Lật lại trang sử hào hùng của dân tộc, có thể nói ông cha ta đã trải qua rất nhiều khó khăn thử thách trong cuộc sống, tưởng chừng như có lúc nó nhấn chìm con người xuống vực sâu địa ngục . nhưng không, với ý chí quật cường và lòng quyết tâm cao độ ông cha ta đã chiến thắng tất cả, thể hiện qua 2 lần đánh đuổi đế quốc Mỹ và thực dân Pháp . đưa đất nước thoát khỏi 1000 năm Bắc thuộc . Chúng ta chính thế hệ của tương lai đã được thừa hưởng những kinh nghiệm quý báu của ông cha được đúc kết trong câu tục ngữ “có chí thì nên”.
Câu tục ngữ muốn khuyên người đời phải có ý chí tức là nghị lực, niềm tin và sự kiên nhẫn mới đạt được thành công trong cuộc sống. Từ đó có thể khẳng định: “Ý chí là chìa khoá để làm nên kỳ tích”.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Tính mục đích:
2. Tính độc lập:
3. Tính quyết đoán:
4. Tính kiên trì:
5. Tính dũng cảm:
6. Tính tự chủ:
III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VÀ BÀI HỌC RÚT RA BẢN THÂN.
IV. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Bằng những kinh nghiệm quý báu được ông cha ta hun đúc trong câu tục ngữ “có chí thì nên”, hy vọng nó sẽ đánh thức những khả năng tiềm ẩn trong mỗi chúng ta. Hãy giữ gìn ước mơ, hãy phấn đấu, hãy hành động và dám đi đến tận cùng để đạt được những gì mình mong muốn, để khẳng định mình và thực hiện những gì mình đã cam kết với bản thân, với cuộc sống. Không có điều gì không thể làm được! mọi đức tính đều có thể có được qua rèn luyện bằng ý chí và lòng quyết tâm cao độ.
“Có chí thì nên”
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8631 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Có chí thì nên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Lật lại trang sử hào hùng của dân tộc, có thể nói ông cha ta đã trải qua rất nhiều khó khăn thử thách trong cuộc sống, tưởng chừng như có lúc nó nhấn chìm con người xuống vực sâu địa ngục... nhưng không, với ý chí quật cường và lòng quyết tâm cao độ ông cha ta đã chiến thắng tất cả, thể hiện qua 2 lần đánh đuổi đế quốc Mỹ và thực dân Pháp... đưa đất nước thoát khỏi 1000 năm Bắc thuộc... Chúng ta chính thế hệ của tương lai đã được thừa hưởng những kinh nghiệm quý báu của ông cha được đúc kết trong câu tục ngữ “có chí thì nên”.
Câu tục ngữ muốn khuyên người đời phải có ý chí tức là nghị lực, niềm tin và sự kiên nhẫn mới đạt được thành công trong cuộc sống. Từ đó có thể khẳng định: “Ý chí là chìa khoá để làm nên kỳ tích”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Có thể nói ca dao tục ngữ chính là những kinh nghiệm quý báu mà cha ông ta đã đúc kết từ bao đời và cho tới bây giờ, nó đã trở thành những bài học vô giá cho biết bao thế hệ. Qua câu tục ngữ trên “chí” được hiểu là ý chí của con người. Vậy “ý chí” là gì? Và tại sao có “ý chí” thì con người có thể có tất cả? khi trả lời được các câu hỏi này chúng ta mới hiểu được rõ hơn về câu tục ngữ trên.
Trước hết, “ý chí là mặt năng động...nỗ lực khắc phục khó khăn”. Trên quan điểm tâm lý học, thì ý chí chính là một thuộc tính cá nhân. Nó không được sinh ra mà được hình thành, tôi luyện trong quá trình con người đấu tranh với khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống. Do vậy, không phải ai cũng có ý chí. Vì thế người có ý chí là người không sợ nguy hiểm, không chùn bước trước khó khăn, kiên trì theo đuổi mục đích, dồn mọi nỗ lực để khắc phục khó khăn. Do vậy, chúng ta dễ hiểu tại sao người có ý chí là người luôn thành công trong mục đích đề ra của mình.
Trong quá trình thực hiện những hành động có ý chí, những phẩm chất ý chí của con người được hình thành. Những phẩm chất này vừa đặc trưng cho cá nhân với tư cách là một nhân cách, vừa có ý nghĩa to lớn cho đời sống và lao động của họ, những phẩm chất ý chí làm cho con người trở nên tích cực hơn.
Ý chí được biểu hiện trong hành động, thông qua những phẩm chất cơ bản là tính mục đích, tính độc lập, tính quyết đoán, tính kiên trì, tính dũng cảm và tính tự chủ.
1. Tính mục đích:
Là phẩm chất của những con người biết đề ra cho mình những mục đích trước mắt, những mục đích lâu dài, đồng thời biết bắt hành vi của mình phục tùng các mục đích đó. Tính mục đích là phẩm chất quan trọng của những con người thành đạt, bởi vì chỉ có những người sống có mục đích mới có thể phát huy đầy đủ sức mạnh của mình và quan trọng hơn hướng sức mạnh đó vào đúng những mục tiêu đã được lựa chọn.
Ví dụ: Bill Johnson, Chủ tịch Progress Energy Inc đã từng nói rằng: “Nếu bạn đam mê điều gì hãy cố gắng theo đuổi đến cùng. Bởi nghề nghiệp sẽ là thứ theo bạn suốt đời và sẽ không còn gì tốt hơn nếu như bạn được làm những gì bạn thực sự thích”. Nếu không có một mục đích rõ ràng, con người sẽ sống, cố gắng và nỗ lực ra sao? Có ai đó đã khẳng định: “sống không mục đích thì không phải là sống, không đáng để sống”. Con người không có mục đích thì chỉ là tồn tại chứ không phải là sống giống như đi vào một con đường mà không nhìn thấy lối ra.
2. Tính độc lập:
Là phẩm chất của những người biết tự mình quyết định và tự mình thực hiện lấy công việc của mình, không phụ thuộc, không trông chờ, không ỷ vào người khác.
Tính độc lập không loại trừ việc cá nhân biết tiếp nhận ý kiến đúng, hợp lý của người khác. Tính độc lập cũng không đống nhất với tính bướng bỉnh và tính bảo thủ. Bill Gates, Chủ tịch tập đoàn máy tính Microsoft, Tỷ phú giàu nhất thế giới, xuất thân từ một gia đình giàu có, bố là luật sư nổi tiếng, mẹ là giáo sư của một trường trung học. Thiết nghĩ đó là một khởi đầu khá suôn sẻ, ông có thể trở thành một luật sư hoặc một giáo sư giống như cha và mẹ. Nhưng không, ông đã khởi nghiệp từ một chân phục vụ ở Cappital. Loại trừ dần sự ảnh hưởng bao trùm của gia đình, Bill đã lựa chọn cho mình một con đường đi độc lập thích hợp với sở thích của bản thân. Có thể sẽ có người không hề biết Bill Gates là ai, vậy thì ví dụ ngay chính bản thân chúng ta thôi, nếu bạn thấy mình sẽ phải làm gì, cần phải làm gì thì bạn hãy hành động, đừng để người khác quyết định tương lai của bạn, hãy nói lên chính kiến của mình, bạn có thể thấy rằng nếu nói “tôi thấy rằng...” sẽ hay hơn nhiều so với câu “vì mọi người nói nên tôi cũng thấy rằng” không? Vậy thì hãy thực hiện đi, độc lập trong suy nghĩ, độc lập trong hành động, độc lập ngay từ hôm nay, ngay bây giờ để tương lai bạn có thể đứng vững ngay trên đôi chân mình.
3. Tính quyết đoán:
Là phẩm chất của những con người có khả năng đưa ra những quyết định kịp thời cứng rắn mà không có những dao động không cần thiết.
Tính quyết đoán thể hiện ở những hành động có cân nhắc, có tính toán. Người quyết đoán là người sau khi cân nhắc thấy cần phải hành động là quyết định ngay và sau khi quyết định thì thường bắt tay ngay vào việc. Chính vì vậy người quyết đoán thường là người tận dụng được những cơ hội đến với mình. Vì thế, chúng ta cũng cần rèn luyện để trở thành người quyết đoán nếu không muốn bỏ lỡ những cơ hội vốn không phải lúc nào cũng đến với chúng ta trong cuộc sống.
4. Tính kiên trì:
Là phẩm chất của con người bíêt chịu đựng nhằm khắc phục khó khăn để đạt được mục đích, cho dù khó khăn kéo dài. Kiên trì là một phẩm chất quan trọng để có thành công. Người xưa có câu “có công mài sắt có ngày nên kim” hay “có chí thì nên” là vì vậy. Nhà bác học Edixon đã nói “trong thành công của tôi thì có 99% là mồ hôi nước mắt, chỉ có 1% là do trời phú”.
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không ai là không nếm trải mùi vị của thất bại, những lúc ấy đừng chán nản, bởi cuộc đời con người đâu phải lúc nào cũng là tấm thảm trải đầy hoa hồng, mà nó còn rất nhiều chông gai, hãy kiên trì vượt qua, cả một chân trời tươi sáng đang rộng mở chờ đón chúng ta.
5. Tính dũng cảm:
Là phẩm chất của những con người dám làm, dám chịu, không sợ nguy hiểm, không sợ trách nhiệm.
Tính dũng cảm cũng như tính quyết đoán và nhiều phẩm chất ý chí khác, đòi hỏi quyết định hay hành động của chủ thể phải có sự cân nhắc. Trong trường hợp ngược lại, đó có thể không phải là sự dũng cảm hay quyết đoán nữa, mà là sự liều lĩnh, manh động. Tính dũng cảm là một phẩm chất cần thiết của điều tra viên và cảnh sát hình sự.
6. Tính tự chủ:
Là khả năng làm chủ, kiểm soát bản thân, không để xảy ra những hành động, những lời nói bột phát không phù hợp, có hại cho việc đạt mục đích đã đề ra. Người có tính tự chủ cao không phải là con người lạnh lùng, không biết đến vui buồn hay tức giận mà là người biết bộc lộ cảm xúc của mình đúng lúc, đúng chỗ, hành động có cân nhắc. Tính tự chủ là một trong những phẩm chất ý chí quan trọng đối với những người hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ pháp luật như điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư. Nó cho phép họ hành động một cách thận trọng và hợp lý ngay cả trong những tình huống xung đột phức tạp vốn thường xuất hiện trong thực tiễn công tác bảo vệ pháp luật.
Như vậy các phẩm chất ý chí nêu trên đều nảy sinh từ những tình huống, hoàn cảnh khác nhau trong đời sống và hoạt động của cá nhân. Vì vậy không phải ai trong tình huống nào cũng hội tụ đầy đủ những phẩm chất đó. Có người kiên trì nhưng lại thiếu quyết đoán, có người quyết đoán, dũng cảm song khả năng tự chủ không cao.
III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VÀ BÀI HỌC RÚT RA BẢN THÂN.
Với những lý lẽ đã phân tích ở trên, chắc hẳn chúng ta đã từng nghe nói về sức mạnh của ý chí và niềm tin, chúng ta đã từng ngạc nhiên với những con người có nghị lực và ý chí phi thường - những người đã thực hiện và vượt qua những điều tưởng chừng không thể.
Chúng ta đã từng bíêt câu chuyện về một người phải đơn độc chống chọi với đói khát, giá lạnh và hiểm nguy suốt mấy mươi ngày trong tác phẩm nổi tiếng “tình yêu cuộc sống” của Jach London. Bằng niềm tin mãnh liệt và một ý chí không khuất phục trước nghịch cảnh và tổn thương anh đã có sức mạnh để tìm ra con đường sống cho mình trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt.
Có thể chúng ta đã từng biết câu chuyện về một người phi công trẻ tuổi dũng cảm trong thế chiến thứ hai. Anh bị thương nặng trong một trận không chiến một mất một còn với kẻ thù. Sau 18ngày bò lê trong bão tuyết để trở về, hai chân anh ta đã bị hoại thư. Các bác sĩ quyết định cứu lấy mạng sống của chàng trai trẻ bằng cách cắt bỏ đến đầu gối chân của anh. Tình trạng đó đã khiến anh tưởng chừng mãi mãi tàn phế và giã từ đồng đội. Nhưng ước mơ được trở lại lái máy bay chiến đấu luôn cháy bỏng trong anh. Khi rời bệnh viện anh quyết tâm luyện tập với một ý chí sắt đá, cho dù bác sĩ cấp trên và mọi người khẳng định chắc chắn rằng điều anh muốn làm là không thể thực hiện được, khuyên anh đừng cố gắng vô ích nữa. Nhưng sau cùng với quyết tâm không gì lay chuyển được – anh đã làm được điều chưa từng có trong lực lượng không quân Xô Viết và cả trong ngành lịch sử hàng không thế giới: Người mất cả hai chân vẫn lái được máy bay tiêm kích hiện đại nhất. Chàng trai trẻ với đôi chân giả lại được tung hoành trên bầu trời và đã bắn hạ hàng chục máy bay chiến đấu của kẻ thù trong những cuộc đối đầu trên không. Tên của anh ta được lan truyền vượt ra ngoài biên giới và là nỗi ám ảnh kinh hoàng của các phi công Đức Quốc xã lúc bấy giờ. Anh đã được quân đội Xô Viết phong tặng Huân chương anh hùng vì lòng dũng cảm và ý chí vô song của mình. Sự phi thường của anh bắt nguồn từ một ý chí kiên định.
Ngoài ra ta còn được nghe về nhiều tấm gương khác nữa. Một cô gái không thể cất tiếng nói, cũng không nhìn thấy ánh sáng từ khi còn nằm trên nôi đã trở thành một diễn giả có tầm ảnh sâu rộng trên thế giới. Chuyện về một vận động viên vô đích thế giới đã chinh phục khán giả bằng những bước chân thần tốc đã từng bị tê liệt hoàn toàn suốt 18 năm trước đó. Và động lực nào đã giúp một câu thiếu niên Châu Phi một xu dính túi có thể hoàn tất cuộc hành trình dài 5000km đầy mạo hiểm trong 2 năm ròng rã trên chính đôi chân trần của mình đã đến đỉnh vinh quang.
Hiện nay ở Việt Nam ta, với động lực nào đã giúp cho người mất đi hai tay để giành lại công việc viết lách cho đôi chân như Nguyễn Ngọc Ký, những tấm gương vượt khó học tập để giật được danh hiệu thủ khoa trường Bách Khoa: Bùi Văn Tú (30/30) hay Nguyễn Thanh Tuyền Thủ khoa Học viện tài chính (29,5/30)... có thể nói ý chí và sự nỗ lực phấn đấu đã giúp cho họ đạt được đỉnh cao của sự thành công.
Đọc những mẩu chuyện này, chắc hẳn chúng ta đã hiểu vì sao họ đã làm nên những kỳ tích đó - tất cả vì một ý chí kiên định, sự quyết tâm không gì lay chuyển nổi. Họ - những con người dũng cảm vượt qua nghịch cảnh, nỗi sợ hãi và hoài nghi ở bản thân để biến những điều không thể thành có thể.
Trước những tấm gương ý chí như vậy chúng tôi thực sự thấy hổ thẹn cho bản thân. Quả thật chúng tôi chưa từng gặp trở ngại nào đến nỗi không thể vượt qua nên không biết rằng mình có đủ nghị lực và ý chí như thế hay không. Nhưng chúng tôi chắc rằng kể từ sau giây phút này trong chúng tôi luôn có một niềm tin và quyết tâm làm việc với tất cả sức mạnh của ý chí và lòng can đảm để xây dựng một tương lai tươi sáng.
Để chứng minh cho câu nói “có chí thì nên” vào chính bản thân mình, có thể nói thi đỗ vào Trường Đại học Luật Hà Nội - một trường Đại học danh tiếng của cả nước là một thành công bước đầu của một người học sinh. Để làm được điều đó thì chính bản thân mỗi chúng ta cũng đã có nỗ lực ý chí ở một mức độ nhất định: Hạn chế một số sở thích riêng tư như điện tử, thể thao... rồi quyết tâm chiến thắng những cơn buồn ngủ lúc đầu hôm, dậy sớm buổi sáng, chiến thắng không thương tiếc khuynh hướng lười biếng của mình để tập trung vào học tập say sưa và ôn thi. Và bây giờ mỗi chúng ta cần đặt ra mục tiêu tiếp theo để dồn hết sức mạnh ý chí và nghị lực để thực hiện: học hết 4 năm trong trường đại học để làm sao khi ra trường cầm một tấm bằng tốt nghiệp loại ưu để bước vào cuộc sống và kiếm tiền một cách chính đáng và quan trọng hơn là xây dựng xã hội Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
Để thực hiện được mục tiêu này thì mỗi chúng ta cần có ý chí để vượt qua khó khăn trước mắt: khó khăn về chỗ ở, đi lại bất cập, sự lạ lẫm về môi trường sống mới, bạn bè mới, thầy cô mới... hơn nữa chúng ta luôn cần tỉnh táo, kìm chế lòng mình trước những cám dỗ xã hội mà không lường trước được như ma tuý, mại dâm... chắc chắn trong quá trình học tập chúng ta không thể không thể không gặp “thất bại tạm thời” như: điểm kém, thi lại một số môn...thì hãy cố gắng dùng ý chí của bản thân, nghĩ đến những tấm gương trong các câu chuyện trên để rồi vượt qua chúng. Chúng tôi tin chắc rằng mình sẽ làm được điều đó.
Chúng tôi quan niệm rằng con đường đi đến thành công không bao giờ bằng phẳng cả mà rất nhiều chông gai. Bao khó khăn, trở ngại và cả bất hạnh có thể xảy ra vào những lúc không mong chờ nhất, như thử thách ý chí lòng dũng cảm của chính bản thân mình. Có thể đó là những trở ngại nhỏ ta vấp phải vào một thời điểm nào đó trước khi tự đứng thẳng trên đôi chân của mình. Có thể nói như những đám mây đen kịt báo hiệu cơn dông, khiến ta suy sụp về tinh thần, vật chất, tưởng chừng như không còn nghị lực để vượt qua. Trước những khó khăn, thử thách ấy, ý chí và nghị lực đóng vai trò rất quan trọng giúp ta có thể vượt qua tất cả... sau đó sẽ đạt được thành công.
Bài học của chúng tôi rất đơn giản “cuộc sống là một chuỗi những bước chân, để tránh những rủi ro xảy ra ngoài ý muốn, mình cần phải bình tĩnh, nhẫn nại và quan sát và nhìn nhận ý nghĩa của từng bước chân, sau đó dốc toàn bộ sức mạnh ý chí, nghị lực để bước qua”. Chính ta là chủ cuộc đời của riêng mình- một cuộc đời duy nhất - vậy thì, hãy cùng nó đi tới tận cùng điểm đến sao cho trọn vẹn.
“Hãy sống trên chính sự nghiệp của bản thân mình”.
Bên cạnh những mặt tích cực đã nêu trên, chúng ta vẫn thấy mặt tiêu cực của bộ phận nhỏ những người trong xã hội, luôn tìm cách từ bỏ những ước muốn của mình khi gặp một chút khó khăn và thất bại tạm thời. Vì thế họ không bao giờ thành công và bước chân được đến đỉnh vinh quang.
IV. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
Bằng những kinh nghiệm quý báu được ông cha ta hun đúc trong câu tục ngữ “có chí thì nên”, hy vọng nó sẽ đánh thức những khả năng tiềm ẩn trong mỗi chúng ta. Hãy giữ gìn ước mơ, hãy phấn đấu, hãy hành động và dám đi đến tận cùng để đạt được những gì mình mong muốn, để khẳng định mình và thực hiện những gì mình đã cam kết với bản thân, với cuộc sống. Không có điều gì không thể làm được! mọi đức tính đều có thể có được qua rèn luyện bằng ý chí và lòng quyết tâm cao độ.
“Có chí thì nên”
tam ly (co chi thi nen)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập môn tâm lý- Có chí thì nên.doc