Cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Trong các cơ sở đó cơ sở nao quyêt định bản chất cách mạng và khoa học của Tư tưởng Hồ Chí Minh? Tại sao?

TÓM TẮT: LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta, con người Việt Nam ta đang được sống dưới mái nhà bình yên, được độc lập tự do, từ đâu mà chúng ta có được điều đó đây? Đó chính là nhờ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh-vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta, Người đã vạch ra con đường cứu nước đúng đắn, Người không chỉ khai thông bế tắc trong đường lối giải phóng dân tộc, mà còn giải quyết đúng đắn, sáng tạo và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các vấn đề trọng yếu nhất của cách mạng nước ta. Chính đường lối cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Người đã tạo nên sức mạnh tổng hợp và phát huy tác dụng, đưa tới những thắng lợi rực rỡ của cách mạng nước ta NỘI DUNG I.Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh II.Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 1.Cơ sở khách quan 2. Cơ sở chủ quan III. Mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Cơ sở quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh KẾT LUẬN Tính khoa học và tính cách mạng sáng tạo của Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được lịch sử kiểm chứng. Trải qua những biến động của thời cuộc, Tư tưởng Hồ Chí Minh càng chứng tỏ giá trị và sức sống mãnh liệt của nó. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tinh hoa của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của Đảng ta và nhân dân ta. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân càng vững tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo.

doc15 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 63089 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Trong các cơ sở đó cơ sở nao quyêt định bản chất cách mạng và khoa học của Tư tưởng Hồ Chí Minh? Tại sao?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề 1: Cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong các cơ sở đó cơ sở nao quyêt định bản chất cách mạng và khoa học của Tư tưởng Hồ Chí Minh? Tại sao? LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta, con người Việt Nam ta đang được sống dưới mái nhà bình yên, được độc lập tự do, từ đâu mà chúng ta có được điều đó đây? Đó chính là nhờ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh-vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta, Người đã vạch ra con đường cứu nước đúng đắn, Người không chỉ khai thông bế tắc trong đường lối giải phóng dân tộc, mà còn giải quyết đúng đắn, sáng tạo và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các vấn đề trọng yếu nhất của cách mạng nước ta. Chính đường lối cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Người đã tạo nên sức mạnh tổng hợp và phát huy tác dụng, đưa tới những thắng lợi rực rỡ của cách mạng nước ta. Dưới ánh sáng Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ. Sau 25 năm đổi mới, nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thế và lực được nâng cao. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Chính vì thế toàn Đảng, toàn dân cần tiếp tục nghiên cứu và quán triệt sâu sắc, vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo Tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, nắm vững quy luật độc lập dân tộc gắn liền dựng nước và giữ nước, thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, tự chủ, hợp tác và phát triển, góp phần hình thành một trật tự thế giới mới công bằng và bình đẳng… Để có thể vận dụng đứng đắn Tư tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc đổi mới và phát triển này thì chúng ta cần phải hiêu rõ Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì và nguốn gốc cơ sở hình thành TTHCM như thế nào? NỘI DUNG I.Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh Trước khi đi vào tìm hiểu cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? “Tư tương Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghiã Mac-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết hợp tinh hoa của dân tộc, trí tuệ của thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.” Để đi đên được khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh đó thì chúng ta đã phải trải qua 1 quá trình nhận thức thật lâu dài và đã có hơn 60 định nghĩa về Tư tưởng Hồ Chí Minh bởi Hồ Chí Minh là một con người đa nhân cách và có những phẩm chất đáng quý không phải ai cũng có và hiểu được. Và không những thế để có được khái niêm tren thì chúng ta không thể bỏ qua cơ sở hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. II.Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 1.Cơ sở khách quan a.Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh a.1.Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động. + Thời kì này đất nươc ta đang rơi vào tinh trạng bất ổn về chính trị và giặc cỏ xâm lược - Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối ngoại, bảo thủ, phản động…không cho Việt Nam cơ hội tếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Không phát huy được thế mạnh của dân tộc và dất nước, chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. - Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam(1858), xã hội Việt Nam trở thành xã hội thực dân nửa phong kiến, xuất hiện 2 mâu thuẫn cơ bản: Toàn thể dân tộc Việt Nam >< Thực dân Pháp và tay sai phong kiến (mâu thuẫn dân tộc) Toàn dân Việt Nam(nông dân) >< Địa chủ phong kiến (mâu thuẫn giai cấp) - Nhiều phong trào yêu nước của nhân dân VN đã nổi dậy nhưng đều bị thất bại..như sự thất bại của ptrào Cần Vương theo hệ tư tưởng PK, p.trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục theo hệ tư tưởng TS đã giúp NAQ nhận rõ chỗ hạn chế của p.trào đó chưa biết tổ chức, chưa có tổ chức.   à Thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam a.2.Bối cảnh thời đại (quốc tế)   - CNTB trở thành CNĐQ, CNTB xác lập sự thống trị trên phạm vi thế giới. Lúc này không chỉ dừng lại ở sự áp bức g/c trong chính quốc mà đã mở rộng ra sự ap bức đối với các d.tộc khác. Vì thế cuộc đấu tranh g.phóng d.tộc không chỉ còn là hành động riêng lẻ nữa mà trở thành cuộc đấu tranh chung của d.tộc thuộc địa chống ĐQ.   - Cuộc đấu tranh giai phóng dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh g.phóng g/c .Cuộc đấu tranh g.phóng d.tộc trở thành cuộc đấu tranh g.phóng g/v VS trên TG.   - Sự thắng lợi của CMT 10 Nga, CNXH trở thành hiện thực trên TG, đánh dấu bước chuyển biến lớn chuyển biến lớn của thời đại. Thời đại quá độ lên CNXH và giúp HCM nhận ra một chân lý của thời đại " Chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các DT bị áp bức và những người LĐ trên TG khỏi ách nô lệ."   b. Những tiền đề tư tưởng - lý luận b.1.Giá trị truyền thống dân tộc - Trải qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã hun đúc và tạo lập cho dân ta một nền văn hóa phong phú, đa dạng và thống nhất bền vững với những giá trị truyền thống tốt đẹp, cao quý, trong đó chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là nấc thang cao nhất của văn hóa Việt Nam. - Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng là một trong những biểu hiện rõ nhất của phẩm chất cách mạng Việt Nam. - Chủ nghĩa yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng, nó ăn sâu bám rễ trong lòng dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Lòng yêu nước của mỗi con người Việt Nam tạo thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. - Môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá thay đổi theo lịch sử, cho nên chủ nghĩa yêu nước ở mỗi thời đại khác nhau cũng có nội dung khác nhau, nó được quy định bởi những điều hiện kinh tế - xã hội. Một dân tộc tràn đầy chủ nghĩa yêu nước là một dân tộc mạnh. Một dân tộc thiếu chủ nghĩa yêu nước là một dân tộc yếu. - Hồ Chí Minh nhận định chủ nghĩa yêu nước Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và nó cũng giữ nguyên giá trị trong thời kỳ xây dựng lại đất nước. Người nhận định, nhân dân lao động là những người yêu nước chân chính, những người biểu hiện lợi ích dân tộc thật sự. Vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là phải chuyển chủ nghĩa yêu nước từ thời chiến sang chủ nghĩa yêu nước thời bình. - Chủ nghĩa yêu nước thời bình được thể hiện bằng sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, dân giàu, nước mạnh, đạt nhiều thành tựu trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, về lối sống xã hội chủ nghĩa, những giá trị đạo đức và những ý tưởng mới. Nó phát sinh hằng ngày, hằng giờ trong mỗi con người chân chính, trong phong trào thi đua của những người lao động tiên tiến, trong cuộc đấu tranh cho sự công bằng và tiến bộ xã hội, cho sự tổ chức công việc một cách khoa học. Nó biểu hiện sự không khoan nhượng đối với những khuyết điểm, thiếu sót. - Hồ Chí Minh không phải là người Việt Nam đầu tiên yêu nước, nhưng công lao chính của Người là đã nâng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lên tầm cao mới khi những vấn đề mới của thời đại tác động vào dân tộc Việt Nam và những vấn đề mà dân tộc Việt Nam đòi hỏi. - Đây là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.Truyền thống này được thể hiện ngay trong cái tên khi Người ra đi tìm đường cứu nước :Nguyễn Tất Thành , tức là Người yêu nước - tuy nhiên không phải là tình yêu nước hẹp hòi và thiển cận, bằng chứng là Hồ Chí Minh là một trong những thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và lúc đó Người đã rất được quan tâm bởi bài phát biểu của mình về số phận các dân tộc thuộc địa. - Đó là truyền thống yêu nước kiên cường bất khuất, là tinh thần tương thân tương ái, long nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng đồng, là ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, là chí thông minh, tài sáng tạo trọng hiền tài, khiêm tôn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc. - Chính từ thực tiễn đó, Hồ Chí Minh đã đúc kết chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” - Đây là tài sản quý giá nhất trong hang trang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là cơ sở xuất phát , là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, là động lực giúp Người vượt qua mọi gian nan thử thách, hiểm nguy. àĐây là nguồn gốc, là một cơ sở quan trọng để hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh b.2.Tinh hoa văn hóa nhân loại - Văn hoá phương Đông:   +Với những hiểu biết uyên bác về Hán học, Hồ Chí Minh đã biết chắt lọc lấy những gì tinh túy nhất trong các học thuyết triết học, hoặc trong tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử,…… +Nho giáo: Người đã tiếp thu ngững mặt tích cực của Nho giáo, đó là các triết lý hành động , tư tưởng nhập thế, hàh đạo, giúp đời, đó là ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng, là triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính,đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học. Đồng thời , Người cũng phê phán những yếu tố duy tâm , lạc hậu , phản động như tư tưởng đẳng cấp,khinh lao động chân tay , nói chung là khinh thường thực nghiệp, danh lợi của đạo Nho.Người nhận rõ được vai trò của người phụ nữ Việt Nam cũng bình đẳng với bậc nam nhân và Người đã trao tặng cho phụ nữ Việt Nam 8 chữ vàng là “ anh hùng , bất khuất ,trung hậu , đảm đang” . Người dẫn lời của Lênin: “chỉ có những người cách mạn chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại” +Phật giáo:Người đã tiếp thu và ảnh hưởng một cách sâu sắc những vấn đề của phật giáo. Đó là lòng vị tha,từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn,thương người như thể thương thân,…là nếp sống có đạo dức trong sạch, giản dị chăm lo làm việc thiện, là tinh thần bình đẳng dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp, là việc đề cao lao động, chống lười biếng,.... Ngoài ra Người còn tiếp tục tìm hiểu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, vì thấy trong đó “những điều thích hợp với điều kiện của nước ta” đó là “dân tộc được độc lập, dân quyền được tự do, dân sinh được hạnh phúc.” Văn hóa Phương Tây: +Người trực tiếp đọc và tiếp thu các tư tưởng về tự do, bình đẳng qua các tác phẩm của các nhà khai sáng như Vonte(Voltaire), Rutsxoo(Rousso), Môngtétxkiơ(montésquieu),… +Người đã trải qua những năm buôn ba ở nước ngoài và từ đó người đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu và cả những đặc sắc của văn hóa Phương Tây. +Thời gian sống nơi đất khách quê người ấy, Người đã sống và làm việc hết mình vơi những gian khổ không thể kể xiết, nhưng Người lại cảm thấy đó chính là nhưng tháng ngày vui sương và hạnh phúc của Người vì Ngươi đã được sống và trải nghiệm môt cách tinh tê trong cuộc đời mình. Và hơn hết là từ đây Người đã tìm tòi ra con đường để đưa đất nước ta thoát khỏi ách nô lệ và đi tới độc lập dân chủ. +Ngoài ra Người còn tiếp thu các giá trị của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại cách mạng Pháp, các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập ở Mỹ năm 1976 àTrên hành trình cứu nước, Hồ Chí Minh đã tự biết làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, đông và tây, vừa tiếp thu, vừa gạn lọc để từ tầm cao tri thức nhân loại mà suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa đổi mới, vạn dụng và phát triển. b.3.Chủ nghĩa Mac-Lênin - Chủ nghĩa Mac-Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh - Bản lĩnh trí tuệ đó đã nâng cao khả năng tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo ở Người khi vận dụng những lý luận cách mạng của thời đại vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam - Trong bài Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mac-Lênin Người có viết: “Lúc bấy giờ tôi ủng hộ Cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên….Tôi kính yêu Leenin vì Leenin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình….Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các “ông bà” ấy-(hồi đó tôi gọi các đồng chí của tôi như thế) – đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Còn như Đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu”1 - Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin và trở thành người Cộng sản. Từ đó Người đã rút ra kết luận: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Đó là con đường cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc, thực hiện người cày có ruộng, sau đó tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản ở Việt Nam. Đó là đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại nhằm đi tới mục tiêu cao cả là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. - Quá trình tưởng chừng như đơn giản và tư nhiên đó, thực ra “là chặng đường chiến thắng biết bao khó khăn với sự lựa chọn vững chắc, tránh được những sai lầm tới ngõ cụt”2 - Tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là điểm xuất phát của Tư tưởng Hồ Chí Minh. Dưới ánh sáng Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin và tấm gương cách mạng Tháng Mười Nga, Người đã khẳng định: Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải thực hiện được sự liên minh chiến đấu giữa vô sản ở thuộc địa với vô sản ở chính quốc nhịp nhàng như hai cánh của một con chim. Cách mạng ở thuộc địa không chỉ trông chờ vào kết quả của cách mạng vô sản ở chính quốc mà phải tiến hành song song với cách mạng ở chính quốc, hơn nữa nó cần phải chủ động và có thể giành thắng lợi trước, và bằng thắng lợi của mình nó có thể đóng góp vào sự nghiệp giải phóng anh em vô sản ở phương Tây. - Đó là một luận điểm sáng tạo mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến vào sự phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Người cũng đã cùng với Đảng đề ra và giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề về chiến lược và sách lược, dẫn đến thắng lợi lịch sử của cách mạng Tháng Tám. -Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc gắn bó thống nhất với tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội. Người khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn. 2. Cơ sở chủ quan a.Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh sau những năm buôn ba học hỏi trên con đương tìm đường cứu nươc ở xứ người đã có đươc những nhận thức sâu sắc về giải phong dân tộc về độc lập tự do. Điều đó được thể hiện qua những luận điểm sau: - Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, phải theo học thuyết của Mác, một học thuyết cách mạng nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, đem lại cho mọi người, không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc quyền tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no, việc làm, niềm vui, hòa bình và hạnh phúc. - Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa có quan hệ mật thiết với cách mạng vô sản ở "chính quốc" song không phụ thuộc cách mạng "chính quốc", mà nó có khả năng giành thắng lợi trước bằng sức mạnh và trí tuệ của dân tộc. - Cách mạng giải phóng là lâu dài, gian khổ, trước hết là phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành quyền độc lập, tự do; thực hiện cách mạng dân chủ nhân dân, tạo tiền đề để quá độ lên giải phóng xã hội, giải phóng con người. Tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người; mọi nước đều độc lập, dân tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, mọi xã hội thông thái và đạo đức. - Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc phải do Ðảng lãnh đạo và tổ chức chặt chẽ để đấu tranh giành quyền độc lập tự do, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân để quản lý xã hội và phát triển đất nước. - Cách mạng giải phóng dân tộc phải do chính đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc, được vũ trang bằng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, có đường lối chính trị đúng đắn và tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ đảng viên tiên phong, gương mẫu, trung thành với lợi ích của giai cấp và dân tộc... Nhiều nhà nghiên cứu và chính khách trên thế giới đã đánh giá tầm vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh, nhãn quan sáng suốt nhìn xa thấy rộng của Người bắt nguồn từ nhận thức sâu sắc về những lực lượng thúc đẩy sự biến đổi có tính chất bùng nổ nhất của lịch sử ở những bước ngoặt có tính chất cách mạng nhất. Ðồng chí Gớt Hôn - Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản Mỹ viết: "Hồ Chí Minh là con người cần thiết xuất hiện đúng lúc, đúng yêu cầu của lịch sử, với những tư tưởng và ý kiến đúng. Chính vậy mà đồng chí đã làm ra lịch sử".  b. Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn Là con người luôn sống vì Đảng vì dân chủ tịch Hồ Chí Minh luôn mang trong mình nhửng phẩm chất đạo đức tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam ta và của cả nhân loại - Phẩm chất tài năng đó được thể hiện trước hết ở tư duy độc lập , tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường , sang suốt trong nhận xét , đánh giá các sự vật và sự việc chung . - Phẩm chất , tài năng đó cũng được biểu hiện ở bản lĩnh kiên định, luôn tin vào dân; khiêm tốn , bình dị, ham học hỏi; nhạy bén với cái mới, có phương pháp biện chứng , có đầu óc thực tiễn . - Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh còn biểu hiện ở sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, là tâm hồn của một nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trí tim yêu nước thương dân, sẵn sang chịu đựng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của đồng bào . Người luôn nhắc nhở và thúc đẩy nhân dân ta : - Về ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên : là cán bộ phụ trách nhận hồ sơ một cửa, hang ngày luôn tiếp xúc và giải quyết công việc cho nhân dân, tôi luôn luôn gương mẫu rèn luyện phẩm chất tư cách của một đảng viên, làm tròn nhiệm vụ được Đảng và chính quyền giao phó. Sống cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hoà nhã than ái với đồng nghiệp, hết long vì nhân dân phục vụ. Tự rèn luyện trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong của một đảng viên. Khôgn ngừng học tập nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. - Về ý thức trách nhiệm tâm huyết với công việc : + Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sang tạo, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; Biết quý trọng công sức lao động và tài sản tập thể, của nhân dân; Không xa hoa, lãng phí , không phô trương hình thức. + Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng; Thẳng thắn, trung thực bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; Chân thành, khiêm tốn, không chạy theo chủ nghĩa thaàn tích, không bao che, giấu khuyết điểm….. + Kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, nói không đi đôi với làm, noó nhiều làm ít. + Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết trong Đảng, trong cơ quan. Về ý thức tổ chức, kỷ luật, thực hiện tự phê bình và phê bình + Bản than tôi tự luôn đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, không kéo bè kéo cánh để làm rối loạn kỷ cương. + Luôn có ý thức coi trọng tự phê bình và phê bình. Luôn phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân. Luôn động viên những người than trong gia đình giữ gìn đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hoá. à Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hòa của những điều kiện khách quan, của truyền thống văn hóa dân ộc và tinh hoa văn hóa nhân loại . Cùng với thực tiễn dân tộc và thời đại Hồ Chí Minh tổng kết, chyển hóa sắc sảo, tinh tế với một phương pháp khoa học, biện chúng, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại III. Mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Cơ sở quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận tương ứng vơi nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Hồ Chí Minh dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau: "Lý luận đi đôi với thực tiễn", "Lý luận kết hợp với thực hành", "Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau”, "Lý luận phải liên hệ với thực tế (Hồ Chí Minh, 1995, tập 9, tr. 292). Dù nói "đi đôi", "gắn liền", "kết hợp” nhưng điều cốt lõi nhất mà Người muốn nhấn mạnh là: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông" (Hồ Chí Minh, 1995, tập 8, tr. 496). Chính vì thế mà mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất với nhau. Không thể thiếu một trong 2 nhân tố trong cơ sở hinh thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng nhân tố quan trong quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nhân tố khách quan(cơ sở lý luận). Vì sao nhân tố khách quan lại quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh? *Vì tư tưởng và bản chất con người Hồ Chí Minh là sự ảnh hưởng của Người trong giá trị truyền thống dân tộc và sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại - Dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đặc trưng tiêu biểu, khí phách và tâm hồn dân tộc được thể hiện rõ nhất qua bản sắc văn hóa dân tộc. Dân tộc, quốc gia nào nếu không biết kế thừa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giảm di sản văn hóa dân tộc mình thì chắc chắn sẽ bị tụt hậu, bởi văn hóa không chỉ là mục tiêu, mà còn là động lực của sự phát triển xã hội. Nhưng tiếp thu nền văn hóa tiên tiến, mang tính thời đại phải trên cơ sở kế thừa, bảo tồn và khai thác truyền thống đạo đức, tập quán, lòng tự hào dân tộc. Nền văn hóa dân tộc là nguồn vốn quý báu, thiêng liêng của một dân tộc. - Hồ Chí Minh, nhà văn hóa kiệt xuất - danh nhân văn hóa thế giới, Người đã cống hiến trọn đời mình cho nhân dân Việt Nam và cho nhân loại, là điểm hội tụ những giá trị cao đẹp nhất trong lịch sử hàng ngàn năm văn hiến - văn minh của dân tộc Việt Nam; là biểu tượng cao đẹp nhất của văn hóa Việt Nam trong thời đại mới, là điển hình của sự kết hợp hài hòa giữa đạo lý của dân tộc với tinh hoa của nhiều dòng văn hóa Đông - Tây. Đã nhận thức rất rõ mối quan hệ giữa dân tộc và bản sắc dân tộc. Người chỉ rõ: ''mỗi dân tộc phải chăm lo đặc tính của mình trong nghệ thuật'', phải ''chú ý phát huy cốt cách dân tộc''. Và Người nhắc nhở cần phải tránh 2 thái độ: tiếp thu một cách máy móc hoặc phủ định hoàn toàn ''vốn cũ, Hơn ai hết, Hồ Chí Minh là người luôn gạn đục khơi trong trong tiếp thu truyền thống văn hóa, trong xây dựng thuần phong mỹ tục của dân tộc. - Người hiểu rất rõ ở Việt Nam đình, chùa, miếu mạo thường thờ phụng các bậc hiền nhân, anh hùng dân tộc có công với dân với nước và nơi đó đã trở thành vùng đất thiêng liêng, tôn nghiêm trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Đồng thời đó cũng là những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, là điểm tựa tinh thần lâu bền không gì thay thế được ở các làng quê Việt Nam. - Ngay từ năm l945, dù bề bộn với việc chống thù trong giặc ngoài, xây dựng chính quyền non trẻ, Người cũng đã nhanh chóng ban hành sắc lệnh về việc ''Bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam''; rồi chỉ đạo khôi phục ''vốn cũ''. Tuy nhiên trong khôi phục vốn cũ Người căn dặn kỹ lưỡng: ''nói là khôi phục ''vốn cũ'', thì nên khơi phục cái gì tốt, còn cái gì không tốt thì phải loại dần ra'', ''cần xây dựng và phát triển thuần phong mĩ tục'', chống ''đồng bóng, rước xách thần thánh''. - Với Hồ Chí Minh, việc bảo vệ, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là rất cần thiết, là việc phải làm, nên làm, nhưng quan trọng hơn lại là việc biết vận dụng và phát triển những bản sắc ấy vào cuộc sống. Đó chính là cách tốt nhất để bảo vệ và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Ở Hồ Chí Minh luôn có sự gắn bó chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại. Theo Người, mọi hiện đại, tiên tiến đều bắt nguồn từ truyền thống tết đẹp. Từ tầm nhìn của một nhà văn hóa lớn. Người luôn nhắc nhở mọi người, nhất là cán bộ, đảng viên phải biết quý trọng vốn cổ dân tộc, ''dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam''. - Văn hóa phương Đông là tiền đề trong cơ sở thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh . + Hồ Chí Minh học được từ Nho giáo cách làm người với triết lý hành đạo, giúp người, tu thân dưỡng tính,đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học + Người học từ Phật giáo tư tưởng vị tha từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân , là nếp sống đạo đức , trong sạch, giản dị, chăm lo làm việc thiện, là tinh thần bình đẳng, dân chủ, chống phân biệt đẳng cấp; là việc đề cao lao động, chống lười biếng, “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”, là chủ trương sống không xa lánh việc đời mà gắn bó với dân, với nước, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kể thù dân tộc . - Văn hóa phương Tây là tiền đề lý luận cho chủ nghĩa Mác – Lênin . + Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở khách quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. + Là ngọn đèn soi lối trên con đường giải phóng dân tộc àChính những điều đó đã đưa Hồ Chí Minh trở thành con người của thời đại, là vị lanh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Và còn đưa Tư tưởng Hồ Chi Minh trở thành một tác phẩm đồ sộ của văn học Việt Nam và của cả thế giới. KẾT LUẬN Tính khoa học và tính cách mạng sáng tạo của Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được lịch sử kiểm chứng. Trải qua những biến động của thời cuộc, Tư tưởng Hồ Chí Minh càng chứng tỏ giá trị và sức sống mãnh liệt của nó. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tinh hoa của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của Đảng ta và nhân dân ta. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân càng vững tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo. Ngày nay, khi sự nghiệp đổi mới ở nước ta ngày càng đi vào chiều sâu, những biến chuyển trên thế giới ngày càng lớn, những vấn đề mới đặt ra trong đời sống xã hội ngày càng nhiều, đòi hỏi phải làm sáng tỏ, thì việc nghiên cứu, học tập, bảo vệ, vận dụng và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tế cuộc sống, trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong công tác chính trị, tư tưởng, lý luận của toàn Đảng, toàn dân ta… Và chúng ta những con người sẽ làm chủ tương lai của đất nước hãy ghi nhớ và học tập câu nói sau của Bác: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi Nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho Nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi Nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích Nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?”1 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A. LỜI MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG 1 I.KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 2 II.CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 2 1.Cơ sở khách quan a.Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 2 a.1.Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 2 a.2.Bối cảnh thời đại (quốc tế)   2 b. Những tiền đề tư tưởng - lý luận 3 b.1.Giá trị truyền thống dân tộc 3 b.2.Tinh hoa văn hóa nhân loại 5 b.3.Chủ nghĩa Mac-Lênin 6 2. Cơ sở chủ quan 8 a.Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh 8 b. Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn 9 III. Mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Cơ sở quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh 10 C. KẾT LUẬN 12 SÁCH THAM KHẢO 1.Giaó trình tư tưởng Hồ Chí Minh của NXB Chính trị Quốc Gia 2.Hồ Chí Minh toàn tập (12tập hoặc đĩa CD), NXB Chính trị Quốc gia,Hà Nội, 2000 3.Website : www CPV.ORG.VN 4.Hội đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các môn khoa học Chủ nghĩa Mac-Leenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB chính trị Quốc gia, 2003

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh Trong các cơ sở đó cơ sở nao quyêt định bản chất cách mạng và khoa học của Tư tưởng Hồ Chí Minh Tại sao.doc
Luận văn liên quan