Cơ chế “một cửa” trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước

CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Quan niệm "cơ chế một cửa" Ngày 04/9/2003 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg về Việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Theo quy chế này thì: "Một cửa" là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" tại cơ quan hành chính nhà nước . Cơ chế "một cửa" áp dụng đối với các đối tượng là cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh (Sở, ban, Văn phòng UBND), UBND cấp huyện và UBND cấp xã. Như vậy, cơ chế "một cửa", về bản chất là một cách thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước để giải quyết các công việc liên quan đến các yêu cầu của công dân. 2. Việc áp dụng cơ chế "một cửa" trong các cơ quan hành chính Trong các cơ quan hành chính Nhà nước, nội dung cơ chế "một cửa" được thực hiện trong các lĩnh vực khác nhau, phụ thuộc vào thẩm quyền của cơ quan hành chính Nhà nước đó.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3450 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ chế “một cửa” trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Quan niệm "cơ chế một cửa" Ngày 04/9/2003 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg về Việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Theo quy chế này thì: "Một cửa" là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" tại cơ quan hành chính nhà nước Xem điều 1 của Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương . Cơ chế "một cửa" áp dụng đối với các đối tượng là cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh (Sở, ban, Văn phòng UBND), UBND cấp huyện và UBND cấp xã. Như vậy, cơ chế "một cửa", về bản chất là một cách thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước để giải quyết các công việc liên quan đến các yêu cầu của công dân. * Cơ chế một cửa có thể được mô tả theo quy trình như sau: Bước 1: Công dân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, bộ phận này sẽ nhận hồ sơ, nếu không hợp lệ họ sẽ thông báo cho công dân để bổ sung; Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ cho bộ phận có thẩm quyền giải quyết; Bước 3: Bộ phận có thẩm quyền chuyển kết quả giải quyết cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ; Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cho công dân. * Cơ chế một cửa có thể được thực hiện theo các nguyên tắc sau: + Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật; + Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân; + Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; + Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước; + Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, công dân. Việc thực hiện cơ chế "một cửa" sẽ góp phần đổi mới cách thức, quy trình giải quyết các thủ tục hành chính tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa các cơ quan hành chính với công dân và tổ chức, giảm phiền hà và chi phí cho công dân, tổ chức. Mặt khác, nó là cơ sở để chúng ta điều chỉnh một bước về tổ chức bộ máy và đổi mới, cải tiến chế độ làm việc và quan hệ công tác trong cơ quan hành chính Nhà nước; đồng thời nó cũng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ hành chính cũng như tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; 2. Việc áp dụng cơ chế "một cửa" trong các cơ quan hành chính Trong các cơ quan hành chính Nhà nước, nội dung cơ chế "một cửa" được thực hiện trong các lĩnh vực khác nhau, phụ thuộc vào thẩm quyền của cơ quan hành chính Nhà nước đó. Cụ thể là: a. Đối với các cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh Tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện cơ chế "một cửa" trong các lĩnh vực : - Phê duyệt các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài; - Xét duyệt cấp vốn xây dựng cơ bản; - Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp; - Cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, cho thuê đất; - Giải quyết chính sách xã hội. b. Đối với các cơ quan hành chính Nhà nước cấp huyện Tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh thực hiện cơ chế "một cửa” trong các lĩnh vực : - Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể; - Cấp giấy phép xây dựng; - Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất; - Đăng ký hộ khẩu, công chứng; - Chính sách xã hội. c Đối với các cơ quan hành chính Nhà nước cấp xã Thực hiện cơ chế một cửa trong các lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đất đai hộ tịch, chứng thực. Ngoài các lĩnh vực trên, Chủ tịch UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương quyết định lựa chọn thêm một số lĩnh vực công tác khác để áp dụng cơ chế "một cửa". * Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế một cửa hiện đang gặp phải một số trở ngại sau: + Cơ sở vật chất của các cơ quan thực hiện cơ chế "một cửa" đều rất khiêm tốn, có nơi quá kém, cụ thể: - Phòng tiếp dân quá chật hẹp, không có chỗ ngồi chờ, thiếu ghế ngồi, nước uống và các phương tiện khác để phục vụ công dân khi đến chờ làm việc với cơ quan công quyền; - Các biểu bảng công khai về thủ tục hành chính, phí, lệ phí hầu hết quá nhỏ, không tiện lợi cho người xem; - Nơi làm việc của công chức còn thô sơ, thiếu nhiều phương tiện làm việc như máy điện thoại, máy vi tính, máy Fax, máy photocopy, có nơi bàn ghế còn quá cũ và xấu; + Công chức chưa được huấn luyện kỹ về phương thức làm việc và các kiến thức về cải cách hành chính Nhà nước một cách cơ bản, sâu sắc, mới chỉ hiểu biết một số vấn đề về thủ tục hành chính; + Kinh phí để duy trì công tác của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các cấp chưa được khẳng định rõ ràng, thiếu tính bền vững; + Việc chấp hành Quyết định 18/2003/QĐ-TTG ngày 4/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ ở một số tỉnh chưa nghiêm. Xem thêm thông tin về thực tiễn thực hiện cơ chế một cửa trên trang thông tin điện tử: www.caicachhanhchinh.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCơ chế một cửa trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.doc
Luận văn liên quan