Cơ chế giải quyết tranh chấp khu vực

- Hệ thống giải quyết tranh chấp của Mercosur mang tính tập trung cao, tạo thành m ột khối thống nhất, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. - Hệ thống giải quyết tranh chấp NAFTA được chia ra trong 4 chương riêng biệt giải quyết từng loại tranhchấp khác nhau. Mỗi chương đều có thẩm quyền và thời gian giới hạn rõ ràng. Chương 20 là chương chính, tuy nhiên, quyết định của ban hội thẩm ở chương này lại không có tính cưỡng chế. Việc thiếu thẩm quyền trong cơ chế giải quyết tranh chấp làm cơ chế nàykhông hiệu quả. Trong những năm gần đây, WTO đã thụ lý hầu hết các tranh chấp, vì WTO có có hệ thống chắc chắn hơn.

pdf41 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2854 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp khu vực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẽ gồm có 3 thành viên được Tổng thư ký của ICSID chỉ định. - Các thành viên của Tòa sẽ được chỉ định từ danh sách của 45 Trọng tài. Có thể có một trọng tài cùng quốc tịch với bên đầu tư và một cùng quốc tịch với quốc gia trong vụ tranh chấp. Chủ tọa cũng sẽ được chọn từ danh sách 45 người đã nói ở trên. - Trong trường hợp không có trọng tài thích hợp nào được chọn, các thành viên của Tòa sẽ được Ban hội thẩm Trọng tài của ICSID lựa chọn. Nếu không thể lựa chọn, Tổng thư kí của ICSID sẽ chỉ định ngẫu nhiên. Trong trường hợp này, chủ tọa không được cùng quốc tịch với các bên có tranh chấp. Điều khoản chung: - Thông báo và sự tham gia của các bên: Bên tranh chấp sẽ gửi văn bản thông báo về vấn đề tranh chấp cho bên kia trong vòng 30 ngày sau khi yêu cầu được đệ trình. - Địa điểm tiến hành tố tụng trọng tài và Luật điều chỉnh:  Thủ tục tố tụng trọng tài sẽ được tiến hành ở trong lãnh thổ của bất cứ bên nào là thành viên của công ước New York. Địa điểm tiến hành sẽ được chọn theo các quy tắc tố tụng trọng tài phù hợp.  Tòa sẽ quyết định những vấn đề của tranh chấp theo các thủ tục của Hiệp định và quy tắc áp dụng của Luật quốc tế. Việc giải thích các thủ tục của Ủy ban thương mại tự do (FTC) về Hiệp định là có tính ràng buộc với Tòa trọng tài được thiết lập theo chương 11. - Phụ lục giải thích:  Các nước thành viên của NAFTA có thể đưa ra bảo lưu và ngoại lệ liên quan đến đầu tư, được quy định trong phụ lục I, II, III và IV của Hiệp định.  Ủy ban thương mại tự do có thể đệ trình văn bản giải thích lên Tòa trong vòng 60 ngày kể từ ngày đưa ra yêu cầu, và sự giải thích này có tính cưỡng chế.  Chỉ khi Ủy ban này không đưa ra được ý kiến giải thích trong thời gian quy định thì Tòa sẽ quyết định vấn đề này. Các biện pháp và quyết định tạm thời - Các biện pháp bảo vệ tạm thời: tòa án có thể chỉ thị các biện pháp bảo vệ tạm thời để bảo đảm quyền của các bên tranh chấp, hoặc bảo đảm các chứng cớ trong quyền sở hữu của các bên tranh chấp. - Trọng tài có thế đưa ra phán quyết riêng biệt hoặc kết hợp về khoản tiền đền bù, cộng với lãi suất và tài sản phải bồi thường. Trong trường hợp riêng biệt hoặc kết hợp với khoản tiền đền bù, cộng với lãi suất và tài sản phải bồi thường. Trong trường hợp trọng tài ra phán quyết kết hợp, trọng tài có thể yêu cầu bên tranh chấp đền bù tiền và lãi suất thay thế cho tài sản. Trọng tài không đưa ra những phán quyết về thiệt hại mang tính trừng phạt. Tuy nhiên, trọng tài có thể ra phán quyết về những chi phí theo một số nguyên tắc trọng tài. - Phán quyết của tòa án mang tính ràng buộc với các bên tranh chấp, nhưng chỉ trong từng trường hợp cụ thể. Một bên tranh chấp đồng ý làm theo không chậm trễ. - Quyết định cuối cùng được xem xét sau 120 ngày theo ICSID hoặc sau 90 ngày theo UNTRICAL. Nghĩa vụ của các bên tranh chấp theo NAFTA có cam kết để tuân theo các phán quyết của trọng tài theo các thủ tụng tố tụng, không chậm trễ. - Sự công bằng của phán quyết: trong trường hợp Mỹ và Canada thì phán quyết có thể công khai bởi bất kỳ bên nào. Trong trường hợp của Mexico thì có thể áp dụng nguyên tắc trọng tài. Trường hợp ngoại lệ: - Thủ tục giải quyết tranh chấp của NAFTA không áp dụng cho tranh chấp phát sinh từ quyết định được đưa ra cho yêu cầu bảo vệ quốc gia bởi các bên với quan điểm ngăn cản hoặc giới hạn lợi nhuận của một nhà đầu tư trên lãnh thổ của một bên khác. Thủ tục cũng không được áp dụng đối với các quyết định của Ủy ban quốc gia trong đầu tư nước ngoài. III. CHƯƠNG 19: TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TIỄN THƯƠNG MẠI KHÔNG CÔNG BẰNG Chương 19 đưa ra những thủ tục để xem xét lại những điều luật sửa đổi bổ sung và việc ban hành 1 bộ Luật nội bộ đối với vấn đề chống bán phá giá và trách nhiệm bồi thường (Anti-dumping and countervailing duty) và bảo đảm rằng luật pháp nội bộ của một bên không công bằng trong các vấn đề của thực tiễn thương mại tạo ra những trở ngại không cần thiết cho bên kia hay sự bảo hộ không công bằng giữa các bên đầu tư sẽ không được thông qua dưới bất cứ hình thức nào. Về việc ban hành Luật sửa đổi Chống bán phá giá và trách nhiệm bồi thường: Mỗi bên bảo lưu quyền để sửa đổi Bộ Luật chống bán phá giá và trách nhiệm bồi thường của mình cần phải thực hiện các thủ tục:  Trước khi ban hành Luật sửa đổi, bên có đề xuất đưa ra Luật sửa đổi sẽ phải:  Thông báo bằng văn bản cho các bên khác; và  Trao đổi ý kiến với các bên đó, nếu được yêu cầu, trước khi ban hành Luật sửa đổi.  Luật sửa đổi được ban hành không được trái với:  Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT), Hiệp định về việc thi hành chương VI của GATT 1994 (the Anti-dumping Code) hay Hiệp định về các biện pháp trợ cấp và bồi thường; hoặc  Mục đích của NAFTA và chương 19 (được thiết lập với các điều kiện công bằng và có thể lường trước trong vấn đề tự do hóa thương mại ngày càng phát triển giữa các bên trong việc duy trì tính hiệu quả và công bằng của thực tiễn thương mại không công bằng). Tranh chấp liên quan đến Luật sửa đổi bổ sung:  Một bên có thể yêu cầu bằng văn bản rằng những sửa đổi bổ sung Luật chống bán phá giá và bồi thường thiệt hại của một bên khác sẽ được các viên bồi thẩm hai bên đưa ra quan điểm giải thích nếu:  Luật sửa đổi phù hợp với các điều khoản của điều 1902.2, hoặc  Những điều khoản sửa chữa đưa ra khác với quyết định của Ban hội thẩm trước đó.  Các thủ tục Ban hội thẩm:  Ban hội thẩm hai bên sẽ định ra những thủ tục của mình, trừ khi các bên có đã có sự thống nhất khác trước khi thành lập Ban hội thẩm thủ tục. Thủ tục phải bảo đảm có ít nhất một phiên điều trần trước Ban hội thẩm để các bên đưa ra lý lẽ và ý kiến của mình. Trong vòng 90 ngày sau sau khi chỉ định Chủ tịch, Ban hội thẩm phải đưa ra cho các bên một văn bản giải thích ban đầu bao gồm các xác minh và kết luận của Tòa, trừ khi các bên của tranh chấp có sự nhất trí khác.  Trong vòng 14 ngày kể từ khi quan điểm giải thích được đưa ra, nếu một bên của tranh chấp không đồng ý với một phần hay toàn bộ bản tuyên bố này thì có thể đệ trình bằng văn bản, nói rõ lý do không đồng ý. Trong trường hợp cần thiết, trong vòng 30 ngày, ban hội thẩm sẽ xem xét lại từ khia cạnh của cả hai bên có tranh chấp để đưa ra ý kiến cuối cùng, chỉ rõ ý kiến đồng tình hay phản đối của từng thành viên của ban hội thẩm.  Các quan điểm giải thích được đưa ra công khai, bao gồm cả ý kiến riêng biệt của từng thành viên của ban bồi thẩm.  Trong trường hợp Ban hội thẩm đề xuất luật sửa đổi không phù hợp với những ý kiến đã được thống nhất: hai bên tranh chấp có thể ngay lập tức bàn bạc, trao đối để tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất cho cả hai bên trong vòng 90 ngày kể từ ngày ban bồi thẩm đưa ra phán quyết cuối cùng. Minh họa cho các bước tiến hành sửa đổi bộ Luật: - Nếu Luật sửa đổi không được thi hành trong vòng 9 tháng kể từ ngày kết thúc 90 ngày trao đổi ý kiến của 2 bên, và nếu không có biện pháp nào hữu hiệu hơn được các bên đưa ra, bên đưa ra yêu cầu cho Ban hội thẩm có thể hoặc là nêu một bộ luật có thể so sánh được hoặc là những vấn đề tương đương hoặc là hoàn thành Hiệp định cho bên sửa đổi trong vòng 60 ngày bằng văn bản (Điều 1903). - Việc kháng án lại các quyết định cuối cùng về chống bán phá giá và trách nhiệm bồi thường:  Mỗi bên nếu muốn ban hội thẩm của hai bên xem xét lại việc thi hành phán quyết cuối cùng về Luật chống bán phá giá và trách nhiệm bồi Đưa yêu cầu lên ban hội thẩm 55 ngày Thành lập ban hội thẩm 90 ngày 14 ngày Phán quyết sơ bộ Đưa yêu cầu kháng án Các bên tìm giải pháp thích hợp cho cả hai bên Phán quyết cuối cùng 90 ngày 270 ngày 30 ngày Thông qua quy định phù hợp thường sẽ phải làm theo đúng thủ tục được quy định trong điều 1904. Bên nhập khẩu có thể yêu cầu Ban hội thẩm xem xét lại phán quyết cuối cùng. Thủ tục xem xét lại sẽ được chiểu theo Luật của các quốc gia là các bên có liên quan. - Chọn tòa án: Các thành viên của NAFTA có thể chọn một trong các tòa án sau đây:  Tòa án phúc thẩm theo đúng Luật của nước nhập khẩu.  Ban hội thẩm của hai bên được thiết lập theo chương 19, hoặc  Các thủ tục về điều kiện giải quyết tranh chấp của WTO. - Các bước của việc xem xét lại phán quyết cuối cùng trước khi đưa lên ban hội thẩm của hai bên được minh họa như sau: - Phán quyết của Ban hội thẩm có tính bắt buộc với các bên, và sẽ:  Xác nhận lại phán quyết cuối cùng mà đã không được thừa nhận; hoặc Đưa yêu cầu lên ban hội thẩm 55 ngày Thành lập ban hội thẩm 30 ngày 30 ngày 45 ngày 120 ngày Tiến hành Thẩm tra Ra thông cáo Gửi Văn bản Đệ trình Văn bản Trình bày 30 ngày Bác bỏ nhưng lý lẽ 15-30 ngày Điều trần và Nghị án Thỏahiệp điều kiện pháp lý. YES NO Đệ trình lại YES 90 ngày NO Tuân theo Các thủ tục 90 ngày Thi hành Ý kiến phản đối? 90 ngày YES Xác định thẩm quyền Thi hành  Gửi phán quyết cuối cùng đó cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các hoạt động điều tra phù hợp với phán quyết của Ban hội thẩm. - Extraordinary Challenge:  Một bên có thể yêu cầu Ủy ban giám sát thực nghiệm (Extraordinary Challenge Committee) triệu tập cuộc họp nếu nhận thây rằng:  Một viên hội thẩm vi phạm nghiêm trọng vào điều lệ hướng dẫn;  Một Ban hội thẩm đã sao nhãng những nguyên tắc cơ bản của thủ tục tố tụng; hoặc  Ban hội thẩm lạm dụng quyền hành. - Việc thành lập ban hội thẩm hai bên: Chương 19 quy định Ban hội thẩm của hai bên được thành lập để:  Sửa đổi, bổ sung cho Luật nội địa của quốc gia (domestic legislation);  Đưa ra phán quyết cuối cùng về Luật chống bán phá giá và trách nhiệm bồi thường Trong cả hai trường hợp, Ban hội thẩm đều bao gồm 5 thành viên, được chọn từ một danh sách gồm 75 viên hội thẩm được chọn từ 3 nước (mỗi nước chọn ra 25 người). Theo đó,  Các bên tham gia có 30 ngày để bàn bạc, trao đổi với nhau để chỉ định các viên hội thẩm;  Cả hai bên liên quan sẽ có 45 ngày để đề xuất các yêu cầu thích hợp mà các bên quan tâm; và  Năm thành viên của Ban hội thẩm sẽ được chỉ định trong vòng 55 ngày kể từ khi có yêu cầu về việc thành lập một ban hội thẩm. B. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HIỆN HÀNH CỦA KHỐI THỊ TRƯỜNG CHUNG NAM MỸ MERCOSUR I. Tổng quan 1. Giới thiệu sơ lược MERCOSUR (Viết tắt từ tiếng Tây Ban Nha Mercado Común del Sur, tiếng Anh: Southern Common Market) tức Khối thị trường chung Nam Mỹ, thành lập năm 1991 với 4 thành viên Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay; đến tháng 6 năm 2006 thì kết nạp thêm Venezuela, tuy nhiên nước này vẫn chưa là thành viên đầy đủ. Hiện nay MERCOSUR là chủ thể kinh tế lớn thứ tư thế giới sau Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong MERCOSUR hiện nay được điều chỉnh bởi Nghị định thư Olivos (The Olivos Protocol), có hiệu lực từ 1/1/2004. Trước thời điểm nghị định thư Olivos có hiệu lực thì những văn kiện được áp dụng để điều chỉnh cơ chế này là Phụ Lục III Hiệp ước Asunción (TA) và Nghị định thư Brasilia (PB). Bên cạnh cơ chế giải quyết tranh chấp điều chỉnh bởi Nghị định thư Olivos, còn có các cơ chế song hành là tham vấn và các thủ tục tố tụng, lần lượt được quy định trong Chỉ thị số 17/99 của Uỷ ban thương mại MERCOSUR, Phụ lục của Nghị định thư Ouro Preto, Nghị quyết số 18/02 thông qua bởi Hội đồng Khối thị trường chung. 2. Các cơ quan chính trong MERCOSUR 1. Hội đồng Khối Thị trường Chung (The Council of Common Market) 2. Khối Thị trường Chung (The Common Market Group) 3. Uỷ ban thương mại MERCOSUR (The MERCOSUR Trade Commission) 4. Uỷ ban nghị viện chung (The Joint Parliamentary Commission) 5. Tòa tư vấn Kinh tế và Xã hội (The Economic and Social Consultative Forum) 6. Toà Phúc thẩm Thường trực (Permanent Tribunal of Review) 7. Ban Thư ký Hành chính MERCOSUR (The MERCOSUR Administrative Secretariat) II. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong MERCOSUR 1. Các cơ quan có thể tham gia giải quyết tranh chấp 1.1. Nhóm Thị trường chung CMG (The Common Market Group) (NĐT Olivos, Chương V) a) Cơ cấu tổ chức Cơ quan gồm có 4 thành viên và mỗi thành viên trong cơ quan này lại có 4 người thay thế nằm trong số Các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Kinh tế và các ngân hàng trung ương. Chính phủ các nước chỉ định các thành viên và người thay luân phiên các thành viên. Các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao điều phối Nhóm Thị trường Chung. (NĐT Ouro Preto, Điều 11) b) Thẩm quyền chức năng Nhóm Thị trường Chung là một cơ quan liên chính phủ và một cơ quan hành pháp (HƯ Asunción, Điều 13; NĐT Ouro Preto, Điều 10). Một trong những chức năng của cơ quan này là chịu trách nhiệm đảm bảo thực thi Hiệp Ước Asunción, các nghị định thư của Hiệp ước này và các thoả thuận được ký kết cũng trong khuôn khổ Hiệp Ước này. Nghị quyết của Nhóm Thị trường chung CMG có tính ràng buộc các quốc gia thành viên (NĐT Ouro Preto, Điều 15). Khi Nhóm Thị trường chung được yêu cầu tham gia giải quyết một vụ tranh chấp thì cơ quan này, với tư cách cơ quan hoà giải, chỉ đưa ra các khuyến nghị. Đồng thời tính ràng buộc của các khuyến nghị này lại không được thể hiện rõ ràng trong Nghị định thư Olivos. 1.2. Uỷ ban Thương Mại MERCOSUR (The MERCOSUR Trade Commission) a. Cơ cấu tổ chức Uỷ ban Thương mại MERCOSUR gồm bốn thành viên đến từ mỗi nước thành viên, do các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao điều phối (NĐT Ouro Preto, Điều 17). b. Chức năng Uỷ ban Thương mại MERCOSUR báo cáo và hỗ trợ Nhóm Thị trường Chung về các chính sách thương mại. Quyết định của Uỷ ban này đưa ra dưới hình thức Chỉ thị (Directives) và Kiến nghị (Proposals). Chỉ thị có tính ràng buộc với các thành viên. (NĐT Ouro Preto, Điều 20) Uỷ ban Thương mại MERCOSUR có thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp (NĐT Ouro Preto, Điều 21). Cơ quan này có thể thực hiện tham vấn giữa các bên tranh chấp và có thẩm quyền xem xét các đơn kiện đệ trình bởi các Tiểu ban Quốc gia, các tiểu ban của Uỷ ban Thương mại MERCOSUR đóng tại các quốc gia thành viên và các đơn kiện được đệ trình bởi các nước thành viên, các bên riêng lẻ (cá nhân hoặc pháp nhân) trong các vấn đề giải thích, áp dụng hoặc vi phạm các điều khoản trong Hiệp ước Asunción và các thoả thuận và nghị định thư sau đó được thông qua trong khuôn khổ Hiệp ước này. 1.3. Các toà trọng tài ad hoc (Ad hoc Arbitration Tribunals) (NĐT Olivos, Chương VI) a) Cơ cấu tổ chức Mỗi toà trọng tài ad hoc gồm 3 trọng tài viên: mỗi bên tranh chấp được chỉ định một trọng tài viên, trọng tài viên thứ ba không mang quốc tịch bên tranh chấp nào, được bổ nhiệm dựa trên cơ sở thoả thuận hai bên. Các trọng tài viên được chọn ra từ danh sách 12 chuyên gia mà mỗi quốc gia đã gửi lên Ban thư ký Hành chính (Administrative Secretariat). Mỗi trọng tài viên lại có một trọng tài thay thế phòng trường hợp có trọng tài viên không thể tiếp tục theo đuổi giải quyết tranh chấp hoặc bị rút khỏi Toà ad hoc. Các trọng tài viên phải được chỉ định trong vòng 15 ngày kể từ ngày quốc gia nhận được yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài từ Ban Thư Ký Hành chính. Nếu trong 15 ngày đó quốc gia vẫn chưa tiến hành chỉ định thì việc bổ nhiệm trọng tài viên sẽ do Ban Thư ký đưa ra trong vòng 2 ngày bằng hình thức rút thăm trong danh sách các trọng tài viên mang quốc tịch nước đó. (NĐT Olivos, Điều 11) Khi các bên không thoả thuận được về trọng tài viên thứ ba thì trọng tài viên này sẽ do Ban Thư ký Hành chính bổ nhiệm theo hình thức rút thăm từ trong danh sách các trọng tài viên của tất cả các nước thành viên, kể cả của hai bên tranh chấp. (NĐT Brasilia, Điều 12) b) Thẩm quyền chức năng  Quyền xác định nơi tiến hành thụ lý vụ việc và các nguyên tắc thủ tục Trong các vụ việc, Toà trọng tài ad hoc xác định nơi tiến hành thụ lý vụ việc trong lãnh thổ của một trong các nước thành viên và áp dụng nguyên tắc thủ tục của mình. Các nguyên tắc cần đảm bảo rằng các bên có được cơ hội đầy đủ nhất để được đệ trình các lập luận và bằng chứng của mình, và đảm bảo rằng vụ án sẽ được xem xét nhanh chóng.  Quyền xác định thẩm quyền xét xử Nếu một bên đặt nghi vấn về thẩm quyền của Toà trọng tài ad hoc với lập luận rằng vấn đề trong tranh chấp nằm ngoài phạm vi các Thoả thuận và Nghị định thư của MERCOSUR, các trọng tài viên sẽ xác định xem liệu mình có thẩm quyền xét xử đối với vụ việc hay không.  Thẩm quyền xét xử Phán quyết của các Toà trọng tài ad hoc được thông qua bằng đa số phiếu. Để đảm bảo tính độc lập của trọng tài viên, phán quyết sẽ không đề cập đến phiếu chống mà ý kiến mỗi trọng tài viên sẽ được giữ bí mật. Phán quyết của các Toà trọng tài mang tính rằng buộc với các bên và khi chấm dứt thời hạn kháng cáo lên Toà Kháng án Thường trực các phán quyết đó sẽ có hiệu lực res judicata (hiệu lực của một vụ việc đã giải quyết, đã phân xử hoàn tất). Ngoài ra, Toà trọng tài ad hoc có thể đưa ra các biện pháp tạm thời. Trên cơ sở yêu cầu của bên có lợi ích bị ảnh hưởng (interested party) và trong chừng mực giới hạn có cơ sở đáng tin cậy rằng nếu còn duy trì tình trạng đang diễn ra đó sẽ có thể gây nên những thiệt hại nghiêm trọng và không thể bù đắp cho một trong các bên tranh chấp, thì Toà trọng tài ad hoc có thể quyết định các biện pháp tạm thời nếu Toà nhận thấy điều đó là phù hợp nhằm ngăn chặn những thiệt hại này (NĐT Olivos, Điều 15). 1.4. Toà Phúc thẩm Thường trực PRT (Permanent Review Tribunal) (NĐT Olivos, Điều 18) a) Cơ cấu tổ chức Toà bao gồm 5 trọng tài viên và các trọng tài viên thay thế. Mỗi quốc gia thành viên của MERCOSUR chỉ định một trọng tài viên, mỗi trọng tài viên có nhiệm kỳ 2 năm, có thể được bầu lại trong 2 nhiệm kỳ liên tiếp sau đó. Trọng tài viên thứ 5 được bầu ra theo sự nhất trí của tất cả thành viên, có nhiệm kỳ 3 năm; không được bầu lại trừ trường hợp các nước thành viên có thoả thuận khác. Chủ tọa được chọn từ danh sách 8 người do 4 quốc gia thành viên chỉ định. Trong trường hợp các nước thành viên không thống nhất được việc bổ nhiệm thì chủ toạ sẽ được bổ nhiệm bằng hình thức rút thăm trong danh sách 8 người nói trên. Mặc dù là Toà Phúc thẩm thường trực, có trụ sở đặt tại Asunción nhưng không thực sự thường trực. Tuy vậy, Toà có thể được triệu tập vào bất cứ thời điểm nào. Khi các thành viên đã chấp nhận việc bổ nhiệm các trọng tài viên, thì các trọng tài viên phải sẵn sàng mọi lúc để có thể hoàn thành trách nhiệm của mình khi được triệu tập. Nếu tranh chấp có các bên là hai quốc gia, Toà sẽ bao gồm 3 trọng tài viên. Hai trong số ba trọng tài viên đó sẽ là công dân của hai bên tranh chấp và trọng tài viên thứ 3 ,người sẽ chủ trì Toà (chairperson), sẽ được bổ nhiệm trong số các trọng tài viên còn lại mà không mang quốc tịch các bên tranh chấp theo hình thức rút thăm, người rút thăm để chọn ra trọng tài viên thứ 3 này là Giám đốc Ban thư ký Hành chính MERCOSUR. Nếu có tranh chấp giữa hơn 2 quốc gia, thì Toà sẽ bao gồm cả 5 trọng tài viên (NĐT Olivos, Điều 20). b) Thẩm quyền chức năng  Thẩm quyền xét xử Các nước thành viên có thể đưa phán quyết của Toà trọng tài ad hoc kháng cáo lên PRT. Toà sẽ xem xét lại phán quyết đó nhưng chỉ trong phương diện pháp lý mà thôi. Phán quyết của Toà Phúc thẩm thường trực mang tính chung thẩm và cao hơn so với các phán quyết của các Toà Trọng tài ad hoc, mang tính rằng buộc các bên và có hiệu lực res judicata. NĐT Olivos, Điều 23: Nếu các bên (trên cơ sở thoả thuận) mong muốn đệ trình vụ việc lên thẳng Toà Phúc thẩm thường trực mà không qua giai đoạn xét xử trọng tài ad hoc, Toà Phúc thẩm thường trực có thẩm quyền tương tự các Toà trọng tài ad hoc; tuy nhiên phán quyết của Toà đưa ra sẽ không thể kháng cáo mà mang tính ràng buộc chung thẩm. Cũng giống như phán quyết của Toà trọng tài ad hoc, ý kiến của các trọng tài viên sẽ được giữ bí mật.  Thẩm quyền tư vấn Các quốc gia có thể yêu cầu Toà Phúc thẩm thường trực đưa ra ý kiến tư vấn về những vấn đề pháp lý được điều chỉnh bởi luật MERCOSUR. Những ý kiến tư vấn này không ràng buộc hoặc mang tính chất cưỡng chế, bởi vì chúng đơn thuần chỉ là những ý kiến pháp lý; theo đó, chúng không cấu thành tiền phán quyết (prejudgement) đối với bất kỳ một tranh chấp có thể xảy ra nào. Yêu cầu xin ý kiến tư vấn có thể đệ trình bởi: (a) Các bên cùng đưa ra yêu cầu, hoặc các cơ quan hoạch định quyết sách của MERCOSUR (Hội đồng Khối thị trường Chung, Nhóm Thị trường Chung và Uỷ ban Thương mại MERCOSUR), nếu các yêu cầu xin ý kiến tư vấn đó liên quan đến vấn đề pháp lý điều chỉnh bởi luật MERCOSUR; (b) Các toà án cấp cao của các quốc gia, cơ quan có thẩm quyền xét xử quốc gia, nếu đó là vấn đề về giải thích luật MERCOSUR. Lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp (Choice of Forum) Có những tranh chấp nằm trong phạm vi của cơ chế giải quyết tranh chấp MERCOSUR mà cũng có thể được đưa lên cả cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và lên các thể chế thương mại ưu đãi mà các nước MERCOSUR cũng là thành viên; những tranh chấp này có thể đưa lên một trong những cơ chế kể trên theo sự chọn lựa của nguyên đơn. Dù vậy, các bên tranh chấp có thể chọn cơ chế xét xử trên cơ sở thoả thuận hai bên. Một khi đã bắt đầu thủ tục giải quyết tranh chấp trong một cơ chế nhất định, thì không một bên nào trong vụ việc đó có thể được viện dẫn đến cơ chế xét xử nào khác kể trên. (NĐT Olivos, Điều 1). 2. Các biện pháp giải quyết tranh chấp MERCOSUR đã thiết lập một hệ thống trong đó các quá trình tham vấn sẽ điều hành bởi Ủy ban thương mại MERCOSUR, còn các vụ kiện thì sẽ do Nhóm thị trường chung và một cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo Nghị định thư Brasilia và Olivos tiến hành giải quyết. 2.1. Các biện pháp giải quyết tranh chấp theo trình tự thủ tục đầy đủ quy định trong Nghị định thư Olivios a) Đàm phán trực tiếp (direct negotiations) giữa các bên Các quốc gia ban đầu luôn nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán trực tiếp. Biện pháp này sẽ được tiến hành trong 15 ngày kể từ thời điểm một trong các bên thông báo với bên kia về quyết định khởi kiện của mình, trừ khi hai bên có thoả thuận khác. Các bên quốc gia thành viên phải thông báo cho Nhóm Thị trường chung về biên bản đàm phán cũng như kết quả của nó (NĐT Olivos, Điều 5). b) Nhóm Thị trường chung CMG can thiệp theo sự lựa chọn của bên tranh chấp Nếu trong quá trình đàm phán không đạt được thoả thuận nào, hoặc tranh chấp mới chỉ được giải quyết một phần, bất kỳ một bên quốc gia nào đều có thể trực tiếp đưa vụ kiện lên Toà trọng tài ad hoc hoặc Nhóm Thị trường chung để cơ quan này xem xét trên cơ sở thoả thuận hai bên. Tranh chấp cũng có thể được đưa lên Nhóm Thị trường chung bởi một quốc gia khác không phải một bên tranh chấp, nếu như quốc gia này có thể đưa ra một yêu cầu thưc tế có cơ sở về việc cần thực hiện biện pháp này sau khi tiến hành đàm phán (NĐT Olivos, Điều 6). Nhóm Thị trường chung sẽ đưa ra khuyến nghị trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày tranh chấp được đệ trình lên cơ quan này. Nghị định thư Olivos không có điều khoản nào nhắc đến bản chất pháp lý hay tính rang buộc của những khuyến nghị này. c) Toà trọng tài ad hoc và Toà trọng tài Thường Trực Trong trường hợp các bên không muốn tiến hành bước trên, thì có hai khả năng xảy ra:  Các quốc gia tranh chấp đệ trình tranh chấp lên Toà trọng tài ad hoc.  Các quốc gia tranh chấp (trên cơ sở thoả thuận hai bên) đưa vụ kiện lên thẳng Toà Phúc thẩm Thường Trực. Toà trọng tài ad hoc đưa ra phán quyết trong thời hạn 60 ngày, thời hạn này trên cơ sở quyết định của Toà trọng tài có thể được gia hạn nhiều nhất trong 30 ngày (NĐT Olivos, Điều 16). Phán quyết của Toà mang tính ràng buộc các bên quốc gia trong tranh chấp; và có hiệu lực res judicata nếu như thời hạn kháng cáo 15 ngày đã qua mà không có kháng cáo nào (NĐT Olivos, Điều 26). d. Toà Phúc thẩm Thường trực: Một trong các bên tranh chấp có thể đệ trình Đơn kháng cáo (Notice of Appeal) lên Toà Kháng Án Thường Trực để phản đối phán quyết của Toà trọng tài ad hoc, trong khoảng thời hạn nhiều nhất là 15 ngày kể từ ngày ra phán quyết. Kháng cáo chỉ giới hạn trong các vấn đề luật đã được xử trí trong tranh chấp đó và những vấn đề về giải thích luật trong phán quyết của Toà trọng tài. Phúc đáp: Bên còn lại của tranh chấp có thể phúc đáp lại Bản đề nghị kháng cáo trong 15 ngày kể từ ngày thông báo kháng cáo đã được gửi (NĐT Olivos, Điều 21). Phán quyết chung thẩm: PRT đưa ra phán quyết trong 30 ngày kể từ ngày kháng cáo được gửi lên. Phán quyết của PRT có thể công nhận, thay đổi hoặc bác bỏ cơ sở pháp lý của phán quyết do Toà Trọng tài ad hoc đưa ra (NĐT Olivos, Điều 21, 22). Phán quyết của Toà Phúc thẩm Thường trực mang tính chung thẩm, ràng buộc các quốc gia có tranh chấp, và có hiệu lực res judicata đối với các bên (NĐT Olivos, Điều 26). e. Thi hành phán quyết: Các bên tranh chấp phải tuân thủ các phán quyết của Toà Phúc thẩm Thường trực trong thời hạn được Toà xác định. Nếu không đưa ra thời hạn cụ thể, các bên phải chấp hành trong thời gian 30 ngày kể từ ngày ra phán quyết. Phán quyết của Toà trọng tài ad hoc không bị đưa ra kháng cáo bác bỏ thì cũng được điều chỉnh bởi các nguyên tắc đảm bảo thực thi như trên (NĐT Olivos, Điều 29). Khi một bên quốc gia kháng cáo, việc thực thi phán quyết của Toà trọng tài ad hoc sẽ bị đình chỉ (NĐT Olivos, Điều 29). Bất đồng trong việc thực thi phán quyết: Trong trường hợp một quốc gia có lợi ích liên qua trực tiếp tới phán quyết của toà nhận thấy rằng việc thi hành vẫn không theo phán quyết, quốc gia đó có thời hạn 30 ngày kể từ ngày áp dụng các biện pháp đó để đệ trình tình trạng đó lên toà Phúc thẩm thường trực, cơ quan đã ra phán quyết cuối cùng đó. Toà Phúc thẩm thường trực sau đó sẽ đưa ra phán quyết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thông báo về tình trạng nêu trên (NĐT Olivos, Điều 30). Các biện pháp đối kháng: Nếu một bên quốc gia tranh chấp không thực thi một phần hay toàn bộ phán quyết, bên còn lại có thể tiến hành các biện pháp đối kháng tạm thời trong khoảng thời gian một năm kể từ thời điểm kết thúc thời hạn 30 ngày mà lẽ ra trong khoảng thời gian đó phán quyết cần được thực thi. Các biện pháp đối kháng như đình chỉ giảm nhượng thuế quan hay các nghĩa vụ tương đương khác, được tiến hành nhằm mang lại việc đảm bảo thực thi phán quyết. Quốc gia có lợi ích liên quan trực tiếp đến phán quyết của toà ban đầu tiến hành đình chỉ giảm nhượng thuế quan hoặc các nghĩa vụ tương đương khác trong những ngành, lĩnh vực có ảnh hưởng. Nếu quốc gia đó cho rằng những việc trên vẫn không hiệu quả hay không thực tế, có thể đình chỉ giảm nhượng thuế quan hay các nghĩa vụ trong ngành, lĩnh vực khác, nhưng phải đưa ra lý do, các quốc gia bị ảnh hưởng từ các biện pháp đối kháng này có thể chất vấn những lý do đó (NĐT Olivos, Điều 31). 2.2. Các biện pháp giải quyết tranh chấp khác Bên cạnh cơ chế giải quyết tranh chấp theo Nghị định thư Olivos, còn có các biện pháp giải quyết tranh chấp bao gồm: tham vấn và các thủ tục kiện tụng lần lượt được quy định trong Chỉ thị số 17/99 thông qua bởi Uỷ ban Thương mại MERCOSUR, trong phụ lục của Nghị định thư Ouro Preto, Nghị quyết số 18/02 thông qua bởi Hội đồng Khối thị trường Chung. Các biện pháp giải quyết song hành đó được tiến hành bởi Uỷ ban Thương mại MERCOSUR và Nhóm Thị trường chung. a) Tham vấn của Uỷ ban Thương mại MERCOSUR Căn cứ Chỉ thị số 17/99 của Uỷ ban Thương mại MERCOSUR, các cuộc tham vấn có thể được đệ trình trong các cuộc hội nghị thường kỳ và bất thường của Uỷ ban Thương mại MERCOSUR. Hồi đáp tham vấn phải được đưa ra dưới dạng văn bản thích hợp không muộn hơn hội nghị thường kỳ thứ hai sau hội nghị mà tham vấn được đệ trình. Trong trường hợp hội nghị này không diễn ra trong 60 ngày kể từ ngày đệ trình tham vấn, bên quốc gia tiếp nhận đơn tham vấn phải gửi hồi đáp của mình cho các cơ quan quốc gia của Uỷ ban thương mại MERCOSUR trong khoảng thời gian nêu trên. (Chỉ thị số 17/99, Điều 6). Bên quốc gia xin tham vấn nếu chấp nhận rằng hồi đáp đã thoả đáng hoặc nếu vấn đề dẫn đến việc tham vấn đã được giải quyết thì sẽ công nhận tham vấn đã kết thúc. Bên quốc gia đó cũng có thể cho rằng tham vấn đã kết thúc một cách không thoả đáng nếu vấn đề không được giải quyết và các biện pháp Uỷ ban có thể thực hiện được cũng đã hết (Chỉ thị 17/99, Điều 7). b. Thủ tục thưa kiện lên Uỷ ban Thương mại MERCOSUR theo Nghị định thư Ouro Preto Nghị định thư Ouro Preto mang lại một khả năng cho phép các quốc gia hoặc các bên tư nhân (cá nhân hoặc pháp nhân) đệ trình đơn kiện lên Uỷ ban Thương mại MERCOSUR. Uỷ ban cũng xem xét những đơn kiện được chuyển từ các Tiểu ban Quốc gia nếu căn nguyên của việc kiện tụng này liên quan đến một vấn đề thuộc thẩm quyền của Uỷ ban. Nhiệm vụ của Uỷ ban là điều chỉnh việc áp dụng các văn kiện chính sách thương mại chung. Nghị quyết số 18/02 thông qua bởi Hội đồng Khối Thị trường chung quy định thủ tục chung đối với các đơn kiện đưa lên Uỷ ban Thương mại MERCOSUR. Nếu đàm phán giữa các bên tranh chấp không đạt kết quả, quốc gia bên nguyên có thể đưa đơn lên Chủ tịch Uỷ ban Thương mại MERCOSUR. Chủ tịch sẽ phải sắp xếp vấn đề này trong chương trình nghị sự của buổi hội nghị đầu tiên của Uỷ ban sau khi nhận đơn trong thời hạn ít nhất là 1 tuần trước hội nghị. Nếu trong hội nghị này vẫn không có quyết định nào được đưa ra, Uỷ ban Thương mại MERCOSUR có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ Uỷ ban chuyên môn MERCOSUR (The MERCOSUR Technical Committe), Uỷ ban chuyên môn sẽ đưa ý kiến về vấn đề này trong vòng 30 ngày thông qua đồng thuận. Nếu không đạt được đồng thuận thì ý kiến hay kết luận của Uỷ ban Chuyên môn sẽ được Uỷ ban Thương mại MERCOSUR xem xét, thể hiện trong quyết định về đơn kiện của Uỷ ban Thương mại. Uỷ ban Thương mại MERCOSUR đưa ra quyết định đối với vấn đề trong đơn kiện trong hội nghị đầu tiên sau khi nhận được ý kiến của Uỷ ban Chuyên môn, và cũng có thể tổ chức một hội nghị bất thường để đưa ra quyết định. Nếu trong những hội nghị như vậy không đạt được đồng thuận, Uỷ ban Thương mại MERCOSUR gửi các khả năng giải pháp khác nhau cùng với ý kiến của Uỷ ban chuyên môn lên Nhóm Thị trường chung. Nhóm Thị trường chung sẽ đưa ra quyết định trong vòng 30 ngày kể từ sau khi nhận được báo cáo của Uỷ ban Thương mại. Nếu Nhóm Thị trường chung đồng thuận quyết định và quyết định này có lợi cho quốc gia bên nguyên, bên kia phải thực hiện các biện pháp do Uỷ ban Thương mại hoặc Nhóm Thị trường Chung đưa ra trong thời hạn nhất định. Ngược lại không có đồng thuận thông qua, hoặc nếu thời gian ấn định để đưa ra quyết định đã qua, bên nguyên có thể viện dẫn xét xử bằng Toà trọng tài ad hoc, và quyết định viện dẫn đó cần thông báo lên Ban Thư ký Hành chính MERCOSUR. Cả Nhóm Thị trường chung và Uỷ ban Thương mại có thể đưa ra khuyến nghị, nhưng các cơ quan này không có khả năng cưỡng chế để yêu cầu thực hiện hay thực thi biện pháp, hoặc để áp dụng biện pháp trừng phạt với một thành viên nào. Việc áp dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp trên đây không ngăn cấm một bên quốc gia nào tại bất kỳ thời điểm nào viện dẫn đến một thủ tục giải quyết tranh chấp chung quy định trong Nghị định thư Olivos. 3. Các trường hợp riêng 3.1. Khiếu kiện của các bên riêng lẻ: Bất kỳ cá thể nào (cá nhân hoặc pháp nhân) bị ảnh hưởng bởi việc một nước thành viên trong khi áp dụng các biện pháp pháp lý hay hành chính gây ra hạn chế, phân biệt đối xử hoặc mang lại hậu quả cạnh tranh không lành mạnh, thì có thể đệ trình đơn kiện lên Tiểu ban Quốc gia của Nhóm Thị trường chung đặt tại quốc gia mà họ thường trú hoặc có trụ sở kinh doanh chính. Tiểu ban Quốc gia này phải thực hiện tham vấn với Tiểu ban Quốc gia của Nhóm Thị trường chung tại quốc gia bị cho là đã có vi phạm, nhằm tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng. Trong trường hợp các cuộc tham vấn sau 15 ngày mà không đạt được một giải pháp nào, thì Tiểu ban Quốc gia của Nhóm Thị trường chung đệ đơn lên Nhóm Thị trường chung, cơ quan này sẽ triệu tập một nhóm chuyên gia gồm 3 thành viên được chỉ định bởi Nhóm Thị trường chung (nếu không có một thoả thuận bổ nhiệm một hay các chuyên gia nào, thì các thành viên nhóm chuyên gia được chọn theo hình thức bỏ phiếu giữa các bên quốc gia từ một danh sách gồm 24 chuyên gia) (NĐT Olivos, Điều 43), để đưa ra kết luận trong vòng 30 ngày; trong thời gian này các bên sẽ có mặt tại một phiên toà chung (NĐT Olivos, Điều 39). 3.2 Các biện pháp ngoại lệ và khẩn cấp: Hội đồng Khối thị trường chung có thể thiết lập các thủ tục đặc biệt để xử lý những trường hợp khẩn cấp ngoại lệ có thể gây ra những thiệt hại không thể đền bù đối với các bên (NĐT Olivos, Điều 24). C. Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN: I. Giới thiệu chung: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The Asssociation of South-east Asian Nations – ASEAN) được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại Bangkok, Thailand. ASEAN là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này hoạt động với mục tiêu:  Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tình thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường nền tảng cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng;  Thúc đấy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc cam kết tôn trọng công lý và pháp quyền trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ câc nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Theo nguyên tắc, tranh chấp giữa các thành viên của ASEAN sẽ được giải quyết một cách sớm nhất có thể thông qua các cuộc thương lượng giữa các bên liên quan mà không được sử đụng vũ lực dưới bất kỳ hình thức nào. Trong một khoảng thời gian nhất định, nếu việc giải quyết giải quyết bằng biện pháp trên không đạt hiệu quả thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo các cơ chế sau:  Hội đồng cấp cao.  Cơ chế giải quyết tranh chấp.  Hòa giải và trọng tài. II. Hội đồng cấp cao (High Council): Ra đời trong trong khuôn khổ Hiệp ước hữu nghị và hợp tác khu vực Đông Nam Á 1976 (Treaty of Amity and Cooperation in South-East Asia). Các quy định về Hội đồng cấp cao nằm trong chương IV của Hiệp ước. 1. Cơ cấu tổ chức: Mỗi nước trong khu vực Đông Nam Á thành viên tham gia Hiệp ước có một đại diện cấp bộ trưởng tại Hội đồng cấp cao. Mỗi nước ngoài khu vực mà Hội dồng cấp cao xét thấy có liên quan đến tranh chấp có một đại diện cấp bộ trưởng tại hội đồng cấp cao. Chủ tịch của Hội đồng cấp cao là đại diện của bên tham gia Hiệp ước đang giữ chức Chủ tịch của Hội đồng thường trực của ASEAN. Trong trường hợp, Chủ tịch là đại diện của nước có liên quan trực tiếp đến tranh chấp sẽ rút lui và nhường lại vị trí chủ tịch cho đại diện của một bên tham gia Hiệp ước khác do Hội đồng cấp cao quyết định. 2. Thẩm quyền: Hội đồng cấp cao có thẩm quyền đối với các tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế. Theo điều 15 của Hiệp ước, Hội đồng cấp cao có thẩm quyền:  Xem xét tranh chấp và khuyến nghị các bên tranh chấp các biện pháp phù hợp để giải quyết tranh chấp như trung gian, điều tra, hòa giải.  Có thể làm trung gian, hoặc dựa trên sự thỏa thuận của các bên tranh chấp thành lập ủy ban điều tra hoặc ủy ban hòa giải.  Khi thấy cần thiết, Hội đồng cấp cao khuyến nghị các biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn sự xấu đi của vụ việc. Các thẩm quyền trên chỉ được áp dụng trong trường hợp các bên tranh chấp đồng ý rằng Hội đồng cấp cao có thẩm quyền như vậy. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản các bên được đề nghị Hội đồng tham gia vào tranh chấp với chức năng hỗ trợ việc giải quyết tranh chấp. (điều 16. Hiệp ước) 3. Thủ tục: Chỉ có thành viên của Hiệp ước liên quan trực tiếp đến tranh chấp mới có quyền viện dẫn đên thủ tục giải quyết tranh chấp của Hội đồng cấp cao. Bên đưa vụ tranh chấp lên Hội đồng cấp cao phải viết một bản thông báo gửi lên Chủ tịch Hội đồng cấp cao và các bên tham gia Hiệp ước khác. Và ít nhất 14 ngày trước đó, nước này phải viết thư chính thức thông báo cho các bên tranh chấp khác về dự định đưa vụ tranh chấp lên Hội đồng cấp cao. Nội dung thông báo bao gồm: nội dung vụ tranh chấp; các bên tranh chấp và yêu cầu của họ; cơ sở chiểu theo Hiệp ước để Hội đồng cấp cao xem xét vụ tranh chấp. Sau khi nhận được bản thông báo, Hội đồng cấp cao phải khẳng định lại các bên tranh chấp có đồng ý áp dụng thủ tục của Hội đồng cấp cao theo điều 16 của Hiệp ước. Và các bên tranh chấp khi đưa ra bản xác nhận sự đồng ý của mình cũng phải kèm theo các tuyên bố về: nội dung vụ tranh chấp; các bên tranh chấp và yêu cầu của họ; cơ sở chiểu theo Hiệp ước để Hội đồng cấp cao xem xét vụ tranh chấp. Khi nhận được bản xác nhận của các bên, Chủ tịch Hội đồng cấp cao sẽ triệu tập cuộc họp trong vòng sáu tuần và thông báo cho các đại diện của các bên ba tuần trước khi diễn ra cuộc họp. Hội đồng cấp cao họp và ra quyết định bằng đồng thuận. Đại diện của các quốc gia ngoài khu vực Đông Nam Á có liên quan trực tiếp đến vụ tranh chấp không được tham gia vào việc đưa ra quyết định. II.Cơ chế giải quyết tranh chấp Sau khi Thỏa thuận khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN được ký vào 25/1/1992 tại Singapore (sau đây sẽ gọi tắt là Thỏa thuận), hợp tác kinh tế được mở rộng nên việc xây dựng một cơ chế hữu hiệu để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các nước thành viên đã trở thành một nhu cầu thiết yếu. Năm 1996 ASEAN thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp. Các cơ chế giải quyết: 1. Tham vấn: Một quốc gia thành viên của ASEAN có quyền được đưa ra yêu cầu tham vấn đối với các quốc gia khác khi: Nảy sinh các vấn đề ảnh hưởng đến việc thực hiện, giải thích, hoặc áp dụng Thỏa thuận hoặc bất kỳ thỏa thuận nào khác. Các nước thành viên cho rằng theo Thỏa thuận hoặc bất kỳ thỏa thuận nào khác mà lợi ích họ trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng đang bị vô hiệu hoá hay bị tổn hại hoặc việc đạt được bất kỳ mục tiêu nào của Thỏa thuận hay bất kỳ thỏa thuận nào khác đang bị cản trở do kết quả của việc một nước thành viên khác không thực hiện nghĩa vụ của mình. Trên cơ sở đó, một nước thành viên có thể đưa khiếu nại hay đề nghị đến nước thành viên khác có liên quan. Các nước liên quan này sẽ xem xét các khiếu nại và đề nghị đó. Nước thành viên được yêu cầu tham vấn sẽ phải trả lời trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu và tiến hành tham vấn trong vòng không quá 30 ngày sau ngày nhận được yêu cầu, nhằm đạt được một giải pháp thỏa đáng giữa các bên. 2. Trung gian, hòa giải: Vào bất kỳ thời điểm nào, các nước thành viên là các bên tranh chấp cũng có thể đồng ý với các hình thức trung gian, hòa giải. Các hình thức này có thể bắt đầu vào bất kỳ lúc nào và cũng có thể chấm dứt vào bất kỳ lúc nào. Một khi thủ tục dàn xếp, hoà giải hoặc trung gian hoà giải đã chấm dứt thì bên khiếu nại có thể đưa vấn đề lên Hội nghị các Quan chức Kinh tế cấp cao (SEOM). Trong khi việc giải quyết tranh chấp đang được tiến hành tại các tòa án khác, nếu các bên tranh chấp đồng ý thì các thủ tục trung gian, hoà giải vẫn được tiếp tục áp dụng. 3. Hội nghị các Quan chức Kinh tế Cao cấp (SEOM): Nếu trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn mà tham vấn không giải quyết được tranh chấp, thì vấn đề này sẽ được trình lên SEOM. SEOM sẽ tiến hành:  Thành lập Ban hội thẩm  Hoặc, nếu có thể sẽ chuyển vấn đề cho ban chuyên trách phụ trách các quy tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung để xem xét.  Ngoài ra, có thể quyết định xử lý tranh chấp để tìm kiếm một sự hoà giải mà không phải chỉ định Ban hội thẩm. a, Ban hội thẩm Thành lập: SEOM thành lập Ban hội thẩm trong vòng 30 ngày sau khi tranh chấp được đệ trình lên. SEOM sẽ đưa ra quy định cuối cùng về quy mô, thành phần và quy chế làm việc của Ban hội thẩm. Chức năng và thẩm quyền của Ban hội thẩm Chức năng:  Đánh giá khách quan vụ việc tranh chấp được đệ trình.  Xác minh các sự kiện của vụ việc, khả năng áp dụng cũng như tính phù hợp với các điều quy định của bất kỳ hiệp định được áp dụng nào.  Thu thập các chứng cứ khác hỗ trợ cho SEOM trong việc đưa ra phán xử. Thẩm quyền:  Yêu cầu cung cấp thông tin và tư vấn kỹ thuật từ bất kỳ tổ chức hoặc các nhân nào mà Ban hội thẩm cho là thích hợp. Mỗi nước thành viên phải trả lời ngay và đầy đủ các yêu cầu đó.  Quá trình thảo luận của Ban hội thẩm phải được giữ kín.  Ban hội thẩm phải đệ trình những tài liệu thu thập được lên SEOM trong vòng 60 ngày kể từ ngày thành lập. Trong những trường hợp ngoại lệ, Ban hội thẩm có thể có thêm 10 ngày nữa để trình những tài liệu này lên SEOM. Trong khoảng thời gian này, Ban hội thẩm sẽ dành cơ hội thích đáng cho các bên tranh chấp xem lại báo cáo trước khi đệ trình. b, Xử lý kết quả của Ban hội thẩm: SEOM sẽ xem xét báo cáo của Ban hội thẩm trong quá trình thảo luận của mình và đưa ra phán xử về tranh chấp trong vòng 30 ngày kể từ ngày Ban hội thẩm trình báo cáo. Trong các trường hợp ngoại lệ, SEOM có thể có thêm 10 ngày nữa trong việc đưa ra phán xử về việc giải quyết tranh chấp. Các đại diện SEOM của các nước thành viên là các bên tranh chấp có thể có mặt trong quá trình thảo luận nhưng không được tham gia vào việc đưa ra phán xử của SEOM. SEOM sẽ ra phán xử trên cơ sở đa số. c, Kháng nghị: Các nước thành viên là các bên tranh chấp có thể kháng nghị phán xử của SEOM với Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày SEOM ra phán xử. AEM phải đưa ra quyết định trong vòng 30 ngày kể từ ngày có kháng nghị. Trong các trường hợp ngoại lệ, AEM có thể có thêm 10 ngày nữa để đưa ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp. Các Bộ trưởng Kinh tế của các nước thành viên là các bên tranh chấp có thể có mặt trong quá trình thảo luận nhưng không được tham gia vào việc đưa ra quyết định của AEM. AEM sẽ đưa ra quyết định dựa trên cơ sở đa số. Quyết định của AEM là cuối cùng và bắt buộc đối với tất cả các bên tranh chấp. 4. Đền bù và trả đũa Nếu nước thành viên liên quan thấy biện pháp giải quyết tranh chấp không phù hợp với Thỏa thuận hoặc bất kỳ thỏa thuận nào khác và nước thành viên này cũng không có cách nào làm cho biện pháp giải quyết tranh chấp ấy phù hợp với các hiệp định nói trên, hoặc nói cách khác nước này không tuân thủ được các phán xử của SEOM hoặc quyết định của AEM trong khoảng thời gian hợp lý thì nước thành viên ấy, nếu được yêu cầu, và không chậm hơn thời hạn hợp lý đã quy định, sẽ phải tiến hành thương lượng với bên nào đưa ra yêu cầu giải quyết tranh chấp nhằm hình thành hình thức đền bù mà các bên có thể chấp nhận được. Nếu không thoả thuận được sự đền bù thoả đáng trong vòng 20 (hai mươi) ngày sau khoảng thời gian hợp lý đã quy định, bất kỳ bên nào đưa ra yêu cầu giải quyết tranh chấp đều có thể yêu cầu AEM cho phép đình chỉ việc áp dụng ưu đãi hay các nghĩa vụ khác nêu trong Hiệp định hoặc bất kỳ hiệp định được áp dụng nào đối với nước thành viên liên quan. Tuy nhiên, việc thực hiện đầy đủ một khuyến nghị để làm cho một biện pháp giải quyết phù hợp được với Hiệp định hoặc bất kỳ hiệp định được áp dụng nào vẫn được ưu tiên hơn so với việc đền bù hay đình chỉ ưu đãi hoặc đình chỉ các nghĩa vụ khác. Đền bù mang tính chất tự nguyện, và nếu được đền bù thì việc đền bù đó phải phù hợp với Thỏa thuận hoặc bất kỳ thỏa thuận nào khác . 5. Thời hạn tối đa cho một tranh chấp Tổng số thời gian để giải quyết tranh chấp không được quá 290 ngày. III. Hòa giải và trọng tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng hòa giải và trọng tài được quy định tại chương IX, chương X, trong Thỏa thuận về thúc đẩy và bảo đảm đầu tư giữa các nước ASEAN tại Manila, vào năm 1987 (the ASEAN Agreement for the Promotion and Protection of Investments, sau đây được gọi tắt là Thỏa thuận). 1. Đối với các tranh chấp về bán nợ: Các thành viên ASEAN có thể tham vấn về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến đầu tư theo Thỏa thuận. Họ phải giải quyết một cách thiện chí các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Thỏa thuận và việc giải quyết phải được báo cáo lên ASEAN Economic Ministers (AEM). Nếu không đạt được biện pháp giải quyết nào, tranh chấp sẽ được đưa lên AEM để quyết định. 2. Đối với các tranh chấp pháp lý: Theo điều X của Thỏa thuận, các tranh chấp pháp lý nảy sinh ngoài hợp đồng giữa một thành viên với một kiều bào hay một công ty của thành viên khác sẽ được giải quyết thiện chí giữa các bên tranh chấp. Nếu nhà đầu tư và chính phủ của nước nhận đầu tư không thể đạt đến một giải pháp hợp lý trong thời gian 6 tháng kể từ khi tranh chấp phát sinh, một trong các bên có thể lựa chọn đưa tranh chấp ra hòa giải hoặc trọng tài, và sự lựa chọn này ràng buộc với bên còn lại. Bằng một thỏa thuận chung, các bên có thể quyết định chủ thể giải quyết tranh chấp là một trong các chủ thể sau:  The International Center for Settlement of Investment Disputes (ICSID);  Ủy ban luật quốc tế của Liên hiệp quốc (UNCITRAL);  Trung tâm trọng tài khu vực tài Kuala Lumpur;  Bất kỳ trung tâm trọng tài nào tại ASEAN. Trong vòng ba tháng nếu các bên không nhất trí được với nhau về một chủ thể trọng tài phù hợp, một tòa án trọng tài bao gồm ba thành viên sẽ được thiêt lập. Mỗi ben tranh chấp đề cử một thành viên và hai thành viên này sẽ chọn ra công dân của một nước thứ ba làm Chủ tịch của Tòa. Sự đề cử trọng tài sẽ được tiến hành trong vòng hai tháng và ba tháng kể từ ngày có quyết định thành lập Tòa. Trong trượng hợp, Tòa trọng tìa không được thành lập trong vòng sáu tháng, một trong các bên tranh chấp có thể đề nghị chủ tịch của Tòa án công lý quốc tế đưa ra các đề cử cần thiết. Tòa trọng tài đưa ra quyết định bằng đa số và quyết định của trọng tài có giá trị ràng buộc với các bên. Tòa trọng tài sẽ tự xác định thủ tục của mình. Các bên tranh chấp sẽ chịu chi phí về thành viên mà họ đề cử tại Tòa trọng tài và chia đều chi phí cho chủ tịch và các chi phí khác. D. So sánh 3 cơ chế giải quyết tranh chấp I. Phạm vi điều chỉnh: Ba cơ chế trên đều giống nhau về lĩnh vực điều chỉnh: giải quyết các tranh chấp về kinh tế. Khác nhau về phạm vi địa lý: - NAFTA: các tranh chấp giữa ba nước của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (Canada, Mỹ, Mexico). - Mercosur: các tranh chấp giữa các nước ở khu vực Nam Mỹ (Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay và mới đây là Venezuela) - ASEAN: các tranh chấp giữa các nước thành viên trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (10 nước). II. Thời gian tiến hành thủ tục: - Thời gian tiến hành các thủ tục của cơ chế Mercosur khá nhanh chóng lập ra được Ban hội thẩm trọng tài trong vòng 45 ngày. Cơ chế này có thể thành lập Ban hội thẩm và xét xử trong vòng 135 kể từ ngày đưa đơn kiện. - Thời gian tiến hành các thủ tục của cơ chế NAFTA còn nhiều hạn chế. Các bên tranh chấp và các trọng tài viên đều chưa hài lòng vì thời hạn cho mỗi giai đoạn của thủ tục là quá dài. Trong Điều 1904 (4), tổng thời gian để đưa ra các quyết định là 315 ngày. - Thủ tục theo cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN được quy định không kéo dài quá 290 ngày (Điều 10, Protocol on Dispute Settlement Mechanism 1996), là khoảng thời gian khá dài cho việc giải quyết các tranh chấp. III. Hệ thống giải quyết tranh chấp: - Hệ thống giải quyết tranh chấp của Mercosur mang tính tập trung cao, tạo thành một khối thống nhất, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. - Hệ thống giải quyết tranh chấp NAFTA được chia ra trong 4 chương riêng biệt giải quyết từng loại tranh chấp khác nhau. Mỗi chương đều có thẩm quyền và thời gian giới hạn rõ ràng. Chương 20 là chương chính, tuy nhiên, quyết định của ban hội thẩm ở chương này lại không có tính cưỡng chế. Việc thiếu thẩm quyền trong cơ chế giải quyết tranh chấp làm cơ chế này không hiệu quả. Trong những năm gần đây, WTO đã thụ lý hầu hết các tranh chấp, vì WTO có có hệ thống chắc chắn hơn. - ASEAN đã mô phỏng các hệ thống giải quyết tranh chấp ra đời trước đó nên có sự hệ thống này không có sự đồng bộ. Tổ chức này có ba cơ chế giải quyết tranh chấp, song việc xác định phạm vi thẩm quyền của từng cơ chế còn chưa rõ ràng. IV. Sự hợp tác trong giải quyết tranh chấp: - Mercosur có những trọng tài hết sức trung lập, có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Nghĩa là các trọng tài viên của các nước đang có xung đột với nhau vẫn có thể làm việc cùng nhau. Đây có thể coi là nhân tố quyết định tạo nên những Trọng tài thành công. - NAFTA thì không có được sự hợp tác giữa các bồi thẩm viên. Các bên ít khi đạt được sự thống nhất trong việc thành lập Ban hội thẩm và do đó cơ chế của NAFTA phải quy định thêm các bước để lựa chọn Chủ tịch của Ban hội thẩm. - Việc lựa chọn Ban hội thẩm trong cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN do Ban thư ký đề xuất nên thường đạt được sự thống nhất giữa các thành viên của Ban hội thẩm. V. Hiệu quả: Mercosur: cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu quả nhưng chủ yếu do ảnh hưởng của yếu tố chính trị. NAFTA: hiệu quả giải quyết tranh chấp còn chưa cao, bộc lộ nhiều điểm yếu. ASEAN: các cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN thường mang tính ngoại giao, khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa bình hơn là áp đặt các biện pháp ràng buộc, và nhấn mạnh các biện pháp phòng ngừa tranh chấp hơn là giải quyết tranh chấp. Do đó, trên thực tế các tranh chấp thường được giải quyết bằng con đường dàm phán giữa các bên hơn là đưa lên các cơ quan giải quyết tranh chấp. DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN: (Lớp I33) 1. Nguyễn Dương Lệ Huyền 2. Vũ Thị Ngọc Huyền 3. Vũ Thùy Linh 4. Trương Thị Minh 5. Nguyễn Thị Tố Nữ 6. Đặng Thị Phương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbanhoanthien2__6858.pdf