Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Cách đây gần 60 năm trong không khí vô cùng phấn khởi sau thắng lợi của Cách mạng tháng 8. Mặc dù đất nước ta lúc đó đang trong hoàn cảnh thù trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài, ngàn cân treo sợi tóc, nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận động nhân dân cả nước đã tiến hành cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội khoá I. Trong quá trình phát triển của mình từ Quốc hội khoá I đến Quốc hội các khoá sau, Quốc hội ngày càng thực sự thể hiện là cơ quan kết hợp chặt chẽ và hài hoà hình thức dân chủ và hình thức dân chủ trực tiếp là hiện thân của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Quốc hội là do nhân dân bầu ra, có cơ cấu thành phần, tổ chức rộng rãi là đại biểu phản ánh tiếng nói và quyền lực cho toàn dân, phát huy quyền làm chủ cho nhân dân. Cũng vì vậy mà vị thế và vai trò cũng như uy tín của Quốc hội ngày càng được nâng cao. Đặc biệt từ khi thành lập đến nay Quốc hội đã thể hiện hai thuộc tính đặc biệt mà chỉ Quốc hội mới có đó là: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, quyết định các vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Chính vì vậy mà em đã quyết định chọn đề tài: " Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam". Để hiểu rõ hơn về những thuộc tính đặc biệt quan trọng của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam". LỜI NÓI ĐẦU 0 NỘI DUNG 1 I.Cơ sở lý luận. 1 II. Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. 3 1/Tính chất đại biểu cao nhất của nhân dân được quốc hội thể hiện ở: 4 2. Vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Quốc hội cũng được thể hiện trên nhiều phương diện như: 5 KẾT LUẬN 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

doc11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4767 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Cách đây gần 60 năm trong không khí vô cùng phấn khởi sau thắng lợi của Cách mạng tháng 8. Mặc dù đất nước ta lúc đó đang trong hoàn cảnh thù trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài, ngàn cân treo sợi tóc, nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận động nhân dân cả nước đã tiến hành cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội khoá I. Trong quá trình phát triển của mình từ Quốc hội khoá I đến Quốc hội các khoá sau, Quốc hội ngày càng thực sự thể hiện là cơ quan kết hợp chặt chẽ và hài hoà hình thức dân chủ và hình thức dân chủ trực tiếp là hiện thân của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Quốc hội là do nhân dân bầu ra, có cơ cấu thành phần, tổ chức rộng rãi là đại biểu phản ánh tiếng nói và quyền lực cho toàn dân, phát huy quyền làm chủ cho nhân dân. Cũng vì vậy mà vị thế và vai trò cũng như uy tín của Quốc hội ngày càng được nâng cao. Đặc biệt từ khi thành lập đến nay Quốc hội đã thể hiện hai thuộc tính đặc biệt mà chỉ Quốc hội mới có đó là: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, quyết định các vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Chính vì vậy mà em đã quyết định chọn đề tài: " Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam". Để hiểu rõ hơn về những thuộc tính đặc biệt quan trọng của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam". NỘI DUNG I.Cơ sở lý luận Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội có vị trí đặc biệt quan trọng, chiếm vị trí tối cao mà không một cơ quan nào trong nhà nước ta có được. Theo bản Hiến pháp 1992, ở nước ta tất cả mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân (Điều 2). Nhân dân có thể tự do thể hiện quyền lực của mình bằng nhiều biện pháp dân chủ, trực tiếp, bán trực tiếp và gián tiếp. Bằng biện pháp dân chủ gián tiếp nhân dân bầu ra các cơ quan đại diện (Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp) để thực hiện quyền lực của mình, các cơ quan này đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, là cơ quan thể hiện quyền lợi cho nhân dân. Vì vậy, Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp thường được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước. Trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Nguyên tắc này được quy định lần đầu tiên trong Hiến pháp năm 1946. Theo điều 22 Hiến pháp năm 1946 quy định "Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà". Tiếp đó nguyên tắc này được củng cố và quy định rõ ràng hơn trong Hiến pháp 1959: "Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân" (Điều 4). Tiếp đó Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp 1992 vai trò của Quốc hội được tăng cường và phát triển hơn nữa trong việc quy định cơ cấu tổ chức Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhất là trong việc quy định vị trí, tính chất, chức năng và nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan quyền lực nhà nước. Hiến pháp năm 1992 đã nêu rõ vị trí và tính chất của Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 83). Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước như thông qua Hiến pháp, các đạo luật, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội: Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm những chức vụ cao nhất của bộ máy nhà nước như: Chủ tịch nước, Bộ trưởng các Bộ, phó thủ tướng... Đặc biệt Quốc hội còn thực hiện chức năng giám sát tối cao hoạt động của bộ máy giám sát tối cao hoạt động của bộ máy nhà nước vì vậy các cơ quan và cá nhân do Quốc hội bầu ra đều có trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội, chịu sự giám sát của Quốc hội và có thể bị thay đổi thành phần nhân sự khi có quyết định của Quốc hội. Ngoài ra Quốc hội còn biểu hiện tập trung ý chí và quyền lực của nhân dân trong phạm vi toàn quốc. Khác với nghị viện tư sản Quốc hội nước ta đại diện cho ý chí, lợi ích của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Đây là một tổ chức chính quyền thể hiện rõ tính chất đại diện và tính chất quần chúng. Các đại biểu Quốc hội là những công nhân, nông dân trí thức và những người lao động ưu tú thuộc mọi dân tộc trong cả nước được nhân dân tín nhiệm bầu ra và chịu trách nhiệm trước quần chúng nhân dân, họ có mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng nắm vững tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, do đó quyết định mọi vấn đề được sát và hợp với quần chúng đồng thời có điều kiện thuận lợi để vận động quần chúng thi hành tốt các quy định của Nhà nước. Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm, việc tuyển cử các đại biểu Quốc hội mới đảm bảo cho nhân dân có thể lựa chọn và bổ sung những đại diện mới vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của mình. Với vị trí, tính chất như vậy, Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Với tinh thần như vậy, Điều 83 Hiến pháp 1992 đã quy định chức năng của Quốc hội bao gồm những phương diện lớn như: * Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. * Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. * Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước nhằm đảm bảo cho những quy định của Hiến pháp và pháp luật được thi hành triệt để và thống nhất bộ máy nhà nước hoạt động đồng bộ, có hiệu lực và hiệu quả. II. Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, vị trí tối cao của Quốc hội được quy định tại Chương V (Điều 83) Hiến pháp 1992: "Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc Hiến pháp quy định như vậy nhằm mục đích thể hiện rõ bản chất của nhà nước cộng hoà xã hội là một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về một nhà nước kiểu mới khác với các nhà nước trước đây và đây cũng là đặc điểm nói lên sự khác nhau giữa mô hình tổ chức nhà nước, nhà nước xã hội chủ nghĩa so với các mô hình tổ chức nhà nước khác nhau của chế độ tư bản chủ nghĩa. Qua những phân tích trên đây cho thấy rằng Quốc hội có tính chất đặc biệt quan trọng và vị trí tối cao trong toàn bộ bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Không có bất kỳ một cơ quan nhà nước nào trong bộ máy các cơ quan nhà nước của nước ta có được một vị trí như vậy. Sở dĩ Quốc hội có vị trí tính chất như vậy là vì Quốc hội là cơ quan duy nhất do nhân dân toàn quốc bầu ra một cách trực tiếp. Với cách thức như vậy cùng với quan điểm: "Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng cơ quan đại diện do nhân dân toàn quốc bầu ra" là cơ sở cho Quốc hội có quyền lực nhà nước cao nhất ở nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vị trí và tính chất tối cao của Quốc hội được thể hiện trên hai phương diện sau: 1. Tính chất đại biểu cao nhất của nhân dân được quốc hội thể hiện ở: * Về cách thức thành lập: Quốc hội là cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng trực tiếp và bỏ phiếu kín. Toàn bộ cử tri cả nước tham gia bầu cử Quốc hội bầu ra cơ quan đại biểu cao nhất để nhân dân uỷ quyền, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân thông qua con đường nhà nước. * Về cơ cấu và thành phần đại biểu: Quốc hội bao gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp như: nông dân, công nhân, trí thức, quân nhân, thợ thủ công, tôn giáo, dân tộc. Đại biểu cho các tổ chức cử tri như: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn TN Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ. Thành phần đại biểu Quốc hội thể hiện sinh động khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh công nông và trí thức do giai cấp công nhân lãnh đạo. Chẳng hạn như: Trong thành phần quốc hội khoá X có 450 đại biểu trong đó 118 đại biểu là phụ nữ, 78 đại biểu là người dân tộc, 68 đại biểu là người ngoài Đảng, 84 đại biểu trẻ (dưới 40 tuổi) 108 đại biểu khoá IX tái cử, 55 đại biểu lực lượng vũ trang nhân dân. Thành phần các đại biểu đại diện cho các thành phần xã hội khác nhau, thuôc nhiều giai tầng trong xã hội đây chính là điểm khác căn bản về chất của quốc hội Việt Nam và nghị viện của nhiều nước tư sản trên thế giới. Với cơ cấu và thành phần quốc hội đa dạng như vậy Quốc hội đã thực sự thể hiện rộng rãi khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta, đại diện cho quyền lợi và trí tuệ của nhân dân, đất nước ta. Về thẩm quyền Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn to lớn để thiết lập một trật tự chính trị, pháp lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội của đất nước như: Quốc hội có quyền quyết định ra các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất của xã hội ta. Còn các cơ quan khác khi ban hành quy phạm pháp luật thì không được trái với tinh thần của Hiến pháp và luật. Đây cũng là một điểm mới tiến bộ hơn so với một số nước tư sản khi các nước đó có sự phân biệt giữa Quốc hội lập hiến và Quốc hội lập pháp. Ở nước ta Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định những vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia, những vấn đề trọng đại của đất nước như: ban hành Hiến pháp, ban hành luật... Tất cả những quy định này của Quốc hội đều nhằm bắt nguồn từ ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phục vụ cho lợi ích chung của dân tộc, nhân dân đất, đất nước. 2. Vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Quốc hội cũng được thể hiện trên nhiều phương diện như: * Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến - tức quyền làm ra Hiến pháp, đặt ra các quy định cơ bản nhất quan trọng nhất làm nền tảng cho việc xác định hệ thống pháp luật quốc gia.Tất cả quyền lập hiến cũng như lập pháp đều thuộc về Quốc hội. Quốc hội giữ quyền làm hiến pháp thì cũng có quyền sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội có quyền làm luật thì cũng có quyền sửa đổi luật. Đây chính là một quyền lực đặc biệt mà không một cơ quan nào có được trừ Quốc hội. Quốc hội không chỉ làm ra Hiến pháp mà còn ban hành ra các đạo luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng theo từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Quyền lập hiến và lập pháp của Quốc hội có tính chất đặc biệt quan trọng quy định đến sự tồn vong của chế độ và sự phát triển của xã hội. Thông qua chức năng lập pháp của mình mà Quốc hội đảm đương các nhiệm vụ khác với tư cách là cơ quan quyền lực tối cao trong hệ thống các cơ quan tạo thành bộ máy nhà nước. Tức là quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội được giao cho nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và những người có chức trách trong bộ máy nhà nước như: Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các đại biểu Quốc hội ngoài quyền trình dự án luật còn có quyền kiến nghị và luật ra trước Quốc hội. Cơ quan trình dự án luật phải chuẩn bị xây dựng hoàn chỉnh và trình bày trước Quốc hội dự án đó để Quốc hội xem xét. Quốc hội còn có quyền quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đảm bảo cho hoạt động lập pháp của Quốc hội ngày càng có hiệu quả lớn. Thông qua việc thực hiện các đạo luật mà Quốc hội quy định các chủ trương chính sách lớn, những vấn đề về quốc kế dân sinh, dưới hình thức lâp pháp mà Quốc hội quy định của nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. * Quốc hội là cơ quan có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Đó là những vấn đề liên quan đến chính sách chiến lược về kinh tế - xã hội, các lĩnh vực đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, tổ chức bộ máy nhà nước, nhân sự cấp cao của nhà nước, các mối quan hệ xã hội và các hoạt động của công dân. Trong lĩnh vực kinh tế, Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước, quyết định chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước quy định sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế Quốc hội quyết định những vấn đề hệ trọng đối với vận mệnh của đất nước như quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác đảm bảo quốc phòng an ninh quốc gia, quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của nhà nước, quyết định đại xá, quyết định trưng cầu ý dân. Quốc hội còn có nhiệm vụ và quyền hạn quan trọng là quyết định chính sách cơ bản về đối nội, phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế do chủ tịch nước ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của chủ tịch nước. Vị trí tối cao của Quốc hội còn được thể hiện ở sự trực thuộc của các cơ quan nhà nước khác đối với Quốc hội. Xét về nguồn gốc các cơ quan nhà nước ở trung ương đều trực tiếp hoặc gián tiếp do Quốc hội thành lập. Bộ máy nhà nước ta từ trung ương đến địa phương, từ các cơ quan quyền lực nhà nước đến các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm soát được tổ chức theo mô hình nào, nguyên tắc ra sao đều do Quốc hội xem xét, lựa chọn quyết định tại các kỳ họp của mình và được thể hiện trong Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội. Luật tổ chức Chính phủ Luật tổ chức toà án nhân dân, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân. Ngoài ra Quốc hội còn bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ: Chủ tịch nước, phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội... Quốc hội còn quyết định thành lập, bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Quốc hội còn có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Quốc hội còn quy định hàm cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân... Ngoài việc là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, cơ quan có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước thì Quốc hội còn có một quyền lực đặc biệt là thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước. Theo chức năng nhiệm vụ của mình, giám sát việc thực hiện hiến pháp và pháp luật do nhiều cơ quan nhà nước tiến hành như: Hội đồng nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân... Nhưng sự giám sát của Quốc hội là sự giám sát cao nhất. Quyền giám sát của Quốc hội nhằm đảm bảo cho các cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn đã đảm bảo cho các cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định, làm cho bộ máy nhà nước ta hoạt động nhịp nhàng, có hiệu lực, không chồng chéo, quan liêu, hách dịch, cửa quyền. Các cơ quan và cá nhân như: Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao...do Quốc hội bầu ra đều có trách nhiệm phải báo cáo công tác trước Quốc hội, chịu sự giám sát của Quốc hội và có thể bị thay đổi thành phần nhân sự khi có quyết định của Quốc hội. Trong mấy nhiệm kỳ gần đây hoạt động giám sát của Quốc hội đã có nhiều tiến bộ đáng kể. KẾT LUẬN Với vị trí và tính chất như vậy Quốc hội nước ta xứng đáng là cơ quan đại biểu của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đưa đất nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội xây dựng một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong đó tất cả quyền lực nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyền lực nhà nước có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hiến pháp, tư pháp. Thực hiện quản lý nhà nước bằng Hiến pháp và pháp luật, phát huy công bằng, dân chủ, đưa đất nước ngày càng lớn mạnh hội nhập hơn nữa với xu thế trong và ngoài khu vực. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Quốc hội Việt Nam - 60 năm hình thành và phát triển, NXB, CTQG, Hà Nội, 2006. - Thường trực về hoạt động giám sát của Quốc hội, NXB, Tư pháp, Hà Nội 2006. - Luật tổ chức Quốc Hội. - Luật về hoạt động giám sát của Quốc hội. - Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội, NXB CTQG, Hà Nội, 2004. - Thường thức về hoạt động giám sát của Quốc hội, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006. * Trang Website: chinhphu.vn MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK35- Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.doc
Luận văn liên quan