Có quan điểm cho rằng tư pháp quốc tế chỉ giải quyết vấn đề xung đột pháp luật. Hãy đưa ra ý kiến cá nhân về vấn đề này

Nếu như công pháp quốc tế điều chỉnh mọi lĩnh vực quan hệ pháp lý giữa các quốc gia với nhau thì lĩnh vực điều chỉnh của tư pháp quốc tế chính là các quan hệ pháp lý giữa công dân và pháp nhân phát sinh trong đời sống quốc tế. Các quan hệ đó là các quan hệ nhân thân và tài sản, mà chủ yếu là quan hệ tài sản. Đặc điểm của các quan hệ này là luôn luôn vượt ra khỏi “biên giới” của quốc gia, tức là nó luôn liên quan đến hai hay nhiều quốc gia. Bởi vậy mà có quan điểm cho rằng: “ Tư pháp quốc tế chỉ giải quyết vấn đề xung đột pháp luật”, tức là phạm vi đối tượng điều chỉnh hay nhiệm vụ của tư pháp quốc tế là giải quyết vấn đề xung đột pháp luật. Vậy có thật sự là tư pháp quốc tế chỉ giải quyết vấn đề xung đột pháp luật hay ko?

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4059 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Có quan điểm cho rằng tư pháp quốc tế chỉ giải quyết vấn đề xung đột pháp luật. Hãy đưa ra ý kiến cá nhân về vấn đề này, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập cá nhân tuần 1: Có quan điểm cho rằng” tư pháp quốc tế chỉ giải quyết vấn đề xung đột pháp luật”. Hãy đưa ra ý kiến cá nhân về vấn đề này Bài làm Nếu như công pháp quốc tế điều chỉnh mọi lĩnh vực quan hệ pháp lý giữa các quốc gia với nhau thì lĩnh vực điều chỉnh của tư pháp quốc tế chính là các quan hệ pháp lý giữa công dân và pháp nhân phát sinh trong đời sống quốc tế. Các quan hệ đó là các quan hệ nhân thân và tài sản, mà chủ yếu là quan hệ tài sản. Đặc điểm của các quan hệ này là luôn luôn vượt ra khỏi “biên giới” của quốc gia, tức là nó luôn liên quan đến hai hay nhiều quốc gia. Bởi vậy mà có quan điểm cho rằng: “ Tư pháp quốc tế chỉ giải quyết vấn đề xung đột pháp luật”, tức là phạm vi đối tượng điều chỉnh hay nhiệm vụ của tư pháp quốc tế là giải quyết vấn đề xung đột pháp luật. Vậy có thật sự là tư pháp quốc tế chỉ giải quyết vấn đề xung đột pháp luật hay ko? Muốn biết tư pháp quốc tế có phải chăng chỉ là giải quyết vấn đề xung đột pháp luật hay ko thì ta cần phải hiểu: tư pháp quốc tế là gì? xung đột pháp luật là gì? Và qua trọng nhất là phạm vi đối tượng điều chỉnh hay nhiệm vụ của tư pháp quốc tế là gì? Trước hết, tư pháp quốc tế là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. Có 2 phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế đó là: - Phương pháp thực chất: Là quy phạm trực tiếp điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế - Phương pháp xung đột: không trực tiếp giải quyết các quan hệ cụ thể mà chỉ xác định luật áp dụng để giải quyết quan hệ tư pháp quốc tế Thứ hai xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh. Xung đột pháp luật cũng có 2 phương pháp giải quyết, đó là: - Phương pháp xung đột: Tòa án đứng trước việc “chọn luật” được qui định bằng các qui phạm xung đột. Qui phạm xung đột là qui phạm ấn định luật pháp nước nào cần phải áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống thực tế - Phương pháp thực chất: được xây dựng trên cơ sở hệ thống các qui phạm thực chất, trực tiếp phân định quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia quan hệ. Bao gồm qui phạm thực chất thống nhất và qui phạm thực chất nội địa. Từ hai khái niệm trên ta rút ra được hai vấn đề: 1. Cả tư pháp quốc tế và xung đột pháp luật đều có điểm chung là dùng phương pháp xung đột và phương pháp thực chất để điều chỉnh và giải quyết vấn đề của mình. 2. Phạm vi đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế: là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài ở đây được hiểu: - Có người nước ngoài, pháp nhận nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài tham gia. - Khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài. - Sự kiện pháp lý là căn cứ thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài => 1 quan hệ dân sự có sự hiện diện của 1 trong 3 yếu tố trên thì nó là đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. 2. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Quan hệ dân dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài này có phải là quan hệ luôn luôn có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh nó hay không? Nếu câu trả lời là “có”, thì có thể khẳng định quan điểm “tư pháp quốc tế chỉ giải quyết vấn đề xung đột pháp luật” hoàn toàn đúng và em cũng sẽ hoàn toàn đồng tình với quan điểm trên. Tuy nhiên, không phải luôn luôn có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, hay nói cách khác, không phải luôn luôn chỉ có qui phạm xung đột điều chỉnh đối tượng của tư pháp quốc tế, bên cạnh qui phạm xung đột người ta còn sử dụng các quy phạm pháp luật thực chất để tác động trực tiếp lên quan hệ Tư pháp quốc tế. Khi quan hệ Tư pháp quốc tế xảy ra, nếu có sẵn quy phạm thực chất để áp dụng thì các bên chủ thể cũng như cơ quan có thẩm quyền (toà án, trọng tài…) căn cứ ngay vào đó để xác định vấn đề họ đang quan tâm (chẳng hạn: việc xác định các quyền và nghĩa vụ của chủ thể quan hệ, trách nhiệm pháp lý…) mà ko cần phải đặt ra vấn đề chọn luật của quốc gia nào áp dụng giải quyết quan hệ đó. Như vậy có thể khẳng định xung đột pháp luật là đặc thù của tư pháp quốc tế, tuy nhiên tư pháp quốc tế không chỉ giải quyết vấn đề xung đột pháp luật mà nó giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Có thể xem sơ đồ (trong vở ^^) Tư pháp quốc tế có vai trò rất quan trọng trong quá trình giao lưu quốc tế hiện nay. Một mặt nó củng cố và thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các thực thể khác trong đời sống sinh hoạt quốc tế trên cơ sở phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế; mặt khác Tư pháp quốc tế cũng xác định và bảo vệ lợi ích của các cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác tham gia vào các mối quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài. Vì vậy vấn đề hiểu như thế nào và xác định phạm vi đối tượng, nhiệm vụ của tư pháp quốc tế là một phần vô cùng quan trọng để có thể đưa ra nhận thức đúng đắn về tư pháp quốc tế, từ đó khẳng định vị thé của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân tuần 1- (8 điểm) Có quan điểm cho rằng tư pháp quốc tế chỉ giải quyết vấn đề xung đột pháp luật Hãy đưa ra ý kiến cá nhân về vấn đề nà.doc