về điều kiện tự nhiên. Đến nay, chưa thấy giống CAQ nhập nào vượt trội hơn giống bản địa về chất lượng ngon lành. Tuy nhiên, ta kém về lợi thế cạnh tranh hàng hóa, như độ an toàn thực phẩm, không đáp ứng kịp thời thị trường về số lượng, chất lượng cao và độ đồng đều, cũng như bao bì đóng gói, thời gian giao hàng theo hợp đồng, và giá bán lại cao do giá thành cao. Các nhà khoa học cùng địa phương hàng thập kỷ đến nay kiên trì đề xuất và chỉ đao thực hiện nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng vùng sản xuất trái cây hàng hóa chưa đủ rộng, tổ chức hợp tác sản xuất kinh doanh yếu, thiếu giống tốt, áp dụng kỹ thuật tùy tiện, yếu kém trong khâu chế biến, bảo quản, chưa đạt nhiều tiêu chuẩn hàng hóa trên “sân chơi” WTO.. Hiệu quả chỉ đạo hầu như chỉ thể hiện trong quá trình tăng diện tích sản xuất như trên, chưa tăng được lợi thế cạnh tranh về chất lượng, giá thành. Giải pháp phù hợp nhằm tăng thu, giảm rủi ro cho nông dân là cách để người nông dân ham áp dụng giống và kỹ thuật mới hơn. Giống CAQ vẫn được xếp hàng đầu trong quy trình sản xuất trái cây. Khác với sản xuất lúa hàng vụ có thể đổi giống, với trái cây là hàng chục năm. Khác với rau hiện ta đang sản xuất chủ yếu bằng giống nhập nội, vì hiện còn rất ít giống bản địa, như sả, giềng..; còn đối với CAQ thì phần nhiều dùng giống bản địa đặc sản, có giống có chất lượng và mẫu mã mầu sắc vỏ quả bắt mắt vượt trội không những không thua kém giống nhập nội, như cam, xoài, bưởi, sầu riêng, mà còn có giống vượt trội hơn. Để phát huy CAQ đặc sản bản địa, cần xác định và mở rộng diện tích ra vùng có điều kiện đất và sinh thái khí hậu thích hợp, như ta đã làm rất thành công với vải thiều trước kia chỉ có ở Hưng Yên Thời gian tạo chọn giống CAQ mới cần 10 – 15 năm, nhưng sau đó năm nào ta cũng có thể giới thiệu vào sản xuất giống mới. Tuyển chọn cây mẹ làm đầu dòng triết ghép nhân ra cũng là cách như ta đã làm có kết quả tốt. Quản lý cây giống vẫn là vấn đề bức xúc, vì giống kém chất lượng và không đúng giống vẫn còn trôi nổi trên thị trường. Nhìn chung sản xuất cây ăn quả mới nhắm vào phục vụ thị trường trong nước, một thị trường dễ tính, đang tăng nhanh nhưng sẽ bị cạnh tranh mạnh trong tương lai. Triển vọng của ngành sản xuất này là rất lớn với điều kiện đầu tư thích đáng và đồng bộ từ nghiên cứu, tổ chức sản xuất giống, chế biến, đóng gói, vận chuyển, tiêu chuẩn cất lượng, nhãn hiệu, tiếp thị,... những lĩnh vực Việt Nam còn rất yếu kém. Hiện nay, xu hướng phát triển sản xuất hàng hoá ngày càng tăng. Tuy nhiên mức độ thương mại hoá khác nhau giữa các vùng. ĐBSCL là vùng có tỷ suất hàng hoá quả cao nhất với gần 70% sản lượng được bán ra trên thị trường. Tiếp theo là Đông nam Bộ và Nam Trung Bộ với tương ứng là 60% và 58%. Các vùng còn lại tỷ suất hàng hoá đạt từ 30-40%. Mức độ thương mại hoá cao ở Miền Nam cho thấy xu hướng tập trung chuyên canh với quy mô lớn hơn so với các vùng khác trong cả nước. Sản xuất nhỏ lẻ, vườn tạp vẫn còn tồn tại nhiều, đây chính là hạn chế của quá trình thương mại hoá, phát triển vùng chuyên canh có chất lượng cao.
2/ Ứng dụng công nghệ trong trồng cây ăn quả
Trong hơn hai thập kỷ qua, công nghệ sinh học đã có những bước tiến nhảy vọt góp phần mang lại những thành tựu to lớn cho loài người. Nhờ công nghệ sinh học hiện đại, các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng được tạo ra với những đặc tính ưu việt đã từng bước khẳng định vị trí trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm và y tế.
Công nghệ sinh học (CNSH) có 3 cấp độ khác nhau: CNSH truyền thống như các hoạt động chế biến thực phẩm (rượu, giấm , sữa chua, dưa chua, cà muối, pho-mát, tương, nước mắm, men bánh mì...), ủ phân, phơi ải đất, diệt khuẩn và ức chế vi sinh vật có hại... CNSH cận đại với việc sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm của công nghệ lên men, công nghệ vi sinh vật (cồn, bia, dung môi hữu cơ, bột ngọt và các acid amin khác, acid citric và các acid hữu cơ khác, chất kháng sinh, nhiều vitamin, các loạin vaccin, kháng độc tố, các kit chẩn đoán bệnh truyền nhiễm, thuốc trừ sâu sinh học, phân bón sinh học...). CNSH hiện đai chỉ mới xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây. CNSH hiện đại sử dụng các kỹ thuật trao đổi, sửa chữa, tổ hợp hoặc cải tạo vật chất di truyền ở mức độ phân tử để tạo ra những loại vi sinh vật mới hoặc bắt các sinh vật này tạo ra các protein hay các sản phẩm khác mà vốn dĩ chúng ta không tạo ra được.
Ứng dụng công nghệ sinh học vào trồng trọt, chúng ta có một số biện pháp như sau:
a/ Cây chuyển gen:
Theo các nhà khoa học, cây chuyển gen có ích lợi tiềm tàng đối với môi trường. Chúng giúp bảo tồn các nguồn lợi tự nhiên, sinh cảnh và động, thực vật bản địa; góp phần giảm sói mòn đất, cải thiện chất lượng nước, cải thiện rừng và nơi ngụ cư của động vật hoang dại. Thực vật với khả năng tự bảo vệ chống lại côn trùng và cỏ dại có thể giúp giảm liều lượng và nồng độ các thuốc trừ sâu sử dụng. Ở các quốc gia thường xuyên không đủ lương thực để phân phối và giá lương thực ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của đại bộ phận dân chúng thì lợi ích tiềm tàng của cây chuyển gen là không thể phủ nhận. Các loại cây biến đổi gen được trồng phổ biến nhất hiện nay là ngô, đậu tương, cà chua, cải dầu, bông... Nhưng điều quan tâm hơn cả đối với cộng đồng là sản phẩm chế biến từ cây biến đổi gen có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không ? Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng nên pháp luật mỗi nước có những quy định riêng về vấn đề này. Nhưng họ cũng thống nhất rằng, thực phẩm xuất xứ từ cây chuyển gen phải được ghi rõ cụ thể để người tiêu dùng được quyền lựa chọn. Ngày nay, các nhà khoa học đang hướng tới tạo những cây chuyển gen thế hệ thứ hai có đặc điểm tăng giá trị dinh dưỡng hoặc có những tính trạng thích hợp cho công nghiệp chế biến. Lợi ích của những cây trồng này hướng trực tiếp hơn vào người tiêu dùng. Ví dụ: lúa gạo giàu vitamin A và sắt; khoai tây tăng hàm lượng tinh bột; vắc-xin ăn được ở ngô và khoai tây; những giống ngô có thể trồng trong điều kiện nghèo dinh dưỡng; dầu ăn có lợi cho sức khỏe hơn từ đậu nành và cải dầu...
Không phát triển rầm rộ, các nghiên cứu về cây trồng biến đổi gen đã và đang được thực hiện tại một số cơ sở chuyên nghiên cứu về công nghệ sinh học (CNSH) ở nước ta. Các nhà khoa học đã bước đầu thành công trong việc chuyển gen kháng sâu bệnh, pro- vitamin A... vào cây lúa, bắp cải, ngô, đu đủ, cây hoa. Tuy nhiên, những thành công này chỉ dừng lại ở mức độ phòng thí nghiệm. Nhưng các chuyên gia khẳng định, thị trường thực phẩm của Việt Nam đã xuất hiện các cây trồng và sản phẩm biến đổi gen
cây chuyển gen đem lại rất nhiều lợi ích như: tăng sản lượng, cung cấp nhiều hơn thực phẩm cho dân số ngày càng tăng; giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận nông nghiệp; tăng giá trị dinh dưỡng hoặc tính thích hợp cho công nghiệp chế biến thực phẩm; tạo ra các sản phẩm có lợi cho sức khỏe.
b/ số biện pháp bảo vệ và chăm s óc cây trồng:
* Thuốc bảo vệ thực vật:
Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Thuốc bảo vệ thực vật được phân thành hai loại chính là thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dùng lại đơn giản, nên được nông dân ưa thích. Nhưng thuốc bảo vệ thực vật cũng có rất nhiều tác hại, đó là:
Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu ẩn núp dưới lá, có loại đục vào thân cây, có loại lại chui vào đất, nên phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau để tiêu diệt chúng. Việc này gây khó khăn cho người sử dụng, nhất là những người nông dân có trình độ văn hoá thấp. Nhiều người chỉ thích mua thuốc rẻ để phun, không cần biết phạm vi tác dụng của chúng ra sao. Có người hay phun quá liều chỉ dẫn để cho "chắc ăn", làm tăng lượng thuốc thừa tích đọng trong đất và nước.
Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại một số côn trùng có ích cũng bị diệt luôn, đồng thời ảnh hưởng tới các loại chim ăn sâu, vì chim ăn phải sâu đã trúng độc. Nói cách khác, sau khi phun thuốc trừ sâu, số lượng thiên địch của nhiều loại sâu cũng giảm. Ðiều đó có lợi cho sự phát triển của sâu hại.
Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết, hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Do trình độ hạn chế, một số nông dân không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu, có người cất thuốc vào chạn, vào tủ quần áo, nên đã gây nên những trường hợp ngộ độc, thậm chí chết thảm thương do ăn nhầm phải thuốc.
Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp phòng tránh tốt.
Việc dùng thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc. Vì thế mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh một số năm đầu sử dụng. Ðể hạn chế bệnh nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu người ta thường tăng dần nồng độ thuốc, tăng số lần dùng thuốc. Tuy nhiên biện pháp này không lâu dài do không thể tăng mãi nồng độ được. Mặt khác, nó làm ô nhiễm môi trường mạnh hơn, do lượng tồn dư trong môi trường nhiều lên.
Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ, nên sẽ tích luỹ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích luỹ này có thể cao đến mức gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và con người. Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ, nên có thể theo nước và gió phát tán tới các vùng khác, theo các loài sinh vật đi khắp mọi nơi. Thuốc diệt cỏ được dùng ở mức ít hơn. Tuy nhiên do có tính độc, chúng cũng gây nên những tác hại tới môi trường giống như thuốc trừ sâu.
Nói tóm lại, thuốc trừ sâu, diệt cỏ không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, mà còn gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và con người. Do vậy cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải dùng đúng liều, đúng loại, đúng lúc theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật.
* Thuốc trừ sâu sinh học:
Những năm gần đây, sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp mang lại lợi ích kinh tế to lớn, song việc lạm dụng thuốc đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cộng đồng, gây ô nhiễm môi trường, tiêu diệt nhiều loại động vật có ích, từ đó làm phát sinh nhiều bệnh dịch do sâu hại kháng thuốc và do không còn thiên địch trên đồng ruộng để đảm nhận chức năng tự nhiên là hạn chế sâu hại phát triển thành dịch. Trước thực tế đó, nhu cầu cấp bách là phải nghiên cứu các chế phẩm sinh học có khả năng thay thế, hoặc giảm thiểu thuốc hoá học, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp sinh thái không sử dụng hóa chất, duy trì sự cân bằng tự nhiên.
Tiến sĩ Sinh học Nguyễn Văn Vấn- Chuyên gia bệnh cây (Viện Bảo vệ thực vật) cho biết: “Thuốc trừ sâu sinh học lấy từ các virus, vi khuẩn, nấm côn trùng, tuyến trùng có ích, các loại kháng sinh và hóa sinh trong tự nhiên để phòng trừ những sinh vật gây hại cho cây trồng”. Thuốc trừ sâu sinh học không gây độc hại cho người sử dụng, gia súc, làm trong sạch môi trường, tiêu diệt sâu với tỷ lệ cao mà không làm cho chúng nhờn thuốc, hạn chế việc “giết nhầm” những loài côn trùng hữu ích. Có khá nhiều loại thuốc trừ sâu sinh học nhưng hay được sử dụng nhất vẫn là 7 loại thuốc sau:
- NPV là chế phẩm trừ sâu hoạt lực cao, gồm 2 loại V- Ha và V- S1. Thuốc chuyên dùng để diệt trừ sâu xanh, sâu khoang, sâu xanh đốm trắng, sâu tơ trên các loại cây rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả với hiệu quả rất cao. NPV có nồng độ đặc hơn so với các loại thuốc khác, sử dụng tương đối dễ dàng: chỉ cần hoà thuốc vào bình và phun bình thường với liều lượng 1,0- 1,2 kg/ha.
- Chế phẩm Bt: Gồm 2 loại: dạng sữa 4.000 IU/ml và dạng bột Biotox 16.000 IU/mg chuyên dùng trừ sâu tơ, sâu xanh hại rau, sâu kéo ra lá, các loại sâu thuộc họ Leptidopera.
- Chế phẩm M&B có 2 loại: Metarhizium và Beauveria. Metarhizium anisopliae 1,6- 2,5 x 109Bt/gr bọ hại dừa. Thử nghiệm tại Đà Nẵng, Phú Yên đạt hiệu quả tới 86,5%. Dạng nấm xanh được dùng để trừ rầy, bọ xít trên lúa và cây ăn quả đạt 70- 90%, dạng nấm trắng đạt 50- 85%. Chế phẩm Beauveria chuyên dùng để trị sâu róm thông và sâu đo nâu hại bồ đề với hiệu quả tiêu diệt sâu tới gần 87%. TS. Nguyễn Văn Vấn cho biết: “Loại thuốc này có thể sử dụng để tiêu diệt sâu róm hại thông đang xảy ra tại Nghệ An hiện nay”.
- Chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma 3- 3,2 x 109Bt/gr trừ bệnh hại cây trồng như bệnh lở cổ rễ bắp cải, nấm đất đạt 41,5- 60%.
- Chế phẩm tuyến trùng EPN Biostar 15- 20 x 106 IJs trừ sâu xám hại thuốc lá, đặc biệt là mía đạt hiệu quả khá cao. Hiện những sản phẩm đầu tiên đã được đưa vào ứng dụng để diệt trừ sâu xám hại thuốc lá tại Ba Vì (Hà Tây), bọ hung hại mía tại Thạch Thành (Thanh Hoá).
- Chế phẩm hoá sinh Momosertatin (MM) 2IU/lít trừ các loại sâu hại rau màu đạt 45- 50%.
- Chế phẩm Ditacin 8% và Ketomium 1,5 x 106 Cfu/g, trừ bệnh hại trên cây ăn quả, cây lâu năm.
Hạn chế của các chế phẩm sinh học tuyến trùng là giá thành còn khá cao và khả năng bảo quản khó khăn so với thuốc hóa học và một số chế phẩm sinh học khác. Trong 3 năm gần đây, Viện Bảo vệ thực vật đã tiến hành thử nghiệm các chế phẩm sinh học trên diện tích hàng trăm ha ở nhiều địa phương trong cả nước, cho kết quả rất tốt.
Tuy nhiên, giá thành một chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học hiện còn khá cao so với thuốc trừ sâu hoá học, khoảng 60.000 đồng/kg chế phẩm, chưa phù hợp với sức mua của người nông dân. Sở dĩ giá thành chế phẩm vẫn còn cao, theo TS Nguyễn Văn Vấn là do công nghệ sản xuất của ta vẫn còn làm phương pháp thủ công là chính, chưa có sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc hiện đại, vì thế để hạ giá thành chế phẩm và thương mại hóa, cần tiếp tục nghiên cứu, áp dụng công nghệ cao, sử dụng môi trường lỏng và thiết bị lên men tự động (bio-reactor). Đây là hướng đi thành công tại các nước có nền công nghệ cao như Trung Quốc, Mỹ và châu Âu, cho phép sản xuất lớn và hạ giá thành, đủ sức cạnh tranh với thuốc trừ sâu hoá học, mà lợi ích lâu dài về môi trường sẽ còn lớn hơn nhiều. . Hiện Viện Bảo vệ thực vật đang tiếp tục nghiên cứu để hạ giá thành sản xuất và sớm ứng dụng đại trà.
* Phân bón hóa học:
Cây trồng cần một lượng tương đối lớn chất đạm, lân và kali nên ba loại này gọi là các nguyên tố đa lượng. Các loại phân đạm, phân lân, phân kali gọi là phân bón đa lượng. Cây trồng cần canxi, ma giê và lưu huỳnh ở mức vừa phải nên gọi là các nguyên tố trung lượng. Các nguyên tố bo, ma ngan, sắt, đồng, kẽm, molipđen rất cần thiết cho cây trồng nhưng chỉ với một lượng rất nhỏ nên được gọi là nguyên tố vi lượng.
Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa nguyên tố dinh dưỡng, dùng để bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất.Những hoá chất dùng làm phân bón phải là những hợp chất tan được trong dung dịch đất để rễ cây có thể hấp thụ được. Ngoài ra, hợp chất đó phải không độc hại, và không có lẫn chất độc hại, có thể gây ô nhiễm môi trường. Trên thị trường có rất nhiều loại phân bón như phân hóa học, phân hữu cơ sinh học, phân khoáng hữu cơ dùng để bón gốc, ngoài ra còn có phân bón phun trên lá cây trồng. Riêng phân hóa học cũng có rất nhiều loại như phân đơn và phân hỗn hợp, phân vi lượng.
Hiện tại phân bón hóa học là nguồn chủ yếu cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Tuỳ theo lượng phân bón, giống lúa, mùa vụ và phương pháp bón, hiệu quả 1 kg phân đạm trên đất phù sa Sông Hồng đạt từ 2,5-16,5 kg thóc. Đối với supe lân bón trên đất phèn, giống chiêm bầu đạt tới 17,7kg thóc/kg P205 còn phân lân nung chảy -26,7 kg thóc/kg P205. Các nhà khoa học nông nghiệp khuyến cáo nên bón cân đối các loại chất dinh dưỡng nghĩa là chọn tỷ lệ giữa đạm, lân và kali hợp lý cho từng loại cây và đất trồng.
Hiện nay lượng phân bón trên ha còn rất thấp, ngay ở đồngbằng cũng chỉ mới đạt khoảng 80 kg N + P205 + K2O , trong khi ở các nước phát triển là 240-400 kg. Tỷ lệ N - P - K sử dụng bị mất cân đối nghiêm trọng, hiện mới đạt tỷ lệ 1,0 : 0,3 : 0,1 trong khi tỷ lệ trung bình của thế giới là 1,0 : 0,47 : 0,32.
Tuy nhiên khi bón phân vào đất, cây trồng chỉ hấp thụ được một phần. Hệ số sử dụng phân đạm trên đất phù sa Sông Hông chỉ đạt 12,5 - 46,5%, còn trên đất bạc mầu là 11,4 - 48,3%. Đối với phân lân hệ số sử dụng trung bình từ 13-30%.
Phân bón có thể bị tổn thất do rửa trôi, bị bốc hơi (đối với phân đạm) và bị giữ chặt trong đất do tạo thành hợp chất không tan. Do vậy, các nhà khoa học công nghệ đang tìm cách để hạn chế sự mất mát này.
Thí dụ, để hạn chế sự rửa trôi người ta đã sản xuất những loại phân bón tan chậm bằng cách tạo viên bọc thêm một lớp sáp hay lưu huỳnh. Muốn cho phân đạm đỡ bị phân huỷ bởi vi sinh vật, người ta cho thêm chất ức chế, hoặc để tránh phân lân bị giữ chặt trong đất bởi sắt, nhôm người ta sản xuất loại phân khoáng chứa chất hữu cơ.
Các nhà khoa học nông nghiệp cho rằng bón kết hợp phân khoáng và phân hữu cơ, đồng thời đầu tư phân bón ở mức kinh tế là chìa khóa để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.
c/ Kỹ thuật thay giống mới có phẩm chất ngon
Nhằm đáp ứng nhu cầu trái ngon của thị trường, nhiều giống cây ăn trái đã được du nhập vào nước ta, đồng thời qua các Hội thi Cây Giống Tốt do Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (Trung tâm Cây ăn quả Long Định cũ) kết hợp với Hội khuyến nông và các Trung tâm Khuyến nông tổ chức đã phát hiện nhiều giống cây ăn trái đặc sản như: sầu riêng hạt lép, nhãn xuồng cơm vàng, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi...
Chính vì giống có chất lượng ngon, nên được thị trường chấp nhận nhanh chóng, điều này làm cho giá cây giống cũng tăng vọt lên, kích thích người dân mạnh dạn đầu tư mua cây giống mới. Tuy nhiên để đáp ứng sớm nhu cầu tiêu dùng về trái cây có chất lượng cao thay vì trồng cây mới mất 3-4 năm mới cho trái với kỹ thuật ghép giống mới trên cây đã có sẵn; chúng ta có trái ngon trên cùng gốc ghép trong khoảng 1 - 1,5 năm.
Kỹ thuật thay giống này đã được sử dụng phổ biến ở một số nước có nền nông nghiệp phát triển như: Israel, Australia, Đài Loan. Ở nước ta, trước đây do tập quán của người dân, cũng như do chưa được sự giúp đỡ của Nhà nước về định hướng các giống cây ăn trái. Trên thị trường cây ăn quả hiện nay có quá nhiều giống thương phẩm trên cùng một chủng loại, do đó phẩm chất cũng rất khác nhau. Mặc dù điều này sẽ làm phong phú thêm nguồn gen cây ăn trái ở nước ta, nhưng để sản xuất hàng hóa cây ăn quả, thì chính là một trở ngại, khó khăn cho xuất khẩu và chế biến.
Ví dụ: Chỉ riêng xoài, ta có xoài Cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu, xoài Bưởi, xoàn Thanh Ca, xoài Mật. Để công nghiệp hóa, các giống xoài này nên sớm được rút lại 3-4 giống thôi, trong đó chú ý xoài Cát Hòa Lộc, Cát Chu; bằng cách ghép đọt lên cành non, ghép đoạn già hơn lên cành già của cây xoài Bưởi, xoài Thanh Ca...
Qua đề nghị của Trung tâm cây ăn quả Long Định tại Hội nghị Khoa học của Bộ Nông nghiệp và PTNT ở khu vực phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh ngày 16-18/9/1997). Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công nhận 13 cá thể thuộc các chủng loại xoài, sầu riêng, chôm chôm, nhãn, quýt, cam, bưởi... để đưa ra sản xuất tại các tỉnh phía Nam theo quyết định số 2767 ngày 29-10-1997. Đây là những giống có chất lượng tốt có thể cạnh tranh được với các giống cây ăn quả cùng loại của một số nước ở khu vực Đông Nam Aá.
Vì vậy ngoài việc trồng cây giống tốt từ cây ghép đạt tiêu chuẩn xuất vườn ươm, thì việc ghép mắt, ghép đọt, ghép đoạn cành non tốt lên trên gốc ghép có sẵn cùng chủng loại rất nên khuyến khích, việc này sẽ làm rút ngắn thời gian cho trái của cây, cây sẽ sớm ra hoa kết trái nhờ bộ rễ đã phát triển trước và đủ mạnh để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
d/ Phương pháp ghép:
Có 3 cách ghép chính:
- Ghép đoạn cành non (ghép áp đoạn cành tốt lên trên xoài) (Wedge graft)
- Ghép đọt (ghép chẻ gốc để trẻ hóa cây) (Cleft graft)
- Ghép mắt (thường áp dụng trên ca cao, nhãn...) (Patch budding)
Ở miền Bắc nước ta phương pháp thay giống (Topworking) đã được áp dụng thành công cả trên cây xoài, trên bơ, trên hồng (Đà Lạt) - (Trung tâm Cây ăn quả Phú Hộ). Còn ở các tỉnh ĐBSCL phương pháp này được phổ biến trên ghép mắt nhãn tiêu lá bầu, nhãn xuồng cơm vàng lên trên gốc nhãn long, kỹ thuật này cũng đã được áp dụng cho cây ca cao, hồng (Đà Lạt), bơ, xoài... Riêng Sapôchê do thân cây có nhiều mủ nên ghép dễ bị thất bại, vì vậy trước khi lấy mắt ghép ta phải cắt bỏ đoạn đầu cành (cành non) thì những mầm ngủ nằm trên đoạn cành còn lại sẽ nhú mầm, lúc đó ta tiến hành lấy mắt ghép giống như nhãn. "Để hạn chế cành ghép (mắt ghép) bị gãy đổ do gió, hoặc mang quá nhiều trái, cũng như gặp khó khăn trong chăm sóc và thu hoạch, chúng ta nên ghép trên gốc ghép ở vị trí gần mặt đất (60cm - 80cm) mặc dù tỷ lệ ghép thành công có thể không cao do thân của gốc ghép đã già, khó bọc vỏ, khả năng tiếp hợp giữa gốc ghép và mắt ghép thấp, nhưng tuổi thọ của cành có thể lâu hơn ghép ở trên cao".
3/ Giải pháp về phát triển công nghệ trong trồng cây ăn quả
- Đầu tư cho các công trình nghiên cứu nông nghiệp tốt như lai giống, tạo phân bón nhằm cho những công nghệ đạt hiệu quả cao cho trồng trọt
- Tuyên truyền cho nhân dân những kinh nghiệm có từ xưa hay những công nghệ tiên tiến, giúp dân áp dụng nhanh chóng vào trồng trọt.
- Cử những chuyên gia giỏi sang nước ngoài học hỏi kinh nghiệm về áp dụng trong nước
- Thử nghiệm những giống cây trồng mới nhằm tạo ra những giống cây đạt năng suất cao
- Thực hiện tưới tiêu đầy đủ cho cây trồng, hệ thống hoá kênh mương đảm bảo chăm sóc tốt cây.
Sản ph ẩm trồng trọt c ủa nước ta hiện nay đang ngày một tăng cao v ề số lượng và chất lượng nhưng để đáp ứng nhu cầu nông sản chất lượng cao trong nước và xuất khẩu chúng ta cần phải có những nghiên cứu mới chú trọng về chất lượng sản phẩm.
Công nghệ nhà kính
Trung tâm Kỹ thuật rau hoa quả thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đang triển khai 1 dự án lần đầu tiên có mặt tại Hà Nội.
Dự án có tên gọi đầy đủ là "Xây dựng cơ sở ứng dụng, sản xuất giống và sản phẩm cây trồng chất lượng cao". Các loại giống cây trồng, giống rau, giống hoa, giống cây ăn quả được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô Invitro trong ống nghiệm, sau đó được tiếp tục ươm trong điều kiện vô trùng ở vườn ươm trong nhà kính rồi mới đem ra cung cấp cho bà con nông dân hoặc chuyển ra ruộng trồng thành cây thương phẩm để bán ra thị trường. Dự án có tổng số vốn đầu tư lên tới hơn 24 tỉ đồng, trong đó một nửa là từ nguồn ngân sách thành phố, còn lại là vốn tự có và huy động.
Công trình được khởi công đầu năm 2003 và dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu tháng 9 năm nay. Ðến thời điểm này, dáng dấp hiện đại của công trình đã hiện ra khá rõ nét trên một diện tích đất gần 16 ha, với các khu nhà kính, nhà điều khiển vi tính trung tâm, trạm xử lý nước, hệ thống mương máng, đường nội bộ... Các trang thiết bị phục vụ khu nhà kính như hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt, thông gió, hệ thống xử lý nước v.v... đều được nhập đồng bộ từ Israel. Khi hoàn thành, khu nông nghiệp công nghệ cao này sẽ có khoảng 80 lao động kỹ thuật cao làm việc, hàng năm cung ứng 2,5 - 2,6 triệu cây giống phẩm chất tốt và hơn 4,3 tấn hạt giống rau đầu dòng cho sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội, đồng thời trực tiếp đưa ra thị trường tiêu dùng khoảng 360 tấn rau sạch thương phẩm và 6 - 7 triệu bông hoa các loại.
Mô hình trình diễn và chuyển giao công nghệ sản xuất rau - hoa - quả chất lượng cao của dự án sẽ tạo nên một bước chuyển lớn trong sản xuất nông nghiệp ở thủ đô.
Đây là mô hình trồng rau, hoa quả trong nhà kính theo công nghệ Israel lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam do hãng Netafim (Israel) chuyển giao công nghệ.
Hiện nay 7.800 m2 nhà kính đã được dựng lên từ tháng 7 năm nay trong Trung tâm Kỹ thuật rau hoa quả Hà Nội. Hệ thống nhà kính này bảo đảm môi trường tuyệt đối thuận lợi cho cây quả phát triển.
Nhà kính cho phép người nông dân kiểm tra đa số các thông số sản xuất bao gồm khí hậu, phân bón, kiểm tra sinh học bệnh cây và côn trùng tối ưu việc sử dụng đất và phân phối số lượng trong suốt mùa vụ gieo trồng.Nông dân Israel trồng thành công từ 3,5-4,5 triệu cây hoa hồng /ha trong mùa vụ. Trung bình khoảng 400 tấn cà chua /ha, gấp 4 lần tổng số thu hoạch trên đồng ruộng. Ngoài ra, nhà kính có cấu trúc bằng nhựa hiện đã được giới thiệu để làm chuồng gia súc, gia cầm và có cấu trúc mắt cáo.
Ngoài các loại cây trồng truyền thống trong nhà kính như hoa và rau, các thử nghiệm gần đây đối với sự thích nghi của cây ăn trái đã được hướng dẫn như đào, nho, hồng dòn, chuối …trong điều kiện được bao phủ bằng nhựa.
Các mùng nhựa do ISRAEL sản xuất dùng trong kết cấu bao phủ cũng như dùng cho việc kiểm tra bức xạ mặt trời và tạp giao ảnh hưởng đến cây trồng và kiểm tra hoạt động của côn trùng, lọc các tia cực tím, tia infrared và phản chiếu ánh sáng để tối đa hóa hiệu quả đối với cây trồng. Số bao ngoài gồm những chất phụ gia phòng nguồn nước thấm vào cây (chống sương) và bảo vệ vỏ ngoài chống lại dedradation. Màu sắc đa dạng được thêm vào cũng giúp chống lại côn trùng.
- Phủ lưới:
Công cu: IPM chủ yếu thường được dùng trong nhà kính hay nhà lưới là lưới che côn trùng, chủ yếu là loại 50 mắt lưới/ cm2. Những lưới này ngăn côn trùng bên ngoài, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào. Đa số nhà kính trồng hoa và rau được phủ bằng lưới phủ chống côn trùng. Côn trùng mang virus tác động xấu đến côn trùng và phương pháp kiểm soát chúng tại đất liền. Phương pháp sản xuất tiên tiến đã thành công trong việc sản xuất lưới để dùng như là một màn khử trùng phức tạp. Giảm tia bức xạ vào ban ngày và buộc hơi nóng phải thoát ra vào ban đêm.
- Kiểm soát khí hậu:
Một sáng kiến về phát minh công nghệ ở Israel cho phép làm mát nhà kính cả ngày và sưởi ấm chúng vào ban đêm với sự đầu tư tối thiểu về năng lượng.
- Nhà kính vi tính hoá:
Phần mềm và phần cứng máy tính đã phát triển ở Israel cho phép kiểm soát tự động hệ thống nước phân biệt và khí hậu trong nhà kính. Các nhà phát minh phần mềm duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nhà trồng trọt, để nắm các nhu cầu thực tiễn của sản xuất và có thể ứng dụng những phát minh mới nhất trong hệ thống nông nghiệp và cung cấp các giải pháp tiên tiến, hiệu quả nhất cho người sản xuất.
Trong nhà kính sẽ có hàng loạt những máy cảm biến thu nhận thông số như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nhu cầu dinh dưỡng... của cây trồng. Bộ cảm biến này sẽ truyền thông tin về máy chủ. Từ nguồn thông tin này, máy chủ sẽ đưa ra những quyết định như: tăng độ ẩm thì các máy phun nước tự động từ trần nhà kính sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình.
Điều vô cùng đặc biệt là hệ thống giống cây ở đây chỉ trồng một lần mà cho thu hoạch quanh năm. Và đạt doanh thu từ 2-2,5 tỉ đồng/ha/năm
Những giống này đều được phía Israel mang trực tiếp sang gồm cà chua, dưa chuột, ớt ngọt. Hiện trung tâm đang trồng 5.500 m2 cà chua, dưa chuột và ớt ngọt. Hơn 2.000 m2 còn lại được trồng hoa hồng. Dưa chuột chỉ trồng 21 ngày sau là cho thu hoạch (bình thường là 3 tháng), thời gian thu hoạch sẽ kéo dài cả năm với năng suất trung bình 200-250 tấn/ha/năm, gấp 10-15 lần so với năng suất trung bình của bà con nông dân. Với giá bán hiện nay của trung tâm là 10.000 đồng/kg thì doanh thu mỗi năm đạt tới 2- 2,5 tỉ đồng/ha. Đây là một con số mà hàng triệu nông dân Việt Nam chưa từng mơ tới.
Cà chua và ớt ngọt cũng cho hiệu quả tương tự. Hoa hồng trong nhà kính cũng đạt năng suất tới 250- 300 bông/m2, trong khi bên ngoài chỉ vẻn vẹn 20- 30 bông/m2.
II/ Chuyển giao công nghệ trong chăn nuôi
1/ Thực trạng về chăn nuôi ở Việt Nam
VN là 1 nước NN và có nền NN fát triển mạnh
Chăn nuôi là 1 fần của NN
Fát triển NN đồng nghĩa fải fát triển chăn nuôi
- Về chuồng trại, hầu hết các nông hộ đã chú ý xây dựng và cải tạo chuồng nuôi ở các mức độ khác nhau nhằm cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi và điều kiện môi trường ở các mức độ khác nhau (chuồng nuôi cải tiến, chuồng nuôi lồng sàn).
- Về xử lý chất thải, nhóm hộ chăn nuôi quy mô gia trại đã xây hầm biogas hoặc sử dụng ao sinh học trong khi ở nhóm hộ quy mô nhỏ, số hộ không xử lý chất thải còn nhiều.
- Về thức ăn, 100% số hộ sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi, không còn sử dụng nước ao, hồ để làm nước uống cho gia súc.
- Về con giống, ở quy mô gia trại, các hộ thường chăn nuôi khép kín, ở quy mô nhỏ
2/ Ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi
a/ Ứng dụng công nghệ trong lai tao giống
Nhờ chuyển giao công nghệ + áp dụng thành công khoa học kĩ thuật , VN ta đã có nhiều giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn nhiều lần
Lấy ví dụ lai thành công :
27/10/2006 Trung tâm Giống gia súc- gia cầm tỉnh Vĩnh Phúc đã lai tạo thành công giống bò Braman với giống bò vàng địa phương, cho năng suất và chất lượng cao nhất từ trước tới nay. Đây là giống bò nhập ngoại thứ hai sau giống bò Red Sind, được đưa vào địa bàn nhằm phục vụ chương trình zêbu hoá đàn bò (nhóm các giống bò cận nhiệt đới) của tỉnh.
Kết quả thử nghiệm cho thấy, trọng lượng bò cái lai Braman lúc trưởng thành nặng 250-300 kg, hơn bò lai Red Sind 30 kg; bò đực nặng từ 350-400 kg, hơn bò cóc địa phương từ 150-200 kg. Đặc biệt, tỷ lệ thịt xẻ của giống bò này đạt trên 50%, cao hơn bò Red Sind từ 5-10%. Bò lai Braman có đặc điểm đầu to, lông màu trắng xám hoặc mầu ghi, ngoại hình chắc chắn, hệ cơ phát triển, vai u, tai to dễ nhận dạng.
Để tìm ra được con lai có năng suất chất lượng cao nhất, Trung tâm giống gia súc gia cầm Vĩnh Phúc cho bò cái địa phương phối giống với bò đực Braman tạo ra con lai có 1/2 máu ngoại; sau đó tiếp tục dùng bò cái lai phối giống với bò đực Braman tạo thành con lai 3/4 máu ngoại, có năng suất chất lượng thịt vượt trội. Hiện nay giống bò lai Braman thích nghi với điều kiện khí hậu, môi trường sống ở địa bàn. Đây là giống bò chủ lực để tỉnh lai tạo giống bò sữa, giống bò hướng thịt chất lượng cao, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Nhờ lai tạo thành công giống bò Braman, nên đàn bò lai Zebu của Vĩnh Phúc tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, với tổng đàn trên 80.120 con, chiếm 53,5% đàn bò của tỉnh. Nhiều huyện có số lượng đàn bò lai chiếm tỷ lệ cao như Vĩnh Tường 75%, Yên Lạc 73,5%, Mê Linh trên 60%. Hiện nay, trên 70% số hộ nông dân tham gia phát triển đàn bò và có thu nhập ổn định từ chăn nuôi bò, trung bình mỗi hộ nuôi từ 3 đến 5 con, nhiều hộ phát triển chăn nuôi với quy mô từ 20 đến 50 con, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Tuy vậy, Chương trình phát triển đàn bò lai ở Vĩnh Phúc vẫn khó khăn do tập quán chăn nuôi còn nhỏ lẻ, manh mún của nhiều hộ nông dân, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển chăn nuôi còn hạn chế.
Khắc phục tình trạng này, Vĩnh Phúc thực hiện chính sách cho nông dân vay vốn nuôi bò với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất tiền vay trong 2 năm, hỗ trợ tiền tiêm phòng vắc xin tiêu độc khử trùng môi trường, đầu tư kinh phí tập huấn, tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, triển khai chính sách cho thuê, mượn đất làm trang trại xa khu dân cư tránh ô nhiễm môi trường. Tỉnh còn hỗ trợ kinh phí để thiến toàn bộ đàn bò đực cóc, hỗ trợ 2 triệu đồng/con bò đực giống, 500.000 đồng/bò cái sinh sản nhằm phát triển nhanh đàn bò lai. Vĩnh Phúc phấn đấu đưa ngành chăn nuôi bò phát triển bền vững trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, để đến năm 2010 Zebu hóa 100% đàn bò, nâng tổng đàn bò lai lên gấp 2 lần so với hiện nay./.
b/ Ứng dụng công nghệ trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
Ngoài ra , chuyển giao công nghệ sản xuất thức ăn gia súc đã đem lại cho chúng ta nhiều loại thức ăn gia súc tổng hợp đầy đủ dinh dưỡng và rất tốt cho gia súc
Vì dụ :
Thay đổi chất dinh dưỡng cho heo nái hoặc động vật sinh sản có thể tạo ra năng suất và chất lượng tốt hơn trong tương lai. Đó là khẳng định của các nhà khoa học tại Hội thảo "Các hướng mới trong nuôi heo sinh sản"^ vừa được tổ chức tại Dublin (Ireland) do tập đoàn Alltech tổ chức.
Trong những năm qua, công nghệ chăn nuôi đã có bước phát triển ngoạn mục, nhất là nuôi heo sinh sản. Nếu nhìn về số lượng sinh sản của heo nái sẽ thấy được sự phát triển vượt bậc đó. Trước đây, một con heo nái chỉ sinh trung bình 20 con/năm, sau tăng dần lên 25 con/năm và bây giờ là 30 con/năm. Mặc dù số heo nái đạt sản lượng trung bình 30 con/năm chưa nhiều nhưng đó là sự tiến bộ vượt bậc. Có được sự tiến bộ đó, ngoài việc có đàn giống tốt còn có tác động lớn từ những chất dinh dưỡng mới bổ sung.
Theo TS. Merlin Lindermann và B.G. Kim, Bộ môn Khoa học thực phẩm và động vật, Đại học Kentucky (Mỹ), lĩnh vực khoa học dinh dưỡng trong chăn nuôi thời gian qua đã đạt được những bước tiến kỳ diệu. Những hiểu biết về nguồn dinh dưỡng cho vật nuôi như năng lượng, protein, calcium, phospho và muối... đã giúp ngành chăn nuôi giành được nhiều thành tựu lớn.
Tuy nhiên, sự hiểu biết về nhu cầu vitamin, acid amin và đặc biệt là khoáng vi lượng đã chưa được chú ý nhiều. Ngay các báo cáo về nhu cầu dinh dưỡng của Mỹ và nhiều nước khác công bố cũng chưa đề cao vai trò của các chất khoáng và vitamin trong chăn nuôi heo nái. Tài liệu nghiên cứu mới nhất được Ủy ban Nghiên cứu Mỹ phát hành mới đây, dù đã đưa ra những nhu cầu protein và acid dựa trên giới tính heo, nhưng lại chưa quan tâm nhiều đến các chất dinh dưỡng khác như vitamin và chất khoáng. Nguyên nhân chính của tính trạng này là do thiếu các nghiên cứu đầy đủ ở heo nái về vitamin và chất khoáng. Vì thế khó có thể giúp nhà dinh dưỡng hay người chăn nuôi quyết định đúng về mức dinh dưỡng cần cung cấp cho heo nái... Do đó, cần xem xét lại mức cung cấp vitamin và chất khoáng cho heo nái như hiện nay.
Các gen nuôi dưỡng liên quan từ sự thụ tinh
Trong khi đó, theo Karl Dawson - Giám đốc Nghiên cứu toàn cầu của Alltech, năng suất sinh sản có thể bị ảnh hưởng bởi dinh dưỡng, tuy nhiên cơ chế giải thích hiện tượng này lại chưa được hiểu rõ. Tiến bộ mới đây trong việc phát hiện ra gen di truyền chức năng, là một công cụ mới để đánh giá ảnh hưởng của dinh dưỡng trong chăn nuôi heo nái. Các vi mạch gen có thể dùng để kiểm tra ảnh hưởng của dinh dưỡng trên biểu lộ gen. Các vi mạch này cung cấp cho nhà nghiên cứu một cái nhìn thực tại về trạng thái chuyển hoá của động vật. Đây là một công cụ đo lường số lượng các gen được biểu thị sau khi cung cấp một dưỡng chất đơn, thí dụ selen hữu cơ (Sel-Plex®). Qua các nghiên cứu trên selen hữu cơ cho thấy, 1.100 gen đã được thay đổi, trong đó phần lớn là các gen có lợi. Nhiều gen này đã thay đổi do sự cung cấp selen trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến năng suất sinh sản.
Các nghiên cứu mới đây cho thấy, chất dinh dưỡng hợp lý sẽ có tác động tốt cho việc thụ tinh và kết quả của nó. Ngoài ra, các nghiên cứu chuyển vị (chuyển đổi ADN thành ARN, biểu thị gen) cũng có thể cung cấp một phương tiện hữu hiệu hơn để đánh giá ảnh hưởng của các dưỡng chất khác và chiến lược dinh dưỡng trên thành tích sinh sản.
Nuôi dưỡng heo nái theo giai đoạn mang thai
Cùng với nhu cầu về các nghiên cứu xa hơn về vitamin và chất khoáng cho heo nái cao sản, còn có nhu cầu xem xét việc nuôi dưỡng theo giai đoạn cho heo nái trong suốt thời kỳ mang thai.. Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, việc tích luỹ protein chỉ tăng tốc sau khoảng 70 ngày mang thai.. Với những nghiên cứu mới này sẽ giúp chúng ta có thể cung cấp chất dinh dưỡng hợp lý cho heo nái trong suốt kỳ mang thai.
Cùng với những cải tiến về nghiên cứu giống, việc gia tăng cung cấp dưỡng chất cho heo nái sẽ giúp tăng năng suất sinh sản và đảm bảo sức khoẻ của heo nái. Ngoài protein và năng lượng, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu về vitamin và khoáng chất để cung cấp cho heo nái. Ngoài ra, các thay đổi trong quản lý nuôi dưỡng heo sẽ giúp nâng tối đa hoá năng suất heo nái và mang lại lợi tức cao cho người chăn nuôi.
3/ Giải pháp phát triển công nghệ trong chăn nuôi
Nhằm thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chăn nuôi, góp phần tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trong điều kiện kinh tế hội nhập, nhóm tác giả đề xuất 5 giải pháp gồm: Giải pháp về quy hoạch; Khuyến nông và chuyển giao khoa học công nghệ; Đổi mới tổ chức sản xuất, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp và xây dựng mô hình hợp tác xã chuyên ngành chăn nuôi; Tăng cường kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi; Tranh thủ kết hợp với hoạt động của các tổ chức quốc tế.
C. Kết Luận
I/Giải pháp chung
Trong hơn mười năm qua, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước, sản xuất nông nghiệp cũng có những bước tiến vượt bậc. Bên cạnh những thành tựu đó cũng còn không ít tồn tại và thách thức: Cơ cấu chuyển dịch chậm, sản phẩm chất lượng thấp, giá thành cao, cơ sở hạ tầng còn yếu kém... Chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ: Đổi mới chính sách, tăng cường đầu tư nghiên cứu và đổi mới công nghệ... để đưa nền nông nghiệp nước ta trở thành nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa và bền vững
Trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh, áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao để phát triển nền nông nghiệp nước ta thành một nền nông nghiệp hàng hóa mạnh và bền vững, sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Trong thời kỳ 2000-2010, tốc độ tăng trưởng dự tính của nông nghiệp là 4 - 4,5%, thủy sản: 5,7%. Đến năm 2010 sản lượng lương thực đạt 40 - 42 triệu tấn, đảm bảo đáp ứng phong phú và an toàn nhu cầu về lương thực, thực phẩm trong nước, kim ngạch xuất khẩu đạt 9 - 10 tỷ USD trong đó nông nghiệp 6 - 7 tỷ, thủy sản 3 tỷ USD.
Để đạt được mục tiêu trên, cần tập trung đầu tư cho các chương trình trọng điểm như: An ninh lương thực, sản xuất nông sản có ưu thế cạnh tranh cao, sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước theo xu thế ngày càng nâng cao về chất lượng sản phẩm. Nguyên tắc đầu tư cho các chương trình là gắn kết chặt chẽ, đầu tư đồng bộ các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo nông sản sản xuất ra có chất lượng cao và có ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
Vậy, nông nghiệp Việt Nam phải phát triển theo con đường nào để thu hút được hiệu quả kinh tế - xã hội, trong điều kiện điểm xuất phát thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật hạn chế, trình độ sản xuất nông sản hàng hoá chưa cao?
Để nhanh chóng nâng cao giá trị của nông sản Việt Nam cần đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hang hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng.
Trong đó tập trung đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đạt mức tiến tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về thu nhập trên một đơn vị diện tích; tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước, tăng đáng kể thị phần của các nông sản chủ lực trên thị trường thế giới. Cùng với đó, cần xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp bằng cách điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với năng suất chất lượng. Phát triển theo quy hoạch và chú trọng đầu tư thâm canh các vùng cây công nghiệp như cao su, cà fê, chè, điều, hạt tiêu, dừa, dâu tằm, bông, mía, lạc, thuốc lá…, hình thành các vùng rau, hoa quả có giá trị cao gắn với phát triển cơ sở bảo quản, chế biến
Để tăng khả năng tiêu thụ nông, lâm sản cần nhanh chóng tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học, kết hợp với công nghệ thôn tin, chú trọng tạo và sử dụng giống cây con có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Điều này sẽ giúp nền nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng hang hoá, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra nhiều mặt hàng mới, quý hiếm, trái vụ để nâng cao sức cạnh tranh. Ngoài các loại nông sản truyền thống, cần nhanh chóng phát triển các nông sản cao cấp, có giá trị dinh dưỡng cao, có thị trường tiêu thụ. Trong thập kỷ tới, phải đưa trình độ khoa học công nghệ của nhiều ngành trong nông nghiệp Việt Nam đuổi kịp các nước trong khu vực, nâng mức đóng góp của khoa học công nghệ vào giá trị gia tăng của nông nghiệp từ 30% hiện nay lên hơn 50%. Về giống, bảo đảm trên 70% giống được dùng trong sản xuất là giống tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi. Về tưới tiêu nước và cơ giới hóa, đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới thấm... cơ giới hóa khâu làm đất hơn 70% khâu gieo hạt cây ngắn ngày.
Có nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình chuyển nhượng công nghệ, chẳng hạn như thiếu vốn đầu tư, thiếu hoặc chưa có đủ các hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, không đủ khả năng và nguồn tài chính để thực hiện các nghiên cứu khoa học, đặc biệt về sinh học và tổ chức ứng dụng hiệu quả các kết quả nghiên cứu khoa học. Cơ khí hóa và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp sẽ không thể áp dụng nếu ruộng vườn còn manh mún, trình độ học vấn của nông dân còn thấp. Người nông dân luôn có yêu cầu chính đáng là được tiếp cận trực tiếp với thị trường thế giới. Nhưng nếu không biết ngoại ngữ, thiếu kiến thức quản trị kinh doanh, tiếp thị, không hiểu rõ nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu, làm thế nào họ có thể thực hiện được mong muốn của mình một cách thành công? Một trong những vấn đề phải giải quyết trước mắt và lâu dài là nâng cao trình độ giáo dục phổ thông ở nông thôn
II/ Kết Luận
Nông nghiệp Việt Nam thời kỳ đổi mới phát triển toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ổn định 4-5%/năm, trong đó lương thực tăng 5%. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm từ 48,06% năm 1989 xuống còn 25,43% năm 1999. Trong ngành trồng trọt, giá trị cây công nghiệp tăng từ 13,7% năm 1989 lên 20,5% năm 1999. Giá trị ngành chăn nuôi tăng 5,8%/năm. Rừng tự nhiên được bảo vệ tốt hơn, diện tích rừng trồng đã tăng từ 700 ngàn hecta (năm 1989) lên 1390 ngàn hécta (năm 1999), giá trị sản xuất lâm nghiệp thời kỳ 1990-1999 tăng 89%, trong đó giá trị khai thác lâm nghiệp giảm 14%, giá trị trồng rừng, nuôi rừng tăng 69% và giá trị lâm nghiệp khác tăng 22,7 lần, giá trị thủy sản tăng 2,14 lần trong đó giá trị thủy sản nuôi trồng tăng 2 lần.
Nông nghiệp nước ta đã đáp ứng cơ bản nhu cầu lương thực và thực phẩm trong nước, an ninh lương thực đảm bảo, đã hình thành những vùng sản xuất nông sản hàng hóa qui mô tương đối lớn, tỷ suất hàng hóa tăng nhanh, tỷ lệ gạo xuất khẩu đạt 20% sản lượng, cà phê 95%, cao su 80%, chè 60%. Một số mặt hàng nông sản đã khẳng định vị thế trên thị trường thế giới như gạo (đứng thứ hai trên thế giới); cà phê, điều, hồ tiêu (thứ ba); xuất khẩu nông sản tăng 15%; kim ngạch xuất khẩu nông sản, thuỷ sản chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (năm 1999).
Để có được những kết quả khả quan như vậy là do sự tham gia của công nghiệp hoa hiện đại hoá vaò sản xuất nông nghiệp. Sự chuyển giao công nghệ này là điểm mấu chốt chủ yếu trong nền nông nghiệp hiện đại. Chính vì thế Nhà nước ta cần quan tâm và chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư phát triển công nghệ kết hợp hợp tác quốc tế để đưa nền nông nghiệp nước ta bước sang một giai đoạn mới hiệu quả vượt bậc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.doc