Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng
MỤC LỤC
Trang
A Lời mở đầu 1
B Nội dung chính .1-10
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận 1-7
quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng.
II. Một số kiến nghị về quyền có tài sản riêng của vợ, chồng . 7-9
trong bộ luật hôn nhân và gia đình năm 2000
C. Kết luận 10
Đặt vấn đề :
Quan hệ giữa vợ và chồng là chế định quan trọng trong luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được qui định tại chương 3 của Luật. Các qui đinh của chương này đã cụ thể hóa quy định của hiến pháp và bộ luật dân sự về hôn nhân và gia đình, kế thừa và phát triển những nguyên tắc cơ bản, các qui định còn phù hợp của luật hôn nhân gia đình năm 1986, hủy bỏ những qui định không phù hợp và bổ sung thêm một số qui định nhằm điều chỉnh những vấn đề mới đang đặt ra trong quan hệ hôn nhân và gia đình trong tình hình phát triển về kinh tế - xã hội của nước ta.
Việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của vợ chồng trong luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã kế thừa và phát triển các quy định về tài sản riêng của vợ chồng trong luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và qui định chế độ sở hữu đối với tài sản riêng của vợ, chồng cụ thể hơn, tạo được cơ sở pháp lý thống nhất trong thực tế áp dụng.
Nội dung :
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã khẳng định rõ vợ chồng có quyền có tài sản riêng và xác định rõ nguồn gốc phát sinh tài sản riêng được qui định tại điều 32 luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 :
1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.
2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.
Trong điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, vợ chồng với tư cách là công dân, những tài sản do vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân, xét về bản chất kinh tế và pháp lý thì những tài sản đó thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Và theo qui định tại điều 58 Hiến pháp năm 1992 : “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và Điều 18. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân. “ Vì vậy mà quy định vợ chồng có tài sản riêng là phù hợp với chế định về quyền sở hữu riêng về tài sản của công dân được Hiến pháp thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt của công dân. Trước đây, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 không qui định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Vì vậy, tất cả những tài sản mà vợ chồng có trước và trong thời kì hôn nhân đều
10 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3595 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
A Lời mở đầu ................................................................................ 1
B Nội dung chính...........................................................................1-10
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận ………………… 1-7
quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng.
II. Một số kiến nghị về quyền có tài sản riêng của vợ, chồng……. 7-9
trong bộ luật hôn nhân và gia đình năm 2000
C. Kết luận........................................................................................ 10
Đặt vấn đề :
Quan hệ giữa vợ và chồng là chế định quan trọng trong luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được qui định tại chương 3 của Luật. Các qui đinh của chương này đã cụ thể hóa quy định của hiến pháp và bộ luật dân sự về hôn nhân và gia đình, kế thừa và phát triển những nguyên tắc cơ bản, các qui định còn phù hợp của luật hôn nhân gia đình năm 1986, hủy bỏ những qui định không phù hợp và bổ sung thêm một số qui định nhằm điều chỉnh những vấn đề mới đang đặt ra trong quan hệ hôn nhân và gia đình trong tình hình phát triển về kinh tế - xã hội của nước ta.
Việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của vợ chồng trong luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã kế thừa và phát triển các quy định về tài sản riêng của vợ chồng trong luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và qui định chế độ sở hữu đối với tài sản riêng của vợ, chồng cụ thể hơn, tạo được cơ sở pháp lý thống nhất trong thực tế áp dụng.
Nội dung :
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã khẳng định rõ vợ chồng có quyền có tài sản riêng và xác định rõ nguồn gốc phát sinh tài sản riêng được qui định tại điều 32 luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 :
1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.
2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.
Trong điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, vợ chồng với tư cách là công dân, những tài sản do vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân, xét về bản chất kinh tế và pháp lý thì những tài sản đó thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Và theo qui định tại điều 58 Hiến pháp năm 1992 : “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và Điều 18. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân. “ Vì vậy mà quy định vợ chồng có tài sản riêng là phù hợp với chế định về quyền sở hữu riêng về tài sản của công dân được Hiến pháp thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt của công dân. Trước đây, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 không qui định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Vì vậy, tất cả những tài sản mà vợ chồng có trước và trong thời kì hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng. Điều này làm hạn chế việc vợ chồng tham gia vào các quan hệ xã hội khác và không phù hợp với quyền tự định đoạt về tài sản của công dân được hiến pháp thừa nhận. Mặt khác, việc thực hiện và áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 ghi nhận quyền sở hữu riêng của vợ, chồng ở nước ta sau hơn 10 năm đã tạo được trong nhân dân sự nhận thức và ý thức tôn trọng tài sản riêng của vợ chồng. Vì vậy, khoản 1 điều 32 luật hôn nhân gia đình năm 2000 đã ghi nhân với tính chất chắc chắn, khẳng địn: vợ chồng có quyền có tài sản riêng.
Điều 57 hiến pháp qui định mọi người có quyền tự do kinh doanh theo qui định của pháp luật. Điều 33 luật Hôn nhân và gia đình cũng qui định : vợ chồng có quyền kinh doanh riêng, do đó có quyền yêu cầu tòa án hoặc tự thỏa thuận với nhau chia tài sản chung để lấy tài sản riêng đó thực hiện công việc kinh doanh của mình. Khi kinh doanh thua lỗ, dẫn đến phá sản doanh nghiệp, người vợ hoặc chồng phải lấy tài sản riêng của mình để chịu trách nhiệm về tài sản. Chỉ khi nào tài sản riêng không đủ thì mới lấy phần tài sản của người đó trong tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ của mình. Như vậy quyền lợi của mỗi bên vợ, chồng cũng như mọi người trong xã hội đều được đảm bảo.
Việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng còn nhằm đảm bảo cho vợ, chồng có thể thực hiện các nghĩa vụ về tài sản một cách độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của bên kia. Tại khoản 3 điều 33 qui định : Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. Điều này đảm bảo cho vợ, chồng thực hiện nghĩa vụ một cách độc lập, bảo vệ quyền lợi của người thứ 3 là người có quyền.
Việc qui định vợ, chồng có tài sản riêng không làm ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình và tới tính chất của quan hệ hôn nhân vì tại điều 32 ngoài qui định vợ, chồng có tài sản riêng còn có thêm qui định : “ Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung”. Điều này đảm bảo quyền tự định đoạt của vợ chồng đối với tài sản, tạo môi trường pháp lý đảm bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ, chồng. Đồng thời bảo đảm sự tự do của vợ, chông khi tham gia các giao dịch dân sự ngoài xã hội, cung như xác định rõ khả năng thanh toán của mỗi người. Trong thực tế, khi vợ chồng chung sống hòa thuận, hạnh phúc thì họ có thể thỏa thuận để người có tài riêng nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng mà không có sự phân biệt “ Của anh của tôi “. Việc vợ, chồng nhập tài sản là nhà ở , quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản, có chữ kí của vợ chồng. Đây là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp về tài sản chung tài sản riêng. Một khi vợ chồng đã có văn bản thỏa thuận nhập khối tài sản riêng vào tài sản chung thì đó là tài sản chung, kể cả khi có tranh chấp xảy ra. Việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung nhằm tránh thực hiện nghĩa vụ như đóng thuế , nuôi dưỡng, trả nợ ….thì sẽ bị vô hiệu tức là thảo thuận của vợ, chồng trong trường hợp này sẽ không có giá trị pháp lý.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ghi nhận quyền có tài sản riêng của vợ chồng, đồng thời Luật cũng qui định cụ thể với căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản riêng của mình …( Điều 32, 33 ):
+ “Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có từ trước khi kết hôn “. Với tư cách là công dân vợ, chồng là chủ sở hữu của những tài sản mà mình có được trước khi kết hôn, những tài sản riêng và quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng đó được pháp luật thừa nhận và bảo hộ ( điều 58 hiến pháp ). Tài sản mà vợ, chồng có được trước khi kết hôn có thể do chính công sức của vợ, chồng tạo ra theo tính chất nghề nghiệp, cũng có thể tài sản đó có được do người khác chuyển dịch quyền sở hữu của mình cho vợ hoặc chồng thông qua các giao dịch dân sự. Vì thế trước khi kết hôn, với tư cách là cá nhân theo quy định của pháp luật dân sự thì dựa trên qui định tại điều 233 đến điều 245 bộ Luật dân sự năm 2005 thì vợ, chồng có thể xác lập quyền sở hữu của mình đối với những tài sản đó. Qui định này là một quy định được pháp luật về hôn nhân và gia đình của nhiều nước ghi nhận ( Pháp, Thái Lan, Nhật Bản …) , ngoài ra nó còn nhằm bảo vệ quyền sở hữu cá nhân của vợ, chồng, là căn cứ pháp lý vững chắc đảm bảo khối tài sản riêng của vợ, chồng khi có tranh chấp vè tài sản giữa vợ, chồng trong thực tế.
+ “ Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản của vợ, chồng được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân “. Bởi lẽ ý chí của chủ thể chỉ tặng cho riêng hoặc để lại di chúc trước khi chết chỉ cho vợ hoặc chồng được hưởng di sản của hộ chứ không phải cho chung hai vợ chồng. Những tài sản này không phải là do vợ, chồng “tạo ra” trong thời kỳ hôn nhân, theo công sức, theo thu nhập của vợ chồng nên không thể tính là tài sản chung của vợ chồng.
+ “ Tài sản chung của vợ chồng gồm đồ dùng tư trang cá nhân “ . Qui định này nhằm đảm bảo quyền tự do cá nhân và cuộc sống riêng tư vợ chồng và cần thiết , phù hợp với thực tế cuộc sống. Bởi vì mọi cá nhân cũng như vợ chồng trong đời sống hằng ngày và công việc theo tính chất nghề nghiệp đều cần đến những đồ dùng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cá nhân hoặc nghề nghiệp , học tập …. Trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, nhu cầu cuộc sống sinh hoạt của công dân ngày càng cao, những tài sản là đồ tư trang cá nhân của mỗi người là rất phong phú và có giá trị. Tuy nhiên kể từ khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực thì chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng và thi hành luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thích và áp dụng qui định này. Bởi vì có những trường hợp những đồ dùng tư trang cá nhân thực sự cần thiết cho công việc, nhu cầu sinh hoạt của vợ, chồng có giá trị nhỏ so với khối tài sản chung như giày, dép, …. Tuy nhiên có những đồ dùng tư trang cá nhân lại có giá trị lớn so với khối tài sản chung của vợ chồng như chiếc nhẫn kim cương đang đeo của vợ hoặc chồng.
+ “Tài sản chung vợ chồng gồm những tài sản mà vợ, chồng được chia khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân “ Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP đã ghi nhận : Sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản mà vợ, chồng đã được chia, hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng sau khi đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, đều thuộc tài sản chung của vợ, chồng. Vì vậy, tài sản riêng của vợ chồng còn bao gồm những tài sản vợ chồng được chia khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
+ “ Tài sản riêng của vợ chồng còn bao gồm những tài sản mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản riêng của một bên “ Điều này nhằm tạo thuận lợi khi chia tài sản giữa vợ chồng, cũng như đảm bảo quyền tự định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của vợ chồng, pháp luật qui định trên nguyên tắc việc chia khi ly hôn ( hoặc trong thời kỳ hôn nhân) sẽ do vợ chồng tự thỏa thuận với nhau nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Cho nên vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về một tài sản cụ thể nào đó là tài sản riêng của một bên để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi hành án sau này, bên có tài sản riêng có quyền lấy lại tài sản đó vì vợ chồng đã thỏa thuận tài sản đó thuộc quyền sở hữu của bên đó.
II. Một số kiến nghị về quyền có tài sản riêng của vợ, chồng trong bộ luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã qui định cụ thể và rõ ràng hơn so với Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 về quyền có tài sản riêng của vợ, chồng. Tuy nhiên vẫn có một số điều chưa hợp lý và khó áp dụng trong thực tế, vì vậy cần phải bổ sung và làm rõ một số vấn đề sau :
- Đối với căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng còn bao gồm những tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng của một bên, trừ trường hợp thỏa thuận đó nhằm chốn tránh một nghĩa vụ của vợ hoặc chồng đối với người khác hoặc nhằm tẩu tán tài sản.
- Luật cần qui định cụ thể nguồn gốc tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân bao gồm những gì thuộc tài sản riêng của vợ, chồng. Khi có tranh chấp về loại tài sản này, theo từng trường hợp cụ thể mà xem xét đồ dùng, tư trang cá nhân có nguồn gốc và giá trị như thế nào so với khối tài sản chung và thu nhập của vợ chồng để xác định chính xác và hợp lý đó là tài sản riêng của vợ chồng. Đối với những nữ trang mà cha, mẹ cho con trong ngày cưới thì xác định theo nguyên tắc : Nếu bố mẹ tuyên bố cho chung thì là tài sản chung, nếu tuyên bố cho riêng thì đó là tài sản riêng. Nếu vợ chồng có tranh chấp thì chia cho người đang sử dụng số nữ trang đó. Qui định này là cần thiết và bảo đảm được tính nhất quán khi Tòa án giải quyết các tranh chấp về nữ trang.
- Đối với những hoa lợi, lợi tức của vợ chồng phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, theo qui định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 các tài sản này có nguồn gốc khác nhau khi xác định là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng. Về nguyên tắc các hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kì hôn nhân được tính là tài sản chung của vợ chồng. Vì vậy mà Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 của ta cần phải cụ thể hóa về điều này.
- Đối với trường hợp chia tài sản chung của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân, thì sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản của vợ chồng được chia từ tài sản chung, kể cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất của mỗi bên là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hơp có thỏa thuận của là đấy là tài sản chung của vợ, chồng. Cần phải khẳng định rằng những qui định này không phải là gián tiếp chấp nhận chế định ly thân và chế độ biệt sản trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Điều này không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
Kết luận :
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã ghi nhận về quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng. Đây là chế độ tài sản mà pháp luật đã qui định, vợ chồng không thể tự thỏa thuận để làm thay đổi chế độ tài sản của họ. Trong điều kiện phát triển kinh tế và xã hội hiện nay, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng là hợp lý trên cả lý luận và thực tiễn, tạo được cơ sở pháp lý thống nhất trong thực tế áp dụng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng.doc