Cơ chế hợp tác quốc phòng của Asean là gì? Thực tiễn hoạt động ra sao? Vai trò, triển vọng như thế nào?
Quan hệ hợp tác ASEAN trong những năm qua đã có những bước tiến mới, sâu rộng và toàn diện trên hầu hết tất cả các lĩnh vực nhất là kể từ khi ASEAN trở thành một tổ chức với đầy đủ 10 quốc gia Đông Nam Á. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9 tháng 10 năm 2003 tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Ba-li), nêu những định hướng chiến lược của ASEAN với mục tiêu xây dựng một Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 dựa trên ba trụ cột: Cộng đồng An ninh-Chính trị ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN. Ba trụ cột này sẽ được phát triển, thực hiện đồng thời và cân đối. Việc tổ chức ADMM là một bước tiến mới trong khuôn khổ của hợp tác quốc phòng - an ninh đã được các nước ASEAN đặc biệt chú trọng, vì đây là lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến hòa bình, ổn định của khu vực và an ninh quốc gia của mỗi nước. Cho đến nay, giữa các nước ASEAN đã thiết lập được các kênh hợp tác song phương và đa phương khá chặt chẽ giữa quân đội và cảnh sát các nước thành viên. ASEAN đã hoàn chỉnh một cơ chế hợp tác đa phương về phòng chống tội phạm, buôn bán phụ nữ và trẻ em, buôn lậu ma túy Vậy cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEAN là gì? Thực tiễn hoạt động ra sao? Và vai trò, triển vọng như thế nào?
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4351 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ chế hợp tác quốc phòng của Asean là gì? Thực tiễn hoạt động ra sao? Vai trò, triển vọng như thế nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan hệ hợp tác ASEAN trong những năm qua đã có những bước tiến mới, sâu rộng và toàn diện trên hầu hết tất cả các lĩnh vực nhất là kể từ khi ASEAN trở thành một tổ chức với đầy đủ 10 quốc gia Đông Nam Á. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 9 tháng 10 năm 2003 tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Ba-li), nêu những định hướng chiến lược của ASEAN với mục tiêu xây dựng một Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 dựa trên ba trụ cột: Cộng đồng An ninh-Chính trị ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN. Ba trụ cột này sẽ được phát triển, thực hiện đồng thời và cân đối.
Việc tổ chức ADMM là một bước tiến mới trong khuôn khổ của hợp tác quốc phòng - an ninh đã được các nước ASEAN đặc biệt chú trọng, vì đây là lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến hòa bình, ổn định của khu vực và an ninh quốc gia của mỗi nước. Cho đến nay, giữa các nước ASEAN đã thiết lập được các kênh hợp tác song phương và đa phương khá chặt chẽ giữa quân đội và cảnh sát các nước thành viên. ASEAN đã hoàn chỉnh một cơ chế hợp tác đa phương về phòng chống tội phạm, buôn bán phụ nữ và trẻ em, buôn lậu ma túy…
Thành lập Diễn đàn ADMM là sáng kiến của Nhóm công tác về hợp tác an ninh ASEAN tại cuộc họp ngày 9-5-2004 ở In-đô-nê-xi-a và sau đó được các nguyên thủ thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 10 tháng 12-2004 tại Viên-chăn, Lào. Việc tiến hành Hội nghị hàng năm được đánh giá là một trong những bước tiến quan trọng góp phần xây dựng Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC), một trong ba trụ cột chính của Cộng đồng ASEAN.
ADMM LẦN THỨ NHẤT (ADMM-1)
1. Thời gian, địa điểm và thành phần
- ADMM-1 được tổ chức tại Cu-a Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a) từ ngày 8 đến 9-5-2006, với sự tham gia của 9/10 quốc gia (vắng Mi-an-ma). Có 7 nước cử Bộ trưởng Quốc phòng là Campuchia, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan; 2 nước cử Thứ trưởng Quốc phòng là Brunei Darussalam (do Quốc vương kiêm Bộ trưởng Quốc phòng) và Việt Nam (do Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó đi thăm Nam Phi); Ban Thư ký ASEAN do Tiến sỹ Wilfrido V. Villacorta, Phó Tổng Thư ký dẫn đầu.
- Chương trình Hội nghị gồm có diễn văn khai mạc của Ngài Dato' Sri Mohd Najib Tun Razak, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ma-lai-xi-a; Báo cáo của Ma-lai-xi-a về các hoạt động hợp tác quốc phòng nội khối; Lần lượt các trưởng đoàn phát biểu đánh giá về tình hình an ninh khu vực, một số trưởng đoàn phát biểu về chính sách quốc phòng của nước mình, Trưởng đoàn In-đô-nê-xi-a trình bày quá trình hình thành và phát triển của Cộng đồng An ninh ASEAN; Phó Tổng Thư ký ASEAN trình bày Tài liệu Khái niệm về việc tổ chức ADMM-1. Sau Hội nghị có tổ chức họp báo.
2. Kết quả
2.1. Hội nghị đã thông qua Tài liệu Khái niệm về việc thiết lập ADMM gồm mục tiêu, chương trình nghị sự và nguyên tắc chỉ đạo Hội nghị, trong đó có những nội dung chủ yếu như sau:
- ADMM được chỉ đạo bởi các nguyên tắc cơ bản như đã nêu trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) ở Đông Nam Á ngày 24-2-1976; ADMM sẽ là một bộ phận cấu thành của ASEAN và có cơ chế mở, chủ động can dự với các nước bạn bè và các nước đối thoại của ASEAN và ARF;
- ADMM là cơ chế tham vấn và hợp tác về quốc phòng - an ninh cao nhất của ASEAN. Các nước thành viên ASEAN sẽ lần lượt luân phiên làm Chủ tịch và đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên.
2.2. Hội nghị trao đổi quan điểm về một số vấn đề an ninh quốc tế và khu vực cùng quan tâm như: Vai trò của các nước lớn; Tình hình Bán đảo Triều Tiên; Khủng bố; An ninh hàng hải; Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF);
2.3. Hội nghị ra Tuyên bố báo chí chung về ADMM-1.
HỘI NGHỊ ADMM-2
1. Thời gian, địa điểm và thành phần
ADMM-2 được tổ chức tại Xing-ga-po từ ngày 13 đến 15-11-2007 với sự tham gia của 8 Bộ trưởng và 2 Thứ trưởng (Bru-nei, Mi-an-ma) và Tổng Thư ký ASEAN.
2. Kết quả
ADMM-2 đã thông qua 3 văn kiện: (1) Nghị định thư Tài liệu Khái niệm về ADMM; (2) Chương trình công tác 3 năm của các Bộ trưởng Quốc phòng; (3) Tài liệu khái niệm về ADMM+; Ký Tuyên bố chung của Hội nghị ADMM 2.
2.1. Nghị định thư Tài liệu Khái niệm về ADMM:
Nghị định thư là một văn bản thể chế hóa Tài liệu Khái niệm về việc thành lập ADMM, theo đó đưa hoạt động của các Bộ trưởng Quốc phòng vào khuôn khổ chung của ASEAN. Nội dung của Nghị định thư không có gì khác so với Tài liệu Khái niệm đã được thông qua trong ADMM-1.
2.2. Chương trình công tác 3 năm của các Bộ trưởng Quốc phòng:
Gồm các nhóm lĩnh vực hợp tác an ninh – quốc phòng từ thấp đến cao, cụ thể như sau:
(1) Tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh khu vực
(2) Xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực
(3) Phòng ngừa xung đột
(4) Giải quyết xung đột.
(5) Tăng cường hòa bình sau xung đột.
2.3. Tài liệu khái niệm về ADMM+:
Mục tiêu: Giúp cho các thành viên ASEAN xây dựng khả năng đối phó với những thách thức an ninh chung; Tăng cường sự tin cậy thông qua đối thoại và minh bạch; Tăng cường hoà bình và ổn định khu vực thông qua hợp tác quốc phòng và an ninh.
Nguyên tắc: (1) ASEAN là trung tâm của ADMM +; (2) ADMM+ sẽ duy trì các nguyên tắc không can thiệp, đồng thuận ra quyết định; (3) ADMM+ cần mở rộng và dung nạp Bạn bè và các bên Đối thoại của ASEAN; (4) Hợp tác trong ADMM+ phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và phù hợp với luật pháp quốc tế; (5) ADMM+ được chỉ đạo trên tinh thần trách nhiệm tập thể; (6) ADMM+ sẽ là một bộ phận không tách rời của ADMM.
Các thể thức của ADMM+: ADMM sẽ quyết định những lĩnh vực và cấp độ hợp tác với các thể chế quốc phòng của các quốc gia ngoài khu vực; Đơn xin gia nhập ADMM+ sẽ được đệ trình lên Chủ tịch ADMM sau đó sẽ tham khảo ý kiến của các thành viên; ADMM+ sẽ được tổ chức bên cạnh ADMM và theo chức Chủ tịch của ADMM; Tiến trình ADMM+ sẽ nhất quán với tiến trình chung của ASEAN.
HỘI NGHỊ ADMM-3
1. Thời gian, địa điểm và thành phần
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 3 (ADMM-3) được tổ chức tại Pattaya, Thái Lan từ 25 đến 27-2-2009 trong bối cảnh thế giới và khu vực đang có những diễn biến nhanh chóng và phức tạp. Tại khu vực Đông Nam Á, các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống tiếp tục đan xen, phức tạp, đặt ra những thách thức cho mọi quốc gia, bao gồm thiên tai, bệnh dịch, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, đánh cá bất hợp pháp, buôn lậu xuyên biên giới, khủng bố, biến đổi khí hậu…
Tới dự hội nghị có 10 nhà lãnh đạo quốc phòng của 10 nước ASEAN gồm:
Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Đại tướng Prawit Wongsuwon; Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ma-lai-xi-a Badawi; Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, Đại tướng Tia Banh; Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Lào, Thượng tướng Đuông-chay-Phi-chit; Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Đại tướng Phùng Quang Thanh; Bộ trưởng Quốc phòng In-đô-nê-xi-a, ông Juwono Sudarsono; Bộ trưởng Quốc phòng Xin-ga-po, ông Tiêu Chí Hiền, Thứ trưởng Quốc phòng Bru-nây, ông Pehin Datu Yasmin, Thứ trưởng Quốc phong Mi-an-ma, Thiếu tướng Aye Mint và Thứ trưởng Quốc phòng Phi-líp-pin, ông Antonio Santos. Dự Hội nghị còn có Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan.
2. Kết quả
ADMM-3 đã thông qua 4 văn kiện:
- Sử dụng nguồn lực quân sự ASEAN trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai (do In-đô-nê-xi-a đưa ra).
- ADMM Cộng: Các nguyên tắc gia nhập thành viên (do Xin-ga-po và Thái Lan cùng đưa ra).
- Hợp tác giữa các tổ chức quốc phòng và xã hội dân sự ASEAN về an ninh phi truyền thống (do Thái Lan đưa ra)
- Tuyên bố chung ADMM-3.
Đặc biệt đáng chú ý là tại hội nghị ADMM-3 đã thông qua tài liệu khái niệm ADMM Cộng: Nguyên tắc Kết nạp Thành viên, xác định 3 tiêu chí cho kết nạp thành viên của ADMM +, gồm:
(1) nước tham gia ADMM+ phải là Bên Đối tác Đối thoại đầy đủ của ASEAN;
(2) nước tham gia ADMM+ phải có ảnh hưởng và có quan hệ quan trọng với các thể chế quốc phòng ASEAN;
(3) nước tham gia ADMM+ có khả năng cộng tác với ADMM để tăng cường an ninh khu vực một cách thực chất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cơ chế hợp tác quốc phòng của ASEAN là gì Thực tiễn hoạt động ra sao Và vai trò, triển vọng như thế nào.docx