Cơ hội tiếp cận và thụ hưởng giáo dục Tiểu học của cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cơ hội (opportunity) là sự kết hợp hài hòa giữa không gian, thời gian (cơ bản) cùng với sự tương tác lẫn nhau (nhận thức) giữa khách thể và chủ thể. Trước hết, vấn đề cơ hội là vấn đề được đặt ra cho mọi đối tượng trong đời sống xã hội. Ai cũng cần có cơ hội, làm gì muốn thành công cũng phải quan tâm đến cơ hội. Có cơ hội cho một đời người (chẳng hạn một cuộc tình), có cơ hội cho một dân tộc (chẳng hạn một cuộc cách mạng), có cơ hội cho một phi vụ làm ăn (trong buôn bán, trong sản xuất). Thậm chí trong những trò chơi cơ hội cũng đóng một vai trò quan trọng (một cầu thủ bỏ qua cơ hội sút bóng vào khung thàng đối phương). Cơ hội có thể ngắn, có thể dài tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Tục ngữ Việt Nam có những câu rất hay: Trâu chậm uống nước đục. Khi gặp được cơ hội thì Cờ đến tay ai người ấy phất. Không gặp cơ hội thì nhiều khi Thất cơ lỡ vận. Tuy nhiên trong cơ hội lại thường tiềm ẩn những nguy cơ. Tục ngữ có câu: Tham bát bỏ mâm là vì thế. Điều này có nghĩa là tận dụng cơ hội nhưng không lường hết hậu quả của nó. Thí dụ, những năm gần đây đầu tư của tư bản nước ngoài vào Việt Nam là rất lớn ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một cơ hội để đất nước chúng ta phát triển và giải quyết nhiều vấn đề xã hội. Chẳng hạn: hàng trăm khu công nghiệp mọc lên tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người, hàng hóa làm ra dồi dào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, ngân sách nhà nước tăng lên, hạ tầng cơ sở có điều kiện để cải tạo và xây dựng mới, nhiều thành phố mới được xây, nhiều khu nhà cao tầng xuất hiện. Tóm lại là trong tình hình hiện nay chúng ta đang có những điều kiện thuận lợi để vươn lên. Tuy nhiên từ đó chúng ta lại phải đối mặt với những nguy cơ lớn: Tiền lương công nhân rẻ mạt, doanh nghiệp không đóng bảo hiểm, bãi công, đình công xảy ra thường xuyên, và sau đó là nạn thất nghiệp. Chưa hết, nông dân mất đất, dồn vào thành phố làm ăn với đủ loại nghề khác nhau: chạy xe ôm, bán vé số, bán hàng rong, làm thợ hồ, khuân vác, làm người giúp việc Giới trẻ nông thôn ra thành phố làm thuê cho các khu công nghiệp, bỏ đất đai canh tác cho người già và trẻ em. Điều quan trọng hơn, lực lượng này mang tâm thức và bản lĩnh nông dân vào cuộc sống đô thị. Chúng ta đang nói đến công cuộc đô thị hóa nông thôn nhưng chúng tôi lại nghĩ rằng đô thị Việt Nam đang bị nông thôn hóa một cách mạnh mẽ. Điều này thể hiện rõ trong hiểm họa ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông. Đối với Việt Nam hiện nay, việc nắm bắt cơ hội là cả một vấn đề sống còn, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế nhưng dự báo được những nguy cơ cũng là vấn đề mang ý nghĩa sống còn không kém. Trong xu thế hội nhập của đất nước với thế giới ngày nay, cơ hội gắn liền với thông tin và tri thức cùng với những dự báo mang tính toàn cầu hoặc ít ra cũng khu vực. Những bài học về xuất khẩu cá basa, cá tra, tôm, điều, cà phê, hay lúa gạo hoặc nhập khẩu những dây chuyền máy móc, thiết bị những năm gần đây cho chúng ta thấy điều đó. Gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam có điều kiện để phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi mỗi một thành phần kinh tế, mỗi một cá thể trong cộng đồng có tri thức về nó. Có nghĩa là mặt bằng dân trí phải được quan tâm đặc biệt. Việt Nam có hơn 50 dân tộc khác nhau, trong đó Lâm Đồng có hơn 40 dân tộc anh em. Tuy nhiên sự phát triển giữa các dân tộc là không đồng đều, đặc biệt dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Về cơ bản, các dân tộc thiểu số là ở vùng sâu vùng xa nên cuộc sống của họ gắn liền với nghèo đói và lạc hậu. Bởi vậy, cơ hội tiếp cận và thụ hưởng giáo dục còn rất hạn chế. Sự tương tác giữa chủ thể tiếp cận và khách thể tạo cơ hội chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài này trước hết là muốn tìm hiểu trong điều kiện hiện nay giáo dục tiểu học ở Lâm Đồng thực chất đã phát triển đến mức độ nào. Từ đó chỉ ra những bất cập, kiến giải những nguyên nhân. Trong sự gắn kết này chúng tôi muốn nâng cao tính thực tiễn của những công trình nghiên cứu khoa học đối với địa phương chứ không muốn sau khi nghiệm thu xong chúng rơi vào quên lãng với một mớ lý thuyết vô bổ. Đề tài phải được ứng dụng vào đời sống, trước hết là một đóng góp thực sự đối với tình hình giáo dục của cả nước hiện nay nói chung và của Lâm Đồng nói riêng. Thứ tư, cơ hội và nguy cơ thường đi với nhau. Cơ hội tiếp cận và thụ hưởng giáo dục của cộng đồng cư dân ở Lâm Đồng là rất tốt nhưng còn tiềm ẩn những nguy cơ gì cần dự báo?! Chẳng hạn, nếu không có sự đồng bộ thì đường càng tốt tiềm ẩn tai nạn giao thông càng nhiều. Một thí dụ khá sinh động: người nông dân ra thành phố, đi trên đường cao tốc như đi trong ngõ xóm hay bờ ruộng quê nhà. Đó là một nguy cơ. Một thí dụ khác: một giáo viên rất nhiệt tình với nghề dạy học, được đào tạo bài bản về tri thức, nhưng lại không biết tiếng dân tộc, không biết gì về văn hóa bản địa nơi anh ta làm việc. Đó là một nguy cơ. Thực hiện đề tài này chúng tôi cũng muốn chỉ ra những nguy cơ ấy. Từ những tiền đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Cơ hội tiếp cận và thụ hưởng giáo dục tiểu học của cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng. Chúng tôi cũng xem đây là một đánh giá độc lập (đánh giá ngoài) đối với giáo dục tiểu học Lâm Đồng – một cách đánh giá có ý nghĩa khách quan đã được áp dụng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu − Mô tả thực trạng toàn diện và đầy đủ về điều kiện tiếp cận, thụ hưởng giáo dục tiểu học ở tỉnh Lâm Đồng, theo các tiêu chí: cộng đồng dân cư (trong đó trung tâm là trẻ em ở độ tuổi tiểu học), địa bàn cư trú, hoàn cảnh gia đình, độ tuổi đến trường, điều kiện trường lớp, đội ngũ giáo viên tiểu học Các mô tả này không chỉ là những con số thống kê thuần tuý mà sẽ kết hợp với những phân tích và đánh giá định tính. − Đánh giá chính sách: Đánh giá các chính sách của chính quyền địa phương và của nhà nước để tìm hiểu mức độ, hiệu quả, ảnh hưởng của các chính sách đó đối với giáo dục và đào tạo cho các cộng đồng dân cư và những vấn đề lên quan. − Đánh giá nhu cầu: Tiếp cận, lắng nghe nhu cầu của người dân chuẩn bị cho kế hoạch phát triển giáo dục cho các cộng đồng dân cư trong tầm nhìn trung hạn và dài hạn. − Xây dựng và đề xuất các giải pháp để giải quyết những vấn đề có liên quan đến cơ hội tiếp cận và thụ hưởng giáo dục tiểu học của các cộng đồng dân cư tỉnh Lâm, và xem xét vai trò của hệ thống các trường tiểu học cũng như tập thể giáo viên tiểu học trong khu vực. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Điểm và diện kết hợp Phương pháp nghiên cứu của chúng tôi là điều tra cơ bản ở cả hai mặt: điểm và diện kết hợp. Về điểm, chúng tôi chọn một trường ở thành phố Đà Lạt là trường tiểu học Nguyễn Trãi và những trường ở vùng sâu vùng xa nhất như Đồng Nai Thượng (Cát Tiên), Đạ Tong (Đạm Rông), Đinh Trang Thượng (Di Linh), Long Lanh (Lạc Dương), Lộc Bắc (Bảo Lâm) là những nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung. Về diện, phổ điều tra của chúng tôi là khá rộng về đối tượng cũng như khu vực địa lý. Chúng tôi chọn cả ba vùng: vùng 100% dân tộc thiểu số, vùng xen Kinh, vùng thành phố. Đối tượng khảo sát là học sinh

pdf4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2740 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ hội tiếp cận và thụ hưởng giáo dục Tiểu học của cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT TÓM TẮT BÁO CÁO ĐỀ TÀI TRỌNG ĐIỂM CẤP BỘ CƠ HỘI TIẾP CẬN VÀ THỤ HƯỞNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LÂM ĐỒNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MÃ SỐ: B2006-14-09TĐ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: NGUYỄN MẠNH HÙNG ĐÀ LẠT - 2009 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI TT Họ và tên Đơn vị công tác 1 Lê Minh Chiến Phòng Đào tạo Thường xuyên, Trường Đại học Đà Lạt 2 Nguyễn Thị Ái Minh Khoa Sư phạm – Trường Đại học Đà Lạt 3 Huỳnh Quang Minh Khoa Sư phạm – Trường Đại học Đà Lạt 4 Nguyễn Tuấn Tài Khoa Xã hội học – CTXH, Trường Đại học Đà Lạt 5 Nguyễn Hữu Tân Khoa Xã hội học – CTXH, Trường Đại học Đà Lạt 6 Phan Gia Anh Vũ Khoa Sư phạm – Trường Đại học Đà Lạt 7 Nguyễn Thái Xuân Sở Giáo dục – Đào tạo Lâm Đồng CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH 1. Ủy ban Dân số - Gia đình – Trẻ em, Tỉnh Lâm Đồng 2. Ban Tôn giáo, Tỉnh Lâm Đồng 3. Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng 4. Ban Dân tộc, Tỉnh Lâm Đồng 5. Ban Tuyên giáo, Tỉnh Lâm Đồng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT CƠ HỘI TIẾP CẬN VÀ THỤ HƯỞNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LÂM ĐỒNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MÃ SỐ: B2006-14-09TĐ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI NGUYỄN MẠNH HÙNG XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT ĐÀ LẠT – 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT CƠ HỘI TIẾP CẬN VÀ THỤ HƯỞNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC CỦA CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LÂM ĐỒNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MÃ SỐ: B2006-14-09TĐ NGUYỄN MẠNH HÙNG ĐÀ LẠT - 2009

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf(0)TRA~1.pdf
  • pdf(0)TRA~2.pdf
  • pdf(1)BOC~1.pdf
  • pdf(2)TIL~1.pdf
  • pdf(4)TMT~1.pdf