Thông qua một loạt chỉ tiêu kinh tế đánh giá cho thấy trong năm vừa
qua Công ty làm ăn có lãi và hoàn thành tốt mọi chi tiêu kế hoạch do sở
công nghiệp Hà Nội đề ra thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Công
tác quản lý và sử dụng tài sản ở Công ty đã được chú trọng nhiều hơn
trước, các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản đều cao hơn các năm. Tuy
tốc độ tăng còn thấp nhưng chiều hướng nhìn chung là tốt. Doanh thu
thuần năm 1999 đạt 66.944 triệu đồng và lợi nhuận ròng tăng 15,7% so
với năm 1998 khẳng định rằng Công ty làm ăn có hiệu quả.
24 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 11657 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, chức năng và nhiệm vụ hiện tại của công ty May 40, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý, chức năng và nhiệm vụ
hiện tại của công ty May 40
phần i
Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu bộ máy
quản lý, sản xuất của công ty
I. quá trình hình thành và phát triển của công ty may 40.
1. Quá trình hình thành:
Vào năm 1955 do yêu cầu cấp bách của tiền phương, Tổng cục Hậu Cần
- Quân đội nhân dân Việt Nam đã quyết định thành lập Đoàn sản xuất
quân dụng với nhiệm vụ may trang phục cho bộ đội phục vụ tiền tuyến.
Với 30 đồng chí hầu hết từ quân đội chuyển sang là lực lượng đầu tiên
đặt nền móng cho việc xây dựng xưởng quân dụng 40.
Năm 1961, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đoàn sản xuất
quân dụng chuyển thành Xí nghiệp May X40 được thành lập dựa trên nền
tảng là phân xưởng quân dụng 40 là một đơn vị sản xuất công nghiệp
quốc doanh và được Tổng cục Hậu Cần bàn giao sang Sở Công nghiệp
Hà Nội quản lý, đơn vị đã không ngừng cố gắng nỗ lực vươn lên. Chính
vì vậy đến ngày 4/ 5/ 1994 căn cứ vào quyết định số 741/ QĐUB của uỷ
ban nhân dân thành phố Hà Nội đổi tên Xí nghiệp may X40 thành công ty
may 40 với nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm may mặc phục vụ cho nhu
cầu trong nước và nước ngoài.
2. Quá trình phát triển:
Từ năm 1955 - 1960: Xí nghiệp X40 là đơn vị hạch toán kinh tế do Sở
công nghiệp Hà Nội quản lý. Lúc này tổng số cán bộ công nhân viên là
280 người với 80 máy may và 488 m2 nhà xưởng.
Năm 1961 - 1965: Xí nghiệp may X40 thực hiện kế hoach 5 năm lần
thứ nhất. Trong thời gian này, Xí nghiệp đóng trên địa bàn Cầu Mới -
Thượng Đình - Hà Nội (nay là công ty giầy HN). Xí nghiệp là một đơn vị
hạch toán với 7 phòng ban nghiệp vụ và 3 ngành sản xuất (ngành quân
dụng, quân hàm và mũ). Trong thời gian này, xí nghiệp đã vinh dự được
đón chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm ngày 20 /4 /1963. Vì vậy từ đó đến
nay trở thành ngày truyền thống của đơn vị.
Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1966 - 1975): để có thể phục vụ
tốt nhất cho kháng chiến nên Xí nghiệp đã chia ra làm 5 cơ sở nhỏ để đi
sơ tán nơi gần nhất cánh Hà Nội 12 km và nơi xa nhất là 40 km. Tuy
nhiên, vào thời kỳ này quy mô của doanh nghiệp lớn mạnh hơn so với kỳ
trước, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong xây dựng nhà xưởng, ổn định đời
sống cán bộ công nhân viên, trau dồi tư tưởng cho anh chị em công nhân
làm cho họ tin tưởng vào cuộc đấu tranh tất thắng của dân tộc. ở nơi sơ
tán không có điện phải chuyển toàn bộ máy móc sang đạp chân và làm ca
trong ánh đèn dầu, sản phẩm cũng thay đổi theo yêu cầu cấp bách của
chiến trường. Tuy đứng trước những khó khăn to lớn như vậy nhưng xí
nghiệp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, không ngừng mở
rộng sản xuất nâng số máy may lên 250 cái với 700 cán bộ công nhân
viên và sản xuất 500 loại mặt hàng. Sản phẩm chủ yếu thời kỳ này là áo
pháo, bạt xe tăng, bạt công binh, áo tên lửa... phục vụ cho chiến trường.
Từ năm 1975, để thích ứng với nhiệm vụ của những năm khôi phục đất
nước, xí nghiệp đã chuyển từ nơi sơ tán về địa điểm 80 Hạ Đình - Thanh
Xuân ngày nay. Tại đây xí nghiệp đã xây dựng 12000 m2 nhà xưởng,
tuyển chọn thêm nhiều công nhân để sản xuất phục vụ nhu cầu trong
nước từ những bộ comple, áo măngtô phục vụ cho cán bộ Việt Nam ra
công tác học tập ở nước ngoài, nhưng bên cạnh đó đã có hoạt động xuất
khẩu. Sản phẩm xuất khẩu của xí nghiệp là quần áo bảo hộ lao động với
tỷ trọng là 30% tổng sản lượng và thị trường xuất khẩu của xí nghiệp là
Liên Xô chủ yếu thông qua các hiệp định kinh tế. Thời kỳ này xí nghiệp
có một lượng công nhân khá đông 1300 cán bộ công nhân viên, với lực
lượng này xí nghiệp đã không ngừng vươn lên và hoàn thiện mình đáp
ứng được nhiệm vụ cấp trên giao cho.
Từ năm 1983, Xí nghiệp May X40 đổi tên thành Xí nghiệp May 40.
Hoạt động sản xuất của xí nghiệp vẫn chủ yếu phục vụ nhu cầu trong
nước và phục vụ quốc phòng. Đồng thời, hoạt động xuất khẩu vẫn thông
qua các hiệp định kinh tế với tỉ trọng như những năm trước và thị trường
xuất khẩu lúc này chủ yếu là Tiệp Khắc và Liên Xô.
Từ đó đến năm 1990, trải qua các thời kỳ xây dựng và phát triển. Xí
nghiệp May 40 đã không ngừng đi lên và luôn hoàn thành xuẩt sắc nhiệm
vụ được Đảng và Nhà nước giao cho.
Năm 1991, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. Xí
nghiệp May 40 được thành lập lại DNNN ngày 10/ 11/ 92 theo công văn
số 2765/ QĐUB của UBND Thành phố Hà Nội, xí nghiệp đã chuyển sang
thời kỳ tự hạch toán. Đây là thời kỳ khó khăn nhất của công ty do may
móc thiết bị lạc hậu, trình độ công nhân thấp không đáp ứng được nhu
cầu thời kỳ mới. Thêm vào đó thị trường xuất khẩu truyền thống của công
ty là các nước Đông Âu đang có nhiều biến động. trước khó khăn tô lớn
như vậy, lãnh đạo xí nghiệp và toàn thể cán bộ công nhân viên vẫn quyết
tâm ổn định sản xuất, phát triển sang thị trường mới. Nhờ lòng quyết tâm
đó và những chính sách đổi mới của Đảng, Nhà Nước xí nghiệp đã dần
khắc phục được khó khăn và đầu tư cho sự phát triển tương lai của mình.
Năm 1994, Xí nghiệp May 40 được chuyển đổi tên thành Công ty May
40 theo quyết định số 741/ QĐUB ngày 04/ 05/ 1994 với tên giao dịch
quốc tế là HaNoi Garmentex No40.
Trong những năm từ 1994 - 1999, Công ty May 40 đã mạnh dạn đầu tư
hơn 20 tỷ đồng để nâng cấp và mua sắm thêm trang thiết bị, máy móc
chuyên dụng nhằm mở rộng sản xuất, đáp ứng những đòi hỏi khắt khe
của thị trường trong và ngoài nước. Năm 1997, nhờ bố chí hợp lý có cấu
tổ chức và bộ máy quản lý, công ty đã đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này đã góp phần tạo công ăn
việc làm và đảm bảo đời sống cho công nhân lao động của Công ty được
ổn định. Năm 1998, sản phẩm may mặc của công ty đã được thị trường
EU, Mỹ, Canada và Nhật Bản chấp nhận.
Năm 2000
Có thể nói sau những năm thực hiện đổi mới. Công ty May 40 đã có
những yếu tố của một đơn vị công nghiệp tương đối hiện đại, thích ứng
với thị trường thế giới, bước đầu đã có thị trường làm hàng gia công ổn
định, đời sống người lao động ngày càng được cải thiện.
ii. cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, chức năng và nhiệm vụ hiện tại
của công ty May 40.
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
giám đốc
Phó giám đốc kế Phó giám đốc XNK, Phó giám đốc
hoạch sản xuất tiêu thụ nội địa kỹ thuật
phân xưởng cắt
phòng kế toán
- tài vụ phân xưởng thêu phòng kỹ
thuật công
nghệ - kcs
phòng tclđ - phân xưởng may 1
bảo vệ
phòng khvt - phân xưởng May 2
xnk
phân xưởng may 3
phòng hcqt -
y tế phân xưởng may 5
phân xưởng may 6
1.2 Trách nhiệm của ban giám đốc công ty:
Giám đốc công ty có trách nhiệm tổ chức, chỉ huy các mặt hoạt động
sản xuất kinh doanh, tìm biệm pháp khai thác và sử dụng hợp lý khả năng
khai thác của công ty nhằm hoàn thành các chỉ tiêu được giao và các hợp
đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng. Sử dụng hợp lý các tài sản được
giao một cách có hiệu quả. Tạo điều kiện cho CBCNV thực hiện tốt
quyền làm chủ tập thể, phát huy tính sáng tạo của CNVC trong thực hiện
nhiệm vụ sản xuất cũng như tham ra quản lý, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Tổ chức thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, nội quy của công ty cũng như các hoạt động kinh tế.
Các phó giám đốc quản lý, theo dõi, điều hoà, phối hợp nhằm đảm bảo
nhịp nhàng, ăn khớp. Thiết lập sự thống nhất trong việc chỉ đạo sản xuất
kinh doanh từ phó giám đốc đến các phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất.
1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
a. Chức năng:
Phòng ban là các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ, làm tham mưu cho
giám đốc trong việc chỉ đạo tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý kinh doanh,
tổ chúc đời sống, giữ gìn trật tự an ninh. Các phòng ban không có quyền
chỉ huy sản xuất nhưng có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn kiểm tra, đôn
đốc kế hoạch, tiến độ sản xuất, quy trình công nghệ, định mức kinh tế kỹ
thuật và các mặt quản lý chuyên môn.
b. Nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban:
Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý
sản xuất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp và giúp việc cho giám đốc. Mỗi phòng
ban chịu trách nhiệm cụ thể luôn hỗ trợ, bổ sung cho nhau đảm bảo hoạt
động sản xuất kinh doanh được tiến hành nhịp nhàng.
Công ty có 5 phòng ban chức năng bao gồm: phòng kế toán tài vụ,
phòng kế hoạch vật tư xuất nhập khẩu, phòng tổ chức - bảo vệ, phòng kỹ
thuật công nghệ - KCS, phòng hành chính quản trị - Ytế.
Phòng kế toán tài vụ:
Thực hiện theo đúng pháp lệnh về kế toán và thống kê của Nhà nước
ban hành. Có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức hợp lý
công tác thống kê, kế toán tài chính, công tác ghi chép số liệu ban đầu và
thông tin kinh tế, xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch giá
thành và kế hoạch tài chính tổ chức phân tích hoạt động kinh tế theo định
kỳ, tổ chức thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và nội bộ từng phân xưởng
trong Công ty. Phản ánh tình hình thực hiện chỉ tiêu SXKD, hiệu quả sản
xuất kinh doanh và xây dựng các dự án đầu tư để phát triển Công ty.
Phòng kế hoạch vật tư xuất nhập khẩu:
Là phòng chịu trách nhiệm từ phần đầu đến phần cuối của quá trình sản
xuất. Tham mưu cho giám đốc trong việc ký kết thực hiện các hợp đồng
kinh tế, làm mọi thủ tục xxuất nhập khẩu vật tư, hàng hoá. Tổ chức giao
nhận và bảo quản, mua bán lượng vật tư hàng hoá cần thiết trong quá
trình sản xuất, cấp phát vật tư phục vụ kịp thời sản xuất. Tổ chức chỉ đạo
theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, tổ chức quản lý mạng lưới
tiêu thụ sản phẩm công ty.
Phòng tổ chức - bảo vệ:
Tham mưu cho giám đốc công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh
doanh. Tổ chức hợp lý lao động, xây dựng kế hoạch lao động và tiền
lương, tổ chứccông tác cán bộ, tổ chức theo dõi và kiểm tra tình hình thực
hiện kế hoạch lao động tiền lương, nghiên cứu áp dụng các hình thức trả
lương, thưởng phạt phù hợp nhằm kích thích và nâng cao hiệu quả lao
động, quản lý lao động tiền lương, xác định mức lao động tiên tiến nhằm
phù hợp với tình hình sản xuất, thực hiện tốt các chính sách đối với người
lao động. Bảo vệ tốt tài sản của công ty, đảm bảo an toàn lao động cũng
như an ninh trật tự trong toàn công ty.
Phòng kỹ thuật công nghệ - KCS:
Nghiên cứu, thiết kế, chế thử các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng
và thị hiếu người tiêu dùng. Xây dựng và kiêmt tra việc thực hiện các quy
trình công nghệ đối với tất cả các sản phẩm được sản xuất. Xây dựng
định mức tiêu hao vật tư phù hợp với yêu cầu sản phẩm theo định mức,
yêu cầu của khách hàng và mang lại lợi ích cho công ty.
Thiết kế, chế thử các dụng cụ gá lắp phục vụ sản xuất nhằm nâng cao
năng suất lao động, lập kế hoạc sửa chữa thiết bị của công ty. Tổ chức
hợp lý đội ngũ kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra việc thực hiện quy
trình công nghệ.
Phòng hành chính quản trị - Ytế:
Tổ chức hợp lý công tác hành chính, văn thư, sửa chữa nhỏ nhà cửa và
phương tiện quản lý.
Tổ chức khám chữa bệnh cho CBCNV, kết hợp với các đơn vị quản lý
ngày công, BHXH của CBCNV.
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ
2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất, chế độ quản lý, chức năng nhiệm vụ
của phân xưởng
Đặc điểm tổ chức sản xuất:
Công ty May 40 sản xuất theo quy mô vừa, nên công ty đã bố trí sản xuấ
theo phân xưởng sản xuất cho phù hợp với loại hình và tổ chức sản xuát.
Công ty gồm 5 phân xưởng may, một phân xưởng cắt và một phân xưởng
thêu. Trong mỗi phân xưởng sản xuất được tổ chức thành các tổ sản xuất,
xắp xếp theo một trình tự hợp lý, mỗi công nhân thực hiện một hoặc một
số bước công nghệ nhất định. Các phân xưởng sản xuất theo kế hoạch đặt
ra hàng tháng của công ty. Sản phẩm chủ yếu của công ty là sản xuất gia
công hàng may mặc xuất khẩu với kiểu mã đa dạng, phong phú như quần
áo trượt tuyết, quần áo thể thao, áo jacket... với tỷ trọng may mặc hàng
xuất khẩu chiếm từ 95% - 98%. Ngoài ra Công ty còn nhận sản xuất theo
đơn đặt hàng của các đơn vị khác trong và ngoài nước.
Chế độ quản lý, chức năng nhiệm vụ của các phân xưởng:
a. Chế độ quản lý:
Thực hiện phân bổ hướng dẫn và kiểm tra các tổ dây chuyền sản xuất
nhằm thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty giao.
Nghiên cứu phân tích, phát hiện và đề xuất các biệm pháp chưa hợp lý
trong sản xuất và quản lý của đơn vị mình.
b. Chức năng và nhiệm vụ:
Phân xưởng là nơi trực tiếp làm ra sản phẩm của công ty; là nơi thực
hiện chế độ, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy định của công ty; là
nơi giao dục, rèn luyện lao động và thực hiện quyền làm chủ tập thể của
CNVC trong phân xưởng sản xuất; là nơi tổ chức sản xuất, hoàn thành chỉ
tiêu kế hoạch mà công ty giao cho. Phân xưởng chịu sự chỉ đạo của ban
giám đốc mà trực tiếp là phó giám đốc kỹ thuật. Phân xưởng hoạt động
theo nội quy quản lý của công ty, có trách nhiệm chấp hành mệnh lệnh
chỉ đạo của giám đốc và chính sách của Đảng và Nhà Nước. Phân xưởng
là nơi trực tiếp sử dụng, giữ gìn bảo quản mọi thiết bị, tài sản của công ty,
tổ chức sử dụng hợp lý lượng vật tư có hiệu quả nhất, là nơi trực tiếp
quản lý lao động.
2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ:
Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty May 40 là quy trình công
nghệ kiểu phức tạp chế biến liên tục bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau.
Đặc điểm sản xuất sản phẩm của Công ty là sản xuất hàng loạt, sản phẩm
hoàn thành nhập kho là kết quả của một quá trinhg chế biến liên tục từ
khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm là quy
trình khép kín không thể gián đoạn về mặt kỹ thuật. Đầu tiên là xuất
nguyên vật liệu cho phân xưởng cắt, cắt bán thành phẩm. Sau đó tổ chức
dây chuyền sản xuất từ bán thành phẩm và vật liệu phụ theo từng công
đoạn chi tiết sản phẩm. Sản phẩm sản xuất xong phải được bộ phận KCS
kiểm tra sau đó mới được nhập kho thành phẩm.
Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất ra những sản phẩm chủ yếu để
xuất khẩu. Vì vậy để tạo điệu kiện thuận lợi cho việc điều hành sản xuất
và chủ động sản xuất các mã hàng của Công ty, các bộ phận thuộc phân
xưởng may có nhiệm vụ thực hiện quy trình công nghệ như sau:
- Nhận mẫu mã, tài liệu kỹ thuật, quy cách, kích thước sản phẩm từ
phòng kỹ thuật cùng với định mức nguyên liệu, phụ liệu, khảo sát mẫu
may chuẩn. Thết kế dây chuền sản xuất cho từng loại sản phẩm, nghiên
cứu bảng tính thời gian chi tiết sản phẩm, may thử bấm giờ để so sánh
chính xác nhằm chia công đoạn, bộ phận để sản xuất và tính lượng sản
phẩm. Nghiên cứu nhiệt độ là ép, độ co nguyên liệu, màu sắc giặt tẩy
nguyên phù liệu. Lập bảng phối mầu nguyên phù liệu của sản phẩm.
Nghiên cứu các thông số, kích thước các thùng catton, bao bì đai nẹp, chữ
số, trọng lượng cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng của sản phẩm.
- Tổ chức giác mẫu và cắt bán thành phẩm. Làm mẫu mỏng, mẫu catton
bán thành phẩm, mẫu sang dấu, mẫu may sản phẩm, mẫu cắt chi tiết sản
phẩm. Trên cơ sở đó phân xưởng cắt nhận nguyên liệu từ kho theo phiếu
xuất kho của Công ty và theo đúng yêu cầu kỹ thuật như mầu sắc, số
lượng, khổ vải, loại vải để cắt bán thành phẩm và ép là sản phẩm đầy đủ,
đồng bộ theo quy trình sản xuất, giao bán thành phẩm cho phân xưởng
may theo phiếu của phòng KH - XNK.
Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty May 40 gồm 3 giai đoạn: giai
đoạn chuẩn bị kỹ thuật, giai đoạn cắt may, giai đoạn hoàn thiện và đóng
gói sản phẩm.
+ Giai đoạn chuẩn bị kỹ thuật: Giai đoạn này gồm thiết kế mỹ thuật, vé
mẫu thiết kế bản giác cho các loại sản phẩm với các cơ, vóc khổ vải khác
nhau đảm bảo sự chính xác cao bằng máy móc thiết kế giác mẫu kỹ thuật
vi tính của pháp. Tiết kiệm được lao động, tiết kiệm được vật tư sử dụng,
hạ định mức vật tư từ 1,5% - 2% góp phần làm hạ giá thành sản phẩm và
hàng năm tiết kiệm được hàng nghìn mét vải các loại.
+ Giai đoạn cắt may: Công ty sử dụng các máy chuyên dùng cắt và
may. Công ty đã đầu tư vào 1 kim có trương trình cắt chỉ, đầu tư máy 2
kim tự động, đính cúc, thừa khuyết cao cấp, đảm bảo chất lượng cao và
tăng năng suất lao động.
+ Giai đoạn hoàn thiện: Đầu tư bộ bàn là hơi, bàn hút ẩm chân không
phục vụ cho việc hoàn thiện sản phẩm trước khi đóng gói, làm đẹp và
tăng chất lượng sản phẩm.
Ta có sơ đồ quy trình sản xuất trang sau:
sơ đồ quy trình công nghệ
Thiết kế mẫu Thiết kế bản Chuẩn bị
vật
Giai đoạn chuẩn bị Chế thử sản giác cho px tư theo biểu
phẩm cắt XĐ định giao vải trên
mức vật tư bàn cắt
Là chi tiết Cắt bán
Giai đoạn cắt thêu may sản thành phẩm
thêu may phẩm theo bản giác
kỹ thuật
Giai đoạn hoàn thiện Là hơi toàn Kiểm tra Kho
bộ sản phẩm đóng gói
Để đảm bảo thực hiện tốt quy trình công nghệ Công ty thường xuyên tổ
chức hướng dẫn cách giải chuyền các mặt hàng mới cho ban quản đốc
phân xưởng, tổ trưởng, tổ phó sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng bán
thành phẩm và thành phẩm. KCS thường xuyên kiểm tra việc cắt bán
thành phẩm để đảm bảo không hụt, lẹm. Tổ chức mạng lưới kiểm tra sản
phẩm, sản phẩm 100%. Hướng dẫn và xử lý các sai phạm kỹ thuật và đề
xuất kịp thời hướng giải quyết không gây ách tắc sản xuất, đảm bảo cho
sản xuất được liên tục.
3. chức năng và nhiệm vụ hiện tại của công ty May 40.
a. chức năng:
+ Chuyên sản xuất hàng may mặc, dệt len, dệt theu phục vụ nhu cầu tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu.
+ Nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị máy móc ngành may phục vụ cho nhu
cầu sản xuất.
+ Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu của các đơn vị kinh tế trong và ngoài
nước.
+ Liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất, mở đại lý, văn phòng đại diện,
bán và giới thiệu sản phẩm của công ty và của các đơn vị trong và ngoài
nước.
b. Nhiệm vụ:
+ Sản xuất kinh doanh hàng may mặc và trên cơ sở đó phải luôn luôn
nâng cao hiệu quả và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
+ Độc lập trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và làm tròn
nghĩa vụ với Nhà nước và người lao động.
+ Phải có trách nhiệm khai thác, bảo đảm và phát triển nguồn vốn của
Nhà nước giao phó.
4. thị trường hiện tại của công ty.
Trong giai đoạn hiện nay Công ty có thị trường chủ yếu ở Đức, Nhật,
Canada với khách hàng như GEMINI,MAIER, NORTHLAND,
BIGPACK, ALPINUS, ...ở mỗi thị trường tiêu thụ mỗi loại sản phẩm
riêng như ở Đức tiêu thụ áo Jacket, quần áo thể thao. ở Nhật quần áo bảo
hộ lao động, sơ mi, áo khoác nữ. Canada tiêu thụ áo Jacket, quần áo thể
thao... Mỗi loại thị trường có mỗi khó khăn, thuận lợi khác nhau như ở thị
trường nhật thuận lợi là không cần hạng ngạch, gần vân chuyển dễ, nhưng
ít sản phẩm còn ở thị trường Đức, Canada thì thiếu hạng ngạch xuât khẩu
nhưng tiêu thụ với khối lượng lớn. Khó khăn chung vì Công ty gia công
nguyên vật liệu nhập do bạn hàng cung cấp nên khó khăn trong việc thục
hiện tiến độ sản xuất. Hiện nay Công ty ngoài gia công hiện nay còn góp
vốn mua nguyên phụ liệu ngoài gia công đơn thuânf, góp vải chỉ với khác
hàng để gia công. Một khó khăn nữa khi làm gia công Công ty còn nhận
nhiều mẫu mã nên khó khăn trong việc sản xuất.
Năm 2001 ngoài gia công đơn thuần Công ty còn góp vốn làm hợp đồng
bán sản phẩm.
Còn ở thị trường trong nước công ty chỉ chiếm một phần rất nhỏ năm
1999 doanh thu chỉ 100 triệuđ
năm 2000 doanh thu là 250 triệuđ có tham ra hội trợ triển lãm năm 2001
Công ty có kế hoạch đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa.
iii. đặc điểm về lao động của công ty trong những năm gần đây.
1. Đặc điểm về cơ cấu lao động:
Do yêu cầu ngày càng phát triển dẫn tới việc phải mở rộng quy mô sản
xuất vì vậy đòi hỏi số lượng lao động ngày càng nhiều và chất lượng của
lao động phải ngày một nâng cao, để đáp ứng yêu cầu này hàng năm
Công ty đều tuyển thêm lao động mới và mở nhiều khoá học để đào tạo
nâng cao trình độ tay nghề Qua bảng số liệu sau ta có thể thấy rõ:
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
năm 1999
năm 2000
a. Cán bộ quản lý, phục vụ
- Đại học, cao đẳng
- Trung cấp
- Sơ cấp
b. Công nhân trực tiếp sản xuất
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
c. Tổng lao động bình quân năm
- Nam
- Nữ
người
nt
nt
nt
nt
nt
nt
nt
nt
nt
nt
nt
nt
186
48
19
119
1057
346
242
121
191
157
1243
236
1007
202
57
20
125
1075
188
286
166
217
218
1277
243
1034
c. Thu nhập bình quân
người/ tháng
nghìn
đồng
700
770
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy số lao động trung bình năm 2000
tăng hơn so với năm 1999 là 34 người chứng tỏ rằng Công ty ngày càng
lớn mạnh, làm ăn có hiệu quả và ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên vấn
đề đặt ra là phải tổ chức có cấu lao động sao cho phù hợp cân đối với sự
phát triển của Công ty. Mỗi năm khi tiến hành xấy dựng kế hoạch sản
xuất Công ty tiến hành lập kế hoạch tuyển dụng lao động và chủ động có
cấu lao động theo kế hoạch.
- Năm 1999: Số lao động trực tiếp sản xuất 1057 người chiếm 85,1%.
Số lao động gián tiếp là 186 người chiếm 14.9%.
- Năm 2000: Số lao động trực tiếp sản xuất là 1075 người chiếm
84,2%.
Số lao động gián tiếp là 202 người chiếm 15,8%.
Qua số liệu ở trên cho thấy rằng đa số cán bộ công nhân viên trong
Công ty là nữ đây cũng là đặc thù của ngành may nói chung thu hút lao
động nữ với số lượng lớn do đó cũng ít nhiều ảnh hưởng tới sản xuất, khó
khan trong việc quản lý ngày công.
Mặt khác số công nhân trực tiếp sản xuất được phân chia theo cấp bậc
phản ánh chất lượng của công nhân trong công ty, qua bảng số liệu trên ta
thấy ngoài số lượng tăng chất lượng cũng được nâng lên rõ rệt như với
bậc 1 giảm 158 người bậc 2 tăng 42 người, bậc 3 tăng 45 người, bậc 4
tăng 26 người, bậc 5 tăng 61 người. Điều này cho thấy Công ty đã chú
trọng vào tuyển chọn cũng như đào tạo nâng cao tay nghề thường xuyên
cho công nhân để đáp ứng được với điều kiện hiện nay (điều kiện của
khách hàng, của thị trường).
Số công nhân gián tiếp sản xuất và cán bộ quản lý của Công ty năm
2000 tăng 16 người sovới năm 1999 trong đó chủ yếu tăng Đại học, cao
đẳng (tăng 9 người) diều này chứng tỏ Công ty đã nâng cao chất lượng
quản lý để hiệu quả SXKD được nâng lên.
Cùng với chú trọng nâng cao số lượng chất lượng lao động, Công ty đã
nâng cao thu nhập cho người lao động (được thể hiện ở bảng trên), điều
này cho thấy Công ty đã có chính sách, chế độ cho người lao động hợp lý
khuyến khích mọi người làm việc.
Phần II
Tình hình tài sản Công ty May 40.
I. Tình hình chung về tài sản của Công ty hiện nay:
Trước tiên ta có bảng phân tích tình hình tài sản công ty May 40 năm
1999 như trang sau:
Năm
Chỉ tiêu
Đầu năm
Số tiền %
Cuối kỳ
Số tiền %
A. Tài sản lưu
động và đầu tư
ngắn hạn.
1. Tiền
Tiền mặt tại
quỹ
Tiền gửi ngân
hàng
2. Các khoản
phải thu.
3. Hàng tồn
kho.
4. Tài sản lưu
động khác
5. Chi cho sự
nghiệp.
B. Tài sản lưu
động.
1. Tài sản cố
định.
Nguyên giá
Giá trị hao mòn
luỹ kế.
Tổng cộng tài
11.905.989 53,94
3.741.742.141
94.765.528
3.646.976.613
2.818.245.431
5.281.469.005
37.992.412
26.450.000
10.166.245.666 46.06
10.166.245.666
21.013.112.337
(10.846.866.671)
22.072.144.655
11.014.648.622 50,85
2.657.823.744
120.269.455
2.537.563.289
5.490.468.983
2.638.078.504
146.212.391
822.356.000
10.644.767.999 49.15
1o.644.767.999
23.625.572.170
(12.980.804.171)
21.659.416.621
Đơn vị tính : đồng
Xuất phát từ nhu cầu thị trường ngày càng gia tăng Công ty luôn chú
trọng việc huy động vốn để sanr xuất kinh doanh. Trên cơ sở các quan hệ
tài chính của Công ty và vốn được ngân sách Nhà nước cấp ban đầu cung
như tình hình thực tế hoạt động ở mỗi thời kỳ Công ty đã có két cấu tài
sản theo yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Do hoạt động sản
xuất ngày càng phát triển mạnh, nên kết cấu về tài sản của Công ty cũng
có sự thay đổi về số lượng cũng như tỷ trọng. Điều này được thể hiện qua
bảng sau:
STT Chỉ tiêu
1998 1999
1 Tài sản cố định
10.166 10644
Tỷ trọng (%)
46,06 49,16
2 Tài sản lưu động
11.905 11.014
Tỷ trọng (%)
53,94 50,85
3 Tổng tài sản
22.071 21,658
Thông qua số liệu trên ta thấy tài sản cố định năm 1999 tăng so với năm
1998 là do Công ty đã bổ sung thêm một số thiết bị chuyên dùng nhằm
nâng cao tính năng cung như sử dụng tài sản cố định của Công ty. Tài sản
lưu động năm 1999 giảm so với năm 1998 do Công ty giải quyết được
lượng nguyên vạt liệu tồn kho, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn của
Công ty không để ứ động vốn, đẩy nhanh được vòng quay của vốn.
Một số chỉ tiêu về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu Năm 1998 Năm
1999
- Tài sản cố định/ Tổng số tài sản %
- Tài sản lưu động/ Tổng số tài sản %
46,06%
53,94%
49,15%
50,85%
- Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu %
- Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn %
3,05%
11,75%
2,09%
13,17%
Tỷ lệ nợ phải trả so với toàn bộ tài sản 55,05% 50,09%
- Khả năng thanh toán
+ khả năng thanh toán chung
Tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn
+ Khả năng thanh toán nhanh
Tiền hiện có/ Nợ ngắn hạn
1,433
0,8
2,842
2,16
Qua số liệu trên ta thấy tình hình tài chính của Công ty tương đối tốt
+ Tỷ lệ nợ phải trả so với toàn bộ tài sản. Năm 1998 là 55,05% nhưng
đến năm 1999 chỉ còn 50,9% giảm 4,15% so với năm 1998. Điều này
chứng tỏ việc thanh toán công nợ của Công ty đã có nhiều tiến bộ. Công
ty đã đốn đốc và quản lý công việc thanh toán với khách hàng kịp thời,
không để nợ quá hạn, nâng cao uy tín của Công ty với các bạn hàng trong
việc thanh toán.
Khả năng thanh toán năm 1999 là 2,842% cao hơn so với năm 1998,
đièu này cho thấy mức độ dự trữ năm 1999 thấp hơn so với năm 1998 có
thể do Công ty có chính sách hợp lý về tiêu thụ và hàng sản xuất ra tiêu
thụ được ngay. Với khả năng thanh toán năm 1999 cao như vậy bảo đảm
cho Công ty nâng cao uy tín với khách hàng trong việc thanh toán; Công
ty luôn đảm bảo tốt việc thánh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản
lưu động của Công ty. Tình hình tài chính của Công ty rất tốt.
- Xét khả năng thánh toán nhanh. Năm 1999 tỷ lệ thanh toán nhanh cao
hơn nhiều so với năm 1998. Năm 1998 chỉ đạt mức 0,8% nhưng đến năm
1999 mức tỷ lệ này đạt 2,16%. Nguyên nhân năm 1999 các khoản phải
thu của Công ty cao hơn nhiều so với năm 1998 mặt khác số lưoựng hàng
tồn kho của doanh nghiệp lại giảm. Năm 1998 là 5.281 triệu đồng. Năm
1999 chỉ còn là 2.638 triệu đồng. Chứng tỏ Công ty đã có chính sách
quản lý tài chính tốt.
- Xét bố chí cơ cấu: Tài sản cố định năm 1999 đã tăng hơn so với năm
1998 là do Công ty đầu tư thêm máy móc thiết bị mới nhằm hiện đại hoá
dây truyền công nghệ, đây là hướng phát triển tốt đẹp của Công ty. Tài
sản lưu động có giảm là do Công ty giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm,
lượng tồn kho ít.
- Xét khả năng sinh lời: Mức tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu năm 1999 thấp
hơn so với năm 1998. Năm 1998 là 3,05% nhưng năm 1999 là 2,02%.
Nguyên nhân này là do doanh thu năm 1999 tăng gần gấp đôi so với năm
1998 nhưng tốc độ tăng giá vốn hàng bán lại tăng nhanh hơn so với tốc
độ tăng doanh thu dẫn đến lãi gộp của Công ty giảm xuống. Mặt khác,
Công ty luôn chú trọng việc giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp dẫn đến lợi nhuận sau thuế năm 1999 là 1.399 triệu cao hơn
so với năm 1998.
_ Tỷ suất lợi nhuận/ vốn năm 1999 cao hơn năm 1998 chứng tỏ khả
năng sinh lợi của vốn tự có là rất tốt.
Như vậy thông qua hàng loạt chỉ tiêu đanh giá khái quát trên ta thấy
được tình hình hoạt động của công ty năm 1999 là tương đối tốt, đối với
tất cả các mặt, các lĩnh vực sử dụng tài sản và bố trí cơ cấu tài sản hợp lý
của Công ty.
II. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty
1. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
Cơ cấu tài sản cố định:
Việc đánh già có cấu tài sản cố định có một ý nghĩa quan trọng khi đánh
già hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty. Nó cho ta biết, những
nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn của Công ty. Đánh giá cơ cấu tài sản
Công ty qua bảng sau:
Đơn vị: Triệu đồng.
S
TT
TSCĐ bình quân Năm 1998
Nguyên Khấu Giá trị
giá hao luỹ còn lại
kế
Năm 1999
Nguyên Khấu Giá trị
giá hao luỹ còn lại
lại
1
Nhà cửa
Tỷ trọng (%)
3.727 2.172 1.555
17,74 20,1 15,3
3.727 2.330 1.397
15,76 18,02 13,18
2
Máy móc thiết bị
Tỷ trọng (%)
15.905 7.916 7.989
75,4 72,9 78,6
18.518 9.732 8.786
78,4 74,9 82,5
3
Phương tiện vận
tải.
Tỷ trọng (%)
1.011 642 369
4,8 5,9 3,6
1.011 729 284
4,28 5,6 2,67
4
Dụng cụ quản lý
Tỷ trọng (%)
368 116 252
1,76 1,1 2,5
368 192 176
1,56 1,48 1,65
5 Tổng số 21.011 10.846 10.165 23.624 12.981 10.643
Trong năm 1999 Công ty đã dùng vốn khấu hao và vay vốn ngân hàng
để đầu tư 35 thiết bị chuyên dùng của ngành May như máy bổ cơi túi,
máy dán, máy nhân mác với giá trị tài sản là 3.003 triệu đồng, đồng thời
Công ty thanh lý một số máy móc thiết bị lạc hậu không sử dụng được tận
dụng thu khoản tiền là 391 triệu đồng. Có thể nói năm 1999 việc thu hồi
tài sản cố định đã được Công ty chú ý. Việc xác định phương pháp khấu
hao Công ty sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính. Công ty căn cứ
vào khung thời gian tối đa và tối thiểu được Bộ tài chính quy định trong
quyết đinhj 1062. Đây là phương pháp khoa học và hợp lý.
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty:
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định cao hay thấp sẽ có ảnh hưởng không
nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó cần phải phân tích
riêng hiệu quả sử dụng TSCĐ để xem tài sản cố định được sử dụng như
thế nào, thấy những mặt được và hạn chế trong việc sử dụng tài sản cố
định tại Công ty. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định thông qua
bảng sau:
Đơn vị: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm
1998 1999
Chênh lệch
99/98
+/- %
1 Doanh thu thuần 38.772 66.944 28.172 172,66
2 Lợi nhuận ròng 1.157 1.339 182 115,73
3
Nguyên giá bình quân TSCĐ 21.011 23.624 2.613 112,4
4 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 1,84 2,83 0,99 153,8
5 Doanh lợi TSCĐ 0.055 0,056 0,001 101,82
Thông qua bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng qua
các năm.
Năm 1998 1đ vốn TSCĐ tham gia vào sản xuấ kinh doanh tạo ra 1,84
đồng doanh thu.
Năm 1999 1đ vốn TSCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra 2,83
đồng doanh thu hơn năm 1998 là 0,99 đồng và số tương đối là 53,8%.
Đồng thời cũng thông qua bảng trên ta thấy được mức doanh lợi TSCĐ
năm 1999 cao hơn so với năm 1998.
Trong năm 1999 Công ty đầu tư thêm một số máy móc chuyên dùng đã
tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Đây là một vấn đề rất
đúng đắn của Công ty. Do đặc thù của ngành may mặc, nên tỷ trọng máy
móc thiết bị luân chuyển chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số tài sản cố định của
Công ty. Máy móc trong ngành may tỷ lệ khấu hao rất nhanh thông qua
số liệu ta thấy mặc dù máy móc thiết bị khấu hao chiếm gần một nửa so
với nguyên giá TSCĐ nhưng Công ty vẫn khai thác và sử dụng tốt. Tuy
nhiên xét về lâu dài, để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản cố
định của Công ty, tăng năng lực sản xuất. Công ty nên có kế hoạch đầu tư
thích đáng cho tài sản cố định, đặc biệt là máy móc trang thiết bị phục vụ
cho sản xuất, có như vậy mới có thể phát triển được trong tương lai, sản
phẩm sản xuất ra mới đảm bảo chất lượng phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng.
2. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động:
Cơ cấu tài sản lưu động tại Công ty May 40
STT
TSLĐ
bình quân
Năm 1998
Trị giá %
Năm 1999
Trị giá %
1 Vốn bằng tiền 3.741 31,42 2.657 24,12
2 Dự trữ 5.281 44,36 2.638 23,95
3 Phải thu 2.818 23,68 5.490 49,83
4 TSLĐ khác 65 0,54 229 2,1
5 Tổng cộng 11.905 100 11.014 100
Thông qua bảng trên ta thấy nhìn chung năm 1999 tổng cộng TSLĐ
bình quân giảm so với năm 1998. Năm 1998 là 11.905 triệu đồng nhưng
năm 1999 chỉ còn là 11.014 triệu đồng giảm 891 triệu đồng. Nhưng cơ
cấu tỷ trọng các khoản trong TSLĐ có sự thay đổi rõ rệt. Năm 1998 dự
trữ chiếm 44,36% trong tổng TSLĐ. Nhưng năm 1999 chiếm 23,95%
điều này chứng tỏ sự nỗ lực cố gắng của Công ty trong công tác tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời khoản phải thu năm 1999 cao hơn
rất nhiều so với năm 1998. Năm 1998 khoản phải thu là 2.818 triệu đồng
thì đến năm 1999 khoản phải thu là 5.490 triệu đồng, tăng 2.672 triệu
đồng. Điều này chứng tổ với sự gia tăng phức tạp khi mở rộng sản xuất
kinh doanh và tính cạnh tranh treen thị trường ngày một khó khăn thì
công tác thanh toán của Công ty đã gặp nhiều trở ngại. Nếu với tư cách
người mua Công ty trở nên ưu thế hơn thì với tư cách là người bán, Công
ty đã phải chấp nhận việc chậm trễ thanh toán của khách hàng với khối
lượng lớn. Do vậy Công ty phải xây dựng kế hoạch cụ thể để tiến hành
thu hồi các khoản nợ của khách hàng không nên chậm trễ ảnh hưởng xấu
đến tình hình tài chính của Công ty.
Trong cơ cấu tài sản lưu động của Công ty thì tỷ trọng của vốn bằng
tiền giảm mạnh năm 1998 vốn bằng tiền chiếm 31,42% Nhưng đến năm
1999 vốn bằng tiền chỉ chiếm 24,12% số giảm tuyệt đốib là 1.084 triệu
đồng. Nhưng xét về khả năng thanh toán nhanh của Công ty như đã phân
tích ở trên thì việc giảm lượng tiền hiện tại không gây trở ngại nhiều cho
công tác thanh toán của Công ty.
Nhìn một cách chung thì ta thấy trong năm 1999 có cấu tài sản lưu động
của Công ty có sự thay đổi lớn so với năm 1998 song bên cạnh những
mặt được thì Công ty có những mặt hạn chế cần phải khắc phục đó là
không nên để chô khách hàng nợ quá nhiều ảnh hưởng đến tình hình tài
chính của Công ty.
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp mà chỉ xét đến
hiệu quả sử dụng tài sản cố ddịnh thì hẳn là chưa đủ hay nói cách khác là
chưa chính xác. Tuỳ thuộc vào tính chất loại hình kinh doanh của mỗi
doanh nghiệp mà sự hoạt động của tài sản lưu động đối với quá trình inh
doanh có khác nhau. Vai trò của tài sản lưu động là cực kỳ quan trọng và
hiệu quả sử dụng tài sản lưu động có tính chất quyết định tới hiệu quả sử
dụng tài sản của doang nghiệp. Công ty muốn hoạt động sản xuất kinh
doanh tốt thì cần phải biết sử dụng hợp lý và hiệu quả tài sản lưu động,
kinh doanh lãi hay lỗ phụ thuộc nhiều vào khả năng sử dụng tài sản đó.
Để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh đòi hỏi Công ty phải tăng
nhanh vòng quay của vốn tức là giảm số ngày của một vòng luân chuyển,
có như vậy hoạt đọng sản xuất kinh doanh mới linh hoạt đồng thời vốn
lưu động được sử dụng nhiều lần cho sản xuất kinh doanh. Làm được
điều này tức là Công ty đã sử dụng hiệu quả vốn lưu động. Thông qua các
chỉ tiêu của tài sản lưu động ta xác định được các chỉ tiêu về hiệu quả sử
dụng tài sản lưu động như bảng sau.
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu Năm
1998
Năm
1999
Chênh lệch
+/- %
1 Doanh thu thuần 38.772 66.944 28.172
172,66
2 Lợi nhuận ròng 1.157 1.339 182 115,7
3
Tài sản lưu động
bình quân
11.905 11.014 - 891 92,5
4
Số vòng quay
TSLĐ
3,16
(vòng)
6,078
(vòng)
2,818 186,4
5
Thời gian một
vòng luân chuyển
110 ngày 59 ngày 51 ngày
6
Mức doanh lợi
TSLĐ
0,097 0,121 0,024 124,7
Trong năm 1999 tốc độ luân chuyển của tài sản lưu động rất nhanh năm
1998 số vòng quay TSLĐ chỉ đạt 3,26 vòng trong khi đó số vòng quay
năm 1999 đạt 6,078 vòng đây thực sự là cố gắng rất lớn của Công ty.
Về mức doanh lợi của TSLĐ.
Để đánh giá chính xác và đầy đủ mà hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
ta cần phân tích và đánh giá thêm chỉ tiêu mức doanh lợi của tài sản lưu
động. Chỉ tiêu này rất quan trọng vì mọi hoạt động kinh doanh của Công
ty nói chung đều hướng tới lợi nhuận.
Qua bảng tên ta thấy
Năm 1998 1đồng tài sản lưu động tạo ra 0,097 đồng lợi nhuận.
Năm 1999 1đồng tài sản lưu động tạo ra 0,121đồng lợi nhuận. Như vậy
năm 1999 Công ty đã sử dụng tốt tài sản lưu động tăng nhanh tốc độ luân
chuyển của tài sản lưu động là cố gắng rất lớn của Công ty.
3. Đánh giá chung về tình hình sử dụng tài sản của Công ty
a. Những kết quả đạt được
Thông qua một loạt chỉ tiêu kinh tế đánh giá cho thấy trong năm vừa
qua Công ty làm ăn có lãi và hoàn thành tốt mọi chi tiêu kế hoạch do sở
công nghiệp Hà Nội đề ra thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Công
tác quản lý và sử dụng tài sản ở Công ty đã được chú trọng nhiều hơn
trước, các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản đều cao hơn các năm. Tuy
tốc độ tăng còn thấp nhưng chiều hướng nhìn chung là tốt. Doanh thu
thuần năm 1999 đạt 66.944 triệu đồng và lợi nhuận ròng tăng 15,7% so
với năm 1998 khẳng định rằng Công ty làm ăn có hiệu quả. Khả năng
thanh toán của Công ty luôn được đảm bảo tốt, năm 1998 khả năng thanh
toán chung chỉ đạt 1,433 thì năm 1999 đạt mức 2,842 điều này tạo điều
kiện cho Công ty nâng cao được uy tín đối với khách hàng khi kí kết hợp
đồng với Công ty.
b. Hạn chế.
Nhìn một cách chung tuy rằng hiệu quả sử dụng của Công ty hằng năm
đều tăng nhưng so với tiềm năng của Công ty, với mục tiêu chung mà
lãnh đạo Công ty đặt ra thì vẫn còn thấp. Mặc dù năm 1999 Công ty đã
đầu tư nhiều thêm trang thiết bị chuyên dùng hiện đại song sự đầu tư này
thấp. Doanh lưọi về tài sản cố định của Công ty tăng nhưng so với ngành
may mặc ở nước ta còn thấp, Công ty còn để các khoản phải thu quá lớn,
dễ dẫn đến tình trạng khó khăn về tình hình tài chính.
3. Hoạt động quản lý chất lượng của công ty
Trong cơ chế thị trường, chất lượng luôn luôn là một trong những nhân
tố quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty luôn luôn coi việc nâng cao
chất lượng là một trong những chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh
cơ bản, nhằm chiếm lĩnh và mở rộng thị trường và phạm vi ảnh hưởng
của mình. Và vì vậy, hoạt động quản lý chất lượng luôn luôn được coi là
một trong những hoạt động hàng đầu, trọng tâm của doanh nghiệp. Trên
cơ sỏ thị trường, khách hàng, mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng,
doanh nghiệp đã đề ra được chính sách và mục tiêu chất lượng phù hợp.
Đó là :
- Chính sách chất lượng : Công ty May 40 cam kết luôn luôn bảo đảm
mọi nguồn lực để sản xuất và cung cấp những sản phẩm có chất
lượng như thoả thuận với khách hàng.
- Mục tiêu chất lượng : Kiểm soát chặt chẽ chất lượng trong các giai
đoạn sản xuất nhằm bảo đảm sản phẩm đạt yêu cầu của khách hàng.
Để đảm bảo thực hiện tốt quy trình công nghệ, công ty thường xuyên tổ
chức, hướng dẫn cách giải chuyền các mặt hàng mới do ban quản đốc
phân xưởng, tổ trưởng, tổ phó sản xuất, nhằm bảo đảm chất lượng bán
thành phẩm và thành phẩm. Công ty cũng luôn tổ chức hướng dẫn và xử
lý các sai phạm kỹ thuật và
đề xuất kịp thời hướng giải quyết, không gây ách tắc sản xuất, đảm bảo
cho sản xuất diễn ra một cách liên tục. Để kiểm tra chất lượng của sản
phẩm, công ty đang sử dụng 2 công cụ thống kê là : biểu đồ Paretto và
biểu đồ xương cá để xác định các nguyên nhân gây ra sự không phù hợp
với chất lượng sản phẩm, đề ra và đánh giá hiệu quả. Để tìm ra những
nguyên nhân của sự không phù hợp này, công ty bắt đầu từ việc sử dụng
một biểu thống kê các nguyên nhân không phù hợp từ biên bản, các phàn
nàn của khách hàng.
Song song với các hoạt động trên, các hoạt động về đổi mới, cảI tiến
chất lượng sản phẩm cũng liên tục được diễn ra. Công ty luôn luôn tổ
chức sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tổ chức đào tạo cho nhân viên, giúp cho
nhân viên tiếp cận được nhanh chóng các kỹ thuật mới : như cho xem
các băng hình kỹ thuật được chuyển từ Nhật về...Hàng năm công ty đều
tổ chức một lần hoạt động phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để chất
lượng sản phẩm của công ty không ngừng được nâng cao, thúc đẩy được
tinh thần về chất lượng trong mỗi nhân viên của công ty. Bên cạnh hoạt
động cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng thì vấn đề đổi mới cũng được
công ty hết sức coi trọng. Trong những năm vừa qua, công ty đã đầu tư
hàng chục tỷ đồng vào việc mua sắm máy móc thiết bị, hiện đại hoá dây
chuyền sản xuất : Máy may Joky, máy trải cắt vải tự động của Pháp (đầu
quý một năm 2000)...Từ đó chất lượng sản phẩm của công ty không
ngừng được nâng cao, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng. Dự
kiến vào đầu quý II năm nay, công ty sẽ cho tiến hành xây dựng một
phân xưởng may sơ mi, đây là một quyết định của công ty trong việc mở
rộng và chiếm lĩnh thị phần của mình.
Nhờ những nỗ lực phấn đấu không ngừng về mọi mặt, năm 2000 công
ty đã được tổ chức quốc tế cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9002- 1994.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, chức năng và nhiệm vụ hiện tại của công ty May 40.pdf